Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 69

-Mọi người đều mù quáng đi trên con đường đời của mình! Vì đố ai thấy chính xác con đường ấy!
-Đến chặng cuối đường đời, hình dáng nó mới hiện lên rõ nét với những nỗi niềm hối tiếc khó nói được thành lời!
 -Và đời ta, ta không thể đánh giá đúng được mà phải để đời sau đánh giá!
- Hiền-ác là hai giá trị tùy thuộc vào nhận thức nên rất dễ chuyển hóa thành nhau. Tuy nhiên chân lý tuyệt đối chỉ có một!
-Cuộc sống chân-thiện-mỹ có vẻ như bản năng (!?), không thể bắt chước được! 

------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Đời tư đầy thăng trầm của ông chủ Bảo Long

Từng vượt biên, vào tù, bị lừa gạt, phản bội và có tới 4 người vợ, cuộc đời của ông Nguyễn Hữu Khai là một bộ phim.
Trước khi vướng vào nghi án lợi dụng uy tín cá nhân để chiếm đoạt tài sản, ông Nguyễn Hữu Khai luôn được gắn với hình ảnh con người vượt khó, lập nghiệp từ hai bàn tay trắng. Thậm chí, ông còn trở thành nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết "Nợ đời" dài 600 trang, sau đó được dựng thành phim truyền hình "Đường đời", gây tiếng vang lớn khi đoạt giải vàng trong Liên hoan phim truyền hình Việt Nam năm 2005.
Ông Nguyễn Hữu Khai (giữa) được di lý đến sân bay Nội Bài vào trưa 16/6. Ảnh: CAND
Ông Nguyễn Hữu Khai (giữa) được di lý đến sân bay Nội Bài vào trưa 16/6. Ảnh: CAND
Từ phạm nhân đến ông chủ nổi tiếng
Ông Nguyễn Hữu Khai sinh năm 1952 trong một gia đình nghèo khó ở Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây (cũ). Tham gia quân đội khi còn trẻ, xuất ngũ trở về, theo ước nguyện của gia đình, ông trở thành sinh viên của trường Đại học Kiến trúc.
Đang học đại học dở dang thì em gái ông Khai mắc bệnh, mắt bị kéo màng rồi mù lòa, thương em, ông Khai bỏ dở việc học hành, lặn lội sang Trung Quốc tìm thầy học chữa bệnh cho em. Ông được một bà chủ hiệu thuốc nâng đỡ và học được nghề chữa bệnh bằng các phương thuốc Đông y. Trong những năm lang bạt xứ người theo học nghề thuốc, Nguyễn Hữu Khai còn được người thầy Trung Quốc tin tưởng truyền dạy lại những ngón võ gia truyền.
Hồi đó, tội vượt biên trái phép được xem như phản quốc nên đến năm 1979, khi chiến tranh biên giới xảy ra, trên đường trở về Việt Nam, Nguyễn Hữu Khai đã bị công an bắt vì tưởng ông cũng cùng đoàn với những người giả mạo giấy tờ để vượt biên trái phép.
Ông bị bắt, bị phạt tù 3 năm và đã bị giam khắp các nhà giam từ Lạng Sơn đến Hà Bắc rồi về Hỏa Lò. Phải đến năm 1982, Nguyễn Hữu Khai mới trở về nhà, trong tình trạng sức khỏe suy kiệt. Ra tù ông về quê và bắt đầu công việc chữa bệnh bằng các bài thuốc đã học được trong thời gian ở Trung Quốc. Không thể trụ lại lâu vì nợ nần quá nhiều và vì hành nghề y mà không có giấy phép, ông tìm đường vào vùng kinh tế mới Lâm Đồng, Sông Bé tiếp tục sống bằng nghề bốc thuốc.
Sau hai năm ở vùng kinh tế mới, ông lại ngược vào TP HCM để hành nghề xem mạch, kê đơn, bốc thuốc. Tại quận 1 (TP HCM), ông Nguyễn Hữu Khai được CLB Đông y tạo điều kiện cho hành nghề ở trạm y tế phường. Chưa đầy một năm, ông Khai lại chuyển sang quận 5 và năm 1987 thì mở lớp dạy y học cổ truyền cho các học viên đến từ Tây Ninh, Tiền Giang, Sông Bé, Cần Thơ…
Những năm 90 của thế kỷ trước, khi các cơ quan Nhà nước được khuyến khích tham gia sản xuất, làm kinh tế, Công an TP HCM cũng có ý định mở một xưởng sản xuất sản phẩm Đông Nam dược và đã mở rộng vòng tay, đón một người từng tù tội như ông Khai về và cho ông có cơ hội xây dựng sự nghiệp từ một cơ sở sản xuất thuốc y học cổ truyền.
88137
Nhà văn Hoàng Dự và ông Nguyễn Hữu Khai nói về bộ phim "Đường đời" miêu tả cuộc đời của ông Khai.
Ngày 1/6/1990, Xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long được thành lập tại số 4 đường Nguyễn Cảnh Chân TP HCM. Năm 1993, khi Nhà nước có chủ trương hạn chế lực lượng vũ trang làm kinh tế, nên Công an TP HCM quyết định không tiếp tục duy trì xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long và ông Khai tận dụng cơ hội này lập nên Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long. Sau đó, ông chuyển công ty ra địa chỉ ở Ấp 3, xã thới Thượng, huyện Hóc Môn. Đây vốn là vườn hoa quả của bà Nguyễn Thị Gạt, em gái ông Khai.
Cũng từ cơ ngơi riêng mà ông Khai đã mở ra nhiều chi nhánh ra các tỉnh phía Bắc và ông không quên vươn về quê hương bản quán là vùng Xứ Đoài. Tính đến trước thời điểm thương vụ Bảo Sơn – Bảo Long diễn ra, Công ty Đông Nam dược Bảo Long đã có cơ sở làm việc ổn định tại thôn Trại Hồ, xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội và một cơ sở ở Ấp 3, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP HCM. Bảo Long cũng đã có gần 300 sản phẩm thuốc chữa bệnh và mỹ phẩm làm bằng thảo dược được phép lưu hành trên thị trường cả nước.
Năm 2005, Bảo Long thành lập Bệnh viện Đa khoa Bảo Long, tuyển mộ đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, vào làm việc. Bệnh viện Bảo Long là mô hình mới của sự kết hợp giữa y học cổ truyền với y học hiện đại, chữa trị hiệu quả các chứng bệnh nan y.
Năm 2007, Bảo Long xây dựng trường phổ thông võ thuật với quy mô đa cấp (tiểu học, phổ thông cơ sở, trung học phổ thông) và sau đó thành lập trường Trung cấp Y dược.
Từ một công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long nhỏ bé ban đầu, ông Khai đã phát triển thành một tập đoàn Y dược Bảo Long lớn mạnh được cả trong và ngoài nước biết đến, với hơn 1000 nhân viên, sản phẩm của công ty đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới.
Ông Lê Quốc Hồ (còn được biết đến với cái tên "Sư" Hồ), người khoe có 8 triệu USD vào năm 2005, từng thuyết giảng tại doanh nghiệp này. Trong một lần thuyết giảng khá "hoành tráng" tại trụ sở của Tập đoàn Bảo Long ở Sơn Tây về tiềm năng kinh tế và khả năng chữa bệnh của mình, Lê Quốc Hồ khoe mình đã "tu nghiệp ở gần một chục trường đại học trong và ngoài nước", và hứa hẹn lần này sẽ "dồn tiền" cho Bảo Long xây một bệnh viện chữa trị cho người nghèo.
Ngoài kinh doanh, doanh nghiệp của ông Khai thường đóng vai trò Mạnh Thường Quân, cứu giúp các mảnh đời éo le, chữa trị bệnh tật rồi tạo lập cho họ cuộc sống ổn định và có việc làm tại Bảo Long. Nổi tiếng nhất phải kể đến trường hợp của vận động viên thể thao Lê Thị Huệ. Khi vận động viên này bị chấn thương phải nghỉ thi đấu, không có tiền chữa trị, trở thành tiêu điểm của báo chí trong một thời gian dài và Bảo Long đã xuất hiện đúng lúc. Ông Khai đã chữa trị cho Huệ và cho cô việc làm tại doanh nghiệp này.
Đam mê võ thuật và 4 cuộc hôn nhân
Ngoài lĩnh vực y học, ông Khai cũng được biết đến là một võ sư nổi tiếng người sáng lập ra: “Bảo Long Y Võ”. Những ngày tháng lăn lộn mưu sinh, xây dựng thương hiệu Bảo Long ở đất Sài Gòn, ông Khai tổ chức những đám mãi võ biểu diễn khắp các hang cùng ngõ hẻm để gây thu hút sự chú ý của mọi người, quảng bá cho thương hiệu thuốc đông dược của Bảo Long.
Năm 2005, Bảo Long thành lập Bệnh viện Đa khoa Bảo Long, tuyển mộ đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, vào làm việc. Năm 2007, được sự giúp đỡ, ủng hộ của Ủy ban Thể dục – Thể thao và Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Khai đã xây dựng trường phổ thông võ thuật với quy mô đa cấp (tiểu học, phổ thông cơ sở, trung học phổ thông), trường võ thuật chuyên nghiệp đầu tiên ở Việt Nam, tuyển sinh trong cả nước, được báo chí gọi là “Thiếu Lâm Tự xứ Đoài”.
Ông Nguyễn Hữu Khai và người vợ thứ 4.
Ông Nguyễn Hữu Khai và người vợ thứ tư.
Ông Khai còn được biết đến là người “đào hoa” với bốn đời vợ. Người vợ thứ tư hiện tại kém ông 20 tuổi. Trước đó ông Khai đã trải qua ba lần hôn nhân tan vỡ, ly biệt vì nhiều lý do khác nhau.
Người vợ thứ nhất không thể cảm thông, chia sẻ và cùng ông đi trong quãng đời còn lại. Vì sự tan vỡ này, ông đã phải chịu không ít tủi nhục khi bị bố mẹ từ mặt, dư luận bàn tán.
Người vợ thứ hai của ông là người Hoa, con một chủ hiệu thuốc, xinh đẹp, yêu thương và giúp ông nhiều trong công việc kinh doanh, có với nhau một con thì chẳng may mất sớm. Sau khi người vợ thứ hai mất, ông phải sống cảnh gà trống nuôi con.
Một cô học trò cũ của ông, vì lòng mến mộ, đã đưa con ông về nuôi và tìm mọi cách cứu chữa cho ông qua cơn hiểm nghèo. Hai người lấy nhau vì nghĩa, bỏ nhau vì lợi.
Về phương diện cá nhân với những đóng góp của mình trong lĩnh vực đông y, năm 2002, ông Nguyễn Hữu Khai được Viện Hàn lâm khoa học Nga phong tặng học vị Tiến sĩ danh dự bởi luận án khoa học nghiên cứu sản phẩm đông dược đặc hiệu.
Từ một thầy lang chuyên chữa bệnh bằng các bài thuốc Đông y đến một doanh nhân làm chủ hàng chục cơ sở sản xuất từ Nam ra Bắc, ông đã được vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và được vinh danh là "Ngôi sao Việt Nam" năm 2007, được Viện Hàn lâm khoa học Xêchênốp - Liên bang Nga phong tặng học vị tiến sĩ danh dự cho ông và từng được đài truyền hình KenJa - Nhật Bản bình chọn là một trong 10 doanh nhân nổi tiếng ở Việt Nam và 500 doanh nhân nổi tiếng châu Á. Bản thân thương hiệu Bảo Long cũng được trao giải "Sao vàng Đất Việt" vào năm 2006.
Ngày 15/6, ông Nguyễn Hữu Khai đã bị Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội bắt tạm giam 3 tháng để điều tra về hành vi “Sử dụng trái phép tài sản”. Việc bắt giữ ông Khai được thực hiện tại trụ sở Công ty TNHH Đông Nam Dược Bảo Long (Ấp 3, xã Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, TP HCM).
Cơ quan an ninh điều tra, công an Thành phố Hà Nội xác định từ năm 2011 đến nay, ông Nguyễn Hữu Khai đã có hành vi chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản mà Tập đoàn Bảo Long đã bán cho Tập đoàn Bảo Sơn tại xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Nguyễn Chi
Tổng hợp từ Petrotimes, Y dược Bảo Long, Doanh nhân

Nguyễn Hữu Khai

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Hữu Khai (sinh 1952) là một doanh nhân tại Việt Nam, chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Long.

Tiểu sử

  • Nguyễn Hữu Khai sinh ra trong một gia đình đông anh em tại thôn Kênh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Học dở lớp 10, ông lên đường nhập ngũ nhưng phải ra quân sớm do gặp vết thương ở đầu trong trận đánh ở Thành cổ Quảng Trị. Về quê, theo mong muốn của gia đình, ông học bổ túc và thi đỗ vào Đại học Kiến trúc[1].
  • Vì muốn chữa bệnh cho em gái mắc bệnh dẫn đến mù lòa, ông bỏ học trốn sang Trung Quốc học nghề Y. Tại đây, ông được truyền nghề chữa bệnh bằng các phương thuốc Trung y và cũng học được các môn Võ cổ truyền.
  • Năm 1979, Nguyễn Hữu Khai trở về Việt Nam hành nghề y tại quê nhà. Năm 1986, ông phối hợp với Hội chữ thập đỏ của Quận 5 mở phòng mạch chẩn trị Y học cổ truyền dân tộc.Ông được mời về giảng dạy tại trường Trung cấp y học dân tộc Tuệ Tĩnh – Bộ y tế.
  • Năm 1989, ông thành lập xí nghiệp Đông Nam Dược Bảo Long
  • Năm 2005, Tập đoàn Y dược Bảo Long chính thức được thành lập. Ngoài thị trường trong nước, ông Nguyễn Hữu Khai còn thành lập chi nhánh tại Nga, Đức... và xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Tại Trung Quốc, Bảo Long cũng được cấp phép lưu hành sản phẩm mang tên: "Thanh Long" đặc trị bệnh tiểu đường.
  • Bên cạnh việc bốc thuốc chữa bệnh, ông sáng lập ra môn phái "Bảo Long Y Võ"; trường THPT Võ thuật Bảo Long [3], Bệnh viện đa khoa Bảo Long; công ty dược liệu Sìn Hồ với tổng số vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng.

Tôn vinh

Năm 2006, Nguyễn Hữu Khai từng được Đài truyền hình KenJa - Nhật Bản bình chọn là một trong 10 doanh nhân nổi tiếng ở Việt Nam và 500 doanh nhân nổi tiếng châu Á.
Năm 2007, ông tiếp tục được vinh danh là "Ngôi sao Việt Nam", được Viện Hàn lâm khoa học Xêchênốp - Liên bang Nga phong tặng học vị tiến sĩ danh dự
Ông nhận được Huân chương Lao động hạng Ba, danh hiệu thầy thuốc ưu tú, và các huy chương, bằng khen của Chính phủ.
Cuộc đời ông từng được dựng thành phim truyền hình Đường đời.

Bị bắt giữ

16h30 ngày 15/6/2013, Cơ quan An ninh điều tra Công an Hà Nội thực hiện lệnh bắt tạm giam với ông Nguyễn Hữu Khai, Chủ tịch tập đoàn Bảo Long. Ông Nguyễn Hữu Khai bị bắt tạm giam 3 tháng để điều tra về hành vi sử dụng trái phép tài sản, do tranh chấp giữa "Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn" và "Tập đoàn Y Dược Bảo Long". Việc bắt giữ ông Khai được thực hiện tại trụ sở Công ty TNHH Đông Nam Dược Bảo Long (ấp 3, xã Xuân Thới Thượng, Hóc Môn, TP HCM) .
Vụ việc trên đã dấy lên nhiều tranh cãi trong việc hình sự hoá các tranh chấp kinh tế

Con đường từ công đến tội của ông Nguyễn Hữu Khai

PL&XH

(PL&XH) -Cho đến thời điểm ông Khai bị bắt, rất nhiều người không khỏi ngỡ ngàng, tại sao một cá nhân đã từng trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống, xây dựng được một sự nghiệp nhiều người mơ ước, lại vi phạm pháp luật đến mức bị khởi tố, bắt tạm giam?
Ông Nguyễn Hữu Khai từng được Viện Hàn lâm khoa học Nga phong tặng học vị Tiến sĩ danh dự bởi đã có luận án khoa học nghiên cứu sản phẩm Đông dược đặc hiệu, được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng Ba, Huy chương vì sức khỏe cộng đồng và rất nhiều Bằng khen của các cơ quan TW và địa phương và được vinh danh “Ngôi sao Việt Nam”, là người sáng lập ra môn phái: Bảo Long y võ, là một Mạnh Thường Quân có những đóng góp tích cực trong việc tạo công ăn việc làm cho nhiều mảnh đời khốn khó, nguyên mẫu cuộc đời ông Nguyễn Hữu Khai từng được viết thành tiểu thuyết, rồi chuyển thể thành kịch bản để làm nên bộ phim “Đường đời” trên sóng truyền hình. Nhưng cho đến thời điểm ông Khai bị bắt, rất nhiều người không khỏi ngỡ ngàng, tại sao một cá nhân đã từng trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống, xây dựng được một sự nghiệp nhiều người mơ ước, lại vi phạm pháp luật đến mức bị khởi tố, bắt tạm giam?

Ông Nguyễn Hữu Khai, sinh ngày 10-10-1952, tại thôn Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức (tỉnh Hà Tây cũ) trong một gia đình không mấy khá giả. Ông đã từng theo học chuyên ngành Kiến trúc nhưng bỏ dở giữa chừng vì một biến cố trong gia đình: Người em gái chẳng may bị một căn bệnh ở mắt và đôi mắt không còn nhìn rõ như người bình thường. Thương em, ông Khai đã tìm cách vượt biên sang Trung Quốc tìm tòi học hỏi ở nhiều thầy thuốc để rồi khi trở về thì đã chữa khỏi bệnh cho người em. Nhưng cũng ngay sau đó, năm 1979, ông bị CQCA bắt vì tội “vượt biên trái phép”, bị phạt tù. Ngay sau khi ra tù, ông Khai trở về quê, lập nghiệp bằng nghề bốc thuốc, chữa bệnh, rất được người dân trong vùng tín nhiệm. Tuy nhiên, theo nhiều người dân đồn đại thì ông Khai thời điểm đó bốc thuốc cứu người nhưng số tiền thu lại chẳng có bao nhiêu vì hầu hết là làm phúc, chính vì vậy, ông này nợ nhiều gia đình buôn bán nguyên liệu làm thuốc và phải cùng vợ và hai con nhỏ di cư vào miền Nam làm ăn, sinh sống. Ông Khai đã từng có thời gian dài bốc thuốc chữa bệnh tại CLB Đông y của quận 1, TP HCM, sau đó thì chuyển sang dạy y học cổ truyền cho nhiều học viên của các tỉnh phía Nam. Năm 1990, Xí nghiệp Đông Nam Dược Bảo Long được thành lập tại số 4 đường Nguyễn Cảnh Chân, TP Hồ Chí Minh với sự đỡ đầu của CATP Hồ Chí Minh. 3 năm sau, ông Khai tách ra làm ăn riêng, thành lập Cty TNHH Đông Nam Dược Bảo Long có trụ sở tại ấp 3, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn và sau đó, các chi nhánh, trụ sở của Cty bắt đầu lan dần ra phía Bắc với việc đặt thêm trụ sở tại thôn Trại Hồ, xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Năm 2005, Tập đoàn y dược Bảo Long (Tập đoàn Bảo Long do ông Khai làm Chủ tịch HĐQT đã được thành lập và trong năm này ông Khai cùng các cộng sự cũng thành lập BV đa khoa Bảo Long kết hợp chữa bệnh theo phương pháp kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại, được rất nhiều người dân tin tưởng và tìm đến chữa bệnh. Năm 2007, trường phổ thông võ thuật Bảo Long với quy mô đa cấp học được thành lập tạo nên danh tiếng rất đáng ngưỡng mộ của Tập đoàn Bảo Long mà người đứng đầu là ông Nguyễn Hữu Khai.
Về gia đình, trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống, ông Khai đã kết hôn với 4 người phụ nữ, trong đó một người vợ thuở hàn vi có với nhau hai mặt con, sau đó thì li dị. Người vợ thứ 2 của ông Khai cũng là một nhân vật được nhắc đến nhiều trong bộ phim “Đường đời”, đó là con gái của một chủ hiệu thuốc người Hoa ở Sài Gòn, vì cảm mến tính chịu thương chịu khó, học hỏi trong lĩnh vực y dược nên cô gái khá xinh xắn đã nhận lời làm vợ hai của ông Khai, nhưng khi vừa có với nhau một người con thì người phụ nữ này đã qua đời. Người vợ thứ 3 của ông Khai chính là một học trò của ông, từ ngưỡng mộ thầy đến tận tâm giúp thầy bốc thuốc chữa bệnh, nhưng sau đó có những mâu thuẫn tình cảm nên cả hai đã sớm rời nhau. Người vợ thứ 4, cũng là người hiện đang sống cùng với ông Khai là một nhân viên trong Cty, BV của ông. Đường đời thăng trầm của ông Nguyễn Hữu Khai tưởng như đã khép lại với một sự nghiệp khá ổn định, vững chắc, có uy tín, nhưng chỉ vì những đầu tư dàn trải, những tính toán không thật sự chính xác trong làm ăn kinh tế đã dẫn đến việc Tập đoàn Bảo Long và ông Nguyễn Hữu Khai đi đến bên bờ vực thua lỗ nặng nề.

Khi đã sa cơ….
Trong một thời gian dài, kể từ năm 2011, Tập đoàn Bảo Long bắt đầu cho thấy sự sa sút trong kinh doanh, cụ thể là đơn vị này đã vay nợ của các ngân hàng, cổ đông và nhiều cá nhân số tiền là 286, 785 tỷ đồng với khoản lãi phải trả hàng tháng lên đến gần 11 tỉ đồng. Quyết định chuyển nhượng lại vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm của Tập đoàn Bảo Long của ông Nguyễn Hữu Khai và những cộng sự cho Tập đoàn đầu tư & xây dựng Bảo Sơn (Tập đoàn Bảo Sơn) do ông Nguyễn Trường Sơn làm Chủ tịch HĐQT vào tháng 3 - 2011 được coi là quyết định sáng suốt khi Tập đoàn Bảo Long đang gặp phải rất nhiều khó khăn.
Ngày 3-3-2011, sau khi thống nhất các quan điểm về chuyển nhượng của Tập đoàn Bảo Sơn và Tập đoàn Bảo Long, tại trụ sở của Bảo Long, xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội, ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Sơn và ông Nguyễn Hữu Khai, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Long và các cổ đông đã ký bản Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm số 01/CNVCP&TS/BL-BS.
Theo đó, Tập đoàn Bảo Sơn cam kết sẽ đầu tư nâng câp BV đa khoa Bảo Long, nâng cấp xưởng sản xuất Đông Dược Bảo Long, phát triển trường phổ thông Võ thuật Bảo Long…Tổng giá trị chuyển nhượng là 227,5 tỷ đồng. Nhưng sau đó, bất ngờ ông Nguyễn Hữu Khai có Đơn kêu cứu gửi các cơ quan báo chí cũng như các cơ quan chức năng tố cáo Tập đoàn Bảo Sơn còn nợ lại Tập đoàn Bảo Long số tiền là 125 tỷ đồng, con số 227,5 tỷ đầu tư đưa ra trước đó chỉ là tiền trả cho phần đất hơn 53 ngàn m2 và giá trị của các công trình xây dựng trên phần đất đó. Phần còn lại bao gồm cổ phần của các cổ đông, hạ tầng kỹ thuật… phía Tập đoàn Bảo Sơn chưa hề thanh toán cho Tập đoàn Bảo Long. Ông Khai đã khẳng định: Chúng tôi xin cam đoan rằng, không có ý định bán đi sự nghiệp y dược và giáo dục của mình, chỉ dốc lòng với thiện chí hợp tác đầu tư nâng cấp.
Nhưng có lỗi và sai lầm là nhẹ dạ ký vào văn bản khống. Bà Lê Thúy Hằng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Long, đồng thời cũng là vợ của ông Khai cho biết thêm: Không phải Tập đoàn Bảo Sơn mua toàn bộ tài sản mà chỉ là một phần của Tập đoàn Bảo Long. Tập đoàn Bảo Long còn gần 10 Cty lớn nhỏ và các đại lý trong toàn quốc và quốc tế đang hoạt động. Trừ vụ mua bán trường trung cấp là mua đứt bán đoạn không có ý kiến gì; còn 3 cơ sở trên, Tập đoàn Bảo Sơn chưa trả hết tiền cho Tập đoàn Bảo Long.
Phía Tập đoàn Bảo Sơn phản ứng, cho rằng đã mua 100% vốn cổ đông của BV đa khoa Bảo Long, xưởng sản xuất Đông Dược Bảo Long, trường phổ thông Võ thuật Bảo Long với giá mà Tập đoàn Bảo Long đưa ra: 227,5 tỷ đồng, và còn cho Tập đoàn Bảo Long vay thêm số tiền lên đến nhiều chục tỷ đồng và Tập đoàn Bảo Long, đứng đầu là ông Nguyễn Hữu Khai đã không có khả năng trả nợ. Tập đoàn Bảo Sơn mà người đứng đầu là ông Nguyễn Trường Sơn đã có đơn gửi Thanh tra TP Hà Nội tố cáo ông Khai không trả số tiền gốc và lãi nhiều chục tỷ đồng cho Tập đoàn Bảo Sơn, đồng thời cũng không bàn giao mặt bằng các khu đất, nhà xưởng đã kí hợp đồng chuyển nhượng cho Tập đoàn Bảo Sơn đồng thời hé lộ việc Tập đoàn Bảo Long kinh doanh trái phép, trốn thuế…
Đoạn cuối không có hậu
Với những sai phạm trong việc không thực hiện đúng các điều khoản đã kí kết trong Hợp đồng chuyển nhượng với Tập đoàn Bảo Sơn sau khi đã nhận tiền, ông Khai cũng đã nhiều lần chiếm giữ, sử dụng trái phép các tài sản đã bán cho Tập đoàn Bảo Sơn. Sau một thời gian điều tra, ngày 26-12-2012, Cơ quan ANĐT, CATP Hà Nội đã ra Quyết định Khởi tố bị can số 03 đối với ông Nguyễn Hữu Khai, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Long. Chiều 15-6-2013, tổ công tác của CATP Hà Nội đã mang theo Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Nguyễn Hữu Khai do Đại tá Trần Quốc Khánh, Phó thủ trưởng thường trực Cơ quan ANĐT kí đến trụ sở Tập đoàn Bảo Long có địa chỉ tại ấp 3, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn để tống đạt với ông Nguyễn Hữu Khai.
Ông Khai bị bắt vì hành vi “Sử dụng trái phép tài sản” được quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam. Ngày 16-6-2013, ông Khai được di lý ra Hà Nội để phục vụ công tác điều tra.
Khoảng 11g30 ngày 17-6, Cơ quan ANĐT CATP Hà Nội đã thực hiện khám xét tại nơi ở và nơi làm việc của ông Nguyễn Hữu Khai tại tầng 10 Tòa nhà Tập đoàn Bảo Long có địa chỉ tại xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây.Tổ công tác do Thượng tá Ngô Quang Du làm Trưởng đoàn, về phía gia đình ông Khai có bà Nguyễn Thị Minh (là em gái ông Khai); anh Nguyễn Hữu Trường (con trai ông Khai); ông Nguyễn Vĩnh Hảo (trợ lý của ông Khai) có mặt. Cơ quan ANĐT đã thu giữ, niêm phong một số tài liệu để điều tra cũng như tiến hành mở khóa két sắt để trong phòng của ông Khai, tuy nhiên trong két sắt không có giấy tờ và tiền bạc gì. Ông Nguyễn Hữu Khai sẽ bị tạm giam 3 tháng để phục vụ công tác điều tra.
Trụ sở Tập đoàn Bảo Long chính thức bị khám xét
Sau khoảng hơn một tiếng rưỡi đồng hồ tiến hành khám xét địa điểm từng là trụ sở chính của Tập đoàn Bảo Long tại thị xã Sơn Tây (Hà Nội), Cơ quan ANĐT - CATP Hà Nội đã niêm phong, thu mộ̣t số tài liệu phục vụ việc điều tra cáo buộc ông Nguyễn Hữu Khai (Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long) có hành vi sử dụng trái phép tài sản.
Két sắt trống trơn bên trong phòng riêng của ông Khai tại trụ sở Tập đoàn Y dược Bảo Long
Việc khám xét bắt đầu vào lúc 11g và kết thúc vào khoảng 12g30 trưa 17-6. Nhiều CA địa phương được huy động bảo vệ từ xa trong lúc các điều tra viên thực thi lệnh khám xét. Một thùng carton đã được chuyển ra xe công vụ. Chứng kiến việc khám xét có con trai, anh và em trai của ông Nguyễn Hữu Khai. Con trai ông Khai cho biết: “Khối tài sản hơn 200 tỷ đồng tranh chấp suốt mấy năm qua chưa có cơ quan nào phân định thuộc về Bảo Sơn hay Bảo Long”.
Trước đó, vào hồi 16g30 ngày 15-6, tại trụ sở Cty TNHH Đông Nam Dược Bảo Long (Ấp 3, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP HCM), Cơ quan ANĐT - CATP Hà Nội đã tổ chức thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam (có sự phê chuẩn của VKSND TP Hà Nội) đối với ông Nguyễn Hữu Khai (SN 1952 tại huyện Mỹ Đức, Hà Nội, có hộ khẩu thường trú tại xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội), nguyên là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Cty Cổ phần Tập đoàn Bảo Long, hiện là Giám đốc Cty TNHH Đông Nam dược Bảo Long tại TP Hồ Chí Minh.
Từ năm 2011 đến nay, ông Khai được cho là đã nhiều lần chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản đã bán. Vào hồi 12g ngày 16-6, Cơ quan ANĐT - CATP Hà Nội đã dẫn giải ông Nguyễn Hữu Khai về đến Hà Nội để phục vụ công tác điều tra.
TD
Hoàng Lâm
06:00 | 16/06/2013

Vì sao Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long Nguyễn Hữu Khai bị bắt?

Vụ việc ông Nguyễn Hữu Khai - Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long bị bắt vào ngày 15/6 có thể gọi là một sự kiện gây nhiều chấn động.

Chấn động là vì ông Khai từng là tiến sỹ, là thầy thuốc có tiếng trong ngành y dược gắn liền với thương hiệu Bảo Long. Ông cũng là nguyên mẫu nhân vật chính trong bộ phim dài tập "Đường đời" từng được công chiếu trên truyền hình trong một thời gian dài.
Chấn động, bất ngờ với công chúng, tuy nhiên, với những người trong cuộc, những người tìm hiểu sâu và kỹ về cuộc đời cũng như những câu chuyện kinh doanh của Nguyễn Hữu Khai thì việc ông ta bị bắt không có gì là lạ. Suốt trong 3 năm, từ 2011 đến đầu năm 2013, phóng viên PetroTimes trong quá trình tác nghiệp đã thực hiện nhiều loạt bài điều tra về những thủ đoạn làm ăn bất chính của Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long.
Những tư liệu chân thực của PetroTimes đã giúp công chúng nhận ra bộ mặt thật của Nguyễn Hữu Khai và cũng là nguồn tư liệu "sống" để góp phần hỗ trợ cơ quan chức năng tìm ra những hành vi sai trái của người đội lốt "lương y" này.
Chúng tôi xin được giới thiệu lại những tư liệu đã thu thập được để lý giải: Vì sao Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long Nguyễn Hữu Khai bị bắt.
 
Tranh chấp giữa hai tập đoàn kinh tế Bảo Long và Bảo Sơn có thể xem là một trong những vụ làm tốn nhiều giấy mực của báo chí nhất trong thời gian này. Vụ việc thu hút sự quan tâm của dư luận không chỉ ở số tiền hàng trăm tỉ đồng mà còn bởi sự nổi tiếng của cả hai thương hiệu, tên tuổi của hai ông chủ và cả những uẩn khúc trong nội tình mà nếu không có cái nhìn xâu chuỗi sẽ khó mà hình dung ra được.
Ông Nguyễn Hữu Khai là ai?
Ngoài tên tuổi của Đông Nam dược Bảo Long, người ta còn biết đến Nguyễn Hữu Khai là nguyên mẫu của nhân vật chính trong phim “Đường đời” được phát trên sóng truyền hình trong một thời gian dài.
Ý tưởng để ông Nguyễn Hữu Khai trở thành nguyên mẫu của nhân vật trên phim truyền hình xuất hiện cách đây 15 năm, trong một buổi trao giải thưởng “Sức khỏe cho mọi người” của Báo Sức khỏe & Đời sống. Cuộc thi này do ông Nguyễn Hữu Khai tài trợ. Trong buổi gặp mặt thân mật sau lễ trao giải, ông Nguyễn Hữu Khai đã kể cho các nhà văn, nhà báo, nhà làm phim vắn tắt về cuộc đời chìm nổi của mình. Sau khi nghe xong câu chuyện, nhà viết kịch Võ Khắc Nghiêm đã đặt vấn đề sẽ viết một kịch bản phim về cuộc đời ông Nguyễn Hữu Khai.
Nhà báo Hoàng Dự khi đó đang công tác tại báo Sức khỏe & Đời sống nói với nhà văn Võ Khắc Nghiêm: “Thôi, bác nhường cho em nhân vật này để em viết thành tiểu thuyết trước, sau đó bác chuyển thể thành kịch bản phim sau”.
Bệnh viện Đa khoa Bảo Long
Cuốn tiểu thuyết “Nợ đời” của nhà báo Hoàng Dự ra đời trong hoàn cảnh đó. (Chữ “nợ đời” sau này được ông Nguyễn Hữu Khai nhắc đi nhắc lại khá nhiều trong các cuộc tiếp xúc với báo chí, truyền thông với câu quen thuộc “nợ đời trả mãi chưa xong”)
 Tiểu thuyết này sau đó được chuyển thể thành bộ phim dài tập có tên là “Đường đời” với nhân vật chính là nguyên mẫu của ông Nguyễn Hữu Khai. Trong bộ phim này, nhân vật Hải được xây dựng là một người “lang bạt kỳ hồ” và làm nghề thầy thuốc.
Ông Nguyễn Hữu Khai sinh năm 1952 ở Xứ Đoài, (nay là thôn Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Ngành học ông theo đuổi là ngành kiến trúc nhưng sau đó ông bỏ học và vượt biên sang Trung Quốc trái phép. Tại đây, ông Khai may mắn được một bà chủ hiệu thuốc nâng đỡ và học được nghề chữa bệnh bằng các phương thuốc Trung y.
Hồi đó, tội vượt biên trái phép được xem như phản quốc nên đến năm 1979, ông bị bắt, bị phạt tù và giam giữ 3 năm tại các nhà tù ở Lạng Sơn và Hỏa Lò (Hà Nội). Ra tù ông về quê và bắt đầu công việc chữa bệnh bằng các bài thuốc đã học được trong thời gian ở Trung Quốc. Tuy nhiên, do nợ tiền các hiệu thuốc quanh vùng khá nhiều nên ông phải bán xới để vào Nam lập nghiệp.
Từ đây, những thay đổi trong cuộc đời Nguyễn Hữu Khai bắt đầu.
Chuyện đời, chuyện làm ăn lận đận, thành công có, phức tạp có. Chuyện tình duyên, hôn nhân cũng vậy. Ông có tới bốn người vợ.
Người vợ tao khang ở quê nhà có với nhau hai mặt con thì bỏ.
Người vợ thứ hai là người Hoa, con một chủ hiệu thuốc, xinh đẹp, yêu thương và giúp ông nhiều trong công việc kinh doanh, có với nhau một con thì chẳng may mất sớm.
Người vợ thứ ba là một học trò; lấy nhau vì nghĩa, bỏ nhau vì lợi.
Người vợ thứ tư là một nhân viên trong công ty kiêm trường học, bệnh viện của ông bây giờ.
Ai là "cha đẻ” thực sự của Bảo Long?
Tập đoàn Bảo Long, tiền thân của nó là Xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long. Ít ai biết được rằng, khởi sự, đây không phải là của ông Nguyễn Hữu Khai mà cha đẻ của nó là Công an TP HCM.
Lại nói về quá trình bôn ba của ông Nguyễn Hữu Khai, sau khi mãn hạn tù, ông về quê hương nhưng không thể trụ lại lâu vì nợ nần quá nhiều và vì hành nghề y mà không có giấy phép. Ông tìm đường vào vùng kinh tế mới Lâm Đồng, Sông Bé tiếp tục sống bằng nghề bốc thuốc.
Sau hai năm ở vùng kinh tế mới, ông lại ngược vào TP HCM để hành nghề xem mạch, kê đơn, bốc thuốc. Tại quận Nhất, Nguyễn Hữu Khai được Câu lạc bộ Đông y tạo điều kiện cho hành nghề ở trạm y tế phường. Chưa đầy 1 năm, Nguyễn Hữu Khai lại chuyển sang quận 5 và năm 1987 thì mở lớp dạy y học cổ truyền cho các học viên đến từ  Tây Ninh, Tiền Giang, Sông Bé, Cần Thơ…
Đám cưới của ông Khai và bà Hằng - vợ thứ 4
Dù là người từng vào tù ra tội và chính lực lượng Công an mới là người cứu vớt cuộc đời nay đây mai đó của ông Khai.
Những năm 90 của thế kỷ trước, khi các cơ quan Nhà nước được khuyến khích tham gia sản xuất, làm kinh tế, Công an TP HCM cũng có ý định mở một xưởng sản xuất sản phẩm Đông Nam dược. Trung tá Hà Quốc Khánh – người được Ban Giám đốc CA TP HCM giao nhiệm vụ xây dựng xí nghiệp Đông Nam dược đã mở rộng vòng tay, đón một người đã từng tù tội như ông Khai về và cho ông có cơ hội xây dựng sự nghiệp từ một cơ sở sản xuất thuốc y học cổ truyền.
Đến ngày 1/6/1990, Xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long được thành lập tại số 4 đường Nguyễn Cảnh Chân TP HCM (Công an TP HCM cho mượn một phần trụ sở, ở phía cổng sau).
Đến năm 1993, khi Nhà nước có chủ trương hạn chế lực lượng vũ trang làm kinh tế, nên Công an TP HCM quyết định không tiếp tục duy trì xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long nữa. Đây là cơ hội vàng để Nguyễn Hữu Khai tận dụng các nền tảng trong suốt 3 năm trời mà Công an TP HCM dày công gây dựng để lập nên Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long. Nguyễn Hữu Khai nghiễm nhiên làm chủ cơ ngơi và chuyển ra “ở riêng” ở Ấp 3, xã thới Thượng, huyện Hóc Môn. Đây vốn là vườn hoa quả của bà Nguyễn Thị Gạt, em gái ông Khai.
Cũng từ cơ ngơi riêng này mà Nguyễn Hữu khai đã mở ra nhiều chi nhánh ra các tỉnh phía Bắc và ông không quên vươn về quê hương bản quán là vùng Xứ Đoài.
Tính đến trước thời điểm thương vụ Bảo Sơn – Bảo Long diễn ra, Công ty Đông Nam dược Bảo Long đã có cơ sở làm việc ổn định tại thôn Trại Hồ, xã Cổ Đông, TX Sơn Tây, Hà Nội và 1 cơ sở ở Ấp 3, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn, TP HCM. Bảo Long cũng đã có gần 300 sản phẩm thuốc chữa bệnh và mỹ phẩm làm bằng thảo dược được phép lưu hành trên thị trường cả nước.
Nguyễn Hữu Khai
Năm 2005, Bảo Long thành lập Bệnh viện Đa khoa Bảo Long, tuyển mộ đội ngũ giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, vào làm việc. Đây được xem là một bước phát triển đột phá của Tập đoàn Y dược Bảo Long. Bệnh viện Bảo Long là mô hình mới của sự kết hợp giữa y học cổ truyền với y học hiện đại, ngoài việc bắt mạch, kê đơn theo phương pháp cổ truyền, các thầy thuốc ở đây còn được các phương tiện hiện đại chữa trị hiệu quả các chứng bại liệt do tai biến, viêm đa khớp mãn tính, thoái hóa cột sống, thiểu năng tuần hoàn não, u nang, gan, thận, buồng trứng, tử cung… và nhiều chứng bệnh nan y.
Năm 2007, được sự giúp đỡ, ủng hộ của Ủy ban Thể dục – Thể thao và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Bảo Long đã nắm bắt thời cơ, xây dựng trường phổ thông võ thuật với quy mô đa cấp (tiểu học, phổ thông cơ sở, trung học phổ thông)
Đạt được khá nhiều thành công và được báo chí ca ngợi khá nhiệt tình nhưng cũng phải thừa nhận một điều, “ông Bảo Long” làm PR cực tốt. Những cảnh ngộ khốn khó, éo le được báo chí hay dư luận quan tâm thì ngay lập tức Bảo Long nhảy vào với vai trò Mạnh Thường Quân cứu vớt. Những bài báo ca ngợi, những trường hợp được cứu vớt cứ thế được hết báo này đến báo khác ca ngợi lặp đi lặp lại.
Ví dụ như trường hợp của Vận động viên thể thao Lê Thị Huệ. Khi vận động viên này bị chấn thương không có tiền chữa trị, trở thành tiêu điểm của báo chí trong một thời gian dài. Và Bảo Long đã xuất hiện đúng lúc…
Cũng ngay sau đó, được sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Bảo Long lại thành lập trường Trung cấp Y dược…
Cứ có cơ hội, được cấp trên tạo điều kiện là ông Nguyễn Hữu Khai lại mở rộng phạm vi kinh doanh. Tuy nhiên, sự mở rộng này ngày càng cho thấy, chiều sâu trong chiến lược kinh doanh của Nguyễn Hữu Khai không có, ông ngày càng sa vào dàn trải, ôm đồm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của mô hình kinh tế kiểu Bảo Long.
Nguyễn Hữu Khai cũng mở ra một cơ sở để sản xuất, điều chế dược liệu ở Sìn Hồ, Lai Châu. Ông liên tục xuất hiện trên báo chí nói về mô hình sản xuất táo bạo và mang tính “khai hoang” mang lại đổi đời cho vùng miền núi heo hút.
Chính nhà văn Nguyễn Như Phong, khi còn là Phó tổng biên tập Báo An ninh Thế giới đã từng lên Sìn Hồ, ban đầu với ý định sẽ viết bài ca ngợi mô hình kinh tế táo bạo và mang tính nhân văn của ông Nguyễn Hữu Khai. Tuy nhiên, khi lên đến Sìn Hồ thì lại nghe được không ít lời ta thán của người dân và cả chính quyền huyện rằng: Ông Khai xin đất dự án, làm được vài cái xưởng rồi để đấy. Khám bệnh cho dân cũng chỉ được vài bữa gọi là PR rồi giải tán đâu hết. Rượu thuốc mang tiếng là sản xuất ở Sìn Hồ nhưng lại là rượu được nấu từ dưới xuôi mang lên…
Nghi vấn ở Sìn Hồ cũng được ông Nguyễn Trường Sơn – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bảo Sơn kể lại:
“Sau khi anh Khai năn nỉ mua nốt dự án ở Sìn Hồ giúp anh ấy, tôi cũng muốn “tai nghe mắt thấy”, đồng ý theo anh ấy lên vùng Sìn Hồ, Lai Châu. Xe đi từ 21h hôm trước, đến tận 12h trưa hôm sau mới đến nơi. Tôi vừa ra nhìn ngó xung quanh được mấy phút, chưa kịp xem xét gì thì mọi người đã bày sẵn cơm rượu liên hoan. Dù không quan sát được gì nhiều nhưng tôi cũng kịp biết rằng, đây là một dự án không khả thi. Tôi còn được biết trước khi tôi đến đây mấy ngày, anh Khai đã cho 40 người lên chờ sẵn, tổ chức dọn dẹp, chỉnh trang nhà xưởng và kêu gọi người dân đến khám bệnh”.
“Về đến Hà Nội, anh Khai ra giá cho tôi 27 tỉ đồng cho khu đất ở Sìn Hồ. Đương nhiên là tôi không chấp nhận vì giá trị của nó cùng lắm cũng chỉ 2 tỉ đồng. Tôi chỉ bảo với anh ấy: Với tôi hay với bất cứ đối tác nào, anh cũng không nên làm như thế!”.

Phải khẳng định rằng, xu thế sáp nhập, mua bán doanh nghiệp, thương hiệu… để tăng khả năng cạnh tranh trên thương trường là chuyện tất yếu và hết sức bình thường. Chính vì vậy, chuyện mua bán cổ phần, thương hiệu, tài sản… giữa Tập đoàn Bảo Sơn và Tập đoàn Bảo Long không có gì đáng nói nếu không có chữ "tình" chen giữa thương vụ.
Vấn đề đặt ra ở đây là tại sao một doanh nghiệp vốn có thương hiệu, có uy tín và là biểu tượng của sự thành công lại phải bán đi cổ phần, tài sản, thương hiệu… những thứ mà họ đã dày công gây dựng hơn 20 năm, trải qua vô vàn khó khăn, thử thách mới có được?
Phần chìm ở Bảo Long
Sau hơn 20 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long ngày nào đã vươn mình trở thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành, đa nghề có uy tín và thương hiệu mạnh ở Việt Nam. Ngoài vị thế là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực y dược, năm 2005, Bảo Long đã thành lập Bệnh viện Đa khoa Bảo Long và đến năm 2007 thì thành lập Trường phổ thông Võ thuật với quy mô đa cấp học (tiểu học, phổ thông cơ sở và trung học phổ thông). Do đó, vị thế và uy tín của Bảo Long được dư luận xã hội đánh giá rất cao.
Vị thế đó càng được khẳng định khi Bảo Long đã nhận được một loạt các bằng khen, giấy khen, danh hiệu… giành cho những doanh nghiệp thành đạt, có đóng góp cho xã hội. Và cũng chính vì thế, chuyện Bảo Long làm ăn thua lỗ, phải chịu cảnh nợ nần chồng chất, thậm chí là phải vay lãi suất “khủng” để thanh toán chi phí sản xuất, trả lương cho cán bộ, công nhân viên đã khiến dư luận xã hội và giới kinh doanh thực sự cảm thấy sốc. Vậy đâu là sự thật của một doanh nghiệp vốn được xem là biểu tượng trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam.
Đại diện Tập đoàn Bảo Long (thứ 2 từ trái sang) làm việc với báo chí
Theo báo cáo tổng hợp vốn và lãi vay do Kế toán trưởng Vũ Văn Hùng gửi ông Nguyễn Hữu Khai (khi đó ông Khai là Tổng giám đốc Tập đoàn Y dược Bảo Long) thì tính đến ngày 31/1/2011: Bảo Long đã vay tổng số gần 83 tỉ đồng từ các ngân hàng; hơn 117 tỉ đồng từ 618 cá nhân ở khu vực Hà Nội; vay vốn từ các cổ đông là 86,786 tỉ đồng.
Đáng chú ý, trong các khoản vay từ cá nhân, có rất nhiều khoản vay Bảo Long phải chấp nhận lãi suất lên tới 18-21%/tháng (ngang với mức vay lãi “cắt cổ”, vay tín dụng đen). Và cũng theo bản báo cáo trên thì tổng số tiền nợ của Bảo Long tính đến hết tháng 1/2011 là 286,785 tỉ đồng và mỗi tháng, tổng cộng tiền lãi mà Bảo Long phải trả lên tới 10,961 tỉ đồng.
Mặc dù phải gánh trên vai một món nợ khổng lồ như vậy nhưng theo báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Bảo Long lại không mấy khả quan. Ví dụ, trong tháng 4/2011, tổng lợi nhuận sau thuế của 3 đơn vị kể trên chỉ là 544,041 triệu đồng (tức chưa bằng con số lẻ mà Bảo Long phải trả lãi cho các khoản vay). Thực trạng bê bết trên cũng được chính ông Nguyễn Hữu Khai, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Bảo Long đề cập đến trong “Đơn kêu cứu” gửi các cơ quan báo chí về thương vụ Bảo Sơn – Bảo Long: “Chúng tôi gặp khó khăn về tài chính không thể theo kịp trào lưu phát triển”.
Qua đó để thấy rằng, Bảo Long không còn là một doanh nghiệp mạnh, kinh doanh hiệu quả như từng diễn ra. Đành rằng, đã làm ăn thì phải có vay, có mượn nhưng vấn đề nằm ở chỗ doanh nghiệp có sử dụng các khoản vay đó để sinh lời và bù đắp các chi phí (tiền lương, chi phí sản xuất, khấu hao máy móc, nhà xưởng, lợi tức cổ đông, tiền lãi…) hàng tháng hay không?
Và trong trường hợp này, việc một tập đoàn kinh tế “mạnh” được tặng cúp vàng “Tự hào thương hiệu Việt” năm 2011 như Bảo Long mà phải cậy nhờ tín dụng đen để làm ăn thì thật khó hiểu. Lý do duy nhất ở đây là Bảo Long làm ăn kém hiệu quả, không đủ khả năng thanh toán tiền nợ lãi nên mới “giật gấu vá vai” để duy trì hoạt động. Đến khi không đủ khả năng thanh toán, không còn tài sản nào có thể thế chấp, lại phải chịu sức ép thanh toán gốc của các khoản vay trên mới phải tìm kiếm đầu tư. Do đó, việc Bảo Long và các cổ đông của mình quyết định tìm đối tác đầu tư hoặc bán cổ phần là hợp với xu thế phát triển chung ở bất kỳ nền kinh tế nào.
Nói như vậy để thấy rằng, chuyện Bảo Long bán cổ phần, tài sản và thương hiệu sản phẩm của mình cho Bảo Sơn cũng là lẽ thường tình.
Chi tiết bản hợp đồng
Bảo Long tìm kiếm đối tác đầu tư để tăng khả năng cạnh tranh, ổn định, phát triển sản xuất là điều hoàn toàn dễ hiểu. Vấn đề là ai sẽ nhập vai đối tác đầu tư cho Bảo Long trong thương vụ như vậy mới là điều quan trọng khi mà những lĩnh vực Bảo Long kêu gọi đầu tư đòi hỏi vốn lớn lại chậm thu hồi. Và nếu có đối tác nào sẵn sàng bắt tay với Bảo Long thì quả thật đó là một canh bạc thực sự. Mà trên thương trường, canh bạc đó được xem là “lành ít dữ nhiều”, rủi ro cao.
Việc Bảo Long nhận được cái gật đầu đầy thiện chí từ phía Bảo Sơn – một trong số ít đối tác đủ tiềm lực hợp tác với Bảo Long – chẳng khác nào “chết đuối vớ được cọc”.
Bản hợp đồng chuyển nhượng có đóng dấu, chữ ký của các thành viên trong hội đồng quản trị Tập đoàn Bảo Long
Và ngày 3/3/2011, sau khi được sự thống nhất của Bảo Sơn và Bảo Long, tại trụ sở của Bảo Long (xã Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Nội), ông Nguyễn Trường Sơn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Bảo Sơn và ông Nguyễn Hữu Khai, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Bảo Long và các cổ đông đã ký bản Hợp đồng chuyển nhượng vốn cổ phần và tài sản doanh nghiệp cùng bản quyền thương hiệu sản phẩm số 01/CNVCP&TS/BL-BS.
Theo đó, ông Nguyễn Hữu Khai với 60,33% vốn góp, bà Lê Thúy Hằng (vợ ông Khai) với 24,66% vốn góp, ông Nguyễn Hữu Sinh (em ông Khai) với 5% vốn góp đã đi đến thống nhất: Bảo Long đồng ý chuyển nhượng cho Bảo Sơn và các cổ đông 100% vốn cổ phần của các cổ đông (được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) và phần vốn góp bổ sung của các cổ đông với giá trị sinh lời tính đến ngày chuyển nhượng cùng toàn bộ diện tích đất, tài sản trên đất, bản quyền thương hiệu sản phẩm của các đơn vị sau:
1. Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long
2. Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long
3. Trường phổ thông Võ thuật Bảo Long.
Tổng giá trị Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần được hai bên ký kết là 227.513.174.701 đồng.
Và theo Hợp đồng số 01/CNVCP&TS/BL-BS được ký giữa hai bên thì: Hai bên cùng thỏa thuận giá chuyển nhượng toàn bộ vốn cổ phần của các cổ đông (được ghi danh sách trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) và phần vốn góp bổ sung của các cổ đông có giá trị sinh lời tính đến ngày chuyển nhượng cùng toàn bộ diện tích đất, tài sản trên đất, hạ tầng kỹ thuật bao gồm cả các công trình ngầm, trạm xử lý nước thải, trạm biến áp…  (trừ máy phát điện vẫn thuộc quyền sở hữu của ông Khai), cây cối hoa màu, bản quyền thương hiệu sản phẩm.
Cũng theo hợp đồng trên thì, Bảo Sơn không nhận chuyển nhượng máy móc, thiết bị, cộng cụ, y cụ, ôtô, dụng cụ phục vụ sản xuất bào chế thuốc, nguyên vật liệu, dược liệu tồn kho và thành phẩm đã chế biến.
Như vậy, theo hợp đồng này, Bảo Sơn đã là đại diện hợp pháp của Công ty Cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long; Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long và Trường phổ thông Võ thuật Bảo Long.
Bảo Sơn được gì ở Bảo Long?
Sau khi thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên liên quan được nêu trong Hợp đồng số 01/CNVCP&TS/BL-BS, ngày
26/4/2011, tại trụ sở của Tập đoàn Bảo Long, với sự có mặt của ông Nguyễn Hữu Khai, ông Nguyễn Hữu Sinh, bà Lê Thúy Hằng đại diện cho 100% cổ phần bên chuyển nhượng (Tỉ lệ vốn góp được Bảo Long thay đổi sau khi Hợp đồng số 01/CNVCP&TS/BL-BS được ký) và bên nhận chuyển nhượng là Tập đoàn Bảo Sơn với đại diện là bà Nguyễn Thanh Thủy, ông Nguyễn Trường Sơn, bà Nguyễn Thị Thu Hà, bà Lê Thị Tuyết Hoa, các bên đã tiến hành ký Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của Tập đoàn Bảo Long và cổ đông cho Tập đoàn Bảo Sơn và cổ đông. Theo đó:
Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 01/2011/HĐCN-BL được ký vào ngày 26/4/2011 nêu rõ: Ông Nguyễn Hữu Khai chuyển nhượng toàn bộ cổ phần có giá trị là 90 tỉ, tương ứng với 900.000 cổ phần, chiếm 60% tổng vốn điều lệ cho Tập đoàn Bảo Sơn và ông Nguyễn Trường Sơn.
Đơn kêu cứu được ông Khai gửi khắp nơi
Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 02/2011/HĐCN-BL được ký vào ngày 26/4/2011 nêu rõ: Bà Lê Thúy Hằng chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần có giá trị là 52,5 tỉ đồng, tương ứng với 525.000 cổ phần, chiếm 35% tổng số vốn điều lệ cho bà Lê Thị Tuyết Hoa, bà Nguyễn Thanh Thủy, bà Nguyễn Thị Thu Hà.
Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần số 03/2011/HĐCN-BL được ký vào ngày 26/4/2011 nêu rõ: Ông Nguyễn Hữu Sinh chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần có giá trị là 7,5 tỉ đồng, tương ứng với 75.000 cổ phần, chiếm 5% tổng số vốn điều lệ cho bà Nguyễn Thị Thu Hà.
Và đến ngày 23/5/2011, tại Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long, với sự có mặt của ông Nguyễn Hữu Khai (người chiếm 58,82% cổ phần), ông Nguyễn Hữu Sinh (người chiếm 17,65% cổ phần), bà Lê Thúy Hằng (người chiếm 19,61% cổ phần), ông Nguyễn Văn Huệ (người góp 1,96% cổ phần), bà Lưu Tố Phấn (người chiếm 1,96% cổ phần) – đại diện cho 100% cổ phần bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng là ông Nguyễn Trường Sơn, Tập đoàn Bảo Sơn với người đại diện là bà Nguyễn Thị Thu Hà, bà Nguyễn Thanh Thủy, các bên đã tiến hành ký kết hợp đồng chuyển nhượng vốn góp của Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long cho Tập đoàn Bảo Sơn và các cổ đông. Theo đó:
Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp số 01/2011/HĐCN ký ngày 23/5/2011 nêu rõ: Ông Nguyễn Hữu Khai chuyển nhượng một phần vốn góp của mình là 2.550.000.000 đồng chiếm 50% tổng vốn điều lệ công ty cho Tập đoàn Bảo Sơn (người đại diện là ông Nguyễn Trường Sơn) và 449.820.000 đồng chiếm 8,82% vốn điều lệ công ty cho ông Nguyễn Trường Sơn.
Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp số 02/2011/HĐCN ký ngày 23/5/2011 nêu rõ: Ông Nguyễn Hữu Sinh chuyển nhượng một phần vốn góp của mình là 570.018.000 đồng chiếm 11,18% tổng vốn điều lệ công ty cho ông Nguyễn Trường Sơn và 329.970.000 đồng chiếm 6,47% vốn điều lệ công ty cho bà Nguyễn Thị Thu Hà.
Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp số 03/2011/HĐCN ký ngày 23/5/2011 nêu rõ: Bà Lê Thúy Hằng chuyển nhượng một phần vốn góp của mình là 435.030.000 đồng chiếm 8,53% tổng vốn điều lệ công ty cho bà Nguyễn Thị Thu Hà và 565.080.000 đồng chiếm 11,08% vốn điều lệ công ty cho bà Nguyễn Thanh Thủy.
Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp số 04/2011/HĐCN ký ngày 23/5/2011 nêu rõ: Ông Nguyễn Văn Huệ chuyển nhượng một phần vốn góp của mình là 99.960.000 đồng chiếm 1,96% tổng vốn điều lệ công ty cho bà Nguyễn Thanh Thủy.
Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp số 05/2011/HĐCN ký ngày 23/5/2011 nêu rõ: Ông Lưu Tố Phấn chuyển nhượng một phần vốn góp của mình là 99.960.000 đồng chiếm 1,96% tổng vốn điều lệ công ty cho bà Nguyễn Thanh Thủy.
Tất cả các Hợp đồng trên đều được tiến hành theo các quy định hiện hành của Bộ luật Dân sự Việt Nam, Luật Doanh nghiệp và bên chuyển nhượng cổ phần và chuyển nhượng góp vốn đều cam kết đã nhận đủ tiền và không kiện cáo gì. Và trong các biên bản họp đại hội đồng cổ đông của Tập đoàn Bảo Long và biên bản hợp hội đồng thành viên Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long, các bên liên quan cũng đi đến thống nhất: thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của Tập đoàn Bảo Long và Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa tư nhân Bảo Long.
Qua đó thấy rằng, mọi thủ tục mua bán trong thương vụ trên đều được các bên tiến hành một cách đầy đủ và hoàn chỉnh theo quy định của pháp luật. Và chỉ với riêng những nội dung được ghi rõ ràng và đầy đủ trong Hợp đồng số 01/CNVCP&TS/BL-BS thì chúng ta có thể khẳng định, thương vụ trên đã được hoàn thành theo đúng trình tự quy định của pháp luật với đầy đủ chữ ký của các thành viên trong HĐQT của Bảo Long.
Vấn đề khúc mắc nếu có ở đây chỉ là quá trình thực hiện hợp đồng trên như thế nào mà thôi. Và đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới một loạt các thông tin trái chiều được cả hai bên đưa ra trong thời gian vừa qua.
(Còn tiếp)
Nhóm phóng viên PetroTimes

Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long Nguyễn Hữu Khai và 9 điều 'trước sau không như một'

Khi Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long Nguyễn Hữu Khai đã tra tay vào còng thì nhiều người bất ngờ nhưng những người hiểu rõ câu chuyện lại nghiệm ra một điều: Chính sự lật vấn đề như trở bàn tay của người từng được gọi là “lương y” đã gây nên cuộc tranh cãi tốn giấy mực này chứ không phải là những hợp đồng kinh tế đã rõ như ban ngày.


1. Ông Nguyễn Hữu Khai đã bán toàn bộ tài sản, đất đai, thương hiệu… cho Tập đoàn Bảo Sơn. Sau khi nhận đầy đủ tiền, ông Khai cùng các cổ đông cũ ký hợp đồng và thanh lý hợp đồng mua bán cổ phần với các cổ đông mới. Hợp đồng xác nhận: “Đã nhận đủ tiền bán cổ phần – đồng thời ngày 11/7/2011 ký cam kết nhận đủ 100% tiền chuyển nhượng đất đai, tài sản trên đất, cây cối, hoa màu, hạ tầng cơ sở, thương hiệu và cam kết không có kiện cáo gì”.
Nhưng trong đơn kêu cứu ngày 10/8/2011 gửi các cơ quan truyền thông, ông Khai lại nói rằng: “Theo hợp đồng chuyển nhượng tài sản và cổ phần, ông Sơn còn phải trả chúng tôi hàng trăm tỉ đồng. Với tư cách là Phó tổng giám đốc Bảo Long, đồng thời là vợ ông Nguyễn Hữu Khai, bà Lê Thúy Hằng khẳng định: “Chiểu theo hợp đồng chuyển nhượng 01 ngày 3/3/2011 – Bảo Sơn còn thiếu của Bảo Long 125 tỉ đồng”.
Trong thông báo khác, ông Nguyễn Hữu Khai lại nói: “Bảo Sơn còn nợ 52 tỉ đồng”. Tuy nhiên, tại Cơ quan điều tra, ông Nguyễn Hữu Khai lại ghi: “Bảo Sơn còn nợ Bảo Long 128 tỉ đồng”.
Tiền tỉ mà nghe chừng con số cứ thay đổi xoành xoạch, nâng lên đặt xuống như là tiền lẻ.
Trụ sở Tập đoàn Bảo Long
2. Bảo Long đã bán toàn bộ trụ sở cho Bảo Sơn với giá 227 tỉ đồng. Ngày 11/7/2011, sau khi nhận đủ tiền, ông Khai cam kết: “Kể từ thời điểm ký bản cam kết này, các cổ đông Công ty Bảo Long không có quyền khởi kiện và mọi quyền lợi liên quan đến Công ty Bảo Long đều chấm dứt”.
Đến ngày 3/10/2011, ông Khai cho người tái chiếm trụ sở Tập đoàn Bảo Long nhưng trong các đơn gửi cơ quan truyền thông và các cấp lại vu khống Tập đoàn Bảo Sơn chiếm đoạt.
Và như trong tài liệu phát tán tháng 5/2012, ông Khai lại viết những câu chẳng ai hiểu là gì: “Những công trình tài sản hiện hữu hàng trăm tỉ đồng bị Bảo Sơn chiếm đoạt và thực tế là Tập đoàn Bảo Sơn đã trả 100% số tiền theo hợp đồng mà hiện nay chưa nhận được gì từ Bảo Long”.
3. Hợp đồng 01 ngày 3/3/2011 được ký kết, chính ông Nguyễn Hữu Khai đã có văn bản thuê Công ty Luật Thành Đạt làm thủ tục chuyển đổi đăng ký kinh doanh cho các cổ đông mới. Tuy nhiên, trong đơn kêu cứu ngày 10/8/2011 gửi các cơ quan truyền thông, ông Khai lại viết: “Ông Sơn đã làm các thủ tục thay thế các thành viên có tên trong đăng ký kinh doanh thành tên mình và vợ con”.
4. Tại hợp đồng 17 ký ngày 22/5/2011, ông Nguyễn Hữu Khai dùng tài sản của 6 cá nhân thế chấp tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hóc Môn – TP Hồ Chí Minh để cầm cố vay vốn Tập đoàn Bảo Sơn. Trong hợp đồng ghi rõ: “Trong trường hợp bên vay không trả được nợ vay trước ngày 12/5/2012 tiền gốc thì toàn bộ tài sản thế chấp nghiễm nhiên thuộc về bên A và bên A có quyền sở hữu, bán, cho đối tượng thứ 3 để thu hồi công nợ”.
Nhưng đến hạn phải trả thì ông Nguyễn Hữu Khai lại có Công văn số 102-4/2012/CV-BL ngày 2/4/2012 trả lời Tập đoàn Bảo Sơn rằng: “Các cá nhân trên chưa ủy quyền vay vốn”; “Hợp đồng này là giả dối”…
5. Ông Khai phát tán các tài liệu và trả lời báo chí rằng, chính Bảo Sơn đã làm cho hàng trăm cán bộ mất việc, học viên thất học, bệnh nhân không được chữa bệnh… Tuy nhiên, trên thực tế, chính ông Khai là người đã ký quyết định ngừng hợp đồng lao động với hàng trăm nhân viên của mình, thậm chí đã dùng đủ mọi cách để ngăn cản họ có công ăn việc làm mới, thậm chí gọi từng người vào chửi bới, đe dọa…
Anh Phạm Vĩnh Phúc, bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt Bệnh viện Bảo Long cho biết: “Sau 2 tháng đi làm mà không có lương, tôi làm đơn xin sang Bảo Sơn thì bị ông Khai túm cổ áo, bóp cổ lôi ra ngoài dọa đánh và còn chửi tôi là đồ chó”.
Chị Nguyễn Thị Tuyết cũng chung cảnh ngộ: “Ông Khai gọi tôi vào phòng hỏi có sang Bảo Sơn không, tôi trả lời có thì bị chỉ thẳng vào mặt và nói: Con này cút, mày thay quần áo và cút khỏi đây ngay. Ở đây loanh quanh mà trộm đồ à?”.
Những thông tin bội nhọ các cơ quan chức năng trên trang web của Bảo Long Đường
6. Ông Khai xin thuê lại thương hiệu để làm ăn trả nợ nhưng lại kêu… chưa bán thương hiệu.
Tại biên bản thỏa thuận ngày 8/6/2011, Tập đoàn Y dược Bảo Long (lúc này đã thuộc Bảo Sơn) đồng ý bán thương hiệu và bản quyền sản xuất 15 mặt hàng được Bộ Y tế cấp phép cho ông Nguyễn Hữu Khai với giá 300 triệu đồng. Như vậy lập luận cho rằng, Bảo Sơn chưa thanh toán tiền thương hiệu cho Bảo Long là thiếu cơ sở.
7. Tự kê khai tài sản để bán, nhận tiền xong thì âm thầm vác đi bán.
Ông Khai tự lập hồ sơ kê khai tài sản, tự đề xuất giá và bán lại cho Bảo Sơn nhưng khi bàn giao xong, được mấy hôm thì âm thầm “vác đi bán”. Ông cho người khiêng hết giường 2 tầng, tháo sạch điều hòa nhiệt độ, quạt… thậm chí cả cái bồn nước inox ông cũng tháo nốt.
Chưa hết, sau khi đã chuyển nhượng tài sản, thương hiệu cho Bảo Sơn, ông Khai được Bảo Sơn tạo điều kiện cho bằng cách mời làm giám đốc và phân chia lợi nhuận theo tỉ lệ rất rõ ràng. Ông Khai gật đầu như “chết đuối vớ được cọc”. Tuy nhiên, ký hợp đồng xong thì ngay ngày hôm sau, ông Khai đã về “cơ ngơi riêng” ở 54 chùa Láng khám bệnh. Máy móc chữa bệnh ông cũng tự động chuyển vào cơ sở riêng ở Hóc Môn, TP HCM.
Ông Khai còn đối phó bằng cách: 10 ngày thì 9 ngày ông đi “làm việc riêng”, khám chữa bệnh ở các tỉnh, 1 ngày dành cho Bảo Long.
Thái độ hợp tác công việc kiểu đối phó đã làm cạn dần kiên nhẫn từ phía Tập đoàn bảo Sơn.
8. Ông Khai thừa hưởng thương hiệu Bảo Long của lực lượng Công an nhưng luôn miệng nói xấu công an trên website Bảo Long Đường.
Như chúng ta đã biết, năm 1979, ông Khai bị bắt về tội vượt biên trái phép và bị phạt tù 3 năm tại các nhà tù ở Lạng Sơn và Hỏa Lò, Hà Nội. Dù là người từng vào tù ra tội và chính lực lượng Công an mới là người cứu vớt cuộc đời nay đây mai đó của ông Khai.
Những năm 90 của thế kỷ XX, khi các cơ quan Nhà nước được khuyến khích tham gia sản xuất, làm kinh tế, Công an TP HCM cũng có ý định mở một xưởng sản xuất sản phẩm Đông Nam dược. Trung tá Hà Quốc Khánh – người được Ban Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ xây dựng đời sống Xí nghiệp Đông Nam dược đã mở rộng vòng tay, đón một người đã từng tù tội như ông Khai về và cho ông có cơ hội xây dựng sự nghiệp từ một cơ sở sản xuất thuốc y học cổ truyền.
Đến ngày 1/6/1990, Xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long được thành lập tại số 4 đường Nguyễn Cảnh Trân TP HCM (Công an TP HCM cho mượn một phần trụ sở, ở phía cổng sau).
Đến năm 1993, khi Nhà nước có chủ trương hạn chế lực lượng vũ trang làm kinh tế, nên Công an TP HCM quyết định không tiếp tục duy trì Xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long nữa. Đây là cơ hội vàng để Nguyễn Hữu Khai tận dụng các nền tảng trong suốt 3 năm trời mà Công an TP HCM dày công gây dựng để lập nên Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long. Nguyễn Hữu Khai nghiễm nhiên làm chủ cơ ngơi và chuyển ra “ở riêng” ở ấp 3, xã thới Thượng, huyện Hóc Môn. Đây vốn là vườn hoa quả của cô Nguyễn Thị Gạt, em gái ông Khai.
Thừa hưởng thương hiệu của lực lượng Công an nhưng ông Khai luôn tự nhận rằng, mình là cha đẻ của thương hiệu Bảo Long. Chưa hết, thời gian gần đây, trên website của Bảo Long Đường còn đăng nhiều bài viết với lời lẽ vu khống, xúc phạm đến một số cán bộ công an.
9. Chúng ta hãy cùng đọc lại lá thư mà ông Khai viết cho ông Nguyễn Trường Sơn:
“Anh kính mến! Toàn thể cán bộ, công nhân viên và học sinh Bảo Long cùng em là người đứng đầu, đã tôn vinh anh là người lãnh đạo cao nhất với cương vị là Chủ tịch HĐQT. Mọi việc anh toàn quyền sắp xếp quyết định. Chúng em xin tuân theo. Mong anh tin vào những khả năng sẵn có của em, giao việc cho em. Em nguyện sẽ cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ để anh vui! Kính thư!”.
Mặc dù trong lời thư đã thừa nhận ông Nguyễn Trường Sơn là Chủ tịch HĐQT nhưng sau đó, ông Khai liên tiếp nhận vơ chức danh này cho mình.
Ông Khai đã “không ngượng miệng” mà nhận mình là “người em”, suy tôn ông Sơn là “người anh kính mến”, thậm chí hứa “không làm anh nặng lòng thêm vì em”. Tuy nhiên, trên thực tế, “đứa em” Nguyễn Hữu Khai đã làm cho “người anh kính mến” của mình không biết bao nhiêu phen chao đảo.
Có lẽ, khi sự lật lọng ăn sâu vào máu thì người ta sẽ thích thể hiện những câu nói kiểu mua tình.
(Còn tiếp)
Nhóm phóng viên PetroTimes

Ông Nguyễn Hữu Khai bị bắt: Chuyện 'ân - oán' từ thương vụ Bảo Long - Bảo Sơn

Ông Nguyễn Hữu Khai bị bắt thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật. Những dối trá, lừa lọc trong một thời gian dài của người mang danh "thần y" đã làm hại Bảo Long - đỉnh điểm của sự dối trá này thể hiện trong thương vụ mua bán lịch sử giữa 2 thương hiệu Bảo Long - Bảo Sơn

Khẩu khí người trong cuộc
Mặc dù đã nhiều lần tìm cách liên lạc để trao đổi trực tiếp với ông Nguyễn Hữu Khai, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc của Tập đoàn Bảo Long nhưng chúng tôi đều nhận được lời từ chối khéo. Tất cả các thông tin mà chúng tôi nắm được xung quanh vụ việc này từ phía Bảo Long, hóa ra đã được nêu khá đầy đủ và chi tiết trong lá “Đơn kêu cứu” của ông Nguyễn Hữu Khai gửi đi.
Theo đó, ông Khai cho biết:
“Tại diễn đàn kỷ niệm 55 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam (27/2/2011), trước hàng ngàn đại biểu khách mời cùng cán bộ, công nhân viên và học sinh (CBCNV&HS) Tập đoàn Bảo Long, ông Nguyễn Trường Sơn đã đồng ý đầu tư nâng cấp Xưởng sản xuất Đông dược Bảo Long đạt tiêu chuẩn quốc tế, nâng cấp Bệnh viện Đa khoa Bảo Long thành bệnh viện ngang tầm quốc tế, nâng cấp Trường phổ thông Võ thuật Bảo Long thành trường phổ thông quốc tế. Trước những động thái trên, đông đảo CBCNV&HS Tập đoàn Bảo Long vô cùng phấn khởi và đặt niềm tin sâu sắc vào tình cảm, tấm lòng cao cả trong công tác xây dựng y tế, giáo dục, thể thao của ông Nguyễn Trường Sơn.
Ông Nguyễn Trường Sơn: "Ông Khai là người lấy oán trả ơn"
Sau đó, chúng tôi đã bầu ông Sơn làm Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Bảo Long và ông Sơn đã ra quyết định bổ nhiệm tôi làm Tổng giám đốc trực tiếp điều hành các đơn vị giáo dục, đào tạo và sản xuất kinh doanh. Sự kiện này được toàn thể CBCNV&HS Tập đoàn Bảo Long hết sức vui mừng vì mọi hoạt động của Bảo Long vẫn được bảo tồn trong sự giúp đỡ đầu tư về tài chính của Bảo Sơn.
Tuy nhiên, ông Sơn đã lập ra một văn bản có tên “Biên bản họp Hội đồng quản trị” với nội dung các thành viên HĐQT đứng tên trong giấy Đăng ký kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Bảo Long, Bệnh viện Đa khoa Bảo Long đồng ý chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của mình cho những thành viên mới là ông Sơn và vợ con của ông Sơn”.
Ông Khai cho biết thêm: “Nếu chiểu theo Hợp đồng chuyển nhượng tài sản và cổ phần, ông Sơn còn phải trả cho chúng tôi hàng trăm tỉ đồng nhưng đến nay ông Sơn vẫn lạnh lùng tuyên bố: Số tiền 227 tỉ đã bao gồm tất cả. Ông Sơn cũng cho làm các thủ tục thay thế toàn bộ các thành viên có tên trong đăng ký kinh doanh thành tên mình và vợ con mình”.
Trong đoạn kết lá “Đơn kêu cứu” của mình, ông Khai nhấn mạnh: “Ông Sơn lấy chiêu bài hợp tác đầu tư nâng cấp Tập đoàn Y dược Bảo Long nhưng ông ta đã tàn nhẫn thực hiện hành vi “bóp chết” Bảo Long – một thương hiệu mạnh và thân thiện trong công chúng rồi thực hiện mưu đồ biến mặt bằng của Bảo Long thành thương phẩm cho nghề riêng của ông ta.
Chúng tôi xin cam đoan rằng, không có ý định bán đi sự nghiệp y dược và giáo dục của mình, chỉ dốc lòng với thiện chí hợp tác đầu tư nâng cấp. Nhưng có lỗi và sai lầm là nhẹ dạ ký vào văn bản khống! Cùng một số văn bản tạo điều kiện cho ông Sơn triệt hạ Bảo Long”.
Và những vấn đề trên cũng được bà Lê Thúy Hằng – Phó tổng giám đốc Bảo Long, đồng thời cũng là vợ của ông Khai nhiều lần nhấn mạnh trước báo giới: Không phải Bảo Sơn mua toàn bộ tài sản mà chỉ là một phần của Bảo Long. Tập đoàn Bảo Long còn gần 10 công ty lớn nhỏ và các đại lý trong toàn quốc và quốc tế đang hoạt động. Trừ vụ mua bán trường trung cấp là mua đứt bán đoạn không có ý kiến gì; còn 3 cơ sở trên, Bảo Sơn chưa trả hết tiền cho Bảo Long!
Ông Nguyễn Hữu Khai.
“Để đầu tư phát triển, Bảo Long có vay vốn một số ngân hàng và một vài nơi khác. Anh Sơn (ông chủ của Bảo Sơn) muốn khi Bảo Long – Bảo Sơn hợp tác với nhau, Bảo Long không còn nợ nần gì ai khác, nếu có nợ là nợ một nơi là Bảo Sơn thôi, nên đồng ý cho vợ chồng tôi vay tiền trả hết các khoản vay hiện có. Nhưng muốn được anh Sơn cho vay thì phải có tài sản thế chấp. Tài sản có giá trị còn lại duy nhất của Bảo Long khi ấy chỉ là đất gồm hơn 10.000m đất tại Hóc Môn – TP Hồ Chí Minh và trên Sìn Hồ – Lai Châu” – bà Hằng kể.
Riêng hơn 10.000m đất tại Hóc Môn (TP Hồ Chí Minh), năm 2007, theo biên bản định giá của công ty định giá thuộc Bộ Tài chính là hơn 70 tỉ đồng (lời bà Hằng). Cộng với số đất ở Sìn Hồ, ngày 12/5/2011 Bảo Long thế chấp tài sản là giá trị đất để vay Bảo Sơn 80 tỉ đồng trả nợ ngân hàng. Hợp đồng vay vốn này giá trị ngắn và lãi suất là 1,75%/tháng.
Tuy nhiên theo bà Hằng, đến nay Bảo Sơn mới giải ngân chuyển cho Bảo Long 37,3 tỉ đồng. Số tiền này được chuyển thanh toán các khoản nợ ngân hàng của Bảo Long. Trong khi đó, toàn bộ giấy tờ đất và tài sản ở hai cơ sở tại Hóc Môn và Sìn Hồ, Bảo Long đều đã giao cả cho Bảo Sơn. Số tiền còn lại không biết đến bao giờ mới được giải ngân nốt?
“Và giờ thì: Bảo Long chẳng còn gì. Tài sản có giá trị lớn là đất đai, nhà xưởng thì đều đã thuộc Bảo Sơn. Chẳng ai chịu cho Bảo Long vay trong bối cảnh này khi mà đang có tranh chấp. Mặt khác ai cũng nghĩ có khoản tiền 227,5 tỉ đồng Bảo Sơn trả, Bảo Long đang rất nhiều tiền. Nhưng thực tế số tiền ấy đều đã được trả cho các khoản vay ngân hàng để đầu tư trước đó”, bà Hằng nói.
Ông Sơn: Tôi làm ơn mắc oán!
Trái hẳn với ông Khai, sau khi chúng tôi liên lạc, ông Nguyễn Trường Sơn – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Bảo Sơn không hề tỏ ra bức xúc, cũng như bất bình thái quá trước những gì ông Khai cung cấp và báo chí đã viết. Nói về cuộc mua bán này, ông Sơn nhấn mạnh: “Đây là một vụ mua bán đàng hoàng, đúng pháp luật. Người được lợi và đáng phải cảm ơn tôi chính là anh Khai. Cho đến giờ phút này, nếu anh Khai có nói điều gì không đúng chắc có lý do, mục đích riêng của anh Khai”.
Ông Sơn kể lại ngọn ngành vụ mua bán gây tranh cãi này:
“Tôi và anh khai đã quen nhau từ 20 năm trước nhưng cũng chỉ dừng ở mức chào hỏi chứ không thân thiết gì. Trong một lần anh Khai đến chơi rồi bắt mạch, chẩn bệnh cho tôi. Anh nói máu tôi bị nhiễm mỡ cao và bị vón cục, anh có liều thuốc có thể chữa được. Rồi anh đưa cho tôi một túi viên thuốc tễ. Thú thực, lúc đầu tôi chưa dám dùng ngay vì cũng sợ. Một tháng sau, anh Khai hỏi, tôi mới mạnh dạn đem ra dùng. Một thời gian sau, tôi đến bệnh viên kiểm tra lại, thấy lượng mỡ trong máu giảm, người khỏe lên. Tôi nhận thấy thuốc anh tốt thật, tôi rất biết ơn anh Khai và thân nhau từ đó. Tôi nhiều tuổi hơn nên anh Khai cũng coi tôi như anh”.
Khẩu hiệu ở khu dược liệu Sìn Hồ
“Từ đó, bẵng đi một thời gian dài không gặp nhau. Năm nay, mùng 8 tết không biết ma xui quỷ khiến thế nào, tôi đi chúc tết một người bạn là cán bộ của Bộ Công an nhưng đã nghỉ hưu cách đây 8 năm – hiện anh ấy đang làm cấp phó cho ông Khai. Trước khi xuống, tôi có gọi điện cho ông ấy thì được biết ông đang ở Bảo Long. Thế là tôi xuống chúc tết ông, đồng thời chúc tết ông Khai luôn. Khi tôi xuống chúc tết thì vợ chồng ông Khai đều đi sát với tôi, giới thiệu về Bảo Long rồi đưa tôi về phòng ông Khai”.
Sau một hồi nói chuyện, ông Nguyễn Hữu Khai đặt vấn đề: “Em đang gặp rất nhiều khó khăn, hiện nay đang vay một khoản tiền 20 tỉ với lãi suất 21%/tháng mà 15 tết này phải trả (hôm đó là mùng 8 tết), nếu không trả thì sẽ rất nguy hiểm”.
Bà Hằng (vợ ông Khai) cũng bảo với ông Sơn: “Nói thật với anh, khi chúng em vay số tiền này thì thứ nhất để trả một số người mà trước đó đã vay giờ đến hạn, tết họ đòi ráo riết quá; thứ 2 là lo cho cán bộ, công nhân viên nghỉ tết nên em cứ vay bừa. Bây giờ thì em không nhìn thấy khoản nào để trả cả, muốn anh giúp chúng em thoát khỏi cái nợ nần này nếu không thì cũng bị người ta siết nợ hoặc phải bóc lịch”.
“Nghe chuyện của vợ chồng ông Khai xong, tôi gọi điện về cơ quan hỏi tài vụ trong két giờ còn bao nhiêu tiền thì anh em báo cáo còn 18 tỉ tiền mặt. Tôi quyết định cho 2 vợ chồng ông Khai vay 18 tỉ với lãi suất 1,35% theo lãi suất ngân hàng (thật ra khi đó ngân hàng cho vay với lãi suất 23%/năm, khoảng 1,90%/tháng – PV). Mặc dù đây là một số tiền lớn nhưng vì nghĩ ông Khai từng chữa bệnh cho mình nên tôi cho vay cũng chẳng giấy tờ gì mà cho 2 vợ chồng xuống lấy tiền và viết mỗi cái phiếu tiền cho vay với lãi suất như vậy” – ông Sơn kể.
Khi chúng tôi hỏi, là một người làm kinh tế lâu năm, sao ông lại có thể bất cẩn như vậy? Ông Sơn cho biết: “Đúng là như vậy, tôi cũng không hiểu sao mình lại làm thế nữa. Tôi vốn làm rất chặt chẽ về pháp lý nhưng hôm đấy tự nhiên lại cho vay một cách rất đơn giản. Nhưng quả thật, khi ông Khai bảo là nợ như vậy nếu không trả thì nó sẽ bị chủ nợ thuê côn đồ chém chết nên tôi đã thương tình, cho vay ngay với lượng tiền lớn như thế”.
Ngày hôm sau, Nguyễn Hữu Khai lên tận nhà ông Sơn cám ơn và bảo: “Anh đã cứu em, cuộc đời có lẽ không bao giờ quên được. Nhưng cũng nói thật với anh là bây giờ thì anh đã thương thì thương cho trót, đợt này em còn đang nợ một khoản 30 tỉ đồng nữa với lãi suất 18-20%/tháng”.
Sau khi nghe ông Khai nói như vậy, ông Sơn đã đồng ý và tiến hành ký hợp đồng cho vay 30 tỉ đồng nhưng chỉ xuất 12 tỉ đồng vì hôm nọ đã xuất 18 tỉ. Ký xong hợp đồng, nhận tiền thì ông Khai về.
3 hôm sau ông Khai lại đến đặt vấn đề là thực chất ông nợ 286 tỉ đồng với mức lãi phải trả là 11 tỉ/tháng. Ông Khai nói: “Bây giờ nói xin anh vay nữa thì cũng vô lý nên em muốn bán toàn bộ tài sản của em cho anh vì trong thời buổi này chỉ có anh mới đủ tiềm lực để giúp em thôi”.
Nghe ông Khai nói có lý, có tình nên ông Sơn đồng ý và yêu cầu ông Khai lên giá thành.
Những thứ đã từng thuộc về Bảo Long
Ông Sơn kể tiếp: “Ông Khai lên giá thành bao nhiêu thì tôi cũng chấp nhận. Đất mặt đường giá 10 triệu đồng/m2 có chiều dài 20m, tôi mua của anh Khai 10 triệu đồng/m2, đất thuê nông nghiệp bán 180 triệu đồng/sào (300m2) tức 500.000 đồng/m2, tôi mua 3 triệu đồng/m2. Và tôi đã chuyển tiền đầy đủ. Khi quyết những điều này, đều tự tôi. Tôi nghĩ có điều kiện thì mua để cứu vớt anh ấy; dù sao anh ấy đã là người có ơn đối với tôi. Anh nói giá bao nhiêu, cơ bản tôi đồng ý bấy nhiêu, trừ một vài điểm nhỏ. Dù người  nhà tôi ai nấy nghe chuyện đều gàn và bảo làm gì đến mức ấy nhưng tôi vẫn quyết mua”.
Ông Sơn yêu cầu trong tổng giá trị là 227 tỉ là đã bao gồm thương hiệu, bản quyền sản phẩm, cây cối, hoa màu, đất đai, toàn bộ tài sản trên đất. Khi mặc cả, ông Khai đòi trả thêm 63 tỉ và ông Sơn cũng đồng ý luôn với mức giá đó.
Ông Sơn cho biết thêm: “Tôi đồng ý mua toàn bộ công trình và yêu cầu ông Khai xuất hóa đơn bán dự án cho tôi để tôi đưa vào Bảo Sơn luôn. Nhưng ông Khai bảo: Nếu mà làm như thế thì em chết, em mà bán dự án thì em phải nộp khoảng 75 tỉ tiền thuế. Mà như thế thì em chẳng còn gì. Cho nên anh coi như cái đó anh mua cổ phần và chiếm giữ công ty thì em chỉ phải đóng thuế thu nhập cá nhân thôi chứ không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng. Tôi nghĩ cũng phải vì nếu ông Khai bán dự án thì ông phải nộp trước hết 10% thuế, tức là 22,7 tỉ đồng, cộng với thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, ông ấy sẽ mất hàng chục tỉ đồng thì cũng khổ. Nghĩ vậy, tôi đồng ý ngay vì ông Khai còn phân tích: Cổ phần tạo ra tài sản, bán tài sản thực chất là bán cổ phần. Chính vì những lẽ đó mà tôi đã chấp nhận mua của ông với giá 227 tỉ bằng cách là mua 100% cổ phần”.
Và tại Điều 8, Hợp đồng số 01/CNVCP&TS/BL-BS nói rất rõ sau khi thanh toán 100% rồi thì các thành viên hội đồng quản trị cũ không còn bất cứ quyền lợi nào kể cả quyền sử dụng, quyền đầu tư.
Như vậy, Điều 8 đã thắt lại toàn bộ các điều khoản trước đó được đưa ra trong hợp đồng. Tức là không bao gồm các khoản nợ nần mà trước đó Công ty Cổ phần Tập đoàn Bảo Long đã vay của các đối tác trước đó hoặc nợ thuế hoặc nợ tất cả cái gì khác.
Về khoản vay 80 tỉ mà bà Hằng nói, ông Sơn cho rằng: Khoản vay này được thể hiện rất rõ ràng và đầy đủ tại các Hợp đồng vay vốn trả nợ ngân hàng số 17/HĐVV/BL-BS ký ngày 12/5/2011 giữa Tập đoàn Bảo Sơn với Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long và Hợp đồng vay vốn số 3105/HĐVV/BL-BS ký ngày 31/5/2011 giữa Tập đoàn Bảo Sơn với Công ty TNHH Đông Nam dược Bảo Long. Theo đó, Bảo Sơn sẽ giải ngân ngay cho ông Khai 37,3 tỉ để trả nợ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Chi nhánh Hóc Môn. Số tiền còn lại được tính vào chuyện mua bán Trường trung cấp Y dược, Công ty TNHH Dược liệu Sìn Hồ và các tài sản còn lại ở trong bệnh viện và công ty cổ phần.
“Tôi không ngờ mình làm ơn lại mắc oán. Rất nhiều người nói tôi bỏ ra hàng trăm tỉ để mua các cơ sở của anh Khai vào lúc này là quá đắt, là dại. Nhiều người phân tích với tôi: ông Khai đang có ý định đổ hết mọi chuyện cho Bảo Sơn để  các con nợ tin rằng, ông Khai vẫn có nguồn để trả nợ và ông Khai chưa trả được nợ là vì Bảo Sơn chưa thanh toán hết tiền. Ông Khai làm thế là để tránh áp lực từ các con nợ và nhân viên”, ông Sơn tâm sự.
Bảo Long có thật sự "ngây thơ"
Khi các cơ quan chức năng của TP Hà Nội vào cuộc, những lình xình xung quanh thương vụ Bảo Sơn Bảo Long  đã đi đến hồi kết. Theo đó, ông Nguyễn Hữu Khai phải đối diện với pháp luật và Bảo Long đã lộ rõ bản chất là một doanh nghiệp tồn tại theo kiểu "thùng rỗng kêu to"!
Thực tế, Bảo Long đã tự đánh mất mình. Kể cả dùng mỹ từ đẹp đẽ là rủi ro; về tâm lý, tình cảm có thể chia sẻ; thì bản chất vấn đề vẫn không hề thay đổi! Ở bài viết sau, PetroTimes sẽ tiếp tục công bố các tài liệu để bạn đọc thấy rằng: ông Nguyễn Hữu Khai và Bảo Long đã biết trước kết cục của mình!
(Còn tiếp)
Nhóm phóng viên PetroTimes

Hình ảnh từ buổi khám xét nơi ở, nơi làm việc của Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long

(PetroTimes) - 10h30 phút sáng 17/6, cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã thực hiện lệnh khám xét nơi ở và làm việc của ông Nguyễn Hữu Khai - Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long. Về thực chất, đây là trụ sở mà ông Khai chiếm dụng trái phép của Tập đoàn Bảo Sơn ở số 10 Cổ Đông, Sơn Tây, Hà Nội.

Ông Khai không có mặt trong buổi khám xét sáng nay. Chứng kiến buổi khám xét sáng nay về phía Bảo Long có  ông Nguyễn Hữu Trường (con trai ông Khai), ông Nguyễn Hữu Minh (em trai ông Nguyễn Hữu Khai),  và ông Nguyễn Vĩnh Hảo (trợ lý của ông Nguyễn Hữu Khai).
Mặc dù đã bán cho Tập đoàn Bảo Sơn những trên thực tế, Bảo Long đang chiếm giữ trái phép, kiểm soát trụ sở này.
Đại điện Bảo Long chứng kiến các cán bộ công an thực hiện việc khám xét
Cơ quan công an phát hiện ra một số vũ khí trong trụ sở
Két sắt của ông Khai được khóa chặt và không ai biết mã khóa. Tổ công tác dưới sự chứng kiến của người nhà ông Khai đã phải thuê thợ phá két đến.
Tuy nhiên, két sắt này hoàn toàn trống không, có lẽ ông Khai đã thu dọn từ trước đó.
Việc khám xét được thực hiện tỷ mỉ và cẩn trọng
Phòng tiếp khách của ông Nguyễn Hữu Khai.
Biên bản được lập có chữ ký của đại điện cơ quan công an, của gia đình ông Nguyễn Hữu Khai, đại điện Bảo Long và được thông báo rõ ràng sau buổi khám xét
Lê Văn Lĩnh

Đình chỉ vụ án ông Nguyễn Hữu Khai

authorN.L Thứ Sáu, ngày 16/01/2015 07:14 AM (GMT+7)

(Dân Việt) Ngày 15.1, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội đã đình chỉ vụ án của ông Nguyễn Hữu Khai (SN 1952) - nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long (Bảo Long - Sơn Tây, Hà Nội).   

     dinh chi vu an ong nguyen huu khai hinh anh 1
    Ông Nguyễn Hữu Khai (giữa) đã rút đơn xin kháng cáo. Ảnh: IT 

    Lý do đình chỉ vụ án vì ông Khai đã rút đơn kháng cáo. Như vậy bản án sơ thẩm ngày 22.4.2014, TAND TP.Hà Nội tuyên phạt ông Nguyễn Hữu Khai 3 năm tù về tội Sử dụng trái phép tài sản có hiệu lực pháp luật.

    Bản án sơ thẩm cho rằng: Vào tháng 3 và 4.2011, ông Nguyễn Hữu Khai với tư cách là đại diện của Bảo Long đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư xây dựng và du lịch Bảo Sơn (Bảo Sơn) nhận số tiền 10 tỷ đồng từ Bảo Sơn để mua nguyên liệu phục vụ sản xuất trong thời hạn 1 năm. Sau đó, ông Khai không sử dụng số tiền này để mua nguyên vật liệu mà lại dùng để trả các khoản nợ cũ, và không trả lãi cho Bảo Sơn từ tháng 6.2011. Khi hết thời hạn hợp đồng, ông Khai không trả được cả tiền gốc và lãi cho Bảo Sơn, tổng cộng lên tới hơn 12,5 tỷ đồng.
    Ông Khai bị bắt tạm giam từ tháng 6.2013, đến nay đã được hơn một năm rưỡi.

    Từ trại giam, Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long Nguyễn Hữu Khai thừa nhận sai

    Ông Nguyễn Hữu Khai - Chủ tịch Tập đoàn Bảo Long đã thừa nhận sai trong thương vụ tranh chấp với Tập đoàn Bảo Sơn. Ông Khai hiện đang bị tạm giam để điều tra về hành vi sử dụng tài sản trái phép.

    Nguyễn Hữu Khai được di lý từ TP HCM ra Hà Nội để phục vụ công tác điều tra.
    Nguyễn Hữu Khai được di lý từ TP HCM ra Hà Nội để phục vụ công tác điều tra.
    Ông Khai vẫn mạnh miệng tuyên bố hợp đồng ông đã ký với Tập đoàn Bảo Sơn là không có hiệu lực và yêu cầu phía đối tác phải thanh toán thêm hàng nghìn tỷ mới chịu bàn giao tài sản. Trong một thời gian dài, mặc dù đã làm hợp đồng mua bán, chuyển nhượng và nhận đủ tiền nhưng ông Khai vẫn kiên quyết không bàn giao, chiếm giữ trái phép tài sản đã bán. Vụ việc kéo dài 2 năm trời, gây ra nhiều thiệt hại cho đối tác.
    Với hành vi này, ngày 15/6/2013, Cơ quan An ninh điều tra, Công an TP Hà Nội đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 tháng với Nguyễn Hữu Khai để điều tra về hành vi “Sử dụng tài sản trái phép.”
    Nguyễn Hữu Khai được di lý từ TP HCM ra Hà Nội để phục vụ công tác điều tra.
    Mặc dù liên tục “nói cứng” nhưng khi đối diện với sự nghiêm minh của pháp luật, Nguyễn Hữu Khai đã không thể tiếp tục quanh co. Theo thông tin mà PetroTimes vừa nhận được, ông Khai hừa nhận hợp đồng mua bán tài sản giữa Bảo Long – Bảo Sơn là đúng và ông đã nhận hết tiền từ hợp đồng này.
    Biết không thể “cù nhầy” thêm, ông Khai đã làm giấy ủy quyền cho vợ con đề bàn giao lại toàn bộ các tài sản chiếm giữ, sử dụng trái phép cho phía đối tác.
    Giấy ủy quyền được ông Khai viết ngay tại trại tạm giam vào ngày 24/8 với sự chứng kiến của luật sư Nguyễn Thắng Cảnh – người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ông Khai.
    Ông đã ủy quyền cho vợ là Lê Thị Thúy Hằng và con gái Nguyễn Thị Ngoan thay mặt ông bàn giao tài sản lại cho đối tác là Tập đoàn Bảo Sơn toàn bộ diện tích đất, tài sản, trang thiết bị, các công trình, hạ tầng trên khuôn viên rộng 53.382,7 m2 ở thôn Trại Hồ, xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
    Ông Khai cũng ủy quyền cho vợ con bàn giao lại con dấu, giấy tờ, sổ sách kế toán của Bệnh viện Đa khoa Bảo Long, Công ty cổ phần Tập đoàn Y dược Bảo Long, Trưởng phổ thông võ thuật Bảo Long. Ngoài ra, giấy phép sản xuất các lô thuốc đông y cũng nằm trong danh sách bàn giao.
    Sau đó 1 ngày, ngày 25/8, vợ con của ông Nguyễn Hữu Khai đã bàn giao lại tài sản cho Tập đoàn Bảo Sơn, chấm dứt hơn một năm chiếm giữ trái phép địa điểm này. Biên bản bàn giao này đồng thời thừa nhận tính hợp pháp và được khẳng định là một phần không thể tách rời của hợp đồng chuyển nhượng số 01/CNVCP&TS/BL-BS ngày 03/03/2011. Hợp đồng 01 chính là “bản hợp đồng lịch sử” gây ra tranh cãi suốt 3 năm trời giữa hai tập đoàn Bảo Long và Bảo Sơn.
    Cuối cùng thì sau 3 năm, thương vụ mua bán ồn ào nhất giữa 2 thương hiệu Việt đã kết thúc với việc thừa nhận sai của ông Nguyễn Hữu Khai – người đứng Tập đoàn Bảo Long một thời.
    Theo Lưu Thủy
    Petrotimes

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét