Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

THƯỢNG VÀNG HẠ CÁM 3

(ĐC sưu tầm trên NET)


Ý nghĩa thực sự ẩn giấu sau những biểu tượng phổ biến nhất

Trong cuộc sống, chúng ta không ít lần bắt gặp những biểu tượng. Đằng sau những biểu tượng phổ biến nhất như biểu tượng hòa bình, biểu tượng mặt cười, biểu tượng đồng đô la là những câu chuyện thú vị.
    1. Biểu tượng Hòa bình
    Biểu tượng hòa bình xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1958 trong Chiến dịch Giải trừ quân bị hạt nhân (CND). Biểu tượng này là sự kết hợp của hai kí hiệu chữ cái D và N (tên tiếng Anh Disarmanent (Giải trừ quân bị) và Nuclear (Hạt nhân).
    Chữ N biểu trưng cho hai lá cờ nằm trong chữ V lộn ngược trong biểu tượng, còn chữ D có một lá cờ hướng lên và lá cờ còn lại hướng thẳng xuống.
    Ý nghĩa thực sự ẩn giấu sau những biểu tượng phổ biến nhất 1
    Tương truyền, biểu tượng này do vị Hoàng đế La Mã cổ đại Nero (37- 68 sau Công nguyên) “phát minh” ra khi ông lệnh đóng đinh Thánh Peter lên cây thánh giá ngược, hàm ý cây thánh giá đã bị gãy hỏng.
    Ngoài ra, còn có người cho rằng biểu tượng này có “dính dáng” đến ma quỷ trong thời trung cổ. Dù sao đi nữa, biểu tượng này vẫn được nhiều người chấp nhận là có nguồn gốc trong phong trào giải trừ vũ khí cuối những năm 1950.
    2. Biểu tượng Y học
    Sự kết hợp giữa một cây gậy cùng một con rắn quấn xung quanh là biểu tượng của ngành y học nói chung.
    Có người cho rằng, biểu tượng này được miêu tả trong Ngũ Kinh của Môi-sơ trong Kinh Thánh Do Thái, khi Môi-sê ném cây gậy của mình xuống, lập tức nó thiêu đốt những con rắn (cá sấu) của những pháp sư Ai Cập.
    Ngũ Kinh có viết: “Mỗi người trong số họ đều ném chiếc gậy của mình xuống, lập tức chúng biến thành rất nhiều con mãng xà lớn. Nhưng chỉ riêng chiếc gậy của Aaron là nuốt gọn tất cả”.
    Ý nghĩa thực sự ẩn giấu sau những biểu tượng phổ biến nhất 2
    Truyền thuyết khác kể rằng, Vị thần La Mã Apollo có một người con trai tên là Aesculapius được phong làm vị thần đảm nhiệm y thuật và chữa bệnh.
    Các con của Aesculapius cũng là những nữ thần về y học là Hygeia và Panaceia, một người là nữ thần bảo vệ sức khỏe (chữ “hygiene” bắt nguồn từ chữ Hygeia mà ra), một người là nữ thần chữa bách bệnh.
    Trong kỷ nguyên hiện đại, hình ảnh chiếc gậy và con rắn quấn quanh là biểu tượng phổ biến của các hiệp hội y khoa trên toàn thế giới.
    Biểu tượng Dịch vụ Y tế khẩn cấp (EMS) cũng lồng hình con rắn vào. Ngoài ra, biểu tượng “RX”, tượng trưng cho đơn thuốc, cũng được các ngành dược phẩm sử dụng cùng với đó là hình ảnh con rắn quấn quanh chiếc chén (chiếc chén của nữ thần Hygeia).
    3. Biểu tượng Chữ Thập đỏ
    Kinh hoàng trước thảm cảnh các dịch vụ y tế nghèo nàn đối với các nạn nhân sau trận chiến Solferino giữa Pháp và Áo năm 1859, một thương nhân người Thụy Sĩ Jean - Henri Dunant đề xuất ý tưởng thành lập một tổ chức trung lập nhằm chăm sóc cho những nạn nhân trong thời chiến.
    Phong trào Chữ Thập đỏ quốc tế chính thức bắt đầu từ năm 1863, và trong bản Công ước Geneva đầu tiên năm 1864 đã công nhận tình trạng đặc biệt của các nhân viên y tế và dân thường bị thương trên chiến trường.
    Ý nghĩa thực sự ẩn giấu sau những biểu tượng phổ biến nhất 3
    Biểu tượng Chữ Thập đỏ được in trên hình nền màu trắng, ngược màu với lá cờ của Thụy Sĩ (chữ thập màu trắng, nền cờ màu đỏ), quê hương của thương nhân Dunant.
    Theo đó, lá cờ trắng được đông đảo quốc tế công nhận là dấu hiệu của sự đầu hàng, và Thụy Sĩ cũng là đất nước nổi tiếng về tính trung lập của mình.
    4. Biểu tượng Mặt cười
    Nhà thiết kế ngành thương mại người Mỹ Harvey Ball (1921 – 2001) nổi tiếng là người đầu tiên thiết kế biểu tượng mặt cười cho Công ty Bảo hiểm nhân thọ Mỹ năm 1963.
    Nhằm tiếp thêm tinh thần cho nhân viên, biểu tượng mặt cười hiển thị ở khắp mọi nơi, từ các nút bấm, áp – phích cho đến các tấm thẻ bàn. Kết quả là các nút bấm in hình mặt cười bán ra và thu được doanh thu khổng lồ, 50 triệu đô la, năm 1971.
    Ý nghĩa thực sự ẩn giấu sau những biểu tượng phổ biến nhất 4
    Một nghịch lý là chính tác giả của nó, Harvey Ball, chỉ được trả vỏn vẹn 45 đô la (900 nghìn VND) bản quyền cho “đứa con” của mình, dù vậy theo như lời con trai của Harvey Ball “ông không bao giờ hối tiếc về quyết định đó”.
    5. Kí hiệu đồng Đô la Mỹ và Bảng Anh
    Kí hiệu đồng đô la có nguồn gốc từ đồng Pê-sô Mêhicô, được biết đến là đồng đô la Tây Ban Nha (Mêhicô trước đây là thuộc địa của Tây Ban Nha). Đơn vị tiền tệ này được sử dụng rộng rãi ở Bắc Mỹ trong khoảng thời gian Cách mạng Mỹ diễn ra vào cuối thế kỷ 18.
    Câu chuyện được chấp nhận rộng rãi nhất về ký hiệu đồng đô la có lẽ bắt nguồn từ chữ viết tắt đồng Pê-sô Tây Ban Nha và Mêhicô là “PS” (trong đó “P” là Pê-sô, “S” là Spain - Tây Ban Nha). Sau này, chữ S được viết lồng vào chữ P tạo thành kí hiệu ($) mà chúng ta thường thấy.
    Ý nghĩa thực sự ẩn giấu sau những biểu tượng phổ biến nhất 5
    Đối với kí hiệu đồng Bảng Anh (£) - đợn vị tiền tệ chính thức của Vương quốc Anh, bắt nguồn từ chữ cái “L”, chữ viết tắt của “Libra” - đơn vị trọng lượng của La Mã cổ đại, tương đương 0,329 kg, bắt nguồn từ chữ cái tiếng Latinh về sự cân bằng, hay “cung Thiên Bình” theo chiêm tinh học thời bấy giờ.
    6. Biểu tượng Búa & Liềm



    Đây biểu tượng được biết đến từ sau cuộc Cách mạng tháng 10 Nga (1917) về giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga. Trong đó, chiếc búa biểu trưng cho giai cấp công nhân trong ngành công nghiệp, còn chiếc liềm đại diện cho tầng lớp lao động trong ngư nghiệp và nông nghiệp.
    7. Biểu tượng Nam giới



    Trong khi biểu tượng của nữ giới là chiếc gương và lược (biểu tượng của sao Kim – thần Vệ Nữ) thì biểu tượng của nam giới là hình cây giáo và cái khiên (biểu tượng của sao Hỏa). Hãng xe nổi tiếng Volvo của Thụy Điển đã sử dụng biểu tượng nam giới/sao Hỏa làm logo cho hãng xe của mình.
    Khoahocthuvi.net

    Nhà thờ có khả năng "tự biến mất" tại Bỉ

    Reading Between the Lines là nhà thờ kì lạ có khả năng "tự biến mất" tại Bỉ. Do kiến trúc đặc biệt nên ở một số góc độ nhất định, nhà thờ này như biến mất.
      Tại nước Bỉ có một nhà thờ độc đáo từ cái tên cho tới kiến trúc.
      Tại nước Bỉ có một nhà thờ độc đáo từ cái tên cho tới kiến trúc.
      Reading between the Lines” là đứa con tinh thần của Pieterjan Gijs và Arnout Van Vaerenbergh, người đang điều hành công ty kiến trúc Gijs Van Vaerenbergh.
      Reading between the Lines” là đứa con tinh thần của Pieterjan Gijs và Arnout Van Vaerenbergh, người đang điều hành công ty kiến trúc Gijs Van Vaerenbergh.
      Nhà thờ
      Nhà thờ "tự biến mất" này được xây dựng tại thành phố Borgloon (Bỉ) gồm 2000 cột thép và 100 tấm thép đều nhau được xếp chồng lên, tạo thành một gian giữa giáo đường và một gác chuông.
      Cấu trúc này còn có thể khiến người xem bối rối hơn khi quan sát từ bên trong bởi vị trí của mặt trời làm hiệu ứng biến đổi khôn lường và vô cùng bất ngờ khi chiếu qua các cột của nhà thờ, tạo cảm giác đặc biệt linh thiêng.
      Cấu trúc này còn có thể khiến người xem bối rối hơn khi quan sát từ bên trong bởi vị trí của mặt trời làm hiệu ứng biến đổi khôn lường và vô cùng bất ngờ khi chiếu qua các cột của nhà thờ, tạo cảm giác đặc biệt linh thiêng.
      Lấy cảm hứng từ các nhà thờ địa phương, nhà thờ cao hơn 9m này được xây dựng trở thành một công trình nghệ thuật công cộng nằm trên một con đường đi bộ địa phương.
      Lấy cảm hứng từ các nhà thờ địa phương, nhà thờ cao hơn 9m này được xây dựng trở thành một công trình nghệ thuật công cộng nằm trên một con đường đi bộ địa phương.
      Người xem có thể tiếp cận tòa nhà từ nhiều hướng khác nhau và được chứng kiến một ảo ảnh quang học khi nhìn từ một góc đặc biệt.
      Người xem có thể tiếp cận tòa nhà từ nhiều hướng khác nhau và được chứng kiến một ảo ảnh quang học khi nhìn từ một góc đặc biệt.
      Chính vì vậy, người xem cảm thấy nhà thờ dường như đang biến mất trước mắt mình khi ánh sáng xuyên qua những tấm thép được chồng xếp lên nhau theo chiều ngang.
      Chính vì vậy, người xem cảm thấy nhà thờ dường như đang biến mất trước mắt mình khi ánh sáng xuyên qua những tấm thép được chồng xếp lên nhau theo chiều ngang.
      Tuy nhiên, vì tập trung vào thị giác hơn là thực tế nên Gijs Van Vaerenbergh đã thực hiện thiết kế trung tâm nhà thờ dựa vào trải nghiệm mà nó mang đến cho khách tham quan.
      Tuy nhiên, vì tập trung vào thị giác hơn là thực tế nên Gijs Van Vaerenbergh đã thực hiện thiết kế trung tâm nhà thờ dựa vào trải nghiệm mà nó mang đến cho khách tham quan.
      Khoahocthuvi.net

      4 kỳ án động trời trong Tử Cấm Thành

      Cố Cung luôn được canh gác nghiêm ngặt tưởng chừng bất khả xâm phạm, nhưng hơn 500 năm tồn tại đã có nhiều kỳ án động trời trong Tử Cấm Thành.
        Cố Cung còn gọi là Tử Cấm Thành đây là trung tâm chính trị quốc gia của hoàng đế hai triều Minh và Thanh. Nơi đây được canh phòng và bảo vệ vô cùng nghiêm ngặt với tường cao, hào sâu và tầng tầng lớp lớp vệ quân dày đặc.
        Nhưng trong hơn 500 năm tồn tại, nơi đây vẫn xảy ra rất nhiều những vụ thích khách đột nhập, ăn trộm, hỏa hoạn, án cung cấm, thậm chí bách tính thường dân vẫn trà trộn ra vào hoàng cung.
        Tử Cấm Thành là nơi hoàng đế sống, ngoài thái giám cung nữ và các vương công đại thần mới được ra vào còn lại những người khác không thể vào. Thậm chí, dưới triều Thanh, việc vương công đại thần có thể vào được Tử Cấm Thành cũng bị hạn chế.
        Theo quy định thông thường có 6 loại người có thể ra vào Tử Cấm Thành. Nếu là nam giới có “Môi phu” (thợ than) tức người đưa than và chất đốt đến hoàng cung, người chuyên cung cấp hoa cho hoàng cung và quân nhân vào dọn tuyết là ba loại đàn ông có thể vào Tử Cấm Thành.
        Phụ nữ thì có vú nuôi cung cấp sữa cho hoàng tử, công chúa, bà lang tinh thông y thuật, giỏi châm cứu và bà đỡ có thể trực tiếp ra vào Tử Cấm Thành. Nhưng những người này cũng chỉ được vào trong một nơi quy định nhất định nào đó và vào thời gian quy định rõ ràng chứ không phải là tùy tiện ra vào.
        Điều này chứng tỏ đối với người bình thường việc vào hoàng cung chỉ là một giấc mơ xa vời. Tuy thế nhưng trong lịch sử mấy trăm năm tồn tại của Tử Cấm Thành Trung Quốc lại những kỳ án cung cấm vô cùng ly kỳ.
        1. Kỳ án đạo sĩ trà trộn vào cung thông dâm với cung nữ
        Vào triều Minh, rất nhiều hoàng đế tôn sùng đạo giáo vì thế xã hội có rất nhiều đạo sỹ. Có một số đạo sỹ đã tận dụng được khe hở này và tìm cách trà trộn vào cung. Vào năm thứ 12 đời Minh Hiến Tông (tức năm 1476), có một yêu đạo tên Lý Tử Long đã dùng bàng môn tà đạo mê hoặc mọi người.
        Không hiểu ông ta đã giảng giải gì mà đám thái giám và cung nữ đều tôn ông ta như thần minh thánh sống nên thường tìm cách dẫn ông ta vào cung chơi.
        Cố Cung -Tử Cấm Thành.
        Cố Cung -Tử Cấm Thành.
        Thậm chí đám thái giám còn cả gan dẫn ông ta lên vãn cảnh núi Vạn Thọ (nay là Cảnh Sơn). Lúc bấy giờ, trong cung có một cung nữ vì mơ muốn được hoàng thượng lâm hạnh để mang long thai nên đã mời Lý Tử Long đại sư đến làm phép.
        Sau khi ông ta giả thần giả quỷ đã thông dâm với cung nữ này. Việc này cứ diễn ra trong cung mà không ai biết cho mãi đến khi tên yêu đạo bị cấm vệ quân bắt được. Ông ta cùng với rất nhiều thái giám đã bị chặt đầu bêu trước đông người làm gương.
        Việc này khiến Minh Hiến Tông cảm thấy hoang mang lo sợ cho sự an nguy của hoàng cung. Ông ta cảm thấy lực lượng cấm vệ quân và lực lượng tuần tra của Đông Xưởng không đủ nên đã cho thiết lập Tây Xưởng.
        Đồng thời cắt cử thái giám thân cận Uông Trực thống lĩnh Tây Xưởng. Cũng chính vì thế mà tên thái giám Uông Trực này đã làm náo loạn triều cương. Từ chuyện này mới thấy cung cấm và kỉ cương xã hội triều Minh lúc này đã tương đối hỗn loạn.
        2. Hòa thượng trà trộn thâm nhập hoàng cung
        Khi triều Thanh bắt đầu, cung cấm nghiêm minh hộ quân dũng mãnh vì thế cấm thành tương đối là an toàn và bình yên. Sau đời Càn Long, trật tự xã hội không được như trước. Đến đời Gia Khánh các tổ chức tông giáo dân gian mọc lên như "măng mọc sau mưa xuân".
        Các môn phái đạo giáo kỳ quặc phát triển rầm rộ. Vào năm thứ 28 Càn Long (tức năm 1763), vào một ngày tháng Chạp lạnh giá, có một tăng nhân tên Hồng Ngọc, vừa đi đường vừa lẩm bẩm khi đi đến trước Tây Hoa Môn thì muốn vào vào Tử Cấm Thành.
        Khi bị hộ vệ trực cổng thành ngăn lại thì quay trở ra nhưng kiên quyết không chịu rời đi mà liên mồm nói xằng bậy vì không được vào cửa.
        Một góc Ngự Hoa Viên trong Tử Cấm Thành.
        Một góc Ngự Hoa Viên trong Tử Cấm Thành.
        Đám hộ quân đành phải bắt giam vào ngục và thẩm vấn. Sau này thái y khám bệnh thì hóa ra tăng nhân này bị chứng bệnh thần kinh. Sau này được thả và giao lại cho viên tại Xương Bình Châu quản thúc.
        Năm thứ 9 Gia Khánh (tức năm 1805) lại xảy ra một vụ án cung cấm. Vào tháng Giêng tại Kính huyện, phủ Ninh Quốc, An Huy có vị hòa thượng tên Liễu Hữu, sau khi vân du đến núi Phổ Đà, Triết Giang đột nhiên đứng trước trời đất bao la lòng nảy sinh ham muốn kỳ quặc vào kinh thành diện kiến hoàng thượng.
        Ông ta còn tưởng tượng ra cảnh hoàng thượng sẽ ban thưởng cho mình làm trụ trì, sau đó gặp mặt mời cùng đi tuần thú phương Nam. Đầu nghĩ vậy, Liễu Hữu liền đi từ Giang Nam qua Sơn Đông thẳng tiến Bắc Kinh.
        Đến ngày 25 tháng 3, cuối cùng cũng đến được Bắc Kinh. Vì muốn được bái kiến hoàng thượng nên rất nhiều lần ông ta đã đến quỳ trước Đông Hoa Môn để tìm cơ hội vào cung. Nhưng cổng thành canh gác nghiêm ngặt không thể nào vào được. Ông ta không hề nản lòng, hàng ngày vẫn đi xin bố thí và chờ đợi cơ hội.
        Xuân qua đông tới, thoáng chốc đã hơn nửa năm trôi qua. Ngày 24/11, trong cái giá rét căm căm, Liễu Hữu lại tiếp tục đến đứng vọng ngoài Đông Hoa Môn nhưng lại bị hộ quân gác cổng đuổi đi.
        Lần này cũng như bao lần, ông ta không rời đi mà đến bên ngoài Đông Môn của Cảnh Sơn ngồi suốt đêm dưới cái giá lạnh thấu xương. Đến gần sáng, ông ta nhìn thấy có vài người đốt đèn cầm hộp thức ăn đi về phía mình nên ông ta phán đoán đây là đội Bát Thành đang mang thực phẩm vào cung. Ông ta liền trà trộn vào đám người này để qua Thần Vũ Môn.
        Sau khi lọt vào Tử Cấm Thành, Liễn Hữu đi vào hành lang hẹp phía Đông bên phải. Nhưng thâm cung đại điện, tường cao, đêm tối ánh sáng không có nên đành men theo bờ tường đi về hướng Nam, chưa được bao xa thì bị vệ quân đi tuần ban đêm bắt giam.
        Chuyện này nhanh chóng đến tai hoàng đế Gia Khánh nên đã hạ lệnh nghiêm trị. Cuối cùng Liễu Hữu bị ép hoàn tục, đánh 60 trượng, lưu đầy một năm và đeo gông hai tháng thị uy trước dân chúng.
        Hộ quân quan trực Thần Vũ Môn cũng bị phạt đánh, bãi chức. Những vụ án này đã gây hoang mang cho hoàng cung vì sự an toàn đã bị đe dọa.
        3. Lập tiệm bánh bao trong Tử Cấm Thành
        Ngày 23/3/1853, tức Hàm Phong năm thứ 3, bên cạnh Long Tông Môn gần Dưỡng Tâm điện ngay sát nơi hoàng thượng ở có một chủ tiệm bánh bao nhỏ tên Vương Khố Nhi bị đội tuần tra bắt giữ. Ông ta vốn chỉ là một người buôn bán nhỏ lẻ mưu sinh ở huyện Uyển Bình Thuận Thiên Phủ.
        Tháng 9/1851, ông đã vô tình nhặt được một thẻ bài trong cung tuy không biết là vật gì nhưng cũng đoán đây là đồ trong cung. Về nhà ông ta bèn nghĩ và quyết đinh sẽ vào cung hỏi cho rõ đây là vật gì, nếu là vật báu thì chắc chắn sẽ được ban thưởng.
        Sau khi vào đến trước cửa cung thành, ông ta đã bị đám vệ binh ngăn cản không cho vào nên trong lòng cảm thấy có chút run rẩy bèn móc tấm thẻ bài ra, không ngờ đám vệ binh mời ông ta vào.
        Khi vào trong, ông ta nhìn đông ngó tây, đầu óc quay cuồng vì thấy cái gì cũng rộng lớn và xa lạ, lại thấy thái giám cung nữ đi lại nườm nượp thì vội vàng về nhà.
        Ngọ Môn trong Tử Cấm Thành.
        Ngọ Môn trong Tử Cấm Thành.
        Ông ta nghĩ rằng đó là giấc mơ và Tử Cấm Thành vốn không phải là nơi dành cho lê dân bá tính, nếu lén lút đi vào sẽ là phạm pháp. Nghĩ đến thế ông ta cảm thấy sợ hãi và không dám kể chuyện này với ai.
        Nhưng được mấy tháng sau, cứ nghĩ đến chuyện vào Tử Cấm Thành tự dưng trong lòng lại sôi sục. Cuối cùng, ông ta lại vào lần nữa. Lần này ông ta cũng nhờ vào tấm thẻ bài để dễ dàng vào trong mà không hề bị ai ngăn cản.
        Sau vài lần đi ra đi vào đơn giản tự dưng ông ta nảy ra ý định bán bánh bao trong cung. Thế là ông ta gánh một gánh bánh bao rồi chọn một góc để làm quầy hàng. Đúng là đám thái giám vẫn thường xuyên mua bánh bao của ông ta dù giá tiền đắt gấp 10 lần ở ngoài nhưng tuyệt nhiên cũng chẳng có ai nghi ngờ thân phận của ông ta.
        Dần dần Vương Khố Nhi trở thành thường khách của Tử Cấm Thành và đường hoàng bước vào cổng chính của hoàng cung, bình yên bán bánh bao kiếm sống.
        Cho đến một ngày tháng 4 năm thứ 2 Hàm Phong ( năm 1852) thì mọi chuyện vỡ lở. Một hôm, người anh họ của Vương tên Trương Quế Lâm đến chơi. Sau khi rượu say, ông ta đã kể cho người này nghe bí mật của mình.
        Gã họ Trương nghe xong thì cảm thấy vừa kinh ngạc vừa vui mừng và ngỏ ý muốn mượn tấm thẻ của Vương Khố Nhi để vào Tử Cấm Thành một chuyến. Không ngờ Vương Khố Nhi đã đồng ý, đồng thời còn cạo chữ Viên Sỹ Đông trên tấm thẻ chữa thành Trương Quý Lâm.
        Vì Vương Khố Nhi đã vào cung nhiều lại quen biết rất nhiều người trong cung nên không cần thẻ cũng vẫn vào được. Thậm chí có người đầu bếp tên Trương Xuân Thành trong cung còn giúp hai anh em ông ta đến làm chỗ ông ấy.
        Cứ như thế hai anh em nhà họ bình an vô sự kiếm được việc làm “phạm pháp” trong cung. Sau một thời gian trong cung thực hiện việc kiểm tra nghiêm ngặt nên Vương Khố Nhi đã tính đòi lại thẻ bài của Trương Quế Lâm để quay về buôn bán. Nhưng đáng tiếc là chưa kịp ra khỏi cung thì bị phát hiện và bị bắt.
        4. “Bóng ma điên nhảy múa” trong điện Thái Hòa
        Mùng 8/7/1905 tức năm thứ 31 Quang Tự, khi một đội tuần tra đi tuần tam điện thì phát hiện ra song cửa sổ hướng Đông tại gian phía Tây của điện Thái Hòa bị rơi ra.
        Khi dừng chân lắng nghe thì thấy rõ có tiếng người. Bọn họ lập tức bẩm báo lên trên. Đại thần tổng quản phủ nội vụ đã dẫn theo một đội kỵ binh bao vây điện Thái Hòa.
        Điện Bảo Hòa trong Tử Cấm Thành.
        Điện Bảo Hòa trong Tử Cấm Thành.
        Khi mở được khóa cửa chính của điện thì thấy một người đang nhảy múa trong điện. Sau khi bắt giữ khám xét người này, quan binh thu được một con dao ngắn, một con dao nhỏ, một hầu bao bên trong đựng hai hộp diêm, 9 đồng tiền đồng, một tờ ngân phiếu, 760 văn tiền mặt, một tấm vải bọc màu vàng bên trong có miếng ngọc thạch bị sứt một miếng, một dây đai bằng vải màu tro, một cái áo khoác ngắn màu trắng bạc, một cái tẩu thuốc không có thân, một cây quạt, một điếu bát, một miếng đá màu tím và một chiếc khăn mùi xoa hoa tím.
        Sau khi thẩm vấn, anh ta khai tên là Giả Vạn Hải, 29 tuổi người huyện Đại Hưng ngoại thành Bắc Kinh. Tiếp tục phỏng vấn thấy người này có nhiều biểu hiện thần kinh không bình thường.
        Sau khi bẩm báo lên Từ Hy thái hậu và hoàng đế Quang Tự thì giao cho hình bộ tiếp tục điều tra thẩm vấn. Suốt quá trình thẩm vấn và điều tra, Giả Vạn Hải ánh mặt ngây dại, lời nói thì luyên thuyên thiếu logic, dấu hiệu bị điên. Sau một tháng điều tra xét hỏi vẫn không thu được kết quả khả quan gì cuối cùng anh ta bị treo cổ.
        Nguồnkienthuc.net.vn

        Những tập tục đáng sợ nhất trên thế giới

        Uống nọc rắn, tự đánh mình đến chảy máu, ăn thịt đồng loại hay khiêu vũ cùng xác chết là một vài trong số rất nhiều tập tục cổ quái và đáng sợ nhất trên thế giới
          1. Mùa chay của Philippines
          Ở San Fernando, Pampanga của Philippine, người dân thường sử dụng roi vọt để tự đánh vào cơ thể mình. Một vài người tin rằng hành động hi sinh này sẽ mang lại sức khỏe và ban phước lành cho gia đình họ, còn một vài người lại cho rằng đây là một hành động sám hối.

          Họ thường tự gây thương tích trên lưng mình bằng dao cạo trước khi tham gia các nghi lễ dùng roi vọt quất lên người mình.Những người khác chọn đóng đinh trên cây thập tự, một số người khác lại tự nguyện lăn mình trên giường đinh để thể hiện sự hy sinh.
          2. Tập tục ăn chay của Thái Lan
          Tập tục kỳ lạ này được thực hiện bởi các tín đồ với niềm tin có thể xua đuổi cái ác ra khỏi gia đình và người thân của họ. Họ dùng roi quất chảy máu nhòe nhoẹt khắp cơ thể. Tất cả các tín đồ đều tin rằng những hành động hi sinh này sẽ không khiến họ mắc phải những căn bệnh truyền nhiễm.
          3. Uống máu rắn ở Thái Lan
          Uống máu rắn tươi được tin rằng có thể chữa lành tất cả các loại bệnh tật. Tập tục này được thực hiện ở Thái Lan và một số nước châu Á như Philippines.
          Những tập tục đáng sợ nhất trên thế giới 1
          4. Bộ tộc Masai ở Kenya
          Các bộ tộc Masai nổi tiếng về việc uống máu tươi của động vật, giống như các bộ lạc Zulu. Không chỉ đàn ông Masai trải qua các nghi lễ cắt bao quy đầu, mà những người phụ nữ cũng phải trải qua các nghi lễ cắt bộ phận sinh dục của mình. Các chiến binh Masai được đào tạo để săn sư tử bằng cách chỉ sử dụng một lá chắn và giáo.
          5. Tập tục của bộ tộc Sambia
          Trong bộ tộc Sambia ở Papua New Guinea, thanh niên phải trải qua một nghi lễ trưởng thành được thực hiện bởi người dân trong làng. Những thanh niên được tách ra khỏi những thiếu nữ, bởi vì họ tin rằng, nam giới sẽ bị ảnh hưởng bởi những người phụ nữ và trở thành người đồng tính.
          Những tập tục đáng sợ nhất trên thế giới 2
          Vì vậy, ở tuổi lên 5, chàng trai trẻ người Sambia chọc những thanh gỗ nhọn vào bên trong mũi và để cho nó chảy máu, sau đó họ bị ép "uống" máu của chính họ.
          Sau nhiều năm thực hiện các nghi lễ này lặp đi lặp lại nhiều lần, các chàng trai được phép kết hôn. Sau khi quan hệ tình dục và kết hôn, thanh niên người Sambia tắm bùn để làm sạch bản thân mình vì vậy họ sẽ không bị ô nhiễm bởi các bà vợ của họ.
          6. Bộ tộc Satere Mawe
          Kiến Bullet là cư dân của rừng mưa Amazon và theo nghiên cứu nọc độc của chúng không chỉ gây tổn thương mà còn đau như bị lửa đốt.
          Kiến Bullet có thể gây ra thương tích, tê liệt tạm thời và tử vong cho các nạn nhân.   Bộ tộc Satere Mawe sử dụng loài kiến này cho các nghi lễ trưởng thành của họ.
          Những tập tục đáng sợ nhất trên thế giới 3
          Những con kiến được khâu vào trong bao tay và những thanh niên trong bộ tộc đeo bao tay này từ năm 12 tuổi. Thời gian mỗi lần đeo bao tay là nửa tiếng và nghi lễ này được lặp lại 20 lần.
          7. Bộ tộc Zulu
          Các thanh niên của bộ tộc Zulu được “gửi vào” một khu vực tách biệt được gọi là "trại nam giới" dùng cho nghi lễ cắt bao quy đầu - nghi lễ kỳ lạ được thực hiện bởi tù trưởng.   Các chàng trai trẻ bị "bắt cóc" khỏi làng và được đưa đến một nơi bí mật.
          Chỉ có những phụ nữ cao tuổi được phép đến gần “trại nam giới” để mang thực phẩm và cung cấp thức uống. Các chàng trai trẻ bị bôi bụi trắng lên mặt và cơ thể.
          Những tập tục đáng sợ nhất trên thế giới 4
          Những tảng đá sắc nhọn và lưỡi giáo được sử dụng trong việc cắt bao quy đầu và bôi bùn cùng phân động vật hay phân hữu cơ lên vết thương để cầm máu.
          Nghi lễ kỳ lạ này gây ra chấn thương nghiêm trọng, thậm chí khiến bộ phận sinh dục bị biến dạng, nếu không được điều trị thì có thể dẫn đến cái chết.
          8. Tập tục hiến sinh của Aztec, Ấn Độ
          Aztec nổi tiếng với việc thực hành nghi lễ hiến sinh. Hàng ngàn người đã mất mạng chỉ vì nghi lễ này. Ăn thịt đồng loại cũng nằm trong nghi lễ và theo một số câu chuyện sau khi các nghi lễ hiến sinh hoàn thành, các nạn nhân trở thành bữa ăn của những người trong bộ tộc.
          9. Bộ tộc Mayoruna của Brazil và Peru
          Nghi lễ kỳ lạ của người Mayoruna hoặc Matis, Ấn Độ bắt đầu bằng cách sử dụng các chất độc chiết xuất từ một loài ếch độc được tìm thấy tại khu rừng nhiệt đới Amazon, và tiêm nó vào cơ thể.
          Đây là nghi lễ đã được thực hiện hơn một trăm năm của bộ lạc Mayoruna và Matis.   Theo các nghiên cứu, độc tố của loài ếch độc có thể gây tổn thương não và có thể dẫn đến bệnh Alzheimer, trầm cảm hoặc bệnh Parkinson.
          Những tập tục đáng sợ nhất trên thế giới 5
          Sau khi chích thuốc độc, nạn nhân có thể bị nôn mửa, nhịp tim nhanh và buồn nôn. Chẳng bao lâu sau khi tỉnh dậy sau một giấc ngủ sâu, nạn nhân có thể đi săn trong một thời gian dài mà không hề cảm thấy đói hoặc kiệt sức.
          Họ tin vào việc tiêm độc tố làm tăng sức mạnh, sức chịu đựng và sự dẻo dai, khiến cho họ trở thành "thợ săn bất khả chiến bại".
          10. Chánh niệm (Ấn Độ)
          Chánh niệm là một nghi thức truyền thống được thực hiện trong tang lễ của những người theo đạo Hindu. Qua đó, một người góa phụ sẽ tự thiêu mình bên cạnh xác của người chồng để tự vẫn. Hành động chánh niệm này được thực hiện một cách hoàn toàn tự nguyện, phần lớn bắt nguồn từ suy nghĩ bên trong của chính người góa phụ.

          Sự tồn tại của tập tục đáng sợ này đã trở thành tiêu điểm tranh luận và gây sức ép lên xã hội Ấn Độ trong suốt một quãng thời gian khá dài và vẫn chưa thể được giải quyết triệt để cho tới ngày hôm nay.
          11. Aghoris (Ấn Độ)
          Aghoris là nhóm người thuộc giáo phái Hindu chuyên tôn thờ thần Shiva, vị thần của sự hủy diệt. Đơn giản vì họ tin rằng Shiva đã tạo ra mọi thứ trên đời và chẳng có điều gì trên đời là xấu xa cả. Các hoạt động như quan hệ tình dục, uống rượu, nghiện ma túy và ăn thịt hoàn toàn không bị cấm đoán giữa các Aghoris.

          Tuy nhiên, những người này lại mộ đạo tới mức sẵn sàng cho phép mình ăn thịt đồng loại. Đã có rất nhiều xác chết được phát hiện bên cạnh bờ sông gần khu vực mà những người Aghoris sinh sống. Tất cả đều bị mất đi các bộ phận chân tay khi chúng đã bị cắt ra để ăn sống.
          12. Cắt cụt ngón tay
          Nghi lễ này là của người Dani, một bộ tộc sinh sống tại các khu vực đất đai màu mỡ ở thung lũng Baliem, Tây Papua, New Guinea. Người Dani sẽ cắt cụt ngón tay của họ để bày tỏ nỗi buồn sâu sắc trong lễ tang người thân hoặc bày tỏ tình yêu đối với người mà họ vô cùng yêu mến.

          Khi một người trong bộ tộc qua đời, người thân của của người xấu số như vợ hoặc chồng sẽ cắt cụt ngón tay và chôn chúng cùng với thi thể người quá cố. Ngón tay đại diện cho cơ thể và linh hồn sẽ luôn đi theo người chết. Ngoài việc cắt cụt ngón tay, họ còn bôi tro hoặc đất sét lên mặt để bày tỏ nỗi buồn trước sự ra đi vĩnh viễn của người thân yêu.
          13. Khiêu vũ cùng xác chết (Famadihana)
          Fimadihana (Khiêu vũ cùng xác chết) là một nghi thức kỳ lạ của người Malagasy ở Madagascar. Nghi lễ được tổ chức đều đặn 7 năm một lần nhằm tưởng nhớ người đã khuất và thắt chặt mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

          Theo đó, những phần còn lại của người đã khuất sẽ được đào lên và khoác “quần áo mới” rồi cùng nhảy múa hân hoan cùng những người thân trong gia đình quanh khu mộ. Cuối cùng, thi thể được đem đi chôn cất lại sau khi được đưa đi khắp làng.
          Khoahocthuvi.net

          Không có nhận xét nào:

          Đăng nhận xét