MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 270
(ĐC sưu tầm trên NET)
Ngày 23/3, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Hữu Vinh (sinh năm 1956, trú tại phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội) và Nguyễn Thị Minh Thúy (sinh năm 1980, trú tại phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội) về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo quy định tại Điều 258, khoản 2-Bộ luật hình sự.
Tại phiên tòa, tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo Nguyễn Hữu Vinh có 6 luật sư, gồm Trần Văn Tạo, Nguyễn Hà Luân, Trần Quốc Thuận, Trịnh Minh Tân, Hà Huy Sơn, Trần Đình Triển. Hai luật sư Nguyễn Tiến Dũng và Hà Huy Sơn cùng bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Minh Thúy.
Theo cáo trạng công bố tại phiên tòa, tháng 9/2013 và tháng 1/2014, Nguyễn Hữu Vinh đã vào trang chủ wordpress.com đăng ký lập, quản trị và sử dụng hai blog diendanxahoidansu.wordpress.com (blog "DÂN QUYỀN") và blog chepsuviet.wordpress.com (blog "CHÉP SỬ VIỆT").
Sau đó, lợi dụng quyền tự do ngôn luận, Nguyễn Hữu Vinh đã chia sẻ quyền quản trị và chỉ đạo Nguyễn Thị Minh Thúy đăng trên hai blog "DÂN QUYỀN" và "CHÉP SỬ VIỆT" 24 bài viết có nội dung sai sự thật, không có căn cứ; tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức; đưa ra cái nhìn bi quan một chiều, gây hoang mang lo lắng trong dư luận quần chúng nhân dân.
Quá trình thẩm vấn và tranh luận, cả hai bị cáo đều cho rằng không phạm tội và khai không biết đến 24 tài liệu bị truy tố nói trên. Các luật sư bào chữa cho rằng không có chứng cứ xác định động cơ phạm tội của bị cáo Vinh; cho rằng có sai phạm về thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra... và đề nghị Tòa tuyên hai bị cáo không phạm tội.
Đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố trước Tòa đã nhận định: Cả hai bị cáo đều cố tình không nhận tội, có thái độ thách thức pháp luật, cho rằng mình vô tội. Trong vụ án, Vinh đóng vai trò chỉ đạo, chủ mưu thực hiện hành vi phạm tội. Thúy giữ vai trò thực hiện hành vi phạm tội tích cực theo sự chỉ đạo của Vinh...
Trên cơ sở đó, đại diện Viện kiểm sát đã đề nghị Tòa tuyên phạt bị cáo Vinh mức án từ 5-6 năm tù, bị cáo Thúy từ 24-30 tháng tù.
Sau khi xem xét lời khai của các bị cáo, các luận điểm bào chữa của các luật sư, nội dung buộc tội của Viện kiểm sát, các tài liệu chứng cứ liên quan...
Hội đồng xét xử nhận định: Hành vi của Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thúy đã phạm vào tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân."
Các bị cáo đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận, đăng tải trên mạng Internet những bài viết có nội dung sai sự thật, tuyên truyền xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ cá nhân, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân, đi ngược lại lợi ích của dân tộc.
Xác định hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, Hội đồng xét xử cho rằng cần thiết phải có hình phạt tù tương xứng với tính chất mức độ phạm tội của các bị cáo mới có tác dụng giáo dục bị cáo và đấu tranh phòng ngừa chung.
Trong số hai bị cáo, Nguyễn Hữu Vinh bị xác định đóng vai trò khởi xướng, chỉ đạo, lôi kéo bị cáo Thúy giúp sức cho hành vi phạm tội của Vinh. Bị cáo Nguyễn Thị Minh Thúy giữ vai trò đồng phạm giúp sức một cách tích cực.
Tòa đã tuyên án phạt bị cáo Nguyễn Hữu Vinh 5 năm tù, bị cáo Nguyễn Thị Minh Thúy 3 năm tù về cùng tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân"./.
Các bị cáo: Ông Minh Phụng (Sáu Phụng, SN 1974), bị đề nghị 5-7 năm tù về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và Không tố giác tội phạm”; Nhóm “che dấu tội phạm” và “không tố giác tội phạm” gồm Phan Thanh Giang (SN1988), Nguyễn Hữu Phúc (SN1988), Nguyễn Nhật Hoàng Khương (SN1991) và Tôn Văn Nhân (SN 1997) bị đề nghị mức án từ 1-4 năm tù; Nguyễn Văn Chưởng (SN 1955), nguyên sỹ quan quân đội về hưu, bị đề nghị 12-18 tháng tù về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.
Tại phần thẩm vấn, Tuấn em thừa nhận: Cáo trạng của VKSND tỉnh Kiên Giang truy tố anh ta 4 tội “Giết người; Giao cấu với trẻ em; Tàng trữ trái phép chất ma túy và Tàng trữ; sử dụng trái phép vũ khí quân dụng” là không oan sai. Tuy nhiên, gã giang hồ đất đảo đã phân trần về tình tiết Giết nhiều người và Giết trẻ em.
Theo đó, Brahim thực hiện đánh bom tại sân bay còn Khalid đánh bom tại ga tàu ngầm. Danh tính của hai tên này được xác định dựa trên dấu vân tay.
Công tố viên liên bang Bỉ Frederic Van Leeuw tiết lộ ngày 23/3, Brahim đã để lại một bức thư cuối cùng trong máy tính được tìm thấy trong thùng rác tại khu vực ngoại ô Brussels, Schaerbeek.
Nội dung trong đó cho thấy Brahim cảm thấy không an toàn và lo sợ phải ngồi tù.
“Tôi không biết phải làm gì, họ đang truy lùng tôi mọi nơi, tôi thấy không an toàn, có thể tôi sẽ phải ngồi tù cùng với anh ta (được cho là liên quan tới nghi phạm chính trong vụ khủng bố Paris Salah Abdeslam)”, theo nội dung bức thư.
Ông Van Leeuw cho biết thêm, Brahim El Bakraoui, công dân Bỉ là một trong những người đàn ông xuất hiện trong một bức ảnh tại sân bay được cảnh sát công bố.
Các vụ đánh bom liên tiếp tại thành phố Brussels khiến ít nhất 30 người thiệt mạng và khoảng 200 người khác bị thương. Truyền thông Bỉ vừa rút lại thông tin bắt được kẻ chủ mưu khủng bố, khẳng định đối tượng bị bắt không phải là Najim Laachraoui – nghi phạm chính trong các vụ đánh bom. Trước đó, truyền thông Bỉ đưa tin các nhà chức trách đã bắt giữ tên này.
ĐTVN đã cho thấy sự tiến bộ sau 2 trận giao hữu, nhưng từ đá tập tới đá thật là một câu chuyện khác. Phát biểu trong buổi họp báo trước trận đấu với Đài Loan trưa nay tại trụ sở VFF, tiền đạo Lê Công Vinh thừa nhận chưa thể hy vọng về một sự lột xác trong lối chơi của ĐTVN ở thời điểm hiện tại: “Trận tới đá sân nhà, anh Thắng và ban huấn luyện ý thức được việc trình làng bộ mặt mới với người hâm mộ.
Tuy nhiên, chúng ta cũng đừng hy vọng về một bộ mặt khởi sắc và khác biệt. Điều quan trọng là chúng ta phải xây dựng được lối chơi có định hướng lâu dài, và HLV Hữu Thắng cũng cần thêm thời gian mới làm được điều đó. Chúng ta hãy hy vọng là cuối năm trình làng bộ mặt khác, các cầu thủ ăn ý, hiểu nhau hơn”.
Cũng theo chân sút CLB B.Bình Dương, đá giao hữu khác đá thật. Giao hữu cũng là một trận đấu bổ ích cho ban huấn luyện và cầu thủ để nhìn thấy những điểm mạnh, điểm yếu. Nhưng đá thật sẽ khó khăn hơn vì không trận nào giống trận nào, sẽ có nhiều tính huống bất ngờ trong mỗi trận đấu cụ thể. “Đội mới tập trung hơn một tuần, anh Thắng mới cầm quân ở ĐTQG, chúng ta lại kết hợp cựu và tân binh, nhiều cầu thủ mới lần đầu lên tuyển, nên chúng ta cũng không nên đặt quá nhiều kỳ vọng”.
Ngoài ra Công Vinh cũng nói tới cơ hội lên tuyển và được đá chính rằng: “bóng đá là cuộc chơi rõ ràng, ai có năng lực, có khát khao, phù hợp với triết lý, chiến thuật của HLV trưởng sẽ được chọn”.
Sau khi vụ khủng bố xảy ra, nạn nhân này đã được đưa đến bệnh viện quân đội ở Neder-over-Heembeek, phía bắc thủ đô Brussels.
Qua hình ảnh, có thể thấy trong phổi của nạn nhân bị găm một chiếc đinh có chiều dài khoảng 3 inch (tương đương 7,6 cm). Vị trí của chiếc đinh chỉ cách trái tim của nạn nhân vài cm.
Chiếc đinh này được cho là đã bắn ra khi một quả bom đinh phát nổ tại sân bay Brussels, cùng loại với thiết bị nổ được tìm thấy khi cảnh sát lục soát một căn hộ ở quận Schaerbeek, Brussels. Ngoài ra, trong cuộc đột kích này, cảnh sát địa phương còn tìm thấy một số chai hóa chất và cờ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Manh mối cho cuộc đột kích này là từ một nhân viên lái taxi - người đã chở các nghi phạm tới sân bay. Tài xế này đã liên hệ với cơ quan điều tra sau khi xem đoạn video ghi cảnh 3 nghi phạm tại sân bay Zaventem.
Trước đó, ba vụ nổ lớn liên tiếp xảy ra ở sảnh đi của sân bay và ga tàu điện ngầm ở thủ đô Brussels (Bỉ) sáng ngày 22/3, khiến hàng chục người thiệt mạng và đặt châu Âu vào tình trạng cực kỳ nguy cấp.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Alphonse Youla đang bế người bị thương tới nơi an toàn. Ảnh: Reuters
"Vụ nổ thứ hai rất đinh tai nhức óc, lớn hơn nhiều so với lần đầu. Trần của sân bay sập xuống", Youla kể. Anh lập tức lao tới hiện trường, cố gắng giúp những người già và người bị thương di chuyển vào trong thang máy.
Sau khi rời sân bay, quần áo anh dính đầy máu. "Khung cảnh lúc đó thật kinh hoàng. Máu vương vãi khắp nơi. Nhiều người mất chân, tay. Dường như quả bom nằm trong một chiếc vali", Youla nhớ lại.
Trên các trang mạng xã hội, nhiều người đã lên tiếng ca ngợi hành động dũng cảm của Youla. Phóng viên Gavin Lee của BBC nhận định: "Nơi nguy hiểm cũng là nơi chúng ta tìm thấy những anh hùng.
Đó là những con người bình thường, nhưng thay vì tháo chạy để bảo vệ bản thân thì họ lại nỗ lực giúp người khác".
Một người khác viết trên Twitter: "Những người như Youla khiến thế giới trở nên tươi đẹp hơn". Và không chỉ có Youla đã thể hiện phẩm chất anh hùng và tấm lòng cao cả trong cơn thảm họa.
Theo trang Mashable, rất nhiều cư dân Brussels sống gần sân bay và nhà ga tàu điện bị đánh bom đã mở rộng cửa nhà mình để đón những người cần trú ẩn và sự giúp đỡ sau khi khủng bố tấn công đẫm máu.
Trên Twitter, họ dùng hashtag “Mở cửa”, “Tôi muốn giúp đỡ”, “Brussels chào đón bạn”… để mời những người xa lạ đang hoảng sợ vào nhà mình.
Các hành khách bị lỡ chuyến bay, mắc kẹt ở sân bay cũng được mời ngủ
lại qua đêm. Tại nhà ga Maelbeek, các hành khách gắng gượng dìu nhau đi
ra khỏi khu vực bị đánh bom.
Hành khách tại sân bay vô cùng hoảng loạn và sợ hãi. Các nhân chứng cho biết máu ở khắp mọi nơi sau vụ nổ, khung cảnh như "ngày tận thế". Nhiều người bị thương cố gắng chạy thoát thân trong làn khói bụi gần khu vực bàn làm thủ tục lên máy bay.
Các nạn nhân mất chân, tay nằm trong vũng máu ở sảnh chính của sân bay. Những mảnh cơ thể vương vãi khắp nơi, trần nhà đổ sụp. Khoảng 90 phút sau, một vụ nổ khác xảy ra tại ga tàu điện ngầm Maelbeek ở Brussels khiến 20 người thiệt mạng.
"Tiếng nổ đầu tiên vang lên, 10 giây sau là vụ nổ thứ hai lớn hơn.
Trần nhà rơi xuống, chỉ cách chỗ tôi đứng khoảng 30 m. Mọi người nằm rạp
xuống đất trong khi tôi cố gắng chạy thoát thân", Dries Valaert, 30
tuổi, đang chờ để lấy thẻ lên máy bay tại quầy làm thủ tục, nói.
Valaert nhảy qua hàng rào an ninh và nhìn thấy cô gái khoảng 18 tuổi bị thương ở tay, một người đàn ông khác bị thương ở chân. Tất cả đều hoảng loạn. Nhân chứng này cho rằng bom được giấu trong vali và vừa bị kiểm tra.
"Hai vụ nổ đều xảy ra phía sau bàn làm thủ tục. Khả năng bom được đặt trong vali. Tôi không nghĩ ai đó mặc áo khoác chứa bom", Valaert nhớ lại giây phút kinh hoàng.
Martin Buxant, một nhân chứng khác kể: "Chúng tôi nhìn thấy các thi thể bị thổi tung lên không trung rồi rơi xuống".
Vụ tấn công xảy ra chỉ một ngày sau khi Bộ trưởng Nội vụ Bỉ cảnh báo về các cuộc tấn công tiềm tàng nhằm trả thù khi giới chức bắt giữ Salah Abdeslam, nghi phạm chính trong vụ khủng bố công Paris, hồi tuần trước.
Theo Tr.Thường/Người Lao động
Tổng thống Nga Putin tuyên bố "đã hoàn thành nhiệm vụ" ở
Syria, nhưng chiến trường Trung Đông này sẽ đi về đâu nếu không
có Nga?
Các vòng hòa đàm Geneva (Thụy Sĩ) về việc lập lại hòa
bình ở Syria cũng như thúc đẩy quá trình chuyển tiếp chính
trị tại đây đạt được những thành tựu ban đầu vào cuối tháng
Hai vừa qua, khi thỏa thuận ngừng bắn được phe chính phủ của
Tổng thống Bashar al-Assad và phe nổi dậy tuân thủ. Đến ngày
14/3, Nga bất ngờ tuyên bố rút quân khỏi chiến trường Syria.
Kể từ đó đến nay, có rất nhiều ý kiến đánh giá về những toan tính của Moscow trong động thái rút quân chiến lược này, nhưng nhìn chung đều cho rằng Tổng thống Putin đã rất thực tế khi nói nước Nga đã "hoàn thành nhiệm vụ" ở đây: Nga đã đạt các mục đích đề ra trước khi đưa quân vào Syria trong khi các kịch bản sắp tới ở đất nước này chưa thể gây bất lợi cho Moscow.
Mục đích của Nga
Các cuộc đàm phán và sự xích lại gần đây giữa Nga và Mỹ, cùng với việc Nga rút bớt quân khỏi Syria, cho thấy lợi ích cũng như mục tiêu của Nga và chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể đã không còn hoàn toàn tương đồng. Trong ngắn hạn, Nga quan tâm nhiều hơn tới một kết quả đàm phán tích cực và do đó có thể không quá chú trọng vào việc phải giành được chiến thắng tuyệt đối trên chiến trường giống như chính quyền Assad. Mục tiêu của Nga là làm thay đổi những tính toán chi phí-lợi ích của phe nổi dậy để buộc họ tham gia đàm phán theo hướng có lợi cho ông Assad, chứ không phải là tiêu diệt lực lượng này.
Nếu cuộc chiến ngày càng nghiêng theo hướng có lợi cho cho ông Assad thì có nghĩa là lực lượng nổi dậy ngày càng yếu đi, như vậy, áp lực buộc ông Assad phải đàm phán cũng sẽ giảm. Chính quyền Assad không muốn đàm phán khi chiến thắng đã đến gần. Một lực lượng nổi dậy quá yếu về quân sự cũng sẽ không còn nhiều thực lực để đàm phán, và điều này khiến cho Syria khó có thể đi tới một chính phủ thống nhất hoặc khó xây dựng sự đồng thuận xã hội nhằm tạo nền tảng tốt hơn để đối phó với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cũng như các lực lượng cực đoan khác.
Việc Nga rút quân là nhằm chứng tỏ cho các bên thấy mục đích của Nga chỉ là hỗ trợ nhằm tạo ưu thế trên bàn đàm phán cho ông Assad, chứ không phải nhằm tiến tới một chiến thắng quân sự tuyệt đối ở Syria hay đồn trú quân quy mô lớn lâu dài ở nước này. Từ hình hình này, có thể xem xét một số kịch bản cho Syria như sau:
Ba kịch bản
Kịch bản đầu tiên là một trong các bên ở Syria sẽ giành được chiến thắng tuyệt đối. Như phân tích ở trên, chính quyền Syria của ông Assad - với nhiều thắng lợi liên tiếp gần đây - có khả năng tái chiếm hai thành phố trọng yếu là Aleppo và Raqqa với điều kiện sự hỗ trợ quân sự của Nga tiếp tục được duy trì ở cường độ cao. Tuy nhiên, việc Nga vừa rút quân cộng với sự xích lại gần hơn với Mỹ cho thấy Nga hiện không coi kịch bản này là lựa chọn hàng đầu của mình.
Ngoài ra, nếu phe của ông Assad thắng, cuộc chiến chống IS sẽ khó khăn hơn bởi khi đó các nước xung quanh Syria (trừ Iran) như Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Saudi Arabia và các nước vùng Vịnh khác sẽ cô lập Syria và không hợp tác trong cuộc chiến chống IS vì không chấp nhận ông Assad.
Kịch bản thứ hai được xem là hợp lý hơn và có thể được các cuộc đàm phán hòa bình về Syria như Hội nghị Geneva xem xét là chính quyền ông Assad vẫn tiếp tục kiểm soát đất nước, nhưng mức độ kiểm soát các khu vực sẽ nới lỏng hơn và tính tự trị của một số khu vực của Syria như khu vực của người Kurd, khu vực của người Sunni sẽ cao hơn.
Tuy nhiên, kịch bản này là một kịch bản khó chấp nhận với các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Saudi Arabia và một số nước vùng Vịnh - những nước can dự vào Syria từ sớm với mục tiêu chiến lược là lật đổ ông Assad. Trong khi đó, nếu như trước đây Mỹ cũng coi việc lật đổ chế độ Assad là ưu tiên số một khi can thiệp vào Syria thì trong những tháng gần đây, đặc biệt kể từ sau khi đạt được thỏa thuận ngừng bắn với Nga, Mỹ đã không đề cập nhiều đến việc tương lai của Syria có gắn với ông Assad hay không.
Kịch bản thứ ba là vẽ lại bản đồ Syria theo hướng liên bang hóa quốc gia này, trong đó phía Nam và Tây Nam có đa số là dân Alawite, người Cơ đốc giáo và người Druze sẽ thuộc chính quyền trung ương Damascus như hiện nay. Phía Bắc sẽ dành cho người Kurd Syria, còn người Sunni ở phía Đông và vùng trung tâm. Mỗi bang (vùng) sẽ có hạ viện và chính phủ tiểu bang riêng.
Việc hình thành một nhà nước liên bang Syria thống nhất mà vẫn đảm bảo chế độ của ông Assad có thể sẽ được chính quyền Assad chấp nhận, và nhận được sự đồng thuận từ hai cường quốc chủ chốt là Mỹ và Nga. Trong phương án B được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhiều lần nhắc đến, việc phân chia Syria có thể là một trong những lựa chọn tốt nhất nếu các giải pháp quân sự, ngoại giao như hiện nay tiếp tục bế tắc.
Tuy nhiên, với một khu vực như Trung Đông, việc Syria bị chia nhỏ cũng không đảm bảo được rằng các khu vực mới này sẽ ổn định, giống như ở Yemen hay Libya, khi các tiểu bang tiếp tục ở trong tình trạng bị lôi kéo vào cuộc cạnh tranh địa chiến lược mới giữa các cường quốc (Nga-Mỹ) và các quốc gia tầm trung trong khu vực (Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Saudi Arabia).
Anh Hoang
Cuối giờ chiều ngày 23/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đồng ý
chủ trương đầu tư khôi phục cầu Đồng Nai lớn (cầu Ghềnh) Km1699+860
tuyến đường sắt Bắc - Nam theo lệnh khẩn cấp. Chính phủ sẽ trích 298,5
tỷ đồng từ nguồn ngân sách dự phòng Trung ương năm 2016 để khôi phục Cầu
Ghềnh.
Theo đó, dự án này sẽ không thông qua lựa chọn nhà thầu mà giao thầu,
từ giai đoạn lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng cho đến
giai đoạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác, sử dụng.
Đồng thời Bộ GTVT, Tổng Công Ty Đường Sắt Việt Nam - VNR phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin và số liệu báo cáo tại các văn bản mà hai cơ quan này đề xuất Thủ tướng về việc khôi phục cầu Ghềnh theo lệnh khẩn cấp.
Theo dự kiến một nửa kinh phí sẽ dùng đầu tư các hạng mục cải tạo nâng đường hai đầu cầu và các hạng mục công trình thuộc phạm vi cầu và đường sông hai đầu như: cầu chui Hiệp Hòa, đường ngang Bùi Hữu Nghĩa, hệ thống thông tin, tín hiệu đường sắt, điện, đường ống nước trên cầu…
Số còn lại sẽ dùng chia đều cho hai hạng mục: sửa chữa, cải tạo mở rộng nhà ga, kéo dài và đặt thêm đường ga ở các ga Biên Hòa, Hố Nai, Trảng Bom; và xây mới hoàn toàn với sơ đồ ba nhịp 75 + 75 +75 m, dầm dàn vòm thép giản đơn, nâng cao độ trắc dọc đỉnh ray trên cầu Ghềnh lên khoảng 2,2 m đáp ứng tĩnh không thông thuyền cấp 3 (tĩnh không thông thuyền là 7m, cao hơn 3m so với tĩnh không thông thuyền của cầu hiện hữu là 4m).
Cầu mới dự kiến hoàn thành và thông tuyến đường sắt Bắc - Nam trước
ngày 15/7, việc tháo dỡ cầu cũ được thực hiện trong 10 ngày tính từ ngày
22/3.
Cũng trong ngày 23/3, Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã điều động 2 cẩu nổi công suất lớn đến khu vực xảy ra sự cố sập cầu Ghềnh để tham gia hỗ trợ khắc phục hậu quả sau sự cố.
Theo đó, đơn vị này đã điều động chiếc sà lan thứ nhất có tải trọng 3.800 tấn di chuyển từ công trường cầu Bình Khánh (huyện Nhà Bè, TP.Hồ Chí Minh) qua cảng Lotus để vận chuyển cẩu nổi công suất 500 tấn. Còn chiếc sà lan thứ 2 tải trọng 1.600 tấn đã có sẵn cẩu nổi công suất 150 tấn cũng đã lên đường đến cầu Ghềnh để kịp thời hỗ trợ sửa chữa. Hiện 2 sà lan này đang trên đường di chuyển về khu vực cầu Ghềnh, TP.Biên Hòa để cùng các cơ quan chức năng khắc phục sự cố.
Cùng ngày tại Ga Hố Nai (đóng tại khu phố 3, phường Tân Hòa, Tp Biên
Hòa) bắt đầu cho dừng tàu để lên và xuống hàng hóa. Do sự cố sập cầu
Ghềnh chưa thể khắc phục, sửa chữa nhanh được, nên toàn bộ hàng hóa giao
nhận qua đường sắt từ TP.Hồ Chí Minh đi các nơi (và ngược lại) trước
đây, nay được bốc dỡ tại ga Hố Nai và ga Trảng Bom.
Để tạo điều kiện cho khách hàng giao, nhận hàng thuận lợi, sáng 23/3, Thứ trưởng Bộ Giao thông - vận tải Nguyễn Ngọc Đông, cùng tổ công tác đặc biệt về khắc phục tai nạn cầu Ghềnh của Bộ đã đến khảo sát tại ga Hố Nai. Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đã chỉ đạo ngành đường sắt khẩn trương tu sửa, nâng cấp mặt bằng ga Hố Nai; thi công mở rộng đường nội bộ để tạo điều kiện cho xe tải vào giao, nhận hàng dễ dàng. Đồng thời, yêu cầu ngành đường sắt tăng cường đội ngũ cán bộ cho ga Hố Nai để hỗ trợ cho khách.
Theo đại diện Ga Hố Nai, trong thời gian này, ga Hố Nai mới chỉ thực
hiện giao nhận hàng bằng xe tải, còn giao nhận hàng bằng container thì
đang chờ ý kiến chỉ đạo cụ thể từ Tổng công ty đường sắt.
Như tin đã đưa, trước đó vaò 11h30 ngày 20/3 chiếc sà lan nặng 800 tấn đã va vào dầm cầu Ghềnh bắc qua sông Đồng Nai đoạn qua TP Biên Hòa, Đồng Nai làm 2 nhịp cầu bị gãy. Sau sự cố tuyến đường sắt Bắc - Nam bị tê liệt hoàn toàn và theo cơ quan chức năng, sau 3-5 tháng, tuyến đường sắt này mới thông suốt trở lại.
Theo thứ trường Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, cầu Ghềnh có lý trình Km1699+860 thuộc tuyến đường sắt Bắc - Nam, bắc qua sông Đồng Nai do Pháp xây dựng vào năm 1900-1902. Sau cú đâm va của sà lan 1.000 tấn vào trụ T2 cầu Ghềnh bị hư hỏng hoàn toàn 2 nhịp số 2 và số 3 (mỗi nhịp nặng khoảng 200 tấn), đổ trụ đỡ. Qua khảo sát, các nhịp và mố trụ còn lại có khả năng bị ảnh hưởng do chấn động nên việc khôi phục cầu trở lại như nguyên trạng là không thể thực hiện được.
Nguyễn Nhâm
Ngày
23-3, tại cuộc họp với báo chí, ông Hoàng Như Cương - phó trưởng Ban
Quản lý đường sắt đô thị TP HCM cho biết có khoảng 300 cây xanh trên
đường Tôn Đức Thắng (Q.1, TP.HCM) sẽ được di dời và đốn hạ để phục vụ
cho dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 (Q.1 - Q.2, do Công ty cổ phần đầu tư
địa ốc Đại Quang Minh làm chủ đầu tư) và hạng mục xây dựng nhà ga Ba
Son (Q.1) thuộc dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành
(Q.1) - Suối Tiên (Q.9).
Trong số 300 cây xanh trên, hạng mục nhà ga Ba Son chỉ có 16 cây xanh cần di dời, đốn hạ. Số cây xanh còn lại thuộc chủ đầu tư dự án cầu Thủ Thiêm 2 dự kiến cuối tháng 4-2016 mới có báo cáo phương án trình UBND TP.
Theo ông Chu Sơn Bình - phó giám đốc Ban quản lý dự án 1 thuộc Ban Quản lý đường sắt đô thị TP, trong số 16 cây xanh, có 4 cây sẽ di dời và 12 cây xanh sẽ đốn hạ trong thời gian từ ngày 26-3 đến 7-5-2016.
Việc xử lý số cây xanh trên nhằm phục vụ cho công tác xây dựng lối cho hành khách lên xuống nhà ga Ba Son. Trả lời về chi phí xử lý cây xanh, đơn vị tổng thầu di dời các công trình cho biết chi phí để đốn hạ cây xanh từ 3-5 triệu đồng/cây tùy theo kích thước cây và chi phí bứng dưỡng cây xanh có thể lên đến 20 triệu đồng/cây tùy theo kích thước cây.
Tại cuộc họp này, đại diện Công ty TNHH một thành viên công viên cây xanh TP cho biết đã nghiên cứu khảo sát kỹ từng cây cần bứng dưỡng hoặc sẽ đốn hạ và đã thống nhất chủ đầu tư dự án tuyến metro số 1 xử lý 16 cây xanh trên.
Ông Đồng Văn Khiêm - phó chủ tịch hội đồng phản biện “xử lý cây xanh phục vụ thi công nhà ga Ba Son” - thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật TP.HCM cho biết, toàn bộ số cây xanh trên đường Tôn Đức Thắng là cây sọ khỉ (hay còn gọi là cây xà cừ, phần lớn được trồng từ thời Pháp thuộc có tuổi thọ trên 60 năm), là loại cây đã được UBND TP đưa vào danh mục cây cấm trồng trên đường phố. Bởi vì cây này có bộ rễ rất lớn nên phá hoại các công trình trên mặt đất.
Việc di dời và đốn hạ cây xanh nhằm phục vụ cho việc thi công các công trình hạ tầng TP như xây dựng cầu Thủ Thiêm 2, xây ga Ba Son cũng để nhằm phục vụ đời sống nhân dân TP tốt hơn.
Tuy nhiên, hội đồng phản biện cũng đã yêu cầu các chủ đầu tư dự án sau khi hoàn thành xây dựng công trình phải trả lại mảng cây xanh tốt hơn và đẹp hơn để đáp ứng sự mong đợi của người dân TP - ông Khiêm nói.
Theo ông Hoàng Như Cương, các cây xanh được di dời sẽ đưa về trồng ở các công viên và số gỗ thu được từ những cây đốn hạ sẽ giao về Khu quản lý giao thông đô thị số 1 - TP.HCM để đưa và sử dụng các công trình công cộng.
Theo lời kể anh Nguyễn Đăng Hiền (SN 1985, trú tổ 6, phường Hòa Cường
Nam, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng), vụ tấn công nhằm vào gia đình anh diễn
ra vào khoảng 10 giờ rưỡi tối 20/3.
Trong khi mẹ anh ra ngoài mua thuốc, hai kẻ lạ mặt đội mũ bảo hiểm, che kín mặt đã mở cửa vào nhà. Tưởng là người quen của con, mẹ anh Hiền để khép cửa cho hai người này bước vào.
Vừa vào nhà, hai tên này không nói không rằng lập tức rút dao chém tới
tấp về phía nạn nhân. Ngồi trên giường bệnh, anh Hiền cho biết: "Tôi
lúc ấy đang ăn mỳ tồm thì thấy ánh loang loáng trước mặt. Có linh tính
nên tôi lập tức ngửa người ra phía sau. Con dao hai tên này đâm vào chân
tôi. Chưa dừng lại, hai tên này còn chém cả về phía con gái tôi là
Nguyễn Hoàng Ngọc Anh (SN 2011) đang cạnh đấy".
Anh Hiền hét lên để ngăn hai tên không chém con mình, nhưng cả hai tên đều không dừng lại. Không còn cách nào khác, anh Hiền cuộn mình ôm lấy con, để tránh đòn thù của hai người lạ mặt.
Thấy cảnh anh trai và cháu gái bị tấn công, anh Nguyễn Đăng Sang (SN 1992) vội dùng ghế để ngăn những phát chém liên tiếp của hai tên. Hai tên này không dừng lại tấn công luôn anh Sang, khiến cả ba người nhận nhiều vết chém trên tay, chân, máu chảy lênh láng khắp phòng.
Lúc này, người thân trong nhà mới phát hiện và hô hoán mọi người trong
xóm tới giải nguy. Hai tên này trước khi bỏ chạy đã đập phá đồ rồi mới
rời khỏi nhà. Hàng xóm xung quanh nhà đã đưa ba nạn nhân nhập khoa cấp
cứu Bệnh viện Hoàn Mỹ và được cứu chữa kịp thời.
Tuy nhiên, anh Hiền và em trai đều bị đứt gân chân và tay, đều khó có thể làm việc trở lại sau khi ra viện. Cháu Ngọc Anh bị vết chém sâu ở chân phải và liên tục bị hoảng loạn, sợ hãi ngay cả trong lúc ngủ.
Anh Hiền cho biết trước đây có vay lãi nóng người quen tên N.T.T. (trú đường Tiểu La, Quận Hải Châu) số tiền khoảng 60 triệu. Thời gian gần đây, anh Hiền không đủ năng lực tài chính để trả nợ nên xin khất trả nợ dần. Tuy nhiên, chồng của chị T. không chấp nhận và hẹn ngày 21/3 phải trả trước 10 triệu, nếu không thì anh Hiền tự lo mà bỏ trốn. Tuy nhiên đến tối 20/3, gia đình anh Hiền bị 2 thanh niên lạ mặt tấn công.
Hiện tại, công an quận Hải Châu đang điều tra và làm rõ nguyên nhân sự việc.
Anh Tuấn
Theo Võ Dung/TTXVN
5 năm tù cho đối tượng "xâm phạm lợi ích của Nhà nước"
Bị cáo Nguyễn Hữu Vinh và bị cáo Nguyễn Thị Minh Thúy đứng trước vành móng ngựa. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Ngày 23/3, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Hữu Vinh (sinh năm 1956, trú tại phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội) và Nguyễn Thị Minh Thúy (sinh năm 1980, trú tại phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội) về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo quy định tại Điều 258, khoản 2-Bộ luật hình sự.
Tại phiên tòa, tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị cáo Nguyễn Hữu Vinh có 6 luật sư, gồm Trần Văn Tạo, Nguyễn Hà Luân, Trần Quốc Thuận, Trịnh Minh Tân, Hà Huy Sơn, Trần Đình Triển. Hai luật sư Nguyễn Tiến Dũng và Hà Huy Sơn cùng bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Minh Thúy.
Theo cáo trạng công bố tại phiên tòa, tháng 9/2013 và tháng 1/2014, Nguyễn Hữu Vinh đã vào trang chủ wordpress.com đăng ký lập, quản trị và sử dụng hai blog diendanxahoidansu.wordpress.com (blog "DÂN QUYỀN") và blog chepsuviet.wordpress.com (blog "CHÉP SỬ VIỆT").
Sau đó, lợi dụng quyền tự do ngôn luận, Nguyễn Hữu Vinh đã chia sẻ quyền quản trị và chỉ đạo Nguyễn Thị Minh Thúy đăng trên hai blog "DÂN QUYỀN" và "CHÉP SỬ VIỆT" 24 bài viết có nội dung sai sự thật, không có căn cứ; tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức; đưa ra cái nhìn bi quan một chiều, gây hoang mang lo lắng trong dư luận quần chúng nhân dân.
Quá trình thẩm vấn và tranh luận, cả hai bị cáo đều cho rằng không phạm tội và khai không biết đến 24 tài liệu bị truy tố nói trên. Các luật sư bào chữa cho rằng không có chứng cứ xác định động cơ phạm tội của bị cáo Vinh; cho rằng có sai phạm về thủ tục tố tụng trong quá trình điều tra... và đề nghị Tòa tuyên hai bị cáo không phạm tội.
Đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố trước Tòa đã nhận định: Cả hai bị cáo đều cố tình không nhận tội, có thái độ thách thức pháp luật, cho rằng mình vô tội. Trong vụ án, Vinh đóng vai trò chỉ đạo, chủ mưu thực hiện hành vi phạm tội. Thúy giữ vai trò thực hiện hành vi phạm tội tích cực theo sự chỉ đạo của Vinh...
Trên cơ sở đó, đại diện Viện kiểm sát đã đề nghị Tòa tuyên phạt bị cáo Vinh mức án từ 5-6 năm tù, bị cáo Thúy từ 24-30 tháng tù.
Sau khi xem xét lời khai của các bị cáo, các luận điểm bào chữa của các luật sư, nội dung buộc tội của Viện kiểm sát, các tài liệu chứng cứ liên quan...
Hội đồng xét xử nhận định: Hành vi của Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thúy đã phạm vào tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân."
Các bị cáo đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận, đăng tải trên mạng Internet những bài viết có nội dung sai sự thật, tuyên truyền xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ cá nhân, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân, đi ngược lại lợi ích của dân tộc.
Xác định hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, Hội đồng xét xử cho rằng cần thiết phải có hình phạt tù tương xứng với tính chất mức độ phạm tội của các bị cáo mới có tác dụng giáo dục bị cáo và đấu tranh phòng ngừa chung.
Trong số hai bị cáo, Nguyễn Hữu Vinh bị xác định đóng vai trò khởi xướng, chỉ đạo, lôi kéo bị cáo Thúy giúp sức cho hành vi phạm tội của Vinh. Bị cáo Nguyễn Thị Minh Thúy giữ vai trò đồng phạm giúp sức một cách tích cực.
Tòa đã tuyên án phạt bị cáo Nguyễn Hữu Vinh 5 năm tù, bị cáo Nguyễn Thị Minh Thúy 3 năm tù về cùng tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân"./.
Thang máy chung cư gặp sự cố, 16 người kẹt cứng hơn 30 phút, nhiều người ngất xỉu
23-03-2016
22:11:45
Đang từ tầng trệt đi lên được 2m, thang máy trong chung cư ở quận Tân Phú (TP HCM) bất ngờ rơi và kẹt cứng hơn nửa tiếng khiến 16 người một phen hoảng loạn, có người đã ngất xỉu.
- Thêm một án mạng kinh hoàng xảy ra trong thang máy nhà chung cư
- Thang máy cao ốc B Ngô Gia Tự rơi hay chạy nhanh?
- Thang máy “mở nhầm cửa”, hai mẹ con rơi tự do 26 tầng tử vong
- Thang máy rơi, chàng trai cứu cô gái và nói "chúc mừng năm mới" trước khi thiệt mạng
Vụ việc xảy ra vào khoảng 19h20 phút tối 23/3 tại thang máy ở Block D,
khu căn hộ cao tầng 584 (Lũy Bán Bích, phường Phú Thọ Hòa, quận Tân Phú,
TP.HCM). Vào thời điểm trên, có 16 người đi thang máy từ tầng trệt lên.
Khi thang lên đến khoảng 2m thì bất ngờ gặp sự cố, kẹt cứng lại và rơi
nhanh xuống tầng trệt.
Người dân chung cư một phen hoảng loạn.
Theo Hương Thu / Trí Thức Trẻ
Lực lượng cứu hộ cạy cửa thang máy cứu nạn nhân.
Một
người đàn ông đứng ở ngoài phát hiện liền gọi Ban quản trị chung cư đến
hỗ trợ nạy cửa, giải cứu các nạn nhân. Khi người dân bên ngoài cố kéo
cửa thang máy hé mở thì một miếng thạch cao trên trần rơi xuống khiến
mọi người bỏ chạy, rồi cửa khép chặt lại.
Có 4 người bị ngất xỉu.
Mọi
người trong thang máy hoảng sợ, la hét, tìm mọi cách thoát ra bên ngoài.
Phía ngoài, nhiều người cũng không có cách cứu người bị nạn. Phải gần
nửa giờ sau cảnh sát cứu hộ thuộc lực lượng PCCC quận Tân Phú dùng bơm
thủy lực phá cửa mới giải thoát các nạn nhân.
Theo
ông Nguyễn Đình Chung (Phó ban Quản Trị khu căn hộ) thì camera an ninh
đã ghi lại hình ảnh có 16 người đi vào thang máy và bị mắc kẹt khoảng 30
phút. Sau khi cạy được cửa thang máy cứu người, có bốn người bị ngất
xỉu gồm một người đàn ông và ba phụ nữ.
Chị Nguyễn Thị Hiền Thanh (47 tuổi, Giảng viên ĐH Quốc tế Hồng Bàng, TP.HCM) nhớ lại:
"Thang máy đóng lại rất nhanh và gần như tê liệt. Mọi người nghe tiếng
rầm, ấn nút mở không được. Hoảng loạn, một số người cao tuổi bắt đầu
ngất xỉu, gục xuống sàn thang máy, một số người khác lả dần. Những người
khỏe hơn thì cố gắng cạy cửa nhưng bất thành. Không khí bên trong càng
ngột ngạt hơn".
Chị Hiền Thanh kể lại sự cố
Chị Thanh nhanh chóng tìm số điện thoại khẩn cấp trong thang máy để gọi nhưng cả 5 cuộc đều không ai bắt máy. "Cuối
cùng có một số của kỹ thuật viên bắt máy nhưng người này cho biết mình
hiện không còn làm việc ở chung cư nữa. Sau đó tôi nhanh trí gọi cho lực
lượng công an và cấp cứu 115”, chị Thanh nói.
Được
biết, khu nhà thang máy trước đây đã từng xảy ra sự cố. Gần đây nhất,
thang máy không làm việc và người dân đã phải tự đóng góp để khắc phục
sự cố.
Vụ bắn chết 2 người ở Phú Quốc: Đề nghị tử hình Tuấn Em
TPO - Kết thúc ngày xét xử đầu tiên vụ bắn chết 2
người ở Phú Quốc, VKSND tỉnh Kiên Giang đề nghị HĐXX tuyên tử hình đối
với Tuấn Em (tức Đỗ Thanh Sơn) về tội “Giết người”; 5-7 năm tù tội Giao
cấu với trẻ em; 4-5 tù tội Tàng trữ trái phép chất ma túy và 10-12 Tàng
trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
Tuấn Em bị VKS đề nghị tuyên phạt ở mức án cao nhất.
Đồng phạm Giết người với Tuấn Em là Nguyễn Trọng Nghĩa (SN 1999) bị đề nghị 12-14 năm tù.Các bị cáo: Ông Minh Phụng (Sáu Phụng, SN 1974), bị đề nghị 5-7 năm tù về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và Không tố giác tội phạm”; Nhóm “che dấu tội phạm” và “không tố giác tội phạm” gồm Phan Thanh Giang (SN1988), Nguyễn Hữu Phúc (SN1988), Nguyễn Nhật Hoàng Khương (SN1991) và Tôn Văn Nhân (SN 1997) bị đề nghị mức án từ 1-4 năm tù; Nguyễn Văn Chưởng (SN 1955), nguyên sỹ quan quân đội về hưu, bị đề nghị 12-18 tháng tù về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.
Trong khi “bố già” Nguyễn Văn Chưởng – người tặng 3 khẩu súng bị đề nghị 12-18 tháng tù.
Sáng nay, TAND tỉnh Kiên Giang đã mở phiên tòa lưu động xét xử vụ án
Đỗ Thanh Sơn (Tuấn Em) - giang hồ ở Phú Quốc sử dụng súng của một cựu sĩ
quan công an để bắn chết người.Tại phần thẩm vấn, Tuấn em thừa nhận: Cáo trạng của VKSND tỉnh Kiên Giang truy tố anh ta 4 tội “Giết người; Giao cấu với trẻ em; Tàng trữ trái phép chất ma túy và Tàng trữ; sử dụng trái phép vũ khí quân dụng” là không oan sai. Tuy nhiên, gã giang hồ đất đảo đã phân trần về tình tiết Giết nhiều người và Giết trẻ em.
Kể lại đêm nổ súng chết người, Tuấn Em nói do muốn giải hòa
nên mới gặp Bảo (Nguyễn Quốc Bảo, SN 1996 ) ở quán bar, nhưng khi anh
ta chủ động mời ly bia thì đối phương rút dao ra tấn công.
“Bị cáo muốn giải hòa mà anh Bảo đâm nên bị cáo móc súng ra
bắn vào bụng. Anh Bảo chạy, bị cáo rượt theo bắn thêm 1 phát thì trúng
chị Mai nhưng bị cáo không hay. Hôm sau bị cáo xem trên mạng mới biết
chị Mai (Thái Thị Thanh Mai, SN1984) bị trúng đạn vào đầu tử vong”. Nói
đến đây Tuấn Em chùng giọng, bật khóc và nói lời xin lỗi gia đình hai
nạn nhân.
Sau khi đoạt mạng Bảo và chị Mai, Tuấn Em cùng người tình
Nguyễn Thị Kim Ngân (SN 2000) và đồng phạm Nguyễn Trọng Nghĩa (SN 1999)
bỏ trốn lên xã Bãi Thơm để tìm cách qua Campuchia. Sau đó chạy lòng vòng
về thị trấn Dương Đông, về An Thới sau đó ẩn nấp tại một ngôi nhà vắng
chủ ở ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ.
Phát hiện 'thư tuyệt mệnh' của kẻ đánh bom liều chết tại Bỉ
TPO - Một trong những kẻ đánh bom liều chết rung
chuyển thành phố Brussels, Bỉ ngày 22/3 đã để lại một bức thư cuối cùng
trên máy tính.
Brahim El Bakraoui. Ảnh: Mirror
Các công tố viên Bỉ xác nhận, hai anh em Khalid El Bakraoui và Brahim
El Bakraoui đã thực hiện vụ đánh bom liều chết tại sân bay Zaventem và
ga tàu điện ngầm Maelbeek.Theo đó, Brahim thực hiện đánh bom tại sân bay còn Khalid đánh bom tại ga tàu ngầm. Danh tính của hai tên này được xác định dựa trên dấu vân tay.
Công tố viên liên bang Bỉ Frederic Van Leeuw tiết lộ ngày 23/3, Brahim đã để lại một bức thư cuối cùng trong máy tính được tìm thấy trong thùng rác tại khu vực ngoại ô Brussels, Schaerbeek.
Nội dung trong đó cho thấy Brahim cảm thấy không an toàn và lo sợ phải ngồi tù.
“Tôi không biết phải làm gì, họ đang truy lùng tôi mọi nơi, tôi thấy không an toàn, có thể tôi sẽ phải ngồi tù cùng với anh ta (được cho là liên quan tới nghi phạm chính trong vụ khủng bố Paris Salah Abdeslam)”, theo nội dung bức thư.
Ông Van Leeuw cho biết thêm, Brahim El Bakraoui, công dân Bỉ là một trong những người đàn ông xuất hiện trong một bức ảnh tại sân bay được cảnh sát công bố.
Các vụ đánh bom liên tiếp tại thành phố Brussels khiến ít nhất 30 người thiệt mạng và khoảng 200 người khác bị thương. Truyền thông Bỉ vừa rút lại thông tin bắt được kẻ chủ mưu khủng bố, khẳng định đối tượng bị bắt không phải là Najim Laachraoui – nghi phạm chính trong các vụ đánh bom. Trước đó, truyền thông Bỉ đưa tin các nhà chức trách đã bắt giữ tên này.
Theo Mirror
Nhân sự là bài học đầu tiên của Quốc hội
TPO - “Đau lòng và xót xa” trước tình trạng đại
biểu Quốc hội bị bãi miễn, tại phiên thảo luận tổ về nhiệm kỳ của Quốc
hội, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
ngày 23/3, đại biểu Quốc hội đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề lựa chọn cán
bộ, lựa chọn người đại diện cho nhân dân.
ĐBQH Nguyễn Đình Quyền
Đạo luật chung chung thì quyền lực cũng chung chung
Qua thực tế đi tiếp xúc cử tri, đại biểu
Nguyễn Văn Phúc (Hà Tĩnh) cho rằng, cử tri rất quan tâm theo dõi và
đánh giá cao Quốc hội kỳ này. Quốc hội và các đại biểu dân cử đã nỗ lực
thực hiện sự ủy nhiệm của cử tri trong việc thông qua các dự án luật,
thực hiện chức năng giám sát, kể cả những công việc liên quan trực tiếp
đến đời sống của người dân.
Tuy nhiên ông Phúc cũng cho rằng, tới
đây Quốc hội cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng đại biểu cũng như hiệu
lực từ các văn bản luật.
“Cử tri nói văn bản luật vẫn còn chung
chung quá, vẫn phải chờ Chính phủ hướng dẫn, đến thông tư của Bộ chưa
hẳn đã giải quyết được, lại phải chờ công văn của địa phương… Quốc hội
là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất thì trước hết phải được thể hiện
trong đạo luật. Đạo luật chung chung thì quyền lực cũng chung chung”,
ông Phúc nhấn mạnh.
Cùng nhận định, đại biểu Bùi Đức Thụ
(Lai Châu) cũng cho rằng, Quốc hội với tư cách là cơ quan quyền lực cao
nhất thì đại biểu phải có trình độ cao. “Phải đảm bảo cơ cấu nhưng đừng
để chất lượng đại biểu và cơ cấu mâu thuẫn. Dân chủ mở rộng hơn vẫn chọn
được đại biểu đủ tài, đủ đức tham gia vào Quốc hội”, ông Thụ nêu.
Đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) chia
sẻ: “Cả cuộc đời gắn bó với Quốc hội, thực sự tôi thấy hơi buồn. Chúng
ta vui mừng về tất cả những kết quả đạt được của Quốc hội, nhưng vẫn
còn đó những trăn trở, lo lắng, băn khoăn mà cử tri giao phó cho chúng
ta nhưng chưa đạt được”.
Dưới góc độ là cơ quan đại diện cao nhất
của nhân dân, ông Quyền đặt câu hỏi: Chúng ta đã biến ý chí, nguyện
vọng của người dân thành những cái gì? Rồi giải đáp, trong nhiệm kỳ qua,
chúng ta đã biến ý chí, nguyện vọng đó thành những chế định Hiến pháp,
thành những quy định của hệ thống pháp luật.
“Chúng ta đại diện cho 200 nghìn người
dân bầu ra mình và gần 100 triệu nhân dân cả nước thì trách nhiệm không
hề nhỏ. Những bài học về dân chủ, trách nhiệm, về hoạt động trong nghị
trường để lại cho thế hệ sau là những bài học quý giá”.
Theo ông Quyền, bài học đầu tiên với
Quốc hội là bài học về nhân sự, tức là chọn người đại diện cho dân thế
nào. Chúng ta vẫn để cho những đại biểu không xứng đáng vào Quốc hội,
rồi phải đi đến bãi nhiệm người này, miễn nhiệm người kia. “Với tư cách
là đại biểu Quốc hội, chúng tôi thấy đau lòng và xót xa. Trách nhiệm
thuộc về ai phải làm rõ chứ?”, ông Quyền đề cập.
“Chúng tôi hi vọng Quốc hội khóa tới,
việc chúng ta cần chuẩn bị làm thật tốt đó là chọn con người. Hãy chọn
cho trúng, cho đúng, chọn được những người thực sự vì dân, thực sự có
năng lực, bản lĩnh, có trách nhiệm với đất nước và nhân dân”, ông Quyền
kỳ vọng.
Chính phủ kiến tạo
Đề cập đến nội các mới, theo ông Nguyễn
Văn Phúc, Chính phủ tới đây phải là Chính phủ kiến tạo, thúc đẩy các
thành phần kinh tế phát triển. “Chính phủ, các Bộ nếu cứ mất nhiều thời
gian vào xử lý công việc kinh doanh của tập đoàn Nhà nước thì không theo
đúng tinh thần tư duy mới của Chính phủ kiến tạo.
Thủ tướng, Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng
quyết liệt, nhưng không phải Bộ trưởng nào cũng làm chuyện động ngành
mình được. Bộ trưởng nào nói được, làm được, làm chuyển biến ngành mình
thì dân rất thích, đánh giá rất cao. Nếu Bộ trưởng cứ nói ghi nhận,
nghiên cứu, chờ Chính phủ, chờ Trung ương, Chờ Quốc hội thì người dân
không ủng hộ”, ông Phúc giãi bày.
Đại biểu Bùi Đức Thụ thì cho rằng, khi
đánh giá về nhiệm kỳ không phải đánh giá các cơ quan đã làm được gì mà
quan trọng là kết quả đạt được cái gì? Trong 5 năm qua, trong bối cảnh
thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế trong nước tiềm ẩn nhiều khó khăn
thách thức, nhưng theo ông Thụ, Việt Nam vẫn đạt được nhiều thành tựu ấn
tượng.
Tuy nhiên, thành viên Uỷ ban Tài chính
Ngân sách cũng cho rằng, vẫn còn rất nhiều bất ổn ngay ở những kết quả
đã đạt được. Kiểm soát lạm phát còn hết sức bấp bênh, tới đây kinh tế
phục hồi, giá dầu phục hồi, nếu điều hành không thận trọng, ông Thụ cảnh
báo “lạm phát trong nước sẽ quay trở lại”.
Ông Thu cho rằng, cán bộ là nguyên nhân
của mọi nguyên nhân, do vậy cần phải quan tâm đến chất lượng cán bộ các
cấp. Bên cạnh đó cũng cần phải hoàn thiện cơ chế để quy định rõ chức
năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của từng cá nhân như Chủ tịch nước, Thủ tướng
Chính phủ.
Công Vinh: 'Đội tuyển Việt Nam chưa thể lột xác ngay được'
Tiền đạo số 1 đội tuyển Việt Nam (ĐTVN) Lê Công
Vinh thừa nhận lần tập trung này HLV Hữu Thắng gọi nhiều cựu binh và cầu
thủ trẻ kết hợp nên ĐTVN chưa thể tạo nên sự khác biệt ngay được.
Công Vinh cho rằng đội tuyển Việt Nam cần thời gian để tiến bộ - Ảnh: Gia Hưng
Ngay ở trận ra mắt HLV Hữu Thắng khi đá giao hữu với Than Quảng Ninh,
Công Vinh đã khẳng định vai trò rất quan trọng của mình ở ĐTVN, với 3
bàn thắng vào lưới đội bóng đất Mỏ. Sau trận thắng này, HLV Hữu Thắng
cũng thừa nhận Công Vinh vẫn là một chân sút rất đẳng cấp và không thể
thiếu.ĐTVN đã cho thấy sự tiến bộ sau 2 trận giao hữu, nhưng từ đá tập tới đá thật là một câu chuyện khác. Phát biểu trong buổi họp báo trước trận đấu với Đài Loan trưa nay tại trụ sở VFF, tiền đạo Lê Công Vinh thừa nhận chưa thể hy vọng về một sự lột xác trong lối chơi của ĐTVN ở thời điểm hiện tại: “Trận tới đá sân nhà, anh Thắng và ban huấn luyện ý thức được việc trình làng bộ mặt mới với người hâm mộ.
Tuy nhiên, chúng ta cũng đừng hy vọng về một bộ mặt khởi sắc và khác biệt. Điều quan trọng là chúng ta phải xây dựng được lối chơi có định hướng lâu dài, và HLV Hữu Thắng cũng cần thêm thời gian mới làm được điều đó. Chúng ta hãy hy vọng là cuối năm trình làng bộ mặt khác, các cầu thủ ăn ý, hiểu nhau hơn”.
Cũng theo chân sút CLB B.Bình Dương, đá giao hữu khác đá thật. Giao hữu cũng là một trận đấu bổ ích cho ban huấn luyện và cầu thủ để nhìn thấy những điểm mạnh, điểm yếu. Nhưng đá thật sẽ khó khăn hơn vì không trận nào giống trận nào, sẽ có nhiều tính huống bất ngờ trong mỗi trận đấu cụ thể. “Đội mới tập trung hơn một tuần, anh Thắng mới cầm quân ở ĐTQG, chúng ta lại kết hợp cựu và tân binh, nhiều cầu thủ mới lần đầu lên tuyển, nên chúng ta cũng không nên đặt quá nhiều kỳ vọng”.
Ngoài ra Công Vinh cũng nói tới cơ hội lên tuyển và được đá chính rằng: “bóng đá là cuộc chơi rõ ràng, ai có năng lực, có khát khao, phù hợp với triết lý, chiến thuật của HLV trưởng sẽ được chọn”.
Theo Dân trí
Kinh hoàng đinh găm trong phổi nạn nhân khủng bố Bỉ
TPO - Theo báo cáo điều tra ban đầu, các nghi phạm
khủng bố đã sử dụng ít nhất 1 quả bom đinh trong vụ đánh bom tại sân bay
Zaventem (thủ đô Brussels, Bỉ). Loại bom này khi nổ sẽ tung ra một số
lượng đinh lớn, găm thẳng vào người các nạn nhân gây sát thương cao.
Ảnh X-quang chụp phổi của một nạn nhân sống sót sau vụ khủng bố hôm 22/3. Ảnh: EPA
Hình ảnh chụp X-quang phổi của một nạn nhân bị thương nhưng may mắn
sống sót trong vụ khủng bố xảy ra tại sân bay Zaventem (thủ đô Brussels,
Bỉ) hôm 22/3 vừa qua. Sau khi vụ khủng bố xảy ra, nạn nhân này đã được đưa đến bệnh viện quân đội ở Neder-over-Heembeek, phía bắc thủ đô Brussels.
Qua hình ảnh, có thể thấy trong phổi của nạn nhân bị găm một chiếc đinh có chiều dài khoảng 3 inch (tương đương 7,6 cm). Vị trí của chiếc đinh chỉ cách trái tim của nạn nhân vài cm.
Chiếc đinh này được cho là đã bắn ra khi một quả bom đinh phát nổ tại sân bay Brussels, cùng loại với thiết bị nổ được tìm thấy khi cảnh sát lục soát một căn hộ ở quận Schaerbeek, Brussels. Ngoài ra, trong cuộc đột kích này, cảnh sát địa phương còn tìm thấy một số chai hóa chất và cờ của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Manh mối cho cuộc đột kích này là từ một nhân viên lái taxi - người đã chở các nghi phạm tới sân bay. Tài xế này đã liên hệ với cơ quan điều tra sau khi xem đoạn video ghi cảnh 3 nghi phạm tại sân bay Zaventem.
Trước đó, ba vụ nổ lớn liên tiếp xảy ra ở sảnh đi của sân bay và ga tàu điện ngầm ở thủ đô Brussels (Bỉ) sáng ngày 22/3, khiến hàng chục người thiệt mạng và đặt châu Âu vào tình trạng cực kỳ nguy cấp.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
>>Đã bắt được nghi phạm đánh bom khủng bố Brussels
>>Nạn nhân khủng bố Brussels đến từ 40 quốc gia
>>Xác định danh tính những kẻ khủng bố Brussels
>>Lộ diện 'người phụ nữ tro bụi' trong vụ khủng bố tại Bỉ
>>Dấu hiệu tử thần bị bỏ lỡ trong vụ đánh bom Brussels
>>Mở đường dây nóng hỗ trợ người Việt ở Bỉ
Đề xuất đưa Salbutamol vào danh mục "thuốc phải kiểm soát đặc biệt”
VOV.VN-Hiện Salbutamol được dùng làm thuốc phục vụ cho công tác điều trị bệnh trong ngành y tế (nhưng cấm dùng trong chăn nuôi).
Cuối năm 2015, khi có thông tin về việc hoạt
chất Salbutamol bị nghi sử dụng sai mục đích trong chăn nuôi, Bộ Y tế
đã thực hiện đợt kiểm tra các doanh nghiệp nhập khẩu hoạt chất này. Qua
đó phát hiện Công ty TNHH quốc tế Phương Đông nhập khẩu hoạt chất
Salbutamol, với số lượng thực tế nhiều hơn 200 kg so với số lượng ghi
trên đơn hàng nhập khẩu được Cục Quản lý Dược phê duyệt. Sau khi xử phạt
nặng đối với công ty này, Bộ Y tế đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều
tra, đồng thời quyết định tạm ngừng nhập khẩu hoạt chất Salbutamol. Từ
đó đến nay, hoạt động kiểm soát, quản lý hoạt chất Salbutamol được thực
hiện như thế nào? PV VOV phỏng vấn có ông Đỗ Văn Đông, Phó Cục trưởng
cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) về vấn đề này.
PV: Xin ông cho biết cụ thể salbutamol được quản lý như thế nào?
Ông Đỗ Văn Đông: Salbutamol vốn là hoạt chất sử dụng làm thuốc điều trị cho người từ nhiều năm nay. Các thuốc thành phẩm chứa chất Salbutamol được sử dụng trong ngành y tế chủ yếu trong khoa hô hấp với các chỉ định thăm dò chức năng hô hấp, điều trị cơn hen, ngăn cơn co thắt phế quản do gắng sức, điều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được, điều trị cơn hen nặng, cơn hen ác tính, viêm phế quản mạn tính, giãn phế nang. Bộ Y tế quản lý việc nhập khẩu nguyên liệu Salbutamol về để sản xuất thuốc thành phẩm trong nước và nhập khẩu thuốc thành phẩm chứa Salbutamol phục vụ nhu cầu điều trị bệnh. Như vậy, nguyên liệu Salbutamol, thuốc chứa Salbutamol rất cần thiết cho công tác điều trị, được sử dụng trong ngành y tế và không nằm trong danh mục thuốc cần kiểm soát đặc biệt. Vì vậy việc nhập khẩu nguyên liệu Salbutamol làm thuốc được ngành y tế thực hiện theo Thông tư 47/2010/TT-BYT ngày 29/12/2010. Theo quy định của Thông tư này trừ các chất phải kiểm soát đặc biệt (là các chất gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất và chất phóng xạ) thì các nguyên liệu làm thuốc khác được xem xét số lượng nhập khẩu trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp sản xuất thuốc, nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc, với mục tiêu đảm bảo tính linh hoạt và chủ động trong sản xuất thuốc phục vụ nhu cầu chữa bệnh.
Năm 2015, ngay sau khi có thông tin về việc nguyên liệu Salbutamol có khả năng bị sử dụng sai mục đích trong chăn nuôi, Bộ Y tế đã tích cực thực hiện các biện pháp để ngăn chặn việc lạm dụng, sử dụng sai mục đích nguyên liệu làm thuốc đặc biệt là Salbutamol. Cục Quản lý Dược đã có Công văn số 21590/QLD-KD ngày 20/11/2015 thông báo đến các cơ sở nhập khẩu, các Sở Y tế, Tổng cục hải quan về việc tạm ngừng nhập khẩu nguyên liệu Salbutamol.
Thời gian qua, Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế đã thực hiện kiểm tra đột xuất các đơn vị nhập khẩu, sử dụng nguyên liệu Salbutamol, phát hiện ra đơn vị sai phạm đã xử phạt nghiêm theo thẩm quyền, đồng thời chuyển hồ sơ sang Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường – Bộ Công An đề nghị điều tra, xử lý.
Giữa Cục Quản lý Dược và Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - C49 Bộ Công an thường xuyên có Công văn trao đổi công việc và trực tiếp phối hợp tiến hành kiểm tra tại tất cả các đơn vị có nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng nguyên liệu salbutamol để làm thuốc.
PV: Có ý kiến lo lại về nguy cơ thất thoát các nguyên liệu làm thuốc như Salbutamol và các chất tương tự, thời gian tới Cục Quản lý Dược sẽ siết chặt quản lý như thế nào, thưa ông?
Ông Đỗ Văn Đông: Bộ Y tế đã đề xuất bổ sung vào luật Dược sửa đổi nội dung: đưa các nguyên liệu, các thuốc bị cấm sử dụng trong các lĩnh vực khác (ví dụ như nguyên liệu Salbutamol trong ngành nông nghiệp) vào khái niệm "thuốc phải kiểm soát đặc biệt"). Luật Dược 2005 quy định các thuốc phải kiểm soát đặc biệt chỉ bao gồm thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phóng xạ.
Theo đó, các thuốc thuộc danh mục cần kiểm soát đặc biệt được quản lý chặt chẽ như sau: các cơ sở kinh doanh thuốc thuộc danh mục cần kiểm soát đặc biệt phải đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định chung đối với thuốc đồng thời phải đáp ứng các điều kiện về đảm bảo an ninh, đảm bảo kiểm soát không để xảy ra thất thoát hay sử dụng trái mục đích phòng bệnh, chữa bệnh. Đối với thuốc phóng xạ phải đáp ứng các điều kiện về an toàn bức xạ và phải có giấy phép về bảo đảm an toàn bức xạ. Cụ thể là điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật, các quy trình liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt, chế độ lưu giữ hồ sơ, chứng từ, chế độ báo cáo. Qua đó, cơ quan quản lý sẽ kiểm soát được đường đi của thuốc trong hệ thống phân phối, sử dụng thuốc phải kiểm soát đặc biệt. Chính vì vậy, quy định về dự trù, duyệt dự trù và chế độ báo cáo đối với các thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc được quy định rất chặt chẽ. Bên cạnh đó các chế tài xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm liên quan đến thuốc phải kiểm soát đặc biệt cũng nặng hơn rất nhiều so với thuốc thông thường.
Như vậy, nếu Luật Dược sửa đổi được thông qua với quy định đưa salbutamol vào danh mục thuốc cần kiểm soát đặc biệt, Bộ Y tế sẽ kiểm soát rất chặt chẽ từ khâu nhập khẩu, phân phối và sử dụng. Việc cấp phép nhập khẩu sẽ căn cứ vào báo cáo cụ thể về số lượng sản xuất, tồn kho…
PV: Xin cảm ơn ông!
Nguyễn Hải/VOV.VNÔng Đỗ Văn Đông: Salbutamol vốn là hoạt chất sử dụng làm thuốc điều trị cho người từ nhiều năm nay. Các thuốc thành phẩm chứa chất Salbutamol được sử dụng trong ngành y tế chủ yếu trong khoa hô hấp với các chỉ định thăm dò chức năng hô hấp, điều trị cơn hen, ngăn cơn co thắt phế quản do gắng sức, điều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được, điều trị cơn hen nặng, cơn hen ác tính, viêm phế quản mạn tính, giãn phế nang. Bộ Y tế quản lý việc nhập khẩu nguyên liệu Salbutamol về để sản xuất thuốc thành phẩm trong nước và nhập khẩu thuốc thành phẩm chứa Salbutamol phục vụ nhu cầu điều trị bệnh. Như vậy, nguyên liệu Salbutamol, thuốc chứa Salbutamol rất cần thiết cho công tác điều trị, được sử dụng trong ngành y tế và không nằm trong danh mục thuốc cần kiểm soát đặc biệt. Vì vậy việc nhập khẩu nguyên liệu Salbutamol làm thuốc được ngành y tế thực hiện theo Thông tư 47/2010/TT-BYT ngày 29/12/2010. Theo quy định của Thông tư này trừ các chất phải kiểm soát đặc biệt (là các chất gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất và chất phóng xạ) thì các nguyên liệu làm thuốc khác được xem xét số lượng nhập khẩu trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp sản xuất thuốc, nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc, với mục tiêu đảm bảo tính linh hoạt và chủ động trong sản xuất thuốc phục vụ nhu cầu chữa bệnh.
Năm 2015, ngay sau khi có thông tin về việc nguyên liệu Salbutamol có khả năng bị sử dụng sai mục đích trong chăn nuôi, Bộ Y tế đã tích cực thực hiện các biện pháp để ngăn chặn việc lạm dụng, sử dụng sai mục đích nguyên liệu làm thuốc đặc biệt là Salbutamol. Cục Quản lý Dược đã có Công văn số 21590/QLD-KD ngày 20/11/2015 thông báo đến các cơ sở nhập khẩu, các Sở Y tế, Tổng cục hải quan về việc tạm ngừng nhập khẩu nguyên liệu Salbutamol.
Thời gian qua, Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế đã thực hiện kiểm tra đột xuất các đơn vị nhập khẩu, sử dụng nguyên liệu Salbutamol, phát hiện ra đơn vị sai phạm đã xử phạt nghiêm theo thẩm quyền, đồng thời chuyển hồ sơ sang Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường – Bộ Công An đề nghị điều tra, xử lý.
Giữa Cục Quản lý Dược và Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường - C49 Bộ Công an thường xuyên có Công văn trao đổi công việc và trực tiếp phối hợp tiến hành kiểm tra tại tất cả các đơn vị có nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng nguyên liệu salbutamol để làm thuốc.
PV: Có ý kiến lo lại về nguy cơ thất thoát các nguyên liệu làm thuốc như Salbutamol và các chất tương tự, thời gian tới Cục Quản lý Dược sẽ siết chặt quản lý như thế nào, thưa ông?
Ông Đỗ Văn Đông: Bộ Y tế đã đề xuất bổ sung vào luật Dược sửa đổi nội dung: đưa các nguyên liệu, các thuốc bị cấm sử dụng trong các lĩnh vực khác (ví dụ như nguyên liệu Salbutamol trong ngành nông nghiệp) vào khái niệm "thuốc phải kiểm soát đặc biệt"). Luật Dược 2005 quy định các thuốc phải kiểm soát đặc biệt chỉ bao gồm thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc và thuốc phóng xạ.
Theo đó, các thuốc thuộc danh mục cần kiểm soát đặc biệt được quản lý chặt chẽ như sau: các cơ sở kinh doanh thuốc thuộc danh mục cần kiểm soát đặc biệt phải đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định chung đối với thuốc đồng thời phải đáp ứng các điều kiện về đảm bảo an ninh, đảm bảo kiểm soát không để xảy ra thất thoát hay sử dụng trái mục đích phòng bệnh, chữa bệnh. Đối với thuốc phóng xạ phải đáp ứng các điều kiện về an toàn bức xạ và phải có giấy phép về bảo đảm an toàn bức xạ. Cụ thể là điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật, các quy trình liên quan đến hoạt động kinh doanh thuốc phải kiểm soát đặc biệt, chế độ lưu giữ hồ sơ, chứng từ, chế độ báo cáo. Qua đó, cơ quan quản lý sẽ kiểm soát được đường đi của thuốc trong hệ thống phân phối, sử dụng thuốc phải kiểm soát đặc biệt. Chính vì vậy, quy định về dự trù, duyệt dự trù và chế độ báo cáo đối với các thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc được quy định rất chặt chẽ. Bên cạnh đó các chế tài xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm liên quan đến thuốc phải kiểm soát đặc biệt cũng nặng hơn rất nhiều so với thuốc thông thường.
Như vậy, nếu Luật Dược sửa đổi được thông qua với quy định đưa salbutamol vào danh mục thuốc cần kiểm soát đặc biệt, Bộ Y tế sẽ kiểm soát rất chặt chẽ từ khâu nhập khẩu, phân phối và sử dụng. Việc cấp phép nhập khẩu sẽ căn cứ vào báo cáo cụ thể về số lượng sản xuất, tồn kho…
PV: Xin cảm ơn ông!
Salbutamol
vốn là hoạt chất sử dụng làm thuốc điều trị cho người từ lâu. Các
thuốc thành phẩm chứa chất Salbutamol được sử dụng trong ngành y tế chủ
yếu trong khoa hô hấp với các chỉ định thăm dò chức năng hô hấp, điều
trị cơn hen, ngăn cơn co thắt phế quản do gắng sức, điều trị tắc nghẽn
đường dẫn khí hồi phục được, điều trị cơn hen nặng, cơn hen ác tính,
viêm phế quản mạn tính, giãn phế nang.
Bộ Y tế quản lý việc nhập khẩu nguyên liệu Salbutamol về để sản xuất thuốc thành phẩm trong nước và nhập khẩu thuốc thành phẩm chứa Salbutamol phục vụ nhu cầu điều trị bệnh. Như vậy, nguyên liệu Salbutamol, thuốc chứa Salbutamol rất cần thiết cho công tác điều trị, được sử dụng trong ngành y tế, thuốc và nguyên liệu không nằm trong danh mục thuốc cần kiểm soát đặc biệt. Vì vậy việc nhập khẩu nguyên liệu Salbutamol làm thuốc được ngành y tế thực hiện theo Thông tư 47/2010/TT-BYT ngày 29/12/2010.
Theo quy định của Thông tư này trừ các chất phải kiểm soát đặc biệt (là các chất gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất và chất phóng xạ) thì các nguyên liệu làm thuốc khác được xem xét số lượng nhập khẩu trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp sản xuất thuốc, nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc, với mục tiêu đảm bảo quyền linh hoạt và chủ động trong sản xuất thuốc phục vụ nhu cầu chữa bệnh.
Bộ Y tế quản lý việc nhập khẩu nguyên liệu Salbutamol về để sản xuất thuốc thành phẩm trong nước và nhập khẩu thuốc thành phẩm chứa Salbutamol phục vụ nhu cầu điều trị bệnh. Như vậy, nguyên liệu Salbutamol, thuốc chứa Salbutamol rất cần thiết cho công tác điều trị, được sử dụng trong ngành y tế, thuốc và nguyên liệu không nằm trong danh mục thuốc cần kiểm soát đặc biệt. Vì vậy việc nhập khẩu nguyên liệu Salbutamol làm thuốc được ngành y tế thực hiện theo Thông tư 47/2010/TT-BYT ngày 29/12/2010.
Theo quy định của Thông tư này trừ các chất phải kiểm soát đặc biệt (là các chất gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất và chất phóng xạ) thì các nguyên liệu làm thuốc khác được xem xét số lượng nhập khẩu trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp sản xuất thuốc, nhập khẩu nguyên liệu làm thuốc, với mục tiêu đảm bảo quyền linh hoạt và chủ động trong sản xuất thuốc phục vụ nhu cầu chữa bệnh.
Người hùng liều mình cứu các nạn nhân khủng bố sân bay Bỉ
Tống Hoa |
Bất chấp hiểm nguy cận kề, một nhân viên sân bay đã dũng cảm giải cứu các nạn nhân bị thương và người cao tuổi trong vụ đánh bom khủng bố ở sân bay Brussels, Bỉ, ngày 22/3.
Theo báo Anh Daily Mail, anh Alphonse Youla đang làm việc tại khu đóng gói và kiểm tra an ninh hành lý ở sân bay Zaventem thì nghe ai đó hét bằng tiếng Arab. Và bất thình lình hai tiếng nổ khủng khiếp vang lên."Vụ nổ thứ hai rất đinh tai nhức óc, lớn hơn nhiều so với lần đầu. Trần của sân bay sập xuống", Youla kể. Anh lập tức lao tới hiện trường, cố gắng giúp những người già và người bị thương di chuyển vào trong thang máy.
Bế nạn nhân đến nơi an toàn
Youla đã giải cứu 7 người bị thương. Trả lời phỏng vấn Sky News, anh cho biết lúc đó anh còn giúp đưa thêm 5 thi thể khác ra khỏi sân bay. Các hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy cảnh Youla bế một nạn nhân trên tay để đưa đến nơi an toàn.Sau khi rời sân bay, quần áo anh dính đầy máu. "Khung cảnh lúc đó thật kinh hoàng. Máu vương vãi khắp nơi. Nhiều người mất chân, tay. Dường như quả bom nằm trong một chiếc vali", Youla nhớ lại.
Trên các trang mạng xã hội, nhiều người đã lên tiếng ca ngợi hành động dũng cảm của Youla. Phóng viên Gavin Lee của BBC nhận định: "Nơi nguy hiểm cũng là nơi chúng ta tìm thấy những anh hùng.
Đó là những con người bình thường, nhưng thay vì tháo chạy để bảo vệ bản thân thì họ lại nỗ lực giúp người khác".
Một người khác viết trên Twitter: "Những người như Youla khiến thế giới trở nên tươi đẹp hơn". Và không chỉ có Youla đã thể hiện phẩm chất anh hùng và tấm lòng cao cả trong cơn thảm họa.
Theo trang Mashable, rất nhiều cư dân Brussels sống gần sân bay và nhà ga tàu điện bị đánh bom đã mở rộng cửa nhà mình để đón những người cần trú ẩn và sự giúp đỡ sau khi khủng bố tấn công đẫm máu.
Trên Twitter, họ dùng hashtag “Mở cửa”, “Tôi muốn giúp đỡ”, “Brussels chào đón bạn”… để mời những người xa lạ đang hoảng sợ vào nhà mình.
Quần của Youla vấy máu của các nạn nhân. Ảnh: BBC
Bom chứa đinh gây sát thương cao
Ít nhất 35 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương trong 3 vụ nổ bom liên tiếp tại nhà chờ sân bay và ga tàu điện ngầm ở thành phố Brussels sáng 22/3. Nhà chức trách cho biết ít nhất một quả bom ở sân bay Brussels có chứa đinh nhằm tăng khả năng sát thương.Hành khách tại sân bay vô cùng hoảng loạn và sợ hãi. Các nhân chứng cho biết máu ở khắp mọi nơi sau vụ nổ, khung cảnh như "ngày tận thế". Nhiều người bị thương cố gắng chạy thoát thân trong làn khói bụi gần khu vực bàn làm thủ tục lên máy bay.
Các nạn nhân mất chân, tay nằm trong vũng máu ở sảnh chính của sân bay. Những mảnh cơ thể vương vãi khắp nơi, trần nhà đổ sụp. Khoảng 90 phút sau, một vụ nổ khác xảy ra tại ga tàu điện ngầm Maelbeek ở Brussels khiến 20 người thiệt mạng.
Khung cảnh đổ nát ở sân bay Zaventem sau hai vụ nổ. Ảnh: Daily Mail
Valaert nhảy qua hàng rào an ninh và nhìn thấy cô gái khoảng 18 tuổi bị thương ở tay, một người đàn ông khác bị thương ở chân. Tất cả đều hoảng loạn. Nhân chứng này cho rằng bom được giấu trong vali và vừa bị kiểm tra.
"Hai vụ nổ đều xảy ra phía sau bàn làm thủ tục. Khả năng bom được đặt trong vali. Tôi không nghĩ ai đó mặc áo khoác chứa bom", Valaert nhớ lại giây phút kinh hoàng.
Martin Buxant, một nhân chứng khác kể: "Chúng tôi nhìn thấy các thi thể bị thổi tung lên không trung rồi rơi xuống".
Vụ tấn công xảy ra chỉ một ngày sau khi Bộ trưởng Nội vụ Bỉ cảnh báo về các cuộc tấn công tiềm tàng nhằm trả thù khi giới chức bắt giữ Salah Abdeslam, nghi phạm chính trong vụ khủng bố công Paris, hồi tuần trước.
theo Zing
Giáo sư Thayer: Căng thẳng Indonesia - Trung Quốc khiến tình hình Biển Đông tệ hơn
Căng thẳng giữa Indonesia và Trung
Quốc sau vụ đụng độ tàu hải cảnh tại vùng biển gần quần đảo Natuna ngày
19.3 sẽ khiến tình hình Biển Đông tồi tệ hơn, theo Giáo sư Carl Thayer.
Giới chức Indonesia cho biết sẽ khởi tố vụ 8 ngư dân Trung Quốc được
cho đánh bắt trộm trên vùng biển của Indonesia. Đây là dấu hiệu mới nhất
cho thấy những ảnh hưởng tiêu cực Trung Quốc tạo ra trên Biển Đông,
thông qua những yêu sách lãnh thổ phi lý (đường 9 đoạn) cắt ngang nhiều
vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước trong khu vực.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông, trong bài viết trên chuyên san The Diplomat, ngày 22.3 cho rằng Indonesia rơi vào thế khó qua sự kiện lần này.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi trong buổi họp báo ngày 21.3 nhắc lại quan điểm rằng căng thẳng giữa Jakarta và Bắc Kinh vừa qua không liên quan tới Biển Đông, và nhấn mạnh rằng “Indonesia không phải là nước có yêu sách trên Biển Đông”.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa qua cũng một lần nữa khẳng định rằng tàu cá Trung Quốc “hoạt động bình thường trên vùng biển đánh bắt lâu đời của Trung Quốc” (?), một cách lập luận cũ kỹ, mơ hồ.
Theo Giáo sư Carl Thayer, việc Trung Quốc đưa ra khái niệm “quyền lịch sử” trên Biển Đông, bao gồm các tuyên bố ngang nhiên là nước đầu tiên phát hiện, đặt tên, quản lý tất cả các hòn đảo và vùng nước xung quanh, bao gồm cả “đường chín đoạn” phi lý đi qua EEZ của các nước đã vô tình đẩy Indonesia tiến ra phía trước trong việc thách thức “đường chín đoạn” ấy.
Vấn đề nằm ở chỗ từ trước tới nay, Trung Quốc luôn muốn ôm trọn Biển Đông bằng chiến thuật mơ hồ, tránh mọi biện pháp kiện tụng quốc tế và chỉ muốn đàm phán song phương.
Đây là chuyện cũng đang xảy ra trong mâu thuẫn giữa Mỹ và Trung Quốc,
đặc biệt trong thời gian qua. Theo đó, Bắc Kinh và Washington đổ lỗi
cho nhau trong việc ai đang quân sự hóa trên Biển Đông.
Quan điểm về việc thực hiện các Hoạt động Tự do hàng hải ở Biển Đông (FONOPS) của Mỹ, bao gồm việc đưa tàu chiến tiến sát khu vực “12 hải lý” tại các đảo do Trung Quốc xây dựng trái phép, trên thực tế “trao cho Trung Quốc quá nhiều sự tôn trọng luật pháp”, nghĩa là vô tình thừa nhận tính hợp pháp của các công trình phi pháp ấy, theo Giáo sư Thayer.
Như vậy, trong thời điểm Indonesia vẫn đang giằng xé giữa việc giữ quan hệ đối tác với Trung Quốc hay phản ứng mạnh mẽ về vấn đề bị xâm phạm EEZ, cũng như hành động theo nguyên tắc ngoại giao bebas-aktif (độc lập và chủ động) với các vấn đề Biển Đông, mọi thứ vẫn "kẹt cứng". Phát biểu tại Jakarta, chuyên gia Donald Weatherbee cũng nói rằng Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã thất bại trong việc áp dụng nguyên tắc bebas-aktif.
Ngoài ra, với việc chính quyền Mỹ sẽ thay đổi sau khi Tổng thống Barack Obama nhường lại vị trí cho tân tổng thống sau cuộc bầu cử Mỹ cuối năm 2016, câu chuyện sẽ hứa hẹn có những thay đổi tiếp diễn. Chỉ có điều trong thời gian “chờ” Indonesia và Mỹ có sự chuyển biến, Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên bố chủ quyền ngang ngược trên Biển Đông, và tình hình sẽ còn tệ hơn trước khi có cơ hội sáng sủa trở lại, theo Giáo sư Thayer.
Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia nghiên cứu về Biển Đông, trong bài viết trên chuyên san The Diplomat, ngày 22.3 cho rằng Indonesia rơi vào thế khó qua sự kiện lần này.
Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi trong buổi họp báo ngày 21.3 nhắc lại quan điểm rằng căng thẳng giữa Jakarta và Bắc Kinh vừa qua không liên quan tới Biển Đông, và nhấn mạnh rằng “Indonesia không phải là nước có yêu sách trên Biển Đông”.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc vừa qua cũng một lần nữa khẳng định rằng tàu cá Trung Quốc “hoạt động bình thường trên vùng biển đánh bắt lâu đời của Trung Quốc” (?), một cách lập luận cũ kỹ, mơ hồ.
Theo Giáo sư Carl Thayer, việc Trung Quốc đưa ra khái niệm “quyền lịch sử” trên Biển Đông, bao gồm các tuyên bố ngang nhiên là nước đầu tiên phát hiện, đặt tên, quản lý tất cả các hòn đảo và vùng nước xung quanh, bao gồm cả “đường chín đoạn” phi lý đi qua EEZ của các nước đã vô tình đẩy Indonesia tiến ra phía trước trong việc thách thức “đường chín đoạn” ấy.
Vấn đề nằm ở chỗ từ trước tới nay, Trung Quốc luôn muốn ôm trọn Biển Đông bằng chiến thuật mơ hồ, tránh mọi biện pháp kiện tụng quốc tế và chỉ muốn đàm phán song phương.
Quan điểm về việc thực hiện các Hoạt động Tự do hàng hải ở Biển Đông (FONOPS) của Mỹ, bao gồm việc đưa tàu chiến tiến sát khu vực “12 hải lý” tại các đảo do Trung Quốc xây dựng trái phép, trên thực tế “trao cho Trung Quốc quá nhiều sự tôn trọng luật pháp”, nghĩa là vô tình thừa nhận tính hợp pháp của các công trình phi pháp ấy, theo Giáo sư Thayer.
Như vậy, trong thời điểm Indonesia vẫn đang giằng xé giữa việc giữ quan hệ đối tác với Trung Quốc hay phản ứng mạnh mẽ về vấn đề bị xâm phạm EEZ, cũng như hành động theo nguyên tắc ngoại giao bebas-aktif (độc lập và chủ động) với các vấn đề Biển Đông, mọi thứ vẫn "kẹt cứng". Phát biểu tại Jakarta, chuyên gia Donald Weatherbee cũng nói rằng Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã thất bại trong việc áp dụng nguyên tắc bebas-aktif.
Ngoài ra, với việc chính quyền Mỹ sẽ thay đổi sau khi Tổng thống Barack Obama nhường lại vị trí cho tân tổng thống sau cuộc bầu cử Mỹ cuối năm 2016, câu chuyện sẽ hứa hẹn có những thay đổi tiếp diễn. Chỉ có điều trong thời gian “chờ” Indonesia và Mỹ có sự chuyển biến, Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên bố chủ quyền ngang ngược trên Biển Đông, và tình hình sẽ còn tệ hơn trước khi có cơ hội sáng sủa trở lại, theo Giáo sư Thayer.
Nhật Đăng
Sẽ lấp “hầm rượu” xuyên núi của Bí thư huyện Tây Giang
Sau khi báo chí thông tin, Tỉnh ủy Quảng Nam đã cử lực lượng kiểm tra việc Bí thư Huyện ủy Tây Giang đào “địa đạo” chứa rượu.
Tối
23/3, trao đổi với phóng viên, ông Phan Việt Cường - Ủy viên Trung ương
Đảng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam, cho biết đã chỉ đạo Chủ
nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy làm trưởng đoàn cùng với các sở, ban,
ngành lên huyện Tây Giang để kiểm tra về việc ông Bríu Liếc, Ủy viên Ban
Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam, Bí thư Huyện ủy Tây Giang, đào đường hầm
xuyên núi.
“Nếu thực tế đúng như
báo đăng thì rất nguy hiểm cho tính mạng con người. Trời mưa gió rất dễ
xảy ra sập hầm. Bình thường trẻ em hoặc bản thân ông Liếc chui vào chui
ra đó cũng rất nguy hiểm” - ông Cường nói.
Theo ông Cường, quá
trình kiểm tra sẽ xem xét các việc như có phải ông Liếc đào hầm để tìm
vàng hay không, việc đào hầm đã có giấy phép hay chưa.
“Qua nắm thông tin ban
đầu từ các sở thì ông Liếc đã đào hầm nhưng không hề có giấy phép” - ông
Cường nói và cho biết nếu kiểm tra đúng thực tế như ông Bríu Liếc nói
là đào hầm để chứa rượu thì sẽ yêu cầu bản thân ông Liếc tự khắc phục
bằng việc lấp hầm lại. Nếu ông Liếc không tự khắc phục thì tỉnh sẽ có
giải pháp mạnh hơn.
Trước đó, như đã thông
tin, ông Bríu Liếc đã đào một “địa đạo” dài gần 100m phía sau căn biệt
thự của gia đình mình từ năm 2009 đến nay. Dư luận địa phương cho rằng
đường hầm được đào nhằm mục đích tìm kiếm vàng.
Tuy nhiên, ông Bríu Liếc phủ nhận việc đào núi để khai thác vàng mà cho rằng việc đào hầm này là để chứa rượu khi ông về hưu./.
Công Vinh tặng hoa, nắm chặt tay chúc mừng Thủy Tiên
Dân trí Công Vinh bất ngờ xuất hiện với bó hoa tươi, ôm và nắm chặt tay vợ vào cuối buổi ra mắt bộ phim nhựa đầu tay của Thủy Tiên. Khánh Chi - em gái Công Vinh cũng có mặt để chúc mừng chị dâu sau nhiều năm cô tạm xa rời công chúng.
Hôm qua, Thủy Tiên đã có buổi gặp gỡ khán giả Hà Nội trong buổi ra mắt phim đầu tay của cô “Vợ ơi em ở đâu”?
Em gái Công Vinh tới tặng hoa chúc mừng chị dâu. Là hoa khôi ĐH Văn hóa một thời, Khánh Chi mất tích sau khi lập gia đình.
Nhan sắc Khánh Chi ngày càng quyến rũ, mặn mà. Hai chị em trò chuyện rôm rả.
Đặc biệt, Công Vinh bất ngờ xuất hiện vào giờ cuối để tặng hoa vợ.
Dù phải tập trung huấn luyện cùng đội
tuyển (ngày thứ năm thi đấu) nhưng Công Vinh vẫn cố gắng xin phép Huấn
luyện viên dành ít thời gian để đến động viên bà xã.
Thành Lộc chia sẻ về việc hợp tác cùng Thuỷ Tiên, anh nói, tính cách Thuỷ Tiên khá "hung dữ".
"Tuy nhiên, khi làm việc Thủy Tiên lại rất nhiệt huyết nên cả đoàn đều yêu mến", Thành Lộc nói.
MC Bình Minh xuất hiện thanh lịch, bảnh bao. Anh cũng đảm nhiệm một vai diễn trong phim.
Diễn viên trẻ Mạc Văn Khoa - gương mặt nổi
danh từ sau chương trình Thách thức danh hài được khán giả đánh giá cao
và được ưa thích hơn sau khi xem phim. Gia đình Mạc Văn Khoa đi từ Hải
Dương lên Hà Nội để chúc mừng vai diễn lớn đầu tay của anh.
MC Vân Hugo cũng đến chúc mừng đàn chị.
Và người bạn Việt Nga (thứ 2 từ trái sang) cũng đến chung vui cùng Thủy Tiên.
Phương Nhung
Ảnh: Chí Linh
Ảnh: Chí Linh
Mặc người cha van xin, côn đồ bịt mặt chém đứt gân chân bé gái 4 tuổi
Nhóm côn đồ bịt mặt xông vào nhà anh Hiền
chém 3 người bị đứt gân tay, chân, trong đó có cả bé gái chỉ mới 4 tuổi
mặc cho người cha van xin.
Ngày 23.3, Công an Q.Hải Châu cho hay đang truy xét nhóm xông vào nhà dân chém người, trong đó nhẫn tâm chém cả bé gái 4 tuổi.
Nạn nhân Nguyễn Đăng Hiền (28 tuổi, ngụ tổ 6, P.Hòa Cường Nam,
Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) kể lại, khoảng 22 giờ 30 phút ngày 20.3, gia
đình anh tổng cộng 5 người, trong đó có 2 cháu nhỏ ngồi xem ti vi ở
phòng khách trong nhà đường 70 Nguyễn Thi.
Mặc dù nhà đã khóa cửa cổng, nhưng xuất hiện hai tên côn đồ mặc áo
đen, đội mũ và đeo khẩu trang xông vào, mỗi tên cầm 2 mã tấu. Nhóm côn
đồ này không nói nửa lời mà chém thẳng vào người anh Hiền. Anh Hiền co
chân đỡ thì bị chém trúng chân trái.
Mặc cho anh Hiền la hét, van xin không được đụng đến con gái anh là
bé Nguyễn Hoàng Ngọc Anh (4 tuổi), nhưng nhóm côn đồ cũng chém vào chân
bé Anh. Khi anh Nguyễn Đăng Sang (24 tuổi, em anh Hiền) cầm ghế giải
vây, liền bị chém vào tay trái. Trước khi bỏ đi, 2 tên bịt mặt còn đập
phá một số tài sản.
Tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, anh Hiền bị vết thương đứt gân chân
trái; anh Sang bị đứt gân tay và gãy ngón tay trái; bé Anh bị đứt gân
bàn chân phải.
Theo anh Hiền, trước đó, anh có vay nặng lãi của một người tên G. ở P.Hòa Cường Bắc.
“Mới đây anh G. có gọi đòi nhưng do làm ăn khó khăn tôi chưa trả
đúng hạn được nên xin cho thêm thời gian nhưng ông G. không đồng ý”, anh
Hiền nói.
Nguyễn Tú
Kịch bản nào cho Syria sau khi Nga rút quân?
Tổng thống Nga Putin tuyên bố "đã hoàn thành nhiệm vụ" ở
Syria, nhưng chiến trường Trung Đông này sẽ đi về đâu nếu không
có Nga?
>> Chiến sự Syria và quyết định lạ đời của ông Putin
>> Nga chưa hề có ý định dừng lại tại Syria?
Tổng thống Putin luôn có những toan tính "khó đoán" trong vấn đề Syria. (Nguồn: russia-insider.com)
Kể từ đó đến nay, có rất nhiều ý kiến đánh giá về những toan tính của Moscow trong động thái rút quân chiến lược này, nhưng nhìn chung đều cho rằng Tổng thống Putin đã rất thực tế khi nói nước Nga đã "hoàn thành nhiệm vụ" ở đây: Nga đã đạt các mục đích đề ra trước khi đưa quân vào Syria trong khi các kịch bản sắp tới ở đất nước này chưa thể gây bất lợi cho Moscow.
Mục đích của Nga
Các cuộc đàm phán và sự xích lại gần đây giữa Nga và Mỹ, cùng với việc Nga rút bớt quân khỏi Syria, cho thấy lợi ích cũng như mục tiêu của Nga và chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể đã không còn hoàn toàn tương đồng. Trong ngắn hạn, Nga quan tâm nhiều hơn tới một kết quả đàm phán tích cực và do đó có thể không quá chú trọng vào việc phải giành được chiến thắng tuyệt đối trên chiến trường giống như chính quyền Assad. Mục tiêu của Nga là làm thay đổi những tính toán chi phí-lợi ích của phe nổi dậy để buộc họ tham gia đàm phán theo hướng có lợi cho ông Assad, chứ không phải là tiêu diệt lực lượng này.
Nếu cuộc chiến ngày càng nghiêng theo hướng có lợi cho cho ông Assad thì có nghĩa là lực lượng nổi dậy ngày càng yếu đi, như vậy, áp lực buộc ông Assad phải đàm phán cũng sẽ giảm. Chính quyền Assad không muốn đàm phán khi chiến thắng đã đến gần. Một lực lượng nổi dậy quá yếu về quân sự cũng sẽ không còn nhiều thực lực để đàm phán, và điều này khiến cho Syria khó có thể đi tới một chính phủ thống nhất hoặc khó xây dựng sự đồng thuận xã hội nhằm tạo nền tảng tốt hơn để đối phó với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng cũng như các lực lượng cực đoan khác.
Việc Nga rút quân là nhằm chứng tỏ cho các bên thấy mục đích của Nga chỉ là hỗ trợ nhằm tạo ưu thế trên bàn đàm phán cho ông Assad, chứ không phải nhằm tiến tới một chiến thắng quân sự tuyệt đối ở Syria hay đồn trú quân quy mô lớn lâu dài ở nước này. Từ hình hình này, có thể xem xét một số kịch bản cho Syria như sau:
Ba kịch bản
Kịch bản đầu tiên là một trong các bên ở Syria sẽ giành được chiến thắng tuyệt đối. Như phân tích ở trên, chính quyền Syria của ông Assad - với nhiều thắng lợi liên tiếp gần đây - có khả năng tái chiếm hai thành phố trọng yếu là Aleppo và Raqqa với điều kiện sự hỗ trợ quân sự của Nga tiếp tục được duy trì ở cường độ cao. Tuy nhiên, việc Nga vừa rút quân cộng với sự xích lại gần hơn với Mỹ cho thấy Nga hiện không coi kịch bản này là lựa chọn hàng đầu của mình.
Ngoài ra, nếu phe của ông Assad thắng, cuộc chiến chống IS sẽ khó khăn hơn bởi khi đó các nước xung quanh Syria (trừ Iran) như Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Saudi Arabia và các nước vùng Vịnh khác sẽ cô lập Syria và không hợp tác trong cuộc chiến chống IS vì không chấp nhận ông Assad.
Kịch bản thứ hai được xem là hợp lý hơn và có thể được các cuộc đàm phán hòa bình về Syria như Hội nghị Geneva xem xét là chính quyền ông Assad vẫn tiếp tục kiểm soát đất nước, nhưng mức độ kiểm soát các khu vực sẽ nới lỏng hơn và tính tự trị của một số khu vực của Syria như khu vực của người Kurd, khu vực của người Sunni sẽ cao hơn.
Tuy nhiên, kịch bản này là một kịch bản khó chấp nhận với các nước như Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Saudi Arabia và một số nước vùng Vịnh - những nước can dự vào Syria từ sớm với mục tiêu chiến lược là lật đổ ông Assad. Trong khi đó, nếu như trước đây Mỹ cũng coi việc lật đổ chế độ Assad là ưu tiên số một khi can thiệp vào Syria thì trong những tháng gần đây, đặc biệt kể từ sau khi đạt được thỏa thuận ngừng bắn với Nga, Mỹ đã không đề cập nhiều đến việc tương lai của Syria có gắn với ông Assad hay không.
Kịch bản thứ ba là vẽ lại bản đồ Syria theo hướng liên bang hóa quốc gia này, trong đó phía Nam và Tây Nam có đa số là dân Alawite, người Cơ đốc giáo và người Druze sẽ thuộc chính quyền trung ương Damascus như hiện nay. Phía Bắc sẽ dành cho người Kurd Syria, còn người Sunni ở phía Đông và vùng trung tâm. Mỗi bang (vùng) sẽ có hạ viện và chính phủ tiểu bang riêng.
Việc hình thành một nhà nước liên bang Syria thống nhất mà vẫn đảm bảo chế độ của ông Assad có thể sẽ được chính quyền Assad chấp nhận, và nhận được sự đồng thuận từ hai cường quốc chủ chốt là Mỹ và Nga. Trong phương án B được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nhiều lần nhắc đến, việc phân chia Syria có thể là một trong những lựa chọn tốt nhất nếu các giải pháp quân sự, ngoại giao như hiện nay tiếp tục bế tắc.
Tuy nhiên, với một khu vực như Trung Đông, việc Syria bị chia nhỏ cũng không đảm bảo được rằng các khu vực mới này sẽ ổn định, giống như ở Yemen hay Libya, khi các tiểu bang tiếp tục ở trong tình trạng bị lôi kéo vào cuộc cạnh tranh địa chiến lược mới giữa các cường quốc (Nga-Mỹ) và các quốc gia tầm trung trong khu vực (Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Saudi Arabia).
Theo TNB (tổng hợp)
Thế giới và Việt Nam
Bên trong nhà riêng Hoài Linh, Trấn Thành có gì đặc biệt?
Hoài Linh, Trấn Thành hiếm khi trực tiếp chia sẻ về không gian sống riêng tư của mình.
Trấn Thành
Những bức ảnh cho thấy nhà của Trấn Thành khá hiện đại, rộng rãi và thoáng đãng với nhiều lớp cửa kính.
Đồ nội thất được bày biện gọn gàng, ngăn nắp, vô cùng bóng bẩy.
Sắc trắng được chọn làm tông màu chủ đạo tạo cảm giác sáng sủa, trang hoàng.
Trong nhà, Trấn Thành còn sở hữu 2 góc riêng để bày biện bộ sưu tập giày...
... và nước hoa với số lượng lớn khiến ai nấy đều phải ghen tị.
Hoài Linh
Hoài Linh cũng là nghệ sĩ không thường xuyên chia sẻ công khai những góc nhỏ trong nhà riêng của mình.
Thế nhưng, trong một lần được fan tìm đến tận nơi để tặng
tranh, căn nhà của nghệ sĩ gạo cội đã được hé lộ đôi chút, không quá hào
nhoáng và trang trọng.
Anh chàng này còn may mắn được ghé thăm cả phòng ngủ của
Hoài Linh - nơi treo khá nhiều ảnh của danh hài trong suốt chặng đường
hoạt động nghệ thuật.
Một lần khác tư gia của Hoài Linh được bật mí là khi anh đích thân cắt tóc cho Việt Hương ngay tại nhà của mình.
Dường như Hoài Linh rất thích trang trí phần tường nhà bằng những khung tranh ảnh độc đáo theo nhiều chủ đề.
Không gian sống ấm cúng, yên bình và đậm chất nghệ sĩ của Hoài Linh.
Tags : Hoài Linh, Trấn Thành
Nghiệt ngã bản quyền YouTube
"Bản quyền của YouTube" và "bản quyền từ YouTube" là 2 vấn đề phức tạp, ẩn chứa nhiều rắc rối đối với người dùng
Mạng YouTube (ra đời năm 2005 và hiện do Google làm chủ) đang trở thành một trong những mạng truyền thông xã hội mạnh nhất thế giới, không chỉ với quy mô toàn cầu mà còn bởi kho video clip khổng lồ đang cung cấp cho mọi người.
15 tỉ lượt người xem mỗi tháng
Sức tăng trưởng của YouTube thật khủng khiếp, tầm mức phổ cập của nó càng được mở rộng hơn với tốc độ nhanh hơn theo trào lưu smartphone có tính năng xem video online và có khả năng ghi video để post lên chia sẻ trên YouTube. Từ điển bách khoa Wikipedia cho biết: Bản Beta của YouTube ra đời tháng 5-2005 và 4 tháng sau đã có video đầu tiên đạt số lượng lượt xem tới 1 triệu view. Vào thời điểm YouTube hoạt động chính thức ngày 15-12-2005, mạng này đã đạt được 8 triệu lượt xem mỗi ngày. Tới tháng 7-2006, YouTube có hơn 65.000 video mới được tải lên mỗi ngày và đạt 100 triệu lượt xem mỗi ngày. Năm 2014, YouTube "khoe" mình đã đạt mức bình quân 300 giờ video được tải lên mỗi phút, tăng gấp 3 lần chỉ hơn 1 năm trước đó.
Vì thế, không có gì phải ngạc nhiên khi hầu hết các hãng truyền hình, hãng phim lớn nhỏ trên thế giới đều hợp tác với YouTube để mở những kênh riêng. Ngay cả quốc hội và Nhà Trắng của Mỹ cũng có kênh riêng trên YouTube. Nhiều báo và tạp chí in hay điện tử cũng mở kênh YouTube.
Nhưng bao trùm lên tất cả ở chỗ YouTube chính là kênh truyền hình cá nhân của mọi người. Chỉ cần đăng ký trở thành thành viên của YouTube là mọi cá nhân có thể chia sẻ các video của mình cho cả thế giới.
"Chơi đẹp"
Điều được cộng đồng mạng đánh giá là "chơi đẹp" khi YouTube chấp nhận hợp tác cùng kinh doanh với các đối tác và chia sẻ lợi nhuận cho những người tạo ra nội dung trên YouTube. Nói nôm na là thành viên nào sáng tạo được video clip càng nhiều người xem thì càng được chia nhiều tiền hơn. Hồi tháng 5-2013, YouTube đưa ra chương trình thử nghiệm cho phép 53 kênh có thuê bao được thu tiền từ người xem với mức từ 0,99 - 6,99% USD/tháng. Tuy nhiên, tuyệt đại đa số nội dung trên YouTube vẫn là miễn phí và mạng này thu lợi từ chi phí quảng cáo được chèn vào các video.
Trong khuôn khổ chương trình đối tác Partner Program áp dụng từ tháng 5-2007, doanh thu từ quảng cáo chèn vào video sẽ được chia 45% cho YouTube và 55% cho người cung cấp video. Vào năm 2013, một quảng cáo "pre-roll" (chiếu trước khi video chính được phát) có mức thu từ nhà quảng cáo là 7,6 USD cho mỗi 1.000 lần xem. Nếu như video đó có sức hấp dẫn người ta xem được một nửa, chủ nhân sẽ được nhận 2,09 USD cho mỗi 1.000 lần xem (tức là phân nửa so với khi video được xem trọn vẹn). Cách tính này vừa khuyến khích người tạo nội dung đầu tư nhiều hơn vừa tránh tình trạng "gian lận" chỉ cần mở ra rồi đóng lại là vẫn "ăn tiền". YouTube có 500 đối tác kiếm được hằng năm từ 100.000 USD trở lên. Riêng 10 đối tác có doanh thu cao nhất trong năm 2012 kiếm được từ 2,5-12 triệu USD từ các video trên YouTube.
Chính vì sự phổ cập quá lớn và có thể kiếm được khoản tiền không nhỏ của YouTube mà người ta đua nhau tạo ra hay "sưu tầm" các video clip để post lên hoặc là để nổi tiếng hoặc là để kiếm nhiều tiền. Từ đó, phát sinh vấn đề bản quyền ngày càng phức tạp và gay gắt.
Để hạn chế tình trạng bị kiện tụng vì chia sẻ các nội dung vi phạm bản quyền, YouTube đã đề ra những quy định về bản quyền phải nói là nghiệt ngã và phức tạp.
Theo đó, nếu bị một "cú đánh bản quyền" (copyright strike), tức là bị chủ nhân của nội dung có bản quyền đó khiếu nại với YouTube và đưa ra yêu cầu pháp lý đòi YouTube phải xóa toàn bộ video vi phạm, bạn sẽ không chỉ bị gỡ bỏ video bị "chiếu tướng" mà còn bị YouTube treo tài khoản trong 6 tháng. Trong 6 tháng đó, kênh YouTube của bạn bị khóa một số tính năng, đặc biệt là không còn được kiếm tiền qua quảng cáo và chỉ được post các video có độ dài dưới 15 phút. Nếu trong vòng 6 tháng bị "án treo" mà bạn dính tổng cộng 3 "cú đánh bản quyền", bạn bị coi là "ngoan cố hết thuốc chữa" và sẽ bị YouTube "xử trảm" toàn bộ tài khoản của mình, có nghĩa là bạn mất tài khoản YouTube và bị xóa tất cả video đã từng tải lên. YouTube răn đe rằng một khi đã bị xóa bỏ tài khoản vì phạm lỗi, người dùng sẽ không thể tạo tài khoản mới được. Tất nhiên, bạn chỉ có thể tạo tài khoản mới với "lý lịch" và "nhân thân" khác.
Hầu hết các vi phạm bản quyền ở YouTube có liên quan tới âm nhạc. Khi chèn nhạc nền cho video mình, bạn rất dễ bị dính lỗi này. Điều nghiệt ngã là có những khi bạn quay một video ở một nơi hay trong một sự kiện đang phát nhạc, bạn cũng có thể bị dính lỗi bản quyền. Cũng may là trong phần lớn lỗi âm nhạc này, bạn chỉ bị lưu ý và chủ nhân bản quyền có thể cho phép video đó tiếp tục ở trên YouTube nhưng phải chịu chèn quảng cáo vào và doanh thu từ quảng cáo sẽ được trả cho chủ nhân bản quyền đó. Dù sao, bạn cũng còn hên chứ nếu bị đòi gỡ video thì "toi mạng". YouTube có quy định mở rằng nếu chỉ trích đoạn nhỏ và không phải là đoạn "chủ chốt" trong bản nhạc thì không sao.
Tất nhiên, bị nặng nhất vẫn là việc bê nguyên xi video của người khác về đưa lên kênh của mình. Ngay cả việc trích một đoạn từ video của người khác, đặc biệt là những người đã được YouTube cấp cho tính năng Content ID, cũng dễ bị coi là vi phạm bản quyền nặng tới mức phải gỡ bỏ video.
Mạng YouTube (ra đời năm 2005 và hiện do Google làm chủ) đang trở thành một trong những mạng truyền thông xã hội mạnh nhất thế giới, không chỉ với quy mô toàn cầu mà còn bởi kho video clip khổng lồ đang cung cấp cho mọi người.
15 tỉ lượt người xem mỗi tháng
Sức tăng trưởng của YouTube thật khủng khiếp, tầm mức phổ cập của nó càng được mở rộng hơn với tốc độ nhanh hơn theo trào lưu smartphone có tính năng xem video online và có khả năng ghi video để post lên chia sẻ trên YouTube. Từ điển bách khoa Wikipedia cho biết: Bản Beta của YouTube ra đời tháng 5-2005 và 4 tháng sau đã có video đầu tiên đạt số lượng lượt xem tới 1 triệu view. Vào thời điểm YouTube hoạt động chính thức ngày 15-12-2005, mạng này đã đạt được 8 triệu lượt xem mỗi ngày. Tới tháng 7-2006, YouTube có hơn 65.000 video mới được tải lên mỗi ngày và đạt 100 triệu lượt xem mỗi ngày. Năm 2014, YouTube "khoe" mình đã đạt mức bình quân 300 giờ video được tải lên mỗi phút, tăng gấp 3 lần chỉ hơn 1 năm trước đó.
Đoạn
phim thuộc sở hữu của ông Bùi Minh Tuấn được VTV sử dụng trong chương
trình "Ký ức - Còn mãi với thời gian", phát sóng trên VTV và đưa lên
YouTube đã bị YouTube khóa sau khi xảy ra tranh chấp. Ảnh: Tường Hân
YouTube là "thiên hạ vô đối", được coi là nhà cung cấp chương trình
truyền hình và video clip lớn nhất thế giới, thu hút hơn 15 tỉ lượt
người xem mỗi tháng.Vì thế, không có gì phải ngạc nhiên khi hầu hết các hãng truyền hình, hãng phim lớn nhỏ trên thế giới đều hợp tác với YouTube để mở những kênh riêng. Ngay cả quốc hội và Nhà Trắng của Mỹ cũng có kênh riêng trên YouTube. Nhiều báo và tạp chí in hay điện tử cũng mở kênh YouTube.
Nhưng bao trùm lên tất cả ở chỗ YouTube chính là kênh truyền hình cá nhân của mọi người. Chỉ cần đăng ký trở thành thành viên của YouTube là mọi cá nhân có thể chia sẻ các video của mình cho cả thế giới.
"Chơi đẹp"
Điều được cộng đồng mạng đánh giá là "chơi đẹp" khi YouTube chấp nhận hợp tác cùng kinh doanh với các đối tác và chia sẻ lợi nhuận cho những người tạo ra nội dung trên YouTube. Nói nôm na là thành viên nào sáng tạo được video clip càng nhiều người xem thì càng được chia nhiều tiền hơn. Hồi tháng 5-2013, YouTube đưa ra chương trình thử nghiệm cho phép 53 kênh có thuê bao được thu tiền từ người xem với mức từ 0,99 - 6,99% USD/tháng. Tuy nhiên, tuyệt đại đa số nội dung trên YouTube vẫn là miễn phí và mạng này thu lợi từ chi phí quảng cáo được chèn vào các video.
Trong khuôn khổ chương trình đối tác Partner Program áp dụng từ tháng 5-2007, doanh thu từ quảng cáo chèn vào video sẽ được chia 45% cho YouTube và 55% cho người cung cấp video. Vào năm 2013, một quảng cáo "pre-roll" (chiếu trước khi video chính được phát) có mức thu từ nhà quảng cáo là 7,6 USD cho mỗi 1.000 lần xem. Nếu như video đó có sức hấp dẫn người ta xem được một nửa, chủ nhân sẽ được nhận 2,09 USD cho mỗi 1.000 lần xem (tức là phân nửa so với khi video được xem trọn vẹn). Cách tính này vừa khuyến khích người tạo nội dung đầu tư nhiều hơn vừa tránh tình trạng "gian lận" chỉ cần mở ra rồi đóng lại là vẫn "ăn tiền". YouTube có 500 đối tác kiếm được hằng năm từ 100.000 USD trở lên. Riêng 10 đối tác có doanh thu cao nhất trong năm 2012 kiếm được từ 2,5-12 triệu USD từ các video trên YouTube.
Chính vì sự phổ cập quá lớn và có thể kiếm được khoản tiền không nhỏ của YouTube mà người ta đua nhau tạo ra hay "sưu tầm" các video clip để post lên hoặc là để nổi tiếng hoặc là để kiếm nhiều tiền. Từ đó, phát sinh vấn đề bản quyền ngày càng phức tạp và gay gắt.
Đoạn phim gốc của kênh YouTube Yamaha Trung Tá sau đó đã bị VTV sử dụng trái phép
"Lộn xộn" là treo tài khoảnĐể hạn chế tình trạng bị kiện tụng vì chia sẻ các nội dung vi phạm bản quyền, YouTube đã đề ra những quy định về bản quyền phải nói là nghiệt ngã và phức tạp.
Theo đó, nếu bị một "cú đánh bản quyền" (copyright strike), tức là bị chủ nhân của nội dung có bản quyền đó khiếu nại với YouTube và đưa ra yêu cầu pháp lý đòi YouTube phải xóa toàn bộ video vi phạm, bạn sẽ không chỉ bị gỡ bỏ video bị "chiếu tướng" mà còn bị YouTube treo tài khoản trong 6 tháng. Trong 6 tháng đó, kênh YouTube của bạn bị khóa một số tính năng, đặc biệt là không còn được kiếm tiền qua quảng cáo và chỉ được post các video có độ dài dưới 15 phút. Nếu trong vòng 6 tháng bị "án treo" mà bạn dính tổng cộng 3 "cú đánh bản quyền", bạn bị coi là "ngoan cố hết thuốc chữa" và sẽ bị YouTube "xử trảm" toàn bộ tài khoản của mình, có nghĩa là bạn mất tài khoản YouTube và bị xóa tất cả video đã từng tải lên. YouTube răn đe rằng một khi đã bị xóa bỏ tài khoản vì phạm lỗi, người dùng sẽ không thể tạo tài khoản mới được. Tất nhiên, bạn chỉ có thể tạo tài khoản mới với "lý lịch" và "nhân thân" khác.
Hầu hết các vi phạm bản quyền ở YouTube có liên quan tới âm nhạc. Khi chèn nhạc nền cho video mình, bạn rất dễ bị dính lỗi này. Điều nghiệt ngã là có những khi bạn quay một video ở một nơi hay trong một sự kiện đang phát nhạc, bạn cũng có thể bị dính lỗi bản quyền. Cũng may là trong phần lớn lỗi âm nhạc này, bạn chỉ bị lưu ý và chủ nhân bản quyền có thể cho phép video đó tiếp tục ở trên YouTube nhưng phải chịu chèn quảng cáo vào và doanh thu từ quảng cáo sẽ được trả cho chủ nhân bản quyền đó. Dù sao, bạn cũng còn hên chứ nếu bị đòi gỡ video thì "toi mạng". YouTube có quy định mở rằng nếu chỉ trích đoạn nhỏ và không phải là đoạn "chủ chốt" trong bản nhạc thì không sao.
Tất nhiên, bị nặng nhất vẫn là việc bê nguyên xi video của người khác về đưa lên kênh của mình. Ngay cả việc trích một đoạn từ video của người khác, đặc biệt là những người đã được YouTube cấp cho tính năng Content ID, cũng dễ bị coi là vi phạm bản quyền nặng tới mức phải gỡ bỏ video.
Theo báo Người Lao Động online
Trung Quốc ép Indonesia giấu vụ đụng độ ở Biển Đông để ‘vẫn là bạn’
Sự kiện: Tình hình Biển Đông
Báo Hàn chỉ đích danh Trung Quốc là mối đe dọa ở Biển Đông
Tình hình Biển Đông đứng thứ 8 trong các mối đe dọa hàng đầu thế giới
Trung Quốc ép Nhật Bản không đưa tình hình Biển Đông tới G7
Theo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông
trên Zing News, vài giờ sau vụ tàu cảnh sát biển Trung Quốc chạm trán
tàu Indonesia trên Biển Đông, một nhà ngoại giao cấp cao ở Bắc Kinh đã
gọi điện nhờ Jakarta không tiết lộ cho báo chí. Cụ thể một nguồn tin từ
chính phủ Indonesia ngày 23/3 tiết lộ với Bloomberg rằng, nhà ngoại giao
Trung Quốc đã xuống nước đề nghị với họ rằng "đừng cung cấp vụ việc cho
báo chí, hai nước vẫn là bạn của nhau".
Theo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông hiện nay, Trung Quốc đã vận động Indonesia giấu vụ đụng đổ ở Biển Đông. Ảnh AP
Sự "vận động" này xuất phát từ việc tuần
trước Indonesia bắt tàu Trung Quốc đánh bắt trái phép trong vùng biển
Natuna, nhưng bị tàu hải cảnh Trung Quốc tiến tới ngăn cản. Vị quan chức
Indonesia không nêu cụ thể tên nhà ngoại giao của Bắc Kinh do tính nhạy
cảm của sự việc. Tuy nhiên, ông cho biết Jakarta đã bác bỏ đề nghị của
Trung Quốc và quyết định tổ chức một cuộc họp báo để phản đối hành động
của nước này.
Quan chức Indonesia nhấn mạnh, thoạt đầu
họ không muốn làm lớn chuyện, nhưng buộc phải phản ứng do hành động của
Trung Quốc lần này vô cùng nghiêm trọng, và Bắc Kinh dường như quyết
liệt trong việc tăng cường các hành vi gây hấn trên Biển Đông.
Đại sứ quán Trung Quốc ở Indonesia không
phản hồi trước yêu cầu bình luận của Bloomberg về thông tin trên. Tuy
nhiên, việc "vận động cửa sau" cho thấy Indonesia và Trung Quốc đều muốn
hướng tới quản lý và giải quyết các sự cố một cách lặng lẽ, vì nhiều lý
do khác nhau.
Indonesia có truyền thống tránh nêu quan
điểm công khai về những sự cố trên Biển Đông, do nước này muốn duy trì
mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Đến nay, Trung Quốc là đối tác
thương mại hai chiều lớn nhất của Indonesia. Tổng thống Joko Widodo cũng
đang dựa vào phần lớn nguồn hỗ trợ tài chính từ Bắc Kinh để đáp ứng nhu
cầu nâng cấp cơ sở hạ tầng tại Indonesia.
"Trong quá khứ, khi những sự cố (như đối
đầu ở đảo Natuna) xảy ra, Indonesia thường tìm cách giảm nhẹ hoặc thậm
chí che đậy sự việc vì bảo đảm các mối quan hệ thương mại. Nhưng nếu
Trung Quốc tìm cách củng cố tuyên bố chủ quyền sai trái của nước này
trong vùng biển Indonesia, Jakarta sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài
việc chỉ trích Trung Quốc, và chống lại hành vi ngang ngược của Bắc
Kinh", ông Ian Storey, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á
(Singapore), nhận định.
Quần đảo Natuna ở phía Nam Biển Đông, giữa bán đảo Mã Lai và đảo Borneo. Ảnh Developmentadvisor
Trong khi đó, Trung Quốc nhận thức rõ nước này đang cần tăng cường sự hỗ trợ quốc tế,
đặc biệt khi Tòa án Trọng tài Thường trực ở Hà Lan chuẩn bị ra phán
quyết cuối cùng về vụ kiện của Philippines. Trước đó, Bắc Kinh cũng phải
đối mặt với nhiều chỉ trích sau hàng loạt động thái quân sự ở Biển
Đông, như triển khai tên lửa đất đối không trái phép đến đảo Phú Lâm,
thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, và ngăn cản ngư dân Philippines
đánh cá.
Thời báo Hoàn cầu, tờ báo thường có
giọng điệu khiêu khích và hiếu chiến của Trung Quốc, ngày 23/3 lại đăng
bài kêu gọi hai bên kiềm chế, hướng tới lợi ích chung của những dự án
như tuyến đường sắt cao tốc mà Trung Quốc đang hỗ trợ Indonesia xây
dựng, nối từ Jakarta đến Bandung.
"Trung Quốc không muốn tranh chấp với
các nước láng giềng trong cùng một lúc. Quần đảo Natuna thuộc về chủ
quyền Indonesia và Trung Quốc không phản đối điều này. Tuy nhiên, vùng
đặc quyền kinh tế của Indonesia chồng lấn với 'đường 9 đoạn' nên các
tranh chấp đánh bắt cá ở khu vực này là không thể tránh khỏi", Thời báo
Hoàn cầu viết.
Trong một diễn biến khác có liên quan
trên TTXVN, Chủ tịch Quốc hội Pháp Claude Bartolone vừa có chuyến thăm
chính thức đến Việt Nam từ ngày 18 đến 21/3/2016. Tại chuyến thăm, Chủ
tịch Quốc hội Pháp Claude Bartolone và các nhà Lãnh đạo Việt Nam đã trao
đổi các biện pháp nhằm tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa hai
nước, cũng như những vấn đề liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay.
Tại chuyến thăm, Chủ tịch Quốc hội Pháp
Claude Bartolone đã hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; chào
xã giao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hội kiến với Phó Thủ tướng Nguyễn
Xuân Phúc; gặp gỡ báo chí tại Đại sứ quán Pháp. Ông cũng đã tham dự
Ngày hội Pháp ngữ 2016 được tổ chức tại trường Đại học Hà Nội; gặp và
làm việc với Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong; thăm một số danh
lam thắng cảnh của Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Pháp bày tỏ sự ủng hộ với quan điểm của Việt Nam về tình hình Biển Đông hiện nay. Ảnh TTXVN
Tại các cuộc hội đàm, gặp gỡ, hai bên
khẳng định sẽ nỗ lực hết sức mình đưa quan hệ hợp tác nghị viện giữa hai
nước lên một tầm cao mới, đem lại lợi ích cho nhân dân hai nước vì hòa
bình và thịnh vượng trên thế giới. Hai bên tin tưởng chuyến thăm sẽ là
dấu mốc quan trọng nâng tầm quan hệ hợp tác giữa cơ quan lập pháp và
đóng góp quan trọng vào việc đưa quan hệ đối tác chiến lược hai nước
ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả hơn.
Hai bên thống nhất trong thời gian tới
cần tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, hợp tác kinh tế, nhất là trong
lĩnh vực giao thông, nông nghiệp, dược, khoa học, giáo dục, y tế, đào
tạo nhân lực... chú trọng hợp tác quốc phòng an ninh nhằm góp phần gìn
giữ an ninh, hòa bình ở khu vực và thế giới; tăng cường giao lưu, trao
đổi, xúc tiến hợp tác trên mọi lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh.
Về tình hình Biển Đông, qua trao đổi với
các nhà Lãnh đạo Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Pháp Claude Bartolone bày
tỏ ủng hộ quan điểm của Việt Nam giải quyết tranh chấp, bất đồng trên
Biển Đông thông qua biện pháp hòa bình, dựa trên các nguyên tắc của luật
pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982
(UNCLOS) và các thỏa thuận của khu vực.
Lan Anh (T/h)65% người dân Nga muốn ông Putin có thêm 1 nhiệm kỳ Tổng thống
VOV.VN - Thăm dò dư luận cho thấy, gần 2/3 người dân Nga muốn Tổng thống Putin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2018.
Tờ Moscow Times
ngày 22/3 đưa tin, một cuộc thăm dò dư luận do Trung tâm Levada thực
hiện cho thấy, có tới 65% người được hỏi ủng hộ việc bầu cho ông Putin
tiếp tục đảm nhiệm thêm một nhiệm kỳ Tổng thống nữa.
Tỷ lệ này gia tăng đáng kể so với thời điểm cách đây 1 năm. Khi đó, chỉ có 57% số người được hỏi muốn ông Putin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2018.
Trong khi đó, chỉ có 22% người được hỏi cho biết, họ muốn thấy nước Nga có một Tổng thống khác sau khi Tổng thống Putin kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2018, con số này đã giảm so với tỷ lệ 25% trong cuộc thăm dò dư luận được thực hiện hồi tháng 2/2015.
Mặc dù tỷ lệ người ủng hộ ông Putin tiếp tục tăng nhưng số người tự nhận là bị Tổng thống “mê hoặc” đã giảm nhẹ so với mức đỉnh của năm 2015.
Theo đó, số người mô tả họ có tình cảm “ngưỡng mộ đặc biệt” với Tổng thống Putin trong năm 2016 đạt 38%, giảm so với mức 47% hồi năm 2015 nhưng vẫn cao hơn mức 37% của năm 2014.
Ngoài ra, có 30% số người được hỏi cho rằng, nhà lãnh đạo nước Nga là “hoàn hảo” và không có điều gì để than phiền, con số này gần như không thay đổi trong những năm gần đây.
Trả lời cho câu hỏi phẩm chất nào của ông Putin khiến họ ủng hộ ông, đa số người ủng hộ cho rằng họ muốn tái bầu ông Putin làm Tổng thống Nga trước hết là do kinh nghiệm của ông Putin trên chính trường.
Theo kết quả của cuộc thăm dò, chỉ có 4% người được hỏi tỏ ra không hài lòng với Tổng thống Putin.
Cuộc thăm dò dư luận được Trung tâm Levada
thực hiện từ ngày 11 – 14/3 với 1.600 người ở 137 thành phố và thị trấn
trên khắp nước Nga bằng hình thực phỏng vấn cá nhân trực tiếp tại nhà
riêng. Sai số của cuộc thăm dò dự luận này là ít hơn 3,4 điểm %./.
Hùng Cường/VOV.VNTỷ lệ này gia tăng đáng kể so với thời điểm cách đây 1 năm. Khi đó, chỉ có 57% số người được hỏi muốn ông Putin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2018.
Trong khi đó, chỉ có 22% người được hỏi cho biết, họ muốn thấy nước Nga có một Tổng thống khác sau khi Tổng thống Putin kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2018, con số này đã giảm so với tỷ lệ 25% trong cuộc thăm dò dư luận được thực hiện hồi tháng 2/2015.
Mặc dù tỷ lệ người ủng hộ ông Putin tiếp tục tăng nhưng số người tự nhận là bị Tổng thống “mê hoặc” đã giảm nhẹ so với mức đỉnh của năm 2015.
Theo đó, số người mô tả họ có tình cảm “ngưỡng mộ đặc biệt” với Tổng thống Putin trong năm 2016 đạt 38%, giảm so với mức 47% hồi năm 2015 nhưng vẫn cao hơn mức 37% của năm 2014.
Ngoài ra, có 30% số người được hỏi cho rằng, nhà lãnh đạo nước Nga là “hoàn hảo” và không có điều gì để than phiền, con số này gần như không thay đổi trong những năm gần đây.
Trả lời cho câu hỏi phẩm chất nào của ông Putin khiến họ ủng hộ ông, đa số người ủng hộ cho rằng họ muốn tái bầu ông Putin làm Tổng thống Nga trước hết là do kinh nghiệm của ông Putin trên chính trường.
Theo kết quả của cuộc thăm dò, chỉ có 4% người được hỏi tỏ ra không hài lòng với Tổng thống Putin.
Nước Nga của Putin và những nước cờ hiểm hóc tại Syria
VOV.VN - Tổng thống Nga Putin cùng các cộng sự đã
đi nhiều nước cờ vừa chắc chắn vừa hiểm hóc, nhờ đó giành được nhiều
thắng lợi ngoạn mục không chỉ ở Syria.
Thế giới 24h: Xả súng táo tợn giữa Bangkok
24/03/2016 00:00 GMT+7
Xả súng táo tợn vào
ôtô ở thủ đô Bangkok của Thái Lan; tàu Thổ Nhĩ Kỳ đâm vào cây cầu phụ của Nga nối
với bán đảoCrưm... là hai trong một loạt
các diễn biến quan trọng xảy ra trên thế giới trong 24 giờ qua.
Tin nổi bật
Chiếc ô tô bị nã đạn. (Ảnh: Bangkok Post)
Cảnh sát Thái Lan xác nhận vụ xả súng xảy ra ở
Bangkok đã khiến một người đàn ông bị thương nặng. Hung thủ đi trên xe máy và bắn
vào kính trước chiếc ôtô đang chạy qua chợ Khlong Toei lúc sáng sớm.
Cảnh sát đã tới hiện trường trên đường Rama 4 ngay
sau đó. Nạn nhân Suvit Anannateechai, 47 tuổi, hiện đang trong tình trạng nguy
kịch tại Bệnh viện Chulalongkorn gần kề.
Tổng cộng 7 viên đạn xuyên qua kính trước và một
viên xuyên qua tay của nạn nhân. Bạn gái của Anannateechai cũng ngồi trên xe
nhưng may mắn không bị thương.
Hai hung thủ được mô tả mặc quần bò áo véc. Chúng tiến
đến trước chiếc xe Toyota Vios và nã đạn vào phần kính trước ghế lái.
Cảnh sát cho biết họ đã xác định được danh tính của
hai đối tượng nhờ hình ảnh máy quay giám sát an ninh ghi lại. Sau khi gây án,
chúng chạy trốn về phía đường Sunthorn Kosa.
Vụ việc gây tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng trên địa
bàn.
Tin vắn
- Hãng tin
Rambler News Service của Nga ngày 23/3 đưa tin,, một chiếc tàu chở hàng của Thổ
Nhĩ Kỳ đã đâm vào một cây cầu phụ dùng để hỗ trợ công trình xây cầu bắc qua eo
biển Kerch nối lục địa Nga với bán đảo Crưm.
- Các nhà chức trách Bỉ nhận diện hai kẻ đánh bom liều
chết tại sân bay Zaventem là hai anh em Khalid và Ibrahim El Bakraoui.
- Truyền thông Bỉ đã đưa tin nhầm về vụ bắt giữ nghi
phạm chính của vụ đánh bom ở Brussels ngày 22/3. Najim Laachraoui, 24 tuổi, là
kẻ đi cùng hai kẻ tình nghi đánh bom liều chết tại sân bay Zaventem. Đối tượng
bị bắt ở quận Anderlecht hóa ra không phải là Laachraoui như báo chí đưa tin
lúc đầu.
- Nadezhda Savchenko, nữ phi công Ukraina, đã bị tòa
án Nga tuyên phạt 22 năm tù giam liên quan đến vụ sát hại 2 nhà báo Nga trong
cuộc xung đột ly khai ở miền đông Ukraina.
- Lãnh sự
quán Hà Lan tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ đã phải sơ tán và tạm thời
đóng cửa do lo ngại nguy cơ khủng bố. Ngoại trưởng Hà Lan Bert Koenders khuyến
cáo công dân nước này đang sống và làm việc tại Istanbul không nên đến gần những
khu vực xung quanh trụ sở của tòa lãnh sự.
- Hãng thông tấn Sputnik, ngày 23/3, dẫn lời người đứng
đầu bộ phận hỗ trợ thông tin của phòng báo chí Nga Roman Martov cho biết, tàu
chống hạm lớp Kamchatka đã tiến hành phóng ngư lôi và bắn pháo ở Thái Bình
Dương trong một cuộc diễn tập chiến đấu vì sự sống còn của tàu và diễn tập hành
động của các sỹ quan cùng các khẩu đội phòng không.
- Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull phê phán việc
triển khai quân sự của Trung Quốcở biển
Đông là "không có lợi mà còn có tác dụng ngược".
- Hãng tin Nhật Kyodo đưa tin, chính phủ Philippines
thành lập một đơn vị đặc biệt để điều phối và thống nhất các chính sách, hành động
ở Biển Đông của một loạt cơ quan.
- Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga
cho biết nước này đang cân nhắc việc cấp phép sản xuất tàu hộ tống lớp Đô đốc
Grigorovich cho Ấn Độ.
Tin ảnh
Đông đảo người dân Bỉ đã tổ chức một phút mặc niệm
các nạn nhân của loạt vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại sân bay và ga tàu điện
ngầm ở Brussels ngày 22/3. Tại Place de la Bourse, những người tham dự buổi lễ
hô vang "Nước Bỉ trường tồn" và "Brussels trên hết".
Đây là vụ tấn công khủng bố nghiêm trọng nhất mà Bỉ
phải hứng chịu trong lịch sử nước này. Công tố viên Bỉ chốt con số cuối cùng là
31 người chết và 270 người bị thương.
Phát ngôn
CHDCND Triều Tiên, hôm nay (23/3), đe dọa một
"hồi kết bi thảm" dành cho Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và các đồng
minh Mỹ.
Hãng thống tấn trung ương Triều Tiên KCNA trích dẫn
tuyên bố của Ủy ban Thống nhất hòa bình nước này (CPRK): "Những gì Triều
Tiên cảnh báo không phải là lời nói suông. Nó sẽ được minh chứng bằng kết cục
bi thảm mà Mỹ và nhóm của bà Park sẽ gặp phải khi tiếp tục khinh thường".
Chính quyền Kim Jong-un dọa sẽ mở một "cuộc chiến
trả đũa của công lý" chống lại Tổng thống Park, với các đơn vị pháo sẵn
sàng biến văn phòng của nữ lãnh đạo Hàn Quốc thành một "biển lửa và tro bụi".
Phản ứng trước diễn biến này, Seoul yêu cầu Bình Nhưỡng
dừng ngay những lời đe dọa, đồng thời cảnh báo sẽ trả đũa "không nương
tay" đối với bất kỳ sự khiêu khích nào trong tương lai.
"Sẽ là một sự đoán định sai thấy rõ về phía Triều
Tiên nếu họ tin có thể làm suy yếu chính phủ của chúng ta... bằng những đe dọa
nực cười như vậy", Bộ Thống nhất ở Seoul tuyên bố.
Sự kiện
Ngày 24/3/1999, NATO bắt đầu chiến dịch ném bom Nam
Tư, đánh dấu lần đầu tiên lực lượng này tấn công một quốc gia có chủ quyền.
Thanh Hảo
Sập cầu Ghềnh: Thủ tướng quyết định chi gần 300 tỷ khôi phục cầu
Cầu Ghềnh sẽ được khôi phục với kinh phí gần 300 tỷ và dự kiến sẽ thông tuyến vào giữa tháng 7.
Khảo sát để nhanh chóng thực hiện khôi phục cầu
|
Đồng thời Bộ GTVT, Tổng Công Ty Đường Sắt Việt Nam - VNR phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin và số liệu báo cáo tại các văn bản mà hai cơ quan này đề xuất Thủ tướng về việc khôi phục cầu Ghềnh theo lệnh khẩn cấp.
Theo dự kiến một nửa kinh phí sẽ dùng đầu tư các hạng mục cải tạo nâng đường hai đầu cầu và các hạng mục công trình thuộc phạm vi cầu và đường sông hai đầu như: cầu chui Hiệp Hòa, đường ngang Bùi Hữu Nghĩa, hệ thống thông tin, tín hiệu đường sắt, điện, đường ống nước trên cầu…
Số còn lại sẽ dùng chia đều cho hai hạng mục: sửa chữa, cải tạo mở rộng nhà ga, kéo dài và đặt thêm đường ga ở các ga Biên Hòa, Hố Nai, Trảng Bom; và xây mới hoàn toàn với sơ đồ ba nhịp 75 + 75 +75 m, dầm dàn vòm thép giản đơn, nâng cao độ trắc dọc đỉnh ray trên cầu Ghềnh lên khoảng 2,2 m đáp ứng tĩnh không thông thuyền cấp 3 (tĩnh không thông thuyền là 7m, cao hơn 3m so với tĩnh không thông thuyền của cầu hiện hữu là 4m).
Chi gần 300 tỷ khôi phục cầu Ghềnh
|
Cũng trong ngày 23/3, Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã điều động 2 cẩu nổi công suất lớn đến khu vực xảy ra sự cố sập cầu Ghềnh để tham gia hỗ trợ khắc phục hậu quả sau sự cố.
Theo đó, đơn vị này đã điều động chiếc sà lan thứ nhất có tải trọng 3.800 tấn di chuyển từ công trường cầu Bình Khánh (huyện Nhà Bè, TP.Hồ Chí Minh) qua cảng Lotus để vận chuyển cẩu nổi công suất 500 tấn. Còn chiếc sà lan thứ 2 tải trọng 1.600 tấn đã có sẵn cẩu nổi công suất 150 tấn cũng đã lên đường đến cầu Ghềnh để kịp thời hỗ trợ sửa chữa. Hiện 2 sà lan này đang trên đường di chuyển về khu vực cầu Ghềnh, TP.Biên Hòa để cùng các cơ quan chức năng khắc phục sự cố.
Hai cẩu lớn của VEC được đưa đến hỗ trợ khắc phục sự cố cầu Ghềnh
|
Để tạo điều kiện cho khách hàng giao, nhận hàng thuận lợi, sáng 23/3, Thứ trưởng Bộ Giao thông - vận tải Nguyễn Ngọc Đông, cùng tổ công tác đặc biệt về khắc phục tai nạn cầu Ghềnh của Bộ đã đến khảo sát tại ga Hố Nai. Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đã chỉ đạo ngành đường sắt khẩn trương tu sửa, nâng cấp mặt bằng ga Hố Nai; thi công mở rộng đường nội bộ để tạo điều kiện cho xe tải vào giao, nhận hàng dễ dàng. Đồng thời, yêu cầu ngành đường sắt tăng cường đội ngũ cán bộ cho ga Hố Nai để hỗ trợ cho khách.
Ga Hố Nai chuẩn bị đón nhiều chuyến tàu hàng
|
Như tin đã đưa, trước đó vaò 11h30 ngày 20/3 chiếc sà lan nặng 800 tấn đã va vào dầm cầu Ghềnh bắc qua sông Đồng Nai đoạn qua TP Biên Hòa, Đồng Nai làm 2 nhịp cầu bị gãy. Sau sự cố tuyến đường sắt Bắc - Nam bị tê liệt hoàn toàn và theo cơ quan chức năng, sau 3-5 tháng, tuyến đường sắt này mới thông suốt trở lại.
Theo thứ trường Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông, cầu Ghềnh có lý trình Km1699+860 thuộc tuyến đường sắt Bắc - Nam, bắc qua sông Đồng Nai do Pháp xây dựng vào năm 1900-1902. Sau cú đâm va của sà lan 1.000 tấn vào trụ T2 cầu Ghềnh bị hư hỏng hoàn toàn 2 nhịp số 2 và số 3 (mỗi nhịp nặng khoảng 200 tấn), đổ trụ đỡ. Qua khảo sát, các nhịp và mố trụ còn lại có khả năng bị ảnh hưởng do chấn động nên việc khôi phục cầu trở lại như nguyên trạng là không thể thực hiện được.
Nguyễn Nhâm
Đốn hạ, di dời 300 cây xanh trên đường Tôn Đức Thắng
Số gỗ thu được từ những cây bị đốn hạ sẽ giao về Khu quản lý giao thông đô thị số 1 để đưa về sử dụng cho các công trình công cộng...
Tổng thể cây xanh cần đốn hạ trên đường Tôn Đức Thắng Quận 1 - nơi hạng
mục nhà ga Ba Son, gói thầu 1b dự án xây dựng tuyến đường sắt Đô thị số
1 Bến Thành - Suối Tiên đi qua - Ảnh: Chế Thân
Trong số 300 cây xanh trên, hạng mục nhà ga Ba Son chỉ có 16 cây xanh cần di dời, đốn hạ. Số cây xanh còn lại thuộc chủ đầu tư dự án cầu Thủ Thiêm 2 dự kiến cuối tháng 4-2016 mới có báo cáo phương án trình UBND TP.
Theo ông Chu Sơn Bình - phó giám đốc Ban quản lý dự án 1 thuộc Ban Quản lý đường sắt đô thị TP, trong số 16 cây xanh, có 4 cây sẽ di dời và 12 cây xanh sẽ đốn hạ trong thời gian từ ngày 26-3 đến 7-5-2016.
Việc xử lý số cây xanh trên nhằm phục vụ cho công tác xây dựng lối cho hành khách lên xuống nhà ga Ba Son. Trả lời về chi phí xử lý cây xanh, đơn vị tổng thầu di dời các công trình cho biết chi phí để đốn hạ cây xanh từ 3-5 triệu đồng/cây tùy theo kích thước cây và chi phí bứng dưỡng cây xanh có thể lên đến 20 triệu đồng/cây tùy theo kích thước cây.
Tại cuộc họp này, đại diện Công ty TNHH một thành viên công viên cây xanh TP cho biết đã nghiên cứu khảo sát kỹ từng cây cần bứng dưỡng hoặc sẽ đốn hạ và đã thống nhất chủ đầu tư dự án tuyến metro số 1 xử lý 16 cây xanh trên.
Ông Đồng Văn Khiêm - phó chủ tịch hội đồng phản biện “xử lý cây xanh phục vụ thi công nhà ga Ba Son” - thuộc Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật TP.HCM cho biết, toàn bộ số cây xanh trên đường Tôn Đức Thắng là cây sọ khỉ (hay còn gọi là cây xà cừ, phần lớn được trồng từ thời Pháp thuộc có tuổi thọ trên 60 năm), là loại cây đã được UBND TP đưa vào danh mục cây cấm trồng trên đường phố. Bởi vì cây này có bộ rễ rất lớn nên phá hoại các công trình trên mặt đất.
Việc di dời và đốn hạ cây xanh nhằm phục vụ cho việc thi công các công trình hạ tầng TP như xây dựng cầu Thủ Thiêm 2, xây ga Ba Son cũng để nhằm phục vụ đời sống nhân dân TP tốt hơn.
Tuy nhiên, hội đồng phản biện cũng đã yêu cầu các chủ đầu tư dự án sau khi hoàn thành xây dựng công trình phải trả lại mảng cây xanh tốt hơn và đẹp hơn để đáp ứng sự mong đợi của người dân TP - ông Khiêm nói.
Theo ông Hoàng Như Cương, các cây xanh được di dời sẽ đưa về trồng ở các công viên và số gỗ thu được từ những cây đốn hạ sẽ giao về Khu quản lý giao thông đô thị số 1 - TP.HCM để đưa và sử dụng các công trình công cộng.
“Cuộc chiến” hạn mặn: “Đừng cố gồng cứu cây lúa, mà hướng đến con tôm"
Để giải quyết được “bài toán” hạn, mặn lịch sử trong vòng 100 năm qua ở Đồng bằng sông Cửu Long, theo các chuyên gia, giải pháp tối ưu nhất hiện nay là “các địa phương trong vùng cần mạnh dạn tận dụng diện tích thường bị nhiễm mặn để nuôi thủy hải sản có giá trị kinh tế như tôm, thay vì cố gồng mình đưa nước ngọt đến vùng ngập mặn để phát triển cây lúa.”
Cơ hội để tái cơ cấu nền nông nghiệp?
Thời gian qua, hàng loạt thủy điện mọc lên ở thượng nguồn sông Mekong , chặn dòng chảy khiến nguồn nước đổ về khu vực Đồng bằng sông Cửu Long xuống mức thấp lịch sử. Việc làm được coi là “nhân tai” này diễn ra trong bối cảnh El Nino ngày càng khốc liệt đã tạo nên một cơn đại hạn và xâm nhập mặn khốc liệt ở “vựa lúa của đất nước.”
Chưa dừng lại, theo nhận định của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, vào tháng Tư này, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục phải gánh chịu một đợt xâm nhập mặn thứ hai với nồng độ từ 4gam/lít trở lên lấn sâu hàng trăm kilômét. Đây mới thực sự là đợt xâm nhập mặn khốc liệt nhất trong vòng 100 năm qua.
Trong bối cảnh như vậy, Đồng bằng sông Cửu Long cần phải làm gì để có thể ứng phó thiên tai, cũng như yên tâm “sống chung với đại hạn”?
Với tư cách là chuyên gia nghiên cứu, phó giao sư tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ) cho rằng để giải “bài toán” hạn, mặn lịch sử ở Đồng bằng sông Cửu Long, trước hết cần phải đánh giá cụ thể hơn về nguy cơ bị hạn hán, xâm nhập mặn, bởi đánh giá hiện nay còn rất sơ sài.
“Năm ngoái (năm 2015), bản thân tôi đã có nghiên cứu, cảnh báo là 2016 hạn hán sẽ còn nặng nề hơn, thế nhưng phản ứng của các địa phương trong vùng còn rất chậm chạp, dường như vẫn còn tâm lý chờ cấp trên, trong khi họ (các địa phương) mới cần phải trực tiếp ứng phó và ‘cứu’ lấy kinh tế của địa phương mình,” ông Tuấn nói.
Theo ông Tuấn, một phần phản ứng lung túng của các địa phương ở đây là do “quốc sách” của chúng ta còn đặt nặng vào nông nghiệp, coi lúa gạo là an ninh lương thực số 1. Trong khi, bây giờ an ninh lương thực không phải là mỗi lúa, mà phải có tôm, cá. Ví dụ, ngày xưa mỗi người có thể ăn 3-4 chén cơm với muối, thì nay nhiều người có thể chỉ cần ăn mỗi chén cơm với cá-thịt đã no.
Vì thế, theo ông Tuấn, để đảm bảo an ninh lương thực thì chúng ta cần phải tận dụng diện tích đã bị nguồn nước mặn lấn vào để nuôi tôm vốn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thậm chí đối với những vùng có nguy cơ bị nhiễm mặn nặng, địa phương đó cũng cần chuyển đổi đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy hải sản, bởi cây lúa “ngốn” rất nhiều nước (70% lượng nước dành cho nông nghiệp).
“Tôi nghĩ, việc xâm nhập mặn kỷ lục này cũng là cơ hội để chung ta tái cơ cấu lại nền nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nghĩa là, bây giờ những vùng nào quá mặn thì chúng ta đừng tìm cách chống nó, mà cứ tận dụng nguồn nước đó để nuôi tôm, hay trồng rừng ngập mặn. Còn nếu chúng ta cứ cố đưa nước ngọt vào vùng bị xâm nhập mặn thì vừa tốn kém mà hiệu quả mang lại cũng không cao,” ông Tuấn chia sẻ.
Ông Nguyễn Nhân Quảng, nguyên Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Quản lý tổng hợp tài nguyên Nước (CIWAREM) cũng cho rằng, trong bối cảnh nguồn nước ngọt tại Đồng bằng sông Cửu Long đang khan hiếm và xâm nhập mặn đang khốc liệt, chúng ta không nên đặt mục tiêu quá lớn vào việc sử dụng nguồn nước ngọt cho nông nghiệp. Theo đó, người dân nơi đây cần trồng những loại cây ít “ngốn” nước hơn cây lúa và chuyển đổi thời vụ.
Cần phân chia, phân bổ nguồn nước
Theo dự báo của cơ quan khí tượng, hiện dòng chảy từ thượng lưu sông Mekong về vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang ở mức thấp và diễn biến phức tạp do có sự chi phối của các hồ chứa thượng lưu. Do vậy, hạn hán và xâm nhập mặn dự báo cũng sẽ hết sức nghiêm trọng. Khả năng xâm nhập mặn tiếp tục sâu hơn và cao hơn cùng kỳ, độ mặn cao nhất năm khả năng xuất hiện vào cuối tháng 3.
Trong khi đó, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến thời điểm này, có khoảng hơn 700.000ha ở Đồng bằng sông Cửu Long đang bị đe dọa bởi hạn hán và xâm nhập mặn. Nếu tình hình khô hạn kéo dài đến tháng Sáu thì có khoảng 500.000ha lúa Hè Thu không thể gieo sạ đúng thời vụ.
Trước thực tế nêu trên, Phó giao sư tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu cho rằng, trong bối cảnh hạn và mặn đang ở mức kỷ lục thì việc tập trung “cứu” cây lúa là điều hết sức khó khăn. Thay vào, giải pháp hiện nay là cần tìm kiếm, chia sẻ nguồn nước sinh hoạt cho người dân.
“Theo nghiên cứu của tôi, mặc dù đang trong cơn đại hạn, song các vùng chưa ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long vẫn có đủ nguồn nước cho cả đồng bằng dùng. Vấn đề hiện nay là, việc phân phối nguồn nước từ trên cao xuống đòi hỏi giá thành tăng lên, chứ không đến mức ‘khát’ như nhiều nước trên thế giới,” ông Tuấn bật mí.
Ông Tuấn cũng cho biết, trước đây, Đồng bằng sông Cửu Long vốn có 2 vùng trũng rất lớn, đó là Đồng Tháp Mười và Tứ Giác-Long Xuyên, ngày xưa đây là hai vùng trũng trữ nước mùa lũ để điều tiết nguồn nước cho toàn đồng bằng vào mùa khô, nên hạn mặn không có gì lo ngại.
Tuy nhiên, bây giờ vì quá chú trọng phát triển cây lúa nên các địa phương cứ làm đê bao khoanh hết nên diện tích vùng trũng tích nước ngọt ngày càng mất đi. Giống như ở Hà Nội, nếu ao-hồ bị lấp thì khi mùa lũ đến sẽ gây ngập. Bởi thế, giải pháp “cứu cánh” Đồng bằng sông Cửu Long bây giờ là cần phải khôi phục lại các vùng trũng tự nhiên, để thành những hồ chứa nước có thể khai thác được.
“Nếu làm được như thế thì diện tích lúa có có giảm đi, nhưng đổi lại chúng ta sẽ không còn phải gồng mình cứu hạn hay chống mặn như hiện nay. Trong việc này, những quốc gia tiên tiến như nước Mỹ, khi xảy ra thiên tai, họ cũng sẵn sàng hi sinh một phần nông nghiệp, chứ không cố gắng gồng lên để đưa nước ngọt vào,” ông Tuấn lưu ý.
Có chung quan điểm, ông Lê Thanh Hải, Phó tổng giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường) khuyến cáo, trong bối cảnh hạn mặn đang ngày khốc liệt, việc cần làm là cắt giảm nước cho việc trồng lúa, đặc biệt là cây đã chết rồi thì chúng ta cũng không nên cố cứu, mà để ưu tiên cho người và gia súc.
Còn theo ông Nguyễn Nhân Quảng, nguyên Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Quản lý tổng hợp tài nguyên Nước, để có thể “cứu” hạn, duy trì nguồn nước được lâu dài cho Đồng bằng sông Cửu Long, chúng ta cần chủ động được nguồn nước đến và nguồn nước đi.
Theo đó, nguồn nước từ trên thượng nguồn sông Mekong khi đổ về “vựa lúa của cả nước” cần phải có sự can thiệp, chia sẻ giữa các nước nằm trên thượng nguồn, và duy trì được dòng chảy như đã thỏa thuận theo các quy chế của Ủy hội sông Mekong.
“Cùng với việc hợp tác chia sẻ nguồn nước khu vực, việc chia sẻ nguồn nước ngay từ trong nước cũng sẽ mang lại hiệu quả nếu các nhà máy có chia sẻ chế độ vận hành đập thủy điện trong việc xả nước cho vùng hạ du. Từ đó, các vùng hạ du có thể chủ động hơn trong việc lấy nước để phân bổ hợp lý,” ông Quảng nói.
Trong trường hợp bắt buộc phải chống mặn, tập trung cho việc phát triển cây lúa, ông Quảng cho rằng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng ven biển nên cần đầu tư hệ thống cửa cống ngăn mặn từ các sông đổ ra biển. Nếu giải pháp này được thực hiện thì chúng ta sẽ giữ được nguồn nước ngọt, và ngăn được sự xâm nhập mặn mỗi khi thủy triều dâng lên, đẩy nước biển lấn vào đất nông nghiệp.
“Ví dụ như ở Hà Lan, các cống dẫn từ cửa sông đổ ra biển người ta chặn hết, nên khi nước biển dâng lên nó không xâm nhập vào được. Tuy nhiên, về mặt môi trường sinh thái thì việc chặn cửa sông này nó cũng như 'con dao hai lưỡi' là với những vùng nước lợ ven biển sẽ bị tiêu diệt do không có được nguồn nước ngọt bổ sung," ông Quảng nói.
Thời gian qua, hàng loạt thủy điện mọc lên ở thượng nguồn sông Mekong , chặn dòng chảy khiến nguồn nước đổ về khu vực Đồng bằng sông Cửu Long xuống mức thấp lịch sử. Việc làm được coi là “nhân tai” này diễn ra trong bối cảnh El Nino ngày càng khốc liệt đã tạo nên một cơn đại hạn và xâm nhập mặn khốc liệt ở “vựa lúa của đất nước.”
Chưa dừng lại, theo nhận định của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, vào tháng Tư này, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tiếp tục phải gánh chịu một đợt xâm nhập mặn thứ hai với nồng độ từ 4gam/lít trở lên lấn sâu hàng trăm kilômét. Đây mới thực sự là đợt xâm nhập mặn khốc liệt nhất trong vòng 100 năm qua.
Trong bối cảnh như vậy, Đồng bằng sông Cửu Long cần phải làm gì để có thể ứng phó thiên tai, cũng như yên tâm “sống chung với đại hạn”?
Với tư cách là chuyên gia nghiên cứu, phó giao sư tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu (Đại học Cần Thơ) cho rằng để giải “bài toán” hạn, mặn lịch sử ở Đồng bằng sông Cửu Long, trước hết cần phải đánh giá cụ thể hơn về nguy cơ bị hạn hán, xâm nhập mặn, bởi đánh giá hiện nay còn rất sơ sài.
“Năm ngoái (năm 2015), bản thân tôi đã có nghiên cứu, cảnh báo là 2016 hạn hán sẽ còn nặng nề hơn, thế nhưng phản ứng của các địa phương trong vùng còn rất chậm chạp, dường như vẫn còn tâm lý chờ cấp trên, trong khi họ (các địa phương) mới cần phải trực tiếp ứng phó và ‘cứu’ lấy kinh tế của địa phương mình,” ông Tuấn nói.
Theo ông Tuấn, một phần phản ứng lung túng của các địa phương ở đây là do “quốc sách” của chúng ta còn đặt nặng vào nông nghiệp, coi lúa gạo là an ninh lương thực số 1. Trong khi, bây giờ an ninh lương thực không phải là mỗi lúa, mà phải có tôm, cá. Ví dụ, ngày xưa mỗi người có thể ăn 3-4 chén cơm với muối, thì nay nhiều người có thể chỉ cần ăn mỗi chén cơm với cá-thịt đã no.
Vì thế, theo ông Tuấn, để đảm bảo an ninh lương thực thì chúng ta cần phải tận dụng diện tích đã bị nguồn nước mặn lấn vào để nuôi tôm vốn mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thậm chí đối với những vùng có nguy cơ bị nhiễm mặn nặng, địa phương đó cũng cần chuyển đổi đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy hải sản, bởi cây lúa “ngốn” rất nhiều nước (70% lượng nước dành cho nông nghiệp).
“Tôi nghĩ, việc xâm nhập mặn kỷ lục này cũng là cơ hội để chung ta tái cơ cấu lại nền nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nghĩa là, bây giờ những vùng nào quá mặn thì chúng ta đừng tìm cách chống nó, mà cứ tận dụng nguồn nước đó để nuôi tôm, hay trồng rừng ngập mặn. Còn nếu chúng ta cứ cố đưa nước ngọt vào vùng bị xâm nhập mặn thì vừa tốn kém mà hiệu quả mang lại cũng không cao,” ông Tuấn chia sẻ.
Ông Nguyễn Nhân Quảng, nguyên Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Quản lý tổng hợp tài nguyên Nước (CIWAREM) cũng cho rằng, trong bối cảnh nguồn nước ngọt tại Đồng bằng sông Cửu Long đang khan hiếm và xâm nhập mặn đang khốc liệt, chúng ta không nên đặt mục tiêu quá lớn vào việc sử dụng nguồn nước ngọt cho nông nghiệp. Theo đó, người dân nơi đây cần trồng những loại cây ít “ngốn” nước hơn cây lúa và chuyển đổi thời vụ.
Biến đổi khí hậu gây hạn hán, xâm nhập mặn lịch sử. (Nguồn ảnh: TTXVN)
Theo dự báo của cơ quan khí tượng, hiện dòng chảy từ thượng lưu sông Mekong về vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang ở mức thấp và diễn biến phức tạp do có sự chi phối của các hồ chứa thượng lưu. Do vậy, hạn hán và xâm nhập mặn dự báo cũng sẽ hết sức nghiêm trọng. Khả năng xâm nhập mặn tiếp tục sâu hơn và cao hơn cùng kỳ, độ mặn cao nhất năm khả năng xuất hiện vào cuối tháng 3.
Trong khi đó, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến thời điểm này, có khoảng hơn 700.000ha ở Đồng bằng sông Cửu Long đang bị đe dọa bởi hạn hán và xâm nhập mặn. Nếu tình hình khô hạn kéo dài đến tháng Sáu thì có khoảng 500.000ha lúa Hè Thu không thể gieo sạ đúng thời vụ.
Trước thực tế nêu trên, Phó giao sư tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu cho rằng, trong bối cảnh hạn và mặn đang ở mức kỷ lục thì việc tập trung “cứu” cây lúa là điều hết sức khó khăn. Thay vào, giải pháp hiện nay là cần tìm kiếm, chia sẻ nguồn nước sinh hoạt cho người dân.
“Theo nghiên cứu của tôi, mặc dù đang trong cơn đại hạn, song các vùng chưa ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long vẫn có đủ nguồn nước cho cả đồng bằng dùng. Vấn đề hiện nay là, việc phân phối nguồn nước từ trên cao xuống đòi hỏi giá thành tăng lên, chứ không đến mức ‘khát’ như nhiều nước trên thế giới,” ông Tuấn bật mí.
Ông Tuấn cũng cho biết, trước đây, Đồng bằng sông Cửu Long vốn có 2 vùng trũng rất lớn, đó là Đồng Tháp Mười và Tứ Giác-Long Xuyên, ngày xưa đây là hai vùng trũng trữ nước mùa lũ để điều tiết nguồn nước cho toàn đồng bằng vào mùa khô, nên hạn mặn không có gì lo ngại.
Tuy nhiên, bây giờ vì quá chú trọng phát triển cây lúa nên các địa phương cứ làm đê bao khoanh hết nên diện tích vùng trũng tích nước ngọt ngày càng mất đi. Giống như ở Hà Nội, nếu ao-hồ bị lấp thì khi mùa lũ đến sẽ gây ngập. Bởi thế, giải pháp “cứu cánh” Đồng bằng sông Cửu Long bây giờ là cần phải khôi phục lại các vùng trũng tự nhiên, để thành những hồ chứa nước có thể khai thác được.
“Nếu làm được như thế thì diện tích lúa có có giảm đi, nhưng đổi lại chúng ta sẽ không còn phải gồng mình cứu hạn hay chống mặn như hiện nay. Trong việc này, những quốc gia tiên tiến như nước Mỹ, khi xảy ra thiên tai, họ cũng sẵn sàng hi sinh một phần nông nghiệp, chứ không cố gắng gồng lên để đưa nước ngọt vào,” ông Tuấn lưu ý.
Có chung quan điểm, ông Lê Thanh Hải, Phó tổng giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Bộ Tài nguyên và Môi trường) khuyến cáo, trong bối cảnh hạn mặn đang ngày khốc liệt, việc cần làm là cắt giảm nước cho việc trồng lúa, đặc biệt là cây đã chết rồi thì chúng ta cũng không nên cố cứu, mà để ưu tiên cho người và gia súc.
Còn theo ông Nguyễn Nhân Quảng, nguyên Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Quản lý tổng hợp tài nguyên Nước, để có thể “cứu” hạn, duy trì nguồn nước được lâu dài cho Đồng bằng sông Cửu Long, chúng ta cần chủ động được nguồn nước đến và nguồn nước đi.
Theo đó, nguồn nước từ trên thượng nguồn sông Mekong khi đổ về “vựa lúa của cả nước” cần phải có sự can thiệp, chia sẻ giữa các nước nằm trên thượng nguồn, và duy trì được dòng chảy như đã thỏa thuận theo các quy chế của Ủy hội sông Mekong.
“Cùng với việc hợp tác chia sẻ nguồn nước khu vực, việc chia sẻ nguồn nước ngay từ trong nước cũng sẽ mang lại hiệu quả nếu các nhà máy có chia sẻ chế độ vận hành đập thủy điện trong việc xả nước cho vùng hạ du. Từ đó, các vùng hạ du có thể chủ động hơn trong việc lấy nước để phân bổ hợp lý,” ông Quảng nói.
Trong trường hợp bắt buộc phải chống mặn, tập trung cho việc phát triển cây lúa, ông Quảng cho rằng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng ven biển nên cần đầu tư hệ thống cửa cống ngăn mặn từ các sông đổ ra biển. Nếu giải pháp này được thực hiện thì chúng ta sẽ giữ được nguồn nước ngọt, và ngăn được sự xâm nhập mặn mỗi khi thủy triều dâng lên, đẩy nước biển lấn vào đất nông nghiệp.
“Ví dụ như ở Hà Lan, các cống dẫn từ cửa sông đổ ra biển người ta chặn hết, nên khi nước biển dâng lên nó không xâm nhập vào được. Tuy nhiên, về mặt môi trường sinh thái thì việc chặn cửa sông này nó cũng như 'con dao hai lưỡi' là với những vùng nước lợ ven biển sẽ bị tiêu diệt do không có được nguồn nước ngọt bổ sung," ông Quảng nói.
TTXVN
Doanh nghiệp Nhật ở Sài Gòn kêu khổ vì thủ tục
Trả đúng phí quy định 150.000 đồng, thời gian chờ thủ tục đăng ký sản phẩm của DN Nhật ở TP HCM là 3 tuần đến 1 tháng. Nếu trả 180-250 USD, thời gian rút ngắn còn 1-2 tuần.
Thông quan chậm gây khó cho doanh nghiệp bảo quản thực phẩm. Ảnh minh họa: VD.
Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản
kêu than về thủ tục hành chính, trong buổi đối thoại với cơ quan quản
lý có liên quan của Việt Nam về vấn đề nhập khẩu sản phẩm nông nghiệp,
thực phẩm diễn ra tại TP HCM hôm nay.
Thủ tục đăng ký công bố sản phẩm cũng bị doanh nghiệp phàn nàn. Cụ thể, nếu nộp khoản lệ phí từ 180 đến 250 USD thì được cấp giấy xác nhận trong vòng 1 đến 2 tuần. Trong khi đó, nếu nộp đúng phí quy định (150.000 đồng), thời gian chờ sẽ kéo dài 3 tuần đến 1 tháng. Trong khi đó, luật quy định, với mức phí 150.000 đồng, thời gian quy định là 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
Giới doanh nghiệp đến từ xứ sở hoa anh đào cũng phản ánh, những trường hợp phải tự hủy bỏ giao dịch nhập khẩu do không nắm rõ về thời gian và lệ phí cần thiết khi xin cấp xác nhận công bố hợp quy. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần thực thi tuân theo quy định của pháp luật đối với tiền lệ phí và thời gian cấp xác nhận.
Thời gian từ lúc thực phẩm được đồng ý vào Việt Nam đến khi đến tay nhà nhập khẩu cũng bị than phiền là quá dài, so với thủ tục của Nhật và các nước khác. Cụ thể, từ khi xin phép đến khi được cấp phép nhập thực phẩm nguồn gốc động vật kéo dài ít nhất 5 ngày. Mất khoảng chừng đó thời gian, hoặc 10 ngày, để các nhà nhập khẩu nhận được hàng. Như vậy, tổng thời gian sẽ là khoảng 2 tuần, kể từ khi hàng vào Việt Nam.
“2 tuần này là một trong những nguyên nhân làm giá bán thực phẩm có nguồn gốc động vật tăng cao do cần thêm chi phí bảo quản, và quan trọng hơn, chúng tôi rất lo lắng về việc thời gian bảo quản lâu sẽ gây ra các vấn đề như chất lượng thực phẩm xuống cấp và các vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm khác”, đại diện Hội doanh nghiệp Nhật Bản chia sẻ.
Tuy nhiên, ông Sơn cho biết, hiện nay, 254 văn bản pháp lý điều chỉnh
chuyên ngành còn tồn tại. Trong đó, 21 luật định và nhiều quy chế khác
cho lĩnh vực nhập khẩu hàng hóa.
Theo ông, tốc độ thay đổi các quy định này quá nhanh và liên tục nên các cán bộ thực hiện chưa thể nắm rõ hết. "Có nhiều quy định liên quan đến các Bộ ngành khác nhau cũng khiến cán bộ thực hiện lúng túng. Hy vọng thời gian tới sẽ cải thiện được tình trạng trên", vị này cho biết.
Đại diện JETRO cho hay, trong cuộc họp về lĩnh vực thực phẩm vào năm 2015 đã đề xuất về vấn đề này. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra gần đây đơn vị này thực hiện với các doanh nghiệp Nhật Bản, tình hình vẫn chưa được cải thiện. Việc vận hành vẫn như cũ không tuân theo quy định của pháp luật về mức phí và thời gian thẩm tra.
Trả 180-250 USD mất 1-2 tuần, trả 150.000 đồng mất 1 tháng
Theo các doanh nghiệp Nhật, thông tư, nghị định theo từng lĩnh vực cụ thể đều được ban hành. Tuy vậy, việc thực thi vẫn còn thiếu minh bạch và nhiều nơi chưa thục hiện đúng. Không ít doanh nghiệp thấy vô lý nhưng cũng ngại kiến nghị vì dễ bị gây cản trở cho những lần giao dịch sau.Thủ tục đăng ký công bố sản phẩm cũng bị doanh nghiệp phàn nàn. Cụ thể, nếu nộp khoản lệ phí từ 180 đến 250 USD thì được cấp giấy xác nhận trong vòng 1 đến 2 tuần. Trong khi đó, nếu nộp đúng phí quy định (150.000 đồng), thời gian chờ sẽ kéo dài 3 tuần đến 1 tháng. Trong khi đó, luật quy định, với mức phí 150.000 đồng, thời gian quy định là 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
Giới doanh nghiệp đến từ xứ sở hoa anh đào cũng phản ánh, những trường hợp phải tự hủy bỏ giao dịch nhập khẩu do không nắm rõ về thời gian và lệ phí cần thiết khi xin cấp xác nhận công bố hợp quy. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần thực thi tuân theo quy định của pháp luật đối với tiền lệ phí và thời gian cấp xác nhận.
Thời gian từ lúc thực phẩm được đồng ý vào Việt Nam đến khi đến tay nhà nhập khẩu cũng bị than phiền là quá dài, so với thủ tục của Nhật và các nước khác. Cụ thể, từ khi xin phép đến khi được cấp phép nhập thực phẩm nguồn gốc động vật kéo dài ít nhất 5 ngày. Mất khoảng chừng đó thời gian, hoặc 10 ngày, để các nhà nhập khẩu nhận được hàng. Như vậy, tổng thời gian sẽ là khoảng 2 tuần, kể từ khi hàng vào Việt Nam.
“2 tuần này là một trong những nguyên nhân làm giá bán thực phẩm có nguồn gốc động vật tăng cao do cần thêm chi phí bảo quản, và quan trọng hơn, chúng tôi rất lo lắng về việc thời gian bảo quản lâu sẽ gây ra các vấn đề như chất lượng thực phẩm xuống cấp và các vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm khác”, đại diện Hội doanh nghiệp Nhật Bản chia sẻ.
Theo cơ quan xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), các đơn vị cần
được thông báo rõ ràng quy chế thực hiện, thời điểm triển khai trực
tuyến. Bởi lẽ, thông tư, nghị định đã được ban hành nhưng việc thực thi
vẫn có nhiều nơi làm chưa đúng.
Đại diện này đề xuất, sắp tới, thời gian cần thiết phải được tuân thủ theo luật. Làm vậy mới xóa bỏ được những hành vi vi phạm, minh bạch, cũng như giúp việc thực hiện thủ tục đăng ký sản phẩm được thuận lợi hơn.
Một điều bất cập nữa, theo các đơn vị này, là doanh nghiệp không hay
biết thông tin về xin phép kê khai hồ sơ nhập khẩu đã được triển khai
trực tuyến. Như vậy, việc thông báo chính sách vẫn còn bị ách tắc dẫn
đến doanh nghiệp thiếu thông tin.Đại diện này đề xuất, sắp tới, thời gian cần thiết phải được tuân thủ theo luật. Làm vậy mới xóa bỏ được những hành vi vi phạm, minh bạch, cũng như giúp việc thực hiện thủ tục đăng ký sản phẩm được thuận lợi hơn.
"Thủ tục đã được tối giản hết mức"
Trả lời thắc mắc, ông Nguyễn Quang Sơn, Trưởng phòng quản lý chính sách XNK, Tổng cục Hải quan cho rằng, các thủ tục đã được tối giản hết mức, sau khi nhận phản ánh từ đơn vị nhập khẩu. Liên quan đến thủ tục xin phép nhập khẩu chỉ còn ba bước cơ bản là tờ khai hải quan, đơn xin phép và hóa đơn hàng hóa, ông Sơn cho rằng, mọi chính sách thông tư hướng dẫn đều đã được ban hành. "Đó là một nỗ lực lớn của cơ quan quản lý để hỗ trợ cho doanh nghiệp”, ông bày tỏ.
Không ít doanh nghiệp ngại kiến
nghị vì sợ bị gây khó dễ. Tuy nhiên, hầu hết đề xuất mọi thủ tục cần
tuân thủ theo luật. Ảnh minh họa: Anh Tuấn.
Theo ông, tốc độ thay đổi các quy định này quá nhanh và liên tục nên các cán bộ thực hiện chưa thể nắm rõ hết. "Có nhiều quy định liên quan đến các Bộ ngành khác nhau cũng khiến cán bộ thực hiện lúng túng. Hy vọng thời gian tới sẽ cải thiện được tình trạng trên", vị này cho biết.
Đại diện JETRO cho hay, trong cuộc họp về lĩnh vực thực phẩm vào năm 2015 đã đề xuất về vấn đề này. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra gần đây đơn vị này thực hiện với các doanh nghiệp Nhật Bản, tình hình vẫn chưa được cải thiện. Việc vận hành vẫn như cũ không tuân theo quy định của pháp luật về mức phí và thời gian thẩm tra.
Ngại kiến nghị vì sợ bị gây khó dễ
Ông Yasuzumi Hirotaka, Trưởng đại diện JETRO tại TP HCM nêu quan điểm, phía doanh nghiệp Nhật Bản đều tìm hiểu, nắm được phần nào quy định, thông tư, văn bản ban hành. Tuy vậy, điều họ lo ngại nhất chính là việc thực thi các chính sách này ở cấp cơ sở có thực sự tròn trịa hay không.
"Trong khi đó, các doanh nghiệp cũng có phần ngại khi đề xuất kiến nghị vì sợ sẽ bị gây khó khăn cho những lần giao dịch sau”, ông nói.
Ông Yasuzumi Hirotaka, Trưởng đại diện JETRO tại TP HCM nêu quan điểm, phía doanh nghiệp Nhật Bản đều tìm hiểu, nắm được phần nào quy định, thông tư, văn bản ban hành. Tuy vậy, điều họ lo ngại nhất chính là việc thực thi các chính sách này ở cấp cơ sở có thực sự tròn trịa hay không.
"Trong khi đó, các doanh nghiệp cũng có phần ngại khi đề xuất kiến nghị vì sợ sẽ bị gây khó khăn cho những lần giao dịch sau”, ông nói.
Zing.vn
Đà Nẵng: Lời kể kinh hoàng ba nạn nhân bị chém ngay trong nhà
Sau 3 ngày nằm viện, anh Nguyễn Đăng Hiên (SN 1985, trú Đà Nẵng) vẫn chưa hết bàng hoàng khi 2 kẻ lạ mặt chém tới tấp ba người trong nhà mà không nói rõ lý do...
Trong khi mẹ anh ra ngoài mua thuốc, hai kẻ lạ mặt đội mũ bảo hiểm, che kín mặt đã mở cửa vào nhà. Tưởng là người quen của con, mẹ anh Hiền để khép cửa cho hai người này bước vào.
Anh Nguyễn Đăng Sang (trái) bị đối tượng lạ mặt chém đứt gân tay trái
|
Anh Hiền hét lên để ngăn hai tên không chém con mình, nhưng cả hai tên đều không dừng lại. Không còn cách nào khác, anh Hiền cuộn mình ôm lấy con, để tránh đòn thù của hai người lạ mặt.
Thấy cảnh anh trai và cháu gái bị tấn công, anh Nguyễn Đăng Sang (SN 1992) vội dùng ghế để ngăn những phát chém liên tiếp của hai tên. Hai tên này không dừng lại tấn công luôn anh Sang, khiến cả ba người nhận nhiều vết chém trên tay, chân, máu chảy lênh láng khắp phòng.
Anh Hiền bị đứt gân chân, trong khi cháu Ngọc Anh mê sảng, sợ hãi vì vụ tấn công
|
Tuy nhiên, anh Hiền và em trai đều bị đứt gân chân và tay, đều khó có thể làm việc trở lại sau khi ra viện. Cháu Ngọc Anh bị vết chém sâu ở chân phải và liên tục bị hoảng loạn, sợ hãi ngay cả trong lúc ngủ.
Anh Hiền cho biết trước đây có vay lãi nóng người quen tên N.T.T. (trú đường Tiểu La, Quận Hải Châu) số tiền khoảng 60 triệu. Thời gian gần đây, anh Hiền không đủ năng lực tài chính để trả nợ nên xin khất trả nợ dần. Tuy nhiên, chồng của chị T. không chấp nhận và hẹn ngày 21/3 phải trả trước 10 triệu, nếu không thì anh Hiền tự lo mà bỏ trốn. Tuy nhiên đến tối 20/3, gia đình anh Hiền bị 2 thanh niên lạ mặt tấn công.
Hiện tại, công an quận Hải Châu đang điều tra và làm rõ nguyên nhân sự việc.
Anh Tuấn
Thủy Tiên diện đầm xuyên thấu táo bạo ra mắt phim tự sản xuất
Xuất hiện tại họp báo phim "Vợ Ơi... Em Ở Đâu?", Thủy Tiên xinh đẹp, gợi cảm trong trang phục xuyên thấu táo bạo.
Sau buổi họp báo ra mắt phim Vợ Ơi... Em Ở Đâu? tại Hà Nội
đầy bất ngờ và hạnh phúc khi ông xã Công Vinh bất ngờ xuất hiện vào
phút cuối, tặng hoa và thể hiện tình yêu với vợ thì tối qua (23/3), Thủy Tiên
đã một mình mang bộ phim đầu tay do mình sản xuất trở về ra mắt tại TP.
Hồ Chí Minh. Vì bận tập huấn cùng đội tuyển Quốc Gia nên Công Vinh
không thể bay vào cùng vợ. Tuy không có chồng hộ tống nhưng Thủy Tiên
vẫn rạng rỡ. Cô thu hút mọi ánh nhìn với trang phục xuyên thấu táo bạo
của nhà thiết kế Tuấn Trần.
Thủy Tiên vô cùng gợi cảm trong chiếc đầm xuyên thấu chỉ che những chỗ cần che
Vợ
Ơi… Em Ở Đâu? là phim đầu tay của nhà sản xuất Thủy Tiên. Phim là câu
chuyện dở khóc dở cười của chú rể Nam, anh quyết định trốn khỏi lễ cưới
của mình ở phút cuối để tìm kiếm tình yêu đích thực. Được sự giúp đỡ của
đồng bọn là nhóm 3 Lờ, Nam bước chân vào hành trình chọn vợ gửi tình.
Nhiều bóng hồng lướt qua cuộc đời Nam, kéo anh vào những mối tình chớp
nhoáng với vô số tình huống tiến thoái lưỡng nan.
Vắng Công Vinh, Thành Lộc và Bình Minh, Huy Khánh hộ tống người đẹp
Huy Khánh
Kelly có vẻ xinh đẹp hơn hẳn với gương mặt thon gọn khá lạ
Mạc Văn Khoa
Kiều Ngân
Phan Thị Mơ
Sơn Ngọc Minh
Lilly Luta
Tiêu Châu Như Quỳnh
Tronie Ngô
Đạo diễn Lê Bảo Trung
Lâm Vinh Hải
Đức Tuấn
Phim sẽ được chiếu trên toàn quốc từ ngày 25/3/2016.
Xác cá voi nặng khoảng 5 tấn trôi dạt vào bờ biển Quảng Bình
Khoảng 10h ngày 23/3, một số ngư dân tại xã Đức Trạch,
huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã phát hiện một xác cá voi trôi dạt vào bờ
biển của địa phương.
Các
ngư dân thông tin xác cá này dài hơn 10m, nặng khoảng 5 tấn và đang
trong tình trạng phân hủy mạnh, nhiều bộ phận đã bị rời ra và vương vãi
trên bờ biển.
Theo những cao niên trong vùng, bờ biển Đức Trạch thường xuyên có cá voi
trôi dạt vào nhưng mấy chục năm nay chưa có con nào dài và nặng như
vậy.
Vì xác con cá voi này quá nặng và to nên ngư dân rất cần sự hỗ trợ giúp đỡ của các cơ quan chức năng mới có thể đưa xác cá voi lên bờ để chôn cất.
Ông Hồ Đăng Chiến, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) cho biết, ngay khi phát hiện, người dân đã trình báo với xã. Chính quyền địa phương đã thông tin với Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Bình để về xác nhận, nắm tình hình và cùng với người dân chuẩn bị thủ tục chôn cất theo tín ngưỡng của địa phương.
Tại xã Đức Trạch, từ lâu, cá voi được cho là rất linh thiêng nơi biển cả. Vì vậy, ngay tại vùng biển này, người dân địa phương đã lập một ngôi đền cách đây hàng trăm năm thờ cá ông, cá bà với khoảng hơn 300 ngôi mộ./.
Vì xác con cá voi này quá nặng và to nên ngư dân rất cần sự hỗ trợ giúp đỡ của các cơ quan chức năng mới có thể đưa xác cá voi lên bờ để chôn cất.
Ông Hồ Đăng Chiến, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Đức Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) cho biết, ngay khi phát hiện, người dân đã trình báo với xã. Chính quyền địa phương đã thông tin với Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Bình để về xác nhận, nắm tình hình và cùng với người dân chuẩn bị thủ tục chôn cất theo tín ngưỡng của địa phương.
Tại xã Đức Trạch, từ lâu, cá voi được cho là rất linh thiêng nơi biển cả. Vì vậy, ngay tại vùng biển này, người dân địa phương đã lập một ngôi đền cách đây hàng trăm năm thờ cá ông, cá bà với khoảng hơn 300 ngôi mộ./.
MC Anh Tuấn - Trần Lập: Tình bạn, tình anh em khiến hàng triệu con tim bồi hồi xúc động!
Nhìn những người đàn ông mặc vest đen, ngạo nghễ trên xe phân khối lớn, vượt bao gió sương không than khóc một lời, bỗng gạt nước mắt vì anh em, ai mà không xúc động!
Trong chuyến tiễn biệt với Trần Lập ngày
23/3, ngoài hình ảnh vợ và hai con anh khiến nhiều người ám ảnh, thì
còn có một hình ảnh khác khiến chúng ta cứ mãi nghĩ đến. Đó là một người
người bạn, một người chiến hữu, người anh em của Trần Lập - MC Anh Tuấn.
Trong suốt quá trình diễn ra tang lễ, Anh Tuấn chạy ngược chạy xuôi. Anh lo liệu bên trong nhà tang lễ, anh chăm chút chiếc xe của anh Lập trước khi khởi hành cùng đoàn biker. Đôi lúc, anh đứng lặng người nhìn dòng người vào viếng Trần Lập ngay trước cửa nhà tang lễ. Có thể nhìn rõ cái bặm môi, ánh mắt đượm buồn trong suốt quá trình lo lắng mọi việc. Anh đứng trên bục, đọc điếu văn trong lễ truy điệu hương hồn Trần Lập. Và ở giây phút cuối cùng, anh mới dám bật khóc khi tiếng hát của Trần Lập vang lên, bởi cảm xúc đã không thể kìm nén được nữa.
Trần
Lập và Anh Tuấn không chỉ là những nghệ sĩ chơi cùng nhau. Mà họ còn
cùng là biker, chung niềm đam mê, chung lý tưởng sống với tiếng động cơ
rền vang, với những cung đường khắp mọi miền Tổ quốc. Anh Tuấn, Trần Lập
và các thành viên trong hội motor của anh không chỉ đơn giản coi nhau
là những con người cùng sở thích. Mà họ thực sự coi nhau là đồng đội, là
chiến hữu, là những người anh em. Họ đã sát cánh cùng nhau trong những
chuyến đi phượt rất dài thậm chí ở cả những cung đường nguy hiểm trong
thời tiết khắc nghiệt.
Ngay
từ khi biết Trần Lập bị bệnh, Anh Tuấn đã vô cùng sốc. Sau những bất
ngờ ấy, Anh Tuấn luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ Trần Lập trong quá
trình chữa bệnh. Anh là một trong những người bạn hoàn thành ý tưởng tổ
chức liveshow "Đôi bàn tay thắp lửa" - sân khấu cuối cùng của Trần Lập.
Trong ngày họp báo, Trần Lập vì những cơn đau mà không thể xuất hiện.
Tôi còn nhớ ánh mắt chần chừ của Anh Tuấn khi nói về tình trạng của anh
Lập khi ấy. Có thể thấy anh lo lắng cho bạn, nhưng chính anh, một trong
những người xung quanh Trần Lập cũng là những người truyền sự lạc quan
nhất đến anh Lập. Và trong ngày diễn ra liveshow, anh cùng cùng những
người bạn trong đoàn motor lại diễu hành quanh đường phố để ủng hộ tinh
thần Trần Lập. Những chiến hữu ủng hộ Trần Lập bằng tiếng rền vang của
động cơ phân khối lớn, ủng hộ bằng những cái nắm tay, vỗ vai thật chặt.
Sau
đêm diễn đầy cảm xúc ấy, Trần Lập tiếp tục bước vào cuộc chiến khắc
nghiệt với ung thư. Và từ thời khắc ấy, Anh Tuấn vẫn luôn theo sát tình
hình từng bước của Trần Lập mỗi khi anh đi chữa trị ở nhiều nơi khác
nhau. Trước khi anh Lập ra đi vài ngày, trông một cuộc gọi điện hỏi
thăm, Anh Tuấn vẫn còn vô cùng lạc quan rằng: "Khi về Hà Nội, trời phù
hộ Lập lại khỏe lại. Bọn anh vào thăm nó đông lắm. Khi tỉnh dậy, nó còn
hỏi: Sao các ông tụ tập ở đây đông thế". Mặc dù ở thời điểm đó, Anh Tuấn
cùng bạn bè đã bàn bạc lo công việc cho Trần Lập và gia đình. Ai làm
việc gì, ai lo điều gì đã được các anh phân công hết. Nhưng có lẽ, cũng
như Trần Lập, những bạn bè xung quanh anh vẫn luôn sống trong đời với ý
chí, niềm tin và tinh thần lạc quan mãnh liệt như vậy.
Sáng
17/3, Anh Tuấn đáp chuyến bay công tác từ Sài Gòn về Hà Nội. "Ngay khi
xuống đến sân bay anh nhận được điện thoại: "Tuấn ơi ông về thẳng nhà
Lập nhé", thì lúc này anh mới biết đã có chuyện chẳng lành". Tâm trạng
khi ấy của Anh Tuấn là "Sốc, anh và bạn bè ai cũng sốc. Sốc nhưng anh
em vẫn phải tỉnh táo để lo lắng mọi việc". Vốn
là người bạn thân thiết bên cạnh Trần Lập, biết rõ nhất tình hình của
anh, nhưng chưa bao giờ Anh Tuấn "nhiều lời" ở bất cứ đâu. Bởi những
người chiến hữu thực thụ là vậy, chỉ cần nhìn nhau là hiểu, cần chi phải
nói nhiều.
Anh
Tuấn cũng là người kí giấy chứng tử cho Trần Lập trước khi thi thể Trần
Lập được đưa về nhà tang lễ. Trong giây phút bối rối ấy, anh thay mặt
chị Hoa đứng ra lo liệu mọi chuyện. Từ chuyện xe của nhà tang lễ, giấy
chứng tử cho đến chuyện lo liệu với truyền thông, anh đều lo lắng chu
toàn. Dù đôi lúc, ở một góc nào đó, mắt anh có đỏ hoe khi xác nhận với
một vài cuộc điện thoại: "Anh Lập mất rồi". Anh cũng chia sẻ về bạn mình
rằng: "Lập là người chiến đấu đến những giây phút cuối cùng, chiến đấu
một cách tự tin chứ không phải tự ti". Có lẽ nỗi đau rất lớn, nhưng rồi
anh chỉ nhắn gửi đôi dòng trên Facebook: "Tất cả chúng tôi sẽ mãi nhớ về
ông như vậy. Chúc ông "một chuyến đi dài" thanh thản!".
Nỗi
đau vẫn được nén lại trong ngày tiễn đưa Trần Lập trên một chuyến đi
dài mới. Anh Tuấn vẫn là người đứng ra lo liệu việc hậu sự cho bạn. Anh
chạy chiếc motor của Trần Lập trong đoàn diễu hành theo ý nguyện gia
đình. Khi dắt chiếc xe của bạn ra, cái cách anh nâng niu, cái cách anh
vuốt ve chiếc xe như đang trò chuyện cùng linh hồn bạn mình khiến bất cứ
ai nhìn cũng phải thắt lòng. Trong giây phút cuối cùng khi đọc điếu văn
cho Trần Lập, Anh Tuấn mới cho phép mình bật khóc. Có lẽ đó là những
cảm xúc dồn nén nhiều ngày và có lẽ đã đến lúc phải tiễn biệt bạn mình.
Khi ngồi trên chiếc xe của Trần Lập, Anh Tuấn cùng hai thành viên khác
của ban nhạc Bức Tường là những người dẫn đầu đoàn. Đôi mắt đỏ hoe,
những giọt nước mắt lại bay trong gió. Giọt nước mắt của những người đàn
ông trưởng thành đã khóc cho người đồng đội đã đi xa. Có lẽ, với họ,
Trần Lập không chỉ là bạn bè, đồng nghiệp, chiến hữu, mà còn thực sự đã
là máu thịt của nhau, cùng nhau "vào sinh ra tử".
Trần
Lập ra đi là một nỗi đau lớn. Nhưng đau hơn, có lẽ là nỗi đau, nỗi nhớ
của những người ở lại. Nhìn những người đàn ông mặc vest đen, ngạo nghễ
trên xe phân khối lớn, vượt bao nhiêu sương không than khóc một lời,
bỗng gạt nước mắt vì anh em, ai mà không xúc động! Đó là những giọt nước
mắt của sự chân thành, của một thứ cao cả hơn tình bạn, có lẽ là tình
thân, là một phần máu thịt.
Sống trong đời, chắc rằng ai cũng mong muốn có tình bạn như vậy.
Trong suốt quá trình diễn ra tang lễ, Anh Tuấn chạy ngược chạy xuôi. Anh lo liệu bên trong nhà tang lễ, anh chăm chút chiếc xe của anh Lập trước khi khởi hành cùng đoàn biker. Đôi lúc, anh đứng lặng người nhìn dòng người vào viếng Trần Lập ngay trước cửa nhà tang lễ. Có thể nhìn rõ cái bặm môi, ánh mắt đượm buồn trong suốt quá trình lo lắng mọi việc. Anh đứng trên bục, đọc điếu văn trong lễ truy điệu hương hồn Trần Lập. Và ở giây phút cuối cùng, anh mới dám bật khóc khi tiếng hát của Trần Lập vang lên, bởi cảm xúc đã không thể kìm nén được nữa.
Anh Tuấn luôn đồng hành cùng Trần Lập trong suốt quá trình chống lại căn bệnh ung thư
Khoảnh khắc Anh Tuấn lặng người khi đọc điếu văn tiễn biệt người bạn thân của mình
Ánh mắt đượm buồn
Những cái bặm môi trong suốt quá trình lo liệu tang lễ của Anh Tuấn
Giọt nước mắt không kìm nén được khi bài điếu văn kết thúc và tiếng hát của Trần Lập vang lên
Anh Tuấn chạy chiếc xe của Trần Lập trong đoàn diễu hành
Những
người đàn ông mặc vest đen, ngạo nghễ trên xe phân khối lớn, vượt bao
gió sương không than khóc một lời, bỗng gạt nước mắt vì anh em
Sống trong đời, chắc rằng ai cũng mong muốn có tình bạn như vậy.
Nhận xét
Đăng nhận xét