XÃ HỘI SUY ĐỒI 25
(ĐC sưu tầm trên NET)
Rạng sáng nay 29-6, tại nhà ông Phôi, trú tại thôn Chợ, xã Thống Nhất
(huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh) đã xảy ra một vụ trọng án.
Theo đó, 1 nam thanh niên đã bất ngờ xông vào nhà ông Phôi nổ súng bắn chết con gái ông Phôi là chị Nguyễn Thị Yến (SN 1984).
Một người dân sống ngay gần nhà ông Phôi cho biết sự việc xảy ra vào khoảng 4 giờ sáng 29-6, khi họ vừa ngủ dậy chuẩn bị làm hàng bán thì thấy ông Phôi mở cửa ra ngoài. Liền đó, có 1 thanh niên bất ngờ xông vào nhà, sau đó trong nhà có tiếng la hét ầm ĩ. Khoảng một lúc sau thì họ nghe có tiếng súng nổ chát chúa vang lên từ phía nhà ông Phôi.
Một nguồn tin của Báo Người Lao Động cho hay nghi phạm nổ súng được xác định ban đầu tên là T. (SN 1984).
Vào thời điểm trên, T. lợi dụng lúc bố chị Yến mở cửa ra ngoài lúc
sáng sớm đã lao vào trong nhà, khống chế mọi người trong gia đình rồi
xông lên phòng chị Yến đang ngủ, nổ súng bắn chết chị Yến. T. sau đó đã
tự sát tại chỗ.
Được biết, chị Yến đã có chồng và một con nhưng về sống cùng bố mẹ đẻ được một thời gian.
Ngay sau khi xảy ra vụ án nghiêm trọng này, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45 Công an tỉnh Quảng Ninh), công an huyện Hoành Bồ và các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Quảng Ninh đã khẩn trương có mặt tại hiện trường điều tra, làm rõ.
Chiều ngày 08.08 2016 khoảng 50 cán bộ kiểm lâm và CA đã dùng súng đạn
cay đến cưỡng chế rẫy đậu khoảng 300m2 của dân tộc thiểu số tại xã Phi
Tô, huyện Lâm Hà, bà con dân làng bức xúc vì không còn đường sinh sống
nên nãy sinh xô xát và sau đó là cuộc hỗn chiến giữa nhóm cán bộ kiểm
lâm địa phương với đồng bào dân tộc thiểu số. Hậu quả là có 01 cán bộ
kiểm lâm chết tại chổ, 02 người bị thương, và sau đó là cuộc vây ráp của
CA tỉnh Lâm Đồng đã bắt đi 08 người dân làng thôn Hang Hớt.
Khẩu súng bắn đạn thật cấp cho công an xã đã được tổ công tác thu giữ, riêng khẩu súng bắn đạn cao su mà thiếu tá Bùi Chí Hiếu - trưởng công an xã Tiến Thành sử dụng bắn anh Lê Văn Thảo (25 tuổi) vào chiều 22-8 đã được giao cho một cán bộ công an khác của xã sử dụng. Thiếu tá Hiếu không được dùng nữa.
Trong bản tường trình gửi tổ công tác của Công an TP Phan Thiết, thiếu tá Bùi Chí Hiếu thừa nhận chính ông là người nổ súng vào chiều 22-8. Tổ công tác sẽ tiếp tục làm rõ vụ việc, những cán bộ công an có sai phạm trong vụ việc trên sẽ được xử lý nghiêm.
Cùng ngày, ông Nguyễn Duy Hùng - Bí thư Đảng ủy xã Tiến Thành đã dẫn đầu tổ công tác của Đảng ủy xã đến nhà anh Lê Văn Thảo để xác minh vụ việc.
Ông Nguyễn Duy Hùng cho biết Tổ công tác của xã sẽ làm việc với thiếu tá Bùi Chí Hiếu vào sáng mai 25-8.
Nguồn tin: Tuổi trẻ
Thượng úy công an nổ 3 phát súng bắn chết cấp trên
Thiếu kiềm chế khi bị thiếu tá cấp trên xúc phạm, thượng úy trại giam Lê Văn Hùng nổ 3 phát súng K59 bắn chết ông này tại nơi làm việc.
Ngày 27/5, TAND tỉnh Quảng Trị mở phiên sơ thẩm xét xử Lê Văn Hùng (35
tuổi, nguyên thượng úy cán bộ Trại giam Nghĩa An thuộc Bộ Công an, đóng
tại Quảng Trị) về tội Giết người và Sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
Lê Văn Hùng tại phiên tòa. Ảnh: Hoàng Táo
|
13h50 ngày 23/8/2015, bị cáo Lê Văn Hùng nhận 2 phạm nhân về khu trồng
rau màu và chăn nuôi để quét dọn chuồng và nấu cám. Đến 15h, cấp trên là
thiếu tá Trần Đức Hùng (Phó phân trại 2) và một cán bộ khác đến kiểm
tra khu vực này.
Tại tòa, Lê Văn Hùng khai đã chủ động chào hỏi nhưng do cấp trên buông
lời “xúc phạm danh dự nhân phẩm bản thân và phụ huynh” nên lời qua tiếng
lại. Trước đó, trong buổi trưa, cả hai người có uống bia.
Khi thiếu tá Trần Đức Hùng quay người đi về hướng phân trại chính thì
bị Lê Văn Hùng rút súng K59, lên đạn, đe đọa: “Nãy giờ mày chửi ai, mày
có tin tao bắn chết mày không”. Tiếng súng chỉ thiên vang lên.
Thiếu tá Trần Đức Hùng lao tới, giằng co rồi bị quật ngã xuống đất.
Thấy khẩu súng K59 hai lần bị hóc đạn, thiếu tá đứng dậy, nói: “Tao cho
mày sửa súng, mày sửa súng rồi bắn chết tao đi”. Lê Văn Hùng nổ
phát súng thứ hai khiến bị hại ngã xuống đất. Và tiếng súng thứ ba là
viên đạn găm vào đầu thiếu tá Trần Đức Hùng.
Tại tòa, bị cáo Lê Văn Hùng khai tinh thần bị kích động mạnh, "phần con
lấn át phần người, lại bị thách thức nên không biết tay kéo cò lúc
nào". Bị cáo cho rằng không kiểm soát được hành động, "không biết tại
sao lại bắn thêm phát thứ 3”.
Luật sư của bị cáo, cho rằng “vụ việc có một phần lỗi của bị hại khi thách thức, xúc phạm”.
Chị Đặng Thị Hằng, vợ bị hại, bức xúc nói trước tòa: "Hùng khai không
biết chồng tôi chết hay chưa, nếu chết thì không cần bắn nữa nhưng lại
bước đến gần cố ý bắn chết là hành vi côn đồ”.
Bị cáo Hùng khai giết người do bị kích động. Ảnh: Hoàng Táo
|
HĐXX nhận định diễn biến tâm lý của bị cáo là phù hợp trong tình huống
bị kích động do lời lẽ xúc phạm của bị hại. “Được đào tạo và công tác
trong ngành công an, thay vì kiềm chế thì bị cáo lại dùng súng bắn chết
đồng đội, gây ra tội ác và nỗi đau cho gia đình bị hại”, chủ tọa nói.
Trong công tác, Lê Văn Hùng được tặng Huân chương chiến sỹ vẻ vang 3
năm liền, là chiến sỹ tiên tiến, gia đình có bố mẹ là thương binh, thuộc
diện hộ nghèo, đầu thú sau khi gây ra sự việc và thành khẩn khai báo
nên được tòa xem xét là tình tiết giảm nhẹ.
Kết thúc phiên xử, tòa tuyên phạt Lê Văn Hùng án 10 năm tù về tội Giết người và Sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, buộc bồi thường
hơn 130 triệu đồng tiền mai táng và tổn thất tinh thần cho gia đình bị
hại, phải cấp dưỡng 2 con bị hại mỗi tháng 2 triệu đồng cho đến tuổi
trưởng thành.
Hoàng Táo Nguyên trung sĩ nã đạn vào đồng đội khai gây án do thất tình
Sáng nay, trong chiếc áo thun màu đỏ đô, Phúc - nguyên trung sĩ công an nã đạn vào đồng đội 8 tháng trước - cúi gằm mặt khi đến tòa. Rất đông người thân của bị cáo và người dân Cần Thơ đã có mặt từ sớm để theo dõi phiên xử.
Ngày 11/12, TAND quận Ô Môn, TP Cần Thơ, khai mạc phiên xử Tống Hoàng
Phúc (21 tuổi), nguyên trung sĩ nghĩa vụ công an (thuộc sự quản lý của
của Phòng cảnh sát bảo vệ, Công an TP Cần Thơ) làm nhiệm vụ bảo vệ mục
tiêu Đài phát sóng VN2 ở huyện Cờ Đỏ.
Phúc bị truy tố về 5 tội danh: Sử dụng trái phép vũ khí quân dụng; Bắt,
giữ người trái pháp luật; Đe dọa giết người; Hủy hoại tài sản và Trộm
cắp tài sản.
Trong chiếc áo đỏ thẫm, chưa một lần nhìn lên HĐXX, bị cáo tỏ ra khá
thành khẩn, thừa nhận toàn bộ hành vi như cáo trạng đã truy tố. "Vì bạn
gái đòi chia tay, bị cáo buồn quá nên muốn tự tử", bị cáo khai về động
cơ gây ra hàng loạt tội.
Phúc khai động cơ gây án là do thất tình, muốn tự tử. Ảnh: Cửu Long.
|
Theo cáo trạng, tối 15/4, sau khi nhậu cùng các đồng đội trong đơn vị,
Phúc nhận được điện thoại của bạn gái nói lời chia tay. Buồn bã, viên
trung sĩ có ý định tự tử nên qua phòng anh Đoàn Hoàng Tặng tìm chìa khóa mở kho vũ khí, lấy khẩu AK báng xếp, 2 chiếc còng cùng 3 băng đạn.
Sau đó, Phúc quay lại phòng lấy áo khoác và lục balô của anh Tặng
lấy gần 3,5 triệu đồng rồi lái xe về hướng trung tâm quận Ô Môn. Trên
đường đi, bị cáo Phúc đã lắp một băng đạn vào khẩu AK báng xếp, lấy áo
khoác quấn khẩu súng lại, để ở ba-ga trước của xe. Hai băng đạn còn lại và hai chiếc còng anh ta cất vào lưng quần.
1h10 ngày 16/4, Phúc đến nhà nghỉ 555 phường Châu Văn Liêm, quận Ô Môn,
thuê phòng số 34, bo cho một nhân viên Nguyễn Bé Lữ 100.000 đồng. Sau
đó, anh ta lên sân thượng tìm chỗ có thể tự tử rồi quay xuống kêu nhân
viên tiếp tân đem 2 tô mì và 2 chai nước suối.
Khi anh Lữ mang thức ăn lên thấy Phúc có súng, chưa kịp phản ứng đã bị
trung sĩ chĩa súng vào người, yêu cầu đứng yên. Sau khi lấy một chiếc
còng khóa tay anh này lại và cho nằm trên giường, Phúc ăn mì. Tiếp đó,
trung sĩ 21 tuổi lấy hơn 3,3 triệu đồng để vào túi quần Lữ, nói là cho,
rồi đưa anh này lên sân thượng còng vào một cái bàn.
Khoảng 2h30, 3 nhân viên khác của nhà nghỉ lên sân thượng tìm anh
Lữ. Ngay lập tức, Phúc giương súng nói: "Đứng lại không tao bắn". Mọi
người quay đầu tháo chạy thì bị Phúc nổ súng bắn theo nhưng không trúng.
Khi thấy 4 cán bộ chiến sĩ Công an phường Châu Văn Liêm chạy xe máy đến, Phúc từ sân thượng đe dọa: "Dừng lại nếu không tao bắn". Anh ta liền nhắm bắn ngay đầu xe của Phó trưởng công an phường Châu Văn Liêm Nguyễn Phong Lưu một phát và bắn 2-3 phát theo hướng xe của 2 công an phường vừa chạy vào, nhưng tất cả không trúng đạn.
Các nhân viên nhà nghỉ 555 có mặt tại tòa. Ảnh: Cửu Long
|
Phúc ra yêu sách phải đưa đến một ôtô đổ đầy xăng do tài xế nữ cầm lái
và trên xe phải có người yêu mình. Để gây áp lực, nam thanh niên này
dùng súng bắn vào tường, kính trên sân thượng. Cứ khoảng 15 phút, anh ta
lại bắn 2-3 phát đạn xung quanh. Có lúc Phúc nhắm bắn về hướng bến xe
quận Ô Môn và cây xăng gần đó làm bể kính 2 ôtô và trụ bơm xăng.
Công an TP Cần Thơ phân công Đại đội Cảnh sát cơ động và lực
lượng Cảnh sát hình sự đặc nhiệm đến hiện trường phối hợp với công an
địa phương triển khai phương án xử lý tình huống giải cứu con tin. Giám
đốc Công an TP Cần Thơ vừa thuyết phục Phúc buông súng vừa đưa cha mẹ
anh ta đến kêu gọi. Đến 6h40 cùng ngày, Phúc buông súng khi thấy cha mẹ đang tiến lại gần.
Trả lời thẩm vấn sáng nay, giọng điềm tĩnh, bị cáo Phúc cho biết rất
hối hận về những gì đã gây ra. Giải thích về số tiền trộm của đồng đội
nhưng sau đó lại cho anh Lữ khi bắt làm con tin, Phúc nói: "Vì bị cáo
bắt oan anh ấy, muốn bù đắp".
Chiều nay, tòa tiếp tục làm việc.
Cửu Long
Nguyên đại úy CSGT hối hận vì đã bắn chết cấp trên
Sau xung đột tại quán karaoke, đại úy Vinh bỏ về trụ sở, chuẩn bị súng rồi chờ cấp trên về "nói chuyện".
Chiều 19/6, phiên xét xử hình sự sơ thẩm đối với Ngô Văn Vinh
(nguyên đại úy, công tác tại trạm CSGT Suối Tre, Phòng Cảnh sát giao
thông đường bộ-đường sắt, Công an tỉnh Đồng Nai) tạm ngưng ở phần thẩm
vấn bị cáo và các nhân chứng. Theo HĐXX, phiên tòa sẽ được tiếp tục vào
8h ngày 22/6. Vinh bị ngành chức năng truy tố về tội Giết người.
Luật sư Trần Thanh Tùng, chủ tọa phiên tòa cho biết, phiên xét xử
được khai mạc vào sáng cùng ngày. Tuy nhiên, do vắng nhân chứng quan
trọng của vụ án là Trương Thành Chí nên phiên xét xử phải đổi lịch sang
buổi chiều.
Vị thẩm phán nói: “Trương Thành Chí bị Công an thị xã Long Khánh (Đồng Nai) giam giữ, điều tra về hành vi Cố ý gây thương tích. HĐXX đã có công văn yêu cầu cơ quan công an trích xuất để Chí dự phiên tòa nhưng chiều 19/6, công an mới thực thi”.
Phiên xét xử bắt đầu từ 14h song một nhân chứng khác là Nguyễn Văn Đông vắng mặt. Đại diện VKSND tỉnh Đồng Nai cho rằng, Đông đã làm đơn xin vắng mặt tại tòa do bị bệnh. Tuy nhiên sự vắng mặt của người này không ảnh hưởng đến quá trình xét xử .
Tại phiên tòa, Vinh thừa nhận, vào 13h ngày 22/9/2013, anh cùng bạn đến quán Hân Linh (thị xã Long Khánh) hát karaoke. Biết cấp trên của mình là thiếu tá Trần Ngọc Sơn đang hát cùng Trương Thành Chí ở phòng bên cạnh nên Vinh cầm ly bia sang giao lưu.
Tại đây, giữa Vinh và Chí xảy ra mâu thuẫn. Trong lúc cự cãi, Chí dùng ly bia đập vào sống mũi đại úy Vinh gây thương tích.
Tại tòa, Trương Thành Chí khai nhận đã tạt bia vào mặt Ngô Văn Vinh dẫn đến “châm ngòi” mọi sự xung đột sau đó. Chí nói: "Vinh cầm ly bia sang giao lưu nhưng uống không hết. Vinh hỏi tôi rằng: Nghe nói dạo này mày làm ăn được lắm? Còn thằng anh mày làm gì rồi?. Thấy Vinh gọi anh trai tôi bằng “thằng” nên tôi tạt bia vào mặt Vinh rồi dùng ly thủy tinh đánh vào sống mũi Vinh”.
Xung đột xảy ra, thiếu tá Sơn đã chửi mắng Vinh nên anh này bỏ về cơ
quan. Vinh khai nhận, anh thuê ta xi về trạm giao thông suối tre để
nghỉ. Vinh phủ nhận việc chuẩn bị súng, đạn chờ thiếu tá Sơn về giải
quyết mâu thuẫn. Lý giải về việc giấu súng K59 dưới gối, Vinh nói: “Tôi
sợ ma nên để súng dưới gối cho dễ ngủ”.
Có mặt tại phiên tòa, nhân chứng Trương Ngọc Lâm (lái xe của thiếu tá Sơn) khẳng định: “Khi tôi đang nằm ngủ trong phòng thiếu tá Sơn thì Vinh xô cửa bước vào hỏi, tìm Sơn. Vinh chĩa súng về phía tôi và yêu cầu tôi gọi ông Sơn về bằng mọi giá”.
Lâm cũng khai nhận, đến 17h, ông Sơn về trụ sở nên anh này đã đứng ra ngăn cản nhưng bất thành. “Lúc đó ông Sơn chạy đến phòng Vinh và thách thức: Vinh đen! Tao nghe nói mày cầm súng tìm tao phải không? Ngon thì bắn tao đi!. Khi Vinh móc súng ra thì ông Sơn nhảy vào giằng co làm súng nổ hai phát khiến thượng úy Đoàn Thanh Phú (cán bộ CSGT Suối Tre) bị thương. Tiếp đó, ông Sơn đánh vào Vinh và súng tiếp tục nổ 4 phát nữa. Trong đó có hai viên đạn găm lên trần nhà, hai viên trúng người thiếu tá Sơn”, nhân chứng Trương Ngọc Lâm thuật lại vụ việc tại tòa.
Cũng theo Lâm, khi trúng đạn, ông Sơn nằm ngửa xuống nền nhà nhưng vẫn nắm chặt tay Ngô Văn Vinh để cố giằng súng. Khi Lâm cùng một người khác lao vào tước súng thì Vinh tiếp tục bóp cò cho súng nổ thêm 2 phát.
Chất vấn tại tòa, bị cáo Ngô Văn Vinh tỏ vẻ ân hận khi gây ra cái chết cho cấp trên.
17h ngày 19/6, chủ tọa phiên tòa Trần Thanh Tùng tuyên tạm ngưng phiên xét xử do hết giờ làm việc. Dự kiến, phiên xét xử diễn ra vào 8h ngày 22/6.
Bị cáo Ngô Văn Vinh tại tòa. Ảnh: Ngọc An |
Vị thẩm phán nói: “Trương Thành Chí bị Công an thị xã Long Khánh (Đồng Nai) giam giữ, điều tra về hành vi Cố ý gây thương tích. HĐXX đã có công văn yêu cầu cơ quan công an trích xuất để Chí dự phiên tòa nhưng chiều 19/6, công an mới thực thi”.
Phiên xét xử bắt đầu từ 14h song một nhân chứng khác là Nguyễn Văn Đông vắng mặt. Đại diện VKSND tỉnh Đồng Nai cho rằng, Đông đã làm đơn xin vắng mặt tại tòa do bị bệnh. Tuy nhiên sự vắng mặt của người này không ảnh hưởng đến quá trình xét xử .
Tại phiên tòa, Vinh thừa nhận, vào 13h ngày 22/9/2013, anh cùng bạn đến quán Hân Linh (thị xã Long Khánh) hát karaoke. Biết cấp trên của mình là thiếu tá Trần Ngọc Sơn đang hát cùng Trương Thành Chí ở phòng bên cạnh nên Vinh cầm ly bia sang giao lưu.
Tại đây, giữa Vinh và Chí xảy ra mâu thuẫn. Trong lúc cự cãi, Chí dùng ly bia đập vào sống mũi đại úy Vinh gây thương tích.
Tại tòa, Trương Thành Chí khai nhận đã tạt bia vào mặt Ngô Văn Vinh dẫn đến “châm ngòi” mọi sự xung đột sau đó. Chí nói: "Vinh cầm ly bia sang giao lưu nhưng uống không hết. Vinh hỏi tôi rằng: Nghe nói dạo này mày làm ăn được lắm? Còn thằng anh mày làm gì rồi?. Thấy Vinh gọi anh trai tôi bằng “thằng” nên tôi tạt bia vào mặt Vinh rồi dùng ly thủy tinh đánh vào sống mũi Vinh”.
Nhân chứng Trương Thành Chí tại tòa. Ảnh: Ngọc An |
Có mặt tại phiên tòa, nhân chứng Trương Ngọc Lâm (lái xe của thiếu tá Sơn) khẳng định: “Khi tôi đang nằm ngủ trong phòng thiếu tá Sơn thì Vinh xô cửa bước vào hỏi, tìm Sơn. Vinh chĩa súng về phía tôi và yêu cầu tôi gọi ông Sơn về bằng mọi giá”.
Lâm cũng khai nhận, đến 17h, ông Sơn về trụ sở nên anh này đã đứng ra ngăn cản nhưng bất thành. “Lúc đó ông Sơn chạy đến phòng Vinh và thách thức: Vinh đen! Tao nghe nói mày cầm súng tìm tao phải không? Ngon thì bắn tao đi!. Khi Vinh móc súng ra thì ông Sơn nhảy vào giằng co làm súng nổ hai phát khiến thượng úy Đoàn Thanh Phú (cán bộ CSGT Suối Tre) bị thương. Tiếp đó, ông Sơn đánh vào Vinh và súng tiếp tục nổ 4 phát nữa. Trong đó có hai viên đạn găm lên trần nhà, hai viên trúng người thiếu tá Sơn”, nhân chứng Trương Ngọc Lâm thuật lại vụ việc tại tòa.
Cũng theo Lâm, khi trúng đạn, ông Sơn nằm ngửa xuống nền nhà nhưng vẫn nắm chặt tay Ngô Văn Vinh để cố giằng súng. Khi Lâm cùng một người khác lao vào tước súng thì Vinh tiếp tục bóp cò cho súng nổ thêm 2 phát.
Chất vấn tại tòa, bị cáo Ngô Văn Vinh tỏ vẻ ân hận khi gây ra cái chết cho cấp trên.
17h ngày 19/6, chủ tọa phiên tòa Trần Thanh Tùng tuyên tạm ngưng phiên xét xử do hết giờ làm việc. Dự kiến, phiên xét xử diễn ra vào 8h ngày 22/6.
Tháng 8/2014, TAND tỉnh Đồng Nai xét xử Ngô Văn Vinh về tội Giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Tại phiên tòa, HĐXX
cho rằng hành vi của bị cáo Vinh có dấu hiệu cấu thành tội Giết người
nên đã trả hồ sơ để ngành chức năng điều tra, bổ sung. Ngày 21/5/2015, TAND tỉnh Đồng Nai đưa vụ án ra xét xử, tuy nhiên phải tạm hoãn do Chí bị công an giam giữ. Chí được xác định là nhân vật chủ chốt của vụ án. |
Xả súng bắn chết Phó giám đốc Trung tâm quỹ đất Thái Bình
Chiều 11/9, một thanh niên đã dùng súng tự chế
bắn vào 5 cán bộ thuộc Ban giải phóng mặt bằng, khiến Phó giám đốc Trung
tâm quỹ đất Thái Bình tử vong.
Khoảng 14h chiều 11/9, một nhóm gồm 4 người, trong đó có một thanh niên
cầm súng tự chế đã xông thẳng vào trụ sở UBND thành phố Thái Bình và
bắn vào 5 cán bộ thuộc Ban giải phóng mặt bằng (Phòng quản lý đất đai)
của thành phố Thái Bình khiến 4 người bị thương, trong đó 3 người bị
thương nặng và được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức.
Đến 18h, anh Võ Ngọc Dũng (Phó giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất
thành phố) đã tử vong. Những người bị thương vẫn đang phải cấp cứu gồm
Nguyễn Thanh Dương, Bùi Đắc Xuân, Vũ Công Cương (là nhân viên). Chị Phạm
Thị Lan, nhân viên của Phòng quản lý may mắn đạn sượt qua tai.
Ông Võ Ngọc Dũng được người nhà xin đưa về quê. Ảnh: Đỗ Việt. |
Công an tỉnh Thái Bình cho biết, nghi phạm xông vào trụ sở UBND xả súng
là Đặng Ngọc Viết (42 tuổi, ngụ phường Kỳ Bá, TP Thái Bình). Khi đột
nhập vào Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố, Viết đã dùng khẩu súng
colt quay của Trung Quốc, bắn đạn chì vào các nạn nhân.
Về động cơ gây án của nghi phạm, công an cho hay, trước đó, thành phố
Thái Bình có chủ trương xây dựng khu đô thị mới ở phường Kỳ Bá và thu
hồi 9 mẫu đất. Phương án đền bù bằng tiền hoặc đất tái định cư cho người
dân đã được đưa ra và có nhiều người đồng ý.
Công an đang truy tìm kẻ gây án.
|
Tuy nhiên, với trường hợp khu ruộng của gia đình Viết, ban đầu họ được
cho là đã đồng ý lấy tiền đền bù, nhưng sau đó đổi ý, đòi lấy đất tái
định cư. Một tháng trước, Viết đang làm việc trong TP HCM đã về quê. Đến
chiều nay, trước khi gây án, Viết xảy ra mâu thuẫn và đã hắt nước bẩn
vào một người ở gần nhà.
Đại tá Trần Xuân Tuyết (Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình) cho biết ngay
sau khi gây án, Viết đã bỏ trốn. Chiều cùng ngày, thi thể một người đàn
ông có nhân dạng giống hung thủ được phát hiện. "Nhiều khả năng đây
chính là hung thủ gây án. Chúng tôi đang xác minh để ra quyết định khởi
tố vụ án", ông Tuyết cho hay.
Phương Bắc
Chủ tịch Yên Bái: 'Nghi phạm dùng súng K59 bắn Bí thư Tỉnh ủy nhiều phát'
Khoảng 7h sáng
18/8, Chi cục trưởng Kiểm lâm Đỗ Cường Minh đến phòng làm việc
của Bí thư tỉnh Yên Bái Phạm Duy Cường, dùng súng K59 bắn ông này.
Minh sau đó sang phòng Chủ tịch HĐND tỉnh Ngô Ngọc Tuấn nã tiếp 3
phát đạn và tự sát.
14h30 ngày 18/8, lãnh đạo tỉnh Yên Bái tổ chức họp báo về vụ giết người
xảy ra tại trụ sở Tỉnh ủy. Chủ trì là bà Phạm Thị Thanh Trà (Chủ tịch
UBND tỉnh), cùng tham gia có ông Hà Đức Hoan (Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh
ủy) và thiếu tướng Đặng Trần Chiêu (Giám đốc Công an tỉnh).
Chủ tịch tỉnh Yên Bái Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: Ngọc Thành.
|
Vụ việc diễn ra như thế nào
Theo bà Phạm Thị Thanh Trà, 8h sáng HĐND tỉnh tổ chức kỳ họp thứ hai
tại hội trường Tỉnh ủy để bàn về việc phát triển kinh tế - xã hội 5
tháng cuối năm và một số nội dung khác. Lãnh đạo tỉnh có mặt từ sớm
chuẩn bị cho kỳ họp.
Ông Đỗ Cường Minh, Chi cục trưởng Kiểm lâm, không phải là thành phần
tham dự cuộc họp, nhưng đã thông qua Văn phòng đến gặp Bí thư Tỉnh ủy.
Khoảng 7h, ông Minh vào phòng Bí thư Tỉnh ủy Phạm Duy Cường và dùng
súng quân dụng K59 bắn ông Cường nhiều phát.
Ông Minh tiếp tục đi sang phòng của Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng ban Tổ
chức Tỉnh ủy Ngô Ngọc Tuấn, cách phòng làm việc của Bí thư tỉnh
khoảng 150 m, dùng súng bắn ông Tuấn. Nghi phạm đã bắn vào đầu
tự sát ngay phòng làm việc của ông Tuấn.
Ít phút sau, lãnh đạo tỉnh nhận được tin, chỉ đạo huy động tối đa
lực lượng đưa 3 người đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu. Do vết thương
quá nặng, lúc 13h05 Bí thư Phạm Duy Cường và Chủ tịch HĐND tỉnh Ngô
Ngọc Tuấn qua đời. Đến 15h26, ông Đỗ Cường Minh tử vong.
Theo Giám đốc Công an tỉnh Đặng Trần Chiêu, khám nghiệm hiện
trường cho thấy, án mạng xảy ra ở hai phòng kín cách xa nhau hơn
100 m, mỗi nơi có 4 viên đạn. Khẩu súng K59 thu được trong tình
trạng đã bắn hết đạn.
“Súng K59 tiếng nổ không lớn, lại trong phòng kín nên không
nhiều người nghe thấy. Quá trình di chuyển giữa hai phòng, cán bộ nhân
viên Tỉnh ủy còn nhìn thấy Minh và chào hỏi bình thường", ông Chiêu
thông tin.
Đề cập nguồn gốc khẩu súng, Giám đốc Chiêu cho biết, lực lượng
kiểm lâm đã đề nghị Bộ Công an cấp vũ khí theo quy định. Công an tỉnh
sau đó cấp súng K59 cho Chi cục trưởng Kiểm lâm Đỗ Cường Minh. Vũ khí
được trang bị cho đúng người, đúng quy định.
Nghi vấn nguyên nhân án mạng
Giám đốc Công an tỉnh Đặng Trần Chiêu cho biết, sự việc xảy ra rất
nhanh, lãnh đạo tỉnh tập trung vào việc đưa người bị nạn đi cấp
cứu. Công tác khám nghiệm chưa hoàn tất nên chưa thể kết luận về
nguyên nhân án mạng.
Công an tỉnh đang phối hợp với Tổng cục An ninh, Cơ quan điều tra
Bộ Công an tổ chức khám xét nơi làm việc và nơi ở của nghi can
Đỗ Cường Minh. Hiện chưa rõ người này có để lại thư tuyệt mệnh như một
số nghi vấn nêu ra hay không.
Ông Đặng Trần Chiêu, Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái. Ảnh: Ngọc Thành.
|
Trước nghi vấn ông Minh gây án có liên quan đến việc bố trí cán bộ, Chủ
tịch tỉnh Phạm Thị Thanh Trà bác bỏ điều này và cho biết, Bộ Chính trị
có nghị quyết 39 về cơ cấu lại bộ máy biên chế trong cả hệ thống chính
trị. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Yên Bái đang sắp xếp theo
thông tư của Bộ Nông nghiệp, tức là sáp nhập Chi cục Kiểm lâm và Chi cục
Lâm nghiệp.
“Tuy nhiên, chúng tôi mới thống nhất về chủ trương chứ chưa có
quyết định chính thức thành lập, và chưa bàn đồng chí nào làm giám đốc
sau khi sáp nhập. Quá trình đó phải được tập thể thường trực quyết định.
Đồng chí Minh đã được Bí thư tỉnh gặp gỡ làm công tác tư tưởng. Không
thể khẳng định việc sáp nhập, bố trí cán bộ liên quan đến động cơ gây
án”, bà Trà nói.
Bà Trà cũng bác bỏ động cơ gây án liên quan đến trách nhiệm của Chi cục trưởng Kiểm lâm trong các vụ phá rừng trước đây: "Những
vụ đó phân cấp trách nhiệm rõ, cấp nào làm cấp đó chịu, chưa hề nhắc
đến kiểm lâm, nên không liên quan đến hành động của đồng chí Minh".
Đánh giá về Chi cục trưởng Kiểm lâm, Chủ tịch Trà cho rằng ông
Minh "hiền, luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, chứ không cậy thế là con
của nguyên lãnh đạo tỉnh (con rể nguyên Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái)". Trong
cuộc sống gia đình, đối nhân xử thế, ông Minh không có điều tiếng gì.
"Có thể trong giây phút không làm chủ được mình, cực đoan, ông Minh đã
hành động manh động như vậy. Bản chất con người ông Minh không phải xấu,
được nhiều người tín nhiệm giữ chức Chi cục trưởng Kiểm lâm", Chủ tịch
Trà nói.
Thủ tướng chỉ đạo lãnh đạo tỉnh đoàn kết, bình tĩnh
Đánh giá vụ việc gây "bão lòng" với người dân Yên Bái, bà Trà khẳng
định tập thể lãnh đạo tỉnh đã bình tĩnh, thống nhất xử lý mọi việc. Hệ
thống chính trị vẫn hoạt động bình thường.
Sau khi làm việc với lãnh đạo tỉnh vào sáng cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc đã chỉ đạo 6 việc chính, trong đó yêu cầu tập thể Ban Thường
vụ Tỉnh ủy bình tĩnh, đoàn kết, đảm bảo mọi hoạt động bình thường, không
để gây vấn đề tâm lý xã hội… Thủ tướng giao Phó bí thư tỉnh Dương Văn Thống điều hành hoạt động thay cho hai lãnh đạo đã mất.
Phía tỉnh đã thành lập 2 ban tang lễ để lo hậu sự. Về
việc khởi tố vụ án, theo Giám đốc Công an tỉnh, luật quy định, nếu
nghi phạm còn sống sẽ khởi tố, khi chết sẽ không khởi tố vụ
án, bị can.
Cuộc họp báo kết thúc lúc 15h35.
Trước đó khoảng 7h45 sáng 18/8, ông Đỗ Cường Minh, Chi cục trưởng
Kiểm lâm tỉnh Yên Bái đã vào phòng làm việc của ông Phạm Duy Cường
(Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái) và ông Ngô Ngọc Tuấn (Chủ tịch HĐND
kiêm Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy), bắn nhiều phát súng. Ông Minh sau đó
dùng súng tự sát ngay phòng làm việc của ông Tuấn. Các nạn nhân được
đưa vào Bệnh viện Đa khoa Yên Bái.
Theo kế hoạch 8h sáng 18/8, kỳ họp thứ hai HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021
khai mạc tại hội trường Tỉnh ủy Yên Bái. Vì sự việc này, kỳ họp bị
hủy.
Nhóm phóng viên
Một phụ nữ bị bắn chết tại nhà
29/06/2016 12:53
(NLĐO)- Sáng sớm 29-6, khi bố chị Nguyễn Thị Yến vừa mở cửa thì một thanh niên đã lao vào nhà, khống chế mọi người rồi xông lên phòng bắn chết chị Yến và tự sát.
Ngôi nhà xảy ra vụ án mạng
Theo đó, 1 nam thanh niên đã bất ngờ xông vào nhà ông Phôi nổ súng bắn chết con gái ông Phôi là chị Nguyễn Thị Yến (SN 1984).
Một người dân sống ngay gần nhà ông Phôi cho biết sự việc xảy ra vào khoảng 4 giờ sáng 29-6, khi họ vừa ngủ dậy chuẩn bị làm hàng bán thì thấy ông Phôi mở cửa ra ngoài. Liền đó, có 1 thanh niên bất ngờ xông vào nhà, sau đó trong nhà có tiếng la hét ầm ĩ. Khoảng một lúc sau thì họ nghe có tiếng súng nổ chát chúa vang lên từ phía nhà ông Phôi.
Một nguồn tin của Báo Người Lao Động cho hay nghi phạm nổ súng được xác định ban đầu tên là T. (SN 1984).
Người dân xôn xao tập trung quanh khu vực xảy ra vụ án mạng
Được biết, chị Yến đã có chồng và một con nhưng về sống cùng bố mẹ đẻ được một thời gian.
Ngay sau khi xảy ra vụ án nghiêm trọng này, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45 Công an tỉnh Quảng Ninh), công an huyện Hoành Bồ và các đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Quảng Ninh đã khẩn trương có mặt tại hiện trường điều tra, làm rõ.
Tr.Đức
Lâm Đồng: Cán bộ đi cưỡng chế đất bị chém chết tại chỗ
Đăng bởi Hai Hoang Van on Thứ Năm, ngày 18 tháng 8 năm 2016 | 18.8.16
![]() |
Người Dân thôn Hang Hớt bày tỏ
"Chúng tôi không còn đường sống! khi đất đai bị các quan chức địa
phương tỉnh Lâm Đồng chiếm đoạt hết kể từ năm 1989, bà con dân tộc thiểu
số tại xã Phi Tô có hơn 800 ha đất trồng rẫy cà phê, hoa màu bị chính
quyền đốn chặt lấy giao cho nhà đầu tư nước ngoài mà không bồi thường
đồng nào, nói là để trồng rừng, nhưng chỉ vài năm sau 800 ha đất của
đồng bào dân tộc thiểu số lại lọt vào tay cá nhân những quan chức rồi
sang bán cho người kinh, trong đó có ông trưởng công an huyện Lâm Hà
cũng hưởng lợi 30 ha đất của người dân tộc chúng tôi!"
Già làng MoBon HaBa tại Lâm Hà - Lâm Đồng cho biết cán bộ lấy súng đạn
cay bắn chúng tôi và còn nói là đất đai của chúng tôi ở bên Pháp, bên
Mỹ! bà con trong làng giận dữ mới xãy ra như vậy.
Những vụ giết hại cán bộ bằng súng tai tiếng nhất từ trước tới nay
22/8/2016
Trước
vụ việc kinh hoàng Chi cục trưởng Chi cục Kiểm Lâm Yên Bái bắn chết bí
thư, Chủ tịch HĐND tỉnh rồi tự sát, đã có nhiều những vụ giết hại bằng
súng tai tiếng làm dư luận dậy sóng.
Tư lệnh ngành Kiểm Lâm Yên Bái bắn chết bí thư, Chủ tịch HĐND tỉnh rồi tự sát
Sáng ngày 18/8/2016 vừa qua, ngay tại
trụ sở Tỉnh ủy tỉnh Yên Bái, ông Đỗ Cường Minh - Chi cục trưởng Chi cục
Kiểm lâm tỉnh Yên Bái đã dùng súng bắn tử vong 2 lãnh đạo tỉnh này là
đồng chí Phạm Duy Cường - Bí thư tỉnh ủy tỉnh Yên Bái và đồng chí Ngô
Ngọc Tuấn - Chủ tịch HĐND tỉnh, kiêm Trưởng ban tổ chức tỉnh ủy.
Đối tượng Đỗ Cường Minh.
|
Đối tượng Đỗ Cường Minh đã xông vào
phòng làm việc của ông Phạm Duy Cường và dùng sùng bắn ông Cường nguy
kịch. Không dừng lại, Đỗ Cường Minh tiếp tục tìm đến phòng làm việc của
ông Ngô Ngọc Tuấn, rút súng bắn vào người ông Tuấn rồi tự sát.
Mặc dù được cứu chữa tận tình nhưng đồng chí Phạm Duy Cường, đồng chí Ngô Ngọc Tuấn và Đỗ Cường Minh đều đã tử vong cùng ngày.
Long An: Kẻ gian đột nhập, nổ súng tại nhà bí thư huyện ủy Đức Hòa
Chiều tối 8/3/2016, thông tin từ Công an
tỉnh Long An cho biết đơn vị này vừa bắt được đối tượng Lê Văn Hoàn, 32
tuổi, ngụ Thanh Hóa, nghi phạm trong vụ nổ súng vào nhà bí thư huyện ủy
Đức Hòa.
Trước đó, khoảng 2h ngày 30/12/2015, ông
Nguyễn Văn Út, Bí thư Huyện ủy Đức Hòa nghe tiếng động lạ, thấy cửa
phòng ngủ bị mở, ông Út thức dậy kiểm tra thì phát hiện một thanh niên
lạ đang nấp cạnh giường ngủ.
Ông Út ôm vật, khóa tay lại và hô trộm, đối tượng đang bị giữ la lên để gọi đồng bọn và hăm dọa dùng súng bắn.
Khi ông Út đẩy đối tượng ra cửa thì tên
này lấy hung khí giấu sẵn trong người chống cự, lúc này Nguyễn Thanh Tâm
(con ông Út) nghe tiếng động từ trên lầu chạy xuống và cùng ông Út đuổi
theo đối tượng đang chạy ra hướng cổng rào.
Ngoài cổng rào có hai thanh niên khác,
một tên dùng hung khí bắn không gây tiếng nổ trúng vùng hông trái của
anh Tâm gây xước da. Sau đó, cả bọn lên xe bốn chỗ chờ sẵn ngoài cổng
tẩu thoát.
Xả súng vào nhà Trưởng Công an TP Phủ Lý
Ngày 16/12/2015, Cục Cảnh sát điều tra
tội phạm về trật tự xã hội (C45) - Bộ Công an đã cử lực lượng tham gia
cùng Công an tỉnh Hà Nam điều tra vụ án 2 kẻ bịt mặt nổ súng vào nhà
riêng của Trung tá Lê Đức Tùng, Trưởng Công an TP Phủ Lý (tỉnh Hà Nam)
vào đêm 14/12.
Nhà Trung tá Lê Đức Tùng. (Ảnh: báo Người lao động)
|
Trước đó, khoảng gần 23h ngày 14/12, tại
nhà của Trung tá Lê Đức Tùng (SN 1976, tổ dân phố Bầu Cửu, phường Thanh
Châu, TP Phủ Lý, Hà Nam), Trưởng Công an TP Phủ Lý (tỉnh Hà Nam) bất
ngờ bị kẻ gian dùng súng bắn liên tiếp 3 phát.
Lúc xảy ra vụ nổ súng, Trung tá Tùng
đang ngồi xem tivi một mình trong nhà, còn các thành viên trong gia đình
đang ở tầng 2. Bất ngờ một đối tượng lạ mặt liều lĩnh dùng súng bắn qua
cửa kính lớn khiến cửa kính bị vỡ, một chiếc tivi bị hỏng.
Trong 3 phát súng bắn ra, một phát đã sượt qua cánh tay phải Trung tá Lê Đức Tùng khiến anh bị rách da, chảy máu nhẹ.
Xả súng bắn chết Phó giám đốc Trung tâm quỹ đất Thái Bình
Khoảng 14h chiều ngày 11/9/2013, một
nhóm gồm 4 người, trong đó có một thanh niên cầm súng tự chế đã xông
thẳng vào trụ sở UBND thành phố Thái Bình và bắn vào 5 cán bộ thuộc Ban
giải phóng mặt bằng (Phòng quản lý đất đai) của thành phố Thái Bình. Hậu
quả khiến anh Võ Ngọc Dũng (Phó giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất
thành phố) tử vong.
Kẻ được xác định đã cầm đầu nhóm người
xông vào trụ sở UBND xả súng là Đặng Ngọc Viết (42 tuổi, ngụ phường Kỳ
Bá, TP Thái Bình). Khi đột nhập vào Trung tâm phát triển quỹ đất thành
phố, Viết đã dùng khẩu súng colt quay của Trung Quốc, bắn đạn chì vào
các nạn nhân.
Trước đó, thành phố Thái Bình có chủ
trương xây dựng khu đô thị mới ở phường Kỳ Bá và thu hồi 9 mẫu đất.
Phương án đền bù bằng tiền hoặc đất tái định cư cho người dân đã được
đưa ra và có nhiều người đồng ý.
Ban đầu gia đình Viết đồng ý lấy tiền
đền bù, nhưng sau đó đổi ý, đòi lấy đất tái định cư nên đã xảy ra mâu
thuẫn. Sau khi gây án, Viết đã bỏ trốn nhưng vẫn bị công an bắt giữ.
Theo Pháp luật Plus
Tước súng trưởng công an xã tới nhà bắn dân
Đăng lúc: Thứ năm - 25/08/2016 01:16 - Người đăng bài viết: Viettoday.vnNgày 24-8, Công an TP Phan Thiết (Bình Thuận) đã lập tổ công tác đến làm việc với Công an xã Tiến Thành để làm rõ vụ trưởng công an xã tới nhà bắn dân.
Thiếu tá Bùi Chí Hiếu đã bị Công an TP Phan Thiết tước súng và đang chờ xử lý - ẢNH: NG.NAM |
Khẩu súng bắn đạn thật cấp cho công an xã đã được tổ công tác thu giữ, riêng khẩu súng bắn đạn cao su mà thiếu tá Bùi Chí Hiếu - trưởng công an xã Tiến Thành sử dụng bắn anh Lê Văn Thảo (25 tuổi) vào chiều 22-8 đã được giao cho một cán bộ công an khác của xã sử dụng. Thiếu tá Hiếu không được dùng nữa.
Trong bản tường trình gửi tổ công tác của Công an TP Phan Thiết, thiếu tá Bùi Chí Hiếu thừa nhận chính ông là người nổ súng vào chiều 22-8. Tổ công tác sẽ tiếp tục làm rõ vụ việc, những cán bộ công an có sai phạm trong vụ việc trên sẽ được xử lý nghiêm.
Cùng ngày, ông Nguyễn Duy Hùng - Bí thư Đảng ủy xã Tiến Thành đã dẫn đầu tổ công tác của Đảng ủy xã đến nhà anh Lê Văn Thảo để xác minh vụ việc.
Ông Nguyễn Duy Hùng cho biết Tổ công tác của xã sẽ làm việc với thiếu tá Bùi Chí Hiếu vào sáng mai 25-8.
Nguồn tin: Tuổi trẻ
Cán bộ hải quan bắn nhầm người trên xe khách
Khởi tố vụ kỹ sư nghi chủ mưu bắn 6 cán bộ
(Dân Việt) - Liên quan đến vụ 6 cán bộ bị bắn khi tham gia cưỡng chế thu hồi đất tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Công an Hải Phòng đã khởi tố vụ án, tạm giữ chủ đầm Đoàn Văn Vươn cùng 5 người nhà.
Năm người nhà của Vươn bị tạm giữ là em trai, con trai, cháu trai, vợ và em dâu. Công an đang truy bắt nghi can nổ súng là Đoàn Văn Quý, em trai Vươn.Trước đó, do không đồng ý với việc thu hồi đất nuôi trồng thuỷ sản tại khu Cống Rộc xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, một số người tại khu vực này đã bắn súng vào lực lượng tham gia cưỡng chế, khiến 6 người bị thương nặng.
Công an tiếp cận ngôi nhà của ông Vươn ngày 5.1.
Trở lại nguồn cơn
Năm 1992, UBND huyện Tiên Lãng có quyết định giao đất tại vùng ven biển xã Vinh Quang cho hàng chục hộ có nhu cầu nuôi trồng thuỷ sản, nhưng chỉ với thời gian dưới 20 năm.Sau khi nhận đất, nhiều gia đình, đặc biệt như hộ ông Đoàn Văn Vươn đã phải đổ nhiều công sức, tiền bạc thậm chí mất cả đứa con gái nhỏ khi ra bờ biển chơi để bố mẹ đắp đập, mới có được khu nuôi trồng thuỷ sản.Thế nhưng, niềm vui chưa "tày gang" khi sản xuất chưa đi vào ổn định, nợ nần chồng chất, năm 2002, UBND huyện Tiên Lãng lần lượt ra quyết định thu hồi đất của hàng chục hộ với lý do hết hạn giao và không có bồi thường...Bức xúc trước sự việc từ năm 2002 đến nay, ông Vươn và một số hộ khác đã liên tục có kiến nghị đến các cấp thẩm quyền huyện Tiên Lãng, nhưng không có chuyển biến gì. Năm 2009, ông Vươn tiếp tục làm đơn kiến nghị gửi Toà án nhân dân (TAND) huyện Tiên Lãng khởi kiện Quyết định thu hồi đất của UBND huyện.Tuy nhiên, cũng tại đây, ngày 19.11.2009, TAND huyện lại ra phán quyết số 01/2009/HCST bác đơn khởi kiện và giữ nguyên Quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng.Không đồng ý với phán quyết của tòa, tháng 11.2009, ông Vươn tiếp tục làm đơn gửi Tòa án nhân dân TP.Hải Phòng. Trong cuộc tự bảo vệ quyền lợi này, ông Vươn đã đồng ý theo ý kiến của các bên tại tòa là tự thỏa thuận với UBND huyện Tiên Lãng.Theo phán quyết đó, các hộ dân đã rút đơn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm của TAND huyện Tiên Lãng. Ngày 20-4-2010, Thẩm phán Ngô Văn Anh ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án hành chính và bản án sơ thẩm của TAND huyện Tiên Lãng có hiệu lực từ ngày ra quyết định này.Tiếp đó, ngày 25-6-2010, Thẩm phán Ngô Văn Anh lại có văn bản trả lời kiến nghị của ông Vươn. Văn bản nêu: “Trong quá trình giải quyết vụ án ở cấp phúc thẩm, TAND TP. Hải Phòng đã tạo điều kiện để các đương sự tự thỏa thuận với nhau để giải quyết vụ án… Để được thuê đất, ông cần làm đơn (và hồ sơ xin thuê đất) gửi UBND huyện Tiên Lãng”.Nhưng sau đó, ông Lê Văn Hiền - Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng đã ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất đầm tại Vinh Quang dẫn đến việc người dân phản ứng như đã nêu.Nghi phạm từng là “người hùng biển cả”
Ông Đoàn Văn Vươn từng được người dân ven biển cùng huyện Tiên Lãng suy tôn là "người hùng biển cả" vì công trình xây kè chắn dòng hải lưu của ông đã làm thay đổi ít nhiều cuộc sống của họ.Nhắc đến xã Vinh Quang, Đông Hưng, những năm 90 của thế kỷ trước, nhiều người dân ở đây bây giờ cũng chưa hết bàng hoàng, khi nhớ lại những trận bão biển "đánh" sập đê, "xông" vào làng.Theo ông Nguyễn Văn Luân - một người dân xã Vinh Quang, sau những trận bão kinh hoàng ấy, người dân không còn tâm trí nào để sản xuất, đến mùa mưa bão lại di cư sang xã bên cạnh, hay người nhà ở đâu đó để tá túc. Dân làng trong huyện, trong xã, tìm mọi cách để khắc phục, nhưng không có phương án hữu hiệu nào được đưa ra.Cùng chung trăn trở với bà con quê hương, lại có cha là cán bộ nông nghiệp về hưu, năm 1990, sau khi tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp, ông Vươn trở về quê để cùng bà con chống lại thiên tai. Nghĩ là làm, mấy hôm sau ông gửi đơn xin UBND huyện giao cho mặt bằng, vì theo ông Vươn nếu chứng minh tính khả thi của dự án với địa phương để chờ quyết định, xin vốn rất khó. Bởi giữa dòng nước hung dữ thì xưa nay việc này được người dân ví như "dã tràng xe cát".Sau khi được UBND huyện chấp thuận giao mặt bằng và được sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, bà con quanh khu vực, giữa năm 1990, ông đổ xe đá đầu tiên trên biển. Cuối cùng bờ kè của ông cũng đã hoàn thành. Để có được sự thành công này, ông Vươn cũng đã phải hy sinh khá nhiều. Những đồ đạc trong nhà có gì giá trị đều được bán đi để đắp kè, trả nhân công. Cô con gái đầu lòng của ông đã “nằm lại” biển khi theo bố mẹ đi đắp kè.Ý nguyện đắp kè chắn dòng hải lưu của ông đã thành công. Kè đắp xong, dòng hải lưu ven biển thay đổi, những bãi bồi cũng cứ đầy lên mỗi ngày tạo thành bức tường chắn sóng, nên từ đó người dân Vinh Quang chẳng còn phải lo mỗi khi mùa bão về nữa. Ông Vươn cũng bắt đầu đầu tư để tạo vùng nuôi thuỷ sản của riêng mình.Khu đầm nhà ông có diện tích gần 41ha, nuôi trên 100 tấn thuỷ sản các loại, trồng 60ha cây chắn sóng để bảo vệ đê và bờ kè. Từ mức đầu tư như trên mỗi năm gia đình ông thu nhập từ 500- 600 triệu đồng, giải quyết ổn định cho hàng chục lao động địa phương.
Mạnh Thắng - Mai Trang - Gia TưởngTòa án sẽ xem xét lại toàn bộ hồ sơ vụ việc
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, bà Nguyễn Thị Mai - Chánh án TAND TP.Hải Phòng cho biết, biên bản tạo điều kiện để các đương sự tự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án mà thẩm phán Ngô Văn Anh lập không có giá trị pháp lý trong tố tụng hành chính.
Bà Mai thừa nhận biên bản thỏa thuận này có thể gây hiểu lầm cho người dân, khiến họ coi đó là căn cứ pháp lý. TAND TP.Hải Phòng sẽ phải rút kinh nghiệm về việc này. TAND thành phố cũng sẽ yêu cầu thẩm phán Ngô Văn Anh báo cáo vụ việc, xem xét trách nhiệm của tòa tới đâu. Nếu phát sinh tình tiết mới sẽ đề xuất hướng xử lý.
Bà Mai nói cũng sẽ xem xét lại toàn bộ hồ sơ vụ án, nếu phán quyết của TAND huyện Tiên Lãng có vấn đề thì sẽ đề nghị tòa cấp trên ra kháng nghị theo trình tự pháp luật nếu còn thời hạn.
Nhận xét
Đăng nhận xét