Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

VÕ THUẬT TINH HOA

(ĐC sưu tầm trên NET)

Huyền thoại Lôi long đao

Thứ Tư, ngày 27/1/2010 - 00:04
    Tâm bất định thì không thể kháng cự hay thi triển chiêu thức. Đó là quy tắc của võ học.

    LTS: Trải qua những giai đoạn đầy biến động, võ Bình Định – một trong những cái nôi của võ thuật cổ truyền Việt Nam vẫn như mạch ngầm âm thầm chảy. Trong dòng trầm tích ấy, đến nay những bài thảo cổ vẫn được lớp hậu sinh lưu giữ, truyền dạy như vật báu của quê hương đất võ…
    Trời Bình Định cuối năm trở lạnh. Bên tách trà, giọng nói của võ sư Nguyễn Đông Hải trở nên hào sảng khi nghe chúng tôi hỏi về bài thảo Lôi long đao. “Hiếm có bài đại đao nào uyển ảo, tinh thâm như Lôi long đao. Ngọn đao hư thực, sấm sét và mềm mại, chỉ có thể gọi bằng báu vật…”.
    Tâm không tịnh, công phu chỉ là… công cốc
    Theo võ sư Đông Hải, bài thảo Lôi long đao do đô đốc Võ Văn Dũng nghiên cứu chiêu pháp rồi soạn ra vào mùa thu năm 1768 tại huyện Tây Sơn, Bình Định.
    Sách “Tây Sơn liệt quang chi binh pháp” ghi lại, đô đốc Võ Văn Dũng xuất thân trong một gia đình khá giả. Thuở nhỏ, ông thường được cha mẹ mời các thầy võ về dạy, đến tuổi đôi mươi thì đã tinh thông võ nghệ. Gia đình có truyền thống nghề buôn nên Võ Văn Dũng cũng theo cha bôn tẩu khắp nơi, có dịp giao lưu với nhiều anh hùng hào kiệt bấy giờ. Càng lớn Võ Văn Dũng càng chứng kiến cảnh quan lại khắp nơi nhiễu nhương, hà hiếp dân lành. Ông tập hợp hào kiệt, luyện binh rồi tìm đến Nguyễn Nhạc xin tụ nghĩa. Chứng kiến đường đại đao sắc ngọt của Võ Văn Dũng, Nguyễn Nhạc phong ông làm đô đốc.
    Một hôm, đất Bình Định xôn xao bởi sự kiện một cao thủ võ thuật Trung Hoa ngày ngày ra chợ gồng mình, thách thức người khác dùng đao chém vào người. Võ công của người này kỳ diệu tới mức đao kiếm đâm chém vào người không hề hấn gì. Hơn nữa, y cứ ngông nghênh sự vi diệu của võ thuật phương Bắc, chê bai võ thuật Việt Nam. Biết Nguyễn Nhạc muốn trừ khử hắn nên Võ Văn Dũng xin thực hiện nhiệm vụ.
    Một võ sinh đang biểu diễn Lôi long đao.
    Võ Văn Dũng tới gặp rồi hỏi tên cao thủ kia rằng công phu mình đồng da sắt ắt tâm phải tịnh, liệu có thể làm một thí nghiệm không. Không chần chừ, cao thủ kia nói ngay: “Lòng như tro lạnh!”. Võ Văn Dũng sai đám thảo khấu, đĩ thõa làm chuyện phòng the ngay trước mặt hắn. Ban đầu người này còn mở mắt cười tươi, lát sau đột nhiên mắt hắn nhắm lại. Nhân lúc ấy, Võ Văn Dũng lia một đường đao lấy gọn đầu hắn.
    Câu chuyện trên là một giai thoại nhưng cho thấy rằng Võ Văn Dũng đã rất có lý khi suy luận tâm bất định thì không thể kháng cự hay thi triển chiêu thức. Đó là quy tắc của đỉnh cao võ học.
    Bài đao khiếp vía kẻ thù
    Đất Tây Sơn địa hình hiểm trở, núi non trùng điệp. Tương truyền, để đường Lôi long đao được nhu nhuyễn, Võ Văn Dũng thường tới thạch đồ ở Hầm Hô để ngày đêm luyện tập (di tích này hiện vẫn còn ở Tây Sơn, Bình Định). Những thớ đá trơn trượt, rêu phong là điều kiện tốt để ông luyện tấn nhẹ nhàng nhưng vững chãi. Đó cũng là thứ triết lý uyển ảo của võ học Bình Định: Công nhẹ như lá, thủ vững như đá…
    Ảnh trên: Ảnh dưới: Phóng viên Pháp Luật TP.HCM đang thực hành một thức trong bài Lôi long đao.
    Theo võ sư Đông Hải, đại đao là loại binh khí mà chỉ có võ tướng tinh thông võ thuật mới dùng. Bởi lẽ đại đao dài, nặng, vừa là loại binh khí lợi hại, vừa thể hiện chất uy dũng của người dùng nó. Võ sư kể rằng bài Lôi long đao được tìm thấy trong cuốn “Tây Sơn danh tướng bí kiếp mộ hồn thao” của Nguyễn Trung Như, một danh tướng nhà Tây Sơn, chép lại. Trải qua nhiều thế kỷ, cuốn cổ thư võ học này được lưu giữ tại chùa Lộc Sơn, huyện An Nhơn (Bình Định), hiện do ông giữ và dịch lại. Năm 1984, ông được cố thượng tọa Thích Tịnh Quang truyền dạy, sau đó ông đã dạy lại cho học trò xuất sắc nhất của mình là võ sư Trần Duy Linh. Và cũng chính bài đao này đã mang lại cho võ sư Trần Duy Linh huy chương vàng giải võ cổ truyền toàn quốc vào những năm sau đó.
    Bài đại đao gồm 66 thức với chỉ tám câu thiệu nhưng đã chuyển tải hết tinh thần sức mạnh và sự linh hoạt của bài võ. Bài võ có lúc rào rạt thị oai đối phương như “Bắc sát kình phong, Nam lôi thanh thế”, có khi ảo diệu khiến đối phương trở tay không kịp với chiêu thức “Thần đao đoạn kiếm, Kiếm đoạn thương thần”. Võ sư Đông Hải giải thích, trong chiến đấu, ngọn kiếm, đường thương rất linh hoạt. Hai loại binh khí này có lúc theo đường thẳng của binh khí đối phương mà xuyên vào, lúc khác lại di chuyển nhiều hướng khác nhau để tấn công. Tuy nhiên, chiêu thức của Lôi long đao là chế ngự ngay từ đôi tay của người dùng thương, kiếm. Nói cách khác là người dụng đao không dùng lưỡi đao để chế ngự mũi kiếm, đường thương mà sẽ trảm phạt đôi tay của người cầm thương, kiếm. Ngoài ra, công phu của Lôi long đao nhiều lúc còn mượn sức đối phương để giết chết đối phương một cách nhanh chóng. Đó là những động tác chém dụ để tạo điều kiện cho đối thủ gạt đỡ rồi nhân lúc đối thủ phản công thì chỉ việc đẩy nhẹ đường đao về phía trước là đoạt mạng.
    Lôi long đao còn là sự vận dụng lối đánh bốn phương với tám hướng đánh nên rất khó có cơ hội cho những loại binh khí khác. “Binh khí thường có các hình thức gồm: đấu tức là một đánh với một, chiến là một đánh với từ hai trở lên. Lôi long đao ngoài việc hội tụ đao đấu, đao chiến còn là một bài đao trận, nghĩa là một người có thể đánh với cả đoàn quân. Tôi tin chắc rằng Võ Văn Dũng ngày xưa từng đoạt đầu của rất nhiều kẻ thù với chiêu thức từ Lôi long đao” - võ sư Đông Hải nói.
    Võ sư Trần Duy Linh, huấn luyện viên đội võ cổ truyền Bình Định, tâm sự: “Ngày xưa làm trai thời loạn thì dùng đao chém càng nhiều kẻ thù càng tốt để bảo vệ đất nước. Còn bây giờ việc dạy và học những bài thảo của tổ tiên là cái đạo phải giữ để nền võ học quê mình không bị mai một. Tôi không bảo thủ nên đã dạy bài Lôi long đao này cho tất cả học trò, anh em hoạt động võ thuật của mình”.
    Lôi long đao vì thế sẽ còn mãi trong lòng đất võ.

    Để tinh hoa không mai một
    Theo võ sư Trần Duy Linh, Lôi long đao là bài đại đao chiêu thức phức tạp, độ khó cao nên đòi hỏi người tập luyện phải có sức khỏe dẻo dai và quan trọng hơn hết là phải thông thạo nhiều binh khí thì mới có khả năng lĩnh hội. Việc duy trì tập luyện thường xuyên bài đao này giúp cơ thể săn chắc, khỏe mạnh và tăng tuổi thọ.
    Mới đây, trong đợt tập huấn ở Khánh Hòa, võ sư Trần Duy Linh thị phạm cho đông đảo võ sư để giúp bài thảo này phổ biến trên toàn quốc. Ngay sau đợt tập huấn này, Lôi long đao đã chính thức trở thành một trong 18 bài quy định của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam khi thi đấu, biểu diễn.
    Võ sư Nguyễn Thanh Vũ, Phó Chủ tịch Hội Võ thuật cổ truyền Quy Nhơn, người đã học bài Lôi long đao từ võ sư Linh, cho biết thêm: “Hiện nay ở câu lạc bộ của tôi, một số võ sinh từ cấp 14 trở lên đều đã được học Lôi long đao. Tôi hy vọng nhiều bài thảo khác của Bình Định cũng tìm được người tài, đức lĩnh hội lại để không làm mai một tinh hoa của tổ tiên”.
    THANH NHÃ - THÁI BÌNH

    Võ Thiếu Lâm có phải 'đệ nhất thiên hạ'?

    Sở hữu khinh công tuyệt đỉnh và hệ thống khí công, ngạnh công mạnh mẽ nhưng võ Thiếu Lâm có phải 'đệ nhất thiên hạ'?
      'Bắc Đẩu' của làng võ
      Trung Hoa là nơi võ thuật phát triển đa dạng, trong đó võ Thiếu Lâm được coi như nền tảng, cội nguồn của rất nhiều môn phái.
      Võ Thiếu Lâm hình thành cách đây hàng ngàn năm, gắn liền với văn hóa Phật giáo của Trung Quốc và còn vang danh đến ngày nay.
      Võ Thiếu Lâm có phải 'đệ nhất thiên hạ'?
      Từ khoảng đầu thế kỷ thứ 7, các sư sãi trong chùa Thiếu Lâm Tự không chỉ luyện quyền thuật binh khí mà còn luyện đánh bộ, đánh ngựa, luyện khinh công, khí công, lập trận đồ…
      Các nhà võ thuật nổi tiếng cũng mến mộ danh tiếng nhà chùa Thiếu Lâm mà tìm đến giao lưu, học hỏi, truyền lại cho sư sãi những tuyệt chiêu.
      Chùa Thiếu Lâm dần trở thành đất hội võ của cả nước, tập hợp được tinh hoa của võ thuật bốn phương. Nhưng lúc này, các bộ môn quyền thuật của Thiếu Lâm vẫn chưa được coi trọng như về sau.
      Phương pháp sử dụng binh khí vẫn còn thịnh hành và võ khí phòng thân của các vị tăng nhân trong chùa chính là cây côn mà chủ yếu là trường côn.
      Chùa Thiếu Lâm lúc đó vẫn còn giữ nghiêm giới luật, tuyệt đối cấm các tăng nhân sử dụng các loại võ khí bằng kim loại bén nhọn có thể gây sát thương. Do vậy võ Thiếu Lâm đạt rất nhanh đến trình độ điêu luyện về côn pháp.
      Càng về sau, hệ thống quyền thuật ngày càng được bổ sung và phát triển.
      Võ Thiếu Lâm có phải 'đệ nhất thiên hạ'?
      Đặc trưng quyền thuật Thiếu Lâm là: Kết cấu tư thế nghiêm ngặt, động tác thiết thực chất phác, phát lực cứng mạnh, tiết tấu rõ ràng mau lẹ, tay dùng tiếng phát, đi thẳng về thẳng, tiếng theo tay xuống, giấu quyền chứ không lộ liễu, trong tĩnh ngoài mạnh.
      Quyền thuật Thiếu Lâm còn phải 'nhẹ như mèo, vọt như hổ, đi như rồng, động như chớp, tiếng như sấm'.
      Võ Thiếu Lâm cũng có vô số bài quyền rất đẹp mắt như Mai hoa quyền, La hán quyền, Hồng quyền, Trường quyền, Thanh long xuất hải quyền, Nhu quyền… cho đến Ngũ hình quyền (long, hổ, báo, xà, hạc) và Thập nhị hình quyền (mô phỏng theo 12 con vật khác).
      Sự phát triển đó giúp võ Thiếu Lâm có quyền pháp, khí giới… đủ các nội dung, thể lệ hoàn chỉnh, bài bản.
      Về sau, rất nhiều môn phái của Trung Quốc cũng như các nước trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á đã chịu ảnh hưởng hoặc ít nhiều học hỏi từ những chiêu thức của võ Thiếu Lâm.
      Môn võ thực chiến hay chỉ để… biểu diễn?
      Được mệnh danh là 'Bắc Đẩu của làng võ', Thiếu Lâm sở hữu nhiều chiêu thức, bài quyền và những màn biểu diễn cực kỳ đẹp mắt và ấn tượng.
      Trong kho tàng cực kỳ đồ sộ về những bài quyền thì bài nào của võ Thiếu Lâm cũng đều vừa uyển chuyển, nhịp nhàng nhưng cũng đầy mạnh mẽ, không khô cứng như quyền trong một số môn khác như Karatedo , Taekwondo…
      Các cao thủ Thiếu Lâm có thể phô diễn những khả năng phi thường như chạy trên mặt nước hàng trăm mét, chạy trên tường như… đi dạo hay thực hiện những màn biểu diễn khí công khiến người xem phải thót tim.
      Võ Thiếu Lâm có phải 'đệ nhất thiên hạ'?
      Trong điện ảnh cũng như các câu chuyện kiếm hiệp, võ Thiếu Lâm còn trở nên huyền bí và lôi cuốn với nhiều tuyệt chiêu đã đi vào huyền thoại như Dịch cân kinh, Thập bát La Hán trận, Nhất chỉ thiền công, Thiết tí công, Đồng sa chưởng, Thiết sa chưởng…
      Mặc dù ảo diệu như vậy tuy nhiên theo quan điểm hiện đại thì võ Thiếu Lâm chủ yếu nặng về tính chất biểu diễn hơn là khả năng thực chiến.
      Cách đây không lâu, một lữ đoàn đặc nhiệm quân đội tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã quyết định hủy bỏ đào tạo nhiều loại 'tuyệt kỹ võ công' như đập gạch trên đầu, dùng cổ họng đẩy cong cây thép, dùng yết hầu chống thanh thép để đẩy xe ôtô…
      Nguyên nhân là vì bị chỉ trích thiếu tính thực tế và có thể biến binh lính thành những 'con hổ giấy' trên chiến trường.
      Theo ông Zhang Aijun, chỉ huy lữ đoàn đặc nhiệm này thì những khả năng chiến đấu mà phương pháp này đem lại không có hiệu quả, các binh sĩ cần phải được thiết kế huấn luyện để đáp ứng một cuộc chiến thực sự'.
      Trong khi đó, võ sư Liang Jianfeng, hiệu trưởng của một trường học võ thuật tại Bắc Kinh khi trả lời phỏng vấn của hãng tin Global Times cũng chỉ ra, việc huấn luyện công phu những kỹ năng trên sẽ mất rất nhiều thời gian, hao tốn năng lượng để thực hành.
      Thậm chí nó còn gây ra nguy hiểm và đòi hỏi phải duy trì liên tục các bài tập để giữ được phong độ. Song trong chiến đấu thực tế, những kỹ năng này không thực sự thiết thực.
      Võ Thiếu Lâm có phải 'đệ nhất thiên hạ'?
      Không chỉ vậy, theo một số nhà nghiên cứu về võ thuật thì khí công của Trung Quốc so với thiền Yoga của Ấn Độ tập luyện khó nhọc hơn nhưng hiệu quả đôi khi còn thua kém.
      Cũng theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, võ Thiếu Lâm có lẽ chỉ phù hợp với điện ảnh bằng nhiều chiêu thức đẹp mắt.
      Nhưng trong thực chiến, các chiêu thức này không thể hiệu quả bằng các môn võ hiện đại như Muay của Thái Lan, Boxing hay võ tổng hợp của các nước phương Tây, nhu thuật của Brazil.
      Điều này cũng góp phần lý giải vì sao ở các giải võ thuật tiếng tăm trên thế giới như hệ thống MMA trong đó có giải UFC vốn lấy sự hiệu quả làm tôn chỉ thì hầu hết các võ sĩ đều học Boxing, Judo, Taekwondo, Muay Thái, nhu thuật Brazil thay vì tập luyện võ Thiếu Lâm.
      Yi Long - một 'cao thủ Thiếu Lâm' và là võ sĩ nổi danh tại Trung Hoa, từng lớn tiếng tuyên bố sẽ lấy võ Thiếu Lâm để thách đấu tất cả các võ phái trên thế giới.
      Tuy nhiên thực tế, Yi Long đã trải qua những lần thất bại muối mặt trước các tay đấm Mỹ và bị cao thủ Muay Thái Buakaw đánh bại ngay tại Trung Quốc.

      Theo Lê Sơn/Soha.vn/Ttvn.vn

      Huyền thoại võ thuật Việt, người khiến Chung Tử Đơn nể sợ là ai

      Theo Chung Tử Đơn: 'Cung Lê là đối thủ mạnh nhất mà tôi từng gặp khi đóng phim hành động từ trước đến nay!'
        Cậu bé Cung Lê nhỏ bé
        Cung Lê (tên thật là Hoàng Cung Lê) sinh tại Sài Gòn. Khi chưa đầy 3 tuổi, Cung Lê cùng mẹ sang Mỹ. Vì vóc dáng nhỏ bé của mình, cậu bé luôn bị các đứa trẻ lớn hơn bắt nạt.
        Lên 10 tuổi, mẹ của Cung Lê đã có một quyết định mang tính bước ngoặt, mở ra cánh cửa bước vào con đường võ thuật của Cung Lê, đó là cho phép anh luyện tập Taekwondo để tự vệ.
        Bắt đầu từ lớp học võ đầu tiên đó, Cung Lê không ngừng tiếp thu các môn võ thuật khác nhau như vật, Jiu-Jitsu, Tán Thủ, Muay Thai và nhanh chóng trở thành một võ sĩ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới.
        Cung Lê
        Sự khổ luyện và ý chí bất bại
        Là một võ sĩ chuyên nghiệp, một tuần Cung Lê được ăn 2 buổi những đồ ăn mình thích như pizza, chocolate… còn lại anh phải ăn uống theo giáo án của huấn luyện viên.
        Khi được hỏi ai là đối thủ lớn nhất của Cung Lê, anh nói đó chính là… bản thân mình. Theo anh, nếu Cung Lê suy nghĩ mình có thể chiến thắng người khác thì anh sẽ có cơ hội giành chiến thắng.
        Khi tập luyện, thi đấu, Cung Lê luôn có suy nghĩ rằng khi lên võ đài một là đánh, hai là bị đánh. Từ đó anh sẽ càng nung nấu thêm ý chí để dồn sức cho những lần thượng đài của mình.
        Cung Lê
        Anh được cho là võ sĩ có lối tấn công đa dạng, hiệu quả và chính xác, đặc biệt là những cú đá (dựa trên phong cách chiến đấu của Taekwondo và Muay Thai).
        Wrestler Bill Goldberg mô tả cú đá hậu quay vòng của anh như 'đụng phải xe tải' và cũng là cách đá tấn công nguy hiểm nhất của Cung Lê.
        Cung Lê
        Trong một lần trả lời phỏng vấn của ESPN, Cung Lê nói rằng, phương châm sống của anh là: 'Born to Fight'. Đây là một câu nói bao hàm nhiều ý nghĩa.
        Có thể hiểu theo nghĩa bóng là sinh ra để trừ cái ác, cái xấu và cũng còn có nghĩa thực trong cuộc sống của anh nữa là sinh ra để chiến đấu trên võ đài.
        Gửi gắm những sức mạnh và danh dự vào trong những cuộc đấu, đó là nhiệm vụ của một võ sĩ, Cung Lê nói như thế.
        Chiêm ngưỡng những cú đá sấm sét của Cung Lê:

        Nếu không xem được, mời bạn Click vào đây
        Võ sĩ Việt Nam nổi tiếng nhất thế giới, cơn ác mộng đến từ châu Á
        Nhờ quá trình rèn luyện không ngừng nghỉ, anh đã đạt được khoảng 40 giải thưởng, trong đó nổi bật là 3 lần đoạt được HCV giải Tán thủ (Sanshou) thế giới, 3 lần vô địch võ tự do thế giới.
        Võ sĩ 43 tuổi này chưa có thất bại nào trên sàn đầu kickboxing với 17 trận toàn thắng. Cung Lê cũng đã có 3 lần làm đội trưởng đội tuyển Mỹ tham dự giải Wushu thế giới.
        Đặc biệt, Cung Lê đánh bại Frank Shamrock bằng một cú đá 'nghìn cân' làm đối thủ gãy tay ngay trên sàn đấu và trở thành vô địch hạng trung của Strikeforce trước khi chuyển sang theo đuổi sự nghiệp điện ảnh và tham gia UFC, giải đấu võ tự do lớn nhất thế giới.
        Cung Lê
        Cung Lê và Frank Shamrock sau trận so găng
        Bước sang thi đấu sang UFC, Cung Lê cũng đạt được những thành công vang đội. Ấn tượng nhất chính là chiến thắng trước Rich Franklin, huyền thoại của UFC, vào năm 2012 tại Macau.
        Chưa dừng lại ở đó, Cung Lê còn từng đánh bại võ sĩ người Trung Quốc Na Sun, biệt danh 'Mongolian King'. Sau chiến tích khó tin này, anh được giới truyền thông Mỹ đặt biệt danh là 'cơn ác mộng Châu Á'.
        Tại lễ trao giải thưởng Asia Entertainment Awards 2004, anh được tôn vinh là 'võ sĩ Việt Nam nổi tiếng nhất thế giới'.
        Với những thành tích vang dội đó, Cung Lê đã được tạp chí Inside Kungfu bình chọn là một trong những võ sĩ hay nhất mọi thời đại, anh cũng đã từng lên bìa những tạp chí võ thuật nổi tiếng như Inside Kungfu, Black Belt Magazine và Martial Arts Illustrated.
        Cung Lê
        Cung Lê trên bìa các tạp chí võ thuật
        Ảnh hưởng của Cung Lê rộng lớn đến mức có người đã phát biểu rằng:
        'Với giới trẻ Mỹ, khi nhắc đến các thần tượng trong lĩnh vực thể thao, họ thường kể ngay: Môn bóng rổ có ngôi sao Michael Jordan, Golf có Tiger Wood, Bóng đá có David Beckham và võ thuật là Cung Lê'.
        Không chỉ đạt được nhiều thành tích trong sự nghiệp thi đấu, Cung Lê còn khá 'mát tay' với 2 trung tâm huấn luyện võ thuật.
        Những võ sĩ Tán thủ do anh đào tạo liên tục đạt huy chương của các giải đấu tại Mỹ và các nước. Đến nay các kênh truyền hình Discovery, UPN San Francisco... đều đã làm phim tư liệu về sự nghiệp võ thuật của Cung Lê.
        Cung Lê
        Bén duyên với điện ảnh
        Ngoài sàn đấu, anh còn xuất hiện trên màn bạc với nhiều vai diễn võ thuật. Diễn xuất đầu đời của anh là 1 vai phản diện trong bộ phim hành động hạng xoàng: Dark Warrior (với Jason Yee) hồi năm 2006.
        Nội dung bộ phim không có gì ấn tượng và nhanh chóng đi vào quên lãng…
        Phim tiếp theo 'Fighting' Cung Lê thủ vai Dragon Le một trong những đối thủ của Channing Tatum (Step Up 2006/Dear John 2010).
        Trong phim hành động, kinh dị, khoa học giả tưởng: Pandorum (2009) Cung Lê thủ vai Mạnh (một nhân vật người Việt với võ nghệ cao cường trên con tàu vũ trụ Elysium) bên cạnh các ngôi sao điện ảnh Dennis Quaid và Ben Foster.
        Cung Lê
        Cung Lê trong Pandorum (2009)
        Năm 2009, anh hợp tác cùng ngôi sao Chung Tử Đơn trong bộ phim của Trần Đức Sâm 'Thập Nguyệt Vi Thành' (Bodyguards and Assassins).
        Sau khi 2 người bỏ ra hơn nửa tháng để hoàn tất cảnh tỷ võ do Stephen Tung Wei đạo diễn, với những chiêu thức mà Cung Lê cho rằng hoàn toàn không có gì mới mẻ, anh và Chung Tử Đơn đã cùng nhau hợp tác làm việc suốt 1 tuần lễ không ngừng nghỉ với 17 diễn viên phụ để dàn cảnh và quay lại đoạn phim này.
        Cung Lê: Võ sĩ Việt nổi tiếng nhất thế giới, cơn ác mộng châu Á
        Cung Lê và Chung Tử Đơn tại phim trường Thập Nguyệt Vi Thành
        Sau 4 ngày quay phim (cả 2 diễn viên phải làm việc trong phim trường suốt 24 tiếng liên tục trong ngày cuối cùng trước khi Cung Lê phải trở về Mỹ), Cung Lê và Chung Tử Đơn đã hoàn tất đoạn phim mà người đạo diễn võ thuật trước đó cần tới nửa tháng.
        Trận đấu bắt đầu với cảnh rượt đuổi bay nhảy ngoạn mục đậm sắc parkour giữa Cung Lê và Chung Tử Đơn trên phố xá Hồng Kông.
        Màn tỷ thí đậm sắc võ thuật tự do này sau đó được nhà sản xuất chọn để đưa vào Trailer để quảng bá bộ phim 'Thập Nguyệt Vi Thành' tại Thượng Hải.
        Trong cuộc họp báo này, Chung Tử Đơn cho biết: 'Cung Lê là đối thủ mạnh nhất mà tôi từng gặp khi đóng phim hành động từ trước đến nay!'


        Theo Đất Việt tổng hợp

        Vén màn võ công 'kẻ phản đồ Thiếu Lâm Tự'

        Thích Diên Lỗ từng là 1 trong Tứ đại Kim cương của Thiếu Lâm Tự, tổng giáo đầu võ tăng Thiếu Lâm.
          Phương trượng Thiếu Lâm Tự Thích Vĩnh Tín đang là một cái tên nóng hổi trong giới võ học thế giới vì những rắc rối xung quanh những bê bối tình ái, cáo buộc tham ô, vi phạm nhiều giới luật của Thiếu Lâm Tự.
          Vén màn võ công kẻ tố cáo Phương trượng Thiếu Lâm Tự
          Ni cô và đứa trẻ được cho là con của phương trượng Thích Vĩnh Tín
          Phần đông những người vạch mặt trụ trì Thiếu Lâm Tự là các võ tăng từng tu luyện tại chùa, trong đó đáng chú ý là người từng là 1 trong Tứ đại Kim cương của Thiếu Lâm Tự, tổng giáo đầu võ tăng Thiếu Lâm: đại sư Thích Diên Lỗ.
          Chính vì việc này, ông đã bị không ít người gọi là 'kẻ phản đồ Thiếu Lâm'.
          Vén màn võ công kẻ tố cáo Phương trượng Thiếu Lâm Tự
          Chân dung Thích Diễn Lỗ
          Chặng đường bén duyên 'Bắc Đẩu làng võ'
          Thích Diễn Lỗ (tên thật là Lâm Thanh Hoa) sinh năm 1970 tại tỉnh Sơn Đông trong một gia đình có truyền thống võ thuật.
          Từ lúc bé xíu, ông đã được cha mình truyền dạy võ. Giống như bao đứa trẻ khác, ông thực sự bị mê mẩn bởi những thước phim về Thiếu Lâm Tự phát trên sóng truyền hình Trung Quốc thời đó.
          Lâm Thanh Hoa thường đòi cha cho đến Thiếu Lâm Tự để tận mắt chứng kiến những màn công phu của các cao tăng bằng da bằng thịt, chứ không phải chỉ là xem qua chiếc màn hình tivi.
          Chiều con, cha Lâm Thanh Hoa đã dẫn cậu tới ngôi chùa Thiếu Lâm Tự lừng danh tại tỉnh Hà Nam để tìm hiểu một số kỹ thuật của môn phái Thiếu Lâm.
          Kể từ đó, Lâm Thanh Hoa bắt đầu gắn bó với Thiếu Lâm Tự cho tới khi 15 tuổi, anh được nhận vào chùa. Suốt 3 năm tiếp theo, chàng trai trẻ không ngừng say mê luyện võ và nghiên cứu Phật pháp.
          Hồi đó do mến mộ tài năng và sự chuyên cần của Thanh Hoa nên phương trụ trụ trì Thích Vĩnh Tín đã chính thức thu nạp anh là đệ tử.
          Năm 1988, Lâm Thanh Hoa chính thức trở thành một nhà sư Thiếu Lâm với pháp danh Thích Diễn Lỗ.
          Vén màn võ công kẻ tố cáo Phương trượng Thiếu Lâm Tự
          Nhân vật số 2 trong Thiếu Lâm Tự, dưới 1 người trên cả vạn người
          Trong khi người thầy Thích Vĩnh Tín được cho là không chú trọng vào việc tập luyện võ thuật thì Thích Diễn Lỗ hoàn toàn ngược lại. Không chỉ giỏi võ, ông còn được mọi người khen ngợi là con người đa tài.
          Ông tập qua khá nhiều những tuyệt kỹ của Thiếu Lâm và có nội công cực kỳ thâm hậu, có thể biểu diễn một cách rất thành thục các màn khí công, ngạnh công...
          Những màn công phu hồi nhỏ từng rất ngưỡng mộ như thiết đầu công, thiết sa chưởng, các chiêu thức quyền pháp đẹp mắt đến giờ ông đều có thể thi triển dễ như... ăn kẹo.
          Vén màn võ công kẻ tố cáo Phương trượng Thiếu Lâm Tự
          Năm 2003, một nhóm phóng viên đã tới phỏng vấn trụ trì Thích Vĩnh Tín về ngôi chùa Thiếu Lâm, do bận đi vắng nên vị phương trượng đã cử Thích Diễn Lỗ đón tiếp đoàn.
          Hôm đó, Thích Diễn Lỗ xuất hiện với dáng vóc vạm vỡ, vẻ mặt uy nghi. Theo mô tả của trang chinesedishes, ông đã khiến nhóm phóng viên... phát sợ về sự uy nghiêm của mình.
          Cũng trong buổi gặp này, Thích Diễn Lỗ còn khiến cho tất cả phải 'lác mắt' với những màn bay qua bức tường và một số pha biểu diễn cực kỳ nguy hiểm.
          Không chỉ chăm chỉ luyện võ, Thích Diễn Lỗ còn có bằng thạc sĩ. Bên cạnh việc tham gia viết một số cuốn sách bí mật của chùa, ông còn được mời giảng dạy kungfu Thiếu Lâm ở nhiều quốc gia từ châu Á, châu Âu, châu Phi tới châu Mỹ.
          Vén màn võ công kẻ tố cáo Phương trượng Thiếu Lâm Tự
          Thích Diễn Lỗ trong một buổi biểu diễn tại nước ngoài
          Năm 1998, Thích Diễn Lỗ còn đoạt HCV Hội nghị biểu diễn Wushu quốc tế tại Toronto, Canada.
          Chính tài năng và trình độ võ thuật khiến vị thế của Thích Diễn Lỗ ngày càng trở nên cao hơn. Ông là một trong Tứ đại Kim cương, tổng giáo đầu võ tăng Thiếu Lâm Tự.
          Trong chùa, ông là nhà sư có uy quyền bậc nhất, chỉ sau vị phương trượng Thích Vĩnh Tín.
          Để mở rộng võ học Thiếu Lâm, ông đã thành lập nên văn phòng chiêu sinh cho cơ sở huấn luyện đoàn võ tăng Thiếu Lâm Tự (gọi là Cơ sở võ tăng) và nhiều cơ sở đào tạo võ thuật do Thiếu Lâm Tự quản lý.
          Vén màn võ công kẻ tố cáo Phương trượng Thiếu Lâm Tự
          Thích Diễn Lỗ và Thích Vĩnh Tín thủa còn thân thiết
          Thời gian này ngoài việc luyện võ và làm công tác quản lý, ông cũng nghiên cứu sâu về y học, thư pháp và hội họa và đặc biệt say mê với văn học.
          Tháng 7/2008, ông vinh dự được đại diện cho Thiếu Lâm Tự tham dự lễ rước đuốc tại Olympic Bắc Kinh.
          Trang web chinesedishes còn tiết lộ một chi tiết thú vị rằng Thích Diễn Lỗ từng trực tiếp tham gia một khóa huấn luyện ngắn về kungfu Thiếu Lâm cho 2 cô con gái của Tổng thống Nga Putin.
          Tuy nhiên không hiểu vì lý do gì, ông đã bị đích thân phương trượng Thích Vĩnh Tín trục xuất khỏi chùa. Cũng không lâu sau đó Thích Diễn Lỗ trực tiếp đứng ra tố cáo phương trượng Thích Vĩnh Tín.
          Vì sao 2 sư đồ từng thân thiết và tin tưởng nhau lại có thể trở mặt với nhau như vậy? Có lẽ chỉ những người trong cuộc mới hiểu.

          Theo Lê Sơn/Soha.vn/Ttvn.vn

          Lão đại xã hội đen, người khiến Chung Tử Đơn phải 'lép vế'

          Trong giới võ thuật châu Á có truyền nhau một câu rằng: 'Quyền có Trần Huệ Mẫn, cước có Lý Tiểu Long'.
            Trong top 10 ngôi sao võ thuật có khả năng thực chiến tốt nhất do Sina bình chọn, Trần Huệ Mẫn thậm chí được xếp trên cả những ngôi sao võ thuật hàng đầu như Chung Tử Đơn, Lý Liên Kiệt, Ngô Kinh...?
            Trong giới võ thuật châu Á, ông cũng không phải là một cái tên xa lạ. 'Quyền có Trần Huệ Mẫn, cước có Lý Tiểu Long' là một câu trong những câu nói nổi tiếng khẳng định khả năng của ông. Vậy Trần Huệ Mẫn là ai?
            Lão đại giang hồ, người khiến Chung Tử Đơn phải 'nép vế' là ai?
            Từ cậu bé yêu võ đến lão đại xã hội đen
            Trần Huệ Mẫn sinh năm 1944 trong một gia đình khá giả. Cha ông là một thủy thủ, quanh năm suốt tháng lênh đênh trên biển nên hiếm khi về nhà.
            Một mình mẹ ông quán xuyến gia đình và nuôi dạy 2 anh em ông nên người. Chính bối cảnh trong sạch này khiến cho nhiều người phải thắc mắc rằng tại sao ông lại gia nhập xã hội đen.
            Ngay từ thuở nhỏ, Trần Huệ Mẫn đã vô cùng yêu thích võ thuật. Ông đã học qua 'Đàm gia tam triển quyền' cùng boxing phương Tây.
            Lão đại giang hồ, người khiến Chung Tử Đơn phải 'nép vế' là ai?
            Năm 1961, ông gia nhập 14k (băng đảng hùng mạnh thứ 2 trong hội Tam Hoàng với quy mô trên 100.000 người) và trở thành Lão đại của Xã đoàn này.
            'Tôi từ nhỏ đã có một tình yêu đối với võ thuật, học qua học qua 'Đàm gia tam triển quyền' và boxing phương Tây.
            Tuy nhiên, lại không có động lực nên năm 16 tuổi khi tốt nghiệp trung học cơ sở liền bỏ. Sau đó, biết một số người bạn tham gia 14k, cảm thấy bọn họ rất oai phong nên cũng gia nhập.
            Lão đại giang hồ, người khiến Chung Tử Đơn phải 'nép vế' là ai?
            'Tôi dự thi cảnh sát nhưng vì kém mấy tháng nữa mới đủ 18 tuổi nên tôi bị loại. Sau đó, tôi chuyển qua làm vệ sĩ, thời đó vệ sĩ được gọi là người canh giữ', ông chia sẻ.
            Năm 1965, Trần Huệ Mẫn bắt đầu trở thành một cảnh sát. Công việc đầu tiên là làm cai ngục, số hiệu là 403. Công việc tiếp theo là làm cảnh sát thuộc Cảnh sát hoàng gia Hồng Kông, số hiệu 8872.
            Năm 1967, cảnh sát phát hiện Trần Huệ Mẫn là 'tay trong' của bang hội nên bị khai trừ, chính thức bắt đầu sự nghiệp băng đảng của mình.
            Ông biết, muốn 'vang danh' thì phải đánh mạnh. 'Có lúc đánh mỗi ngày hay hai ngày một lần. Có lúc mười ngày lại đánh khoảng 8, 9 trận. Cũng từng bị tập kích, bị đâm lén, may tôi biết võ công nên đã đánh bại được đối phương', ông chia sẻ.
            Lão đại giang hồ, người khiến Chung Tử Đơn phải 'nép vế' là ai?
            Trần Huệ Mẫn và Lý Tiểu Long đang trò chuyện
            Từ lão đại tới ngôi sao điện ảnh
            Năm 1972, Trần Huệ Mẫn đại diện cho Hồng Kông tham dự cuộc thi Boxing Đông Nam Á, đánh bại các đối thủ và giành được chức vô địch. Cũng chính vì thế mà có danh xưng 'Quyền có Trần Huệ Mẫn, chân có Lý Tiểu Long'.
            Năm 1983, Trần Huệ Mẫn tham gia 'Cuộc so tài của các anh hùng thế giới', chỉ sau 35 giây liền hạ knock-out quyền thủ Nhật Bản Morigasaki.
            Chính vì tài năng võ thuật hơn người mà trong danh sách các diễn viên võ thuật thực lực, Trần Huệ Mẫn còn được xếp trên những siêu sao nổi tiếng như Chung Tử Đơn, Lý Liên Kiệt, Ngô Kinh... chỉ chịu xếp sau hai ông hoàng Lý Tiểu Long và Chu Tỷ Lợi.
            Năm 1972, Huệ Mẫn lần đầu tiên xuất hiện trên màn ảnh qua bộ phim 'Love and Blood' của đạo diễn Hà Phiên, đóng cùng với Đặng Quang Vinh, Lý Lâm Lâm. Cùng năm đó, ông tiếp tục tham gia bộ phim 'Hổ long tranh đấu' của đạo diễn Ngô Tư Viễn.
            Lão đại giang hồ, người khiến Chung Tử Đơn phải 'nép vế' là ai?
            Sự nghiệp diễn xuất của ông phát triển từ đó. Do có một vài hình xăm trên người nên Trần Huệ Mẫn thường xuyên đảm nhận các vai lưu manh, xã hội đen.
            Lão đại giang hồ, người khiến Chung Tử Đơn phải 'nép vế' là ai?
            Trần Huệ Mẫn và Vương Tổ Hiền trong Sát thủ hồ điệp mộng
            Hơn một nửa thế kỷ gia nhập 14k, Trần Huệ Mẫn được xem là anh cả, có danh tiếng và được kính trọng, kể cả trong hắc đạo lẫn bạch đạo.
            Tháng 4/2013, Trần Huệ Mẫn tham dự tiệc cưới của một lão đại hắc bang.
            Lão đại giang hồ, người khiến Chung Tử Đơn phải 'nép vế' là ai?
            Trần Huệ Mẫn khi về già
            Cảnh sát hoài nghi tiệc cưới thực chất là nơi để tiến hành hoạt động phi pháp liền cử 350 chiến sĩ cảnh sát xông vào hiện trường, cầm súng bao vây, bắt sống toàn bộ 200 khách mời trong đó có Trần Huệ Mẫn.
            'Rất nhiều người trong giang hồ có chuyện vui, mời một số lão đại tới để chúc phúc. Tôi được mời làm khách, cảnh sát cũng biết tôi là 14k, thân phận thuần túy chỉ là khách mời. Họ muốn xét nghiệm nước tiểu, AND, tôi không sợ vì tôi không hút thuốc'.
            Sau khi những tin tức đó được đưa lên báo, Trần Huệ Mẫn nhận được hàng trăm cuộc điện thoại từ bạn bè 'Không trách ngươi diễn xuất xã hội đen tốt như vậy, hóa ra ngươi là lão đại'.
            Các đơn vị truyền thông liên tiếp mời phỏng vấn, dư luận xôn xao khiến ông phải thay đổi số điện thoại và từ chối trả lời tất cả.
            Mặc dù muốn một cuộc sống bình yên nhưng ông vẫn không thể rời khỏi băng đảng xã hội đen 'Bất kể thế nào cũng không thể rời khỏi nhưng hiện tại được coi như là nghỉ hưu'.
            Mặc dù đi lên từ con đường này nhưng ông lại khuyên thế hệ sau là 'Đừng đi vào thế giới ngầm'.
            Ông đang dự định viết cuốn sách 'Midnight Sun' để nói về những thay đổi của xã hội ngầm Hồng Kông rồi đưa chúng lên phim.

            Theo Gia Bảo/Soha.vn/Ttvn.vn

            Không có nhận xét nào:

            Đăng nhận xét