Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2016

HIỆN THỰC KỲ ẢO 137

(ĐC sưu tầm trên NET)

Em bé đáng thương sinh ra sau 15 ngày ‘toàn thân dần hoá đá’…


Làn da mỏng manh của cậu bé dần dần xuất hiện trạng thái cứng như đá.
Làn da mỏng manh của cậu bé dần dần xuất hiện trạng thái cứng như đá.

Sự chào đời của những thiên thần bé bỏng luôn là niềm hạnh phúc của bất kì ông bố bà mẹ nào. Trong con mắt họ, các bé chính là hiện diện của sự tinh khiết và đáng yêu nhất thế giới. Lúc này sự kỳ vọng của cha mẹ vào bé cũng rất đơn giản. Họ chỉ mong muốn đứa con mình sinh ra sẽ được khoẻ mạnh và vui vẻ trưởng thành như bao đứa trẻ khác.
Tuy nhiên đáng tiếc là trên thế giới vẫn luôn có những việc không theo ý mình. Vẫn còn có rất nhiều trường hợp trẻ em sinh ra đã bị mắc những căn bệnh lạ kỳ khó chữa.
Tại Nepal một gia đình đang trong tâm trạng ngây ngất niềm vui sướng đón nhận sự ra đời của một thành viên mới thì chẳng bao lâu, đột nhiên cơ thể em bé xuất hiện hiện tượng “vẩy cá”. Không chỉ có vậy, dường như bệnh tình của cậu ngày càng trở nên trầm trọng, toàn bộ da cơ thể cậu dần biến thành như một tảng đá. Mọi người dường như rất tuyệt vọng thì tới một ngày đột nhiên có một “thiên thần” xuất hiện và đem đến cho cậu một cơ hội được điều trị.
em bé này có tên Ramesh, khi mới sinh ra cậu cũng giống bao trẻ sơ sinh nói chung. Nhưng sau khi trở về nhà chẳng bao lâu làn da mỏng manh dần dần xuất hiện trạng thái cứng như đá.
cau be hoa da 1
Cha mẹ em bé đã nhanh chóng đưa cậu đến bệnh viện kiểm tra. Nhưng cuối cùng kết quả chẩn đoán cho thấy cậu bị nhiễm trùng nấm, một căn bệnh hiếm gặp như vậy đến bác sĩ ở đây cũng không cách nào cứu chữa.
cau be hoa da 2
Ramesh có ngoại hình khác hoàn toàn với  những đứa trẻ khác. Vì vậy mọi người khi lần đầu tiên nhìn thấy cậu đều cảm thấy sửng sốt, có những bạn nhỏ khi nhìn thấy cậu sợ hãi chạy đi khiến gia đình em cảm thấy rất khổ tâm và thương xót. Về phần Ramesh vì cơ thể bị bệnh như vậy nên cậu cũng thường xuyên bị đau đớn mà ngồi khóc.
cau be hoa da 3
Sự khác biệt không chỉ nằm ở ngoại hình, cơ thể do bị “hoá đá” mà em bé mỗi lúc đều  cảm thấy vô cùng đau đớn. Cha mẹ bé chỉ có thể cẩn thận chăm sóc bé nhưng thực chất cũng bất lực.
cau be hoa da 4
Cha mẹ Ramesh tất nhiên không chỉ đem cậu đi khám ở một nơi, họ đã tìm đến tất cả các cơ sở y tế khác để cầu xin sự trợ giúp. Mặc dù căn bệnh này có thể điều trị, nhưng cha cậu chỉ là một công nhân, thu nhập rất thấp nên căn bản không cách nào chi trả một chi phí lớn như vậy.
cau be hoa da 5
Căn bệnh này có tên là Harlequin-type ichthyosis, có nghĩa là biến da người thành vảy cá. Cha mẹ Ramesh vì lo lắng chăm sóc cho cậu nên cũng không có cách nào ra ngoài để kiếm việc, trái lại phải ở nhà cả ngày để chăm sóc cậu.
cau be hoa da 6
Những tin tức này cuối cùng cũng đã truyền đến tai ca sĩ Sanjay Shrestha ở Nepal. May thay lúc đó vừa kịp có một ca sĩ người Anh có tên Joss Stone đang liên hệ với cô và hy vọng có thể tổ chức một buổi hòa nhạc từ thiện tại Nepal. Nhân dịp đó cô đã chia sẻ với Joss tin tức về em bé đáng thương này.
cau be hoa da 7
Lúc đó ca sĩ người Anh này đã không ngần ngại quyết định gây quỹ để giúp đỡ em bé này.

cau be hoa da 8
Ca sĩ Joss Stone

Không chỉ vậy, ngoài việc đưa số tiền quyên góp để em bé có thể kịp thời điều trị, cô ca sĩ này còn đích thân đến thăm em bé, cho cậu rất nhiều kẹo và đồ chơi.

cau be hoa da 9
Ca sỹ Joss Stone tới thăm em bé hóa đá đáng thương

Hiện em bé đã được điều trị tại bệnh viện và cũng đang có dấu hiệu phục hồi, tình hình có vẻ rất lạc quan.
cau be hoa da 10
Cha mẹ em bé cảm thấy rất biết ơn ca sĩ Joss Stone. Nếu không có tấm lòng tốt và nhân hậu của cô thì không hiểu cuộc sống của họ tiếp theo sẽ là những tháng ngày như thế nào?
cau be hoa da 11
Mặc dù nhân loại rất mạnh mẽ, nhưng cơ thể con người lại rất mong manh yếu đuối. Chúng ta cũng không bao giờ biết căn bệnh gì sẽ xảy đến với cơ thể của những ai. Ngay cả khi thân thể của bản thân mình rất khỏe mạnh nhưng khi nhìn thấy người khác phải chịu đau đớn với những căn bệnh quái ác sẽ khiến chúng ta cảm thấy trĩu lòng.
cau be hoa da 12
Điều duy nhất chúng ta có thể làm đó là góp một phần sức lực của mình để giúp đỡ họ, có thể chúng ta không có đủ tài vật để giúp đỡ họ nhưng chúng ta vẫn có thể dùng sự quan tâm để an ủi họ một phần, chú ý nhiều hơn đến một số trẻ em mắc những căn bệnh hiểm nghèo.
cau be hoa da 13
Hãy làm cho cuộc sống của họ được hạnh phúc hơn và bạn cũng sẽ nhận được một cuộc sống đầy ý nghĩa và trọn vẹn hơn nhiều.
My My


Tác phẩm của Gabriel García Márquez: Kỳ ảo bắt nguồn từ hiện thực

Lao Động

G.G. Marquez (sinh ngày 6.3.1927, vừa qua đời ngày 17.4.2014) là nhà văn Colombia được Giải Nobel Văn chương năm 1982. Ông được coi là nhà văn viết tiếng Tây Ban Nha lớn nhất sau M.Cervantes (1547 - 1616) với tác phẩm “Don Quixote” và không thể không thừa nhận, ông là nhà văn vĩ đại bậc nhất của thế giới trong thế kỷ 20/21 này. Hầu hết các tác phẩm của G.G. Marquez đã được dịch ra tiếng Việt (chủ yếu qua sự chuyển ngữ của dịch giả quá cố Nguyễn Trung Đức). Ông đã đến Việt Nam năm 1979. LĐCT xin giới thiệu lược trích bài viết của nhà văn, nhà thơ nổi tiếng Salman Rushidie.
Gabo sống mãi. Gabriel García Márquez, nhưng sinh thời ông thích được gọi là Gabo, ra đi để lại nỗi buồn cho độc giả trên khắp thế giới. Điều này cho thấy những cuốn sách của ông vẫn có sức sống mãnh liệt trong lòng họ. Ở một nơi nào đó, một tộc trưởng độc tài vẫn được đối thủ nấu nướng bữa tối tuyệt vời và phục vụ tất cả vị khách đi cùng ông; một đại tá già luôn mong chờ một lá thư mà không bao giờ đến; một cô gái trẻ đẹp bị chính người bà nhẫn tâm bắt bán dâm; và José Arcadio Buendia - người thiết lập ra những trật tự mới ở ngôi làng Macondo, bị cuốn hút mạnh mẽ bởi thuật giả kim cùng những điều kỳ diệu mà tiến bộ khoa học của thế giới đem lại, nói với người vợ rằng, “trái đất tròn, giống như một quả cam”.
Chúng ta đang sống trong thời đại của những phát minh, thế giới mới thay thế. Đó là thế giới Trung Địa của người Elf, người Dwarf, người Hobbit trong các tác phẩm của nhà văn Tolkien, thế giới của “The Hunger Games” (Đấu trường sinh tử) với toàn ma-cà-rồng cùng zombie đi vơ vẩn khắp nơi: Một thế giới khác biệt với Trái đất này.
Tuy nhiên, bất chấp sự bùng nổ của thứ tiểu thuyết viễn tưởng, thể loại văn học hư cấu về thế giới vi mô - phản ánh sự thật nhiều hơn tưởng tượng, vẫn có sức sống của riêng nó. Ở quận Yoknapatawpha của nhà văn Mỹ - William Faulkner, thị trấn Malgudi của nhà văn Ấn - RK Narayan, ngôi làng Macondo của nhà văn Gabriel García Márquez, trí tưởng tượng chỉ được sử dụng để làm phong phú thêm thực tế chứ không phải để thoát hoàn toàn khỏi nó.
Cuốn “Trăm năm cô đơn” nay đã có 47 tuổi đời. Bất chấp việc đây là một cuốn sách đồ sộ và có sức sống mãnh liệt trong lòng độc giả, phong cách của tác phẩm này - chủ nghĩa hiện thực kỳ diệu huyền ảo - trên nhiều bình diện, phản ánh một cách độc đáo cuộc sống mọi mặt của các dân tộc ở Mỹ Latinh, kể cả những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử của họ.
Song nó cũng gặp một số phản ứng, trong đó nhà văn nổi tiếng thuộc thế hệ sau Roberto Bolano cho rằng đó là một thứ hiện thực “bốc mùi” với ma thuật, mê tín dị đoan và siêu nhiên. Song không thể phủ nhận, sẽ không có nhà văn thứ hai nào trên thế giới có ảnh hưởng lớn và được yêu mến sâu sắc như Gabriel García Márquez. Tiểu thuyết gia nổi tiếng người Anh - Ian McEwan coi ông sánh ngang với nhà văn vĩ đại Charles Dickens.
“Trăm năm cô đơn” là câu chuyện về những con người thực, không phải truyện cổ tích. Ngôi làng Macondo tồn tại - đó chính là sự kỳ diệu.
Những rắc rối với thuật ngữ “chủ nghĩa hiện thực huyền ảo” là vì người ta nói hoặc nghe nhưng thực ra chỉ nói hay nghe được một nửa về tác phẩm này, chỉ biết đến “ma thuật” mà không chú ý đến “hiện thực”. Sự kết hợp giữa thần thoại của thổ dân da đỏ với trí tuệ của văn minh hiện đại, sự pha trộn giữa các yếu tố hiện thực và hoang đường đã tạo ra một hệ thẩm mỹ đặc biệt và đó chính là một sản phẩm rất đặc trưng của Mỹ Latin hiện đại.
Sự ảo diệu có nguồn gốc sâu xa từ thực tế bởi vì nó phát sinh từ thực tế và được chiếu rọi theo một cách đẹp đẽ, bất ngờ. Ví dụ, đoạn José Arcadio chết, giọt máu của ông gần như có một cuộc sống của riêng nó, di chuyển qua các đường phố của Macondo, cho đến khi đến nằm yên nghỉ dưới chân của mẹ mình. Thoạt đọc, chuyện giọt máu “đi” là không thể, nhưng đoạn văn cho thấy hành trình của tin tức về cái chết của ông lọt ra từ phòng ngủ - nơi ông tự kết liễu đời mình, đến căn bếp nơi mẹ ông đang ở đó, rồi nó (giọt máu) tiến đến gần bàn chân vợ ông Úrsula Iguarán độc đoán thì bị kịch được đẩy lên cao trào. Như vậy, phép thuật được sử dụng ở đây để làm tăng hiệu ứng của kịch tính và cảm xúc, rằng tin buồn này đến với người mẹ, người vợ như thế nào?
Và “hiện thực huyền ảo” không phải là phát kiến của García Márquez. Nhà văn Brazil - Machado de Assis, nhà văn Argentina - Jorge Luis Borges, nhà văn Mexico - Juan Rulfo đã đi trước ông. García Márquez học hỏi từ kiệt tác “Metamorphosis” (Hóa thân) của nhà văn Đức Franz Kafka. (Trong “Trăm năm cô đơn”, người ta có thể nhìn thấy hình ảnh thị trấn ma Comala qua ngôi làng Macondo). Như vậy, hiện thực huyền ảo không chỉ giới hạn ở Mỹ Latinh, mà còn hiện diện ở tất cả các nền văn học trên thế giới, và theo thời gian, García Márquez trở nên nổi tiếng nhất với phong cách này.
Gregor Samsa, nhân viên bán hàng trong tác phẩm của Kafka, thức dậy và thấy mình đã biến hình thành một sinh vật to lớn, giống như côn trùng. Từ đó, Gregor Samsa phải nỗ lực để thích nghi với hình thù mới và cuộc sống mới là gánh nặng cho gia đình anh. Nhưng nếu Samsa sống ở ngôi làng Macondo, nơi sự biến đổi là phổ biến, thì anh sẽ không cảm thấy lạc lõng. Nhân vật Gogol Kovalyov của của nhà văn Nikolai Gogol có cái mũi tách rời khỏi khuôn mặt và đi lang thang xung quanh St. Petersburg, cũng sẽ cảm thấy như ở nhà nếu ở Macondo.
Các nhà văn siêu thực Pháp, Mỹ cũng lấy cảm hứng từ những hư cấu trong các tiểu thuyết hư cấu này. Song García Márquez biết cách làm nó tuyệt vời hơn vì ông thuộc về nơi mà “chủ nghĩa siêu thực trải dài qua các đường phố” và “hiện thực của nhà văn Mỹ Latinh này là hoàn toàn “Rabelaisian” (phong cách hài hước trào phúng giống nhà văn Pháp Rabelais - PV).
Nhưng cũng cần phải nói lại rằng, dù có huyền ảo đến đâu cũng cần có nền tảng là hiện thực. Khi tôi lần đầu tiên đọc tác phẩm của García Márquez, tôi chưa bao giờ đến bất kỳ đất nước Trung và Nam Mỹ nào. Nhưng trong những trang sách của ông, tôi tìm thấy một thực tế tôi biết rất rõ từ kinh nghiệm của chính bản thân mình ở Ấn Độ và Pakistan. Ở cả hai nơi đó đều có một cuộc xung đột giữa thành phố và nông thôn, giữa người giàu và người nghèo, người có quyền thế và người yếu ớt, mạnh mẽ và bất lực. Cả hai nơi đều có lịch sử thuộc địa lâu đời, ở cả hai nơi tôn giáo đều có ý nghĩa quan trọng.
Tôi biết những viên tướng và tá của García Márquez, hay ít nhất là những người đồng cấp Ấn Độ và Pakistan của họ, giám mục của ông là giáo sĩ Hồi giáo của tôi, những khu chợ đường phố của ông cũng là những khu chợ trời của tôi. Thế giới của ông ấy là của tôi, chỉ khác là được dịch sang tiếng Tây Ban Nha. Tôi đã yêu thế giới đó, không phải vì sự huyền bí, mà vì chủ nghĩa hiện thực. Tuy nhiên, thế giới của tôi mang dáng dấp thành thị hơn của García Márquez. Đó chính là cảm giác về làng mạc đem đến hương vị đặc biệt cho chủ nghĩa hiện thực của García Márquez.
García Márquez là một nhà báo không bao giờ đánh mất sự thật. Ông cũng là một người mơ mộng luôn tin vào sự thật của những giấc mơ. Ông cũng là một nhà văn có khả năng bắt được những khoảnh khắc đẹp đẽ, hài hước, cuồng nhiệt. Ở phần đầu “Tình yêu thời thổ tả”: “Hương thơm của hạnh nhân đắng luôn nhắc nhở về số phận của tình yêu không được đền đáp”.
Và không thể quên được ở “Trăm năm cô đơn”: “Đại tá Aureliano Buendía tiến hành 32 cuộc nổi dậy vũ trang và thua tất cả. Ông có 17 con trai với 17 người phụ nữ khác nhau, nhưng tất cả đều bị giết từng người từng người một chỉ trong một đêm trước khi người con lớn nhất mới 35 tuổi. Ông đã sống sót 14 lần trong đời, bị 73 lần phục kích và xử bắn. Ông sống sót qua một liều strychnine trong cốc cà phê đủ giết chết một con ngựa”.
Với những tình tiết như vậy, phản ứng của chúng ta chỉ có thể là lòng biết ơn. Ông là người vĩ đại nhất trong số tất cả chúng ta.
Huyền Anh lược dịch
(Tên nguyên bản “Magic in Service of Truth Gabriel García Márquez’s Work Was Rooted in the Real, đăng trên The New York Times ngày 21.4.2014)

Đỗ Minh Tuấn mở đầu cho phong cách hiện thực kỳ ảo của Việt Nam*

  •   Phương Lựu
  • Thứ tư, 30 Tháng 11 2011 21:43
  • font size giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ
Đỗ Minh Tuấn đã xuất hiện trên văn đàn từ lâu với nhiều tư cách nên tất cả các tư cách đó đã đi vào đóng góp cho văn chương tiểu thuyết, mỗi nghề đóng góp một phương diện. Tả cảnh như họa sỹ, tả đâu ra đấy, rất sinh động.
Nhà thơ giúp  anh viết trữ tình sâu sắc. Đỗ Minh Tuấn không hời hợt đâu, như đoạn tâm tư của sư cô khi thấy anh chàng Quỳ khát khao tình dục tôi thấy rất hay, vì lúc ấy cô nảy sinh lòng từ bi, muốn bố thí cho anh ta chút thú. Nghề đạo diễn cũng giúp Đỗ Minh Tuấn rất nhiều, anh giỏi bịa chuyện lắm, giỏi dựng cảnh. Mình đọc cứ run run không biết tại sao bỗng nhiên lại xuất hiện một lão ăn mày, cứu cô bé tự tử rồi được chịu ơn, rồi  tham dự vào các chuyện của làng một cách tự nhiên, từ chuyện đánh bài đến chuyện cá cược bóng đá…Chuyện nọ sang chuyện kia, bất ngờ, lôi cuốn. Rất nhiều vốn sống nên bịa chuyện gì ra chuyện ấy. Nhưng cũng hơi tham. cần thiết. Như chuyện Thao đang giữ cây bưởi, đi tìm đồng đội để cùng mình giữ đất Đông Phúc thì giữa đường thấy những bức tượng Phật bị kẻ cắp lấy trộm bỏ giữ đường lại sa lầy vào chuyện mang lại tượng về chùa, rồi sau đó đi bốc mộ cùng anh chàng da đen mới quen trong khi giúp nhà chùa để rủ anh ta mang hài cốt mẹ về mai táng ở Đông Phúc, rồi sau đó lại cùng anh này đi đến tìm đồng đội ở một làng đào đồ cổ và bị mất cắp xương, rồi đánh nhau ngộ sát vào tù. Không biết bao nhiêu chuyện. Có khi cái tài ấy dùng quá mức cần thiết. Nhưng tổng kết lại, ấn tượng tổng quan là anh ấy viết tưng tửng mà cứ ra chuyện theo lối dòng “dòng ý thức sự kiện” của M.Prous, nên viết cái gì ra cái đấy ngay, vào cảnh ngay. Điều đó để giải thích vì sao cũng cái chuyện ấy thôi nhưng viết cái gì ra cái ấy, hấp dẫn.
Về lý thuyết có thể phải trao đổi xem có chất Market đến đâu trong tiểu thuyết này.Nhưng không thể và không nên cứ có hiện thực huyền ảo là phải quy về Macket. Có thể có chủ nghĩa hiện thực kỳ ảo của Việt Nam. Vì người Việt Nam có nhiều quan niệm tâm linh. Như sáng nay khi chuẩn bị đi tôi thấy một con chim rất đẹp bay vào bếp. Tôi nghĩ đây là điềm xui: “Chim sa cá lặn”, đáng sợ lắm, thế là tôi vội vàng đuổi con chim đi, mời cô bay đi cho. Vì cách nghĩ của ta nó thế, cứ có cái gì liên tưởng đến tâm linh. Chuyện bóng ma Đạm Tiên, rồi bao nhiêu tích khác ám ảnh trong tâm thức. Nên phải công nhận rằng trong chuyện của Đỗ Minh Tuấn có hiện thực kỳ ảo. Chuyện cây gạo cây bưởi nở hoa bốn mùa, chuyện đàn vịt đỏ, chuyện đứa bé quái thai khóc thét lên khi xung quanh có người nghĩ về chiến tranh, súng ống, chuyện đàn bướm sặc sỡ bay lên khi Quỳ bốc mộ mẹ, chuyện đàn chim ào ào bay theo máy bay khi nhà đầu tư dùng trực thăng chở cây gạo bay đi.v.v. Còn về ý kiến có hay không có cái hậu hiện đại trong tiểu thuyết này cũng không phải là không có cơ sở. Đồng chí Chủ tịch Hội cũng nên biết rằng trên thế giới cũng có người cho rằng G.Market, rồi chủ nghĩa hiện thực XHCN cũng là hậu hiện đại. Mà họ có lý luận của họ chứ không phải nói bừa đâu! Họ căn cứ vào tính chất phì đại, phi hiện thực và phi cá tính, tức là không có chủ thể, của các dòng văn học này để kết luận như vậy. Tóm lại, có thể coi tiểu thuyết của Đỗ Minh Tuấn là một sự mở đầu cho phong cách hiện thực kỳ ảo của Việt Nam./.
__________
(*) Tham luận tại Hội thảo về tiểu thuyết Thần thánh và bươm bướm của Đỗ Minh Tuấn, Hội nhà văn VN tổ chức ngày 25-11-2011.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét