Cuối thế kỷ 16, quan hệ giao
thương giữa Việt Nam và các nước phương Tây bắt đầu phát triển. Thuận
theo đó, các giáo sĩ, thương nhân cũng vượt biển đến nước ta truyền đạo,
buôn bán, làm ăn. Trong quá trình truyền đạo, để lưu dấu những ngày
tháng sống ở đất khách quê người, họ đã chép lại rất tỉ mỉ phong tục,
văn hóa, sinh hoạt của người bản địa. Đại Kỷ Nguyên xin phép được trích
đăng lại những tư liệu quý giá đó, thông qua bản dịch của học giả Nguyễn
Trọng Phấn (1910 – 1996) đăng trên tạp chí Thanh Nghị.
Thanh đô vương Trịnh Tráng (1577
– 1657) là thế hệ cầm quyền thứ ba của họ Trịnh. Suốt những năm cầm
quyền, ông đã tạo dựng một mối quan hệ giao thương rất tốt với người
phương Tây. Năm 1657, khi Chúa Trịnh Tráng qua đời, giáo sĩ Giovanni
Filippo De Marini đang có mặt ở thành Thăng Long. Marini (1608 – 1682),
sinh ra ở Taggia (Ý), từng có 14 năm ở Bắc kỳ, ông có những ghi chép rất
tỉ mỉ về cuộc sống ở đây, khi đó vẫn còn gọi Đàng Ngoài. Tang lễ của
Chúa Trịnh Tráng cũng được thuật lại rất tường tận.
Dưới đây chỉ trích dịch một phần những ghi chép của ông.
Thanh đô
vương Trịnh Tráng mất hôm 26 tháng 5 dương lịch năm 1657, thọ 82 tuổi
và cầm quyền bính được 37 năm. Được tin phụ vương mất, thế tử là Tạc
(Tây vương) và các vương tử em ngài liền thay đồ tang và sang ngay vương
phủ.
Thế tử cùng các vương tử và các vương thân đều đến ngay lập tức. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Trong
chính điện ngày thường vẫn cử hành những lễ lớn, thi hài Thanh đô vương
đặt trên một cái giá bằng gỗ thơm và quý, giống hình cái ngai bình nhật
ngài vẫn ngự, kiểu rất hoa mỹ tráng lệ; giá lót dạ vàng, hai đầu không
buông thõng xuống đất nhưng kéo lên che kín cả thi thể ngài. Thế tử và
các vương đệ, vương điệt, người thân thích của Trịnh phủ, ăn mặc sô gai,
đầu đội một vòng chạc gai, quỳ lễ khóc bên cạnh giá, nhắc lại những
công ơn mà lúc sống ngài ban cho mọi người. Vương phi bận áo tang màu
trắng và mình phủ một tấm mạng gai; lễ thế phát cử hành theo lệnh của
vương phi. Nghi lễ hôm đầu, chỉ có thế.
Sáng hôm
28 mặt giời vừa mọc, thế tử cùng các vương tử và các vương thân, vẫn
mặc tang phục ngày hôm trước sang vương phủ để rước linh cữu chúa từ đại
điện sang một gian điện khác. Linh cữu đặt trên một chiếc bàn thếp
vàng, bàn phủ đầy hoa thơm; hương thơm của hoa lẫn với hương thoi đốt
làm sực nức gian phòng đầy ánh sáng của bao nhiêu đèn bạch lạp.
Các hiếu
chủ chờ đến đầu giờ thứ hăm ba (giờ Tý) – đã được các nhà chiêm tinh
học chọn và cho là tốt – bắt đầu rước linh cữu vào tỉnh Thanh Hóa, nơi
nhà chúa phát tích và đã được chọn làm lăng tẩm của Trịnh gia.
Các vị quan Đại thần đến để hộ tống linh cữu tiên Chúa. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Ba vị
đại thần cao vào bậc nhất được cử ra để hộ tống linh cữu trong bốn ngày
đường; ba quan khâm mạng, trước khi nhận vinh dự mà (tiên) chúa ban cho,
hứa trước các triều quan sẽ hết sức làm để tỏ lòng tôn kính tiên chúa,
để khỏi phụ lòng hiếu kính của tân chúa và các vương đệ ngài; để cho
tang lễ, nếu không xứng được với công nghiệp của tiên chúa thì cũng tỏ
rõ được sự tận tâm, lòng kính cẩn và ý tôn trọng của họ đối với một bậc
chúa có nhân từ và độ lượng.
Ba ông
ấy còn tuyên thệ là hết sức giữ kín không cho ai biết chỗ họ phải đem an
táng tiên chúa. Lễ tuyên thệ vừa xong thì một hồi trống rung để báo
hiệu đám tang bắt đầu đi. Đám dài lắm gần một dặm đường từ vương phủ ra
đến sông. Cấm binh đi đầu, người nào cũng mặc một chiếc áo chùng bằng
vải tốt màu lam sẫm, đầu đội mũ cùng một thứ vải, cùng một thứ màu với
áo. Một vạn rưỡi lính, vác súng hoặc cầm kích đứng thành hàng hai, bên
dọc đường – đường rất rộng – như hàng rào để giữ trật tự vì dân gian đi
xem đông lắm. Một cơ lính mặc áo trắng tay cầm gậy sơn đến đóng các đầu
phố không cho người qua lại chỉ trừ những vị có quyền hành thôi.
Trong
đám rước trước nhất ta thấy ở trong vương phủ ra, một cái cột đường kính
đo được sáu gang và cao sáu mươi gang, trên đỉnh có đặt ba quả cầu.
Thân cột phủ một lần lụa quý, có chữ vàng chữ bạc, thuật sự nghiệp của
Thanh đô vương.
Cái cột này thuật lại toàn bộ sự nghiệp của Thanh Đô Vương cho công chúng xem. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Sau
chiếc cột ấy, có một chiếc xe nữa gần toàn bằng vàng, trên có đắp hình
nổi một thành thị có tường xây bốn xung quanh có nhiều đường rộng và
pháo đài vây bọc. Rồi đến một cái xe thứ ba trên đặt một chiếc ngai vừa
đẹp và sang vừa đắt tiền và lộng lẫy bằng vàng và bằng ngà; trên ngai
đặt vương miện của tiên chúa. Các bảo vật trên đây đều để hở cho dân
chúng xem. Phường bát âm có nhiều nhạc khí không hát, nhưng hòa theo lời
than vãn và tiếng thở dài của tang quyến và những người thương khóc
Thanh đô vương. Sau phường bát âm là các quan và các thân vương, mặc áo
tang màu trắng thô, cứng, may bằng vỏ và lá cây bọn dân quê nghèo vẫn
thường dùng.
Bọn thái
giám và các võ quan cao thấp của chúa được đi gần nhà táng phủ trên áo
quan và có người khiêng cho đến lúc hạ huyệt. Các quan và các thân vương
khác đi liền trước “đòn”. Thế tử và các vương đệ đi sau “đòn” vẫn mặc
thứ quần áo tôi đã tả trên kia, đi chân đất, đầu đeo tóc giả và cắm râu
giả, màu trắng, tay chống gậy, đi lom khom như các cụ già cao niên, yếu
ớt khổ sở và không có người nương tựa, hình như để tỏ rằng tiên chúa mất
đi tức là họ mất hết cả hy vọng và họ không nhờ cậy được vào ai nữa.
Các quan và các thân vương khác đi liền trước “đòn”. Thế tử và các vương đệ đi sau “đòn”. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Số những đàn ông các quan, người nhà của
chúa, đi đưa đám không dưới một nghìn; các công chúa, phu nhân trong
vương phủ vào số tám chín trăm người. Cuối cùng là bốn nghìn thân binh
mang khí giới. Ra đến bờ sông thì mọi người đứng lại nghỉ.
Thuyền
rồng của chúa đã bỏ neo sẵn và được trần thiết long trọng hơn mọi ngày;
áo quan mang xuống thuyền thì một loạt súng thần công và súng trường
bắn. Mui thuyền lợp bằng vải dệt bằng vàng, sàn thuyền phủ thảm Ba Tư
đắt tiền và quý giá; bọn phu thuyền mặc những thứ hàng dị kỳ và lộng
lẫy. Hai chiếc thuyền khác, từ mũi đến lái, thếp vàng cả bên trong lẫn
bên ngoài ghé sát vào bờ để chở chiếc thứ nhất cảnh thành thị đắp nổi;
chiếc thứ hai, cái nhà táng.
Sửa soạn
xong thì có hiệu cho thuyền nhổ neo. Đợi cho thuyền đi đến chỗ khuỷu
sông khuất đi, thế tử và các vương đệ mới trở về phủ.
Dân gian
phải để tang chúa 27 bữa, trong thời kỳ này không ai được mở tiệc ăn
uống, cưới xin hay kiện tụng. Nhà chúa còn ban lệnh trong hạn ba năm
không được vào đám hội hè gì long trọng cấm ngặt đờn ca, múa hát, diễn
kịch hoặc cuộc vui tương tự.
Nguyễn Trọng Phấn (dịch)
Việt Nam qua tư liệu của người phương Tây (phần 2): Lễ thiết triều của vua chúa Việt Nam
Cuối thế kỷ 16, quan hệ giao
thương giữa Việt Nam và các nước phương Tây bắt đầu phát triển. Thuận
theo đó, các giáo sĩ, thương nhân cũng vượt biển đến nước ta truyền đạo,
buôn bán, làm ăn. Trong quá trình truyền đạo, để lưu dấu những ngày
tháng sống ở đất khách quê người, họ đã chép lại rất tỉ mỉ phong tục,
văn hóa, sinh hoạt của người bản địa. Đại Kỷ Nguyên xin phép được trích
đăng lại những tư liệu quý giá đó, thông qua bản dịch của học giả Nguyễn
Trọng Phấn (1910 – 1996) đăng trên tạp chí Thanh Nghị.
Samuel Baron sinh ra ở Đông Kinh
(tên gọi của Hà Nội thời Lê – Trịnh) vào khoảng giữa thế kỷ 17. Ông là
con của một thương nhân người Hà Lan và một phụ nữ Việt, từng có một
thời gian dài lưu trú ở xứ Đàng Ngoài. Baron cũng là tác giả của một
cuốn sách có tên “Description du Tonquin” (Mô tả xứ Bắc Kỳ) in năm 1685. Những nghi thức thiết triều của vúa chúa Việt Nam được Baron ghi lại lúc ông lưu trú tại Đông Kinh vào thế kỷ 17.
Vua Lê thiết triều những hôm mồng năm và
rằm mỗi tháng nguyệt lịch để các quan bận áo tím hoặc lam, đội mão vải
vào bái vọng. Chúa Trịnh cũng bận triều phục ngồi cách chỗ các quan khá
xa, tại một chỗ ai cũng ngó thấy ngài rõ, có quân thị vệ mang binh khí
đứng hầu trong sân điện. Các quan có sớ tấu dâng lên chúa thì quỳ xuống
trình, đã có bọn quan thị đến lấy dâng lên, chúa có truyền điều gì thì
cũng lại truyền cho bọn quan thị để bọn này truyền xuống…
Quan thị vệ cầm sớ dâng lên Chúa, xong rồi thì truyền xuống dưới. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Những việc quan trọng đã giao cho xét
trước bên điện vua, lúc ấy mới đem để chúa duyệt. Vì chúa ít sang chầu,
có khi một tháng không được một lần, nên vua Lê ủy các quan triều phải
sang bên phủ chúa để trình những việc đã xét bên điện vua và để chúa
cũng quyết định như vua. Chúa rất khoan hồng đối với các quan, có lòng
thương, có phạm lỗi thì phạt tiền giáng chức, thuyên chức hay phát vãng,
chỉ tàn sát khi họ phản bội thôi.
Ai có xin điều gì hộ thân quyến hay bằng
hữu mắc tội thì đến trước mặt chúa bỏ mão ra, quỳ lạy bốn lạy rồi mới
nói. Chừng tám giờ thì chúa bãi chầu, các quan về cả chỉ trừ viên trưởng
vệ và các nội thị. Bọn nội thị này hồi còn trẻ làm các việc ti tiện,
được quyền cùng với nữ tì vào ra trong cung thất các bà phi. Họ là một
tai họa của nhân gian, ăn bám vào chúa, làm hư chúa nhưng là tay gián
điệp cho chúa. Họ chừng bốn, năm trăm người, kiêu căng hãnh diện, làm
lắm chuyện phi lý nên có kẻ sợ, ghét và thù. Chúa tin họ lắm, bàn cả
việc nước và việc riêng với họ. Tuyển vào phủ chúa được bảy tám năm làm
những việc hèn hạ rồi họ được bổ dần dần vào những chức cai trị, được
cầm giữ một trấn, làm thiệt cho các võ quan và các cống sĩ.
Phủ liêu ở chính giữa Kẻ Chợ. Phủ rộng
lắm, chung quanh có tường. Trong phủ và ngoài phủ có nhiều nhà thấp nhỏ
cho quan ở. Đó là những nhà xây phía trong phủ có hai tầng và nhiều cửa.
Cửa to và đồ sộ, bằng gỗ lim cũng như trong cung điện vua, nhưng tư
thất và phòng các bà phi đều to tát, sơn son, thếp vàng. Trước phủ có
chuồng voi, chuồng ngựa; phía sau phủ có vườn, cây, đường đi, lầu nhỏ,
ao thả cá để chúa họa hoằn có ra câu hay giải trí, tuy chúa ít vi hành
lắm.
Phủ chúa Trịnh rất rộng, có lầu nhỏ-ao cá để Chúa thưởng ngoạn. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Vài quan thị có kỳ tài, trong số đó có
3 ông già Tu Lea (chưa kiếm ra tên thật của mấy vị này), Ta Fae Bay và
How Fac Tack. Các ông này tính tình phong nhã làm cho người nước ngoài
yêu mến xứ này.
Ông How Fac Tack, trấn giữ phố Hiến, một
trấn to nhất trong xứ; thống lĩnh thủy quân và đứng đầu về ngoại giao;
ông dùng binh giỏi, cai trị khéo, xử kiện công bằng; ông đáng khâm phục,
đáng làm thẹn người nào khi đã làm chức lớn mà không biết giữ lòng cao
khiết, tự trọng.
Ông Tu Lea có tiếng là thông minh, được
thiên hạ chú ý vì ông lên rất nhanh và chết rất bi thảm. Chuyện ông như
thế này: Lúc họ Trịnh mới lên cầm quyền, chúa Trịnh ước mong được một
người có tài lương đống để ủy thác cho một phần nhiệm vụ. Một đêm chúa
nằm mộng Thần nhân báo là hôm sau sẽ gặp được hiền thần. Đến sáng hôm
sau thì ông già Tu Lea có việc vào chầu và khuôn mặt, cử chỉ, dáng dấp
đều giống hệt người trong mộng.
Ông Tu Lea có dáng dấp giống y chang người trong mộng mà Chúa Trịnh mơ thấy. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Chúa cho vời ông lên và nhận thấy ông
khôn khéo, am hiểu những bí mật nghề cai trị. Chúa thu dùng ông ngay và
chẳng bao lâu danh vọng ông chẳng kém gì chúa, có khi hơn nữa vì ông nói
được nhiều người nghe, người xu phụng, người sợ. Tôi không hiểu vì sao,
một đêm ông vô ra phủ chúa, vì ông có ý muốn truất chúa để lên thay (?)
hoặc vì chúa có lòng ngờ, mà ông bị bốn con ngựa phanh thây, thân thể
tứ chi bị băm vằm rồi đốt ra tro vứt xuống sông.
Tuyên thệ trung thành
Mỗi năm vào cuối tháng chạp các quan văn
võ đều tuyên thệ lòng trung thành với vua Lê – chúa Trịnh, không giấu
một cuộc phản bội, một cuộc âm mưu nào, nếu trái lời xin chịu hình phạt.
Lễ tuyên thệ trung thành. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Các quan cũng bắt vợ con và tôi tớ thề
với mình như thế. Ai tố cáo ra một vụ làm phản được những 30 đồng và
được bổ vào một chức nhỏ. Một năm gọi lính một lần. Ai cao lớn thì xung
vào quân thị vệ của chúa; những người vừa được tuyển vào các ngạch tùy
sự cần dùng. Học trò và những người có nghề nghiệp thì được miễn. Tôi
không biết lính đào ngũ phải tội gì; vì theo tôi ở đây không có tội giảo
nhưng có tội trảm cho thường nhân; thân thích vua mới bị thắt cổ.
Họ không tin dùng người ngoại quốc, cho
rằng không giỏi bằng họ. Nhưng khi ở Xiêm về, tôi được hỏi về tình hình
xứ này và xứ Đàng Trong. Họ hỏi tôi xem thuyền có chở được quân lính đi
biển không, tôi thưa rằng có. Chúa hỏi tôi nếu chúa giao cho tôi hai ba
trăm quân để đánh Nam Hà thì tôi có chịu không? Tôi trả lời vốn dĩ là
thương gia nên không có tài cầm quân và không giúp chúa về việc ấy được.
Từ chối như thế rất tiện cho tôi lúc ấy nhưng rất hại cho tôi sau này
khi bị người Tàu vu cáo.
Nguyễn Trọng Phấn (dịch)
Việt Nam qua tư liệu của người phương Tây (phần 3): Chuyện huynh đệ tương tàn nhà chúa Trịnh
Cuối thế kỷ 16, quan hệ giao thương giữa Việt Nam và các nước
phương Tây bắt đầu phát triển. Thuận theo đó, các giáo sĩ, thương nhân
cũng vượt biển đến nước ta truyền đạo, buôn bán, làm ăn. Trong quá trình
truyền đạo, để lưu dấu những ngày tháng sống ở đất khách quê người,
họ đã chép lại rất tỉ mỉ phong tục, văn hóa, sinh hoạt của người bản
địa. Đại Kỷ Nguyên xin phép được trích đăng lại những tư liệu quý giá
đó, thông qua bản dịch của học giả Nguyễn Trọng Phấn (1910 – 1996) đăng
trên tạp chí Thanh Nghị.
Samuel Baron sinh ra ở Đông Kinh (tên gọi của Hà Nội thời Lê –
Trịnh) vào khoảng giữa thế kỷ 17. Ông là con của một thương nhân người
Hà Lan và một phụ nữ Việt, từng có một thời gian dài lưu trú ở xứ Đàng
Ngoài. Baron cũng là tác giả của một cuốn sách có tên “Description du Tonquin” (Mô tả xứ Bắc Kỳ) in năm 1685. Những cuộc tranh đoạt quyền lực nảy lửa trong phủ Chúa Trịnh được Samuel Baron mô tả khá kỹ trong thời gian ông lưu lại Đông Kinh.
Lập thế tử
Chúa bây
giờ là chúa thứ tư họ Trịnh, kể từ lúc (Trịnh Tùng) diệt nhà Mạc và bắt
đầu xây dựng nền tảng quyền hành cho con cháu bây giờ. Chúa (Định vương
Trịnh Căn) năm nay 53 tuổi, tạng yếu nhưng cai trị tài. Chúa kế nghiệp
cha (là Tây vương Trịnh Tạc) năm 1682 nhưng trước năm ấy chúa đã được
tham dự vào việc cai trị nước Nam rồi.
Tây Vương – Trịnh Tạc, kế nghiệp cha. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Chúa
sinh được ba con trai và ba con gái. Con trai cả (Trịnh Vịnh) và con
trai út (Trịnh Lan) mất rồi; người thứ hai (Trịnh Bách), đúng vào năm
ông nội (Trịnh Tạc) mất (1682) thì mắc chứng điên, nhưng bây giờ khỏi
rồi, và được phong làm thế tử.
Thế tử
có phủ riêng cũng lộng lẫy như vương phủ, có quan văn, có quan võ, có
quân hầu nhất nhất như bên phủ chúa, chỉ có khác một điều là người trong
phủ thế tử phải nhường bước cho người bên phủ chúa. Khi chúa mất, thế
tử lên thay lấy người của mình vào làm thủ tục, chỉ đặc biệt giữ lại ít
người thông minh và từng trải đã giúp việc tiên chúa.
Nếu chúa
Trịnh kết hôn thì bà chính phi được mệnh danh là “Quốc mẫu” vì bao giờ
bà cũng trong dòng dõi nhà vua và được coi sóc các bà thứ. Chỉ lập Quốc
mẫu vào những năm cuối cùng khi nào chúa không còn hy vọng sinh con nữa;
các bà thứ thì nhiều lắm vì có khi trước năm 18 tuổi các chúa đã lấy vợ
rồi, không hạn chế, ba trăm, năm trăm tùy theo sở thích của các chúa.
Các cung tần mỹ nữ của Chúa rất nhiều, có thể lên tới 300, 500 người. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Trong sự
chọn lựa các bà thứ, các nàng hầu thì sắc đẹp không được chú trọng bằng
tài múa, hát, chơi âm nhạc hoặc khéo biết cách làm vui lòng chúa. Người
nào sinh con trai đầu tiên trước cả các người khác, được coi như là bà
chính thê, từ đó con mình được nhận làm thế tử và được trìu mến hơn bà
chính phi, được tôn trọng cũng gần bằng bà chính phi.
Các bà
khác, ai sinh con gửi chúa, được gọi là đức bà, con trai (trừ thế tử) là
đức ông, con gái là bà chúa. Các anh em trai, chị em gái của chúa cũng
được tôn gọi như thế; nhưng con cháu các ông, các bà thì không, chỉ trừ
con cháu của người con trai trưởng.
Chắc
chắn là chúa cho con cháu dư lương bổng chi dùng nhưng chỉ trích tiền
kho cấp cho anh em ngài vừa đủ hay thiếu tùy theo ý ngài. Cháu chắt càng
xa càng được ít, đến đời thứ tư hay thứ năm thì đừng trông đợi gì nữa
cả.
Người
nào sinh con trai đầu tiên trước cả các người khác, được coi như là bà
chính thê, từ đó con mình được nhận làm thế tử. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Dùng độc dược giết em trai
Như đã
nói trên, tôi chỉ biết có mỗi một chuyện một chúa Trịnh lãnh đạm mà giết
em: ấy là tiên chúa Tây vương Trịnh Tạc đối với em là Trịnh Toàn (Ninh
quận công Trịnh Toàn là con út chúa Trịnh Tráng).
Trịnh
Toàn, em thứ của Trịnh Tạc, là một quận vương dũng cảm; tính hào phóng,
độ lượng, lịch lãm, nên được dân yêu và quân mến như cha đẻ; hành binh
vừa khôn ngoan, can đảm thắng Nam quan của chúa Nguyễn nhiều trận nên
được quân địch khiếp phục và tôn gọi là “Thần tướng Bắc hà”. Uy danh mỗi
ngày một tăng ngoài cõi và trong triều làm cho ông anh ghen tức.
“Thần tướng Bắc Hà” – Trịnh Tạc, em thứ của Trịnh Tạc. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Chúa Tây
vương, rõ lòng em như thế, có ý muốn can ngăn, nói cho Trịnh Toàn hiểu
rằng nhất nhất Toàn đều theo lệnh anh và Toàn thắng trận được do tài cai
trị khôn ngoan và sáng suốt của chúa. Trịnh Toàn chối và thề không có ý
làm điều gì hại cho anh, nếu quân, dân có xui ông tiếm vị thì chẳng
những ông không nghe, ông còn nghiêm phạt những mưu sĩ (gian ác) ấy.
Lời
tuyên ngôn ấy làm cho Trịnh Tạc yên lòng bề ngoài. Mấy năm sau, Tây
vương cho triệu Toàn bấy giờ đang trấn đất Nghệ An về. Toàn tuân lệnh về
đến phủ liêu thì bị xiềng và giam vào một gian ngục gần cung điện. Ninh
quận công bị giữ như thế mấy năm; tội ông chắc không lấy gì làm nặng
lắm và không có chứng cớ để hành hình ông.
Nhưng
vào khoảng năm 1672, có hơn 4 vạn quân tụ tập ở Kẻ Chợ. Quân kéo đến cửa
phủ nhưng vốn tự nhiên sợ hãi chúa không dám vào, không có khí giới, họ
chỉ có tay không và lưỡi để điều trần, ồn ào, hỗn độn thóa mạ chúa đã
vô tình với quân dân, lại hào phóng với các bà phi, cho phép các bà này
phung phí tiền kho để binh sĩ túng thiếu và khổ sở gần chết, họ gán cho
chúa đã cố ý triệt họ bằng những phương tiện cực nhọc và đau đớn; đói
khát và rách bẩn.
Hơn 4 vạn quân tụ tập ở Kẻ Chợ thoá mạ Chúa vì vô tình với quân dân nhưng lại hào phóng với phi tần. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Họ kể công cán họ trong quân đội và dọa sẽ làm những điều quá độ nếu chúa không tăng lương và không ban thưởng tiền cho họ.
Trong
tình thế cấp bách ấy, chúa Trịnh họp bàn với các quan. Còn bọn loạn quân
bàn bạc nên bầu lấy một chủ tướng để dìu dắt và giữ kỷ luật cho họ. Họ
đề xướng Ninh quận công và đồng thanh bầu ông; giá trời không tối thì họ
đã kéo đến ngục tìm quận công, nên họ đợi đến hôm sau.
Chúa
Trịnh dò biết ý định của họ, tự tay chế thuốc độc cho quận công và đến
tảng sáng sai một viên thái giám tin cẩn bưng sang ngục rồi truyền lệnh
cho quận công uống. Trông thấy quận công thì tên thái giám quỳ lạy bốn
lạy, thuật lại lệnh của chúa và dâng lên quận công thứ tặng vật của
vương huynh. Quận công thấy thuốc độc thì hiểu ý.
Trịnh Toàn khi thấy thuốc độc thì hiểu ý. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Ta không rõ công đã nói những điều gì, chỉ biết công hướng về phủ chúa quỳ lạy bốn lạy, uống độc dược và vài giờ sau mất.
Đấy là
hồi cuối cùng đời Ninh quận công mà đức hạnh bị coi như tội ác, lòng cảm
phục của quan quân đã làm cho chết sớm, chết oan.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét