Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2016

ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 69

-NÓI NHƯ CON "KÉT", LÀM NHƯ CON "KẸT"!
-QUAN "NỔ" = MỴ DÂN
-Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường".  
-Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!
-------------------
-Các "đồng chí" lãnh đạo nhà nước ta còn có một "truyền thống" là nể nang, không dám xử phạt thích đáng những quan chức vì cuồng tham ích kỷ mà tìm đủ mọi cách bẩn thỉu để bòn rút "lộc nước", mà vô cảm "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi", mà trù dập đồng nghiệp, phạm tội trước nhân dân, không dứt khoát loại trừ những quan chức đã đánh mất hết uy tín cá nhân trong quần chúng nhân dân, vẫn còn lối xét xử bao che, diễn kịch kiểu "thượng đội hạ đạp".
-Sự nở rộ nạn cường hào ác bá hiện nay có nguyên nhân sâu xa, không thể nói khác được, là từ sự sai lầm về mặt bản chất của thiết chế mà ra.
-Hãy nằm lòng câu: "Thượng bất chính, hạ tắc loạn"mà chấn chỉnh lại đi kẻo sụp đổ chế độ!

-------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Tàn dư cường hào, ác bá

Cuộc sống luôn tiến về phía trước, xã hội đáng lý ra phải văn minh hơn nhưng đây đó vẫn còn tàn dư của cường hào, ác bá thời xưa, nhất là tại các vùng nông thôn hiện nay.

Sau trường hợp cán bộ xã “ăn” gà và quan huyện ăn dê chính sách của dân ở Quảng Nam và Thanh Hóa, lại có chuyện xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận ép dân mua bò già. Ông phó chủ tịch xã Nhơn Sơn móc nối với đầu nậu, đặt hàng 20 con bò, giá 20 triệu đồng/con rồi phân phối cho dân. Bò thì toàn già và ốm đói, viêm loét, dân nói chỉ 15-16 triệu đồng/con thôi nhưng 37 hộ nghèo người Raglai ai cũng phải nhận, nếu không thì bị cắt chế độ thụ hưởng chính sách chuyển đổi nghề của Chính phủ. Nhiều người nhận bò đã già, “chuyển đổi nghề” cái nỗi gì? Bò thì quá già, nguy cơ chết cao, nhận bò tức là ôm cục nợ. Hội Nông dân xã nhiều lần lên tiếng phản đối, đều bị gạt phăng.
Trước đó, cũng tại tỉnh Ninh Thuận, chính quyền xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước buộc 55 hộ đồng bào dân tộc thiểu số phải nhận bò mà xã đã đặt mua sẵn. Dân phản ứng nhưng không thắng được ý xã.
Bất hạnh hơn là trường hợp “không được chết” của bà Nguyễn Thị Lê ở xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Hôm 9-11, bà Lê qua đời, gia đình bà báo cho chính quyền địa phương biết để làm giấy chứng tử, phát loa truyền thanh thông báo, đồng thời hỏi mượn xe tang, kèn trống… Tuy nhiên, trường hợp của bà Lê không được giải quyết như đối với người địa phương khác vì bà còn nợ thuế đất nông nghiệp, đóng góp an ninh quốc phòng, ủng hộ đồng bào lũ lụt, quỹ bảo trợ trẻ em, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học, hội xuân… tổng cộng hơn 1,7 triệu đồng.
Chết không cho chết, còn sống thì bị bắt chết, đó là trường hợp 4 hộ dân ở xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Họ bị lập giấy chứng tử chỉ vì lý do ngân hàng cho vay áp dụng chính sách xóa nợ với những trường hợp mất tích, qua đời. Thế là xã khai tử…
Việt Nam có hơn 70% dân số sống ở vùng nông thôn. Đó cũng là vùng nghèo nhất, cư dân cơ cực nhất. Nhà nước đã có nhiều chương trình phát triển nông thôn, như tam nông, mới nhất là nông thôn mới. Thế nhưng, ánh sáng nông thôn mới chưa đủ sức soi rọi đến quá nhiều góc tối thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu học hành. Những nơi ấy có quá nhiều câu chuyện cười ra nước mắt bắt nguồn từ sự vô cảm của chính quyền cơ sở. Bao nhiêu chủ trương, chính sách tốt đẹp của nhà nước được giao cho đội ngũ cán bộ vừa kém tài vừa thất đức thực thi thì không trở nên méo mó mới lạ (!)
Nguyễn Ngọc

Đăng bởi Hai Hoang Van on Thứ Hai, ngày 08 tháng 8 năm 2016 | 8.8.16

Ông Lê Văn Cuông cho rằng, mùa "sưu thuế hãi hùng" ở Hậu Lộc cho thấy đang có sự xuất hiện trở lại của bộ phận cường hào, ác bá thời phong kiến ở nông thôn trong thời kỳ văn minh. 
Mua suu thue hai hung: Cuu DBQH noi do la 'cuong hao ac ba' - Anh 1
Mùa sưu thuế hãi hùng: Cựu ĐBQH nói đó là "cường hào ác bá"
"Cường hào, ác bá" ở nông thôn

Thời gian qua, người dân ở các thôn Lộc Tiên (xã Hải Lộc), thôn Thái Hòa (xã Hưng Lộc) của huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa đang phải chịu cảnh thu các khoản đóng góp theo kiểu "sưu cao thuế nặng".

Sau khi được phóng viên Báo điện tử Trí Thức Trẻ cung cấp thông tin, ông Lê Văn Cuông (nguyên Phó đoàn ĐBQH khóa 11 tỉnh Thanh Hóa - là ĐBQH các khóa 11,12) đã bày tỏ sự bức xúc, bất bình trước tình trạng lạm thu các khoản đóng góp ở một số địa phương của huyện Hậu Lộc.

Theo ông Cuông, ở huyện Hậu Lộc từng xảy ra việc lạm thu này và báo chí cũng đã lên tiếng, tỉnh chỉ đạo giải quyết rất quyết liệt, nhưng gần đây lại tiếp tục tái diễn ở một số thôn, xã.

"Chứng tỏ ở Hậu Lộc đã có truyền thống không hay trong vấn đề thu các khoản đóng góp bất hợp pháp của dân", ông Cuông nói.

Ông Cuông cũng nêu rõ, trường hợp người già cả, ốm đau, không thể lao động sản xuất rồi ngay kể cả trẻ em mới sinh ra được vài tháng còn chưa biết gì đã bị chính quyền thôn bổ đầu để lạm thu như vậy thì không thể nào chấp nhận được.

"Trước đây, khi còn là đại biểu Quốc hội, tôi cũng đã phát biểu và cảnh tận thu đang ở diễn ra ở một số địa phương của Hậu Lộc hiện nay, dường như cho thấy đang có sự xuất hiện trở lại của một bộ phận cường hào, ác bá thời phong kiến ở nông thôn trong thời kỳ văn minh này.

Họ đè đầu, cưỡi cổ người dân, tận thu bằng mọi giá, từ những đứa trẻ mới sinh ra chưa biết gì, đến các cụ già nằm liệt và khi không thu được đủ thì lại có động thái là o ép, ức hiếp người dân.

Cuộc sống của người dân ở nông thôn bây giờ rất vất vả, nguồn thu rất khó khăn, có nơi chỉ trông chờ vào mấy mảnh ruộng nhỏ, không có nghề gì làm thêm...

Thế mà chính quyền thôn lại tự ý đặt ra biết bao khoản thu bất hợp lý, trái pháp luật, có nơi lên đến trên dưới 20 khoản thu, trong đó, nhiều khoản mà tôi đọc thấy rất kỳ lạ. Điều đó là không thể nào chấp nhận được.

Ở đây, Bí thư huyện ủy Hậu Lộc đã nhận rõ đây là khuyết điểm, sai và xin lỗi dân, hứa xử lý nghiêm túc.

Cá nhân tôi rất hoan nghênh tinh thần cầu thị của Bí thư Tỉnh ủy và Bí thư huyện ủy, mong rằng, sẽ có sự quyết liệt xử lý, ngăn chặn kịp thời việc lạm thu trái quy định của pháp luật. Từ đó, tạo bình yên cho người dân ở nông thôn", ông bày tỏ.

Các khoản thu năm 2013 mà gia đình một hộ dân ở thôn Thái Hòa, Hưng Lộc, Hậu Lộc phải đóng góp.
Đề cập nguyên nhân tái xuất tình trạng "mùa sưu thuế hãi hùng " này, nguyên Phó đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cho rằng, việc này xuất phát từ chính lợi ích của một bộ phận cán bộ, chính quyền muốn có một khoản ngân sách ngoài ngân sách Nhà nước cấp xuống hàng năm.

"Một bộ phận chính quyền cơ sở muốn có khoản thu khác để tự tung, tự tác, giải quyết lợi ích cá nhân, cho nên họ đặt ra các khoản thu bất hợp pháp.

Họ lấy lý do là đồng thuận của dân nhưng phải xem có thực tế như vậy không hay là có sức ép nào đó, bắt dân phải đồng thuận để lấy cơ sở đó nhằm đè đầu, cưỡi cổ để tận thu.

Cũng cần xem họ có vì dân không hay lợi dụng dân để tự tung, tự tác. Có nhiều địa phương thu xong rồi biển thủ các khoản đó và tham ô, tham nhũng cũng từ đây mà ra. Do đó, tôi đề nghị các cơ quan chức năng phải vào cuộc ngay để có biện pháp xử lý kịp thời", ông Cuông nhấn mạnh.

ĐBQH và câu chuyện cứu bò của người dân bị tận thu

Ông cũng kể lại câu chuyện cách đây nhiều năm, khi ông đứng ra giúp một người nông dân ở huyện Thọ Xuân đòi lại con bò bị chính quyền địa phương bắt bán.

Khi đó, do không đóng đủ tiền giao thông nông thôn, 1 chị nông dân đã bị chính quyền thôn, xã đến cưỡng bức bắt con bò mới mua để cày ruộng, sau đó bán cho người khác. Con chị đó, đến ngăn thì bị họ đánh, phải đi bệnh viện.

Báo chí lúc đó lên tiếng nhưng chính quyền xã, thậm chí huyện lơ đi, không xem xét, giải quyết.

Chị này đến gặp ông Cuông và sau khi tiếp nhận thông tin, ông đã chỉ đạo văn phòng có văn bản kiến nghị huyện, xã phải trả lại bò cũng như tiền thuốc men cho con chị nhưng chính quyền cũng làm ngơ đi, đổ lỗi cho chị này ương bướng, chống đối, không chịu nộp tiền...

"Sau đó, tôi đã đề nghị và thành lập đoàn giám sát xuống tận nơi làm việc, yêu cầu trả lại con bò cho người dân.

Tôi cũng nêu rõ trong các văn bản là nếu không giải quyết thì tôi sẽ có kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu xem xét trách nhiệm của chính quyền xã, huyện.

Với sự quyết liệt, kiên trì thì sau đó xã, huyện đã trả lại con bò và tiền thuốc men cho con chị này trong quá trình điều trị. Dù việc giải quyết đó vẫn chưa thực sự thỏa đáng và người dân vẫn còn bức xúc nhưng việc chính quyền lúc đó nhận sai, sửa cũng là điều tích cực", ông Cuông kể lại.

Trở lại câu chuyện "sưu thuế hãi hùng" ở Hậu Lộc hiện tại, vị đại biểu Quốc hội khóa 11, 12 này cũng đặt ra một vấn đề, đó là, tình trạng lạm thu đã diễn ra khá lâu, người dân bức xúc nhưng chính quyền cấp xã, huyện lại không nắm được việc làm của cấp dưới.

Đến khi xảy ra vi phạm, báo chí phát hiện mà lại không có biện pháp xử lý kịp thời, cương quyết, thì rõ ràng đây là sự thiếu trách nhiệm, vô cảm trước bức xúc của người dân.

Ông cuông đặt câu hỏi, liệu có hay không, việc chính quyền xã, huyện biết nhưng lại có tình trạng đồng lõa, làm ngơ đi những việc làm sai trái của cấp dưới?

"Tôi đề nghị, lãnh đạo tỉnh phải xem xét trách nhiệm phục vụ nhân dân của lãnh đạo huyện, xã cùng với đó, xử lý nghiêm minh những người làm sai, ngăn chặn kịp thời, không cho lan tỏa ra các địa phương khác", ông kiến nghị.

(Kiến Thức Trẻ.net)

Nước mắt của một 'ác bá'

Tháng 7/2012, tôi đi làm một phóng sự điều tra về thực trạng hoạt động của bộ máy cán bộ cơ sở tại một tỉnh miền trung. Đó là thời điểm vừa xuất hiện bài viết về một xã có 500 cán bộ ở Thanh Hóa.

Bài viết ấy khiến dư luận phẫn nộ: chính quyền xã đã thu của dân nhiều khoản phí trái luật để nuôi một bộ máy cồng kềnh. Thậm chí đến cả cấp thôn cũng tự ý đặt ra các khoản thu riêng. Sau bài đó nhiều người ví những cán bộ ở đây là một đội ngũ “cường hào ác bá mới” - những kẻ chỉ ăn không ngồi rồi, thiếu dân chủ, xa hoa và truy thu của dân đến từng đồng, cắc.
Khi về Quảng Vinh, Thanh Hóa tôi cũng từng có một niềm tin giống với dư luận nhưng rồi ở đó tôi lại nhìn thấy một thực tế phức tạp hơn nhiều so với những gì đã hình dung.
Bà Lê Thị Kim, chi hội phó chi hội cựu chiến binh thôn 3, tiếp tôi trong một căn nhà tuềnh toàng như bao hộ nghèo khác của xã biển Quảng Vinh. Bà mở cho tôi xem cuốn sổ công tác của mình. Cuốn sổ ghi chằng chịt những công việc mà bà phụ trách, từ đi thu quỹ ủng hộ, đi phát động người dân tham gia các phong trào của xã, huyện, đi thống kê đối tượng theo tiêu chí điều tra của cấp tỉnh, cấp trung ương và vô vàn việc vặt khác. Những công việc đó bà Kim gọi là “làm đầu sai”cho chính quyền cấp xã và chúng thực ra tốn sức hơn rất nhiều so với mức phụ cấp mà bà được trả - 50.000 đồng một tháng.
Bà Kim cũng không biết rằng mức phụ cấp của bà được lấy ra từ những khoản phí trái phép mà thôn, xã thu của người dân. Khi tôi hỏi bà nghĩ sao khi những cán bộ như bà bị ví với cường hào, ác bá, người phụ nữ gày gò và lam lũ ấy đã chỉ bật khóc.
Sau này, tôi được biết Thanh Hoá đã có công văn giải trình thực tế không hoàn toàn đúng như những gì bài viết nêu và dư luận đồn thổi.
Cho đến giờ, sau khi đã thực hiện nhiều phóng sự điều tra về tình trạng lạm thu ở nông thôn tôi nhận ra một thực tế: có rất nhiều khoản thu trái pháp luật lại là phương thức duy nhất để chính quyền xã duy trì hoạt động. Ví dụ: trong khi những người như bà Kim không có tên trong danh sách cán bộ của Bộ Nội vụ, và không được bố trí ngân sách hoạt động theo Nghị định 192 thì sự tồn tại của họ lại được quy định trong điều lệ hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội.
Từ hội cựu chiến binh, hội nông dân, hội phụ nữ hay đoàn thành niên… tổ chức nào cũng quy định rằng mình phải có chi hội trưởng cho đến cấp thôn. Tương tự dù Nghị định 192 không quy định có chức danh nhân viên an ninh bảo vệ thôn hay thôn đội trưởng thì những chức danh này lại được quy định bằng các thông tư của liên bộ Tài chính - Công an - Lao động Thương binh Xã hội (thông tư 02/2007) hay Luật Dân quân tự vệ. 
Một vấn đề khác cũng dẫn đến lạm thu ở nông thôn là thu phí để xây dựng các công trình hạ tầng theo chủ trương “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Mới đây theo báo cáo của kiểm toán nhà nước về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, nợ đọng xây dựng cơ bản của các địa phương đã lên tới gần 17.000 tỷ đồng. Như vậy có thể hiểu rằng nhiều địa phương do không muốn lạm thu (hoặc dù đã lạm thu) nhưng đến giờ vẫn không thể đủ tiền trả các khoản nợ khi xây dựng nông thôn mới. Những chính quyền xã đó giờ biết sẽ phải kêu ai? Lấy tiền đâu để trả nợ nếu như không phải là tiếp tục "huy động" của người dân?
Bốn năm trước khi bình luận về việc này, tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng từng đặt ra cho tôi câu hỏi: Khi bắt dân phải đóng tiền để xây dựng các công trình hạ tầng ở địa phương liệu các chính quyền xã có lựa chọn công trình dựa vào ý kiến của những người nộp tiền? Hay chỉ đơn giản là căn cứ theo các tiêu chí mà cấp trên đã giao cho họ trong quy định của chương trình nông thôn mới?
Lạm thu đang là một trong những vấn đề dễ gây khiếu kiện ở nông thôn, rất nhiều quan chức cấp xã đã bị cách chức, thậm chí đi tù vì lạm thu nhưng câu hỏi đặt ra là vì sao tình hình này vẫn không thuyên giảm? Cá nhân tôi, với tư cách là một người từng trao đổi với rất nhiều quan xã, dám khẳng định rằng: đa số họ không phải là ác bá. Họ cũng không muốn lạm thu nhưng họ bị kẹt giữa nhân dân và những ý chí chính trị “cấp trên giao phó” đôi khi không phù hợp thực tiễn.
Bà chi hội phó gày gò tôi gặp năm nào có thể giờ này đã “thôi chức”. Nhưng rồi vẫn sẽ phải có ai đó đứng lên làm cái vai mang tiếng ác ấy từ việc thu tiền của người dân. Vì mong muốn chính trị tạo nên giọt nước mắt của bà, chưa thay đổi.
Lê Anh Ngọc 

Hà Tĩnh: Dân tố Phó Chủ tịch xã làm việc kiểu “cường hào, ác bá”

Vừa qua, các cơ quan báo chí, cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh nhận được đơn thư khiếu nại của ông Lê Hữu Hải và một số người dân tại xóm 4, xã Bình Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh tố ông Phan Khắc Cử - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Lộc, huyện Lộc Hà có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, thực thi nhiệm vụ trái luật. Đặc biệt, trong lĩnh vực hành chính ký các giấy tờ, hồ sơ lý lịch cho con em địa phương đi học, đi làm hoặc xuất khẩu lao động đều rất khó khăn, để mất thời gian, cơ hội của công dân; cách làm việc của ông Cử được nhiều người ví von như là “cường hào, ác bá” ngày trước ...

Đơn tố cáo của công dân về cách làm việc của “cường hào, ác bá” Phan Khắc Cử - Phó Chủ tịch, kiêm trưởng Công an xã Bình Lộc, Lộc Hà, Hà Tĩnh
Cụ thể, ngày 26/8/2013 chị Lê Thị Huyền (SN 1992, trú tại xóm 4, xã bình Lộc) đến UBND xã làm thủ tục hồ sơ để xin việc làm - ông Cử bảo hôm nay không đúng ngày làm việc, hôm sau lên ông Cử lại bảo bố cô chưa có hộ khẩu tại xã nên không được xác nhận. Mấy ngày sau, bố chị Huyền đến can thiệp và nói ông đang nghỉ chờ chế độ hưu nên chưa đăng ký hộ khẩu tại xã được, đến lúc đó ông Cử mới chịu xác nhận, thì việc nộp hồ sơ đã muộn mất một ngày.
Ông Lê Hữu Hải có quyết định nghỉ hưu về nhập hộ khẩu tại xã cũng bị ông Cử gây khó khăn, bắt buộc ông Hải phải chi một số tiền rồi mới được nhập hộ khẩu.
Ông Lê Tử Biển bức xúc nói, gia đình tôi mở quán ăn luôn chấp hành tốt mọi nội qui, qui định của địa phương. Chỉ một hôm tôi đóng quán trước giờ qui định nhưng có 2 người khách bảo đi Vinh về quá bữa, gõ cửa nhờ tôi làm mỳ tôm. Họ đang ngồi ăn thì thấy ông Cử hằm hằm vào bắt tôi đóng quán. Hai người khách bảo: “Chúng tôi qua đường đói quá vào nhờ quán làm mỳ tôm ăn tạm” - Thế mà ông Cử thô lỗ cầm cổ áo người khách kéo ra ngoài, bắt họ phải đổ thức ăn vào bao ni-lon ra ngoài bãi đất ngồi ăn.
Bà Phan Thị Hồng Anh cho biết, ngày 06/3/2014, ông Cử đi cùng một số công an viên đột nhập vào nhà bà mà không thông báo, tự tiện khám xét, lục tung cả phòng ngủ của bà mẹ già. Sau khi khám xét kỹ không phát hiện ra điều gì khác ngoài giấy tờ đăng ký kinh doanh nên ông Cử và công an bỏ về mà không có ý kiến gì với gia đình bà.

Ki-ốt kinh doanh của gia đình ông Lê Hữu Hải và các hộ gia đình tại xóm 4, xã Bình Lộc trên trục đường ĐT 547, nơi “cường hào, ác bá“ Phan Khắc Cử - Phó Chủ tịch, kiêm trưởng Công an xã Bình Lộc và một số công an viên kéo xe lôi vào ki-ổt của gia đình ông bốc một số hàng hóa.
Trước đó, ngày 24/11/2015 ông Lê Hữu Hải có đơn kiến nghị lên chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh về việc ông Phan Khắc Cử - Phó Chủ tịch, kiêm trưởng Công an xã và một số công an viên kéo xe lôi vào ki-ổt của gia đình ông bốc một số hàng hóa, trong đó có 6 cái giường gỗ trị giá 10 triệu đồng mà không lập biên bản, không có lý do chính đáng. Hiện nay đã 4 tháng trôi qua mà không trả lại cho gia đình. Ông và con ông đã gặp ông Cử 5 lần, đặt vấn đề xin lại số hàng hóa trên nhưng vẫn không được giải quyết.

Một lá đơn tố cáo khác của công dân về “cường hào, ác bá” Phan Khắc Cử
Phóng viên đưa sự việc này trao đổi với chính quyền địa phương, ngày 28/3/2016, một vị lãnh đạo xã xác nhận, việc thu giữ một số hàng hóa của ông Lê Hữu Hải là có thật. Hiện tại có 6 cái giường gỗ đang ở trong kho của UBND xã. Thời điểm đó, địa phương đang tổ chức thực hiện công văn 1296 của Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà về việc xử lý vi phạm hành lang an toàn giao thông trên tuyến đường ĐT 547. UBND xã giao cho đồng chí Cử - Phó chủ tịch chỉ đạo lực lượng công an thực hiện. Việc làm là có chủ trương nhưng tổ chức thực hiện không đúng qui trình, thu giữ hàng hóa, vật dụng của các hộ dân kinh doanh không lập biên bản, không nêu rõ nội dung vi phạm, không có thời hạn xử lý là sai qui định.
Qua nội dung đơn thư mà ông Lê Hữu Hải và một số người dân ở xóm 4, xã Bình Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh gửi tới các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh. Dư luận đang rất quan tâm và bức xúc về thái độ cũng như cách làm việc của vị Phó Chủ tịch này. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và đưa thông tin tiếp theo tới bạn đọc.
Xuân Lộc - Hải Phong

Hà Tĩnh: Tiếp bài Dân tố Phó chủ tịch xã làm việc kiểu “Cường hào, ác bá”

Vừa qua, các cơ quan báo chí, cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh nhận được đơn thư khiếu nại của ông Lê Hữu Hải và một số người dân tại xóm 4, xã Bình Lộc, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh tố ông Phan Khắc Cử - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Lộc, huyện Lộc Hà có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, thực thi nhiệm vụ trái luật. Đặc biệt, trong lĩnh vực hành chính ký các giấy tờ, hồ sơ lý lịch cho con em địa phương đi học, đi làm hoặc xuất khẩu lao động đều rất khó khăn, để mất thời gian, cơ hội của công dân; cách làm việc của ông Cử được nhiều người ví von như là “cường hào, ác bá” ngày trước ...
Sau khi báo nêu và nhận được đơn thư khiếu nại, UBND huyện Lộc Hà đã có công văn chỉ đạo UBND xã Bình Lộc xác minh sự việc. Ngày 15/4/2016, UBND xã Bình Lộc có thông báo về việc khiếu nại không đủ điều kiện thụ lý giải quyết .

Thông báo về việc khiếu nại không đủ điều kiện để thụ lý giải quyết của UBND xã Bình Lộc
Với thông báo này, ông Lê Hữu Hải không đồng ý và tiếp tục có đơn tố cáo gửi các cơ quan chức năng, cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương.
Ngày 22/4/2016, Phóng viên có buổi làm việc với lãnh đạo xã Bình Lộc, ông Lê Trọng Ấn - Chủ tịch UBND xã cho biết, ngày 31/3/2016, chính quyền địa phương sau 3 tháng đã trả lại số hàng thu giữ sai quy định của gia đình ông Hải. Có 6 cái giường gỗ nhưng bị thất lạc 2 cái nên phải tính giá trả bằng tiền mặt là 5.600.000 đồng - số tiền này UBND xã giao trách nhiệm cho ông Cử - Phó chủ tịch và 2 người nữa trong tổ công tác phải bồi thường.


Biên bản làm việc của UBND xã Bình Lộc về việc trả lại hàng hóa cho gia đình ông Hải.
Như vậy, việc ông Hải tố cáo ông Phan Khắc Cử - Phó chủ tịch kiêm trưởng công an xã tổ chức thu giữ hàng hóa trái luật  là có cơ sở.


Đơn tố cáo của ông Lê Hữu Hải
Trao đổi về đơn tố cáo tiếp theo của ông Lê Hữu Hải tại thời điểm này chính quyền sẽ xử lý như thế nào ?,  ông Lê Xuân Hiền - Bí thư Đảng ủy xã khẳng định, việc giải quyết đơn thư tố cáo của công dân, lãnh đạo địa phương sẽ tiến hành kịp thời theo trình tự pháp luật. Hiện nay, lãnh đạo xã đã ban hành quyết định thành lập tổ công tác để xác minh, làm rõ những nội dung trong đơn tố cáo của ông Lê Hữu Hải đối với ông Phan Khắc Cử - Phó chủ tịch xã. Khi có kết luận cụ thể, chính quyền địa phương sẽ xử lý nghiêm theo luật định đối với người tố cáo và người bị tố cáo.
Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và đưa tin tới bạn đọc.
Xuân Lộc - Hải Phong 

(Xã hội) - “Tôi cho rằng, có lẽ đang hình thành tầng lớp giống như lý trưởng, chánh tổng ngày xưa, đó là cường hào mới ở nông thôn. Chỉ có cường hào mới thì mới o ép dân đến như thế”.

Tịch thu giường ngủ ở Thanh Hóa, cựu ĐBQH: "Đó là trấn lột"
Trấn lột người dân…
Xung quanh thực trạng “mùa đóng góp kinh hãi” ở Thanh Hóa, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Lê Như Tiến, đại biểu Quốc hội khóa 12, 13, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội khóa 13.
PV: Vừa qua, báo điện tử Trí Thức Trẻ liên tục có các phản ánh về thực trạng lạm thu, tận thu ở một số địa phương của huyện Hậu Lộc, Nông Cống (Thanh Hóa).
Trong đó, tại xã Trường Sơn, huyện Nông Cống, ngay kể gia đình liệt sỹ, do khó khăn, không đủ tiền đóng góp nên bị xã cắt hộ nghèo, hay có gia đình nghèo cũng vì không đóng đủ các khoản đóng góp đã bị xã, thôn đến tịch thu chiếc giường cũ.
Khi tiếp nhận các thông tin, ông có suy nghĩ, nhìn nhận gì về thực trạng đau xót này?
Ông Lê Như Tiến: Trước đây, tôi cũng đã từng có thông tin về một số huyện của một vài địa phương ở miền Trung có hiện tượng lạm thu. Trước đây là Hà Tĩnh và giờ là ở Thanh Hóa.
Miền Trung vốn dân đã nghèo rồi lại còn bị như thế. Tôi còn nhớ, trước đây, khi Quốc hội đã có nghị quyết về việc không thu thuế nông nghiệp nhưng họ vẫn thu, rồi bày ra rất nhiều khoản thu khác như thu về an ninh, trật tự trị an…
Nhiều khi khoản thu do chính quyền địa phương tạo ra khiến cho người dân vốn đã khó khăn, nghèo nàn rồi lại càng khó khăn hơn. Ở đây, cần xem lại những khoản thu đó có nằm trong quy định không hay thôn, xã tự nghĩ ra.
Người ta đã nghèo như thế mà vào còn tháo cả giường của dân ra, rồi có cái gì lấy được là lấy đi thì đó không phải vì dân mà hành động đó rất phản cảm, nặng hơn nữa thì đó là trấn lột của dân chứ không phải thu khoản này khoản khác.
Trước hết, phải kiểm tra xem các khoản thu đó có nằm trong quy định không? Có được cấp có thẩm quyền cho phép không? Chứ không phải anh tự nghĩ ra, thu gì tự thu.
Nếu như mà cần vận động người dân đóng góp khoản nào đó như chỉnh trang đường nông thôn, các phong trào… thì đó chỉ là vận động, phải để người dân tự giác.
Còn việc bắt buộc người dân phải nộp, không nộp thì trấn cái nọ, trấn cái kia thì điều đó không thể được.
Tôi đề nghị các cấp có thẩm quyền tức là lãnh đạo cao hơn như huyện, thậm chí cấp tỉnh của Thanh Hóa phải kiểm tra, rà soát lại xem như thế có đúng không và nếu không đúng theo quy định thì chấn chỉnh, sửa ngay.
Tịch thu giường ngủ ở Thanh Hóa, cựu ĐBQH: Đó là trấn lột - Ảnh 1.
Bảng kê khai các khoản đóng góp 6 tháng đầu năm của một hộ dân ở xã Trường Sơn.
PV: Thưa ông, có một câu chuyện đáng buồn xảy ra ở xã Trường Sơn khi một gia đình liệt sỹ thuộc diện hộ nghèo vì không đủ tiền đóng góp đã bị xã “cắt” hộ nghèo và cho biết, khi nào trả đủ các khoản sẽ được trả lại.
Ông có bình luận gì về việc này?
Ông Lê Như Tiến: Tôi nghe câu chuyện này mà thấy đau lòng. Gia đình liệt sỹ, thân nhân liệt sỹ đáng lẽ phải được hưởng chế độ ưu đãi người có công cao hơn nhưng vì chúng ta còn khó khăn nên ưu đã thấp, nay thuộc diện hộ nghèo nhưng vì không đóng đủ tiền đóng góp mà lại bị cắt hộ nghèo.
Lại còn đe dọa là phải nộp đủ mới trả lại chế độ hộ nghèo, việc này là trái với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Tôi đề nghị thanh tra của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Thanh tra Chính phủ phải vào cuộc uốn nắn ngay.
Đồng thời, phải có xử lý, kỷ luật đối với các tập thể hoặc cá nhân mà tự ý tạo ra các khó khăn cho người dân như thế và có những hành vi phản cảm như thế.
Đề nghị Chính phủ vào cuộc
PV: Khi trao đổi với chúng tôi, cựu ĐBQH Lê Văn Cuông có nhìn nhận thực trạng lạm thu, tận thu này cho thấy dường như đang có sự xuất hiện trở lại của một bộ phận “cường hào, ác bá” ở nông thôn khi tự ý đặt ra các khoản thu lên đầu người dân.
Từng là ĐBQH, trước thực trạng ở một số nơi như vậy ông có thấy điều này không?
Ông Lê Như Tiến: Tôi cũng thấy thế và vì thế tôi mới dùng từ rất mạnh, đấy không phải là hình thức thu mà là trấn lột.
Trấn lột của dân, đó là từ rất mạnh đối với những người có lương tri, lương tâm và phải dùng từ như thế mới lột tả được hết hành vi phản cảm của một bộ phận cán bộ có chức, có quyền như thế ở địa phương.
Tôi cho rằng, có lẽ đang hình thành tầng lớp giống như lý trưởng, chánh tổng ngày xưa, đó là cường hào mới ở nông thôn. Chỉ có cường hào mới thì mới o ép dân đến như thế.
Ở đây, không phải tìm hiện tượng, hành vi mà quan trọng hơn chính là tiếng chuông cảnh báo để cho các quan chức cấp cao ở huyện Nông Cống nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung, thậm chí cả các tỉnh có hiện tượng như thế phải chấn chính ngay.
Các quan chức tỉnh Thanh Hóa cần vào cuộc ngay, ví dụ như việc gia đình liệt sỹ ở trên thì Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh là cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương phải lên tiếng và Thanh tra phải vào cuộc.
Ngoài Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Thanh tra Chính phủ, tôi cũng đề nghị Thường trực Chính phủ nên có công điện để chấn chỉnh ngay việc này.
Trước đó, sau khi nhận được thông tin cung cấp từ phóng viên Báo điện tử Trí Thức Trẻ, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, đại biểu Quốc hội khóa 14 ứng cử tại Thanh Hóa cho hay, ông sẽ có ý kiến với tỉnh về việc này.
Còn ông Đỗ Trọng Hưng, Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, Trưởng Đoàn ĐBQH khóa 14 của tỉnh cũng cho biết, ông sẽ yêu cầu lãnh đạo huyện Nông Cống báo cáo về vấn đề này.
(Theo Soha News)



“Cường hào ác bá “thời nay(2)???




baby reading newspaper

Hồi kết chuyện công an ‘xin’ dân 90 triệu đồng biếu sếp

Audio Player
00:00
00:00



Cán bộ công an xã, huyện đã trả lại số tiền 90 triệu đồng “ăn bớt” của người dân sau khi nghi ngờ buôn ma túy và yêu cầu không kiện cáo.
Chiều 26/12, một cán bộ xã Châu Hoàn cho hay sau khi biết gia đình chị Lữ Thị Miền (SN 1970, trú xã Châu Hoàn, huyện Quỳ Châu, Nghệ An) làm đơn thư tố cáo gửi cơ quan chức năng, báo chí thì nhóm công an xã (5 người) và một cán bộ công an huyện đã trả hết số tiền ăn bớt của gia đình chị này.
Liên quan: Người dân tố bị công an “cướp” 90 triệu trên đường vay tiền về
Sau khi yêu cầu về trụ sở xã Châu Hoàn, nhóm công an xã và huyện đã lập biên bản nói rõ đã trả hết tiền 493 triệu đồng cho gia đình chị Miền đồng thời thỏa thuận qua biên bản không được khiếu kiện.
“Thực tế, nhóm công an xã, huyện đã mang trả hết số tiền cho gia đình chị Miền nhưng trả lèo tèo. Còn hơn 90 triệu đồng, ban đầu nhóm cán bộ này dự tính không trả”, vị cán bộ cho hay.
công an ăn bớt tiền
Vợ chồng anh Đức, chị Miền bức xúc trước việc công an xã ăn bớt 90 triệu đồng. Ảnh: Dân trí
Cũng theo cán bộ xã Châu Hoàn, nhóm công an nói trên bắt xe chị Miền là do nghi buôn bán ma túy. Song khi kiểm tra không có ma túy, không đúng thực tế, không có căn cứ nhưng số cán bộ này vẫn ngang nhiên lấy tiền đưa về trụ sở UBND xã lập biên bản và thu hơn 90 triệu đồng là sai quy định.
Được biết, tổ công tác trên bao gồm các ông: Lữ Đức Năm- Trưởng công an xã, Lô Văn Thanh- Phó công an xã, Hà Văn Tuyên- Phó công an xã, Lữ Văn Dũng và Lữ Tự Nhiên- đều là công an viên xã Châu Hoàn và một cán bộ Công an huyện Quỳ Châu tên là Giáp (người dân địa phương cho biết là công an nằm vùng).
Trong khi đó, lúc 9h30 phút sáng 21/12, Chủ tịch UBND xã Châu Hoàn, ông Lữ Văn Đức được biết đang ngồi trong quán nhậu với thuộc cấp gồm cán bộ địa chính tên Tuấn, Trưởng công an xã và các công an viên. Chủ quán nhậu khẳng định Chủ tịch xã Đức đang ngồi nhậu ở đây song những người trên khi giáp mặt phóng viên đều khẳng định không có ông Đức ngồi đó.
công an xã
Người được cho là Chủ tịch UBND xã Châu Hoàn, Lữ Văn Đức. Ánh: SH
Sau khi phát hiện PV đang dùng điện thoại để quay phim, một người trong bàn nhậu mặt đã đỏ ửng, nồng nặc mùi rượu đứng dậy đi ra để che chắn đồng thời tra hỏi giấy tờ và yêu cầu PV không được quay phim, chụp ảnh. Khi PV tiếp tục liên lạc qua điện thoại của vị Chủ tịch xã để làm việc thì người này cho biết đang đi kiểm tra trong rừng xa nên không thể về.
Vụ việc nhóm cán bộ công an xã, huyện ăn chặn tiền của dân 90 triệu đồng xảy ra vào 5h chiều 16/12. Khi đó chị Miền điều khiển xe máy từ nhà dì ở huyện Quế Phong về tới địa bàn bản Na Cống, xã Châu Hoàn thì gặp tổ công tác CA xã Châu Hoàn yêu cầu dừng xe để kiểm tra.
Sau khi phát hiện số tiền gần 500 triệu đồng được bọc trong túi bóng đen trên xe chị Miền, tổ công tác này đã yêu cầu chị cởi bỏ quần áo ngay trên đường, dưới tiết trời lạnh để kiểm tra vì nghi có ma túy dù chị đã nhiều lần nói đây là tiền đi vay để dựng trang trại và trời lạnh từ chối cởi bỏ quần áo.
“Lúc đó họ bắt tôi cởi quần áo ngay ở đường để kiểm tra. Nhưng vì lạnh quá nên tôi chỉ cởi áo thôi. Khám trên người không thấy gì nhưng họ vẫn bắt tôi về trụ sở để làm việc vì nói là tiền nhiều quá”, chị Miền cho biết.
công an xã2
Vị trí số tiền được chị Miền treo ở trên xe. Ảnh: Dân trí
Nhóm 6 Công an Nghệ An này yêu cầu chị Miền phải về trụ sở CA xã để giải quyết. Tại đây, nhiều lần chị Miền thanh minh về nguồn gốc số tiền nhưng không được tổ công tác trên xác nhận.
“Tôi đi vay tiền về chứ có làm gì vi phạm pháp luật đâu mà họ lại bắt tôi và còn dọa sẽ bỏ tù. Sau một hồi họ lại xin tôi cho 5 triệu để bồi dưỡng, rồi xin thêm 10 triệu để biếu sếp. Tiền đi vay về nên tôi không cho. Rồi họ nói sẽ bắt tôi đưa ra huyện, rồi cho tôi vào tù, lúc đó họ dọa vậy tôi sợ lắm”, chị Miền kể lại.
“Khi đó cục tiền nguyên vẹn của tôi là 493 triệu đồng, họ chỉ trả 400 triệu, còn lại thiếu của gia đình tôi hơn 90 triệu đồng nhưng họ vẫn ép vợ tôi ký vào biên bản đã nhận đủ số tiền trên.
Người cán bộ công an huyện tên Giáp còn dặn là không được nói chuyện này với ai, nếu không sẽ bắt lên công an huyện bỏ tù. Khi đó sợ quá nên vợ tôi đã ký vào biên bản”, anh Vi Hải Đức (SN 1972 – chồng chị Miền) cho biết thêm.
Số tiền hơn 90 triệu đồng của gia đình chị Miền bị giữ lại với lý do được đưa ra là bồi dưỡng cho tổ công tác và biếu sếp trên.
Cúc Phương (Lược theo Dân trí)






Triệt nạn cường hào mới

(Baonghean) - Cuộc sống luôn tiến về phía trước, xã hội đáng lý ra phải văn minh hơn nhưng đây đó vẫn còn tàn dư của cường hào, ác bá thời xưa



Hôm trước, nhân chuyện cán bộ lãnh đạo xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận ép dân mua bò già để kiếm lời từ chính sách chuyển đổi nghề của Chính phủ dành cho đồng bào thiểu số nghèo, một nhà báo đã ai oán thốt lên: Cuộc sống luôn tiến về phía trước, xã hội đáng lý ra phải văn minh hơn nhưng đây đó vẫn còn tàn dư của cường hào, ác bá thời xưa, nhất là tại các vùng nông thôn hiện nay. Rồi ông dẫn thêm ra luôn mấy trường hợp cụ thể là quan xã “ăn chặn” gà hỗ trợ người nghèo ở Quảng Nam và quan huyện lùa dê chính sách của dân về nhà mình  ở Thanh Hóa vào năm ngoái, năm kia như là những “nhân chứng, vật chứng” điển hình. Và nay là chuyện ở Ninh Thuận.

minh họa
Hình mang tính minh họa.

Đầu đuôi câu chuyện là như thế này, Nhà nước có chính sách hỗ trợ dân nghèo chuyển đổi nghề theo cách cấp cho mỗi hộ 20 triệu đồng để nuôi bò sinh sản. Thay vì đưa tiền trực tiếp cho dân thì ông Phó Chủ tịch xã Nhơn Sơn đã “bắt tay” với mấy ông lái bò đặt mua 20 con bò với giá 20 triệu đồng/con rồi phân phối cho dân. Nếu là bê non hay bò tơ thì không nói làm gì. Đằng này, toàn là bò già và ốm đau, bệnh tật đầy mình. Loại đó, giá thị trường đắt nhất cũng chỉ cỡ trên chục triệu đồng một con. Với hai chục con bò, mấy ông quan xã “ăn ra” được cả trăm triệu bạc. Thật đúng là buôn gì, bán gì lãi được bằng thế.  Dân biết là bị cán bộ lừa liền cự lại thì bị dọa là cắt chế độ thụ hưởng chính sách chuyển đổi nghề của chính phủ. Hội nông dân xã lên tiếng phản đối cũng bị gạt phăng đi.

Trước đó, cũng tại tỉnh Ninh Thuận, chính quyền xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước buộc 55 hộ đồng bào dân tộc thiểu số phải nhận bò mà xã đã đặt mua sẵn. Dân phản ứng nhưng không thắng được ý xã. Không chỉ ức hiếp, ăn chặn dân lành mà các quan xã còn bật đèn xanh cho những hành động rất mất đạo lý, cạn tình người như là không cấp giấy chứng tử, không cho mượn xe tang, kèn trống làm đám ma ở xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Chỉ vì người chết  còn nợ thuế đất nông nghiệp, đóng góp an ninh quốc phòng, ủng hộ đồng bào lũ lụt, quỹ bảo trợ trẻ em, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học, hội xuân… tổng cộng hơn 1,7 triệu đồng. Rồi những chuyện làm giả hồ sơ chứng nhận có công để hưởng chế độ,  ăn bớt tiền của các gia đình chính sách, người cao tuổi, nạn nhân chất độc da cam hay bắt người sống phải chết để ăn tiền tuất, bắt người chết phải sống lại để ăn tiền lương hưu trí… xảy ra đều đặn trong nhiều năm nay  đều bắt nguồn từ các hành vi sai trái lạm quyền, lộng quyền của các cán bộ, công chức cấp xã.

 Chuyện đúng là như vậy, nhưng nói những chuyện đó  là tàn dư của thời xưa để lại không hẳn đã là chính xác. Bởi đã từng có một thời chưa xa, những chuyện ăn bớt, ăn chặn kiểu đó không hề có. Tàn dư, rác cũ đã bị quét khá sạch sẽ. Nay lại nảy nòi những chiêu trò nhiễu nhương, bắt chẹt, ức hiếp dân chúng theo những cách thức mới mẻ, khác hẳn với mấy ông lý, ông bá, ông trương tuần ngày xưa thì không thể coi đó là tàn dư được. Bởi chế độ cũ đâu có những chính sách hỗ trợ dân nghèo như bây giờ nên cái sự hoạnh họe, ăn chặn, ăn bớt cũng chỉ quẩn quanh bữa rượu, con gà hay vài đồng bạc lẻ chứ không bẫm như bây giờ. Nên đó có khi là một lớp “cường hào” mới nảy sinh, mới hình thành ở nông thôn. Điều đáng băn khoăn là những người đó là ở cơ sở ta có cả một hệ thống giám sát rất đầy đủ từ cấp ủy, chính quyền đến các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội.

Ta cũng có cả một hệ thống văn bản, quy phạm pháp luật khá là chi tiết dùng để khắc chế những hành vi lạm quyền, nhũng nhiễu của các công bộc. Rồi ta cũng có các cơ quan kiểm tra, thanh tra, nội chính chuyên kiểm tra, xử lý những sai phạm kiểu đó suốt từ Trung ương đến địa phương. Bên cạnh đó, hằng năm còn có các đợt sinh hoạt kiểm điểm, tự phê bình và phê bình…  mà sao họ vẫn cứ có cơ hội để lộng hành theo kiểu “dọc ngang nào biết trên đầu có ai”. Như vậy có thể thấy trong hệ thống kiểm tra, giám sát tưởng như rất chặt chẽ đó, trong các đợt sinh hoạt chính trị  thường kỳ đó vẫn có những kẽ hở, những lỗ hổng để cho cái hư, cái xấu có đất phát triển. Những kẽ hở, lỗ hổng đó không ai biết, không ai thấy hay có biết, có thấy mà phó mặc để rồi “hòa cả làng” ? Để nhìn nhận rõ nguyên nhân dẫn đến thực trạng nói trên cần nhìn thẳng, nói thật, nói hết với nhau mọi nhẽ thì may ra mới có thể hiểu rõ được căn nguyên. Bởi có không ít chuyện ai cũng thấy, cũng biết rõ cơ sự, nhưng lại không ai chịu nói ra cả thành ra, mọi sự vẫn cứ…

Đã đến lúc phải có những chương trình, kế hoạch thiết thực để chấn chỉnh, cải tổ hoạt động của bộ máy công quyền ở cơ sở xã, phường, thị trấn . Nếu không, những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước dù có tốt đẹp đến mấy rồi cũng bị méo mó đi bởi đội ngũ cán bộ thực thi vừa yếu kém lại vừa không liêm khiết. Ở chỗ này, không phải “nhà dột từ nóc” mà là nhà thủng từ nền. Cần phải đắp vá lại cho lành bắt đầu từ việc triệt nạn cường hào mới ở chốn thôn quê.

Bụt Sơn

An Nguyên – Xã hội Việt Nam hiện nay đang 

gần giống với thời thực dân phong kiến

An Nguyên (Danlambao) – Sau vụ xử Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, một số người ví von thân phận anh Vươn cùng chị Dậu để rút ra kết luận chị Dậu còn có phần may mắn hơn anh Vươn. Và họ có lí! So sánh xã hội Việt Nam hiện nay với thời kì Pháp thuộc, mới cay đắng nhận ra, sau bao nhiêu hi sinh mất mát của nhân dân qua hai cuộc chiến giải phóng dân tộc với bao nhiêu triệu con người đã ngã xuống, trớ trêu thay, chúng ta đang dần quay trở lại một xã hội gần giống thời kì nô lệ thực dân thuở trước.
Thời kì Pháp thuộc, dân ta nai lưng ra cày để nuôi các ông chủ Pháp và tay sai, giờ dân ta nai lưng ra làm để nộp thuế nuôi các quan chức tham nhũng, thành viên cao cấp của đảng cộng sản. Ngày trước, nước Việt Nam là của dân ta nhưng do người Pháp làm chủ. Ngày nay, vai trò làm chủ được chuyển giao sang cho các quan chức thuộc đảng cộng sản, dân vẫn hoàn là dân.
Thời kì Pháp thuộc, nhân dân ta bị tước hết quyền cơ bản của con người, ai mà đòi tự do, dân chủ thì dễ dàng bị bắt bỏ tù. Ngày nay, những quyền này nhân dân đã hoàn toàn lấy lại được trên giấy tờ (Hiến pháp đã ghi), nhưng cũng chớ dại mà đòi thực hiện, vào tù ngay tức khắc, nghiêm còn hơn ngày trước. Tấm gương tày liếp của những nhà hoạt động dân chủ thì ai cũng đã thấy rồi. Nếu chính kiến của mình không giống với những gì đảng cộng sản rao giảng, tốt nhất là tự thấy mình sai nếu muốn được yên thân mà sống.
Thời kì Pháp thuộc, dân ta bị cấm quyền được yêu nước, yêu nước tức là chống lại mẫu quốc và ắt phải vào tù. Thời nay, nước mình độc lập rồi nên nhiều người nghĩ yêu nước là một quyền tất yếu. Hóa ra không phải vậy! Nếu yêu nước mà không theo chủ trương của đảng cộng sản thì vẫn bị cấm, bị bắt như thường. Điển hình là sự trấn áp, bắt bớ, khủng bố những người biểu tình hòa bình phản đối sự leo thang gây hấn của Trung Quốc. Tại sao vậy? Bởi vì chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc và giới lãnh đạo của nó tuy là kẻ thù của nhân dân, của đất nước ta nhưng lại là “đại ca” của những ông chủ cộng sản Việt Nam. Chẳng nhẽ nhân dân không nhớ câu “vuốt mặt phải nể mũi” sao?
Thời kì Pháp thuộc, nhân dân là con sâu cái kiến, đến chốn cửa công ai cũng phải khúm núm, sợ sệt, không cẩn thận là bị chửi mắng như chơi. Thời nay, bị chửi mắng khi đi làm các thủ tục hành chính chắc cũng không nhiều (nhưng không phải là không có đâu nhé!), tuy nhiên thái độ hách dịch, cửa quyền của những người tiếp dân thì không cần nói ai cũng biết. Ngoài ra kinh nghiệm bị “hành là chính” thì chắc không ít người cũng đã từng nếm trải. Đọc chuyện “Đồng hào có ma” của Nguyễn Công Hoan, biết kinh nghiệm thời xưa đến chốn cửa quan, muốn thưa chuyện gì cũng phải hối lộ từ lính tới quan. Thời nay, “văn hóa phong bì” không những đã không thay đổi mà còn ngày càng phát triển cả theo chiều sâu và chiều rộng. Thế nên nhân dân mới có câu “đầu tiên – tiền đâu” và “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” mỗi khi cần gặp các “công bộc” của dân.
Thời kì Pháp thuộc, dân ta là nô lệ nên người Pháp có quyền hành hạ như súc vật, thậm chí có đánh chết cũng không bị sao. Thời nay, người Pháp thì đương nhiên không còn cái quyền đó rồi, nhưng một số người Việt hóa ra lại có. Chúng ta thấy nhan nhản những vụ công an đánh người bị thương, thậm chí đến chết. Những hình ảnh, những đoạn phim ghi lại cảnh công an giao thông, cảnh sát cơ động đánh đập người vi phạm (hoặc mới chỉ bị nghi là vi phạm), cảnh công an đạp vào mặt người tham gia biểu tình hòa bình phản đối Trung Quốc, hình ảnh thi thể đầy thương tích của những người bị đánh đến chết tại đồn công an, … so với hình ảnh tên hiến binh Pháp đánh đập người dân Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc vẽ và đăng trên báo Người cùng khổ gần 100 năm trước nào có khác nhau mấy đâu! Chúng ta tự hỏi làm thế nào mà một lực lượng chuyên thực thi luật pháp và gìn giữ an ninh xã hội lại có thể lưu manh và côn đồ hóa đến như vậy? Phải chăng chúng được quyền lực phía trên bao che nên ỷ thế làm càn?
Thời kì Pháp thuộc, người nông dân luôn bị bọn cường hào, ác bá ức hiếp, bóc lột. Ruộng đất bị bọn chúng dần cướp hết, bị bần cùng hóa và trở thành người làm thuê cho bọn chúng. Ngày nay, đã có chính quyền cộng sản thay thế cường hào, ác bá. Đất đai của công thì chính quyền xẻ ra bán chia nhau. Đất đai của nông dân thì chính quyền có thể lấy danh nghĩa đất dự án để thu hồi với giá rẻ mạt rồi bán lại cho nhà đầu tư với giá cao, mặc cho người nông dân đã đổ bao mồ hôi, công sức, thậm chí cả tính mạng để cải tạo, khai phá đất đai. “Con giun xéo lắm cũng quằn”, thế nên mới có tiếng bom Đoàn Văn Vươn khiến cho công luận trong nước và cả thế giới lên tiếng.
Thời kì Pháp thuộc, tài nguyên nước ta bị khai thác hết mức có thể để phục vụ lợi ích của nước Pháp. Thời nay, tài nguyên tiếp tục bị bán để làm giàu cho các quan tham cộng sản. Họ bất chấp những nguy cơ về kinh tế, môi trường và an ninh quốc gia, bất chấp sự phản ứng của nhân dân, dùng mọi thủ đoạn để dự án được triển khai, tiền chảy vào túi và lợi ích chính trị của họ được đảm bảo. Những hệ quả phía sau việc khai thác thì để nhân dân và các thế hệ sau gánh chịu.
Xã hội Việt Nam thời nay, đời sống nhân dân đương nhiên cao hơn thời kì Pháp thuộc nhiều lần. Đó là điều hoàn toàn bình thường vì cả trăm năm đã trôi qua. Giả sử như Việt Nam vẫn là thuộc địa của Pháp (chỉ nói giả sử thôi nhé, vì đối với phần lớn các tầng lớp nhân dân Việt Nam, độc lập dân tộc là vô giá), đời sống nhân dân thậm chí có thể còn cao hơn nếu nhìn vào những thuộc địa mà ngày nay đã trở thành một bộ phận của nước Pháp (Les Outre-Mer français). Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam gần 40 năm sau chiến tranh vẫn “vững vàng” ở tốp cuối của thế giới dù được lãnh đạo bởi một đảng cộng sản tự cho mình là “đỉnh cao trí tuệ”, “là đạo đức, là văn minh”. Xã hội Việt Nam hiện nay, sản phẩm của đảng cộng sản, đang lộ rõ những thối nát cùng cực, hoàn toàn so sánh được với thời kì thực dân phong kiến trước kia. Nói như vậy để thấy, bao hi sinh xương máu của cha anh trong cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc có nguy cơ trở thành vô ích nếu như nhân dân Việt Nam không tự mình thay đổi, cùng nhau đứng lên đấu tranh, đuổi cổ những kẻ đang ăn trên ngồi trốc, đang lũng đoạn và tàn hại đất nước, như đã từng đuổi cổ thực dân Pháp trước kia.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét