Chuyển đến nội dung chính

MỌI MIỀN NƯỚC VIỆT 36 "Lào Cai"

(ĐC sưu tầm trên NET)

Bản đồ của Lào Cai  
Lào Cai
Tỉnh của Việt Nam
Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam, giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc. Wikipedia
Diện tích: 2.465 mi²
Dân số: 656.900 (1 thg 7, 2013)

Việt Nam - Lào Cai

Lào Cai Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới nằm phía Tây Bắc Việt Nam cách Hà Nội 296 km theo đường sắt và 345 km theo đường bộ. Phía đông giáp tỉnh Hà Giang; phía tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu; phía nam giáp tỉnh Yên Bái, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 203 km đường biên giới.

Cách ngày nay hơn vạn năm, con người đã có mặt tại địa bàn Lào Cai. Thời Hùng Vương dựng nước, vùng đất Lào Cai thuộc bộ Tân Hưng, là một trong 15 bộ của Nhà nước Văn Lang - là một trung tâm kinh tế chính trị lớn ở thượng nguồn sông Hồng. Đến đời Đinh, Lý, Trần, Lê có biết bao biến động về địa danh... Đến đời nhà Nguyễn, vùng đất Lào Cai chủ yếu thuộc đất của châu Thuỷ Vỹ, châu Văn Bàn, một phần thuộc châu Chiêu Tấn và một phần nhỏ thuộc châu Lục Yên thuộc phủ Quy Hoá. Đến thời điểm này địa danh Lào Cai chưa được hình thành.

Vùng đất thị xã Lào Cai ngày nay xưa kia có một khu chợ, dần dần người ta mở mang thêm một phố chợ. Vì thế phố chợ đầu tiên này theo tiếng địa phương được gọi là Lão Nhai (tức Phố Cũ). Sau này người ta mở thêm một phố chợ khác gọi là Tân Nhai (Phố Mới ngày nay). Theo cố giáo sư Đào Duy Anh, từ Lão Nhai được biến âm thành Lao Cai và được gọi một thời gian khá dài. Khi làm bản đồ, người Pháp viết Lao Cai thành Lào Kay. Danh từ Lào Kay đã dược người Pháp sử dụng trong các văn bản và con dấu. Nhưng trong giao tiếp và dân gian người ta vẫn gọi là Lao Cai. Sau ngày tỉnh Lao Cai được giải phóng (11-1950), đã thống nhất gọi là Lào Cai cho đến ngày nay.

Sau khi đánh chiếm Lào Cai (3 -1886) và khi hoàn thành công cuộc bình định quân sự, thực dân Pháp cai quản địa hạt Lào Cai theo chế độ quân sự. Ngày 7/01/1899, đạo quan binh IV được thành lập bao gồm Tiểu quân khu Yên Bái và Tiểu quân khu Lào Cai. Lào Cai là đạo lỵ, thủ phủ của đạo quan binh IV. Để dễ bề kiểm soát và tiến hành khai thác bóc lột, thực dân Pháp đã chia lại khu vực hành chính và thay đổi chế độ cai trị. Ngày 12/7/1907, toàn quyền Đông Dương ra nghị định bãi bỏ đạo quan binh IV Lào Cai, chuyển từ chế độ quân quản sang chế độ cai trị dân sự, thành lập tỉnh Lào Cai. Từ đây địa danh tỉnh Lào Cai được xác định trên bản đồ Việt Nam. Trải qua những biến động thăng trầm của lịch sử, địa lý Lào Cai cũng có nhiều thay đổi. Về địa đanh hành chính,qua nhiều lần tách nhập:

  • Thành lập tỉnh dân sự Lào Cai (12/7/1907), phần đất của châu Thuỷ Vỹ bên hữu ngạn sông Hồng sáp nhập vào Chiêu Tấn, vẫn lấy tên là châu Thuỷ Vỹ. Từ đó địa danh Chiêu Tấn không còn. Phần đất của châu Thuỷ Vỹ bên tả ngạn sông Hồng được tách ra lập thành châu Bảo Thắng. Tỉnh Lào Cai gồm hai châu Thuỷ Vỹ, Bảo Thắng và các đại lý Mường Khương, Phong Thổ, Bát Xát, Bắc Hà (Pa Kha) và thị xã Lào Cai, trong đó có 855 làng bản, 6.812 hộ, 39.099 nhân khẩu, với 11 dân tộc chủ yếu: Hmông, Dao, Tày, Giáy... trong đó người Hmông chiếm 26,56%, Dao 22,41%, Tày, Giáy 20,77%, Kinh 4,52%, Nùng 7,33%, Thái 9,25%, U Ní 2,48%, Hoa Kiều 4,44%, còn lại là các dân tộc khác.
  • Sau khi tỉnh Lào Cai được giải phóng lần thứ nhất, Lào Cai được chia thành 8 huyện: Bắc Hà, Mường Khương, Bản Lầu, Bảo Thắng, Sa Pa, Bát Xát, Phong Thổ và thị xã Lào Cai.
  • Ngày 7/5/1955, khu tự trị Thái Mèo được thành lập, huyện Phong Thổ của tỉnh Lào Cai chuyển sang khu tự trị Thái Mèo, sau này thuộc tỉnh Lai Châu.
  • Ngày 27/3/1975, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa V đã nghị quyết hợp nhất ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ thành tỉnh mới lấy tên là Hoàng Liên Sơn.
  • Ngày 17/4/1979, Hội đồng Chính phủ ra quyết định hợp nhất thị xã Lào Cai và Cam Đường thành thị xã Lào Cai trực thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn.
  • Ngày 12/8/1991 kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII ra Nghị quyết chia tỉnh Hoàng Liên Sơn thành hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai. Ngày 01/10/1991 tỉnh Lào Cai được tái lập, trên cơ sở vùng đất Lào Cai (cũ) và bổ sung thêm ba huyện: Bảo Yên, Văn Bàn (thuộc Yên Bái cũ), Than Uyên (thuộc Nghĩa Lộ cũ) bao gồm 8 huyện, hai thị xã.
  • Ngày 9/6/1992, Hội đồng Bộ trưởng quyết định tách thị xã Lào Cai thành hai thị xã Lào Cai và Cam Đường.
  • Ngày 30/12/2000, huyện Bắc Hà được tách thành hai huyện Si Ma Cai và Bắc Hà.
  • Ngày 31/01/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định sáp nhập thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đường thành thị xã tỉnh lỵ Lào Cai.
  • Ngày 1/01/2004, huyện Than Uyên được tách ra thuộc tỉnh Lai Châu (mới).
  • Ngày 30/11/2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 195/2004/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai.

Hiện nay, tỉnh Lào Cai gồm thành phố Lào Cai và 8 huyện: Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Sa Pa, Bát Xát, Văn Bàn. Diện tích tự nhiên 6.383,88 km2. Di tích lịch sử ở Lào Cai
Đền Thượng Lào Cai

Đền Thượng Lào Cai

Đền Thượng Lào Cai còn có tên Thánh Trần Từ, là một trong những danh thắng lịch sử của vùng Đông Bắc.
Đền Mẫu Lào Cai

Đền Mẫu Lào Cai

Đền Mẫu Lào Cai tọa lạc tại cộc mốc biên giới số 102 giữa Việt Nam và Trung Quốc, gần Cửa khẩu quốc Lào Cai; xưa thuộc phố Bảo Thắng, Châu Thủy Vĩ, Hưng Hóa; nay thuộc phường Lào Cai
Đình Ken Lào Cai

Đình Ken Lào Cai

Nằm trong quần thể di tích lịch sử đền Quốc gia Bảo Hà của tỉnh Lào Cai, Đền Ken (Chiêng Ken, Văn Bàn, Lào Cai) nổi tiếng bởi vẻ tôn nghiêm, cổ kính với những chứng tích còn nguyên giá trị.
Đền Cấm Lào Cai

Đền Cấm Lào Cai

Đền Cấm thuộc thôn Soi Mười xã Vạn Hòa ngôi đền được tọa lạc dưới chân quả đồi thấp, xung quanh cây trái tốt tươi, trước đền là 3 cây cổ thụ: cây si, cây mít và cây ngọc lan tỏa bóng mát.
Đền Bắc Hà

Đền Bắc Hà

Lễ hội đền Bắc Hà được tổ chức hàng năm vào ngày 7/7 âm lịch, tại đền Bắc Hà, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà
Khám phá vẻ đẹp động Mường Vi

Khám phá vẻ đẹp động Mường Vi

Trong các điểm du lịch hấp dẫn nhất Bát Xát, ngoài các địa danh Mường Hum, Ý Tý, A Mú Sung… thì Mường Vi luôn được du khách quan tâm.
Dinh vua Mèo Hoàng A Tưởng

Dinh vua Mèo Hoàng A Tưởng

Dinh vua mèo Hoàng A Tưởng tọa lạc tại trung tâm huyện lỵ Bắc Hà. Có kiến trúc thiết kế theo phong cách Á- Âu kết hợp. 
Đá Vợ Đá Chồng ở Sapa

Đá Vợ Đá Chồng ở Sapa

 Đá vợ, đá chồng nằm trong khu Di tích Bãi đá cổ Sa Pa, thuộc thung lũng Mường Hoa, xã Hầu Thào. Đá vợ đá chồng là một cặp đá có tư thế đang hướng về nhau, đang tìm đến nhau 
Bãi đá cổ Sapa

Bãi đá cổ Sapa

 Bãi đá cổ Sapa nằm trên địa phận của ba xã Tả Van, Hầu Thào và Sử Pan, nằm trong thung lũng Mường Hoa với diện tích khoảng 8 km­2.
Nhà thờ cổ giữa phố núi Sapa

Nhà thờ cổ giữa phố núi Sapa

Nhà thờ cổ Sapa nằm ngay trung tâm thị trấn Sapa với kiến trúc cổ toàn vẹn nhất của người Pháp còn sót lại.  


10 điểm du lịch hấp dẫn ở Sapa


Tháng 9 đến tháng 11 là quãng thời gian phong cảnh Sapa (tỉnh Lào Cai) vào độ đẹp nhất. Tiết trời dễ chịu, thiên nhiên và con người hòa như vào nhau, đẹp tựa bức tranh thủy mặc… Có thể nói, đó là những nét riêng ở Sapa đã níu chân du khách bấy lâu nay. Để không bỏ lỡ cơ hội khám phá thị trấn miền núi xinh đẹp này, iVIVU.com giúp bạn lên danh sách những điểm đến hấp dẫn nhất của du lịch Sapa.

1. Chinh phục đỉnh Phan Si Păng – Nóc nhà Đông Dương

Phan Si Păng là ngọn núi cao nhất của bán đảo Đông Dương (3.143 m), nằm ở trung tâm dãy Hoàng Liên Sơn. Tuy chỉ cách thị trấn Sapa 9 km về phía Tây Nam, nhưng nếu đi bộ, leo núi bạn phải mất 6 đến 7 ngày mới chinh phục được đỉnh núi này. Hiện nay, rất nhiều nhà leo núi cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư tìm đường chinh phục đỉnh Phan Si Păng. Họ có thể đi theo tour của các công ty du lịch hoặc tự tổ chức với sự dẫn đường của dân địa phương, người dân tộc Mông, Dao (ở bản Cát Cát).
Quảng cảnh Sapa hùng vĩ hiện ra từ đỉnh Phan Si Păng
Quảng cảnh Sapa hùng vĩ hiện ra từ đỉnh Phan Si Păng
Trên đường lên đỉnh núi, du khách sẽ được khám phá hệ động thực vật và thiên nhiên kỳ thú của dãy Hoàng Liên. Tại đó có rất nhiều cây Hoàng Liên, một loại dược liệu quý, các loại gỗ quý, chim thú như gà gô, gấu, khỉ, sơn dương, các loài chim…

2. Núi Hàm Rồng

Trên núi Hàm Rồng có rất nhiều loài hoa khoe sắc, đặc biệt là hoa Lan
Trên núi Hàm Rồng có rất nhiều loài hoa khoe sắc, đặc biệt là hoa Lan
Núi Hàm Rồng nằm ngay sát ngay thị trấn Sapa, cách 3 km, du khách có thể đi bộ đến đó. Đứng trên đỉnh núi Hàm Rồng, bạn được ngắm toàn cảnh Sapa, thung lũng Mường Hoa, Sa Pả, Tả Phìn ẩn hiện trong sương khói. Hiện nay, với bàn tay tôn tạo của con người, Hàm Rồng thực sự là một thắng cảnh đầy hoa trái của Sa Pa. Lên Hàm Rồng, du khách như lạc vào vườn tiên, mây ùa kín thân người, hoa rực rỡ mặt đất.

3. Nhà thờ cổ Sapa

Nhà thờ cổ tại trị trấn Sapa mù sương
Nhà thờ cổ tại trị trấn Sapa mù sương
Tọa lạc ngay trung tâm thị trấn Sapa, nhà thờ Đá sapa được xây dựng từ năm 1895 được coi là một dấu ấn kiến trúc cổ toàn vẹn nhất của người Pháp còn sót lại. Nhà thờ đã được tôn tạo và bảo tồn, trở thành một hình ảnh không thể thiếu khi nhắc đến thị trấn Sa Pa mù sương.

Khách sạn Sapa giá chỉ từ 430.000 VND

4. Bản Cát Cát

Đồng bào dân tộc tại bản Cát Cát
Đồng bào dân tộc tại bản Cát Cát
Đây là một bản lâu đời của người Mông, cách trung tâm thị trấn Sa Pa 2km. Nơi đây còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh, dệt vải… Bản Cát Cát ở gần thị trấn Sapa nên thu hút rất đông du khách ghé thăm. Hiện nay nơi đây đã được xây dựng thành khu du lịch Cát Cát.

5. Bản Tả Phìn

Khách du lịch cùng đồng bào dân tộc tham gia nhảy sạp tại nhà cộng đồng Tả Phìn
Khách du lịch cùng đồng bào dân tộc tham gia nhảy sạp tại nhà cộng đồng Tả Phìn
Bản Tả Phìn thuộc huyện Sa Pa, cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 17km về hướng Đông. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của người Dao Đỏ với nghề thổ cẩm nổi tiếng. Đến bản Tả Phìn, bạn có thể ghé thăm hang động Tả Phìn ngay gần đó. Trong hang có nhiều nhũ đá tạo nên những hình thù kỳ thú như hình tiên múa, đoàn tiên ngồi, cánh đồng xa, rừng cây lấp lánh…
Ngoài ra, còn rất nhiều bản làng của đồng bào dân tộc để bạn ghé thăm khi du lịch Sapa như: bản Tả Van – của đồng bào người Mông, Giáy, Tày, Dao đỏ…; bản Ý Linh Hồ, bản Lao Chải – người H’mông đen (cách khoảng 7km về phía Tây Nam của thị trấn Sapa, cạnh suối Mường Hoa); bản Hồ của đồng bào Tày; bản Lao Chải của đồng bào H’mông đen (cách 8-9 Km về phía Đông Nam thị trấn Sapa, trên bờ phía Tây của sông Mường Hoa); bản Hồ của người Xá Phó…

6. Thung lũng mường Hoa – Bãi đá cổ Sapa

Thung lũng mường Hoa với những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ
Thung lũng mường Hoa với những thửa ruộng bậc thang đẹp như tranh vẽ
Thung lũng Mường Hoa thuộc xã Hầu Thào, cách thị trấn Sa Pa khoảng 8km về phía Đông Nam. Từ thị trấn Sa Pa, vượt qua một con đèo men theo dãy núi cao (có trạm thu phí 80.000 VND/người), bạn sẽ đến thung lũng Mường Hoa. Điều đặc biệt tại thung lũng này là bãi đá cổ có khắc nhiều hình khác nhau, nằm xen giữa cỏ cây và những thửa ruộng bậc thang của đồng bào dân tộc. Hàng trăm tảng đá sa thạch có khắc những hình vẽ, những ký tự kỳ lạ đến nay vẫn chưa xác định được nguồn gốc và ý nghĩa. Ngày nay, khu chạm khắc cổ này đã được xếp hạng di tích quốc gia, là di sản độc đáo của người Việt cổ. Tại thung lũng Mường Hoa còn có con suối nhỏ xinh đẹp trải dài khoảng 15 km, qua các xã Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào và kết thúc ở Bản Hồ.

7. Thác Bạc – Đỉnh Đèo

Thác Bạc là thắng cảnh rất nổi tiếng tại Sapa
Thác Bạc là thắng cảnh rất nổi tiếng tại Sapa
Từ thị trấn Sa Pa, đi về phía Tây khoảng 12km trên đường đi Lai Châu, ta sẽ gặp Thác Bạc ào ào chảy xuống từ độ cao trên 200m vào dòng suối dưới thung lũng Ô Quy Hồ, tạo nên âm thanh núi rừng đầy ấn tượng. Tuy nhiên vào mùa xuân du khách nên cân nhắc trước khi tham quan Thác Bạc vì khi ấy thác rất ít nước. Đi thêm 3 km nữa từ Thác Bạc là du khách đến với địa danh Đỉnh Đèo. Nơi đây có tầm nhìn tuyệt đẹp lên Phan Si Păng, dưới sâu là con đường độc đạo đi sang Bình Lư.

8. Cổng trời

Lên cổng trời để được ngắm phong cảnh núi non hùng vĩ...
Lên cổng trời để được ngắm phong cảnh núi non hùng vĩ…
Ra khỏi thị trấn Sapa, đi theo hướng Bắc khoảng 18 km, đường lên cổng trời ngoằn ngoèo uốn lượn giữa lưng chừng núi trùng trùng điệp điệp. Con đường đèo này có tên là Trạm Tôn, len lỏi giữa dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Và cổng trời chính là đỉnh của con đèo này. Đứng giữa cổng trời Sapa, bạn có thể phóng tầm mắt bao quát cả thung lũng rộng lớn phía dưới với những ruộng nương xanh rì, con đường ôtô xuôi ngược, xa xa là Thác Bạc. Cũng ở cổng trời này bạn mới cảm nhận được vẻ kiêu hùng của đỉnh Phan Si Păng vời vợi lưng trời, bên dưới là những vực sâu thăm thẳm.

9. Du lịch Sapa – Thắng cảnh Hang Tiên

Hang Tiên được coi như Hạ Long thu nhỏ của Lào Cai
Hang Tiên được coi như Hạ Long thu nhỏ của Lào Cai
Ngược dòng sông Chảy khoảng 6 km, từ trung tâm xã Bảo Nhai (huyện Bắc Hà) thuyền sẽ đưa bạn qua thành cổ Trung Đô với nhiều huyền thoại. Dòng sông Chảy đến đây thắt lại tạo thành dòng sâu, hiền hoà, len lỏi giữa hai bờ vách thành dựng đứng. Thắng cảnh Hang Tiên là một Hạ Long thu nhỏ, gắn liền với sự tích về miếu thờ Ba Cô xã Bảo Nhai. Nhiều du khách đến đây vãn cảnh, tắm suối Tiên đắm mình trong ánh ban mai bên đảo hoa, đều cầu mong được ban phúc cho sắc đẹp, sức khỏe và phú quý.

10. Cốc San

Động Cốc San, Lào Cai
Động Cốc San, Lào Cai
Tọa lạc tại xã Cốc San, huyện Bát Xát, cách thành phố Lào Cai khoảng 7km, Cốc San là một hệ thống các thác nước và các hang động to nhỏ khác nhau. Từ quốc lộ 4D, có một con đường đất nhỏ dài khoảng hơn 1km dẫn vào Cốc San. Đường vào Cốc San rất ngoằn ngoèo, tối và bị lấp bởi những tảng đá, vẻ đẹp của Cốc San vẫn hoàn toàn mang tính chất tự nhiên, hoang sơ. Có một điều rất đặc biệt là hầu như ở mỗi gầm một con thác, sau làn nước đổ từ trên cao xuống lại có một hang động. Phong cảnh Cốc San hài hoà và khoáng đạt. Mọi người mỗi khi đến đây đều cảm nhận được sự huyền bí diệu kỳ toát lên từ những ngọn thác, những mô đá và những hang động.


Di tích lịch sử ở Lào Cai
Đền Thượng Lào Cai

Đền Thượng Lào Cai

Đền Thượng Lào Cai còn có tên Thánh Trần Từ, là một trong những danh thắng lịch sử của vùng Đông Bắc.
Đền Mẫu Lào Cai

Đền Mẫu Lào Cai

Đền Mẫu Lào Cai tọa lạc tại cộc mốc biên giới số 102 giữa Việt Nam và Trung Quốc, gần Cửa khẩu quốc Lào Cai; xưa thuộc phố Bảo Thắng, Châu Thủy Vĩ, Hưng Hóa; nay thuộc phường Lào Cai
Đình Ken Lào Cai

Đình Ken Lào Cai

Nằm trong quần thể di tích lịch sử đền Quốc gia Bảo Hà của tỉnh Lào Cai, Đền Ken (Chiêng Ken, Văn Bàn, Lào Cai) nổi tiếng bởi vẻ tôn nghiêm, cổ kính với những chứng tích còn nguyên giá trị.
Đền Cấm Lào Cai

Đền Cấm Lào Cai

Đền Cấm thuộc thôn Soi Mười xã Vạn Hòa ngôi đền được tọa lạc dưới chân quả đồi thấp, xung quanh cây trái tốt tươi, trước đền là 3 cây cổ thụ: cây si, cây mít và cây ngọc lan tỏa bóng mát.
Đền Bắc Hà

Đền Bắc Hà

Lễ hội đền Bắc Hà được tổ chức hàng năm vào ngày 7/7 âm lịch, tại đền Bắc Hà, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà
Khám phá vẻ đẹp động Mường Vi

Khám phá vẻ đẹp động Mường Vi

Trong các điểm du lịch hấp dẫn nhất Bát Xát, ngoài các địa danh Mường Hum, Ý Tý, A Mú Sung… thì Mường Vi luôn được du khách quan tâm.
Dinh vua Mèo Hoàng A Tưởng

Dinh vua Mèo Hoàng A Tưởng

Dinh vua mèo Hoàng A Tưởng tọa lạc tại trung tâm huyện lỵ Bắc Hà. Có kiến trúc thiết kế theo phong cách Á- Âu kết hợp. 
Đá Vợ Đá Chồng ở Sapa

Đá Vợ Đá Chồng ở Sapa

 Đá vợ, đá chồng nằm trong khu Di tích Bãi đá cổ Sa Pa, thuộc thung lũng Mường Hoa, xã Hầu Thào. Đá vợ đá chồng là một cặp đá có tư thế đang hướng về nhau, đang tìm đến nhau 
Bãi đá cổ Sapa

Bãi đá cổ Sapa

 Bãi đá cổ Sapa nằm trên địa phận của ba xã Tả Van, Hầu Thào và Sử Pan, nằm trong thung lũng Mường Hoa với diện tích khoảng 8 km­2.
Nhà thờ cổ giữa phố núi Sapa

Nhà thờ cổ giữa phố núi Sapa

Nhà thờ cổ Sapa nằm ngay trung tâm thị trấn Sapa với kiến trúc cổ toàn vẹn nhất của người Pháp còn sót lại.  

Di tích lịch sử - văn hóa đền Mẫu ở tỉnh Lào Cai

InEmail
Đền Mẫu thuộc tổ 4, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai. Tỉnh Lào Cai được toạ lạc tại hợp lưu giữa hai dòng sông Nậm Thi và sông Hồng chảy vào đất Việt huyền thoại và thơ mộng. Nơi đây cũng là cửa khẩu quốc tế Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu (Vân Nam - Trung Quốc) và cũng là điểm cột mốc 102 đã ghi dấu chân nhiều du khách đến với đền Mẫu và cửa khẩu nơi vùng biên giới Tây Bắc.
Đền Mẫu là nơi thờ đức Thánh mẫu Liễu Hạnh công chúa, một nhân thần giàu lòng nhân ái, trừ tà, diệt ác, cứu giúp dân nghèo, phù giúp cho triều đình chống giặc ngoại xâm bảo vệ vùng biên ải thiêng liêng của Tổ quốc. Đồng thời, Bà là người Mẹ linh kiệt trong tiềm thức dân gian của dân tộc Việt Nam.
Tục thờ Mẫu ở nước ta đã trải qua trường kỳ lịch sử, đây không những là tục thờ mang đậm bản sắc dân tộc mà nó còn là nhu cầu chung về tâm linh của nhân dân ta từ thời kỳ đầu dựng nước, giữ nước cho đến tận ngày nay. Tín ngưỡng và tục thờ Mẫu khởi nguyên từ ý thức tưởng nhớ tổ tiên, lòng tôn kính, sự biết ơn, tin tưởng và mang ý nghĩa giáo dục đạo đức sâu sắc vẫn còn nguyên giá trị đối với các thế hệ chúng ta ngày nay.
Thánh mẫu Liễu Hạnh trong in sâu trong tiềm thức của người dân Việt Nam nói chung và tỉnh Lào Cai ta nói riêng từ thế kỷ thứ 16. Trải qua những bước thăm trầm của lịch sử đến ngày nay, dân Việt ta đã phong Bà là Mẫu Nghi Thiên Hạ, luôn ước nguyện Thánh Mẫu giúp cho “Thiên hạ Thái bình - Quốc thái dân an - Phong đăng hoà cốc”. Mẫu Liễu hạnh là một biểu tượng sinh động trong cuộc sống hàng ngày, nhưng lại rất linh thiêng trong đời sống tâm thức của người Việt Nam. Trong tiềm thức Bà là Tiên nên có phép Tiên; là Phật nên mang tư tưởng Phật; là Mẫu nên có phẩm chất của người Mẹ; là Thánh nên Linh thiêng; là con nhà gia thế cho nên được học hành, thông kinh sử, giỏi đàn ca và thơ phú. Trong bà có đức hiếu nghĩa của Nho giáo, có pháp thuật của Đạo giáo. Chính bởi vậy, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là hình tượng, là một trong Tứ Bất Tử, là Mẫu Nghi Thiên Hạ đã được nhắn nhủ, giáo dục chúng ta từ bao đời: “Tháng Tám giỗ cha - Tháng Ba giỗ Mẹ”.
Tại tỉnh  Lào Cai, Đền Mẫu nằm trong quần thể Di tích Đền Thượng - nơi thờ tự và ghi nhớ công lao to lớn của Quốc công tiết chế - Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn. Đền Mẫu cùng với Đền Thượng còn là nơi có vị trí chiến lược quan trọng, là cột mốc biên cương phía Bắc của Tổ quốc và là địa chỉ đỏ của cội nguồn lịch sử, văn hóa dân tộc.
Đền Mẫu được xây dựng từ đầu thế kỷ 18, tọa lạc tại địa phận làng Lão Nhai (nay là thành Phố Lào Cai). Phía sau ngôi đền tựa vào bức tường cổ do nghĩa quân Lưu Vĩnh Phúc xây dựng nhằm chống giặc ngoại xâm bảo vệ biên cương bờ cõi. Bởi vậy, đền Mẫu đã được các vua nhà Nguyễn ban cho 3 đạo sắc phong: Tự Đức năm thứ sáu (24/9/1853); Tự Đức năm thứ 33 (24/11/1880); Khải Định năm thứ 9 (25/7/1924).
Nằm ở vị trí cửa khẩu biên giới quốc gia, trên trục đường giao thương quốc tế nên mặc dù đã trải qua hàng trăm năm với biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, đền Mẫu không những trở thành cột mốc biên giới linh thiêng được nhân dân, du khách thập phương trong nước, quốc tế tới viếng thăm, thắp nhang thờ phụng, mà còn là cột mốc văn hóa tâm linh vùng biên giới phía Bắc của Tổ quốc.
Với ý nghĩa đó, đền Mẫu và đền Thượng hợp thành một quần thể di tích tâm linh và là “thương hiệu” du lịch đầu xuân của tỉnh Lào Cai trong tuyến Du lịch về cội nguồn. Trải qua trên 200 năm tồn tại, đền Mẫu gắn liền với những giá trị lịch sử của dân tộc, với những nét văn hoá mang đậm bản sắc và là cột mốc tâm linh nơi địa đầu biên giới nên đền Mẫu được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia theo Quyết định số 325/QĐ-BVHTTDL ngày 26/01/2011. Vì vậy, những giá trị lịch sử và văn hoá đó cần được bảo tồn và phát huy thành tài sản cho muôn đời con cháu mai sau.
(Cổng TTĐT Lào Cai) 

Đền Bảo Hà ở Lào Cai

    Đến Sapa ngoài việc các thắng cảnh thiên nhiên kì vĩ hay khám phá các bản làng Sapa thì bạn còn có thể tham quan những điểm di tích lịch sử, những ngôi đền linh thiêng ở đây. Đền Bảo Hà thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, Lào Cai nằm trong “Quần thể di tích Thần vệ quốc Hoàng Bảy” từ lâu đã trở thành địa chỉ du lịch tâm linh của hàng vạn lượt du khách trong và ngoài tỉnh mỗi năm trong hành trình “Du lịch về cội nguồn,” nhất là dịp đầu Xuân mới.
    Cổng đền Bảo Hà
    Cổng đền Bảo Hà
    Đền Bảo Hà Lào Cai là khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia, được Nhà nước xếp hạng vào tháng 11/1997. Nằm cách thành phố Lào Cai khoảng 60km về hướng Nam, từ ga Bảo Yên đi xuống khoảng 1km, trong không gian hùng vĩ, thơ mộng bên dòng sông Hồng cuộn chảy, dưới chân núi Cấm, đền Bảo Hà sẽ dần hiện ra trước mắt du khách trong phảng phất khói nhang huyền ảo. Những năm gần đây, đền là điểm đến thu hút du khách thập phương đông nhất của huyện Bảo Yên.
    Ông Phạm Văn Chiến – Trưởng ban quản lý đền cho biết từ sau ngày mồng 1 Tết Nhâm Thìn đến nay, mỗi ngày đền đón gần 6.000 khách đến lễ, tăng mạnh so với cùng kỳ. Từ nay đến rằm tháng Giêng là thời gian cao điểm thu hút khách du lịch Sapa đến thăm và lễ đền.
    Đền Bảo Hà thờ thần vệ quốc Hoàng Bảy, một anh hùng miền sơn cước đánh giặc phương Bắc bảo vệ bờ cõi biên cương. Theo sử sách ghi chép lại, đền được xây dựng vào cuối đời Lê (niên hiệu Cảnh Hưng), thờ danh tướng Hoàng Bảy họ Nguyễn, có công đánh giặc ở cửa ải Lào Cai, bảo vệ Tổ quốc.
    Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Bảo Hà có một vị trí quan trọng trong phòng thủ biên giới, là cửa trạm của phòng tuyến sông Hồng phía Tây Bắc. Đời nhà Trần đã đặt hai cửa trấn ải là cửa quan Bảo Thắng và Bảo Hà, trong đó Bảo Hà là hậu cứ của Bảo Thắng. Tại đây có đài hỏa hiệu, trạm liên lạc thông tin cho các châu huyện phía dưới.

    Tham quan đền Trung Đô ở Lào Cai

      Đền Trung Đô là một di tích lịch sử được nhiều người biết đến bởi nét cổ kính và linh thiêng của nó.Kkông những được tham quan đền Trung Đô ở Lào Cai mà du khách có thể cúng lễ cầu nguyện ở đền.
      Đền Trung Đô được xây dựng vào cuối thế kỷ 18, thờ gia quốc công Vũ Văn Mật cùng dòng họ Vũ và tướng quân Hoàng Văn Thùng đã có công lao to lớn lãnh đạo nhân dân kiên trì bám trụ, đắp thành, xây lũy chống lại thế lực nhà Mạc ở vùng đông Bắc. Trong “Kiến văn Tiểu Lục” của Lê Quý Đôn đã viết; “… ở vùng Ngọc Uyển (tức là Trung Đô, Bảo Nhai và vùng phụ cận bây giờ) Mật đã cho xây thành, đắp lũy chống nhau với Nhà mạc ngót 20 năm…” tiếp đó tướng quân Hoàng Vần Thùng kế tục sự nghiệp. Để tướng nhớ, nhân dân vùng đất này đã lập đền thờ. Hàng năm, vào ngày thìn tháng 7 âm lịch, nhân dân tổ chức lễ cúng đền.
      Đền Trung Đô ở Bắc Hà- Lào Cai
      Đền Trung Đô ở Bắc Hà- Lào Cai
      Cách Đình làng khoảng 2km về hướng bắc là di chứng thành cổ là một dải lũy xếp bằng đá, chén đất cao gần 2m bao bọc lấy một quả đồi bên suối Nậm Thin. Cũng tại vùng đất này, năm 1989, một người dân trong làng khi cày nương đã đào được khẩu súng thần công làm bằng đồng, nặng trên 300kg, dài 8m đã được đem về bảo tàng văn hóa lịch sử Lào Cai trưng bày. Ngay trong khu rừng cấm sau Đình, có 1 tấm bia cao gần 2m được đục bằng đá trắng.
      Tương truyền đó là nơi tập trung binh lính tuyên thệ khi ra trận: “quyết tử với kẻ thù”. Ở bên trái cách đền khoảng 30, trong khu rừng cấm có một gò đất khá to, xung quanh được xếp đá tảng bảo vệ. Tương truyền đó là ngôi mộ đôi của hai vợ chồng tướng quân Hoàng Vần Thùng. Sau khi gia quốc công Vũ Văn Mật kéo quân về xuôi, Hoàng Vần Thùng được phong làm đại tướng quân, toàn quyền chỉ huy vùng Trung Đô. Đã nhiều lần “đánh giặc Tàu thì thắng, dẹp giặc Mán thì yên”.Bạn có thể tham khảo thêm tour du lịch Sapa 2 ngày 1 đêm để có những dịch vụ tốt nhất.
      Sau này trong một trận đánh giặc phương bắc, mặc dù chiến đấu hết sức dũng cảm song thế giặc quá mạnh, quân của ông bị thua. Quyết không để lọt vào tay giặc, ông và vợ đã quyên sinh ngay sau khu Đình. Những binh lính còn sống sót và dân làng đã dắp đất vào nơi ông bà mất, mối xông lên thành gò lớn. Ngày trước, gò chia đôi rõ rết, dần dần thành một. Hiện truyền thuyết về ông Thùng vẫn được nhân dân nơi đây lưu giữ, truyền tụng. Bên cạnh đó Trung Đô còn các danh lam, di tích như cây gạo Nàng Niến, hòn đá thề, rùa đá, ao chúa bầu, “thác khăm’… với các tục truyền gắn với lịch sử vùng đất Trung Đô.
      Vẻ cổ kính của đền Trung Đô
      Vẻ cổ kính của đền Trung Đô
      Trải qua thời gian, ngôi Đền bị tàn phá, chỉ còn 28 viên đá tảng được chạm khắc hình họa như người, vượn, chim công… với những đường nét hết sức tinh vi, độc đáo, 20 bát hương sứ. Đây là những cổ vật vô giá có niên đại từ thế kỷ 18.
      Sau khi đề nghị được nhà nước công nhận di tích văn hóa- lịch sử Quốc gia vào ngày 22/8/2008, chính quyền tỉnh Lào Cai, huyện Bắc Hà đã đầu tư 6,5 tỷ đồng xây dựng, tái tạo khu di tích này gắn với quy hoạch phát triển làng sinh thá i- văn hóa Trung Đô, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc Tày nơi đây phát triển mô hình; “du lịch cộng đồng”.
      Khu di tích văn hoá – lịch sử đền Trung Đô được tái tạo, xây dựng mới gồm các hạng mục công trình; công trình cầu đường bắc qua suối Trung Đô vào thôn, công trình kè suối ngăn không cho dòng nước chảy lấn, xói mòn vào khu di tích đền. Ngôi đền Trung Đô mới, Cổng đền.
      Trước đó, năm 2008, bến thuyền mới tại cầu Bảo Nhai đã được huyện Bắc Hà đầu tư 550 triệu đồng xây dựng mới và với việc Bảo Nhai có 2 hợp tác xã vận tải du lịch đường sông Bảo Nhai có 53 thuyền, xuồng bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, bảo đảm phục vụ tốt du khách du lịch bằng đường thủy theo tua khám phá làng sinh thái- văn hóa Trung Đô – Hang Tiên (Bảo Nhai) – chợ văn hóa (cốc Ly).
      Cũng trong thời gian này, trung tâm dạy nghề Bắc Hà đã mở 01 lớp dạy nghề hướng dẫn viên du lịch cho 45 hộ gia đình thôn Trung Đô. Từ đó người dân Trung Đô có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh dịch vụ- du lịch, phát triển kinh tế gia đình, xoá nghèo vươn lên.
      Việc đầu tư xây dựng tổng thể khu di tích văn hóa – lịch sử quốc gia – đền Trung Đô gắn với xây dựng làng du lịch văn hóa – sinh thái vừa được hoàn thành kịp thời tổ chức lễ đón bằng di tích văn hoá – lịch sử cấp Quốc gia Đền Trung Đô đúng vào ngày rằm tháng 7 âm lịch (15/7) – ngày hội đền truyền thống hằng năm, tức ngày 24/8 dương lịch năm 2010.
      Điều này thể hiện sự quan tâm của Chính quyền tỉnh Lào Cai, huyện Bắc Hà đối với việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa- lịch sử, mở ra cơ hội mới phát triển du lịch, cộng đồng làm du lịch, giúp đồng bào dân tộc Tày địa phương có công ăn, việc làm, nguồn thu nhập ổn định, thoát nghèo vươn lên xây dựng đời sống mới ấm no trên vùng đất giàu truyền thống văn hóa – lịch sử – vùng đất Trung Đô.
      Lễ hội đền Trung Đô
      Lễ hội đền Trung Đô
      Đền Trung Đô là nơi thờ tướng quan Gia Quốc công Vũ Văn Mật cùng các thuộc tướng của mình đã có công xây dựng căn cứ bảo vệ biên cương Tổ quốc và phát triển vùng đất Trung Đô cũng như Bắc Hà thuộc trấn Tuyên Quang xưa (Lào Cai ngày nay) thành trung tâm kinh tế – xã hội thời bấy giờ.
      Đền Trung Đô nằm trong vùng thung lũng nơi hợp lưu của 2 dòng suối Nậm Thin, Nậm Khòn ở phía Bắc và phía Đồng với sông Chảy nằm ở phía Tây của đền.
      Cách đền khoảng 30m, tỏng khu rừng cấm có 1 gò đất khá to, xung quanh được xếp đá tảng bảo vệ. Tương truyền đó là ngôi mộ đôi của 2 vợ chồng tướng quân Hoàng Vần Thùng. Sau khi Gia Quốc công Vũ Văn Mật kéo quân về xuôi, Hoàng Vần Thùng đươc phong làm đại tướng quân, toàn quyền chỉ huy vùng Trung Đô. Trong một trận đánh giặc phương Bắc, mặc dù chiến đấu hết sức dũng cảm, song thế giặc quá mạnh, quân của ông bại trận. Quyết không để lọt vào tay giặc, ông và vợ đã quyên sinh. Những binh lính còn sống sót và dân làng đã đắp đất vào nơi ông bà mất, mỗi xông lên thành gò lớn.
      Tồn tại hơn 300 tuổi, dấu tích của ngôi đền xưa còn lại những tảng kê chân cột bằng đá, những hiện vật, như gạch ngói, trang trí minh chứng cho một thời vàng son. Di tích đền Trung Đô có giá trị tinh thần vô cùng lớn với người dân Trung Đô nói riêng, tình Lào Cai nói chung, là nơi giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc, bảo vệ đất nước.
      Sau khi được nhà nước công nhận di tích văn hóa – lịch sử Quốc gia (năm 2008), tỉnh Lào Cai, huyện Bắc Hà đã đầu tư xây dựng, tái tạo khu di tích này gắn với quy hoạch phát triển làng sinh thái – văn hóa Trung Đô, tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc Tày nơi đây phát triển mô hình “du lịch cộng đồng”. Hiện nay, du khách đến Trung Đô không chỉ được sống trong không gian linh thiêng mà còn có thể hòa mình với cảnh sắc thiên nhiên, cộng đồng văn hóa nơi đây. Hàng năm, cứ vào Rằm tháng Giềng, người dân Trung Đô lại tổ chức ngày hội lễ rất long trọng, tạo cho ngôi đền sự uy nghiêm và đầy linh thiêng. Nếu có dịp đi tour Sapa bạn hãy ghé qua đền Trung Đô để chiêm ngưỡng di tích lịch sử này nhé. Chúc bạn có một chuyến đi vui vẻ và ý nghía.
      Nguồn: Tổng hợp

      Đền Bảo Hà nhìn từ trên cao
      Đền Bảo Hà Lào Cai nhìn từ trên cao
      Giữa niên hiệu Cảnh Hưng, Bảo Hà là trung tâm Châu Văn Bàn. Trong thời kỳ này, bọn giặc phương Bắc thường hay quấy nhiễu, xã Khấu Bàn, châu Văn Bàn đã phải xây dựng các thành lũy chống giặc. Đến cuối đời nhà Lê (1740-1786), các châu Thủy Vĩ, Văn Bàn và nhiều nơi khác thuộc phủ Quy Hóa luôn bị giặc cướp phương Bắc tràn sang quấy nhiễu. Trước tình hình giặc giã biên cương quấy đảo, triều đình cử viên tướng thứ bảy họ Nguyễn lên trấn thủ Quy Hóa.
      Danh tướng họ Nguyễn đưa đội quân tiến dọc sông Thao đánh đuổi bọn giặc cỏ, giải phóng Khảu Bàn và xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn. Tại đây danh tướng đã tổ chức luyện tập binh sỹ, thống lĩnh quân thủy và quân bộ tiến đánh giặc ở Lào Cai, giải phóng các châu thuộc phủ Quy Hóa (Yên Bái, Lào Cai ngày nay). Sau đó, quân giặc phương Bắc sang xâm lược bờ cõi, danh tướng Hoàng Bảy lại dẫn quân lên tham chiến. Song, do trận chiến không cân sức, ông đã anh dũng hy sinh.
      Xác ông bị giặc vứt xuống sông Hồng và trôi đến Bảo Hà. Nhân dân trong vùng do ông Lư Văn Cù đứng ra tổ chức đã vớt xác ông lên chôn cất và lập miếu thờ. Để ghi nhớ công lao của ông, các vua triều Nguyễn như Minh Mệnh, Thiệu Trị đã tặng ông danh hiệu “Trấn an hiển liệt” và đền thờ ông cũng được các vua triều Nguyễn cấp sắc phong là “Thần Vệ Quốc.” Còn đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Dao… thì tôn thờ ông là vị nhân thần. Ông đi vào cõi tâm linh các dân tộc và hiện thân trong các lễ hội xuống đồng vào ngày Thìn tháng Giêng.
      >>> Tham khảo thêm tour đi Sapa 2 ngày 3 đêm để khám phá thêm nhiều thắng cảnh tuyệt đẹp ở Sapa
      Kiến trúc nguyên thủy của đền được giữ lại gần như toàn bộ cho đến ngày nay, thể hiện sự uy nghi và trang nghiêm nhưng không quá cầu kỳ, gồm: cổng tam quan, sân đền, nhà khách, phủ chúa Sơn Trang, Tòa đại bái, Cung cấm, Cung nhị, Cung công đồng với diện tích, bài trí các pho tượng khác nhau. Trong các cung thờ chính của đền có các pho tượng: Đức Thánh Trần, Đức Vua Cha, Quan Tuần Trang, ông Hoàng Bảy, ông Hoàng Đông quan Bơ phủ, Mẫu Nhị, Mẫu Thượng Ngà, Mẫu Thủy Tiên, Thiên Phúc Thiên Nhãn.
      Lễ hội đền Bảo Hà
      Lễ hội đền Bảo Hà Lào Cai
      Đền Bảo Hà có rất nhiều ngày lễ hội, trong đó những ngày lễ chính là Lễ thượng nguyên (rằm tháng Giêng), lễ tiệc quan tuần tranh (25/5 âm lịch), lễ hội ngày giỗ ông Hoàng Bảy (17/7 âm lịch), lễ Tết muộn (Tết tất niên). Lễ hội Đền Bảo Hà và lễ hội Đền Thượng là hai lễ hội đông vui nhất tỉnh Lào Cai. Đó chính là thời điểm hội tụ sức mạnh cộng đồng và gửi gắm khát vọng về no ấm, hòa bình của người dân Lào Cai nói riêng trong suốt chiều dài lịch sử
      Tham quan di tích lịch sử đền Bảo Hà ở Lào Cai – một di tích lịch sử cần được bảo tồn và gìn giữ để đây là nơi tâm linh linh thiêng và ghi dấu những dấu ấn lịch sử lâu đời của cha ông ta. Nếu có dịp bạn hãy đến Sapa huyền ảo và tham quan đền Bảo Hà nhé. Chúc bạn một chuyến du lịch ý nghĩa và vui vẻ.
      Nguồn: Tổng hợp

      Nhà thờ cổ Sapa

        Nghĩ đến Sapa ai cũng nghĩ ngay đến biểu tượng nhà thờ cổ hay còn gọi là nhà thờ Đá Sapa, đây là điểm đến tham quan của hầu hết khách du lịch khi đến Sapa.
        Vẻ đẹp bên ngoài của nhà thờ cổ Sapa
        Vẻ đẹp bên ngoài của nhà thờ cổ Sapa
        Tọa lạc ngay trung tâm thị trấn Sapa, nhà thờ cổ Sapa được tôn tạo và bảo tồn, trở thành một hình ảnh không thể thiếu khi nhắc đến thị trấn Sa Pa mù sương. Nhà thờ cổ Sapa là điểm dừng chân của hầu hết các tour du lịch Sapa.
        Nhà thờ cổ còn có tên là nhà thờ đá hay nhà thờ Đức Mẹ Mân côi nằm ngay giữa trung tâm thị trấn Sapa, được người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Trước khi đặt những viên gạch móng đầu tiên cho công trình này, những người kiến trúc sư Pháp đã chọn lựa rất kỹ địa thế để xây dựng. Nhà thờ Đức Mẹ Mân côi toạ lạc trên một vị trí đắc địa với phía sau là núi Hàm Rồng che chắn, phía trước là khu đất rộng, bằng phẳng, có thể phát triển nhiều công trình văn hóa phục vụ cho các hoạt động xã hội, đứng ở bốn phía đều có thể quan sát được di tích, cùng với hai công trình kiến trúc khác cũng do người Pháp xây dựng là biệt thự Chủ Cầu (nay là khách sạn Hoàng Liên) và khu huyện ủy cũ (nay là trụ sở của Trung tâm Thông tin Du lịch Lào Cai) tạo thành một hình tam giác cân đối với kiến trúc riêng biệt mang phong cách Pháp.
        Việc chọn hướng của nhà thờ có ý nghĩa tâm linh quan trọng đối với người Công giáo: Đầu di tích quay về phía Đông, là hướng mặt trời mọc, hướng đón nguồn sáng Thiên Chúa. Cuối nhà thờ (khu Tháp chuông) là hướng Tây, nơi sinh thành của Chúa Kitô.
        Hình dạng và kiến trúc của Nhà thờ được xây theo hình thập giá theo kiến trúc Gotic La Mã. Kiến trúc đó thể hiện ở mái nhà, tháp chuông, vòm cuốn…đều là hình chóp tạo cho công trình nét bay bổng thanh thoát. Toàn bộ nhà thờ được xây bằng đá đẽo (tường, nền nhà, tháp chuông, sân nhà thờ, bờ kè xung quanh) được liên kết với nhau bằng hỗn hợp của cát, vôi và mật mía. Phần tường của cánh thánh giá bên phải được tạo nhám như nhũ đá chảy xuống làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên cho di tích. Mái nhà lợp ngói, trần nhà bằng vôi rơm (nay làm mới). Đặc biệt trần ở phần gác chuông (gần quả chuông) là hỗn hợp của vôi, rơm, sắt, chưa sửa chữa lần nào.
        Với tổng diện tích của khuôn viên nhà thờ hơn 6.000 m2, khách du lịch Sapa có thể tham quan các khu bao gồm: Khu nhà thờ, dẫy nhà xứ, nhà ở của thầy tu, nhà chăn nuôi, nhà thiên thần, phần sân phía trước, hàng rào, khu Vườn Thánh. Dãy nhà xứ xây song song với khu nhà thờ gồm 5 gian.
        Nhà thờ cổ còn có tên là nhà thờ đá hay nhà thờ Đức Mẹ Mân côi nằm ngay giữa trung tâm thị trấn Sapa, được người Pháp xây dựng từ đầu thế kỷ 20. Trước khi đặt những viên gạch móng đầu tiên cho công trình này, những người kiến trúc sư Pháp đã chọn lựa rất kỹ địa thế để xây dựng. Nhà thờ Đức Mẹ Mân côi toạ lạc trên một vị trí đắc địa với phía sau là núi Hàm Rồng che chắn, phía trước là khu đất rộng, bằng phẳng, có thể phát triển nhiều công trình văn hóa phục vụ cho các hoạt động xã hội, đứng ở bốn phía đều có thể quan sát được di tích, cùng với hai công trình kiến trúc khác cũng do người Pháp xây dựng là biệt thự Chủ Cầu (nay là khách sạn Hoàng Liên) và khu huyện ủy cũ (nay là trụ sở của Trung tâm Thông tin Du lịch Lào Cai) tạo thành một hình tam giác cân đối với kiến trúc riêng biệt mang phong cách Pháp.
        Nhà thiên thần gồm: một tầng hầm, ba gian tầng trên là nơi cứu chữa người bệnh tật, người lữ hành qua đêm, khu để xác, công trình vệ sinh, bếp ăn…; khu vườn thánh có hai ngôi mộ, 5 cây Kháo Vàng trên trăm tuổi, trong đó 4 cây mọc trên đá.
        Bên trong nhà thờ cổ Sapa.
        Bên trong nhà thờ cổ Sapa.
        Khu nhà thờ gồm 7 gian rộng hơn 500 m2, phần tháp chuông cao 20 m, trong tháp có quả chuông cao 1,5 m, đúc năm 1932, nặng 500 kg, tiếng vang trong vòng bán kính gần 1km. Hiện, trên bề mặt của chuông còn rõ nét ghi đúc, số người quyên góp tiền đúc chuông…Phần giá đỡ chuông bằng gỗ pơmu vẫn giữ nguyên sau lần trùng tu.
        Nhà thờ Mân côi giữa khu trung tâm Sa Pa là điểm hẹn của nhiều du khách mỗi khi có dịp đến đây. Tuy qua một số lần trùng tu, cải tạo do chiến tranh và sự tàn phá khốc liệt của thiên nhiên nhưng nhà thờ vẫn giữ được nét duyên dáng và hồn của công trình kiến trúc tôn giáo.
        Từ khi được xây dựng đến nay, nhà thờ Sa Pa luôn là địa điểm diễn ra nhiều hoạt động văn hoá truyền thống của các dân tộc nơi đây. Ngay phía trước Nhà thờ là khu vực Sân quần và hàng thông lưu niên, nơi đây vào mỗi tối thứ 7 hàng tuần thường diễn ra các sinh hoạt văn hoá độc đáo của các dân tộc thiểu số mà du khách quen gọi với cái tên “chợ tình”. Với tiếng sáo, kèn lá, đàn môi dìu dặt, tha thiết và những điệu xoè chao nghiêng của những chàng trai, thiếu nữ người Mông, Dao… Cùng với hoạt động cầu nguyện diễn ra trong những ngày cuối tuần tạo cho không gian của Nhà thờ thêm lung linh, huyền ảo và có sức lôi cuốn lạ thường.
        Nhà thờ cổ biểu tượng của Sapa là một địa điểm tham quan và chụp ảnh tuyệt vời ở Sapa. Đến Sapa mà không đến đây thì quả là đáng tiếc. Du lịch Sapa chúc bạn có một chuyến du lịch vui vẻ.
        Nguồn: Tổng hợp

        Những món đặc sản Lào Cai ăn một lần nhớ mãi

        Đến với mảnh đất vùng Tây Bắc, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm các món ăn độc đáo từ nguyên liệu, cách chế biến đến tên gọi.
          Cuốn sủi
          nhung-mon-dac-san-lao-cai-an-mot-lan-nho-mai
          Cuốn sủi khá giống với món phở Tíu. Ảnh: Lam Linh.
          Cuốn sủi còn được gọi với cái tên phở khan, khá giống với món phở Tíu. Cũng là bánh phở trắng mềm dưới bát, phía bên trên lớp phở được rắc chút mỳ bằng củ dong rang ròn cùng thịt bò, gia vị được nấu sền sệt thành một thứ nước sốt có hương vị riêng. Trên cùng của bát cuốn sủi là hạt tiêu, lạc, rau thơm và vài lát ớt.
          Ở Lào Cai, có rất nhiều quán hàng cuốn sủi và nhà hàng chế biến món ăn kiểu người Hoa. Nhưng đa phần những khách đi tàu lên Lào Cai thường dừng lại ở ngay quán ăn chỉ cách ga có vài bước chân. Tại đây, trong khi chờ đợi món cuốn sủi, bạn có thể tranh thủ vệ sinh cá nhân và chuẩn bị hành lý cho chuyến đi khám phá mảnh đất Lào Cai.
          Thịt lợn cắp nách
          nhung-mon-dac-san-lao-cai-an-mot-lan-nho-mai-1
          Dồi lợn cắp nách nhỏ nhưng 'có võ'. Ảnh: alobacsi.
          Một điều thú vị khác của ẩm thực Lào Cai là các món ăn chế biến từ thịt lợn cắp nách thơm ngon, giàu dinh dưỡng, đủ các món nướng, luộc, dồi, giả cầy, sườn nấu canh, lạp xường, thịt hun khói. Rồi lợn sữa quay, vịt quay, thơm ngon tạo nên không khí nhộn nhịp, sôi động.
          Phở chua Bắc Hà
          nhung-mon-dac-san-lao-cai-an-mot-lan-nho-mai-2
          Phở chua quan trọng nhất chính là phần nước chua. Ảnh: Tâm Anh.
          Một bát phở chua gồm có bánh phở mới tráng còn ấm nóng, thịt lợn xá xíu, rau sống thái nhỏ, lạc và cuối cùng chan một ít nước chua. Với phở chua, yếu tố quyết định vị ngon chính là nước chua. Theo truyền thống, nước chua được làm từ việc ngâm, trộn rau cải với nước đường và chắt lọc được nước chua. Đây là cả một quy trình khắt khe, mà chất lượng của nước chua phụ thuộc rất lớn vào tay nghề của người làm.
          Trước khi ăn, bạn nên bỏ thêm một ít muối hạt vì phở chua sẽ hơi nhạt so với khẩu vị chung của mọi người. Phở chua phải ăn lạnh mới ngon, nên thích hợp ăn vào mùa hè. Mùa đông đến Bắc Hà bạn có thể gặp khó khăn khi muốn tìm món này vì nhiều hàng không bán phở chua.
          Thắng cố ngựa Bắc Hà
          nhung-mon-dac-san-lao-cai-an-mot-lan-nho-mai-3
          Sẽ rất khó nuốt cho những ai lần đầu ăn thắng cố. Ảnh: hmongcoc.
          Món ăn hấp dẫn thu hút đông người nhất phải kể đến thắng cố. Thắng cố thì vùng núi phía Bắc nào cũng có, nhưng ở Lào Cai lại mang một vị riêng đặc sắc không thể lẫn vào đâu được vì được chế biến từ “lục phủ ngũ tạng” của con ngựa. Gia vị kèm theo không thể thiếu gồm thảo quả, địa liền cùng với hạt dổi, củ sả, quế chi… được tẩm ướp với thịt trước lúc đem xào rồi chế nước hầm nhừ trong chảo lớn.
          Từ hương vị đặc trưng quyến rũ, chảo thắng cố sôi lục bục trên bếp lửa hồng nhìn khá bắt mắt bởi những miếng thịt, miếng mỡ vàng nhạt, đoạn lòng trăng trắng điểm xuyết những lá hành xanh ngắt dậy mùi thơm của thịt, của gia vị làm ấm lại không gian giữa tiết trời se lạnh. Bát thắng cố trở nên lôi cuốn hơn khi được nhấp với thứ rượu thóc San Lùng (Bát Xát), rượu ngô Bản Phố (Bắc Hà) được chưng cất bởi thứ men làm từ cây hồng mi khiến thực khách đắm chìm trong tinh hoa của đất trời ban tặng.
          Nem măng đắng
          nhung-mon-dac-san-lao-cai-an-mot-lan-nho-mai-4
          Vỏ nem của món ăn độc đáo này chính là măng vầu đắng. Ảnh: loca.
          Món ăn này được chế biến theo bí quyết cổ truyền. Đồng bào lấy những chiếc măng vầu đắng, luộc chín rồi lột lấy những tấm lá bánh tẻ, mềm và dai như những tấm lụa mỏng. Nguyên liệu này dùng như chiếc bánh đa nem thông thường trong món nem rán phổ thông. 
          Phần nhân của món nem măng đắng được làm từ thịt gà băm nhỏ. Gà phải là gà tơ, trọng lượng mỗi con không quá 0,6-0,7 kg. Thịt và xương được băm nhỏ cùng với củ kiệu, lá hẹ và các gia vị: hạt tiêu, nước mắm. Phần nhân được gói trong lá măng đắng và rán vàng. Món ăn được trình bày ra đĩa nhỏ, trông rất đẹp mắt. Khi ăn, thực khách sẽ cảm nhận vị đăng đắng của măng, vị ngọt của thịt gà tơ. Độ dẻo của vỏ nem cộng với cảm giác sậm sựt của nhân nem trong miệng sẽ làm cho thực khách thấy thú vị.
          Quả Tỳ Bà
          nhung-mon-dac-san-lao-cai-an-mot-lan-nho-mai-5
          Quả tì bà chín có vị chua xen lẫn ngọt. Ảnh: T.M.
          Quả tỳ bà hay còn gọi là nhót tây, đặc sản của Lạng Sơn, Lào Cai về tới Hà Nội có giá bán lẻ khá cao nhưng vẫn được nhiều khách thủ đô đặt mua vì tò mò. Quà tỳ bà chín vàng có mùi thơm mát, vị ngọt hoặc ngọt chua (ngọt nhiều hơn chua), là loại quả trồng trong vườn nhà của người dân đồng bào vùng cao. Quả này ngâm đường ăn sẽ chữa được viêm họng và phòng cảm cúm rất tốt trong mùa lạnh.
          Thịt lợn muối
          nhung-mon-dac-san-lao-cai-an-mot-lan-nho-mai-6
          Thịt lợn muối có thịt giòn, rắn chắc. Ảnh: dulichvietnam.
          Trong các món ngon được chế biến từ thịt lợn thì thịt lợn muối là một trong những món ngon trong danh mục ẩm thực của đồng bào vùng cao Lào Cai. Khi sử dụng thịt lợn muối có thể rang hay nướng tuỳ theo khẩu vị của từng gia đình. Khi ăn, chúng ta có những cảm giác khác nhau. Có vị cay của giềng và ớt, vị thơm của quế, vị hơi chát của lá mít và lá trầu không.
          Đồng thời, một vị đặc trưng của thịt lợn muối là vị chua hoà lẫn vị mặn của muối, miếng thịt giòn và rắn chắc. Thịt lợn muối làm giảm đi độ béo và ngấy của mỡ. Khi ăn, chúng ta có thể lấy lại cảm giác về vị giác khi đã ăn quá nhiều đồ ăn khác mà không có cảm giác ngon. Thịt lợn muối là món ăn dân dã của người dân vùng cao đặc biệt là người Tày ở Bảo Yên.
          Rượu San Lùng
          nhung-mon-dac-san-lao-cai-an-mot-lan-nho-mai-7
          Rượu San Lùng có thể dùng để làm quà. Ảnh: ruousanlung.
          Rượu San Lùng hương thơm, vị đậm đà mau làm lan toả sự đê mê tới lục phủ ngũ tạng, tới chân tơ kẽ tóc. Sau tiệc rượu, ta có cảm giác lâng lâng sảng khoái, không u mê đau đầu. Mới một giọt đã mềm môi, làm ta muốn thêm giọt nữa.
          Rượu San Lùng được chế biến rất công phu. Nguyên liệu tuyển chọn kỹ từ thóc nương vào sữa ở độ dẻo. Trước khi nâu, người ta ngâm thóc thành mộng và chưng ủ cùng cao lương thảo dược.Men đủ vị thảo dược của núi rừng, có vị phòng chống lạnh, trừ cảm,có vị làm cho lưu thông khí huyết, giảm đau nhức khớp, có vị làm cho không đau đầu.
          Nấm chân chim
          nhung-mon-dac-san-lao-cai-an-mot-lan-nho-mai-8
          Nấm chân chim có hình dáng lạ, đẹp mắt và được bán với giá rất rẻ. Ảnh: loca.
          Những gùi nấm nặng trĩu được các thiếu nữ Mông mang đến chợ bán thành một dãy riêng. Nấm được để trong gùi hoặc bày trên các tấm vải, trải trên thảm cỏ. Chẳng cần cân đo chính xác, các cô gái cứ đong từng bát đầy, bán với giá bình dân: hai nghìn đồng một bát. So với các loại rau xanh khác ở chợ, nấm chân chim bao giờ cũng được bán hết nhanh nhất.
          Nấm mua về đem xào hoặc nấu canh với thịt. Thưởng thức hương vị ngọt ngào của nấm, người ăn sẽ có kỷ niệm khó quên về Bắc Hà. Ngoài công dụng làm thực phẩm, nấm chân chim còn có nhiều lợi ích khác, được liệt vào loại dược liệu quý.
          Mimi tổng hợp

          10 món đặc sản Lào Cai nổi tiếng không nên bỏ lỡ


          Du khách đến du lịch vùng núi Lào Cai với phong cảnh hùng vĩ và trữ tình hẳn không thể quên miền đất này còn là một vùng văn hóa ẩm thực với nhiều món đặc sản độc đáo nức tiếng gần xa.

          Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam. Với 25 dân tộc cùng sinh sống, Lào Cai trở thành mảnh đất phong phú về bản sắc văn hóa, về truyền thống lịch sử, di sản văn hóa.

          1. Mận Bắc Hà

          Ở các tỉnh thuộc biên giới phía Bắc nước ta, đâu cũng thấy cây mận, mận Lào Cai, Lạng Sơn có màu hồng đỏ, mận Bắc Hà có vỏ màu xanh, mỗi loại mận đều có hương vị riêng và sắc màu khác nhau, song giống mận ngon nhất, đẹp mã nhất vẫn là giống mận trồng ở đất Bắc Hà.
          mon-an-dac-san-lao-cai-12


          2. Nấm chân chim

          Nấm còn gọi là nấm phiến chẻ – là một sản phẩm độc đáo chỉ có ở Bắc Hà (Lào Cai), không những có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một loại dược liệu quý. Vị ngọt của nấm khiến người ăn khó quên được hương vị của vùng cao này.
          mon-an-dac-san-lao-cai-6

          3. Lợn cắp nách

          Lợn “cắp nách” được ra đời từ thói quen chăn nuôi lạc hậu của bà con các dân tộc vùng cao như: Dao, Thái, Mông… Đây thực chất là giống lợn đặc trưng truyền thống chuyên thả rông chẳng phải nuôi dưỡng của đồng bào. Muốn có một đàn lợn “cắp nách” thì chỉ cần mua một đôi, gồm một con đực và một con cái, sau đó thả chúng vào khu rừng gần nhà mình. Đôi lợn đó sẽ luôn đi bên nhau, làm ổ trong rừng, tự kiếm ăn. Đến mùa sinh sản thì chúng giao phối và đẻ ra cả đàn lợn hàng chục con chỉ to hơn ngón chân cái.
          mon-an-dac-san-lao-cai-11

          4. Hạt dẻ nướng

          Vào buổi tối, du khách còn được thoải mái thưởng thức các món ăn đặc sản Lào Cai thơm nức mũi từ ngô, khoai, hạt dẻ đến cá suối, lại cả trứng gà nướng.
          Khi màn đêm buông xuống trong cái lạnh của phố núi còn gì thi vị hơn lúc được ngồi bên bếp lửa rực hồng ở một quán cóc ven đường nào đó, chỉ một chiếc bàn con, dăm ba chiếc ghế nhựa để nhâm nhi chén rượu Thanh Kim (Sapa) thấy lòng ấm lại trong cái lạnh tê tái để đắm chìm trong không gian tĩnh lặng.
          mon-an-dac-san-lao-cai-1

          5. Rượu San Lùng

          Truyền thuyết người Dao truyền tụng rằng rượu San Lùng đặc sản Lào Cai là rượu của trời, của các đấng thiên tinh. Các vị Bồ Tát thường phái Tiên sa xuống núi Pò Sèn (ở Bản Xèo – Bát Xát) lấy rượu về. Ấy là khi trời mưa, nắng, người ta thường thấy xuất hiện một chiếc cầu vồng như ba vòi nước hút từ dòng suối chảy ra từ lòng nùi Pò Sèn ngược lên trời. Người Dao đỏ gọi ba vòi nước đó là San Lùng, nghĩa là ‘tam long’ và địa danh ấy là San Lùng. Là vùng đất có rồng thiêng, nên đồng bào đến ở lập thành làng bản và sinh sống bằng nghề làm nương nấu rượu. Rượu San lùng là loại rượu quý chỉ để dùng cúng bái trời đất tổ tiên, lễ, tết, hội hè, cưới hỏi và để đãi bạn hiền.
          mon-an-dac-san-lao-cai-5

          6. Món cá suối

          Sa Pa Lào Cai không những là vùng đất nổi tiếng bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu mát mẻ trong lành, mà còn là nơi có nhiều món ăn mang đậm hương vị núi rừng được nhiều du khách đặc biệt ưa thích. Trước hết phải kể đến món cá từ suối Mường Hoa, Mường Tiên mang lên bán phố chợ. Cá suối có nhiều loại. Cá trắng thân dẹt, tựa cá mương. Cá đen có dáng như cá chiên, nheo, màu đen lẫn với rêu đá. Điều đáng nói là cá suối không hề có vị tanh. Ngoài ra còn phải kể thêm cá hoa, cá bống…
          Ăn cá suối chỉ việc nướng chín trên than củi, rồi ăn nóng ngay hoặc nướng qua, đem rán giòn rồi chiên với nước sốt cà chua cùng gia vị bột cà ri, bột hồ tiêu là trên mâm cơm đã có một món ăn ngon lành.
          mon-an-dac-san-lao-cai-10

          7. Cá hồi Sapa

          Trên cùng hành trình tham quan Thác Bạc hay mạo hiểm với cuộc leo núi, chinh phục đỉnh Phansipan hùng vỹ, ngay dưới chân “nóc nhà Đông Dương” này là mái nhà lý tưởng của những chú cá hồi vân nổi tiếng trời Âu.
          Với các món ẩm thực đa dạng được chế biến từ cá hồi như: gỏi, lẩu, cháo, trứng cá hấp, cá hun khói, salad rau xanh ăn kèm cá hồi tẩm sốt cam và tiêu xanh, cá hồi nhồi dưa chuột v.v…đã mang đến cho du khách hương vị hấp dẫn khó quên của món ẩm thực có một không hai tại Sapa.
          mon-an-dac-san-lao-cai-2

          8. Thắng cố

          Đây là món ăn đặc trưng truyền thống của người Mông. Thịt nấu “thắng cố” được chế biến từ thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa và thịt lợn. Các bộ phận như: lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương được cho vào chảo nước đun nhừ, có thể cho thêm các loại rau. Khi ăn, chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó.
          Đây là món ăn thường được làm vào các ngày lễ hội, lễ ăn thề bảo vệ rừng, những ngày có đông người như hội làng, dòng họ, hay ở chợ phiên.
          mon-an-dac-san-lao-cai

          9. Măng chua

          Măng vầu mới nhú được 25 – 30cm, mang về bóc và rửa sạch rồi thái thành từng lát nhỏ, không cho dính vào nước. Ủ măng vào chum, dùng túi bóng che kín miệng chum. Sau 20 – 30 ngày, măng sẽ chua. Lấy măng chua nấu với cá hay các loại thịt đều được. Khi nấu, măng ăn có vị chua mát, ngon, kích thích cảm giác ăn được nhiều.
          mon-an-dac-san-lao-cai-8

          10. Thịt sấy gác bếp

          Các loại thịt trâu, bò, ngựa, lợn thường được người Mông treo lên gác bếp để sấy. Thịt trâu, bò, được thái dọc thành từng miếng khoảng 2 – 3kg, xâu lại và treo lên gác bếp để làm thức ăn dự trữ. Các loại thịt khi treo lên gác bếp sẽ khô dàn và để được hàng năm. Khi ăn, cọ rửa sạch mùi bồ hóng và bụi rồi cho vào xào với cà chua, măng.
          mon-an-dac-san-lao-cai-3
          Riêng thịt trâu, bò đã sấy kho cho vào tro bếp để nướng (không có than), sau đó đem ra đập hết tro và bụi để uống rượu. Thịt sấy thường có vị bùi, thơm, giòn.
          Thanh Xuân
           

          Nhận xét

          Bài đăng phổ biến từ blog này

          MIỀN TÂY HOANG DẠI

          MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/153

          VẪN THẾ MÀ!