Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 416

(ĐC sưu tầm trên NET)

11 người chết và mất tích vì mưa, lũ

Hoàn lưu bão số 3 mưa to đã khiến nhiều khu vực của tỉnh Yên Bái, Lào Cai bị cô lập. Ít nhất 11 người chết và mất tích, hàng trăm ngôi nhà hư hỏng

Theo thống kê của Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, tính đến 17 giờ ngày 20-8, bão số 3 đã làm chết 8 người ở Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Vĩnh Phúc và 3 người mất tích ở Lào Cai, Bắc Giang.
Thiệt hại nặng
Sau khi bão số 3 đổ bộ chiều 19-8, dù không gây thiệt hại nhiều ở khu vực đồng bằng nhưng hoàn lưu bão đã gây mưa lớn, nước sông, suối ở các tỉnh miền núi phía Bắc dâng cao gây ngập lụt và thiệt hại nặng nề.
Tại tỉnh Phú Thọ, chiều 20-8, anh Lê Vinh Hậu (SN 1974; ngụ phường Trường Thịnh, thị xã Phú Thọ) đã bị nước cuốn trôi khi đang vớt củi trên sông.
Dù mưa to, anh Hậu cùng một số người dân vẫn liều mình bơi ra sông. Do đuối sức và vào vùng nước xoáy nên anh bị nhấn chìm, nhiều người nhìn thấy nhưng không kịp cứu. Khu vực xảy ra vụ việc cách nhà nạn nhân khoảng 500 m. Bất chấp khuyến cáo của chính quyền địa phương, nhiều người dân phường Trường Thịnh, Phong Châu, xã Hà Thạch… (nằm sát sông Hồng) vẫn ra sông để vớt củi.
Ngập lụt trên đường Thanh Niên, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái Ảnh: TTXVN
Ngập lụt trên đường Thanh Niên, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái Ảnh: TTXVN
Trong khi đó, bà Phạm Thị Thanh Trà, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái, cho biết từ đêm 19 đến sáng 20-8, ở các khu vực trong tỉnh tiếp tục xảy ra mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 50-100 mm. Lũ trên sông Thao lên nhanh và đã vượt báo động 3.
Nhiều tuyến đường giao thông trọng yếu trong trung tâm TP Yên Bái bị chia cắt do ngập lụt. Hơn 1.700 căn nhà bị thiệt hại; trong đó có 7 nhà bị sập đổ hoàn toàn, hơn 700 căn bị ngập, tốc mái. Người dân phải di dời khẩn cấp ra khỏi khu vực nguy hiểm ngập lụt, sạt lở đất.
Có 2 người chết do sạt lở đất là vợ chồng ông Hờ Sông Dinh (72 tuổi) và bà Sùng Thị Mỷ (70 tuổi, người dân tộc Mông) cùng một người khác bị thương, đều ở xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu.
Ngoài ra, hơn 1.000 ha nông nghiệp bị hư hại; nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản và gia súc, gia cầm bị lũ cuốn trôi. Tại huyện Trấn Yên, một số tuyến đường liên thôn bị ngập gây ách tắc giao thông tại các xã: Đào Thịnh, Cổ Phúc, Nga Quán, Minh Quân, Y Can.
Tại huyện Trạm Tấu, tuyến đường Trạm Tấu - Nghĩa Lộ bị sạt lở 5 điểm gây ách tắc giao thông. Ước tính thiệt hại khoảng 100 tỉ đồng
Còn ở tỉnh Lào Cai, sáng 20-8, mưa lớn đã khiến hơn 30 nhà dân ở các xã Thanh Kim, Trung Chải, huyện Sa Pa bị tốc mái; 16 căn nhà thuộc tổ 3, thị trấn Sa Pa bị ngập úng. Năm cột điện đổ gây mất điện tại các xã Tả Van, Hầu Thào, Thanh Kim, San Sả Hồ và Tả Phìn. Mưa lũ đã cuốn trôi một cây cầu sắt và một cây cầu dân sinh tại xã Tả Van, khiến hơn 30 hộ dân của thôn Dền Thàng bị cô lập.
Ông Quảng Văn Việt, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lào Cai, cho hay qua thống kê sơ bộ, mưa lũ khiến gần 300 nhà bị sập đổ, tốc mái, sạt lở, ngập nước. Hàng trăm ha hoa màu bị thiệt hại, trâu bò, xe máy bị cuốn trôi.
Quốc lộ 4, Quốc lộ 4D, Quốc lộ 279; Tỉnh lộ 151, 152, 155 , 158 sạt lở, gây ách tắc giao thông nghiêm trọng. Ước tổng thiệt hại trên 60 tỉ đồng.
Nhiều nơi vẫn chủ quan
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai diễn ra sáng 20-8 tại Hà Nội, đánh giá chung cho thấy các địa phương ven biển cơ bản đã quyết liệt sơ tán dân. Tuy nhiên, tại một số khu vực vẫn còn tư tưởng chủ quan, để người dân ngoài khu vực nuôi trồng thủy sản ven biển.
Các tỉnh miền núi phía Bắc mới chỉ có phương án, kế hoạch, chưa tổ chức sơ tán, di dời dân trong khu vực nguy hiểm do lũ quét và sạt lở đất đến nơi an toàn.
Ông Nguyễn Xuân Cường, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, đề nghị các địa phương theo dõi sát diễn biến mưa lũ sau bão, thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng về ứng phó mưa lũ sau bão số 3.
Ông Cường cũng đề nghị các tỉnh miền núi phía Bắc, các tỉnh Bắc Trung Bộ tiếp tục rà soát, sơ tán dân ở những khu vực nguy hiểm có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, ngập lụt.
“Ngoài ra phải bố trí lực lượng canh gác tại các ngầm, tràn, bến đò, khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, nước chảy siết để kiểm soát, hướng dẫn giao thông bảo đảm an toàn cho người dân” - ông Cường nhấn mạnh.

Cảnh báo nguy cơ sạt lở vùng núi
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương cảnh báo đêm 20 và sáng 21-8, nguy cơ cao xảy ra ngập úng ở vùng trũng thấp thuộc tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, đặc biệt trên địa phận huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) và TP Yên Bái.
Ngập úng ở vùng trũng và sạt lở đất có khả năng xảy ra tại các tỉnh ở vùng núi phía Bắc và khu vực Bắc Trung Bộ, đặc biệt một số tỉnh như: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ và Thanh Hóa.

Văn Duẩn

Máy bay Mỹ và Syria đối đầu

Máy bay chiến đấu của chính phủ Syria ngày 20-8 đã quay trở lại TP Hasakeh do người Kurd kiểm soát, bất chấp cảnh báo không tấn công gây nguy hiểm cho các cố vấn quân sự Mỹ.

Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết các cuộc đụng độ bằng pháo binh hạng nặng nổ ra từ ngày 17-8 ở Hasakeh, giữa lực lượng ủng hộ chính phủ Syria và nhóm chiến binh người Kurd do Mỹ hậu thuẫn.
Ngày hôm sau, máy bay Damascus lần đầu tiên không kích người Kurd. Động thái “bất thường” này buộc Washington cũng lần đầu tiên huy động chiến đấu cơ đối đầu máy bay Syria, bảo vệ các cố vấn quân sự của mình ở Hasakeh. Khi thấy các chiến đầu cơ F-22 của Mỹ, hai chiếc Su-24 của Syria quay lại căn cứ.

Các chiến binh người Kurd đang chiến đấu chống lại lực lượng thân chính phủ Syria Ảnh: FACEBOOK
Các chiến binh người Kurd đang chiến đấu chống lại lực lượng thân chính phủ Syria Ảnh: FACEBOOK
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Jeff Davis cảnh báo “chế độ Syria tốt nhất đừng gây nguy hiểm cho lực lượng của liên minh”. Lầu Năm Góc thông báo không có thương vong về phía liên minh sau các vụ oanh tạc của 2 chiếc Su-24 hôm 18-8 và các cố vấn quân sự Mỹ đã di chuyển đến nơi an toàn. Do không liên lạc được với máy bay Syria nên Mỹ đã cảnh báo thông qua kênh liên lạc với Nga.
Tuyên bố trên truyền hình vào tối 19-8, tổng tư lệnh quân đội Syria tiết lộ nguyên nhân máy bay của họ tấn công người Kurd ở Hasakeh: “Người Kurd tấn công cơ quan nhà nước, ăn cắp dầu và bông, bắt cóc dân thường không vũ trang, khiến tình hình hỗn loạn và bất ổn lây lan”.
Trong khi đó, Giám đốc SOHR Rami Abdel Rahman cho hay ít nhất 39 người đã thiệt mạng, bao gồm 23 dân thường, kể từ ngày 17-8. Khoảng 2/3 Hasakeh hiện do người Kurd kiểm soát, phần còn lại nằm trong tay lực lượng ủng hộ chính phủ Syria. Lực lượng Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) là một đồng minh quan trọng của Mỹ trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq và Syria. Washington không triển khai bộ binh tham chiến mà chỉ gửi khoảng 300 cố vấn quân sự đặc biệt tới Syria.
Phạm Nghĩa
Di sản quy hoạch & kiến trúc Sài Gòn - TP.HCM - Kỳ 1:

Tại sao có tên “Hòn ngọc Viễn Đông”?

20/08/2016 11:54 GMT+7
TTO - Cụm từ “Hòn ngọc Viễn Đông” đầu tiên sử dụng cho toàn cõi vùng đất Đông Dương, sau này không ít người ghép nó với danh xưng Sài Gòn là vùng đất đầu tiên người Pháp chiếm được ở Đông Dương giữa thế kỷ 19. 
Tại sao có tên “Hòn ngọc Viễn Đông”?
Ăn chơi về đêm tại Sài Gòn - “Hòn ngọc Viễn Đông” thời Pháp
Từ tham vọng ban đầu của các đề đốc hải quân Pháp muốn biến Sài Gòn thành một tiền đồn thịnh vượng, kinh qua hai cuộc chiến tranh với Pháp và Mỹ, thành phố mang tên mới Hồ Chí Minh đang vượt lên thành trung tâm kinh tế lớn nhất Việt Nam và đang có xu thế hình thành một đại đô thị nằm tại ngã ba đường giao thương quốc tế hàng đầu ở Đông Nam Á.
Tôi vào học ở Sài Gòn giữa những năm 1950. Ở khu trung tâm thành phố, các ngôi biệt thự vẫn là các villa kiểu Pháp giống như ở Đà Nẵng hoặc Huế nơi tôi lớn lên, nhưng thật sự tôi choáng ngợp trước các tòa dinh thự công quyền đồ sộ và uy nghi của một thủ phủ, to lớn hơn rất nhiều công trình đã từng nhìn thấy trước đó, với các đại lộ rộng, trồng cây thẳng tắp, ngăn nắp, trật tự, công viên xinh đẹp có mặt khắp nơi...
Đây cũng là lần đầu tiên tôi nghe đến danh xưng và phần nào cảm nhận hết ý nghĩa của nó: Sài Gòn “Hòn ngọc Viễn Đông”.
“Hòn ngọc Viễn Đông”?
Trước tiên thử xét đến cụm từ “Hòn ngọc Viễn Đông”. Trong quyển sách France in Indochina: Colonial Encounters (Nước Pháp ở Đông Dương: các cuộc đụng đầu thuộc địa), xuất bản năm 2001, tiến sĩ Nikki Cooper, Đại học Bristol, giải thích quá trình Pháp chiếm Đông Dương làm thuộc địa như sau:
“Quá trình thực dân hóa nhiều vùng lãnh thổ khác nhau mà sau này tạo nên xứ Đông Dương thuộc Pháp diễn ra trong nhiều năm.
Người Pháp trước tiên chinh phục ở phần đất phía nam tại Nam kỳ trong thập niên 1860. Suốt 30 năm tiếp theo, nước Pháp đã vững vàng tiến lên phía bắc, chiếm thêm Trung kỳ, Bắc kỳ và cả Campuchia lẫn Lào. Các vùng đất này đã được chính thức gộp chung lại dưới tên gọi “Đông Dương thuộc Pháp” vào năm 1885.
Mong muốn tạo lập một đế chế thuộc Pháp tại Đông Nam châu Á ấy, đã phần nào tạo động lực ganh đua với đế quốc Anh. Đông Dương thuộc Pháp được dự kiến sẽ cạnh tranh với Ấn Độ thuộc Anh.
Pháp tạo ra “Hòn ngọc Viễn Đông” để đối ứng với Ấn Độ mà Anh “tấn phong” là “viên châu báu trên vương miện”.
Như vậy cụm từ “Hòn ngọc Viễn Đông” đầu tiên sử dụng cho toàn cõi vùng đất Đông Dương, sau này không ít người ghép nó với danh xưng Sài Gòn là vùng đất đầu tiên người Pháp chiếm được ở Đông Dương giữa thế kỷ 19.
Danh xưng có lẽ muốn vừa nói đến thực chất tươi đẹp và thịnh vượng của Sài Gòn, cũng vừa mang tính chất tượng trưng lẫn định hướng phát triển.
Ý đồ ban đầu của thực dân Pháp là đầu tư mạnh mẽ vào Sài Gòn, có quy hoạch xây dựng phù hợp để thành phố này trở thành thủ phủ của Đông Dương; nhưng thật sự là không có căn cứ nào để nói Sài Gòn từng là thành phố được đánh giá số 1 của cả khu vực Đông Nam Á vào thời điểm đó.
Tại sao có tên “Hòn ngọc Viễn Đông”?
Logo (huy hiệu) của TP Sài Gòn từ năm 1870
Bừng sáng giữa vùng rừng ngập nhiệt đới
Xưng tụng Sài Gòn là “Hòn ngọc Viễn Đông” còn mang nhiều yếu tố tâm lý của khách lữ hành phương Tây.
Anh bạn kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn có lối lý giải khá độc đáo: “Sau chuyến hải hành kéo dài cả tháng trời, từ hải cảng Marseille miền nam nước Pháp qua Địa Trung Hải, xuyên kênh đào Suez vượt Ấn Độ Dương sóng to gió lớn, lách qua eo biển Malacca vào vịnh Ghềnh Rái, không khó để suy ra tâm trạng mệt nhọc, buồn chán của khách lữ hành, cả tháng ròng chỉ thấy trời và nước.
Cung cuối chặng đường khi trạng thái rã rời đã lên đến đỉnh điểm, chuyến hải trình theo sông Lòng Tàu xuyên qua rừng đước Cần Giờ, một thứ rừng ngập mặn nhiệt đới mà nhiều người châu Âu chưa gặp bao giờ, cảm giác xa lạ tưởng như càng đi càng xa thế giới văn minh phương Tây quen thuộc.
Trong tâm trạng cùng cực của cô đơn ấy, bỗng một chiều bừng sáng một thành phố mang nét phương Tây ngay khi tàu cập cảng Sài Gòn.
Ngủ khách sạn Continental, khách sạn Majestic, ăn thịt bò beefsteak, uống rượu chát vùng Bordeaux, thưởng thức xì gà La Habana, săn bò rừng, lấy da cọp, hút thuốc phiện và chơi gái xuân thì, với thủy thủ tàu viễn dương và đám thực dân đến từ Viễn Tây, Sài Gòn được ngợi ca là “Hòn ngọc Viễn Đông” đâu có gì lạ...
Dĩ nhiên, nó hoàn toàn không là hòn ngọc với thợ thuyền xưởng đóng tàu Ba Son, cu li bốc vác cảng Sài Gòn, phu xe kéo và đông đảo người dân bản xứ mang trên mình bản án nô lệ, kẻ mất nước!
Vậy thì “Hòn ngọc Viễn Đông” với những dấu ấn thuộc địa chẳng có gì đáng tự hào sao lại là mơ ước của một Sài Gòn - TP Hồ Chí Minh năng động ngày hôm nay, từng tạo nên những giá trị tiền đề cho công cuộc đổi mới đất nước cách đây 30 năm?”.
Như vùng đất hứa
Huy hiệu Sài Gòn đã nói lên ý hướng phát triển của thành phố thời thuộc địa Pháp. Huy hiệu (logo) đó khắc hình con cọp và cây cảnh Sài Gòn, dưới ghi câu tiếng Latin “Paulatim Crescam” (“Từ từ tôi sẽ phát triển lên”) do Hội đồng thành phố Sài Gòn duyệt năm 1870, làm phù điêu treo ở phòng khánh tiết Dinh xã Tây (Tòa thị chính Sài Gòn) vào năm sau đó. Từ ấy, Sài Gòn không chỉ phát triển từ từ, mà còn phát triển vượt bậc vào hàng nhất nhì trong số các thương cảng thuộc địa Pháp.
Thời gian này nước Pháp đang kinh qua đế chế Napoleon III với nhiều tham vọng thi đua cùng các cường quốc châu Âu khác như Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ... chiếm lĩnh thuộc địa.
Ý đồ này càng mạnh mẽ hơn với sự trỗi dậy của tầng lớp tư sản công nghiệp thời cộng hòa khát khao các nguồn nguyên liệu, thị trường các năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.
Một khi đã chiếm lĩnh toàn bộ Đông Dương, người Pháp xây dựng Sài Gòn thành thủ phủ phía Nam, chủ yếu nhằm khai thác nguồn tài nguyên, nhân lực và thị trường rộng lớn một vùng đất gồm Đông Dương, Đông Nam Á và cả miền Hoa Nam của Trung Quốc. Sài Gòn đón nhận những con người năng động nhất đến từ khắp nơi, tìm cách làm giàu ở thương cảng lớn này.
Vết tích kiến trúc nhà cửa của họ hiển hiện khắp nơi: từ mạng lưới ngõ xóm của người Việt, nhà dãy dạng “shophouse” (nửa ở nửa buôn bán) của Hoa kiều Hong Kong, Singapore, Hoa Nam, phố “bazaar” (cửa hàng buôn và ở) của người Chà Chetty (Nam Ấn Độ), rồi người Java, Mã Lai, người Tagal (Philippines), phố Tây, đặc biệt là dạng villa vườn của người Pháp, người Bỉ, người Đức...
Sài Gòn từ thuở ban đầu đã được thể hiện như một khát vọng, một ý chí vươn lên của đế quốc Pháp. Mong rằng hiện nay “Hòn ngọc Viễn Đông” sẽ không còn là mong ước, ảo vọng mà trở thành một mục tiêu để hướng tới của người TP.HCM!
Kỳ tới: Phù điêu lạ trên Dinh phó toàn quyền
Những mốc lịch sử
1698: Chúa Nguyễn cho lập phủ Gia Định, 
 dinh Phiên Trấn.
1772: Xây lũy Bán Bích ngăn quân Xiêm ở mạn Tây, đào kênh Ruột Ngựa nối liền đồng bằng sông Cửu Long.
1790: Xây dựng Gia Định thành theo kiểu phòng thủ Vauban.
1859: Quân Pháp hạ thành Gia Định.
1862: Phương án quy hoạch Coffyn cho thành phố Sài Gòn.
1868: Xây cất Dinh thống soái Nam kỳ.
1923: Kiến trúc sư Hébrard chỉnh lý quy hoạch 
 Sài Gòn.
1930: Sáp nhập Chợ Lớn vào thành phố Sài Gòn.
1954-1975: Sài Gòn, thủ đô chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
1975: Thành phố được giải phóng.
1976: Sài Gòn đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh, rộng trên 2.000km2, bao gồm cả Sài Gòn - Chợ Lớn và tỉnh Gia Định cũ.
KTS NGUYỄN HỮU THÁi

Bún bò Huế ở Sài Gòn cho người không phải... Huế


Chị Út của quán Út Hưng /// Ảnh: Khả Hòa

Chị Út của quán Út HưngẢnh: Khả Hòa
Ở Sài Gòn, bún bò Huế cũng đa dạng như người dân tìm đến thành phố này. Có quán vẫn giữ được hương vị xưa, có quán thì thêm thắt cho hợp với khẩu vị của người không phải… Huế.
Bún bò Huế là món ăn quen thuộc ở khắp VN. Nếu ở Huế, người ta chỉ gọi là “bún bò” hay “bún bò - giò heo” thì ở những nơi khác cái tên món là “bún bò Huế”. Ở Sài Gòn, bún bò Huế cũng đa dạng như người dân tìm đến thành phố này. Có quán vẫn giữ được hương vị xưa, có quán thì thêm thắt cho hợp với khẩu vị của người không phải… Huế.
Quán “bảo thủ”
Bún bò gốc Huế xưa chỉ gồm bò bắp hầm và giò heo, trên rắc thêm vài lát hành tây và rau răm xắt mỏng, tuyệt đối không có rau sống như các quán sau này. Giữ đúng vị Huế xưa một cách… bảo thủ nhất phải kể đến quán Ngự Bình.
Bún ở đây chỉ có bò bắp - giò heo, trên có răm hành và “nói không” với rau sống. Điều này cũng gây “buồn phiền” cho khá nhiều thực khách vốn quen ăn món bún phải gắp thêm ít bắp chuối xắt mỏng, xà lách, rau thơm và ít cọng giá trắng phau.
Quán nhỏ, bán theo kiểu gia đình nằm trong khu cư xá Nguyễn Văn Trỗi (Q.Phú Nhuận). Quán được ghi điểm là “giữ được gu Huế” nhất với nước bún trong, thanh và không gian quán sạch sẽ. Dù tồn tại đã mấy chục năm nhưng quán vẫn không nhiều thay đổi.
Theo chị Anh Diệu, một người gốc Huế sống ở Sài Gòn nhiều năm, đây là một trong số hiếm hoi quán Huế mà ba mẹ chị rất thích. Nước dùng của bún ở đây, theo thời gian, đã có thêm vị ngọt đường nhưng vẫn chấp nhận được. Giá khoảng 70.000 đồng/tô.
Những nẻo đường bún bò Huế 2
Vừa khẩu vị nhiều người
Những người sống ở Q.Tân Bình mà mê bún bò đều biết đến quán bún bò Hạnh trên đường Bành Văn Trân. Đến đây, bạn sẽ được bù đắp bởi được thưởng thức tô bún khá vừa khẩu vị với nhiều người.
Quán có thâm niên vài chục năm do người Huế gốc làm chủ nên bún có vị đậm đà, thơm mùi ruốc vừa đủ, mùi sả nồng nồng và đặc biệt đầy đủ bò bắp, giò heo và chả cua. Nước dùng khá cay nên nếu bạn không phải là khách quen thì nhớ nhắc chủ quán gia giảm.
Quán lúc nào cũng đông, tuy nhiên phía trong sân rộng nên cũng khá thoáng đãng. Cọng bún ở đây nhỏ vừa, mềm mướt so với nhiều quán khác. Giá khoảng 45.000 đồng/tô.
Công thức từ làng An Cựu
Nếu bạn là một tín đồ bún bò thì chắc chắn không thể bỏ qua quán Út Hưng. Đầu tiên chỉ là gánh bún bò do chị Út mang theo công thức từ làng bún bò An Cựu (Huế) của bà nội trong hành trình vào nam. Những năm 2000, đây chỉ là một gánh bún nép mình trên con đường Nguyễn Thông, khách đông nườm nượp.
Do nhu cầu phát triển, chị đổi sang mặt bằng khác. Khách quen luôn “đi theo” chị Út dù quán trải qua hơn 12 lần đổi địa điểm. Từ Nguyễn Thông qua Tú Xương, dạt vào Hội Văn nghệ ở Trần Quốc Thảo, quay lại Tú Xương và nay “đóng đô” ở góc đường Bà Huyện Thanh Quan - Lý Chính Thắng (Q.3).
Chị Út kể, dù chuyển đi đến đâu, khách hàng vẫn truyền tai nhau để tìm đến và lấy đó là niềm vui cũng như niềm tự hào nên dù rất vất vả đứng bếp, vẫn không yên tâm khi giao cho người khác nấu nước lèo.
Hỏi chị bí quyết để có một nồi bún ngon, chị nói: “Cơ bản ai cũng có thể nấu được bún bò nhưng bí quyết cho một nồi bún bò ngon ngoài khâu lựa chọn nguyên liệu loại một, ngâm rửa thật sạch, việc hầm bao nhiêu lâu, cho ruốc, sả vào lúc nào mới là khâu quyết định”.
Chị Út hầm nước dùng chỉ từ giò heo và bò bắp, tuyệt đối không dùng xương bò. Chị giải thích, bún bò Huế đúng gốc không có xương bò vì sẽ bị mùi khẳn của bò, không thơm. Trung bình một ngày chị bán 40 - 50 kg bún tươi, từ sáng sớm đến khoảng hơn 10 giờ là hết.
Chị chỉ cho chúng tôi xem một bầy cua gạch còn sống ở bếp. Mỗi ngày chị đều tự tay làm chả cua, tôm. Chả ở đây đặc biệt thơm nức mùi thịt cua tươi, ngọt lừ. Giá khoảng 50.000 đồng/tô.
Quán bún 30 năm
Tọa lạc trên con đường râm mát, quán có từ năm 1989 và vẫn gắn bó với con số 31 Mạc Đĩnh Chi nên lấy đó làm tên quán. Đây là một trong những quán bún bò thuộc hàng “có số má” dành cho những khách hàng không quá khó tính, giá cả khá bình dân. Giá chỉ 33.000 đồng/tô bình thường và 40.000 đồng/tô đặc biệt.
Nước lèo ở đây không ngọt, nặng mùi ruốc sả, khá dễ ăn. Khách thường hay kêu thêm chén gân bò vì gân ở đây hầm thấm và mềm. Chị Phan Thị Công - chủ quán cho biết: “Buổi chiều mỗi ngày tôi đã chuẩn bị cho nồi bún bò sớm ngày mai. Nước dùng ngọt chủ yếu từ heo và bò bắp, bò gân; tuyệt đối không dùng xương bò. Ruốc quậy tan trong nước lạnh, để lắng, nêm khi nồi nước dùng chưa sôi là bí quyết để nước dùng trong, thơm và không bị hôi mùi ruốc”.
Quán bán suốt ngày nên nếu muốn thử, vào buổi chiều, nước dùng thường ngon và đậm đà hơn buổi sáng.
Bún bò vào foodcourt
Đây là một trong những quán được nâng tầm lên theo kiểu hiện đại với cách bài trí đậm nét văn hóa cung đình Huế, khiến cho thực khách luôn có cảm giác như đang ở giữa lòng cố đô cổ kính, trầm mặc và thưởng thức các món ăn đặc sản.
Hệ thống nhà hàng có 3 chi nhánh tại các khu vục trung tâm thành phố (Ngô Đức Kế, Q.1; Đặng Trần Côn, Q.3 và khu Mỹ Phúc, đường Nguyễn Đức Cảnh, Q.7) và rải rác có mặt hầu hết trong các foodcourt tại các trung tâm thương mại.
Món bún đậm đà, nước dùng vừa miệng khá phù hợp với khẩu vị của người miền Nam. Tô bún ở đây được bày khá đẹp mắt, vị khá giống bún bò Huế xưa, không ngọt đường, vị ruốc thoang thoảng vừa phải. Giá 65.000 đồng/tô.
Ngoài những quán nêu trên, Sài Gòn không thiếu những quán bún bò nhỏ nằm khuất đâu đó nhưng lại có những khách hàng quen thuộc bởi mỗi người một khẩu vị. Có đi đâu xa cũng quay lại quán quen như tình cảm mà anh N.Khôi, một Việt kiều Mỹ dành cho quán Út Hưng mỗi khi trở về.
An Khuê

Ngày 24/8, xử lưu động vụ giết người phân xác rúng động Sài Gòn

Thứ Bảy, ngày 20/08/2016 17:00 PM (GMT+7)
Phiên tòa được ấn định ngày xử 24/8, Tòa xử lưu động trọn ngày, Thẩm phán Trương Công Huấn sẽ làm chủ tọa phiên tòa.
Ngày 24/8, xử lưu động vụ giết người phân xác rúng động Sài Gòn - 1
Đặng Văn Tuấn tại Cơ quan công an sau khi bị bắt giữ (Ảnh: CA cung cấp).
Ngày 20/8, TAND TP.HCM đã lên lịch xét xử, qua đó sẽ đưa vụ án gây chấn động dư luận này ra xét xử lưu động tại Quận 1 – nơi xảy ra vụ án.
Vụ án này, sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra, CA TP.HCM kết luận và chuyển VKS cùng cấp truy tố Đặng Văn Tuấn, sinh năm 1973, ngụ phường Cầu Kho, quận 1, TP.HCM tội “Giết người”, VKS đã phê chuẩn và hoàn tất cáo trạng chuyển TAND TP.HCM mở phiên tòa.
Theo cáo trạng của VKS, năm 2013 Đặng Văn Tuấn mãn hạn tù và trở về sống chung với mẹ và em trai là Đặng Văn Thành (38 tuổi), Bùi Mỹ Hạnh (44 tuổi, vợ không hôn thú của Thành) tại phường Cầu Kho, quận 1.
Hạnh và Tuấn nảy sinh tình cảm yêu thương, để ‘qua mặt’ Thành, Hạnh nhờ Tuấn giả vờ quen thím Mười của Hạnh để chú Mười ghen tuông, ly hôn.
Tuy nhiên, giữa Tuấn và thím Mười phát sinh tình cảm và quan hệ tình dục nên Hạnh ghen tức đòi chém hết cả nhà Tuấn. Từ đây, Tuấn nảy sinh ý định giết Hạnh.
Ngày 28/9/2014, Tuấn dùng chày đánh vào đầu khiến Hạnh gục ngã xuống nền nhà, rồi bóp cổ đến khi Hạnh tử vong.
Hai ngày sau, Tuấn ra chợ mua băng keo, bao tải và dầu hôi về nhà dùng dao chặt xác Hạnh ra nhiều phần.
Tuấn cho phần tay chân, bụng vào hai bao tải ra trước số nhà 594, đại lộ Võ Văn Kiệt (phường Cầu Kho, quận 1, TP.HCM) phi tang. Phần đầu Tuấn mang ra khu đất trống gần cầu Lò Gốm (quận 6) đào đất chôn.
Sáng 2/10/2014, người dân phát hiện các phần cơ thể trên đường nên báo công an.
Đặng Văn Tuấn bị bắt và khai nhận hành vi phạm tội của mình.
Cập nhật tin tức an ninh hình sự mới nhất liên tục tại Trang tin 24H. Tin điều tra trọng án, kỳ án, trùm tội phạm Tin tức pháp luật đời sống trong ngày hôm nay. Những vụ tai nạn giao thông chết người kinh hoàng nhất hôm nay
Theo Tân Châu (Tiền Phong)

Thêm 3 thí sinh bất ngờ rút khỏi Chung kết Hoa hậu Việt Nam 2016

Dân trí Ba thí sinh Phạm Châu Tường Vi (Kiên Giang), Trần Ngô Thu Thảo (Tiền Giang), Nguyễn Thị Như Thủy (Đà Nẵng) đã xin được rút khỏi vòng Chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016 vào chiều 20/8.
 >> Thư của thí sinh Ngọc Trân gửi BTC cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016
 >> Sự thực việc thí sinh Nguyễn Thị Thành bị rút khỏi Hoa hậu Việt Nam

Chiều nay 20/8, BTC cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016 đã chính thức xác nhận sau khi làm việc với BTC, các thí sinh Phạm Châu Tường Vi (Kiên Giang), Trần Ngô Thu Thảo (Tiền Giang), Nguyễn Thị Như Thủy (Đà Nẵng) đã xin được rút khỏi vòng Chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016 vì những lý do cá nhân khác nhau như: không phù hợp, không đáp ứng thể lệ, quy chế cuộc thi, vì lý do sức khỏe… Sau khi hội bàn, BTC đã đồng ý cho các thí sinh này rút khỏi cuộc thi. Như vậy, tính đến nay, vòng Chung kết Hoa hậu Việt Nam chỉ còn lại 30 thí sinh.
Phạm Châu Tường Vi (Kiên Giang).
Phạm Châu Tường Vi (Kiên Giang).
Phạm Châu Tường Vi Phạm Châu Tường Vi (SBD 289) hiện là sinh viên năm nhất chuyên ngành kế toán - khoa Kinh tế Du lịch của Đại học Kiên Giang. Cô cao 1m73, nặng 52 kg với số đo 3 vòng: 88 - 63 - 93 (cm). Ở thời điểm năm 2014, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2014 tổ chức ở quê nhà nhưng Tường Vi lại đang chuyên tâm học ngành kế toán nên chưa đăng ký tham gia. Tuy nhiên, tới phần chụp ảnh của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm nay, nhiều phóng viên ảnh đã trầm trồ vì vóc dáng và làn da mịn màng của cô gái này.
Ở cuộc thi năm nay, Tường Vi cho biết, cô muốn có cơ hội giới thiệu vùng đất Kiên Giang, nơi có thiên nhiên ưu đãi với rừng xanh và những bãi biển đẹp, thông qua dự án Người đẹp Truyền thông - một nét mới trong khuôn khổ cuộc thi năm nay.
Phạm Châu Tường Vi tham gia dự án Người đẹp Nhân ái của Hoa hậu Việt Nam 2016 ở tập 2 với nhiệm vụ tu sửa, tôn tạo không gian học tập và môi trường của trường tiểu học Phong Điển. Trường học ở đây là khoảng không gian cũ kĩ, từng mảng tường vỡ vụn và khu hành lang tối tăm. Cùng với sự giúp đỡ của người dân địa phương và ê-kip chương trình, người đẹp Kiên Giang nhanh chóng bắt tay vào dọn sạch rác bẩn, tô quét lớp sơn mới và vẽ những họa tiết đáng yêu lên tường. Sau khi hoàn thành, ngôi trường như thay một lớp áo tươi mới. Vy trải lòng: “Mọi thứ chỉ diễn ra trong hai ngày ngắn ngủi nhưng đầy cảm xúc. Tham gia dự án nhân ái, sống và sinh hoạt cùng với những người dân nghèo khó giúp em trưởng thành, hiểu và cảm thấy trách nhiệm chia sẻ với cộng đồng lớn hơn.”
Trần Ngô Thu Thảo (SBD 218), sinh năm 1994, hiện đang làm nhân viên quản lý chất lượng. Cô cao 1.69m, nặng 50kg, số đo ba vòng 79-63-91 cm. Người đẹp Trần Ngô Thu Thảo có chất giọng miền Tây đặc trưng và khuôn mặt rạng rỡ hút ánh nhìn. Tại Người đẹp Nhân ái, cô mang đến thông điệp rằng cuộc sống sẽ đẹp hơn nếu con người biết chia sẻ và đồng cảm.
Trần Ngô Thu Thảo (Tiền Giang).
Trần Ngô Thu Thảo (Tiền Giang).
Ở dự án của mình, người đẹp Tiền Giang đã giúp người dân xã An Thới Đông, huyện Cần Giờ thoát khỏi cảnh sinh hoạt trong điều kiện thiếu nguồn sáng trên tuyến đường của địa phương. Dù thời tiết trong buổi bàn giao dự án không mấy thuận lợi, Thu Thảo vẫn nỗ lực hoàn thành dự án. Cô không kiềm được những giọt nước mắt khi chứng kiến niềm hạnh phúc của người dân và trẻ em khi ánh sáng đèn điện chiếu rọi khắp con đường.
Trong chương trình, Trần Ngô Thu Thảo là thí sinh duy nhất “có quyền” lựa chọn giám khảo cho mình. Trước đặc quyền ấy, Thu Thảo chọn về đội của nhà báo Trác Thúy Miêu. Thông qua các đoạn clip, Trấn Thành đánh giá cao sự chân chất trong cách ứng xử và hành động của Thu Thảo. Trong khi đó, Trác Thúy Miêu cho rằng nếu đăng quang, Thu Thảo sẽ trở thành hoa hậu đầu tiên có giọng nói “minion”.
Nguyễn Thị Như Thủy (SBD 242) sinh năm 1998, học sinh trường THPT Trần Phú - Đà Nẵng. Cô cao 1,73m, nặng 54kg, số đo ba vòng 82- 61- 97cm.
Nguyễn Thị Như Thuỷ (Đà Nẵng).
Nguyễn Thị Như Thuỷ (Đà Nẵng).
Trong dự án Người đẹp Nhân ái, là một người con của dải đất miền Trung, Nguyễn Thị Như Thuỷ bày tỏ sự hào hứng với dự án trồng rừng phòng hộ tại huyện Cần Giờ. Ngay từ khi đặt chân đến vùng biển, Như Thuỷ đã không khách sáo khi nhận xét, nước đục ngầu và có nhiều rác trên bờ biển. Chính sự khác biệt so với sự trong xanh vùng biển quê mình khiến thí sinh đến từ Đà Nẵng có thêm động lực và quyết tâm hoàn thiện dự án.
Trong quá trình hoạt động tại huyện Cần Giờ, người đẹp 18 tuổi này đã không ngần ngại bùn đất xuống khám phá rừng phòng hộ. Với sự giúp đỡ của các chuyên viên bảo vệ rừng, Như Thuỷ cùng các bạn trẻ tiến hành trồng cây đước theo quy định nhằm giúp tăng lá chắn rừng phòng hộ. Bên cạnh đó, Như Thuỷ cũng kêu gọi các bạn trẻ nhặt rác tại bãi biển và thực hiện một biển báo từ vỏ nghêu.
Sau khi theo dõi clip, MC Trấn Thành - người lựa chọn và bảo vệ Như Thuỷ - ngay lập tức lên sân khấu ôm chầm cô gái trẻ vì quá cảm mến, ngưỡng mộ. Nam MC bày tỏ anh bị chinh phục bởi sự chân thành từ con tim và kỹ năng dẫn dắt câu chuyện một cách tự nhiên, giúp clip dự án của Như Thuỷ mang tính truyền cảm hứng mạnh mẽ.
Trong khi đó, nhà báo Trác Thuý Miêu đánh giá cao dự án của Như Thuỷ, bởi chỉ qua vài phút ngắn ngủi, cô gái trẻ có thể giới thiệu địa phương, đời sống người dân, thông tin khoa học về rừng phòng hộ và cả phương pháp cứu thiên nhiên một cách đơn giản với tất cả khán giả .
Riêng nghệ sĩ Xuân Bắc phải đứng dậy chia sẻ suy nghĩ khi bị chinh phục bởi những suy nghĩ chân thật của Như Thuỷ về việc trồng rừng. “Em cho mọi người thấy đó là một việc đơn giản, không ghê gớm như chúng ta tưởng”.
Hà Tùng Long
Ảnh: BTC

IS bắt hàng nghìn dân thường làm lá chắn sống để tháo chạy ở Syria

Dân trí Các bức ảnh chụp trên không mới tiết lộ cho thấy phiến quân tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã dùng hàng nghìn dân thường làm “lá chắn sống” trên đường tháo chạy khỏi thị trấn Manbij, miền bắc Syria.
 >> Thành phố Syria vỡ òa trong hạnh phúc sau khi được giải thoát khỏi IS



Hàng nghìn dân thường bị lấy làm lá chắn sống cho IS trên đường tháo chạy khỏi Manbij. (Ảnh: SDF)
Hàng nghìn dân thường bị lấy làm lá chắn sống cho IS trên đường tháo chạy khỏi Manbij. (Ảnh: SDF)
Lực lượng Dân chủ Syria hôm qua 19/8 đã đăng tải các bức ảnh cho thấy IS dùng dân thường làm lá chắn sống để tháo chạy khỏi Manbij khi bị liên quân không kích do Mỹ đứng đầu đánh bại.
Bức ảnh cho thấy một đoàn dài gồm hàng trăm ô tô, bên trong có dân thường mà IS dùng làm lá chắn khiến máy bay của liên quân không dám đánh bom đoàn xe. Nhóm phiến quân này tháo chạy về phía bắc, hướng về Thổ Nhĩ Kỳ sau nhiều tuần giao tranh với liên quân không kích do Mỹ đứng đầu.
Tuy nhiên, hiện không rõ dân thường dùng làm lá chắn sống là con tin hay là thân nhân của chính các tay súng IS. Riêng trong ngày 16/8, các máy bay của liên quân đã để cho khoảng 100-200 xe của IS rời Manbij vì bên trong các xe này đều có thường dân.
Người phát ngôn của liên quân Chris Garver cho biết: “Chúng tôi phải coi tất cả đó là thường dân. Chúng tôi không bắn. Chúng tôi chỉ còn cách theo dõi sát”.
IS chiếm Manbij kể từ năm 2014 sau khi nhóm khủng bố này nắm quyền kiểm soát nhiều vùng rộng lớn ở Syria và nước láng giềng Iraq. Manbij được coi là điểm quan trọng trên tuyến đường tiếp viện của IS từ biên giới Thổ Nhĩ Kỳ tới thành phố Raqa được coi là thủ phủ của IS.
Ngày 12/8, liên minh người Kurd và Ả rập tuyên bố đã giải phóng hoàn toàn thành phố Manbij khỏi lực lượng khủng bố IS, cắt đứt tuyến đường tẩu thoát sang châu Âu của lực lượng này đồng thời giải thoát cho hơn 2.000 người bị IS bắt cóc.
Giải phóng Manbij được coi là bước ngoặt lớn đối với liên quân không kích do Mỹ đứng đầu kể từ khi chiến dịch khởi động cách đây 2 năm. Chiến thắng này mở đường để các lực lượng này tiếp tục tiến tới giải phóng Raqqa.
Minh Phương
Tổng hợp

Hoàng Anh Gia Lai lỗ gần 1.100 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm

15:08 20/08/2016

BizLIVE - HAG cho biết, nguyên nhân 6 tháng đầu năm công ty lỗ nặng là do thanh lý dự án bất động sản tại TPHCM 413 tỷ, đánh giá lại tài sản không hiệu quả 530 tỷ đồng và lỗ do lãi vay.

Hoàng Anh Gia Lai lỗ gần 1.100 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm
Ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HAG
CTCP Hoàng Anh Gia Lai (mã HAG) vừa công bố Nghị quyết HĐQT cập nhật tình hình sản xuất kinh doanh và đầu tư 6 tháng đầu năm 2016.
Cụ thể, 6 tháng đầu năm, HAG ghi nhận doanh thu 3.658 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt 591 tỷ đồng, doanh thu tài chính đạt 507 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các chi phí, công ty có lỗ trước thuế 1.075 tỷ đồng, riêng các khoản lỗ bất thường đã lên đến 941 tỷ đồng.
HAG cho biết, nguyên nhân 6 tháng đầu năm công ty lỗ nặng là do thanh lý dự án bất động sản tại TPHCM 413 tỷ, đánh giá lại tài sản không hiệu quả 530 tỷ đồng và lỗ do lãi vay.
Được biết, hiện HAG đang có đàn bò sữa quy mô khoảng 7.500 con, bò thịt là ngành đóng góp chính vào nguồn doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn với quy mô 130.000 con.
Hoạt động mía đường đã hoàn thành vụ mùa vào tháng 3/2016 thu được 47.000 tấn đường, thấp hơn các năm trước do năm 2016 thay đổi quá trình thâm canh và chu kỳ canh tác mía.
Công ty đã hoàn thành nhà máy chế biến dầu cọ với công suất 45 tấn buồng quả/giờ, quý IV/2016 chính thức đưa vào hoạt động.
Về dự án Myanmar, HAG cho biết, cao ốc văn phòng đã cho thuê được 60%, trung tâm hương mại cho thuê được 95% và khách sạn 5 sao đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/2016.
Về việc tái cơ cấu công ty, trong 6 tháng đầu năm, công ty đã thanh lý các dự án bất động sản tại Việt Nam, thanh lý các dự án khoáng sản và các mảng kinh doanh không có triển vọng. Tổng chi phí bất thường do thanh lý các dự án và tài sản này là 944 tỷ đồng (chiếm 2% tổng tài sản hợp nhất). Các ngành dịch vụ như bệnh viện, khách sạn đang kinh doanh có lãi.
Hiện HAG và Công ty con - HNG vẫn chưa công bố BCTC riêng và hợp nhất quý II/2016 cũng như BCTC soát xét bán niên 2016.
Ngày 16/8, UBCK Nhà nước đã chấp thuận cho HAG và HNG được gia hạn công bố Báo cáo tài chính riêng và Báo cáo tài chính hợp nhất soát xét bán niên 2016.
TRẦN THÚY

Người giàu nhất Nga cho tỷ phú Ukraine “hít khói” về tài sản

13:59 20/08/2016

BizLIVE - Theo số liệu của Bloomberg Billionaires Index, tài sản ròng của tỷ phú giàu nhất nước Nga Vladimir Potanin đã tăng gần 20% lên 16 tỷ USD. 

Người giàu nhất Nga cho tỷ phú Ukraine “hít khói” về tài sản
Tỷ phú Nga Vladimir Potanin và tỷ phú Ukraine Rinat Akhmetov.
Kể từ khi khủng hoảng nổ ra tại Ukraine vào tháng 2/2014, khoảng cách giữa tài sản của các tỷ phú Nga và Ukraine đã giãn rộng. 
Theo số liệu của Bloomberg Billionaires Index, tài sản ròng của tỷ phú giàu nhất nước Nga Vladimir Potanin đã tăng gần 20% lên 16 tỷ USD. 
Ngược lại, tỷ phú giàu nhất Ukraine Rinat Akhmetov có số phận hẩm hiu hơn, ông phải chứng kiến tài sản ròng “bốc hơi” 74% xuống 3,2 tỷ USD. 

Tài sản ròng của ông Vladimir Potanin (xanh) và ông Rinat Akhmetov (trắng).   
Vladimir Potanin là nhà sáng lập Interros - công ty đầu tư trong lĩnh vực kim loại, khai mỏ, bất động sản, du lịch, cơ sở hạ tầng và truyền thông. Ông cũng là CEO của Norilsk Nickel, hãng sản xuất nickel và palladium lớn nhất thế giới. 
Ông từng làm việc tại Bộ Kinh tế đối ngoại và là Phó thủ tướng Nga năm 1996 - 1997.
Tài sản của ông Potanin có được là nhờ 25% cổ phần trong Norilsk Nickel, 30% cổ phần tại Ngân hàng Rosbank và 1,5 tỷ USD đầu tư vào khu trượt tuyết Rosa Khutor ở miền nam nước Nga.
Vị tỷ phú Potanin đã quyết định dành gần hết gia tài của mình để làm từ thiện mà không cho con thừa kế.
Tài sản của tỷ phú Ukraine Rinat Akhmetov chủ yếu đến từ công ty năng lượng DTEK và công ty sản xuất thép Metinvest. 
Phần lớn “đế chế” của Akhmetov – từ lĩnh vực thép, luyện kim cho tới truyền thông và viễn thông – đều nằm ở vùng Donbass. Ông có quan hệ thân cận với Tổng thống bị phế truất – người một thời làm Thống đốc Donetsk từ năm 1997-2002. 
Tài sản của ông đã sụt giảm nhiều do nhu cầu giá thép và quặng sắt giảm mạnh. 
Ngoài ra, tình hình chính trị bất ổn của Ukraine, ông Yanukovich bị truất quyền, cũng khiến công việc kinh doanh của ông gặp không ít khó khăn. 
THẢO MAI

Gần 20 côn đồ nổ súng vào nhà dân giữa trưa


Một nhóm côn đồ gần 20 người mang nhiều dao kiếm đến nhà một người dân ở Thanh Hóa gây sự, đập phá ôtô. Một kẻ còn dùng súng bắn họ hàng chủ nhà bị thương.
Khoảng 10h30 ngày 20/8, hàng xóm nghe thấy tiếng hô hoán phát ra từ gia đình ông Trịnh Ngọc Đỉnh (41 tuổi, trú xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, Thanh Hóa). Họ vội chạy đến thì thấy gần 20 thanh niên hung tợn cầm dao kiếm, mã tấu đứng trước nhà ông Đỉnh.
Gan 20 con do no sung vao nha dan giua trua hinh anh 1
Ngôi nhà nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: Quỳnh An.
Lúc này, ông Đỉnh đang ở trong nhà nghe tiếng nhóm thanh niên gọi liền chạy ra. “Họ đòi gặp người tên Hùng. Tôi bảo cả nhóm có gì thì vào nhà nói chuyện. Tuy nhiên, họ không đồng ý” – ông Đỉnh hoảng hốt kể lại.
Sau đó, cả nhóm đã dùng dao kiếm đập phá, chém vào 2 chiếc xe ôtô của chủ để ngoài cổng.
Thấy có người quậy phá, ông Trịnh Ngọc Thành (36 tuổi, em trai ông Đỉnh) chạy ra can ngăn thì bị một tên rút súng bắn trúng vào đùi.
Chưa dừng lại, nhóm thanh niên còn ném nhiều con dao sắc nhọn vào phía trong nhà ông Đỉnh trước khi lên ôtô bỏ chạy.
Gan 20 con do no sung vao nha dan giua trua hinh anh 2
Một tên dùng súng bắn anh Thành bị thương. Ảnh: Cắt từ camera.
Ông Đỉnh cho biết, camera an ninh của gia đình đã ghi lại sự việc và cận mặt nhiều người trong nhóm côn đồ.
“Tôi không biết cháu Bùi Ngọc Hùng – lái xe cho gia đình tôi có mâu thuẫn gì với những thanh niên kia không. Còn gia đình tôi không có thù oán gì với những người đó” – ông Đỉnh khẳng định và cho hay đã cung cấp đoạn camera cho cảnh sát điều tra.
Công an huyện Quảng Xương đang truy tìm những kẻ trong nhóm gây ra vụ việc.
Quỳnh An

Việt Hoàn, Trọng Tấn thăng hoa khi hát về Bác Hồ



Chương trình nghệ thuật “Hồ Chí Minh - đẹp nhất tên Người” diễn ra vào tối 18/8 tại Hà Nội.
Đêm nhạc quy tụ những giọng ca nổi tiếng của nhạc cách mạng: Trọng Tấn, Anh Thơ, NSƯT Việt Hoàn, NSƯT Tấn Minh, NSƯT Thanh Thanh Hiền, NSƯT Phương Thảo. Ngoài ra còn có sự góp mặt của những ca sĩ trẻ như Quốc Huy, Tiến Hưng, Quỳnh Trang và các nghệ sĩ của các nhà hát cùng dàn hợp xướng.
Với hai phần nghệ thuật, phần I mang tên Bài ca thống nhất với những ca khúc thể hiện sự hồi tưởng về những bước chân vượt dãy Trường Sơn, những trận chiến sinh tử, những vết thương chiến tranh và kể lại câu chuyện của Trường Sơn năm xưa...
Viet Hoan, Trong Tan thang hoa khi hat ve Bac Ho hinh anh 1
Việt Hoàn thể hiện Hành khúc ngày và đêm, Gửi em ở cuối sông Hồng. Ảnh: BTC
Mở đầu chương trình là nhạc khúc nổi tiếng Tổ quốc gọi tên mình do ba giọng ca trẻ Quốc Huy - Quỳnh Trang - Tiến Hưng cùng dàn hợp xướng và vũ đoàn biểu diễn. Màn mở đầu được dàn dựng công phu đưa khán giả hòa mình vào một không gian âm nhạc hào hùng và đầy tự hào.
Những nhạc phẩm quen thuộc như Hành khúc ngày và đêm, Gửi em ở cuối sông Hồng do Việt Hoàn giúp người nghe bồi hồi cảm xúc về những tháng năm máu lửa nhưng cũng không kém phần lãng mạn. Ca sĩ Tấn Minh ngọt ngào với ca khúc sở trường như Giai điệu Tổ quốc, Tình ca...
Đặc biệt, sự góp mặt của Thanh Thanh Hiền trong lần trở lại sân khấu lần này đã chinh phục người nghe với những cảm xúc tình yêu lãng mạn qua hai ca khúc Tình em Vọng cổ quê hương.
Một nét chấm phá mới khiến nội dung tổng thể của chương trình tăng thêm sức hấp dẫn đó là những hoạt cảnh ngắn được thể hiện khéo léo trong 2 ca khúc Nơi đảo xa Bài ca không quên với phần thể hiện của ca sĩ Trọng Tấn.
Viet Hoan, Trong Tan thang hoa khi hat ve Bac Ho hinh anh 2
Trọng Tấn thể hiện Nơi đảo xa, Bài ca không quên. Ảnh: BTC
Phần II của chương trình mang tựa đề Hồ Chí Minh – đẹp nhất tên người khắc họa chân dung Bác Hồ qua âm nhạc. Mỗi ca khúc như một sự tái hiện lại dấu chân và con đường cách mạng Bác đã đi qua.
Những nhạc phẩm quen thuộc viết về Bác đã được các ca sĩ thể hiện cùng phần nhạc nền, ánh sáng, sân khấu với một kịch bản văn học xuyên suốt khiến khán giả cảm nhận sâu sắc và cũng có những trải nghiệm mới mẻ hơn với những tác phẩm âm nhạc này.
Phần bối cảnh, sân khấu tái hiện lại một làng Sen quê Bác với những hình ảnh mộc mạc, giản dị mà gần gũi, thân quen khiến người xem không khỏi xúc động.
Đặc biệt, hình ảnh tấm ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cao 2,5 mét cũng được hạ dần xuống sân khấu khiến không khí đêm nhạc trở nên thiêng liêng và tự hào.
Hợp ca Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người do toàn bộ ca sĩ cùng dàn hợp xướng thể hiện đã khép lại chương trình trong tiếng vỗ tay không ngớt từ phía khán giả.
Khuê Tú

LHQ: Chiến dịch hạ sát tội phạm ma túy tại Philippines là tội ác

RFA
2016-08-20
000_F29PW.jpg
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (trái) bắt tay với Giám đốc sở cảnh sát quốc gia (PNP), Dela Rosa, tại trụ sở PNP hôm 17/8/2016.
AFP photo
Điều tra viên về tình hình nhân quyền của Liên Hiệp Quốc muốn đến Philippines để xem xét cáo giác vi phạm quyền con người liên quan chiến dịch bắn hạ những thành phần buôn bán ma túy; thế nhưng tổng thống Rodrigo Duterte nói thẳng không hoan nghênh vị đó.
Hồi đầu tuần một chỉ huy cảnh sát Philippines phát biểu tại phiên điều trần ở Thượng viện nước này là trong chiến dịch chống ma túy hiện cảnh sát đã bắn chết 665 nghi phạm, ngoài ra có gần 890 người bị giết do những viên chức khác.
Tình hình đó bị Liên Hiệp Quốc cáo giác chiếu theo luật pháp quốc tế là đã đến mức tội ác. Hôm thứ sáu cố vấn tư pháp của tổng thống Philippines lên tiếng thách thức báo cáo viên Liên Hiệp Quốc đặc trách nhân quyền đến nước này để điều tra.
Báo cáo viên Liên Hiệp Quốc về nhân quyền, bà Agnes Callamard, gửi thư điện tử cho hãng thông tấn Pháp AFP nói rõ hoan nghênh lời mời từ phía chính quyền Manila với suy luận việc đó sẽ giúp cho cơ quan chức năng và những phía có quan tâm đến cáo giác về làn sóng hạ sát không theo đúng luật định trong chiến dịch chống ma túy hiện nay ở Philippines.
Tuy nhiên vào ngày hôm nay, phát ngôn nhân Ernesto Abella của tổng thống Philippines lên tiếng làm rõ là không hề có lời nào từ phía Manila mời ai cũng như Liên Hiệp Quốc đến xem xét công việc nội bộ của Philippines.
Ông Ernesto Abella nói thêm thay đổi mà chính tổng thống với những chính sách đưa ra được công dân nước này hoan nghênh.
Chiến dịch bắn bỏ những tội phạm buôn lậu ma túy được tiến hành không bao lâu sau khi ông Rodrigo Duterte thắng vẻ vang trong cuộc bầu cử vào tháng 5 vừa qua.
Theo lệnh của tổng thống nếu cảnh sát cảm thấy bị nghi phạm phản ứng đe dọa tính mạng thì có thể hạ sát; đồng thời ông Rodrigo Duterte hứa sẽ ân xá cho cảnh sát nào bị tòa buộc tội do hành xử sai luật trong chiến dịch bắn hạ nghi phạm ma túy.
Trong lễ nhậm chức vào ngày 30 tháng 6 vừa qua, tổng thống Duterte nói với đám đông tại Manila là nếu biết bất cứ con nghiện nào thì hãy ra tay giết đi vì nếu để bố mẹ người đó thi hành thì thật đau đớn cho họ.

Người đàn ông bị bạn nhậu đâm tử vong

Dân trí Chiều 20/8, Công an thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) cho biết, trên địa bàn xảy ra một vụ án mạng khiến một người đàn ông bị đâm tử vong. Nạn nhân được xác định là Huỳnh Đình Trung (35 tuổi, ngụ xã phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn).

Theo thông tin ban đầu, khoảng 14h cùng ngày, tại phường Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn), anh Huỳnh Đình Trung đang ngồi nhậu cùng với một số người gần nhà của Phạm Văn Cửu Long (18 tuổi, trú khối phố Tư Hà, phường Điện Ngọc) thì xảy ra mâu thuẫn với thanh niên này.
Qua quá trình chén chú chén anh thì giữa anh Trung và Long xảy ra đánh nhau. Đỉnh điểm của vụ việc là anh Trung dùng vỏ chai bia đâm trúng Long. Sau đó, Long dùng con dao đâm trúng tim của Trung.
Dù đã được người dân gần đó đưa nạn nhân đi cấp cứu nhưng anh Trung đã tử vong. Sau khi gây án xong, Long đã đến cơ quan Công an phường Điện Ngọc đầu thú.
Nhận được thông tin, Công an thị xã Điện Bàn đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường để lấy thông tin, khám nhiệm hiện trường để điều tra, làm rõ.
Gia đình đang lo hậu sự cho anh Phan Văn Hà
Gia đình đang lo hậu sự cho anh Phan Văn Hà
Trong một diễn biến khác, chiều ngày 20/8, Công an xã Bình Chánh (huyện Thăng Bình, Quảng Nam) cho hay, trên địa bàn xã này cũng vừa xảy ra một vụ án mạng nghiêm trọng khiến anh Phan Văn Hà (38 tuổi, ngụ xã Bình Chánh) tử vong khi được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do mâu thuẫn vì tranh giành phòng hát karaoke. Theo Công an huyện Thăng Bình, nghi phạm đánh anh Hà tử vong là Hồ Văn Hoàng (18 tuổi, ngụ cùng xã).
Hiện vụ án mạng vẫn đang được cơ quan chức năng huyện Thăng Bình tiếp tục điều tra làm rõ.
Công Bính

Cà Mau báo cáo Thủ tướng nguyên nhân cầu 4 tỷ vừa xây xong đã sập

Thủy Tiên (Trung tâm tin tức VTV24)Cập nhật 19:53 ngày 20/08/2016

VTV.vn - Sáng 20/8, UBND tỉnh Cà Mau, đã có văn bản báo cáo sơ bộ đến Thủ tướng Chính phủ về nguyên nhân cầu Ô Rô bị sập.

Theo đó, nguyên nhân khiến cầu Ô Rô thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau bị sập là do đất sụp, trượt. Đây cũng là nguyên nhân mà Sở Giao thông Vận tải tỉnh Cà Mau báo cáo sơ bộ hai tuần trước đây. Báo cáo này không đề cập đến lý do thiết kế, thi công hay giám sát. Tuy nhiên, UBND tỉnh Cà Mau cho rằng, đây chưa phải là lý do chính thức bởi còn phải chờ kết quả tham vấn ý kiến của một số tổ chức giám định chuyên nghiệp.
Cầu Ô Rô được triển khai thi công từ tháng 5/2013, có tổng chiều dài 86m, tổng vốn đầu tư khoảng 4 tỷ đồng. UBND huyện Ngọc Hiển làm chủ đầu tư; doanh nghiệp tư nhân Sử Thành Phú là nhà thầu thi công; tư vấn thiết kế công trình này là Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế Minh Anh; tư vấn giám sát là Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng An Phú. Ngày 5/8, khi thủy triều trên sông Ô Rô xuống rất thấp (nước ròng), chiếc cầu chưa nghiệm thu bị sập hai nhịp. Rất may vụ sập cầu diễn ra vào ban đêm nên không có phương tiện và người lưu thông trên cầu.
Cà Mau: Cầu hơn 4 tỉ đồng chưa nghiệm thu đã sập Cà Mau: Cầu hơn 4 tỉ đồng chưa nghiệm thu đã sập
VTV.vn - Hai nhịp cầu nông thôn dài gần 30m trị giá hơn 4 tỉ đồng bắc qua sông Ô Rô, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, đã sập hoàn toàn xuống sông.

 

Xe Phương Trang lại "làm xiếc", lọt xuống hố

(NLĐO)- Sau cú va chạm mạnh vào xe đẩy trái cây và làm 1 phụ nữ bị thương nặng, xe khách Phương Trang lao xuống hố sâu khoảng 5 m ở ven đường.



Nhiều người thoát tim khi chứng kiến cảnh xe khách Phương Trang lao xuống hố sâu hơn 5 m ở ven đường.
Nhiều người thoát tim khi chứng kiến cảnh xe khách Phương Trang lao xuống hố sâu hơn 5 m ở ven đường.

Khoảng 11 giờ 35 phút ngày 20-8, tại km 107 thuộc tổ 17, ấp Mỹ Phó, xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông khiến 1 người bị thương nặng.
Theo thông tin ban đầu, xe ôtô khách biển số 51B-159.21 của nhà xe Phương Trang do tài xế Nguyễn Hào kiệt (SN 1970, cư trú thị trấn Thới Thạnh, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) điều khiển, chạy hướng từ TP Cần Thơ về TP Châu Đốc, đã va chạm với xe đẩy tay bán trái cây đi cùng chiều của chị Hàn Thị Tuyết Nhung (SN 1990, cư trú ấp Mỹ Thiện, xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú). Cú va chạm mạnh khiến chị Nhung bị thương nặng phải chuyển lên Bệnh viện Đa khoa khu vực Châu Đốc cấp cứu, còn xe khách 51B-159.21 thì đâm vào lề đường và lật xuống hố sâu khoảng 5 mét, bị thiệt hại nặng.
Được biết khi xảy ra tai nạn trên ôtô khách có 9 người, gồm: 1 tài xế, 1 nhân viên nhà xe và 7 hành khách, trong đó có 2 hành khách người nước ngoài. Rất may, những người trên ôtô khách đều an toàn, chỉ bị xay xát nhẹ.
T.Nốt

Vietnam Idol: Thảo Nhi xuất sắc chinh phục tấm vé đặc biệt của giám khảo

15:07, Thứ Bảy, 20/08/2016 (GMT+7)
(VnMedia) - Nỗ lực thay đổi mình và đã tìm thấy được sự bứt phá trong âm nhạc nhưng Thảo Nhi vẫn chưa chinh phục được khán giả. Tuy nhiên, với bộ ba quyền lực thì Thảo Nhi quá xứng đáng để họ dành tấm vé đặc biệt - quyền cứu duy nhất cho thí sinh này khi sở hữu lượng vote thấp nhất.
Không còn loay hoay với chính mình khi bước lên sân khấu, cô nàng cá tính Thảo Nhi đã cho thấy sự trưởng thành và khả năng bứt phá ngày càng mạnh mẽ qua mỗi đêm thi. Chọn thể hiện ca khúc “Giọt sương trên mí mắt” của cố nhạc sĩ Thanh Tùng, vốn được rất nhiều ca sĩ nổi tiếng thể hiện rất thành công, nhưng bằng cá tính riêng và sắc âm đặc biệt trong giọng hát, cô gái này đã khoác một lớp áo hoàn toàn mới cho bài hát. Sự trẻ trung, mạnh mẽ và đầy cuốn hút của Giọt sương phiên bản Thảo Nhi khiến ban giám khảo bất ngờ.
Thảo Nhi
Thảo Nhi
Nhận xét về phần mở màn sôi động này, ca sĩ Bằng Kiều đánh giá cao sự tiến bộ của cô gái này. Đặc biệt “Bài hát này rất hợp với em. Em thoát khỏi những version trước đây, có cảm giác mới mẻ và trẻ trung”. Với ca sĩ Thu Minh, “em hát chắc chắn, tự tin và hát với sự chân thật bởi em tin vào những gì em đang hát. Chỉ góp ý nếu với tiết tấu và máu lửa của ban nhạc thì em có thêm sự chuyển động, trình diễn trên sân khấu và ngôn ngữ cơ thể thì bài hát hoàn hảo hơ..” Đồng tình với giám khảo Bằng Kiều, đạo diễn Quang Dũng cũng dành lời khen cho cô gái này,“tôi thích version này của em bởi nó khác với anh chị trước đây nhưng nó giống em. Nó trẻ khoẻ và không quá phô trương”. Chính vì vậy, anh “đánh giá em được 98% như chuẩn mực của chú Thanh Tùng”.
Tuy nhiên, trái với sự khen ngợi của giám khảo, Thảo Nhi bất ngờ rơi vào top nguy hiểm khiến cô phải trình diễn ca khúc sing-off. Chọn thể hiện ca khúc “Falling”, với tâm lý “đây có thể là lần cuối cùng em được hát trên sân khấu”, cuối cùng Thảo Nhi đã chinh phục được ba vị giám khảo.
Thảo Nhi hạnh phúc rơi nước mắt khi được giám khảo sử dụng quyền cứu duy nhất để giữ cô lại chương trình
Thảo Nhi hạnh phúc rơi nước mắt khi được giám khảo sử dụng quyền cứu duy nhất để giữ cô lại chương trình
Với ca sĩ Thu Minh, đây lại là “ca khúc hay nhất của em từ trước đến giờ”. Đại diện của ban giám khảo, đạo diễn Quang Dũng chia sẻ, Thảo Nhi là thí sinh tốt của chương trình, và ban giám khảo nhìn thấy được tiềm năng của cô gái này có thể phát triển và toả sáng hơn nữa trong những vòng thi tới. Đó là lý do Thảo Nhi được ban giám khảo dùng quyền cứu duy nhất để giữ lại ở lại và tiếp tục hành trình chinh phục ngôi vị Thần tượng Âm nhạc Việt Nam 2016.
Đêm nhạc Thanh Tùng dường như không phải là bài toán khó với Top 6 Vietnam Idol khi ai cũng có những cách trình diễn rất riêng. Đặc biệt là với cô gái Janice Phương. 
Janice Phương
Janice Phương
Chủ đề của Gala 5 đã đặt áp lực không ít cho Janice Phương từ việc chọn lựa bài hát, học thuộc lời, tìm hiểu ý nghĩa của ca từ, đến cách xử lý và thể hiện như thế nào để không làm mất đi “linh hồn” của bài hát. Được sự tư vấn và hướng dẫn từ giám đốc âm nhạc Huy Tuấn và nữ giám khảo Thu Minh, cô gái Philippines đã cho thấy, mọi nỗ lực của mình đã được đền đáp khi chia sẻ câu chuyện “Một mình” nồng nàn và tình cảm nhưng vẫn mang đậm dấu ấn Janice.
Nếu giám khảo Quang Dũng “nhắm mắt mà vẫn nghe hát rất rõ và hiều được cảm xúc em truyển tải qua bài hát”, thì ca sĩ Bằng Kiều “nghe vẫn không hiểu mà vẫn thấy hay”. Anh cho rằng,“một người nước ngoài hát bài Việt không hiểu gì mà thấy hay là cao thủ. Bạn đã biến bài hát này thành của bạn. Tôi thấy rất xúc động. Bạn hát rất văn minh. Tôi nghĩ từ đầu đến giờ có nhiều ca sĩ Việt Nam phải học hỏi các bạn, các bạn hát rất đúng nhịp”. Ca sĩ Thu Minh cũng đồng tình với đồng nghiệp, “hát phải chắc nhịp, đừng sử dụng nốt tô điểm nhiều quá. Em nào cũng làm được điều đó. Cách hát mang hơi thở mới. Hôm nay em rất là giỏi”. 
Tùng Dương
Tùng Dương
4 chàng trai của Vietnam Idol cũng có những phần trình diễn được giám khảo hết lời khen ngợi. Tùng Dương đã khéo léo chọn cho mình một cách kể chuyện gần gũi và tự nhiên để chia sẻ tâm tư của chàng trai qua ca khúc “Giọt nắng bên thềm”. Vẫn là một chàng lãng mạn, nhẹ nhàng và sâu lắng, anh đã chứng minh, chỉ có sự chân thành trong cảm xúc mới có thể chạm đến được trái tim của người nghe. 
Sự tinh tế trong cách xử lý và truyền tải cảm xúc đã giúp “chàng trai bún bò” Bá Duy ghi dấu rất riêng với “Em và tôi”. Ngọt ngào, ấm áp và tha thiết, “Em và tôi” phiên bản Bá Duy hoàn toàn đã thoát khỏi cái bóng của các ca sĩ đã thể hiên thành công trước đó. Với ca sĩ Thu Minh, chị rất hài lòng vì sự phát triển của các học trò. 
Bá Duy
Bá Duy
Là nhân tố được kỳ vọng sẽ “thoát xác” ở Gala 5, Quang Đạt đã khá thành công khi mang đến một tinh thần trẻ trung và tươi mới qua ca khúc “Hát với chú ve con”. Thế nhưng, với giám khảo Bằng Kiều, dù có một phần trình diễn tròn trịa nhưng chàng trai này “chưa làm cái gì cho mới như những bài trước”. Trong khi đó, đạo diễn Quang Dũng cho rằng Quang Đạt hơi thiếu sự đầu tư bởi với một bài hát quen thuộc thì việc đưa dấu ấn riêng của mình vào bài hát là điều rất quan trọng.
Quang Đạt
Quang Đạt
Luôn là nhân tố gây bất ngờ cho mùa thi thứ 7, Việt Thắng không chỉ cho thấy sự biến hoá đa dạng qua mỗi vòng thi, mà sự lãng tử và phóng khoáng trong giọng hát đã mang đến tinh thần tươi mới cho mỗi bài hát anh thể hiện. Và “Trái tim không ngủ yên” mà Việt Thắng thể hiện trong Gala 5 cũng không là ngoại lệ. Sở hữu chất giọng khàn đặc trưng và những chất riêng rất Việt Thắng khiến cho phiên bản mới của bài hát này trở nên rất thú vị trong mắt Bằng Kiều. Với anh,“bài hát này rất Việt Thắng, vô cùng Việt Thắng dù đoạn phiêu hơi lố một chút nhưng phải vậy mới là Việt Thắng”.
Việt Thắng
Việt Thắng
Sau Gala 5, top 6 được bào toàn lựa lượng và tiếp tục bước vào Gala 6 chủ đề “Việt Nam trong tôi”. Chương trình sẽ được truyền hình trực tiếp vào lúc 21g10 Thứ sáu, ngày 26/8/2016 trên kênh VTV3 – Đài truyền hình Việt Nam.
Lam Trần

Nhà khoa học ĐH Duy Tân giành Giải thưởng nghiên cứu trẻ năm 2016 về vật lý

15/08/2016 10:00 GMT+7
    Đạt nhiều thành tích xuất sắc về nghiên cứu khoa học về năng lượng và kỹ thuật hạt nhân, TS Trần Hoài Nam của ĐH Duy Tân đã vinh dự được Hội Vật lý lý thuyết Việt Nam trao Giải thưởng nghiên cứu trẻ năm 2016 trong khuôn khổ chương trình Hội nghị vật lý lý thuyết toàn quốc lần thứ 41 diễn ra từ ngày 1 đến 4-8-2016 tại TP Nha Trang.
    Đây là lần thứ hai giải thưởng danh giá này được trao cho một nhà khoa học của ĐH Duy Tân, sau khi TS Phan Văn Nhâm nhận Giải thưởng nghiên cứu trẻ tại TP Buôn Ma Thuột năm 2014.
    Giải thưởng nghiên cứu trẻ là giải thưởng được Hội Vật lý lý thuyết Việt Nam trao tặng hằng năm cho một nhà nghiên cứu trẻ duy nhất chưa quá 35 tuổi, hiện là hội viên chính thức của Hội Vật lý lý thuyết. Giải thưởng nhằm khuyến khích, động viên các nhà nghiên cứu trẻ say mê nghiên cứu vật lý lý thuyết và các lĩnh vực liên quan, để tôn vinh những kết quả nghiên cứu xuất sắc mà nhà nghiên cứu trẻ đó đã đạt được.
    Nhà khoa học ĐH Duy Tân giành Giải thưởng nghiên cứu trẻ năm 2016 về vật lý
    TS Trần Hoài Nam nhận Giải thưởng nghiên cứu trẻ năm 2016 do Hội Vật lý lý thuyết Việt Nam trao tặng
    Sau khi tốt nghiệp xuất sắc chuyên ngành vật lý hạt nhân, hệ đào tạo cử nhân khoa học tài năng của Trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội, Trần Hoài Nam đã có một thời gian dài làm nghiên cứu tại Viện Khoa học & kỹ thuật hạt nhân với GS Đào Tiến Khoa, nhà khoa học hàng đầu về lý thuyết hạt nhân của Việt Nam.
    Quyết tâm theo đuổi niềm đam mê và nắm bắt được xu thế ngày càng phát triển của ngành điện hạt nhân cùng tiềm năng của chuyên ngành vật lý lò phản ứng tại Việt Nam, Trần Hoài Nam đã theo học chương trình đào tạo tiến sĩ về vật lý lò phản ứng tại Tokyo Institute of Technology (KIT - Nhật Bản). Sau đó anh tiếp tục nhận được học bổng nghiên cứu sau tiến sĩ của Quỹ JSPS (Japan Society for the Promotion of Science) và có hai năm tập trung nghiên cứu đề tài “Tối ưu nạp tải nhiên liệu lò phản ứng hạt nhân” tại ĐH Nagoya, Nhật Bản.
    Hoàn thành chương trình postdoc tại ĐH Nagoya, TS Trần Hoài Nam chuyển sang làm việc tại ĐH Công nghệ Chalmers, Thụy Điển. Với mong muốn cống hiến tài năng cũng như trí tuệ cho đất nước, TS Nam đã quyết định trở về nước và lựa chọn Viện Nghiên cứu & phát triển công nghệ cao, ĐH Duy Tân làm nơi phát triển sự nghiệp của mình. Tại đây, TS Nam đã tập trung xây dựng, phát triển các hướng nghiên cứu về mô phỏng vật lý lò phản ứng, đồng thời tham gia giảng dạy một số môn vật lý cho khoa khoa học tự nhiên.
    Các hướng nghiên cứu hiện nay của TS Nam đang được tài trợ bởi Quỹ phát triển khoa học & công nghệ quốc gia (NAFOSTED) bao gồm: (1) Nghiên cứu thiết kế nhiên liệu mới cho lò phản ứng hạt nhân, trong đó có lò phản ứng thế hệ mới (thế hệ IV), (2) Nghiên cứu tối ưu thay đảo nhiên liệu lò phản ứng và (3) Nghiên cứu chẩn đoán an toàn hoạt động của lò phản ứng thông qua phân tích nhiễu nơtron.
    Cho đến nay, TS Trần Hoài Nam đã có nhiều công bố quốc tế, trong đó có 20 bài báo thuộc danh mục ISI và nhiều công bố khác được đăng tải tại các hội nghị quốc tế và trong nước. Với cụm công trình về "Thiết kế cải tiến và chẩn đoán an toàn lò phản ứng hạt nhân" gồm chín bài báo đăng tải trên các tạp chí uy tín trong ba năm gần đây, TS Trần Hoài Nam được Hội Vật lý lý thuyết Việt Nam trao tặng Giải thưởng nghiên cứu trẻ năm 2016.
    Nhận được giải thưởng danh giá, TS Trần Hoài Nam chia sẻ: “Tôi rất vui khi nhận được giải thưởng ý nghĩa này. Đây chính là sự ghi nhận đối với những thành quả trong suốt quá trình làm nghiên cứu của riêng bản thân tôi, đồng thời là sự khích lệ dành cho những nhà khoa học đang theo đuổi trong nghiên cứu về vật lý lò phản ứng hạt nhân, chuyên ngành hiện vẫn còn rất mới ở Việt Nam.
    Đối với các nhà khoa học trẻ mới về nước, điều quan trọng là cần tìm được môi trường làm việc thuận lợi để đảm bảo cuộc sống, duy trì đam mê nghiên cứu và từng bước xây dựng được nhóm nghiên cứu cho riêng mình. ĐH Duy Tân với việc thành lập Viện Nghiên cứu & phát triển công nghệ cao đã thu hút được rất nhiều tiến sĩ trẻ tốt nghiệp ở nước ngoài về nước lập nghiệp. Cũng giống như các đồng nghiệp khác, tôi đã nhận được sự quan tâm đầu tư và tạo mọi điều kiện tốt nhất từ nhà trường. Từ môi trường này, tôi có được sự "tự do" để tiếp tục phát triển đam mê khoa học của mình, để cống hiến và góp phần đẩy mạnh hơn hơn nữa công tác nghiên cứu khoa học”.
    K.D

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét