Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

DƯ LUẬN XÃ HỘI 34

(ĐC sưu tầm trên NET)

Công an ‘ăn’ hối lộ trước mặt chuyên viên chống tham nhũng của LHQ
Wednesday, April 30, 2014 2:21:42 PM



ÐẮK LẮK (NV) - Các giới chức công an Việt Nam đang điên đầu vì vụ hai cảnh sát giao thông tỉnh Ðắk Lắk “ăn” tiền “mãi lộ” ngay trước mặt chuyên viên Liên Hiệp Quốc chống tham nhũng. Nạn nhân là tài xế lái chiếc xe taxi của hãng Quyết Tiến đưa ông chuyên viên Liên Hiệp Quốc đi từ phi trường Buôn Ma Thuột đến trung tâm tỉnh lỵ Ðắk Lắk.
Ông Jairo Accuna Alfaro, cố vấn chính sách về Cải Cách Hành Chính và Chống Tham Nhũng của Liên Hiệp Quốc chứng kiến từ đầu đến cuối việc hai cảnh sát giao thông Buôn Ma Thuột đòi tiền “mãi lộ” một cách trắng trợn.


Ông Jairo Accuna Alfaro (phải) cố vấn Liên Hiệp Quốc vô tình làm nhân chứng cho một vụ đòi tiền hối lộ trắng trợn của cảnh sát giao thông Buôn Ma Thuột. (Hình: báo Tiền Phong)
Người phụ tá của ông cố vấn đi cùng trên xe cũng tròn mắt ra nhìn cảnh ông tài xế taxi móc 200,000 đồng, tương đương 10 đô la ra nộp cho hai cảnh sát giao thông, mà không biết mình đã phạm lỗi gì.
Ðã vậy, ông tài xế không nhận được cả biên lai thu tiền.
Sự kiện trên xảy ra vào đêm 20 tháng 4, 2014. Ðến ngày 22 tháng 4, 2014, toàn bộ câu chuyện được tung lên báo Tiền Phong với tiêu đề “Mãi lộ trước mặt chuyên gia chống tham nhũng.” Ðến đây thì mọi thứ mới nóng một cách bất ngờ.
Chỉ một ngày sau khi bài báo được phát hành, ông đại tá phó văn phòng Bộ Công An Việt Nam ra một văn bản, chỉ thị giám đốc Công an tỉnh Ðắk Lắk “kiểm tra, xử lý thông tin trên.”
Ngày 26 tháng 4, 2014, tức ba ngày sau khi nhận được chỉ thị của cấp trên, ông Trần Hiếu, phó chủ tịch chính quyền tỉnh Ðắk Lắk yêu cầu công an tỉnh phối hợp với Sở Thông Tin và Truyền Thông “điều tra, làm rõ, phản hồi cho cơ quan báo chí và xử lý các nội dung thuộc thẩm quyền.”
Ngày 29 tháng 4, 2014, ông Trần Hiếu mở cuộc họp báo khẩn cấp nói rằng, vì sự việc liên quan đến danh dự của tỉnh nên phải được “xử lý sớm, đúng và nghiêm khắc.”
Báo Tiền Phong cho biết, cuộc điều tra được xúc tiến sau đó đã xác định được danh tính của hai cảnh sát giao thông nọ. Hai người này đã nhận lỗi, nhưng cho rằng hành vi nhận tiền mãi lộ “không hoàn toàn đúng” như lời kể của viên tài xế taxi.
Báo Tiền Phong cho hay, công an tỉnh Ðắk Lắk hứa hẹn “sẽ thông báo kết quả xử lý sự việc” ngay trong tuần lễ đầu tháng 5 này. Người ta đang chờ xem liệu hai “anh” cảnh sát giao thông nọ sẽ được “xử” đến cỡ nào. (PL)

Chính quyền bất lực, dân tự chống tham nhũng
Monday, November 9, 2015 2:57:10 PM



Bài liên quan


ĐẮC LẮC (NV) - Tờ Tiền Phong vừa có bài giới thiệu ông Trần Minh Lợi, 47 tuổi, ngụ tại tỉnh Đắk Lắk như một “thanh tra” tuy không được trả lương nhưng đang thay chính quyền chống tham nhũng rất hiệu quả.
Ông Trần Minh Lợi và các phương tiện mà ông dùng để điều tra.
(Hình: Tiền Phong)
Theo bài viết vừa kể thì tất cả những vụ đòi, nhận hối lộ đình đám ở Đắk Lắk trong thời gian vừa qua là do ông Lợi tự điều tra, tập hợp chứng cứ rồi bày ra cho công chúng xem. Áp lực từ dư luận buộc chính quyền phải xử lý các viên chức nhúng tay vào chàm.Ông Lợi từng là giáo viên dạy về công nghệ thông tin (IT). Sau đó bỏ dạy, mở một công ty, vì kinh doanh thua lỗ nên xin đóng cửa công ty và mở một cửa hiệu kinh doanh cà phê, dịch vụ Internet, dịch vụ photocopy ở xã Ea Bhok, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.
Tờ Tiền Phong không cho biết lý do tại sao ông Lợi bỏ thời gian, công sức làm “thanh tra” của dân để chống tham nhũng, đặc biệt là chống những viên chức của hệ thống tư, pháp đòi - nhận hối lộ. Tờ báo này chỉ xác nhận là những vụ đòi - nhận hối lộ tại huyện Cư Kuin và tỉnh Đắk Lắk được báo chí Việt Nam công khai nên trở thành đình đám trong hai năm vừa qua là dựa trên kết quả các cuộc điều tra do ông Lợi thực hiện.
Những cuộc điều tra này bắt đầu từ việc các nạn nhân tìm đến ông Lợi để tố giác. Sau đó ông Lợi sử dụng nhiều phương tiện khác nhau như: Máy ghi âm, máy ảnh, máy quay phim,... thu thập chứng cứ. Khi đã có đủ chứng cứ cần thiết, lấy tư cách một công dân, phát giác các viên chức của chính quyền phạm tội, ông Lợi vừa làm đơn tố cáo gửi cho giới hữu trách, vừa bày các chứng cứ trên trang Facebook có tên là “Diệt giặc nội xâm.”
Công chúng và báo giới sử dụng những kết quả điều tra của ông Lợi để khai thác thêm. Dư luận từ các cuộc điều tra đó buộc hệ thống công quyền phải hành động.
Tờ Tiền Phong nhận định, các đơn tố cáo của ông Lợi, không những công khai cả tên tuổi địa chỉ, số chứng minh nhân dân, trang Facebook của ông, mà còn bày tỏ “thái độ căm ghét không cần tiết chế” của ông trước những viên chức sống nhờ đòi - nhận hối lộ.
Cuộc điều tra đình đám nhất mà ông Lợi đã thực hiện và tố cáo hồi năm 2014 đã khiến công an tỉnh Đắk Lắk phải xử lý 11 sĩ quan của công an huyện Cư Kuin vì đòi - nhận - chia chác hối lộ để bỏ qua, không truy tố một nhóm thanh niên ngụ tại xã Đrây Bhăng bị bắt về tội đánh bài.
Kết quả cuộc điều tra này còn tìm ra thêm chứng cứ về chuyện một số điều tra viên của công an huyện Cư Kuin buôn lậu gỗ, móc súng hăm dọa cả những viên chức của những ngành khác ở huyện Cư Kuin. Tháng 4 năm nay, 11 sĩ quan vừa kể đã phải “ói” ra 90 triệu mà họ đã đòi thân nhân các bị can hối lộ.
Tuy công an huyện Cư Kuin chỉ cảnh cáo, chuyển công tác hoặc tước quân tịch 11 sĩ quan nhúng tay vào chàm nhưng do áp lực của dư luận, Viện Kiểm Sát Tối Cao đã khởi tố hai trong số 11 sĩ quan này vì “nhận hối lộ.”
Ông Lợi cũng đã từng bày ra bằng chứng, buộc một đại úy công an từng nhận 100 triệu đồng “tạm ứng” để “chạy” cho con của một gia đình ở huyện Cư Kuin vào trường công an phải trả lại tiền cho gia đình này vì kết quả không như viên đại úy này hứa hẹn.
Một viên thượng úy của công an thành phố Buôn Ma Thuật cũng đã bị ông Lợi “ép” phải trả lại 100 triệu đồng đã nhận để “lo” kết quả thi công chức của một phụ nữ song kết quả không như cam kết. Viên thương úy này còn phải trả thêm 10 triệu tiền lãi vay ngân hàng vì để có 100 triệu giao cho ông ta, nạn nhân phải đem nhà đi thế chấp cho ngân hàng!
Mới đây, ông Lợi tiếp tục tố cáo 26 viên chức ở cả huyện Cư Kuin lẫn tỉnh Đắk Lắk vi phạm pháp luật.
Đối với trường hợp của ông Lợi, một viên đại tá, phó giám đốc công an tỉnh Đắk Lắk, nói với tờ Tiền Phong rằng, mọi công dân đều có quyền chống tiêu cực tham nhũng. Công an tỉnh Đắk Lắk hoan nghênh những đóng góp giúp họ làm trong sạch đội ngũ nhưng cảnh báo, “đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực phải đúng pháp luật, nếu không, cũng sẽ bị xử lý.”
Cũng cần nhắc lại là theo báo cáo của Cục Chống Tham Nhũng thuộc thanh tra chính phủ Việt Nam thì từ đầu năm nay cho đến hết tháng 9, cơ quan này chỉ phát giác bốn vụ tham nhũng, liên quan đến bốn cá nhân, tổng số tài sản bị tham nhũng chỉ vỏn vẹn... 297 triệu đồng Việt Nam!
Sau khi nghe báo cáo này, tuần trước, một đại biểu của tỉnh Quảng Trị tại Quốc Hội Việt Nam, nhận định, tham nhũng tại Việt Nam phổ biến tới mức, nhiều người than rằng, “cán bộ liêm khiết giờ là của hiếm,” mức độ tham nhũng càng ngày càng nghiêm trọng, chi phối cả việc soạn thảo, ban hành chính sách, thế mà suốt chín tháng, bộ máy chống tham nhũng vốn có hàng ngàn người, rải từ trung ương đến các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, mỗi năm ngốn hết một lượng tiền lớn của ngân sách, lại chỉ phát hiện được bốn vụ thì không thể tưởng tượng được!
Tính ra, kết quả hoạt động của bộ máy chống tham nhũng của nhà cầm quyền Việt Nam thua xa hoạt động của một mình ông Lợi. (G.Đ

Chủ trang ‘Diệt giặc nội xâm’ bị bắt

  • 27 tháng 3 2016
Báo trong nước đưa tin ông Trần Minh Lợi bị bắt 'vì hành vi đưa hối lộ'
Gia đình chủ trang Facebook ‘Diệt giặc nội xâm’ khẳng định với BBC là người này “vì chống tham nhũng mà bị bắt”.
Hôm 22/3, ông Trần Minh Lợi, chủ trang Facebook ‘Diệt giặc nội xâm’ bị Công an tỉnh Đắk Nông bắt vì hành vi đưa hối lộ.
“Ông Lợi nổi tiếng tại Đắk Lắk và trên mạng xã hội với chủ trương “chống tham nhũng không phải của riêng ai”.
“Ông tố cáo nhiều lãnh đạo, cán bộ tại công an, Viện Kiểm sát liên quan đến việc chạy án, buôn lậu gỗ. 11 cán bộ liên quan tại Công an huyện Cư Kuin bị kiểm điểm, kỷ luật”.
“Ông sẵn sàng “giúp đỡ về pháp lý miễn phí cho bất cứ ai tố cáo tiêu cực.
Bằng cách dùng các thiết bị ghi âm, ghi hình bí mật, ông Lợi thu thập chứng cứ nhiều vụ tiêu cực của cán bộ công an liên quan đến việc chạy án, chạy việc sau đó gửi đơn tố cáo”, theo báo Tuổi Trẻ hôm 22/3.

'Không ngờ'

Hôm 27/3, Trần Minh Tuyên, con trai ông Lợi, nói với BBC qua điện thoại: “Bố tôi đã nghĩ đến chuyện mình có thể bị bắt nên đã dặn dò gia đình một số việc, nhưng ông không ngờ thời điểm này”.
“Những việc bố tôi làm đều không có gì trái với lương tâm, nhưng vì ông tố cáo những người có chức quyền tại địa phương nên khiến họ, nhất là công an, thù hằn từ nhiều năm nay”, Trần Minh Tuyên nói thêm.
Con trai ông Lợi cũng cho hay rằng từ hôm ông bị bắt đến nay, gia đình chưa được phép đi thăm và chưa nắm được thông tin về thời điểm diễn ra phiên tòa xử ông.
Cùng ngày, trao đổi với BBC từ Phú Yên, luật sư Võ An Đôn nói: “Cách đây hai giờ, bà Phan Thị Thảo, vợ ông Lợi đã gọi cho tôi rút lại đơn yêu cầu tôi bào chữa cho chồng. Bà ấy chỉ nói là ‘do áp lực’ nhưng tôi giả định là có thể do chính quyền tạo áp lực buộc gia đình rút đơn mời tôi”.
Trước đó, luật sư viết trên Facebook: “Ông Lợi đã làm đơn tố cáo giúp nhiều người dân trong vùng, khiến 47 cán bộ tỉnh Đắk Lắk liên quan đến tiêu cực bị kỷ luật, cắt chức, chuyển công tác và buộc những kẻ chiếm đoạt phải trả lại tiền cho người dân hàng tỷ đồng”.
“Ông Lợi bị Công an tỉnh Đắk Nông khởi tố và bắt giam về tội “Đưa hối lộ” với vai trò là người xúi giục, theo Điều 289 Bộ luật hình sự, có khung hình phạt đến 20 năm tù”.
“Với thành tích giúp người dân tố cáo tiêu cực, lẽ ra ông phải được cơ quan phòng chống tham nhũng tặng thưởng huân chương, chứ sao lại bắt giam một người như ông? Thử hỏi xã hội còn ai dám chống tham những nữa?”.
Báo Tuổi Trẻ hôm 25/3 dẫn lời đại tá Lương Ngọc Lếp - Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông: “Với những vụ án nóng, có dư luận trái chiều và được báo chí quan tâm như vụ bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi thì công an tỉnh sẽ tổ chức họp báo công khai”.
Báo này tường thuật "ông Lợi bị bắt về hành vi 'đưa hối lộ' với vai trò đồng phạm, giúp sức với nhóm bị can đã bị bắt về hành vi đưa hối lộ trước đó".

Vụ hối lộ công an: Bắt chủ Facebook ‘Diệt giặc nội xâm’

Ông Trần Minh Lợi đang đưa ra tài liệu tố cáo một vụ tiêu cực - Ảnh: Trung Chuyên
Ông Trần Minh Lợi đang đưa ra tài liệu tố cáo một vụ tiêu cực - Ảnh: Trung Chuyên

Bắt chủ tài khoản facebook 'chống giặc nội xâm' để điều tra hành vi đưa hối lộ

Dân Việt 38 liên quan
Chiều nay (22.3), Đại tá Lương Ngọc Lếp, Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, cùng ngày, Cơ quan điều tra Công an tỉnh đã bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi (SN 1968, trú xã Ea B'hốk, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) để điều tra làm rõ hành vi đưa hối lộ.
Thời gian qua, ông Lợi được nhiều người biết đến với tư cách là chủ tài khoản trang facebook “chống giặc nội xâm”. Trên trang facebook của mình, ông Lợi đưa nhiều clip âm thanh và hình ảnh, cho rằng đây là những bằng chứng về các sai phạm của một số cán bộ ở Đắk Lắk và Đắk Nông.
Bat chu tai khoan facebook 'chong giac noi xam' de dieu tra hanh vi dua hoi lo - Anh 1
Facebook của ông Trần Minh Lợi.
Về việc bắt ông Lợi, ông Lếp cho biết, trước mắt Cơ quan điều tra xác định ông này có hành vi đưa hối lộ, còn sự việc cụ thể ra sao, Công an tỉnh Đắk Nông sẽ tổ chức họp báo công khai khi có kết luận điều tra.
Tuy nhiên, theo nguồn tin của Dân Việt , việc ông Lợi bị bắt có thể có liên quan đến một vụ đưa nhận hối lộ cho một cán bộ công an huyện Đắk Mil (Đắk Nông). Trước đó, công an huyện Đắk Mil bắt một vụ đánh bạc với 6 bị can. Sau đó, trung úy Lãnh Thanh Bình (nguyên cán bộ điều tra công an huyện Đắk Mil) đã liên hệ với gia đình các bị can gợi ý việc lo cho các bị can tại ngoại.
Một trong số người nhà của các bị can đã liên lạc với ông Lợi để phanh phui hành vi này của ông Bình. Sau đó, nhóm người nhà các bị can đã gom 60 triệu đồng đưa cho ông Bình rồi bí mật ghi hình lại và đưa cho ông Lợi. Sau đó, ông Lợi đã mang các hình ảnh này tố cáo ông Bình.
Cùng với việc bắt tạm giam ông Bình sau khi ông này thừa nhận hành vi phạm tội của mình, Công an tỉnh Đắk Nông cũng tạm đình chỉ công tác thiếu tá Y Nam và trung úy Trần Thanh Hải (đều công tác tại Công an huyện Đắk Mil) vì liên quan đến vụ việc này.
Ngoài ra, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Đắk Nông cũng bắt tạm giam người nhà các bị can trong vụ đánh bạc gồm: Huỳnh Cao Trí (38 tuổi) và Nguyễn Xuân An (31 tuổi, cùng trú xã Thuận An, huyện Đắk Mil); ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Trương Thị Lan (47 tuổi) và Nguyễn Thị Tí (56 tuổi, cùng trú xã Thuận An, Đắk Mil) để điều tra hành vi đưa hối lộ.

VỢ ANH TRẦN MINH LỢI BỊ ÁP LỰC PHẢI TỪ CHỐI LUẬT SƯ BÀO CHỮA

Posted by adminbasam on 27/03/2016
FB Võ An Đôn
27-3-2016
Ông Trần Minh Lợi (áo trắng) bị công an bắt chiều 22-3 - Ảnh: Trung Tân/ Tuổi Trẻ.
Ông Trần Minh Lợi (áo trắng) bị công an bắt chiều 22-3 – Ảnh: Trung Tân/ Tuổi Trẻ.
Trưa nay, chị Phan Thị Thảo là vợ anh Trần Minh Lợi (Người chống tham nhũng bị Công an tỉnh Đắk Nông bắt giam) gọi điện báo cho tôi biết là gia đình chị hiện nay bị áp lực từ nhiều phía nên đành phải từ chối tôi làm luật sư bào chữa cho anh Lợi, cho dù bản thân chị và gia đình rất yêu quý tôi.
Tôi hỏi lý do nào chị từ chối tôi bào chữa cho anh Lợi ? thì chị Thảo không trả lời cụ thể mà nói là vì lý do “nhạy cảm”. Chị Thảo cho biết là sẽ nhờ một luật sư khác bào chữa cho anh Lợi để khỏi bị áp lực.
Hai ngày trước chị Thảo và gia đình từ tỉnh Đắk Lắk đến nhà tôi hối thúc tôi làm thủ tục bào chữa cho anh Lợi, nhưng hôm nay đột ngột từ chối tôi bào chữa, chắc chắn là bị áp lực rất lớn từ phía công quyền.
Tôn trọng quyền lựa chọn luật sư của thân chủ, tôi khuyên chị Thảo nên hết sức thận trọng khi nhờ luật sư bào chữa cho anh Lợi, nếu nhờ một luật sư không chân chính thì sẽ bất lợi rất lớn cho anh Lợi và gia đình.
Tôi nhận bào chữa cho anh Trần Minh Lợi là hoàn toàn miễn phí nhưng vẫn bị gia đình từ chối. Thật là khốn khổ khi phải làm người tử tế trong xã hội này !
____
FB Võ An Đôn

TÔI BÀO CHỮA CHO NGƯỜI CHỐNG THAM NHỮNG BỊ BẮT GIAM

25-3-2016
Sáng nay, chị Phan Thị Thảo là vợ anh Trần Minh Lợi đi cùng người thân đến nhờ tôi bào chữa cho anh Lợi đang bị giam tại Trại giam Công an tỉnh Đắk Nông.
Qua tìm hiểu thì chị Thảo cho biết: trước đây anh Lợi là chủ doanh nghiệp xây dựng có tiếng tại tỉnh Đắk Lắk, vì không chịu chung chi trong quá trình làm ăn nên bị chèn ép, đành phải bỏ nghề xây dựng.
Thấy cảnh người dân bị lừa tiền chạy việc làm, chạy án, bị thu hồi đất nhưng không trả tiền bồi thường… anh đã tự tay làm đơn tố cáo giúp nhiều người dân trong vùng. Kết quả có 47 cán bộ tỉnh Đắk Lắk liên quan đến tiêu cực bị kỷ luật, cắt chức, chuyển công tác (trong đó có 11 công an huyện Cưkuin), buộc những kẻ chiếm đoạt phải trả lại tiền cho nhân dân hàng tỷ đồng.
Một nhóm 06 người bị Công an huyện Đắk Min (tỉnh Đắk Nông) bắt giam về tội Đánh bạc, cán bộ điều tra ra giá nếu đưa 20 triệu đồng mỗi người thì cho tại ngoại. Người nhà của các con bạc kể lại sự việc cho anh Lợi nghe và nhờ anh Lợi chỉ cách thức đưa những người đòi tiền hối lộ ra ánh sáng; anh Lợi chỉ cách quay phim, chụp hình cảnh nhận tiền hối lộ 60 triệu đồng.
Một trong ba cán bộ nhận tiền hối lộ đến nhà đưa cho anh Lợi một xấp tiền để anh lợi đừng tố cáo nhưng anh không chịu, họ nhắn tin sẽ đưa 500 triệu đồng nếu anh Lợi không tố cáo họ.
Sau đó, anh Lợi làm đơn tố cáo gửi Công an tỉnh Đắk Nông, tố cáo cán bộ điều tra vụ án đánh bạc nhận tiền hối lộ, sau mấy ngày gửi đơn tố cáo thì 03 cán bộ công an bị đình chỉ công tác và bắt giam 01 cán bộ để điều tra.
Chiều ngày 22/3/2016, anh Lợi bị Công an tỉnh Đắk Nông khởi tố và bắt giam về tội “Đưa hối lộ” với vai trò là người xúi giục, theo Điều 289 Bộ luật hình sự, có khung hình phạt đến 20 năm tù.
Với thành tích như trên, lẽ ra anh Lợi phải được cơ quan phòng chống tham nhũng tặng thưởng huân chương vì sự nghiệp chống tiêu cực tham những, chứ sao lại bắt giam một người như anh, thì xã hội còn ai dám chống tham những nữa ?
(Hình chụp vợ anh Trần Minh Lợi và gia đình đến nhà tôi nhờ bào chữa)
H1
H1____

DƯ LUẬN NÓI GÌ KHI NGƯỜI TỰ XƯNG "DIỆT GIẶC NỘI XÂM" BỊ BẮT VÌ HÀNH VI HỐI LỘ?

 
Với những ai quan tâm đến tham nhũng và chống tham nhũng đều không lạ lẫm gì khi nhắc đến cái tên Trần Minh Lợi (ngụ xã Ea B'hốk, huyện Cư Kuin, Đắk Lắk), đặc biệt là nhân dân khu vực Tây nguyên... Vài năm gần đây, ông Lợi được biết đến như một người tích cực chống tiêu cực trong các cơ quan nhà nước, ông cũng là người khá nổi tiếng trên facebook với slogan “Chống tham nhũng không chỉ việc của riêng ai” và là chủ nhân của Facebook “Giệt giặc nội xâm”, một trang cá nhân chuyên đăng tải các thông tin, hình ảnh tố cáo tiêu cực và kết quả xử lý của cơ quan chức năng. Từ tố cáo của ông nhiều cán bộ nhận hối lộ bị bắt, khởi tố về hành vi nhận hối lộ … có lẽ vậy, mà ngày khi ông Trần Minh Lợi bất ngờ bị cơ quan Cảnh Sát điều tra Công an tỉnh Đắc Nông bắt vào chiều ngày 22/3/2016 để điều tra về hành vi đưa hối lộ đã gây không ít xôn xao dư luận.

Xung quanh vấn đề này, cũng có nhiều ý kiến khác nhau: Người tin tưởng ông thì hi vọng đó không phải là sự thật, người không tin thì đòi hỏi sự nghiêm minh của pháp luật để bảo vệ những người bị ông Lợi hại… 
Liên quan đến vụ việc này bạn Nguyễn Minh Tiến - một facebooker tham gia bình luận trên trang facebook cá nhân ông Trần Minh Lợi như sau: “Bị vạch mặt nên ông lợi đang ra sức “giúp” bà con để chứng minh “trong sạch” và lấy lại “danh dự” cho mình, nếu thực sự giúp được thì cũng tốt những hi vọng đừng dùng thủ đoạn hèn hạ” (theo Nguyễn Minh Tiến). Bạn Công Minh thì cho rằng: “Ông lợi đã dùng sđt 0942802047 của mình để nhắn tin cho nhà minh và nhà báo Hoàng Thiên Nga và cả ông Hùng để khủng bố đe dọa… Và tất cả đều cùng một kịch bản với những vụ, việc trước đây”. 
Trong khi đó, bạn Phan Hòa Bình tỏ ra khá bất ngờ khi bình luận một bài viết của báo Tuổi Trẻ về vụ việc: “ĐÂU LÀ SỰ THẬT? Nếu như bài báo viết đúng thì Lợi quá vội vàng nóng vội trong tố cáo sai phạm."
Bạn Cao Nguyên khi trích dẫn ý kiến bình luận của luật sư Phùng Thì Hòa cho hay: “Không quan trọng một người dân bình thường hay một lãnh đạo cao cấp, chỉ cần chứng minh được những lời lẽ xuyên tạc, vu khống trên mạng xã hội gây hậu quả đến người bị vu khống đã đủ yếu tố cấu thành tội vu khống”.
Bạn Vương Thịnh, một người từng được ông Lợi giúp đỡ thì tỏ ra lo lắng: “Mình từng được chú giúp đỡ…. Mình không tin chú là người làm những việc ko đúng pháp luật. rất mong mọi chuyện qua nhanh…” 
Có thể nói, tham nhũng và chống tham nhũng là một chủ đề được đông đảo nhân dân quan tâm. Thực tế, đây là một vấn nạn phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã nhiều lần xác định: Tham nhũng là một trong 4 nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ, yêu cầu mọi tổ chức, cá nhân phải có trách nhiệm tham gia đấu tranh phòng chống tham nhũng, góp phần làm cho bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, giữ vững niềm tin yêu của nhân dân với Đảng và Nhà nước. 
Chính vì vậy, ngay sau khi ông Lợi bị cơ quan chức năng bắt để điều tra về “hành vi hối lộ”, “xúi dục” người khác nhận hối lộ vì mục đích cá nhân đã có nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận. Thực tế cho đến nay, vẫn chưa có một kết luận chính thức từ phía tòa án cho rằng ông Lợi có tội. Tuy nhiên, với tư cách là công dân chân chính, chúng ta không nhất thiết phải mập mờ phán xét khi sự việc chưa rõ trắng đen. Nếu ông Lợi là vô tội, tòa án kết luận hành vi của ông không cấu thành tội hối lộ thì dĩ nhiên ông phải được tự do, điều đó chúng ta vui mừng cho ông. Ngược lại, nếu hành vi của ông Lợi là như những gì báo chí đã thông tin và bị tòa kết luận là có tội thì ông Lợi phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, vậy thì chúng ta cũng chẳng cần gì phải ồn ảo. Bởi pháp luật không chỉ khuyến khích, bảo vệ người chống tham nhũng mà pháp luật cũng có những quy định nghiêm khắc, trừng trị nghiêm minh bất kỳ ai lợi dụng đấu tranh chống tham nhũng để bịa đặt, cài đặt nhằm mưu cầu lợi ích phi pháp cho cá nhân; vu khống làm mất danh dự người khác, vu khống cán bộ, làm mất đoàn kết và uy tín của bộ máy Nhà nước.
Cuối cùng, dù ông Lợi có bị kết luận có tội hay không, với lương tâm công dân, chúng ta đều phải xác định rằng: Chống tham nhũng là trách nhiệm của toàn đảng, toàn dân và đối với mọi hành vi lợi dụng chống tham nhũng để mưu cầu lợi ích cá nhân thì đều phải bị trừng trị nghiêm minh trước pháp luật!
Trưởng Bản

“Giặc nội xâm”

Từ lâu Đảng và nhân dân đã gọi những kẻ tham nhũng là “giặc nội xâm”, mà đã là “giặc” thì dù nội hay ngoại đều là kẻ thù của dân tộc cần phải bị tiêu diệt ngay chứ không chỉ chống hay đấu tranh, làm giảm.
(SKDS) - Từ lâu Đảng và nhân dân đã gọi những kẻ tham nhũng là “giặc nội xâm”, mà đã là “giặc” thì dù nội hay ngoại đều là kẻ thù của dân tộc cần phải bị tiêu diệt ngay chứ không chỉ chống hay đấu tranh, làm giảm.
Quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân trước tình trạng tham nhũng ngày một hoành hành có nguy cơ đến sự tồn tại chế độ và vị thế quốc gia đã khiến Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) đáng lẽ dự kiến sẽ được thông qua 2 kỳ họp như thông lệ, song đã được rút ngắn tại 1 kỳ họp đã thể hiện sự nghiêm trọng của vấn đề trong nhận thức của Quốc hội.
Sự phẫn nộ của nhân dân được các đại biểu Quốc hội chuyển tải vào trong kỳ họp đang diễn ra với vô vàn đề xuất về mặt pháp lý như tăng hình phạt, xếp tham nhũng vào tội phản quốc, so sánh với tội buôn ma túy thì nghiêm trọng hơn..., hoặc về đạo lý như cam kết không tham nhũng, vận động người tham nhũng từ chức,...
Lòng dân là thế và luật nước cũng không thiếu cơ chế, bộ máy chống tham nhũng cùng những điều luật nghiêm khắc dành cho tội tham nhũng, song lũ giặc nội xâm vẫn chưa bị tiêu diệt. Khó bởi đã là giặc thì không thể kêu gọi lương tâm giặc cam kết không... làm giặc! Khi giặc chưa bị nguy cơ dồn đến đường cùng thì khó mong giặc thức tỉnh để quy giáo xin hàng. Vấn đề là ta đủ mạnh chưa để áp đảo giặc nội xâm. Sức mạnh áp đảo giặc nội xâm ấy chính là sự đoàn kết của toàn dân và tính nghiêm minh của pháp luật. Luật pháp không nghiêm minh thì mọi khung hình phạt dù nghiêm khắc đến mấy cũng dễ bị lách, không thể phát huy.
Cái khó trong cuộc chiến chống giặc nội xâm là xác định kẻ thù. Với giặc ngoại xâm thì kẻ thù lộ mặt ngay khi đặt chân đến cương thổ quốc gia với mưu đồ rõ ràng, song giặc nội xâm khi chưa bị lộ mặt thì vẫn là anh em đồng chí của mình, thậm chí là cấp trên của mình và đều phát biểu một lòng yêu dân yêu nước chứ chưa thấy kẻ tham nhũng nào tuyên bố cướp bóc tài sản của nước của dân. Hơn nữa, đặc điểm của tham nhũng là phần lớn gắn liền với quyền lực như đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) đã chỉ ra: Đối tượng tham nhũng có quyền hành, tính toán chặt chẽ, từ liên kết trong nội bộ đến liên kết trên dưới. Khi bị phát hiện thì chạy án, chạy tội, chạy tù.
Chống giặc nội xâm phải bằng thế trận toàn dân với cơ chế phòng ngừa từ sự kiểm tra giám sát đối với tất cả các hoạt động của cán bộ có chức có quyền và trên thực tế đã chứng minh rằng nhiều vụ tham nhũng đã được phát hiện từ báo chí và tố cáo của người dân. Tuy nhiên, báo chí và người dân vốn chỉ phát hiện những chứng cứ nhiều khi không đủ để chứng minh và có thể trở thành kẻ vu khống. Dự luật đưa ra thiếu điều khoản bảo vệ người tố cáo một cách hiệu quả thậm chí còn có thêm điều khoản cơ quan báo chí phải cung cấp nguồn tin cho cơ quan chức năng khiến những người tích cực... ngại chống tham nhũng.
Luật Phòng, chống tham nhũng cần có hành lang bảo vệ người chống tham nhũng bên cạnh việc kiên quyết xử lý mọi hành vi tham nhũng. Khó có chuyện quần chúng, nhân viên chất vấn lãnh đạo một cách thường xuyên khi chưa có dân chủ thực sự trong bối cảnh tương quan “cuộc chiến” là giữa người có quyền và không có quyền, thậm chí là quan hệ phụ thuộc gắn liền với nồi cơm, manh áo của cả gia đình, con cái người “chất vấn”.
Tham nhũng là giặc thì dù giặc trước khi bị lộ có là đồng chí, anh em của mình, thậm chí có công lao đóng góp nào đấy cũng phải kiên quyết loại trừ bởi đấy là kẻ phản bội. Trong chiến tranh, kẻ phản bội nguy hiểm hơn kẻ thù trực diện rất nhiều, càng chức to càng nguy hiểm bởi hiểu quá rõ đội ngũ và phá rất ghê gớm. Giặc nội xâm trong hòa bình vì bất cứ lý do gì khi đã phản bội lý tưởng, phản bội nhân dân lại càng nguy hiểm hơn bởi chúng quá rành đường đi nước bước để phá hoại và có thể phá nát sự tồn tại của chế độ, sức mạnh của quốc gia như Đảng đã chỉ ra.
Lê Quý Hiền
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét