Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 70

-NÓI NHƯ CON "KÉT", LÀM NHƯ CON "KẸT"!
-QUAN "NỔ" = MỴ DÂN
-Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường".  
-Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!
-------------------
-Các "đồng chí" lãnh đạo nhà nước ta còn có một "truyền thống" là nể nang, không dám xử phạt thích đáng những quan chức vì cuồng tham ích kỷ mà tìm đủ mọi cách bẩn thỉu để bòn rút "lộc nước", mà vô cảm "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi", mà trù dập đồng nghiệp, phạm tội trước nhân dân, không dứt khoát loại trừ những quan chức đã đánh mất hết uy tín cá nhân trong quần chúng nhân dân, vẫn còn lối xét xử bao che, diễn kịch kiểu "thượng đội hạ đạp".
-Sự nở rộ nạn cường hào ác bá hiện nay có nguyên nhân sâu xa, không thể nói khác được, là từ sự sai lầm về mặt bản chất của thiết chế mà ra.
-Sao các "đồng chí" ngu thế, vô cảm thế? Làm những chuyện tán tận lương tâm thế mà vẫn làm được! Nhà nước vì dân mà như thế à?
-Đúng là "lấy oán báo oán, oán oán chất chồng"!
-Hãy nằm lòng câu: "Thượng bất chính, hạ tắc loạn"mà chấn chỉnh lại đi kẻo sụp đổ chế độ!

-------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Vùng đất tội ác Văn Giang 4 năm trước ... và bây giờ

-bài của 2 phóng viên thường trực của nhật báo Anh The Guardian tại Hanoi viết (Claire Provost and Matt Kennard) ngày Jan. 21, 2016, Lê Tùng Châu dịch và thêm các ảnh, chú thích, phụ lục liên quan, Jan. 21, 2016


TV PVT: Hẳn chúng ta chưa ai dễ nguôi quên tôi ác của chế độ Hanoi đem lượng lớn côn an vũ trang và chó đến đán áp người nông dân làm vườn Văn Giang, Phụng Quan, Xuân Quan, Cửu Cao ... tỉnh Hưng Yên miền Bắc Việt Nam hòng cướp đất nông dân bao đời để bán cho tư bản ngoại quốc xây khu biệt thự sinh thái nghỉ dưỡng hạng sang Ecopark mà đỉnh cao tội ác là cuộc cưỡng chế đàn áp dân chúng tay không tấc sắt, đánh thương tích nặng nề 2 nhà báo đỏ VOV là Phi Long và Ngọc Năm, cày xới mồ mả gia tiên lòi cả xương cốt tổ tiên của đồng bào lên tan hoang trong trận càn hôm 24.4.2012.
Sau 4 năm, hôm nay, 21.01.2016, nhật báo The Guardian có một bài kiểm điểm "thành quả" của miền đất "sinh thái" Ecopark mà chôn dấu dưới chân nó là một tội ác kinh hoàng trời không dung đất không tha của chế độ cộng sản Hanoi.
Chúng tôi kính giới thiệu đến quý bạn đọc bản Việt dịch (của Lê Tùng Châu) bài báo nói trên. Tựa bài do TV PVT đặt



screenshot bài của Claire Provost và Matt Kennard trên The Guardian Jan. 21, 2016

Inside Hanoi's gated communities: elite enclaves where even the air is cleaner


Bên trong khu dân sinh biệt lập của Hà Nội: một biệt khu thượng lưu, sạch đến cả không khí!


Lượng giai cấp siêu giàu của Việt Nam bỗng mau chóng tăng lên đến chóng mặt cũng có nghĩa là một tiến trình đầu tư nhiều tỷ đô la Mỹ như bỗng từ đâu trồi lên ở thành phố cổ đại này, hoạt động an ninh tư thường trực đã ngăn cách sự giàu có sau những bức tường dày biệt lập với những phố xá đầy đặc hàng rong, kẹt xe và ô nhiễm lan tràn ở ngoài kia.

Đó là khu phức hợp Ciputra International City trị giá nhiều tỷ đô la, ở phía tây bắc Hà Nội, bao gồm 300 ha (741 mẫu Anh) vốn trước đây là đất nông nghiệp, nay là hàng lớp những biệt thự, trường học tư, một câu lạc bộ thể thao thượng lưu với cửa hiệu rượu vang hạng sang. Được bao quanh và bảo vệ bởi những dãy tường bê tông dày và các cổng ra vào, quả đó là một khu biệt địa giàu sang không cần che đậy như thể một thiên đường dành riêng cho tầng lớp dân ngoại quốc cũng như người Việt giàu có. Bên trong là những đường nhựa trải rộng đậu san sát những chiếc xe hơi sang trọng đắt tiền, những hàng cây cọ và những bức tượng thần Hy Lạp khổng lồ.

Bên kia thành phố, ở mạn đông, một công trình cũng đang được tiến hành tại Ecopark, đó là một dự án phát triển lớn tầm 8 tỷ đô la Mỹ (xấp xỉ 5 tỷ bảng Anh). Dự định hoàn thành vào năm 2020, hứa hẹn sẽ là một khu biệt lập hạng sang với một trường đại học tư, một khu "phố cổ" có dụng ý và sân golf 18 lỗ … là các hạng mục nổi bật trong dự án. Thoạt đầu dự án phát triển Ecopark, có tên là Palm Springs – được đặt theo tên một thành phố nghỉ dưỡng của bang California Hoa Ký, nơi nổi tiếng với các suối nước nóng nhân tạo, sân golf và khách sạn 5 sao – vừa mới hoàn thành.

Khắp Đông Nam Á trong 20 năm qua, những khu dân sinh biệt lập và rộng lớn như thế do các chủ đầu tư tư nhân xây dựng và quản lý đã hình thành những "đô thị mới" có vẻ như làm tăng lên mức độ bất bình đẳng mà người ta thấy cần phải đánh giá lại nơi các đô thị trong khu vực này. Nếu nhìn chung thì Việt Nam có vẻ như giảm mạnh đói nghèo so với những năm tháng trước - nhưng sự bất bình đẳng đang gia tăng không ngừng, và ngày càng trở nên nổi rõ lên là nơi các khu đô thị mở của đất nước này.

"Hồi trước ở đây ai cũng nghèo hết. Bây giờ thì khác rồi," Lâm nói. Lâm nay cỡ tuổi 40, đã lớn lên nơi này, nơi vốn ngày xưa nằm giữa những cánh đồng lúa, với các nhà vườn chuyên trồng hoa anh đào, quất và hồng … mà nay là phần rìa mạn tây Hà Nội. Giờ đây, ông có một công việc nhỏ làm khung ảnh cho cửa hiệu tranh ảnh, tọa lạc ngay phía trước ngôi nhà với nhiều chi tiết chạm khắc của ông. Các đồng lúa nay đã chẳng còn, và bên kia đường chình ình một dãy tường bê tông dày, cao nghệu, ngăn cách nơi Lâm ở (một hỗn tạp vô trật tự các xe gắn máy qua lại, cùng cảnh nhếch nhác các ghế nhựa ở nơi bày hàng chè nóng nhỏ lề dường, thêm các sợi dây điện treo lủng lẳng tùy tiện) với khu phức hợp Ciputra luôn biệt lập kín cổng và được canh gác suốt ngày đêm bởi an ninh tư.
"Bên này thì chỉ là những người nghèo thường thấy. Bên kia người ta mới giàu kìa” Miên nói. Miên 59 tuổi, cũng đồng cảnh ngộ như Lâm, bán một hàng chè nóng với thuốc lá và ít nước nước ngọt. Quanh đó là lác đác các chiếc ghế nhựa nhỏ rải rác trên vỉa hè trước cửa căn nhà có một phòng của Miên. Giữa đám khách hàng, bà uể oải nằm trên chiếc giường không có nệm trơ khung sắt. "Ở đây chúng tôi chỉ đủ sống", bà nói.

Trên toàn nước Việt, tỷ lệ người nghèo đói cùng cực đã giảm dần từ gần 60% xuống còn khoảng 20% trong 20 năm qua. Vào 2010, Ngân hàng Thế giới xếp loại Việt Nam là nước có "thu nhập trung bình". Nhưng khi Việt Nam áp dụng tự do hóa nền kinh tế thì lượng người giàu sụ đã tăng vọt. Theo một ước tính, số người siêu giàu - những người có tài sản hơn 30 triệu đô la Mỹ - nhiều hơn gấp ba lần trong 10 năm qua.

Trong khi khoảng cách chênh lệch giàu nghèo trở nên cực đại giữa người nghèo nông thôn và các tầng lớp thành thị xa hoa sang giàu đã đành, nó lại còn đáng chú ý hơn cả ngay ở các thành phố, nơi mà giàu và nghèo sống kề sát bên nhau. Xe đạp tranh với Mercedes và Range Rovers, và những bức tường ngăn cách đang cao dần lên, chia biệt một bên là các khu bất động sản cao cấp, một bên những làng nghề thủ công, các ruộng nương và nhà ở nhỏ bé tuềnh toàng, và chực chờ tăng gấp đôi các gian hàng nước chè hay các xưởng cơ khí nhỏ lên nữa.

"Những lo ngại về mối bất bình đẳng xã hội sẽ còn tăng lên nhiều khi lượng di dân di chuyển đến sinh sống nơi các thành phố nhiều hơn và những thực tế khác biệt giữa người giàu và người nghèo lại có cơ phơi bày rõ ra" – đó là cảnh báo của Gabriel Demombynes, một kinh tế gia cao cấp của Ngân hàng Thế giới phát biểu năm 2014. Cứ 10 cư dân đô thị thì hết 8 nói rằng họ lo lắng về sự bất bình đẳng về đời sống ở Việt Nam, theo một cuộc khảo sát về nhận thức về sự bất bình đẳng do chính các ngân hàng, Viện Khoa học, và Bộ Lao động và Xã hội của Việt Nam thực hiện.

Vực thẳm của sự bất bình đẳng của chế độ Hà Nội

Hà Nội là một thành phố cổ. Năm 2010 ở đây có tổ chức kỷ niệm sinh nhật thứ 1000 của mình. Nhưng giờ đây người ta lại lên kế hoạch để khoác một vẻ trưởng giả xa hoa lên chính cái thành phố cổ với bề dày lịch sử ấy - nơi những con đường vẫn mang tên của các ngành nghề mà nó vốn có: Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Bồ … và như vậy chẳng khác nào đẩy hàng ngàn người biến mất khỏi khu vực sinh sống vốn dĩ của họ vào năm 2020.

Ở vùng ngoại ô, các khu nhà sang trọng cao tầng đua nhau mọc lên và các dự án phát triển tổng thể lớn đang nuốt chửng hết bao cánh đồng và ruộng lúa. Khắp thành phố, những dãy nhà tập thể ngày trước đang được phá bỏ và thay thế bằng các khu tổ hợp căn hộ riêng (private apartment). Ở trung tâm thành phố, lớp thị dân mới giàu lên chừng 20 năm nay đang khoe chiếc Vespa cổ điển sáng bóng trong khi nhấm nháp tách cà phê Việt đậm đặc trong các quán cà phê thời thượng.

Lisa Drummond, một chuyên gia nghiên cứu đô thị tại Đại học York ở Toronto, đã nghiên cứu đề tài Hà Nội trong nhiều thập kỷ, đã nói một "vực thẳm đã bắt đầu mở ra" giữa người giàu và người nghèo trong thành phố, và những dự án phát triển như Ciputra và Ecopark, trên thực tế đã phản ánh - và cũng giúp duy trì- những mối bất bình đẳng ấy.

Trong mấy năm trở lại đây, các cửa hiệu bán hàng sang trọng trải khắp các thành phố lớn có vẻ như tạo cảm giác về một lớp người Việt mới giàu lên. Photograph: Paula Bronstein/Getty Images

Drummond nói: "chẳng khác nào người ta đã loại bỏ một nhóm người vốn tham gia tích cực hàng ngày cho thành phố, cho phép họ rút mất dạng khỏi thành phố vào ẩn đằng sau những bức tường dày kia; ở đó họ sở hữu những tiện nghi riêng của mình trong một không gian kinh tế đồng nhất – vì lẽ, tất nhiên, đồng tiền mua được lối vào không gian đó thì cũng chỉ những người có tiền mới có thể hiện diện ở trong đó".

Thử vượt tường mà vào bên trong Ciputra, sẽ thấy các biệt thự sơn màu sẫm được nằm giữa những khu vườn riêng rẽ xanh tốt - với giá cho thuê niêm yết chừng 3,000 Bảng Anh một tháng (xấp xỉ 25 lần mức lương tối thiểu của 1 người Việt bình thường). Một thế giới với chính nó, khu phức hợp này quả là một lãnh địa của nền kiến trúc Hy Lạp hồi sinh, có sân tennis và các tiện nghi kèm theo như một thẩm mỹ viện với một nhà bưu điện. Trường Quốc tế Liên Hiệp Quốc được chuyển đến đây vào năm 2004, tiếp theo là hai trường tư khác, và một nhà trẻ tư nhân. Hiện người ta vẫn đang xây dựng một siêu trung tâm mua sắm và một bệnh viện tư.

Ciputra được xem là dự án "tích hợp phát triển đô thị mới" đầu tiên của Hà Nội, và là dự án nước ngoài đầu tiên của Tập đoàn Ciputra, một tập đoàn chuyên về phát triển bất động sản lớn và quần thể đô thị riêng tư của Indonesia mà tên được đặt theo tên của người sáng lập tỷ phú của tập đoàn. Vốn được thiết kế sao cho cư dân chẳng cần phải đi ra ngoài- hoặc chẳng cần phải tìm kiếm mối tương tác nào ra với thế giới xung quanh nữa - công ty cho biết khu phức hợp của họ ở Hà Nội cung cấp các điều khiện "tối ưu cho cuộc sống, kinh doanh, mua sắm, thư giãn và vui chơi giải trí hàng đầu hiện nay". Ngày nay nó là một trong một số ngày càng tăng các khu dân sinh biệt lập, hay khu đô thị riêng tư lớn nhỏ ngay trong lòng và bên ngoài vòng đai thành phố.

Danielle Labbé, giáo sư quy hoạch đô thị tại Đại học Montreal, đã và đang theo dõi sự bùng nổ của các "khu đô thị mới" được quy hoạch tổng thể tại Hà Nội trong nhiều năm qua. Cô ước tính có khoảng 35 trong số các dự án đã được hoàn thành rồi tại Hà Nội, thế nhưng có tới hơn 200 công đoạn khác biệt nhau trong việc lập các đường ống nước.
Như thế đâu phải tất cả những dự án phát triển này -cho nhà ở, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ khác vốn phải được thi công đồng thời – nhất thiết phải kín cổng biệt lập, và nhất là với những cái không lớn bằng Ciputra hay Ecopark, Labbé nói. Thế nhưng tất cả các dự án đều chia sẻ một thị trường mục tiêu chính nhắm tới: các cư dân giàu có trong thành phố.

"Thực tế là các dự án cung cấp nhà ở và môi trường sống này, về cơ bản là ngoài tầm với của đa số dân chúng," Labbé nói, cho dẫu nó đang là "một nhu cầu rất lớn về nhà ở đô thị mà hiện Việt Nam đang còn khiếm khuyết".


Ốc đảo của không khí sạch

Những nhà phát triển bất động sản và đầu tư trên thế giới có thực lực chẳng ngại đổ hàng tỷ đô la vào các khu dân sinh biệt lập như thế cùng những dự án phát triển được quy hoạch tổng thể đầy tham vọng. Tại Tây Ấn Độ, Lavasa là một dự án lớn táo bạo trị giá 30 tỷ USD, nhằm xây dựng thành phố hoàn toàn tư nhân đầu tiên của xứ này. Từ Punta del Este ở Uruguay tới Bangkok, Thái Lan, các cộng đồng dân sinh thượng lưu đang góp phần khắc họa cho diện mạo tại nhiều thành phố, nằm trên khắp mọi châu lục.

Kẹt xe trong giao thông dày đặc trên đường phố Hanoi, Vietnam. Photograph: Luong Thai Linh/EPA

Nhưng trong khi thường là động cơ khiến lớp người giàu có phải chấp nhận sống đằng sau các dãy tường cao như thế kia ở nhiều nước Nam Mỹ và vùng phụ cận Sahara của châu Phi là do bởi mối quan ngại về an ninh cũng như một nỗi sợ hãi bọn tội phạm đô thị, thì tại Hà Nội, các khu đô thị mới lại được quảng bá rầm rộ như là những vương quốc "tiện nghi và không khí trong lành", có khả năng tránh khỏi nạn không khí ô nhiễm và nạn kẹt xe ở thành phố.
Trong những ngày tồi tệ nhất ở Hà Nội, người ta thấy khói bụi bao phủ khắp nơi. Người bán hàng rong đầy dẫy, chào mời đủ loại khẩu trang đa dạng sặc sỡ. Hàng triệu xe gắn máy và cơ man những xe hơi mạnh ai nấy bóp còi inh ỏi, nẹt pô tùy tiện. Nguy hiểm nhất là đi bộ băng qua đường, nhất là là với trẻ em hoặc người già. Ngoài ra còn phải kể tới nỗi lo nạn ô nhiễm không khí nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe mỗi người.

Vẫn theo Drummond: "Hiện có nhiều cuộc hội thảo bàn bạc về không khí ở Hà Nội rất xấu, thành phố đã rất ô nhiễm như thế nào, vì sao mà nó ngập đầy những rác thải ... Có vẻ như chỉ Hanoi mới bắt đầu có được chút ý thức về mức độ nguy hiểm, độc hại của môi trường"

Nhưng, cô nói, bằng cách tạo ra các không gian biệt lập cho phép "những người giàu có thể tự tách rời khỏi thành phố", rồi phát triển khu đô thị thượng lưu quảng bá trên thị trường chú trọng tới chất lượng môi trường tuyệt hảo chẳng qua cũng chỉ "kéo dài cái cảm tưởng rằng thành phố trung tâm là một nơi mà người ta có thể xa lánh được ... và chỉ tổ càng duy trì thêm hố cách biệt giữa những người giàu có để có thể bỏ đi và những người không có tiền phải ở lại".

Một buổi sáng cuối tuần chẳng hạn, giao thông như thể trò đánh đu ở bên ngoài cánh cổng của Ciputra. Nhưng bên trong thì chẳng khác nào một "ốc đảo thanh bình nằm ngay trong lòng một Hà Nội đầy hối hả và xô bồ" – đó chính là cảnh yên bình và tĩnh lặng. Người bán hàng rong không được phép vào, chỉ còn nghe âm thanh duy nhất của cuộc sống là tiếng trẻ con chơi đùa trong sân của một trong những trường tư thục thượng lưu của khu phức hợp.
Bên kia thành phố, ở mạn đông của Hà Nội, một mẩu quảng cáo tương tự Ecopark rao một "sự hòa hợp hoàn hảo của con người và thiên nhiên", khoe của "nhiều khu vực mở đa dạng, nơi bạn và người thân có thể bách bộ hoặc chỉ đơn giản là ngồi dưới bóng mát của một cây xanh cho một bữa ăn ngoài trời và tận hưởng thiên nhiên trong lành".

Do Công ty Phát triển và Đầu tư Đô thị Việt Hưng [một liên doanh của một số công ty bất động sản Việt Nam] khởi lập, Ecopark có diện tích lên tới 500 ha phát triển tổng thể các dự án khổng lồ. Trên kế hoạch được lập ra để phát triển đầy đủ vào năm 2020, Ecopark được mở dần từng giai đoạn, với cộng đồng dân cư đầu tiên là Palm Springs đã hoàn thành và đã là nơi cư trú của 1.500 căn hộ, 500 căn biệt thự và 150 hiệu buôn.

Cuối cùng, "khu đô thị" mới này sẽ làm vài kết nối nhưng vẫn có những khu riêng biệt gồm một "quần thể khu nghỉ mát" cung cấp một "chốn riêng tư tuyệt đối kèm các tiêu chuẩn và dịch vụ cao nhất" với hồ bơi, sân tennis và "mua sắm ở các cửa hiệu hạng sang". Đại Học tư British University Việt Nam cũng đang xây dựng một cơ ngơi xấp xỉ 70 triệu đô la Mỹ với khuôn viên có thể chứa lên đến 7.000 sinh viên lưu trú.

Một buổi chiều bất kỳ trong tuần, nơi một khu lân cận mới khai trương gần đây trong khu dân sinh này thật là yên tĩnh, đường phố có nhiều nhân viên an ninh tuần tra hơn cả lượng người đi bộ. Ngoài hồ bơi và nhìn ra quan cảnh xanh màu, có một cửa hiệu không có bóng dáng khách hàng nào cả, nơi bày các loại đèn chùm bên trong cửa sổ có giá bán 1.200 £, nhiều hơn gấp 10 lần mức lương tháng tối thiểu của một công nhân tại Việt Nam.

Dân địa phương biểu tình chống dự án Ecopark. Photograph: Ian Timberlake/AFP/Getty Images

Trong một quán cà phê nhỏ ngay bên trong cổng vào khu phức hợp này, có bộ ba người đàn ông làm việc cho một nhà thầu của dự án phát triển, một viên quản lý đội ngũ công nhân xây dựng, nói rằng ông sẽ chuyển đến ở Ecopark nếu có khả năng. "Tất nhiên sống ở đây tốt quá", ông Hải, 39 tuổi nói "[Đó là] môi trường sống tuyệt vời. Mọi người đang có những gì tốt nhất ở đây, [có] dịch vụ tốt. Chúng tôi chỉ làm việc ở đây và vẫn mong một ngày nào đó sẽ kiếm đủ tiền để mua một ngôi nhà ở đây."

Nhưng trong con mắt hầu hết mọi người Việt, sống ở Ecopark thì quá xa ngoài tầm với, và tiến trình phát triển của dự án đã bị ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình lặp đi lặp lại nhiều lần từ các cộng đồng dân cư địa phương, là những người đã bị mất ruộng và mất đất canh tác vì đất của họ bị thu lại để mở rộng Ecopark.

Trong năm 2006, việc xây dựng đã bị tạm dừng trong bối cảnh nhiều cuộc biểu tình của dân địa phương, những người đã bị mất đất cho dự án. Các cuộc biểu tình nổ ra một lần nữa trong năm 2009 và 2012. Vào tháng Tư năm 2012, cảnh sát ập xuống dân làng tranh đấu tự trang bị với đá và bom xăng tự chế, cảnh sát bắn hơi cay vào đám đông, trong một cuộc tranh chấp đất đai đầy bạo lực nhất của đất nước trong thời gian gần đây. Một số người biểu tình đã bị bắt giữ và các phóng viên ghi lại các vụ đuổi đánh này đã được báo cáo là họ bị cảnh sát đánh đập hành hung.
Trên khắp Việt Nam, cộng đồng dân oan đã phản đối mức đền bù đất đai cho họ quá thấp so với những gì họ đã mất và so với tỷ lệ chênh lệch với giá trị của một dự án lớn. "Trên khắp nước, trong vài năm qua, đã nổ ra nhiều cuộc biểu tình," Labbé nói.

"Họ biết đất của họ có giá như thế nào chứ," Labbé nói thêm, và những người bị mất đất bị "bỏ rơi và hầu như chẳng có tí cơ may nào về sau. Họ chẳng kiếm được việc làm trong các dự án này. Những khu đô thị mới này chẳng hề lên kế hoạch để tính đến nhiều việc làm cho người lao động song song với các dịch vụ nội địa, đơn giản như là giúp việc nhà chẳng hạn, cho dù đó chẳng phải là loại việc mà hết cả cư dân ở đây đang trông chờ cho chính họ hay con cái họ"

Nơi khu vực gần kề dự án phát triển Ecopark, dân làng nói hàng ngàn gia đình đã buộc phải đi ngược lại nguyện vọng của họ, đành phải từ bỏ đất đai của họ, việc này xảy ra với với nhiều nông dân trước đây và giờ đây họ bị thất nghiệp và nợ nần do bị cướp mất sinh kế.

Phú là một trong số họ. Ông là nông dân chuyên trồng lúa nay đã già tám mươi tuổi sống tại làng Xuân Quang, cách Ecopark một đoạn đường ngắn. Ông cho biết gia đình ông bị mất gần 1000 m vuông đất cho dự án, mà chỉ nhận được có 50 triệu đồng (khoảng £ 1,500). Ông nói rằng chừng đó tiền không đủ bù đắp cho sự mất mát của gia đình mình, và rằng ông và các con, cũng là nông dân, hiện nay không có việc làm.

Một góc công trường xây dựng Ecopark ở Van Giang gần Hanoi. Photograph: Reuters

"Mọi người không ai muốn bán đất vì nông dân phải có đất mới sống được, giống như công nhân cần nhà máy vậy", Phú nói. "Bây giờ chúng tôi đã bị mất hết đất rồi, thế thì chúng tôi làm gì để sống?" Lúc 83 tuổi, ông nói rằng ông đã quá già để đổi qua nghề khác. "Bây giờ tôi chẳng thể làm được gì khác hơn nữa"

Ciputra và Ecopark đã không sao trả lời được câu hỏi liên quan đến dự án phát triển của họ và dự án đó đã ảnh hưởng đến cộng đồng cư dân địa phương và các thành phố rộng lớn hơn như thế nào?


Chỉ lo cung phụng cho người giàu


Nhờ có rất nhiều tiền để được xây cất lên quần thể dân sinh kín cửa kia, khu đô thị riêng tư và dự án phát triển bất động sản sang trọng của Hà Nội, cốt phục vụ cho tầng lớp thượng lưu thành thị ... đã khiến nhiều người Việt Nam giàu có thậm chí còn trở nên giàu có hơn thêm.

Khi Forbes Việt Nam ra mắt vào năm 2014, một trong những số phát hành đầu tiên của nó là trưng ra tỷ phú đầu tiên của nước này, ông Phạm Nhật Vượng – lắm lúc được mô tả như là "Việt Donald Trump". Ước tính có tới 1,9 tỷ đô la tài sản sản ròng dựa trên phần lớn cổ phần của mình trong Vingroup, ông là một trong những nhà phát triển lớn nhất nước của khu vực kinh doanh và phát triển nhà ở cao cấp. Tại Hà Nội, danh mục đầu tư Vingroup bao gồm một khu phức hợp phía Nam thành phố hoàn hảo với một sân trượt băng quanh năm.

Và nó không chỉ là tài sản mà còn là vốn được luân chuyển. Trên khắp đất nước, việc xây dựng đang được tiến hành. Đại gia bất động sản Singapore Keppel Land và Banyan Tree Holdings là nhà đầu tư lớn, cùng với các công ty của Nam Hàn như Lotte và Wah, Sun Group của Hồng Kông. Cùng với Vũng Rô Petroleum, một công ty của Việt Nam, Rose Rock Group có trụ sở tại Mỹ, một công ty đầu tư được thành lập bởi các thành viên của gia đình Rockefeller, đang phát triển một dự án lớn $ 2,5 tỷ đô la một khu phức hơp bất động sản dọc theo bờ biển phía đông nam.

Labbé nói sự phát triển bùng nổ này đã được hai bộ luật này thúc đẩy: một là luật đất đai mới vào năm 2003, và một là nghị định năm 2007 chuyển giao quyền tái phát triển đất cho chính quyền địa phương (trước đây, quyết định đã được thực hiện bởi thủ tướng).

Năm ngoái, Việt Nam cũng đã nới lỏng các hạn chế lâu dài của luật đất đai này đối với quyền sở hữu nước ngoài của các công ty và tài sản trong nước - áp dụng các chính sách mới để thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào bất động sản có thể tăng hơn nữa những xu hướng này.

Trở lại vùng đất Ciputra, Lâm cho biết, thỉnh thoảng ông cũng bán được chút ít cho những người sống trong cộng đồng dân sinh kín cửa kia. Ba bức tranh tươi sáng trên bàn đang nằm tựa vào tường, trông thanh nhã, được đóng trong một khung tranh bằng gỗ màu tối đơn giản, là dành cho các khách hàng ở trong khu Ciputra. Nhưng ông nói những khoản kiếm lợi như thế là rất hiếm, bởi rất ít khi tiền của từ bên trong phức hợp đó mà nhỏ giọt ra tới ngoài này.

"Người giàu có và người ngoại quốc thích đến trung tâm mua sắm lớn và trông sang trọng hơn. Tuy chúng tôi đang ở gần vậy đó nhưng chẳng có nhiều người trong đó đến đây mua sắm" ông nói. "Tôi chỉ cần đủ sống, cho nên tôi không nghĩ về nó nhiều. Nhưng quả thật có một số người quá giàu có, còn nhiều người rất là nghèo."

Lê Tùng Châu dịch - Jan. 21, 2016 - ©TV PVT 2016
  1. Bản tin từ Nữ Vương Công Lý: Tin nóng: Nhà cầm quyền Hưng Yên quyết sống mái với nhân dân Văn Giang – Cập nhật liên tục

    .Theo tin Nữ Vương Công Lý nhận được, nhà cầm quyền Tỉnh Hưng Yên, huyện Văn Giang đã quyết định huy động khoảng 1900 quân gồm công an và quân đội quyết sống mái với nhân dân Văn Giang nhằm cướp nốt số đất còn lại của họ cho dự án Ecopark.

    Tình hình hết sức nóng bỏng và khẩn trương, theo nguồn tin nhận được, việc “cưỡng chế” nhằm cướp đất của dân sẽ diễn ra vào sáng mai.

    Dự án Ecopark là dự án của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico) được mệnh danh là khu đô thị sinh thái lớn nhất Miền Bắc với diện tích 500ha. Nhưng để thực hiện dự án này, nhà đầu tư và nhà cầm quyền đã toa rập cướp đất của nhân dân ở đây.

    Giá cả một sào đất được đền bù cho nông dân ở đây là 48 triệu đồng/360m2, trong khi giá mặt bằng được rao bán ở đây là 60 triệu đồng /m2.

    Những người dân Văn Giang ở ba xã Cửu Cao, Phụng Công và Xuân Quan đã kiên quyết phản đối việc cướp đất của họ. Nhiều cuộc va chạm đã xảy ra giữa nông dân và nhà cầm quyền tại đây.

    Thậm chí đã có những cuộc đi bộ của bà con lên Hà Nội khiếu nại và đã bị đàn áp tơi bời. Sau đó, nhà cầm quyền đã cướp đi của họ một số lớn ruộng đất.

    Phần nhỏ còn lại hiện đang nằm trong âm mưu chiếm đoạt nốt.
    Hiện nay nhà cầm quyền đang tập trung mọi nhân tài vật lực quyết sống mái với bà con Văn Giang, Hưng Yên nhằm cướp nốt số ruộng đất này.

    Theo các thông tin nhận được, lần ra quân cướp đoạt này, Tỉnh Hưng Yên quyết tâm làm mẻ lớn và bất chấp lẽ phải, tình người và luật pháp.

    Sáng nay, UBND tỉnh Hưng Yên đã tổ chức họp báo. Tỉnh thông báo sẽ huy động mọi nguồn lực và sức mạnh trong đêm nay và rạng sáng mai để cưỡng chế bằng được khu vực ba xã Cửu Cao, Phụng Công và Xuân Quan thuộc huyện Văn Giang cho dự án Ecopark. Lực lượng gồm công an viên của tất cả các xã trong huyện – trừ 3 xã bị cưỡng chế.

    Bộ CA đưa toàn bộ Học viên của 2 trường Cảnh sát. Tất cả mặc cảnh phục để không nhầm lẫn trong cưỡng chế. Sẽ đào một con hào ngăn cách giữa khu dân cư và đất dự án. Muộn nhất là sẽ tiến hành vào sáng mai.

    Sau cuộc họp báo, toàn bộ nhà báo bỏ về … không nhận lời mời cơm trưa của UBND tỉnh Hưng Yên


    http://www.nuvuongcongly.net/tin-tuc/cuongche_vangiang/
  2. #58
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,012

    Cưỡng chế Văn Giang ‘quá nặng tay với dân’?


    Công an đánh dân

    Sau vụ cưỡng chế đất ở diện rộng tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên hôm thứ Ba ngày 24/4 khiến hàng chục nông dân bị bắt giữ, BBC tìm hiểu phản ứng và ý kiến của người dân và một số nhà quan sát.

    Chính quyền huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, đã huy động lực lượng hùng hậu gồm hàng ngàn cảnh sát cưỡng chế các nông dân kiên quyết bám trụ không giao đất để xây dựng khu đô thị thương mại-du lịch Ecopark.

    Một số hành ảnh video được đưa lên mạng sau đó cho thấy đã có hành động bạo lực mạnh tay của lực lượng cưỡng chế đối với những người nông dân phản kháng.

    Trong một video gần 10 cảnh sát và những người mặc thường phục đeo băng đỏ đã xông vào dùng dùi cui và tay chân đánh hội đồng một nông dân không vũ khí.

    ‘Dân sẽ trắng tay’

    Bà Lê Hiền Đức, một người vận động cho dân quyền có tiếng tại Việt Nam cho biết, đêm 22/4 bà đã có mặt tại Văn Giang.

    “Tôi không có gì phải giấu diếm, tôi về để bảo vệ dân tôi”.

    Bà cũng cho biết, trước đó, chính quyền đã tìm cách ngăn cản không cho Lê Hiền Đức có mặt với dân”.

    “Tôi nhìn thấy cảnh sát cơ động chi chít. Cảnh sát địa phương áo xanh lá mạ cũng đầy ra”.

    “Tôi đứng đấy, tôi gặp tất cả bà con. Bà con đang khóc ầm ĩ kêu gào.

    Nghe những tiếng khóc của các cụ già tám, chín mươi tuổi, thương lắm. Chỉ có súc vật mới không động lòng thôi“.

    Bà Hiền Đức mô tả về những gì bà chứng kiến hôm 24/4 là trận chiến đấu ác liệt.

    “Tôi cảm tưởng như đang trong trận chiến đấu ác liệt cách đây nửa thế kỷ mà tôi đã từng phải chiến đấu… lửa cháy ngút trời”.

    Bà cho biết các lực lượng đã dùng súng hơi cay, “đánh đập dân rất dã man”.

    “Đây rõ ràng là lực lượng ấy đang cưỡng chế dân”.

    “Tôi ngồi tôi khóc. Tôi ức quá mà tôi khóc vì tại sao tôi không bênh vực được những con người như thế.

    “Tôi gọi đó (thanh niên bị đánh) là những thanh niên dũng cảm, dám đối mặt với lực lượng công an”.

    “Họ đàn áp vô cùng tệ hại. Bắn súng, đánh đập một cách rất dã man”.

    Tuy nhiên, do tiếng nổ quá to, bà không phân biệt được là súng gì.

    Công an dàn quân trước khi tiế̃n vào cưỡng chế

    Bà tâm sự. “Tôi nhục nhã đến mức là, thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, tôi đã từng hy sinh tuổi thanh xuân của tôi, tôi đã chiến đấu đủ mọi hình thức, mọi ngả đường nhưng bây giờ hoà bình rồi, mà tôi phải cải trang”.

    “Hôm qua, tôi phải mượn cái nón rách, cái áo nâu, quần sắn móng lợn để trà trộn vào với nhân dân. Nếu không nó nhìn thấy mình, nó thay đổi thái độ ngay”.

    “Có như thế thì mới chứng kiến được hành động của họ đối với những người dân lành”.

    “Có những người ngày hôm qua là trắng tay rồi, không còn gì cả, thì cuộc sống ngày mai đây họ sẽ ra sao?”.

    “Đây là dấu hỏi rất to, tôi mong công luận sẽ đánh dấu hỏi cho những người dân Văn Giang hôm qua”.

    Trao đổi với BBC, luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân nói ông tin rằng chính quyền địa phương đã có ‘vi phạm nghiêm trọng’ khi ‘sử dụng vũ lực trái pháp luật’ trong hành động cưỡng chế.

    Qua các hình ảnh video mà ông xem được, ông Quân cho biết lực lượng công cả mặc đồng phục lẫn không mặc đồng phục và đeo băng đỏ ‘cùng nhau vây dân lại bắt dân và đánh dân’.

    LS Quân cho biết ông không nắm trong tay các hồ sơ, thủ tục thu hồi và cưỡng chế đất của chính quyền Văn Giang nên không biết rõ liệu các quyết định này có hợp pháp hay không, tuy nhiên ông đặt câu hỏi về hành vi của công an.

    Xâm phạm thân thể

    “Họ đánh rất nặng và dã man”, ông nói, “Điều này hoàn toàn sai pháp luật vì pháp luật quy định quyền tự do thân thể rất rõ”.

    Ông nói những nông dân bị đánh đập hoàn toàn có thể kiện lực lượng cưỡng chế về tội ‘cố ý gây thương tích’.

    Luật sư Quân viện dẫn logic luật pháp để giải thích điều này: “Nếu tôi gặp một kẻ cắp thì việc ăn cắp có thể bắt giữ hoặc tri hô nhưng nếu đánh người ăn cắp đó thì tôi cũng phạm tội”.

    Ông cũng không cho rằng người dân Văn Giang phản kháng chống đối người thi hành công vụ vì theo như ông thấy qua hình ảnh được quay lại thì có đến hàng chục cảnh sát mặc quân phục lẫn không mặc quân phục vây vào đánh chỉ một người.

    “Nói họ (nông dân Văn Giang) chống (người thi hành công vụ) là hoàn toàn sai vì họ chỉ có một (đối đầu với công an) và họ rất hiền lành”, ông nói.

    Ông cho biết pháp luật không quy định số lượng người tham gia cưỡng chế nhưng trong vụ việc ở Văn Giang thì chính quyền ‘đã huy động lực lượng quá sức’.

    Ông cũng nhận thấy một điểm ‘sai’ trong quyết định thu hồi đất của chính quyền Văn Giang là đã không cho phép người dân thương thảo trực tiếp với chủ đầu tư để bồi thường theo giá thị trường vì đất đai của họ bị thu hồi cho mục đích thương mại của tư nhân chứ không phải mục đích an ninh quốc phòng.

    Nguồn: bbc.co.uk

    http://www.danchimviet.info/archives/56770
  3. #59
    Gadhafi
    Khách

    Sao lại cam chịu bị đánh vậy trời !

    Đánh không lại thì sao không gài lựu đạn, gài mìn cho nổ tung bọn chó đẻ đó đi.
    Sao dân miền Bắc hiền thế nhỉ ?!!!
  4. #60
    Tio
    Tio is offline
    Member
    Join Date
    26-04-2012
    Posts
    2
    Lũ hèn, giỏi thì dàn quân kiểu đó vs Trung Quốc í. Đừng có xồn xồn với nông dân tay không tấc sắt. VC là một lũ khôn nhà dại chợ. Hèn vs giặc, ác vs dân
  5. #61
    Member
    Join Date
    01-05-2011
    Posts
    1,427
    Quote Originally Posted by Tigon View Post

    Trao đổi với BBC, luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân nói ông tin rằng chính quyền địa phương đã có ‘vi phạm nghiêm trọng’ khi ‘sử dụng vũ lực trái pháp luật’ trong hành động cưỡng chế.
    ...
    Trong đây có nhiều ý kiến đề nghị dân chúng phải làm gì để chống trả lại sự lạm quyền cướp đất dân. Có nhiều bài viết cho thấy có sự liên hệ của tập đoàn Savills ở bên Anh về vụ này. Ta có nên nhờ BBC liên lạc với tập đoàn này, xem cảm nghĩ và trách nhiệm của họ như thế nào qua vụ trên?
  6. #62
    Member Nguyễn Kiến-Hưng's Avatar
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    620
    Quote Originally Posted by chatnchit View Post
    17 năm về trước, gần chỗ tôi cũng có vụ cướp đất như vậy.
    người dân bèn đốt nhà thằng bí thư xã, nhưng còn lòng nhân từ báo cho vợ con nó ra khỏi nhà trước,
    từ đó bọn chúng không còn lảng vảng gì đến khu đất đó nữa, khoảng hơn 2000m2 (mặt tiền Q1A, giữa khu dân cư sầm uất), hiện giờ vẫn là bãi đất trống, để các thanh niên chơi các sinh hoạt thể dục thể thao.
    Cám ơn bạn chatnchit, đã góp ý cho phần này. Nếu bạn đã biết việc đốt nhà Bí Thư Xã xảy ra cách đây 17 năm thì tới giờ này chuyện xảy ra tương tự cũng có khá nhiều rồi. Câu chuyện tôi kể lại là nghe từ một người đang ở VN, nhưng tôi đã không hỏi chuyện đã xảy ra bao giờ vì khi nhe chuyện này tôi quá phấn khởi vì đó là chiến thuật từ lâu tôi định sẽ phổ biến để đối phó với bọn VC khi có tổ chức cách mạng. Bây giờ đã được thử và đã thành công! Theo tôi khi tổ chức cuộc cách mạng chúng ta cần phải có kế hoạch làm sao giới hạn thương vong cho đồng bào và những chiến sĩ cách mạng. Muốn vậy chúng ta phải nhắm vào nhược điểm của chúng và công vào. Khi xưa Tôn Vũ dẫn quân Ngô đi đánh nước Sở, quân Sở đông gấp mấy lần quân nước Ngô. Khi quân của Tôn Vũ sắp bị bao vây, ông ta chia một cách quân nhỏ đánh thốc vào Dĩnh Đô kinh đô của nước Sở, thế là quân Sở bắt buộc phải cử trọng binh đi giải cứu, và như vậy quân Ngô lấy lại được ưu thế. Tuy nhiên chúng ta không thể chỉ tấn công vào tài sản và thân nhân của các cán bộ chóp bu mà còn phải khống chế bọn chúng bằnh cách bắt con tin như VC bắt con cái của các nhà đấu tranh để khống chế và khủng bố tinh thần. Thí dụ, trước khi tổ chức biểu tình, điều cần làm là tìm cách đem một vài thân nhân của các tên CS chóp bu, nhất là những tên chỉ huy công an tại địa phương đi nghỉ mát tại một nơi an toàn. Như vậy bọn chúng sẽ không dám mạnh tay với người biếu tình. Trong đấu tranh chỉ có kẻ thắng mới có cơ hội biện minh cho chính nghĩa của mình.
    Trở lại vấn đề chống lại việc cưỡng chế đất đai, chúng ta nên tận dụng phương tiện internet để truyền bá những phương pháp đấu tranh cho đồng bào trong nước biết để họ áp dụng trong công cuộc đấu tranh chống lại bạo quyền. Hai bạn Thư Thư và peak nếu có kế hoạch nào hay xin trình bày cho đồng bào trong nước biết để họ có thể dùng trong khi bảo vệ đất đai ruộng vườn của họ.
  7. #63
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,012

    Tin từ hgười thân của Tigon ở Hà Nội gửi qua :

    Trưa nay em vừa ngồi, ăn cơm với 1 người thuộc Bộ Tư lệnh CSCĐ (thuộc Bộ Công an) và hỏi tình hình về vụ Văn Giang. Đại ý thế này:

    - Vụ cưỡng chế đã được hoạch định từ trước, việc điều động CSCĐ từ "trung ương" xuống là theo yêu cầu của CA tỉnh Hưng Yên.

    - Trước đây CA tỉnh Hưng Yên đã nhiều lần đòi cưỡng chế (theo kiểu không chính thức) nhưng đã bị nhân dân phản ứng kịch liệt vì giá đất đền bù quá thấp.

    - Lực lượng tham gia cưỡng chế gồm: CSCĐ thuộc Bộ tư lệnh (trung ương xuống - khoảng 800 người), CA tỉnh, huyện, xã (khoảng 200), lực lượng bảo vệ (đeo băng đỏ) của Công ty Việt Hưng (chủ đầu tư) khoảng 100 người.

    - Nhân dân chống đối rất mạnh, ném bom xăng, ném shit, hắt nước sôi (khi vào khu dân cư)...

    Về xô xát:

    - 3 CSCĐ bị ném chảy máu đầu. CSCĐ trừ Hà Nội xuống được lệnh ko đánh dân “quá”, tức là chỉ đẩy lùi dân để giải tỏa mặt bằng. Một số dân xông vào hàng rào CSCĐ lập thì bị đánh bằng dùi cui.

    Chuyện một bà cụ “chống tham nhũng” ( 1) mắng CSCĐ để rồi một số CSCĐ khóc là có thật. Người nói chuyện với em cũng cảm thấy bất bình nhưng vì “làm nhiệm vụ” và có nói “nếu nhà mình mà như vậy thì mình còn phản ứng kinh hơn dân ở đây”.

    Chuyện bắn "đạn nổ" để cảnh cáo dân là rất nhiều chứ ko phải 2 quả, có 1 loạt AK bắn chỉ thiên.

    - Công an tỉnh Hưng Yên, huyện, xã đánh dân rất dã man vì trả thù những lần bị phản ứng khi giải tỏa không chính thức.

    - Bảo vệ của Công ty Việt Hưng, toàn thành phần đầu gấu, được công ty đó thuê (loại mặc thường phục, đeo băng đỏ), đánh dân rất dã man.

    Dặc biệt, có kể rằng thời gian trước, khi công ty giải tỏa, dân phản ứng, tối đến họ còn vào từng nhà để lôi thanh niên, đàn ông ra đánh.

    Đến nay, lực lượng CSCĐ đã rút về HN.

    (1) Có lẽ người em họ của Tigon muốn ám chỉ cụ bà Lê Hiền Đức ( 81 tuổi )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét