Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 66

Cần thông cảm cho một thời khắc nghiệt vì quan niệm ấu trĩ của chế độ !

-----------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Người đẹp Hungary và hành trình 30 năm tìm người cha Việt: Kỳ 1

Ngày đăng: 11/11/2007 | Lượt xem: 539
Kỳ 1: Ba số phận
Đứng thứ 4 trong cuộc thi Hoa hậu Hungary, đoạt giải thưởng đặc biệt tại cuộc thi Hoa Hậu sinh viên thế giới năm 1995 tổ chức tại Sri Lanka, ít ai biết được đằng sau ánh hào quang tại thời điểm đó luôn là sự trống vắng lớn nhất của Hajnál: không có cha ruột bên cạnh. Lời căn dặn của mẹ cô trong nước mắt “lớn lên con hãy học thật giỏi để có cơ hội đi tìm bố” vẫn chưa được hoàn thành. Và phải đến 30 năm sau, mong ước của 2 mẹ con cô mới trở thành sự thật, cô đã tìm được cha mình.
Cuộc gặp mặt ngập tràn trong nước mắt sau những nỗ lực không ngừng của người đẹp Hungary ấy, như lời cô vẫn tâm sự, nếu đặt bên cạnh sự hy sinh và chờ đợi tuyệt vời của mẹ cô, nếu đặt bên cạnh sự vất vả vươn lên trong những hoàn cảnh khốn cùng của cha cô… thì đó là cái kết cục có hậu tất yếu, cho những con người sẵn lòng vì tình yêu, vì niềm tin mà đánh đổi tất cả. Câu chuyện tình mang âm hưởng cổ tích này tác giả may mắn được ghi lại từ lời kể của người trong cuộc, và cả từ những lưu học sinh một thời học tập tại Rumania, tất cả đều bật khóc khi nói về những nhân vật chính!
Hòn vọng phu ở Arad
Đầu năm 1975, trong nhóm sinh viên quốc tế về thực tập tại thành phố Arad (Rumania), chàng trai Việt có cái trên trúc trắc đặc sệt khẩu âm miền biển Thanh Hóa Lê Viết Vứn và cô gái Jundit người Hungary ngay lập tức có cảm tình đặc biệt với nhau. Hơn Judit 5 tuổi, Lê Viết Vứn nhận nhiệm vụ kèm cặp và hướng dẫn cô tân sinh viên Hungary. Một người đã từng là 1 trong 3 sinh viên giỏi nhất toàn Rumania trong 2 năm liền, một người được mệnh danh là “hoa khôi” trong nhóm sinh viên nữ, cặp trai tài gái sắc ấy từ sự nể phục nhau đã biến thành tình yêu tự lúc nào. Gọi là yêu, nhưng tình cảm của họ lúc ấy hoàn toàn phải giấu kín, vì đối với một sinh viên Việt Nam trong hoàn cảnh đặc biệt của đất nước lúc bấy giờ, quan hệ tình cảm với người nước ngoài là điều bị ngăn cấm hoàn toàn. Chuyện gì phải xảy ra cũng đã xảy ra, tháng 7.1976, Lê Viết Vứn sau quãng thời gian thực tập đã lên đường về nước, để lại một mầm sống trong lòng cô bạn gái người Hungaria.
Khi biết mình đã mang thai, cô gái Judit, trong tay chỉ có một tấm hình 4×6 của người yêu để lại, lặn lội lên tận trường của Vứn để hỏi. Cô không biết được rằng sau khi vụ việc bị phát hiện trong phạm vi nội bộ, với những quy định nghiêm ngặt thời đó, nhà trường cũng như bạn bè của Vứn giấu, không cho cô biết hiện giờ anh đang ở đâu. Vô vọng, Judit sang sứ quán Việt Nam tại Rumania hỏi, tất cả thông tin cũng chỉ là một tấm ảnh và cái tên người yêu trúc trắc cô phát âm không nổi. Câu trả lời cũng chỉ lại một từ “không biết”. Hoàn toàn thất vọng nhưng không hề tuyệt vọng, Judit bất chấp mọi định kiến, mọi lời ngăn cản của bạn bè quyết định giữ lại đứa con trong bụng. Một niềm tin mãnh liệt mách bảo rằng nếu nhất định Vứn sẽ quay lại Rumania với mẹ con cô. Niềm tin ấy được cổ vũ bằng cả sự kính phục, vì đối với Yunid, một người học giỏi như Vứn, chuyện quay lại Rumania để tiếp tục hoàn thành tấm bằng Tiến sĩ chỉ là vấn đề thời gian.
Tại thời điểm những năm 70, xã hội Rumania rất khó chấp nhận hình ảnh một cô gái không có chồng mà bỗng dưng mang thai. Lại đang là sinh viên nước ngoài, vô vàn áp lực, cả về kinh tế lẫn tinh thần đè nặng lên sự kiên định và chờ đợi của Judit. Cô điện thoại về Hungaria cầu cứu cha mẹ. Nhưng bố mẹ cô tuyên bố không chấp nhận điều đó, tuyên bố từ cả con gái lẫn đứa cháu sắp ra đời. Và, một mình cô cắn răng chấp nhận tất cả, kiên quyết bám trụ sống ở Rumania để sinh con và chờ người yêu. Cô con gái ra đời, Judit lầm lũi một mình nuôi con, vừa đi học, vừa làm thêm để kiếm tiền. Cảnh sống cùng quẫn khiến cô không thể theo tiếp trường Đại học, tưởng chừng đành phải bỏ dở. Thương tình, một người phụ nữ nhân hậu Rumania đã nhận Judit làm con nuôi, giúp cô và con gái vượt qua giai đoạn bĩ cực. Bà thậm chí còn điện thoại về tận Hungary để thuyết phục bố mẹ đẻ của Judit hãy vì cháu bé mà tha thứ. Cảm động trước những lời thuyết phục của người phụ nữ Rumania nhân hậu, mẹ của Judit đã sang Rumania đón 2 mẹ con về nước. Gửi con gái lại nhờ ông bà ngoại chăm sóc, Judit trở lại Arad tiếp tục hoàn thành chương trình đại học và chờ đợi tin tức của Lê Viết Vứn. Cô con gái bé bỏng vừa mới thôi nôi đã phải xa mẹ, lớn lên cùng ông bà ngoại, cho dù suốt mấy tháng đầu, vì quá thất vọng, ông ngoại không hề ngó ngàng gì đến cháu.
Mới chỉ 5 tuổi, sự nhạy cảm của một đứa trẻ thiệt thòi đã khiến cho Hoinj có thể nhớ như in những câu nói của mẹ thủ thỉ với mình. Câu nói mẹ cô nói nhiều nhất khi đó với con gái vẫn là “con phải học giỏi như bố thì mới có tiền đi tìm bố được!” Dù ở cách xa mẹ từ nhỏ, Hajnál vẫn biết mẹ của cô đã sống đầy nghị lực, vượt qua những giai đoạn khốn cùng nhất, với một niềm tin và một động lực chỉ càng ngày càng thêm mạnh mẽ, không hề suy suyễn… như thế nào. Tuổi thơ của Hajnál tràn đầy sự ám ảnh bởi những câu trêu đùa “cô bé lai không có bố”, và mỗi khi hỏi về cha, mẹ cô chỉ có một điệp khúc duy nhất “Bố con là một sinh viên Việt Nam và bố của con là một người tuyệt vời!”. Sau khi tốt nghiệp, mẹ cô đã tìm mọi cách ở lại xin việc làm tại Rumania, vừa có tiền gửi về phụ ông bà nuôi con, vừa có cơ hội hỏi thăm tin tức của Vứn .5 năm, 10 năm, rồi đến 14 năm, sự đợi chờ của Judit ngày càng dài ra nhưng tin tức của Vứn vẫn bằn bặt. Năm 1990, để đảm bảo tương lai của 2 mẹ con và cũng gần như tuyệt vọng, Judit đành trở về quê hương Gyula, một thành phố nhỏ ở miền Nam Hungary.
Năm 1992, một người đồng nghiệp nam tốt bụng tại bệnh viện vùng Gyula sau 2 năm âm thầm theo đuổi, giúp đỡ và bảo vệ Judit đã ngỏ lời được chính thức chăm sóc 2 mẹ con. Sống cùng người bố dượng tốt bụng, Hajnál đã được chu toàn cả về vật chất lẫn tinh thần, được quan tâm đến việc học hành một cách chu đáo. Năm 1995, được sự động viên của mẹ và người cha dượng, cô sinh viên xinh đẹp năm thứ 2 quyết định tham dự kỳ thi Hoa hậu Hungaria. Với vẻ đẹp đặc biệt pha trộn giữa 2 dòng máu Việt – Hung, Hajnál đạt vị trí thứ 4. Sau đó, cô được chọn làm đại diện cho Hungaria tham dự Hoa hậu sinh viên thế giới và tiếp tục đoạt giải đặc biệt. Hào quang của vương miện sắc đẹp không khiến cô bỏ đi thói quen hàng ngày vẫn ngồi ngắm tấm ảnh người bố Việt Nam mà mẹ Judit vẫn giữ gìn, rồi phóng to đặt trong phòng con gái. “Con không được trách hay oán hận gì vì hoàn cảnh bố không thể tìm được mẹ con mình”, lời mẹ cô hằng căn dặn ấy đã là động lực khiến Hajnál vượt qua tất cả, vượt qua cả những tháng ngày như cô vẫn tâm sự là trống vắng khủng khiếp suốt cả một thời ấu thơ…

“Bố con là một người tuyệt vời”!

Ông Vứn cứ rưng rức khóc mỗi khi có người nhắc lại câu nói dường như là bất định của bà Judit vẫn nói với con gái về người cha của cô. Cái thanh âm nức nở của người đã bán thân bất toại qua một cơn tai biến mạch máu não nghe trầm và đục như tiếng mũi đục nhọn xuyên vào thân gỗ lim. Ông nhớ lại, sau khi về nước được 3 tháng, ông trở lại Rumania để làm luận án tiến sĩ. Vứn bị điều ngay về Timisoara. Bạn bè biết chuyện cũng tìm mọi cách khuyên ông không nên liên lạc với Judit nữa nếu muốn tốt cho cả hai. Trong bối cảnh thời bấy giờ, tìm cách kết hôn với một người ngoại quốc là không thể, thậm chí có khi lại còn bị gán cho cái mác phản bội. Ông Vứn cũng không hề hay biết rằng Judit vẫn lên sứ quán Việt Nam tìm ông. Đầu năm 1979, rốt cuộc cái thông tin “yêu đương bất chính với người ngoại quốc” cũng bị phát giác, ông Vứn phải chịu cái án kỷ luật “Cảnh cáo toàn Rumania”, bị trục xuất ngay về nước, tấm bằng Tiến sĩ chỉ còn 8 tháng nữa là xong cũng bị treo lại, không được bảo vệ. Về nhận công tác giảng dạy tại Đại học Bách khoa Hà Nội được hơn 1 tháng, ông Vứn bị điều về nhà máy cơ khí Quảng Ninh. 2 năm trời đằng đẵng trôi qua mà không hề thấy tổ chức đả động đến, cộng thêm sự chán nản đeo đẳng từ những ngày ở Rumania đến thời điểm ấy vẫn khôn nguôi, đầu năm 1981, ông bỏ tất cả mọi thứ lại “chạy trốn” về Thanh Hóa.
Và thế là người đàn ông đã từng đoạt giải nhất toàn Tỉnh môn Toán và Lý, giải nhì toàn Tỉnh môn Văn, giải khuyến khích môn Toán toàn miền Bắc, là một trong 3 sinh viên giỏi nhất toàn Rumania, thông thạo 4 ngoại ngữ Anh, Pháp, Rumania, Nga, niềm tự hào của cả một gia đình nghèo có 12 đứa con ở đất biển Hoằng Phụ thuở nào… nay thực sự trắng tay. Trong lúc hẫng hụt nhất, cô em gái của một người bạn cùng học ở Rumania đã sát cánh bên ông, là chỗ dựa tinh thần lớn nhất lúc đó, và cuối năm ấy họ lập gia đình. 2 vợ chồng tìm mọi cách bươn chải trong những năm 80 đầy khó khăn. Sau khi gửi vợ con ở nhờ trong căn nhà của một bà góa gần bến xe liên tỉnh, ông Vứn xin xuống cảng Lệ Môn làm… thợ mộc. Còn vợ ông ở nhà một nách nuôi con nhỏ, hàng ngày rong ruổi ngoài đường đi bán thuốc lá, ngô nướng, đồ xôi bán cho khách ở bến xe… Năm 1984, ông Vứn bỏ cái nghề làm công bấp bênh về nhà bán bánh mỳ ở khu Lai Thành… Năm 1987, khi cái sự học ở xứ Thanh bắt đầu trỗi dậy, ông xin về mất sức rồi mở lớp… dạy thêm Toán. Không một tấm bằng, không một danh hiệu, nhưng học sinh cứ kéo đến ùn ùn xin ông dạy thêm. Cứ 100 người 1 lớp, có những ngày đông nhất ông dạy thêm tới 5 ca, có tháng thu tới 24 triệu tiền dạy thêm. Không một ngày làm thầy ở Thanh Hóa, nhưng cả trường Đại học Hồng Đức gọi ông Vứn là thầy, là giáo sư! Ông tự hào kể ngay cả bạn trai của hai cô con gái lớn cũng chính là học trò ở lớp dạy thêm ngày xưa, rồi cười khi nói về cái sự được mất trong cuộc đời mình, nụ cười dúm dó khi nửa khuôn mặt liệt kéo xệch miệng xuống, trông đượm nhiều vị cay đắng hơn viên mãn…
… Trời cũng thương ông Vứn, cho ông vượt qua được cơn tai biến mạch máu não năm 2006, biến chứng từ căn bệnh tiểu đường ròng rã suốt 10 năm. Như ông vẫn nói, cái tố chất hừng hực sống của trai gốc miền biển, cộng thêm sự chăm sóc tận tình của bà vợ chỉ vì những chứng bệnh của chồng nay đã có thêm cái nghề bốc thuốc đông y có bằng có cấp hẳn hoi. Rồi thêm cả một sự đau đáu về một giọt máu rơi rớt ở đất Rumania mà ông đã từng thành thật tâm sự với vợ… khiến ông vượt qua được ranh giới của cái chết, giúp ông từng bước khắc phục cảnh bán thân bất toại, nói không thành tiếng… Để rồi đến cái buổi chiều ngày 4.1.2006, một giọng nói của cô gái người nước ngoài nghẹn ngào qua điện thoại “Bố có phải là bố Lê Viết Vứn không?”. Ông Vứn oà khóc nức nở “Bố đây!”. Sau đúng 30 năm, hai bố con ở 2 đầu dây, cứ thế ôm tai nghe mà khóc!
Việt Đông(CAND)
Ngày đăng: 11/11/2007 | Lượt xem: 539
Kỳ 1: Ba số phận
Đứng thứ 4 trong cuộc thi Hoa hậu Hungary, đoạt giải thưởng đặc biệt tại cuộc thi Hoa Hậu sinh viên thế giới năm 1995 tổ chức tại Sri Lanka, ít ai biết được đằng sau ánh hào quang tại thời điểm đó luôn là sự trống vắng lớn nhất của Hajnál: không có cha ruột bên cạnh. Lời căn dặn của mẹ cô trong nước mắt “lớn lên con hãy học thật giỏi để có cơ hội đi tìm bố” vẫn chưa được hoàn thành. Và phải đến 30 năm sau, mong ước của 2 mẹ con cô mới trở thành sự thật, cô đã tìm được cha mình.
Cuộc gặp mặt ngập tràn trong nước mắt sau những nỗ lực không ngừng của người đẹp Hungary ấy, như lời cô vẫn tâm sự, nếu đặt bên cạnh sự hy sinh và chờ đợi tuyệt vời của mẹ cô, nếu đặt bên cạnh sự vất vả vươn lên trong những hoàn cảnh khốn cùng của cha cô… thì đó là cái kết cục có hậu tất yếu, cho những con người sẵn lòng vì tình yêu, vì niềm tin mà đánh đổi tất cả. Câu chuyện tình mang âm hưởng cổ tích này tác giả may mắn được ghi lại từ lời kể của người trong cuộc, và cả từ những lưu học sinh một thời học tập tại Rumania, tất cả đều bật khóc khi nói về những nhân vật chính!
Hòn vọng phu ở Arad
Đầu năm 1975, trong nhóm sinh viên quốc tế về thực tập tại thành phố Arad (Rumania), chàng trai Việt có cái trên trúc trắc đặc sệt khẩu âm miền biển Thanh Hóa Lê Viết Vứn và cô gái Jundit người Hungary ngay lập tức có cảm tình đặc biệt với nhau. Hơn Judit 5 tuổi, Lê Viết Vứn nhận nhiệm vụ kèm cặp và hướng dẫn cô tân sinh viên Hungary. Một người đã từng là 1 trong 3 sinh viên giỏi nhất toàn Rumania trong 2 năm liền, một người được mệnh danh là “hoa khôi” trong nhóm sinh viên nữ, cặp trai tài gái sắc ấy từ sự nể phục nhau đã biến thành tình yêu tự lúc nào. Gọi là yêu, nhưng tình cảm của họ lúc ấy hoàn toàn phải giấu kín, vì đối với một sinh viên Việt Nam trong hoàn cảnh đặc biệt của đất nước lúc bấy giờ, quan hệ tình cảm với người nước ngoài là điều bị ngăn cấm hoàn toàn. Chuyện gì phải xảy ra cũng đã xảy ra, tháng 7.1976, Lê Viết Vứn sau quãng thời gian thực tập đã lên đường về nước, để lại một mầm sống trong lòng cô bạn gái người Hungaria.
Khi biết mình đã mang thai, cô gái Judit, trong tay chỉ có một tấm hình 4×6 của người yêu để lại, lặn lội lên tận trường của Vứn để hỏi. Cô không biết được rằng sau khi vụ việc bị phát hiện trong phạm vi nội bộ, với những quy định nghiêm ngặt thời đó, nhà trường cũng như bạn bè của Vứn giấu, không cho cô biết hiện giờ anh đang ở đâu. Vô vọng, Judit sang sứ quán Việt Nam tại Rumania hỏi, tất cả thông tin cũng chỉ là một tấm ảnh và cái tên người yêu trúc trắc cô phát âm không nổi. Câu trả lời cũng chỉ lại một từ “không biết”. Hoàn toàn thất vọng nhưng không hề tuyệt vọng, Judit bất chấp mọi định kiến, mọi lời ngăn cản của bạn bè quyết định giữ lại đứa con trong bụng. Một niềm tin mãnh liệt mách bảo rằng nếu nhất định Vứn sẽ quay lại Rumania với mẹ con cô. Niềm tin ấy được cổ vũ bằng cả sự kính phục, vì đối với Yunid, một người học giỏi như Vứn, chuyện quay lại Rumania để tiếp tục hoàn thành tấm bằng Tiến sĩ chỉ là vấn đề thời gian.
Tại thời điểm những năm 70, xã hội Rumania rất khó chấp nhận hình ảnh một cô gái không có chồng mà bỗng dưng mang thai. Lại đang là sinh viên nước ngoài, vô vàn áp lực, cả về kinh tế lẫn tinh thần đè nặng lên sự kiên định và chờ đợi của Judit. Cô điện thoại về Hungaria cầu cứu cha mẹ. Nhưng bố mẹ cô tuyên bố không chấp nhận điều đó, tuyên bố từ cả con gái lẫn đứa cháu sắp ra đời. Và, một mình cô cắn răng chấp nhận tất cả, kiên quyết bám trụ sống ở Rumania để sinh con và chờ người yêu. Cô con gái ra đời, Judit lầm lũi một mình nuôi con, vừa đi học, vừa làm thêm để kiếm tiền. Cảnh sống cùng quẫn khiến cô không thể theo tiếp trường Đại học, tưởng chừng đành phải bỏ dở. Thương tình, một người phụ nữ nhân hậu Rumania đã nhận Judit làm con nuôi, giúp cô và con gái vượt qua giai đoạn bĩ cực. Bà thậm chí còn điện thoại về tận Hungary để thuyết phục bố mẹ đẻ của Judit hãy vì cháu bé mà tha thứ. Cảm động trước những lời thuyết phục của người phụ nữ Rumania nhân hậu, mẹ của Judit đã sang Rumania đón 2 mẹ con về nước. Gửi con gái lại nhờ ông bà ngoại chăm sóc, Judit trở lại Arad tiếp tục hoàn thành chương trình đại học và chờ đợi tin tức của Lê Viết Vứn. Cô con gái bé bỏng vừa mới thôi nôi đã phải xa mẹ, lớn lên cùng ông bà ngoại, cho dù suốt mấy tháng đầu, vì quá thất vọng, ông ngoại không hề ngó ngàng gì đến cháu.
Mới chỉ 5 tuổi, sự nhạy cảm của một đứa trẻ thiệt thòi đã khiến cho Hoinj có thể nhớ như in những câu nói của mẹ thủ thỉ với mình. Câu nói mẹ cô nói nhiều nhất khi đó với con gái vẫn là “con phải học giỏi như bố thì mới có tiền đi tìm bố được!” Dù ở cách xa mẹ từ nhỏ, Hajnál vẫn biết mẹ của cô đã sống đầy nghị lực, vượt qua những giai đoạn khốn cùng nhất, với một niềm tin và một động lực chỉ càng ngày càng thêm mạnh mẽ, không hề suy suyễn… như thế nào. Tuổi thơ của Hajnál tràn đầy sự ám ảnh bởi những câu trêu đùa “cô bé lai không có bố”, và mỗi khi hỏi về cha, mẹ cô chỉ có một điệp khúc duy nhất “Bố con là một sinh viên Việt Nam và bố của con là một người tuyệt vời!”. Sau khi tốt nghiệp, mẹ cô đã tìm mọi cách ở lại xin việc làm tại Rumania, vừa có tiền gửi về phụ ông bà nuôi con, vừa có cơ hội hỏi thăm tin tức của Vứn .5 năm, 10 năm, rồi đến 14 năm, sự đợi chờ của Judit ngày càng dài ra nhưng tin tức của Vứn vẫn bằn bặt. Năm 1990, để đảm bảo tương lai của 2 mẹ con và cũng gần như tuyệt vọng, Judit đành trở về quê hương Gyula, một thành phố nhỏ ở miền Nam Hungary.
Năm 1992, một người đồng nghiệp nam tốt bụng tại bệnh viện vùng Gyula sau 2 năm âm thầm theo đuổi, giúp đỡ và bảo vệ Judit đã ngỏ lời được chính thức chăm sóc 2 mẹ con. Sống cùng người bố dượng tốt bụng, Hajnál đã được chu toàn cả về vật chất lẫn tinh thần, được quan tâm đến việc học hành một cách chu đáo. Năm 1995, được sự động viên của mẹ và người cha dượng, cô sinh viên xinh đẹp năm thứ 2 quyết định tham dự kỳ thi Hoa hậu Hungaria. Với vẻ đẹp đặc biệt pha trộn giữa 2 dòng máu Việt – Hung, Hajnál đạt vị trí thứ 4. Sau đó, cô được chọn làm đại diện cho Hungaria tham dự Hoa hậu sinh viên thế giới và tiếp tục đoạt giải đặc biệt. Hào quang của vương miện sắc đẹp không khiến cô bỏ đi thói quen hàng ngày vẫn ngồi ngắm tấm ảnh người bố Việt Nam mà mẹ Judit vẫn giữ gìn, rồi phóng to đặt trong phòng con gái. “Con không được trách hay oán hận gì vì hoàn cảnh bố không thể tìm được mẹ con mình”, lời mẹ cô hằng căn dặn ấy đã là động lực khiến Hajnál vượt qua tất cả, vượt qua cả những tháng ngày như cô vẫn tâm sự là trống vắng khủng khiếp suốt cả một thời ấu thơ…

“Bố con là một người tuyệt vời”!

Ông Vứn cứ rưng rức khóc mỗi khi có người nhắc lại câu nói dường như là bất định của bà Judit vẫn nói với con gái về người cha của cô. Cái thanh âm nức nở của người đã bán thân bất toại qua một cơn tai biến mạch máu não nghe trầm và đục như tiếng mũi đục nhọn xuyên vào thân gỗ lim. Ông nhớ lại, sau khi về nước được 3 tháng, ông trở lại Rumania để làm luận án tiến sĩ. Vứn bị điều ngay về Timisoara. Bạn bè biết chuyện cũng tìm mọi cách khuyên ông không nên liên lạc với Judit nữa nếu muốn tốt cho cả hai. Trong bối cảnh thời bấy giờ, tìm cách kết hôn với một người ngoại quốc là không thể, thậm chí có khi lại còn bị gán cho cái mác phản bội. Ông Vứn cũng không hề hay biết rằng Judit vẫn lên sứ quán Việt Nam tìm ông. Đầu năm 1979, rốt cuộc cái thông tin “yêu đương bất chính với người ngoại quốc” cũng bị phát giác, ông Vứn phải chịu cái án kỷ luật “Cảnh cáo toàn Rumania”, bị trục xuất ngay về nước, tấm bằng Tiến sĩ chỉ còn 8 tháng nữa là xong cũng bị treo lại, không được bảo vệ. Về nhận công tác giảng dạy tại Đại học Bách khoa Hà Nội được hơn 1 tháng, ông Vứn bị điều về nhà máy cơ khí Quảng Ninh. 2 năm trời đằng đẵng trôi qua mà không hề thấy tổ chức đả động đến, cộng thêm sự chán nản đeo đẳng từ những ngày ở Rumania đến thời điểm ấy vẫn khôn nguôi, đầu năm 1981, ông bỏ tất cả mọi thứ lại “chạy trốn” về Thanh Hóa.
Và thế là người đàn ông đã từng đoạt giải nhất toàn Tỉnh môn Toán và Lý, giải nhì toàn Tỉnh môn Văn, giải khuyến khích môn Toán toàn miền Bắc, là một trong 3 sinh viên giỏi nhất toàn Rumania, thông thạo 4 ngoại ngữ Anh, Pháp, Rumania, Nga, niềm tự hào của cả một gia đình nghèo có 12 đứa con ở đất biển Hoằng Phụ thuở nào… nay thực sự trắng tay. Trong lúc hẫng hụt nhất, cô em gái của một người bạn cùng học ở Rumania đã sát cánh bên ông, là chỗ dựa tinh thần lớn nhất lúc đó, và cuối năm ấy họ lập gia đình. 2 vợ chồng tìm mọi cách bươn chải trong những năm 80 đầy khó khăn. Sau khi gửi vợ con ở nhờ trong căn nhà của một bà góa gần bến xe liên tỉnh, ông Vứn xin xuống cảng Lệ Môn làm… thợ mộc. Còn vợ ông ở nhà một nách nuôi con nhỏ, hàng ngày rong ruổi ngoài đường đi bán thuốc lá, ngô nướng, đồ xôi bán cho khách ở bến xe… Năm 1984, ông Vứn bỏ cái nghề làm công bấp bênh về nhà bán bánh mỳ ở khu Lai Thành… Năm 1987, khi cái sự học ở xứ Thanh bắt đầu trỗi dậy, ông xin về mất sức rồi mở lớp… dạy thêm Toán. Không một tấm bằng, không một danh hiệu, nhưng học sinh cứ kéo đến ùn ùn xin ông dạy thêm. Cứ 100 người 1 lớp, có những ngày đông nhất ông dạy thêm tới 5 ca, có tháng thu tới 24 triệu tiền dạy thêm. Không một ngày làm thầy ở Thanh Hóa, nhưng cả trường Đại học Hồng Đức gọi ông Vứn là thầy, là giáo sư! Ông tự hào kể ngay cả bạn trai của hai cô con gái lớn cũng chính là học trò ở lớp dạy thêm ngày xưa, rồi cười khi nói về cái sự được mất trong cuộc đời mình, nụ cười dúm dó khi nửa khuôn mặt liệt kéo xệch miệng xuống, trông đượm nhiều vị cay đắng hơn viên mãn…
… Trời cũng thương ông Vứn, cho ông vượt qua được cơn tai biến mạch máu não năm 2006, biến chứng từ căn bệnh tiểu đường ròng rã suốt 10 năm. Như ông vẫn nói, cái tố chất hừng hực sống của trai gốc miền biển, cộng thêm sự chăm sóc tận tình của bà vợ chỉ vì những chứng bệnh của chồng nay đã có thêm cái nghề bốc thuốc đông y có bằng có cấp hẳn hoi. Rồi thêm cả một sự đau đáu về một giọt máu rơi rớt ở đất Rumania mà ông đã từng thành thật tâm sự với vợ… khiến ông vượt qua được ranh giới của cái chết, giúp ông từng bước khắc phục cảnh bán thân bất toại, nói không thành tiếng… Để rồi đến cái buổi chiều ngày 4.1.2006, một giọng nói của cô gái người nước ngoài nghẹn ngào qua điện thoại “Bố có phải là bố Lê Viết Vứn không?”. Ông Vứn oà khóc nức nở “Bố đây!”. Sau đúng 30 năm, hai bố con ở 2 đầu dây, cứ thế ôm tai nghe mà khóc!
Việt Đông(CAND)

Người đẹp Hungary và hành trình 30 năm tìm người cha Việt: Kỳ 2

Ngày đăng: 11/11/2007 | Lượt xem: 686
Kỳ 2: Hạnh phúc và nước mắt
30 năm là quãng thời gian đủ để vơi đi nỗi đau nhưng không làm nguôi đi nỗi nhớ. Quyết tâm tìm người cha Việt của Hajnál đã nhận được sự cổ vũ và giúp đỡ vô cùng lớn của Peter, chồng cô. Bằng tất cả mọi cách, vượt qua rất nhiều trở ngại, chỉ với 1 tấm ảnh 4×6 trên tay cùng cái tên của người cha vẫn không thể đánh vần chính xác nổi, cô đã lên đường tìm cha. Lời căn dặn của và mẹ “học giỏi để đi tìm cha”, lời hứa sẽ giúp vợ tìm được cha trước lúc cầu hôn, sự tận tâm và nhiệt tình của những lưu học sinh Việt Nam tại Rumania và Hungary… đã giúp Hajnál đến được cái đích cuối cùng trong cuộc hành trình bắt đầu từ năm 2001 kéo dài tới tận đầu năm 2006…
“Tất cả mọi người đều có trái tim!”
Đó là một trong vô vàn lời động viên của Peter, nhưng lại là câu nói khiến cô cảm động, được sẻ chia nhất và giúp cô lấy lại lòng tự tin nhất khi Hajnál lưỡng lự đứng trước quyết định có nên về Việt Nam tìm bố hay không. Vô vàn khả năng xảy ra khiến cô sợ hãi: sợ bị từ chối, sợ cuộc sống của bố cô sẽ bị ảnh hưởng và đảo lộn khi sự thật được công bố, sợ một kết cục không tốt đẹp sẽ xảy đến với mình khi bị hắt hủi… Ngay từ khi mới yêu nhau, Peter đã luôn động viên Hajnál phải tìm được bố, và anh hứa sẽ luôn sát cánh bên cô trong những chuyến đi. Năm 2001, họ thành hôn, và món quà Peter tặng Hajnál sau lễ cưới là đôi vé đi tuần trăng mật tại Việt Nam. Không hy vọng lắm về kết quả trong chuyến đi này, nhưng Peter mong rằng tuần trăng mật tại Việt Nam sẽ giúp Hajnál hiểu rõ hơn về đất nước, con người và phong tục nơi đây, giúp cô tìm được sự tự tin và cách ứng xử hợp lý trong những chuyến sang lần sau. Nhưng sự kiện ngày 9/11 xảy ra đã đảo lộn mọi kế hoạch. Hai vợ chồng buộc phải hoãn chuyến đi về Việt Nam. Cuối năm đó, Hajnál mang thai đứa con đầu lòng, và kế hoạch phải dời lại.
Sinh đứa con thứ 2, rồi làm nhà… những việc đại sự ấy cuốn 2 vợ chồng mất 3 năm trời, cho dù họ đã từng đặt chân tới Bắc Kinh và chuẩn bị mua vé sang Việt Nam, rồi cũng phải hoãn lại. Nhưng trong quãng thời gian ấy, Peter không bỏ phí thời gian vô ích. Thông qua công việc của mình là giám đốc chi nhánh của một công ty Hungary tại Đức, Peter đã liên hệ với một nhà báo Hungary, qua đó làm quen được với 2 người bạn Việt Nam. Những thông tin từ hai người bạn này đã giúp hai vợ chồng tự tin vào hy vọng tìm kiếm rất nhiều, và họ càng củng cố quyết tâm sớm đến Việt Nam được chừng nào hay chừng đó. Judit cũng nhiệt tình giúp con gái bằng cách liên hệ với những lưu học sinh Việt Nam tại Hungary. Và đến cuối tháng 12/2005, hai vợ chồng Peter-Hajnál đã đặt chân xuống sân bay Nội Bài. Trọng tâm khoanh vùng của họ là những lưu học sinh Việt Nam đã từng học tập tại Rumania trong khoảng thời gian từ năm 1975 đến 1976. Tất cả những gì có trong tay Hajnál chỉ là một tấm ảnh đen trắng cũ kỹ và cái tên phiên âm sai và thiếu thành Lê Việt. Một lưu học sinh thời đó nhớ mang máng là có một người tên giống như vậy quê ở Thanh Hoá. 2 vợ chồng vào Thanh Hoá, ở đó tận 10 ngày để tìm thông tin nhưng không có kết quả, không biết rằng người cần tìm chỉ cách khách sạn họ ở tròm trèm có 2km.
Hai vợ chồng Hajnál tiếp tục đi tới nhiều tỉnh thành khác theo sự chỉ dẫn hay trí nhớ mang máng của những lưu học sinh ở Rumania, mỗi nơi họ đều ở lại 3 – 4 ngày để dò hỏi. Không có manh mối, 2 vợ chồng Hajnál lại quay trở lại Hà Nội, và theo một lời chỉ dẫn khác, họ bay vào thành phố Hồ Chí Minh. Hội lưu học sinh Việt Nam từng học tại Rumania giúp cô tìm gặp được ông Trần Trọng Kim, người có khả năng biết rõ nhất về lứa học sinh du học những năm từ 1970 đến 1976. Hajnál đã hoàn toàn thất vọng khi ông Kim khẳng định không có ai tên là Lê Việt cả. Chỉ đến khi cô đưa tấm ảnh 4×6 cũ kỹ ra với hy vọng cuối cùng thì ông Kim nhận ra đó chính là người bạn học thân nhất của mình tại Rumania, Lê Viết Vứn. Ngay lập tức, ông Kim điện cho một người bạn tên là Hoàng Ngọc Hoa tại Hà Nội để nhờ giúp đỡ. Họ lại không hề hay biết rằng chính ông Hoa là anh trai của vợ ông Vứn hiện nay. Cẩn trọng trước một sự việc tuy đã biết rõ trong quá khứ nhưng quá đỗi bất ngờ và nhạy cảm trong thời điểm hiện tại, ông Hoa quyết định chưa nói rõ sự thật vội, và tìm cách đả thông tư tưởng các thành viên trong gia đình của em gái mình trước. Sau khi nhận được sự chấp thuận vui vẻ của cả gia đình ông Vứn, ông Hoa đã cho Hajnál số điện thoại nhà riêng của cha mình.
Ngay sau cuộc chuyện trò ngập trong nước mắt, hai vợ chồng Hajnál và Peter tạm biệt ông Kim và đặt vé bay ngay ra Hà Nội. Biết chuyện, Chi hội Việt Nam-Rumania đã tìm mọi cách giúp đỡ cô. Biết Hajnál chỉ nói được chút ít tiếng Anh và một chút ít tiếng Rumania, những thành viên tại Hà Nội đã liên lạc với Chi hội Việt Nam – Hungaria cắt cử một người vẫn còn thạo tiếng Hung để làm phiên dịch cho cô. 150 km trên đường từ Hà Nội vào Thanh Hoá là 150km liên tục tiếng chuông điện thoại đi động réo vang của những bạn bè ông Vứn năm xưa biết chuyện động viên cô an tâm, không nên quá căng thẳng. Thậm chí có người chu đáo tới mức sợ rằng nhỡ có chuyện tế nhị không hay xảy ra, thậm chí đề phòng cả chuyện gia đình bên kia phản đối và hành hung đã nhờ hẳn một vài người bạn công an túc trực để bảo vệ. Đích thân ông Trần Minh Thăng, giám đốc Điện lực Thanh Hóa, Chi hội trưởng Chi hội Việt Nam – Hungary tại Thanh Hoá thân chinh làm phiên dịch viên ra đón hai vợ chồng Hajnál rồi đưa về khách sạn. Cảm giác sợ hãi làm phiền và tổn thương gia đình hiện nay của cha đã khiến Hajnál không đủ dũng cảm để về thẳng nhà ông Vứn. Cô quyết định chọn phương án ở khách sạn, để tránh những chuyện tế nhị có thể xảy ra, xen lẫn một cảm giác lo sợ mơ hồ khi phải đối diện với người vợ chính thức của cha mình.

Hajinál (thứ 4 từ trái sang) cùng với gia đình thứ hai của mình.

30 năm và 2 tiếng 15 phút

Hajnál và chồng cô đều không thể ngờ rằng chuyện cô hiện hữu trên cõi đời này lại là điều cả gia đình ông Vứn đều biết rõ. Cả đêm sau cuộc trò chuyện qua điện thoại, ông Vứn không ngủ được, và vợ ông cùng thức trắng đêm với ông để chuẩn bị đón cô con gái cả một cách tươm tất. 8 giờ tối, khi chuông điện thoại reo vang báo tin Hajnál đã tới Thanh Hóa, đại gia đình lên xe tới nơi cô ở. Và khi hai cha con gặp nhau, tất thảy mọi người đều bật khóc, có người vừa cười hạnh phúc mà nước mắt cứ lăn dài trên má. Có rất ít ngôn từ được thốt ra, chủ yếu vẫn là nước mắt. Những cô gái em cùng cha khác mẹ của Hajnál cũng ôm lấy chị khóc ngon lành. Và điều tuyệt vời hơn nữa, bà Lan, người vợ sau này của ông Vứn cũng ôm lấy cô mà khóc, luôn miệng gọi cô là con gái! Bên cạnh người mẹ Judit tuyệt vời của mình, Hajnál đã có thêm một người phụ nữ Việt Nam nhân hậu vị tha mà cô gọi là người mẹ thứ hai.
“Con đã rất sung sướng và hạnh phúc khi nhận thấy rằng, thật tuyệt vời là với sự giúp đỡ của rất nhiều người không quen biết, con đã tìm thấy bố. Con thật sự biết ơn về những điều con nhận được từ bố, từ mẹ Lan và các em. Điều làm con cực kỳ hạnh phúc là là bố, mẹ Lan và các em đều biết là bố có con, và cho dù còn xa lạ nhưng con đã là một phần quá khứ của bố, của gia đình. Con đã rất vui khi thấy gia đình bố mẹ sống hạnh phúc, chan hoà, vui vẻ. Con rất sung sướng và hạnh phúc khi cảm thấy mình cũng là một phần trong gia đình đó. Cuộc hội ngộ của con với gia đình bố mẹ đã làm cho con hiểu rằng vì sao con lại khác với những người quanh con, với mẹ đẻ của con và vì sao con lại như bây giờ! Con cảm ơn số phận, cảm ơn bố mẹ đã tặng cho con một gia đình mới!”. Có lẽ những dòng thư này mới diễn tả được chính xác nhất cảm xúc của Hajnál khi rốt cuộc cô đã tìm được người cha của mình, trong một cuộc hội ngộ mà dường như là sự trớ trêu cuối cùng mà tạo hóa muốn thử thách trong hành trình tìm gặp người cha mình: cô và chồng chỉ có đúng hơn 2 tiếng đồng hồ ở bên cạnh cha, vì đó cũng là ngày cuối cùng Visa của cô tại Việt Nam hết hạn.
Người đàn ông duy nhất lẳng lặng đứng bên ngoài tất thảy những sự bịn rịn gặp gỡ và chia xa lại chính là Peter. Anh đứng từ xa ngắm vợ mình hết khóc rồi lại cười, hạnh phúc khi rốt cuộc lời hứa đối với người phụ nữ của anh đã được thực thi trọn vẹn sau biết bao nỗ lực. “Cảm ơn bố đã cho con một người vợ tuyệt vời. Cô ấy là ngôi sao sáng của con! Con vui mừng vì thấy gia đình bố đầm ấm hạnh phúc. Vui mừng hơn nữa là chúng con cũng góp phần trong mái ấm này. Các em gái cũng rất xinh đẹp giống vợ con, nhất là đôi mắt Việt Nam, dịu dàng và trong sáng. Con rất cảm ở bố, chúc bố khoẻ mạnh và hạnh phúc”. Trong sự đoàn tụ sau 30 năm này, công sức của Peter là vô cùng lớn. Có thể nói nếu không có sự sẻ chia tuyệt vời của Peter, không có sự động viên không biết mệt mỏi của anh, không có sự giúp đỡ chan chứa sự thấu hiểu và đồng cảm của anh, hành trình tìm lại người cha của Hajnál không biết đến bao giờ mới thành sự thật.
Sau khi trở về Hungary, tháng 3/2006, Peter đã trở lại Việt Nam một lần nữa. Bên cạnh việc hỏi thăm gia đình, nguyện vọng lớn nhất của anh là thay mặt Hajnál được đón ông Vứn sang Hungary đoàn viên với bà Judit và thăm 2 đứa cháu ngoại. Nhưng cho đến tận tháng 6, chuyến đi đoàn tụ sang Hungary của ông Vứn đã không trở thành sự thật bởi thủ tục xuất cảnh có nhiều phức tạp. Để khắc phục chuyện đáng tiếc ấy, cuối năm nay hai vợ chồng Hajnál lại về Việt Nam để thăm ông, thắp lên một cái kết cục có hậu cho một câu chuyện tình nhiều nước mắt hơn nụ cười trong suốt dằng dặc 30 năm trời.
Việt Đông (CAND)

Câu chuyện tình Nga - Việt cảm động nhất thời Xô viết

Thứ năm - 10/12/2015 19:15

Trong bài viết mới được công bố trên tạp chí “Karavan Istori” xuất bản ở Moskva, viện sĩ Victor Maslov vẫn rất xúc động khi nhớ lại “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” với người vợ đã quá cố của mình, một phụ nữ Việt tên là Vũ Anh.

“Đã bao nhiêu năm trôi qua rồi… Gần như là một kiếp. Nhiều sự việc và ấn tượng đã phai mờ trong trí nhớ, nhưng hình ảnh nàng công chúa tuyệt vời thấp thoáng hiện lên cuối hành lang hôm đó cho tới giờ vẫn hiển hiện rõ mồn một trước mắt tôi. Cô gái chưa quen biết đó đã cuốn hút tôi bằng một sự thanh tao đặc biệt và vẻ cực kỳ duyên dáng trong từng cử chỉ. Và tôi bị lôi kéo theo cô như thể đang lên đồng. Đến trước cửa phòng thí nghiệm, cô dừng bước và quay lại nhìn. Trong khoảnh khắc ánh mắt huyền dừng lại ở nơi tôi, và cô mỉm cười rồi biến vào sau cánh cửa…” – trong bài viết mới được công bố trên tạp chí “Karavan Istori” xuất bản ở Moskva, viện sĩ  Victor Maslov vẫn rất xúc động khi nhớ lại “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” với người vợ đã quá cố của mình, một phụ nữ Việt tên là Vũ Anh. Ban biên tập tạp chí “Karavan Istori”  đã đánh giá cuộc hôn nhân Việt Xô này là “tình yêu đẹp nhất thời Xôviết”. (Chú thích: Vũ Anh là con gái của TBT Lê Duẩn -  nguoivietinfo.ru)                                             
 
1

 Viện sĩ  Victor Maslov và Vũ Anh

Thực ra, đây không phải lần đầu viện sĩ Maslov nói về Vũ Anh và niềm hạnh phúc vừa đắng đót vừa ngọt ngào của vợ chồng ông trong những năm tháng ngắn ngủi ở cạnh bên nhau. Năm 1999, NXB Công nhân Moskva đã phát hành một tự truyện của một tác giả tên là P. Martưnov. Cuốn sách đã thu hút được sự chú ý nhờ cách kể chuyện chân thực và xúc động về tình yêu và cuộc hôn nhân hạnh phúc nhưng ngắn ngủi giữa một vị giáo sư Nga với một phụ nữ Việt Nam. Người dùng bút danh P. Martưnov để kể chuyện mình chính là viện sĩ Maslov, một  nhà toán học Nga hàng đầu, từng được Giải thưởng Lênin. Maslov là trí thức con nhà nòi. Cha ông cũng là một trí thức có nhiều đóng góp cho khoa học.

Năm 1972, Maslov đã là giáo sư, tiến sĩ khoa học toán lý và tác giả của lý thuyết mà ở nước ngoài đã đặt cho cái tên Maslov-type index theory. Lý thuyết này được áp dụng rộng rãi trong toán học trừu tượng cũng như trong cơ khí lượng tử, hóa học  và quang học lượng tử. Nơi làm việc chính của ông là MIEM, trường đại học chế tạo máy điện tử Moskva, nhưng khoa lý Đại học Quốc gia Moskva mang tên Lomonosov (MGU) vẫn tiếp tục là ngôi nhà thân thiết đối với ông vì ông từng theo học và làm công tác giảng dạy ở đây. Và chính ở đây ông đã lần đầu gặp Vũ Anh. Bị hớp hồn bởi đôi mắt huyền Á châu sâu thẳm và ma mị,  Maslov đã đi dò tìm xem cô gái ấy là ai? Thoạt tiên ông cứ tưởng Vũ Anh là người Ấn Độ. Trong bài viết trên tạp chí “Karavan Istori”, ông thành thật tâm sự:

“Thực tình cũng không cần phải giấu giếm gì nữa, tôi lúc nào cũng thích những người con gái phương Đông. Một đồng nghiệp trong làng vật lý của tôi đã từng nói đùa: “Cậu Maslov của chúng ta là một “chuyên gia lớn” về phương Đông!” Tại MGU đã từng có nhiều sinh viên tới từ các nước châu Á, trong đó có cả các công dân của đất nước Việt Nam đang bị khói lửa chiến tranh bao phủ. Mọi người đều cảm thông và có cảm tình với họ. Tại khoa lý cũng có những sinh viên Việt Nam  mà tôi ngay lập tức đã kết thân, đặc biệt với hai cô gái tên là Phúc và Tình (cả hai người đều là con gái của những nhân vật nổi tiếng của Việt Nam – TG)… Cả hai đều giấu không cho biết ai là cha của họ, cũng giống như các sinh viên Việt Nam khác xuất thân từ những gia đình danh giá và ngại những sự cố chính trị có thể xảy ra từ phía chính quyền... Tôi đã thích Phúc và tôi đã giúp đỡ Phúc học toán, không chỉ một lần mời cô tới nhà chơi, lúc chỉ một mình cô, lúc cô đi cùng bạn bè, nhưng giữa hai chúng tôi không hề có tẹo nào có thể coi là yêu đương được. Ở chỗ đông người cô gái Việt Nam dễ thương đó cứ lảng tránh tôi như tránh tà…”
 
m
 
Viện sĩ  Victor Maslov và các con

Với Vũ Anh mọi sự đã diễn ra khác vì ngay từ cái nhìn đầu tiên Maslov đã bị cuốn hút không gì cưỡng nổi bởi cô. Về sau, Maslov nhớ lại: “Những người bạn Việt Nam đã giúp tôi làm quen với cô gái tuyệt vời đó, hóa ra cô ấy cũng là người Việt. Vũ Anh cũng thích toán và muốn nghiên cứu sâu hơn môn học này. Dĩ nhiên là tôi đồng ý giúp đỡ cô ngay. Anh khiến tôi mê liền, cô thực sự là một quý cô đích thực, không giống những phụ nữ Việt Nam khác: dáng cô thanh mảnh, cao ráo, da trắng, với đôi mắt không hoàn toàn xếch. Và cư xử như một nữ hoàng – rất dung dị nhưng lại đầy kiêu hãnh. Anh ở nước mình được đánh giá như một trong những mỹ nữ hàng đầu. Và ngay ở Liên Xô thì các thanh niên cũng luôn để ý tới cô…”

Quả tình là trong lứa sinh viên Việt Nam khi ấy ở Liên Xô, Vũ Anh là một trong những nhan sắc nổi bật nhất nhờ sự hồn nhiên mà nghiêm nghị, giản dị mà sang trọng. Đặc biệt cô học rất giỏi. Không chỉ một chàng trai đã bị cô hút hồn nhưng chưa có ai lọt vào mắt xanh của cô cả. Trí tưởng tượng phong phú đã khiến Maslov hình dung ra ngay rằng, chắc tuổi thơ cô phải trải qua nhiều bom rơi đạn nổ... Và ông cũng nghĩ, chắc là cô phải từng là du kích cầm súng diệt quân thù dũng cảm lắm vì ông từng một lần nghe cô nói là, khi còn ở tuổi học phổ thông, cô đã được kết nạp  vào Đảng Cộng sản... Cái dáng mảnh mai non trẻ ấy, lại từng sớm phải biết mọi thử thách của chiến tranh của Anh đã làm trái tim vị giáo sư Nga  càng thắt lại bởi tình yêu đột biến. Và ông lao mình vào... tán cô.

Theo lời Maslov kể lại, ông thực ra cũng không có nhiều kỹ năng sư phạm nên giờ giảng của ông thường khô. Thành ra đa số sinh viên các nước trong khoa vật lý MGU đều bỏ dở giờ ông giảng, chỉ còn cô sinh viên Việt Nam Vũ Anh vì ngoan, luôn chấp hành kỷ luật nên ở lại nghe ông nói tới cùng. “Mà tôi cũng chỉ cần có thế thôi”- ông vừa cười vừa nói. Ông rất khâm phục trí tuệ minh mẫn của cô và đã có lần hỏi xem gia đình cô làm gì. “Làm nghề nông” - cô đáp. “Hay nhỉ, con nông dân Việt Nam mà lại giỏi toán cao cấp như thế!”. Maslov mê Vũ Anh như thể đấy là nguồn sáng duy nhất có thể làm tươi lại cuộc sống hàn lâm của một giáo sư học rộng tài cao nhưng trong sinh hoạt đời thường rất ngu ngơ và ảo tưởng.

Maslov nhớ lại: “Anh rất cố gắng, cô là người thông minh và chăm chỉ. Chúng tôi trở nên mê nhau không gì cưỡng nổi. Và bắt đầu gặp gỡ cùng nhau - ở căn hộ và ở trang trại của tôi ở khu Krasnaya Pahra. Chúng tôi cùng nghiên cứu toán, nghe nhạc, trò chuyện với nhau về đủ các chủ đề. Anh hành xử thoải mái hơn các bạn gái của mình và không hề e ngại gì cả. Nói chung, mẹ tôi thích tất cả những cô gái mà tôi lựa chọn. Mẹ từ lâu lắm rồi đã mong cưới được vợ cho tôi.
 
m1
 
Anton - con trai Viện sĩ  Victor Maslov
Tôi từng có một quãng đời tư khá sôi nổi và thậm chí cả những đứa con ngoài giá thú. Với cậu con trai ngoài giá thú Sergei Mazharov đã xảy ra một bi kịch khiến tôi rất đau đớn. Vụ sát hại Sergei, theo tôi, đã từng được viết trên tất cả các báo. Sergei đã di cư sang phương Tây vào đầu những năm 80 cùng cha mẹ. Cậu ấy định cư ở Paris, tốt nghiệp đại học, mở công ty và làm về tin học. Thoạt tiên công việc kinh doanh không mấy phát đạt nhưng khi Liên Xô bắt đầu công cuộc cải tổ, Sergei đã hiểu ra những vấn đề kinh tế của đất nước chúng ta và trở thành một nhà quản lý giỏi.  Sau vài hợp đồng lớn đã trở thành triệu phú, mua bất động sản sang trọng và thậm chí có cà một salon thời trang. Cậu ấy đã sống rất xông xênh, tách khỏi cô vợ là con gái nhà văn Anatoli Gladilin, người đã sinh ra cho cậu ấy hai đứa con. Cậu ấy đối xử rất dịu dàng với các con tôi. Trước khi chết không lâu, Sergei đã trở thành producer cho phim “Limit” của Denis Evstigneyev. Sergei bị giết chết ngày 22-11-1994 trong căn hộ của cậu ấy ở trung tâm Paris: sát thủ đã bắt từ súng ngắn tự động qua cánh cửa bọc thép. Cảnh sát Pháp cho rằng đấy là vụ việc do mafia Nga gây ra. Theo những gì tôi biết, tội ác này tới nay vẫn chưa được khám phá…”

Maslov cũng thật thà thú nhận: “Trước khi gặp Anh tôi không bao giờ hướng tới những quan hệ nghiêm túc, như thể vẫn đang chờ ngóng điều gì đó. Và tôi đã chờ được tới điều mình mong – tôi chưa từng có tình cảm nào với ai như với Anh. Cô ấy chỉ bằng tuổi con gái tôi, kém tôi tới hai mươi tuổi nhưng chúng tôi không hề cảm thấy sự chênh lệch tuổi tác đó. Cô kể về mình rất ít: cô sang Moskva từ miền nam Việt Nam (cô đăng ký ở đại sứ quán quốc gia này để giữ bí mật, khi ấy Việt Nam chưa thống nhất). Cô từng sống ở khu vực mà du kích hoạt động. Năm 17 tuổi, cô đã gia nhập Đảng Cộng sản. Sau này tôi hay nói đùa: “Vợ tôi là người cộng sản từ năm 17 tuổi!” Thực sự thì việc này rất đặc biệt. Ở Việt Nam ít khi có ai được kết nạp Đảng ở lứa tuổi trẻ như thế và phải là người có những thành tích rất đặc biệt thì mới được như vậy.

Không loại trừ là Anh đã giúp đỡ du kích và đã lập được một chiến công nào đó. Cô ấy đã không bao giờ nói về việc này. Cũng như không bao giờ nói về một số thành viên trong gia đình mình. Chỉ có một lần, khi chúng tôi đã sống chung với nhau và cô ấy đã trở nên cởi mở hơn thì mới buột miệng: “Ông tôi là quan lại!” Anh có cách nói tiếng Nga rất ngộ nghĩnh. Cô ấy từng đùa: “Tôi càng nói tiếng Nga tồi thì người ta càng đối xử với tôi tốt hơn ở Liên Xô!” Không hiểu vì sao đấy mà cô phát âm rất khó khăn các tên họ Nga. Tôi còn nhớ, khi cô bảo mẫu hỏi tên, tên đệm theo tên cha và họ của con gái chúng tôi thì Anh đã trả lời một cách rất nghiêm túc: “Cái này thì tôi vẫn chưa học thuộc được!”…

Khi ở lại với riêng tôi, Anh cư xử rất nền nã và kiềm chế nhưng tôi có cảm giác như cô đang phải tự giằng xé với những cảm xúc của mình. Một lần, trong cuộc gặp gỡ thường lệ ở trang trại, cô thậm chí như bị mụ mẫm cả đi. Tôi không rõ những nụ hôn và vòng ôm sẽ kết thúc như thế nào nếu bất ngờ không vang lên tiếng chuông bấm vào cửa. Hóa ra là người hàng xóm sang thăm. Tôi nói chuyện với ông ấy ngoài thềm cùng lắm chỉ khoảng năm phút nhưng khi tôi quay vào thì chẳng còn thấy ai nữa. Hóa ra là Anh đã nhảy qua cửa số - cô đã tỉnh cơn mê tình yêu và chạy trốn luôn…

Tôi hiểu, đối với Anh tình yêu dành cho một người châu Âu đã là thử thách lớn như thế nào…”
 
m2

Thực ra, thoạt đầu, Vũ Anh không hề hào hứng gì trước mối cảm tình mà vị giáo sư Nga dành cho mình. Cô tìm mọi cách lảng tránh các lời hẹn hò. Nhưng rồi sức mạnh của tấm chân thành bền bỉ từ phía Maslov đã làm được phận sự của nó: Vũ Anh không thể không xiêu lòng trước một người đàn ông mê cô tới như vậy. Họ gặp nhau ở nhiều nơi, một cách bí mật, ngày một thường xuyên hơn. Của đáng tội, đôi khi Vũ Anh đi đâu đó vài ba ngày liền, đặc biệt là những dịp có đoàn đại biểu cao cấp nhất của Việt Nam sang thăm Liên Xô. Cô không nói lý do của sự vắng mặt đó dù Maslov đã cố công hỏi gặng. Rồi một hôm, tràn trề tình cảm, Maslov ngỏ lời cầu hôn với Vũ Anh. Cô im lặng không trả lời. Và vài ngày sau đó, cô bỗng dưng mất tăm tích. Vị giáo sư thoạt đầu không dám công khai tìm cô vì sợ lộ mối quan hệ của họ; ông thừa hiểu rằng nếu chuyện vỡ lở, cô sinh viên người Việt chắc chắn sẽ bị Đại sứ quán Việt Nam tại Moskva buộc phải về nước. Nhưng rồi ông cũng không chịu đựng nổi sự thiếu thông tin và gọi điện thoại cho bà người Nga quản lý sinh viên ngoại quốc của MGU. “Cô ấy bất ngờ lấy chồng và về nước rồi. Chẳng lẽ anh không biết cô ấy là con gái ai ư?” - bà chủ nhiệm đáp. Lúc đó, Maslov mới hay, Vũ Anh là con gái một đồng chí cán bộ cao cấp nhất của Việt Nam lúc đó.

Về sau, Vũ Anh mới kể lại cho Maslov biết rằng, sau khi ông tỏ tình với cô, cô đã mấy ngày đêm liền không ngủ. Cô cảm thấy tuyệt vọng, không dám tự thú với lòng mình vì cô biết gia đình cô không đời nào để cho cô lấy một người nước ngoài vì làm thế ảnh hưởng không hay đến không chỉ riêng ba cô (ở cương vị của ông, ngay cả những chuyện riêng tư đôi khi cũng gây tác động lớn tới việc quốc gia đại sự). Vũ Anh kể lại chuyện cho một người bạn trai thân người Việt. Anh bạn, từ lâu đã âm thầm mê Vũ Anh, đề nghị cưới nhau và về nước. Và có lẽ cô cũng có tình cảm tốt đẹp nào đó với anh nên cô đồng ý. Cô nghĩ rằng, làm thế thì cô sẽ dập tắt được ngọn lửa tình trong cả lòng cô lẫn lòng Maslov. Chỉ có mẹ đẻ của cô là linh cảm thấy điều gì đó chưa ổn nên đã cố gặng hỏi cô xem quyết định lập gia đình như thế đã chín chắn chưa. Vũ Anh quả quyết gật đầu với mẹ, đôi mắt vốn trong veo thoáng tỏa bóng  mây mơ hồ....

Một thời gian sau, do ba mẹ thúc giục, Vũ Anh lại quay sang Moskva học tiếp. Ngay ngày đầu tiên, cô đã nhìn thấy gương mặt héo hon vì đau khổ của Maslov. Bình tĩnh lại, ông mời cô tới chơi và nói: “Thôi, từ nay chúng ta sẽ là những người bạn tốt của nhau...”. Hiểu thì hiểu vậy nhưng trái tim lại không chịu cúi đầu trước số phận. Và họ lại lao về phía nhau như hai cơn lốc. Vũ Anh đã cố gắng li dị chồng (thật may, người chồng cũ của cô cũng là một trang nam nhi độ lượng và thực sự thương cô) rồi bí mật đăng ký với Maslov. Xong việc, cô mới báo tin cho ba hay. Maslov đã phải vận dụng hết trí tuệ của một nhà toán học giỏi để tính toán từng đường đi nước bước cho hợp lý. Lúc làm lễ thành hôn bí mật, Anh đã có mang. Cô phải giả bộ như xuống Kiev để hoàn thành luận văn khoa học, nhưng thực ra lại bí mật tới tá túc tại trại nghỉ của chồng, một nơi mà tiện nghi sinh hoạt có rất nhiều hạn chế. Để tránh bị lộ, thư cô gửi về nhà được chuyển qua những người quen ở Kiev.

Đám cưới của họ được tổ chức tại trại nghỉ. Maslov kể: “Hôm đó chỉ có những người ruột thịt và bạn bè thân thiết nhất. Mẹ tôi tặng cô con dâu cái vòng có đính kim cương của mình. Một cái vòng rất trang nhã và “trí thức” nhưng Anh ngại đeo nó. Cô ấy rất giản dị. Còn một món quà nữa của mẹ, vòng ngọc trai  lớn hình dáng tự nhiên – Anh đã chỉ đeo nó nấp dưới y phục…”
 
m3

Ngày 31-10-1977, Vũ Anh sinh hạ con gái đầu lòng. Hai vợ chồng đặt tên con là Elena.

Có con rồi, Vũ Anh mới trở về gặp cha mình và kể lại mọi chuyện. Ba cô thoạt đầu giận dữ vì ông muốn con mình sang Moskva, cũng như bao nam nữ thanh niên ưu tú khác của Việt Nam, là để thu nhận kiến thức về phục vụ Tổ quốc, chứ không phải để lấy chồng ngoại quốc. Hơn nữa, dù ông rất tôn trọng tình cảm của con nhưng còn phải lo cho việc nước nhiều hơn (Chính Vũ Anh có lẽ đã không hiểu rằng việc cô làm vợ một công dân Xôviết ở mức độ nào đó có thể ảnh hưởng tới thái độ của một nước bạn khác đối với Việt Nam).

Nhưng rồi, mọi sự cũng dần dà trở nên ổn thỏa hơn. Cơn giận của cha Vũ Anh nguôi đi khi biết hai người lấy nhau vì tình yêu thực sự. Tháng 4-1979, Vũ Anh sinh con gái thứ hai, Tania. Mỗi khi ba Vũ Anh sang Moskva, ông đều gặp gỡ với cháu mình. Ông đưa Elena đi xem xiếc, dẫn tới dự lễ khai mạc Olympic năm 1980. Thậm chí, ông còn yêu cầu đưa tới phòng ông một cái nôi trẻ con.

Tình yêu của Maslov và Vũ Anh càng ngày càng trở nên nồng đượm. Maslov nhớ lại: “Ở tuổi 30, là mẹ của hai đứa con nhưng Anh trông như mới 18. Tôi cứ ngắm cô hoài không chán. Có lần tôi đã cảm thấy nghẹt thở vì một cơn ghen vô cớ. Hai vợ chồng đứng xếp hàng mua đồ trong cửa hàng. Trước chúng tôi là một nam thanh niên cao to. Cực kỳ đẹp trai. Nhìn cậu ta, tôi cảm thấy trái tim mình thắt lại: lỡ đâu Anh để ý tới cậu ấy, so sánh với tôi và rút ra những kết luận cần thiết. Thế nhưng, Anh hoàn toàn không để ý gì tới cậu ta cả. Ra ngoài phố rồi, tôi hỏi:

-Em có thấy chàng trai đã đứng trên chúng ta không? Đẹp như Alain Delon!

-Thế á? – Anh kinh ngạc. – Em đâu có để ý tới cậu ta…”

Khi một người chị nói với Vũ Anh rằng: “Em cần Maslov để làm gì?  Anh ấy già rồi, mà xung quanh thì còn biết bao nhiêu chàng trai thú vị!”, thì Vũ Anh đã trả lời: “Đối với em không còn ai khác tồn tại cả…”

Người phụ nữ trẻ đã gồng lên cáng đáng mọi công việc gia đình Maslov: chăm chồng -“đứa bé con lớn tuổi” (nhà khoa học xuất sắc nào cũng thế), bà mẹ chồng bị nằm liệt nhiều năm, hai đứa con thơ... Những vất vả này không thể không ảnh hưởng tới sức khỏe của Vũ Anh. Trong khi đó, mặc dù là người Nga nhưng Maslov lại rất muốn có thêm một đứa con trai để “nối dõi tông đường”. Vũ Anh đành phải chiều chồng và cô có mang lần thứ ba. Đó là  thời gian tuyệt diệu nhất trong hôn nhân của họ. “Tôi và Anh như tan trong hạnh phúc. - Maslov về sau kể lại.- Chúng tôi sống như trên mây. Tôi cứ ghi đi ghi lại trên cuộn băng từ của trí nhớ gương mặt mờ ảo khi ngủ của Anh để rồi hồi tưởng lại lúc ngồi trong các cuộc hội thảo  khoa học ở Moskva. Khi con gái chúng tôi cất tiếng  khóc ban đêm, Anh chạy tới dỗ cháu như thể từ bức họa của Bushe. Chúng tôi đã sống như chỉ còn lại riêng mình trên thế giới”.

Ngày 5-7-1981 là một ngày thật không may cho Vũ Anh và gia đình cô. 7 giờ sáng, cô sinh hạ Anton, cậu con trai đầu tiên và cuối cùng của đời mình. Và đã qua đời vì bị băng huyết. Maslov kể: “Tôi được phép vào phòng cô. Anh nằm trên giường, tấm ga trăng che lên thân, tuyệt vời xinh đẹp như chỉ đang ngủ thôi. Cổ họng tôi nghẹn tắc, tôi quỳ gối xuống và hôn lên tay người đàn bà yêu dấu của đời mình. Tấm ga bị xô ra, để lộ thân thể vợ tôi  có những vết tím tái. Tôi gào lên kinh hoàng. Mọi người chạy lại chỗ tôi và lôi tôi ra ngoài hành lang…”

Maslov đã bị chấn động tới mức nằm mê sảng mấy ngày liền. Trong đám tang của Vũ Anh có người chị gái cùng cha khác mẹ đang làm luận án ở Moskva và bà mẹ đẻ từ Hà Nội sang...

Hiện nay, Anton đang sống ở Anh và chưa lấy vợ (Maslov nói rằng, có lẽ cậu con trai này cũng giống tính ông...) Thần thái gương mặt Anton càng lớn càng trông giống ông ngoại như đúc. Tania cũng sống ở Anh và cũng đã có chồng con.

Elena sống ở Hà Lan, là vợ một người đàn ông Hà Lan xuất thân từ gia đình quý tộc địa phương. Anh này từng là khách hàng của công ty máy tính Anh mà Elena từng làm nhân viên. Hiện anh làm nghề chuyên gia phân tích thị trường. Chuyện tình của họ đã bắt đầu ở trên đất Anh…

Viện sĩ Maslov đã tục huyền nhưng trong phòng làm việc của ông vẫn treo bức chân dung lớn của Vũ Anh với đôi mắt huyền dịu dàng và có phần ngơ ngác như vẫn không thể tin vào niềm vui và nỗi đau đã trải qua. Ông kể: “Khi tôi làm việc, tôi cảm thấy trên mình luôn có cái nhìn của Anh… Tôi có cảm giác rằng Anh hài lòng về những gì đã đến với những đứa con của chúng tôi. Trong bất luận trường hợp nào thì cái nhìn của cô dù nghiêm khắc nhưng đầy vẻ đồng tình. Tôi thường nằm mơ thấy cô, trẻ trung và hạnh phúc. Đôi khi tôi có cảm giác, Anh không mất đi mà chỉ rời xa đi đâu đó thôi…”

Tình yêu, nếu là đích thực, có lôgích riêng. Tình yêu, nếu là đích thực, thường dễ ở trong tình trạng “hở lưng” và gièm pha nó không phải là chuyện khó khăn gì đối với miệng lưỡi thế nhân. Viết lại câu chuyện này, tôi không chỉ muốn chúng ta cùng đồng cảm hơn với thiên tình sử lãng mạn giữa một nhà khoa học Xôviết với một cô gái Việt Nam có cái tên Vũ Anh, mà còn để hiểu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu ta hết mình và chân thực, ta vẫn có thể tạo dựng nên được hạnh phúc không tầm thường cho mình và người mình yêu.

Hoàng Hoa / đại đoàn kết

Mối tình của con gái TBT Lê Duẩn và nhà bác học Người Nga

20-02-2009 05:45

Kết quả hình ảnh cho HÌNH ẢNH LÊ VŨ ANH CON GÁI LÊ DUẨN 
 Victor Maslov tưởng nhớ về người vợ quá cố (ảnh chụp năm 2005) 
(Vietinfo) Anhia, hãy làm vợ anh đi!…Chuyện tình của họ có rất nhiều trở ngại – quyền lợi chính trị của hai quốc gia, cục an ninh, cơn thịnh nộ của người cha độc đoán từng là Tổng Bí Thư ĐCS Việt Nam. Họ đã vượt qua tất cả. Song số phận dường như quá nghiệt ngã…
Trong môi trường khoa học, viện sĩ Victor Maslov là một ngôi sao sáng chói, có thể so sánh ông với chính Dmitry Khvorostovsky của nghệ thuật Opera. Ông đã nhận rất nhiều giải thưởng: Giải thưởng Lê nin, hai lần nhận Giải thưởng Quốc gia, Giải thưởng Demidov, Giải thưởng “Triumf”… Giá như Alfred Nobel không thù ghét các nhà toán học và đưa vào trong di chúc cả “nữ hoàng” khoa học, chắc hẳn Maslov đã trở thành người nhận Giải thưởng Nobel lâu rồi.
Victor Pavlovic sống ở thị trấn ngoại ô thành phố Troitsk(1). Ngôi nhà được thiết kế theo sở thích riêng của nhà khoa học. Trong phòng làm việc kê những chiếc tủ sách cao đến tận trần nhà. Trên tường treo chân dung một cô gái Việt Nam kiều diễm. Phía sau tấm ảnh này là một phần đời rất dài và vô cùng quan trọng của viện sĩ Maslov.
Cô đã mang tóc giả, đeo kính đen để đến với ông
Vào đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, giảng viên học viện MIEM(2) Victor Maslov đã bước sang tuổi ngũ tuần. Ông vẫn thường xuyên đến khoa vật lý của trường MGU(3) tham gia giảng dạy. Tại đây tình cờ ông chú ý đến một nữ sinh viên nước ngoài. Cô bẽn lẽn cười, núp sau cánh cửa phòng thí nghiệm.
Maslov, cho đến tận lúc đó vẫn là người đàn ông độc thân và chưa bao giờ nghĩ đến chuyện này một cách nghiêm túc, xin phép được giảng dạy tại khoa vật lý. Ông muốn được thường xuyên nhìn thấy cô gái. Rồi số phận đã đưa họ đến với nhau. Victor có nhiều bạn bè người Việt Nam. Một lần tình cờ, ông ngạc nhiên và vui sướng khi nhìn thấy cô gái đã hớp mất hồn mình trong đám bạn. Người ta gọi cô là Anhia. Tên thật của cô là Lê Vũ Anh. Ở tuổi mười bảy, cô đã kịp chiến đấu trong đội du kích, gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam và bây giờ đến Matxcơva học tập.
Kết quả hình ảnh cho Lê Duẩn và gia đình (hàng sau từ trái sang: con trai Lê Kiên Thành, con gái Lê Tuyết Hồng ( con vợ Cả ), con dâu Tú Khanh và cháu nội (bên phải) cháu ngoại (bên trái). 
Lê Vũ Anh – Lê Kiên Thành -Lê Kiên Trung – năm 1968
Câu chuyện tình của họ được bắt đầu từ đây. Song chính lúc này họ phải đương đầu với bao sóng gió… Anhia giấu giếm mọi người mối quan hệ của mình với Maslov. Cô đến với ông trong bộ tóc giả màu vàng và cặp kính đen. Nhưng vấn đề không phải cô gái là sinh viên, mà ở chỗ Maslov đang là giảng viên. Thời đó, tất cả lưu học sinh Việt Nam tại Liên Xô buộc phải rất cẩn trọng trong chuyện tình cảm. Mối quan hệ với những người châu Âu không được nhà nước khuyến khích, thậm chí có cả điều luật cấm kết hôn với người nước ngoài.
Anhia tỏ ra rất bồn chồn. Sau này mọi người mới vỡ lẽ một điều, cô lo lắng không chỉ vì những lý do trên. Thỉnh thoảng cô biến mất cả tuần không có lấy một lời giải thích. Maslov cảm thấy khó hiểu trước sự kỳ quặc này. Cuối cùng, không cầm được lòng mình, ông ngỏ lời cầu hôn cô gái. Cô đã lặng im,… và sau đó vài ngày lại biến mất tăm hơi. Nhưng lần này khác với những lần trước, cô biến mất trong thời gian khá dài.
“Cô ta đã lấy chồng và trở về Việt Nam rồi” – người ta thông báo với ông trên khoa. Đồng thời họ cũng kể cho ông về nguồn gốc của cô gái. Anhia hóa ra là con gái của Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Lê Duẩn, người sinh ra trong một gia đình nho giáo. Lẽ ra Maslov cần quên đi câu chuyện tình với cô nữ sinh viên này. Thế nhưng nỗi nhớ vẫn canh cánh bên ông.
Và cô gái bất ngờ quay trở lại. Không theo ý nguyện của mình mà do sự ép buộc của cha: “Không thể như vậy được! Con đã tốt nghiệp đại học đâu?”. Chuyện tình của họ như được thổi thêm một luồng sinh lực mới. “Em lấy chồng để cố quên anh. Mối quan hệ giữa hai chúng ta hoàn toàn không có tương lai” – Anhia thổ lộ. Chồng của cô là một sinh viên Việt Nam. Nhưng cô không hề yêu chồng mình.
Sự vắng mặt của cô gái đã có lời giải đáp. Khi cha cô đến Matxcơva, ông thường buộc cô con gái yêu phải luôn bên cạnh. Ông mang cô theo trong những chuyến công tác nước ngoài.
– Ông đã đặt rất nhiều niềm tin vào con gái – Maslov kể. – Anhia là một thiếu nữ giản dị và thẳng tính. Có lần cha cô nói: “Đồng chí Brezhnhiev khoe rằng, Liên Xô đang thu hoạch một mùa bông bội thu”. Cô trả lời: “Rất có thể bội thu, nhưng tất cả các tấm ga trải giường trong ký túc xá con ở đều rách bươm”. Tôi phê bình: “Em đừng nói vậy kẻo người ta lại nghĩ anh dạy em tuyên truyền chống Xô Viết!”
Các nhân viên an ninh đã tỏ ra cảnh giác. KGB(4) biết được về mối tình của nhà bác học Xô Viết với con gái Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam. Họ thông báo cho đồng chí Lê Duẩn, nhưng ông đã không tin chuyện này, cho rằng con gái mình chỉ đơn giản kết bạn với một giảng viên trường MGU.
Căn phòng với cánh cửa sắt và những lỗ châu mai
Anhia đã có thai. Cô lập tức li dị với chồng, còn Maslov nung nấu kế hoạch mang tên “Cưới vợ”. Có cơ man những chuyện phức tạp. Thời đó việc đăng ký kết hôn với người nước ngoài chỉ được tiến hành ở hai địa điểm: Một ở Matxcơva, một ở thị trấn Zagorsk. Đến gõ cửa hai địa chỉ đó là việc không nên làm: Chắc chắn người ta đã cảnh báo cho cha cô về việc kết hôn này. Maslov đã khéo léo đến nhờ vả người quen ở Ủy ban hành chính thành phố Troitsk để được đăng ký tại địa phương: “Ở viện của chúng tôi người ta đang xét nét tư cách cán bộ. Nếu biết được tôi lấy vợ người nước ngoài, chắc chắn họ sẽ đuổi. Hãy giúp chúng tôi đăng ký bí mật”. Và Maslov đã phải dùng mưu để đánh lạc hướng nữ thư ký tòa thị chính: Trong ngày cưới, một người bạn của ông đã mời cô ta đi xem hòa nhạc nhằm tránh những câu hỏi thừa. Còn Kulat Okudzhava – bạn của Victor – hứa: “Nếu có khó khăn gì, tôi sẽ dẫn các phóng viên nước ngoài đến”.
Việc sinh nở của Anhia cũng được giữ trong vòng bí mật. Để tránh tai mắt, cô xin đi phép đến Kiev vài tháng. Ở lỳ tại nhà nghỉ của Victor cho đến mùa thu, cô vào nhà hộ sinh, nơi một người bạn của chồng làm việc. Ngày 31 tháng 10 năm 1977 cháu gái Lêna đã ra đời.
Cuối cùng Anhia quyết định không lẩn tránh cha mình nữa. Cô kể cho ông nghe tất cả. Trước những phản ứng của cha, cô quay lại Liên Xô không một lời từ biệt. Và cô bắt đầu cảm thấy sợ hãi sự trừng phạt. Maslov đã gia cố căn phòng của mình bằng cánh cửa sắt và những lỗ châu mai. Khi chồng đi xa, người vợ ở nhà giấu súng bên cạnh cô con gái bé bỏng.Kết quả hình ảnh cho Lê Duẩn và gia đình (hàng sau từ trái sang: con trai Lê Kiên Thành, con gái Lê Tuyết Hồng ( con vợ Cả ), con dâu Tú Khanh và cháu nội (bên phải) cháu ngoại (bên trái).
Lê Duẩn và gia đình (hàng sau từ trái sang: con trai Lê Kiên Thành, con gái Lê Tuyết Hồng ( con vợ Cả ), con dâu Tú Khanh và cháu nội (bên phải) cháu ngoại (bên trái).
Thời gian trôi đi, cô con gái thứ hai Tanhia ra đời. Rất nhiều họ hàng của Anhia từ Việt Nam đã bay sang để chúc mừng gia đình cô có thêm thành viên mới. Cha cô không có trong số họ. Nhưng mọi người đã to nhỏ rằng, ông rất nóng lòng được nhìn thấy cô cháu gái đầu. Vợ chồng Maslov không phản đối điều này. Trong một chuyến công tác của đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn đến Matxcơva, người ta đã tổ chức cho ông cuộc gặp gỡ với cô cháu gái. Ông đã dẫn Lêna đến rạp xiếc, cho cháu ăn chuối và ghen tị khi cháu bé nhận quà của người khác. Maslov tưởng rằng, tất cả những gì khủng khiếp nhất đã lùi vào dĩ vãng. Thế nhưng số phận đã kịp giáng một đòn nghiệt ngã mới…
Lần thứ ba Anhia mang thai. Đi siêu âm, cô biết sẽ sinh con trai. Khi bắt đầu chuyển dạ, cô được đưa đến nhà hộ sinh khu vực Bốn. Sáng hôm sau, một cháu trai kháu khỉnh chào đời, nhưng cũng là lúc người mẹ bị băng huyết. Maslov đứng ngồi không yên. Bác sĩ rũ rượi bước ra từ phòng mổ: “Chúng tôi đã làm tất cả những gì có thể…”. Mấy ngày sau đó Victor Pavlovic không sao nhớ nổi. Ông sốt cao đến mê sảng. Nhưng ngay sau đó nhận ra rằng: Cần hành động! Ông đã sẵn sàng đối phó với trường hợp người ta không trả đứa trẻ cho mình.
Maslov đề nghị nhà hộ sinh cấp giấy chứng nhận, đăng ký giấy khai sinh. Cháu bé được giữ tại bệnh viện hai tháng dưới sự chăm nom của các bác sĩ. Cuối cùng thì người ta vẫn đưa cháu về Việt Nam. Họ hứa với Victor rằng sau hai năm sẽ trả lại con cho ông. Thực tế thời gian chờ đợi gấp đôi so với gì đã hứa (4 năm sau cháu được trả về Liên Xô). Nhưng những nỗi đau vẫn chưa dừng lại ở đây. Cậu bé Anton được đưa vào một nhà trẻ đặc biệt. Maslov đã viết đơn gửi đến tất cả các cấp đề nghị không được đưa cháu ra khỏi biên giới, doạ sẽ trở thành “Sakharov thứ hai”(5), yêu cầu Liên hợp quốc giúp đỡ, thậm chí gõ cửa cả Tổng bí thư Đảng cộng sản Liên Xô Gorbachev. Cuối cùng Maslov quyết định đánh cắp cháu bé, ôm vội hai cô con gái chạy đến sống ở nhà người quen tại vùng rừng nguyên sơ Belovezhshkaya Pusha(6). Vài tháng sau ông nhận được thông báo về việc Tổng bí thư Lê Duẩn từ bỏ ý định mang các cháu về Việt Nam: “Anh ta thực sự yêu thương các cháu, vậy cứ để họ sống với nhau…”
Cách đây không lâu hai người con của viện sĩ Maslov, Lêna và Anton, đã về thăm Việt Nam. Các cháu được tiếp đón rất nồng ấm: Bà ngoại các cháu vẫn còn sống. Tổng bí thư Lê Duẩn mất năm 1986. Bản thân Victor Maslov chưa một lần được nhìn thấy bố vợ của mình.
Theo Nhân chứng và sự kiện
Chú thích:
(1) Troitsk – thành phố của tỉnh Matxcơva, nằm bên bờ sông Desna, cách Matxcơva về phía Tây-Nam 15 km
(2) MIEM – Viện điện tử và toán học quốc gia Matxcơva
(3) MGU – Trường đại học tổng hợp quốc gia Matxcơva mang tên Lomonoshov
(4) KGB – Cơ quan an ninh quốc gia Liên Xô trước đây
(5) Sakharov – Nhà Bác học Nga (1921-1989), người chế tạo ra bom nhiệt hạch, những năm 60-70 là thủ lĩnh đấu tranh dân chủ nhân quyền
(6) Belovezhshkaya Pusha – vùng rừng núi nguyên sơ nằm giữa biên giới hai nước cộng hoà Belarus và Ba Lan
title:Bài thơ cuộc đời
date:16-01-2013

 

Bài thơ cuộc đời 
 (Ônga Becgôn gửi B. Coornilov)
I
Em lại nhớ chuyện ngày quá khứ
Khúc hát ngây thơ một thời thiếu nữ:
“Ngôi sao cháy bùng trên sóng Nêva
Và tiếng chim kêu những buổi chiều tà…”
Năm tháng đắng cay hơn, năm tháng ngọt ngào hơn
Em mới hiểu, bây giờ anh có lý
Dù chuyện xong rồi, anh đã xa cách thế!
“Em hát khác xưa rồi, khóc cũng đã khác xưa …”
Lũ trẻ lớn lên, giờ lại tiếp theo ta
Lại nhắp lại vị ngọt ngào thuở trước
Vẫn sông Nêva, bóng chiều, sóng nước…
Nhưng nghĩ cho cùng, họ có lỗi đâu anh!
II
Vâng, em khác hẳn rồi, chẳng giống trước nữa đâu!
Cuộc đời ngắn cũng xem chừng sắp hết.
Em đã già nhiều, nhưng anh đâu có biết,
Hay anh cũng biết rồi? Có thể!… Nói đi anh!
Em xin lỗi làm chi, chẳng cần đâu anh nhỉ
Thề thốt chăng? Cũng vô ích thôi mà,
Nhưng ví thử em tin, anh còn quay trở lại
Thì một ngày nào, anh sẽ hiểu ra…
Và mọi tổn thương, chúng mình xoá hết
Chỉ ở bên nhau, sánh bước trọn đường
Chỉ cần được sóng đôi, và chỉ khóc
Chỉ khóc thôi, đủ bù đắp tận cùng!…

Về bài thơ cuộc đời {B. Coornilov gửi Ônga Becgôn)
Đừng nhắc nữa em ơi
Lỗi lầm thời quá khứ
Ngôi sao bùng đốm lửa
Đâu còn nữa màu xanh
Con chim nhỏ chuyền cành
Cùng bay theo tiếng hót
Tím rớt chiều gió buốt
Hoa sặc sỡ lo âu
Dòng sông trôi về đâu
Hỏi làm chi cho khổ
Tình yêu- Con thuyền nhỏ
Buồn trôi nơi xa xôi
Gặp gỡ rồi chia phôi
Yêu thương rồi oán trách
Bây giờ đã xa cách
Nhắc lại mà làm chi
Thời gian mãi trôi đi
Buồn vui thành kỷ niệm
Bài thơ là câu chuyện
Của tình yêu ban đầu.

*****************************
Gửi Boris Kornilov
Và tất cả đổi thay, em bây giờ đã khác
Em hát khác rồi, khóc cũng khác ngày xưa…
B. Kornilov.
 
1
Ồ vâng, em khác hẳn ngày xưa!
Sao cuộc đời kết thúc nhanh quá vậy…
Em đã già mà anh đâu nhận thấy
Mà, có thể là anh vẫn nhận ra?
Em sẽ chẳng cầu xin sự tha thứ đâu mà
Hay thề thốt, cũng là vô ích vậy
Nhưng nếu em tin rằng anh còn quay trở lại
Nhưng nếu như anh còn có thể nhận ra.
Thì sẽ quên hết giận hờn, ta lại cùng ta
Ta lại cùng ta, như ngày xưa, sánh bước
Hai chúng mình sẽ khóc và chỉ khóc
Về điều gì ư – chỉ ta biết thôi mà.
 
2
Em bây giờ lục tìm trong ký ức
Em nhớ về những câu hát đầu tiên:
“Ngôi sao trên sông Nêva cháy lên
Và hoạ mi miền ngoại ô đang hót…”
Nhưng cay đắng và ngọt ngào hơn, năm tháng đã qua
Trái đất này mênh mông bát ngát, bao la
Anh có lý – bây giờ em mới biết
Anh – người đầu tiên của em và anh đã mất
“Em hát khác rồi, khóc cũng khác ngày xưa…”
Lớp trẻ lớn lên, lại vẫn giống như ta
Lại vẫn sông Nêva, ánh chiều tà, sóng nước
Vẫn hồi hộp, say mê trong từng câu hát
Và tuổi thanh xuân vẫn có lý như xưa.
Mùa rụng lá cây
 
Mùa thu ở Matxcơva, trên đường phố
treo những tấm biển đề dòng chữ:
“Mùa rụng lá cây, xin hãy dè chừng!”
Mùa thu! Giữa trời Matxcơva
Những đàn sếu bay về trong sương khói
Những chiếc lá màu vàng sẫm tối
Đang cháy lên trong những khu vườn.
Những tấm biển treo dọc theo con đường
Những tấm biển nhắc nhở cùng tất cả
Dù ai có lứa có đôi, ai người đơn lẻ:
“Mùa rụng lá cây, xin hãy dè chừng!”
Ôi, con tim của tôi sao mà cô đơn
Trên con đường xa lạ!
Buổi chiều lang thang bên những ô cửa sổ
Và khẽ rùng mình dưới những cơn mưa.
Tôi ở đây một mình có phải để cho
Một người mà tôi vui, một người mà tôi quí?
Không hiểu vì sao lòng tôi lại nhớ:
“Mùa rụng lá cây, xin hãy dè chừng!”
Lúc này đây đã không có gì cần
Thì cũng có nghĩa chẳng còn gì để mất
Ngay cả người thân yêu, người gần gũi nhất
Đã không còn có thể gọi bạn thân.
Thì tại vì sao tôi lại cứ buồn
Rằng đến muôn đời tôi đành vĩnh biệt
Một kẻ không vui, một kẻ không hạnh phúc
Một kẻ cô đơn.
Chỉ đáng nực cười hay thiếu cẩn trọng chăng
Hay phải biết đợi chờ, hay chịu đựng…
Không – thật vô cùng khiếp đảm
Vẻ dịu dàng khi vĩnh biệt, như mưa.
Cơn mưa tối sầm, mưa ấm áp nhường kia
Mưa lấp loá và mưa run rẩy thế
Mong anh hạnh phúc và mong anh vui vẻ
Trong phút giây này vĩnh biệt, như mưa.
…Tôi một mình đi bộ ra ga
Một mình thôi, không cần ai tiễn biệt
Tôi chưa nói với anh mọi điều đến hết
Nhưng mà thôi, không nói nữa bây giờ.
Con đường nhỏ tràn đầy trong đêm khuya
Những tấm biển dọc đường như vẫn nói
Với những kẻ cô đơn trên đường qua lại:
“Mùa rụng lá cây, xin hãy dè chừng!”…
                             
                                            Bản dịch của Nguyễn Viết Thắng
Bản dịch khác

EM HÁT KHÁC RỒI, VÀ KHÓC CŨNG KHÁC XƯA


Và tất cả thay đổi rồi . Và em nay cũng khác
Em hát khác xưa rồi , và khóc cũng khác xưa theo
(B. Kornilov)

Vâng, em khác hẳn rồi , chẳng giống trước nữa đâu!
Cuộc đời ngắn cũng xem chừng sắp hết.
Em đã già nhiều, nhưng anh đâu có biết,
Hay anh cũng biết rồi? Có thể!... Nói đi anh!
***
Em xin lỗi làm chi, chẳng cần đâu anh nhỉ
Thề thốt chăng? Cũng vô ích thôi mà,
Nhưng ví thử em tin, anh còn quay trở lại
Thì một ngày nào, anh sẽ hiểu ra...
***

Và mọi tổn thương, chúng mình xoá hết
Chỉ ở bên nhau, sánh bước trọn đường
Chỉ cần được sóng đôi, và chỉ khóc
Chỉ khóc thôi, đủ bù đắp tận cùng!...
***


2.
Em lại nhớ chuyện ngày quá khứ
Khúc hát ngây thơ một thời thiếu nữ:
"Ngôi sao cháy bùng trên sóng Nêva
Và tiếng chim kêu những buổi chiều tà..."
***

Năm tháng đắng cay hơn, năm tháng ngọt ngào hơn
Em mới hiểu, bây giờ anh có lý
Dù chuyện xong rồi, Anh đã xa cách thế!
Em hát khác xưa rồi, khóc cũng khác xưa theo
***

Lũ trẻ lớn lên, giờ lại tiếp theo ta
Lại nhắp lại vị ngọt ngào thuở trước
Vẫn sông Nêva, bóng chiều, sóng nước...
Nhưng nghĩ cho cùng, họ có lỗi đâu anh


*************************************


Chùm thơ Olga Bergholtz

 

Kỷ niệm 100 năm sinh Olga Bergholtz (1910-1975) nữ nhà thơ, nhà văn Liên Xô.
KHÔNG ĐỀ
Ừ! Ngoái lại làm chi, chỉ để nhìn dĩ vãng,
Dải băng hà xưa

Và bóng tối ngày xưa!
Ở đó, có cái nhìn khát khao, chờ đợi,
Buộc em phải trả lời, mà không thể hững hờ!

Nhưng Anh ơi! Hôm nay, em bỗng quay đầu lại…
Bất chợt từ giá băng, Anh vời vợi nhìn lên!
Anh vẫn hệt như xưa, đôi mắt còn như sống,
Mãi mãi chẳng hề xa, người duy nhất của tình em!

Em đâu kịp hiểu ra, rằng tất cả vẫn linh ứng thế!
Khi nghĩ rằng cuộc sống khác xưa, hít thở khác xưa rồi!
Hỡi cực hình của em, niềm vui của em, khao khát của đời em,
Hóa ra, em vẫn chỉ sống được, trước Cái Nhìn của Con Người ấy!

Em biết mình thủy chung tới giờ, chỉ với Anh, duy nhất,
Và em có quyền công khai xác nhận một điều thôi:
Em vẫn là vợ Anh hôm nay, trước mọi người đang sống,
Chỉ riêng giữa chúng mình - em mới là góa bụa, đơn côi!…

1947

TRẢ LỜI

Tôi xin nói, các bạn ơi, với cuộc sống riêng tôi,
Không thể có những tháng năm trên đời vô ích,
Không thể có những thông tin vô nghĩa, không mục đích,
Không thể có những con đường đi qua, nghĩ lại, hóa không cần!
Không thể có những thế giới lạ xa, không thể không tiếp nhận,
Không thể có những tặng vật, bị hàm hồ cho đi một cách phân vân!
Cũng không thể có một tình yêu vô ích,
Kể cả những tình yêu bị dối lừa, đớn đau, bi kịch,
Thì chút ánh sáng trong veo, dẫu chỉ sáng chập chờn

Cũng suốt đời ở mãi cùng tôi!
Và có lẽ, chẳng bao giờ là quá muộn đâu,
Khi ta dám làm lại từ đầu trọn vẹn đời mình sống,
Dám bắt đầu lại từ đầu - một đường đi từ khởi thủy,
Và ứng xử làm sao, để nếu có quay nhìn quá khứ
Thì đừng phải ân hận xóa bỏ đi điều gì,

Dù là một tiếng kêu, hay chỉ một lời than!
1962
GỬI BÔRIX COÓCNILỐP (1)
… Và tất cả đổi thay rồi. Và em nay cũng khác
Em hát khác xưa rồi, khóc cũng khác xưa theo.
B. Coócnilốp
I
Em lại nhớ chuyện ngày quá khứ
Khúc hát ngây thơ một thời thiếu nữ:
“Ngôi sao cháy bùng trên sóng Nêva
Và tiếng chim kêu những buổi chiều tà…”

Năm tháng đắng cay hơn, năm tháng ngọt ngào hơn
Em mới hiểu, bây giờ anh có lý
Dù chuyện xong rồi,

Anh đã xa cách thế!
“Em hát khác xưa rồi, khóc cũng khác xưa theo…”
Lũ trẻ lớn lên, giờ lại tiếp theo ta
Lại nhắp lại vị ngọt ngào thuở trước
Vẫn sông Nêva, bóng chiều, sóng nước…
Nhưng nghĩ cho cùng, họ có lỗi đâu anh!

II
Vâng, em khác hẳn rồi, chẳng giống trước nữa đâu!
Cuộc đời ngắn cũng xem chừng sắp hết.
Em đã già nhiều, nhưng anh đâu có biết,
Hay anh cũng biết rồi? Có thể!… Nói đi anh!

Em xin lỗi làm chi, chẳng cần đâu anh nhỉ
Thề thốt chăng? Cũng vô ích thôi mà,
Nhưng ví thử em tin, anh còn quay trở lại
Thì một ngày nào, anh sẽ hiểu ra…

Và mọi tổn thương, chúng mình xóa hết
Chỉ ở bên nhau, sánh bước trọn đường
Chỉ cần được sóng đôi, và chỉ khóc
Chỉ khóc thôi, đủ bù đắp tận cùng!…

1939 – 1940
BẰNG VIỆT dịch

Mùa hè rớt- Bài thơ mê đắm lòng người của Ônga Béc- gôn

Chắc có lẽ không ít người trong chúng ta đã nhớ nằm lòng và bao lần thầm đọc câu thơ Ônga Béc- Gôn (Ольга Берггольц 1910- 1975) " Hoa cuối mùa sặc sỡ đến lo âu"? câu thơ vương buồn và thoảng chút ngậm ngùi. Vâng làm sao cưỡng lại được thời gian. Ôn- ga đã cảm nhận trong cái rực rỡ có phần chói chang ấy rồi nữa sẽ là tàn phai. " Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua"(Xuân Diệu) mùa hè rớt với "cái nóng êm ru màu trời không chói" cũng đã khởi sự cho những ngày thu ảm đạm đã nghe hơi thu se sắt bên lòng.
Ônga Béc- gôn đã diễn tả mùa hè rớt vừa dịu dàng   rực rỡ vừa nhẫn nại chịu đựng và có cả mơ hồ một thoáng lo âu.
Đầu thu đọc lại bài thơ Mùa hè rớt (qua bản dịch của Bằng Việt) để thêm một lần cảm nhận vẻ đẹp tinh tế trong thơ Ôn- ga. Từ chính sự trải nghiệm của cuộc đời cùng với những rung động và sự tinh tế của thi sỹ Ôn- ga đã để lại cho chúng ta một tuyệt bút và chắc chắn sẽ còn mãi mãi làm mê đắm lòng người!


MÙA HÈ RỚT

Có một mùa trong ánh sáng diệu kỳ
Cái nóng êm ru màu trời không chói
Mùa hè rớt - cho những người yếu đuối
Cứ ngỡ ngàng như mới bắt đầu xuân!

Trên má mơ hồ tơ nhện bay giăng
Khe khẽ như không nhẹ nhàng phơ phất
Lanh lảnh bầy chim bay đi muộn nhất
Hoa cuối mùa sặc sỡ đến lo âu!

Những trận mưa rào đã tắt từ lâu
Tất cả thấm trong cánh đồng lặng sẫm...
Hạnh phúc - hiếm hơn khoé nhìn say đắm
Ghen tuông - dù chua chát cũng thưa hơn!

Ôi cái mùa đại lượng rất thân thương
Ta tiếp nhận vì ngươi sâu sắc quá!
Nhưng ta nhớ trời ơi ta vẫn nhớ
Tình yêu đâu?... Rừng lặng bóng sao im.

Sao ơi sao sao sắp rụng vào đêm
Ta biết lắm thời gian đang vĩnh biệt...
Nhưng chỉ mãi bây giờ ta mới biết
Yêu thương ngậm ngùi tha thứ chia tay...!
                                    
                                             1960
                                                            ( Bằng Việt dịch)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét