SÂU THẨM TÍNH QUÊ 18

(ĐC sưu tầm trên NET)
BIỆT TÌNH QUÊ

Số phận bắt ta lìa quê hương
Lê la tứ xứ, khắp dặm trường.
Hết cả một đời trai sôi động
Luống già quảy nặng khối sầu vương!

Nghe ta thống thiết, hỡi quê hương,
Từ nơi xa lắm, cuối con đường?
Âm thầm gào thét, chào ly biệt
Gửi lại trời nỗi nhớ niềm thương!

                                                                            THT

Những bài thơ viết về nỗi nhớ quê hương của người xa xứ

Tuyển chọn những bài thơ hay nói về tâm trạng buồn của những người con xa nhà, xa xứ, xa quê hương..
Đó là những vần thơ thể hiện tâm trạng nhớ nhung về vùng đất mà ta đã từng sinh ra và lớn lên với biết bao kỷ niệm. Cũng chỉ vì cuộc sống, vì tương lai nên mới phải xa nơi "chôn nhau cắt rốn" này..
    Bài thơ xa quê

    CHÀNG TRAI XA XỨ

    Tác giả: Kim Thanh Lâm
    Ơi những chàng trai nước Việt xa xứ
    Gói nỗi buồn cất bước chốn xa quê
    Gắng học giỏi, chăm làm gửi tiền về
    Nuôi cha mẹ, gia đình trong nổi nhớ
    Mối tình đầu, anh xin đành khất nợ
    Đêm hằng đêm vẫn thấy em trong mơ
    Đôi vai run con tim hoen ố mờ
    Bao nhọc nhằn, vết hằn in trên trán
    Nỗí nhớ nhà, nhớ quê buồn tản mạn
    Tấm hình em, anh chôn chặt vào tim
    Nụ cười tươi ... như vạn mũi châm kim
    Anh đành lòng... buông em cho kẻ khác
    Hỡi các chàng trai nước Việt phiêu bạt
    Hãy đứng lên dũng cảm ngẩng cao đầu
    Đừng gục ngã khi tình đang đớn đau
    Người tương lai mới thật là yêu dấu..!
    Bài thơ viết về người sắp phải xa quê

    CHIỀU NHỚ

    Tác giả: Chưa rõ
    Chân trời đổi sắc gọi hoàng hôn
    Lữ khách buồn vương ảo não hồn
    Buốt dạ mây bay sầu viễn xứ
    Se lòng gió lặng thảm hoài chôn
    Bầy chim mỏi cánh tìm hồ hởi
    Lũ dế kêu vang kiếm dập dồn
    Vọng mãi miền quê chiều trải nắng
    Xa rồi vẫn nhớ cảnh làng thôn




    Những bài thơ viết về nỗi nhớ quê hương của người xa xứ

    XA XỨ

    Tác giả: Hoàng Trọng Lợi
    Phận nghèo nên phải đi xa
    Kiếm cơm kiếm áo cho con ta xài
    Lang thang xa xứ lạc loài
    Lai lưng làm lụng với hai tay trần
    Sáng trưa chiều tối cơm phần
    Được đem đóng hộp ăn dần qua loa
    Tính ra trong tháng chi tiêu
    Làm sao gửi được nhiều nhiều về quê
    Thế nên mải miết thêm giờ
    Tăng ca hết cỡ hết giờ thêm lương
    Kẻo không rỗi rãi lại thương
    Đàn con nhỏ dại phương xa quê nhà
    Vài năm ta sẽ về mà
    Ta lại xây nhà to nhất làng ta
    Cả làng trầm trồ xuýt xoa
    Nhà thằng cu tý kiều xa mới về.
    Bài thơ nhớ về quê hương của người xa xứ

    TÌNH VIỄN XỨ

    Tác giả: Thuy Hao Dang
    Bên kia đại dương là là quê hương yêu dấu
    Đông năm nay tuyết nơi này như phủ hơn nhiều
    Đã bao đông nơi miền đất hứa có lắm nhiêu khê
    Người viễn xứ trái tim như nhỏ lệ
    mỗi bước xa quê lòng đầy nổi nhớ
    tiếng nấc tự tình trầm tư trăn trở
    tiếng tơ lòng chẳng thể nối tình thâm
    Không cùng sắc tộc chuyện tình rối rắm
    ngẫm trắng sự đời chẳng chút đắn đo
    ngoảnh tơ vương khi vầng trăng không tỏ
    tự vấn lòng ta trở về tắm ao ta
    Thôi thì ta đoan chính một mình băng giá
    Ôm con nhỏ lệ mỗi khi Đông về
    1. TIỄN MỘT NGƯỜI ĐI
      Mai đi rồi về phương trời xứ lạ
      Ta ngậm ngùi đưa tiễn bước chân nhau
      Câu từ tạ nghe đau nhói dâng trào
      Lời yêu đó lùi sâu vào ký ức.
      Rồi mai này nơi phương trời xa khuất
      Vẫn đợi chờ hình bóng ấy không phai
      Đời là thế như một khúc sông dài
      Tan rồi hợp như nước ròng nước lớn.
      (Trần Bảo Đông)
    2. NỖI LÒNG XA XỨ
      Vì nghèo nên mới phải tha phương
      Tạm lánh miền quê đến phố phường
      Sáng sớm lo làm nơi xứ lạ
      Khuya về nghĩ tới chốn thân thương
      Đường đời khó nhọc, thân mòn mỏi
      Nỗi nhớ khôn nguôi, dạ chán chường.
      Mỗi lúc hoàng hôn, lòng trống trải
      Sương chiều cứ ngỡ khói quê hương.
      (Trọn Kiếp Đơn Côi)
    3. NỖI BUỒN XA XỨ
      Bao năm xuôi ngược giữa dòng
      Rời làng xa xứ mênh mông biển người
      Bờ môi tắt lịm nụ cười
      Nổi buồn vây kính tâm tư tháng ngày
      Đâu còn những giấc ngủ say
      Trưa hè nắng nóng những ngày thu sang
      Đông về dạ thấy bất an
      Thương cha nhớ mẹ thuốc than từng ngay
      Nhớ sao dáng mẹ con gầy
      Bát canh mẹ nấu những ngày bên nhau
      Thương cha mưa nắng dãi dầu
      Lưng còng áo vải bạc màu gió sưong
      Phận nghèo con phải tha phuong
      Đêm ngày khắc khoải nhớ thương quê nhà
      Mong sao ngày tháng dần qua
      Cho con về lại mái nhà thân thương
      Không còn kiếp sống tha phương
      Bên cha bên mẹ tình thương đong đây
      Cho con một giâc ngủ say
      Quên bao khó nhoc,thang ngày quạnh hiu
      Nổi lòng chỉ có bấy nhiêu
      Bao năm xa xứ bấy nhiêu năm buồn...!
      (Tìm Về Hạnh Phúc)
    4. XA QUÊ
      Xa quê chẳng phải là không về
      Bao năm biền biệt đâu ly quê
      Tha hương cầu thực giờ bóng xế
      Chưa về không phải là mất quê.

      Gốc gác tổ tiên nắm đất hồng
      Dòng máu lưu chảy cuồn cuộn sông
      Cố nhân đất khách sầu viễn xứ
      Cố hương nhắc nhớ ở trong lòng.

      Mười năm, một đời rồi chẳng xong
      Cuối nẻo hoàng hôn cũng ngược dòng
      Xương tàn ta gửi lòng đất mẹ
      Đâu thể gọi là mất tổ tông.

      Cổ tích cha ông dòng máu nóng
      Không về không thể là mất dòng
      Lìa quê đâu phải là ly biệt
      Quê cha đất tổ năm tháng trông.
      (Hoàng Thanh Tâm)
      * người ta hay nói câu "xa quê..mất gốc" thật là buồn vì những câu nói vô tâm
    5. NHỚ QUÊ
      Mười lăm năm sống xa nhà
      Nhưng con vẫn nhớ vị trà quê hương
      Nhớ con đường đá đầy rơm
      Bụi tre đầu ngõ con mương cuối làng
      Nhớ hôm con xắp xa nhà
      Mẹ cha căn dặn như là lên ba
      Chiều "thanh" mưa đổ sân ga
      Tiễn con ..cha mẹ ..lệ sa má gầy
      Cầm tay cha mẹ..giây..này
      Nghẹn ngào nước mắt con đầy vai cha
      Tàu đi trong tiết tháng ba
      Đưa con vào phía trời xa...dặm trường
      Buổi đầu trên đất bình dương
      Lạc bàn chân đất...trên đường phồn hoa
      Năm canh .,.nhớ cảnh... quê nhà
      Nuốt lệ trong dạ quết là vững tâm
      Thời gian lặng lẽ âm thầm
      Giật mình nhìn lại đã gần bốn mươi
      Vẫn y nguyên thủa đôi mươi
      Vẫn thường ngèn nghẹn nhớ nơi quê nghèo .
      ......lungnguyen.......
      "Chiều thanh"là chiều Thanh Hóa
    6. Nguyễn Hoàng
      Chiều nay khói thuốc vẫn bay,
      Hoàng hôn vơi nắng những ngày buồn hiu.
      Thương quê nhà,nhớ mẹ yêu,
      Biết bao kí ức lắm điều khó phai.
      Đôi mươi tuổi chưa hẳn dài
      Lo chi cuộc sống ngày mai thế nào/
      Hít hơi thuốc lòng nao nao,
      Giật mình tỉnh lại ngày nào còn đâu?
      Thở hơi dài,sầu thêm sầu,
      Khói bay trên những mái đầu pha sương.
      Cười cho nhân nghĩa đời thường,
      Cười mình ngạo nghễ bốn phương là nhà.
      Nhếch môi cười vẫn là ta,
      Thì thầm số phận,vân là hư không...
      Ai như ta?chẳng bận lòng,
      Chiều tàn,hơi thuốc còn trong tâm hồn...
    7. QUÊ NGHÈO
      Quê tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
      Ruộng bạc màu nuôi lớn bước chân cha
      Lang thang bờ ruộng bầy bê nhỏ bé
      Theo chân mẹ rong rủi suốt chiều hè
      Đàn trâu kia gọi hoàng hôn buông xuống
      Gió thổi vi vu nghe tiếng ầu ơ
      Giọt mồ hôi cha thấm vào hạt gạo
      Nước mắt của mẹ phơi lấm trời cao
      Cánh cò lượn cánh bao lần xa xứ
      Gắn nỗi buồn với những nỗi ưu tư
      Quê tuy nghèo nhưng đầy hạnh phúc lắm
      Tình người mãnh liệt giữa cuộc sống quê...
      Ken Tri:7/11/2014
    8. NHỚ QUÊ HƯƠNG
      Mai về thăm lại quê hương
      Thăm con đường nhỏ thăm vườn cây xanh
      Thăm cầu tre bắt gập ghềnh
      Bóng soi mặt nước dòng kênh bềnh bồng
      Thăm đồng lúa chín trĩu bông
      Hương thơm đất mới, say nồng mỗi trưa
      Thăm đò ai chở nắng mưa
      Trên sông con nước bao mùa đầy vơi
      Thăm hồ gợn sóng cá bơi
      Lung linh sung tím rạc rời bèo trôi
      Thăm làn khói bếp chơi vơi
      Đàn cò cánh bạc da trời xanh lơ
      Về nghe câu hát ầu ơ
      Mẹ ru con ngủ ngẩn ngơ trăng mềm
      Về nghe tiếng võng đưa êm
      Bà nằm kể chuyện cô tiên thuở nào
      Về nghe em nhỏ xôn xao
      Nô đùa dưới bóng hàng câu sớm chiều
      Về nghe giọng nói người yêu
      Dịu dàng thôn nữ ngồi thêu bên đèn
      Về nghe bè bạn thân quen
      Hát hò đối đáp vang lên khắp làng
      Mai về thăm lại quê hương
      Cho lòng trút cạn nỗi buồn tha hương.
      (Tấn Bảo Huỳnh)
    9. BÀI THƠ VỀ NGƯỜI XA XỨ
      Hoàn cảnh khó khăn đẩy đưa
      Tạm biệt quê nhỏ, người xưa lên đường
      Chân bùn, gian khó cố hương
      Nhìn miền đất mới, phố phường đông vui
      Đến rồi ta mới ngậm ngùi
      Phòng trọ chật hẹp, đi lui khó vào
      Nước mắt em cứ tuôn trào
      Vì thương nhớ mẹ, nôn nao cõi lòng
      Cuộc sống bao nỗi trông mong
      Kiếm được chút tiền yên lòng mẹ yêu
      Ở nhà các em nhớ nhiều
      Bao nhiêu nụ cười chị yêu lắm nghen!
      Đất khách ai đến mà xem
      Tiền lương chút ít, em đem chi nhiều
      Tiền phòng,tiền nước bao nhiêu
      Đầu sau cấu véo chi tiêu e dè
      Tha phương em nhớ tới mẹ
      Các em còn nhỏ, lên nè bữa cơm:
      Mớ rau, đậu hũ, gạo thơm
      Qua ngày tháng tháng, vững hơn nỗi lòng
      Xa xứ ai cũng ngóng trông
      Một ngày trở về, mênh mông nụ cười
      Cuộc đời há cứ trêu ngươi?
      Người ăn không hết, kẻ cười khó khăn!
    10. LY HƯƠNG
      Bỏ lại dòng sông cách bể trời
      Xuân này viễn khách đã tàn chơi
      Giao thừa xứ lạ ai mừng tuổi
      Đón Tết quê người chẳng chúc đời
      Quạnh quẻ hương trầm lan quyện gió
      Âm thầm khói toả nghẹn không lời
      Ly hương thổn thức tình quê Mẹ
      Chạnh nhớ mai đào Tổ Quốc ơi!
      Cư-Nguyễn.
    11. Nguyen Thi Binh Thơ của Nguyễn Thị Bình
      QUÊ NHÀ THƯƠNG NHỚ.
      Nhà tôi ở cuối con đường nhỏ
      Tối tối xe về khua "leng keng..."
      Vườn bên thơm quá cau vừa nở
      Rụng trắng đầu hiên, lóa ánh đèn.

      Tôi nhớ ngôi nhà cạnh đầm sen
      Đêm xuống sương rơi ướt cánh mềm
      Thuyền ai lướt nhẹ bên ngàn lá
      Sóng sánh hương đầy lúc lúc tàn đêm.

      Tôi nhớ tôi thường bước nhẹ êm
      Trên cỏ, chân tôi mát và mềm
      Nơi ấy ven đê tôi đứng đợi
      Người bạn cùng tôi học một trường

      Tuổi thơ lớn lên từ cánh võng
      Có những chiều hè bơi trên sông
      Áo đẫm mồ hôi vai mẹ gánh
      Lúa chín vàng thơm khắp cánh đồng...

      Lớn lên xa xứ ra thành phố
      Nhớ mãi trong lòng con sông xưa
      Hình bóng quê nhà bao thương nhớ
      Khoắc khoải nghe tiếng gà gáy trưa...

    Phân tích bài ca dao Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương


    Phan tich bai ca dao Anh di anh nho que nha – Đề bài: Em hãy viết bài văn phân tích bài ca dao Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương. Bài làm của một học sinh lớp 10 tại Thanh Hóa.

    Bài Anh đi anh nhớ quê nhà vốn là sáng tác của Á Nam Trần Tuấn Khải, một nhà thơ đầu thế kỉ XX; sau này nó được dân gian hóa mà thành ca dao. Cả bài chi vẻn vẹn bốn câu, lời lẽ giản dị, dễ hiểu. Thế nhưng trong thực tế đã có  ít nhất hai cách hiểu khác nhau và cả hai cách đều có lí. Cách hiểu thứ nhất nhấn mạnh vào nỗi nhớ quê nhà và coi chủ để chính của bài là tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương. Cách hiểu thứ hai nhấn mạnh vào nỗi nhớ người yêu và coi chủ đề chính của bài ca dao là tình yêu đôi lứa.

    Về cách hiểu thứ nhất:

    Người đi xa bày tò tình cảm của mình : dẫu sống nơi đất khách quê người nhưng lòng luôn hướng về quê nhà. Nhớ quê nhà là nhớ những gì đã trở thành quen thuộc trong kỉ niệm. Cuộc sống ở quê nhà dù nghèo khó nhưng ấm áp nghĩa tình. Quê hương càng trở nên đáng yêu, đáng nhớ gấp bội trong tâm tưởng người phải sống xa quê.

    Trước hết, bài ca dao là tiếng hát tâm tình tha thiết đối với quê hương của người lao động:

    Anh đi anh nhớ quê nhà,
    Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương,
    Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
    Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

    Bài ca dao mở đẩu bằng đại từ Anh, lấy Anh làm chủ thể. Tất cả ý tình tập trung vào đó: anh xa nhà và anh nhớ quê nhà.

    anh di anh nho que nha nho canh dau muong nho ca dam tuong
    Quê nhà không chỉ đơn giản là quê và nhà mà nó còn mang ý nghĩa rộng lớn hơn nhiều. Trong mỗi chúng ta đều mang nặng tình quê, bởi vậy khi đi xa, nỗi nhớ càng thiết tha, sâu nặng:

    Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

    Đây là nét cụ thể đầu tiên của nỗi nhớ quê nhà. Cà dầm tương ăn với canh rau muống nấu với ít tôm hay với cua đồng là món ăn thanh đạm của nhà nghèo, rất quen thuộc đối với người nông dân đồng bằng Bắc Bộ. Xa quê, khi nhớ tới mùi vị của những món ăn quê hương, lòng người xao xuyến biết bao và ước mong được trở về sum họp với gia đình lại càng da diết. Quê nhà với muôn ngàn cái tưởng như tầm thường: cây đa, bến nước, con đò, giậu mùng tơi xanh rờn, hoa cải vàng rung rinh trong gió xuân hây hẩy, tiếng sáo diều vi vu ngân nga lúc chiều hè, hương lúa chín nồng nàn khi mùa tới… khiến người ta thương nhớ khôn nguôi.

    Hai câu thơ trên gợi ra một nỗi nhớ quê nhà mộc mạc, dân dã mà đằm thắm, khó phai. Hai câu thơ tiếp theo là nỗi nhớ con người gắn bó với quê hương ấy:

    Nhớ ai dải nắng dầm sương,
    Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

    Cuộc sống của nông dân ta hàng ngàn đời nay gắn liền với công việc dãi nắng dầm sương, vất vả cực nhọc trăm bể. Nắng sương thật sự thấm đượm những cuộc đời nghèo khổ nơi thôn dã. Ông bà, cha mẹ ta tắm sương gội nắng để kiếm cho ta miếng cơm manh áo, để tạo cho ta thể xác, tâm hồn. Quê hương ấy, con người ấy hỏi làm sao khi xa cách ta không thương, không nhớ?!

    Đại từ phiếm chỉ ai trong câu thứ 3 có thể là kẻ này người nọ nhưng tất nhiên phải có quan hệ thân thiết với người đi xa. Còn ai trong câu thứ 4 thì rõ ràng là cô gái anh yêu. Chàng trai xa quê nhớ hình ảnh của người yêu trong cảnh lao động quen thuộc: tát nước bên đường vào một sớm, một chiều hay một đêm trăng thanh nào đó… Tất cả kỉ niệm về quê nhà sống dậy, kết thành một nỗi nhớ mênh mông, sâu nặng.

    Về cách hiểu thứ hai:

    Nếu ta coi đại từ phiếm chỉ ai trong hai câu cuối của bài ca dao là người bạn tình của chàng trai thì nỗi nhở quê nhà gắn liền với nỗi nhớ người yêu. Cả hai nỗi nhớ đều chân thực, thiết tha. Đó là nội dung mà bài ca dao muốn bày tỏ.

    Và nếu coi bài thơ là lời tâm sự trước lúc đi xa của chàng trai với cô gái thì có một điểm đặc biệt đáng chú ý nữa là chàng trai chưa đi xa mà đã nhớ. Dường như cô gái cũng thiết tha muốn biết khi xa quê, chàng trai sẽ nhớ những gì và nhớ những ai? Bốn câu ca dao với năm từ nhớ liên tiếp khiến cho chàng trai vừa giãi bày được lòng mình, vừa đáp ứng nhu cầu của lòng bạn.

    Anh đi anh nhớ quê nhà

    Ở câu thứ nhất, nỗi nhớ còn chung chung chưa cụ thể, nhưng cô gái cũng đã yên tâm và chứa chan hi vọng vì chàng trai xưng Anh rất ngọt ngào, thân thiết. Vả lại khi đi xa, chắc chắn chàng trai sẽ rất nhớ quê nhà, vì ở đó có cô gái mà anh thầm yêu trộm nhớ.

    Đến câu thứ hai: Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương thì chàng trai đã cụ thể hóa nỗi nhớ quê nhà một cách rất tự nhiên. Canh rau muống, cà dầm tương là những món ăn quen thuộc, mấy ai xa quê mà không thèm, không nhớ? Nhưng nhớ quê nhà không lẽ chỉ nhớ có thế thôi ư? Cô gái dõi theo chàng trai rồi hồi hộp lắng nghe và chờ đợi.

    Sang câu thứ ba: Nhớ ai dãi nắng dầm sương, thì cô gái không thể không liên tưởng đến mình, nhưng chưa thể khẳng định chắc chắn, vì ở quê nhà có bao người dãi nắng dầm sương, chứ đâu phải riêng cô?

    Cách nói của chàng trai như vậy là vừa kín, vừa hở. Chàng trai dường như vừa thăm dò phản ứng của đối tượng, vừa kìm nén những cảm xúc chất chứa trong lòng mình. Chi đến khi cảm thấy cô gái đã thuận tình, thuận ý, chàng trai mới dám thổ lộ một cách ý nhị và tình tứ:

    Nhở ai tát nước bên đường hôm nao.

    Chàng trai bày tỏ tình yêu với người bạn gái. Đôi trai gái đã để ý đến nhau từ lâu nhưng chưa một lần thổ lộ. Tình yêu của họ đang ở thuở ban đầu ngượng ngùng khó nói. Giờ đây khi sắp xa quê, chàng trai mới mạnh dạn gặp cô gái để giãi bày tâm sự. Cách diễn đạt nỗi nhớ từ xa tới gần, từ chung đến riêng: Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhở canh rau muống nhớ cà dầm tương; từ phiếm chi đến xác định: Nhở ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Đến đây thì cả ý lẫn tình đều rõ. Ai kia chính là người thôn nữ siêng năng, thuần hậu, góp phần cùng bao người làm nên cuộc sống thanh bình của chốn quê nhà. Nếu anh xa quê, thì người mà anh nhớ nhất sẽ là em – bởi em là hóa thân của quê hương yêu dấu.

    Tuy cuộc trò chuyện nhằm bày tỏ tình yêu nhưng chàng trai đã tránh không đụng chạm đến một từ yêu, thương nào mà tất cả những cảm xúc yêu thương đều dồn nén vào một từ Nhớ. Từ Nhớ được nhắc đi nhắc lại đến năm lần, mỗi lần một cung bậc, một nội dung khác nhau và càng về sau càng cụ thể hơn da diết hơn.

    Trong ca dao, nhất là ca dao tỏ tình, việc mượn cái này để nói cái kia mượn nhớ nói yêu, mượn giận nói thương đã trở thành quen thuộc. Mỗi cách hiểu như đã trình bày và phân tích ở trên đều có chỗ hợp lí và cái hay riêng của nỏ.

    Bài Anh đi anh nhớ quê nhả là bài ca về tình yêu quê hương, xứ sở. Yêu quê hương là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người : Quê hương nếu ai không nhớ, Sẽ không lởn nổi thành người (Đỗ Trung Quân). Mỗi người chúng ta đều có một quê hương, nhưng trong thời đại mới, ý nghĩa của hai tiếng quê hương đã được mở rộng hơn nhiều: trên khắp mọi miền đất nước, ở đâu có cuộc sống nghĩa tình, ở đó là quê hương. Cho nên bài ca dao trên muôn đời vẫn là cung đàn dịu ngọt của mọi tấm lòng thiết tha gắn bó với quê hương, xứ sở.
     

    Theo: Thái Bảo

    Vũ Bằng - Đau đáu nỗi nhớ quê

    Thứ Sáu, 20/11/2015, 01:32 [GMT+7]
     
    Nhà văn tài hoa Vũ Bằng không chỉ là chiến sĩ quân báo trung thành của cách mạng, tác giả Thương nhớ mười hai nổi tiếng còn là nhà văn trọn đời nặng tình với đất nước, quê hương… 
    Chịu nhiều tiếng oan
    Khó có thể kể hết những hi sinh thầm lặng của Vũ Bằng đối với cách mạng. Đó là những hi sinh quá lớn đối với một người tự nguyện đánh đổi danh dự, sự nghiệp, hạnh phúc riêng tư của mình để hoàn thành kì được những nhiệm vụ mà cách mạng giao cho.
    Năm 1948, sau một thời gian tản cư ra vùng kháng chiến, chấp nhận mang tiếng là nhà văn tiểu tư sản, Vũ Bằng lặng lẽ trở về Hà Nội hoạt động trong mạng lưới tình báo của cách mạng. Trong thời gian này, bạn bè, nhất là các nhà văn đồng nghiệp hầu như đều hiểu nhầm Vũ Bằng “phản bội”. Nhiều người cho rằng, Vũ Bằng chính là nguyên mẫu của hình tượng Hoàng, một nhà văn tiểu tư sản xa rời quần chúng trong truyện ngắn Đôi mắt của Nam Cao. Đó là lần Vũ Bằng chịu oan khuất thứ nhất.
    Năm 1954, nhận nhiệm vụ mới, để lại vợ và con trai ở Hà Nội, Vũ Bằng lặng lẽ vượt tuyến vào miền Nam tiếp tục làm làm nhiệm vụ tình báo tại Sài Gòn cho đến ngày cách mạng thành công. Trong thời gian này, do mất liên lạc, Vũ Bằng bị hiểu nhầm là người “quay lưng lại với kháng chiến”, “di cư vào Nam theo giặc”. Đây là lần thứ hai Vũ Bằng chịu tiếng oan. So với lần thứ nhất, lần thứ hai này đau đớn, bi kịch hơn bội lần. Bởi cho đến khi nhắm mắt lìa đời, tác giả có những đóng góp to lớn cho cách mạng và văn học Việt Nam vẫn không được thừa nhận là nhà văn, không được trả lại danh dự, phải chịu cảnh ghẻ lạnh của mọi người, chết đi trong uất ức.
    Có thể nói, Vũ Bằng là nhà văn trọn đời hi sinh lặng thầm cho quê hương, đất nước. Ông âm thầm chịu đựng mọi tiếng xấu để hoàn thành nhiệm vụ được giao, đánh đổi danh dự và hạnh phúc cá nhân cho thành công của cách mạng. Năm 2000, Vũ Bằng được xác nhận là chiến sĩ quân báo, năm 2007, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Âu đó cũng là sự an ủi phần nào đối với những năm tháng dài tủi hận của nhà văn lúc sinh thời.        
    Những trang văn thấm đẫm tình quê
    Vũ Bằng (1913-1984) tên thật Vũ Đăng Bằng, thuộc dòng họ Vũ Hồn, quê gốc Hải Dương, sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, là một trong những nhà văn, nhà báo lớn ở thế kỷ XX, tác giả của những tùy bút, những trang văn thấm đẫm tình yêu đất nước, quê hương.
    Vũ Bằng xa quê vào Nam từ năm 1954, cho đến lúc qua đời vẫn chưa một lần được trở về. Đặc biệt trong những ngày bị xa lánh, hiểu nhầm tại miền Nam, bao nỗi niềm thương nhớ chỉ còn biết gởi vào trang văn, Vũ Bằng đã viết nên những tác phẩm cảm động về tình quê.
    Đọc Vũ Bằng, không khó để nhận ra những trang văn tài hoa, nồng nàn cảm xúc. Đặc biệt, đằng sau những trang viết ấy là nỗi nhớ thương dằng dặc trong mấy chục năm trời tại miền Nam nhà văn gởi về cố hương. Ở đó, từng cảnh vật thiên nhiên, từng nét văn hóa ẩm thực đặc trưng, từng vẻ đẹp tính cách con người xứ Bắc đều được Vũ Bằng miêu tả bằng tất cả tấm lòng thương nhớ, yêu quý, nâng niu.
    Cố hương hiện lên trong những trang văn Vũ Bằng với tất cả những vẻ đẹp lung linh nhất. Trong Miếng ngon Hà Nội, Vũ Bằng nâng những đặc sản của đất Hà thành từ cái ăn lên phạm trù cái đẹp mà ở đó, từng món ăn đều mang trong mình những tinh hoa văn hóa của xứ kinh kì cùng nỗi nhớ da diết mà nhà văn gởi gắm. Đặc biệt, với Thương nhớ mười hai, quê hương Bắc Việt được khắc họa thành một trong những hình tượng quê hương xứ sở đẹp nhất trong văn học Việt Nam. Ngoài phần Tự ngôn đầu sách và phần cuối viết về ngày tết, tác phẩm được kết cấu thành 12, viết về mười hai tháng với những đặc trưng của đất và người xứ bắc: trăng non rét ngọt, hoa đào, rét nàng Bân, nhãn Hưng Yên, ngày rằm xá tội vong nhân, mùa thu xứ bắc, gạo mới chim ngói, gió bấc mưa phùn,… Thông qua hình thức tâm tình cùng vợ, nhà văn gửi vào đó biết bao nỗi nhớ quê nhà. Thương nhớ mười hai xứng đáng được xem là kiệt tác của thể loại tùy bút, một trong những tác phẩm viết về quê hương đất nước hay nhất của văn học nước ta.
    Nặng lòng với quê hương, trong hoàn cảnh cách xa biền biệt, Vũ Bằng chỉ còn biết gửi tấm lòng quê vào tiếng nói dân tộc đậm phương ngữ Bắc bộ. Ông nâng niu từng vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ, trân trọng những “đặc sản” của lời quê. Tác phẩm của ông bên cạnh những trang văn tài hoa, giàu chất thơ và nhạc, còn là những trang viết đậm phong cách phương ngữ xứ Bắc. Điều này nói lên phần nào tấm lòng quê lúc nào cũng đau đáu ở con người trọn đời nặng nợ tình quê.
    NGUYỄN THỤY ĐỒNG

    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    NGẬM SẦU (ĐL)

    MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

    MỌC CÁNH