THÀNH TỰU 5: TÊN LỬA
(ĐC sưu tầm trên NET)
Tên lửa (Hán-Việt: hỏa tiễn) là một khí cụ bay,
có hoặc không có điều khiển, chỉ sử dụng một lần, chuyển động nhờ sức
đẩy theo nguyên tắc phản lực do khí phụt ra từ động cơ tên lửa (xem thêm
Định luật 3 Newton).
Trong tiếng Anh, người ta phân biệt hai loại tên lửa.
Có rất nhiều loại tên lửa và có nhiều kích cỡ khác nhau, từ loại rất nhỏ đến các loại tên lửa cực lớn như các tên lửa dùng để phóng các tàu vũ trụ.
Do vậy loại tên lửa này phần cánh dẫn hướng thường nằm ở phía trước, và trên mỗi tầng đều có các cánh ổn định để thay thế cho các cánh trên các tầng bị mất
MRBM - Medium Range Ballistic Missile 1,000-2,500 km
IRBM - Intermediate Range Ballistic Missile 2,500-3,500 km
LRICBM - Limited Range Intercontinental Ballistic Missile 3,500-8,000 km
FRICBM - Full Range Intercontinental Ballistic Missile 8,000-12,000 km
(Theo http://www.fas.org)
Tên lửa hành trình hay hỏa tiễn hành trình (theo thuật ngữ tiếng Anh "Cruise missile") hay còn gọi là tên lửa có cánh (theo thuật ngữ tiếng Nga "Крылатая ракета") hay tên lửa tuần kích và hỏa tiễn cruise là loại vũ khí tên lửa có điều khiển mà đặc điểm bay của nó là trong toàn bộ quỹ đạo tên lửa chịu tác động của lực nâng khí động học thông qua các cánh nâng nên được gọi là tên lửa có cánh.[cần dẫn nguồn]
Loại tên lửa này có rất nhiều phương án điều khiển: có thể là theo chế độ lập trình sẵn để chống các mục tiêu cố định hoặc với radar, tự dẫn để chống các mục tiêu di động như tàu chiến, máy bay.
Trong Thế chiến thứ hai, để chống lại lực lượng hải quân áp đảo của Hoa Kỳ, quân đội Thiên hoàng của Nhật Bản đã dùng các phi đội thần phong cảm tử để lao vào tàu chiến của địch. Đây là các "tên lửa hành trình có người lái".[cần dẫn nguồn]
Đặc biệt tại chiến trường châu Âu nước Đức Quốc Xã đã dùng bom bay V-1 để tấn công nước Anh và chúng thật sự là tên lửa hành trình theo đúng nghĩa hiện đại:
Năm 1982, hãng Boeing đã giao cho Không quân Hoa Kỳ những tên lửa hành trình phóng từ trên không ALCM (Air Launched Cruise Missiles) đầu tiên của họ. Đó là những máy bay nhỏ, cánh hình mũi tên có thể gập lại được (cánh cụp-xòe). Chúng được ngoắc dưới cánh máy bay B52, mỗi máy bay 12 tên lửa.[cần dẫn nguồn]
Những chuyến giao tên lửa hành trình "vô hình" (stealth) đầu tiên cho không lực Mỹ đã diễn ra vào năm 1986. Chương trình đó, được biết chính thức dưới tên gọi ACM (Advanced Cruise Missile, tên lửa hành trình tiên tiến), là một trong những bí mật nhất của Lầu năm góc. Không quân Pháp năm 1986 đã nhận tên lửa tuần tiễu đầu tiên có đầu đạn nhiệt hạch của mình, loại ASMP, tên lửa "không đối đất tầm trung bình", do Aérospatiable chế tạo.[cần dẫn nguồn]
Trong những năm 1990 và sau này với sự ứng dụng rộng rãi công nghệ hệ thống định vị toàn cầu (GPS) tên lửa hành trình đã trang bị công nghệ này cho việc dẫn đường đạt độ chính xác gần như tuyệt đối (Toạ độ mục tiêu được đưa vào chương trình dẫn đường của hệ thống dẫn hướng theo quán tính, trong quá trình bay lên lửa liên tục kết nối với hệ thống định vị toàn cầu để xác định toạ độ của mình, so sánh với toạ độ mục tiêu và đưa ra các hiệu chỉnh tham số bay). Với sự áp dụng dẫn đường bằng GPS, bí mật công nghệ TERCOM của Hoa Kỳ mất vai trò độc tôn, giờ đây các nước công nghệ hạng hai cũng có thể chế tạo tên lửa hành trình có độ chính xác cao, việc này tạo thách thức phổ biến vũ khí công nghệ cao ra khắp thế giới. Hiện nay đã có ít nhất là 12 nước xuất khẩu tên lửa hành trình và hàng chục nước khác có loại vũ khí này ở các mức độ hiện đại khác nhau.[cần dẫn nguồn]
Tên lửa đạn đạo là loại tên lửa có phần lớn quỹ đạo sau khi phóng tuân theo các nguyên tắc của đường đạn học
phần quỹ đạo của tên lửa trong giai đoạn này thực chất là theo chế độ
bay không điều khiển theo phương trình vật chuyển động tự do trong
trường trọng lực. Để đi được xa thường tên lửa được phóng lên rất cao, quỹ đạo vượt ra khỏi tầng khí quyển đậm đặc của Trái Đất và thâm nhập khoảng không vũ trụ. Điểm đặc trưng của tên lửa đạn đạo là được phóng theo phương thẳng đứng.[cần dẫn nguồn]
Tên lửa đạn đạo bao gồm nhiều loại tên lửa trong đó có tên lửa vũ trụ là các tên lửa mang hay tên lửa đẩy dùng để đưa tàu vũ trụ và các vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo quanh Trái Đất và các loại tên lửa đạn đạo dùng trong quân sự.[cần dẫn nguồn]
Trong số các loại tên lửa đạn đạo chỉ có tên lửa vũ trụ có vận tốc lớn nhất và đạt được vận tốc vũ trụ cấp 1 (khoảng 7,9 km/giây tại cao độ 0), quỹ đạo của nó trở thành quỹ đạo của vệ tinh nhân tạo bay xung quanh Trái Đất theo các đường ellipse với độ cao giảm rất chậm sau mỗi vòng quay.[cần dẫn nguồn]
Tất cả các loại tên lửa đạn đạo khác không phát triển được vận tốc vũ trụ cấp một nên chuyển động của chúng là chuyển động "dưới quỹ đạo" là khi quỹ đạo của tên lửa không có khả năng thực hiện được một vòng quay xung quanh Trái Đất.
Tổng cộng 30 quốc gia đã triển khai hoạt động các tên lửa đạn đạo. Việc phát triển vẫn đang tiếp diễn, với khoảng 100 chuyến bay thử nghiệm (không gồm những cuộc thử nghiệm của) năm 2007, chủ yếu bởi Trung Quốc, Iran và Liên bang Nga.[cần dẫn nguồn] Năm 2010 chính phủ Hoa Kỳ và Nga đã ký một hiệp ước cắt giảm kho vũ khí tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) trong một giai đoạn 7 năm (tới năm 2017) xuống còn 1550 đơn vị mỗi nước.[2]
Các tên lửa đạn đạo có thể có nhiều kiểu tầm hoạt động và mục đích sử
dụng, và thường được chia theo các đặc điểm dựa trên tầm hoạt động.
Nhiều kiểu mẫu đã được sử dụng bởi nhiều quốc gia để quy định các tầm
hoạt động của tên lửa đạn đạo:[cần dẫn nguồn]
Iskander của Nga là một tên lửa giống tên lửa đạn đạo.[3] Tên lửa Nga Iskander-M bay ở tốc độ siêu âm 2,100–2,600 m/s (Mach 6 - 7) ở độ cao 50 km. Tên lửa Iskander-M nặng 4,615 kg mang theo một đầu đạn 710 – 800 kg, với tầm hoạt động 480 km và đạt CEP 5 – 7 mét. Trong khi bay nó có thể vận động ở những độ cao khác nhau và những được đạn khá nhau để tránh các tên lửa chống tên lửa đạn đạo.[4][5]
Các hệ thống tương đương[cần dẫn nguồn]
Còn việc vận dụng chính lực đẩy ấy để phóng mũi lao tới quân thù thì việc đó được xác nhận bởi nhiều chuyện kể về những trận đánh của người Trung Hoa chống Mông Cổ trong thế kỉ XIII. Nói riêng, trong cuộc bao vây kinh thành Khai Phong của họ, người Trung Hoa đã sử dụng thành công những hỏa tiễn đẩy một tên lửa nhỏ, gồm ống tre chứa đầy thuốc pháo và buộc vào gần mũi nhọn, lỗ hở hướng về nơi lắp cánh đuôi hỏa tiễn.
Chính những người Mông Cổ đã phổ biến kĩ thuật tên
lửa ra hầu khắp mọi nơi, trong các chiến dịch của họ. Nói riêng, họ đã
sử dụng chúng gần Budapest năm 1241, rồi ở Bagdad năm 1251.
Nhưng chủ yếu lại qua người Arập mà người châu Âu biết đến thuốc súng lẫn tên lửa. Tuy Albert le Grand đã cho công thức làm "lửa bay" trong cuốn sách "Về những điều kì diệu về thế giới" của ông, nhưng lại nhờ Marcus Graecus hay Marc le Grec (Marc người Hy Lạp) mà chúng ta có một bản mô tả chi tiết tên lửa, trong cuốn Sách về những ngọn lửa để đốt quân thù của ông. Cuốn sách có lẽ đã xuất hiện trong khoảng từ 1225 đến 1250, hoặc 1270. Chúng ta cũng ghi nhận rằng, trong số các nhà tiên phong về kĩ thuật tên lửa thời Trung cổ, thì người Italia là Muratori từ 1379 đã dùng thuật ngữ rochetta, được người Pháp chuyển thành roquette, rồi đến người Anh lại thành rocket.
Trong nhiều thế kỉ, tên lửa không tiến thêm chút nào.Chủ nghĩa kinh nghiệm mạnh nhất vẫn ngự trị trong việc chế tạo vỏ đạn mà phấn cuối làm nhiệm vụ của ống phụt, có hiệu suất thảm hại.
Từ cuối thế kỉ XVII, để làm tiết mục trung tâm cho buổi bắn pháo hoa, người ta sửdụng những tên lửa mạnh hơn, có thể đưa một trọng tải lên cao, chủ yếu là những lá cờ và nhiều vật nhỏ khác, sau khi được phóng lên không trung, sẽ lần lượt rơi xuống đất. Đó đây người ta còn có ý đồ buộc vào đó một con vật nhỏ, cho nó rơi xuống- ôi, xiết bao kinh hoàng - treo lủng lẳng vào một cái dù sơ sài.
Năm 1804, sĩ quan Anh William Congreve trở về từ Ấn Độ, nơi mà ông đã phải chịu đựng những cuộc tấn công chết người của những tên lửa của Tippoo Sahib, quốc vương Hồi giáo cuối cùng của Mysore, thuyết phục được chính phủ của hoàng đế Anh giao phó cho ông công việc mà sau nàu sẽ là cuộc nghiên cứu thuần lí về tên lửa quân sự đầu tiên. Ông hoàn chỉnh được một mẫu nặng 15 kg, có tầm xa từ 2500 đến 3000 m, sau đó hai nghìn phiên bản được phóng vào thành phố Boulogne từ 1806. Ngay lập tức, các cường quốc khác quan tâm tới thứ vũ khí mà họ đã sử dụng lẻ tẻ trong quá khứ đó, và nhiều tiến bộ đã đạt được hầu như ở khắp mọi nơi. Nhưng, vào giữa thế kỉ XIX, tên lửa chiến tranh dùng thuốc súng đã bị thay thế bởi đạn đại bác.
Năm 1898, lịch sử lâu dài của tên lửa đầy thăng trầm đã có một bước ngoặt quyết định. Một thầy giáo Nga không tên tuổi, Constantin Tsiolkovski đặt cơ sở khoa học cho ngành du hành vũ trụ dựa trên việc sử dụng đẩy tên lửa dùng chất đốt lỏng. Công lao của thầy giáo tỉnh Caluga lại càng lớn, vì các chất lỏng mà ông đề nghị từ 1903 lại chính là hydro và oxy lỏng, mà hiện nay, vẫn là nhiên liệu (hay propecgol) của những tên lửa tiến bộ nhất.
Lúc đó, vẫn còn quá sớm để các giới cầm quyền và các công ty tư nhân quan tâm tới tên lửa. Bản thân các nhà quan sự cũng coi như thời đại của các công cụ đó đã kết thúc. Vì vậy, trong cả một phần ba thế kỉ XX, việc nghiên cứu những công cụ ấy vẫn là công việc luôn luôn nhiệt tình, và thường không chút vụ lợi của một vài nhà tiên phong đơn độc. Trong ba chục năm, Tsiolkovski đã cung cấp một công trình lí thuyết đồ sộ. Ở Pháp, từ 1912, Robert Ernault Pelterie trong một bài báo nhan đề Nhận định về kết quả của một cách làm giảm trọng lượng động cơ, đã bàn về việc dùng các tên lửa để phóng các thiết bị vũ trụ.
Năm 1919, ông cho xuất bản một cuốn sách kinh điển về kĩ thuật tên lửa: Phương pháp để đạt những độ cao cực lớn. Năm 1923, ông theo quan điểm của Tsiolkovski và hướng các nghiên cứu của mình vào tên lửa dùng nhiên liệu lỏng. Ba năm sau, ông đã thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên, nhưng ngắn ngủi của một tên lửa nhỏ, phóng lên bằng một hỗn hợp dầu thắp đèn (dầu lửa) và oxy lỏng, lên cao được 30m. Trước sự thờ ơ của các cơ quan chính quyền, các nhà quan sự và những nhà công nghiệp chính chắn nhất, Goddard vẫn theo đuổi sự nghiệp dũng cảm của mình, và ngay trước Thế chiến Thứ hai, tên lửa của ông - bao gồm đủ các bộ phận của máy phóng thiết bị vũ trụ tương lai - đã lên cao được 2200m và đạt vận tốc 1000 km/h.
Nước Đức cũng có nhà tên lửa học đơn độc riêng của họ, Hermann Oberth, người đã công bố một tác phẩm nhan đề "Tên lửa phóng tới không gian giữa các hành tinh", từ năm 1923. Ông cũng cần sự giúp đỡ, và năm 1928, đã nhận làm cố vấn kĩ thuật cho bộ phim Một phụ nữ trên Mặt trăng, của Fritz Lang, hợp đồng buộc nhà làm phim phải cung cấp số vốn cần thiết để chế tạo một tên lửa thật sự, dùng chất đẩy lỏng, tên lửa này phải được phóng khi phim xuất xưởng. Cuộc phóng này không thực hiện được, vì Oberth là một nhà lí thuyết hơn là một nhà thực hành và không hoàn thành được nhiệm vụ đúng thời hạn mong muốn, nhưng sự việc đã có tác dụng tốt và gây được trong giới trẻ của Đức một trào lưu dư luận rộng lớn vì sự nghiệp du hành vũ trụ. Quanh Oberth, chẳng bao lâu đã có một nhóm nhà kĩ thuật trẻ tập hợp, trong số đó có Wernher von Braun nhanh chóng nổi trội.
Một nhiệt tình tương tự ở Nga cũng khuấy động nhiều thanh niên thi đua với Tsiolkovski. Vào cuối những năm 1920, những người thúc đẩy phong trào là Fridrikh A. Tsander, người chế tạo những tên lửa chất lỏng đầu tiên năm 1930 và Valentin P. Glushko đã chế tạo nhiều tên lửa lớn từ 1930 trở đi. Một số tên lửa ấy sau này được dùng để đẩy một máy bay - tên lửa được thiết kể bởi Serge Korolev, một kĩ sư hứa hẹn một vận mệnh rực rỡ, nhưng không còn được nghe nói đến trước khi qua đời. Thật vậy, chiến tranh đang tới gần, và các nghiên cứu đều hướng về việc hoàn chỉnh các thiết bị quân sự được bao phủ trong màn bí mật.
Người ta được biết rõ hơn về điều xảy ra ở Đức. Những nhà nghiên cứu nghiệp dư của VfR (Verein fue Raumchiffart, Hội du hành vũ trụ), sau khi dùng tên lửa để đẩy ôtô - do đó quảng cáo được cho cả sự nghiệp của họ, lẫn cho hãng Opel - đến năm 1930, đã bắt đầu thử nghiệm những tên lửa nhỏ dùng nhiên liệu lỏng. Tuy nhiên, nhiệt tình của hội đã bị cuộc khủng hoảng kinh tế dập tắt, và năm 1932, những người lãnh đạo đã phải yêu cầu sự giúp đỡ của quân đội. Chính là sau một cuộc trình diễn, được tổ chức bấy giờ cho các chuyên gia quân sự, mà các vị này nắm bắt được lợi ích của tên lửa dùng nhiên liệu lỏng để làm phương tiện vận tải vũ khí tấn công. Theo lời khai của chính Von Braun thì lúc ấy, ông đã được tướng W. Domberger mời gia nhập trung tâm nghiên cứu mà tướng đó lãnh đạo "để cung cấp cho ông những phương tiện thực nghiệm nhằm làm luận văn tiến sĩ về tân lửa của ông".
Năm 1936, đèn xanh đã được bật cho tướng Domberger và vị tướng này đã xây dựng trên bờ biển Baltique trung tâm nổi tiếng Peenemunde, về nghiên cứu khí tài quân sự, mà Von Braun đảm nhận ngay quyền lãnh đạo kĩ thuật. Khi số mệnh trở nên bất lợi cho các lực lượng vũ trang Đức, Hitler mới hiểu ra, một cách muộn màng, tầm quan trọng của tên lửa tầm xa. Những phương tiện rất lớn đã được trao cho Domberger, và đã có lúc có tới 20.000 người làm việc tại Peenemunde, hoặc để phục vụ cơ sở ấy. Kết quả là ngày 3 tháng 10 năm 1942, tên lửa thí nghiệm đầu tiên A-a được phóng lên. Ngày 8 tháng 9 năm 1944, dụng cụ nặng 15 tấn, mang một tấn thuộc nổ này, được đưa vào hoạt động với tên gọi V2 đã được phóng sang London và Paris.
Cuối chiến tranh, Von Braun cùng nhiều thành viên trong nhóm của ông đã rút khỏi Peenemunde trước khi quân Nga đến, và sang Hoa Kì cùng với một kho tên lửa V2. Chính là với những con người và thiết bị ấy mà Hoa Kì bắt đầu các nỗ lực của họ trong lĩnh vực các chiến cụ vượt đại châu, và nghiên cứu vũ trụ. Ông tổ của những tên lửa lớn, nhiều tầng, hiện được phóng từ căn cứu Kennedy là một tên lửa V2, trên đó có lắp một tên lửa Wac-Corporal nhỏ. Thiết bị này, phóng lên ngày 24 tháng 2 năm 1949 đã có thể đạt độ cao 403 km. Đó là một tên lửa Redstone (đá đỏ) mà nhóm của Von Braun chế tạo trước hết. Rồi từ dụng cụ 20.400 kg xuất xứ từ V2 này, lại đến tên lửa Jupiter, 47.600 kg, tiêu thụ kêrôxen và oxy lỏng. Chính là với Jupiter mà người Mĩ đã phóng thành công vệ tinh đầu tiên của họ, ngày 1 tháng 2 năm 1958.
Ba tháng trước đó, dư luận quần chúng cũng như các nhà chuyên môn đã sửng sốt trước việc phóng vệ tinh Spoutnik, nặng 84 kg của Nga, tiếp theo là một vệ tinh khác, nặng 508 kg, chỉ sau đó một tháng. Như vậy, rõ ràng là ở Liên Xô, người ta cũng tin cậy vào các nhà tên lửa học, và các nghiên cứu đã được tiến hành lâu năm ở đó dưới sự bảo trợ của nhà nước, và trong sự bí mật hoàn hảo nhất. Chẳng hạn, phải đến năm 1966, quốc tang dành cho Serge Korolev, mà không ai nghe nhắc đến từ những năm 1930, mới để lộ ra rằng ông chính là cha đẻ của các tên lửa vũ trụ của Liên Xô.
Ngay sau đó, người ta chế tạo những tên lửa ngày càng mạnh, càng đáng tin cậy hơn, để thỏa mãn các nhu cầu nghiên cứu vũ trụ và du hành vũ trụ. Một trong những tên lửa độc đáo hơn cả và được sử dụng lâu dài hơn cả (một vạn lần phóng) không còn nghi ngờ gì nữa là tên lửa R-7 của Korolev; được thử nghiệm có kết quả trong tháng 8 năm 1957, thì ngay tháng 10 nó đã đưa được lên quỹ đạo vệ tinh nhân tạo đầu tiên, Spoutnik-1. Tầng thứ nhất của nó gồm hai mươi ống phụt, thành thử đường kính đáy của nó lên tới 10m. Từ lúc đó, diễn ra một cuộc ganh đua giữa Liên Xô và Hoa Kì. Cuộc chạy đua về sực mạnh đã đem lại thắng lợi cho người Mĩ, vào tháng 11 năm 1967, với sự phóng lần đầu của tên lửa Saturn-5 do nhóm của Von Braun xây dựng. Nó cao 110m, cân nặng 2700 tấn lúc cất cánh và có thể đưa lên mặt trăng một con tàu Apollo 45 tấn, nhưng nó chỉ được chế tạo tới phiên bản thứ 18. Energia của Nga đã là tên lửa mạnh nhất thế giới, từ ngày nó được đưa vào hoạt động, tháng 5 năm 1987, cho đến khi ngừng khai thác, năm 1995 (vì lí do kinh tế).
Cuối cùng, nước Pháp đã trở thành cường quốc vũ trụ thứ ba, vào năm 1965, với việc đưa quả vệ tinh nhỏ Astéris lên quỹ đạo, bằng tên lửa Diamant A. Tên lửa Arian của châu Âu đã bắt đầu sự nghiệp vinh quang của nó năm 1979; cao 48m, Arian có thể đưa từ bệ phóng Kourou ở Guyana, lên quỹ đạo địa tĩnh, những thiết bị nặng tới 1750 kg, năm 1996, Arian-5 đã có một khả năng phóng 6700 kg. Sự tăng khối lượng của các vệ tinh này, sở dĩ trở thành khả dĩ, là nhờ sự phát triển của những thiết bị phóng dùng sự đẩy với kĩ thuật nghiệm lạnh (tức là dùng oxy và hydro lỏng).
Với chiều dài khoảng 70 m, tên lửa Falcon Heavy đẩy được hơn 53 tấn hàng hóa lên quỹ đạo thấp của trái đất. Ảnh: AP.
Tên lửa
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Trong tiếng Anh, người ta phân biệt hai loại tên lửa.
- Loại thứ nhất là rocket (đôi khi được phiên sang tiếng Việt là "rốc két"), dùng nhiên liệu rắn và không có điều khiển.
- Loại thứ hai là missile, có thể dùng nhiên liệu rắn hoặc lỏng và có hệ điều khiển.
Có rất nhiều loại tên lửa và có nhiều kích cỡ khác nhau, từ loại rất nhỏ đến các loại tên lửa cực lớn như các tên lửa dùng để phóng các tàu vũ trụ.
Từ nguyên
Từ "tên lửa" xuất phát từ từ Hán-Việt "hỏa tiễn" ("hỏa" có nghĩa "lửa", "tiễn" có nghĩa "tên"). Hỏa tiễn ban đầu là những mũi tên buộc liều cháy. Mũi tên được phóng đi (chẳng hạn bằng cung) đem theo lửa để đốt mục tiêu. Loại "hỏa tiễn" này khác hoàn toàn với hỏa tiễn hiện đại: lấy "hỏa" đẩy "tiễn" đi. Người ta đã dùng từ "tên lửa" hay "hỏa tiễn" để chỉ thứ đạn phản lực chỉ vì chúng cũng để lại cái đuôi sáng rất ấn tượng như hỏa tiễn thời cổ.Các thành phần cơ bản
- Đầu đạn: là thành phần chứa chất nhồi (chất nổ,đầu đạn hạt nhân), hiệu quả của tên lửa phụ thuộc vào hiệu quả tiêu diệt mục tiêu của đầu đạn tại mục tiêu xác định.
- Thân có hình dạng khí động: Là hình dạng thiết kế tạo cho thân tên lửa có lực cản không khí nhỏ nhất để có thể bay xa.
- Hệ thống điều khiển: Là hệ thống giữ cho tên lửa ổn định trong khi bay (con quay, cánh tên lửa) và tác động làm thay đổi hướng và độ cao của tên lửa theo tín hiệu nhận được từ hệ thống chỉ huy để bay đến mục tiêu cần tiêu diệt.
- Hệ thống dẫn đường:lazer, ra đa,cảm ứng hồng ngoại
- Hệ thống đẩy: Là hệ thống cung cấp lực đẩy cho tên lửa, thông thường nó là các động cơ phản lực....
- Cơ cấu bảo hiểm và điểm hỏa: Là bộ phận làm cho đầu đạn của tên lửa hoạt động tại một thời điểm nhất định theo yêu cầu.
- Hệ thống cung cấp điện: Là hệ thống tạo ra điện áp cung cấp cho các hệt hống trên boong làm việc như: hệ thống dẫn hướng, hệ thống điều khiển, cơ cấu bảo hiểm và điểm hỏa hoạt động, v.v..
- Nhiên liệu: nhiên liệu rắn, hiđrô lỏng, oxi lỏng,cồn...
Phân loại tên lửa
Tên lửa có thể phân loại theo nhiều tiêu chuẩn phân loại:Theo công dụng
- Tên lửa chiến đấu
- Tên lửa huấn luyện
- Tên lửa nghiên cứu khoa học
- tên lửa vũ trụ để du hành vũ trụ (còn gọi là tên lửa mang, tên lửa đẩy hay tên lửa chuyển tải)
Theo hệ thống điều khiển
- Tên lửa có điều khiển: quỹ đạo bay hoặc các tham số khác được hiệu chỉnh trong quá trình bay có thể được điều khiển theo nhiều phương thức như theo chương trình cài đặt sẵn (tự lập), điều khiển từ xa, tự dẫn...
- Tên lửa không điều khiển: không có tác động nào hiệu chỉnh quỹ đạo và các tham số khi bay.
Theo số tầng
- tên lửa một tầng
- tên lửa nhiều tầng
Do vậy loại tên lửa này phần cánh dẫn hướng thường nằm ở phía trước, và trên mỗi tầng đều có các cánh ổn định để thay thế cho các cánh trên các tầng bị mất
Theo đầu đạn
- tên lửa mang đầu đạn hạt nhân
- tên lửa mang đầu đạn thông thường
Theo tầm hoạt động
- tên lửa tầm ngắn
- tên lửa tầm trung
- tên lửa tầm xa
- tên lửa vượt đại châu (còn gọi là tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể bắn đến mọi điểm trên Trái Đất)
MRBM - Medium Range Ballistic Missile 1,000-2,500 km
IRBM - Intermediate Range Ballistic Missile 2,500-3,500 km
LRICBM - Limited Range Intercontinental Ballistic Missile 3,500-8,000 km
FRICBM - Full Range Intercontinental Ballistic Missile 8,000-12,000 km
(Theo http://www.fas.org)
Theo quy mô nhiệm vụ
- Tên lửa chiến lược: là loại tên lửa đạn đạo loại lớn mang đầu đạn hạt nhân sức huỷ diệt cực lớn dùng để huỷ diệt các thành phố, cơ sở hạ tầng... của đối phương, quy mô huỷ diệt của nó có vai trò quyết định kết cục chiến tranh. Đương lượng nổ của đầu đạn tên lửa chiến lược phải tính bằng megaton.
- Tên lửa chiến thuật: mang đầu đạn hạt nhân để tiêu diệt các lực lượng quân sự của đối phương trong một khoảng chiến trường nhỏ hẹp, đương lượng nổ chỉ tính bằng kiloton.
Theo đặc tính quỹ đạo và đặc điểm cấu tạo
- Tên lửa đạn đạo (còn gọi là tên lửa đường đạn): là loại tên lửa có phần lớn quỹ đạo tuân theo phương trình của vật dưới tác động của trường trọng lực. Loại tên lửa này không bị tác động bởi lực nâng khí động học, thường được phóng thẳng đứng vượt ra khỏi tầng khí quyển đậm đặc và thâm nhập vũ trụ như một tên lửa vũ trụ.
- Tên lửa hành trình còn gọi là tên lửa cruise, tên lửa cruidơ, tên lửa có cánh hay tên lửa tuần kích: là loại tên lửa có độ cao trong phạm vi tầng khí quyển thấp, luôn chịu tác động của lực nâng khí động học, bay theo cao độ địa hình.
Theo nơi phóng và vị trí mục tiêu
- tên lửa đất đối đất
- tên lửa đất đối không
- tên lửa đất đối hải
- tên lửa hàng không (gồm 3 loại: tên lửa không đối không, tên lửa không đối đất, tên lửa không đối hải)
- tên lửa hải đối không
- tên lửa hải đối hải
- tên lửa hải đối đất
Theo đối tượng tác chiến
- tên lửa phòng không
- tên lửa chống tăng
- tên lửa chống ra-đa
- tên lửa chống tên lửa
- tên lửa chống ngầm (còn gọi là tên lửa - ngư lôi)
Tên lửa hành trình
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết này không được chú giải bất kỳ nguồn tham khảo nào. |
Loại tên lửa này có rất nhiều phương án điều khiển: có thể là theo chế độ lập trình sẵn để chống các mục tiêu cố định hoặc với radar, tự dẫn để chống các mục tiêu di động như tàu chiến, máy bay.
Phân loại
Theo cách phân loại của Nga và Liên Xô trước đây, Tên lửa hành trình (người Nga gọi là tên lửa có cánh "Крылатая ракета") được phân thành hai loại chính:- Loại cánh phẳng: thực chất đây là một loại khí cụ bay không người lái sử dụng một lần. Chúng được thiết kế để mang đầu đạn nổ cho chiến tranh thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân cho chiến tranh hạt nhân. Chúng thường sử dụng động cơ phản lực khí (động cơ tuốc bin khí) như của máy bay nhưng với giá thành hạ để dùng một lần. Những loại tên lửa này thường có tốc độ dưới âm thanh và nhìn bên ngoài chúng khác với các loại tên lửa khác là có đôi cánh phẳng giống cánh máy bay để tạo lực nâng. Loại tên lửa này còn được gọi theo tên cũ là tên lửa–máy bay. Những tên lửa cánh phẳng này có tốc độ dưới âm, nên không thể dùng tiêu diệt máy bay mà chỉ dùng chủ yếu để tiêu diệt các mục tiêu cố định và các mục tiêu di chuyển chậm như: các loại xe cơ giới, tàu chiến, tàu ngầm hay tàu sân bay.
- Loại cánh chữ thập: loại tên lửa này có cánh dạng chữ thập và được trang bị động cơ tên lửa vượt âm thanh. Đây là một tập hợp nhiều loại tên lửa khác nhau từ loại chống tăng, chống chiến hạm, và chống máy bay, điển hình nhất như loại tên lửa không đối không
Lịch sử ra đời và phát triển
Tên lửa hành trình có nguồn gốc từ rất sớm, năm 1917 trong Thế chiến thứ nhất đã có dự án "ngư lôi bay" (Kettering bug) của quân đội Hoa Kỳ: người ta thử nghiệm một loại máy bay hai tầng cánh (biplane) chất đầy thuốc nổ cho cất cánh về phía mục tiêu[cần dẫn nguồn]. Sau một khoảng thời gian đã định cánh máy bay sẽ bị gãy ra để máy bay lao xuống đất. Dự án không được áp dụng vì chiến tranh kết thúc trước khi dự án được hoàn thiện.[cần dẫn nguồn]Trong Thế chiến thứ hai, để chống lại lực lượng hải quân áp đảo của Hoa Kỳ, quân đội Thiên hoàng của Nhật Bản đã dùng các phi đội thần phong cảm tử để lao vào tàu chiến của địch. Đây là các "tên lửa hành trình có người lái".[cần dẫn nguồn]
Đặc biệt tại chiến trường châu Âu nước Đức Quốc Xã đã dùng bom bay V-1 để tấn công nước Anh và chúng thật sự là tên lửa hành trình theo đúng nghĩa hiện đại:
- Bom bay V-1 trang bị một động cơ phản lực còn rất thô sơ, dùng hệ thống tự động lái (autopilot) điều khiển bằng Gyroscope (hệ thống điều khiển theo quán tính tiếng Anh: Inertial guidance system).
Tuy hệ thống điều khiển còn rất thô sơ trong chế tạo nhưng ý tưởng là
rất mới mẻ và còn được áp dụng trong rất nhiều hệ điều khiển vũ khí hiện
đại sau này. V-1 có các thông số kỹ thuật chính như sau:
- Kích thước (Dài × Sải cánh × Cao): 7,9 × 5,4 × 1,42 m
- Tốc độ: 656 km/h
- Bán kính hoạt động: 240 km
- Trọng lượng tên lửa: 2.150 kg
- Trọng lượng đầu đạn: 830 kg[cần dẫn nguồn]
Năm 1982, hãng Boeing đã giao cho Không quân Hoa Kỳ những tên lửa hành trình phóng từ trên không ALCM (Air Launched Cruise Missiles) đầu tiên của họ. Đó là những máy bay nhỏ, cánh hình mũi tên có thể gập lại được (cánh cụp-xòe). Chúng được ngoắc dưới cánh máy bay B52, mỗi máy bay 12 tên lửa.[cần dẫn nguồn]
Những chuyến giao tên lửa hành trình "vô hình" (stealth) đầu tiên cho không lực Mỹ đã diễn ra vào năm 1986. Chương trình đó, được biết chính thức dưới tên gọi ACM (Advanced Cruise Missile, tên lửa hành trình tiên tiến), là một trong những bí mật nhất của Lầu năm góc. Không quân Pháp năm 1986 đã nhận tên lửa tuần tiễu đầu tiên có đầu đạn nhiệt hạch của mình, loại ASMP, tên lửa "không đối đất tầm trung bình", do Aérospatiable chế tạo.[cần dẫn nguồn]
Trong những năm 1990 và sau này với sự ứng dụng rộng rãi công nghệ hệ thống định vị toàn cầu (GPS) tên lửa hành trình đã trang bị công nghệ này cho việc dẫn đường đạt độ chính xác gần như tuyệt đối (Toạ độ mục tiêu được đưa vào chương trình dẫn đường của hệ thống dẫn hướng theo quán tính, trong quá trình bay lên lửa liên tục kết nối với hệ thống định vị toàn cầu để xác định toạ độ của mình, so sánh với toạ độ mục tiêu và đưa ra các hiệu chỉnh tham số bay). Với sự áp dụng dẫn đường bằng GPS, bí mật công nghệ TERCOM của Hoa Kỳ mất vai trò độc tôn, giờ đây các nước công nghệ hạng hai cũng có thể chế tạo tên lửa hành trình có độ chính xác cao, việc này tạo thách thức phổ biến vũ khí công nghệ cao ra khắp thế giới. Hiện nay đã có ít nhất là 12 nước xuất khẩu tên lửa hành trình và hàng chục nước khác có loại vũ khí này ở các mức độ hiện đại khác nhau.[cần dẫn nguồn]
Các hệ tên lửa hành trình nổi tiếng
- Bom bay V-1 của Đức Quốc xã
- Tomahawk chống mục tiêu mặt đất của Hoa Kỳ
- Kh-101 chống mục tiêu mặt đất của Liên Xô
- Harpoon chống tàu chiến của Hoa Kỳ
- Các phương án SS-N (tên lửa chống hạm) của Liên Xô/Nga
- Apache của Pháp
- Gabriel của Israel
- Otomat của Ý
- RBS-15 của Thuỵ Điển
Tên lửa đạn đạo
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Tên lửa đạn đạo bao gồm nhiều loại tên lửa trong đó có tên lửa vũ trụ là các tên lửa mang hay tên lửa đẩy dùng để đưa tàu vũ trụ và các vệ tinh nhân tạo vào quỹ đạo quanh Trái Đất và các loại tên lửa đạn đạo dùng trong quân sự.[cần dẫn nguồn]
Trong số các loại tên lửa đạn đạo chỉ có tên lửa vũ trụ có vận tốc lớn nhất và đạt được vận tốc vũ trụ cấp 1 (khoảng 7,9 km/giây tại cao độ 0), quỹ đạo của nó trở thành quỹ đạo của vệ tinh nhân tạo bay xung quanh Trái Đất theo các đường ellipse với độ cao giảm rất chậm sau mỗi vòng quay.[cần dẫn nguồn]
Tất cả các loại tên lửa đạn đạo khác không phát triển được vận tốc vũ trụ cấp một nên chuyển động của chúng là chuyển động "dưới quỹ đạo" là khi quỹ đạo của tên lửa không có khả năng thực hiện được một vòng quay xung quanh Trái Đất.
Lịch sử
Tên lửa đạn đạo đầu tiên là A-4,[1] thường được gọi là tên lửa V-2, được Phát xít Đức triển khai trong thập niên 1930 và 1940 dưới sự lãnh đạo của Wernher von Braun.Lần phóng thành công đầu tiên của V-2 diễn ra ngày 3 tháng 10 năm 1942 và bắt đầu đưa vào sử dụng ngày 6 tháng 9 năm 1944 tấn công vào Paris, tiếp đó là một vụ tấn công vào London hai ngày sau đó. Tới cuối Thế chiến II, tháng 5 năm 1945, hơn 3,000 tên lửa V-2 đã được phóng đi.[cần dẫn nguồn]Tổng cộng 30 quốc gia đã triển khai hoạt động các tên lửa đạn đạo. Việc phát triển vẫn đang tiếp diễn, với khoảng 100 chuyến bay thử nghiệm (không gồm những cuộc thử nghiệm của) năm 2007, chủ yếu bởi Trung Quốc, Iran và Liên bang Nga.[cần dẫn nguồn] Năm 2010 chính phủ Hoa Kỳ và Nga đã ký một hiệp ước cắt giảm kho vũ khí tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) trong một giai đoạn 7 năm (tới năm 2017) xuống còn 1550 đơn vị mỗi nước.[2]
Quỹ đạo bay
Quỹ đạo của tên lửa đạn đạo quân sự được đặc trưng bởi ba giai đoạn:[cần dẫn nguồn]- Giai đoạn phóng: Tên lửa được phóng lên theo chiều thẳng đứng vượt qua tầng khí quyển đậm đặc giai đoạn này kéo dài khoảng 3-4 phút tên lửa sẽ đi vào khoảng không vũ trụ tên lửa tầm càng xa thì độ cao càng lớn và vận tốc tối đa càng cần phải gần đến vận tốc vũ trụ cấp 1 (đối với loại tên lửa liên lục địa vận tốc đạt đến 7 km/giây). Giai đoạn này tên lửa đã tiêu tốn một đến hai tầng phóng tên lửa với hầu hết nhiên liệu động cơ tên lửa.
- Giai đoạn giữa: Khi đã ở trên khoảng không vũ trụ tên lửa dần dần xoay hướng để chuyển động ngang. Tại độ cao này không còn lực cản của khí quyển, không cần lực đẩy của động cơ tên lửa gần như bay theo quy luật của vật bị ném lên trong trường trọng lực theo một quỹ đạo là một phần ellipse và đạt điểm cao nhất tại thời điểm giữa của giai đoạn này (tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể đạt đến độ cao 1.200 km). Giai đoạn này kéo dài khoảng 15-25 phút tuỳ theo tầm bắn của tên lửa. Sau khi đạt độ cao tối đa các đầu đạn sẽ được phóng ra phần còn lại của tên lửa hết tác dụng. Sau đó đầu đạn mất dần độ cao và bắt đầu thâm nhập tầng khí quyển đậm đặc.
- Giai đoạn lao xuống mục tiêu: bắt đầu từ độ cao 100 km đầu đạn đi vào khu vực mục tiêu, càng ngày quỹ đạo càng mất dần chuyển động ngang và cuối cùng là lao xuống theo chiều thẳng đứng, giai đoạn này chiếm khoảng 2 phút và kết thúc khi chạm đất với tốc độ khoảng 1–4 km/giây.
Các kiểu tên lửa
- Tên lửa đạn đạo chiến thuật: Tầm hoạt động trong khoảng 150 km và 300 km
- Tên lửa đạn đạo tầm hoạt động chiến trường (BRBM): Tầm hoạt động thấp hơn 200 km
- Tên lửa đạn đạo chiến trường (TBM): Tầm hoạt động trong khoảng 300 km và 3,500 km
- Tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM): Tầm hoạt động 1,000 km hay thấp hơn
- Tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM): Tầm hoạt động trong khoảng 1,000 km và 3,500 km
- Tên lửa đạn đạo tầm trung gian (IRBM) hay tên lửa đạn đạo tầm xa (LRBM): Tầm hoạt động trong khoảng 3,500 km và 5,500 km
- Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM): Tầm hoạt động lớn hơn 5,000 km
- Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM): Được phóng từ tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo (SSBN), tất cả các thiết kế hiện tại có tầm hoạt động liên lục địa.
Tên lửa giống tên lửa đạn đạo
Ở một đường đạn thấp hơn tên lửa đạn đạo, một tên lửa giống tên lửa đạn đạo có thể duy trì một tốc độ cao, nhờ thế khiến mục tiêu có ít thời gian để phản ứng với cuộc tấn công, với nhược điểm là giảm tầm hoạt động.[cần dẫn nguồn]Iskander của Nga là một tên lửa giống tên lửa đạn đạo.[3] Tên lửa Nga Iskander-M bay ở tốc độ siêu âm 2,100–2,600 m/s (Mach 6 - 7) ở độ cao 50 km. Tên lửa Iskander-M nặng 4,615 kg mang theo một đầu đạn 710 – 800 kg, với tầm hoạt động 480 km và đạt CEP 5 – 7 mét. Trong khi bay nó có thể vận động ở những độ cao khác nhau và những được đạn khá nhau để tránh các tên lửa chống tên lửa đạn đạo.[4][5]
Các hệ thống tương đương[cần dẫn nguồn]
Phát minh ra tên lửa
Nếu dường như người ta không chút nghi
ngờ rằng tên lửa được phát minh ở Trung Hoa, thì niên đại và các điều
kiện đã phát minh ra nó lại không được xác định một cách chắc chắn.
Không phải vì không có bằng chứng bằng văn bản, mà vì không thể biết
những sử biên niên và các tài liệu mô tả thời đó là nói về những dụng cụ
để phóng hỏa, mang theo chất cháy, nhưng được phóng đi bằng cung, nỏ
hoặc máy móc khác hay đúng là nói về tên lửa thực sự được đẩy bằng cách
phụt khí, do thuốc nổ tạo ra.
Lịch sử phát triển của tên lửa
Thật vậy, người ta đã xác minh được rằng hỏa tiễn mà văn bản cổ nhất nói tới, thực ra chỉ là những mũi tên mang chất cháy. Nếu chỉ căn cứ vào những bằng chứng hòan toàn xác thực, thì hình như pháo hoa kiểu tên lửa, dạng áp dụng đầu tiên của lực đẩy của thuốc pháo, đã trở thành trò chơi dân gian ở Trung Hoa trong triều đại Đường (618-907).Còn việc vận dụng chính lực đẩy ấy để phóng mũi lao tới quân thù thì việc đó được xác nhận bởi nhiều chuyện kể về những trận đánh của người Trung Hoa chống Mông Cổ trong thế kỉ XIII. Nói riêng, trong cuộc bao vây kinh thành Khai Phong của họ, người Trung Hoa đã sử dụng thành công những hỏa tiễn đẩy một tên lửa nhỏ, gồm ống tre chứa đầy thuốc pháo và buộc vào gần mũi nhọn, lỗ hở hướng về nơi lắp cánh đuôi hỏa tiễn.
Nhưng chủ yếu lại qua người Arập mà người châu Âu biết đến thuốc súng lẫn tên lửa. Tuy Albert le Grand đã cho công thức làm "lửa bay" trong cuốn sách "Về những điều kì diệu về thế giới" của ông, nhưng lại nhờ Marcus Graecus hay Marc le Grec (Marc người Hy Lạp) mà chúng ta có một bản mô tả chi tiết tên lửa, trong cuốn Sách về những ngọn lửa để đốt quân thù của ông. Cuốn sách có lẽ đã xuất hiện trong khoảng từ 1225 đến 1250, hoặc 1270. Chúng ta cũng ghi nhận rằng, trong số các nhà tiên phong về kĩ thuật tên lửa thời Trung cổ, thì người Italia là Muratori từ 1379 đã dùng thuật ngữ rochetta, được người Pháp chuyển thành roquette, rồi đến người Anh lại thành rocket.
Trong nhiều thế kỉ, tên lửa không tiến thêm chút nào.Chủ nghĩa kinh nghiệm mạnh nhất vẫn ngự trị trong việc chế tạo vỏ đạn mà phấn cuối làm nhiệm vụ của ống phụt, có hiệu suất thảm hại.
Từ cuối thế kỉ XVII, để làm tiết mục trung tâm cho buổi bắn pháo hoa, người ta sửdụng những tên lửa mạnh hơn, có thể đưa một trọng tải lên cao, chủ yếu là những lá cờ và nhiều vật nhỏ khác, sau khi được phóng lên không trung, sẽ lần lượt rơi xuống đất. Đó đây người ta còn có ý đồ buộc vào đó một con vật nhỏ, cho nó rơi xuống- ôi, xiết bao kinh hoàng - treo lủng lẳng vào một cái dù sơ sài.
Năm 1804, sĩ quan Anh William Congreve trở về từ Ấn Độ, nơi mà ông đã phải chịu đựng những cuộc tấn công chết người của những tên lửa của Tippoo Sahib, quốc vương Hồi giáo cuối cùng của Mysore, thuyết phục được chính phủ của hoàng đế Anh giao phó cho ông công việc mà sau nàu sẽ là cuộc nghiên cứu thuần lí về tên lửa quân sự đầu tiên. Ông hoàn chỉnh được một mẫu nặng 15 kg, có tầm xa từ 2500 đến 3000 m, sau đó hai nghìn phiên bản được phóng vào thành phố Boulogne từ 1806. Ngay lập tức, các cường quốc khác quan tâm tới thứ vũ khí mà họ đã sử dụng lẻ tẻ trong quá khứ đó, và nhiều tiến bộ đã đạt được hầu như ở khắp mọi nơi. Nhưng, vào giữa thế kỉ XIX, tên lửa chiến tranh dùng thuốc súng đã bị thay thế bởi đạn đại bác.
Năm 1898, lịch sử lâu dài của tên lửa đầy thăng trầm đã có một bước ngoặt quyết định. Một thầy giáo Nga không tên tuổi, Constantin Tsiolkovski đặt cơ sở khoa học cho ngành du hành vũ trụ dựa trên việc sử dụng đẩy tên lửa dùng chất đốt lỏng. Công lao của thầy giáo tỉnh Caluga lại càng lớn, vì các chất lỏng mà ông đề nghị từ 1903 lại chính là hydro và oxy lỏng, mà hiện nay, vẫn là nhiên liệu (hay propecgol) của những tên lửa tiến bộ nhất.
Lúc đó, vẫn còn quá sớm để các giới cầm quyền và các công ty tư nhân quan tâm tới tên lửa. Bản thân các nhà quan sự cũng coi như thời đại của các công cụ đó đã kết thúc. Vì vậy, trong cả một phần ba thế kỉ XX, việc nghiên cứu những công cụ ấy vẫn là công việc luôn luôn nhiệt tình, và thường không chút vụ lợi của một vài nhà tiên phong đơn độc. Trong ba chục năm, Tsiolkovski đã cung cấp một công trình lí thuyết đồ sộ. Ở Pháp, từ 1912, Robert Ernault Pelterie trong một bài báo nhan đề Nhận định về kết quả của một cách làm giảm trọng lượng động cơ, đã bàn về việc dùng các tên lửa để phóng các thiết bị vũ trụ.
Nhà phát minh Robert H. Goddard với tên lửa sử dụng nhiên liệu lỏng đầu tiên trên thế giới.
Cũng trong thời kì ấy, một giáo sư vật lí Mĩ trẻ Robert H. Goddard bắt đầu sự nghiệp phi thường của nhà nghiên cứu đơn độc. Những cuộc thử nghiệm đầu tiên về tên lửa dùng thuốc súng
của ông được làm năm 1915. Rồi ông làm việc cho quân đội Mĩ, nhưng đến
khi đình chiến, quân đội chẳng còn quan tâm đến công trình của ông. Thế
là Goddard đành phải tiến hành những nghiên cứu cá nhân.Năm 1919, ông cho xuất bản một cuốn sách kinh điển về kĩ thuật tên lửa: Phương pháp để đạt những độ cao cực lớn. Năm 1923, ông theo quan điểm của Tsiolkovski và hướng các nghiên cứu của mình vào tên lửa dùng nhiên liệu lỏng. Ba năm sau, ông đã thực hiện thành công chuyến bay đầu tiên, nhưng ngắn ngủi của một tên lửa nhỏ, phóng lên bằng một hỗn hợp dầu thắp đèn (dầu lửa) và oxy lỏng, lên cao được 30m. Trước sự thờ ơ của các cơ quan chính quyền, các nhà quan sự và những nhà công nghiệp chính chắn nhất, Goddard vẫn theo đuổi sự nghiệp dũng cảm của mình, và ngay trước Thế chiến Thứ hai, tên lửa của ông - bao gồm đủ các bộ phận của máy phóng thiết bị vũ trụ tương lai - đã lên cao được 2200m và đạt vận tốc 1000 km/h.
Nước Đức cũng có nhà tên lửa học đơn độc riêng của họ, Hermann Oberth, người đã công bố một tác phẩm nhan đề "Tên lửa phóng tới không gian giữa các hành tinh", từ năm 1923. Ông cũng cần sự giúp đỡ, và năm 1928, đã nhận làm cố vấn kĩ thuật cho bộ phim Một phụ nữ trên Mặt trăng, của Fritz Lang, hợp đồng buộc nhà làm phim phải cung cấp số vốn cần thiết để chế tạo một tên lửa thật sự, dùng chất đẩy lỏng, tên lửa này phải được phóng khi phim xuất xưởng. Cuộc phóng này không thực hiện được, vì Oberth là một nhà lí thuyết hơn là một nhà thực hành và không hoàn thành được nhiệm vụ đúng thời hạn mong muốn, nhưng sự việc đã có tác dụng tốt và gây được trong giới trẻ của Đức một trào lưu dư luận rộng lớn vì sự nghiệp du hành vũ trụ. Quanh Oberth, chẳng bao lâu đã có một nhóm nhà kĩ thuật trẻ tập hợp, trong số đó có Wernher von Braun nhanh chóng nổi trội.
Một nhiệt tình tương tự ở Nga cũng khuấy động nhiều thanh niên thi đua với Tsiolkovski. Vào cuối những năm 1920, những người thúc đẩy phong trào là Fridrikh A. Tsander, người chế tạo những tên lửa chất lỏng đầu tiên năm 1930 và Valentin P. Glushko đã chế tạo nhiều tên lửa lớn từ 1930 trở đi. Một số tên lửa ấy sau này được dùng để đẩy một máy bay - tên lửa được thiết kể bởi Serge Korolev, một kĩ sư hứa hẹn một vận mệnh rực rỡ, nhưng không còn được nghe nói đến trước khi qua đời. Thật vậy, chiến tranh đang tới gần, và các nghiên cứu đều hướng về việc hoàn chỉnh các thiết bị quân sự được bao phủ trong màn bí mật.
Người ta được biết rõ hơn về điều xảy ra ở Đức. Những nhà nghiên cứu nghiệp dư của VfR (Verein fue Raumchiffart, Hội du hành vũ trụ), sau khi dùng tên lửa để đẩy ôtô - do đó quảng cáo được cho cả sự nghiệp của họ, lẫn cho hãng Opel - đến năm 1930, đã bắt đầu thử nghiệm những tên lửa nhỏ dùng nhiên liệu lỏng. Tuy nhiên, nhiệt tình của hội đã bị cuộc khủng hoảng kinh tế dập tắt, và năm 1932, những người lãnh đạo đã phải yêu cầu sự giúp đỡ của quân đội. Chính là sau một cuộc trình diễn, được tổ chức bấy giờ cho các chuyên gia quân sự, mà các vị này nắm bắt được lợi ích của tên lửa dùng nhiên liệu lỏng để làm phương tiện vận tải vũ khí tấn công. Theo lời khai của chính Von Braun thì lúc ấy, ông đã được tướng W. Domberger mời gia nhập trung tâm nghiên cứu mà tướng đó lãnh đạo "để cung cấp cho ông những phương tiện thực nghiệm nhằm làm luận văn tiến sĩ về tân lửa của ông".
Năm 1936, đèn xanh đã được bật cho tướng Domberger và vị tướng này đã xây dựng trên bờ biển Baltique trung tâm nổi tiếng Peenemunde, về nghiên cứu khí tài quân sự, mà Von Braun đảm nhận ngay quyền lãnh đạo kĩ thuật. Khi số mệnh trở nên bất lợi cho các lực lượng vũ trang Đức, Hitler mới hiểu ra, một cách muộn màng, tầm quan trọng của tên lửa tầm xa. Những phương tiện rất lớn đã được trao cho Domberger, và đã có lúc có tới 20.000 người làm việc tại Peenemunde, hoặc để phục vụ cơ sở ấy. Kết quả là ngày 3 tháng 10 năm 1942, tên lửa thí nghiệm đầu tiên A-a được phóng lên. Ngày 8 tháng 9 năm 1944, dụng cụ nặng 15 tấn, mang một tấn thuộc nổ này, được đưa vào hoạt động với tên gọi V2 đã được phóng sang London và Paris.
Cuối chiến tranh, Von Braun cùng nhiều thành viên trong nhóm của ông đã rút khỏi Peenemunde trước khi quân Nga đến, và sang Hoa Kì cùng với một kho tên lửa V2. Chính là với những con người và thiết bị ấy mà Hoa Kì bắt đầu các nỗ lực của họ trong lĩnh vực các chiến cụ vượt đại châu, và nghiên cứu vũ trụ. Ông tổ của những tên lửa lớn, nhiều tầng, hiện được phóng từ căn cứu Kennedy là một tên lửa V2, trên đó có lắp một tên lửa Wac-Corporal nhỏ. Thiết bị này, phóng lên ngày 24 tháng 2 năm 1949 đã có thể đạt độ cao 403 km. Đó là một tên lửa Redstone (đá đỏ) mà nhóm của Von Braun chế tạo trước hết. Rồi từ dụng cụ 20.400 kg xuất xứ từ V2 này, lại đến tên lửa Jupiter, 47.600 kg, tiêu thụ kêrôxen và oxy lỏng. Chính là với Jupiter mà người Mĩ đã phóng thành công vệ tinh đầu tiên của họ, ngày 1 tháng 2 năm 1958.
Ba tháng trước đó, dư luận quần chúng cũng như các nhà chuyên môn đã sửng sốt trước việc phóng vệ tinh Spoutnik, nặng 84 kg của Nga, tiếp theo là một vệ tinh khác, nặng 508 kg, chỉ sau đó một tháng. Như vậy, rõ ràng là ở Liên Xô, người ta cũng tin cậy vào các nhà tên lửa học, và các nghiên cứu đã được tiến hành lâu năm ở đó dưới sự bảo trợ của nhà nước, và trong sự bí mật hoàn hảo nhất. Chẳng hạn, phải đến năm 1966, quốc tang dành cho Serge Korolev, mà không ai nghe nhắc đến từ những năm 1930, mới để lộ ra rằng ông chính là cha đẻ của các tên lửa vũ trụ của Liên Xô.
Ngay sau đó, người ta chế tạo những tên lửa ngày càng mạnh, càng đáng tin cậy hơn, để thỏa mãn các nhu cầu nghiên cứu vũ trụ và du hành vũ trụ. Một trong những tên lửa độc đáo hơn cả và được sử dụng lâu dài hơn cả (một vạn lần phóng) không còn nghi ngờ gì nữa là tên lửa R-7 của Korolev; được thử nghiệm có kết quả trong tháng 8 năm 1957, thì ngay tháng 10 nó đã đưa được lên quỹ đạo vệ tinh nhân tạo đầu tiên, Spoutnik-1. Tầng thứ nhất của nó gồm hai mươi ống phụt, thành thử đường kính đáy của nó lên tới 10m. Từ lúc đó, diễn ra một cuộc ganh đua giữa Liên Xô và Hoa Kì. Cuộc chạy đua về sực mạnh đã đem lại thắng lợi cho người Mĩ, vào tháng 11 năm 1967, với sự phóng lần đầu của tên lửa Saturn-5 do nhóm của Von Braun xây dựng. Nó cao 110m, cân nặng 2700 tấn lúc cất cánh và có thể đưa lên mặt trăng một con tàu Apollo 45 tấn, nhưng nó chỉ được chế tạo tới phiên bản thứ 18. Energia của Nga đã là tên lửa mạnh nhất thế giới, từ ngày nó được đưa vào hoạt động, tháng 5 năm 1987, cho đến khi ngừng khai thác, năm 1995 (vì lí do kinh tế).
Cuối cùng, nước Pháp đã trở thành cường quốc vũ trụ thứ ba, vào năm 1965, với việc đưa quả vệ tinh nhỏ Astéris lên quỹ đạo, bằng tên lửa Diamant A. Tên lửa Arian của châu Âu đã bắt đầu sự nghiệp vinh quang của nó năm 1979; cao 48m, Arian có thể đưa từ bệ phóng Kourou ở Guyana, lên quỹ đạo địa tĩnh, những thiết bị nặng tới 1750 kg, năm 1996, Arian-5 đã có một khả năng phóng 6700 kg. Sự tăng khối lượng của các vệ tinh này, sở dĩ trở thành khả dĩ, là nhờ sự phát triển của những thiết bị phóng dùng sự đẩy với kĩ thuật nghiệm lạnh (tức là dùng oxy và hydro lỏng).
5 loại tên lửa phòng không khủng khiếp nhất lịch sử
Sự nổi lên của các hệ thống phòng không mang vác (MANPADS), phóng từ
vai, có khả năng đánh chặn máy bay bay thấp đã mở rộng sử dụng chúng tới
các lực lượng du kích, khủng bố và các đối tượng phi nhà nước khác.
Việc
sử dụng các tên lửa trên mặt đất để đánh chặn các máy bay và bảo vệ
vùng trời là một hiện tượng tương đối mới. Được khám phá trước tiên bởi
Đức phát xít trong Thế chiến II, tất cả các cường quốc lớn đã nhanh
chóng chạy đua để phát triển chúng trong thời kỳ sau chiến tranh. Lần
đầu tiên một tên lửa đất đối không hạ được mục tiêu bay được ghi nhận
vào năm 1959.
Kích thước và quy mô của các hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) khiến cho các hệ SAM lắp trên xe chỉ được trang bị cho các quân đội chính quy, có nghĩa là việc sử dụng chúng bị hạn chế trong khuôn khổ các cuộc chiến tranh quy ước. Kết quả là, SAM được sử dụng thường là không thường xuyên, ngoại trừ các cuộc chiến tranh Arab-Israel, chiến tranh Việt Nam và các cuộc xung đột khác với sự tham gia của các lực lượng quy ước ở cả hai phía.
Sự nổi lên của các hệ thống phòng không mang vác (MANPADS), phóng từ vai, có khả năng đánh chặn máy bay bay thấp đã mở rộng sử dụng chúng tới các lực lượng du kích, khủng bố và các đối tượng phi nhà nước khác. Các loại tên lửa dễ che giấu, di động cao đã được sử dụng để chống các máy bay cả quân sự và dân sự, cả trong thời chiến và thời bình. Sự phổ biến MANPADS đang ngày càng đáng lo ngại vì tình hình bất ổn ở Syria và Libya khiến hai nước này mất kiểm soát đối với các kho tên lửa của họ.
Có hai cách cho phép chúng ta đo lường uy lực sát thương tổng thể của tên lửa phòng không: theo số lượng máy bay thực sự bị bắn hạ và hiệu quả ước lượng. Ở đây, chúng ta sẽ sử dụng cả hai tiêu chí này. Nhờ những tiến bộ về điện tử, các tên lửa luôn có hiệu quả hơn và có thể phòng thủ chống lại các mối đe dọa đường không khác nhau, vì vậy thật dễ dàng lên danh sách các hệ thống SAM tối tân nhất và tốt nhất (về mặt lý thuyết). Tuy nhiên, chúng ta sẽ bỏ qua một số loại tên lửa cũ hơn từng chứng tỏ hiệu quả trong quá khứ.
SA-75 Dvina (NATO gọi là SA-2 Guideline) - Liên Xô
Được đề cập đến đầu tiên trong danh sách này không phải là loại tên lửa hiện đại nhất, nhưng có tuổi thọ dài nhất. Được thiết kế vào năm 1953, tên lửa đất đối không SA-75 Dvina tên lửa đã hoạt động liên tục trên toàn thế giới trong hơn 50 năm.
Ban đầu là hệ thống phòng không tĩnh tại dùng để đối phó các máy bay ném bom bay ở tốc độ cao và độ cao lớn của Mỹ, SA-2 là trụ cột của Binh chủng Bộ đội Phòng không Liên Xô. Là tên lửa dài, 2 tầng, dẫn bằng radar, SA-2 sử dụng radar cảnh báo sớm P-12 (NATO gọi là Spoon Rest) và radar điều khiển tên lửa RSN-75 Fan Song. Năm 1959, S-75 Desna, biến thể cơ động đã được đưa vào hoạt động và một biến thể cải tiến là S-75M Volkhov đã được triển khai vào năm 1961. Volkhov có thể chặn đánh các mục tiêu ở cự ly 7-43 km và ở độ cao 98.000 bộ (ft).
SA-2 được Liên Xô xuất khẩu, trang bị cho các quốc gia tiền đồn của khối XHCN, từ Cuba tới Mông Cổ. SA-2 đã tham gia cuộc chiến tranh sáu ngày, chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Yom Kippur, chiến tranh Iran-Iraq, chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, nội chiến Nam Tư và chiến tranh ở Abkhazia. SA-2 đã là tên lửa phòng không lập thành tích tiêu diệt mục tiêu bay đầu tiên khi bắn hạ một máy bay trinh sát RB-57D của Đài Loan trên không phận Trung Quốc vào năm 1959. Một loạt 3 quả đạn SA-2 đã bắn hạ phi công Francis Gary Powers cùng chiếc máy bay gián điệp U-2 của CIA trên bầu trời thành phố Sverdlovsk, Nga vào năm 1960.
SA-2 cấu thành nòng cốt của hệ thống phòng không tầm cao và trung bình của Bắc Việt, nơi nó được các phi công Mỹ đặt biệt danh là “cột điện thoại bay”. Bắc Việt cho biết đã thực hiện số lần phóng tên lửa SA-2 đáng kinh ngạc là 5.800 và bắn rơi tổng cộng 205 máy bay Mỹ (con số này chắc đã được cố tình giảm đi - ND). Năm 1965, SA-2 đã đạt thành tích cứ 15 lần phóng đạn thì bắn hạ 1 máy bay; năm 1972, do Mỹ áp dụng chiến thuật mới, chiến tranh điện tử và các hệ thống phòng về, hiệu suất này đã kém đi với cứ 50 lần phóng đạn thì tiêu diệt 1 máy bay Mỹ.
SA-2 hiện vẫn còn phục vụ trong quân đội 20 nước, thường xuyên được hiện đại hóa để kéo dài tuổi thọ. Lần hạ mục tiêu gần đây nhất của hệ thống SA-2 được cho là vào năm 1993 khi bắn hạ 1 chiếc Su-27 Flanker của Nga trong chiến tranh Abkhazia. Sự thống trị nửa thế kỷ về tính hiệu quả trên chiến trường hiện đại không có nghĩa là thành tích quá khó.
9K32 Strela (NATO gọi là SA-7 Grail) - Liên Xô
SA-7 Grail là một thứ AK-47 trong các tên lửa phòng không: rẻ tiền, nhẹ và dễ lọt vào tay kẻ xấu. Là thế hệ MANPADS đầu tiên của Liên Xô, SA-7 là tên lửa có trọng lượng 21 bảng để trong một ống phóng dài. Có tốc độ siêu âm, SA-7 có khả năng đạt tốc độ tối đa 1.260 dặm/h và tầm bắn 14.750 bộ.
SA-7 được thiết kế để phòng không chống máy bay tấn công bay thấp của NATO. Nó đã được trang bị rộng rãi cho các đơn vị tuyến trước của quân đội Liên Xô: các đại đội bộ binh cơ giới, đổ bộ đường không, bộ binh hải quân và công binh đều được trang bị 1 khẩu đội SA-7. Một máy bay NATO bay trên một tiểu đoàn của Liên Xô sẽ vượt qua con đường với 3 khẩu đội SA-7.
Việc triển khai SA-7 với mật độ cao như thế trên chiến trường là cần thiết vì giống như tất cả các loại MANPADS thế hệ 1, SA-7 còn tương đối thô sơ. Quân đội Ai Cập trong cuộc chiến tranh tiêu hao vào năm 1969-1970 đã bắn hạ 36 mục tiêu trong 99 lần phóng SA-7, trong đó có thể là lần đầu tiên MANPADS bắn hạ một máy bay trong lịch sử là chiếc A-4 Skyhawk của Israel. SA-7 có đầu đạn nhỏ, có nghĩa là hầu hết các máy bay bị bắn trúng chỉ bị hư hại, chứ không bị rơi, và công tác huấn luyện xạ thủ, cũng như những cải tiến về máy bay đã làm giảm mạnh hiệu quả của SA-7 trong chiến tranh Yom Kippur năm 1973.
Giống như các MANPADS thế hệ 1 khác, một nhược điểm lớn của SA-7 là hệ dẫn hồng ngoại cần để khóa vào luồng phụt nóng của động cơ máy bay. SA-7 chỉ có khả năng khóa vào đuôi máy bay khi nó đã ở trạng thái bay thoát ly khỏi chiến trường (bắn đuổi), sau khi nó đã xài hết số vũ khí mang theo. Các tay súng Hồi giáo mujahedeen Afghanistan chiến đấu chống quân đội Liên Xô trong những năm 1980 không thích SA-7 vì cho rằng, tên lửa này thường bay lạc về phía mặt trời hơn là khóa vào luồng phụt của máy bay phản lực hoặc trực thăng.
Ngoài các lực lượng quân đội chính quy, SA-7 còn được sử dụng bởi các nhóm khủng bố và nổi dậy trên toàn thế giới, từ Syria đến Bắc Ireland và Tây Ban Nha. Các nhóm phiến quân ở Syria được cho là được trang bị SA-7 chiếm giữ được từ tay quân đội chính phủ, và ít nhất một quả đã được phóng vào một trực thăng của Israel trên Dải Gaza vào năm 2012. Trong cuộc chiến tranh ở Nam Rhodesia, 2 máy bay của hãng hàng không Air Rhodesia đã bị bắn hạ bởi SA-7 của quân nổi dậy.
2K12 Kub (NATO gọi là SA-6 Gainful) - Liên Xô
Là hệ thống tên lửa cựu binh trải qua các cuộc xung đột ở châu Âu, châu Phi và Trung Đông, SA-6 Gainful trở nên nổi tiếng trong chiến tranh Yom Kippur năm 1973. SA-6 là tên lửa dẫn bằng radar lắn trên bệ phóng bánh xích. SA-6 có phạm vi đánh chặn khá lớn đối với một tên lửa được thiết kế vào cuối thập kỷ 1950, có khả năng đánh chặn máy bay ở tầm 2,5-15 dặm và ở độ cao từ 164-45.000 bộ.
SA-6 trở nên khét tiếng trong chiến tranh Yom Kippur năm 1973, khi Ai Cập chiếm lại bán đảo Sinai. Quân đội Ai Cập đã có tới 32 đại đội SA-6 và sử dụng chúng để bảo vệ cuộc tiến quân của các tập đoàn quân số 2 và 3 của Ai Cập. Là một hệ thống mới mà phương Tây chưa từng gặp phải, bức xạ radar của SA-6 đã không bị các radar cảnh báo của Không quân Israel phát hiện.
Bị bất ngờ với cuộc tấn công bất thình lình của quân đội các nước Arab, Không quân Israel đã không thể chế áp các hệ thống phòng không đối phương trước khi tham chiến. Trong 3 ngày đầu của cuộc chiến, Không quân Israel đã tổn thất gần 50 máy bay, hầu hết là bởi tên lửa SA-6. SA-6 đã có hiệu quả cao đến nỗi, vào ngày thứ ba của cuộc chiến, Tư lệnh Không quân Israel đã hạ lệnh cho các máy bay dưới quyền tránh xa kênh đào Suez, trừ khi thật cần thiết.
Không quân Israel đã đảm nhận vai trò “lực lượng pháo binh bay” cho Lục quân Israel, và SA-6 trong nhiều trường hợp đã khiến cho các đơn vị mặt đất của Israel mất đi sự yểm trợ của không quân. SA-6 tiếp tục là một mối đe dọa cho đến khi các hệ thống phòng không Ai Cập bị đánh sập bởi cuộc tấn công kết hợp của không quân và phản công của Israel. Đến cuối chiến tranh, Không quân Israel đã mất khoảng 40 chiếc F-4 Phantom và A-4 Skyhawk vì SA-6 (không kể các loại tên lửa khác hay pháo phòng không), tức là khoảng 14% số máy bay F-4 và A-6 của Không quân Israel.
SA-6 đã phục vụ trong quân đội gần 30 nước và và vẫn tiếp tục được sử dụng trong quân đội 22 quốc gia. Sự đe dọa của SA-6 đối với máy bay phương Tây đã giảm đáng kể sau khi những quả tên lửa bị Israel chiếm được và phân tích, tìm ra biện pháp đối phó với chúng. SA-6 đã bắn rơi 2 chiếc F-16 Viper của Mỹ, 1 chiếc trên bầu trời Iraq trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và 1 chiếc ở Bosnia vào năm 1995. Lần diệt mục tiêu mới nhất của SA-6 là trong sự cố bắn nhầm tại Ba Lan vào năm 2003, khi một đại đội tên lửa SA-6 của Ba Lan vô tình bắn rơi một máy bay tấn công phản lực Su-22 Fitter của Không quân Ba Lan trong quá trình tập trận.
FIM-92 Stinger (Mỹ)
Stinger là tên lửa điển hình của MANPADS thế hệ 2. Stinger đã làm nên tên tuổi ở vùng núi Afghanistan, nơi nó thể hiện hiệu quả tác chiến cao chống trực thăng và máy bay của Liên Xô, và việc sử dụng nó có thể đã rút ngắn cuộc chiến tranh này.
Các biến thể mới hơn của Stinger được trang bị đầu tìm hai chế độ làm việc trên hai dải hồng ngoại và cực tím. Các biện pháp đối phó hồng ngoại như pháo sáng trước đây có hiệu quả gây nhiễu đối với tên lửa lắp đầu tìm hồng ngoại, nhưng nay thì vô tác dụng đối với dải sóng cực tím. Stinger có đầu đạn lớn hơn các tên lửa thế hệ MANPADS thế hệ 1, giúp nó có nhiều cơ hội thực sự bắn rơi máy bay chiến thuật thay vì chỉ làm chúng bị thương.
Mỹ bắt đầu bí mật cung cấp cho phiến quân Afghanistan tên lửa Stinger từ năm 1986. Năm trăm bệ phóng mang vác và 1.000 quả tên lửa đã chuyển giao như cho “kẹo” cho lực lượng mujahedeen, và nạn nhân đầu tiên của Stinger được cho là chiếc trực thăng Mi-8MT Hip hoạt động ở Jalalabad bị bắn rơi ngày 25/9/1986. Liên Xô đã mất gần 270 máy bay từ năm 1986-1989.
Những thông tin về hiệu quả của Stinger ước tính từ khoảng 4-70%. Dẫu sao thì Không quân Liên Xô đã phải thay đổi chiến thuật và Lục quân đội Liên Xô thường bị mất đi sự yểm trợ đường không tầm gần và bị hạn chế về khả năng tiến hành các hoạt động sử dụng trực thăng.
MIM-104 Patriot (Mỹ)
Là một trong những loaij tên lửa nổi tiếng nhất thế giới, tên lửa Patriot của quân đội Mỹ đã nổi danh trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, khi nó được sử dụng để bảo vệ các lực lượng liên quân và các khu dân cư của Israel chống lại các tên lửa Scud của Saddam Hussein. Mặc dù khi đó được ca ngợi như một thành công lớn, tỷ lệ thành công thực sự của Patriot được cho là chỉ ở trong phạm vi một con số.
Kể từ đó, Patriot đã được nâng cấp gần như liên tục và kết quả là một hệ thống tên lửa hiện đại có khả năng chặn đánh các mục tiêu bay theo các biên dạng bay rất khác nhau. Được thiết kế từ đầu chỉ để chống máy bay, nay Patriot có thêm khả năng chặn đánh trực thăng, tên lửa hành trình, tên lửa đường đạn và máy bay không người lái. Khi tác chiến chống tên lửa đường đạn, Patriot dùng để đánh chặn đầu đạn tên lửa ở giai đoạn bay cuối.
Việc phát triển Patriot đã phân thành hai loại tên lửa. Một đại đội Patriot có thể sử dụng cả 2 loại tên lửa để đối phó được nhiều mối đe dọa. PAC-2/GEM có khả năng bắn hạ máy bay, tên lửa hành trình và ở một mức độ thấp hơn là tên lửa đường đạn chiến thuật. Mỗi bệ phóng được lắp 4 tên lửa này. PAC-2/GEM có tầm bắn 70 km và độ cao tác chiến tối đa là 84.000 bộ.
PAC-3 MSE được thiết kế chỉ để đánh chặn tên lửa đường đạn. PAC-3 MSE cũng có kích thước nhỏ hơn, nên một bệ phóng có thể lắp 12 quả tên lửa thay vì 4. Tên lửa này có tầm bắn 35 km và độ cao tác chiến tối đa là 112.000 bộ.
Patriot là sản phẩm của thập niên 1970-1980, thời kỳ mà khi phòng thủ tên lửa chiến trường chưa được bàn luận nghiêm túc, và được thiết kế hoàn toàn để đánh chặn máy bay. Theo thời gian, Patriot đã cho thấy khả năng thích nghi đáng kinh ngạc. Bất chấp những thất bại trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, trong cuộc xâm lược Iraq năm 2003, Patriot đã lập thành tích bắn hạ 9 quả tên lửa đường đạn chiến thuật của Iraq. Theo VND
Kích thước và quy mô của các hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) khiến cho các hệ SAM lắp trên xe chỉ được trang bị cho các quân đội chính quy, có nghĩa là việc sử dụng chúng bị hạn chế trong khuôn khổ các cuộc chiến tranh quy ước. Kết quả là, SAM được sử dụng thường là không thường xuyên, ngoại trừ các cuộc chiến tranh Arab-Israel, chiến tranh Việt Nam và các cuộc xung đột khác với sự tham gia của các lực lượng quy ước ở cả hai phía.
Sự nổi lên của các hệ thống phòng không mang vác (MANPADS), phóng từ vai, có khả năng đánh chặn máy bay bay thấp đã mở rộng sử dụng chúng tới các lực lượng du kích, khủng bố và các đối tượng phi nhà nước khác. Các loại tên lửa dễ che giấu, di động cao đã được sử dụng để chống các máy bay cả quân sự và dân sự, cả trong thời chiến và thời bình. Sự phổ biến MANPADS đang ngày càng đáng lo ngại vì tình hình bất ổn ở Syria và Libya khiến hai nước này mất kiểm soát đối với các kho tên lửa của họ.
Có hai cách cho phép chúng ta đo lường uy lực sát thương tổng thể của tên lửa phòng không: theo số lượng máy bay thực sự bị bắn hạ và hiệu quả ước lượng. Ở đây, chúng ta sẽ sử dụng cả hai tiêu chí này. Nhờ những tiến bộ về điện tử, các tên lửa luôn có hiệu quả hơn và có thể phòng thủ chống lại các mối đe dọa đường không khác nhau, vì vậy thật dễ dàng lên danh sách các hệ thống SAM tối tân nhất và tốt nhất (về mặt lý thuyết). Tuy nhiên, chúng ta sẽ bỏ qua một số loại tên lửa cũ hơn từng chứng tỏ hiệu quả trong quá khứ.
SA-75 Dvina (NATO gọi là SA-2 Guideline) - Liên Xô
Được đề cập đến đầu tiên trong danh sách này không phải là loại tên lửa hiện đại nhất, nhưng có tuổi thọ dài nhất. Được thiết kế vào năm 1953, tên lửa đất đối không SA-75 Dvina tên lửa đã hoạt động liên tục trên toàn thế giới trong hơn 50 năm.
Ban đầu là hệ thống phòng không tĩnh tại dùng để đối phó các máy bay ném bom bay ở tốc độ cao và độ cao lớn của Mỹ, SA-2 là trụ cột của Binh chủng Bộ đội Phòng không Liên Xô. Là tên lửa dài, 2 tầng, dẫn bằng radar, SA-2 sử dụng radar cảnh báo sớm P-12 (NATO gọi là Spoon Rest) và radar điều khiển tên lửa RSN-75 Fan Song. Năm 1959, S-75 Desna, biến thể cơ động đã được đưa vào hoạt động và một biến thể cải tiến là S-75M Volkhov đã được triển khai vào năm 1961. Volkhov có thể chặn đánh các mục tiêu ở cự ly 7-43 km và ở độ cao 98.000 bộ (ft).
SA-2 được Liên Xô xuất khẩu, trang bị cho các quốc gia tiền đồn của khối XHCN, từ Cuba tới Mông Cổ. SA-2 đã tham gia cuộc chiến tranh sáu ngày, chiến tranh Việt Nam, chiến tranh Yom Kippur, chiến tranh Iran-Iraq, chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, nội chiến Nam Tư và chiến tranh ở Abkhazia. SA-2 đã là tên lửa phòng không lập thành tích tiêu diệt mục tiêu bay đầu tiên khi bắn hạ một máy bay trinh sát RB-57D của Đài Loan trên không phận Trung Quốc vào năm 1959. Một loạt 3 quả đạn SA-2 đã bắn hạ phi công Francis Gary Powers cùng chiếc máy bay gián điệp U-2 của CIA trên bầu trời thành phố Sverdlovsk, Nga vào năm 1960.
SA-2 cấu thành nòng cốt của hệ thống phòng không tầm cao và trung bình của Bắc Việt, nơi nó được các phi công Mỹ đặt biệt danh là “cột điện thoại bay”. Bắc Việt cho biết đã thực hiện số lần phóng tên lửa SA-2 đáng kinh ngạc là 5.800 và bắn rơi tổng cộng 205 máy bay Mỹ (con số này chắc đã được cố tình giảm đi - ND). Năm 1965, SA-2 đã đạt thành tích cứ 15 lần phóng đạn thì bắn hạ 1 máy bay; năm 1972, do Mỹ áp dụng chiến thuật mới, chiến tranh điện tử và các hệ thống phòng về, hiệu suất này đã kém đi với cứ 50 lần phóng đạn thì tiêu diệt 1 máy bay Mỹ.
SA-2 hiện vẫn còn phục vụ trong quân đội 20 nước, thường xuyên được hiện đại hóa để kéo dài tuổi thọ. Lần hạ mục tiêu gần đây nhất của hệ thống SA-2 được cho là vào năm 1993 khi bắn hạ 1 chiếc Su-27 Flanker của Nga trong chiến tranh Abkhazia. Sự thống trị nửa thế kỷ về tính hiệu quả trên chiến trường hiện đại không có nghĩa là thành tích quá khó.
9K32 Strela (NATO gọi là SA-7 Grail) - Liên Xô
SA-7 Grail là một thứ AK-47 trong các tên lửa phòng không: rẻ tiền, nhẹ và dễ lọt vào tay kẻ xấu. Là thế hệ MANPADS đầu tiên của Liên Xô, SA-7 là tên lửa có trọng lượng 21 bảng để trong một ống phóng dài. Có tốc độ siêu âm, SA-7 có khả năng đạt tốc độ tối đa 1.260 dặm/h và tầm bắn 14.750 bộ.
SA-7 được thiết kế để phòng không chống máy bay tấn công bay thấp của NATO. Nó đã được trang bị rộng rãi cho các đơn vị tuyến trước của quân đội Liên Xô: các đại đội bộ binh cơ giới, đổ bộ đường không, bộ binh hải quân và công binh đều được trang bị 1 khẩu đội SA-7. Một máy bay NATO bay trên một tiểu đoàn của Liên Xô sẽ vượt qua con đường với 3 khẩu đội SA-7.
Việc triển khai SA-7 với mật độ cao như thế trên chiến trường là cần thiết vì giống như tất cả các loại MANPADS thế hệ 1, SA-7 còn tương đối thô sơ. Quân đội Ai Cập trong cuộc chiến tranh tiêu hao vào năm 1969-1970 đã bắn hạ 36 mục tiêu trong 99 lần phóng SA-7, trong đó có thể là lần đầu tiên MANPADS bắn hạ một máy bay trong lịch sử là chiếc A-4 Skyhawk của Israel. SA-7 có đầu đạn nhỏ, có nghĩa là hầu hết các máy bay bị bắn trúng chỉ bị hư hại, chứ không bị rơi, và công tác huấn luyện xạ thủ, cũng như những cải tiến về máy bay đã làm giảm mạnh hiệu quả của SA-7 trong chiến tranh Yom Kippur năm 1973.
Giống như các MANPADS thế hệ 1 khác, một nhược điểm lớn của SA-7 là hệ dẫn hồng ngoại cần để khóa vào luồng phụt nóng của động cơ máy bay. SA-7 chỉ có khả năng khóa vào đuôi máy bay khi nó đã ở trạng thái bay thoát ly khỏi chiến trường (bắn đuổi), sau khi nó đã xài hết số vũ khí mang theo. Các tay súng Hồi giáo mujahedeen Afghanistan chiến đấu chống quân đội Liên Xô trong những năm 1980 không thích SA-7 vì cho rằng, tên lửa này thường bay lạc về phía mặt trời hơn là khóa vào luồng phụt của máy bay phản lực hoặc trực thăng.
Ngoài các lực lượng quân đội chính quy, SA-7 còn được sử dụng bởi các nhóm khủng bố và nổi dậy trên toàn thế giới, từ Syria đến Bắc Ireland và Tây Ban Nha. Các nhóm phiến quân ở Syria được cho là được trang bị SA-7 chiếm giữ được từ tay quân đội chính phủ, và ít nhất một quả đã được phóng vào một trực thăng của Israel trên Dải Gaza vào năm 2012. Trong cuộc chiến tranh ở Nam Rhodesia, 2 máy bay của hãng hàng không Air Rhodesia đã bị bắn hạ bởi SA-7 của quân nổi dậy.
2K12 Kub (NATO gọi là SA-6 Gainful) - Liên Xô
Là hệ thống tên lửa cựu binh trải qua các cuộc xung đột ở châu Âu, châu Phi và Trung Đông, SA-6 Gainful trở nên nổi tiếng trong chiến tranh Yom Kippur năm 1973. SA-6 là tên lửa dẫn bằng radar lắn trên bệ phóng bánh xích. SA-6 có phạm vi đánh chặn khá lớn đối với một tên lửa được thiết kế vào cuối thập kỷ 1950, có khả năng đánh chặn máy bay ở tầm 2,5-15 dặm và ở độ cao từ 164-45.000 bộ.
SA-6 trở nên khét tiếng trong chiến tranh Yom Kippur năm 1973, khi Ai Cập chiếm lại bán đảo Sinai. Quân đội Ai Cập đã có tới 32 đại đội SA-6 và sử dụng chúng để bảo vệ cuộc tiến quân của các tập đoàn quân số 2 và 3 của Ai Cập. Là một hệ thống mới mà phương Tây chưa từng gặp phải, bức xạ radar của SA-6 đã không bị các radar cảnh báo của Không quân Israel phát hiện.
Bị bất ngờ với cuộc tấn công bất thình lình của quân đội các nước Arab, Không quân Israel đã không thể chế áp các hệ thống phòng không đối phương trước khi tham chiến. Trong 3 ngày đầu của cuộc chiến, Không quân Israel đã tổn thất gần 50 máy bay, hầu hết là bởi tên lửa SA-6. SA-6 đã có hiệu quả cao đến nỗi, vào ngày thứ ba của cuộc chiến, Tư lệnh Không quân Israel đã hạ lệnh cho các máy bay dưới quyền tránh xa kênh đào Suez, trừ khi thật cần thiết.
Không quân Israel đã đảm nhận vai trò “lực lượng pháo binh bay” cho Lục quân Israel, và SA-6 trong nhiều trường hợp đã khiến cho các đơn vị mặt đất của Israel mất đi sự yểm trợ của không quân. SA-6 tiếp tục là một mối đe dọa cho đến khi các hệ thống phòng không Ai Cập bị đánh sập bởi cuộc tấn công kết hợp của không quân và phản công của Israel. Đến cuối chiến tranh, Không quân Israel đã mất khoảng 40 chiếc F-4 Phantom và A-4 Skyhawk vì SA-6 (không kể các loại tên lửa khác hay pháo phòng không), tức là khoảng 14% số máy bay F-4 và A-6 của Không quân Israel.
SA-6 đã phục vụ trong quân đội gần 30 nước và và vẫn tiếp tục được sử dụng trong quân đội 22 quốc gia. Sự đe dọa của SA-6 đối với máy bay phương Tây đã giảm đáng kể sau khi những quả tên lửa bị Israel chiếm được và phân tích, tìm ra biện pháp đối phó với chúng. SA-6 đã bắn rơi 2 chiếc F-16 Viper của Mỹ, 1 chiếc trên bầu trời Iraq trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và 1 chiếc ở Bosnia vào năm 1995. Lần diệt mục tiêu mới nhất của SA-6 là trong sự cố bắn nhầm tại Ba Lan vào năm 2003, khi một đại đội tên lửa SA-6 của Ba Lan vô tình bắn rơi một máy bay tấn công phản lực Su-22 Fitter của Không quân Ba Lan trong quá trình tập trận.
FIM-92 Stinger (Mỹ)
Stinger là tên lửa điển hình của MANPADS thế hệ 2. Stinger đã làm nên tên tuổi ở vùng núi Afghanistan, nơi nó thể hiện hiệu quả tác chiến cao chống trực thăng và máy bay của Liên Xô, và việc sử dụng nó có thể đã rút ngắn cuộc chiến tranh này.
Hệ thống tên lửa phòng không mang vác FIM-92 Stinger đã gây thiệt hại nặng cho Không quân Liên Xô ở Afghanistan
Giống như SA-7, Stinger được thiết kế cho các lực lượng mặt đất của Mỹ
để tự bảo vệ chống lại máy bay tấn công mặt đất của đối phương. Khác với
SA-7, Stinger có khả năng đánh chặn mọi góc độ, có nghĩa là, nó có thể
phát hiện và phóng đạn chống máy bay ở mọi góc độ, không chỉ từ phía sau
(bắn đuổi). Điều này cuối cùng đã mang lại cho các khẩu đội phòng không
Mỹ khả năng bắn hạ máy bay địch trước khi nó thực hiện cơ động vào tấn
công, hoặc buộc máy bay đối phương hủy bỏ thao tác vào tấn công. Các biến thể mới hơn của Stinger được trang bị đầu tìm hai chế độ làm việc trên hai dải hồng ngoại và cực tím. Các biện pháp đối phó hồng ngoại như pháo sáng trước đây có hiệu quả gây nhiễu đối với tên lửa lắp đầu tìm hồng ngoại, nhưng nay thì vô tác dụng đối với dải sóng cực tím. Stinger có đầu đạn lớn hơn các tên lửa thế hệ MANPADS thế hệ 1, giúp nó có nhiều cơ hội thực sự bắn rơi máy bay chiến thuật thay vì chỉ làm chúng bị thương.
Mỹ bắt đầu bí mật cung cấp cho phiến quân Afghanistan tên lửa Stinger từ năm 1986. Năm trăm bệ phóng mang vác và 1.000 quả tên lửa đã chuyển giao như cho “kẹo” cho lực lượng mujahedeen, và nạn nhân đầu tiên của Stinger được cho là chiếc trực thăng Mi-8MT Hip hoạt động ở Jalalabad bị bắn rơi ngày 25/9/1986. Liên Xô đã mất gần 270 máy bay từ năm 1986-1989.
Những thông tin về hiệu quả của Stinger ước tính từ khoảng 4-70%. Dẫu sao thì Không quân Liên Xô đã phải thay đổi chiến thuật và Lục quân đội Liên Xô thường bị mất đi sự yểm trợ đường không tầm gần và bị hạn chế về khả năng tiến hành các hoạt động sử dụng trực thăng.
MIM-104 Patriot (Mỹ)
Là một trong những loaij tên lửa nổi tiếng nhất thế giới, tên lửa Patriot của quân đội Mỹ đã nổi danh trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, khi nó được sử dụng để bảo vệ các lực lượng liên quân và các khu dân cư của Israel chống lại các tên lửa Scud của Saddam Hussein. Mặc dù khi đó được ca ngợi như một thành công lớn, tỷ lệ thành công thực sự của Patriot được cho là chỉ ở trong phạm vi một con số.
Kể từ đó, Patriot đã được nâng cấp gần như liên tục và kết quả là một hệ thống tên lửa hiện đại có khả năng chặn đánh các mục tiêu bay theo các biên dạng bay rất khác nhau. Được thiết kế từ đầu chỉ để chống máy bay, nay Patriot có thêm khả năng chặn đánh trực thăng, tên lửa hành trình, tên lửa đường đạn và máy bay không người lái. Khi tác chiến chống tên lửa đường đạn, Patriot dùng để đánh chặn đầu đạn tên lửa ở giai đoạn bay cuối.
Việc phát triển Patriot đã phân thành hai loại tên lửa. Một đại đội Patriot có thể sử dụng cả 2 loại tên lửa để đối phó được nhiều mối đe dọa. PAC-2/GEM có khả năng bắn hạ máy bay, tên lửa hành trình và ở một mức độ thấp hơn là tên lửa đường đạn chiến thuật. Mỗi bệ phóng được lắp 4 tên lửa này. PAC-2/GEM có tầm bắn 70 km và độ cao tác chiến tối đa là 84.000 bộ.
PAC-3 MSE được thiết kế chỉ để đánh chặn tên lửa đường đạn. PAC-3 MSE cũng có kích thước nhỏ hơn, nên một bệ phóng có thể lắp 12 quả tên lửa thay vì 4. Tên lửa này có tầm bắn 35 km và độ cao tác chiến tối đa là 112.000 bộ.
Patriot là sản phẩm của thập niên 1970-1980, thời kỳ mà khi phòng thủ tên lửa chiến trường chưa được bàn luận nghiêm túc, và được thiết kế hoàn toàn để đánh chặn máy bay. Theo thời gian, Patriot đã cho thấy khả năng thích nghi đáng kinh ngạc. Bất chấp những thất bại trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, trong cuộc xâm lược Iraq năm 2003, Patriot đã lập thành tích bắn hạ 9 quả tên lửa đường đạn chiến thuật của Iraq. Theo VND
Tên lửa mạnh nhất trong lịch sử ra mắt
Một công ty công bố loại tên lửa có sức đẩy lớn nhất trong lịch sử loài người tại thủ đô Mỹ hôm qua.
AFP cho biết, Falcon Heavy, tên của loại hỏa tiễn mới, là phát minh của công ty SpaceX tại
bang California, Mỹ. Với chiều dài khoảng 70 m và cá bằng tòa nhà 22
tầng, nó được thiết kế để đưa vệ tinh nhân tạo hoặc tàu vũ trụ lên quỹ
đạo địa cầu. Khối lượng hàng hóa cực đại mà Falcon Heavy có thể vận chuyển lên tới hơn 53 tấn.
“Lượng hàng hóa mà Falcon Heavy có
thể đẩy lên quỹ đạo cùng vận tốc thoát của nó sẽ lớn hơn mọi loại phương
tiện bay trong lịch sử loài người. Sự ra đời của nó mở ra một kỷ nguyên
mới cho các chuyến bay vào vũ trụ của cả chính phủ lẫn tư nhân”, Elon Musk, giám đốc điều hành của SpaceX, phát biểu.
Với chiều dài khoảng 70 m, tên lửa Falcon Heavy đẩy được hơn 53 tấn hàng hóa lên quỹ đạo thấp của trái đất. Ảnh: AP.
Để hiểu sức mạnh ghê gớm của Falcon
Heavy, chúng ta có thể so sánh nếu một chiếc máy bay Boeing 737 chở đủ
136 khách, tổng khối lượng của nó vẫn chưa đạt tới 53 tấn. Vì thế Falcon
Heavy có thể đưa một phi cơ thương mại với đầy đủ khách, phi hành đoàn,
hành lý và nhiên liệu lên quỹ đạo trái đất.
Musk nói tên lửa mới sẽ xuất hiện tại
căn cứ không quân Vanderberg, bang California vào cuối năm tới. Ngay sau
đó nó sẽ được phóng thử nghiệm. Falcon Heavy sẽ bay vào vũ trụ lần đầu
tiên trong năm 2013 hoặc 2014.
Mục tiêu của Musk trong những năm tới là vận chuyển người và hàng hóa của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) lên Trạm Không gian quốc tế (ISS).
Sau khi đội tàu con thoi của Mỹ ngừng
hoạt động vào tháng 6 năm nay, NASA sẽ phải thuê tàu Soyuz của Nga đưa
phi hành gia lên ISS. Đối với hàng hóa NASA muốn thuê các công ty tư
nhân. SpaceX là một trong hai công ty Mỹ được NASA chọn.
Lịch sử tên lửa đạn đạo Nga
Một đoạn phim tư liệu hiếm về các lần phóng tên lửa đạn đạo của Liên Xô và Nga vừa được công bố.
Lực lượng Tên lửa chiến lược Liên bang Nga (RVSN RF) được thành lập
ngày 17/12/1959. Đây là lực lượng chính được Liên Xô sử dụng để tấn công
các vũ khí hạt nhân, thiết bị quân sự và cơ sở công nghiệp của đối
phương.
Nhân dịp kỷ niệm 54 năm thành lập RVSN RF, hãng tin RIA Novosti công bố đoạn tư liệu hiếm về các lần phóng tên lửa đạn đạo của lực lượng này.
Đoạn tư liệu bao gồm hình ảnh từ R-1/SS-1 Scunner, loại tên lửa đạn đạo
đầu tiên của Liên Xô, cho đến SS-18 Satan, tên lửa đạn đạo liên lục địa
(ICBM) được coi là có uy lực mạnh nhất trên thế giới.
Ngoài ra, đoạn phim còn cung cấp hình ảnh phóng tên lửa R-12 Dvina/SS-4
Sandan từ một căn cứ ở Cuba năm 1962, gây ra Cuộc khủng hoảng tên lửa
Cuba, và tên lửa RS-24 YARS ICBM với tầm bắn 11.000 km, có khả năng chọc thủng tất cả hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay.
Nguyễn Tâm (Video: RIA Novosti)
Bí ẩn về thảm họa lớn nhất lịch sử ngành tên lửa
Sau khi Liên Xô tan rã, thế giới biết đến một thảm họa trong lĩnh vực nghiên cứu vũ trụ xảy ra vào năm 1960. Sự cố này ("thảm họa Nedelin") được đánh giá là thảm họa lớn nhất trong lịch sử ngành tên lửa thế giới.
Sai lầm chết người
Cách đây hơn nửa thế kỷ, để khẳng định vị thế quân sự bá chủ của mình, hai cường quốc Mỹ và Liên Xô liên tục tung ra những "chiêu bài" chiến lược nhằm đánh bật đối phương. Cùng với việc phát triển vũ khí mặt đất, cuộc đua chinh phục vũ trụ cũng diễn ra gay gắt từng ngày từng giờ. Cả Mỹ và Liên Xô đều chạy đua chế tạo ra những loại tên lửa đạn đạo hiện đại nhất để thực hiện giấc mơ đưa con người lên vũ trụ.
Trên thực tế, việc phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên Sputnik hay chuyến bay của nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin của Liên Xô đều sử dụng tên lửa đạn đạo. Thậm chí, John Glenn, người Mỹ đầu tiên bay vòng quanh Trái đất cũng phải "cậy nhờ" đến "bảo bối" này.
Theo các chuyên gia quân sự Liên Xô, loại tên lửa mà Liên Xô sử dụng thời kỳ này là R-7. Cho đến tận ngày nay, phiên bản của nó vẫn được người Nga ưa chuộng để thực hiện hầu hết các chuyến bay vào vũ trụ. Chương trình này được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Sergei Korolev, chuyên gia chế tạo tên lửa nổi tiếng thời đó của Liên Xô.
Tên lửa R-7 tiến hành thành công nhiều chuyến bay thử nghiệm trong khoảng từ năm 1957 đến 1959, trong đó bao gồm cả lần phóng hai vệ tinh nhân tạo đầu tiên. Tính đến năm 2.000, người ta đã phóng loại tên lửa này hơn 1.600 lần với tỉ lệ thành công đạt gần 98%.
Một thời gian sau, Liên Xô đã "lên đời" cho tên lửa, lấy tên là R-16. Việc giám sát thực hiện được giao cho Nguyên soái pháo binh Mitrofan Nedelin, Tư lệnh các lực lượng tên lửa chiến lược Liên Xô (hay còn gọi là lực lượng tên lửa hạt nhân). Nhóm chế tạo làm việc không ngừng nghỉ để hoàn thành tên lửa R-16 đầu tiên càng sớm càng tốt. Mặc dù quá trình phát triển bị ảnh hưởng bởi vô số các vấn đề kỹ thuật, nhưng tháng 9/1960, nhà thiết kế hàng đầu Yangel vẫn đồng ý chuyển tên lửa đến bãi thử, (ngày nay được biết đến dưới tên gọi sân bay vũ trụ Baikonur).
Thảm họa Nedelin năm 1960.
Tuy nhiên, sự cố kỹ thuật với hệ thống điều khiển tiếp tục xảy ra. Bất chấp những trở ngại này, việc nạp nhiên liệu cho tên lửa bắt đầu được tiến hành. Nội quy an toàn quy định, tất cả những người không có nhiệm vụ không được có mặt ở khu vực này trong quá trình nạp nhiên liệu, đề phòng xảy ra tai nạn. Tuy nhiên, Nguyên soái Nedelin lại yêu cầu đặt một cái ghế ở bãi phóng để từ đó ông có thể giám sát công tác chuẩn bị. Ước tính có khoảng 150 nhân viên dân sự và quân nhân cũng có mặt ở vị trí đó theo lệnh của Nedelin.
Khi công tác chuẩn bị cho việc phóng tên lửa đang được tiến hành thì nhiên liệu bị rò ra ngoài ngày càng nhiều và các sự cố về điện cũng bắt đầu xuất hiện. Hàng loạt các lỗi kỹ thuật về điện xảy ra khiến cho việc bơm nhiên liệu không thể diễn ra suôn sẻ. Sau này, các chuyên gia quân sự cho biết, vụ việc này đã dẫn đến hậu quả khủng khiếp nhất trong lịch sử ngành tên lửa thế giới.
Bí ẩn "thảm họa Nedelin"
Điều mọi người lo ngại cuối cùng cũng đã xảy ra. Vào 18h45' ngày 26/10/1960, khoảng 250 người đang có mặt quanh bãi phóng, động cơ tầng thứ hai của tên lửa R-16 được khởi động. Lượng khí thoát ra ngay lập tức được đẩy qua buồng chứa nhiên liệu trong tầng đầu tiên, tạo ra một vụ nổ lớn làm bắn tung a xít ra khắp khu vực bãi phóng. Một số người bị chết cháy ngay tức khắc trong quả cầu lửa bao trùm toàn bộ tên lửa.
Những người khác đón nhận cái chết một cách chậm chạp hơn bởi họ bị bỏng trong khi tìm cách thoát thân khỏi thảm họa kinh hoàng. Một số nạn nhân may mắn thoát khỏi khu vực lân cận quanh bãi phóng nhưng rồi lại bị chết ngạt bởi khói độc do nhiên liệu cháy tạo ra.
Các nhân chứng may mắn sống sót cho biết, số phận bi thảm nhất giáng xuống đầu những người ở những tầng trên của giàn cần cẩu. Họ bị lửa bao trùm và bùng cháy trông giống như những ngọn nến sống. Nhiệt độ ở tâm của vụ hỏa hoạn là vào khoảng 3.000 độ C. Người nào chạy được thì vừa chạy vừa cố gắng xé mớ quần áo đang bốc cháy trên người.
Thế nhưng, nhiều người chưa kịp làm điều này đã bị lửa lấy mạng. "Một cột lửa bùng lên phía trên bệ phóng. Kinh hoàng, chúng tôi chứng kiến ngọn lửa bùng đi bùng lại và những tiếng nổ..., cho đến khi mọi thứ im lặng hoàn toàn", một nhân chứng nói thêm.
Yangel và một vài quan chức cấp cao khác may mắn thoát nạn bởi trước khi xảy ra vụ nổ vài phút họ đã vào một boongke để nghỉ giải lao. Nhiều người khác, trong đó có những "lão tướng" của chương trình vũ trụ của Liên Xô đã không được may mắn như thế. Trong những người thiệt mạng có Nguyên soái Mitrofan Nedelin, nhà chế tạo đầu ngành hệ thống điều khiển tên lửa R-16 Boris Konoplev, phó Chủ tịch Ủy ban công nghệ quốc phòng Lev Grishin, Chỉ huy trưởng sân bay vũ trụ Baikonur Đại tá A. Nosov... Vụ nổ tên lửa này được đặt tên là "thảm họa Nedelin", theo tên của Nguyên soái Mitrofan Nedelin.
Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Nikita Khrushchev ngay lập tức ra lệnh mở một cuộc điều tra về nguyên nhân vụ nổ. Ủy ban điều tra đưa ra con số thiệt mạng là 90 người. Con số này bao gồm 74 người bỏ mạng trong vụ nổ đầu tiên (gồm 57 quân nhân và 17 dân thường) và 16 người tử thương sau đó. Thêm hai thi thể người lính bị chết ngạt được tìm thấy sau khi báo cáo chính thức được hoàn thành, nâng tổng số người chết trong thảm kịch này lên con số 92. Ngoài ra, còn có 49 người bị thương.
Sau thảm họa, một trong những vấn đề đáng chú ý nhất là Liên Xô đã che giấu vụ việc này. Nguyên soái Nedelin là Anh hùng Liên Xô trong Thế chiến hai, và cái chết của ông được người ta lý giải là do tai nạn máy bay. Gia đình của các nạn nhân khác cũng không được thông báo sự thật, cho dù nhiều người đồn đoán đã xảy ra một vụ tai nạn kinh hoàng khi có nhiều chuyên gia tên lửa chết vào cùng một thời điểm như vậy.
Anh Văn
Cách đây hơn nửa thế kỷ, để khẳng định vị thế quân sự bá chủ của mình, hai cường quốc Mỹ và Liên Xô liên tục tung ra những "chiêu bài" chiến lược nhằm đánh bật đối phương. Cùng với việc phát triển vũ khí mặt đất, cuộc đua chinh phục vũ trụ cũng diễn ra gay gắt từng ngày từng giờ. Cả Mỹ và Liên Xô đều chạy đua chế tạo ra những loại tên lửa đạn đạo hiện đại nhất để thực hiện giấc mơ đưa con người lên vũ trụ.
Trên thực tế, việc phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên Sputnik hay chuyến bay của nhà du hành vũ trụ Yuri Gagarin của Liên Xô đều sử dụng tên lửa đạn đạo. Thậm chí, John Glenn, người Mỹ đầu tiên bay vòng quanh Trái đất cũng phải "cậy nhờ" đến "bảo bối" này.
Theo các chuyên gia quân sự Liên Xô, loại tên lửa mà Liên Xô sử dụng thời kỳ này là R-7. Cho đến tận ngày nay, phiên bản của nó vẫn được người Nga ưa chuộng để thực hiện hầu hết các chuyến bay vào vũ trụ. Chương trình này được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Sergei Korolev, chuyên gia chế tạo tên lửa nổi tiếng thời đó của Liên Xô.
Tên lửa R-7 tiến hành thành công nhiều chuyến bay thử nghiệm trong khoảng từ năm 1957 đến 1959, trong đó bao gồm cả lần phóng hai vệ tinh nhân tạo đầu tiên. Tính đến năm 2.000, người ta đã phóng loại tên lửa này hơn 1.600 lần với tỉ lệ thành công đạt gần 98%.
Một thời gian sau, Liên Xô đã "lên đời" cho tên lửa, lấy tên là R-16. Việc giám sát thực hiện được giao cho Nguyên soái pháo binh Mitrofan Nedelin, Tư lệnh các lực lượng tên lửa chiến lược Liên Xô (hay còn gọi là lực lượng tên lửa hạt nhân). Nhóm chế tạo làm việc không ngừng nghỉ để hoàn thành tên lửa R-16 đầu tiên càng sớm càng tốt. Mặc dù quá trình phát triển bị ảnh hưởng bởi vô số các vấn đề kỹ thuật, nhưng tháng 9/1960, nhà thiết kế hàng đầu Yangel vẫn đồng ý chuyển tên lửa đến bãi thử, (ngày nay được biết đến dưới tên gọi sân bay vũ trụ Baikonur).
Thảm họa Nedelin năm 1960.
Tuy nhiên, sự cố kỹ thuật với hệ thống điều khiển tiếp tục xảy ra. Bất chấp những trở ngại này, việc nạp nhiên liệu cho tên lửa bắt đầu được tiến hành. Nội quy an toàn quy định, tất cả những người không có nhiệm vụ không được có mặt ở khu vực này trong quá trình nạp nhiên liệu, đề phòng xảy ra tai nạn. Tuy nhiên, Nguyên soái Nedelin lại yêu cầu đặt một cái ghế ở bãi phóng để từ đó ông có thể giám sát công tác chuẩn bị. Ước tính có khoảng 150 nhân viên dân sự và quân nhân cũng có mặt ở vị trí đó theo lệnh của Nedelin.
Khi công tác chuẩn bị cho việc phóng tên lửa đang được tiến hành thì nhiên liệu bị rò ra ngoài ngày càng nhiều và các sự cố về điện cũng bắt đầu xuất hiện. Hàng loạt các lỗi kỹ thuật về điện xảy ra khiến cho việc bơm nhiên liệu không thể diễn ra suôn sẻ. Sau này, các chuyên gia quân sự cho biết, vụ việc này đã dẫn đến hậu quả khủng khiếp nhất trong lịch sử ngành tên lửa thế giới.
Bí ẩn "thảm họa Nedelin"
Điều mọi người lo ngại cuối cùng cũng đã xảy ra. Vào 18h45' ngày 26/10/1960, khoảng 250 người đang có mặt quanh bãi phóng, động cơ tầng thứ hai của tên lửa R-16 được khởi động. Lượng khí thoát ra ngay lập tức được đẩy qua buồng chứa nhiên liệu trong tầng đầu tiên, tạo ra một vụ nổ lớn làm bắn tung a xít ra khắp khu vực bãi phóng. Một số người bị chết cháy ngay tức khắc trong quả cầu lửa bao trùm toàn bộ tên lửa.
Những người khác đón nhận cái chết một cách chậm chạp hơn bởi họ bị bỏng trong khi tìm cách thoát thân khỏi thảm họa kinh hoàng. Một số nạn nhân may mắn thoát khỏi khu vực lân cận quanh bãi phóng nhưng rồi lại bị chết ngạt bởi khói độc do nhiên liệu cháy tạo ra.
Các nhân chứng may mắn sống sót cho biết, số phận bi thảm nhất giáng xuống đầu những người ở những tầng trên của giàn cần cẩu. Họ bị lửa bao trùm và bùng cháy trông giống như những ngọn nến sống. Nhiệt độ ở tâm của vụ hỏa hoạn là vào khoảng 3.000 độ C. Người nào chạy được thì vừa chạy vừa cố gắng xé mớ quần áo đang bốc cháy trên người.
Thế nhưng, nhiều người chưa kịp làm điều này đã bị lửa lấy mạng. "Một cột lửa bùng lên phía trên bệ phóng. Kinh hoàng, chúng tôi chứng kiến ngọn lửa bùng đi bùng lại và những tiếng nổ..., cho đến khi mọi thứ im lặng hoàn toàn", một nhân chứng nói thêm.
Yangel và một vài quan chức cấp cao khác may mắn thoát nạn bởi trước khi xảy ra vụ nổ vài phút họ đã vào một boongke để nghỉ giải lao. Nhiều người khác, trong đó có những "lão tướng" của chương trình vũ trụ của Liên Xô đã không được may mắn như thế. Trong những người thiệt mạng có Nguyên soái Mitrofan Nedelin, nhà chế tạo đầu ngành hệ thống điều khiển tên lửa R-16 Boris Konoplev, phó Chủ tịch Ủy ban công nghệ quốc phòng Lev Grishin, Chỉ huy trưởng sân bay vũ trụ Baikonur Đại tá A. Nosov... Vụ nổ tên lửa này được đặt tên là "thảm họa Nedelin", theo tên của Nguyên soái Mitrofan Nedelin.
Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Nikita Khrushchev ngay lập tức ra lệnh mở một cuộc điều tra về nguyên nhân vụ nổ. Ủy ban điều tra đưa ra con số thiệt mạng là 90 người. Con số này bao gồm 74 người bỏ mạng trong vụ nổ đầu tiên (gồm 57 quân nhân và 17 dân thường) và 16 người tử thương sau đó. Thêm hai thi thể người lính bị chết ngạt được tìm thấy sau khi báo cáo chính thức được hoàn thành, nâng tổng số người chết trong thảm kịch này lên con số 92. Ngoài ra, còn có 49 người bị thương.
Sau thảm họa, một trong những vấn đề đáng chú ý nhất là Liên Xô đã che giấu vụ việc này. Nguyên soái Nedelin là Anh hùng Liên Xô trong Thế chiến hai, và cái chết của ông được người ta lý giải là do tai nạn máy bay. Gia đình của các nạn nhân khác cũng không được thông báo sự thật, cho dù nhiều người đồn đoán đã xảy ra một vụ tai nạn kinh hoàng khi có nhiều chuyên gia tên lửa chết vào cùng một thời điểm như vậy.
Thương vong thực tế vẫn là điều bí ẩn
Con số thương vong thực tế vẫn luôn là một điều bí ẩn. Những cuộc điều tra gần đây ước tính tổng số người thiệt mạng trong vụ nổ kinh hoàng đó lên đến 200 người. Tuy nhiên, con số có khả năng chính xác nhất là 122 người, trong đó có 74 người bị chết trong vụ nổ và 48 người mất trong những tuần sau đó bởi những vết bỏng hoặc do tiếp xúc với các hóa chất độc hại. Trong số những nạn nhân này có 84 người là sĩ quan quân đội hoặc những người lính kỹ thuật, 38 người còn lại là kỹ sư dân sự. |
Video: Lịch sử chế tạo tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ
Tomahawk là loại đạn tự hành tầm dài, có khả năng sống sót cao, rất khó phát hiện bằng ra đa, hay hồng ngoại.
BGM-109 Tomahawk
BGM-109
Tomahawk là loại đạn tự hành với nhiều biến thể, có khả năng mang đầu
đạn hạt nhân, được phóng đi từ các hệ thống phóng mặt đất, chiến hạm
hoặc tàu ngầm trên biển.
Tomahawk là loại đạn tự hành tầm dài, có khả năng sống sót cao, rất khó phát hiện bằng ra đa, hay hồng ngoại.
Các
thiết bị chính bên trong bao gồm: hệ thống dẫn đường, module tấn công
hay thường gọi là đầu đạn, hệ thống lái, khoan nhiên liệu và động cơ
phản lực.
Có một vài dạng khác nhau của BGM-109
Tomahawk gồm: loại nguyên khối TLAM-C, loại dải bom chùm TLAM-D, loại
hạt nhân TLAM-A và TLAM-N (chưa được sử dụng), loại tên lửa chống tàu
(TASM). loại Tên lửa hành trình phóng từ trên cạn (GLCM).
loại
Block III TLAM được đưa vào sử dụng năm 1993 có thể bay xa hơn và sử
dụng Hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu (GPS) để tăng độ chính xác. Block
IV TLAM có sự phát triển hơn do có hệ thống so sánh ảnh quang học kỹ
thuật số về vị trí mục tiêu mà nó sẽ tấn công (DSMAC).
Nguồn: Universe Channel/Natgeo/VTC
Khám phá lịch sử tên lửa S-75 của Việt Nam
Trong lễ Kỷ niệm 50 năm ngày truyền
thống Bộ đội tên lửa Việt Nam (24/7/1965 - 24/7/2015), tên lửa được nhắc
đến nhiều nhất chính là S-75 Dvina.
SpaceX tạo nên lịch sử với tên lửa tái sử dụng
SpaceX tạo nên lịch sử khi chính thức phóng tên lửa không gian Rocket Orbital tại Cape Canaveral – Florida. Việc phóng thành công Rocket Orbital đã đánh dấu việc tái sử dụng các tên lửa không gian.
Theo Business Insider, Space X
vừa chính thức phóng thành công tên lửa Rocket Orbital của hãng sau
nhiều năm nghiên cứu và chế tạo, mở đường cho một kỷ nguyên mới của vũ trụ mà các tên lửa đẩy có thể tái sử dụng thay vì dùng một lần như hiện nay.
Chỉ 5 năm trước, các nhà khoa học không thể nghĩ ngành công nghiệp vũ trụ lại có một bước tiến dài như vậy. Nhưng hiện tại, SpaceX đã làm được điều tưởng chừng như “bất khả thi” bằng cách phóng một tên lửa vào quỹ đạo và đưa nó trở về trái đất một cách nguyên vẹn.
Rocket Orbital là chìa khóa cho mục tiêu cuối cùng của SpaceX, đó là đưa con người tới các hành tinh xa xôi ví dụ như sao Hỏa, sau đó đưa chúng trở về trái đất.
Trước mắt, lợi ích của thử nghiệm này là sẽ giảm thiểu tối đa chi phí cho việc phóng tên lửa hay tàu vũ trụ vào không gian. Về lâu dài, sẽ có những đội tên lửa thực hiện những hành trình tới sao Hỏa rồi quay lại.
Bước tiếp theo của SpaceX là tìm cách để tiếp nhiên liệu cho tên lửa này và trở thành công ty hàng không vũ trụ đầu tiên trong lịch sử sử dụng tên lửa nói trên.
Chỉ 5 năm trước, các nhà khoa học không thể nghĩ ngành công nghiệp vũ trụ lại có một bước tiến dài như vậy. Nhưng hiện tại, SpaceX đã làm được điều tưởng chừng như “bất khả thi” bằng cách phóng một tên lửa vào quỹ đạo và đưa nó trở về trái đất một cách nguyên vẹn.
Rocket Orbital là chìa khóa cho mục tiêu cuối cùng của SpaceX, đó là đưa con người tới các hành tinh xa xôi ví dụ như sao Hỏa, sau đó đưa chúng trở về trái đất.
Trước mắt, lợi ích của thử nghiệm này là sẽ giảm thiểu tối đa chi phí cho việc phóng tên lửa hay tàu vũ trụ vào không gian. Về lâu dài, sẽ có những đội tên lửa thực hiện những hành trình tới sao Hỏa rồi quay lại.
Bước tiếp theo của SpaceX là tìm cách để tiếp nhiên liệu cho tên lửa này và trở thành công ty hàng không vũ trụ đầu tiên trong lịch sử sử dụng tên lửa nói trên.
Nhận xét
Đăng nhận xét