Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

CẢNH ĐỜI ĐEN BẠC 1

(ĐC sưu tầm trên NET)

Cận cảnh xưởng mỡ bẩn nhầy nhụa, đen ngòm tại Bắc Ninh

24/05/2016 10:51:15

Những thùng mỡ, nội tạng lợn đầy ruồi nhặng bâu; những chảo mỡ đen ngòm, sôi sùng sục.. là hình ảnh tại cơ sở chế biến mỡ ở Bắc Ninh, khiến người xem không khỏi rùng mình.
Mỡ, nội tạng lợn hôi thối được thu gom từ khắp nơi về, không được rửa mà đưa ngay vào chảo rán thành mỡ nước, rồi lại đóng vào bao tải mang đi tiêu thụ… là những hình ảnh tại cơ sở sản xuất mỡ tại thôn Đẩu Hàn, xã Hòa Long, TP Bắc Ninh đã được VTV phát sóng.

Sau một năm, phóng viên Trung tâm Tin tức VTV24 trở lại cơ sở sản xuất mỡ bẩn này và gặp phải sự phản ứng quyết liệt của chủ cơ sở. Cán bộ địa phương cũng không thể vào được xưởng mỡ bẩn. Công an xã được mời đến hiện trường, nhưng phải mất rất nhiều thời gian thuyết phục, ông Nguyễn Văn Minh - Phó Trưởng công an xã Hòa Long - mới đồng ý kiểm tra cơ sở này.
Cơ sở chế biến mỡ là một căn nhà gạch xập xệ, khung cảnh không khác gì thời điểm trước đây một năm: Vẫn những thùng mỡ thừa, nội tạng lợn ruồi nhặng bâu đầy; vẫn những chảo mỡ đen ngòm, sôi sùng sục với đủ loại phế phẩm từ lợn ở bên trong; vẫn cỗ máy ép mỡ nhầy nhụa với chiếc hố hứng mỡ nước đào ngay trên nền đất bẩn thỉu...
Tại khu vực chứa tóp mỡ, một phụ nữ cố gạn bớt chút mỡ nước chảy ra trên nền đất trước khi đóng gói vào bao tải. Sau quá trình chế biến, những bao tải mỡ được đóng gói chuẩn bị xuất đi khắp nơi.

Phát hiện có đoàn kiểm tra, chủ cơ sở mới vội vàng dọn dẹp những lớp mỡ bẩn đóng dày trên nền đất.
Chứng kiến toàn bộ quy trình sản xuất, Phó Trưởng công an xã Hòa Long cho biết không đủ thẩm quyền, chuyên môn để xử lý. Trong khi đó, việc cơ sở này xây dựng ngay dưới hành lang điện cao thế cũng trái với quy định pháp luật.
Dù xây dựng không phép, cơ sở vật chất không đảm bảo nhưng không những không bị xử lý, cơ sở này còn được UBND thành phố Bắc Ninh tiếp tục cấp giấy kinh doanh thực phẩm phụ gia. Với tấm giấy này trong tay, chủ cơ sở vẫn tiếp tục hoạt động, còn việc kiểm tra của cơ quan chức năng cũng chỉ diễn ra trong vòng 10 phút mà không mang lại kết quả nào.

Chân dung ông trùm xã hội đen tan xác ở Bắc Ninh

Tin mới nhất từ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Bộ Công an cho biết: Chính 2 nạn nhân Mười và Hải là người gây ra vụ nổ khiến bản thân mình thiệt mạng chứ không có tác động của bên thứ 3.
Theo đó, Khi tới trước cửa số nhà 144 đường Hai Bà Trưng (phường Tiền An, TP Bắc Ninh), Đỗ Văn Mười (còn gọi là Mười “sách”, 39 tuổi, ngụ tại phường Tiền An, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) và Nguyễn Văn Hải (46 tuổi, ngụ tại huyện Chí Linh, Hải Dương) dừng xe, mở cốp xe lấy chất nổ rồi đấu nối kíp.

Mục tiêu của họ là một ngôi nhà cách đó khoảng 30m. Tuy nhiên khi đang đấu nối kíp nổ thì mìn phát nổ gây ra hậu quả khủng khiếp.

“Qua đấu tranh, khai thác thông tin chúng tôi biết họ chuyên tổ chức cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê. Tuy nhiên họ mang số mìn rất lớn đó định đặt trước cửa ngôi nhà người mà Mười “sách” muốn trả thù” chứ không phải vì nguyên nhân đòi nợ”, Đại tá Hồ Sĩ Tiến, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội nói.
 
Trước đó, rạng sáng ngày 29/12 người dân phường Tiền An, TP Bắc Ninh bị giật mình bởi tiếng nổ lớn. Khi ra tới hiện trường, mọi người giật mình khi phát hiện xác 2 người đàn ông bị văng thành nhiều mảnh cùng với đó là chiếc xe máy Air Blade bị cháy rụi.

Vụ việc khiến cho người dân trong khu vực hoảng loạn. Ngày 30/12, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Bộ Công an kết hợp với Công an tỉnh Bắc Ninh tiến hành điều tra làm rõ vụ nổ khiến hai người đàn ông thiệt mạng trên.

Đại tá Nguyễn Công Nghiệp (PGĐ Công an tỉnh Bắc Ninh) cho biết, nguyên nhân, động cơ mâu thuẫn giữa Mười “sách”, Hải và một người dân sống trên đường Hai Bà Trưng, gần hiện trường vụ nổ vẫn đang được điều tra, làm rõ. Ngoài ra cơ quan điều tra cũng sẽ truy xét nguồn gốc số chất nổ được mua từ đâu để có biện pháp xử lý.

Vụ án liên quan trùm xã hội đen ở Bắc Ninh: Cựu trưởng thôn tử vong

Theo nguồn tin riêng, bị can Nguyễn Thành Hưng (tức Hưng “Sóc”), cựu trưởng thôn Phù Khê Thượng, xã Phù Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, trong vụ án “Cưỡng đoạt tài sản” liên quan trùm xã hội đen Nguyễn Ngọc Minh (tức Minh “Sâm”), tử vong ngày 5/11 do ung thư gan.
trùm xã hội đen, Bắc Ninh, Minh 'Sâm', cựu trưởng thôn, Hưng 'Sóc', tử vong
Nguyễn Thành Hưng lúc chưa bị bắt.
Tháng 8/2015, bị can Hưng phát bệnh trong quá trình bị tạm giam (từ tháng 8/2014). Tháng 10/2015, bị can được tại ngoại để chữa bệnh.
Ngày 13/8/2014, công an triệt phá nhóm đối tượng hoạt động theo kiểu xã hội đen có tổ chức, thu giữ nhiều vũ khí, tiền mặt, hiện vật cùng tài liệu liên quan hoạt động phạm tội.
(Theo Tiền phong)

Trùm xã hội đen Bắc Ninh thoát án tử hình

Do tàng trữ trái phép chất ma tuý, ông trùm xã hội đen Bắc Ninh bị cấp sơ thẩm tuyên án tử hình nhưng khi được điều tra lại, hàm lượng heroin không đủ để kết án cao nhất với bị cáo này.

Hôm nay, TAND tỉnh Bắc Ninh xét xử phúc thẩm lần hai trùm giang hồ đất Kinh Bắc Nguyễn Văn Hoàn về tội Mua bán, Tàng trữ trái phép chất ma tuý. Ba tội danh khác của Hoàn gồm: Bắt giữ người trái pháp luật, Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và Gây rối trật tự công cộng do không bị cấp phúc thẩm hủy nên giữ nguyên.
Theo cáo buộc, Hoàn đầu tư kinh doanh với anh Hải một thời gian sau đó đòi lại 1,5 tỷ đồng góp vốn. Do anh Hải chưa có tiền trả, Hoàn và đàn em đã giữ nạn nhân, đánh và ép viết giấy vay nợ. Khi vụ việc bại lộ, khám nhà Hoàn, cảnh sát công bố thu 2 kg ma túy các loại, 5 khẩu súng, đạn quân dụng cùng nhiều thiết bị dùng sản xuất ma túy.
Tháng 4/2014, TAND tỉnh Bắc Ninh đã tuyên phạt Hoàn án tử hình do phạm hàng loạt tội danh.
Xem xét kháng cáo về tội Mua bán, tàng trữ ma túy của Hoàn, TAND Tối cao trong phiên phúc thẩm đã trả hồ sơ để giám định hàm lượng của gần 2kg heroin, ma tuý "đá" thu giữ… Hoàn được đề nghị xem xét lại án phạt tử hình. Giám định số ma túy thu được, nhà chức trách sau đó xác định có hàm lượng heroin từ 10,9% đến 27,3%.
hoan-7205-1431502628.jpg
Trùm xã hội đen Bắc Ninh - Nguyễn Văn Hoàn tại phiên toà sơ thẩm.
Tại toà sơ thẩm lần hai mở hôm nay, Hoàn thừa nhận số ma tuý trên là của anh ta cùng một người nữa. HĐXX công bố, hàm lượng thực tế của số ma túy đủ căn cứ để xử lý hình sự chỉ là gần 200 gram. Toà tuyên phạt Hoàn tù chung thân về tội Tàng trữ trái phép chất ma tuý. Cùng với bản án tổng cộng 21 năm của các tội danh bị tuyên phạt trước đó, bị cáo nhận án tù chung thân.
Với việc thu máy dập viên, dụng cụ và các nguyên liệu, hoá chất..., cơ quan chức năng xác định Hoàn có dấu hiệu của tội Sản xuất trái phép chất ma tuý nên tiếp tục củng cố hồ sơ khi có căn cứ sẽ xử lý sau.
Theo hồ sơ của cảnh sát, Hoàn sở hữu thành tích bất hảo gồm 6 tiền án, tiền sự. Đi tù từ năm 17 tuổi, hắn liên tiếp phải thi hành án về các tội Gây rối trật tự công cộng, Cướp giật tài sản, Trộm cắp tài sản, Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng.
Ra tù, Hoàn thu nạp đàn em từ khắp các tỉnh phía Bắc và nhóm bạn tù lập băng nhóm xã hội đen tại Bắc Ninh để bảo kê nhà hàng, đòi nợ thuê... Hoàn đi đâu cũng mang theo súng, lựu đạn, ngay cả khi di chuyển từ nhà này sang nhà khác của mình cách vài trăm mét.
Mai Chi

Túng quẫn, cựu sinh viên đại học thể thao Bắc Ninh cắn lưỡi tự tử

0 Thúy Hằng
Túng quẫn, cựu sinh viên đại học thể thao Bắc Ninh cắn lưỡi tự tử
Nhà nghèo, bố mẹ thất nghiệp, mẹ thường xuyên đau ốm, em trai bị trầm cảm nặng, bản thân tốt nghiệp loại giỏi trường đại học thể dục thể thao Bắc Ninh nhưng không xin được việc, Phạm Thị Thu Hằng đã cắn lưỡi tự tử và đang nguy kịch.
cuu-sinh-vien-truong-the-thao-can-luoi-tu-van-vi-nha-qua-ngheo
Bố mẹ đang chăm sóc Phạm Thị Thu Hằng tại bệnh viện - Ảnh: Thúy Hằng
Câu chuyện đau lòng trên vừa xảy ra cách đây ít hôm tại khu tập thể 4 tầng, phường Trang Hạ, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Phạm Thị Thu Hằng, 26 tuổi, cựu sinh viên chuyên sâu cờ khoa 44 Giáo dục thể chất, tốt nghiệp đại học thể dục thể thao Bắc Ninh 2 năm trước với tấm bằng loại giỏi, sau khi cắn lưỡi tự tử đang nằm mê man trong Bệnh viện tâm thần tỉnh Bắc Ninh. Từ khi được chuyển từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh tới đây, đến nay, Phạm Thị Thu Hằng chưa tỉnh lại.
Trong căn phòng trắng toát, đầy mùi thuốc khử trùng của bệnh viện, bà Hoàng Thị Mì, 61 tuổi và ông Phạm Văn Bằng, 55 tuổi, bố mẹ của Hằng đang ngồi lau mặt cho con. Mặt con khô, cũng là lúc mắt bố mẹ ướt nhòe: “Sao mà khổ quá con ơi. Sao con cứ thở mạnh quá. Càng ngày càng nặng thế này thì bao giờ về được với bố mẹ con ơi”. Trên những giường bệnh xung quanh, có người đã rơm rớm nước mắt khi nhìn cảnh hai bố mẹ già yếu chăm con gái đang nằm thiêm thiếp.
Bà Hoàng Thị Mì kể lại: “Đó là tối thứ 6, 11.3, Hằng đi ngủ sớm, cháu nằm quay mặt vào trong, bỗng nhiên cả nhà thấy nghi ngờ rồi chạy vào lay con thì đã thấy cháu gồng người, cắn chặt lưỡi, máu chảy đầm đìa. Rất nhiều cô bác hàng xóm xung quanh xúm lại, khiêng gấp cháu đến bệnh viện cấp cứu. Máu chảy nhiều quá. Từ hôm đó tới nay cháu cứ nằm bất tỉnh, những lúc không có thuốc an thần, cháu gồng người lên để thở, răng vẫn cắn chặt”.
cuu-sinh-vien-truong-the-thao-can-luoi-tu-van-vi-nha-qua-ngheo
Khu tập thể nơi Phạm Thị Thu Hằng đang sống tại thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh - Ảnh: Thúy Hằng
cuu-sinh-vien-truong-the-thao-can-luoi-tu-van-vi-nha-qua-ngheo
Ông Phạm Văn Bằng ôm quần áo vào bệnh viện thăm vợ con - Ảnh: Thúy Hằng
Phạm Thị Thu Hằng là con gái lớn của bà Mì. Dưới Hằng là một em trai, năm nay 22 tuổi. Bà Mì và ông Bằng đều đi bộ đội về, sau một thời gian ngắn làm xây dựng, cấp dưỡng tại Đại học thể dục thể thao Bắc Ninh, hai ông bà đều nghỉ và không có tiền hưu hàng tháng.
Mỗi sáng, bà Mì bán một ít xôi, trứng luộc cho sinh viên, ông Bằng làm thợ xây tự do, ai thuê việc gì thì làm, tổng thu nhập của hai ông bà mỗi tháng hơn 3 triệu đồng. Thế nhưng, cậu Phạm Văn Tiến, con trai út của ông bà năm 18 tuổi, đang học Trung cấp bỗng dưng sinh trầm cảm. Tiến chỉ ngồi trong nhà, hay nói cười một mình và không chủ động được hành vi.
Căn phòng ở tầng 3 trong khu tập thể 4 tầng của ông bà Mùi ở thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh không có thứ gì đáng giá. Giường, tủ cũ kỹ, hai chiếc ti vi bụi phủ mờ, quần áo cũ vất bừa bãi, chiếc bếp than tổ ong lạnh tanh. Trên chiếc chiếu đã sờn rách có đặt một mâm cơm, trên đó vỏn vẹn đôi đũa, chiếc bát và một ít nước mắm.
cuu-sinh-vien-truong-the-thao-can-luoi-tu-van-vi-nha-qua-ngheo
Hoàn cảnh khó khăn của gia đình Phạm Thị Thu Hằng. Căn phòng không gì đáng giá, trên giường là em trai của Hằng đang bị trầm cảm - Ảnh: Thúy Hằng
cuu-sinh-vien-truong-the-thao-can-luoi-tu-van-vi-nha-qua-ngheo
Những tấm bằng khen, giấy khen, bằng tốt nghiệp đại học của Phạm Thị Thu Hằng bỏ không 2 năm nay - Ảnh: Thúy Hằng
cuu-sinh-vien-truong-the-thao-can-luoi-tu-van-vi-nha-qua-ngheo
Hoàn cảnh gia đình quá khó khăn là một trong những nguyên nhân khiến Hằng nghĩ quẩn - Ảnh: Thúy Hằng
Ông Bằng tất tả lục khắp chiếc tủ, tìm giấy tờ, bằng khen của Phạm Thị Thu Hằng cho chúng tôi xen. Ngoài các giấy khen học sinh khá, giỏi các năm học phổ thông, chứng chỉ tiếng Anh, tin học, giấy khen trường đại học thể dục thể thao Bắc Ninh là tấm bằng đỏ chói tốt nghiệp đại học loại giỏi.
“Rồi cũng chẳng để làm gì cô ạ. Cháu dạy thể dục ở một trường cấp 3 dân lập, học sinh ngỗ ngược quá, sức ép tâm lý, cháu phải nghỉ. Gia đình đi vay ngân hàng được hơn 10 triệu cho cháu đi học may, cháu làm được hơn 3 tháng thì nghỉ vì làm 10 tiếng mỗi ngày, lương thấp. Cháu ở nhà, giúp mẹ bán quán. Tôi thì đi làm quần quật, nào đâu lại xảy ra cơ sự này”, ông Bằng đau xót.
Bà Mì những ngày qua, vừa chăm con, bà vừa tự trách mình, giá như bà đưa con đến bệnh viện sớm hơn, thì chắc có lẽ con đã không phải cắn lưỡi tự vẫn.
“Tôi thấy con buồn lắm, con hay khóc. Có lần giữa đêm, tôi vào nhà vệ sinh và thấy con đập đầu vào tường, tôi chạy đến ôm con. Cũng vì nhà tôi khổ quá. Hồi ra Tết, thấy con buồn phiền, bỏ ăn, tôi đưa con đi khám, bác sĩ nói con có dấu hiệu trầm cảm và nói phải đi điều trị ngay. Nhưng nhà không có tiền, tôi định bán hàng hết tháng này để thêm được ít tiền, nào đâu xảy ra cơ sự này”, bà Mì khóc.
Đã có hơn 30 triệu đồng để giúp Hằng
Tối 11.3, nếu không có sự trợ giúp của gia đình thầy giáo Đặng Hoài An, trưởng bộ môn điền kinh cử tạ, đại học thể dục thể thao Bắc Ninh, hàng xóm cùng khu tập thể 4 tầng và nhiều người dân khác, Phạm Thị Thu Hằng không biết giờ này đang ra sao.
cuu-sinh-vien-truong-the-thao-can-luoi-tu-van-vi-nha-qua-ngheo
Thầy giáo Đặng Hoài An (trái) người đứng ra kêu gọi mọi người giúp đỡ Phạm Thị Thu Hằng - Ảnh: Thúy Hằng
Bằng tài khoản cá nhân facebook, thầy Đặng Hoài An đã kêu gọi mọi người ủng hộ giúp đỡ Hằng. Chung sức cùng thầy An còn có HLV bộ môn thể dục dụng cụ Trương Minh Sang. Cho đến hôm nay, số tiền mà các giáo viên, học sinh trường đại học thể dục thể thao Từ Sơn, các VĐV, HLV, anh em, bạn bè thân quen ủng hộ được ngoài 30 triệu.
“Hằng là một cô bé rất ngoan ngoãn, chịu thương chịu khó, học giỏi. Hoàn cảnh đã khiến em bị quá căng thẳng, trở nên hoảng loạn. Chúng tôi mong mọi người cùng chung sức, giúp đỡ em và gia đình lúc nguy cấp này”, thầy Đặng Hoài An nói.
Thúy Hằng

[VIDEO] Nước mắt ngày 8.3: Bi kịch của Nguyễn Thị Nụ

0 Lê Nam - Thúy Hằng
[VIDEO] Nước mắt ngày 8.3: Bi kịch của Nguyễn Thị Nụ
Đến với điền kinh từ năm 14 tuổi, chạy bền bỉ và ròng rã sau đó hơn 10 năm, đến nay, điền kinh cho Nguyễn Thị Nụ cả trăm huy chương các loại, và không gì cả: không nhà, không nghề nghiệp, không lương tháng, chưa chồng con, một bên chân sắp trở thành tàn phế.
video-bi-kich-cua-Nguyen-Thi-Nu
Nụ và một bên chân sắp thành tàn phế - Ảnh: Lê Nam
5 năm trước, từ những thông tin đăng tải trên một tờ báo, người ta giật mình khi, Nguyễn Thị Nụ, VĐV điền kinh sinh năm 1985, nhà ở huyện Đông Anh, Hà Nội, cô gái mang về bao thành tích cho thể thao nước nhà phải gù lưng nhổ hết sân cỏ này tới sân cỏ khác.
Sau 5 năm, số phận của Nguyễn Thị Nụ như thế nào? Chúng tôi đã gặp gỡ cô gái bất hạnh này để rồi ngậm ngùi và xót xa. Nụ, không còn phải đi nhổ cỏ, Nụ đã được trở lại làm HLV nhưng đang trải qua một cuộc sống khốn khó với bệnh tật, những đồng lương bèo bọt và sự cô lập của cơ quan mình đang làm việc.
Lê Nam - Thúy Hằng
(thực hiện)

Đường đời đầy nước mắt của cựu 'nữ hoàng điền kinh' Vũ Bích Hường: Không đơn độc trước... nghiệp chướng

0 Thúy Hằng
Đường đời đầy nước mắt của cựu 'nữ hoàng điền kinh' Vũ Bích Hường: Không đơn độc trước... nghiệp chướng
(TNO) Giữa những ngày chống chọi giữa những cơn đau, cựu 'nữ hoàng điền kinh' Vũ Bích Hường không cô đơn, chị nhận được rất nhiều yêu thương của ban huấn luyện, đồng nghiệp, các học trò và những người bạn muôn trùng xa cách.

toi-tap-yeu-thuong-gui-ve-cuu-nu-hoang-dien-kinh-Vu-Bich-Huong
Cựu "nữ hoàng điền kinh" bên tấm HCV SEA Games 1995 - Ảnh: Lê Nam
Chị gặp tai nạn vào 20 tháng Chạp trước Tết nguyên đán 2015, định bụng cứ thế một mình cắn răng giữa những nỗi đau của thể xác và tinh thần, cho đến một ngày, người bạn làm ở một tờ báo sau khi thuyết phục không được đã “len lén” đăng bài về hoàn cảnh chị. Người ta sốc, ngỡ ngàng, cảm động bởi lúc ấy mới biết, sao cựu "nữ hoàng điền kinh Việt Nam" lại có đường đời đầy nước mắt như thế.
Chiếc áo truyền sức mạnh
Bước vào nhà Vũ Bích Hường, thấy ngay trong căn nhà nhỏ đơn sơ ở quận Long Biên, Hà Nội chiếc áo số 10 của tuyển thủ Công Phượng treo rất trang trọng. Chiếc áo thi đấu có đầy đủ chữ ký của HLV Miura và các học trò U.23 Việt Nam được tận tay Công Phượng cùng Quế Ngọc Hải, Võ Huy Toàn trao cho Bích Hường hôm 23.6 vừa qua.
Quế Ngọc Hải, đội trưởng U.23 Việt Nam chia sẻ với Thanh Niên Online: “Chúng tôi thương cô nhưng không biết làm sao. Chỉ có món quà tinh thần là chiếc áo, mong cô nhìn nó mỗi ngày để lạc quan hơn, mạnh mẽ hơn, chiến đấu với bệnh tật”.
toi-tap-yeu-thuong-gui-ve-cuu-nu-hoang-dien-kinh-Vu-Bich-Huong
Quế Ngọc Hải, Công Phượng, Võ Huy Toàn tặng chiếc áo có đầy đủ chữ ký của HLV Miura và các tuyển thủ U.23 Việt Nam động viên Vũ Bích Hường - Ảnh nhân vật cung cấp
“Mong cô sớm khỏe, mặc quần bò và chạy vượt rào”
Trước khi SEA Games 28 diễn ra, VĐV điền kinh Nguyễn Thị Oanh đã cùng một số bạn bè của Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao Hà Nội tới nhà của cô Nguyễn Bích Hường hỏi thăm và quyên góp một số tiền nhỏ đưa cho cô chữa bệnh. Với Oanh, Bích Hường là cô giáo, là chị, là mẹ. Trong 2 năm 2012, 2013, đây là người HLV nhiệt huyết, nghiêm khắc của Oanh và nhiều bạn trẻ tại Trung tâm trên phố Trịnh Hoài Đức.
“Điều ấn tượng với tôi đến bây giờ là hình ảnh cô Hường trong giờ tập, cô mặc quần bò, chạy vượt rào làm mẫu cho học trò với kỹ thuật điêu luyện, dáng chạy cực kỳ đẹp”, Oanh tâm sự.
Cô gái từng giành HCV nội dung tiếp sức 4x100m vừa ở SEA Games 28 vừa qua cho hay, càng đọc những bài báo viết về cô mà thấy thương cô đến xót xa: “Cô Hường nghiêm khắc. Trên lớp cô luôn mạnh mẽ nên không bao giờ chúng tôi nghĩ hoàn cảnh của cô bất hạnh đến thế này”.
"Chúng tôi đã yêu thương nhau hơn cả người nhà"
Trong thời gian Vũ Bích Hường điều trị chấn thương đốt sống sau tai nạn giao thông, có thời kỳ chị được bộ môn điền kinh, Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao Hà Nội đón lên ở cùng. Ban ngày có người coi sóc bữa ăn, ban đêm có các học trò chăm lo giấc ngủ để người phụ nữ bất hạnh được sớt chia.
toi-tap-yeu-thuong-gui-ve-cuu-nu-hoang-dien-kinh-Vu-Bich-Huong
Vũ Bích Hường từng khóc tức tưởi vì chỉ về sau VĐV Mỹ nhập tịch Thái Lan tại SEA Games 1997, giành HCB - Ảnh: Reuters 
toi-tap-yeu-thuong-gui-ve-cuu-nu-hoang-dien-kinh-Vu-Bich-Huong
Vũ Bích Hường đang tập đi lại không dùng nạng, nhờ những quan tâm của bao người trên cuộc đời, chị thêm lạc quan chiến đấu với bệnh tật - Ảnh: Lê Nam
Chị phải nghỉ việc tại Trung tâm từ trước Tết nguyên đán đến bây giờ, may mắn, chế độ của chị đều được Trung tâm giữ nguyên.
“Chúng tôi đã yêu thương nhau hơn cả anh em ruột thịt. Chúng tôi hiểu hoàn cảnh của Hường từ những ngày con trai út cô bị rối loạn tâm lý, đến sau đó chồng cô bị ung thư rồi qua đời. Chúng tôi gắn bó với nhau từ những nỗi đau, và sẻ chia, quan tâm cho nhau lúc hoạn nạn bao nhiêu năm nay chứ không phải mới bây giờ. Tôi không biết nói gì hơn”, ông Lại Phúc Lộc, Trưởng bộ môn điền kinh của Hà Nội nói với Thanh Niên Online.
Cuộc hội ngộ sau 20 năm cách biệt
Sáng 25.6, khi chúng tôi đang trò chuyện với Vũ Bích Hường thì nhà có khách. Mất mấy giây, rồi người phụ nữ yếu ớt bỗng nhào người ra, ôm chầm lấy vị khách bất ngờ: anh Nguyễn Sơn Hà, VĐV Taekwondo cùng thời với chị 20 năm trước.
Hai người bạn xa cách từ năm 1995, sau SEA Games 1995 tại Chiang Mai, Thái Lan đã có cuộc hội ngộ trong nước mắt. Nghe chị kể về đám tang chồng 3 năm trước, khi mình và con trai lớn vật vã trong nỗi đau, con trai nhỏ vẫn cởi trần, cười nói trong vô thức, Nguyễn Sơn Hà bảo: “Những nỗi buồn, sự mất mát của em chỉ bằng một móng tay của chị”.
toi-tap-yeu-thuong-gui-ve-cuu-nu-hoang-dien-kinh-Vu-Bich-Huong
Nguyễn Sơn Hà và Vũ Bích Hường - Ảnh: Lê Nam
Tối hôm qua, sau khi bài viết về Vũ Bích Hường đăng trên Thanh Niên Online, Nguyễn Sơn Hà có gửi thư cho chúng tôi, những dòng thư của anh một lần nữa khiến chúng tôi mắt cay cay: “Qua báo chí mới biết về tình trạng của chị, một VĐV đã hi sinh cả một thời tuổi trẻ để đặt dấu ấn cho một cột mốc lịch sử Điền kinh Việt Nam. Họ đã quá thiệt thòi khi thể thao vận vào người họ như một cái nghiệp, có thể cả là nghiệp chướng.
… Khi nói về những lần bị thất bại khi thi đấu, cả mấy chị em cùng cười toe toét, nhưng sâu trong đó là một sự kiên cường, chịu đựng và quyết tâm cao độ để vượt qua thất bại. Tuy nhiên giữa nghe nói và trải nghiệm thì là một khoảng cách rất, rất xa.
Chỉ có những người trong hoàn cảnh đấy mới hiểu được những giọt mồ hôi (và cả máu), những mệt mỏi đến kiệt sức, những thiệt thòi của năm tháng tập huấn xa chồng con và ti tỉ những cái khác nữa để đánh đổi lấy khoảnh khắc kéo được cờ và hát Quốc ca Việt Nam trên đấu trường SEA Games của chị…”.
Bất ngờ tìm lại được người thân từ bài báo Vũ Bích Hường trên Thanh Niên Online
Chiều qua, 25.6, khi bài báo Đường đời đầy nước mắt của cựu "nữ hoàng điền kinh" Vũ Bích Hường mới đăng được vài giờ đồng hồ, chúng tôi đã nhận được rất nhiều những dòng phản hồi của độc giả khắp nơi, dòng chữ nào cũng đầy yêu thương, muốn sẻ chia nỗi đau với nhân vật chính.
Trong đó, có một yêu cầu của độc giả ký tên Michael Phúc, chú giới thiệu rất cụ thể bản thân và muốn xin cách liên lạc với Vũ Bích Hường để đưa Hường đi khám bệnh, điều trị bệnh sụp đốt sống 4, 5. Chúng tôi gọi điện cho Hường giữa giờ chị đang hối hả nấu cơm chiều cho con, đầu dây im lặng khoảng 3 giây sau khi nghe đến tên Michael Phúc bỗng có tiếng reo: “Trời ơi, đúng là chú Phúc. Vâng, tôi còn ảnh của chú, nhưng suốt từ năm 1999 đến nay chưa gặp lại”.
Rồi Vũ Bích Hường kể, chú Phúc sống tại Mỹ, người đàn ông tốt bụng từng là người liên hệ với ủy ban Olympic tại đây để đưa các VĐV điền kinh của Việt Nam sang tập huấn những năm 90 thế kỷ trước. Suốt thời gian ở Mỹ, ông quan tâm, chăm sóc các VĐV của Việt Nam tận tình. SEA Games 1999, ông cũng sang Brunei để thăm Vũ Bích Hường và các đồng đội của chị khi đang thi đấu. Đã 16 năm trôi qua, cả ông Phúc và Vũ Bích Hường không còn cách nào liên lạc lại, cho đến khi ông Phúc đọc được bài viết về chị…
Hơn 100 triệu đồng ủng hộ Vũ Bích Hường
Ngày 23.6, tại lễ tổng kết SEA Games 28, ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đã trao 100 triệu đồng, tiền của các nhà tài trợ ủng hộ quyên góp cho Vũ Bích Hường.
Trong những ngày qua, đoàn thanh niên Ngân hàng quân đội (MB), tập thể những người dòng họ Võ - Vũ đã đến trao tặng chị các phần tiền để chị an tâm điều trị.
toi-tap-yeu-thuong-gui-ve-cuu-nu-hoang-dien-kinh-Vu-Bich-Huong
Sự quan tâm, thương yêu của bạn đọc khắp nơi gửi về là niềm động viên vô bờ với Vũ Bích Hường, giúp chị chiến thắng số phận - Ảnh: Lê Nam
Ngoài ra, một công ty y tế tặng chị thiết bị nẹp cột sống để chị mang theo hàng ngày.
“Nhiều người đến thăm tặng tôi tiền, quà, có những người giới thiệu là người xem truyền hình, người hâm mộ từ tận TP.HCM, Hải Phòng… Tôi nhận tấm lòng của mọi người mà không biết bao giờ sẽ trả được hết ơn này”, Vũ Bích Hường rưng rưng.
Vũ Thị Bích Hường sinh năm 1969. Từng phá kỷ lục Quốc gia, là VĐV điền kinh đầu tiên của Việt Nam giành HCV SEA Games 1995 nội dung vượt rào 100m. SEA Games 1997, chị giành HCB cũng nội dung này trong nước mắt tức tưởi vì đối thủ lấy mất HCV là người Mỹ nhập tịch Thái Lan. Theo đuổi điền kinh từ năm 16 tuổi đến tận năm 2010, chị ngừng thi đấu và chuyển sang công tác huấn luyện tại Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể thao Hà Nội.
Vũ Bích Hường có 2 con trai, con trai cả Ngọc Quang sinh năm 1990, đang là VĐV điền kinh Quốc gia, vừa qua có tham gia SEA Games 28 tuy nhiên chưa thành công. Con trai thứ 2 sinh năm 2004 bị chứng rối loạn tâm lý từ nhỏ, sau nhiều năm chữa trị, cháu nhiều khi vẫn không thể kiểm soát được hành vi.
toi-tap-yeu-thuong-gui-ve-cuu-nu-hoang-dien-kinh-Vu-Bich-Huong
Vũ Bích Hường không cô đơn trên hành trình chống chọi lại thử thách của số phận - Ảnh: Lê Nam
3 năm trước, chồng chị đột ngột bị ung thư qua đời. 20 tháng Chạp trước Tết nguyên đán 2015, chị bị tai nạn giao thông, sụp đốt sống 4, 5, chân trái teo quắt lại, không cảm giác. Đã có lúc chị phải bò để di chuyển, quỳ 2 tay xuống sàn nhà để tự xúc thức ăn vì hoàn cảnh gia neo người rất khó khăn, các con đều phải đi làm cho cuộc sống mưu sinh.
Hiện tại, căn nhà chị đang ở tại khu nhà ở xã hội, khu đô thị Việt Hưng, Long Biên còn nợ 279 triệu đồng do mỗi tháng chị không thể có 7,6 triệu đồng tiền trả góp.
Thúy Hằng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét