ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 48
-NÓI NHƯ CON "KÉT", LÀM NHƯ CON "KẸT"!
-QUAN "NỔ" = MỴ DÂN
-Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường".
-Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!
-Không có KTNN sẽ không có CNXH! Nhưng KTNN phải hoạt động theo KTTT.
-Phí không khéo, sẽ làm cho "sưu cao thuế nặng", và như vậy, khác gì thời phong kiến!?
-Không thể chối cãi: xã hội yếu kém phổ biến, là sai lầm của thể chế!
- Thế nào là định hướng XHCN !? Phải chăng là (đối với VN), phải ưu tiên công nghiệp hóa nông nghiệp?
-Xây dựng ồ ạt, mở rộng tràn lan phạm vi đô thị như Hà Nội, tp HCM...là một định hướng nóng vội, sai lầm! Vì tác dụng làm cho dân giàu nước mạnh rất ít, lợi bất cập hại!
-Bảo vệ đảng và bảo vệ dân, cái nào ưu tiên hơn cái nào?
--------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
-QUAN "NỔ" = MỴ DÂN
-Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường".
-Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!
-Không có KTNN sẽ không có CNXH! Nhưng KTNN phải hoạt động theo KTTT.
-Phí không khéo, sẽ làm cho "sưu cao thuế nặng", và như vậy, khác gì thời phong kiến!?
-Không thể chối cãi: xã hội yếu kém phổ biến, là sai lầm của thể chế!
- Thế nào là định hướng XHCN !? Phải chăng là (đối với VN), phải ưu tiên công nghiệp hóa nông nghiệp?
-Xây dựng ồ ạt, mở rộng tràn lan phạm vi đô thị như Hà Nội, tp HCM...là một định hướng nóng vội, sai lầm! Vì tác dụng làm cho dân giàu nước mạnh rất ít, lợi bất cập hại!
-Bảo vệ đảng và bảo vệ dân, cái nào ưu tiên hơn cái nào?
--------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Việt Nam lấy tiền đâu để phát triển?
“Việt Nam sẽ lấy nguồn ở đâu để tài trợ cho chương trình phát triển đầy
tham vọng trong 5 năm tới”, đó là câu hỏi của bà Victoria Kwakwa, Giám
đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới.
Tại Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam 2015, bà Kwakwa đánh giá,
Việt Nam đã hoàn thành 5 năm đầu tiên trong Chiến lược Phát triển Kinh
tế - xã hội 2011- 2020, và đang chuẩn bị cho các quyết định mang tính
chiến lược và chính trị quan trọng.
Ghi nhận những kết quả mà Việt Nam đã đạt được trong 5 năm qua, nhưng bà Kwakwa cũng tỏ ra lo ngại, trước hết là về năng suất lao động. Mức tăng năng suất lao động của Việt Nam chưa đến 4% và đang có xu thế giảm. Trong khi đó, mức tăng năng suất lao động tại Trung Quốc là trên 7%, tại Hàn Quốc là trên 5% vào thời điểm các nước đó có cùng trình độ phát triển như Việt Nam hiện nay.
Tốc độ tăng năng suất lao động hiện nay sẽ không đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững đủ mức để từ đó Việt Nam có thể đi theo quỹ đạo như các nước Hàn Quốc hay Đài Loan (Trung Quốc).
Đặc biệt là hiện nay, khi các nguồn vốn ưu đãi đã thu hẹp dần, Việt Nam sẽ phải dựa vào nguồn thu trong nước là chính. Nhưng tỷ lệ thu ngân sách nhà nước trên GDP đã thể hiện xu thế giảm trong 5 năm qua, từ 27% xuống còn 21%.
“Việt Nam sẽ lấy nguồn ở đâu để tài trợ cho chương trình phát triển đầy tham vọng trong 5 năm tới”, bà Kwakwa đặt câu hỏi.
Tại Diễn đàn, điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam, ông Jonathan Durin, Đại diện Thường trú của IMF tại Việt Nam cũng đánh giá, thâm hụt ngân sách vẫn còn lớn, do thu ngân sách giảm đáng kể trong khi chi thường xuyên tăng lên. Chi xây dựng cơ bản đã giảm để kiềm chế thâm hụt ngân sách, tuy nhiên điều này có nguy cơ làm suy yếu tiềm năng tăng trưởng trung hạn.
Ông Jonathan Durin cho biết, với thâm hụt ngân sách lớn, nợ công và nợ do chính phủ bảo lãnh (PPG) đã tăng mạnh trong những năm gần đây.
Ông Eric Sidgwick, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á cũng cho rằng trong những năm gần đây, Việt Nam đã đầu tư khoảng 9- 10% GDP vào các lĩnh vực giao thông, năng lượng, truyền thông, nước sạch… theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngân sách này đã giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả của mạng lưới cơ sở hạ tầng quốc gia.
Tuy nhiên theo ông, vì nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục phát triển, đất nước đang ngày càng giàu hơn, Việt Nam bắt đầu phải đổi mặt với những thách thức mới về nguồn tài chính để xây dựng cơ sở hạ tầng.
Việt Nam đang tìm kiếm nguồn để đầu tư cho cơ sở hạ tầng đang tăng lên, khi áp lực đi vay bắt đầu tăng lên và nợ công đang dần tiến tới giới hạn của sự bền vững.
Theo ông, tất cả những thách thức này đòi hỏi môi trường tài chính phải thay đổi để xây dựng cơ sở hạ tầng. Khi kinh tế phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, Việt Nam tiếp tục bị mất đi các nguồn viện trợ không hoàn lại và vay vốn ODA ưu đãi. Điều này đang làm giảm nguồn lực tài chính vô cùng quan trọng mà thường được sử dụng cho các cơ sở hạ tầng trọng yếu.
Theo ông Jonathan Durin, Việt Nam nên theo đuổi chính sách củng cố tài khóa theo cách thúc đẩy tăng trưởng, và duy trì chi ngân sách cho đầu tư và xã hội quan trọng. Để thực hiện điều này cần tăng cường nỗ lực thu ngân sách, cải cách toàn diện bộ máy công chức, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công và tăng chi đầu tư công nhưng hiệu quả hơn.
Bà Victoria Kwakwa cho rằng, biện pháp là tăng cường huy động nguồn thu nội địa, tiết kiệm chi tiêu sẽ là yếu tố quan trọng giúp hoàn thành các mục tiêu phát triển mà không chịu rủi ro mất bền vững nợ. Ngoài ra, vốn ODA cũng phải được sử dụng hiệu quả hơn nhằm thu hút vốn đầu tư.
“Việt Nam đang càng ít nguồn ODA, làm thế nào để chúng ta tận dụng được nguồn lực ngày càng hạn chế này và làm thế nào để những lĩnh vực ở Việt Nam không bị tụt hậu", bà Victoria Kwakwa nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, ông Eric Sidgwick cho rằng, để huy động nguồn vốn hỗ trợ, Việt Nam cần phải tận dụng hiệu quả hơn nữa nguồn vốn ODA sẵn có, ưu tiên cung cấp những thông tin rõ ràng hơn về việc sử dụng nguồn vốn ODA cho các lĩnh vực xã hội.
Ghi nhận những kết quả mà Việt Nam đã đạt được trong 5 năm qua, nhưng bà Kwakwa cũng tỏ ra lo ngại, trước hết là về năng suất lao động. Mức tăng năng suất lao động của Việt Nam chưa đến 4% và đang có xu thế giảm. Trong khi đó, mức tăng năng suất lao động tại Trung Quốc là trên 7%, tại Hàn Quốc là trên 5% vào thời điểm các nước đó có cùng trình độ phát triển như Việt Nam hiện nay.
Tốc độ tăng năng suất lao động hiện nay sẽ không đảm bảo tăng trưởng nhanh và bền vững đủ mức để từ đó Việt Nam có thể đi theo quỹ đạo như các nước Hàn Quốc hay Đài Loan (Trung Quốc).
Đặc biệt là hiện nay, khi các nguồn vốn ưu đãi đã thu hẹp dần, Việt Nam sẽ phải dựa vào nguồn thu trong nước là chính. Nhưng tỷ lệ thu ngân sách nhà nước trên GDP đã thể hiện xu thế giảm trong 5 năm qua, từ 27% xuống còn 21%.
Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới. |
Tại Diễn đàn, điểm lại tình hình kinh tế Việt Nam, ông Jonathan Durin, Đại diện Thường trú của IMF tại Việt Nam cũng đánh giá, thâm hụt ngân sách vẫn còn lớn, do thu ngân sách giảm đáng kể trong khi chi thường xuyên tăng lên. Chi xây dựng cơ bản đã giảm để kiềm chế thâm hụt ngân sách, tuy nhiên điều này có nguy cơ làm suy yếu tiềm năng tăng trưởng trung hạn.
Ông Jonathan Durin cho biết, với thâm hụt ngân sách lớn, nợ công và nợ do chính phủ bảo lãnh (PPG) đã tăng mạnh trong những năm gần đây.
Ông Eric Sidgwick, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á cũng cho rằng trong những năm gần đây, Việt Nam đã đầu tư khoảng 9- 10% GDP vào các lĩnh vực giao thông, năng lượng, truyền thông, nước sạch… theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngân sách này đã giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả của mạng lưới cơ sở hạ tầng quốc gia.
Tuy nhiên theo ông, vì nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục phát triển, đất nước đang ngày càng giàu hơn, Việt Nam bắt đầu phải đổi mặt với những thách thức mới về nguồn tài chính để xây dựng cơ sở hạ tầng.
Việt Nam đang tìm kiếm nguồn để đầu tư cho cơ sở hạ tầng đang tăng lên, khi áp lực đi vay bắt đầu tăng lên và nợ công đang dần tiến tới giới hạn của sự bền vững.
Theo ông, tất cả những thách thức này đòi hỏi môi trường tài chính phải thay đổi để xây dựng cơ sở hạ tầng. Khi kinh tế phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, Việt Nam tiếp tục bị mất đi các nguồn viện trợ không hoàn lại và vay vốn ODA ưu đãi. Điều này đang làm giảm nguồn lực tài chính vô cùng quan trọng mà thường được sử dụng cho các cơ sở hạ tầng trọng yếu.
Theo ông Jonathan Durin, Việt Nam nên theo đuổi chính sách củng cố tài khóa theo cách thúc đẩy tăng trưởng, và duy trì chi ngân sách cho đầu tư và xã hội quan trọng. Để thực hiện điều này cần tăng cường nỗ lực thu ngân sách, cải cách toàn diện bộ máy công chức, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ công và tăng chi đầu tư công nhưng hiệu quả hơn.
Bà Victoria Kwakwa cho rằng, biện pháp là tăng cường huy động nguồn thu nội địa, tiết kiệm chi tiêu sẽ là yếu tố quan trọng giúp hoàn thành các mục tiêu phát triển mà không chịu rủi ro mất bền vững nợ. Ngoài ra, vốn ODA cũng phải được sử dụng hiệu quả hơn nhằm thu hút vốn đầu tư.
“Việt Nam đang càng ít nguồn ODA, làm thế nào để chúng ta tận dụng được nguồn lực ngày càng hạn chế này và làm thế nào để những lĩnh vực ở Việt Nam không bị tụt hậu", bà Victoria Kwakwa nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, ông Eric Sidgwick cho rằng, để huy động nguồn vốn hỗ trợ, Việt Nam cần phải tận dụng hiệu quả hơn nữa nguồn vốn ODA sẵn có, ưu tiên cung cấp những thông tin rõ ràng hơn về việc sử dụng nguồn vốn ODA cho các lĩnh vực xã hội.
Theo Diệu Thùy/Infonet
10 năm, doanh nghiệp Việt teo còn một nửa
15/05/2015 09:06 GMT+7
–
Nghiên cứu của VCCI cho ra một sự thật giật mình: quy mô doanh nghiệp
VN đã teo lại còn một nửa so với cách đây 10 năm. Câu hỏi đặt ra là tại
sao họ không chịu lớn?
VietNamNet giới thiệu phần cuối bàn tròn với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan và chuyên gia Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại Công nghiệp VN (VCCI).
DN Việt mới chỉ giỏi xoay sở để tồn tại
Nhà báo Việt Lâm: Khi VN chuẩn bị gia nhập WTO, không ít nhà hoạch định chính sách nêu quan điểm rằng, cứ đẩy DN xuống nước đi, họ sẽ tự biết cách bơi, chứ nếu cứ bàn mãi về thách thức thì e rằng sẽ làm chùn khí thế hội nhập. Có lẽ, quan niệm này vẫn còn tồn tại đâu đó cho đến giờ, nên thành ra chúng ta hay nói về cơ hội nhiều hơn là thách thức. Theo hai chuyên gia thì qua mấy lần hội nhập vừa rồi, chúng ta có thể an tâm là DN Việt sẽ sống sót trước áp lực cạnh tranh ghê gớm tới đây không?
Ông Đậu Anh Tuấn: Cá nhân tôi thì không đến nỗi bi quan lắm. Nếu nhìn theo chuỗi thời gian vừa qua thì khả năng xoay xở của doanh nghiệp VN tương đối tốt. Chẳng hạn như vừa qua có những lĩnh vực hoàn toàn mới đối với DN Việt như giá trị gia tăng trên Internet, nhưng họ, nhất là các DN trẻ đã chứng tỏ được khả năng thích nghi của mình. Tuy nhiên, nói một cách sòng phẳng thì khả năng xoay sở đó chỉ đủ để tồn tại, sống lay lắt chứ chưa thể có một kế hoạch chủ động, một chiến lược bài bản.
Thế nhưng, tư duy để cho DN tự bơi rất đáng lo ngại. Vấn đề là để DN bơi nhưng phải cho họ bơi trong một môi trường trong lành. Các DN thì phải cạnh tranh với nhau, nhưng bản thân nhà nước cũng phải cạnh tranh. Tôi làm sao cạnh tranh được khi thủ tục về thuế ở các nước chỉ có hơn 100 giờ mà tôi 870 giờ? Tôi làm sao cạnh tranh được khi thông quan ở các nước mất vài giờ còn tôi mất vài ngày? Tôi làm sao cạnh tranh được khi chi phi không chính thức của tôi gấp 3 -4 lần nước khác. Phải có một sự sòng phẳng ở đây. Đồng ý là phải cạnh tranh nhưng trong môi trường giống nhau.
Cũng may mắn là gần đây đã có những tín hiệu tích cực từ phía Chính phủ. Nghị quyết 19 thể hiện một tư duy khác, chấp nhận cạnh tranh trong thủ tục hành chính, lấy tiêu chí của các nước ASEAN6 (nhóm tiên tiến) để so sánh. Đây là một điểm tiến bộ nếu so sánh với những nghị quyết chung chung trước đây theo kiểu “nâng cao, thúc đẩy”… Nghị quyết 19 đặt ra những con số rất cụ thể: số giờ về thuế, về hải quan, tiếp cận điện, ra khỏi thị trường và gia nhập thị trường và có mốc thời gian VN cần đạt được cuối năm 2016.
Cộng đồng kinh doanh đang trông chờ những chuyển biến trên thực tế. Chúng tôi tin một khi nhà nước tạo lập được môi trường trong sạch như vậy thì DN hoàn toàn có thể tự bơi được. Mà nhà nước cũng không nên can thiệp.
Nói cách khách, sức ép hội nhập không chỉ đặt lên DN mà bản thân hệ thống nhà nước cũng phải chịu sức ép cải cách thể chế để trở nên cạnh tranh hơn.
10 năm, quy mô doanh nghiệp teo còn một nửa
Bà Phạm Chi Lan: Quẳng người ta xuống nước người ta sẽ biết bơi chỉ là cách nói nguỵ biện. Bởi vì nếu anh không cho người ta tập bơi trước khi quẳng họ xuống nước thì rủi ro xảy ra ai là người hứng chịu?
Hai nữa đấy không phải là cách nói của người có trách nhiệm. DN đóng thuế để nuôi anh làm việc thì nghĩa vụ của anh là phải tạo điều kiện cho người ta làm việc.
Liệu doanh nghiệp VN có đến nỗi xuống nước và đa số chết chìm hay không? Tôi cũng có niềm tin là người VN mình giỏi xoay sở và bươn chải bằng nhiều cách khác nhau để sống sót. Nhưng mặt khác, tôi cảm thấy lo lắng. Những điều tra gần đây về doanh nghiệp trong khuôn khổ nghiên cứu Việt Nam đến năm 2035 cho thấy một thực tế đáng báo động: đa số doanh nghiệp VN hiện nay, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ nhằm mục tiêu mưu sinh qua hoạt động kinh doanh này, tức là họ bám vào việc kinh doanh này để đủ sống thôi, chứ không đủ để họ phát triển được. Như thế tức là doanh nghiệp đó sẽ chỉ nhỏ chứ không thể lớn lên được.
Một nghiên cứu khác của VCCI dựa trên thống kê doanh nghiệp đo lại 10 năm, 2012 so với 2002 cũng cho ra một sự thật giật mình khác: quy mô doanh nghiệp VN đã teo lại còn một nửa so với cách đây 10 năm. Trong khi đáng lẽ theo quy luật bình thường là doanh nghiệp đi từ siêu nhỏ lên nhỏ, từ nhỏ lên vừa, từ vừa lên tương đối lớn rồi lên lớn. Về phần quy mô vốn có tăng lên nhưng tính trừ đi lạm phát của 10 năm vừa qua rốt cuộc quy mô vốn cũng lại nhỏ đi. Rất nhiều doanh nghiệp cũng cho biết những năm vừa qua họ có báo cáo được doanh số nhưng thực sự họ không có doanh thu. Doanh số đó còn nằm ở bạn hàng, chỗ này nợ chỗ kia, doanh thu thực sự của doanh nghiệp không có, làm nhiều doanh nghiệp chết trong những năm vừa qua.
Hiện tượng số DN ngưng hoạt động liên tục tăng lên thời gian qua không phải là quy luật đào thải bình thường của thị trường. Khoảng 2-3 vạn DN ra khỏi thị trường một năm là bình thường nhưng lên đến 6-7 vạn DN ngưng hoạt động thì là bất thường rồi. Có thể các DN vẫn xoay sở được nhưng chỉ để tồn tại lay lắt rồi teo tóp dần đến ngưỡng nào đó thì thành siêu nhỏ. Rồi đây cơn bão của hội nhập với những DN rất lớn đổ bộ vào từng hang cùng ngõ hẻm của chúng ta thì DN mình không còn chỗ đứng nữa. Số nhỏ đó sẽ biến mất.
Tất nhiên cũng có những doanh nghiệp, nhất là của khu vực tư nhân vượt lên và trở thành những doanh nghiệp lớn hơn. Song phải nhìn nhận thực tế là hầu hết những DN lớn lên được, phát triển mạnh thì lại là những anh gắn với đất đai, với lợi ích của khai thác khoáng sản hay những ngành kinh doanh đặc thù mà họ giành được quyền kinh doanh, chứ không phải trong ngành sản xuất. Đối với một quốc gia muốn phát triển, muốn công nghiệp hoá thành công thì chìa khoá lại nằm ở ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất chứ không phải ở dịch vụ mua qua bán lại mặt hàng này khác.
Có một số ít vượt lên bằng nhiều cách kể cả bằng ứng dụng công nghệ nhưng số đó lại quá nhỏ trong cả cộng đồng rộng lớn của doanh nghiệp VN. Không khéo chúng ta lại đi đến trạng thái như ở một số nước là một nền kinh tế với hai khu vực: một khu vực đông đảo nhưng lạc hậu không phát triển, một khu vực nhỏ thì tiên tiến. Đó chắc chắn cũng không phải là đường hướng phát triển lâu dài cho nền kinh tế.
Tôi lo ngại rằng giai đoạn hội nhập sắp tới sẽ còn khó khăn, thách thức ghê gớm hơn nhiều so với lúc chúng ta vào ASEAN, WTO. Lúc vào WTO thì chúng ta cũng gọi là ra biển lớn nhưng thực ra cũng đã bơi ra nhiều đâu, chỉ mon men ở bên bờ thôi. Nhưng lần này thì hội nhập với khuôn khổ rộng hơn rất nhiều. Cộng đồng Kinh tế ASEAN có độ mở cao hơn nhiều, áp lực cạnh tranh khốc liệt hơn nhiều so với ASEAN hay AFTA cách đây 20 năm. Trong khi lúc còn mon men ven bờ mà chúng ta còn chật vật, ngụp lên ngụp xuống nhiều lần như vậy thì bây giờ thực sự ra biển lớn sẽ thế nào? Tôi muốn nhấn mạnh một cách nghiêm túc rằng không chuẩn bị thì đừng liều nhảy xuống nước bởi khả năng chết đuối rất cao.
Tinh thần kinh doanh xẹp đi
Ông Đậu Anh Tuấn: Doanh nghiệp cũng như con người thôi, có sinh ra thì có mất đi. Các nước khác cũng vậy, chỉ có một tỷ lệ nhất định các doanh nghiệp trụ lại trên thị trường.
Nhưng điều đáng báo động là 2 năm qua, số lượng doanh nghiệp ra khỏi thị trường bằng 10 năm trước gộp lại. Họ ra khỏi thị trường vì yếu kém, vì không có cơ hội kinh doanh đã đành. Vấn đề là nếu họ biến mất vì những cản trở từ hệ thống quy định thì rất đáng lo ngại.
Khi doanh nghiệp biến mất quá nhiều thì hệ luỵ xã hội không hề nhỏ. Những năm gần đây, tinh thần kinh doanh ở VN đã sa sút. Hiện chưa có ai lên tiếng về việc này nhưng qua các khảo sát chúng tôi thấy rằng lúc ban hành Luật doanh nghiệp năm 2000 hay thời điểm VN gia nhập WTO năm 2007, tinh thần kinh doanh lên rất cao, nhưng hiện tại thì lại xẹp đi, không còn hăm hở như trước. Nhìn toàn cục thì đây là tín hiệu đáng lo ngại bởi vì những người trẻ, đáng lẽ phải có khao khát làm giàu, hay đóng góp cho xã hội nhưng động cơ ấy lại nguội dần đi.
Tín hiệu nguy hiểm thứ hai, như cô Phạm Chi Lan đã phân tích là việc quy mô doanh nghiệp nhỏ đi theo chuỗi thời gian. Câu hỏi đặt ra là tại sao họ không chịu lớn? Điều gì cản trở họ không lớn được? Liệu có phải do DN không có khả năng quản trị nên đến quy mô nào đấy bị vỡ ra? Hay do những rào cản khác, như khống chế sở hữu đất đai khiến người ta không thể có thêm đất đai, hay rào cản về thủ tục hành chính? Có người nói với chúng tôi rằng họ âm thầm không dám làm ăn lớn vì sợ rằng làm ăn to sẽ có nhiều cơ quan đến thăm. Nhiều DN e ngại vấn đề an toàn kinh doanh. Nếu quan sát những DN tư nhân đình đám sẽ thấy họ đang có kế hoạch bảo vệ tài sản bằng cách chia tài sản ra, mua tài sản nước ngoài...
Vấn đề là nếu chúng ta có một tầng lớp tư nhân xác định VN chỉ để kiếm tiền thôi, con cái họ không gắn bó với VN này, tài sản của họ không gắn bó với VN này thì đấy là một bi kịch cho đất nước. Khi doanh nhân sinh sống, làm ăn ở đây, xác định DN gắn bó hàng chục, hàng trăm năm truyền đời thì mới là điều lành mạnh. Còn nếu DN chỉ kinh doanh ở đây nhưng xác định cuộc sống ở nước khác, thì không thể tạo ra một tầng lớp doanh nhân dân tộc, gắn bó với sự phát triển quốc gia.
Phải nói rằng cộng đồng kinh doanh những năm vừa qua chưa bao giờ trải qua một giai đoạn vất vả như vậy. Theo ngành thuế công bố thì tỷ lệ DN tư nhân có lãi chỉ hơn 30%, còn lại gần 70% lỗ. Thời gian qua cũng là một phép thử quan trọng đối với DN tư nhân VN. Các bong bóng tài chính, bất động sản vỡ ra khiến nhiều người mất tài sản, mất tinh thần nhưng đấy cũng là bước cảnh báo cần thiết cho những DN tập trung vào lợi thế cốt lõi, vào sản xuất và đổi mới phương thức dịch vụ.
Tôi cũng đồng ý với cô Phạm Chi Lan là trong bối cảnh ấy có rất nhiều doanh nghiệp thành công. Họ nhìn thấy cơ hội. Tôi có người bạn làm DN tâm sự rằng tối không ngủ được vì nhìn thấy rất nhiều cơ hội kinh doanh mà chỉ trông mai sáng để bắt tay làm ngay, nhưng mà tiếc rằng những người như vậy còn chưa nhiều. Vấn đề ở VN là làm sao khơi dậy tinh thần kinh doanh, để người dân đem tiền trong két, trong ngân hàng ra kinh doanh. Đấy là động lực lành mạnh để phát triển đất nước. Suy cho cùng đất nước nào giàu mạnh hay không là do khu vực kinh tế tư nhân năng động hiệu quả chứ nếu chỉ trông chờ vào các dự án lớn của nước ngoài, những miếng bánh vẽ mà các tập đoàn lớn vẽ ra thì chắc không thể có được nền kinh tế bền vững lành mạnh. Tôi luôn tin rằng khu vực kinh tế tư nhân sẽ là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển của bất kỳ nền kinh tế nào.
Không thể mãi hô hào chung chung
Nhà báo Việt Lâm: Bức tranh chung còn nhiều ngổn ngang như vậy thì liệu có những việc gì có thể làm ngay để tạo ra những thay đổi tích cực?
Bà Phạm Chi Lan: Anh Tuấn đã nhắc đến Nghị quyết 19 mà Chính phủ ban hành, thực ra là hai nghị quyết cùng lấy số 19 vào 18/3/2014 và 8/3/2015, nhằm mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp VN. Việc ban hành nghị quyết rất kịp thời, đúng lúc. Các năm trước, thông điệp đầu năm của Thủ tướng thường nhấn mạnh tháo gỡ khó khăn. Bây giờ, đã đi từ tinh thần tháo gỡ khó khăn chuyển sang tinh thần cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho DN.
Vấn đề bây giờ là làm sao thực hiện được. Chúng ta đã thực hiện được một phần nghị quyết 19, như giảm được số giờ làm thủ tục thuế từ 872 giờ xuống còn 350 giờ và năm nay đang quyết tâm rút xuống nữa. Ngành hải quan, điện lực đều có một số bước cải thiện. Nhưng Nghị quyết 19 đề cập đến những vấn đề toàn diện về hỗ trợ cho DN như tiếp cận vốn, đất đai, quy cụ thể đến từng gạch đầu dòng trách nhiệm của từng bộ ngành, chính quyền địa phương.
Điều tôi lo lắng là liệu bây giờ chúng ta có đủ quyết tâm, đủ công cụ mạnh để thực hiện hay không? Tôi rất mong Chính phủ ra những chế tài mạnh để thực hiện bằng được những gì đã nêu ra trong hai nghị quyết đó, bởi đây là những vấn đề sát sườn với năng lực cạnh tranh của nền kinh tế VN, với môi trường kinh doanh để doanh nghiệp VN có thể phát triển. Nếu thực hiện thành công hai nghị quyết đó, nhất là nghị quyết của năm nay thì chúng ta thực sự có thể có cơ hội hội nhập vào AEC hiệu quả hơn. Tuy nhiên, phải thẳng thắn thừa nhận rằng đến bây giờ các bước tiến mới chỉ tập trung ở vài ngành thuế, hải quan, điện lực, xuất nhập khẩu. Nếu nhìn vào tiêu chí về môi trường kinh doanh theo Doing Business của WB đưa ra thì riêng trong AEC đã có 3 nước nằm trong top 20 nước tốt nhất (Singapore, Malaysia, Thái Lan), trong khi VN mình vẫn loay hoay mãi ở vị trí 70-80. Ngay cả mình có cải thiện được tiêu chí về số giờ nộp thuế, làm thủ tục hải quan … thì cũng vẫn còn một khoảng cách xa vời với với môi trường kinh doanh tốt, thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Cho nên còn nhiều việc phải làm và những việc phải làm thì phải cụ thể, chứ không thể hô hào chung chung.
Nghị quyết 19 cũng có nêu đến trách nhiệm của các hiệp hội doanh nghiệp, của tổ chức VCCI. Bản thân các tổ chức này cũng phải làm mạnh hơn vai trò công việc chính phủ đã giao là giám sát thực hiện, định kỳ báo cáo với Thủ tướng về thực hiện công việc các bộ ngành, các địa phương đến đâu. Thời gian không còn chờ đợi nữa bởi vì vấn đề năng lực cạnh tranh là chuyện của DN mà DN lại phụ thuộc rất nhiều vào môi trường kinh doanh do Nhà nước quyết định. Nhà nước ở đây không phải chỉ những người đứng đầu nhà nước mà cả các bộ, ngành, địa phương liên quan, thậm chí đến từng ông công chức. Phải có người chịu trách nhiệm nếu không thực hiện được Nghị quyết này.
Ông Đậu Anh Tuấn: Tôi
chỉ có 2 thông điệp cho cơ quan nhà nước. Một là, với cơ quan nhà nước
thì thay đổi trong thời gian vừa qua là đúng hướng, nhưng làm sao để
thay đổi ở các cấp phải thực sự chứ không phải là những cải cách trình
diễn. Cải cách làm sao để người dân và doanh nghiệp được thụ hưởng bởi
vì đôi khi cải cách xuất phát từ nhu cầu thể hiện tôi cải cách chứ không
phải để hướng tới những mục tiêu cụ thể là cải thiện cuộc sống cho
người dân. Cho nên, tư duy cải cách phải kiểm chứng được trên thực tiễn.
Đối với các DN thì hội nhập AEC là một ví dụ cho thấy thách thức thì đến ngay, khi mở cửa là cạnh tranh khốc liệt, trong khi cơ hội thì chỉ có thể thấy được khi anh đáp ứng đủ điều kiện nhất định, tức là tôi phải có năng lực cạnh tranh, đòi hỏi sự chuẩn bị trong thời gian dài, có đầu tư bài bản, đúng hướng.
Tôi luôn tin là cộng đồng kinh tế VN sẽ phát triển nhưng vấn đề là đừng trả giá quá nhiều hay đi quá dài.
VietNamNet giới thiệu phần cuối bàn tròn với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan và chuyên gia Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại Công nghiệp VN (VCCI).
DN Việt mới chỉ giỏi xoay sở để tồn tại
Nhà báo Việt Lâm: Khi VN chuẩn bị gia nhập WTO, không ít nhà hoạch định chính sách nêu quan điểm rằng, cứ đẩy DN xuống nước đi, họ sẽ tự biết cách bơi, chứ nếu cứ bàn mãi về thách thức thì e rằng sẽ làm chùn khí thế hội nhập. Có lẽ, quan niệm này vẫn còn tồn tại đâu đó cho đến giờ, nên thành ra chúng ta hay nói về cơ hội nhiều hơn là thách thức. Theo hai chuyên gia thì qua mấy lần hội nhập vừa rồi, chúng ta có thể an tâm là DN Việt sẽ sống sót trước áp lực cạnh tranh ghê gớm tới đây không?
Ông Đậu Anh Tuấn: Cá nhân tôi thì không đến nỗi bi quan lắm. Nếu nhìn theo chuỗi thời gian vừa qua thì khả năng xoay xở của doanh nghiệp VN tương đối tốt. Chẳng hạn như vừa qua có những lĩnh vực hoàn toàn mới đối với DN Việt như giá trị gia tăng trên Internet, nhưng họ, nhất là các DN trẻ đã chứng tỏ được khả năng thích nghi của mình. Tuy nhiên, nói một cách sòng phẳng thì khả năng xoay sở đó chỉ đủ để tồn tại, sống lay lắt chứ chưa thể có một kế hoạch chủ động, một chiến lược bài bản.
Thế nhưng, tư duy để cho DN tự bơi rất đáng lo ngại. Vấn đề là để DN bơi nhưng phải cho họ bơi trong một môi trường trong lành. Các DN thì phải cạnh tranh với nhau, nhưng bản thân nhà nước cũng phải cạnh tranh. Tôi làm sao cạnh tranh được khi thủ tục về thuế ở các nước chỉ có hơn 100 giờ mà tôi 870 giờ? Tôi làm sao cạnh tranh được khi thông quan ở các nước mất vài giờ còn tôi mất vài ngày? Tôi làm sao cạnh tranh được khi chi phi không chính thức của tôi gấp 3 -4 lần nước khác. Phải có một sự sòng phẳng ở đây. Đồng ý là phải cạnh tranh nhưng trong môi trường giống nhau.
Cũng may mắn là gần đây đã có những tín hiệu tích cực từ phía Chính phủ. Nghị quyết 19 thể hiện một tư duy khác, chấp nhận cạnh tranh trong thủ tục hành chính, lấy tiêu chí của các nước ASEAN6 (nhóm tiên tiến) để so sánh. Đây là một điểm tiến bộ nếu so sánh với những nghị quyết chung chung trước đây theo kiểu “nâng cao, thúc đẩy”… Nghị quyết 19 đặt ra những con số rất cụ thể: số giờ về thuế, về hải quan, tiếp cận điện, ra khỏi thị trường và gia nhập thị trường và có mốc thời gian VN cần đạt được cuối năm 2016.
Cộng đồng kinh doanh đang trông chờ những chuyển biến trên thực tế. Chúng tôi tin một khi nhà nước tạo lập được môi trường trong sạch như vậy thì DN hoàn toàn có thể tự bơi được. Mà nhà nước cũng không nên can thiệp.
Nói cách khách, sức ép hội nhập không chỉ đặt lên DN mà bản thân hệ thống nhà nước cũng phải chịu sức ép cải cách thể chế để trở nên cạnh tranh hơn.
Chuyên gia Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại Công nghiệp VN (VCCI). (Ảnh: Phạm Hải) |
Bà Phạm Chi Lan: Quẳng người ta xuống nước người ta sẽ biết bơi chỉ là cách nói nguỵ biện. Bởi vì nếu anh không cho người ta tập bơi trước khi quẳng họ xuống nước thì rủi ro xảy ra ai là người hứng chịu?
Hai nữa đấy không phải là cách nói của người có trách nhiệm. DN đóng thuế để nuôi anh làm việc thì nghĩa vụ của anh là phải tạo điều kiện cho người ta làm việc.
Liệu doanh nghiệp VN có đến nỗi xuống nước và đa số chết chìm hay không? Tôi cũng có niềm tin là người VN mình giỏi xoay sở và bươn chải bằng nhiều cách khác nhau để sống sót. Nhưng mặt khác, tôi cảm thấy lo lắng. Những điều tra gần đây về doanh nghiệp trong khuôn khổ nghiên cứu Việt Nam đến năm 2035 cho thấy một thực tế đáng báo động: đa số doanh nghiệp VN hiện nay, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa chỉ nhằm mục tiêu mưu sinh qua hoạt động kinh doanh này, tức là họ bám vào việc kinh doanh này để đủ sống thôi, chứ không đủ để họ phát triển được. Như thế tức là doanh nghiệp đó sẽ chỉ nhỏ chứ không thể lớn lên được.
Một nghiên cứu khác của VCCI dựa trên thống kê doanh nghiệp đo lại 10 năm, 2012 so với 2002 cũng cho ra một sự thật giật mình khác: quy mô doanh nghiệp VN đã teo lại còn một nửa so với cách đây 10 năm. Trong khi đáng lẽ theo quy luật bình thường là doanh nghiệp đi từ siêu nhỏ lên nhỏ, từ nhỏ lên vừa, từ vừa lên tương đối lớn rồi lên lớn. Về phần quy mô vốn có tăng lên nhưng tính trừ đi lạm phát của 10 năm vừa qua rốt cuộc quy mô vốn cũng lại nhỏ đi. Rất nhiều doanh nghiệp cũng cho biết những năm vừa qua họ có báo cáo được doanh số nhưng thực sự họ không có doanh thu. Doanh số đó còn nằm ở bạn hàng, chỗ này nợ chỗ kia, doanh thu thực sự của doanh nghiệp không có, làm nhiều doanh nghiệp chết trong những năm vừa qua.
Hiện tượng số DN ngưng hoạt động liên tục tăng lên thời gian qua không phải là quy luật đào thải bình thường của thị trường. Khoảng 2-3 vạn DN ra khỏi thị trường một năm là bình thường nhưng lên đến 6-7 vạn DN ngưng hoạt động thì là bất thường rồi. Có thể các DN vẫn xoay sở được nhưng chỉ để tồn tại lay lắt rồi teo tóp dần đến ngưỡng nào đó thì thành siêu nhỏ. Rồi đây cơn bão của hội nhập với những DN rất lớn đổ bộ vào từng hang cùng ngõ hẻm của chúng ta thì DN mình không còn chỗ đứng nữa. Số nhỏ đó sẽ biến mất.
Tất nhiên cũng có những doanh nghiệp, nhất là của khu vực tư nhân vượt lên và trở thành những doanh nghiệp lớn hơn. Song phải nhìn nhận thực tế là hầu hết những DN lớn lên được, phát triển mạnh thì lại là những anh gắn với đất đai, với lợi ích của khai thác khoáng sản hay những ngành kinh doanh đặc thù mà họ giành được quyền kinh doanh, chứ không phải trong ngành sản xuất. Đối với một quốc gia muốn phát triển, muốn công nghiệp hoá thành công thì chìa khoá lại nằm ở ngành công nghiệp chế tạo, sản xuất chứ không phải ở dịch vụ mua qua bán lại mặt hàng này khác.
Có một số ít vượt lên bằng nhiều cách kể cả bằng ứng dụng công nghệ nhưng số đó lại quá nhỏ trong cả cộng đồng rộng lớn của doanh nghiệp VN. Không khéo chúng ta lại đi đến trạng thái như ở một số nước là một nền kinh tế với hai khu vực: một khu vực đông đảo nhưng lạc hậu không phát triển, một khu vực nhỏ thì tiên tiến. Đó chắc chắn cũng không phải là đường hướng phát triển lâu dài cho nền kinh tế.
Tôi lo ngại rằng giai đoạn hội nhập sắp tới sẽ còn khó khăn, thách thức ghê gớm hơn nhiều so với lúc chúng ta vào ASEAN, WTO. Lúc vào WTO thì chúng ta cũng gọi là ra biển lớn nhưng thực ra cũng đã bơi ra nhiều đâu, chỉ mon men ở bên bờ thôi. Nhưng lần này thì hội nhập với khuôn khổ rộng hơn rất nhiều. Cộng đồng Kinh tế ASEAN có độ mở cao hơn nhiều, áp lực cạnh tranh khốc liệt hơn nhiều so với ASEAN hay AFTA cách đây 20 năm. Trong khi lúc còn mon men ven bờ mà chúng ta còn chật vật, ngụp lên ngụp xuống nhiều lần như vậy thì bây giờ thực sự ra biển lớn sẽ thế nào? Tôi muốn nhấn mạnh một cách nghiêm túc rằng không chuẩn bị thì đừng liều nhảy xuống nước bởi khả năng chết đuối rất cao.
Chuyên gia kinh tế kỳ cựu Phạm Chi Lan (Ảnh: Phạm Hải) |
Ông Đậu Anh Tuấn: Doanh nghiệp cũng như con người thôi, có sinh ra thì có mất đi. Các nước khác cũng vậy, chỉ có một tỷ lệ nhất định các doanh nghiệp trụ lại trên thị trường.
Nhưng điều đáng báo động là 2 năm qua, số lượng doanh nghiệp ra khỏi thị trường bằng 10 năm trước gộp lại. Họ ra khỏi thị trường vì yếu kém, vì không có cơ hội kinh doanh đã đành. Vấn đề là nếu họ biến mất vì những cản trở từ hệ thống quy định thì rất đáng lo ngại.
Khi doanh nghiệp biến mất quá nhiều thì hệ luỵ xã hội không hề nhỏ. Những năm gần đây, tinh thần kinh doanh ở VN đã sa sút. Hiện chưa có ai lên tiếng về việc này nhưng qua các khảo sát chúng tôi thấy rằng lúc ban hành Luật doanh nghiệp năm 2000 hay thời điểm VN gia nhập WTO năm 2007, tinh thần kinh doanh lên rất cao, nhưng hiện tại thì lại xẹp đi, không còn hăm hở như trước. Nhìn toàn cục thì đây là tín hiệu đáng lo ngại bởi vì những người trẻ, đáng lẽ phải có khao khát làm giàu, hay đóng góp cho xã hội nhưng động cơ ấy lại nguội dần đi.
Tín hiệu nguy hiểm thứ hai, như cô Phạm Chi Lan đã phân tích là việc quy mô doanh nghiệp nhỏ đi theo chuỗi thời gian. Câu hỏi đặt ra là tại sao họ không chịu lớn? Điều gì cản trở họ không lớn được? Liệu có phải do DN không có khả năng quản trị nên đến quy mô nào đấy bị vỡ ra? Hay do những rào cản khác, như khống chế sở hữu đất đai khiến người ta không thể có thêm đất đai, hay rào cản về thủ tục hành chính? Có người nói với chúng tôi rằng họ âm thầm không dám làm ăn lớn vì sợ rằng làm ăn to sẽ có nhiều cơ quan đến thăm. Nhiều DN e ngại vấn đề an toàn kinh doanh. Nếu quan sát những DN tư nhân đình đám sẽ thấy họ đang có kế hoạch bảo vệ tài sản bằng cách chia tài sản ra, mua tài sản nước ngoài...
Vấn đề là nếu chúng ta có một tầng lớp tư nhân xác định VN chỉ để kiếm tiền thôi, con cái họ không gắn bó với VN này, tài sản của họ không gắn bó với VN này thì đấy là một bi kịch cho đất nước. Khi doanh nhân sinh sống, làm ăn ở đây, xác định DN gắn bó hàng chục, hàng trăm năm truyền đời thì mới là điều lành mạnh. Còn nếu DN chỉ kinh doanh ở đây nhưng xác định cuộc sống ở nước khác, thì không thể tạo ra một tầng lớp doanh nhân dân tộc, gắn bó với sự phát triển quốc gia.
Phải nói rằng cộng đồng kinh doanh những năm vừa qua chưa bao giờ trải qua một giai đoạn vất vả như vậy. Theo ngành thuế công bố thì tỷ lệ DN tư nhân có lãi chỉ hơn 30%, còn lại gần 70% lỗ. Thời gian qua cũng là một phép thử quan trọng đối với DN tư nhân VN. Các bong bóng tài chính, bất động sản vỡ ra khiến nhiều người mất tài sản, mất tinh thần nhưng đấy cũng là bước cảnh báo cần thiết cho những DN tập trung vào lợi thế cốt lõi, vào sản xuất và đổi mới phương thức dịch vụ.
Tôi cũng đồng ý với cô Phạm Chi Lan là trong bối cảnh ấy có rất nhiều doanh nghiệp thành công. Họ nhìn thấy cơ hội. Tôi có người bạn làm DN tâm sự rằng tối không ngủ được vì nhìn thấy rất nhiều cơ hội kinh doanh mà chỉ trông mai sáng để bắt tay làm ngay, nhưng mà tiếc rằng những người như vậy còn chưa nhiều. Vấn đề ở VN là làm sao khơi dậy tinh thần kinh doanh, để người dân đem tiền trong két, trong ngân hàng ra kinh doanh. Đấy là động lực lành mạnh để phát triển đất nước. Suy cho cùng đất nước nào giàu mạnh hay không là do khu vực kinh tế tư nhân năng động hiệu quả chứ nếu chỉ trông chờ vào các dự án lớn của nước ngoài, những miếng bánh vẽ mà các tập đoàn lớn vẽ ra thì chắc không thể có được nền kinh tế bền vững lành mạnh. Tôi luôn tin rằng khu vực kinh tế tư nhân sẽ là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển của bất kỳ nền kinh tế nào.
Không thể mãi hô hào chung chung
Nhà báo Việt Lâm: Bức tranh chung còn nhiều ngổn ngang như vậy thì liệu có những việc gì có thể làm ngay để tạo ra những thay đổi tích cực?
Bà Phạm Chi Lan: Anh Tuấn đã nhắc đến Nghị quyết 19 mà Chính phủ ban hành, thực ra là hai nghị quyết cùng lấy số 19 vào 18/3/2014 và 8/3/2015, nhằm mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp VN. Việc ban hành nghị quyết rất kịp thời, đúng lúc. Các năm trước, thông điệp đầu năm của Thủ tướng thường nhấn mạnh tháo gỡ khó khăn. Bây giờ, đã đi từ tinh thần tháo gỡ khó khăn chuyển sang tinh thần cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho DN.
Vấn đề bây giờ là làm sao thực hiện được. Chúng ta đã thực hiện được một phần nghị quyết 19, như giảm được số giờ làm thủ tục thuế từ 872 giờ xuống còn 350 giờ và năm nay đang quyết tâm rút xuống nữa. Ngành hải quan, điện lực đều có một số bước cải thiện. Nhưng Nghị quyết 19 đề cập đến những vấn đề toàn diện về hỗ trợ cho DN như tiếp cận vốn, đất đai, quy cụ thể đến từng gạch đầu dòng trách nhiệm của từng bộ ngành, chính quyền địa phương.
Điều tôi lo lắng là liệu bây giờ chúng ta có đủ quyết tâm, đủ công cụ mạnh để thực hiện hay không? Tôi rất mong Chính phủ ra những chế tài mạnh để thực hiện bằng được những gì đã nêu ra trong hai nghị quyết đó, bởi đây là những vấn đề sát sườn với năng lực cạnh tranh của nền kinh tế VN, với môi trường kinh doanh để doanh nghiệp VN có thể phát triển. Nếu thực hiện thành công hai nghị quyết đó, nhất là nghị quyết của năm nay thì chúng ta thực sự có thể có cơ hội hội nhập vào AEC hiệu quả hơn. Tuy nhiên, phải thẳng thắn thừa nhận rằng đến bây giờ các bước tiến mới chỉ tập trung ở vài ngành thuế, hải quan, điện lực, xuất nhập khẩu. Nếu nhìn vào tiêu chí về môi trường kinh doanh theo Doing Business của WB đưa ra thì riêng trong AEC đã có 3 nước nằm trong top 20 nước tốt nhất (Singapore, Malaysia, Thái Lan), trong khi VN mình vẫn loay hoay mãi ở vị trí 70-80. Ngay cả mình có cải thiện được tiêu chí về số giờ nộp thuế, làm thủ tục hải quan … thì cũng vẫn còn một khoảng cách xa vời với với môi trường kinh doanh tốt, thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động. Cho nên còn nhiều việc phải làm và những việc phải làm thì phải cụ thể, chứ không thể hô hào chung chung.
Nghị quyết 19 cũng có nêu đến trách nhiệm của các hiệp hội doanh nghiệp, của tổ chức VCCI. Bản thân các tổ chức này cũng phải làm mạnh hơn vai trò công việc chính phủ đã giao là giám sát thực hiện, định kỳ báo cáo với Thủ tướng về thực hiện công việc các bộ ngành, các địa phương đến đâu. Thời gian không còn chờ đợi nữa bởi vì vấn đề năng lực cạnh tranh là chuyện của DN mà DN lại phụ thuộc rất nhiều vào môi trường kinh doanh do Nhà nước quyết định. Nhà nước ở đây không phải chỉ những người đứng đầu nhà nước mà cả các bộ, ngành, địa phương liên quan, thậm chí đến từng ông công chức. Phải có người chịu trách nhiệm nếu không thực hiện được Nghị quyết này.
Nhà báo Việt Lâm, chuyên gia Phạm Chi Lan và chuyên gia Đậu Anh Tuấn tại bàn tròn. Ảnh: Phạm Hải |
Đối với các DN thì hội nhập AEC là một ví dụ cho thấy thách thức thì đến ngay, khi mở cửa là cạnh tranh khốc liệt, trong khi cơ hội thì chỉ có thể thấy được khi anh đáp ứng đủ điều kiện nhất định, tức là tôi phải có năng lực cạnh tranh, đòi hỏi sự chuẩn bị trong thời gian dài, có đầu tư bài bản, đúng hướng.
Tôi luôn tin là cộng đồng kinh tế VN sẽ phát triển nhưng vấn đề là đừng trả giá quá nhiều hay đi quá dài.
- VietNamNet
Doanh nghiệp lo sống đã đủ mệt
13/05/2015 01:00 GMT+7
– Báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới và Diễn đàn Kinh tế
Thế giới cho biết năng lực cạnh tranh của DN Việt giờ đã tụt sau cả DN Lào và
Campuchia. Câu chuyện về tiếp cận thông tin và chuẩn bị cho Cộng đồng Kinh tế
ASEAN phần nào lý giải vì sao DN Việt tụt hậu.
VietNamNet giới thiệu phần đầu cuộc bàn tròn với chuyên gia Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI), và ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI.
DN lo sống chết đã đủ mệt
Nhà báo Việt Lâm: Chỉ còn 1-2 tháng nữa, cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ có hiệu lực nhưng khi thử tìm kiếm trên google, tôi thấy từ khóa này xuất hiện rải rác, cho thấy mức độ quan tâm của công chúng rất mờ nhạt. Nếu nhìn vào số liệu cụ thể, gần đây cuộc điều tra của Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết 76 % doanh nghiệp hầu như không biết gì về AEC và 94% doanh nghiệp không hiểu rõ về nội dung đàm phán trong AEC là gì; 63% doanh nghiệp thì không hiểu rõ về những cơ hội và thách thức khi mà Việt Nam gia nhập AEC. Những con số này phản ánh điều gì?
Bà Phạm Chi Lan: Những thông tin này phản ánh một thực tế đáng buồn là chúng ta thường rất háo hức với những cuộc hội nhập mới mà Việt Nam tham gia. Trên báo chí gần đây cũng nêu ý kiến của một số vị cho rằng VN rất đáng tự hào là một trong những nước mạnh dạn tham gia nhiều đàm phán tự do thương mại (FTAs) một lúc trong khi nhiều nước phát triển hơn ta còn ngần ngại.
Nghịch lý ở chỗ trong khi nhà nước hăng hái tham gia đàm phán FTAs như vậy nhưng cả một cộng đồng rộng lớn trong xã hội, đặc biệt là doanh nghiệp, những người được hưởng lợi nhiều nhất và cũng chịu tác động sâu sắc nhất từ hội nhập thì lại gần như không biết gì. Thậm chí tôi có cảm giác họ hơi thờ ơ đối với những cái đang gõ đến cửa nhà mình rồi.
Nghịch lý thứ hai là trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay với muôn vàn cách tiếp cận thông tin, trong khi hoạt động tuyên truyền ở nước ta cũng chưa bao giờ sôi động như bây giờ mà một vấn đề thiết yếu như vậy lại không được thông tin đầy đủ đến người dân, nhất là doanh nghiệp.
Câu chuyện ở đây cần được nhìn nhận từ hai phía. Một phía là những người đang đàm phán hoặc đã đàm phán chuẩn bị cho bước hội nhập đến ngưỡng cửa nhà mình phải có trách nhiệm phổ biến lại cho xã hội biết. Phổ biến chứ không phải là chỉ tuyên truyền. Nếu chỉ tuyên truyền thì VN rất hoành tráng. Nhưng nếu không phổ biến thông tin tường tận thì người ta không biết.
Mặt khác, các DN cũng có phần đáng trách khi không cố gắng chủ động tìm kiếm thông tin. Không ai có thể cứu mình được nếu như tự mình không biết tìm cách tự cứu lấy mình.
Những số liệu mà Việt Lâm vừa nói thực sự tôi cảm thấy lo lắng nhưng không ngạc nhiên. Bởi lẽ, đối với rất nhiều DN thời gian qua, mối lo thường trực của họ là chuyện tồn tại hay không tồn tại. 97% DN Việt Nam là nhỏ và vừa. Suốt thời gian khó khăn về kinh tế vĩ mô vừa rồi, con số DN chết và ngưng hoạt động cứ tăng dần lên từ 40 000 đến 53 000, 54000 lên đến 60,000 rồi 67,000 như năm ngoái. Do đó, vấn đề hệ trọng số một của họ là liệu có tồn tại được hay không trong thời gian tới. Còn Cộng đồng Kinh tế ASEAN, tuy cuối năm nay sẽ hình thành đầy đủ nhưng vẫn còn xa hơn so với áp lực họ đang đối phó hàng ngày ở đây như vật giá leo thang, đầu vào tăng lên, đầu ra không bán được, tắc nghẽn thị trường,…Có lẽ, hiện thực này lý giải vì sao các DN còn thờ ơ với AEC.
Về phía cơ quan nhà nước thì thực tình tôi không hiểu vì sao đội ngũ công chức đông đảo như vậy, được trang bị máy tính nối mạng đủ cả nhưng việc kết nối, truyền đạt thông tin với DN, với người dân lại ra kết quả như vậy.
Nước ngoài săn tìm, trong nước thờ ơ
Việt Lâm: Tôi được biết VCCI cũng đã tổ chức nhiều hội thảo và tập huấn phổ biến kiến thức về hội nhập cho các DN. Theo quan sát của ông Đậu Anh Tuấn, vì sao lần này phản ứng với AEC lại im ắng như vậy, trong khi tôi nhớ cách đây gần chục năm khi VN chuẩn bị gia nhập WTO, không khí sôi nổi hơn nhiều?
Ông Đậu Anh Tuấn: Trước hết, phải đính chính là AEC không phải là một hiệp định thương mại có lộ trình đàm phán, có kết quả đàm phán mà là một tập hợp trong đó có Hiệp định thương mại hàng hóa, rồi các cam kết về đầu tư, dịch vụ, kết nối, hạ tầng… Trong AEC có một nội dung rất quan trọng là Hiệp định thương mại hàng hóa thì đã thực hiện cách đây mấy năm rồi. Hàng hóa của các nước ASEAN đã vào các siêu thị VN khá nhiều. Còn gần đây chúng ta hay nói đến mốc 31/12/2015 là nói đến tuyên bố hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN như một thị trường chung thống nhất như mong muốn của các nước ASEAN.
Trở lại vấn đề mà Việt Lâm nêu ra, tôi chia sẻ nhiều điều với cô Phạm Chi Lan. Các DN Việt đa phần là nhỏ và mới nên kinh nghiệm về kinh doanh, về kinh tế thị trường của thế hệ doanh nhân Việt Nam so với các nước ASEAN ít ỏi hơn nhiều. Đồng thời, DN Việt còn đối mặt với nhiều khó khăn khác, đơn cử như rào cản ngôn ngữ. Thử hỏi VN có bao nhiêu chủ DN đủ thời gian và khả năng tự tìm đọc những thỏa thuận chung về ASEAN như các DN Singapore, Malaysia, Phillippine, Thái Lan?
Thực tế những năm qua, các cơ quan nhà nước và tổ chức, hiệp hội như VCCI cũng đã có một số nỗ lực mà chúng tôi hay nói vui là tổ chức các “gánh hát rong” đi tuyên truyền về hội nhập khắp các tỉnh thành. Cô Phạm Chi Lan cũng là một trong những chuyên gia đã phổ cập những khái niệm về hội nhập, tư duy hội nhập đến đông đảo DN.
Vậy tại sao đã có những nỗ lực như vậy nhưng hiệu ứng thực tế lại rất thấp? Có thể nói lỗi tại anh, tại ả, tại cả đôi bên. Về phía DN, phải nói rằng phần đông chưa quan tâm đúng mức đến những kiến thức về hội nhập và những vấn đề liên quan đến pháp luật trong nước. Khá nhiều các hội thảo, diễn đàn chính sách về hội nhập được các cơ quan nhà nước, rồi VCCI tổ chức nhưng chúng tôi quan sát thấy số lượng DN VN tham gia khá lèo tèo. Điều này thực sự đáng buồn nếu so sánh với các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Trong VCCI có bộ phận chuyên vận động, hỗ trợ chính sách nhưng nói thực, nhiều lúc chúng tôi rất muốn hỗ trợ DN nhỏ, DN tư nhân nhưng dường như chỉ có DN nước ngoài chủ động săn tìm thông tin. Chẳng hạn như khi VN ký kết Hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, những email, điện thoại đầu tiên tôi nhận được là từ những doanh nghiệp FDI. Nhiều DN vẫn kêu ca không có thông tin. Đành rằng thông tin chuyên sâu thì chưa nói nhưng chí ít những thông tin căn bản đều có sẵn trên các website như của VCCI chẳng hạn. Chúng tôi có những chuyên gia đi săn thông tin các nơi, dịch ra tiếng Việt và đăng tải công khai nhưng khá nhiều DN không quan tâm.
Từ phía cơ quan nhà nước thì rõ ràng hiệu quả chưa được như mong muốn. DN cần đầu mối thông tin. Ai là đầu mối cung cấp thông tin hội nhập, thông tin sẵn có và thân thiện? Đa phần DN Việt là nhỏ và vừa, có trình độ nhận thức, kiến thức pháp luật còn hạn chế nên cần phải có những sản phẩm phù hợp với họ. Thế nhưng, ngay đến VCCI khi muốn tìm hiểu thông tin về một số hiệp định thương mại tự do mà còn phải kiểm tra lòng vòng nhiều cơ quan mới ra.
Mù thông tin là thứ mù chữ tệ hại nhất
Việt Lâm: Tôi nhớ cách đây chục năm khi tôi phỏng vấn chuyên gia Phạm Chi Lan về hội nhập vào WTO, nội dung không khác gì mấy câu chuyện chúng ta đang nói tới hôm nay. Cam kết WTO gần kề nhưng hầu hết DN vẫn còn mơ hồ. Cái giá phải trả thời gian qua do tình trạng “nước đến cổ mới nhảy” đã rõ rồi nhưng vì sao nhiều năm như vậy tình trạng này chưa được cải thiện?
Bà Phạm Chi Lan: Câu hỏi của Việt Lâm đúng với nhiều mảng khác chứ không chỉ về thông tin hội nhập thôi đâu. Đó là các vấn đề về chuẩn bị, về điều chỉnh chính sách, luật pháp rồi thực thi chính sách mới, chính sách tốt cần thiết để chuẩn bị cho quá trình hội nhập…Những câu chuyện như vậy kéo dài từ năm này sang năm khác mà sự cải thiện rất chậm chạp.
Thực ra bây giờ cũng khó so sánh với WTO. Đàm phán WTO lúc bấy giờ được giữ kín, chỉ tập trung trong phạm vi những người đàm phán và có xin ý kiến các cơ quan liên quan. Hồi đó, những thông tin ít ỏi mà chúng tôi có được khi tôi còn ở VCCI phần nhiều là từ những nhà vận động hành lang của các nước khác như Mỹ, EU. Khi họ đến trao đổi với mình để tìm hiểu về những vấn đề họ cần biết thêm thì mình mới biết hóa ra đang đàm phán về vấn đề gì. Khi ấy, tôi cũng có quay lại hỏi các cơ quan nhà nước xem liệu có thể cung cấp thêm thông tin để các DN chuẩn bị hay không thì được trả lời là không vì có những quy định về bí mật trong đàm phán.
Bây giờ sau 10 năm không phải cái gì cũng giữ bí mật như trước nữa. Riêng đàm phán về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP là một ngoại lệ vì các nước tham gia đàm phán có thỏa thuận chỉ công bố khi đã đàm phán xong và công bố đầy đủ nội dung. Nhưng câu chuyện của Cộng đồng Kinh tế ASEAN thì vấn đề là những nội dung cam kết chúng ta đều đã biết cả. Như anh Tuấn vừa nói, mấy năm gần đây người ta không đàm phán thêm gì. Cho nên một ông thứ trưởng Bộ Công thương mới trấn an Quốc hội không cần phải lo lắng về AEC vì vẫn là những cam kết cũ chứ không có gì mới hơn cả.
Nghịch lý chính là ở chỗ vẫn những cam kết đó mà đa số DN lại không biết. Ngoài tỷ lệ 76% DN không biết thông tin chung, nếu đi sâu vào các vấn đề chi tiết như các ngành hàng chẳng hạn, tôi tin tỷ lệ đó còn cao hơn. Bởi chí ít người ta còn có thể biết những thông tin chung khơi khơi trên báo chí hay từ các hội thảo nhưng đi vào cái cụ thể thì xã hội còn mù mờ.
Điều vô lý ở chỗ trong thời đại thông tin như hiện nay, VN cũng tự hào là nước có tốc độ phát triển khá cao trong khu vực về số người sử dụng Internet tới 35% dân số mà cộng đồng DN, cộng đồng vừa có nhu cầu vừa có khả năng trang bị để tìm hiểu thông tin mà vẫn không biết gì thì có nghĩa là họ chưa tìm thấy những thông tin mà họ cần.
Tất nhiên, cũng phải xem xét từ phía các DN là tại sao thiếu như vậy mà họ không lên tiếng. Tôi nhớ, trong thời gian đàm phán WTO, tôi cũng chịu rất nhiều sức ép từ các DN đòi hỏi cung cấp thông tin. Đến lượt tôi phải đi kêu với các cơ quan nhà nước là chúng tôi cần thông tin để nghiên cứu. Lúc bấy giờ cũng có một số nghiên cứu được công bố trước khi VN tham gia WTO. Tôi nhớ có cuộc hội thảo rất lớn do Ngân hàng Thế giới tổ chức, công bố kết quả của 17 nghiên cứu khác nhau dự báo tác động của Việt Nam tham gia WTO. Trong đó có một nghiên cứu của Viện Quản lý Kinh tế TƯ do anh Võ Trí Thành chủ trì đưa ra những phân tích khá tường tận về những kịch bản khách nhau khi VN tham gia WTO. Rất tiếc hiện nay, chúng ta lại không có được một nghiên cứu nào như vậy cả.
Trong xã hội hiện nay, mù thông tin là thứ mù chữ tệ hại nhất. Dù muốn hay không, các cơ quan nhà nước cũng cần xem lại trách nhiệm của mình. Tôi không thích khái niệm tuyên truyền mà chúng ta hay nói tới. Bởi đã nói đến tuyên truyền thì thường nhắc tới mặt tốt, mặt đẹp, để cho người ta vui lên, phấn chấn lên chứ không đi được vào những thông tin người ta cần, thậm chí những cảnh báo cần biết để phòng trước, tự trang bị, tự nâng cao năng lực cho mình để sẵn sàng đón đầu kể cả cơ hội lẫn thách thức. Điều DN cần là thông tin chứ không phải chỉ tuyên truyền suông.
Ông Đậu Anh Tuấn: Thực ra, qua các cuộc tiếp xúc với
DN, tôi thấy mức độ quan tâm của họ khác với mức độ quan tâm của các nhà nghiên
cứu hay quan chức. DN ít quan tâm đến những thông tin nền hay các hứa hẹn chung
mà họ quan tâm đến các vấn đề cụ thể như mức thuế, điều kiện, hàng rào kỹ thuật,
yêu cầu về xuất xứ…
Nhiều DN cho biết rất lúng túng khi tìm kiếm thông tin về biểu thuế. Hệ thống thông tin hiện tại chưa thực sự hỗ trợ DN nên nhiều khi họ không biết phải tiếp cận ở đâu. Đơn cử một ví dụ, có DN muốn làm thủ tục hưởng ưu đãi về thuế khi VN tham gia Hiệp định thương mại ASEAN – Trung Quốc. Họ hỏi rất nhiều nơi, trong đó có VCCI. Chúng tôi bảo họ đến hỏi Bộ Công thương thì người ta chỉ xuống Cục Hải quan và xuất khẩu tùy theo cửa khẩu nữa. Kết quả là Hiệp định có hiệu lực nhưng DN đó phải chạy mất cả tháng mới tìm được thông tin mình cần và cũng gặp nhiều trục trặc.
Chúng tôi cũng biết nhiều trường hợp dù hiệp định thương mại đã ký kết giữa ASEAN và các nước nhưng mỗi cơ quan nhà nước lại hiểu và giải thích cho DN một kiểu khiến DN lúng túng không biết đâu mà lần. Bởi vậy, tôi tán thành ý kiến của cô Phạm Chi Lan là làm sao thông tin phải đầy đủ, sẵn có, thân thiện và thuận tiện cho các DN.
Có một thực tế rất đáng buồn là theo báo cáo thống kê năm 2013, tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu sang ASEAN mà hưởng ưu đãi xuất khẩu của những hiệp định đã có hiệu lực thì chỉ chiếm 30%, có nghĩa là 70% hàng hóa còn lại xuất sang ASEAN người ta không quan tâm đến hay không khai thác được những ưu đãi giảm thuế. Trong khi đó, ngay tại sân nhà đã thấy sự hiện diện của rất nhiều hàng hóa từ khu vực ASEAN. Có nhiều lý do nhưng tôi tin rằng có một phần do hạn chế trong tiếp cận thông tin tới DN.
(còn nữa)
VietNamNet giới thiệu phần đầu cuộc bàn tròn với chuyên gia Phạm Chi Lan, nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI), và ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI.
DN lo sống chết đã đủ mệt
Nhà báo Việt Lâm: Chỉ còn 1-2 tháng nữa, cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sẽ có hiệu lực nhưng khi thử tìm kiếm trên google, tôi thấy từ khóa này xuất hiện rải rác, cho thấy mức độ quan tâm của công chúng rất mờ nhạt. Nếu nhìn vào số liệu cụ thể, gần đây cuộc điều tra của Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết 76 % doanh nghiệp hầu như không biết gì về AEC và 94% doanh nghiệp không hiểu rõ về nội dung đàm phán trong AEC là gì; 63% doanh nghiệp thì không hiểu rõ về những cơ hội và thách thức khi mà Việt Nam gia nhập AEC. Những con số này phản ánh điều gì?
Bà Phạm Chi Lan: Những thông tin này phản ánh một thực tế đáng buồn là chúng ta thường rất háo hức với những cuộc hội nhập mới mà Việt Nam tham gia. Trên báo chí gần đây cũng nêu ý kiến của một số vị cho rằng VN rất đáng tự hào là một trong những nước mạnh dạn tham gia nhiều đàm phán tự do thương mại (FTAs) một lúc trong khi nhiều nước phát triển hơn ta còn ngần ngại.
Nghịch lý ở chỗ trong khi nhà nước hăng hái tham gia đàm phán FTAs như vậy nhưng cả một cộng đồng rộng lớn trong xã hội, đặc biệt là doanh nghiệp, những người được hưởng lợi nhiều nhất và cũng chịu tác động sâu sắc nhất từ hội nhập thì lại gần như không biết gì. Thậm chí tôi có cảm giác họ hơi thờ ơ đối với những cái đang gõ đến cửa nhà mình rồi.
Nghịch lý thứ hai là trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay với muôn vàn cách tiếp cận thông tin, trong khi hoạt động tuyên truyền ở nước ta cũng chưa bao giờ sôi động như bây giờ mà một vấn đề thiết yếu như vậy lại không được thông tin đầy đủ đến người dân, nhất là doanh nghiệp.
Câu chuyện ở đây cần được nhìn nhận từ hai phía. Một phía là những người đang đàm phán hoặc đã đàm phán chuẩn bị cho bước hội nhập đến ngưỡng cửa nhà mình phải có trách nhiệm phổ biến lại cho xã hội biết. Phổ biến chứ không phải là chỉ tuyên truyền. Nếu chỉ tuyên truyền thì VN rất hoành tráng. Nhưng nếu không phổ biến thông tin tường tận thì người ta không biết.
Mặt khác, các DN cũng có phần đáng trách khi không cố gắng chủ động tìm kiếm thông tin. Không ai có thể cứu mình được nếu như tự mình không biết tìm cách tự cứu lấy mình.
Những số liệu mà Việt Lâm vừa nói thực sự tôi cảm thấy lo lắng nhưng không ngạc nhiên. Bởi lẽ, đối với rất nhiều DN thời gian qua, mối lo thường trực của họ là chuyện tồn tại hay không tồn tại. 97% DN Việt Nam là nhỏ và vừa. Suốt thời gian khó khăn về kinh tế vĩ mô vừa rồi, con số DN chết và ngưng hoạt động cứ tăng dần lên từ 40 000 đến 53 000, 54000 lên đến 60,000 rồi 67,000 như năm ngoái. Do đó, vấn đề hệ trọng số một của họ là liệu có tồn tại được hay không trong thời gian tới. Còn Cộng đồng Kinh tế ASEAN, tuy cuối năm nay sẽ hình thành đầy đủ nhưng vẫn còn xa hơn so với áp lực họ đang đối phó hàng ngày ở đây như vật giá leo thang, đầu vào tăng lên, đầu ra không bán được, tắc nghẽn thị trường,…Có lẽ, hiện thực này lý giải vì sao các DN còn thờ ơ với AEC.
Về phía cơ quan nhà nước thì thực tình tôi không hiểu vì sao đội ngũ công chức đông đảo như vậy, được trang bị máy tính nối mạng đủ cả nhưng việc kết nối, truyền đạt thông tin với DN, với người dân lại ra kết quả như vậy.
Chuyên gia kinh tế kỳ cựu Phạm Chi Lan. Ảnh: Phạm Hải |
Nước ngoài săn tìm, trong nước thờ ơ
Việt Lâm: Tôi được biết VCCI cũng đã tổ chức nhiều hội thảo và tập huấn phổ biến kiến thức về hội nhập cho các DN. Theo quan sát của ông Đậu Anh Tuấn, vì sao lần này phản ứng với AEC lại im ắng như vậy, trong khi tôi nhớ cách đây gần chục năm khi VN chuẩn bị gia nhập WTO, không khí sôi nổi hơn nhiều?
Ông Đậu Anh Tuấn: Trước hết, phải đính chính là AEC không phải là một hiệp định thương mại có lộ trình đàm phán, có kết quả đàm phán mà là một tập hợp trong đó có Hiệp định thương mại hàng hóa, rồi các cam kết về đầu tư, dịch vụ, kết nối, hạ tầng… Trong AEC có một nội dung rất quan trọng là Hiệp định thương mại hàng hóa thì đã thực hiện cách đây mấy năm rồi. Hàng hóa của các nước ASEAN đã vào các siêu thị VN khá nhiều. Còn gần đây chúng ta hay nói đến mốc 31/12/2015 là nói đến tuyên bố hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN như một thị trường chung thống nhất như mong muốn của các nước ASEAN.
Trở lại vấn đề mà Việt Lâm nêu ra, tôi chia sẻ nhiều điều với cô Phạm Chi Lan. Các DN Việt đa phần là nhỏ và mới nên kinh nghiệm về kinh doanh, về kinh tế thị trường của thế hệ doanh nhân Việt Nam so với các nước ASEAN ít ỏi hơn nhiều. Đồng thời, DN Việt còn đối mặt với nhiều khó khăn khác, đơn cử như rào cản ngôn ngữ. Thử hỏi VN có bao nhiêu chủ DN đủ thời gian và khả năng tự tìm đọc những thỏa thuận chung về ASEAN như các DN Singapore, Malaysia, Phillippine, Thái Lan?
Thực tế những năm qua, các cơ quan nhà nước và tổ chức, hiệp hội như VCCI cũng đã có một số nỗ lực mà chúng tôi hay nói vui là tổ chức các “gánh hát rong” đi tuyên truyền về hội nhập khắp các tỉnh thành. Cô Phạm Chi Lan cũng là một trong những chuyên gia đã phổ cập những khái niệm về hội nhập, tư duy hội nhập đến đông đảo DN.
Vậy tại sao đã có những nỗ lực như vậy nhưng hiệu ứng thực tế lại rất thấp? Có thể nói lỗi tại anh, tại ả, tại cả đôi bên. Về phía DN, phải nói rằng phần đông chưa quan tâm đúng mức đến những kiến thức về hội nhập và những vấn đề liên quan đến pháp luật trong nước. Khá nhiều các hội thảo, diễn đàn chính sách về hội nhập được các cơ quan nhà nước, rồi VCCI tổ chức nhưng chúng tôi quan sát thấy số lượng DN VN tham gia khá lèo tèo. Điều này thực sự đáng buồn nếu so sánh với các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Trong VCCI có bộ phận chuyên vận động, hỗ trợ chính sách nhưng nói thực, nhiều lúc chúng tôi rất muốn hỗ trợ DN nhỏ, DN tư nhân nhưng dường như chỉ có DN nước ngoài chủ động săn tìm thông tin. Chẳng hạn như khi VN ký kết Hiệp định thương mại tự do với Hàn Quốc, những email, điện thoại đầu tiên tôi nhận được là từ những doanh nghiệp FDI. Nhiều DN vẫn kêu ca không có thông tin. Đành rằng thông tin chuyên sâu thì chưa nói nhưng chí ít những thông tin căn bản đều có sẵn trên các website như của VCCI chẳng hạn. Chúng tôi có những chuyên gia đi săn thông tin các nơi, dịch ra tiếng Việt và đăng tải công khai nhưng khá nhiều DN không quan tâm.
Từ phía cơ quan nhà nước thì rõ ràng hiệu quả chưa được như mong muốn. DN cần đầu mối thông tin. Ai là đầu mối cung cấp thông tin hội nhập, thông tin sẵn có và thân thiện? Đa phần DN Việt là nhỏ và vừa, có trình độ nhận thức, kiến thức pháp luật còn hạn chế nên cần phải có những sản phẩm phù hợp với họ. Thế nhưng, ngay đến VCCI khi muốn tìm hiểu thông tin về một số hiệp định thương mại tự do mà còn phải kiểm tra lòng vòng nhiều cơ quan mới ra.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Ảnh: Phạm Hải |
Việt Lâm: Tôi nhớ cách đây chục năm khi tôi phỏng vấn chuyên gia Phạm Chi Lan về hội nhập vào WTO, nội dung không khác gì mấy câu chuyện chúng ta đang nói tới hôm nay. Cam kết WTO gần kề nhưng hầu hết DN vẫn còn mơ hồ. Cái giá phải trả thời gian qua do tình trạng “nước đến cổ mới nhảy” đã rõ rồi nhưng vì sao nhiều năm như vậy tình trạng này chưa được cải thiện?
Bà Phạm Chi Lan: Câu hỏi của Việt Lâm đúng với nhiều mảng khác chứ không chỉ về thông tin hội nhập thôi đâu. Đó là các vấn đề về chuẩn bị, về điều chỉnh chính sách, luật pháp rồi thực thi chính sách mới, chính sách tốt cần thiết để chuẩn bị cho quá trình hội nhập…Những câu chuyện như vậy kéo dài từ năm này sang năm khác mà sự cải thiện rất chậm chạp.
Thực ra bây giờ cũng khó so sánh với WTO. Đàm phán WTO lúc bấy giờ được giữ kín, chỉ tập trung trong phạm vi những người đàm phán và có xin ý kiến các cơ quan liên quan. Hồi đó, những thông tin ít ỏi mà chúng tôi có được khi tôi còn ở VCCI phần nhiều là từ những nhà vận động hành lang của các nước khác như Mỹ, EU. Khi họ đến trao đổi với mình để tìm hiểu về những vấn đề họ cần biết thêm thì mình mới biết hóa ra đang đàm phán về vấn đề gì. Khi ấy, tôi cũng có quay lại hỏi các cơ quan nhà nước xem liệu có thể cung cấp thêm thông tin để các DN chuẩn bị hay không thì được trả lời là không vì có những quy định về bí mật trong đàm phán.
Bây giờ sau 10 năm không phải cái gì cũng giữ bí mật như trước nữa. Riêng đàm phán về Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP là một ngoại lệ vì các nước tham gia đàm phán có thỏa thuận chỉ công bố khi đã đàm phán xong và công bố đầy đủ nội dung. Nhưng câu chuyện của Cộng đồng Kinh tế ASEAN thì vấn đề là những nội dung cam kết chúng ta đều đã biết cả. Như anh Tuấn vừa nói, mấy năm gần đây người ta không đàm phán thêm gì. Cho nên một ông thứ trưởng Bộ Công thương mới trấn an Quốc hội không cần phải lo lắng về AEC vì vẫn là những cam kết cũ chứ không có gì mới hơn cả.
Nghịch lý chính là ở chỗ vẫn những cam kết đó mà đa số DN lại không biết. Ngoài tỷ lệ 76% DN không biết thông tin chung, nếu đi sâu vào các vấn đề chi tiết như các ngành hàng chẳng hạn, tôi tin tỷ lệ đó còn cao hơn. Bởi chí ít người ta còn có thể biết những thông tin chung khơi khơi trên báo chí hay từ các hội thảo nhưng đi vào cái cụ thể thì xã hội còn mù mờ.
Điều vô lý ở chỗ trong thời đại thông tin như hiện nay, VN cũng tự hào là nước có tốc độ phát triển khá cao trong khu vực về số người sử dụng Internet tới 35% dân số mà cộng đồng DN, cộng đồng vừa có nhu cầu vừa có khả năng trang bị để tìm hiểu thông tin mà vẫn không biết gì thì có nghĩa là họ chưa tìm thấy những thông tin mà họ cần.
Tất nhiên, cũng phải xem xét từ phía các DN là tại sao thiếu như vậy mà họ không lên tiếng. Tôi nhớ, trong thời gian đàm phán WTO, tôi cũng chịu rất nhiều sức ép từ các DN đòi hỏi cung cấp thông tin. Đến lượt tôi phải đi kêu với các cơ quan nhà nước là chúng tôi cần thông tin để nghiên cứu. Lúc bấy giờ cũng có một số nghiên cứu được công bố trước khi VN tham gia WTO. Tôi nhớ có cuộc hội thảo rất lớn do Ngân hàng Thế giới tổ chức, công bố kết quả của 17 nghiên cứu khác nhau dự báo tác động của Việt Nam tham gia WTO. Trong đó có một nghiên cứu của Viện Quản lý Kinh tế TƯ do anh Võ Trí Thành chủ trì đưa ra những phân tích khá tường tận về những kịch bản khách nhau khi VN tham gia WTO. Rất tiếc hiện nay, chúng ta lại không có được một nghiên cứu nào như vậy cả.
Trong xã hội hiện nay, mù thông tin là thứ mù chữ tệ hại nhất. Dù muốn hay không, các cơ quan nhà nước cũng cần xem lại trách nhiệm của mình. Tôi không thích khái niệm tuyên truyền mà chúng ta hay nói tới. Bởi đã nói đến tuyên truyền thì thường nhắc tới mặt tốt, mặt đẹp, để cho người ta vui lên, phấn chấn lên chứ không đi được vào những thông tin người ta cần, thậm chí những cảnh báo cần biết để phòng trước, tự trang bị, tự nâng cao năng lực cho mình để sẵn sàng đón đầu kể cả cơ hội lẫn thách thức. Điều DN cần là thông tin chứ không phải chỉ tuyên truyền suông.
Nhà báo Việt Lâm, chuyên gia Phạm Chi Lan và chuyên gia Đậu Anh Tuấn tại bàn tròn. Ảnh: Phạm Hải |
Nhiều DN cho biết rất lúng túng khi tìm kiếm thông tin về biểu thuế. Hệ thống thông tin hiện tại chưa thực sự hỗ trợ DN nên nhiều khi họ không biết phải tiếp cận ở đâu. Đơn cử một ví dụ, có DN muốn làm thủ tục hưởng ưu đãi về thuế khi VN tham gia Hiệp định thương mại ASEAN – Trung Quốc. Họ hỏi rất nhiều nơi, trong đó có VCCI. Chúng tôi bảo họ đến hỏi Bộ Công thương thì người ta chỉ xuống Cục Hải quan và xuất khẩu tùy theo cửa khẩu nữa. Kết quả là Hiệp định có hiệu lực nhưng DN đó phải chạy mất cả tháng mới tìm được thông tin mình cần và cũng gặp nhiều trục trặc.
Chúng tôi cũng biết nhiều trường hợp dù hiệp định thương mại đã ký kết giữa ASEAN và các nước nhưng mỗi cơ quan nhà nước lại hiểu và giải thích cho DN một kiểu khiến DN lúng túng không biết đâu mà lần. Bởi vậy, tôi tán thành ý kiến của cô Phạm Chi Lan là làm sao thông tin phải đầy đủ, sẵn có, thân thiện và thuận tiện cho các DN.
Có một thực tế rất đáng buồn là theo báo cáo thống kê năm 2013, tỷ lệ hàng hóa xuất khẩu sang ASEAN mà hưởng ưu đãi xuất khẩu của những hiệp định đã có hiệu lực thì chỉ chiếm 30%, có nghĩa là 70% hàng hóa còn lại xuất sang ASEAN người ta không quan tâm đến hay không khai thác được những ưu đãi giảm thuế. Trong khi đó, ngay tại sân nhà đã thấy sự hiện diện của rất nhiều hàng hóa từ khu vực ASEAN. Có nhiều lý do nhưng tôi tin rằng có một phần do hạn chế trong tiếp cận thông tin tới DN.
(còn nữa)
- VietNamNet
Sao lúc nào cũng trông chờ nhà nước?
14/05/2015 08:29 GMT+7
–
Thật đáng buồn và xấu hổ khi sau 20 năm gia nhập ASEAN, Việt Nam vẫn
nằm trong nhóm 4 nước kém hơn. Chúng ta không cần đi đâu xa, chỉ cần
sang Thái Lan mà học tập – bà Phạm Chi Lan.
VietNamNet giới thiệu phần tiếp theo bàn tròn với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan và ông Đậu Anh Tuấn, trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI)
Không cần đi đâu xa, hãy học ngay Thái Lan
Nhà báo Việt Lâm: Tình trạng thụ động của các DN Việt rất đáng báo động nếu so sánh với DN các nước ASEAN. Một quan chức gần đây cho hay có khoảng gần 10 ngàn DN vừa và nhỏ từ Thái Lan, Singapore…đã sang tìm hiểu thị trường VN. Họ không chờ đến khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN có hiệu lực mà đã chuẩn bị kỹ càng để cạnh tranh với các DN Việt. Theo bà Phạm Chi Lan, liệu có phải trong tiềm thức DN Việt vẫn có tâm lý trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước hay không?
Bà Phạm Chi Lan: Tôi nghĩ trong tiềm thức của DN Việt Nam cũng có một phần nào đó trông chờ vào nhà nước, hoặc họ nghĩ những việc như vậy phải đợi nhà nước lo.
Nhưng vấn đề bắt nguồn cũng từ thực tế mà anh Tuấn vừa nêu ra là rất nhiều DN muốn có thông tin, kể cả thông tin từ các cơ quan nhà nước là phải mua, chứ không như ở các nước khác, thông tin được cho không, được mang đến tận nơi hoặc người ta chủ động nghiên cứu thông tin cho DN. Ông DN phải chạy lòng vòng một tháng trời mới biết thông tin như anh Tuấn kể chắc chắn cũng phải tiêu tốn một khoản chi phí nhất định. Bởi vậy, họ mới sinh ra tâm lý nếu mình không có tiền hoặc mình không mua thì sẽ không có được thông tin. Từ đó, dẫn đến chuyện thay vì chủ động tìm kiếm trên mạng hay từ các hiệp hội, tổ chức khác thì DN chờ đến cơ hội khi nhà nước có hoặc họ có thể tiếp cận được thông tin với giá nào đó hợp lý. Phải thẳng thắn thừa nhận rằng tâm lý đó ở VN vẫn còn nhiều.
Tôi nghĩ truyền thông cũng có một phần trách nhiệm ở đây. Nhiều khi, tôi đọc trên các báo hay gặp câu kết luận cuối cùng kiểu như: vậy thì nhà nước phải làm gì đây, nhà nước phải ra tay đi. Lúc nào cũng chỉ kêu gọi nhà nước chứ không thấy trách nhiệm của xã hội. Tại sao không kêu gọi doanh nghiệp cố gắng hay nông dân phải chủ động lên. Nó bơm vào cả xã hội tâm lý chờ đợi nhà nước.
Về phía các doanh nghiệp nước ngoài, ví dụ cộng đồng DN Thái Lan, phải nói thực rằng tôi thèm khát mình có được hệ thống tổ chức, hậu thuẫn cho các DN hiệu quả như vậy. Họ có các tầng nấc khác nhau nhưng các cơ quan nhà nước làm rất đúng trách nhiệm, không can thiệp và công việc kinh doanh của DN. Trái lại, họ hướng dẫn, tìm tòi thông tin, khuyến nghị chính sách hợp lý để DN của họ phát triển.
Có lẽ những người làm chính sách VN không cần đi đâu xa, cứ nhìn vào các cơ quan thương vụ Thái Lan ở Hà Nội và TP HCM mà học tập. Hiện ở Thái Lan đang có chính sách bắt buộc các công chức Thái phải chia nhau ra học tiếng của các nước khác trong ASEAN để có thể làm việc ngon lành với các nước đó. Hầu hết những người làm ở Đại sứ quán Thái Lan, đặc biệt những người làm mảng kinh tế đều thông thạo tiếng Việt để có thể đọc và hiểu được chính sách của VN, từ đó tìm kiếm thị trường cho DN của họ. Nhờ thế, những DN Thái muốn vào VN làm ăn đều có sẵn nền tảng thông tin cơ bản thậm chí khá tường tận trong từng lĩnh vực của họ.
Hàng năm, Thái Lan cũng tổ chức không biết bao nhiêu sự kiện ở VN để quảng bá cho sản phẩm của họ một cách bài bản, đúng thị hiếu người Việt. Họ giúp cho các công ty Thái thấy thị trường VN là tuyệt vời bởi tâm lý khách hàng VN giống Thái. Đến nỗi, theo điều tra của công ty McKenzie về cách tiếp cận của DN đối với Cộng đồng Kinh tế ASEAN, có tới 52% DN Thái Lan cho rằng cơ hội số một của AEC là ở thị trường VN.
Mấy năm gần đây, các DN Thái bắt đầu có những cuộc đổ bộ ào ạt vào VN. Mà nội bộ cộng đồng DN của họ phối hợp với nhau rất bài bản. Những nhà phân phối đi trước mở đường bằng cách mua lại chuỗi siêu thị này, chuỗi cửa hàng tiện lợi kia, sau đó đưa hàng Thái vào. Chúng ta thấy các cửa hàng chuyên bán hàng Thái xuất hiện ngày càng nhiều. Đấy là những bước đi chuẩn bị cần thiết để những nhà sản xuất Thái đổ bộ vào VN. Ví dụ như tập đoàn BJC mua lại tập đoàn Metro rõ ràng để chuẩn bị cho cuộc tấn công ào ạt của hang Thái vào thị trường VN. Từ nhà nước đến các hiệp hội DN hay bản thân cộng đồng DN làm việc một cách có tổ chức, biết liên kết với nhau thành từng chuỗi từng nhóm để đi vào VN.
Trong khi đó, ở VN phải nói rằng vai trò của các hiệp hội còn mờ nhạt, thường chỉ lên tiếng khi chúng ta gặp phải vấn đề nào đó. Chẳng hạn, khi VN bị kiện chống bán phá giá mặt hàng này khác mới thấy Hiệp hội xông vào, lên tiếng rầm rộ. Thế nhưng, cả quá trình nghiên cứu, tìm hiểu để sản phẩm của mình tránh được những chuyện đó thì không làm. Chúng ta có cả một nền nông nghiệp lớn, từ chỗ đói ăn đến vị thế nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng thử hỏi đến giờ chúng ta đã có được một tổ chức xuất khẩu gạo cho nên hồn hay chưa? Hay như năm nay lại tiếp tục than vãn giá gạo xuống, bị thương lái Trung Quốc ép uổng, rồi chỗ này chỗ kia gặp khó.
Điều đó lý giải tại sao khoảng cách giữa Thái Lan và VN cứ xa vời vợi. Thật đáng buồn khi sau 20 năm tham gia ASEAN, đến giờ chúng ta vẫn bị xếp trong nhóm 4 nước thấp kém hơn, cùng với Lào, Campuchia, Myanmar. 20 năm trời, đến lúc bước vào giai đoạn quyết liệt của ASEAN để nâng tầm lên thì mình vẫn chấp nhận ở tầng thấp như vậy. Đây không chỉ là một điều đáng buồn mà còn đáng xấu hổ nữa. Cho nên, không cần đi đâu xa, chúng ta cứ sang mà học người Thái thôi.
Ông Đậu Anh Tuấn:
Tôi chia sẻ với tâm tư của cô Phạm Chi Lan. Nếu nhìn các nước xung
quanh sẽ thấy họ đã phát triển đến một tư duy mới là hệ thống công quyền
phải tạo thuận lợi cho DN thúc đẩy hoạt động kinh doanh, đầu tư, chứ
không phải là tháo gỡ khó khăn nữa. Trong khi đó, ở VN vẫn chỉ trông chờ
rằng: ông đừng gây khó khăn cho tôi đã là điều may mắn lắm rồi.
Tôi nhớ mãi chuyện một bà đại sứ của một nước ASEAN hẹn lịch gặp tôi, đại diện của VCCI chỉ để tìm hiểu quy định lập hội ở VN như thế nào. Hỏi ra đầu tư của nước ấy ở VN, cụ thể ở Hà Nội chưa đến 10 DN mà bà đại sứ đã phải đến hỏi quy định thành lập hội để người ta thành lập hội DN nước họ ở Hà Nội. Một vị đại sứ quyền cao chức trọng như vậy mà đến tận VCCI, chứ không chỉ là các cơ quan nhà nước, chỉ để tìm hiểu thông tin cho DN.
Trở lại vấn đề thông tin cho DN. Chưa nói đâu xa, chỉ nói tới thông tin thống kê. VN có cả một hệ thống cơ quan thống kê nhưng thử hỏi các DN sử dụng được bao nhiêu thống kê ấy. Tôi từng phải trả lời rất nhiều DN và nhà đầu tư. Họ muốn biết thông tin về lượng hàng xuất nhập khẩu giữa VN và Trung Quốc nhưng không biết tìm ở đâu ra. Cơ quan thống kê không có, hải quan cũng không thể tiếp cận được. Thành thử một số công ty khi đầu tư phải thuê những dịch vụ điều tra thị trường rất tốn kém. Giả sử cơ quan nhà nước chỉ cần tập trung đầu tư nâng cao chất lượng thông tin thống kê sẽ giúp ích rất nhiều cho DN.
Ngoài ra, như cô Phạm Chi Lan vừa đề cập, một vướng mắc lớn khác là vai trò yếu kém của các hiệp hội. Vừa qua, VCCI cũng làm một số khảo sát về các hiệp hội DN. Hầu hết các hiệp hội DN ở VN đều hoạt động cầm chừng. Các hiệp hội rất khó khăn về nguồn lực, thậm chí có hiệp hội không có nổi mặt bằng mà phải nay đây mai đó. Họ không có tiền để tuyển nhân sự tốt, cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp cho các hội viên. Làm sao hiệp hội có thể tư vấn cho DN khi mà cán bộ hội không có kiến thức. Kết quả là các DN thấy hiệp hội không có ích, nên mối liên kết với hiệp hội càng lỏng lẻo và hiệp hội không thể tìm kiếm được nguồn lực qua hoạt động đóng hội phí.
Để thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn này, không thể không có vai trò của nhà nước. Các cơ quan nhà nước có thể không trợ cấp trực tiếp, nhưng có thể đặt hàng để các hiệp hội lớn mạnh, có hoạt động, có nguồn lực để tuyển thêm nhân lực, qua đấy hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên và có những chương trình thiết kế nâng cao năng lực cho các hiệp hội. Không thể trông chờ vào nhà nước mãi được trong việc cung cấp thông tin bởi doanh nghiệp có nhu cầu đa dạng. Cần có những thiết chế bổ sung bên cạnh nhà nước, mà hiệp hội doanh nghiệp là một lựa chọn tốt.
Chia đều trách nhiệm tập thể
Nhà báo Việt Lâm: Từ chia sẻ của hai chuyên gia thì có thể thấy rằng nếu như chỉ cần thay đổi một chút trong tư duy của các cán bộ, công chức thực sự là công bộc, là những người cung cấp dịch vụ công như các nước ASEAN đã làm được thì họ sẽ phải quan tâm đến nhu cầu của khách hàng, từ đó mới đáp ứng đúng cái người ta cần. Bởi vì không ít DN kêu ca là họ cũng được cung cấp thông tin đấy, nhưng lại không phải cái người ta cần.
Ông Đậu Anh Tuấn: Liên quan đến vấn đề này tôi cũng xin bình luận thêm là ở VN công khai chưa hẳn là minh bạch. Các cơ quan nhà nước vẫn nói rằng tôi minh bạch đấy chứ, anh cần gì thì cứ đến lấy. Nhưng nếu cứ theo cách tiếp cận ấy thì nảy sinh một thực trạng là ai có lợi thế, có quen biết thì chỉ mất một cú điện thoại là lấy được thông tin. Còn DN không có quan hệ thì lòng vòng cả tháng trời mới ra như tôi vừa kể. Lâu dần, hình thành đội ngũ “cò chính sách”.
Cách tiếp cận khác là phải xem các DN và xã hội cần gì rồi hướng hoạt động vào đó. Chẳng hạn hoạt động cung cấp thông tin thì tôi phải biết sắp tới anh cần gì và cung cấp thông tin một cách hệ thống, đầy đủ và công khai. Ai cần cũng có thể đến lấy, bất kể DN lớn hay nhỏ, quen thân hay không. Chỉ cần thay đổi cách tiếp cận, chuyển sang tư duy phục vụ thôi thì việc cung cấp thông tin đã khác.
Bà Phạm Chi Lan:
Bằng chứng rõ nhất về chuyện công khai nhưng không minh bạch là chúng
ta cứ thử vào các trang web chính thức. Tỉnh nào, bộ nào cũng có trang
web nhưng thử hỏi có thể khai thác được bao nhiêu thông tin trên đó.
Nhiều khi vào đến nơi là nghẽn mạng, hoặc những thông tin chung chung,
cũ kỹ, không giá trị. Những thông tin xã hội cần nhất không có. Có lẽ,
người ta muốn ém lại để ai cần thì đến gặp tôi.
Nói đến vấn đề minh bạch thì không thể bỏ qua trách nhiệm giải trình. Lấy ngay kết quả điều tra vừa công bố hơn 70% DN không biết gì về hội nhập thì tại sao nhà nước không đặt câu hỏi là ai chịu trách nhiệm về việc này và có thái độ thẳng thừng xử lý. Chúng ta thường chia đều trách nhiệm, mỗi một việc đàm phán, mỗi lĩnh vực thì một số ngành liên quan, các đơn vị khác nhau trong cùng một bộ chịu trách nhiệm nhưng rốt cục không ai chịu trách nhiệm cả. Cả xã hội phát triển mà bao lâu nay cứ trong tình trạng chia đều trách nhiệm tập thể, và không ai chịu trách nhiệm tới cùng.
Thủ tướng đã nhiều lần nói tới việc quy trách nhiệm cho người đứng đầu nhưng cho tới nay, hiếm khi chúng ta xử lý được một người đứng đầu nào về những trách nhiệm xảy ra trong xã hội cả. Chưa nói tới người đứng đầu ở tầm mà Thủ tướng phải kiểm soát là các bộ trưởng hay chủ tịch UBND các tỉnh mà ở các cấp thấp hơn có lẽ cũng chưa có trường hợp người đứng đầu một vụ, một cục nào phải chịu trách nhiệm về vấn đề gì rất nghiêm trọng trong kinh tế trực thuộc trách nhiệm vụ đó.
VietNamNet giới thiệu phần tiếp theo bàn tròn với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan và ông Đậu Anh Tuấn, trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI)
Không cần đi đâu xa, hãy học ngay Thái Lan
Nhà báo Việt Lâm: Tình trạng thụ động của các DN Việt rất đáng báo động nếu so sánh với DN các nước ASEAN. Một quan chức gần đây cho hay có khoảng gần 10 ngàn DN vừa và nhỏ từ Thái Lan, Singapore…đã sang tìm hiểu thị trường VN. Họ không chờ đến khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN có hiệu lực mà đã chuẩn bị kỹ càng để cạnh tranh với các DN Việt. Theo bà Phạm Chi Lan, liệu có phải trong tiềm thức DN Việt vẫn có tâm lý trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước hay không?
Bà Phạm Chi Lan: Tôi nghĩ trong tiềm thức của DN Việt Nam cũng có một phần nào đó trông chờ vào nhà nước, hoặc họ nghĩ những việc như vậy phải đợi nhà nước lo.
Nhưng vấn đề bắt nguồn cũng từ thực tế mà anh Tuấn vừa nêu ra là rất nhiều DN muốn có thông tin, kể cả thông tin từ các cơ quan nhà nước là phải mua, chứ không như ở các nước khác, thông tin được cho không, được mang đến tận nơi hoặc người ta chủ động nghiên cứu thông tin cho DN. Ông DN phải chạy lòng vòng một tháng trời mới biết thông tin như anh Tuấn kể chắc chắn cũng phải tiêu tốn một khoản chi phí nhất định. Bởi vậy, họ mới sinh ra tâm lý nếu mình không có tiền hoặc mình không mua thì sẽ không có được thông tin. Từ đó, dẫn đến chuyện thay vì chủ động tìm kiếm trên mạng hay từ các hiệp hội, tổ chức khác thì DN chờ đến cơ hội khi nhà nước có hoặc họ có thể tiếp cận được thông tin với giá nào đó hợp lý. Phải thẳng thắn thừa nhận rằng tâm lý đó ở VN vẫn còn nhiều.
Tôi nghĩ truyền thông cũng có một phần trách nhiệm ở đây. Nhiều khi, tôi đọc trên các báo hay gặp câu kết luận cuối cùng kiểu như: vậy thì nhà nước phải làm gì đây, nhà nước phải ra tay đi. Lúc nào cũng chỉ kêu gọi nhà nước chứ không thấy trách nhiệm của xã hội. Tại sao không kêu gọi doanh nghiệp cố gắng hay nông dân phải chủ động lên. Nó bơm vào cả xã hội tâm lý chờ đợi nhà nước.
Về phía các doanh nghiệp nước ngoài, ví dụ cộng đồng DN Thái Lan, phải nói thực rằng tôi thèm khát mình có được hệ thống tổ chức, hậu thuẫn cho các DN hiệu quả như vậy. Họ có các tầng nấc khác nhau nhưng các cơ quan nhà nước làm rất đúng trách nhiệm, không can thiệp và công việc kinh doanh của DN. Trái lại, họ hướng dẫn, tìm tòi thông tin, khuyến nghị chính sách hợp lý để DN của họ phát triển.
Có lẽ những người làm chính sách VN không cần đi đâu xa, cứ nhìn vào các cơ quan thương vụ Thái Lan ở Hà Nội và TP HCM mà học tập. Hiện ở Thái Lan đang có chính sách bắt buộc các công chức Thái phải chia nhau ra học tiếng của các nước khác trong ASEAN để có thể làm việc ngon lành với các nước đó. Hầu hết những người làm ở Đại sứ quán Thái Lan, đặc biệt những người làm mảng kinh tế đều thông thạo tiếng Việt để có thể đọc và hiểu được chính sách của VN, từ đó tìm kiếm thị trường cho DN của họ. Nhờ thế, những DN Thái muốn vào VN làm ăn đều có sẵn nền tảng thông tin cơ bản thậm chí khá tường tận trong từng lĩnh vực của họ.
Hàng năm, Thái Lan cũng tổ chức không biết bao nhiêu sự kiện ở VN để quảng bá cho sản phẩm của họ một cách bài bản, đúng thị hiếu người Việt. Họ giúp cho các công ty Thái thấy thị trường VN là tuyệt vời bởi tâm lý khách hàng VN giống Thái. Đến nỗi, theo điều tra của công ty McKenzie về cách tiếp cận của DN đối với Cộng đồng Kinh tế ASEAN, có tới 52% DN Thái Lan cho rằng cơ hội số một của AEC là ở thị trường VN.
Mấy năm gần đây, các DN Thái bắt đầu có những cuộc đổ bộ ào ạt vào VN. Mà nội bộ cộng đồng DN của họ phối hợp với nhau rất bài bản. Những nhà phân phối đi trước mở đường bằng cách mua lại chuỗi siêu thị này, chuỗi cửa hàng tiện lợi kia, sau đó đưa hàng Thái vào. Chúng ta thấy các cửa hàng chuyên bán hàng Thái xuất hiện ngày càng nhiều. Đấy là những bước đi chuẩn bị cần thiết để những nhà sản xuất Thái đổ bộ vào VN. Ví dụ như tập đoàn BJC mua lại tập đoàn Metro rõ ràng để chuẩn bị cho cuộc tấn công ào ạt của hang Thái vào thị trường VN. Từ nhà nước đến các hiệp hội DN hay bản thân cộng đồng DN làm việc một cách có tổ chức, biết liên kết với nhau thành từng chuỗi từng nhóm để đi vào VN.
Trong khi đó, ở VN phải nói rằng vai trò của các hiệp hội còn mờ nhạt, thường chỉ lên tiếng khi chúng ta gặp phải vấn đề nào đó. Chẳng hạn, khi VN bị kiện chống bán phá giá mặt hàng này khác mới thấy Hiệp hội xông vào, lên tiếng rầm rộ. Thế nhưng, cả quá trình nghiên cứu, tìm hiểu để sản phẩm của mình tránh được những chuyện đó thì không làm. Chúng ta có cả một nền nông nghiệp lớn, từ chỗ đói ăn đến vị thế nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng thử hỏi đến giờ chúng ta đã có được một tổ chức xuất khẩu gạo cho nên hồn hay chưa? Hay như năm nay lại tiếp tục than vãn giá gạo xuống, bị thương lái Trung Quốc ép uổng, rồi chỗ này chỗ kia gặp khó.
Điều đó lý giải tại sao khoảng cách giữa Thái Lan và VN cứ xa vời vợi. Thật đáng buồn khi sau 20 năm tham gia ASEAN, đến giờ chúng ta vẫn bị xếp trong nhóm 4 nước thấp kém hơn, cùng với Lào, Campuchia, Myanmar. 20 năm trời, đến lúc bước vào giai đoạn quyết liệt của ASEAN để nâng tầm lên thì mình vẫn chấp nhận ở tầng thấp như vậy. Đây không chỉ là một điều đáng buồn mà còn đáng xấu hổ nữa. Cho nên, không cần đi đâu xa, chúng ta cứ sang mà học người Thái thôi.
Chuyên gia kinh tế kỳ cựu Phạm Chi Lan (Ảnh: Phạm Hải) |
Tôi nhớ mãi chuyện một bà đại sứ của một nước ASEAN hẹn lịch gặp tôi, đại diện của VCCI chỉ để tìm hiểu quy định lập hội ở VN như thế nào. Hỏi ra đầu tư của nước ấy ở VN, cụ thể ở Hà Nội chưa đến 10 DN mà bà đại sứ đã phải đến hỏi quy định thành lập hội để người ta thành lập hội DN nước họ ở Hà Nội. Một vị đại sứ quyền cao chức trọng như vậy mà đến tận VCCI, chứ không chỉ là các cơ quan nhà nước, chỉ để tìm hiểu thông tin cho DN.
Trở lại vấn đề thông tin cho DN. Chưa nói đâu xa, chỉ nói tới thông tin thống kê. VN có cả một hệ thống cơ quan thống kê nhưng thử hỏi các DN sử dụng được bao nhiêu thống kê ấy. Tôi từng phải trả lời rất nhiều DN và nhà đầu tư. Họ muốn biết thông tin về lượng hàng xuất nhập khẩu giữa VN và Trung Quốc nhưng không biết tìm ở đâu ra. Cơ quan thống kê không có, hải quan cũng không thể tiếp cận được. Thành thử một số công ty khi đầu tư phải thuê những dịch vụ điều tra thị trường rất tốn kém. Giả sử cơ quan nhà nước chỉ cần tập trung đầu tư nâng cao chất lượng thông tin thống kê sẽ giúp ích rất nhiều cho DN.
Ngoài ra, như cô Phạm Chi Lan vừa đề cập, một vướng mắc lớn khác là vai trò yếu kém của các hiệp hội. Vừa qua, VCCI cũng làm một số khảo sát về các hiệp hội DN. Hầu hết các hiệp hội DN ở VN đều hoạt động cầm chừng. Các hiệp hội rất khó khăn về nguồn lực, thậm chí có hiệp hội không có nổi mặt bằng mà phải nay đây mai đó. Họ không có tiền để tuyển nhân sự tốt, cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp cho các hội viên. Làm sao hiệp hội có thể tư vấn cho DN khi mà cán bộ hội không có kiến thức. Kết quả là các DN thấy hiệp hội không có ích, nên mối liên kết với hiệp hội càng lỏng lẻo và hiệp hội không thể tìm kiếm được nguồn lực qua hoạt động đóng hội phí.
Để thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn này, không thể không có vai trò của nhà nước. Các cơ quan nhà nước có thể không trợ cấp trực tiếp, nhưng có thể đặt hàng để các hiệp hội lớn mạnh, có hoạt động, có nguồn lực để tuyển thêm nhân lực, qua đấy hỗ trợ các doanh nghiệp hội viên và có những chương trình thiết kế nâng cao năng lực cho các hiệp hội. Không thể trông chờ vào nhà nước mãi được trong việc cung cấp thông tin bởi doanh nghiệp có nhu cầu đa dạng. Cần có những thiết chế bổ sung bên cạnh nhà nước, mà hiệp hội doanh nghiệp là một lựa chọn tốt.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Ảnh: Phạm Hải |
Nhà báo Việt Lâm: Từ chia sẻ của hai chuyên gia thì có thể thấy rằng nếu như chỉ cần thay đổi một chút trong tư duy của các cán bộ, công chức thực sự là công bộc, là những người cung cấp dịch vụ công như các nước ASEAN đã làm được thì họ sẽ phải quan tâm đến nhu cầu của khách hàng, từ đó mới đáp ứng đúng cái người ta cần. Bởi vì không ít DN kêu ca là họ cũng được cung cấp thông tin đấy, nhưng lại không phải cái người ta cần.
Ông Đậu Anh Tuấn: Liên quan đến vấn đề này tôi cũng xin bình luận thêm là ở VN công khai chưa hẳn là minh bạch. Các cơ quan nhà nước vẫn nói rằng tôi minh bạch đấy chứ, anh cần gì thì cứ đến lấy. Nhưng nếu cứ theo cách tiếp cận ấy thì nảy sinh một thực trạng là ai có lợi thế, có quen biết thì chỉ mất một cú điện thoại là lấy được thông tin. Còn DN không có quan hệ thì lòng vòng cả tháng trời mới ra như tôi vừa kể. Lâu dần, hình thành đội ngũ “cò chính sách”.
Cách tiếp cận khác là phải xem các DN và xã hội cần gì rồi hướng hoạt động vào đó. Chẳng hạn hoạt động cung cấp thông tin thì tôi phải biết sắp tới anh cần gì và cung cấp thông tin một cách hệ thống, đầy đủ và công khai. Ai cần cũng có thể đến lấy, bất kể DN lớn hay nhỏ, quen thân hay không. Chỉ cần thay đổi cách tiếp cận, chuyển sang tư duy phục vụ thôi thì việc cung cấp thông tin đã khác.
Nhà báo Việt Lâm, chuyên gia Phạm Chi Lan và chuyên gia Đậu Anh Tuấn tại bàn tròn. Ảnh: Phạm Hải |
Nói đến vấn đề minh bạch thì không thể bỏ qua trách nhiệm giải trình. Lấy ngay kết quả điều tra vừa công bố hơn 70% DN không biết gì về hội nhập thì tại sao nhà nước không đặt câu hỏi là ai chịu trách nhiệm về việc này và có thái độ thẳng thừng xử lý. Chúng ta thường chia đều trách nhiệm, mỗi một việc đàm phán, mỗi lĩnh vực thì một số ngành liên quan, các đơn vị khác nhau trong cùng một bộ chịu trách nhiệm nhưng rốt cục không ai chịu trách nhiệm cả. Cả xã hội phát triển mà bao lâu nay cứ trong tình trạng chia đều trách nhiệm tập thể, và không ai chịu trách nhiệm tới cùng.
Thủ tướng đã nhiều lần nói tới việc quy trách nhiệm cho người đứng đầu nhưng cho tới nay, hiếm khi chúng ta xử lý được một người đứng đầu nào về những trách nhiệm xảy ra trong xã hội cả. Chưa nói tới người đứng đầu ở tầm mà Thủ tướng phải kiểm soát là các bộ trưởng hay chủ tịch UBND các tỉnh mà ở các cấp thấp hơn có lẽ cũng chưa có trường hợp người đứng đầu một vụ, một cục nào phải chịu trách nhiệm về vấn đề gì rất nghiêm trọng trong kinh tế trực thuộc trách nhiệm vụ đó.
- VietNamNet
Định nghĩa mới về kinh tế thị trường XHCN
02/04/2015 02:00 GMT+7
- Khi định hướng XHCN không được giải thích rõ, người ta ngại ngần, không
dám làm vì sợ bị quy chụp là "chệch hướng" - TS Trần Đình Thiên lý giải.
Mời bạn đọc theo dõi tiếp phần 2 bàn tròn về kinh tế thị trường định hướng XHCN với TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch Đầu tư và Ts Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.
Cải cách mà không ai phản đối là cải cách tồi
Yếu tố thứ hai quan trọng hơn là vì chúng ta muốn có sự đồng thuận trong lãnh đạo trong khi sự thống nhất ấy ở nước ta hơi chậm. Lẽ ra, sự đồng thuận có thể xuất hiện sớm hơn nhưng vì cơ chế lãnh đạo tập thể nên nếu còn ý kiến chưa thống nhất, mà chúng ta hay gọi là “chưa chín” thì chúng ta chưa làm.
Trong khi đó, đổi mới thường bắt đầu từ đề xuất của một thiểu số. Không thể chờ đợi đa số đồng thuận rồi mới làm. Như công cuộc Đổi mới cách đây 30 năm của chúng ta xuất phát từ những cuộc “xé rào” ở Vĩnh Phúc, Hải Phòng rồi lan tỏa dần ra. Trong chuyến thăm VN vừa rồi, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair có đúc kết rằng một cuộc cải cách mà không có nhiều người phản đối thì đó là một cuộc cải cách tồi. Bởi cải cách là động chạm đến tư duy cũ của mình, đến lợi ích hiện tại của mình. Đó là một bài học. Hi vọng rằng chúng ta sẽ thấm thía bài học này để không lặp lại sai lầm nữa.
Vùng tranh tối tranh sáng
TS Trần Đình Thiên: Tôi nghĩ hầu như tất cả đều có một niềm tin chắc chắn rằng không thể nào quay lại hệ thống CNXH kiểu cũ nữa. Đảng cũng đã khẳng định đổi mới sang nền kinh tế thị trường là đúng, không có cớ gì để quay lại nữa.
Tuy nhiên, vấn đề của VN là chúng ta đang ở trong vùng tranh tối tranh sáng, như khuyến cáo của cuốn Theo hướng rồng bay mà anh Lưu Bích Hồ vừa nhắc đến. Nói cách khác, chúng ta đã lựa chọn con đường này rồi, không trở lại được nữa nhưng vẫn đi một cách lọ mọ nên hậu quả rất nghiêm trọng vì khi thế giới đang chuyển động tốc độ nhanh. Nói một cách hình ảnh là mình đã quyết định bước ra khỏi vùng tối, không thể trở lại nhưng cũng không dám chọn hẳn vùng sáng mà bước ra. Thành ra ta cứ ở quá lâu trong vùng tranh tối tranh sáng trong cách tiếp cận đến sự phát triển của thị trường.
Hơn nữa, có một điểm mâu thuẫn ở đây là tinh thần hội nhập của VN rất mạnh trong khi những điều kiện để gia nhập vào nền kinh tế thị trường thực sự thì chúng ta lại làm rất yếu. Chúng ta mở cửa ngay từ khi đổi mới, từ bình thường hóa quan hệ với ASEAN – mở một nút quan trọng với hệ thống thị trường thế giới, rồi sau đó bình thường hóa quan hệ với Mỹ, ký kết Hiệp định thương mại song phương BTA. Ta cũng quyết tâm vào WTO nên đàm phán rất tích cực. Tuy nhiên, sự vênh nhau giữa tinh thần hội nhập và hệ thống nền tảng để hội nhập khiến cho nền kinh tế tuy có đi lên nhưng tốc độ giảm xuống và nhiều bất ổn hơn.
Đến giờ, chúng ta tiếp tục quyết liệt hội nhập, thậm chí ở đẳng cấp cao nhưng vẫn tồn tại một mâu thuẫn nào đó trong cách tiếp cận thị trường. Một mặt, nó là cản trở nhưng mặt khác cũng cho thấy nếu gỡ được nút thắt này thì VN sẽ bứt lên nhanh chóng.
Tuy nhiên, nếu không gỡ được cái trần về tư tưởng thì có thể khiến cho quá trình giải quyết những trói buộc về cơ chế chính sách để tạo ra những kích thích tốt cho nền kinh tế trong nước bị lệch sang phía nước ngoài trong khi những lực lượng trong nước không được hưởng. Vì sao lại như vậy? Bởi vì khu vực đầu tư nước ngoài đã phát triển tốt trong khi khu vực nội địa, từ kinh tế nhà nước tới tư nhân vẫn còn chật vật do rào cản thể chế. Thể chế thị trường của họ tốt hơn, còn thể chế thị trường của ta vừa yếu kém, lại vừa chịu nhiều trói buộc. Nhà nước đang cố tháo gỡ, nhưng vì đã buộc chặt rồi nên quá trình gỡ sẽ chậm.
Anh Hồ nhắc đến ý kiến rất hay của ông Tony Blair: cải cách ở đâu cũng thế thôi, càng nhiều phản đối thì chứng tỏ cải cách càng có chất lượng. Tôi hiểu cách nhìn của ông Tony Blair có 2 ý: Một là, cải cách là đổi mới, là vượt qua những khuôn khổ thể chế cũ, kể cả luật pháp để mở ra cái mới. Bởi thế, nó thường xung đột với cái cũ, xung đột với đa số những con người, những lợi ích của hệ thống cũ để lại, xung đột với thói quen cũ. Điều này là bình thường. Tư tưởng đổi mới càng mạnh thì mức độ xung đột càng gay gắt. Đấy là thước đó để tạo niềm tin. Còn nếu đổi mới mà không xung đột với ai thì không có gì đổi mới cả.
Hai là, ông có tư tưởng đổi mới mà gặp chống đối mạnh thì phải sợ chứ. Nên ông phải tập luyện võ nghệ mà chiến đấu. Tức là, nếu ông muốn chương trình cải cách của ông thực hiện được thì chương trình đấy phải được thiết kế rất tốt để thuyết phục những lực lượng phản đối hoặc là những người không phản đối nhưng người ta chưa hiểu. Theo nghĩa đó, càng vấp phải phản đối thì thiết kế chương trình càng phải tốt.
Còn vì sao không ai dám đột phá cái trần tư tưởng ấy? Anh Hồ lý giải là do giới nghiên cứu khoa học, hay giới gọi là tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo chưa đủ mạnh dạn. Tôi đồng ý với nhận xét này. Nói chung, trong xã hội ta đa số còn thiếu can đảm để mà vượt qua cái cũ, thậm chí “nước đến chân mới nhảy”. Nói một cách thẳng thắn, nhiều khi mình cảm thấy mình hơi hèn khi nhìn thấy vấn đề mà không đủ can đảm nói ra.
Khi khái niệm “định hướng XHCN” chưa được giải thích rõ, khi đụng đến cuộc sống hàng ngày của con người, dễ bị dịch sang từ “chệch hướng”. Hậu quả là người ta chùn lại, ngại ngần không dám nói, dám làm. Chuyện ấy cũng là bình thường. Cho nên, cách đặt vấn đề để có sự can đảm như vậy chính là tuyên ngôn đầu tiên phải rõ ràng: thế nào là định hướng XHCN. Khi có nội hàm rõ ràng rồi thì không còn sợ cái gọi là “chệch hướng” nữa. Cả dân tộc này có lẽ không kém đến mức không hiểu định nghĩa định hướng XHCN trong khuôn khổ chấp nhận kinh tế thị trường là như thế nào. Nó là ủng hộ thị trường chứ không phải cản trở thị trường. Tôi tin rằng cách tiếp cận mới này của Thủ tướng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng tại điểm chuyển của nền kinh tế.
Định nghĩa mới về kinh tế thị trường định hướng XHCN
Việt Lâm:Các ông là những chuyên gia thường xuyên được Chính phủ tham vấn. Nếu được tham khảo ý kiến về vấn đề này thì các ông sẽ đưa ra định nghĩa thế nào về kinh tế thị trường XHCN?
TS Lưu Bích Hồ: Chúng ta đã có nhiều nhà trí thức mạnh dạn phát biểu ý kiến về vấn đề này rồi. Vừa qua, tôi được mời tham dự thảo luận của Hội đồng lý luận TƯ. Các đồng chí cũng đã giới thiệu Dự thảo văn kiện ĐH XII đang lấy ý kiến từ các chi bộ cơ sở. Tôi thấy dự thảo đã đưa ra được những câu chữ khá chỉnh trang về định nghĩa kinh tế thị trường định hướng XHCN nhưng vẫn còn dài quá. Định nghĩa chung mất 2/3 trang còn riêng cho 5 năm tới mất thêm 1/3 trang nữa.
Hôm ấy, mọi người đều đóng góp ý kiến và rất thiết tha là không nên nêu quá cụ thể để không bị ràng buộc bởi những vấn đề còn phải được thực tiễn khảo nghiệm, trong đó có vấn đề nổi lên cần được xem xét là chế độ sở hữu và vai trò của các thành phần kinh tế. Chúng tôi đề nghị nêu nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu là đủ. Bởi nguyên tắc phổ quát của kinh tế thị trường là lấy kinh tế tư nhân là nền tảng. Chúng ta chưa đến mức thừa nhận như vậy mà muốn đi mô hình riêng, nên vẫn giữ kinh tế nhà nước là chủ đạo. Nhưng thực tiễn vừa qua đã chứng minh kinh tế nhà nước chưa hoàn thành được vai trò chủ đạo, hiệu quả hoạt động thấp.
Chưa kể, kinh tế nhà nước bao gồm cả ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, tài nguyên thiên nhiên, các kết cấu hạ tầng của nhà nước đầu tư trong khi các khu vực còn lại chỉ nhắc đến doanh nghiệp. Như thế là không tương thích. Đương nhiên, chúng ta có lý do để giữ DNNN nhưng vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo mọi thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường, bình đẳng với nhau.
Khi đàm phán với các định chế quốc tế, người ta không quan tâm ông có bao nhiêu DNNN. Người ta cũng không quan tâm kinh tế nhà nước là chủ đạo hay không. Người ta chỉ yêu cầu ông công khai minh bạch và bình đẳng. Có vậy thôi.
Theo tôi, những vấn đề còn chưa sáng tỏ thì chưa cần vội vàng đưa vào. Không phải vì không có cái đó mà mất định hướng, mất đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Bởi vì đặc điểm chính của kinh tế thị trường định hướng XHCN, theo tôi là sự kết hợp giữa phát triển kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội. Kinh tế thị trường phát triển là để đem lại hạnh phúc cho con người, là sự bình đẳng hơn cho con người và sự tiến bộ của xã hội. Tôi cũng mạnh dạn nói thêm rằng không phải chỉ có định hướng XHCN ở nước ta mới đặt ra như vậy mà các nền kinh tế thị trường phát triển khác như kinh tế thị trường xã hội ở Đức hay nền kinh tế thị trường xã hội phúc lợi ở Bắc Âu cũng đã đặt ra như thế. Thậm chí họ còn làm tốt hơn chúng ta bởi vì họ đã đạt đến trình độ phát triển cao hơn chúng ta nhiều. Nói cách khác, về cơ bản, kinh tế thị trường định hướng XHCN không có gì khác các nền kinh tế thị trường khác.
TS Trần Đình Thiên: Chúng ta hay sính dùng chữ nghĩa hay ho nhưng điều quan trọng là nội hàm. Tôi ủng hộ cách tiếp cận của anh Hồ.
Cách đặt vấn đề của tôi là cái tên chỉ là cái tên mà thôi. Nội hàm của chủ nghĩa xã hội mà chúng ta nói tới như là phần tốt đẹp nhất mà loài người hướng tới chỉ có mấy về này thôi: một là, mở rộng cơ hội cho con người; hai là, giúp con người tăng cường năng lực để chuyển hóa cơ hội thành lợi ích và ba là làm sao xã hội giúp con người nhận được sự phân phối công bằng. Công bằng ở đây có hai vế: công bằng về cơ hội và công bằng về lợi ích, không có công bằng về cơ hội thì không thể có công bằng lợi ích. Chiếu lý tưởng của chúng ta vào kinh tế thị trường định hướng XHCN thì tôi hình dung: cho đến bây giờ, chính chúng ta cũng thừa nhận chuyển sang kinh tế thị trường là phương thức tốt nhất để mở rộng cơ hội, cũng là cách tốt nhất để phân phối cơ hội.
Câu chuyện ở đây là thị trường là cạnh tranh, mà cạnh tranh sẽ giúp nâng cao năng lực và cũng tạo ra sự công bằng về cơ hội. Ông có năng lực cao thì ông có nhiều cơ hội hơn. Nhưng xét về góc độ nhân văn thì không phải cái gì cũng công bằng do điều kiện, năng lực của mỗi cá nhân khác nhau. Do đó mới cần đến những thiết chế xã hội và sự can dự của nhà nước, nhằm đảm bảo tính mục đích tối cao chúng ta muốn đạt đến. Ta gọi đấy là chủ nghĩa xã hội còn các nước khác gọi là kinh tế thị trường xã hội.
TS Lưu Bích Hồ: Tôi nghĩ có thể chúng ta chỉ cần gọi là kinh tế thị trường xã hội là đủ vì có khi thêm chữ chủ nghĩa vào lại trở nên nặng nề và phức tạp.
Nhà nước phải là lực lượng thúc đẩy thị trường
TS Trần Đình Thiên: Trở lại câu hỏi định nghĩa nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tôi muốn nhấn mạnh thêm hai ý. Một là: những gì là nguyên tắc cơ bản của thị trường thì phải tuyên bố rõ và thừa nhận. Ví dụ như: thừa nhận sở hữu tư nhân chứ không phải chỉ có nhà nước, đảm bảo cơ chế cạnh tranh bình đẳng. Ở đây, bình đẳng là công bằng về các điều kiện để tham gia cạnh tranh, thể hiện qua cơ chế giá cả. Giá cả phải do thị trường quyết định. Nhà nước cũng có thể tham gia vào quá trình định giá nhưng với tư cách là một lực lượng thị trường chứ không phải tư cách áp đặt. Tóm lại, cơ chế thị trường là: cạnh tranh, tự do giá cả và quyền sở hữu. Nếu đã thừa nhận như vậy mà viết những luận đề làm méo mó ba nguyên tắc cơ bản ấy thì kinh tế thị trường sẽ trở thành một trò cười.
Tôi muốn nhấn mạnh bình đẳng ở đây là bình đẳng về tư cách, tư thế, còn chức năng của các thành phần kinh tế có thể khác biệt. Nhưng ở ta lại không bình đẳng về tư thế. DNNN được hưởng nhiều ưu đãi mà có khi nhiều ông nhà nước cũng không thích cái ưu quyền ấy. Bởi gắn với ưu quyền thì ông cũng phải gánh đủ thứ trách nhiệm.
Trong công thức cạnh tranh bình đẳng như ta vẫn nói, nhưng kinh tế nhá nước lại được gán cho vai trò chủ đạo, còn về kinh tế tư nhân thì mãi sau này chúng ta mới dám rón rén thêm vào mấy chữ “kinh tế tư nhân là động lực quan trọng”. Chỉ thế thôi mà là một nỗ lực ghê gớm của giới lý luận và phải được nhiều nhà lãnh đạo cấp cao ủng hộ mới đưa vào được. Những nguyên lý cơ bản của thị trường mà phải khó khăn đến thế mới được chấp nhận thì làm sao được.
Về
vai trò của nhà nước là bảo vệ quyền tài sản. Đó chính là chủ nghĩa xã
hội. Ông phải đảm bảo cho cạnh tranh bình đẳng chứ không phải lại làm
cho môi trường cạnh tranh không bình đẳng.
Thứ ba, thị trường là một lực lượng phân phối của cải làm ra lượt đầu nhưng nhà nước là lực lượng duy nhất có quyền lực phân phối lại để tạo ra sự bình đẳng thật sự, hỗ trợ người già, người nghèo, phòng ngừa rủi ro. Đây cũng là quan điểm được hoan nghênh gần đây của Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh mà Thủ tướng cũng vừa khẳng định lại trong phiên họp Chính phủ, tức là tính mục đích cuối cùng là đảm bảo bình đẳng ở khâu phân phối lại.
Tóm lại, phải có một cách tiếp cận rõ ràng, một định nghĩa mang tính thực chất. Quan trọng hơn cả là thấu suốt nguyên tắc: Nhà nước phải là lực lượng thúc đẩy thị trường chứ không phải cứ canh cho thị trường không làm loạn. Thị trường càng tốt thì nhà nước quản lý càng dễ, càng ít phải định hướng.
Xem kỳ cuối: "Lúc nào cũng sợ buông ra là chệch hướng"
Mời bạn đọc theo dõi tiếp phần 2 bàn tròn về kinh tế thị trường định hướng XHCN với TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch Đầu tư và Ts Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.
Cải cách mà không ai phản đối là cải cách tồi
Nhà báo Việt Lâm:Trung
Quốc có kinh tế thị trường XHCN còn VN có nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN. Chúng ta đều hiểu đó là những mô hình mang đặc thù lịch sử
và khi đó phải chấp nhận vừa đi vừa dò đường. Nhưng tôi vẫn băn khoăn vì
sao quá trình đó kéo dài đến 30 năm, với bao nhiêu cuộc bàn thảo, hay
nghiên cứu. Chắc chắn trong hệ thống có nhiều nhà hoạch định chính sách
có tư duy đổi mới. Họ nhận ra những ràng buộc về mặt nguyên lý gây ra
những hệ lụy như thế nào đến sự phát triển của đất nước. Vậy tại sao
chưa có ai dám đột phá cái trần về nguyên tắc như TS Trần Đình Thiên vừa
đề cập?
TS. Lưu Bích Hồ: Nói thật, đây là vấn đề
phức tạp cần có sự mổ xẻ. Những gì chúng ta đang thảo luận ngày hôm nay
không phải từ 15 - 20 năm trước chúng ta không nghĩ tới. Có nhiều chuyên
gia trong và ngoài nước từng đề xuất rồi. Ví dụ như trong cuốn Theo
hướng rồng bay của Harvard viết cách đây 20 năm, họ đã phân tích và kiến
nghị tất cả những vấn đề mà hôm nay chúng ta đang tiếp nhận. Tuy nhiên,
có lẽ 20 năm trước chúng ta chưa thể tiếp nhận được vì chưa có trải
nghiệm. Cho nên, học phí mà chúng ta phải trả vừa qua chính là sự trải
nghiệm.
Trả lời sát hơn vào câu hỏi của nhà báo: vì sao không thể có được bứt
phá nhanh hơn? Tôi nghĩ có nhiều yếu tố nhưng tôi muốn nhấn mạnh hai
điểm. Thứ nhất, các chuyên gia, những người tham mưu còn chưa đủ mạnh
dạn để mổ xẻ vấn đề và thuyết phục lãnh đạo. Chúng ta vẫn còn dừng ở rất
nhiều đề tài nghiên cứu có tính chất lý thuyết chứ chưa làm được những
cuộc tổng kết, đúc kết từ thực tiễn để chứng minh.Yếu tố thứ hai quan trọng hơn là vì chúng ta muốn có sự đồng thuận trong lãnh đạo trong khi sự thống nhất ấy ở nước ta hơi chậm. Lẽ ra, sự đồng thuận có thể xuất hiện sớm hơn nhưng vì cơ chế lãnh đạo tập thể nên nếu còn ý kiến chưa thống nhất, mà chúng ta hay gọi là “chưa chín” thì chúng ta chưa làm.
Trong khi đó, đổi mới thường bắt đầu từ đề xuất của một thiểu số. Không thể chờ đợi đa số đồng thuận rồi mới làm. Như công cuộc Đổi mới cách đây 30 năm của chúng ta xuất phát từ những cuộc “xé rào” ở Vĩnh Phúc, Hải Phòng rồi lan tỏa dần ra. Trong chuyến thăm VN vừa rồi, cựu Thủ tướng Anh Tony Blair có đúc kết rằng một cuộc cải cách mà không có nhiều người phản đối thì đó là một cuộc cải cách tồi. Bởi cải cách là động chạm đến tư duy cũ của mình, đến lợi ích hiện tại của mình. Đó là một bài học. Hi vọng rằng chúng ta sẽ thấm thía bài học này để không lặp lại sai lầm nữa.
Vùng tranh tối tranh sáng
TS Trần Đình Thiên: Tôi nghĩ hầu như tất cả đều có một niềm tin chắc chắn rằng không thể nào quay lại hệ thống CNXH kiểu cũ nữa. Đảng cũng đã khẳng định đổi mới sang nền kinh tế thị trường là đúng, không có cớ gì để quay lại nữa.
Tuy nhiên, vấn đề của VN là chúng ta đang ở trong vùng tranh tối tranh sáng, như khuyến cáo của cuốn Theo hướng rồng bay mà anh Lưu Bích Hồ vừa nhắc đến. Nói cách khác, chúng ta đã lựa chọn con đường này rồi, không trở lại được nữa nhưng vẫn đi một cách lọ mọ nên hậu quả rất nghiêm trọng vì khi thế giới đang chuyển động tốc độ nhanh. Nói một cách hình ảnh là mình đã quyết định bước ra khỏi vùng tối, không thể trở lại nhưng cũng không dám chọn hẳn vùng sáng mà bước ra. Thành ra ta cứ ở quá lâu trong vùng tranh tối tranh sáng trong cách tiếp cận đến sự phát triển của thị trường.
Hơn nữa, có một điểm mâu thuẫn ở đây là tinh thần hội nhập của VN rất mạnh trong khi những điều kiện để gia nhập vào nền kinh tế thị trường thực sự thì chúng ta lại làm rất yếu. Chúng ta mở cửa ngay từ khi đổi mới, từ bình thường hóa quan hệ với ASEAN – mở một nút quan trọng với hệ thống thị trường thế giới, rồi sau đó bình thường hóa quan hệ với Mỹ, ký kết Hiệp định thương mại song phương BTA. Ta cũng quyết tâm vào WTO nên đàm phán rất tích cực. Tuy nhiên, sự vênh nhau giữa tinh thần hội nhập và hệ thống nền tảng để hội nhập khiến cho nền kinh tế tuy có đi lên nhưng tốc độ giảm xuống và nhiều bất ổn hơn.
Đến giờ, chúng ta tiếp tục quyết liệt hội nhập, thậm chí ở đẳng cấp cao nhưng vẫn tồn tại một mâu thuẫn nào đó trong cách tiếp cận thị trường. Một mặt, nó là cản trở nhưng mặt khác cũng cho thấy nếu gỡ được nút thắt này thì VN sẽ bứt lên nhanh chóng.
Tuy nhiên, nếu không gỡ được cái trần về tư tưởng thì có thể khiến cho quá trình giải quyết những trói buộc về cơ chế chính sách để tạo ra những kích thích tốt cho nền kinh tế trong nước bị lệch sang phía nước ngoài trong khi những lực lượng trong nước không được hưởng. Vì sao lại như vậy? Bởi vì khu vực đầu tư nước ngoài đã phát triển tốt trong khi khu vực nội địa, từ kinh tế nhà nước tới tư nhân vẫn còn chật vật do rào cản thể chế. Thể chế thị trường của họ tốt hơn, còn thể chế thị trường của ta vừa yếu kém, lại vừa chịu nhiều trói buộc. Nhà nước đang cố tháo gỡ, nhưng vì đã buộc chặt rồi nên quá trình gỡ sẽ chậm.
Anh Hồ nhắc đến ý kiến rất hay của ông Tony Blair: cải cách ở đâu cũng thế thôi, càng nhiều phản đối thì chứng tỏ cải cách càng có chất lượng. Tôi hiểu cách nhìn của ông Tony Blair có 2 ý: Một là, cải cách là đổi mới, là vượt qua những khuôn khổ thể chế cũ, kể cả luật pháp để mở ra cái mới. Bởi thế, nó thường xung đột với cái cũ, xung đột với đa số những con người, những lợi ích của hệ thống cũ để lại, xung đột với thói quen cũ. Điều này là bình thường. Tư tưởng đổi mới càng mạnh thì mức độ xung đột càng gay gắt. Đấy là thước đó để tạo niềm tin. Còn nếu đổi mới mà không xung đột với ai thì không có gì đổi mới cả.
Hai là, ông có tư tưởng đổi mới mà gặp chống đối mạnh thì phải sợ chứ. Nên ông phải tập luyện võ nghệ mà chiến đấu. Tức là, nếu ông muốn chương trình cải cách của ông thực hiện được thì chương trình đấy phải được thiết kế rất tốt để thuyết phục những lực lượng phản đối hoặc là những người không phản đối nhưng người ta chưa hiểu. Theo nghĩa đó, càng vấp phải phản đối thì thiết kế chương trình càng phải tốt.
Còn vì sao không ai dám đột phá cái trần tư tưởng ấy? Anh Hồ lý giải là do giới nghiên cứu khoa học, hay giới gọi là tham mưu, tư vấn cho lãnh đạo chưa đủ mạnh dạn. Tôi đồng ý với nhận xét này. Nói chung, trong xã hội ta đa số còn thiếu can đảm để mà vượt qua cái cũ, thậm chí “nước đến chân mới nhảy”. Nói một cách thẳng thắn, nhiều khi mình cảm thấy mình hơi hèn khi nhìn thấy vấn đề mà không đủ can đảm nói ra.
Khi khái niệm “định hướng XHCN” chưa được giải thích rõ, khi đụng đến cuộc sống hàng ngày của con người, dễ bị dịch sang từ “chệch hướng”. Hậu quả là người ta chùn lại, ngại ngần không dám nói, dám làm. Chuyện ấy cũng là bình thường. Cho nên, cách đặt vấn đề để có sự can đảm như vậy chính là tuyên ngôn đầu tiên phải rõ ràng: thế nào là định hướng XHCN. Khi có nội hàm rõ ràng rồi thì không còn sợ cái gọi là “chệch hướng” nữa. Cả dân tộc này có lẽ không kém đến mức không hiểu định nghĩa định hướng XHCN trong khuôn khổ chấp nhận kinh tế thị trường là như thế nào. Nó là ủng hộ thị trường chứ không phải cản trở thị trường. Tôi tin rằng cách tiếp cận mới này của Thủ tướng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng tại điểm chuyển của nền kinh tế.
TS Trần Đình Thiên và TS Lưu Bích Hồ. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Việt Lâm:Các ông là những chuyên gia thường xuyên được Chính phủ tham vấn. Nếu được tham khảo ý kiến về vấn đề này thì các ông sẽ đưa ra định nghĩa thế nào về kinh tế thị trường XHCN?
TS Lưu Bích Hồ: Chúng ta đã có nhiều nhà trí thức mạnh dạn phát biểu ý kiến về vấn đề này rồi. Vừa qua, tôi được mời tham dự thảo luận của Hội đồng lý luận TƯ. Các đồng chí cũng đã giới thiệu Dự thảo văn kiện ĐH XII đang lấy ý kiến từ các chi bộ cơ sở. Tôi thấy dự thảo đã đưa ra được những câu chữ khá chỉnh trang về định nghĩa kinh tế thị trường định hướng XHCN nhưng vẫn còn dài quá. Định nghĩa chung mất 2/3 trang còn riêng cho 5 năm tới mất thêm 1/3 trang nữa.
Hôm ấy, mọi người đều đóng góp ý kiến và rất thiết tha là không nên nêu quá cụ thể để không bị ràng buộc bởi những vấn đề còn phải được thực tiễn khảo nghiệm, trong đó có vấn đề nổi lên cần được xem xét là chế độ sở hữu và vai trò của các thành phần kinh tế. Chúng tôi đề nghị nêu nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều hình thức sở hữu là đủ. Bởi nguyên tắc phổ quát của kinh tế thị trường là lấy kinh tế tư nhân là nền tảng. Chúng ta chưa đến mức thừa nhận như vậy mà muốn đi mô hình riêng, nên vẫn giữ kinh tế nhà nước là chủ đạo. Nhưng thực tiễn vừa qua đã chứng minh kinh tế nhà nước chưa hoàn thành được vai trò chủ đạo, hiệu quả hoạt động thấp.
Chưa kể, kinh tế nhà nước bao gồm cả ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, tài nguyên thiên nhiên, các kết cấu hạ tầng của nhà nước đầu tư trong khi các khu vực còn lại chỉ nhắc đến doanh nghiệp. Như thế là không tương thích. Đương nhiên, chúng ta có lý do để giữ DNNN nhưng vấn đề quan trọng nhất là đảm bảo mọi thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường, bình đẳng với nhau.
Khi đàm phán với các định chế quốc tế, người ta không quan tâm ông có bao nhiêu DNNN. Người ta cũng không quan tâm kinh tế nhà nước là chủ đạo hay không. Người ta chỉ yêu cầu ông công khai minh bạch và bình đẳng. Có vậy thôi.
Theo tôi, những vấn đề còn chưa sáng tỏ thì chưa cần vội vàng đưa vào. Không phải vì không có cái đó mà mất định hướng, mất đặc điểm của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Bởi vì đặc điểm chính của kinh tế thị trường định hướng XHCN, theo tôi là sự kết hợp giữa phát triển kinh tế, tiến bộ và công bằng xã hội. Kinh tế thị trường phát triển là để đem lại hạnh phúc cho con người, là sự bình đẳng hơn cho con người và sự tiến bộ của xã hội. Tôi cũng mạnh dạn nói thêm rằng không phải chỉ có định hướng XHCN ở nước ta mới đặt ra như vậy mà các nền kinh tế thị trường phát triển khác như kinh tế thị trường xã hội ở Đức hay nền kinh tế thị trường xã hội phúc lợi ở Bắc Âu cũng đã đặt ra như thế. Thậm chí họ còn làm tốt hơn chúng ta bởi vì họ đã đạt đến trình độ phát triển cao hơn chúng ta nhiều. Nói cách khác, về cơ bản, kinh tế thị trường định hướng XHCN không có gì khác các nền kinh tế thị trường khác.
TS Trần Đình Thiên: Chúng ta hay sính dùng chữ nghĩa hay ho nhưng điều quan trọng là nội hàm. Tôi ủng hộ cách tiếp cận của anh Hồ.
Cách đặt vấn đề của tôi là cái tên chỉ là cái tên mà thôi. Nội hàm của chủ nghĩa xã hội mà chúng ta nói tới như là phần tốt đẹp nhất mà loài người hướng tới chỉ có mấy về này thôi: một là, mở rộng cơ hội cho con người; hai là, giúp con người tăng cường năng lực để chuyển hóa cơ hội thành lợi ích và ba là làm sao xã hội giúp con người nhận được sự phân phối công bằng. Công bằng ở đây có hai vế: công bằng về cơ hội và công bằng về lợi ích, không có công bằng về cơ hội thì không thể có công bằng lợi ích. Chiếu lý tưởng của chúng ta vào kinh tế thị trường định hướng XHCN thì tôi hình dung: cho đến bây giờ, chính chúng ta cũng thừa nhận chuyển sang kinh tế thị trường là phương thức tốt nhất để mở rộng cơ hội, cũng là cách tốt nhất để phân phối cơ hội.
Câu chuyện ở đây là thị trường là cạnh tranh, mà cạnh tranh sẽ giúp nâng cao năng lực và cũng tạo ra sự công bằng về cơ hội. Ông có năng lực cao thì ông có nhiều cơ hội hơn. Nhưng xét về góc độ nhân văn thì không phải cái gì cũng công bằng do điều kiện, năng lực của mỗi cá nhân khác nhau. Do đó mới cần đến những thiết chế xã hội và sự can dự của nhà nước, nhằm đảm bảo tính mục đích tối cao chúng ta muốn đạt đến. Ta gọi đấy là chủ nghĩa xã hội còn các nước khác gọi là kinh tế thị trường xã hội.
TS Lưu Bích Hồ: Tôi nghĩ có thể chúng ta chỉ cần gọi là kinh tế thị trường xã hội là đủ vì có khi thêm chữ chủ nghĩa vào lại trở nên nặng nề và phức tạp.
Nhà nước phải là lực lượng thúc đẩy thị trường
TS Trần Đình Thiên: Trở lại câu hỏi định nghĩa nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tôi muốn nhấn mạnh thêm hai ý. Một là: những gì là nguyên tắc cơ bản của thị trường thì phải tuyên bố rõ và thừa nhận. Ví dụ như: thừa nhận sở hữu tư nhân chứ không phải chỉ có nhà nước, đảm bảo cơ chế cạnh tranh bình đẳng. Ở đây, bình đẳng là công bằng về các điều kiện để tham gia cạnh tranh, thể hiện qua cơ chế giá cả. Giá cả phải do thị trường quyết định. Nhà nước cũng có thể tham gia vào quá trình định giá nhưng với tư cách là một lực lượng thị trường chứ không phải tư cách áp đặt. Tóm lại, cơ chế thị trường là: cạnh tranh, tự do giá cả và quyền sở hữu. Nếu đã thừa nhận như vậy mà viết những luận đề làm méo mó ba nguyên tắc cơ bản ấy thì kinh tế thị trường sẽ trở thành một trò cười.
Tôi muốn nhấn mạnh bình đẳng ở đây là bình đẳng về tư cách, tư thế, còn chức năng của các thành phần kinh tế có thể khác biệt. Nhưng ở ta lại không bình đẳng về tư thế. DNNN được hưởng nhiều ưu đãi mà có khi nhiều ông nhà nước cũng không thích cái ưu quyền ấy. Bởi gắn với ưu quyền thì ông cũng phải gánh đủ thứ trách nhiệm.
Trong công thức cạnh tranh bình đẳng như ta vẫn nói, nhưng kinh tế nhá nước lại được gán cho vai trò chủ đạo, còn về kinh tế tư nhân thì mãi sau này chúng ta mới dám rón rén thêm vào mấy chữ “kinh tế tư nhân là động lực quan trọng”. Chỉ thế thôi mà là một nỗ lực ghê gớm của giới lý luận và phải được nhiều nhà lãnh đạo cấp cao ủng hộ mới đưa vào được. Những nguyên lý cơ bản của thị trường mà phải khó khăn đến thế mới được chấp nhận thì làm sao được.
TS Lưu Bích Hồ. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Thứ ba, thị trường là một lực lượng phân phối của cải làm ra lượt đầu nhưng nhà nước là lực lượng duy nhất có quyền lực phân phối lại để tạo ra sự bình đẳng thật sự, hỗ trợ người già, người nghèo, phòng ngừa rủi ro. Đây cũng là quan điểm được hoan nghênh gần đây của Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh mà Thủ tướng cũng vừa khẳng định lại trong phiên họp Chính phủ, tức là tính mục đích cuối cùng là đảm bảo bình đẳng ở khâu phân phối lại.
Tóm lại, phải có một cách tiếp cận rõ ràng, một định nghĩa mang tính thực chất. Quan trọng hơn cả là thấu suốt nguyên tắc: Nhà nước phải là lực lượng thúc đẩy thị trường chứ không phải cứ canh cho thị trường không làm loạn. Thị trường càng tốt thì nhà nước quản lý càng dễ, càng ít phải định hướng.
Xem kỳ cuối: "Lúc nào cũng sợ buông ra là chệch hướng"
- VietNamNet
Nhận xét
Đăng nhận xét