BÍ ẨN KHẢO CỔ 40
(ĐC sưu tầm trên NET)
Bức tượng gỗ lâu đời nhất thế giới gần 10.000 năm tuổi. (Ảnh: Ancient Origins)
Các ký hiệu trên bức tượng gỗ Shigir. (Ảnh: Ancient Origins)
Bức ảnh với chùm ánh sáng bí ẩn gây nhiều tranh cãi (Ảnh: Hector Siliezar)
Hoạ tiết hình người do rô bốt chụp trong hầm mộ nằm trong kim tự tháp.
Kim tự tháp ở Ai Cập vẫn còn ẩn chứa nhiều điều bí mật.
Hầm mộ của Hoàng hậu được xây bằng đá vôi.
Vật thể giống bóng đèn được chạm khắc trong một hầm mộ bên dưới Đền thờ Hathor ở Ai Cập. (Lasse Jensen/Wikimedia Commons)
Phải: Hình minh họa cục pin Bát-Đa từ ảnh cổ vật ở bảo tàng. (Ironie/Wikimedia Commons) Nền: Bản đồ khu vực bao quanh thành phố Bát Đa, I-rắc ngày nay. (Cmcderm1/iStock/Thinkstock)
Kim tự tháp: Công trình kiến trúc bí ẩn nhất của loài người
Nếu như phải chọn ra
một công trình kiến trúc vĩ đại nhất, bí ẩn nhất của con người, chắc
chắn Kim Tự Tháp sẽ là một ứng viên cực kỳ sáng giá.
Cùng với xác ướp, tượng nhân sư, các kim
tự tháp vĩ đại của người Ai Cập là chủ đề yêu thích của các bộ phim,
câu truyện phiêu lưu, truyện kinh dị... Cho đến nay, vẫn chưa có một câu
trả lời chính thức, đầy đủ, chính xác nào cho những bí ẩn của Kim tự
tháp. Không phải ngẫu nhiên mà trong 7 kỳ quan thế giới (cổ đại), Kim tự tháp Giza đứng ở vị trí cao nhất và là kỳ quan cuối cùng còn sót lại cho đến ngày nay.
Kim tự tháp là gì?
Kim tự tháp là cách gọi chung của các kiến trúc hình chóp có đáy là hình vuông và bốn mặt bên là tam giác đều.
Trong suy nghĩ của đa số chúng ta, các Kim tự tháp chỉ có riêng ở Ai
Cập nhưng thực tế dạng công trình này có ở khắp nơi trên thế giới và là
tác phẩm của rất nhiều nền văn hóa khác nhau. Với mỗi nền văn hóa, Kim
tự tháp lại có những đặc điểm và mục đích sử dụng rất riêng.
Với người Ai Cập cổ đại, Kim tự tháp là công trình được xây dựng và sử dụng như một lăng mộ dành cho nhà vua.
Đây cũng là các kim tự tháp nổi tiếng và bí ẩn nhất thế giới cổ đại.
Theo sử sách, các nhà vua ngay sau khi lên ngôi, việc đầu tiên họ làm sẽ
là bắt đầu xây dựng kim tự tháp cho chính mình. Ngoài ra, một số truyền
thuyết cũng cho rằng kim tự tháp là nơi mà người Ai Cập bảo vệ các bí
mật vĩ đại nhất của mình.
Tiếp theo phải nhắc đến các kim tự tháp của người Mesopotamia mà chúng ta hay gọi là Ziggurats. Các Ziggurat là một phần trong những ngôi đền thờ cúng thiêng liêng nhất của người Mesopotamia.
Kim tự tháp của các nền văn minh ở châu Mỹ mà nổi bật là người Maya được sử dụng làm nơi hiến tế (con người) cho thần linh cũng là những công trình hết sức đáng chú ý.
Ngoài ra, các dân tộc khác như Nigeria,
Greece, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Roman, Ấn Độ và cả Indonesia cũng có
những Kim tự tháp riêng cho mình với những đặc điểm riêng biệt. Tuy
nhiên, không có bất cứ Kim tự tháp nào khác có thể so sánh được về độ vĩ
đại, kỳ bí với những công trình của người Ai Cập, vì vậy, trong bài
viết này, chúng ta sẽ đề cập đến những lăng mộ của Pharaon.
Vì sao Kim tự tháp Ai Cập lại chứa nhiều bí ẩn đến vậy?
Nếu như các công trình kim tự tháp khác
con người gần như đều có câu trả lời chính xác về cách thức mà người xưa
đã sử dụng thì riêng với những kim tự tháp Ai cập, đây còn là một đề
tài gây nhiều tranh cãi. Kim tự tháp, chưa cần đến những câu chuyện hư
cấu bởi chúng ta đã có vàn những bí ẩn về trình độ phát triển khoa học
và kỹ thuật của người Ai Cập xưa.
Điểm đầu tiên cần phải được nhắc đến là việc các Kim tháp được xây dựng từ các khối đá thiên nhiên nguyên khối,
hoàn toàn không sử dụng các vật liệu liên kết như cách chúng ta dùng xi
măng trong công nghệ xây dựng hiện đại. Các khối đá có cân năng đôi khi
đến cả chục tấn được đẽo gọt và ghép lại với nhau theo một cách không
thể hoàn hảo hơn, điều này đảm bảo độ vững chắc, hoàn hảo và trường tồn
với thời gian. Các khối đá này được liên kết với nhau hoàn toàn dựa trên
trọng lượng của chúng. Trên thực tế, kim tự tháp lớn và nổi tiếng nhất
của Ai cập hiện nay đã tồn tại được trên dưới 5000 năm. Phải biết rằng,
loại đá này không phải luôn được lấy ngay ở gần kim tự tháp mà một số
trường hợp, phải được vận chuyển từ những địa điểm cách xa nơi xây dựng
hàng trăm thậm chí hàng ngàn km. Đồng thời, cách mà người Ai Cập chuyển
được những tảng đá nặng hàng tấn này vào những vị trí chính xác để hòan
thành kim tự tháp còn là điều bí ẩn.
Thêm nữa, kim tự tháp cũng chứng minh một điều là người Ai Cập đã biết đến số Pi
- một hằng số mà sau này Archimedes được coi là người đã phát hiện ra.
Các Kim tự tháp luôn có một tỷ lệ kích thước rất chuẩn dựa trên việc
tính toán được số Pi. Ví dụ như Kim tự tháp Kheops, nếu chúng ta lấy hai
lần chiều cao chia cho diện tích đấy, chúng ta sẽ được số Pi. Đây được
coi là tỷ lệ chuẩn và hiệu quả nhất để xây dựng những kiến trúc như thế
này. Bên cạnh đó, các Kim tự tháp cũng được làm chi li đến mức dù được
ghép từ các khối đá lớn, riêng biệt nhưng chúng ta thậm chí không thể
luồn một lưỡi dao sắc mảnh vào giữa hai phiến đá. Tại kim tự tháp
Kheops, chiều cao chênh lệch giữa hai cạnh đối diện ở mức dưới 2cm - một
độ chính xác đến kinh hoàng nhất trong điều kiện người Ai Cập không có
các máy móc đo đạc chính xác như hiện nay.
Tiếp theo là cách mà người Ai Cập hiểu
về hiệu ứng nhiệt và một số yếu tố mà cho đến nay, khoa học vẫn chưa thể
làm rõ. Không gian bên trong các kim tự tháp được cho là sẽ đảm bảo
điều kiện hoàn hảo về nhiệt độ, độ ẩm... để giúp bảo quản xác của các
Pharaoh một cách tốt và hoàn hảo nhất. Cuối cùng phải kể đến sự hiểu
biết đáng kinh ngạc về thiên văn, các chòm sao và các định hướng xuất
sắc của người Ai Cập. Chỉ bằng cách quan sát các vì sao, họ đã định
hướng một cách chính xác gần như tuyệt đối (sai số dưới 3 độ).
Nó được xây dựng như thế nào?
Trước tiên phải nói rằng quá trình xây
dựng thực sự một kim tự tháp còn là một bí ẩn chưa có lời giải xác đáng.
Tất cả những gì chúng tôi đề cập đến sau đây chỉ là những giả thiết
được các nhà khoa học cho là có lý nhất về cách người ta xây dựng chúng.
Đầu tiên phải nói tới những điểm khoa
học đã thống nhất về cách thức xây dựng Kim tự tháp. Các công trình vĩ
đại này luôn được các Pharaoh khởi động ngay sau khi họ lên ngôi và sẽ
mất tới hàng chục năm để hoàn thành một kim tự tháp. Trong thời gian
này, một lượng nhân công khổng lồ sẽ được các vị vua của Ai Cập huy động
để xây lăng mộ cho mình. Nói chung, số lượng nhân công phụ thuộc vào
nhiều yếu tố: lương thực, thời tiết, chiến tranh... nhưng được cho là
dao động từ khoảng 20.000 đến 100.000 người làm việc liên tục. Số lượng
nhân công này sẽ được thay thế thường xuyên bởi xây dựng kim tự tháp là
công việc rất khổ ải và làm sức khỏe những nô lệ này kiệt quệ. Theo các
tài liệu có được, một nhân công trung bình chỉ có thể phục vụ trong
khoảng 3 năm là tối đa.
Nguyên liệu được sử dụng trong các Kim Tự Tháp Kheops
được lấy chủ yếu từ mỏ đá nằm cách không xa Kim tự tháp này. Tuy nhiên,
lớp đá bọc ngoài kim tự tháp phải lấy từ sông Tura về đến nơi xây dựng
Kim tự tháp. Mỗi khối đá nặng chừng 2,5 đến 8 tấn được di chuyển vượt
sông, vượt hàng trăm km để về đến nơi xây dựng. Quá trình này thật đáng
kinh ngạc vì sử dụng hoàn toàn sức người. Ngoài ra, đá granite phải được
lấy từ Aswan, một địa điểm cách công trình chừng 935km. Người ta ước
tính, việc di chuyển một khối đá mất chừng khoảng 2 tháng ròng rã.
Tất nhiên, người Ai Cập không thể kéo lê
các tảng đá nặng hàng tấn này suốt một quãng đường dài như vậy. Ngoài
việc sẽ cực kỳ tốn công sức, các khối đá đã được đẽo gọt này sẽ bị hư
hại nghiêm trọng. Để giải quyết, họ sử dụng các thanh trượt bằng gỗ, kéo
bằng dây thừng đến công trường. Tất nhiên, dù như vậy, công sức bỏ ra
để di chuyển một tảng đá cũng là rất lớn.
Đưa đá lên cao
Đây là bước gây nhiều tranh cãi nhất
trong quá trình xây dựng một Kim tự tháp. Hãy nhớ một điều quan trọng là
người Ai Cập khi đó hoàn toàn chưa có các loại máy móc hiện đại hỗ trợ.
Ngay cả bây giờ, tức là khoảng 4000 năm sau khi các kim tự tháp Giza
được hoàn thành, việc nâng các khối đá nặng hàng tấn lên độ cao hàng
chục mét vẫn là một thử thách lớn. Vậy tại sao, 4000 năm trước, con
người, cụ thể là người Ai Cập đã làm được việc đó?
Giả thiết đầu tiên, giả thuyết đơn giản nhất đó là: người Ai Cập xưa đã sử dụng cần trục và ròng rọc
để đưa các khối đá này lên cao. Giả thiết này sẽ rất hợp lý nếu như kim
tự tháp được xây bằng gạch hoặc những phiến đá nhỏ hơn. Còn với Kim tự
tháp, việc đưa các khối đá nặng chừng 2,5 tấn có vẻ khá khó khăn.
Trước hết, nếu sử dụng ròng rọc đơn,
chúng ta sẽ phải cung cấp một lực tương đương trọng lực của nó. Một
phiến đá trung bình 2,5 tấn và nếu mỗi công nhân có "lực tay"
tương đương 100kg, chúng ta sẽ cần ít nhất 25 người cùng kéo một phiến
đá. Tất nhiên, đây là một con số chấp nhận được. Tuy nhiên, liệu 25
người đó có đủ sức để kéo liên tục hòn đá lên hay không? Ngoài ra, lực
kéo tương đương sẽ giảm vài lần nếu chúng ta sử dụng ròng rọc kép. Nghe
có vẻ hợp lý. Tuy nhiên, làm sao để chúng ta có thể chế tạo ra những
ròng rọc có khả năng chịu đựng được lực kéo khổng lồ này là một bài toán
khó giải. Ngoài ra, đưa được lên cao sau đó làm thế nào để đưa những
viên đá này vào đúng vị trí? Giả thiết này có vẻ không hợp lý lắm.
Giả thiết thứ hai, được nhiều nhà khoa học chấp nhận hơn và cũng hợp lý hơn hẳn: người Ai Cập đã xây dựng những đường dốc bằng đất khổng lồ
để đưa những viên đá lên cao. Những đường dốc này được xây dựng vòng
quanh Kim tự tháp và sau khi hoàn thành được phá bỏ. Các đường dốc bằng
đất này giúp giảm đáng kể lực cần thiết để đưa hòn đá lên cao đồng thời
cũng cho phép nhiều người cùng kéo lên dễ dàng hơn.
Cụ thể, người Ai cập sẽ xây dựng một
đường dốc dài có độ dốc thấp từ mặt đất đến phần đang xây dựng dở của
Kim tự tháp. Sau đó, khi xây dựng lên những phần cao hơn, người ta sẽ
kéo dài con dốc nhằm đảm bảo độ dốc ở mức thích hợp với quá trình xây
dựng. Để kéo những viên đá từ chân dốc lên, người ta sử dụng những thanh
gỗ tròn nhằm giảm ma sát. Những tốp nhân công với số lượng thay đổi phù
thuộc vào kích cỡ phiến đá sẽ được huy động lần lượt.
Càng lên cao, chiều dài của con dốc sẽ
càng phải kéo dài và công việc của những người nhân công sẽ càng vất vả.
Tuy nhiên, may mắn cho họ, số lượng những phiến đá ở trên cao càng ngày
sẽ càng ít. Theo tính toán, tới 96% vật liệu được sử dụng ở 2/3 dưới
của tháp.
Tất nhiên, không phải chỉ có một đường
dốc duy nhất được sử dụng vì nếu thế, xây dựng một Kim tự tháp sẽ mất cả
trăm năm. Ngoài 2 hoặc 3 đường dốc chính được sử dụng liên tục, họ còn
xây dựng các đường dốc phụ và nhỏ hơn để mang được nhiều đá lên các phần
của kim tự tháp nhất có thể.
Xây dựng và hoàn thành
Sau khi đưa đá lên cao, các nhân công sẽ
đưa những hòn đá này vào đúng vị trí của nó. Các khối đá được liên kết
với nhau dựa hoàn toàn vào trọng lực của chúng, người Ai Cập không phải
sử dụng bất cứ loại vật liệu liên kết nào. Tùy vào kim tự tháp, thứ tự
sắp đặt các viên đá, họ sẽ tạo nên các cấu trúc bên trong khác nhau. Nói
chung, kiến trúc bên trong các kim tự tháp luôn hướng đến một điểm
chung là tạo ra các hành lang ảo cho linh hồn nhà vua đi đến được các vì sao.
Sau khi hoàn thành việc đặt các viên đá
để tạo nên hình dáng của Kim tự tháp, người Ai Cập sẽ tiến hành trau
chuốt mặt ngoài và mặt trong của Kim tự tháp cho đến khi hoàn tất. Công
việc chau chuốt được thực hiện từ trên xuống dưới. Họ sẽ lược bỏ các
phần lồi ra của mặt Kim Tự tháp, các đường dốc được gỡ bỏ, mặt trong của
kim tự tháp sẽ được khắc chữ...
Kim tự tháp và quá trình hoàn thành nó
vẫn là niềm tự hào của người dân Ai Cập. Sự vĩ đại và kỳ diệu của Kim tự
tháp thể hiện rõ trình độ và sự sáng tạo của người dân Ai Cập. Cho đến
nay, những bí ẩn trong quá trình xây dựng nó vẫn là một câu hỏi lớn của
nhân loại.
Bí ẩn trong tượng gỗ nhiều tuổi gấp đôi Kim tự tháp
Bức tượng Shigir gần
10.000 năm tuổi ở Nga được xem là tượng gỗ cổ xưa nhất thế giới, gấp
đôi tuổi của kim tự tháp Ai Cập, và chứa nhiều bí ẩn chưa được giải mã.
Bí ẩn trong tượng gỗ cổ xưa nhất thế giới
Theo Ancient Origins, tượng gỗ Shigir
đặt trong một bảo tàng ở Nga, có niên tại gần 10.000 năm tuổi, là bức
tượng gỗ lâu đời nhất trên thế giới. Nó lâu đời hơn từ 4.000 đến 5.000
năm so với bãi đá cổ Stonehenge ở Anh và gấp đôi tuổi kim tự tháp Ai Cập. Một số nhà nghiên cứu tin rằng, những ký hiệu hình học và dấu hiệu lạ khắc trên bức tượng chứa thông tin mã hóa về thế giới Thời kỳ đồ đá giữa.
Bức tượng gỗ lâu đời nhất thế giới gần 10.000 năm tuổi. (Ảnh: Ancient Origins)
Bức tượng Shigir được phát hiện vào tháng 1/1890, trong khu vực Sverdlovsk, rìa phía tây Siberia, Nga.
Nó bao gồm nhiều mảnh vỡ nằm trong một vỏ bọc dài 4 mét, bên dưới lớp
than bùn đầm lầy ở mỏ vàng. Chính nhờ bãi than bùn này mà bức tượng gỗ
tránh khỏi tác động của vi khuẩn, không bị mục nát và còn tương đối
nguyên vẹn sau nhiều thiên niên kỷ.
Giáo sư người Nga Dmitry Lobanov chắp
ghép mảnh vỡ ra được bức tượng cao 2,8 mét. Năm 1914, Vladimir
Tolmachev, nhà khảo cổ người Siberi, ghi chép cẩn thận tất cả các mảnh
vỡ bức tượng thông qua bản phác thảo và tính toán chiều cao nguyên gốc
của nó là 5,3m. Một đoạn tượng dài khoảng 2m đã bị đánh cắp sau khi trải
qua những biến động chính trị ở Nga vào thế kỷ 20.
Bức tượng gỗ Shigir được chạm khắc bằng những công cụ đá thô sơ trên gỗ thông rụng lá.
Phần thân cây gỗ thông có hình chữ nhật, phẳng, chứa nhiều đường kẻ
ngang ở phần giữa, đại diện cho xương sườn. Theo các nhà nghiên cứu, có
bảy gương mặt đại diện trong bức tượng này. Trên bề mặt gỗ có các biểu tượng hình học như chữ V, xương cá, đường thẳng, đường nguệch ngoạc, và nhiều biểu tượng trừu tượng khác.
Các ký hiệu trên bức tượng gỗ Shigir. (Ảnh: Ancient Origins)
Một số người cho biết, khuôn mặt của bức tượng mang thông tin mã hóa
của con người thuộc thời đại đồ đá giữa. Đây cũng là cách để người xưa
truyền lại nhận thức sơ khai về nguồn gốc con người và thế giới cho thế
hệ sau. Số khác lại tin rằng bức tượng là một bản đồ thời cổ đại. Những
đường thẳng, đường lượn sóng, và mũi tên chỉ ra cách để đến một địa điểm
và số lượng ngày của cuộc hành trình.
"Sở thú" cổ xưa nhất ẩn giấu dưới chân kim tự tháp cổ đại
Tin được không, bên dưới kim tự tháp tại Mexico là một nghĩa địa thú khổng lồ...
Mới đây, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy khu vực được xem là một trong những "sở thú" cổ xưa nhất của loài người tại các kim tự tháp thuộc thành phố cổ đại Teotihuacan, Mexico.
Bên trong "sở thú" là những hài cốt của báo, đạo bàng, sói... cùng nhiều loài vật khác. Tất cả đều có dấu hiệu bị ngược đãi, hành hạ bởi con người.
Kim tự tháp thuộc thành phố Teotihuacan.
Những hài cốt này có niên đại rơi vào những năm 150 - 350 sau CN. Và
xét trên vị trí tìm thấy những hài cốt này cùng các hình vẽ như sói và
báo mặc chiến giáp ăn tim người, các chuyên gia tin rằng chúng phục vụ cho nghi lễ tế thần - có thể là bằng thịt người.
Những hài cốt này có niên đại rơi vào những năm 150 - 350 sau CN.
Để xác nhận điều này, các chuyên gia đã phân tích đồng vị nguyên tử
nitrogen có trong hài cốt để xác định xem chúng đã ăn gì. Kết quả cho
thấy rất nhiều loài vật tại đây được nuôi nhốt bằng thịt người hoặc chó.
Ngoài ra, hài cốt của chúng chịu khá nhiều thương tổn có thể là do con người gây ra nhằm kiểm soát chúng. Đồng thời, một số bộ xương cho thấy chúng đã từng được bảo quản bằng một phương pháp giống như thú nhồi bông bây giờ. Các chuyên gia đặt ra giả thuyết rằng, chúng đã vô tình bị giết chết trong quá trình nuôi nhốt, nhưng được nhồi bông lại để sử dụng trong các nghi lễ sau này.
Xương chân của đại bàng thường có vết nứt gãy - kết quả từ quá trình buộc nhốt.
Những bằng chứng như vậy đã giúp các chuyên gia tin rằng khu vực này
là một trong những "sở thú" lâu đời nhất, cho thấy hoạt động nuôi nhốt
và bắt giữ động vật đã có từ thời xa xưa.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Smithsonia (Mỹ).
Mới đây, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy khu vực được xem là một trong những "sở thú" cổ xưa nhất của loài người tại các kim tự tháp thuộc thành phố cổ đại Teotihuacan, Mexico.
Bên trong "sở thú" là những hài cốt của báo, đạo bàng, sói... cùng nhiều loài vật khác. Tất cả đều có dấu hiệu bị ngược đãi, hành hạ bởi con người.
Kim tự tháp thuộc thành phố Teotihuacan.
Những hài cốt này có niên đại rơi vào những năm 150 - 350 sau CN.
Ngoài ra, hài cốt của chúng chịu khá nhiều thương tổn có thể là do con người gây ra nhằm kiểm soát chúng. Đồng thời, một số bộ xương cho thấy chúng đã từng được bảo quản bằng một phương pháp giống như thú nhồi bông bây giờ. Các chuyên gia đặt ra giả thuyết rằng, chúng đã vô tình bị giết chết trong quá trình nuôi nhốt, nhưng được nhồi bông lại để sử dụng trong các nghi lễ sau này.
Xương chân của đại bàng thường có vết nứt gãy - kết quả từ quá trình buộc nhốt.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Smithsonia (Mỹ).
Chùm sáng bí ẩn trên đỉnh kim tự tháp của người Maya
Năm
2009, khi gia đình Hector Siliezar đến thăm thành phố Maya cổ đại
Chichen Itza, với chiếc iPhone mang theo, ông đã chụp được 3 bức ảnh kim
tự tháp El Castillo (Mexico) - nơi từng là một trong những ngôi đền
linh thiêng nhất của người Maya thờ vị thần đầu người mình rắn Kukulkan.
Tại thời điểm này, trời đang bắt đầu có
bão và Siliezar đã nhanh chóng trở về sau khi hoàn thành xong 3 tấm ảnh.
Sau đó, xem lại các bức hình vừa chụp, Siliezar không khỏi ngạc nhiên
khi thấy trong 2 bức ảnh đầu tiên chỉ có những đám mây đen bay trên đỉnh
kim tự tháp nhưng bức thứ 3 thì lại có điều không bình thường.
Bức ảnh với chùm ánh sáng bí ẩn gây nhiều tranh cãi (Ảnh: Hector Siliezar)
Theo đó, một chùm ánh sáng bí ẩn bỗng xuất hiện ngay trên đỉnh kim tự tháp, hướng thẳng phía bầu trời khi tiếng sét vang lên.
Siliezar gần đây đã chia sẻ bức ảnh của
mình với các chuyên gia chuyên nghiên cứu về những điều huyền bí. Ông
cho biết các thành viên trong gia đình mình đều không nhìn thấy chùm ánh
sáng đó, nó chỉ xuất hiện trên máy ảnh.
Ngay lập tức, bức ảnh đã trở thành đề
tài nóng bỏng trên một số diễn đàn với 2 luồng ý kiến trái ngược nhau.
Người thì cho rằng tia sáng đó là dấu hiệu ám chỉ ngày tận thế
21/12/2012 - ngày đánh dấu sự kết thúc một chu kỳ trong lịch của người
Maya, người lại nghĩ đó đơn giản chỉ là kết quả từ một lỗi trục trặc của
chiếc iPhone.
Kỹ sư Jonathon Hill đến từ Đại học bang
Arizona, người chuyên nghiên cứu về các loại máy ảnh được sử dụng trong
các sứ mệnh sao Hỏa của NASA, nói rằng “chùm ánh sáng” trong bức ảnh
chụp kim tự tháp El Castillo là một trường hợp điển hình của sự biến
dạng hình ảnh.
Không phải ngẫu nhiên khi mà trong ba
bức hình, chùm sáng lại chỉ xuất hiện ở bức được chụp khi có tiếng sét
vang lên trên bầu trời..
Cường độ tia chớp có thể gây ra sự bất
thường trong bộ cảm biến CCD của máy ảnh; hoặc tạo ra một cột gồm các
điểm ảnh, hoặc tạo ra một ánh phản xạ bên trong ống kính máy ảnh – cái
mà được ghi nhận bởi thiết bị cảm biến. Trong cả hai trường hợp này, độ
sáng vượt quá mức bình thường sẽ được bổ sung vào các điểm ảnh trong cột
đó ngoài ánh sáng thu được trực tiếp từ hiện trường.
Ngoài ra, trên thực tế, khi được tách ra
bởi phần mềm photoshop hoặc phần mềm phân tích hình ảnh khác, các chùm
sáng đi theo hướng thẳng đứng trong hình ảnh.
Tìm thấy hình hoạ kỳ lạ, có thể giải mã bí ẩn kim tự tháp
Những
bí mật vỹ đại cuối cùng của các kim tự tháp ở Ai Cập có thể sẽ được
giải mã với sự hỗ trợ của một con rô bốt được chế tạo tại đại học Leeds,
Vương Quốc Anh.
Hoạ tiết hình người do rô bốt chụp trong hầm mộ nằm trong kim tự tháp.
Những hình ảnh được chụp bởi một chiếc camera gắn trên con “rô bốt rắn” di chuyển bên trong Kim Tự Tháp Giza chiếu về cho thấy những hoạ tiết mật mã được biết bằng sơn đỏ dưới sàn của một hầm mộ nhỏ và được nguỵ trang khá kín.
Các nhà Ai Cập học tin rằng nếu giải mã
thành công những ký tự hoạ tiết này sẽ tìm được lời giải cho những câu
hỏi bí mật liên quan đến cấu trúc và quá trình xây dựng kim tự tháp mà
cho đến nay chúng ta vẫn chưa thấu hiểu hết.
Kim tự tháp ở Ai Cập vẫn còn ẩn chứa nhiều điều bí mật.
Kim tự tháp được xem là một trong 7 kỳ
quan của thế giới cổ đại. Kim Tự Tháp Giza được xem là công trình lăng
mộ được xây dựng cho Pharoah Khufu, người trị vì Triều đại Ai Cập thứ 4
và vị vua này đã qua đời năm 2566 Trước Công Nguyên.
Trong Kim Tự Tháp Giza có 3 phần mộ chính đó là phần Mộ Vua, Mộ Hoàng Hậu và phần mộ với tên gọi theo tiếng Anh là “Grand Gallery”.
Hầm mộ của Hoàng hậu được xây bằng đá vôi.
Đây không phải là lần đầu tiên người ta
sử dụng rô bốt để thăm dò và khám phá các hầm mộ trong những kim tự tháp
ở Ai Cập. Trước đó, vào năm 1993, rô bốt đã được sử dụng để thực hiện
các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và những thiết bị của người hiện đại đã
phát hiện thấy các mẩu kim loại ở bên trong những kim tự tháp ở Ai Cập.
Vết nhiệt bất thường trong kim tự tháp Ai Cập
Công nghệ rà quét hiện đại giúp các nhà khoa học phát hiện ra dấu hiệu bất thường bên trong kim tự tháp cổ đại ở Ai Cập.
Họ quét hồng ngoại trên bốn kim tự tháp, hai cái ở Giza và hai cái còn lại ở Dahshur, một khu di tích khác nằm về phía Nam thủ đô Cairo. Kết quả, phát hiện dấu nhiệt bất thường ở kim tự tháp Lớn.
Dấu hiệu nhiệt bất thường màu đỏ bên trong kim tự tháp Lớn cho thấy có thể tồn tại những khoảng trống hoặc những vật liệu khác nằm giữa các tảng đá. (Ảnh: Discovery News).
"Dấu hiệu này khá là bất ngờ, nó nằm rất gần chúng ta và ngay sát với mặt đất", Mehdi Tayoubi, sáng lập viên của HIP cho biết.
Dấu hiệu này thể hiện bằng sự chênh lệch nhiệt độ trên ảnh nhiệt thu được sau khi quét. Lý giải về chúng, nhóm nghiên cứu cho rằng có thể tồn tại những khoảng trống hoặc những vật liệu khác nằm giữa các tảng đá.
"Tôi vẫn chưa thể khẳng định cái gì nằm sau những tảng đá ấy, nhưng chắc chắn nó sẽ mở ra những khám phá vô cùng lớn", Mamdouth Eldamaty, Bộ trưởng Bộ Khảo cổ Ai Cập nói.
Tayoubi và nhóm nghiên cứu đang nỗ lực giải thích dấu hiệu này song song với việc rà quét kỹ hơn toàn bộ kim tự tháp Lớn.
Dự án này sử dụng các công nghệ quét hồng ngoại, chụp X-quang và giả lập 3D để dựng lại cấu trúc bên trong kim tự tháp. (Ảnh: Discovery News).
"Chúng tôi cần dựng lại mô hình dựa trên dấu hiệu nhiệt để kiểm
tra các giả thiết khác nhau, từ đó đưa ra giải thích chính xác nhất", Tayoubi kết luận.
Việc thăm dò kim tự tháp trong khuôn khổ nghiên cứu dự kiến sẽ kéo dài ít nhất là một năm với việc rà quét và khám phá nhiều di tích hơn.
Phát hiện vết nhiệt lạ trong kim tự tháp Ai Cập
Theo UPI, một nhóm khảo cổ quốc tế đã phát hiện ra dấu hiệu lạ bên trong kim tự tháp Lớn (Great Pyramid) thuộc về vua Khufu trong khi thực hiện một nghiên cứu bằng phương pháp quét hồng ngoại trên các kim tự tháp. Nghiên cứu này là sự hợp tác giữa Bộ Khảo cổ Ai cập và Viện Bảo tồn và tôn tạo di sản (HIP) của Pháp, đại học Laval (Canada) và đại học Nagoya (Nhật Bản).Họ quét hồng ngoại trên bốn kim tự tháp, hai cái ở Giza và hai cái còn lại ở Dahshur, một khu di tích khác nằm về phía Nam thủ đô Cairo. Kết quả, phát hiện dấu nhiệt bất thường ở kim tự tháp Lớn.
Dấu hiệu nhiệt bất thường màu đỏ bên trong kim tự tháp Lớn cho thấy có thể tồn tại những khoảng trống hoặc những vật liệu khác nằm giữa các tảng đá. (Ảnh: Discovery News).
Dấu hiệu này thể hiện bằng sự chênh lệch nhiệt độ trên ảnh nhiệt thu được sau khi quét. Lý giải về chúng, nhóm nghiên cứu cho rằng có thể tồn tại những khoảng trống hoặc những vật liệu khác nằm giữa các tảng đá.
"Tôi vẫn chưa thể khẳng định cái gì nằm sau những tảng đá ấy, nhưng chắc chắn nó sẽ mở ra những khám phá vô cùng lớn", Mamdouth Eldamaty, Bộ trưởng Bộ Khảo cổ Ai Cập nói.
Tayoubi và nhóm nghiên cứu đang nỗ lực giải thích dấu hiệu này song song với việc rà quét kỹ hơn toàn bộ kim tự tháp Lớn.
Dự án này sử dụng các công nghệ quét hồng ngoại, chụp X-quang và giả lập 3D để dựng lại cấu trúc bên trong kim tự tháp. (Ảnh: Discovery News).
Việc thăm dò kim tự tháp trong khuôn khổ nghiên cứu dự kiến sẽ kéo dài ít nhất là một năm với việc rà quét và khám phá nhiều di tích hơn.
Bí ẩn kim tự tháp (P2): Trường năng lượng của các kim tự tháp
Kim tự tháp, những kiến trúc bí
ẩn có trên khắp hành tinh của chúng ta, ngay cả ở những nơi xa xôi nhất
của thế giới. Chúng là những công trình khổng lồ thậm chí có khả năng
thách thức trình độ kỹ thuật hiện đại ngày nay, gây ngạc nhiên cho các
nhà khoa học, kỹ sư và nhà khảo cổ.
Ngôi
đền Borobudur trên đảo Java là di tích Phật giáo lớn nhất thế giới.
Được xây dựng trong suốt thế kỷ thứ 8 và 9, cấu trúc tôn giáo này là một ví dụ khác của kim tự tháp, với một nền rộng và các gò phân tầng.
Đền Borobudur được biết
đến là một lăng mộ, nhưng cũng là một địa điểm hành hương. Các tín đồ
sẽ bắt đầu từ dưới đáy lên trên đỉnh. Đền Borobudur được xây theo theo
kiến trúc ba tầng.
- Tầng thứ nhất là một kiến trúc hình chóp gồm 5 thềm hình vuông.
- Tầng thứ hai có hình nón gồm ba thềm tròn đồng tâm.
- Tầng thứ ba là một bảo tháp hoành tráng nằm ở đỉnh.
Thiết kế phức tạp này cuốn hút các học
giả, đặc biệt khi nhìn từ trên không trung, đền Borobudur không thật sự
giống một kim tự tháp, nhưng nó là một kim tự tháp dạng bậc thang.
Tầng trên cùng của Kim tự tháp lạ thường
này có 72 cấu trúc hình chuông được gọi là “tháp”, trong mỗi tháp có
một bức tượng Phật ngồi. Chúng được xem như quả trứng hoàn cầu, hay
trung tâm của sự thay đổi. Một điều khó có thể tin khác là, ở Ấn Độ “bảo
tháp” được gọi là Sicarra, trong khi từ này trong tiếng Ai Cập có nghĩa
là kim tự tháp bậc thang, hay bậc thang đến Thiên đường. Một lần nữa
chúng ta lại thấy rất nhiều sự tương đồng giữa các nền văn minh cổ đại,
khiến chúng ta phải tự hỏi phải chăng hai nền văn minh này đang tuân
theo một bộ phương pháp xây dựng tương đồng.
Kim tự tháp màu trắng khổng lồ ở Trung Quốc
Năm 1947, trong khi đang bay cách thành
phố Tây An 40 dặm (64km) về phía tây nam, Thượng tá Maurice Sheahan đã
phát hiện một gò đất khổng lồ bí ẩn bị cô lập ở Đồng bằng Tần Xuyên. Chỉ
trong vài ngày, Sheahan đã báo cáo trường hợp này với tờ New York
Times, mô tả cái ông tin là một Kim tự tháp khổng lồ ở Trung Quốc dường
như còn lớn hơn Đại Kim tự tháp Giza ở Ai Cập.
Kể từ khi câu chuyện được lan truyền, 37
gò đất nhỏ hình kim tự tháp đã được phát hiện ở Trung Quốc, bao gồm cả
lăng mộ Tần Thủy Hoàng, vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Truong Quốc,
nơi hàng ngàn bức tượng chiến binh đất nung được chôn cất trong thế kỷ
thứ 3 TCN.
Các nhà khảo cổ và khoa học gia nhìn
nhận các đồi núi nhỏ này chỉ đơn giản là mộ phần của các Hoàng đế Trung
Hoa đầu tiên, nhưng một số nhà nghiên cứu tin rằng đây thực chất là các
kim tự tháp nhưng đã bị chính quyền Trung Quốc che giấu.
Walter Hain, một tác giả chuyên viết về
các đề tài khoa học, đã tường thuật lại trên website của ông về câu
chuyện Gaussmam lần đầu tiên nhìn thấy kim tự tháp tại Trung Quốc: “Tôi
nghiêng cánh để tránh một ngọn núi và chúng tôi tiếp cận một thung lũng
bằng phẳng. Ngay bên dưới là một kim tự tháp khổng lồ màu trắng. Nó
trông giống như đến từ truyện cổ tích.
“Kim tự tháp phủ lên mình màu trắng
lung linh. Đó có thể là kim loại hay một loại đá nào đó. Màu trắng tinh
khiết xuất hiện trên tất cả các mặt. Điều đáng chú ý là khối đá trên
đỉnh, một mảnh chất liệu tựa ngọc lớn mà có thể là pha lê. Mặc dù rất
muốn nhưng chúng tôi không có cách nào hạ cánh. Chúng tôi cảm thấy rất
chấn động trước quy mô hoành tráng của nó”.
Câu chuyện này sau đó đã được tờ New
York Times lựa chọn, tờ báo đã viết một bài về kim tự tháp vào ngày
28/3/1947. Giám đốc hãng Hàng Không Hoàn Cầu của Mỹ, ông Far Eastern đã
có buổi phỏng vấn Đại tá Colonel Maurice Sheahan, nói về việc ông đã
nhìn thấy một Kim tự tháp khổng lồ cách 40 dặm về phía tây nam của Tây
An. Hai ngày sau khi báo cáo, tờ báo cũng đăng một bức ảnh, ghi tên tác
giả Gaussman.
Ảnh kim tự tháp tại Trung Quốc đăng trên tờ New York Times, số ra ngày 30/5/1947, ghi tên tác giả là James Gaussman. (Nguồn: Ancient Origins)
Trong những năm 1940 và 1950, các bức
ảnh chụp kim tự tháp có rất nhiều và chúng ta nhìn thấy hình ảnh các kim
tự tháp rất rõ ràng, nhưng vào những năm 1970 và 1980, chính phủ Trung
Quốc đã ra lệnh trồng cây lên những kim tự tháp này để che giấu những
công trình ngoạn mục như vậy khỏi tầm mắt của công chúng. Phải chăng có
tồn tại mật mã trong các kim tự tháp của Trung Quốc? Phải chăng chính
phủ chỉ đơn giản là không muốn công khai nó ra? Hay phải chăng khoa học
truyền thống cũng đang cố che giấu một số sự thật ra khỏi tầm mắt của
công chúng?
Khoa học truyền thống gần như là một hệ
thống khép kín. Trong khoa học truyền thống, hệ tư tưởng có cấu trúc khá
cứng nhắc, và bất cứ điều gì không phù hợp với hệ tư tưởng đó sẽ bị phủ
nhận, giống như trong tôn giáo hiện nay. Bất cứ điều gì không phù hợp
với hệ tư tưởng sẽ bị chối bỏ và che giấu khỏi cặp mắt tò mò của công
chúng. Điều này được gọi là vùng cấm của khảo cổ học.
Kim tự tháp được xây dựng ngày nay
Nhiều người không biết rằng có những kim
tự tháp lớn và hiện đại ở Nga và Ukraine. Khoảng năm 1989, Alexander
Golod ở Moscow tin rằng các kim tự tháp tạo ra trường năng lượng lớn có
thể tác động đến cả các vật liệu sinh học và phi sinh học.
Trong mười năm qua, các nhà khoa học Nga
đã nghiên cứu chuyên sâu về các nguồn năng lượng của kim tự tháp. Họ đã
chỉ ra rằng nếu bỏ các vật thể vào bên trong kim tự tháp, thì bằng cách
nào đó nó có thể giúp kích thích tăng trưởng, tăng cường sức khỏe và
tuổi thọ vật thể này. Họ đã phát hiện ra rằng nếu sau khi uống thuốc
kháng sinh, và bạn sống trong kim tự tháp trong khoảng 29 ngày, thì hoạt
lực của kháng sinh sẽ được tăng lên hàng nghìn lần.
Người ta đã ghi nhận được sự tồn tại của
trường năng lượng này. Không quân Nga nhận thấy có một trường năng
lượng lớn hiển thị trên radar của họ, cao khoảng một dặm, phóng ra phía
trên kim tự tháp lớn của Golod tại Moscow.
Liệu hiện tượng này có thể là thật? Liệu
kim tự tháp thực sự có khả năng thay đổi sự sống theo cách mà các nhà
khoa học Nga tuyên bố ngày nay? Và có thể nào những nền văn minh cổ đại
trong quá khứ đã biết về những nguồn năng lượng này? Có phải vì vậy mà
chúng ta tìm thấy rất nhiều Kim tự tháp trên khắp thế giới hay không?
Bố cục vị trí của các kim tự tháp là vô cùng thú vị, bởi vì nó dường như được đặt tại những nơi phát ra năng lượng.
Từ “kim tự tháp” xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ, có nghĩa là “lửa tại trung tâm”. Người
Hy Lạp cổ đại nghĩ rằng dạng hình học của các Kim tự tháp sẽ giúp tập
trung năng lượng vũ trụ, và các kim tự tháp khắp nơi trên thế giới là
một dạng thức của các cỗ máy thu thập năng lượng.
Trên thực tế, có hàng nghìn kim tự tháp
trên khắp hành tinh của chúng ta, và chúng giống nhau từ thiết kế cho
đến tính chất. Vai trờ của các kim tự tháp ở Ai Cập là rất giống với các
kim tự tháp ở bán đảo Yucatan và ở trung tâm Mexico. Tuy vậy con người
ngày nay vẫn rất mơ hồ về sự tồn tại của chúng. Có lẽ khi khoa học phát
triển hơn, người ta sẽ lý giải được mối liên hệ giữa các kim tự tháp
khắp nơi trên thế giới.
Tác giả: Ivan Petricevic, Ancient Code
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Tham khảo bản dịch từ Tinh Hoa net.
Đăng tải với sự cho phép. Đọc bản gốc ở đây.
Tham khảo bản dịch từ Tinh Hoa net.
Ai Cập cổ đại từng được chiếu sáng bằng điện?
Vũ trụ chứa đầy những điều bí ẩn
đang thách đố tri thức của nhân loại. Bộ sưu tập những câu chuyện “Khoa
học Huyền bí” của Thời báo Đại Kỷ Nguyên về những hiện tượng lạ thường
đã kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng chưa từng mơ tới.
Chúng có thật hay không? Điều đó tùy bạn quyết định!
Ngày nay, chúng ta thấy rất đỗi
bình thường với những đường chân trời thành phố về đêm, các ánh đèn phố,
và nguồn năng lượng thúc đẩy những tiện ích hiện đại của chúng ta.
Nhưng, phải chăng những người thông thái ở Ai Cập và Lưỡng Hà thời cổ
đại cũng sở hữu kiến thức về điện, không chỉ để thắp sáng mà còn có các
công nghệ vận hành bằng điện năng? Trong khuôn khổ của các bằng chứng
khảo cổ khai quật được, câu trả lời dường như đã được khẳng định.
Hình khắc nổi bên dưới Đền thờ thần
Hathor ở Dendera, Ai Cập là bằng chứng được nhắc đến nhiều nhất, cho
chúng ta thấy những người Ai Cập cổ đại đã từng sử dụng điện. Trên đó
miêu tả các hình người đang đứng xung quanh một vật thể giống bóng đèn
cỡ lớn.
Bóng đèn thời cổ đại?
Vật thể giống bóng đèn được chạm khắc trong một hầm mộ bên dưới Đền thờ Hathor ở Ai Cập. (Lasse Jensen/Wikimedia Commons)
Đui đèn được tượng trưng bằng một vật
trông giống như bông hoa sen với thân như dây cáp chạy dọc theo phần
dưới của “thiết bị”. Bên trong “bóng đèn” là một sợi dây như con rắn uốn
khúc ra bên ngoài “đui đèn” hình hoa sen. Theo những người ủng hộ giả
thuyết rằng hình vẽ này miêu tả ánh sáng đèn điện, như Erich Von Däniken
đã từng viết cuốn “Chariot of the Gods” (tạm dịch: Xe ngựa của Thần),
thì con rắn này biểu thị cho dây tóc bóng đèn.
Von Däniken đã tạo ra một mô hình bóng đèn này trong phòng thí nghiệm và nó đã hoạt động, phát ra ánh sáng tím kỳ dị.
Ông đã sử dụng cùng loại thông số về
kích thước, bao gồm hai chùm kim loại giống như cánh tay kéo dài đến đầu
to của bóng đèn, và một sợi dây kết nối những chùm đó với “đui đèn” ở
đầu bên kia.
Nhưng lấy đâu ra nguồn năng lượng để thắp sáng bóng đèn vào thời Ai Cập cổ đại?
Pin cổ đại?
Phải: Hình minh họa cục pin Bát-Đa từ ảnh cổ vật ở bảo tàng. (Ironie/Wikimedia Commons) Nền: Bản đồ khu vực bao quanh thành phố Bát Đa, I-rắc ngày nay. (Cmcderm1/iStock/Thinkstock)
Một món cổ vật được phát hiện ngoài Ai
Cập, bên ngoài thành phố Bát-đa ngày nay, cho thấy rằng hoạt động sản
xuất điện đã từng được tiến hành ở khu vực Trung Đông hàng nghìn năm về
trước. Cổ vật này được gọi là Pin Bát-đa.
Pin Bát-đa khá là thô sơ so với các loại
pin của chúng ta ngày nay. Nó gồm một bình đất sét nung với nắp làm từ
nhựa đường. Một thanh sắt xuyên qua nắp bình được bao quanh bởi trụ
đồng. Người ta tin rằng chiếc bình này đã được đổ đầy một chất có tính
axit như dấm, giúp nó sản sinh ra một nguồn điện khoảng 1,1 vôn. Mô hình
phỏng chế của loại pin này cho thấy nó thật sự có thể hoạt động.
1,1 vôn có thể không nhiều lắm, nhưng
nếu buộc một vài pin loại này với nhau, thì điện áp sẽ gia tăng. Chiếc
pin này có niên đại từ 250 TCN đến 250 SCN. Hiện nay, người ta cho rằng
những cái pin này đã được sử dụng trong kỹ thuật mạ điện thời xưa (mạ
một lớp kim loại lên trên bề mặt một kim loại khác).
Những chiếc pin này không chỉ là nguồn năng lượng trên lý thuyết.
Một số người tuyên bố rằng một trong
những công trình biểu tượng nhất của Ai Cập trên thực tế lại bị hiểu lầm
nhiều nhất. Cụ thể, những người ủng hộ giả thuyết tồn tại điện ở Ai Cập
cổ đại nói rằng Đại Kim tự tháp Giza trên thực tế đã được sử dụng như
một nhà máy điện.
Nhà máy điện cổ đại?
Ý tưởng này đã được khởi xướng bởi tác
giả và nhà nghiên cứu Christopher Dunn trong quyển sách “The Giza Power
Plant” (tạm dịch: Nhà máy điện Giza) và “Lost Technologies of Ancient
Eqypt” (Những công nghệ bị lãng quên của Ai Cập cổ đại).
Dunn nói rằng King Chambers-tức “Căn
phòng của vua” nằm ngay trung tâm của Đại Kim tự tháp thực chất chính là
bộ máy phát điện trung tâm của siêu công trình này. Nó được xây dựng
chủ yếu bằng đá granit hồng, một chất liệu giàu hàm lượng thạch anh vi
tinh thể.
Trên thực tế, Đại kim tự tháp chủ yếu
làm từ đá granit, và đá granit được cấu thành từ rất nhiều tinh thể
thạch anh cỡ nhỏ, mà khi áp lực và/hoặc dao động năng lượng, thì sẽ sản
sinh ra điện năng. Trong giới khoa học điều này được biết đến là hiệu
ứng áp điện. Hiệu ứng này được ứng dụng trong rất nhiều công nghệ hiện
đại, như loa phóng thanh, máy biến năng, bộ chuyển đổi tín hiệu, và một
số ứng dụng trong ngành công nghiệp ô tô.
Theo Dunn và những người khác cũng ủng
hộ lý thuyết này, quan tài bằng đá granit trong Phòng Vua (cũng được
chạm khắc một cách tinh vi trên đá granit cứng màu hồng) cũng có thể là
phương tiện chuyến đổi các rung động tần số thấp được Trái Đất phát ra
thành nguồn năng lượng điện. Hơn nữa, Dunn nói, những xà chống đỡ trên
trần phòng Vua có vẻ như đều được điều chỉnh một cách chính xác, hay cắt
theo kích cỡ để cộng hưởng hoàn hảo với tần số này.
Paul Darin, Epoch Times
Quý Khải biên dịch
Quý Khải biên dịch
Có một ý thức vĩ đại kết nối tâm trí mỗi chúng ta và giữa vạn vật!
Cuộc phỏng vấn tác giả, tiến sĩ Larry Dossey về quyển sách mới có tựa đề ‘Một Tâm Trí’
Tiến sĩ Larry Dossey là một trong những
cha đẻ của phong trào y học tổng thể (cách điều trị cân nhắc đến tất cả
các nhân tố của con người – cơ thể, tâm trí, tâm linh và cảm xúc- để đạt
tới sức khỏe tối ưu) và đồng thời là cố vấn của tác giả bài viết.
1. Frank Lipman: Cuốn sách Một Tâm Trí (One Mind) của ông đề cập đến điều gì?
Larry Dossey: Cuốn
sách này thảo luận về bản chất của tâm trí chúng ta. Tôi chứng minh rằng
tâm trí của chúng ta không chỉ giới hạn trong bộ não hay cơ thể như
chúng ta vẫn thường được dạy, mà nó còn mở rộng vô hạn ra bên ngoài. Tâm
trí của chúng ta không có giới hạn hay biên giới, nên chúng sẽ hòa lẫn
với tất cả tâm trí của các sinh mệnh khác để hình thành Một Tâm Trí tổng
thể.
Cái tâm trí rộng lớn hơn này dường như
không có giới hạn về thời gian, nên nó bất tử và trường tồn vĩnh viễn.
Nó cũng là một nguồn trí tuệ và sáng tạo lớn lao. Bức tranh này được dựa
vào rất nhiều các bằng chứng cũng như nhiều trải nghiệm phong phú của
con người, mà tôi trình bày một cách chi tiết đầy đủ trong cuốn sách.
Vì vậy, về cơ bản cuốn sách này nói đến kích cỡ của tâm trí —nhỏ, trung bình, lớn, ngoại cỡ, hay thậm chí là vô hạn.
Nó nói về mỗi tâm trí của cá nhân chúng ta không chỉ độc lập đơn lẻ, mà còn được kết nối trong Một Tâm Trí như thế nào.
Điều này nói về các mối quan hệ của
chúng ta — cách thức bộ não của chúng ta kết nối với nhau và với tất cả
các sinh mệnh trên Trái đất, và tại sao điều này lại tối quan trọng đối
với sự sinh tồn của chúng ta.
Tôi muốn nói rằng anh, người phối ngẫu
của anh, con cái, anh chị em, người yêu, tổ tiên, hậu thế, và ngay cả mẹ
vợ và con chó, con mèo của anh, tất cả đều là các thành viên của một ý thức bao quát hơn: Một Tâm Trí [đơn nhất tổng thể] (the One Mind)
Trong thế kỷ 20, chúng ta đã tách riêng phần tâm trí ra để phân tích. Nay tôi đang đặt nó trở lại.
Chúng ta được dạy rằng tâm trí của chúng
ta được phân mảnh, được phân chia thành tiền ý thức, tiềm ý thức, vô
thức, và vô thức tập thể. Cuốn sách này trái lại sẽ nhìn xuyên qua phía
đầu bên kia của kính viễn vọng. Nó cho thấy rằng các tâm trí riêng lẻ
của chúng ta là một phần của chỉnh thể ý thức lớn hơn, một tầng ý thức
bao hàm tất cả các loại tâm trí — quá khứ, hiện tại, và tương lai, con
người lẫn phi con người.
Một
Tâm Trí, cơ chế mà tâm trí đơn lẻ của chúng ta là một phần của một ý
thức lớn hơn và tại sao nó lại quan trọng. (Hình ảnh: drfranklipman.com)
2. Frank Lipman: Tại sao điều này lại quan trọng?
Larry Dossey: Việc
nhận thức ra điều này là hy vọng lớn nhất cho sự tồn vong của chúng ta
trên Trái đất. Chỉ bằng cách nhận thức ra, tại tầng cảm xúc sâu thẳm
nhất, sự liên kết của chúng ta với nhau và với chính Trái đất này thì
chúng ta mới có thể đủ can đảm để đưa ra những quyết định khó khăn cần
thiết cho sự sinh tồn. Vì vậy quyển sách này là về việc sinh tồn — cứu
lấy Trái Đất và chính chúng ta.
Alice Walker đã từng nói: “Bất cứ điều
gì chúng ta yêu quý đều có thể được cứu” – tôi cho rằng, bao gồm Trái
đất, bản thân chúng ta, con cái chúng ta, và thế hệ kế cận mà vẫn chưa
được sinh ra. Cuốn sách Một Tâm Trí sẽ hỗ trợ chúng ta liên kết và thống
nhất với tất cả những gì còn lại, từ đó có thể chia sẻ tình yêu đến
muôn loài. Một Tâm Trí sẽ giúp chúng ta tái lập sự thần thánh của thế
giới này.
Làm sao chúng ta biết được Một Tâm Trí như vậy thực sự tồn tại?
Ví dụ về Một Tâm Trí hiện diện ở khắp
mọi nơi xung quanh chúng ta. Đây không phải chỉ là triết học thuần túy.
Từ thời kỳ này đến thời kỳ khác, chúng ta đều trải nghiệm các sự kiện mà
sẽ chỉ có ý nghĩa khi tâm trí của chúng ta kết nối với nhau.
Tình yêu của một người mẹ dành cho đứa
con là một phạm trù nghiên cứu về sự thống nhất, trong đó khoảng cách và
biên giới vật lý không có ý nghĩa. Bất cứ ai đã từng yêu sâu đậm sẽ
trải nghiệm được điều tương tự: một sự kết nối giữa hai người trong đó
khái niệm về “người kia” không còn nữa. Gần đây có nổi lên khoa phả hệ,
tức nghiên cứu về nguồn gốc gia đình. Người ta có thể xem đó là nỗ lực
tái thiết mối liên kết và sự khao khát một sự hòa hợp làm một.
Hơn thế nữa, con người thường trao đổi
suy nghĩ, cảm xúc, và thậm chí cả những cảm giác vật lý ở khoảng cách
xa. Điều này đặc biệt phổ biến giữa những người có cảm xúc gần gũi với
nhau. Ví dụ cổ điển là một bà mẹ mà “tự nhiên biết được“ rằng con bà
đang gặp nguy hiểm, mặc dù đang ở cách đó rất xa — như thể bà mẹ và đứa
con có cùng một tâm trí và ý thức chung vậy.
Ví dụ khác: Con người thường có thể thu
thập kiến thức về sự vật theo những cách không thể lý giải được. Lấy ví
dụ, nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison từng nói:
“Tôi chưa bao giờ tạo ra bất cứ cái gì. Tôi thu nhận cảm hứng từ Vũ trụ rộng lớn và diễn đạt chúng ra”.
Ví dụ khác: Những thiên tài, vốn thường
có xu hướng mắc các khuyết tật về mặt tâm trí, không thể đọc, và không
có khả năng học, nhưng lại có thể đưa ra những thông tin chi tiết mà họ
lý ra không thể biết được. Vậy những kiến thức này đến từ đâu? Tôi cho
rằng họ đã kết nối với một kho trí tuệ gọi là Một Tâm Trí.
Con người thường hay có những giấc mơ chi tiết về những sự kiện xảy ra trong tương lai, mà tôi đã dành cả quyển sách có tựa đề Quyền năng của Linh cảm để thảo luận về nó.
Các trải nghiệm cận tử là
một cánh cổng dẫn đến Một Tâm Trí. Mười triệu người Mỹ đã trải nghiệm
hiện tượng này. Điểm đặc trưng của những trải nghiệm loại này là một sự
thống nhất với tất cả những thứ ngoài kia — một nhận thức quá đỗi sâu
sắc đến nỗi đã làm cuộc sống của họ biến đổi sau khi hồi phục.
Tôi thảo luận một loạt các trải nghiệm
khác nhau thuộc loại này. Chỉ đơn giản là không có cách nào giải thích
những việc như vậy bằng quan điểm truyền thống – cho rằng tâm trí của
chúng ta bị giới hạn bởi bộ não, rằng chúng ta thu thập thông tin chỉ
qua các giác quan vật lý, và rằng tâm trí của chúng ta đứng cách biệt
với tâm trí của người khác. Cần phải có một tầm nhìn lớn hơn về ý thức —
cái mà tôi gọi là Một Tâm Trí.
Bằng chứng cho thấy tâm trí của chúng ta
không bị giới hạn bởi bộ não và thân thể. Và nếu nó không giới hạn hay
hạn chế vào những địa điểm đặc định trong không gian, thì các tâm trí cá
nhân của chúng ta phải hòa hợp với nhau theo một cách thức nào đó,
trong Một Tâm Trí.
Các lợi ích là vô cùng lớn. Nếu tâm trí
của từng cá nhân chúng ta không có biên giới và hòa lẫn vào với tất cả
những tâm trí khác, thì điều đó có nghĩa là chúng ta có thể tiếp cận tất
cả trí tuệ và khả năng sáng tạo có thể. Và vì Một Tâm Trí là vô hạn
định không chỉ trong không gian mà cũng còn trong thời gian, nên nó phải
là bất tử, theo một cách hiểu nào đó. Vì vậy cách nhìn nhận theo Một
Tâm Trí cũng đảm bảo cho chúng ta sự tồn tại sau cái chết thể xác.
Frank Lipman: Từ đâu mà ông nảy sinh ra ý tưởng này?
Larry Dossey: Khái
niệm về Một Tâm Trí đã xuất hiện trong một khoảng thời gian dài. Chúng
ta có thể lần theo nguồn gốc của nó trong triết học Ấn Độ cổ đại 3.000
năm về trước, khi nó được gọi là các Ghi chép Akashic. Nó vang dội trong
khái niệm của đạo Hindu về sự hợp nhất giữa thần và người: tat tvam asi (Bạn là như thế đó).
Rất nhiều truyền thống coi trọng trải nghiệm về
Một Tâm Trí. Nó đã được gọi bằng những cái tên khác nhau như Ngộ trong
Thiền, samadhi (hay Định) trong Yoga, fana trong đạo Xufi, và ý thức
Thiên Chúa trong Công giáo. Các thuật ngữ khác bao gồm ý thức vũ trụ,
khai ngộ, giác ngộ, v.v…
Việc trải nghiệm Một Tâm Trí, bất kể nó
được gọi tên như thế nào, bao gồm một sự lĩnh hội trực tiếp về vũ trụ và
vạn vật trong nó như Một Thể Duy Nhất mà không có các đường phân chia
hay sự phân loại bên trong. Tất cả mọi thứ được kết nối với tất cả mọi
thứ khác. Sự phân chia và sự ngăn cách là ảo giác không có thật. Như nhà
tâm lý học Lawrence LeShan đã viết: “Không có sự phân cách giữa các
thực thể, dù là thời gian hay không gian. Toàn bộ vũ trụ được nhận thức
là ‘một thể duy nhất chứ không thể là hai”. Trải nghiệm này mang theo nó
một cảm giác là một người đã thâu tóm được Chân lý không thể sai lệch.
(Nguồn: Lawrence LeShan, Landscapes of the Mind. Guilford, CT: Eirini Press; 2012: 91).
Ở đây có sự ám chỉ đến ý tưởng trong
Kinh Tân Ước. Thánh Paul đã nói đến “sự an lành của Chúa, vượt quá tất
cả sự hiểu biết [của nhân loại]”. Như nhà nghiên cứu thần thoại Joseph
Campbell đã nói, Chúa Giê-su nói rằng vương quốc của thiên đàng nằm ở
bên trong. Ai ngự trị ở thiên đàng? Các vị Thần. Điều này có nghĩa là,
Campbell nói, Chúa là ở bên trong mỗi con người — một thực thể vô tận,
không giới hạn, bất tử.
Một người Mỹ theo chủ nghĩa tiên nhiệm
(transcendentalists) đã ủng hộ khái niệm Một Tâm Trí — ý tưởng của
Emerson về Oversoul (một linh hồn thần thánh tràn ngập toàn vũ trụ và
bao chứa hết thảy linh hồn của con người – chú thích của người dịch).
Khái niệm vô thức tập thể của nhà tâm lý học người Thụy Điển Carl Jung là một phiên bản của Một Tâm Trí.
William James, người được mệnh danh là
cha đẻ của ngành tâm lý học Mỹ, là một người ủng hộ sự tồn tại của một
tâm trí đơn nhất, tập thể.
Rất nhiều các nhà khoa học vĩ đại trong
nhiều lĩnh vực khác nhau đã ủng hộ ý tưởng này. Ví dụ như, ý tưởng này
đã xuất hiện trong ngành vật lý học hiện đại trong các tác phẩm của nhà
vật lý đoạt giải Nobel Erwin Schrödinger, mà những phương trình sóng của
ông đã đóng góp nền tảng cho lý thuyết vật lý lượng tử. Nhà vật lý học
nổi tiếng David Bohm cũng ủng hộ mạnh mẽ ý tưởng về một tâm trí đơn
nhất, bao hàm hết thảy, trong đó bao gồm tất cả tâm trí của từng cá
nhân.
Vì vậy ý tưởng về Một Tâm Trí đã xuất
hiện cả thiên niên kỷ trước đây và vẫn tiếp tục cho đến ngày nay, và nó
đã được củng cố bởi một số những nhân vật lỗi lạc nhất trong khoa học và
tâm lý học hiện đại.
Frank Lipman: Ông là một bác sĩ. Liệu chuyên môn có liên quan gì với quan tâm của ông trong Một Tâm Trí không?
Larry Dossey: Có chứ,
tất nhiên rồi. Vào giai đoạn ban đầu trong sự nghiệp của một bác sĩ nội
khoa, tôi đã trải nghiệm một số sự kiện mà đã thay đổi hoàn toàn quan
điểm của tôi về ý thức. Những trải nghiệm này đã làm tôi mất đi sự tự
tin của mình.
Cũng như bao người khác, tôi từng tin
tưởng rằng tâm trí và não bộ về cơ bản là giống nhau. Nhưng khi tôi bắt
đầu trải nghiệm các giấc mơ biết trước tương lai, tức là thu thập được
các thông tin về tương lai trước khi sự kiện xảy đến, tôi bắt đầu nghi
ngờ quan niệm cho rằng hiện tượng loại này không thể xảy ra. Và đây
không phải là trải nghiệm chỉ của riêng tôi; các bệnh nhân của tôi, cũng
như các y tá và bác sĩ khác, cũng chia sẻ với tôi các trải nghiệm tương
tự.
Vào cuối những năm 1980, các thử nghiệm
nhằm đánh giá ảnh hưởng của thiện ý chữa bệnh và cầu nguyện lên tiến
trình điều trị ở những bệnh viện vùng xa xôi, đã được xuất bản trên tạp
chí y học.
Các thử nghiệm tương tự cũng đã được
tiến hành trên sinh vật không phải người cũng như trên các cơ quan nội
tạng và tế bào. Kết quả của những thử nghiệm này có hàm ý mạnh mẽ rằng
tâm trí của chúng ta không bị giới hạn trong phạm vi của não bộ. Các ý
định, suy nghĩ, và mong muốn của chúng ta có thể siêu xuất khỏi cơ thể
và thay đổi “thế giới bên ngoài”.
Một số đánh giá trong lĩnh vực này, gọi
là phân tích hệ thống/ tổng hợp, đã được xuất bản. Đây là cách kết hợp
các kết quả của rất nhiều nghiên cứu nhằm có một cái nhìn tổng quan về
một lĩnh vực nhất định. Rất nhiều những phân tích loại này đã được xuất
bản trên các tạp chí bình duyệt. Hầu hết trong số chúng đều rất xác
thực, từ đó cho thấy những kết quả này là có thật. Dù vậy, chúng ta vẫn
chưa thật sự nhận thức chúng một cách đúng đắn.
Hầu như những người theo chủ nghĩa hoài
nghi luôn phớt lờ điều này, nhưng quan trọng là rất nhiều những thử
nghiệm loại này đề cập đến không chỉ các ảnh hưởng trên con người mà cả
trên động vật, thực vật, vi khuẩn, và thậm chí cả các phản ứng hóa học.
Tại sao điều này lại quan trọng đến vậy?
Nhận xét
Đăng nhận xét