Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016

KIẾP GIANG HỒ 149

(ĐC sưu tầm trên NET)





Cuộc sống của giang hồ khét tiếng từng từ chối "ông trùm" Năm Cam

Phạm An |
Cuộc sống của giang hồ khét tiếng từng từ chối "ông trùm" Năm Cam
Hùng "sầu" khét tiếng ngày nào. Ảnh: PA

Với sự ngang tàng, lì lợm, ông trùm Lê Lam đã đưa Hùng lên cầm đầu băng bảo kê với hàng chục đàn em dưới trướng khi mới hơn chục tuổi đầu.

LTS: Nhờ nghị lực phấn đấu và chí hướng thiện, anh Lê Thừa Dương Hùng đã trở thành nghệ nhân điêu khắc có tiếng, chủ cơ sở điêu khắc gỗ Tịnh Tín (ấp Thới Tây 2, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP HCM). Ít ai biết rằng, mấy chục năm trước, người nghệ nhân này từng nghĩ rằng, mình khi sinh ra đã không được gì, thì chết đi cũng chẳng ai biết, phải lấy số má, đổ tí máu để người đời biết mình là ai.
Để rồi, với biệt danh Hùng "sầu", Hùng "sa đọa", Lê Thừa Dương Hùng đã vài lần vào tù ra trại, được đích thân "ông trùm" Năm Cam mời về dưới trướng, sống cuộc đời của một đại ca giang hồ khét tiếng mà đến giờ chính anh cũng không thể tin.

Cậu bé người Quảng Trị gầy nhom, nhỏ thó, da đen sạm theo từng cơn gió biển sinh ra trong một gia đình không êm ấm, lớn lên cùng những trận đòn roi đã sớm rèn cho Hùng một tâm hồn lì lợm.
Cùng theo năm tháng, những con người toan tính, lọc lừa đã "tặng" Hùng thêm cái máu liều. Cùng sự nhanh nhảu của bản thân, cuối cùng Hùng có cả ba tố chất của... đại ca. Thêm sự ngạo mạn của tuổi trẻ, 19 tuổi Hùng trở thành trùm giang hồ có số má.
Bị cha dượng "đẩy ra đời" từ năm 4 tuổi
Lê Thừa Dương Hùng (SN 1973, quê huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị) sinh ra không biết cha mình là ai, chưa nhận thức được thì mẹ đi bước nữa. Những năm tháng ở cùng người cha dượng, Hùng và mẹ không một ngày được yên thân. Hùng chỉ biết gồng mình hứng chịu đòn roi, sự khinh khi, chửi rủa thậm tệ của người cha dượng nát rượu.
Lên 4 tuổi, khi biết nói, biết đi rành rẽ, người cha dượng nhẫn tâm đẩy Hùng ra đời, ông bắt Hùng phải nộp vài đồng bạc tiền cơm mỗi ngày. Một cậu bé đang ở tuổi học ăn, học ngủ sớm phải "đeo" ý nghĩ về chuyện tiền nong. Hùng xin hết việc này đến việc khác nhưng không ai nhận.
Cuộc sống của giang hồ khét tiếng từng từ chối ông trùm Năm Cam - Ảnh 1.
Anh Lê Thừa Dương Hùng đã trở thành nghệ nhân điêu khắc có tiếng, chủ cơ sở điêu khắc gỗ Tịnh Tín. Ảnh: PA
Đường cùng, Hùng xuống biển đợi ghe tàu đánh cá cập bến thì xin mỗi người 1, 2 con cá nhỏ. Hôm nào bán được tiền thì Hùng mới dám về nhà. Hôm nào không ai cho thì cậu ráng chịu đói, chịu lạnh ngủ luôn ngoài biển để tránh đòn roi.
Nhiều ngày như vậy, không chịu nổi cái lạnh của biển cả, cái rát của da thịt mỗi khi cát biển cào xé, Hùng làm liều trộm cá của người ta đem bán. Bị bắt, thương hắn thì người ta chỉ lấy cá rồi chửi bới. Cứ như thế, Hùng lây lất giữa bãi biển, nương nhờ vào dân làng chài.
Nhớ lại tuổi thơ của mình, anh Lê Thừa Dương Hùng trầm ngâm: "Đi xin cá như tôi có thêm hai thằng nữa. Nhưng tụi nó được đi học, chiều về mới ra biển xin. Thấy tụi nó học, tôi thèm lắm, nhưng lần nào về xin mẹ thì cũng bị đánh. Tôi cứ xin, trộm cá như thế đến năm 9 tuổi.
Đến lúc vì mấy ngày liền không có tiền mang về, cha dượng đánh tôi ói ra máu vẫn không dừng lại. Tôi vụt chạy ra khỏi nhà.
Tôi cứ chạy đến khi không còn sức ngừng lại thì biết mình đã chạy hơn 27 cây số ra đến đường cái. Tôi quyết tâm bỏ nhà đi bụi, chứ sống như vậy có ngày tôi cũng bị cha dượng đánh chết".
9 tuổi nhưng đã trải qua 5 năm "ra đời", không có tiền đi xe, Hùng dùng hết mọi mưu mẹo. Hơn 20 lần bị đuổi xuống xe, đánh đập, cuối cùng, Hùng cũng đi được từ Quảng Trị đến Huế.
Trở thành "đại ca" bảo kê bến xe Huế khi mới 12 tuổi
Tuy đã có sẵn tính chai lì từ nhỏ, nhưng ở đất lạ quê người, cậu bé này không biết đi đâu, chỉ ngồi một góc ở bến xe đến tối.

"Chắc thấy tôi ngồi hoài nên lúc đó có cô bán thuốc lá, kẹo cao su dạo tên Hồng thấy tội nghiệp đến hỏi thăm rồi giới thiệu tôi đến nhà một người khác để giữ em, phụ bán bún bò. Những tưởng có việc ổn định, nhưng chỉ được vài tháng, tôi nhớ nhà da diết, lại trốn xe để về nhà", Hùng nhớ lại.
Trong thâm tâm của đứa trẻ luôn khao khát tình yêu thương, Hùng nghĩ rằng mình sẽ được thấy hình ảnh mẹ ngồi đợi cửa, rồi được mẹ ôm vào lòng. Cha dượng và mẹ sẽ không đánh mình nữa, sẽ thương yêu vì Hùng đã đi lâu ngày.
Trái ngược với suy nghĩ của đứa bé nhỏ dại, Hùng vừa đến nhà chưa kịp nghỉ ngơi, cha dượng đã lao ra đánh không thương tiếc. Mỗi một cái tát giáng xuống thân hình còm nhom là kèm với lời mạt sát thậm tệ: "Mày là đồ con hoang, mày tưởng mày đi được là ngon lắm à. Sao mày không đi luôn đi, vác xác về đây làm gì...".
Lúc đó, Hùng nhìn sang mẹ, hy vọng bà thương xót mình, nhưng mẹ Hùng giờ đã có những đứa em khác. Hùng thấy mình trở nên lạc lõng, một kẻ thừa trong gia đình. Hùng vụt chạy với nỗi căm hận, sự đau đớn của đứa con bị chối bỏ...
Cuộc sống của giang hồ khét tiếng từng từ chối ông trùm Năm Cam - Ảnh 2.
Khu vực bến xe Nguyễn Hoàng, Huế. Ảnh: Internet.
Trở lại bến xe Nguyễn Hoàng (Huế), Hùng tìm đến trùm bảo kê có tiếng lúc bấy giờ là đại ca Lê Lam để xin gia nhập băng nhóm. Ông trùm Lê Lam có nhiều nhóm bảo kê, Hùng xin vào nhóm bảo kê xe khách, bốc vác.
Với suy nghĩ mình không còn gì để mất, chỉ 3 năm sau, từ một cậu bé hiền lành, nhẫn nhục ngày nào, Hùng lấy biệt danh Hùng "sầu" để bước ra giang hồ.
Những cuộc bảo kê, thanh trừ đẫm máu liên tục diễn ra ở những nơi Hùng "sầu" đi qua. Với sự ngang tàng, lì lợm, ông trùm Lê Lam đã đưa Hùng lên cầm đầu băng bảo kê với hàng chục đàn em dưới trướng. Trở thành cánh tay đắc lực của đại ca đất Huế, từ đây, Hùng "sầu" gieo rắc nỗi khiếp sợ ở khu vực bến xe Huế suốt nhiều năm trời.
(Còn nữa)
theo Trí Thức Trẻ

Cuộc đời gã giang hồ được Năm Cam đích thân đến nhà mời gia nhập nhóm

Gã giang hồ Hùng "sầu" nổi danh trên khắp nước từng được ông trùm Năm Cam đích thân đến nhà mời về gia nhập băng nhóm.

Hình ảnh: Cuộc đời gã giang hồ được Năm Cam đích thân đến nhà mời gia nhập nhóm số 1

Anh Lê Thừa Dương Hùng ở cơ sở chế tác của mình. Ảnh: PA

Từ sau khi bị gia đình chối bỏ, Hùng "sầu" ngày càng sầu hơn. Hùng sống cuộc sống không biết ngày mai, bất chấp thủ đoạn, bất chấp tình người sẵn sàng chém ai không vừa mắt. Như khi đi ngang quán cà phê, nghe một thanh niên chửi thề, Hùng "sầu" đã bước vào hỏi: "Mày chửi ai?". Mặc dù người thanh niên này không chửi Hùng nhưng vẫn ăn trận đòn tơi bời.
Anh Lê Thừa Dương Hùng nhớ lại: "Khi bị người nhà đánh đuổi lần hai, tôi đã nghĩ tại sao mẹ sinh tôi ra làm gì, sinh tôi ra mà quăng tôi đi như vậy thì thà đừng cho tôi cuộc sống này.
Tôi như cục đất, trở thành chén mẻ hay chén sứ gì rồi cũng có ngày bị quăng đi, bể nát. Vậy thà tôi tự nhào nặng mình thành chén sứ, để đời biết tôi là ai rồi bể thì bể. Ra đời, tôi chẳng có gì ngoài máu liều và độ lì lợm nên tôi quyết phải để những người khinh tôi phải khiếp sợ".
Nói là làm, chỉ cần người nào gây sự với mình, hay nhìn… thấy ghét thì người đó sẽ biết Hùng "sầu" là ai. Những nơi Hùng "sầu" đến, một là người ta phải phục tùng, còn không thì đổ máu.
Hình ảnh: Cuộc đời gã giang hồ được Năm Cam đích thân đến nhà mời gia nhập nhóm số 2

Tuy đã làm lại cuộc đời nhưng anh Lê Thừa Dương Hùng (SN 1973) không chạy trốn quá khứ, mà anh luôn tự nhủ phải đối mặt để vượt qua. Ảnh: PA

Đi cải tạo 9 tháng
Vì sự ngang tàng này nên càng ngày, Hùng "sầu" càng được đại ca Lê Lam - Trùm giang hồ khét tiếng ở Huế lúc bấy giờ trọng dụng. Lê Lam thâu tóm gần như tất cả "hợp đồng số má" như: đòi nợ thuê, đâm thuê chém mướn, bảo kê xe khách, hàng quán, quản lý đĩ điếm,… Hùng "sầu" cầm đầu băng nhóm bảo kê, đòi nợ. Dưới trướng Hùng "sầu" có hàng chục đàn em luôn sẵn sàng đợi lệnh.
Ở tuổi 15, thế giới ngầm chợ Đông Ba, ai cũng biết anh Hùng "sầu". Nhất là lần cãi nhau với hai người to gấp đôi mình, Hùng "sầu" cũng không chần chừ mà lao vào. Bị người ta đánh túi bụi, hắn rút kéo đâm vào bụng, ngực của họ. Sau lần đó, Hùng "sầu" bị đi cải tạo 9 tháng, cũng từ đây Hùng "sầu" càng nổi tiếng và khát máu hơn.
Hình ảnh: Cuộc đời gã giang hồ được Năm Cam đích thân đến nhà mời gia nhập nhóm số 3

Chợ Đông Ba, Huế - nơi Hùng "sầu" từng làm mưa làm gió. Ảnh: Zing.

Ra trại không lâu thì đàn em của Lê Lam xung đột với một băng đảng giang hồ khác. Lê Lam cử Hùng "sầu" đi nói chuyện. Có lẽ vì Hùng ở trại 9 tháng, hoặc bọn "tép riu" khu vực dưới mới bước vào giang hồ nên khi Hùng "sầu" ghé qua, chúng đã bàn nhau lấy số... thằng nhãi ranh đặt chân vào địa bàn của chúng mà không chào.
"Lúc đó, băng này có 6 người, nghe họ nói chuyện tôi nhận ra ngay mình sắp bị "xử". Liếc nhìn xuống bàn của họ ngồi, tôi thấy hàng (mã tấu - PV) sáng choang. Vì đang đi giải hòa giúp đại ca nên tôi im lặng, giả vờ đi vệ sinh để tìm đường thoát. Bước ra sau quán nước, tôi lấy dao lưỡi lê gài vào vách nhà để sẵn nhằm phòng thân rồi bước ra ngồi uống tiếp", Hùng "sầu" nhớ lại.
Khi Hùng "sầu" vừa bước ra, thì nhóm này đã bay vào xáp lá cà. Nhanh như cắt, Hùng "sầu" lao ra lấy lưỡi lê chém đứa lìa bàn tay của gã cầm đầu, những tên khác thấy vậy bỏ chạy.
Chưa hết, Hùng "sầu" còn xẻo tai của người bị chém chỉ vì lắc đầu không biết Hùng "sầu" là ai.
Sau đó, Hùng "sầu" cùng Lê Lam bàn bạc lên phương án chuẩn bị cho trận thanh trừng băng nhóm.
Rơi vào phục kích, Lê Lam thất thủ, bị nhóm kia chém đứt đôi con rồng xăm trên lưng phải may gần 100 mũi. Hùng "sầu" cũng bị cảnh sát bắt tuyên án 2,5 tù giam. Nhưng chỉ sau 9 tháng, Hùng "sầu" vượt ngục rồi bị truy nã trên toàn quốc.
Trở thành ông trùm bến xe An Sương
Trốn truy nã được một thời gian, năm 1991 nhận thấy Huế không còn nơi cho mình dung thân, Hùng "sầu" vào Sài Gòn gia nhập nhóm của Tâm "voi" ở khu vực bến xe An Sương. Chỉ vài tháng làm việc, Hùng "sầu" đã được Tâm "voi" xem như cánh tay phải, nhiều giang hồ ở khu vực này nể trọng trong đó có Nghĩa "sói", Việt "Hitle". Tuy nhiên, Hùng "sầu" sớm bị trinh sát phát hiện nên trốn qua Campuchia.
Tại đây, Hùng "sầu" cầm đầu một băng nhóm tự phát để bảo kê cho khu người Việt. Nhưng không được bao lâu, Hùng "sầu" tiếp tục trốn sang Lào. Ở Lào được 3 tháng, Hùng "sầu" được Nghĩa "sói" báo tin Tâm "voi" đã tử trận trong trận huyết chiến giành địa bàn. Hiện nội bộ đang chém giết lẫn nhau để giành ngôi vị, Nghĩa "sói" kêu Hùng "sầu" bằng mọi cách phải trở về lập lại trật tự.
Về Việt Nam, Hùng "sầu" dàn xếp ổn thoả nội bộ và trở thành "ông trùm" với địa phận quản lý từ Ngã Tư Bảy Hiền trải dài đến gần cuối địa phận Hóc Môn.
Hình ảnh: Cuộc đời gã giang hồ được Năm Cam đích thân đến nhà mời gia nhập nhóm số 4

Khu vực bến xe An Sương, nơi Hùng "sầu" làm "mưa gió" một thời. Ảnh: NLĐ.

Quyết tâm trở thành "giang hồ chính nghĩa", Hùng "sầu" lập lại luật lệ giang hồ trong nhóm. Tuy vẫn bảo kê nhưng Hùng "sầu" nghiêm cấm đàn em "hút máu người", không cướp bóc, không đòi bảo kê cao,... Tất cả thành viên trong băng nhóm đều được chia tiền nong, quyền lợi. Trong mọi mâu thuẫn phải giải quyết bằng lý lẽ, cùng lắm mới dùng tới "hàng nóng".
Có lẽ vì thế mà băng Hùng "sầu" ngày càng có tiếng, được những băng đảng khác nể trọng và ngày càng có nhiều tên giang hồ cộm cán xin gia nhập. Hùng "sầu" trở thành ông trùm bến xe An Sương lúc bấy giờ.
19-20 tuổi, Hùng "sầu" đã là "chén sứ" như mong muốn. Hàng trăm tên giang hồ máu mặt sẵn sàng nghe lệnh. Nhiều cô gái quán bar với thân hình bốc lửa luôn chờ đợi, hàng chục đại gia là "mối làm ăn" quen thuộc. Tuy nhiên, trong mắt Hùng "sầu" chỉ có một tiểu thư xinh đẹp ở đường Tôn Đản - Khu vực quản lý của ông trùm Năm Cam thời bấy giờ.
Mối tình khắc cốt ghi tâm
Sớm nắm trong tay hầu như mọi quyền lực, lại đẹp mã nên xung quanh Hùng "sầu" không thiếu gì mỹ nhân xinh đẹp.
Tuy nhiên, trong một lần đến Nhà văn hóa quận 12 ngồi uống nước, vừa thoáng thấy một tiểu thư 17 tuổi bước vào tập cầu lông, Hùng "sầu" liền bị tiếng sét ái tình.
Đó là buổi chiều định mệnh với gã trai mới lớn khi lần đầu tiên có cảm giác con tim đập loạn nhịp, chỉ dám nín thở nhìn theo bước đi uyển chuyển của đại tiểu thư xinh đẹp.
Cho đàn em dò hỏi, Hùng "sầu" biết cô gái này mới 17 tuổi, tên Trinh, nhà ở đường Tôn Đản. Bấy nhiêu thôi nhưng đã khiến Hùng "sầu" mất ăn mất ngủ mấy ngày liền.
Hôm nào cũng trực chiến ở quán nước trước nhà văn hóa đợi tiểu thư đi tập cầu lông, sẵn sàng dằn mặt tất cả những gã trai nào dám đến gần cô gái của mình.
Một lần, thấy Trinh đang tập cầu lông, Hùng "sầu" lấy hết can đảm vào sân xin đánh cùng. Tiểu thư mỉm cười đồng ý càng làm cho Hùng thêm chao đảo. Hùng "sầu" đâu biết rằng, nàng cũng ngầm để ý gã từ lâu, khi lần đầu thấy một gã trai lịch lãm, để mái tóc dài lãng tử, cưỡi xe Honda 67 siêu ngầu.
Hùng "sầu" kể: "Lần đầu tiên trong đời tôi mới thực sự thích một người nhiều đến thế. Tôi đâu biết mình đã vô tình làm phật lòng C.R.V, đàn em thân tín của ông trùm Năm Cam lúc bấy giờ. Nhưng nếu biết thì tôi cũng không ngán, vì tôi rất thích cô gái đó".
Tuy nhiên, thời gian ít ỏi ở sân tập để gặp nhau là chưa đủ, Hùng "sầu" xin địa chỉ nhà Trinh để thăm người yêu. Biết được nhà Trinh ở đường Tôn Đản, là lãnh địa của "ông trùm" Năm Cam nhưng Hùng "sầu" mặc kệ.
Chiều nào cũng vậy, Hùng "sầu" đều ngồi uống ở quán cà phê trước cửa nhà Trinh để đợi cô đi học về. Một lần ngồi quán đợi người yêu, thấy C.R.V vênh váo bước vào quán, Hùng "sầu" đoán ra ngay có người muốn kiếm chuyện với mình.
Hùng "sầu" tiến lại chỗ C.R.V nói: "Mày muốn sao cũng được, nhưng tiểu thư sắp ra, tao không muốn làm nàng sợ".
Nghe vậy, C.R.V đồng ý để Trinh gặp Hùng "sầu" xong rồi mới "nói chuyện". Gặp tiểu thư xong, C.R.V hỏi Hùng "sầu": "Mày biết đây là địa bàn của ai không mà dám tới cua gái?".
Hùng "sầu" nói: "Tao đến thăm người tao yêu, không có ý quậy phá hay tranh giành địa bàn của ai". Hùng "sầu" vừa dứt lời thì C.R.V đã rút dao đâm tới. Tránh được đòn hiểm, Hùng "sầu" tước dao rồi dằn mặt C.R.V vớt vết chém dài từ bên má xuống cằm.
C.R.V phải may 16 mũi. Đây cũng là lời tự giới thiệu của Hùng "sầu" đến "ông trùm" Năm Cam.
Hùng "sầu" kể: "Ông trùm Năm Cam lúc đó đã đích thân dẫn vợ và con rể đến gặp tôi để mời gia nhập băng nhóm chú ấy, với lời hứa sẽ cho tôi quản lý tất cả sòng bài, sới bạc ở quận 1".

(Còn nữa)
Theo Tri Thứ Trẻ





Cuộc đối thoại "sinh tử" của giang hồ khét tiếng với Năm Cam

Phạm An |
Cuộc đối thoại "sinh tử" của giang hồ khét tiếng với Năm Cam
Hùng "sầu" một thời giờ đây luôn sống hướng thiện, biết quan tâm đến người khác. Ảnh: PA

Khi đàn em chạy về báo vụ gây hấn của nhóm Sơn "đầu bạc" chưa được bao lâu, Hùng "sầu" nghe ông trùm Năm Cam sắp qua gặp.

Trong một lần đến Nhà văn hóa quận 12 ngồi uống nước, Hùng "sầu" trúng "tiếng sét ái tình" với một tiểu thư 17 tuổi. 
Vì nhà người yêu ở đường Tôn Đản, lãnh địa của "ông trùm" Năm Cam nên Hùng "sầu" đã đụng độ với C.R.V, đàn em của ông trùm.
Hùng "sầu" đã dằn mặt C.R.V vớt vết chém dài từ bên má xuống cằm khiến C.R.V phải may 16 mũi.
Đích thân Năm Cam qua quận 12 mời Hùng "sầu" về làm việc
Khi đàn em gặp nạn, ông trùm Năm Cam đã qua quận 12 để tìm Hùng "sầu" hỏi chuyện. Nhìn dáng người, sự tôn trọng của đàn em, cùng với giọng nói sắc lạnh, ánh mắt lì lợm như dao cắt mỗi lần Hùng "sầu" liếc qua, ông trùm Năm Cam nhận ra Hùng "sầu" không phải là tay mơ.
Lúc này, Năm Cam quay qua tát C.R.V 6 cái như trời giáng rồi bắt tay làm hòa với Hùng "sầu". Từ đây Hùng "sầu" cũng biết mình đã bị Năm Cam để ý nên hạn chế gây hấn với đàn em của ông trùm.
Cuộc đối thoại sinh tử của giang hồ khét tiếng với Năm Cam - Ảnh 1.
Khu vực Cầu Mống nối giữa quận 1 và quận 4 luôn dậy sóng vì những cuộc chiến của các băng nhóm giang hồ. Ảnh: internet.
Thế nhưng không lâu sau đó, đàn em của Hùng "sầu" lại gây chiến với một đàn em khác của Năm Cam là Sơn "đầu bạc". Lần này cũng là do Sơn "đầu bạc" ngang tàng, hống hách. Ỷ thế đông người, Sơn "đầu bạc" gây hấn với đàn em của Hùng "sầu" vì trong lòng luôn ấm ức vụ C.R.V bị đánh lần trước.
Tuy nhiên, đàn em của Hùng "sầu" đã đánh cho Sơn "đầu bạc" lên bờ xuống ruộng, phải chạy thật sâu vào địa bàn của mình.
Cuộc đối thoại sinh tử của giang hồ khét tiếng với Năm Cam - Ảnh 2.
Ông trùm Năm Cam thời còn sống. Ảnh Internet.
Khi đàn em chạy về báo vụ gây hấn của nhóm Sơn "đầu bạc" chưa được bao lâu, Hùng "sầu" nghe ông trùm Năm Cam sắp qua gặp.
Lúc này, Hùng "sầu" tưởng rằng sắp phải huyết chiến. "Thế nhưng gặp tôi, chú Năm nói muốn mời tôi về làm việc, các sòng bài, quán bar ở quận 1 sẽ do tôi và đàn em nắm giữ. Tôi đã nói thẳng với chú Năm, tuy chúng tôi cũng là giang hồ nhưng chúng tôi có nguyên tắc riêng và không muốn… hút máu người.
Lúc ấy, vợ và con rể chú Năm đều tức giận, chú Năm cũng ngạc nhiên lắm vì chú cho rằng hơn 10 nhóm giang hồ ở cái đất Sài Gòn này, ai cũng nhiều lần xin xỏ, mong được làm việc dưới trướng chú. Tôi là trường hợp duy nhất dám từ chối. Thế nhưng chú Năm là người biết lý lẽ giang hồ, nên vẫn để tôi về", Hùng "sầu" kể lại.
Tận mắt thấy người yêu chết thảm
Sau khi Hùng "sầu" gặp ông trùm Năm Cam, chẳng những Hùng "sầu" giành được cô tiểu thư xinh đẹp mà giang hồ khắp đất Sài Gòn đều nể phục.
Bên cạnh đó, đại tiểu thư xinh đẹp cũng bỏ nhà theo Hùng "sầu". Thế nhưng, chỉ sau hai năm điên cuồng với tất cả các cuộc chơi, nếm thử đủ mùi vị cuộc đời, trong một lần hút ma túy, cô tiểu thư này bị sốc thuốc rồi chết ngay trên tay Hùng "sầu".
Cuộc đối thoại sinh tử của giang hồ khét tiếng với Năm Cam - Ảnh 3.
Nhờ điêu khắc, Hùng "sầu" đã hòa nhập với cộng đồng và thành công.
Tận mắt thấy người yêu chết thảm, những tưởng Hùng "sầu" sẽ làm lại cuộc đời. Thế nhưng để trốn sự đau đớn, kèm theo những uất hận khi người con gái bỏ mình ra đi, Hùng "sầu" quay trở lại Hùng "sầu" của ngày xưa.
Bên cạnh sự ngang tàn, khát máu, Hùng "sầu" còn chìm sâu vào những thói ăn chơi vô độ không ai sánh kịp. Từ đó, Hùng "sầu" được biết đến với cái tên Hùng "sa đọa".
Cũng bắt đầu từ đây, Hùng "sa đọa" luôn đối mặt với những cuộc thanh trừ đẫm máu. Mà chấn động nhất là trận huyết chiến kéo dài gần 10Km từ Ngã tư Lăng Cha Cả (Q. Tân Bình) đến bến xe An Sương (H. Hóc Môn).
(Còn nữa)
theo Trí Thức Trẻ

Giang hồ khét tiếng ngày ngày cầm cả xấp tiền phát cho xe ôm ở Sài Gòn

"Chiều nào anh em tụi tôi cũng đứng thành hàng ở đây chờ Hùng "sa đọa" về phát tiền. Nó cứ rút ào ào cho đến khi nào hết thì thôi".

Chứng kiến cái chết của người yêu, Hùng "sầu" gần như rơi vào trạng thái tuyệt vọng. Gã trai mới lớn hai lần bị người nhà chối bỏ, giờ đây người yêu thương nhất cũng bỏ mà đi. Hùng "sầu" bàng hoàng nhận ra mình như một mãnh hổ cô đơn.
Những cuộc chơi không có điểm dừng
Giang hồ khét tiếng ngày ngày cầm cả xấp tiền phát cho xe ôm ở Sài Gòn - ảnh 1
Hùng "sầu" ngày nào giờ quyết chí làm lại cuộc đời, hiện anh đã là chủ chuỗi xưởng điêu khắc có tiếng ở Sài Gòn, Lâm Đồng và các vùng lân cận. Ảnh: PA
Cái chết đầy ám ảnh của Trinh đã mở khóa cho con mãnh thú từ lâu trú ngụ trong Hùng "sầu". Kể từ đây, Hùng "sầu" sống không cần biết ngày mai, chấp nhận những hợp đồng đòi nợ, đâm thuê, chém mướn,…
Vì độ nhanh nhẹn và máu lạnh, Hùng "sầu" vừa lên tiếng đã có nhiều đại gia sẵn sàng chi đẹp. Ngày nào, Hùng "sầu" cũng cùng đàn em cầm cả xấp tiền, không vào sòng bạc cũng đi quán bar, hết gái gú lại đến ma túy, sẵn cơn hưng phấn thì lấy xế đua vài vòng. Chiều về còn dư bao nhiêu, Hùng "sầu" phát không tiếc tay cho xe ôm, ba gác,... ở khu vực bến xe An Sương.
Ông Nguyễn Văn Hoàng (63 tuổi), chạy xe ôm trước bến xe An Sương (H.Hóc Môn) cười: "Ai nói gì thì nói chứ hồi xưa, đám ba gác tụi tôi khoái Hùng "sa đọa" lắm. Nó tuy số má thiệt nhưng không bao giờ làm khó tụi tôi.
Tôi còn nhớ lúc nó còn "làm trùm" xứ này, chiều nào anh em tụi tôi cũng đứng thành hàng ở đây chờ nó về phát tiền. Nó cứ rút ào ào cho đến khi nào hết thì thôi. Nói về độ ăn chơi thì nó là số một khu vực này rồi. Nên tụi tôi kêu nó là Hùng "sa đọa" luôn".
"Từ khi được gọi là Hùng "sa đọa" tôi càng thích hơn. Tôi phải chơi thiệt đẹp với biệt danh mới, chơi để lấy oai, và cũng là để quên đi hình ảnh của cô gái mà tôi yêu quý. Đến bây giờ, mỗi lần nhớ lại cái chết của cô tiểu thư ấy, tôi thấy tội lỗi lắm. Vì cô ấy mất vào đúng độ tuổi đẹp nhất thời con gái", Hùng "sầu" trầm ngâm.
Cuộc chiến gần 10km để giành địa bàn
Nhắc về thời giang hồ của mình, Hùng "sầu" không nhớ hết mình đã trải qua bao nhiêu cuộc chiến, mất đi không biết bao nhiêu đàn em. Trong đó, 3 lần Hùng "sầu" cũng suýt về "chầu ông bà".
Giang hồ khét tiếng ngày ngày cầm cả xấp tiền phát cho xe ôm ở Sài Gòn - ảnh 2
Trong một cuộc chiến giành địa bàn, 3 đàn em của Hùng "sầu" đã bỏ mạng tại mũi tàu Trường Chinh - Cộng Hòa. Ảnh: Internet.
Ví như lần Hùng "sầu" cùng đàn em đi Bình Phước đòi nợ thuê, khi xong việc và quay trở về thì nhóm giang hồ ở đây tưởng Hùng "sầu" đi lấn địa bàn nên phục kích, giữa đường đánh cho Hùng "sầu" chạy trối chết. Sau cùng, Hùng "sầu" phải trốn vào bụi cây ven đường, ngồi nhìn mã tấu lướt qua ngọn cỏ trên đầu.
Tức khí vì bị đánh oan, hôm sau Hùng "sầu" dẫn 90 đàn em quay lại Bình Phước tính sổ với băng đảng trên, nhưng cuối cùng không thể "rửa hận" được.
Là đại ca có số má lại khéo ăn nói nên Hùng "sầu" hay được bạn bè nhờ đi giải quyết mâu thuẫn. Một lần Hùng "sầu" qua Hóc Môn (đoạn gần Củ Chi) để nói lý lẽ giúp bạn. Tuy nhiên cuộc nói chuyện không thành, hai bên dùng mã tấu, lưỡi lê, dao găm lao vào nhau. Trong lúc sơ ý, Hùng "sầu" bị đối phương dùng lưỡi lê đâm một vết sâu hóm trên trán.
Hùng "sầu" rùng mình: "Vết thương sâu lắm, đổ cả chai thuốc bột vào để cầm máu mà không đầy. Hôm đó, tôi tưởng mình đã về chầu diêm vương rồi chứ. Khi ra viện, tôi trở lại tìm 6 tên kia tính sổ thì biết được bọn chúng từ Hải Phòng mới vào. Từ lúc đâm tôi đến nay thì chúng cũng bỏ đi khỏi đất Sài Gòn".
Nhắc đến độ lì và liều của Hùng "sầu" phải kể đến trận đánh tranh giành địa bàn với băng Khánh Tân Bình. Vì bị băng đại ca Khánh Tân Bình lấn địa bàn, giải quyết không được Hùng "sầu" lệnh cho đàn em mang mã tấu, dao phay đến làm việc.
Hai bên rượt đuổi ầm ầm trên đoạn đường dài gần 10km từ Lăng Cha Cả qua Mũi Tàu, đến bến xe An Sương.
Cuối cùng băng Hùng "sầu" thắng thế. Đại ca Khánh Tân Bình phải chạy ngược về đường Phạm Văn Bạch mới hòng thoát thân. Sau trận này, danh tiếng Hùng "sầu" càng nổi đình nổi đám.
Hùng "sầu" nhớ lại: "Đàn em của tôi 3 đứa bị chém chết, bị thương thì nhiều lắm. Mà hồi đó, giang hồ đa số là kẻ mồ côi, gia đình bỏ rơi, hoặc bỏ nhà đi bụi nên đâu đứa nào được mai táng tử tế.
Hồi xưa chỗ mũi tàu Cộng Hòa – Trường Chinh có một trũng rau muống được gọi là nghĩa địa của giang hồ Sài Gòn. Cứ thằng nào bị chết là gom xác bỏ vào bao bố rồi quăng xuống. Đàn em của tôi 7 thằng đã "ngủ" ở đó".
Giang hồ khét tiếng ngày ngày cầm cả xấp tiền phát cho xe ôm ở Sài Gòn - ảnh 3
Một bức tượng tự tay anh Hùng điêu khắc, anh luôn để ở nơi trang trọng trong phòng làm việc.
Cũng từ đây, Hùng "sầu" bị công an hình sự TPHCM để mắt đến và cho vào danh sách đen. Khoảng một năm sau, Hùng "sầu" phải tra tay vào còng, trả giá cho những việc mình gây ra.
Lần vào trại này là lần thứ 3 của đại ca khét tiếng. Trong lần đi tù này, những thước phim đen tối nhất của Hùng "sầu" cứ phát lên trong đầu mỗi ngày khiến Hùng "sầu" run sợ, để rồi quyết tâm làm lại cuộc đời khi về với xã hội.
Thụ án xong, Hùng "sầu" bắt đầu xây lại tâm hồn mình, rồi trở thành chủ của chuỗi xưởng điêu khắc gỗ lên đến cả ngàn tỉ đồng. Cũng tại xưởng gỗ này, những con người lạc lối khác được Hùng "sầu" giang tay dẫn lối tìm về với bản thân. Để rồi ngày ngày, họ cần mẫn khắc lại cuộc đời mình.
(Còn nữa)

Trùm giang hồ hoàn lương, 4 năm liền đi tìm từng nạn nhân xin lỗi và cơ ngơi tiền tỷ

Về đúng tâm thiện của mình, Hùng "sầu" luôn day dứt với tội ác mình đã gây ra. Suốt mấy năm liền, anh tìm đến nhà những người từng là nạn nhân của mình...

Mặc dù đã cảnh giác cao độ, nhưng có tinh quái đến đâu Hùng "sầu" cũng không thể trốn khỏi lệnh truy nã trên toàn quốc. Năm 1998 trên đường về "hang ổ", Hùng "sầu" đã bị cảnh sát hình sự Huế phối hợp với trinh sát TPHCM bắt giữ. Lần vào tù này cũng đã thay đổi hẳn cuộc đời của Hùng "sầu".
Hơn 20 tuổi, lần đầu tiên được các cán bộ trại giam dạy học, Hùng "sầu" thích thú đánh vần tên mình. Những ngày sống trong trại này, những hình ảnh hồi thơ bé, những ngày sống lầm lũi giữa không gian mặn chát của biển cả xin từng con cá, rồi rớt nước mắt thèm thuồng được đi học như những đứa bạn cùng trang lứa cứ hiển hiện trong đầu Hùng "sầu".
Hơn bao giờ hết, Hùng "sầu" khát khao tự do, khát khao làm lại cuộc đời.
Trùm giang hồ hoàn lương, 4 năm liền đi tìm từng nạn nhân xin lỗi và cơ ngơi tiền tỷ - ảnh 1
Hùng "sầu" đã chọn con đường thiện để làm lại từ đầu. Ảnh: PA.
Cuộc gặp gỡ định mệnh giữa Hùng "sầu" và em gái
Năm 2000, khi được đặc xá, Hùng "sầu" đứng chết lặng bên ngoài trại giam. Đau đáu nhìn người ta có thân nhân đến đón, còn mình cô độc giữa hai con đường thiện – ác, Hùng "sầu" băn khoăn giữa hai ngả đường.
Chọn cái thiện, nhưng vướng định kiến của xã hội, Hùng "sầu" đáng lẽ lại xưng hùng xưng bá nếu như không có cuộc gặp định mệnh với người em gái cùng mẹ khác cha.
Hùng "sầu" kể: "Một ngày khi đang đi trên trường, tôi vô tình gặp lại đứa em cùng mẹ khác cha. Em gái lấy chồng ở Sài Gòn đã được vài năm. Vừa gặp tôi, nó bật khóc nói, dượng tôi đã chết vì bệnh tật, mẹ tôi vì những tội ác của tôi mà bị xóm làng khinh rẻ, khắc nghiệt. Bà phải bán nhà vào Phan Thiết để ở khiến tôi không khỏi chạnh lòng".
Chính người em gái đã cho Hùng "sầu" biết đại ca Lê Lam đã từ bỏ giang hồ và chạy xe ôm ở bến xe Ngã Tư Ga (TP.HCM).
"Tôi tìm gặp anh Lê Lam, hai anh em mừng lắm. Nghe anh Lam nói là thà kiếm vài đồng mà sống thanh thản, còn hơn sung sướng mà đôi tay đầy máu. Tôi hạ quyết tâm làm lại cuộc đời", anh Hùng nói.
Để tự cai ma túy, Hùng "sầu" chọn một phòng trọ nhỏ phía sau chùa Hoằng Pháp, mua đầy đủ mì gói, nước uống,… khóa ngoài cửa ngoài rồi đưa chìa khóa nhờ người bạn thân giữ giùm. Nhốt mình suốt 24 ngày, anh Hùng cai nghiện thành công rồi đi tìm việc.
Trùm giang hồ hoàn lương, 4 năm liền đi tìm từng nạn nhân xin lỗi và cơ ngơi tiền tỷ - ảnh 2
Tự học, tự làm suốt 9 tháng cuối cùng anh đã thành công và giúp đỡ nhiều mảnh đời khác. Ảnh: PA.
Thế nhưng, vì ai cũng biết mặt Hùng "sầu" lừng lẫy một thời, nên không ai dám nhận. "Người ta không ghét nhưng họ sợ tôi, không ai tin một kẻ như tôi có thể hoàn lương. Tất cả cơ sở khắc gỗ trên đường Cộng Hòa gặp tôi là đuổi ra.
Một anh thợ mộc thương tình chỉ cho tôi nơi bán dụng cụ điêu khắc để tôi mua về tự học. Suốt 9 tháng tự mày mò, cuối cùng tôi cũng đã thành công", anh Hùng cười.
Suốt 2 năm liền, anh đi xin khắp nơi, xin đủ việc nhưng lại về tay không. Anh Hùng nhớ lại: "Lúc đó nản lắm, không biết bao nhiêu lần tôi quăng bỏ hết đồ nghề, rồi định đi tìm đàn em của mình. Vừa bước đi, tôi lại nhớ về những trận cười của bạn bè khi nghe tôi sẽ hoàn lương. Nhớ về mẹ, nhớ về những trận đánh đầy máu,…
Tôi vụt chạy ra bến xe, xin người ta chân bốc vác rồi dùng hết sức làm để quên đi ý nghĩ tội lỗi. Cuối cùng ông trời cũng cho tôi một cơ hội".
Tháng 4/2002, một xưởng gỗ của Nhật Bản đã nhận anh vào làm việc. Sau 3 tháng chứng tỏ được tay nghề, anh được ông quản lý người Nhật cho lên làm trưởng kỹ thuật của xưởng.
Biết tin, người trưởng xưởng cũ hậm hực đánh một gậy như trời giáng xuống đầu anh.

"Lúc này, tôi ức lắm, tôi nghĩ trong đầu "cái tướng mày tao chỉ cần bóp một cái là chết ngay", vừa nghĩ tôi vừa tiến lại hắn. Nhưng nếu tôi làm vậy, tôi không còn đường về với chính mình. Thế là tôi nghiến răng khắc tiếp bức tượng đang dở dang, khắc tới đâu, máu nhuộm đỏ tới đó", anh Hùng nhớ lại.
Làm ở xưởng Nhật được một thời gian, anh Hùng gom góp được 47 triệu đồng quyết mở xưởng gỗ riêng. Nhưng trước khi mở xưởng, anh đi xin lỗi hết những người là nạn nhân của mình ngày xưa.
4 năm liền đi xin lỗi nạn nhân
Về đúng tâm thiện của mình, anh Hùng luôn day dứt với tội ác mình đã gây ra. Anh tìm đến nhà những người từng là nạn nhân của mình để xin lỗi.
Nhìn xa xăm, anh nói: "Một lời xin lỗi làm sao xóa sạch được tội ác, nhưng tôi vẫn muốn làm điều đó. Nếu như họ không chấp nhận, họ đánh chết, tôi cũng sẽ mỉm cười. Tôi đi xin lỗi suốt mấy năm".
Trùm giang hồ hoàn lương, 4 năm liền đi tìm từng nạn nhân xin lỗi và cơ ngơi tiền tỷ - ảnh 3
Hùng "sầu" hiện tại là một người điềm đạm, tịnh tâm. Ảnh: PA.
Lúc anh Hùng trở lại Huế, tìm đến nhà gã giang hồ ngày xưa bị anh chém đứt rời bàn tay, rồi xẻo luôn vành tai vì không biết Hùng "sầu" là ai, con trai người này ra đánh anh ói ra máu.
Trong hàng trăm tội lỗi mình gây ra, thì việc đạp sảy thai một phụ nữ là điều Hùng "sầu" day dứt nhất. Lần nào nhắc về người phụ nữ này, mắt anh cũng luôn ngấn nước.
Đó là lần anh đến Bình Phước đòi nợ thuê, bước vào căn nhà tuềnh toàng trống hơ trống hoắc, chỉ có chiếc xe cà tàng làm kế sinh nhai. Thế nhưng, lúc đó, anh đã lạnh lùng lệnh cho đàn em lấy chiếc xe trừ nợ.
Anh kể: "Người phụ nữ đó bụng bầu to lắm, cô ta quỳ xuống ôm chân tôi cầu xin, nhưng tôi đã đạp vào bụng cô ấy. Đứa bé chết, tôi nghe nói lúc đó cái thai là con trai, đã được 8 tháng. Lần tôi về đó xin lỗi, tôi đã dặn bạn bè dù gia đình họ làm gì cũng không được can ngăn.
Bước vào nhà vừa thắp nhang cho đứa bé xong, ba của đứa trẻ đã đánh tôi tới tấp, rồi cô bác, họ hàng cũng thay nhau đánh. Tôi nằm dưới đất ráng chịu đựng với hy vọng họ sẽ tha lỗi cho tôi".
Cuối cùng, bà nội đứa bé ra can ngăn thì họ mới thôi. "Khi nghe bà nội đứa bé can, tôi mỉm cười yếu ớt rồi ngất đi", anh Hùng kể.
4 năm với hàng trăm lần bị người nhà nạn nhân đánh cho thừa sống thiếu chết. Bị đánh, anh không tránh né mà gồng mình chịu đựng. Vì anh biết, những trận đòn đó sao bằng nỗi đau mà anh đã gây ra cho gia đình họ. Chỉ cần họ tha thứ, dù thế nào anh cũng chấp nhận.
Xưởng gỗ của "gã điên"
Sau khi đã đi xin lỗi những nạn nhân của mình, anh Hùng dồn hết 47 triệu đồng tích góp được để mở Cơ sở điêu khắc Tịnh Tín (ấp Thới Tây 2, xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP HCM).
Nhưng vì giới giang hồ muốn lôi kéo anh quay lại, chúng đã tìm đủ mọi cách phá hoại, ngăn cấm người khác mua hàng. Thêm mấy năm trời, anh cạn kiệt vốn liếng mà chẳng bán nổi một sản phẩm.
Trùm giang hồ hoàn lương, 4 năm liền đi tìm từng nạn nhân xin lỗi và cơ ngơi tiền tỷ - ảnh 4
Anh Hùng không giấu nghề mà hướng dẫn, tạo công ăn, việc làm cho hơn 300 người tìm đến. Ảnh: PA
Không nản lòng, anh Hùng treo bảng dạy nghề miễn phí cho bất kỳ ai muốn học, nhất là những người đã từng phạm tội. Rồi tự mình đi khắp hang cùng ngõ hẻm của Sài Gòn, đến các tỉnh lân cận để giới thiệu sản phẩm. Miễn có người mua, lỗ bao nhiêu anh cũng bán để kiếm từng đồng ít ỏi duy trì xưởng.
Nhiều con buôn vừa mua vừa cười vào mặt anh, ai cũng nói anh điên loạn, mất trí. Chẳng ai tin tưởng anh có thể thành công khi làm việc với những kẻ vào tù ra trại, hình xăm đầy mình đáng sợ.
Anh cười hiền: "Tôi nhận dạy nghề vì không muốn Xã hội có thêm nhiều đại ca khác, chấp nhận bán lỗ vốn vì tự tin vào sản phẩm mình làm ra. Tôi tin bất kỳ ai thấy tượng gỗ của tôi cũng sẽ muốn mua thêm nữa".
Thế rồi, anh dần có những khách hàng đầu tiên, rồi đơn hàng đến với anh ngày càng nhiều.
Có kinh phí, anh xây luôn nơi ở cho thợ ngay trong xưởng, tin tưởng để họ trông coi sản phẩm. Hằng ngày, vợ anh Hùng sẽ ghé qua dọn dẹp, giặt quần áo, nấu ăn cho mọi người. Ở xưởng của anh những đứa nhỏ gọi anh bằng ba, xưởng không phân biệt chủ tớ mà như một đại gia đình.
Trùm giang hồ hoàn lương, 4 năm liền đi tìm từng nạn nhân xin lỗi và cơ ngơi tiền tỷ - ảnh 5
Những đứa trẻ được gia đình gửi đến xưởng gỗ của anh Hùng để học nghề. Ảnh: PA.
Mở xưởng gỗ đến nay đã được khoảng 10 năm, uy tín của Cơ sở điêu khắc Tịnh Tín ngày càng lan rộng, nhất là ở vùng Tây Nam Bộ. Nhiều bức tượng gỗ của anh đã được vinh danh là sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh hoa làng nghề, do BCH Trung ương hiệp hội làng nghề Việt Nam trao tặng.
Ngoài việc cưu mang những con người lầm lỡ, anh Hùng còn đi từ thiện, sẵn sàng tài trợ cho những chương trình từ thiện xã hội, người khuyết tật,… Vì những việc làm đó, anh đã được Bộ trưởng Bộ Công an khen tặng, động viên trong công cuộc giúp đỡ người lầm lỡ tái hòa nhập.
Hiện tại, anh Hùng có cuộc sống hạnh phúc khi giấc mơ thành hiện thực. Anh càng ấm lòng hơn khi có một người vợ hiểu chồng, một đứa con trai nhỏ hiếu động và lanh lợi.
Trùm giang hồ hoàn lương, 4 năm liền đi tìm từng nạn nhân xin lỗi và cơ ngơi tiền tỷ - ảnh 6
Anh Hùng được Bộ trưởng Bộ Công an khen tặng, đây cũng là động lực để anh làm nhiều điều có ích khác. Ảnh: PA.
Anh mỉm cười: "Tôi không ngờ mình không những kịp làm lại cuộc đời, mà còn quá hạnh phúc khi vợ tôi luôn ủng hộ việc tôi làm, con trai luôn ngoan ngoãn. Nhưng điều tôi sung sướng nhất là giúp đỡ được nhiều số phận như mình kịp làm lại cuộc đời. Có nhiều người tay nghề cao lắm, họ cũng đã có xưởng gỗ riêng của mình".
Tính đến nay, đã có hơn 300 con người lầm lỡ tuổi từ 11 đến hơn 30 đến xin anh dạy nghề. Cũng có người gia đình không "trị" được mang con đến nhờ anh giúp đỡ.
Một đồng chí công an xã cho biết, hiện xưởng gỗ của anh Hùng có khoảng 20 người. Đa số là những người từng vi phạm Pháp luật đang học nghề, làm việc tại đây. Đây cũng là một cơ hội để họ nhìn nhận lại bản thân và hòa nhập cộng đồng.
Ông Nguyễn Bá Thành – Trưởng Ấp Thới Tây 2, Xã Tân Hiệp, Huyện Hóc Môn chia sẻ: "Từ lúc anh Hùng về đây lập nghiệp, anh ấy đã hòa nhập với cộng đồng, trở thành công dân tốt, không gây rối trật tự và đã làm ăn lương thiện. Hiện xưởng gỗ anh Kinh doanh khá thành công".

Giang hồ băng đảng khét tiếng miền Trung và hành trình quy y cửa Phật

3 Khánh Quyên
ANTĐ Từ khi hơn 10 tuổi, Lê Thừa Dương Hùng đã gia nhập băng nhóm giang hồ, chuyên đòi nợ thuê, cướp của. Sở hữu rất nhiều thành tích bất hảo, nhiều lần vào tù ra tội, một lần, đứng trước một ngôi chùa không hiểu ai xui ai khiến, Hùng bước chân vào ngôi chùa. Có lẽ, đó là cái duyên lạ lùng nhất khiến một kẻ như “con ngựa bất kham” quy y cửa Phật.


Tuổi thơ bị đánh cắp

Hùng, sinh năm 1973, là cậu bé miền biển nghèo xã Hải Khê (Hải Lăng - Quảng Trị), do bố mẹ bỏ nhau, Hùng ở với mẹ. Sau đó, mẹ đi bước nữa, cậu bé luôn chịu sự hắt hủi của cha dượng, 7 tuổi đã bỏ nhà vào Huế lang thang sống cảnh đầu đường xó chợ. Lúc đầu cậu bé cũng phải vắt kiệt sức để kiếm cái ăn, nào bốc hàng thuê, trông coi cửa hàng, bán nước rong. Rồi còn bị bắt nạt, đánh đập tàn nhẫn. Đêm, nằm dưới gầm cầu thút thít khóc để rồi mệt lả thì thiếp đi, sáng sau tiếp tục cuộc sống mưu sinh.

Lang thang được 2 năm cậu bé 9 tuổi thèm hơi ấm của mẹ đã tìm về quê, nhưng tiếp tục bị hắt hủi, cậu lại bỏ đi. Lê Thừa Dương Hùng tâm sự: “Hai năm nếm trải đau khổ, vất vả khiến đứa trẻ là tôi lúc đó cũng hiểu ngoài đời cơ cực lắm rồi. Nó cơ cực hơn tôi tưởng, tôi muốn sống bình thường bên gia đình nhưng có được đâu, nên một lần nữa tôi rời bỏ ngôi nhà của mình”.

Có lẽ, với chuyến đi đó, với sự hậm hực đau khổ của một đứa trẻ mới lớn, bực tức chán chường thì bỏ đi chứ Hùng không thể tưởng tượng được mình sẽ sống ra sao, bằng gì. Ngay cả đến sau này, Hùng cũng không hình dung nổi lần ra đi thứ hai ấy chính là  chuyến đi dẫn cậu đến những cạm bẫy, dấn sâu vào con đường tội lỗi.

Cập bến giang hồ và cuộc thanh trừng đẫm máu

Suốt những năm lang thang, đời xô đẩy, giao lưu với những kẻ giang hồ, du đãng, dạy cho Hùng nhiều “ngón nghề” để tồn tại, cũng tạo thêm cho cậu sự lì lợm và độ nhanh nhạy để ứng phó tồn tại ngoài xã hội. Hùng gia nhập băng nhóm giang hồ Lê Lam - khét tiếng, khuynh đảo khắp miền Trung.

Và rồi, năm 15 tuổi, Hùng đã bị bắt tạm giam vì gây thương tích cho người khác. Được tha, Hùng lại quậy phá, không ngại đâm chém, với biệt danh Hùng “sầu”, cậu sớm nổi danh trong giới giang hồ ở các ngóc ngách bến xe, bến tàu ở hai tỉnh Quảng Đà (nay là Đà Nẵng, Quảng Nam) và Bình - Trị - Thiên (nay là Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế). Trong một lần thanh trừng giữa các băng nhóm, bàn tay Hùng nhuốm máu. Hôm đó theo lệnh đại ca, Hùng dẫn đầu đám đàn em đi “giảng hòa” với băng nhóm “không đội trời chung” đòi giết đại ca Lê Lam. Cuộc thương lượng đẫm máu, đến giờ Hùng vẫn nhớ như in. Đánh người, bị tóm lần hai và bị kết án 3 năm tù. Được một thời gian, Hùng tìm cách trốn sang Campuchia, vượt qua bao vòng truy nã, rồi tìm cách về TP Hồ Chí Minh làm kẻ đòi nợ thuê, bảo kê ở bến xe và khu vực An Sương. Bị truy nã ráo riết, năm 1989 Hùng “sầu” nhanh chân ngược ra Bắc. Y liên lạc với các đối tượng giang hồ ở miền Nam và hoạt động nghề chăn dắt gái mại dâm. Bị truy quét gần một năm sau, Hùng ngược vào Nam với nghề cũ. Lại tiếp tục mang án 3,5 năm trong tù. Nhưng lần này, Hùng “sầu” được học chữ, biết đọc sách báo nhưng đến khi mãn hạn tù, như con chim sổ lồng, Hùng trở lại vùng vẫy giang hồ và sa vào nghiện ngập. Hùng “sầu” trở thành con ma đói.

Thức tỉnh nơi cửa Phật

Đi cầu cạnh các bè bạn giang hồ xưa, Hùng chỉ thấy họ sống cuộc đời dặt dẹo. Người thì chết vì sốc ma túy, người chết do HIV. Tìm đến “đại ca” trước đây là Lê Lam, tướng cướp khét tiếng một thời đã hoàn lương và làm nghề “xe ôm” ở TP Hồ Chí Minh. Có cô người yêu, thì đã bị chết vì sốc thuốc. Trước lúc chết, cô dặn Hùng phải làm lại cuộc đời, Hùng khóc, và hứa. Cuộc đời Hùng “sầu” tưởng như chấm dứt, không còn chỗ nương tựa bấu víu trong lúc thân tàn ma dại thì bước ngoặt cuộc đời lại đến với hắn.

Một chiều, tháng 10-1999, Hùng mang trên mình đầy những vết sẹo dọc ngang của những ngày phiêu bạt giang hồ dừng lại thật lâu trước cổng chùa Đông Linh (Hóc Môn - TP Hồ Chí Minh). Đôi mắt dữ dằn ngày nào giờ nhìn không chớp vào cửa Phật. Lần đầu tiên được chạm vào ngõ Phật nhưng lại ngập ngừng không dám bước vào chính điện tôn nghiêm. Không hiểu lúc đó thế nào mà Hùng cảm thấy đôi chân mình khuỵu xuống khi nhìn thấy tượng Phật. Anh run lên như đã tìm thấy một điều kỳ diệu cho lối thoát của cuộc đời mình. Từ đó Lê Thừa Dương Hùng quyết định từ giã giang hồ. Hùng tìm thuê một căn phòng trọ giá 150.000 đồng/tháng, mua mì gói về dự trữ rồi khóa cửa lại, ném chìa ra ngoài, cương quyết tự cai nghiện. Suốt 16 ngày giam mình trong từng cơn vật vã đớn đau, Hùng đã từ bỏ được “cái chết trắng”. Những ngày này Hùng đến chùa Đông Linh nhiều hơn và đã giác ngộ từ lúc nào không hay. “Tôi không thể nào quên được cảm giác đầu tiên khi bước chân vào chính điện, tôi cảm thấy chân mình như bị chựng lại vì mặc cảm tội lỗi. Nhưng khi ngước nhìn lên Đức Phật với ánh mắt từ bi, bao dung của Ngài đã giúp cho tôi cảm nhận được sự yêu thương và mạnh dạn lễ Phật... Kế đó tôi được Sư cô trụ trì dạy cho cách dâng hương, lễ Phật, tập làm công quả và học về giáo lý của Đức Từ Phụ. Sau này tôi hữu duyên được thầy Thích Chân Tính, trụ trì chùa Hoằng Pháp cho quy y Tam Bảo với pháp danh Tịnh Tín, và tham dự các khóa tu Phật thất giúp cho tôi càng tín tâm với Phật pháp...”, Hùng cho biết.

Hùng ước mơ sẽ làm nghề điêu khắc hình tượng của Đức Phật bằng chính đôi tay của mình với mong muốn sám hối tội lỗi đã gây tạo trước đây. Thật may, năm 1994 nhà điêu khắc Đoàn Minh Nhật, đến thuê mặt bằng gần chỗ Hùng trọ. Ông Minh Nhật nhận Hùng làm đệ tử và anh miệt mài theo học nghề từ năm 1995-1998. Được thầy trao truyền nhiều kỹ năng, kỹ xảo đã giúp Hùng trở thành một nghệ nhân điêu khắc gỗ… Cuối năm 2005, Hùng mạnh dạn mở cơ sở Điêu khắc gỗ Dương Hùng, thu nhận hai em cùng quê, cũng từng vào tù ra tội để dạy nghề, cùng với tấm bảng trước cơ sở: “Nơi đây nhận dạy nghề điêu khắc miễn phí và ưu tiên cho các em có hoàn cảnh cơ nhỡ” và con số các em xin vào học việc tăng dần lên 15 em với tuổi đời từ 14 đến 30 tuổi.

Những người thật sự cảm thông và ghi nhận sự vượt thoát ngoạn mục của Hùng. Họ hy vọng anh sẽ có điều kiện để làm nhiều điều thiện hơn nữa, chuộc lại lỗi lầm. Lê Thừa Dương Hùng cho biết, nửa đời dặt dẹo, vô nghĩa, giờ là lúc anh làm lại cuộc đời, trả nợ cho những gì anh đã gây ra.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét