Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH MỞ NƯỚC, DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT 5

(ĐC sưu tầm trên NET)

HỌC ĐI EM (Tố Hữu) Học đi em Học đi mà nhớ mãi Quê hương ta một dải Từ mũi Cà mau Đến địa đầu Móng Cái Quê hương ta Đồng ruộng phì nhiêu Đủ bốn mùa hoa trái Núi Trường Sơn vĩ đại Bờ biển rộng bao la Có Việt Bắc mồ ma giặc Pháp Nối liền Đồng Tháp Nam Bộ thành đồng Học đi em Học đi mà nhớ mãi Đất ta liền một dải Như máu chảy trong người Kẻ nào định chia đôi Chia lòng ta sao được Em học đi cho thuộc Rằng: Lòng ta chung một Cụ Hồ Lòng ta chung một thủ đô Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam

Xem nội dung đầy đủ tại: http://123doc.org/document/552594-bai-tho-hoc-di-em-to-huu.htm
HỌC ĐI EM (Tố Hữu) Học đi em Học đi mà nhớ mãi Quê hương ta một dải Từ mũi Cà mau Đến địa đầu Móng Cái Quê hương ta Đồng ruộng phì nhiêu Đủ bốn mùa hoa trái Núi Trường Sơn vĩ đại Bờ biển rộng bao la Có Việt Bắc mồ ma giặc Pháp Nối liền Đồng Tháp Nam Bộ thành đồng Học đi em Học đi mà nhớ mãi Đất ta liền một dải Như máu chảy trong người Kẻ nào định chia đôi Chia lòng ta sao được Em học đi cho thuộc Rằng: Lòng ta chung một Cụ Hồ Lòng ta chung một thủ đô Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam

Xem nội dung đầy đủ tại: http://123doc.org/document/552594-bai-tho-hoc-di-em-to-huu.htm
Học đi mà nhớ mãi


Học đi em Học đi mà nhớ mãi
Quê hương ta một dải
Từ mũi Cà mau
đến địa đầu Móng Cái
Quê hương ta
Đồng ruộng phì nhiêu
Đủ bốn mùa hoa trái
Núi Trường Sơn vĩ đại
Bờ biển rộng bao la
Có Việt Bắc mồ ma giặc pháp
Nối liền Đồng Tháp Nam bộ thành đồng
Học đi em
Học đi mà nhớ mãi
Đất ta liền một dải
Như máu chảy trong người
Kẻ nào định chia đôi
Chia lòng ta sao được
Em học đi cho thuộc
Rằng: Lòng ta chung một Cụ Hồ
Lòng ta chung một Thủ Đô
Lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam!

                                                       Tố Hữu

Thời kỳ Vong Quốc

Bắc thuộc lần 1 (111 TCN - 40)

Bắc thuộc lần 1

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thời Bắc thuộc lần thứ 1 trong lịch sử Việt Nam kéo dài từ năm 218 TCN hoặc 179 TCN hoặc 111 TCN đến năm 39, dưới sự cai trị của phong kiến Trung Quốc.

Thời điểm bắt đầu

Dấu mốc xác định thời kỳ này đầu tiên chưa thống nhất giữa các sử gia, do quan niệm khác nhau về nước Nam Việtnhà Triệu.
Sử cũ thường xác định An Dương Vương và nước Âu Lạc bị tiêu diệt năm 207 TCN. Theo mốc thời gian này, thời Bắc thuộc lần 1 kéo dài 246 năm.
Sử hiện đại căn cứ theo ghi chép của Sử ký Tư Mã ThiênTriệu Đà diệt[cần dẫn nguồn] phía Tây nước Âu Lạc "sau khi Lã Hậu mất", tức là khoảng năm 179 TCN. Theo mốc thời gian này, thời Bắc thuộc lần 1 kéo dài 218 năm.

Sự cai trị của nhà Triệu và nhà Hán

Sau khi sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt, Triệu Đà chia lãnh thổ làm 2 quận Giao ChỉCửu Chân. Trông coi 2 quận này là hai viên quan Sứ (đại diện cho triều đình Phiên Ngung), bao gồm: Điển sứ coi việc hành chính và Tả tướng coi việc quân sự. Sử cũ ghi nhận Tả tướng cuối cùng thời Triệu là Hoàng Đồng.
Một chiếc ấn khối vuông bằng đồng khắc chữ "Tư Phố hầu ấn" (Ấn dành cho thủ lĩnh huyện Tư Phố) được phát hiện ở Thanh Hoá thuộc miền bắc Việt Nam trong thập niên 1930, được cho là của viên Điển sứ tước Hầu ở quận Cửu Chân thời Triệu do có sự tương đồng với những chiếc ấn được tìm thấy ở lăng mộ Triệu Văn Đế.
Theo ý kiến các sử gia, điều này chứng tỏ nhà Triệu không trực tiếp cai trị Giao ChỉCửu Chân, người Âu Lạc cũ chỉ mất một triều đình độc lập do người bản địa đứng đầu, chế độ Lạc tướng cha truyền con nối vẫn được duy trì và tổ chức vùng (bộ) của người Việt vẫn chưa bị xóa bỏ  Thậm chí, trong vùng đất Cổ Loa cũ của An Dương Vương còn có vương hiệu là Tây Vu Vương.
Các sử gia cũng đánh giá: việc tiếp tục chế độ Lạc tướng của người Việt là chính sách cai trị tốt của nhà Triệu, vì triều đình Nam Việt sở dĩ tồn tại được, ngoài sự phù trợ của một số người Hán còn có sự ủng hộ của các tộc trưởng địa phương người Việt . Các tộc trưởng người Việt, Lạc tướng vẫn cai trị, hàng năm cống nộp cho vua Triệu thông qua hai quan Sứ. Giúp việc cho hai quan Sứ có một số quan chức cả người Nam Việt lẫn người Việt Giao Chỉ .
Ở quận Quế Lâm, nhà Triệu đặt một viên quan Giám để trông coi. Sử cũ ghi nhận vị quan Giám cuối cùng của quận Quế Lâm là Cư Ông (居翁). 
Nhà Triệu phong cho họ hàng tông thất được tước Vương ở đất Thương Ngô, hiệu là Thương Ngô Vương. Sử cũ cho biết Triệu Quang là Thương Ngô Vương cuối cùng.
Riêng quận Nam Hải do triều đình nhà Triệu trực tiếp cai trị và là nơi đặt kinh đô Phiên Ngung. Dưới đơn vị cấp quận là cấp huyện. Sử cũ ghi nhận vào giai đoạn cuối thời Triệu, Sử Định là quan Huyện lệnh huyện Yết Dương thuộc quận Nam Hải.
Biến cố đáng kể nhất của thời kỳ này là cuộc chiến giữa nhà Hán và nhà Triệu cuối thế kỷ 2 TCN, dẫn tới sự thay đổi chủ quyền cai trị lãnh thổ miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam cùng đất Lưỡng Quảng từ tay nhà Triệu sang tay nhà Tây Hán. Nhân lúc nhà Triệu suy yếu, Hán Vũ Đế định dùng phương pháp ngoại giao để thu phục đất Nam Việt nhưng không thành công vì gặp sự chống đối của Thừa tướng Lữ Gia.
Hán Vũ Đế quyết định sử dụng quân sự và mở cuộc tấn công quy mô vào năm 111 TCN. Nhà Triệu đã thất bại sau khi tướng Hán là Lộ Bác Đức hạ được kinh thành Phiên Ngung của Nam Việt nhưng chưa tiến vào lãnh thổ Giao ChỉCửu Chân. Thủ lĩnh người Việt ở đất Cổ LoaTây Vu Vương định nổi dậy chống Hán nhưng bị Tả tướng Hoàng Đồng giết chết để hàng Hán. Nước Nam Việt, trong đó bao gồm lãnh thổ miền Bắc Việt Nam bây giờ, từ đó thuộc quyền cai quản của nhà Hán.
Nhà Hán xác lập bộ máy cai trị chặt chẽ hơn so với nhà Triệu, thiết lập đơn vị cai trị cấp châu và quận. Tại các huyện, chế độ Lạc tướng cha truyền con nối của người Việt vẫn được duy trì, nhà Hán "dùng tục cũ để cai trị"
Khi Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán lập nhà Tân (năm 8), thứ sử Giao ChâuĐặng Nhượngthái thú Tích Quang theo các thái thú ở Giang Nam, cùng nhau cát cứ chống nhà Tân. Năm 29, Hán Quang Vũ Đế cơ bản thống nhất trung nguyên. Theo lời dụ của tướng Đông Hán là Sầm Bành, Tích QuangĐặng Nhượng cùng hàng Đông Hán.

Hành chính và dân số

Thời Triệu

Triệu Đà chia lãnh thổ Âu Lạc cũ làm 2 quận Giao ChỉCửu Chân. Bên dưới cấp quận không có đơn vị hành chính khác. Sử sách ghi nhận tại hai quận này có 40 vạn dân thời Triệu .
Hai quận Nam HảiQuế Lâm về cơ bản vẫn kế thừa cương vực và hành chính thời Tần. Bên dưới cấp quận là cấp huyện. Riêng Phiên Ngung nằm dưới quận Nam Hải nhưng là kinh đô của nước Nam Việt.

Thời Hán

Nhà Hán đánh chiếm Nam Việt năm 111 TCN, chia lãnh thổ Nam Việt làm sáu quận là Nam Hải, Hợp Phố (Quảng Đông), Thương Ngô, Uất Lâm (Quảng Tây), Giao Chỉ, Cửu Chân (miền Bắc Việt Nam) và lập thêm 3 quận mới là Chu Nhai, Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam), Nhật Nam.
Riêng đối với quận Nhật Nam, khi Lộ Bác Đức đánh bại nhà Triệu, lãnh thổ Nam Việt chưa bao gồm quận Nhật Nam (từ Quảng Bình tới Bình Định)[6]. Vùng đất này được nhập vào lãnh thổ chung với miền Bắc và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay lần đầu tiên sau khi các quan cai trị Giao Chỉ tiến xuống thu phục các bộ tộc phía Nam dãy Hoành Sơn trong thời thuộc Hán và hình thành quận Nhật Nam 
Năm 106 TCN, Hán Vũ Đế đặt cử Thạch Đái làm thái thú 7 quận ở lục địa, 2 quận ở đảo (tức đảo Hải Nam), trụ sở đặt tại Long Uyên, quận Giao Chỉ là quận lớn và quan trọng nhất 
Hán thư ghi nhận quận Nam Hải gồm có 6 huyện: Phiên Ngung, Trung Túc, Bác La, Long Xuyên, Tứ Hội, Yết Dương. Quận trị Nam Hải đặt tại huyện Phiên Ngung. Quận Nam Hải thời Hán có 19.613 hộ - 94.253 người.
Quận Uất Lâm gồm có 12 huyện: Bố Sơn, An Quảng, Hà Lâm, Quảng Đô, Trung Lưu, Quế Lâm, Đàm Trung, Lâm Trần, Định Chu, Lĩnh Phương, Tăng Thực, Ung Kê. Quận trị Uất Lâm đặt tại huyện Bố Sơn. Quận Uất Lâm thời Hán có 12.415 hộ - 71.162 người.
Quận Thương Ngô gồm có 10 huyện: Quảng Tín, Tạ Mộc, Cao Yếu, Phong Dương, Lâm Hạ, Đoan Khê, Phùng Thừa, Phú Xuyên, Lệ Phổ, Mãnh Lăng. Quận trị Thương Ngô đặt tại huyện Quảng Tín. Quận Thương Ngô thời Hán có 24.379 hộ - 146.160 người.
Quận Hợp Phố thời Tây Hán gồm có 5 huyện: Từ Văn, Cao Lương, Hợp Phố, Lâm Doãn, Chu Lô với 15.398 hộ - 78.980 người. Thời Đông Hán gồm 5 huyện: Hợp Phố, Từ Văn, Cao Lương, Lâm Nguyên, Chu Nhai với 23.121 hộ - 86.617 người. Quận trị Hợp Phố đặt tại huyện Từ Văn.
Quận Giao Chỉ gồm có 10 huyện: Liên Lâu, An Định, Câu Lậu, Mê Linh, Khúc Dương, Bắc Đái, Kê Tử, Tây Vu, Long Uyên, Chu Diên. Theo Hán thư, quận Giao Chỉ thời Hán có 92.440 hộ - 746.237 người
Về trị sở của quận Giao Chỉ, các sách sử cũ của Trung Quốc ghi không thống nhất. Hán thư ghi huyện Liên Lâu đứng đầu, về nguyên tắc đó là quận trị. Sách Giao châu ngoại vực ký cũng chép tương tự. Sách Thủy kinh chú lại xác định quận trị Giao Chỉ là huyện Mê Linh .
Quận Cửu Chân gồm có 7 huyện: Tư Phố, Cư Phong, Đô Lung, Dư Phát, Hàm Hoan, Vô Thiết (hay Vô Biên), Vô Biên. Quận trị Cửu Chân đặt tại huyện Tư Phố, thời Vương Mãng đổi gọi Tư PhốHoan Thành. Quận Cửu Chân thời Hán có 35.743 hộ - 166.013 người
Như vậy tổng số hộ tại 2 quận Giao ChỉCửu Chân là 128.183 với 912.250 người. So với thời Triệu, dân số tăng gấp khoảng 2,3 lần.
Còn quận Nhật Nam do nhà Hán mới đặt sau khi đánh chiếm Nam Việt, gồm có 5 huyện: Chu Ngô, Tây Quyển, Lô Dung, Ty ẢnhTượng Lâm. Quận trị của Nhật Nam tại Tây Quyển. Thời nhà Tân, Vương Mãng đổi gọi là Nhật Nam đình. Nhật Nam thời thuộc Hán có 15.460 hộ và 69.485 người 

Thời Đông Ngô

Năm 210, Ngô vương Tôn Quyền sai Bộ Chất làm Thứ sử Giao Châu  Chất đến, Vương Sĩ đem thân thuộc đến chầu Ngô Vương, và có công dụ hàng các quận ở xa phụ thuộc Ngô Vương nên được thăng tới chức Vệ Tướng Quân, tước Long Biên hầu.
Đến năm 226 thì Vương Sĩ mất. Ngô Vương sai Trần Thì sang làm Thái thú, đến Hợp Phố thì nghe tin con Sĩ là Huy đã tự làm Thái Thú và đem quân ra chống cự. Lữ Đại nhận chiếu vua Ngô đánh Huy. Lữ Đại dụ hàng được Huy, rồi lừa trong buổi tiệc bắt trói cả 6 anh em nhà Huy đem ra chém, lấy đầu mang về Vũ Xương.
Tháng 3 năm 263, nhà Ngô sai Đặng Tuân đến quận làm Thái thú thay cho Tôn Tư. Đặng Tuân lại bắt dân cống tiến 30 con Công đem về Kiến Nghiệp.
Đến tháng 4 năm đó, quận lại là Lữ Hưng giết cả Đặng Tuân lẫn Tôn Tư, tự xin nhà Tấn đặt làm Thái thú (do bấy giờ Ngô đã phụ thuộc vào Tấn). Nhà Tấn cho Lữ Hưng làm An Nam tướng quân đô đốc Giao Châu, cho Nam Trung giáp quân là Hoắc Dặc lãnh chức Thứ sử Giao Châu, cho được tùy nghi tuyển dụng trưởng lại.
Năm 265, vua Tấn sai Mã Dung người Ba Tây thay Lữ Hưng. Mã Dung ốm chết. Hoắc Dặc lại sai Dương Tắc người Kiện Vi làm Thái thú.
Năm 268, nhà Ngô lấy Lưu Tuấn làm Thứ sử. Lưu Tuấn giao chiến cùng với Đại đô đốc Tu Tắc và Tướng quân Cố Dung trước sau 3 lần đánh Giao Châu. Cố Dung, Tu Tắc đều chống cự và đánh tan được cả. Các quận Uất Lâm, Cửu Chân đều theo về Tu Tắc. Tu Tắc sai tướng quân là Mao CảnhĐổng Nguyên đánh quận Hợp Phố, giao chiến ở Cổ Thành (tức là thành quận Hợp Phố), đánh tan quân Ngô, giết Lưu Tuấn. Tu Tắc nhân đó dâng biểu cử Mao Linh làm thái thú quận Uất Lâm, Đổng Nguyên làm Thái thú quận Cửu Chân.
Tháng 10 năm 269, vua Ngô là Tôn Hạo sai Giám quân Nhu Phiếm, Uy Nam tướng quân Tiết Hủ và Thái thú quận Thương Ngô người Đan DươngĐào Hoàng theo đường Kinh Châu sang; Giám quân Lý Đỉnh, Đốc quân Từ Tồn theo đường biển Kiến An sang, đều hội ở Hợp Phố để đánh Tu Tắc. Cuối cùng thì giết được các tướng do nhà Tấn đặt ra, quận Cửu Chân lại thuộc về Đông Ngô cho đến lúc nước Ngô mất 

Kinh tế

Nông nghiệp

Cơ sở kinh tế thời kỳ này là nông nghiệp với nông cụ đá (rìu, cuốc đá), gỗ (mai, vồ...), nhiều công cụ đồng thau (lưỡi cuốc, cày, xẻng, rìu, hái...) và một số nông cụ sắt (có rìu sắt lưỡi xéo phỏng chế rìu đồng Đông Sơn) .
Lúa nước vẫn là cây trồng chủ đạo. Bên cạnh đó, có nghề trồng dâu nuôi tằm, trồng bông, đay, gai để có cái mặc và có nhiều hoa quả như nhãn, vải, quýt, chuối..  Trong chăn nuôi, người Việt có 5 giống gia súc là trâu, lợn, , , chó.

Thủ công nghiệp

Nền sản xuất thủ công nghiệp Giao Chỉ tiếp tục có những bước phát triển, trên cơ sở thủ công nghiệp truyền thống của Âu Lạc kết hợp với việc tiếp thu những tinh hoa của dân Nam Việt 
Đồ đồng Đông Sơn vẫn được sản xuất bên cạnh đồ đồng vùng Lưỡng Quảng (đỉnh, biển hồ, gươm, qua, gương đồng...). Các sản phẩm gốm gồm gốm cổ truyền còn có những sản phẩm chịu ảnh hưởng của phong cách Nam Việt (như gốm văn in hình học, bình 4-5 thân dính liền nhau) và Hán (đỉnh, bình, vò...) .
Người Việt có nghề dệt cửi làm vải, nổi tiếng là vải cát bá (vải bông) nhỏ sợi và rất mịn 

Thương mại

Từ khi nhà Hán chinh phục Nam Việt, người Việt tham gia hoạt động thương mại nhiều hơn so với trước, do tác động của các thương nhân người Hán. Điểm xuất phát của các thương nhân người Hán từ phương Bắc, khi đi và về đều qua Nhật Nam mua bán thổ sản sau khi vòng qua trao đổi hàng ở các quốc gia ngoài biển.
Nhiều lái buôn người Hán đến buôn bán và trở nên giàu có. Sản vật địa phương buôn bán trao đổi bao gồm vải cát bá, đồi mồi, ngọc, voi, tê giác, vàng bạc, hoa quả..
Việc buôn bán ở phương Đông thời Tây Hán đã phát triển. Do có vị trí thuận lợi và phong phú sản phẩm nhiệt đới, Giao Chỉ trở thành một trạm quan trọng về giao thông biển với các nước phía nam ngoài biển. Hán thư ghi lại tên một số quốc gia có thông thường thời kỳ đó, được xác định ở Nam ÁĐông Nam Á như Hoàng Chi, Đô Nguyên, Âp Lô Một, Sâm Ly, Phù Cam Đô Lô, Bì Tông...

Văn hóa - xã hội

Đến thời Bắc thuộc lần 1 là thời sơ kỳ đồ sắt Việt Nam, vẫn tồn tại cơ cấu của nền văn minh Đông Sơn với mô hình văn hóa nông nghiệp lúa nước cổ truyền. Người Việt đã chịu ảnh hưởng lối sống, văn minhvăn hóa Hán được truyền bá theo 2 cách
  • Truyền bá một cách ôn hòa qua giao lưu kinh tế - văn hóa, qua di dân Trung Quốc.
  • Truyền bá một cách cưỡng bức thông qua đô hộ hành chính quân sự.
Sự tồn tại của văn hóa Đông Sơn được các sử gia hiện đại đánh giá là sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt trước sự đồng hóa của phương Bắc . Có sự tồn tại song song của hai nền văn hóa được các nhà nghiên cứu xác nhận 
  • Trong cư trú: kiểu Đông Sơn với nhà sàn và kiểu Hán với thành quách mô hình nhà bằng đất, mô hình giếng nước, bếp lò, chuồng trại.
  • Trong mộ táng: kiểu Đông Sơn với mộ táng hình thuyền và đồ tùy táng kiểu Đông Sơn; kiểu Hán với mộ đất, quách gỗ và hiện vật tùy táng kiểu Trung Quốc
  • Trong sinh hoạt: vừa có đồ gốm kiểu Đường Cồ, gốm Đông Sơn, rìu lưỡi xéo, trống đồng của người Việt truyền thống bên cạnh bình, đỉnh miệng vuông, đao sắt, kiếm, gương đồng, móc đai lưng.
Đầu thế kỷ 1, Nhâm Diên được Hán Quang Vũ Đế cử sang làm thái thú quận Cửu Chân đã áp dụng lối sống Hán cải biến phong hóa người Việt từ năm 29. Những việc cưới xin tới trang phục, giáo dục nhất thiết phải theo lễ nghĩa Trung Quốc .
Các sử gia hiện đại cho rằng: sự pha trộn văn hóa, đời sống giữa Hán và Việt dẫn tới sự hỗn dung văn hóa cưỡng bức, theo đó quá trình năng động trên cơ tầng Việt đã vận hành theo cơ chế Hán. Đời sống văn hóa – xã hội Việt chuyển từ mô hình Đông Sơn cổ truyền sang mô hình mới: Hán - Việt.

Sự phản kháng của người Việt

Thời Bắc thuộc lần 1, trong vòng hơn 200 năm không ghi nhận một cuộc nổi dậy chống đối đáng kể nào của người Việt. Chỉ có những việc chống đối quy mô tương đối nhỏ, giết quan lại nhà Hán, dù trong nhiều năm đã khiến nhà Hán phải điều động quân đội từ Kinh Sở (Hoa Nam) xuống trấn áp nhưng không đủ mạnh để đuổi người Hán
Năm 40, do sự tàn bạo của thái thú Tô Định (trấn trị từ năm 34), hai chị em Trưng TrắcTrưng Nhị đã nổi dậy chống sự cai trị của nhà Hán. Tô Định bỏ chạy về Trung Quốc, Hai Bà Trưng xưng vương, xác lập quyền tự chủ của người Việt. Thời Bắc thuộc lần 1 chấm dứt.

Các quan đô hộ

Sử sách ghi lại các quan đô hộ đã sang Việt Nam trong thời kỳ này, gồm một danh sách không đầy đủ, như sau:
  • Thạch Đái (111 - 86 TCN)
  • Chu Chương (86 - 75 TCN)
  • Ngụy Lãng
  • Đặng Huân
  • Ích Cư Xương (? - 54 TCN)
  • Đặng Nhượng (8-23)
  • Nhâm Diên (29-33)
  • Tô Định (34-40)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét