Cuối thế kỷ 16, quan hệ giao thương giữa Việt Nam và các nước
phương Tây (Bồ Đào Nha, Anh, Pháp...) bắt đầu phát triển. Thuận theo
đó, các giáo sĩ, thương nhân cũng lũ lượt vượt biển đến nước ta truyền
đạo, buôn bán, làm ăn. Trong quá trình truyền đạo, để lưu dấu những ngày
tháng sống ở đất khách quê người, các giáo sĩ, thương nhân đã ghi chép
rất tỉ mỉ về phong tục, văn hóa, sinh hoạt của người bản địa. Đại Kỷ
Nguyên xin phép được trích đăng lại những tư liệu quý giá đó, thông qua
bản dịch của học giả Nguyễn Trọng Phấn (1910 – 1996) đăng trên tạp chí Thanh Nghị.
Marini (1608 – 1682), sinh ra ở Taggia (Ý), từng có 14 năm ở
Bắc kỳ, ông có những ghi chép rất tỉ mỉ về cuộc sống ở đây, khi đó vẫn
còn gọi Đàng Ngoài. Một trong những vấn đề được ông quan tâm là hình
pháp và tội phạm đã được thuật lại rất sinh động trong những bản chép
tay của mình.
Ngục hình và tử tội
Tại các
tỉnh không có nhà ngục, trong nhà quan tỉnh vẫn có đủ dụng cụ để cầm giữ
tra khảo: xiềng, xích, khóa tay và những dụng cụ bằng sắt khác nữa.
Thông dụng nhất là gông. Gông làm bằng hai thanh gỗ to và dài như một
cái thang, có hai miếng gỗ ngang nối thanh nọ với thanh kia, hai miếng
gỗ ngang đặt như hai bậc thang kẹp đầu vào giữa không thể nào kéo ra
được; phạm nhân phải đeo gông đến ngày tuyên án.
Khi bị bắt, tội nhân thường phải đeo gông. (Ảnh minh hoạ: Internet)Hoặc cũng có thể bị nhốt lại trong cũi. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Ở Kẻ Chợ
có nhiều ngục thất. Ngục hình thì làm dưới đất, không có cửa, chỉ có
ánh sáng từ một ngọn nến viên cai ngục thắp cho và bắt tội nhân đến hạn
phải trả tiền. Nếu người khốn nạn này không có tiền thì ngục tốt không
ái ngại, đánh cho máu me đầm đìa, thừa sống thiếu chết, tội nhân không
có ai để nói chuyện và than khổ bao giờ…
Chỉ có
thân quyến mới được phép nói chuyện với tội nhân thôi. Họ đến báo cho
tội nhân biết bản án tử hình và tụ họp lại để theo sau khi tội nhân được
dẫn ra pháp trường. Ra đến nơi, tội nhân đã thấy có một bữa ăn sắp sẵn.
Đến giờ hành hình, đao phủ thủ hoặc một tên lính nào đấy bảo hắn là đến
lúc phải tuân vương mệnh; cứ ngồi sệp xuống đất chẳng xê xích đi đâu,
hắn đưa tay cho người ta trói gập ra đằng sau. Xong rồi người ta búi tóc
hắn lên đỉnh đầu và chẳng cần theo một nghi thức gì khác, đao phủ cầm
đao đến gần và hạ thủ.
Tội nhân lĩnh án tử hình bằng cách bị chém đầu. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Các thân
vương quý tộc không bị chém đầu như bọn thường dân. Lưu huyết là một
điều nhục nhã đối với tôn tộc, người hoàng phái, quý phái. Vì thế nên
các quốc thích chỉ bị người ta dùng một cái gậy bằng gỗ hoàng đàn dài ba
thước, to vừa phải phang một gậy vào đầu cho chết, còn người quý phái
nào bị tử hình thì chỉ bị thắt cổ, treo cổ, hoặc ban thuốc độc để chết
thôi – một lối chết danh giá nhất, ít nhục nhã nhất.
Ban thuốc độc là một trong những cách phổ biến nhất đối với hoàng thân quốc thích. (Ảnh minh hoạ: Internet)Hoặc dùng cách thắt cổ. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Bọn trộm
cướp trước khi chết bị đem bêu ba ngày giữa một công viên cho công
chúng sỉ vả, trên một chiếc xe bò dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời,
chẳng có gì che phủ cả. Hình phạt này nhục nhã nhất đối với tội nhân và
rất có công hiệu đối với quần chúng.
Một quốc
thích nào đã làm loạn hoặc xui dân làm loạn thì bị kẹp cổ vào hai chiếc
gậy gỗ như vào giữa hai bậc thang, rồi những kẻ đứng ra hành hình bóp
hết sức chặt làm cho phạm nhân nghẹt thở và chết. Muốn thử xem phạm nhân
đã chết chưa, người ta đốt hai chiếc đèn, đem hai bàn chân kề sát vào
ngọn lửa; nếu tội nhân hơi còn một chút cảm giác thì hai đao phủ kẹp cho
đến khi người ấy chết hẳn không cử động được nữa.
Lính đào
ngũ bị xẻo mũi; quan binh đào ngũ bị chặt thêm hai bàn chân. Bọn du côn
hay sinh sự cãi nhau, đánh nhau bị chặt một, một nửa hay tất cả các
ngón tay.
Hình phạt
Nhân dịp
này tôi kể một câu chuyện mới xảy ra lúc tiên đế sinh ra đức vua đang
tại vị thăng hà. Đức Kim thượng ban chiếu muốn rút nửa lương các võ quan
và quân lính. Sự cải cách này không làm vừa ý một quan cận thần của
tiên đế đứng vào hàng thứ hai các triều thần, được tiên đế biệt đãi vì
tài năng và đức tính. Viên thái giám này phẫn nộ đến nỗi dám cầm xé tờ
chiếu trước mặt nhiều người.
Những đại thần của Hoàng Đế trước phạm tội, nhất là tội khi quân, thì vua lại càng khó xử. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Nhiều
viên cố vấn được cắt ra để xét tội khi quân. Họ một phần vì ghen ghét
địa vị cao sang của viên thái giám nên quyết nghị xin chặt một tay viên
thái giám. Thiếu quân muốn tha thứ; ban rằng từ lúc tiên đế thăng hà,
hình án này là hình án đầu tiên, ngài không muốn trừng phạt một tín thần
của tiên đế, một đại thần lương đống của ngài; hơn nữa tiên đế khuyên
ngài trong mọi việc nên độ lượng quảng đại, khoan hồng hơn là nghiêm
khắc.
Nhưng
các quan biết rõ ý vua nhất định xin thi hành bản án và tâu rằng nếu bắt
đầu dung túng những kẻ khinh nhờn phép vua tức là một việc nguy hại đến
thanh danh của ngài, khi dân chúng đã cảm mến ngài và tin rằng ngài là
một vị vua công bình chính trực nhất. Hơn nữa, đem trừng phạt một vị đại
thần càng làm vững chắc uy danh ngài.
Không phạt thì hình ảnh của Ngài sẽ suy giảm, còn nếu phạt thì cũng không đành lòng. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Sau
cùng, đức vua cũng không chịu nhận rằng tội ấy đáng phạt, nhưng bảo các
quan nể ngài, phạt rút nhẹ đi một nửa. Viên thái giám tưởng chuyện đến
lúc này có thể đút lót các án quan, xin đưa cứ mỗi ngón tay là một trăm
đồng vàng. Nhưng các quan trót đã xin vua nghiêm phạt lại muốn tỏ rằng
mình không vị lợi, cứ y án…
Sát nhân
phải giả tử. Kẻ giết người không những phải thường mạng lại còn phải
nộp cho ngân khố số tiền thuế người chết phải đóng từ năm hai mươi đến
năm sáu mươi: tội nhân không có thì họ hàng phải đóng thay; nếu hắn
không có bà con, hoặc họ hàng thì làng mạc phải chịu.
Một
khi vua đã giao kẻ sát nhân cho người nhà nạn nhân xử tội, thì mọi
chuyện đều có thể xảy ra, nỗi căm phẫn này sẽ trút hết lên đầu kẻ sát
nhân. (Ảnh minh hoạ: Internet)Dù đó là đàn ông hay phụ nữ. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Cũng có
khi vua giao kẻ sát nhân cho gia đình người bị giết để cho bọn này tự
trả thù lấy bằng các thứ hình phạt cho hả cơn giận. Cách đây không lâu
đã có người muốn báo thù cho một thân nhân bị chết đã chém bằng búa và
băm kẻ sát nhân ra làm nhiều mảnh từ chân lên đến đầu, để hắn chết dần.
Những kẻ
gian tham trộm cướp không bị tội chết vì thế nên bọn bất lương rất
nhiều; nhưng khi có chứng cớ thì họ bị nghiêm phạt, quan cũng vậy. Những
người bình sinh là người can đảm mà mắc tội tử hình thì chẳng những
được vua tha tội chết cho mà còn được trọng dụng trong quân đội.
Nguyễn Trọng Phấn (dịch)
Việt Nam qua tư liệu của người phương Tây (phần 8): Tang lễ của vua Lê
Cuối thế kỷ 16, quan hệ giao thương giữa Việt Nam và các nước
phương Tây (Bồ Đào Nha, Anh, Pháp...) bắt đầu phát triển. Thuận theo
đó, các giáo sĩ, thương nhân cũng lũ lượt vượt biển đến nước ta truyền
đạo, buôn bán, làm ăn. Trong quá trình truyền đạo, để lưu dấu những ngày
tháng sống ở đất khách quê người, các giáo sĩ, thương nhân đã ghi chép
rất tỉ mỉ về phong tục, văn hóa, sinh hoạt của người bản địa. Đại Kỷ
Nguyên xin phép được trích đăng lại những tư liệu quý giá đó, thông qua
bản dịch của học giả Nguyễn Trọng Phấn (1910 – 1996) đăng trên tạp chí Thanh Nghị.
Jean Baptiste Tavernier (1605 – 1689) là một thương nhân buôn ngọc
người Pháp, đã từng tự bỏ tiền ra chu du hơn 120.000 dặm vòng quanh thế
giới. Giữa những năm 1630 – 1668, ông đã thực hiện 6 chuyến du hành đến
Ba Tư và Ấn Độ. Khi đang buôn bán ở Ấn Độ, Tavernier có nhiều dịp được
giao lưu với người Việt ở Đàng Ngoài. Nghe những lời kể của họ, đồng
thời khai thác tư liệu riêng, ông đã có cho mình những ghi chép rất tỉ
mỉ sau này được tập hợp lại trong cuốn “Sáu cuộc hành trình”, xuất bản
năm 1675. Dưới đây là những ghi chép của ông về lễ tang của vua nhà Lê ở
Đàng Ngoài khi ấy. Tuy đức vua nhà Lê thời này không có
uy quyền và tất cả thế lực đều vào tay chúa Trịnh, ngài vẫn được thần
dân tôn trọng và triều đình vẫn được rực rỡ oai nghi. Ngày rằm và mùng
một, các đình thần bận triều phục vào lễ vua. Chúa Trịnh trước kia cũng
phải vào dự lễ bái vua, nhưng dần dần ngài đã biết cách xin miễn và cử
một người khác đi thay! Vào chầu vua, quan phải bận phẩm phục màu tím,
quân đi hầu cũng phải mặc áo đồng màu. Mỗi năm vào dịp Tết Trung nguyên, vua ban thưởng cho các đình thần và con cháu các vị công thần vàng bạc; phóng xá cho tội nhân.
Những buổi thiết tiệc cho các văn võ bá quan trong triều. (Ảnh minh hoạ: Internet)Và các điệu múa để chúc mừng ngày tết cổ truyền của dân tộc. (Ảnh minh hoạ: Internet)Bao giờ cũng vậy, cứ đến ba ngày cuối
năm, bốn mươi quan đại thần đi bắt các quan cao thấp văn lẫn võ tuyên
thệ lúc nào cũng trung thành với đức vua và nếu biết có cuộc âm mưu hại
đến long thể, đến cuộc trị nguy của quốc gia thì phải đi tố cáo. Nếu kẻ
đi báo đã làm quan thì đức vua có ban thưởng hay không là tùy ý, nếu là
dân dã thì được thưởng năm mươi lạng vàng và năm trăm lạng bạc. Đám tang nhà vua Khi vua băng hà thì người ta đem ướp
tử thi ngài ngay và đặt lên long sàng. Trong sáu mươi lăm ngày dân chúng
được phép chiêm ngưỡng. Vẫn hầu hạ, dâng cơm như khi ngài còn sống; cơm
cúng xong thì một nửa đem biếu các sư và một nửa đem bố thí cho người
nghèo đói. Khi ngài vừa tắt nghỉ thì chúa Trịnh
báo tin ngay cho các quan đầu các đạo và định thời hạn để tang là bao
lâu: thường thường thì quan võ và quan văn ba năm; tôn thất sáu tháng;
triều thần sáu tháng và dân sự ba tháng. Trong ba năm để tang vua, bỏ
hết các cuộc vui trừ lễ đăng quang tân quân.
Khi Hoàng Đế mới lên ngôi thì đó là điều ngoại lệ duy nhất trong 3 năm chịu tang vua trước. (Ảnh minh hoạ: Internet)Những món ăn dâng vua mới đều đựng
trong đĩa phủ sơn đen; vua cạo đầu và đội mũ gai. Các hoàng thân và bốn
mươi quan đại thần cũng để tang như vậy đến khi nào rước linh cữu xuống
thuyền đem đi an táng một nơi đã định mới thôi. Ba quả chuông đặt trên
một ngọn tháp cũng đánh mãi đến khi linh cữu rước xuống thuyền. Hôm tam nhật, các quan mới được vào
làm ai điếu tiên vương và từ hôm thứ mười giở đi dân sự mới được vào
chiêm bái. Trong thời hạn sáu mươi lăm ngày này, chúa Trịnh sửa soạn
tang lễ; vì lễ càng rực rỡ bao nhiêu chúa càng được tiếng bấy nhiêu. Từ cung ra đến bến đậu thuyền chở
linh cữu, đi mất hai ngày đường và đường che vải tím là màu của vua.
Nhưng cũng con đường này đám tang đi về mất những mười sáu ngày. Cứ cách
một phần tư dặm lại có dựng một cái quán có chứa nước uống và dựng bếp
để hút thuốc. Lúc vua mới trở về thì số vải nói trên được cuộn lại và
đem về phân phát cho các nhà sư.
Một phần thức ăn đã cúng và vải được đem đi bố thí cho các nhà sư. (Ảnh minh hoạ: Internet)Đám tang đi theo thứ tự như sau: Hai
người đi đầu là cấm binh vẫn canh gác cửa cung hai tay cầm hai cái chùy;
chùy chứa đầy pháo bông; đi trước hô tên vua lên. Mười hai người đi sau
là mười hai người đầu trong bọn thủy binh kéo linh xa trên có viết tên
tiên vương. tiêRồi đến một đoàn mười hai con voi:
bốn con đầu, có bốn người cưỡi tay cầm cờ của vua; bốn con sau có đóng
bành; mỗi con mang sáu người vác súng hoặc cầm hỏa thương, bốn con cuối
mang bốn cái hòm; hai hòm đầu thì bịt kín mặt đàng trước và hai bên đều
lồng kính; hai hòm sau thì có sáu mặt và bịt lưới thép hoặc cửa kính.
(Ảnh minh hoạ: Internet)Tiếp vào đấy là một quan Đại tư mã
cưỡi ngựa, theo sau có hai quan hầu cũng ngồi ngựa. Liền đấy có sáu cặp
ngựa không người cưỡi, nhưng mỗi con có một quan vệ úy kèm giữ. Sáu con
ngựa đầu yên cương rất quý giá, hàm thiếc và các vật dụng kim khí ở yên
cương đều bằng vàng, yên thêu chỉ vàng; sáu con sau yên cương cũng nạm
vàng. Đoạn thứ năm là xe linh cữu vua có
tám con hươu đã luyện thuần thục kéo; mỗi con có một quan vệ úy đi kèm
giữ. Tân vương đi theo sau linh cữu, bận sa tanh trắng, đầu đội mũ rơm;
các vương đệ cũng vậy. Chung quanh có phường bát âm.
Từ tân vương cho đến bá quan văn võ đều đi sau linh cữu tiên đế. (Ảnh minh hoạ: Internet)Sau các vương tử là các phi tần, công
chúa bận sa tanh trắng, có các mệnh phụ thể nữ theo hầu bận màu tím.
Chung quanh lại có phường bát âm. Rồi đến các thân vương mặc áo tím, mũ
rơm; bốn quan tổng trấn vai vác gậy quàng một cái túi vàng là tiền các
trấn đem về dâng liệu để tiêu dùng dưới hoàng tuyền. Theo sau còn hai chiếc xe, mỗi xe tám
ngựa kéo; trên mỗi xe có một hòm đầy vàng bạc và đồ quý giá để tiên đế
đem sang chi dùng thế giới bên kia. Đi đoạn hậu là văn võ bách quan, một
phần cưỡi ngựa, tùy theo chức phẩm. Linh cữu ra đến bến Bồ Đề thì khiêng
xuống thuyền có sáu quan thái giám đi hộ tống, chở đến chôn tại một nơi
rất kín. Các quan thái giám phải thề là giữ kín không cho ai biết chỗ
lăng vua; một lẽ vì sợ có kẻ đến đào trộm lấy bạc vàng gấm vóc chôn theo
nhiều lắm, nói là để tiên đế dùng. Nguyễn Trọng Phấn (dịch)
Việt Nam qua tư liệu của người phương Tây (phần 9): Lối ăn uống và tiệc tùng của người Đàng Trong
Cristoforo Borri (1585 – 1632) là một cố đạo người Ý sang
Trung kỳ vào khoảng 1618. Ông từng lưu lại ở Hội An trong khoảng 4 năm
(1618 – 1622). Năm 1631, khi trở về Roma, ông cho xuất bản quyển sách in
đầu tiên của châu Âu nói về Trung kỳ của Việt Nam có tên: “Tường thuật
về sứ mạng mới của các cha Dòng Tên tại Vương quốc Đàng Trong”. Dưới đây
là những dòng viết về thực phẩm và cách ăn uống của người Trung Kỳ.
Thức ăn thông thường nhất của người Đàng
Trong là cơm và thật kỳ lạ: toàn lãnh thổ có rất nhiều thứ thịt, gà,
vịt, cá và trái cây đủ loại, thế mà với họ trong bữa ăn ngon nhất lại là
cơm.
Họ xới thật nhiều cơm ngay khi ngồi vào mâm, rồi chỉ gắp sơ sơ và nếm náp các món thịt như để theo nghi lễ.
Bữa ăn hằng ngày
Lương thực chính yếu của họ là cơm, như
bánh mì là lương thực của chúng ta. Họ ăn không, nghĩa là chỉ có cơm,
không cần nước xốt hay món gì khác vì sợ dần dần đâm chán. Họ không bỏ
thêm bơ hay muối hay dầu mỡ hay đường. Họ thổi cơm bằng nước lã. Họ đổ
vừa vừa nước thôi để cho cơm không dính vào nồi hay bị cháy. Vì thế hạt
cơm còn nguyên vẹn, chỉ mềm một chút và dẻo.
Cơm là thức ăn chính của người Việt xưa, chỉ cần cho nước vào gạo là đã có món cơm ngon ăn mãi không chán. (Ảnh: Internet)
Họ còn kinh nghiệm thấy rằng không thêm
mắm muối vào cơm, nên cơm dễ tiêu hơn. Vì thế hầu hết các người sống ở
phương Đông thường ăn mỗi ngày bốn lần và ăn rất nhiều.
Người Đàng Trong ngồi trên đất để ăn,
chân xếp lại, trước một bàn tròn (mâm) cao ngang bụng, mâm được khắc vẽ
chạm trổ tỉ mỉ, riềm bịt bạc hay vàng tùy gia thếvà khả năng của người
dùng.
Mâm này không lớn vì theo tục lệ, mỗi
người một mâm riêng, cho nên trong bữa tiệc có bao nhiêu khách mời thì
là bấy nhiêu mâm. Khi ăn riêng ở nhà họ cũng giữ như vậy, trừ khi thỉnh
thoảng vợ chồng, cha con dùng chung một mâm.
Mâm
cơm cũng là một nét văn hoá ẩm thực từ xưa tới nay, nơi mọi người quần
tụ bên mâm cơm và cùng nhau ăn, rất đầm ấm. (Ảnh: Internet)
Họ không dùng dao hay xiên trong mâm. Họ
không cần dao vì họ đã thái thịt thành từng miếng nhỏ ở trong bếp và
thay vì xiên thì họ dùng những chiếc đũa nhỏ rất nhẵn nhụi cầm giữa các
ngón tay để gắp một cách rất khéo léo nên không cần gì khác. Họ cũng
không cần khăn ăn vì không hề dùng tay, không bao giờ lấy thịt thà mà
không dùng đũa.
Văn
hoá ăn đũa có lẽ chỉ có ở Châu Á, điều này khiến không ít người ngoại
quốc cảm thấy rất ‘lạ’ và khâm phục sự khéo léo của người phương Đông.
(Ảnh minh hoạ: Internet)
Thói quen tiệc tùng
Tiệc tùng cũng khá thông thường giữa lân
bang với nhau, trong đó họ dùng nhiều thứ thịt khác nhau, những thứ tôi
đã nói trước đây. Họ không cần cơm vì cho là ai cũng sẵn có ở nhà mình.
Và mặc dầu người mời là người nghèo, người ta không tin ông thành thực,
nếu mỗi khách mời không có trong mâm ít nhất là một số các món ăn.
Bởi vì họ có thói quen mời tiệc tất cả
bạn bè, họ hàng lân bang, nên bao giờ bữa tiệc cũng có chừng ba mươi,
bốn mươi, năm mươi người, có khi một trăm và tới hai trăm. Có lần tôi
được mời dự một đám tiệc rất linh đình có tới gần hai, ba nghìn người.
Cho nên tiệc này phải làm ở thôn quê là nơi có chỗ rộng để bày mâm.
Không ai cho là kỳ lạ khi thấy những mâm
nhỏ như chúng tôi đã nói. Trên đó bày tới cả trăm món, và trong những
dịp này, họ có một kế hoạch rất khéo, họ đặt mâm trên một cái gác với
những thanh nứa nhiều tầng. Trên đó họ bày và chồng chất rất ngoạn mục
hết các món, gồm tất cả những thổ sản trong xứ như thịt, cá, gà vịt, thú
vật bốn cẳng, gia súc hay dã thú, với hết các thứ trái cây có thể có
trong mùa. Nếu chẳng may thiếu một thứ gì thì gia chủ bị quở trách nặng,
và người ta không coi bữa ăn đó là bữa tiệc.
Chủ nhà ăn trước còn gia nhân bậc trên
thì đứng hầu, khi chủ ăn xong đứng lên thì tới phiên toán gia nhân bậc
trên có đầy tớ bậc kém hơn phục dịch. Sau cùng mới đến lượt những người
đầy tớ bậc thấp này. Và để không làm phí phạm tất cả những món đầy rẫy
đó và theo tục lệ thì tất cả các món phải dùng cho hết và phải dùng cho
thỏa thuê.
Theo thứ tự, từ chủ nhà, gia nhân bậc trên rồi mới tới gia nhân bậc dưới sẽ ăn theo trình tự đó. (Ảnh minh hoạ: Internet)
Một mâm khác dành cho đầy tớ cấp thấp
nhất: chúng ăn thuê thỏa, còn thừa thì cho vào những túi dành riêng cho
việc này và đem về nhà cho vợ con được no nê. Thế là chấm dứt hết các
nghi lễ ở đây.
Đôi giày vướng víu
Các cha ở Đàng Trong không đi giày như
tục người châu Âu hay đi dép như người bản xứ: vì giày châu Âu thì làm
gì có mà đi và cũng không ai biết làm, còn dép bản xứ thì không sao đi
được vì rất bất tiện cho người chưa quen nên đau chân, bởi vì các khuy
làm cho ngón chân giãn ra, ngón nọ cách xa ngón kia.
Do đó, các ngài ưa đi chân không và bị
đau chân hoài, nhất là trong lúc đầu, vì đất ẩm ướt, và vì chưa quen.
Sau một thời gian thì theo tính tự nhiên cũng quen dần, da cứng lại đến
nỗi không còn thấy khó chịu, mặc dầu phải đi trên đường có nhiều đá sỏi
và gai. Riêng tôi, tôi đã quen đi chân không đến nỗi khi trở về Macao,
tôi không chịu được giày, cảm thấy chúng thật nặng nề và làm chân tôi
vướng víu làm sao.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét