Cậu
bé mù lòa vừa ra đời đã bị bỏ rơi, đến khi được người nhận nuôi rồi
cũng vẫn trở thành mồ côi mà đi ăn mày kiếm sống. Cuối cùng, cậu đã biết
được nguyên nhân vì sao mà bản thân phải chịu nhiều đau khổ đến vậy!
Ngày
nọ, một người ăn mày mù bị một đứa trẻ dùng côn gỗ đánh vào trán làm
sưng lên một cái u. Anh ta dùng tay sờ lên chỗ sưng với vẻ mặt không hề
tức giận. Vừa dùng tay xoa xoa chỗ đau, vừa cười cười. Một tên ăn mày
khác nhìn thấy vậy cảm thấy vô cùng khó hiểu, liền hỏi: “Cậu mỗi lần bị đánh đều vui tươi hớn hở. Lòng của cậu sao có thể độ lượng rộng lớn như vậy?”
Người ăn mày mù nói: “Tôi đang tìm lại phúc báo của mình!”“Thật là khó hiểu?” – Tên ăn mày ngồi bên cạnh thốt lên.
Người ăn mày mù trầm ngâm một lát rồi nói: “Tôi sẽ kể cho cậu nghe câu chuyện này thì cậu sẽ hiểu ngay!”. Nói rồi, người ăn mày mù bắt đầu cất lời kể:
Trước
đây rất lâu rồi, cách kinh thành không xa có một gia đình giàu có, chủ
nhân tên là Triệu Lôi. Mặc dù vô cùng giàu có nhưng mãi đến tuổi trung
niên, vợ chồng họ mới có con nên vô cùng vui mừng và đặt tên là Đại Hỷ.
Hai vợ chồng họ vui mừng quá không biết đối xử với đứa con này thế nào
cho phải nên nuông chiều Đại Hỷ từ bé, muốn gì được đấy, thậm chí đứa
trẻ muốn đánh ai thì đánh, cả gia đình và người ở đều vui vẻ tiếp nhận.
Khi
Đại Hỷ lớn lên, cậu ta càng hoành hành ngang ngược, khiến cho hàng xóm
láng giềng sống cũng không được yên thân. Mỗi ngày Đại Hỷ đều tiêu tốn
không biết bao nhiêu tiền bạc.
Một ngày, Đại Hỷ đang đi trên đường
thì gặp một cô gái xinh đẹp, hắn ta lập tức nảy sinh ý đồ xấu, có hành
vi khiếm nhã với cô gái. Cô gái đang lúc sợ hãi thì gặp được một vị lão
hòa thượng cứu đi.
Ngày hôm sau, Đại Hỷ tìm đến ngôi chùa mà vị lão
hòa thượng kia. Vừa bước vào cửa chùa thì lão hòa thượng cũng từ cửa
chính đi ra. Đại Hỷ đoán rằng cô gái đó trốn ở bên trong nên muốn xông
vào tìm thì bị lão hòa thượng ngăn lại. Đại Hỷ không nói không rằng,
dùng gậy gỗ đánh vào đầu lão hòa thượng. Có lẽ, vì đánh trúng vào huyệt
nên vị lão hòa thượng già ngã lăn ra rồi qua đời.
Đại Hỷ bị quan
phủ bắt và bị kết tội phải đền mạng. Hắn ta không những không hối cải mà
còn đổ tội cho vị lão hòa thượng đã chiếm đoạt cô gái kia của anh ta.
Gia đình vì muốn giải vây của con trai, miễn khỏi chịu tội nên đã bán
sạch gia tài để nhờ quan huyện tha mạng cho. Ngay khi chuộc Đại Hỷ về,
không ngờ đêm đó nhà họ bị cháy dữ dội, người mẹ bị lửa bốc lên làm mù
mắt, người cha bị bỏng liệt người, rồi qua đời sau đó không lâu. Cả
người cả của đều bị tan biến mất, lúc này Đại Hỷ mới bừng tỉnh ngộ. Hắn
ra sức làm mọi cách hiếu kính với mẹ, làm các việc mà xưa nay chưa từng
làm như nấu cơm, giặt quần áo, đi làm thuê kiếm gạo…cứ như vậy mãi cho
đến khi người mẹ qua đời. Mấy năm sau, Đại Hỷ cũng vì bị bệnh tật không
có tiền cứu chữa mà ra đi.
Đại Hỷ khi xưa chính là tôi ở kiếp này.
Ngay từ khi ra đời tôi đã bị mù và bị cha mẹ bỏ rơi. Người nhặt tôi về
nuôi chính là một người phụ nữ nhặt ve chai tàn tật. Tôi dựa vào sự chăm
sóc của mẹ nuôi mà lớn lên. Sau đó, mẹ nuôi của tôi vì bị bệnh mà qua
đời. Tôi lại trở thành đứa trẻ mù mồ côi.
Hôm ấy vì quá đau khổ,
tôi đã đến bên mộ của mẹ nuôi tôi ngồi tựa vào đó mà khóc, tôi gào khóc
đến chết đi sống lại, vừa khóc vừa trách mắng ông trời bất công, mãi cho
đến lúc mệt quá mà thiếp đi lúc nào không hay. Trong giấc ngủ thiếp đi
ấy, tôi đã gặp một ông lão tóc bạc phơ, mờ ảo hiện ra. Ông lão ấy đưa
tay vẽ một cái, làm tái hiện lên rất nhiều việc hung ác khiến tôi thấy
sợ. Cuối cùng ông lão thở dài nói: “Tất cả những tội ác ban nãy
ngươi chứng kiến, đều là ngươi đã làm ở kiếp trước đấy! Tội nghiệp của
ngươi quá lớn, không những bắt nạt con trai, ức hiếp con gái, tiêu xài
phung phí mà điều không thể tha thứ chính là phỉ báng, đánh chết người
tu hành. Tội nghiệp vô cùng sâu nặng, nhưng niệm tình ngươi cuối cùng đã
biết tận hiếu với mẹ già nên ngươi mới được đầu thai làm người. Được
làm người nhưng phải chịu tội, ba đời không có tiền bạc, ba đời không có
hôn nhân, ba đời làm ăn mày mù. Mẹ nuôi của ngươi ở kiếp này chính là
mẹ của ngươi ở kiếp trước, bởi vì kiếp trước ngươi có hiếu với mẹ nên
kiếp này bà ấy đã nhận nuôi ngươi khôn lớn. Ở kiếp này, nếu như ngươi có
thể giữ được tâm tính làm người tốt thì mới có thể tiêu trừ nghiệp
chướng, khổ tận cam lai, kiếp sau sẽ có phúc báo!”
Người xưa thường nói: “Người đáng thương tất có chỗ đáng giận!” Từ câu chuyện có thể thấy, thiện ác có báo là thiên lý. Hãy hành thiện tích đức để kiếp này và kiếp sau được hưởng phúc báo!
Vì sao con người không nhớ được tiền kiếp của mình?
Nếu
luân hồi là có thật thì cho đến nay, nguyên nhân nào đã khiến cho con
người nhớ lại hay quên đi cuộc đời trước đó của mình vẫn chưa hoàn toàn
được giải thích và chứng minh rõ ràng.
Tuy nhiên không phải đó là
nguyên nhân để phủ nhận vấn đề luân hồi. Vấn đề luân hồi là một vấn đề
sâu xa tế nhị. Từ ngàn xưa, con người đã tìm cách lý giải vấn đề này.
Trong nhân gian, không hiếm những lời giải thích tại sao con người lại
quên những gì thuộc về tiền kiếp. Nếu giả dụ rằng có sự tái sinh thì nhớ
lại kiếp trước sẽ gây được biết bao điều phiền toái trở ngại. Một người
sinh ra nếu nhớ lại tiền kiếp của họ, người ấy sẽ tìm đến những gì liên
quan đến bản thân họ ở quá khứ hơn là hiện tại.
Thực
tế trên thế gian đã có khá nhiều trường hợp xảy ra. Vì hiện tại họ mới
chỉ sinh ra và rất mới lạ đối với những người mà họ nhận là cha, mẹ, anh
em, bà con… Một thí dụ dễ hiểu là khi một đứa bé ra đời và đến tuổi
biết suy nghĩ, nếu đứa bé ấy nhớ lại tiền thân của mình là con của ông
A, bà B thì dĩ nhiên khi lớn tình mẫu tử, phụ tử sẽ sống dậy nơi đứa bé
và dĩ nhiên nó sẽ tìm đủ mọi cách để gặp lại cha mẹ cũ. Như vậy người mẹ
hiện nay của đứa bé sẽ ra sao? Sẽ đau đớn khổ sở, buồn rầu biết chừng
nào? Thí dụ ấy giống như tâm trạng của một cô gái ngày xưa về nhà chồng
mà bao nhiêu kỷ niệm đẹp với người yêu dấu đều bỏ lại đằng sau trong khi
người mà mình sẽ gọi là chồng thì lại là một người không quen biết do
cha mẹ của tiền kiếp thì hình ảnh ấy sẽ lôi cuốn vô cùng không những vì
tình cảm rằng buộc mà còn có thể là vì tò mò muốn biết sự thật về kiếp
trước của mình ra sao. Luân hồi sinh tửLuật
luân hồi quả báo quy định rõ ràng con người sẽ phải chuyển sinh qua
nhiều kiếp và những gì họ phải trải qua như buồn đau khổ hận, tai nạn
hoặc sung sướng hạnh phúc, giàu sang, đều do từ kết quả họ tạo ra từ
kiếp trước. Hiện tượng luân hồi được xem như là một định luật. Tuy nhiên
luật này dễ bị xáo trộn khi con người biết được rõ ràng mỗi kiếp của
mình. Những bậc đại sư, những vị cao tăng cũng chưa hẳn biết rõ tiền
kiếp của mình. Những bậc Thiền giả có huệ lực cao khi tập trung tư tưởng
mới có thể nhớ lại kiếp trước và xem đó như là những biến cố đã xảy ra
trong những dòng đời trước đó của mình. Chính Đức Phật Thích Ca khi đang
trên đường tìm đạo, vẫn chưa biết được tiền kiếp của mình, mãi đến khi
chứng ngộ đạo pháp mới thấy được các kiếp. Nhờ ngài đã đắc được Túc Mạng
Minh và Thiên Nhãn Minh, nhờ đó mà ngài nhớ lại được hàng ngàn tiền
kiếp chuyển hóa trong trí như một cuộn phim quay ngược dòng thời gian.
Như
vậy, chỉ những bậc siêu phàm mới có khả năng nhớ lại tiền kiếp, còn
loài người hầu như tất cả đều chìm đắm trong tăm tối mê mờ không thấy,
không biết những gì đã xảy ra ở những tiền kiếp của mình. Chỉ họa hoằn
mới có những trường hợp dị biết lạ lùng như có những đứa bé mới 4, 5
tuổi kể lại tiền kiếp mình hay có người có khả năng khơi dậy những hình
ảnh của kiếp trước nơi người khác.
Trong dân gian Việt Nam ta thường nghe kể lại chuyện những người chết đi sống lại kể các chuyện thác vào Địa Ngục. Những linh hồn
này trước khi đi qua chiếc cầu khủng khiếp để đến chốn Diêm phù, họ đều
được quỷ sứ cho ăn cháo. Cháo này gọi là Cháo Lú. Công dụng chính của
Cháo Lú là để linh hồn người chết quên hết những gì về quá khứ của đời
mình để dễ dàng cho việc đầu thai sau này, vì nếu không thì những linh
hồn ấy vẫn còn mang nặng những nhớ thương tiếc nuối về cảnh cũ, người
xưa, tình ruột thịt, máu mủ giữa cha mẹ, anh em, vợ chồng, con cái khiến
lúc tái sinh luân hồi, họ lại tìm đến những gì liên hệ với tiền kiếp.
Điều đó làm khó khăn trở ngại cho sự trả quả trong lần đầu thai lại này
và cả những lần chuyển sinh khác nữa.
Câu chuyện truyền khẩu trong
dân gian ấy nói lên phần nào sự quên đi tiền kiếp của mỗi người khi họ
đầu thai. Tuy nhiên, như đã nói từ trên, từ cổ đại cho đến nay vẫn không
hiếm những người có khả năng nhiều ít về sự nhớ lại những gì trong quá
khứ. Trên thế gian có nhiều người có trí nhớ siêu đẳng và cao hơn nữa,
có người có khả năng nhớ lại tiền kiếp như đã trình bày từ trước.
Từ
lâu, các nhà nghiên cứu về hiện tượng tâm thần như Freud, Jerome Kegan,
Emest Havemann. William C.L.C. Macleod, Kripke.D.F.,Simons R.N… đều cho
biết rằng tiềm thức là cái thâm sâu vi diệu nhất thuộc về lãnh vực tinh
thần ở con người. Họ cố gắng nghiên cứu tìm hiểu những vùng sâu thẳm
của tiềm thức, vì kinh nghiệm cho thấy, qua giấc mơ nhiều người đã quay
về thời kỳ ấu thơ của mình rất rõ ràng tự nhiên như đang xem qua một
cuốn album dán ảnh của họ chụp vào những giai đoạn từ ấu thơ đến khôn
lớn. Những hình ảnh ấy vô cùng linh hoạt và rất chi tiết cả từ hình ảnh,
màu sắc, cử chỉ, môi trường, sự việc xảy ra. Như thế rõ ràng là ở trong
bộ não đã có những vùng giữ lại ký ức của mọi việc đã xảy ra từ lúc con
người sinh ra.
Theo nhà nghiên cứu nổi danh về vấn đề này là
Hidtoring Tan thì trí nhớ được giữ lại trong những phân tử protein của
tế bào não. Nếu có một năng lực nào làm khởi động các phân tử ấy thì các
ký ức sẽ được phục hồi rõ nét. Từ lâu phương pháp thôi miên
được áp dụng để làm khơi dậy những hình ảnh của quá khứ ấn nhập trong
những vùng sâu thẳm của bộ não. Nếu khả năng của thuật thôi miên mạnh mẽ
hơn nữa thì những hình ảnh của quá khứ xa xăm của một đời người sẽ hiện
ra rõ rệt trong trí nhớ người đó và xa hơn nữa là tiền kiếp của người
ấy. Nhiều thắc mắc về hình ảnh của tiền kiếp từ lâu đã được đưa ra.
Người ta tự hỏi rằng tại sao trong bộ não một người lạ lại có tích chứa
những hình ảnh của tiền kiếp trong khi người ấy sinh ra và lớn lên rồi
già chết, bộ não ấy của một đời người lại ghi nhận những dữ kiện xảy ra
từ những đời trước đó?
Thuật thôi miên có thể giúp con người nhớ lại kiếp trước?Cần
nhắc rằng từ lâu, các nhà nghiên cứu về óc não đã quan tâm đến vấn đề
là bộ não con người là một thế giới lạ lùng mà sinh vật học mới lần bước
vào một vài đoạn đường của nó mà thôi. Ngày nay, các nhà khoa học nhận
thấy rằng từ lúc con người ra sinh ra cho đến khi họ qua đời, dù người
ấy sống đến 100 tuổi đi nữa thì họ cũng chỉ tiêu thụ có một phần mười
năng lực của bộ não. Vậy còn chín phần kia vẫn chưa dùng tới là bởi
nguyên nhân nào? Phải chăng những phần kia còn tích chứa trong ký ức,
hình ảnh, sự kiện của nhiều đời nhiều kiếp khác nữa. Chỉ khi nào có được
sự kích động, khêu gợi do nguyên động lực nào đo mà làm phát sinh như
sự thôi miên chẳng hạn thì những ký ức ấy mới lột rõ. Đôi khi những hình
ảnh, sự việc xảy ra trùng hợp với những hình ảnh trong quá khứ xa xăm
của tiền kiếp cũng khích động được.
Điều này giải thích sâu xa hơn
những trường hợp vì sao có người thấy cái bánh xe lại khiếp sợ vì trước
đó hay từ tiền kiếp họ đã bị một tai nạn khủng khiếp có liên hệ tới
bánh xe như bị tra tấn bằng bánh xe, bị bánh xe cán qua người. Nhiều
người đôi khi khủng hoảng sợ trước một vài, thứ như sợi dây, nhánh cây,
con mèo, hoặc có khi sợ nước, sợ màu đen, sợ tiếng còi… là những thứ xét
ra không có gì phải đáng hoảng sợ. Nhưng theo khoa tâm lý học thì sự
hoảng sợ ấy đều có nguyên nhân vì có thể trước đó những thứ ấy đã là
nguyên nhân gây nên những sự việc hệ trọng, đôi khi nguy hiểm tạo đe dọa
trong quá khứ và hình ảnh ấy ăn sâu trong tiềm thức cho đến khi được
khơi dậy lại từ những sự vật, hiện tượng liên quan.
Theo ông Edgar
Cayce (người có khả năng khơi dậy những hình ảnh trong tiền kiếp của
người khác) thì mỗi người đều tích trữ trong bộ não mình những ký ức
tiềm tàng từ tiền kiếp. Qua nhiều kiếp, mỗi người đã trải qua những giai
đoạn phức tạp khác nhau và đôi khi những hình ảnh trong ký ức ấy được
hiện ra trở lại qua nhiều tác nhân như giấc mộng khi đang ngủ hay những
hình ảnh khi đang thức hay mạnh mẽ hơn và rõ ràng hơn khi được kích động
qua giấc ngủ thôi miên.
Tiến sĩ Igo Xamolvich Lixevich (Liên Xô cũ), nhà nghiên cứu về triết học Đông phương đã ghi nhận rằng: “Không
riêng gì ở các nước Đông Phương huyền bí mà ngay ở các nước Âu Châu và
Mỹ Châu, đâu đâu cũng có những trường hợp lạ kỳ mà cho đến nay giới khoa
học vẫn chưa giải thích được”.
Nhiều người, nhất là con trẻ, đã kể lại quãng đời về tiền kiếp của họ.
Các
nhà khoa học hiện nay chỉ mới dựa vào các gen di truyền ở các nhiễm sắc
thể trong tế bào và gọi từ trí nhớ gen hoặc giải thích qua hiện tượng
tiềm thức là những gì mà ý thức con người không kiểm soát nổi hoặc qua
những hình ảnh hay câu chuyện ngẫu nhiên nào đó để rồi tích tụ lại trong
tiềm thức và khi gặp điều kiện hay bất chợt phát sinh vì tác động của
một sự thúc đẩy nào đó về tâm lý. Riêng đối với các nhà nghiên cứu siêu
linh thì có một lý luận cho rằng: cái gọi là hồn của một chết nào đó đã
nhập vào một người khác và nếu bị hồn khác xâm nhập lại yếu về năng lực
tinh thần lẫn thể xác thì khi đó sẽ bị hồn mới nhập khống chế về điều
trước tiên là kích động việc nhớ lại cuộc đời của người khác.
Thật sự cho đến nay, vấn đề này vẫn chưa được sự giải thích rõ ràng.
Theo Bí ẩn Tiền kiếp và Hậu kiếp (Nhà xuất bản Tôn giáo)
Người phương đông từ xưa đến nay đều tin tưởng rằng, “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Tin rằng “thiện ác có báo” là thiên lý và là sự thật tồn tại một cách khách quan, không thay đổi. Thế nhưng, đã có “ác hữu ác báo”
rồi thì vì sao vẫn có không ít người làm việc xấu, thậm chí là không
điều ác nào không làm lại vẫn phát tài, lên chức vị cao, mọi chuyện được
như ý khiến người người nhìn vào cảm thấy ngưỡng mộ?
Điều này là
có nguyên nhân bởi vì nhân quả được thông suốt qua tam thế (quá khứ,
hiện tại và tương lai). Cho nên, người ở kiếp này đang hưởng vinh hoa
phú quý, mọi sự thuận lợi mặc dù họ làm điều ác là bởi vì kiếp trước họ
đã làm nhiều việc đại đức đại thiện. Một người kiếp này làm điều ác sẽ
có thể có 3 loại kết quả xảy ra:
Một
là nếu như ác báo không triệt tiêu hết phúc báo, thì người đó đương
nhiên có thể tiếp tục hưởng thụ phúc báo của mình. Người đó sẽ thăng
quan lên đến chức vị mà họ đáng được hưởng mới dừng lại hoặc sẽ kiếm
được nhiều tiền đến mức mà họ nên được. Mãi cho đến lúc mà người này đã
hưởng hết phúc báo của mình thì mới đến thời điểm bắt đầu làm ác gặp ác
báo. Tức là trong kiếp này người đó đã hưởng hết phúc báo của đời trước
và phúc báo của đời này, sắp đến lúc gặp ác báo. Chẳng qua là chưa đến
nên người ngoài nhìn vào nghĩ lầm là không gặp. Người xưa luôn coi trọng đức, không chỉ cho bản thân mà còn tích đức để lại đời sau.Hai
là nếu như kiếp trước người này làm việc đại thiện đại đức nên phúc báo
của họ vô cùng lớn. Kiếp này họ có làm việc ác nhưng mà ác báo chỉ bằng
một phần rất nhỏ của phúc báo mà người đó làm từ kiếp trước thì cả đời
họ vẫn sống suôn sẻ. Vì vậy, ở kiếp này, chúng ta nhìn sẽ thấy người này
tuy có làm việc ác nhưng lại không thấy bị ác báo.
Ba là trường
hợp phúc báo nên được hưởng sắp hết mà việc ác đã làm lại tích tụ quá
nhiều, lúc này là thời cơ ác báo đã “chín muồi”, phúc báo kết thúc và
người này bắt đầu phải chịu ác báo như sống thê thảm, đột nhiên bị bệnh
tật, tai nạn bất ngờ mà chết, hối hận không kịp. Có một câu chuyện như thế này: Phật
Đà từng có lần đi tới một nơi mà ở đó chỉ toàn là bụi đất, không có một
cây cối nào sinh sống. Ông kể với vị đệ tử đi theo mình rằng, nơi đây
trước kia rất giàu có, nhưng quốc vương là một người vô đạo. Một hôm,
ông ta đã giết một vị chứng đắc quả vị A La Hán. Sau khi ông ta giết vị A
La Hán rồi, trên trời đã thả xuống rất nhiều vàng bạc châu báu liên
tiếp trong bảy ngày liền. Tất cả dân chúng đất nước đều như điên cuồng.
Nhưng sau 7 ngày thì trên trời liền thả xuống toàn là bùn đất khiến cho
cả đất nước đều bị vùi lấp. Nguyên lai lúc đầu trên trời
cho thả xuống vàng bạc châu báu là bởi vì vị quốc vương này có phúc báo.
Bởi vì ông ta có phúc báo che chở cho nên ác nghiệp kia không có cách
nào hiện ra trước. Trời thả vàng bạc châu báu xuống là để cho ông ta
hưởng hết phúc báo. Sau khi đã không còn phúc báo che chở nữa, ác nghiệp
liền lập tức hiện ra chính là lúc trời thả bùn đất xuống.
Người
làm việc ác chưa bị báo ứng là vì còn chưa hưởng hết phúc báo, một khi
phúc báo đã hưởng hết thì nghiệp báo lập tức xuất hiện. Có người kinh
doanh ngành nghề sát sinh mà kiếm tiền, số tiền này kỳ thực là phúc báo ở
trong mệnh của họ. Dù họ cũng có thể thông qua các cách khác để kiếm
tiền, ví như gửi tiền ngân hàng để lấy lãi…, nhưng họ đã dùng sai phương
pháp kiếm tiền. Số tiền đã kiếm được kia đợi hưởng thụ xong rồi thì ác
báo của giết nghiệp kia sẽ tới.
Tinh thần Phật giáoNgười xưa giảng “có phúc báo không thể hưởng thụ hết”,
lúc có phúc báo càng phải làm việc thiện, làm việc có đức, dùng âm đức
để đền bù cho những việc làm sai trái trong quá khứ, chứ không phải là
chỉ biết hưởng thụ phúc báo. Nếu như phúc báo kia một khi hưởng hết rồi,
bị rớt xuống rồi thì mong muốn bồi đắp phúc báo là việc không hề dễ
dàng.
Trong “địa tạng kinh” có giảng, con người một khi đã rơi vào “tam ác đạo”
(ba đường là địa ngục, súc sinh và ngạ quỷ) rồi, thì sẽ ở trong tam ác
đạo mà luân chuyển, vào địa ngục làm quỷ đói, sau khi làm quỷ đói rồi
lại làm súc sinh, sau khi làm súc sinh mới được làm người. Vậy sau khi
làm người rồi, không có phúc báo, nghèo khó thấp hèn, không có cách nào
bồi dưỡng phúc báo, rồi lại rớt xuống, điều này rất đáng thương.
Chúng
ta mong muốn bồi đắp thêm phúc báo thì ban đầu cũng cần phải là có phúc
báo, có phúc báo làm nền tảng, mới có thể bồi đắp phúc báo được. Người
xưa luôn khuyên bảo con người rằng: “Có phúc báo không nên hưởng hết” chính là có ý này!
Với
sự phát triển của khoa học và rất nhiều tổ chức quan tâm tới việc
nghiên cứ mối quan hệ giữa 2 thế giới là thế giới vật chất và thế giới
tâm linh. Con người ngày càng giải thích được nhiều hơn về các hiện
tượng tâm linh. Sau đây là 1 số Lý giải khoa học về thế giới tâm linh. Về hiện tượng xem bói
của các nhà ngoại cảm chẳng hạn. Tạm giả thiết rằng những gì con người
đã trải qua thông tin về nó sẽ được lưu giữ ở đâu đó trên bộ phận của
con người(cơ chế phát thông tin và lưu trữ thông tin ở đâu hiện nay khoa
học chưa chỉ rõ được) gặp những người có khả năng đặc biệt gọi là các
nhà ngoại cảm người ta có thể đọc lại được thông tin trong quá khứ đó.
Vì họ biết những vấn đề trong qúa khứ, nhà ngoại cảm nói một số chuyện
trong tương là người dân cũng tin vì người ta nghĩ rằng quá khứ mà đúng
thì tương lai sẽ đúng. Nhưng thực tế là người ta không thể nói đúng được
được ngày mai bạn nhất định sẽ làm gì? Nếu họ bảo ngày mai nhất định
bạn đi chợ thì bạn chỉ cần cố tình không đi chợ là lời nói của nhà ngoại
cảm đó sẽ sai. Có nghĩa là sự thể hiện của con người như thế nào trong
tương lai các nhà ngoại cảm cũng không thể biết được.
Khi học về
thuyết tương đối của Anhxtanh ta thấy nguyên nhân bao giờ cũng có trước
kết quả. Sóng sinh học chưa phát thì không thể tiếp nhận được sóng sinh
học. Đó là lý do các nhà ngoại cảm không biết trước được tương lai. Điều
này cũng phù hợp với quan điểm đạo Phật: Trong đạo phật các vị A La Hán
chỉ biết được các kiếp quá khứ của mình mà không biết được kiếp tương
lai của mình, điều này thể hiện hầu hết trong tất cả các kinh điển, đặc
biệt kinh Diệu Pháp Liên Hoa Nhà ngoại cảm làm thế nào có thể tìm được mộ của người đã chết
giải thích hiện tượng này như thế nào? Tạm hiểu vấn đề thông qua sự so
sánh sau. Lửa nhờ củi mà cháy khi củi hết thì lửa tắt, lửa có thể phát
ra hơi ấm(cùng tia hồng ngoại của ngọn lửa đó), khi lửa tắt đi rồi nhưng
ngay sau đó thì hơi ấm vẫn còn(và vẫn còn phát ra tia hồng ngoại của
hơi ấm đó sau một thời gian nhất định). Để lâu đống củi sẽ hết hơi ấm.
Khi sinh lực còn thì người còn sống, khi sinh lực hết thì người chết.
Người sống có thể phát ra thông tin(sóng sinh học), có ý thức.
Khi
người đó chết thì ý thức vẫn còn (ý thức được tạo ra từ khi còn sống
nhưng không phát triển thêm), và sóng sinh học vẫn còn vẫn lưu trữ trong
xương cốt(hay đâu đó). Trong sự so sánh trên thì sinh lực ví như củi;
mạng sống ví như lửa; ý thức ví như hơi ấm, sóng sinh học ví như tia
hồng ngoại. Để lâu hơi ấm bị mất do đó để lâu thì những cơ quan bộ phận
lưu trữ thông tin dưới dạng sóng sinh học cũng sẽ mất đi. Trong khi tìm
hiểu về sóng vô tuyến ta biết nguồn thu bắt sóng được nguồn phát khi hai
nguồn phải cùng tần số. Ta giả thiết trong việc cảm nhận sóng sinh học
cũng có một số điều kiện nhất định.
Ý thức được tạo ra từ khi còn
sống khi chết (ý thức đó vẫn còn dư khí của cái sống) mà không thể
phát triển thêm. Ví dụ ông bà chết rồi mười năm sau người cháu mới đẻ ra
chắt. Tôi cho rằng cái gọi là linh hồn người chết đó chỉ biết được
những việc khi mà người ấy còn sống chứ không biết được những việc đã
xảy ra và sẽ xảy ra. Một số kết luận Lý giải khoa học về thế giới tâm linh
1: Có một dạng năng lượng gọi là năng lượng sống, năng lượng này tạo ra
từ các cơ thể sống. Khi cơ thể sống chết đi thì năng lượng sống cũng sẽ
mất dần.
2: Năng lượng sống đó cũng có những tính chất chung giống năng lượng thông thường và nó có thể chuyển hóa cho
3: Mọi hiện tượng tâm linh trong thế giới tâm linh tạo ra từ nguồn năng
lượng sống. Khi người ta chết thì năng lượng chuyển hóa dần do đó không
có linh hồn bất tử.
4: Hiện tượng tâm linh cũng như các hiện tượng
điện trường, từ trường… nó chỉ là một hiện tượng của thế giới vật chất
mà chúng ta đang sống và chúng ta nghĩ nó là thế giới tâm linh.
5:
Đối tượng của nghiên cứu các hiện tượng điện trường, từ trường… là vật
chất không có sự sống. Đối tượng của nghiên cứu các hiện tượng tâm linh
là vật chất có sự sống.
6: Hiện tượng tâm linh cũng phải tuân theo
quy luật nguyên nhân có trước kết quả có sau. Bất cứ nhà ngoại cảm hay
linh hồn, viên đá thạch anh….cũng không thể biết được thông tin mà thông
tin đó tương lai mới phát
7: Sự khác biệt của hiện tượng sóng vật
lý và sóng sinh học là do cơ chế tạo ra, lưu trữ thông tin, phát thông
tin, thu thông tin… khác
8: Hiện nay khoa học trên lĩnh vực này chưa phát triển để có khả năng thu nhận và xử lý thông tin sinh học, thông tin ý thức.
9: Thế giới tâm linh không phải là thế giới của ma quỷ thần linh, thế
giới đó chỉ là bộ phận của thế giới vật chất mà chúng ta đang sống.
10: Tổng quát mà nói mọi thế giới đều là một thế giới, chỉ có một thế
giới vật chất mà chúng ta đang sống. Các hiện tượng bí ẩn không phải là
hiện tượng ma quỷ, thần linh mà chỉ là hiện tượng vật chất chứ không
phải môt thế giới tâm linh riêng biệt.
Trong
xã hội hiện nay, chúng ta thường thấy những chuyện bất công, đau khổ
ngày càng tăng lên. Đó là vì nhiều người còn chưa biết, chưa tin vào
luật nhân quả. Họ thật đáng thương khi vô tư có những suy nghĩ, lời nói,
hành động bất chấp hậu quả về sau. Vì vậy, một khi chúng ta đã biết đến
luật nhân quả, chúng ta phải có trách nhiệm tìm hiểu kỹ càng để thấu
hiếu mà áp dụng vào cuộc sống và truyền đạt lại cho người khác. Vậy luật nhân quả là gì?
Nhân, quả nghĩa đen là hạt và trái (quả) mà ở đây, chúng ta hiểu nó là “nguyên nhân” và “kết quả”. Nhân
quả nghĩa là mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trên đời này đều có nguyên
nhân của nó từ trước. Không tồn tại một sự vật, hiện tượng tự nhiên sinh
ra mà không có nguyên nhân cũng như không tồn tại một việc nào mà không
để lại hậu quả về sau.
Quả nào mà chẳng từ nhân Nhân nào gieo cũng quả sinh sau này Trong nhân đã chứa quả rồi Quả còn chứa đựng trong mình nhiều nhân.
Tại sao chúng ta phải tin vào nhân quả và coi nó là chân lý? Mọi
thứ xung quanh chúng ta dường như sinh ra và mất đi một cách ngẫu
nhiên. Chẳng hạn một người đi đường bị tai nạn giao thông hay một người
khác được trúng xổ số hàng trăm triệu đồng, v.v… Phải chăng đó là vì sự
hên xui may rủi? Nhưng thử suy nghĩ lại một chút, có thứ gì sinh ra mà
không có nguyên nhân đâu. Từ hạt cơm nhỏ bé chúng ta ăn có được là từ
hạt lúa gieo ngoài đồng, dưới bàn tay chăm sóc, tưới nước bón phân của
người nông dân cộng với thời tiết mưa thuận gió hòa, côn trùng ong bướm
thụ phấn, v.v… Hay như quần áo chúng ta mặc cũng từ vải qua bàn tay
người thợ may, vải lại có được do người thợ dệt dệt từ sợi, sợi lại được
lấy từ cây bông do người trồng bông, v.v… Cho đến những thứ to lớn như
Trái Đất, Mặt Trời, Vũ Trụ cũng do nhiều yếu tố hợp thành. Những điều đó
cho thấy, mọi sự vật hiện tượng tồn tại được đều có nguyên nhân của nó.
Nhân này có lúc gần dễ nhận biết hoặc có lúc sâu xa khó nhận biết.
Bằng
những lý lẽ trên, chúng ta kết luận rằng luật nhân quả là chân lý vì nó
là một quy luật của tự nhiên, không phải do một ai đó sáng tạo ra và áp
đặt cho thế giới này cả. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều người không muốn
tin vào luật nhân quả, họ ngang nhiên làm những điều xấu mà không hề
nghĩ đến quả báo về sau. Đối với những người như vậy, họ thật đáng
thương. Chúng ta cần kiên trì khuyên bảo cho họ tin vào luật nhân quả.
Khuyên họ đừng để đến khi nhận quả báo mới hối hận.
Những vấn đề cần làm rõ về nhân quả:
1: Việc chùa làm lễ cầu an, cầu siêu có đúng với luật nhân quả không?
Trả Lời: Các
buổi lễ cầu an, cầu siêu trong chùa hoàn toàn đúng với chánh pháp, áp
dụng luật nhân quả một cách khéo léo, đã được chư vị Tổ sư từ bi đặt ra
để hướng dẫn dân chúng bước vào ngưỡng cửa từ bi của nhà Phật, trong khi
và sau khi gặp hoàn cảnh khổ đau trong đời sống hằng ngày, nhằm truyền
bá rộng rãi chánh pháp vào trong dân gian, đem lại sự bình an trong tâm
hồn của mọi người đang sống trên thế gian đầy dầy sự bất trắc này vì.
Ngoài
các tính chất triết học, tín ngưỡng, đạo đức, luân lý, tâm lý, duy
thức, Phật giáo cũng là một tôn giáo. Cho nên Phật giáo cũng có những
nghi thức, nghi lễ để truyền bá chánh pháp một cách rộng rãi trong mọi
tầng lớp dân gian.
Dân chúng đông đảo có nhiều căn cơ trình độ
khác nhau. Chư Tổ sư nhận biết điều đó, nên đặt ra rất nhiều nghi thức,
nghi lễ, như là: cầu an, cầu siêu, sám hối, thích hợp với từng hoàn
cảnh, từng trường hợp của mọi người trong dân chúng. Chẳng hạn như là:
trong gia đình có một người lâm trọng bệnh, ngoài việc cố gắng chữa trị
theo y học đông hay tây, thân nhân cần có thêm niềm tin vững mạnh, để
giúp đỡ người bệnh lên tinh thần, bệnh tình chóng khỏi. Thân nhân bèn
đến chùa mong được quí sư làm lễ cầu nguyện chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ
cho người bệnh chóng bình phục, tai qua nạn khỏi. Do đó nhà chùa có lễ
cầu an để giúp đỡ dân chúng về mặt tín ngưỡng, trong hoàn cảnh mọi người
đang bối rối, để đuợc an tâm phần nào trong lúc điều trị cơn bệnh.
Nếu
chẳng may, trong gia quyến có người qua đời, thân nhân xót thương đau
khổ, tìm đến chùa để mong được quí sư làm lễ cầu nguyện chư Phật, chư Bồ
Tát gia hộ cho người mãn phần được vãng sanh về cõi an lành, về cõi
tịnh độ. Do đó nhà chùa có lễ cầu siêu để giúp đỡ dân chúng về mặt tín
ngưỡng, trong hoàn cảnh mọi người đang bối rối, để được an tâm phần nào
trong lúc lo lắng hậu sự cho thân nhân của mình.
Nhân các cơ hội
đó, quí sư đem chánh pháp giảng giải cho dân chúng được thấu rõ về lý
nhân quả, về sự vô thường trên thế gian, nâng cao trình độ hiểu biết
chánh pháp cho những người hữu duyên. Nhờ nhân lành này, dân chúng được
khai ngộ, có được chánh kiến, đó là cái thấy biết như thật, trở về qui y
Tam Bảo, phát nguyện tu tâm dưỡng tánh, hưởng được quả lành sau đó,
được an lạc và hạnh phúc, được giác ngộ và giải thoát, nhờ công phu tu
tập của chính bản thân.
2: Luật
nhân quả là một lý thuyết của Phật giáo mà tất cả vạn vật trong vũ trụ
đều hoạt động, vận hành theo quy luật đó. Vậy, luật nhân quả là gì? Luật
nhân quả có phải do Đức Phật chế ra, như một số quốc gia đặt ra luật đi
đường chăng?
Trả Lời:
Luật nhân quả thực ra có trước đạo Phật. Tuy nhiên, khi Đức Phật thành
đạo dưới cội bồ đề, ngài chứng được tam minh, lục thông, thấy được do
nguyên nhân nào con người luân hồi trong sáu nẽo, thấy được vô lượng
kiếp quá khứ, như người đứng trên lầu cao, nhìn xuống ngã ba, ngã tư, có
đông người qua lại. Do đó, luật nhân quả được giáo lý của đạo Phật hoàn
chỉnh và luôn luôn được đề cập trong tam tạng kinh điển, cho nên luật
nhân quả trở thành lý thuyết căn bản, là chánh kiến quan trọng trong
Phật giáo. Luật nhân quả là một chân lý hiển nhiên, luôn luôn đúng trong
ba thời: quá khứ, hiện tại, vị lai, không lệ thuộc thời gian và không
gian, áp dụng cho tất cả mọi sự sự vật vật.
Trong khi các quốc gia
đặt ra luật đi đường chỉ để áp dụng trong phạm vi quốc gia của mình,
trong thời hiện tại mà thôi. Về sau, luật đi đường đó có thể sửa đổi, tu
chính cho thích hợp với sự tiến hóa của xã hội. Quốc gia khác có thể
không áp dụng cùng luật đi đường như vậy, đôi khi còn ngược hẳn lại.
3:
Nếu “nhân nào quả nấy”, tại sao có người cả đời hiền từ mà lại gặp lắm
tai nạn khổ sở, trái lại người hung ác sao vẫn được an lành và nhiều may
mắn?
3:
Nếu “nhân nào quả nấy”, tại sao có người cả đời hiền từ mà lại gặp lắm
tai nạn khổ sở, trái lại người hung ác sao vẫn được an lành và nhiều may
mắn?
Trả Lời: Thường
thường, chúng ta thấy gieo nhân nào thì gặt quả nấy. Tuy nhiên, cũng có
nhiều người thắc mắc: Tại sao có người ăn hiền ở lành, tu tâm dưỡng
tánh, thường xuyên đi chùa, hay đi nhà thờ, không làm việc gì bất nhơn
thất đức, nhưng cứ bị nạn, bệnh hoạnliên miên, họa vô đơn chí, xui xẻo
dồn dập? Trái lại, có rất nhiều người, điêu ngoa hung tợn, lừa thầy phản
bạn, làm đủ mọi chuyện tồi tệ, ném đá giấu tay, không chừa bất cứ thủ
đoạn, phương tiện gian manh nào, nhằm đoạt cho bằng được mục đích vị kỷ
của họ, tại sao họ vẫn cứ nhởn nhơ phây phây, bình yên vô sự, ăn nên làm
ra, gặp nhiều may mắn, tậu nhà sắm xe?
Luật nhân quả
giải thích được các việc đó trong ba thời: quá khứ, hiện tại và vị lai.
Có những nguyên nhân được tạo ra trong quá khứ, kết quả hay hậu quả
nhận được trong hiện tại. Có những nguyên nhân được tạo ra trong hiện
tại, kết quả hay hậu quả nhận được trong vị lai.Người hiền
lành đang gieo nhân lành trong hiện tại, kết quả tốt chưa kịp đến thì
hiện nay phải đền trả quả báo xấu do nghiệp nhân xấu đã gây tạo trong
quá khứ. Khi quả báo xấu hết rồi, vận xui qua rồi, con người bắt đầu gặp
may mắn, gặp vận hên, gặp số đỏ, gặp quới nhơn, ăn nên làm ra, tiền vô
như nước, vạn sự hanh thông. Do đó, sách có câu: “Hết cơn bỉ cực tới hồi
thới lai”, chính nghĩa như vậy.
Những người hiện đời đang gieo
nhân ác, tạo tội tạo nghiệp, hậu quả xấu chưa kịp trổ, nhưng hiện tại
đang thụ hưởng phước báo lành do nghiệp nhân tốt đã gieo trong quá khứ.
Khi hưởng hết phước báo rồi, con người bắt đầu đền trả nghiệp báo, tai
nạn triền miên, tán gia bại sản, lâm bệnh ngặt nghèo, hay chết thê thảm.
Các vị quốc vương, hay tổng thống bị đảo chánh và ám sát, các tay tài
phiệt bị phá sản phải tự tử, các hoàng gia, công nương, công tử bị bất
đắc kỳ tử trên xa lộ, dưới biển sâu, hay trên núi tuyết, cho thấy rằng
luật nhân quả không chừa bất cứ ai, không có ngoại lệ, không hề sai
chạy!
4: Nếu có luân hồi thì khi
chết rồi một người chỉ tái sanh một người thôi, tại sao thế giới này
ngày xưa thì ít mà nhân loại mỗi ngày thêm đông?
Trả Lời:
Thuyết luân hồi tái sanh ảnh hưởng cho tất cả mọi loài chúng sanh trong
sáu cõi: thiên, nhơn, a tu la, địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, và trong
tam thiên đại thiên thế giới, chứ không phải chỉ áp dụng cho loài người ở
trên quả địa cầu này mà thôi. Do đó, chúng sanh ở cõi này, thế giới này
có thể tái sanh sang cõi khác và thế giới khác, cho nên số chúng sanh
lên xuống, hay thay đổi ở các cõi là vì vậy.
5: Vợ chồng lấy nhau có phải nhân quả hay không?
Trả Lời: là duyên nhân quả nợ vay trong thuận cảnh, cũng như trong nghịch cảnh.
Ví
dụ: Kiếp trước chúng ta đối xử với những người làm công cho mình quá
khắc nghiệt, đánh đập, chửi mắng, trả tiền công ít, v.v..
Kiếp này
họ làm vợ hoặc chồng hoặc con cái trong nhà, họ phá tán của cải tài sản
và còn chửi mắng đánh đập, khiến cho gia đình đau khổ bất an.
Cho nên, kiếp trước gieo nhân nào thì kiếp này phải trả quả nấy. Tình nghĩa vợ chồng con cái đều do nhân quả
6: Theo luật nhân quả thì ai làm nấy chịu. Tại sao có những việc cha làm con bị ảnh hưởng, hoặc con làm mà cha bị liên can?
Trả Lời:
Đúng là theo luật nhân quả, ai làm nấy hưởng, ai làm nấy chịu. Đó chính
là sự công bằng tuyệt đối, gọi là biệt nghiệp, tức là nghiệp riêng của
từng người. Nghiệp có ba thứ: thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp. Thí
dụ như: nhảy cao thì bị gảy cẳng, nói bậy thì bị chúng chửi, nghĩ bậy
thì bị nhức đầu, đó gọi là biệt nghiệp. Thí dụ như: ở hiền thì gặp lành,
nói hiền thì người thương, nghĩ tốt thì bình yên.
Khi người cha
gặp nạn, thì không những người con bị ảnh hưởng, mà cả gia đình đều chịu
khổ sở chung, đó gọi là cộng nghiệp, tức là nghiệp chung của một số
người có liên hệ với nhau về huyết thống, về sắc tộc, về nghề nghiệp, về
địa phương. Còn người con làm mà người cha bị liên can cũng chính là
cộng nghiệp, hoặc theo luật pháp, người cha không biết dạy dỗ người con
vị thành niên, khi người con làm chuyện phạm pháp thì người cha phải
chịu trách nhiệm liên đới.
Đây là nói về đời sống hiện tại. Nếu
bàn về nhân quả nghiệp báo ba đời thì người này có thể thiếu nợ người
kia, người kia sanh lên làm con trong đời này, tiêu pha hưởng thụ cho đủ
số nợ rồi đi, có khi phá tan sản nghiệp của cha mẹ nữa!
7: Người và thú hoàn toàn khác nhau, làm sao sau khi chết người có thể tái sanh thành thú và thú có thể thành người?
Trả Lời:
Người và thú hoàn toàn khác nhau về hình tướng, về nghiệp thức, qua cái
nhìn của thế gian, nhưng qua con mắt trí tuệ của đạo Phật, người hay
thú cũng đều có thân tứ đại bao gồm đất, nước, gió, lửa như nhau, và
nhất là đều có Phật Tánh, có tâm thức. Sau khi hưởng hết phước báo, lại
tạo tội tạo nghiệp, tức là tạo nghiệp nhân chẳng lành, con người lãnh
nghiệp quả chẳng lành tương ứng, bị đọa vào ba đường khổ: địa ngục, ngạ
quỉ, súc sanh. Hoặc sau khi đền trả hết nghiệp báo ba đường khổ, con
người được trở về các cảnh giới thiên, nhơn, a tu la.
Sự tái sanh
theo luật nhân quả qua lại trong sáu cõi luân hồi như vậy, trong kinh
sách gọi là: trầm luân sanh tử. Tu tập theo đạo Phật có mục đích cứu
kính là giải thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi nói trên.
8: Nhân quả diễn ra như thế nào?
Trả lời:
Quy luật Nhân Quả diễn biến tự nhiên, như là cái đương nhiên, không có
gì ngăn cản được. Khi ta gieo một Nhân thì lập tức một Quả đã xuất hiện
chờ ta phía sau. Nói dễ hiểu thì khi ta làm một điều gì tốt hay xấu, lập
tức đã hình thành một kết quả tốt hay xấu tương ứng chờ ta về sau để
trao lại cho ta. Nhất định ta phải nhận kết quả này. Vấn đề chỉ còn là
bao giờ nhận mà thôi. Có khi nhận được trực quan ngay ở kiếp đời này. Có
khi nhận ở kiếp sau hoặc nhiều kiếp sau nữa.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét