Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

BÍ ẨN KHOA HỌC 64

(ĐC sưu tầm trên NET)

Lông Thiên Sứ Khó Hiểu

''LÔNG THIÊN SỨ'' KHÓ HIỂU
Tác phẩm đầu tay của Ford có tên là ''Viết về những kẻ bị nguyền rủa'', nội dung kể về những vật thể kì lạ từ trên trời rơi xuống. Có thể hiện tượng từ ''trên trời rơi xuống” khiến ông cảm thấy hấp dẫn nên ông đã cất công sưu tầm rất nhiều bài báo trên các báo khoa học kĩ thuật có liên quan đến những hiện tượng như hoa tuyết, mỡ đá, đến cả giun dế, nhiều nhất là ếch, cá và khối băng. . . 
Có rất nhiều người mơ hồ biết đến những tin tức về vật thể lạ từ trên trời rơi xuống, nhưng vẫn hoài nghi đó chỉ là những chuyện ''kì đàm quái luận'', không thể là sự kiện chân thực. Trên thực tế, không ai từng nghiên cứu hiện tượng này mà lại có quan điểm nghi ngờ như vậy, bởi đúng là có nhiều vật thể từ trên trời rơi xuống thật. Thời Ford sống cũng có, đến nay vẫn có, lúc nào cũng đều đa chủng loại và số lượng thì nhiều vô kể. Bí ẩn là ở chỗ tại sao chúng lại rơi xuống? Và rơi xuống như thế nào?
Cá và ếch trên trời rơi xuống đến nay vẫn là điều thường thấy. Ví dụ vào ngày 22 tháng 2 năm 1994, người ta nhìn thấy mấy trăm con cá rô mình lốm đốm đang luồn lách trong bãi đỗ xe của khách sạn vùng nội địa sa mạc phía bắc Australia, mỗi con dài từ một đến hai tấc Anh. Một tuần sau, cũng tại đây lại rơi xuống một số cá khá lớn, lúc đó trời mưa rất to, lượng mưa chỉ trong một đêm đã là 2,7cm. Tháng 2 năm 1981, từ trên bầu trời vùng đất Paens ở ngoại ô London chợt rơi xuống một con cá nướng, mắc vào khe của hàng rào, con cá này còn có thể ăn được. Trong số những trận, mưa thực phẩm khác có một lần mưa đầy hạt đậu xuống vùng Znopesoan ở Brazil. Đậu rơi xuống đất nhà ông Salvador Takino. Ông cho rằng có thể những hạt đậu này từ Tây Phi vượt qua Đại Tây Dương bay đến, nhưng muốn chứng minh điều này thì lại rất khó khăn bởi ông đã ăn hết số hạt đó. Nhưng có một trận mưa khác không được ngon lành như thế đã đổ xuống đầu các thành viên câu lạc bộ quần vợt Ksaiochad ở gần Aidinburg, mùi hôi thối của nó khiến người ta nhận ngay la đó là phân người.
Hiếm thấy hơn nữa là những vật có một không hai trên trời rơi xuống ở Thụy Điển, có một loài động vật kì dị giống yêu quái núi Scandinavia (theo truyền thuyết) đã rơi đầy đường trong thành phố Nocapin. Ngoài ra còn có một số vật thể khác rơi xuống như côn trùng, sò, cỏ, quả cứng, thậm chí cả những khúc cá còn tươi. Kì lạ nhất có lẽ là hiện tượng vào tháng 12 năm l973 một chiếc hộp màu trắng bạc đã rơi xuống sau vườn hoa ở thành, phố Hall, lại rơi đúng vào đầu người đang đi ngang qua. Chiếc hộp đó kích thước khoảng l9x3.55cm, bên trong có một tấm gỗ đã khá cũ, phía trên khắc hai chữ cái viết tắt ''T.B'', và chữ “Klaipeđa”. Sau này người ta mới biết “Klaipeđa'' là tên một cảng cũ ở nước Lthuania. Năm 1973 vì sự cố “Bế quan tỏa cảng'' ở Liên Xô và Đông Âu mà cảng này đã phải đóng cửa, điều này khiến cho sự xuất hiện của chiếc hòm lại càng tăng thêm phần thần bí.
Một số vật thể rơi có thể giả định là đồ vật ở trên máy bay rơi xuống? Con cá nướng rơi xuống lại chính là một loại thức ăn hay dùng trên máy bay, song có rất ít khả năng là các nhân viên phục vụ trong các hãng hàng không đã ném xuống bởi tất cả những đồ bỏ đi họ đều phải dồn lại đợi đến khi máy bay hạ cánh xong mới vứt đi. Lượng phân người đổ xuống câu lạc bộ quần vợt lúc đầu đã có người cho rằng là do “sự cố kĩ thuật'' của các nhà vệ sinh trên máy bay gây ra. Bởi qua giám định đã tìm thấy một lượng nước thuần khiết lẫn trong nước tiểu và phân đã rơi xuống. Cách giải thích này có vẻ hợp lí bởi vì lúc đó đang có một chuyến bay từ Adinburg đến Berminhan qua vùng trời đó. Nhưng khi những nhà chức trách kiểm tra các nhà vệ sinh trên máy bay này thì họ đã khẳng định đây không phải là sự cố của máy bay. 
Một sự việc kì lạ hơn nữa về những vật trên trời rơi xuống xảy ra ở một chiếc máy bay. Bình thường khi máy bay bay lên độ cao cực điểm thì có thể xảy ra hiện tượng ngưng tụ nước thành một số mảnh băng rồi rơi xuống mặt đất. Nhưng kì lạ là lại có chuyện trước khi máy bay cất cánh thì đã xuất hiện băng ngưng tụ rồi. Chars Fort rất thích kể về câu chuyện một ''hạt'' mưa đá to bằng đầu người đã rơi xuống vùng Salingapetan ở Ấn Độ (nguyên nhân dẫn đến sự việc này nghe ra có vẻ hoang đường nhưng lại là một điều không thể phủ định, trong ''báo cáo tổng kết hàng năm của Hiệp hội khoa học tiến bộ nước Anh, đã kể lại toàn bộ sự việc trên). 
Một lí lẽ khác cũng thường được đem ra giải thích về những trường hợp ếch và cá từ trên trời rơi xuống những con vật ''không cẩn thận'' này đã bị gió xoáy lốc thổi từ biển hoặc các ao hồ lại rơi xuống một nơi nào đó lên đường gió thổi đi. Cách giải thích này rất đáng quan tâm, bởi vì lừ lâu người ta đã biết đến một số vật thể rơi chắc chắn là do gió xoáy đưa đến. Tháng 11 năm 1913, trên vùng Nalendy ở bang New South Wales, một cơn lốc xoáy đã tạo nên một trận mưa cá; tháng 6 năm 192l cũng xảy ra tình trạng tương tự ở Bang Luoisiana. Tuy vậy lí thuyết về cơn lốc xoáy cũng có điểm yếu của nó. Từ trước đến nay chưa từng nghe nói đến chuyện có nòng nọc bùn đất hôi thối, mảnh thủy tinh, xe đạp cũ cũng như các chất thải của con người, và các loài cá và ếch trong cùng một lúc rơi xuống. Hơn nữa lí thuyết này cũng không thể giải thích hết các hiện tượng kì lạ này. Tháng 2 năm l859, tại thị trấn Asion ở bang New South Wales, một lượng lớn cá nước ngọt và cá gai đã đổ xuống đầy một dải đất dài và hẹp.  Thậm chí còn có những vật rơi xuống cả các vùng núi. 
Từ trước đến nay, vật thể rơi kỳ quái nhất có thể là “lông thiên sứ'', đây rõ ràng là một loại sợi tơ được cấu thành từ một chất dạng keo, chúng từ trên trời rơi xuống, khi tiếp xúc với mặt đất thì phân hủy mất. Những sợi lông này có liên quan đến sự xuất hiện của đĩa bay, tất cả đã được ghi chép đầy đủ trong hồ sơ, nên có thể đặt ra giả thiết rằng đây 1à những chất thải ra từ đĩa bay. Ví dụ như ngày 17 tháng 10 năm 1952, trên bầu trời Pari ở Pháp người ta nhìn thấy một vật thể hình trụ dài và hẹp, bên cạnh lại có khoảng 30 vật thể khác nhỏ hơn, đằng sau các vật thể này đều treo loại ''lông thiên sứ'' trên, rất nhiều lông đã rơi xuống đất, một số lông lại rơi xuống những rừng cây thấp phía dưới hay những đường dây điện thoại, chúng tồn tại khoảng vài giờ đồng hồ thì bị phân hủy hết.
Trong khoảng 50 năm trở lại đây, những báo cáo về “lông thiên sứ'' ngày càng ít đi, có lẽ là vì trong những năm 1970, Trung tâm nghiên cứu đĩa bay đã lìm được một số tư liệu để phân tích và khẳng định rằng ''lông thiên sứ'' thực ra chỉ 1à một loại tơ nhện. Tuy nhiên, tơ nhện đôi khi cũng có những đặc điểm rất khác thường, có lúc chúng tụ tập thành đống với số lượng cực lớn tạo thành một cảnh vô cùng hoành tráng khiến người ta không khỏi ngạc nhiên, tự hỏi rằng không biết có bao nhiêu con nhện tham gia vào quá trình nhả ra số lượng tơ khổng lồ này: Cũng như đêm ngày 28 năm 10  năm l988, trong bản tường trình của lính tuần tra tại eo biển nằm ngoài vùng Dosat nước Anh có viết: họ đã trông thấy một đám mây tơ nhện rộng ước chừng khoảng 77km2. Trong chiến tranh hiện đại, tơ nhện vẫn còn có một tác dụng vô cùng nguy hiểm. Trong cuộc xung đột ở Bosnia (Nga), một vài báo cáo đã nói rằng có một “vật chất dạng tơ thần bí'' phóng ra từ Croatia, rơi lên đầu người dân trong vùng. Khi đem các mẫu vật này phân tích trên kính hiển vi, người ta xác định được một loại chất tổng hợp chứ không phải là tơ nhện thiên nhiên, song người ta vẫn mơ hồ không hiểu tại sao người Serbia lại cho phóng ra những vật chất hoàn toàn vô hại như vậy. 

Bí Ẩn Những Dòng Suối

BÍ ẨN NHỮNG DÒNG SUỐI
Nước suối ấm lên sau cơn mưa
Ở phía tây nam tỉnh Vân Nam, Trung Quốc có một dòng suối tên là ''Tiên hạ đường tuyền'' (Suối tiên sa). Trước khi trời đổ tra khoảng 2, 3 giờ đồng hồ, nước suối vốn trong xanh trở thành một màu trắng đục như nước gạo. Sau mưa tạnh khoảng 2, 3 giờ đồng. hồ, nó trở lại trong xanh như trước. Trước cơn mưa, nhiệt độ nước suối bỗng nhiên hạ thấp. Vào 9 giờ sáng ngày 5 tháng 5 năm 1985, một số nhà khoa học đã tiến hành đo trực tiếp nhiệt độ nước ở dòng suối kết quả cho thấy trước cơn mưa, nhiệt độ nước suối là 300C, nhưng khi mưa tạnh đã tăng lên 370C. Nước mưa thông thường khá lạnh, bởi nó bắt nguồn từ không trung là nơi có nhiệt độ thấp. Tại sao nước mưa lại làm nước suối tăng nhiệt? Chúng ta hãy đợi lời giải đáp từ phía các nhà khoa học.
Nhưng các nhà khoa học cho rằng, xung quanh dòng suối có cấu tạo địa chất vôi sống gặp nước mưa và hơi ẩm sẽ sinh ra các phản ứng hóa học sinh nhiệt, dòng nước trở nên đục ngầu, độ ẩm lăng lên, sau khi lắng cặn, nước suối lại trong xanh như trước.
Suối reo
Trên sa mạc Đằng Cách Lý ở Tân Cương, Trung Quốc có một dòng suối được dân cư trong vùng gọi là ''suối reo''. Bởi vì mỗi đêm trước khi xảy ra động đất, dòng suối lại phát ra những âm thanh như tiếng sáo.
Suối báo giờ
Tại thôn Hương Nham, xã Yên Thôn, huyện Ân Ninh, tỉnh Hồ Nam có một đầm nước sâu, diện tích hơn 20m2. Bên đầm có một động đá đường kính khoảng 0,5m, dù trời khô hanh, trong động vẫn có nước. Hằng ngày, đúng vào 7 giờ sáng, 12 giờ trưa và 5 giờ chiều, trong động lại phun nước ra, nên người dân địa phương gọi là ''suối báo giờ''. Suối không chỉ phun nước đúng theo quy luật mà còn có những điều thú vị hơn nữa. Trước khi phun nước, từ trong lòng động có những trận gió mạnh cuồn cuộn thổi ra, cửa động toả khói như màn sương mù, dòng nước đục ngầu mới phun ra. Một giờ sau, suối lại réo gào rồi ngừng phun nước, tất cả trở lại như ban đầu, yên ả và tĩnh lặng. Tại sao suối báo giờ có thể phun nước theo đúng thời gian như vậy? Điều này thì không ai giải thích được?
Suối sữa
Trong một hang núi ở thí trấn Cam Gia Tử của người Mãn, thuộc thành phố Công Chúa tỉnh Cát Lâm có một dòng suối màu trắng sữa nên người dân địa phương gọi 1à ''Suối sữa''. Nếu uống nước suối trong một thời gian dài thì sẽ thấy tác dụng bảo vệ sức khoẻ . Do nằm cách xa vùng dân cư cũng như khu nhà máy công nghiệp nên dòng suối không hề bị ô nhiễm. Một ông lão 74 tuổi trong vùng lên là Lý Thiếu Tiền nói rằng: từ khi uống nước suối các nếp nhăn của ông do tuổi già đều biến mất, bệnh viêm khớp mấy chục năm nay đã thuyên giảm. Có người còn nói, nếu liên tục uống hằng ngày thì sẽ có tác dụng kích thích hệ thống tiêu hóa, mang lại cảm giác ngon miệng. Vì vậy, người dân trong thôn ai cũng uống nước ''suối sữa''. Khi phân tích, các nhà khoa học tiến hành thấy rằng trong thành phần nước suối có chứa một số nguyên tố vi lượng như Li, I, K, Mg, Zn, Sr, Co, Se, và các hợp chất hóa học khác có lợi cho sức khoẻ con người.
Suối phun cá
Tương truyền rằng, trong khu thắng cảnh Dã Tam Pha thuộc địa phận huyện Lai Thủy (còn gọi là huyện Dịch) tỉnh Hà Bắc có ''suối phun cá''. Vào khoảng tiết cốc vũ (mưa rào), suối ở đây lại ''phun'' ra rất nhiều cá, mỗi con nặng chừng 6 - 7 lạng, lưng đen bụng trắng, thịt tươi ngon, xương rất cứng, dân trong vùng gọi là ''thạch khẩu ngư'' (cá đá).
Các chuyên gia cho biết, đây là một loài cá thuộc lớp có nhiều vảy, nhưng họ không biết quá trình sinh trưởng của chúng như thế nào? Tại sao xuất hiện vào tiết cốc vũ? Có phải chúng đến từ những mạch nước nằm sâu trong lòng đất hay không? – Đến nay vẫn là những bí ẩn.
Tại thôn Sơn Khẩu, xã Tống Khế, huyện Vũ Ninh, tỉnh Giang Tây Trung Quốc có một hang cao l ,5m, rộng 2m. Trong hang có một dòng suối chảy ra, nó không bao giờ cạn. Điều thú vị là ở chỗ bình thường lòng suối không hề có cá, nhưng đến tháng 7 tháng 8 thì cá bỗng từng đàn từng đàn bơi ra. Mỗi khi đàn cá ra khỏi động chúng bơi xuôi dòng một đoạn tìm nơi sinh sản, trong khoảng 2 - 3 giờ đồng hồ, rồi bơi ngược trở lại, vào trong động. 
Suối mặt trời
Trong vùng tự trị của người Miêu và người Bố Y, ở tỉnh Quý Châu nằm trên cao nguyên Vân Quý (Trung Quốc) gần đây phát hiện ra một dòng ''suối mặt trời'' kỳ diệu. Nước suối từ các kẽ đá chảy vào hồ nước bằng đá xanh. Nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể nghe tiếng nước chảy róc rách, bởi điều kỳ diệu của ''suối mặt trời'' là ở chỗ nó khòng chảy quanh năm suốt tháng cũng không phải là mạch nước phun ngắt quãng, mà dòng suối này chảy theo quy luật của Mặt trời.
Vào các buổi sáng trời quang đãng, khi ánh mặt trời rọi vào các khe đá, thì một dòng nước trong veo từ từ chảy ra, liên tục khoảng 40 phút. Nếu trời đến trưa hay chiều mới hửng nắng thì nước suối cũng chỉ chảy ra vào lúc có ánh mặt trời soi vào. Nếu hôm nào không có nắng thì một giọt nước cũng không chảy ra. Các chuyên gia đã khảo sát và phát hiện tính chất nước của suối khá đặc biệt, tỉ trọng mặn hơn các loại nước khác khoảng 3%. Được biết hiện tượng “suối mặt trời'' như thế chưa hề gặp ở nơi nào khác. Những bí ẩn của “suối mặt trời'' vẫn không ngừng thôi thúc các chuyên gia phải tiếp tục nghiên cứu.
Suối phun muối
Chúng ta được biết các loại muối biển, muối hồ, muối đầm, muối giếng hoặc muối mỏ,. . . chứ ít ai biết rằng còn có một ''suối muối'' ở phía đông tỉnh Tứ Xuyên, Trung quốc, nước suối ở đây cũng là nguyên liệu sản xuất muối ăn.
Suối muối nằm gần thị trấn Ninh Xưởng thuộc địa hạt Vu Khê. Theo truyền thuyết, có một người thợ săn đi săn trong một khu rừng rậm ở sườn phía nam núi Đại Ba, anh ta phát hiện ra một con hươu có bộ lông trắng muốt bèn đuổi theo. Đang chạy, bỗng nhiên con hươu biến mất, anh ta chỉ thấy trước mặt toả ra những vòng ánh sáng màu bạc, lại gần một cửa động, một dòng suối từ trong cuồn cuộn chảy ra như sương mù. Người thợ săn đã thấm mệt bèn vội vã vốc nước suối uống, không ngờ nước suối quá mặn. Lúc đó, ở miền Đông Tứ Xuyên đang khan hiếm muối, giá muối  tăng vọt. Dân bản địa rất biết ơn con hươu trắng nọ đã chỉ đường lấy muối cho mình, họ bèn đặt tên suối là ''suối hươu trắng''.
Cách đây l900 năm, từ thời Đông Hán đã khai thác ''suối muối''. Sử sách còn ghi rằng: ''Năm thứ bảy niên hiệu Vĩnh Bình - từng dẫn nước suối về Vu Sơn, đựng vào chậu sắt. Sau thời Đông Hán, người ta đặt vào chỗ nước suối chảy ra một đầu rồng bằng bơ đá miệng ngậm bảo ngọc. Nước suối chảy qua hai bên hòn ngọc, chảy vào máng nước tới thẳng lò sấy. Nước bốc hơi đi còn lại là muối tinh khiết. Đời Thanh, ở đây có đến 336 lò sấy muối, 108l nồi sấy, gọi là “vạn táo diêm yên'' (muôn bếp mờ khói muối ), thuyền buôn muối khắp nơi nườm nượp qua lại ngày đêm không ngớt.
Muối trong suối từ đâu mà ra? Các chuyên gia nhận định rằng nước suối trong quá trình chảy dưới lòng đất đã gặp một mỏ natri clorua lớn, lượng natri clorua này hòa lẫn với nước suối thành dung dịch muối. Vì vậy, mà ''suối hươu trắng'' mới trở thành một dòng suối kỳ diệu hiếm có.
Suối thần dự báo thời tiết
Xã Trần Gia trên núi Long Môn, huyện Quảng Nguyên, phía bắc tỉnh Tứ Xuyên, có một dòng suối trong vắt, thoạt nhìn không khác những dòng suối khác, nước suối từ cửa hang chảy ra, chầm chậm chảy xuống vùng hạ lưu. Nhưng nếu bạn ném một hòn đá vào cửa hang nơi đang có dòng nước chảy thì sẽ xuất hiện một điều kì lạ: dòng suối như một người con gái thẹn thùng, bật cười khanh khách rồi thu mình vào trong hang, nước suối ngưng chảy khoảng 10 phút rồi mới tiếp tục chảy ra chầm chậm như ban đầu.
Qua nhiều năm quan sát và nghiên cứu, các nhà khoa học đã hiểu rõ nguyên nhân tại sao dòng suối lại ''sợ hãi'' ngừng chảy như vậy. Vốn nơi đây đá có nhiều đoạn tầng tạo nên một hệ thống hút nước dạng ống nhỏ li ti, lại thêm đất trong vùng chứa nhiều nước. Cho nên dưới ảnh hưởng của áp lực nước liền chảy ra qua các khe đá tạo thành dòng suối. Khi nước suối đang chảy ra gặp chấn động thì sẽ sinh ra một áp lực khiến cho các khe đá rộng ra, nước suối phải tạm thời chảy đầy các khe đá nên ngừng chảy ra ngoài, tạo nên hiện tượng kì lạ trên. Khi các khe đá đã trở lại nguyên trạng, nước suối lại chảy ra.
Thế nhưng tại sao một số đầm suối kì lạ lại có những biểu hiện dị thường ngay ở đầu nguồn?
Trên sườn núi Phục Long, huyện Tư Lợi, tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc có một động nham thạch vôi, trong động có một dòng suối kì lạ. Vào mùa mưa, các dòng suối khác trên núi chảy xối xả, còn dòng suối này không có lấy dù chỉ một giọt nước. Nhưng mỗi khi sấm chớp đùng đùng thì nước suối lại chảy ào ạt, tiếng sấm ngừng thì nước suối cũng ngừng chảy. Vào mùa khô, ánh mặt trời nóng bỏng chiếu xuống các dòng suối trong khoảng một dặm, nước ngừng chảy, đất đai khô cạn, nhưng khu vực xung quanh dòng suối này vẫn mát mẻ như thường. Nếu cất tiếng gọi vào trong động, thì một dòng nước trong xanh liền chảy ra. Đầu những năm 1980, người ta muốn lấy dòng suối làm điểm bắt đầu để đào một con kênh, nhưng kế hoạch không thành. Mọi ngửời đều thắc mắc không hiểu tại sao nước suối ,trong động lại ''phải gọi'' mới chảy?
Giữa cánh đồng trước thôn Trực Bốc Thượng Đốn, huyện Thiên Đẳng, tỉnh Quảng Tây có một đáy đầm nước gọi là ''Lăng đặc'', nước sâu 10m, bề mặt đầm to gấp đôi sân bóng rổ, đáy đầm giống một cái chảo, phía đông có những hang to như các đường ống dẫn nước nối liền với mạch nước ngầm dưới đất. Vào mùa mưa, nước ngầm phun lên, chảy vào trong đầm, có khi chảy tràn ra ngoài đầm. Mùa thu sang, mực nước trong đầm tụt xuống, khi mùa đông đến, mực nước trở lại ổn định, mặt đầm phẳng lặng như gương, trong thấu. Điều khiến bạn phải kinh ngạc lúc này nếu có ai đứng trên bờ đầm gọi to thì nước đầm bỗng chảy ngược trở lại mạch ngầm trong lòng đất. Người dân trong vùng thường vây quanh đầm lớn tiếng kêu gọi, hoặc đánh trống khua chiêng hoặc ném đá xuống đầm. Sau một, hồi huyên náo, nước đầm theo tiếng la hét và tiếng chiêng trống thoát phễu. Hình thành một vực nước xoáy, vực xoáy rút đần, khoảng một giờ sau thì tất cả lượng nước trong đầm đều rút hết vào trong lòng đất. Khoảng 8, 9 giờ sau, nước lại bắt đầu phun trào lên qua các kẽ hang, mực nước đầm lại cao dần cho đến khi trở lại như trạng thái ban đầu.
 Khả năng kì lạ của đầm ''Lăng đặc'' đã khiến cho các nhà khoa học phải sửng sốt, nhưng họ vẫn không sao giải thích nổi bí ẩn mà nó đang giấu kín.
Suối Thiên Đường ở huyện Cổ tận, tỉnh Tứ Xuyên là dòng ''suối khí tượng'' giúp người dân xem dự báo thời tiết. Mỗi khi nước suối biến thành màu nâu vàng thì sắp có mưa rào. Nước suối Thiên Đường còn có thể biến thành các màu xanh lam, xanh đậm. Mỗi màu trên lại có thể chia làm ba gam màu gồm nhạt, vừa và đậm. Khi nắng hạn lâu ngày, không có mưa, nước suối có màu vàng đậm tức là đang dự báo thời tiết, nắng chuyển thành râm và sắp có mưa lớn. Các chuyên gia cho rằng, màu sắc nước suối thay đổi là do quá trình phản ứng hóa học của dung dịch nước suối mang nồng độ đậm đặc các ion gốc axit và ion sắt hóa trị cao tạo thành
Có thể bạn sẽ đặt ra những câu hỏi: Tại sao các dòng suối khác cũng chứa dung dịch lại không thể thay đổi màu sắc theo thời tiết? Hay do vùng địa chất của Thiên Đường còn có những điều kiện đặc thù nào khác?
Suối nước ngọt
Gần thôn Biên Nhĩ thuộc huyện Đan Ba, tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) có một , dòng suối thần kỳ, giống như một xưởng khai thác khí thiên nhiên. Cư dân ở các vùng lân cận thường qua đó lấy nước về để làm nước uống, hoặc dùng để hấp bánh bao, không cần phải ủ men mà bánh làm ra vẫn ngon mềm.
Dòng suối thần kỳ này vốn bắt nguồn từ trong một lớp đoạn tầng của tầng đất bùn. Nước suối chảy ra sẽ mang theo khí tự nhiên tạo thành một loại nước ngọt có ga, giống nước khoáng thông thường, bởi trong nước hàm chứa một lượng CO2 phong phú, đặc trưng của suối nước khoáng. Bà con trong vùng xếp hàng nường nượp đợi lấy nước, họ đều mang những thùng đựng có nắp kín, có lẽ để chống thất thoát khí CO2.
Suối bia
Tại thôn Bạch Thủy, huyện Vĩnh Long, tỉnh Giang Tây có một dòng suối năm vị, như là một ''xưởng bia'' thiên nhiên. Thôn Bạch Thủy nằm ở phía đông lòng chảo Cát An, gần đó có một dãy núi chín ngọn, dưới chân núi có một dòng suối trong vắt.
Mạch suối có đường kính rộng khoảng 39cm, nước chảy ra trong veo mát lạnh, hàm chứa rất nhiều khí tự nhiên, uống vào có vị ngọt, lại hơi cay cay tê tê ở đầu lưỡi : nuốt xuống cổ thì hơi đắng và có vị ngon như uống bia tươi. Vì vậy, người bản địa gọi là “suối bia'' họ thường đến suối lấy nước về uống thay bia.
Việc phát hiện ra ''suối bia'' thiên nhiên đã thu hút được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Họ tiến hành phân tích thành phần hóa học của nước suối thì thấy trong đó có chứa một hàm lượng phong phú các nguyên tố đa lượng và vi lượng, “bản thân không mang nhiệt lượng nên đây là khoáng chất bổ sung lý tưởng cho cơ thể, có lợi cho sức khoẻ, có thể tận dụng để khai thác nước khoáng thiên nhiên phục vụ cuộc sống của con người. Nhưng nguyên nhân nào đã tạo thành ''xưởng bia'' thiên nhiên này? Các chuyên gia vẫn còn tiếp tục tìm hiểu.
Suối cười
Theo tin từ báo ''Giang Nam buổi tối'' (Giang Nam vãn báo) tại vùng đất giữa hai thôn Đại Uyển Xung và Tiểu Uyển Xung thuộc xã Thuận Cảng, huyện Lư Giang tỉnh An Huy, khu vực dưới chân núi lửa có một dòng suối gọi là ''Suối sơn tuyền''. Dòng suối có diện tích khoảng 60m2, sâu khoảng 2m, ở ven bờ suối cây cỏ mọc um tùm. Nước suối chảy quanh năm, trong veo thấy cả đáy. Điều khiến bạn phải thích thú 1à lòng suối có 5, 6 mạch nước, bình thường dòng suối chảy êm đềm, nhưng nếu bạn cười vang bên bờ suối thì các mạch nước bỗng ùng ục phun trào, cười càng to nước suối phun càng mạnh, nên gọi là “suối cười''.
“Suối cười , là hiện tượng ít gặp trong tự nhiên. Do điều kiện giao thông khó khăn, nên ở đây vẫn còn 1à một vùng đất hoang chưa được khai thác.
Suối băng
Bất kỳ một con sông, dòng suối nào nằm trên vĩ độ phía bắc vùng ôn đới đều đóng băng về mùa đông, đến hè thi băng tan, đây là một quy luật của tự nhiên. Thế nhưng, trong trời đất có nhiều chuyện ngược đời kì lạ.
Theo tin của báo “Đặc khu Sán Đầu buổi tối'' (Sán Đầu đặc khu vãn báo), ở bản Bạch Dật, cao hơn 1700m so với mực nước biển thuộc tỉnh Ngọc Bình, huyện Ngũ Phong, tỉnh Hồ Bắc có một dòng ''suối băng''. Khi mùa hè đến ở dưới đáy lòng suối, các lớp băng bắt đầu đông lại, trời càng nóng thì lớp băng càng dày. Nhiệt độ thấp nhất tại các lớp băng có thể xuống.. đến âm 200C, trong khi đó thì ở trên mặt lớp băng, cây cối vẫn mọc xanh tốt. Nước ở ''suối băng'' bốn mùa trong vắt, dân trong vùng dùng để muối dưa không bao giờ bị khú. Phải chăng dân hai thôn Bạch Nhất Bình và Hồ Bình gần đó uống nước suối thường xuyên nên tuổi thọ trung bình đạt đến 70,1 tuổi, trong đó có 69 cụ từ 80 - 90 tuổi, 20 cụ trên 90 và hai cụ trên l00 tuổi.
Suối cách quãng
Những nhà khoa học Trung Quốc trong chuyến khảo sát vùng Dagca thượng du sông Tây Tạng, có một đoạn báo cáo miêu tả cảnh tượng mê hoặc về suối phun nước tại đây: ''Chúng tôi gặp một động phun nước lớn khó quên. Sau một loạt tiếng nổ lớn làm cho chấn động bốn bề, nước và khí nóng đột nhiên trào ra miệng suối, lập tức biến thành cột khí và nước có đường kính trên 2m chiều cao 20m, hơi nước trên đỉnh cột bốc lên cuồn cuộn, chạm tới trời xanh tạo nên một cảnh tượng thật hùng vĩ''.
Loại suối này thường gọi là suối cách quãng.
Suối cách quãng là một loại suối nước nóng. Nước suối này không phải là liên tục trào ra và từ miệng suối có thể phụt lên không trung, tạo thành cột nước cao vài mét thậm chí vài chục mét.
Thời gian suối phun cách quãng không lâu, phun được vài phút hay vài chục phút, suối lại tự động ngừng phun, sau một thời gian ngắn, lại bắt đầu một đợt phun trào mới. Chính vì vậy nó mới có tên là ''suối cách quãng''. Tên gọi này là dịch âm tiếng Ailen, nghĩa gốc của nó cũng là suối cách quãng Ailen là quốc gia tập trung rất nhiều suối nước.. nóng. Tại một vùng núi gần thủ đô Reykjavik có một khu suối cách quãng nổi tiếng là ''Gaice'' - một trong những suối cách quãng nổi liếng nhất. Dòng suối này lúc yên ả là một hồ nước có đường kính 20m, nước ấm trong xanh tràn đầy mặt hồ, đồng thời có một lỗ hổng khiến nước hồ chảy ra từ từ. Nhưng tình trạng yên tĩnh ấy không kéo dài lâu, bỗng nhiên dòng suối nổi giận chỉ thấy nước xanh trong hồ cuồn cuộn, dưới hồ phát ra tiếng sôi sùng sục. Rất nhanh, một đợt nước phụt thẳng lên tận trời, tạo thành một màn mưa phùn bao trùm một khoảng không gian nhỏ. Người ta nói, độ cao phun trào của Gaice có thể cao tới 70m. Vì con suối này  rất nổi tiếng nên dần dần Gaice trở thành tên gọi thông dụng của suối nước nóng trên toàn thế giới.
Trên thế giới loại suối cách quãng hùng vĩ này không nhiều lắm. Những nơi tập trung nhiều suối cách quãng ngoài Tây Tạng, Trung Quốc và Iceland đã nói ở trên, còn có công viên Hoàng Thạch ở vùng núi Los Angeles, Mỹ và khe suối Humen, phía bắc New Zealand.
Công viên Hoàng Thạch (Mỹ) từ trước tới nay nổi tiếng thế giới bởi suối cách quãng, khách du lịch từ phương xa tới mục đích chủ yếu chính là ngắm nhìn suối cách quãng tại đây.
Dòng suối cách quãng này gọi là suối ''Thật thà''. Rất thú vị, dòng suối này không chỉ phun trào dữ dội, mà còn đặc biệt tuân thủ thời gian, luôn luôn phun cách nhau khoảng một tiếng đồng hồ, không bao giờ phun sớm cũng không bao giờ phun muộn, cho nên nó mới mang tên là suối “thật thà''. Hiện nay có lẽ do nhiều yếu tố tác động nên nó không còn tuân thủ thời gian như trước đây nữa.
Khe suối Humon phía Bắc New Zealand nổi tiếng bởi độ phun trào, độ cao Lớn nhất lên tới 450m. Đáng tiếc cảnh đẹp này kéo dài không lâu, hiện nay khe suối Humon, đã ngừng phun.
Vùng Tây Tạng, Trung Quốc tuy được phát hiện sau nhưng thể tích nước nhiều, năng lượng phun cũng lên, hoàn toàn có thể sánh vai cùng với  những, dòng suối cách quãng lớn trên thế giới.
Suối cách quãng tại sao lại lúc phun lúc nghỉ? Vận động này được hình thành như thế nào? Sự hình thành suối cách quãng ngoài việc hội tụ đầy đủ những điều kiện hình thành nước suối thông thường, như nguồn nước nguồn dồi dào, cấu tạo địa chất thích hợp, còn phải có một số điều kiện đặc biệt: Một là, nơi có suối cách quãng phải là nơi vỏ Trái Đất hoạt động mạnh, lòng đất phải có hoạt động mắc ma nóng bỏng hơn hoặc không được cách bề mặt Trái Đất quá sâu.
Đây là cơ sở tạo nên nguồn năng lượng của suối cách quãng. Mấy địa danh đề cập ở trên đều là những khu vực thuộc loại hình này.
Hai là, phải có một hệ thống cung cấp nước phức tạp. Có người ví suối cách quãng như ''lò hơi ngầm''. Trong lò hơi thiên nhiên này, có một dòng nước ngầm sâu thăm thẳm. Nước ngầm không ngừng được hâm nóng, không ngừng tích lũy năng lượng, cho tới khi áp lực hơi dưới đáy cột nước vượt quá áp lực phía trên. Lúc đó nước nóng và khí nóng dưới lòng đất sẽ tạo nên áp lực cao đẩy toàn bộ nước lên bề mặt Trái Đất, tạo thành sự phun trào mạnh mẽ. Sau mỗi đợt phun, nhiệt độ nước hạ, áp lực giảm, sự phun trào tạm thời ngừng lại, tiếp tục tích trữ năng lượng cho đợt phun trào mới.
Suối báo giờ và suối trị bệnh
Công viên Yellowstone nằm trên dãy núi Loky miền Tây nước Mỹ là công viên quốc gia lớn nhất. Trong công viên có một dòng suối nổi tiếng thế giới tên là ''Suối thật thà'' (lão thực quyền), dòng suối này cứ 60 phút một lần lại ục nước phun lên: mỗi lần phun kéo dài 4 - 5 phút như muốn báo giờ cho du khách vậy. Nó chưa một lần thất hẹn? phun nước một cách rất có quy luật trong hơn 400 năm nay: Khi nước phun, cột nước có thể cao tới 46m với một lượng nước mỗi lần khoảng vài vạn lít. Cảnh tượng hoành tráng khi dòng nước vút thẳng lên tận mây xanh kèm, theo xuất hiện tiếng nổ đùng đùng khiến cho khách lưu luyến chẳng nỡ rời chân.
Tại ven hồ South Georo thuộc Urugoay, Nam Mỹ, cũng có một dòng suối báo giờ hiếm thấy. Mỗi ngày phun ba lần, lần thứ nhất vào lúc 7 giờ sáng, lần thứ hai vào lúc 12 giờ trưa, lần thứ ba vào 7 giờ tối. Do thời gian phun nước này trùng với thời gian của ba bữa cơm sáng trưa tối của cư dân nơi đây nên dòng suối này còn có tên là ''suối ba bữa'' (tam xan tuyền). Hễ nước suối phun lên là mọi người biết đã đến
giờ ăn cơm.
Trên dãy núi Pirins nước Pháp có thị trấn Pirinass xinh xắn, quanh thị trấn toàn là hang đá, sau mỗi hang đá có một dòng suối chảy quanh năm, được gọi là ''suối thánh'' thần bí nổi tiếng thế giới. Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 4,3 triệu lượt du khách đến đây tham quan, trong đó có không ít người mang bệnh nặng trong mình, thậm chí là những bệnh nhân đã bị y học hiện đại ''tuyên án tử hình''. Họ không quản nghìn dặm xa xôi đến đây tắm một lần ở suối này (trên thực tế là ngâm một lát), bệnh tình liền giảm nhẹ, có người không dùng thuốc mà khỏi,
Có một chàng thanh niên người Italia là Victorio Michary 21 tuổi đi nhập ngũ bỗng phát hiện ra đùi trái của mình lúc nào cũng đau, vì vậy đã vào viện Varona chữa trị. Qua chẩn đoán các bác sĩ xác định đây là một chứng ung thư hiếm thấy tế bào ung thư đã phá hoại xương và cơ của đùi trái, bệnh viện này đã chuyển anh ta đến bệnh viện quân đội Irader, bệnh viện quân đội cũng bó tay, lại chuyển anh ta đến bệnh viện trung tâm u bướu Pago.
Bệnh viện u bướu từng bước tiến hành kiểm tra cho anh ta, sau đó buộc phải thông báo bệnh tình của anh ta đã vô phương cứu chữa, và còn nói rằng anh chỉ còn sống nhiều nhất là một năm nữa. Rồi anh được đưa trở lại bệnh viện Irader.
Anh nằm ở đó 9 tháng rưỡi, nửa bên trái từ lưng đến ngón chân đều đắp thạch cao. Kết quả chụp X-quang cho thấy tủy và xương chậu tiếp tục thoái hóa. Ngày 26 tháng 5 năm 1963, anh cùng mẹ trải qua 16 tiếng đồng hồ gian nan vất vả mới đến Pirines, ngay hôm sau anh được đưa đến tắm ở ''suối thánh''.
Nhân viên phục vụ ở suối rất đông, họ đều là những người nhờ suối này mà phục hồi sức khoẻ, khi khỏi bệnh họ tự nguyện mỗi năm một lần đến đây làm hộ lý viên. Victorio Michary ngâm mình xuống dòng suối mát, nhưng phần đắp thạch cao chưa được ngâm, chỉ được té nước lên. Vài tuần sau khi từ ''suối thánh'' trở về, anh bỗng nhiên có một ham muốn mãnh liệt vùng dậy khỏi giường để tự do đi lại và quả thật anh đã lê được chân trái đắp thạch cao đó từ đầu phòng đến cuối phòng. Trong vòng vài tuần sau đó? anh tiếp tục cố gắng tập luyện đi lại, thể trạng cũng dần tăng lên. Đến cuối năm, cám giác đau đớn của anh đã tan biến.
Ngày 18 tháng 2 năm 1964, các bác sĩ tiến hành tháo bỏ thạch cao trên đùi trái cho anh, đồng thời chụp lại X-quang. Các bác sĩ khoa X-quang đưa phim chụp đến, một số bác sĩ khám xem tưởng nhầm phim, vì trên phim chỉ rõ rằng bộ phận xương chậu và các xương bị tổn hại hoàn toàn đã sống lại, quả là một điều không tưởng. Victorio đã có thể tự do đi lại và tham gia công việc làm nửa ngày, không lâu sau anh đã chính thức đến xin làm việc tại một xưởng chế biến lông cừu. Khoa học hiện đại vẫn không có một cách lí giải nào về căn bệnh này.
Tháng 6 năm 1971 , ''Tạp chí ngoại khoa chỉnh hình'' đã viết một bài báo về sự việc này. Sau một thời gian, Victorio Michary đã kết hôn và trở thành một công nhân kiến trúc.
Trường hợp trên không phải là cá biệt. Theo báo cáo trong vòng 124 năm có tới 64 trường hợp được giới y học coi là kỳ tích chữa bệnh. Tất cả 64 trường hợp này đều đã qua thẩm định chặt chẽ của ủy ban Khoa học quốc tế ở Pilines. Tổ chức này gồm 30 chuyên gia y học đầu ngành của các chuyên khoa.
Các nhà khoa học tất nhiên không hề tin lời ''thánh mẫu ban phúc'' hoang đường. Nhà sinh vật học nổi tiếng người Pháp từng được giải Nobel, tiến sĩ Eric Sacaron cho rằng đó là sự kết hợp giữa quá trình tâm lý và quá trình hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, làm cho một số bệnh vô phương cứu chữa nhưng lại được chữa khỏi, bởi phần lớn những chứng bệnh không phải là không có cách chữa, mà do chẩn đoán sai, sau khi đi tắm “suối thánh'' về không uống thuốc mà khỏi, cho đó là một cái cớ. Tất cả những hoài nghi này đều chưa đủ luận chứng cứ bởi tiền sử bệnh án của bệnh nhân và chẩn đoán đều qua kiểm tra đối chiếu rất chặt chẽ liên quan đến nhiều bác sĩ và nhà nghiên cứu y học kéo dài đến vài năm. .
Như vậy, bí mật ''cải tử hoàn sinh'' của ''suối thánh'' thực chất là như thế nào? Cùng với sự phát triển không ngừng của y học hiện đại, chúng ta tin tưởng rằng người ta nhất định sẽ cởi bỏ được lớp áo khoác tôn giáo mơ hồ của ''suối thánh'', tìm ra bản chất và hóa giải được sự thần bí này.
Trên núi Bạch Đầu thuộc dãy núi Trương Bạch, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc cũng có một dòng suối có thể dùng nước của nó làm thuốc chữa bệnh. Vào mùa hè nóng nực, người ta thấy nước chứa đầy chất bọt ở dòng suối, hòa thêm với đường tạo thành một loại nước ngọt có ga có thể uống lạnh rất ngon. Được biết thành phần chủ yếu của nước suối gồm các chất khí cacbonnic, các gốc axit cacbon, magiê, canxi, natri tách biệt… , có thể chữa khỏi, các chứng bệnh viêm dạ dày, khó tiêu hóa, thấp khớp mãn tính, cao huyết áp . . .

Hiroshima Không Phải Là Vật Hi Sinh Của Loạt Bom Nguyên Tử Đầu Tiên

“HIROSHIMA KHÔNG PHẢI LÀ VẬT HY SINH
CỦA LOẠT BOM NGUYÊN TỬ ĐẦU TIÊN”
Tháng 12 năm 1945, nhà vật lí học Liên Xô Alecxandra Kasachop đã bần thần trước hoàng cung cổ xưa ở Hiroshima, Nhật Bản. Đứng trước đống gạch vụn hoang tàn, ông không khỏi bàng hoàng sửng sốt bởi chỉ mấy tháng trước, nơi đây vẫn còn là trung tâm thương mại sầm uất, vậy mà hai quả bom nguyên tử đã làm cho nó tan tành chỉ trong chốc lát, hơn 20 vạn người dân Nhật Bản thiệt mạng, còn hơn 20 vạn người khác thì mang thương tật suốt đời do nhiễm phóng xạ hạt nhân.
Ông phát hiện thấy rằng tuy bom nguyên tử đã lột hết vỏ cây và làm trụi lá nhưng thân cây vẫn đứng sừng sững. Trong đầu ông lóe lên một ý nghĩ: Xem ra, Hiroshima không phải là vật hy sinh của loạt bom nguyên tử đầu tiên. Vì so với vụ nổ lớn ở Tongus năm 1908 thì sức phá huỷ của bom nguyên tử này chưa thể sánh nổi. Bởi cây cối ở vùng Tongus không còn lại chút cành lá, vỏ cây nào, vụ nổ làm cho những cây lớn may mắn không bị lửa thiêu đều trở nên trơ trụi.
Alecxandra Kasachop quyết tâm tìm ra câu trả lời cho vụ nổ ở Xibêria nhưng kế hoạch của ông chưa thực hiện được.
Phát hiện ra nguyên tố phóng xạ
 Hai nhà học gia người Liêm Xô là nhà vật lí địa đầu Xolotop và nhà thiên văn học Chigar đã cùng với Alecxandra Kasachop nhiều lần đến hiện trường xảy ra vụ nổ để tiến hành nghiên cứu khảo sát ớ đó họ đã phát hiện thấy dấu vết của vật chất có tính phóng xạ. Bằng thực nghiệm ông Xolotop còn chứng minh rằng hiện trường xảy ra vụ nổ có tồn tại tàn dư bức xạ của nguồn năng lượng vật lí sinh học và cũng chính là ulani 235 và plutoni chỉ có trong bom nguyên tử và bom khinh khí. Nhưng khi đó người ta vẫn chưa thể tìm ra hai loại nguyên tố phóng xạ đó.
Vì vậy ra nhà khoa học suy đoán rằng vụ nổ Tongus là do vật thể bay của người ngoài Trái Đất gây ra (?). Cái gọi là năng lượng vật lí sinh học trên thực tế là năng lượng đẩy vật thể bay đó, vụ nổ do nhiên liệu đẩy phóng xạ quá nóng gây nên.
Căn cứ vào lời nói của những người tận mắt chứng kiến vụ nổ lớn xảy ra năm 1908, ông Chigar giải thích rằng lúc đó vật thể bay này bay từ tây nam sang đông bắc. Nhưng một mảnh thiên thạch bay tự nhiên khác tuyệt đối không thể di chuyển như vậy. Vì không cho rằng vật thể bay đó phải là do sinh vật có tư duy và lí trí điều khiển. Và chiếc phi thuyền của người ngoài Trái Đất này khi bay vào tầng khí quyển Trái Đất đã bị hỏng hóc vì thế nó gây nên thảm cảnh phi thuyền nổ gây tai nạn.
Do sao Chổl bay hơi lết gây ra
Quan điểm của viện sĩ Viện khoa học Liên Xô Pitơrop trái ngược hoàn toàn với cách giải thích trên. Ông cho rằng, vụ nổ Tongus chẳng phải là phi thuyền thuyền vụ trụ ngoài Trái Đất gì cả mà là một ngôi sao Chổi được tạo bởi những đám tuyết, đến từ vùng xa xôi ở Hệ lặt trời: Năm l908, khi nó xuyên thủng tầng khí quyển của Trái Đất với tốc độ 4 vạn km/giờ, do ma sát sinh ra thể khí quá nóng, thể khí này vừa tiếp xúc với mặt đất thì có sức phá huỷ tương đương với vài quả bom nguyên tử.
Theo tính toán của Sở Nghiên cứu vật lí - hóa học Địa cầu thuộc Viện khoa học Ukraie Liên Xô, thì trọng lượng của sao Chổi này khoảng 5 triệu tấn, đường kính của nó khoảng 300km. Hôm xảy ra vụ nổ, nó bay vào phần trên tầng khí quyển Trái Đất, lúc đầu bay hơi nhanh, và khi cách bề mặt Trái Đất khoảng 20 - 30km thì gây ra phản ứng quang học, tầng điện li bị phá vỡ. Khí ôxy mau chóng sinh ra, khi sao Chổi nóng chảy bắt đầu kết hợp với khí O3. Và thế là tầng Ozon bị phá vỡ trong chốc lát, tạo nên một lỗ hổng, “Gió Thái Dương'' liền chui vào qua lô thủng đó. Vì sao Chổi mau chóng bay hơi hết nên trên Trái Đất không còn sót lại bất kỳ dấu vết nào làm vật chứng'' cả.
Nửa gam ''phản vật chất'' bằng một quả bom nguyên tử
Trong hơn 80 cách giải thích về nguyên nhân vụ nổ Tongus thì thú vị nhất là quan niệm của ba nhà khoa học Mỹ. Họ đã phát biểu trong một bản báo cáo kết quả điều tra rằng:  Vào ngày 30 tháng 6 nam 1908, một mảnh thiên thạch được tạo thành bởi “phản vật chất'' đã bất ngờ đâm vào Trái Đất gây nên thảm họa đó. Họ cho rằng khi nửa gam “phản sắc'' và nửa gam sắt va vào nhau thì đủ để sinh ra một sức phá hủy tương đương với qua bom nguyên tử trong vụ nổ ở Hiroshimal
Còn có ý kiến cho rằng, vụ nổ lần này là do hiện tượng nam châm chuyển hướng, quy mô không nhỏ, với phạm vi 3500km gây ra.
Ngoài ra, một nhóm nhà khoa học Liên Xô cũng tìm ra được nguyên tố cácbon phóng xạ trong đống than bùn ở khu vực xảy ra vụ nổ. Kết luận họ đưa ra là: một mảnh thiên thạch phát nổ trong tầng khí quyển rơi xuống Tongus, do đó gây nên vụ nổ khủng khiếp nói trên.
Những nghiên cứu ban đầu
Trong khi chưa ai có thể đưa ra một kết luận xác thực thì một số nhà khoa học của Viện Khoa học Liên Xô trong một buổi hội nghị tháng 6 năm 1984 đã tiết lộ tình hình như sau:
Qua nghiên cứu toàn bộ các vụ việc liên quan đến vụ nổ Tongus đã cho thấy vụ nổ thiên thạch Tongus xảy ra ở độ cao 5 - 7km. Sóng xung kích dữ dội đã ảnh hưởng tới cây cối trong diện tích mấy nghìn kilômét vuông, gây nên động đất. Khi chấn động thì tỏa ra năng lượng tương đương với năng lượng tỏa ra khi nổ một quả bom khinh khí 20 triệu tấn. Nhiều năm nay người ta tiến hành các trắc nghiệm khoa học đối với tất cả các loại mẫu vật thu thập được ở Tongus. Hiện nay, gần như có thể khẳng định chắc chắn 100% rằng những vật xâm hại này được tạo thành bởi nhiều loại nguyên tố nhẹ. Song chính xác là những nguyên tố nào thì vẫn chưa rõ.
Ngoài ra, qua khảo sát người ta còn phát hiện thấy kết cấu địa chất cửa khu vực Tongus vô cùng phức tạp. Thực tế là phía dưới lòng đất của trung tâm vụ nổ chính là miệng núi lửa cổ xưa. Vì vậy những hiện tượng địa chất hóa học khác thường mà các nhà khoa học đã từng phát hiện thấy có thể là dấu vết của núi lửa cổ đại thứ chưa chắc đã là chứng cứ mà thảm họa Tongus để lại.
Tóm lại, để làm sáng tỏ nguyên nhân thực sự của vụ nổ khủng khiếp ở Tongus thì vẫn phái trông chờ vào sự nỗ lực và nghiên cứu không ngừng của các nhà khoa học trên toàn thế giới ''Bí ẩn trăm năm'' nhất định sẽ được khám phá.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét