DU LỊCH KHÔNG TỐN TIỀN 28
(ĐC sưu tầm trên NET)
Ireland (phát âm tiếng Việt: Ai-len; tiếng Gaelic: Éire) là một quốc gia nằm tại phía tây bắc châu Âu. Ireland chiếm khoảng 5/6 phía nam diện tích của đảo Ireland. Nước này giáp với Bắc Ireland (thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland) về phía bắc, giáp với Đại Tây Dương về phía tây và phía nam, giáp với biển Ireland về phía đông. Có vị trí chiến lược án ngữ các đường biển và đường hàng không chủ yếu giữa Bắc Mỹ và Bắc Âu.
Ireland là một quốc đảo nằm ở phía tây bắc châu Âu, phía tây đảo Anh. Đất nước này có địa hình tương đối bằng phẳng theo hình lòng chảo. Vùng trung tâm Ireland chủ yếu là đồng bằng với nhiều sông và hồ lớn, trong đó con sông dài nhất là sông Shannon chảy qua các hồ Lough Ree và Lough Derg. Các dãy núi cao tập trung ngoài bờ biển trong đó ngọn núi cao nhất là đỉnh Carrantouhill, cao 1040 m. Miền trung tâm và miền đông là nơi tập trung nhiều đồng bằng đất đai màu mỡ. Hòn đảo Ai-len còn gọi là hòn đảo ngọc lục bảo bởi vùng đồng quê xanh tươi tuyệt đẹp, kết quả của những lớp đá vôi bên dưới cùng những trận mưa thường xuyên và những màn sương mù.
Ireland là một vùng đất có lịch sử và văn hóa lâu đời tại châu Âu. Tổ tiên của người Ireland ngày nay là người Celt, và ngôn ngữ bản địa của người Ireland là tiếng Gaelic. Sau đó trong một thời gian dài, Ireland là thuộc địa của Anh. Năm 1921, nhân dân Ireland nổi dậy khởi nghĩa và giành được độc lập. Tuy nhiên chỉ có 5/6 hòn đảo Ireland trở thành nước Ireland, một phần nhỏ còn lại ở phía bắc hòn đảo nay là Bắc Ireland, một thành viên của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.
Từ vị trí một trong những quốc gia nghèo nhất Tây Âu, Ireland hiện nay đã là một quốc gia phát triển. Năm 1973, Ireland trở thành một thành viên của Liên minh Châu Âu . Ireland là một trong những quốc gia có điều kiện sống tốt nhất thế giới khi nước này xếp thứ 5 toàn cầu về chỉ số phát triển con người. Đất nước Ireland ngày nay nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hóa lâu đời và là nơi khai sinh của nhiều nhà văn, nghệ sĩ lớn trên thế giới.
Người dân Ireland sử dụng 2 ngôn ngữ chính là tiếng Ailen Gaclic và tiếng Anh. Do sự thống trị của nước Anh trong thời gian dài nên tiếng Anh được phổ cập rộng rãi trong cư dân Ailen hơn cả tiếng Ailen Gaclic. Tiếng Anh và tiếng Ireland Gaclic được dạy bắt buộc trong trường phổ thông. Tất cả các cáo thị, ký hiệu đường đi, ấn phẩm, báo chí đều dùng 2 thứ tiếng để in ấn. Nhà nước đang ra sức phục hồi tiếng Ireland nhưng do sự thu hút và tính thực dụng của tiếng Anh nên công cuộc này không được thuận lợi.
Mặc dù ban đầu được chính phủ Anh Quốc chấp thuận, song tên gọi Ireland trở thành một nguồn gây tranh chấp giữa hai chính phủ Anh Quốc và Ireland. Những lo ngại này phát sinh do một bộ phận của đảo Ireland thuộc về Anh Quốc và do đó chính phủ Anh Quốc nhận định rằng tên gọi là không thích hợp. Trong một vụ tố tụng vào năm 1989, một đa số trong Tòa án Tối cao Ireland biểu thị quan điểm rằng nhà cầm quyền Ireland không cần phải thi hành trát dẫn độ khi nó đề cập đến quốc gia bằng một tên gọi khác ngoài Ireland (trong trường hợp này các trát đã sử dụng tên gọi Éire). Là một phần trong Hiệp định Thứ sáu Tốt lành 1998, chính phủ Ireland từ bỏ yêu sách quyền tài phán với toàn đảo Ireland. Sau hiệp định, Anh Quốc chấp thuận và sử dụng tên gọi Ireland.
Các thuật ngữ Republic of Ireland, the Republic, Southern Ireland hay the South thường được sử dụng khi cần thiết phải phân biệt quốc gia này với đảo hoặc khi thảo luận về Bắc Ireland (the North). Nhiều người Ireland theo chủ nghĩa cộng hòa, và những người khác phản đối phân chia đảo, tránh gọi là quốc gia là Ireland. Họ cho rằng điều đó củng cố phân chia và thúc đẩy nhận thức rằng 'Ireland' và 'tính chất Ireland' bị giới hạn trong nước cộng hòa. Thay vào đó, họ thường gọi quốc gia là "26 hạt" (còn Bắc Ireland là Sáu hạt) hoặc đôi khi là Quốc gia Tự do (ám chỉ quốc gia trước 1937)
Trong hai thế kỉ 6 và thế kỉ 7, Ireland chứng kiến sự phát triển rộng lớn của cả hai lãnh vực văn hóa và tôn giáo. Đầu thế kỉ 8, người Scandinavia bắt đầu xâm chiếm Ireland và cuộc bành trướng này bị Brian Boru chặn đứng năm 1014.
Năm 1171, cuộc xâm chiếm của người Anglo-Saxon và người Norman châm ngòi cho cuộc tranh chấp và bất ổn kéo dài gần 800 năm giữa Vương quốc Anh và Ireland. Năm 1175, Quốc vương Henry II của Anh áp đặt vương quyền lên lãnh thổ Ireland.
Năm 1542, Quốc vương Henry VIII tuyên bố trở thành "Quốc vương Ireland". Cuộc cải cách tôn giáo đã gây nên các cuộc nổi dậy của người Ireland phần lớn theo Công giáo Rôma.
Để trừng phạt cuộc nổi dậy của người Ireland, Henry VIII đã tịch thu đất đai của người Ireland và phân phát cho những người Anh theo đạo Tin Lành. Việc trưng thu đất đai tiếp tục diễn ra dưới triều đại Richard III của Anh và Elizabeth I của Anh. Trong hai thế kỉ 17 và 18, người Ireland dựa vào các đối thủ của Anh là Tây Ban Nha và Pháp để tổ chức các cuộc nổi dậy. Năm 1649, Oliver Cromwell tiến hành cuộc đàn áp đẫm máu chống lại người Ireland ủng hộ hoàng tộc Stuart. Năm 1690, người Ireland ủng hộ nhà vua James II của Anh bị quân đội của Quốc vương William III của Anh đánh bại trong trận Boyne. Từ đó, Ireland hoàn toàn bị giới quý tộc Anh cai trị. Sau cuộc nổi dậy bất thành năm 1798, Ireland bị sáp nhập vào lãnh thổ vương quốc Anh. Năm 1800, chính phủ Anh bỏ phiếu thông qua Đạo luật Liên hiệp và Thủ tướng Pitt tuyên bố thành lập Liên hiệp Vương quốc Great Britain và Ireland. Quốc hội Ireland bị giải tán. Nạn đói (1846- 1849) đã hoành hành khắp nơi trên đảo khiến cho khoảng 1 500.000 người chết và 1.000.000 người đã di cư.
Năm 1902, Michael Collins thành lập đảng Sinn Fein với mục đích đấu tranh đòi quyền độc lập. Năm 1916, những người theo chủ nghĩa quốc gia cực đoan nổi dậy vào dịp lễ Phục sinh ở Dublin nhưng bị đàn áp dã man. Năm 1918, đảng Sinn Fein, dưới sự dẫn dắt của Eamon De Valera, đã thắng cử và đảng này tuyên bố độc lập năm 1919. Hiệp ước London (1921) thừa nhận sự ra đời của Nhà nước Tự do Ireland, nhưng vùng Bắc Ireland (Ulster), nơi có đa số những người theo đạo Tin Lành, vẫn thuộc phần lãnh thổ vương quốc Great Britain. Năm 1922, cuộc nội chiến giữa chính quyền lâm thời với những người phản đối sự phân chia lãnh thổ Ireland bùng nổ. Hiến pháp mới được thông qua, Ireland đổi tên là Eire (năm 1937) và trở thành Cộng hòa Ireland (năm 1948)
Từ năm 1969, Ireland phải đương đầu với vấn đề Ulster trong đó có những quan tâm về những yêu sách của người Công giáo ở Belfast và sự thống nhất Ireland. Ireland không tán thành chủ nghĩa khủng bố của Quân đội Cộng hòa Ireland (IRA). Ireland gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu năm 1973. Năm 1985, Dublin và London kí kết một hiệp ước về vấn đề Bắc Ireland.
Năm 1990, bà Mary Robinson đắc cử chức vụ Tổng thống. Năm 1994, Lực lượng IRA công bố lệnh ngừng bắn toàn diện sau khi cả hai chính quyền London và Dublin đề nghị tổ chức Sinn Fein tiến hành đàm phán. Tiến trình hòa bình trở nên bấp bênh sau khi các cuộc đàm phán thất bại và lực lượng IRA lại tiến hành các cuộc mưu sát năm 1996. Sau khi lên cầm quyền (từ năm 1997), Thủ tướng Anh Tony Blair tiến hành các cuộc đàm phán mới. Năm 1998, người Tin Lành và người Công giáo đã kí kết một hiệp định được thông qua bởi cuộc trưng cầu ý dân ở cả hai miền Ireland. Cuộc bầu cử quốc hội bán tự trị của Bắc Ireland (Ulster) đã diễn ra. Chức Thủ tướng thuộc về một người Tin lành, David Trimble. Tuy nhiên, Trimble này đã phải từ chức vào cuối năm 2000 vì không thể thực hiện được việc giải trừ vũ khí của lực lượng IRA
Thượng viện có ít quyền lực, chỉ có thể lùi thời gian thông qua các luật chứ không thể phủ quyết các dự luật. Tỷ lệ số thượng nghị sỹ phản ánh tỷ lệ thắng cử của các đảng tại bầu cử Hạ viện.
Hạ viện (Dail Eireann): có 166 hạ nghị sĩ, được bầu từ 41 đơn vị bầu cử (12 đơn vị bầu 3, 15 đơn vị bầu 4, 14 đơn vị bầu 5 nghị sỹ), mỗi nghị sỹ đại diện cho 30 nghìn dân hay không quá 1 nghị sỹ cho 20 nghìn dân, nhiệm kỳ 5 năm. Hạ viện là cơ quan lập pháp chủ yếu, bầu Thủ tướng và Chính phủ
Năm 1998, đánh dấu một mốc lớn trong vấn đề giải quyết đụng độ kéo dài ở Bắc Ireland, trong quan hệ Anh - Ireland và trong nội bộ châu Âu: ngày 10 tháng 4 năm 1998 hai chính phủ Anh và Ireland đồng bảo trợ và 8 chính đảng ở Ireland, dưới sự trung gian của Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ George Mitchell đã ký Hiệp định hoà bình Belfast, dần dần đi đến chấm dứt cuộc chiến ở Bắc Ireland. Cuộc trưng cầu dân ý tháng 6 năm 1998 đã bảo đảm Hiệp định trên có hiệu lực thi hành, sau đó đã bầu ra một Nghị viện Bắc Ireland riêng.
Năm 2002, Nghị viện Bắc Ireland đã bị Chính phủ trung ương của Anh ngưng hoạt động, liên quan chủ yếu đến các mâu thuẫn trong nội bộ các đảng trong chính phủ địa phương này, mà mấu chốt là thời hạn IRA giải giáp vũ khí. Tháng 5 năm 2006, Anh ra đạo luật mở đường cho Nghị viện Bắc Ireland hoạt động trở lại. Tháng 5 năm 2007, Nghị viện đã bầu ra chính phủ mới sau 5 năm chịu sự quản lý trực tiếp từ London. Ngày 9 tháng 3 năm 2010, Nghị viện Bắc Ireland thông qua một Hiệp định về việc chấp thuận chuyển giao quyền lực tư pháp và cảnh sát từ London về cho Belfast (giai đoạn cuối cùng của Hiệp định Belfast 1998). Hiệp định này sẽ chấm dứt những mâu thuẫn tại Bắc Ireland trong nhiều thập niên qua.
Lãnh thổ chiếm khoảng 4/5 diện tích đảo cùng tên, các vùng cao nguyên và núi thấp ven biển và vùng đồng bằng trung tâm với nhiều hồ rải rác, các vùng đầm lầy tạo nên địa hình lòng chảo ở đảo quốc này. Dải bờ biển phía tây gập ghềnh, hầu như lồi lõm khắp nơi và có các vịnh sâu. Bờ biển phía đông tương đối bằng phẳng, phía nam có những vũng, vịnh nhỏ Khí hậu: Ôn đới hải dương. Mùa đông ấm áp, mùa hè mát; độ ẩm trong năm không đổi; bầu trời bị mây che phủ khoảng một nửa thời gian trong năm. Nhiệt độ trung bình tháng 1: 5-8 °C, tháng 7: 14-16 °C. Lượng mưa trung bình năm: 700–1500 mm, ở vùng núi: hơn 2000 mm. Tài nguyên thiên nhiên: kẽm, chì, khí tự nhiên, barit, đồng, thạch cao, đá vôi, đôlômít, than bùn, bạc.
Nghiên cứu di truyền cho thấy rằng những người định cư đầu tiên ở đảo quốc này đã di cư từ bán đảo Iberia sau kỷ băng hà. người Celt và văn hóa của nó bắt đầu xuất hiện tại Ireland ngày sau thời đại đồ đồng.
Người di cư từ hai thời đại sau này vẫn còn đại diện cho di sản di
truyền của hầu hết mọi người Ireland. Truyền thống văn hóa Gaelic đã mở
rộng và trở thành nền tảng văn hóa thống trị ở Ireland. Người Ireland
chủ yếu là người gốc Gaelic, với một số cư dân có người gốc Bắc Âu, người Norman, người Anglo-Saxon, người Scotland, người Pháp, và những người có tổ tiên là người xứ Wales.
Dân số của Ireland đứng ở mức 4.588.252 người trong năm 2011, tăng 8,2% kể từ năm 2006. Năm 2011, Ireland có tỷ lệ sinh cao nhất trong Liên minh châu Âu (16 ca sinh trung bình trên 1.000 dân). Năm 2011, 33,7% trẻ sinh ra từ những phụ nữ chưa lập gia đình. Tỷ lệ tăng trưởng dân số hàng năm vượt quá 2% trong giai đoạn 2002-2006, do tỷ lệ tăng tự nhiên và nhập cư. Tỷ lệ này giảm phần nào trong thời gian tiếp theo vào năm 2006 - 2011, tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm là 1,6%. Tại thời điểm điều tra dân số năm 2011, số lượng người dân không mang quốc tịch Ireland đã được ghi nhận là 544.357, chiếm 12% tổng dân số. Năm nhóm người không có quốc tịch lớn nhất là người Ba Lan (122.585), người Anh (112.259), người Lithuania (36.683), người Latvia (20.593) và người Nigeria (17,642).
Từ khi Ireland gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu kinh tế đạt được tốc độ phát triển đáng kể. Nông nghiệp chỉ sử dụng 13% lực lượng lao động, chăn nuôi cung cấp 90% nguồn thu nhập từ nông nghiệp. Công nghiệp phát triển và đa dạng.
Nguồn nhân công rẻ và ưu đãi thuế quan đã thu hút khoảng 1.000 công ty nước ngoài vào đầu tư. Khu chế xuất Shannon và Dublin là hai trung tâm công nghiệp chính. Ireland xuất khẩu các mặt hàng điện, điện tử, hóa học, dược phẩm và nông thực phẩm: Các ngành dịch vụ phát triển. Tháng 1 năm 1999, Ireland phê chuẩn việc sử dụng đồng euro.
Kinh tế Ireland trong những năm gần đây đã chuyển đổi đáng kể từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ tập trung xuất khẩu. Tăng trưởng kinh tế Ireland đạt mức cao bậc nhất thế giới 10% trong giai đoạn 1995-2000 và 7% 2001-2004. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu của châu Âu với mức sống theo đầu người của Ireland chỉ bằng 60% mức trung bình của châu Âu, GDP đầu người của Ireland ngày nay đứng thứ 16 trên thế giới. Do khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, tăng trưởng của Ireland giảm dần và năm 2010 ở mức -1,6%.
Chính sách kinh tế của chính phủ Ireland tập trung vào xuất khẩu và khuyến khích đầu tư nước ngoài đã đem lại sự tăng trưởng vượt bậc cho Ireland trong suốt thập kỷ 90. Ireland xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng chế biến thực phẩm, đồ uống, quần áo, đồ thủ công, hoá chất, dược, máy điện tử, thiết bị thông tin. Ireland gia nhập Liên minh châu Âu năm 2002. Hiện nay có hơn 1000 công ty đa quốc gia hoạt động tại Ireland, hầu hết trong số đó là công ty của Mỹ.
Trong năm 2010, Ireland bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu, chịu khủng hoảng nợ công lớn nhất trong lịch sử, đẩy tỉ lệ thâm hụt ngân sách lên mức cao kỷ lục. Tháng 11 năm 2010, Ireland đã phải chấp nhận gói cứu trợ gần 100 tỉ euro từ các nước Eurozone.
Các sản phẩm công ngiệp chính: dược phẩm, hoá chất, phần cứng và phần mềm máy tính, thực phẩm, rượu bia, thiết bị y tế, hàng dệt may.
Các sản phẩm nông nghiệp chính: thịt bò, sản phẩm bơ sữa, lúa mạch, khoai tây, lúa mì.
Xuất khẩu (ước tính 2011): 118,7 tỷ USD
Các mặt hàng xuất khẩu: thực phẩm, đồ uống, hàng dệt may, máy tính, hoá chất, thuốc chữa bệnh.
Các bạn hàng xuất khẩu (2011): Mỹ (22,3%), Anh (16,2%), Bỉ (15,3%), Đức (7,1%), Pháp (5,7%), Thuỵ Sĩ (4,2%).
Nhập khẩu (ước tính 2011): 68 tỷ USD
Các mặt hàng nhập khẩu: máy móc và thiết bị, xăng dầu và các sản phẩm xăng dầu,...
Các bạn hàng nhập khẩu (2011): Anh (39,8%), Mỹ (13%), Đức (7,8%), Hà Lan (5,8%).
Nợ nước ngoài (30-9-2011): 2,352 nghìn tỷ USD
Tự do tôn giáo được Hiến pháp quy định tại Ireland. Kitô giáo là tôn giáo chiếm ưu thế, với Giáo hội Công giáo Rôma là giáo hội lớn nhất. Trong năm 2006, 86,8% dân số tự nhận mình là Công giáo Rôma, 4,8% Tin Lành hay một giáo phái Kitô giáo khác, 0,8% là người Hồi giáo, và 4,4% là không tôn giáo Theo một nghiên cứu của đại học Georgetown, Ireland một trong những nước có tỷ lệ người dân tham dự Thánh Lễ thường xuyên cao nhất trong thế giới phương Tây
Hai giáo phái Tin Lành lớn nhất là Trưởng lão và Giám lý. Nhập cư đã góp phần vào sự tăng trưởng dân số Ấn Độ giáo và Hồi giáo. Kitô giáo và Hồi giáo là 2 tôn giáo phát triển nhanh nhất, với mức tăng 100% và 70%.
Phật giáo tại Ireland có 8703 Phật tử (0,19% dân số). Uy tín hiện nay của Phật giáo là rất lớn đối với người dân, ngày càng nhiều các Kitô hữu được xác định là sử dụng phương pháp thiền Phật giáo, hình ảnh Đức Phật, nghe các buổi giảng của các nhân vật Phật giáo như Đạt Lai Lạt Ma thứ 14
Sự lây lan của Ấn Độ giáo ngày càng tăng tại Ireland điều tra dân số năm 2011 báo cáo có 10.688 người theo đạo Hindu thường trú tại Ireland, nhiều gấp ba lần so với năm 2000 (khi đó chỉ có 3.099 người theo đạo Hindu đã được ghi nhận)
Có 49.204 tín đồ Hồi giáo (1,07%) ở Ireland như năm 2011. Hồi giáo Ireland có một lịch sử tổ chức lâu dài và phức tạp. Trong tháng 9 năm 2006 Hội đồng Imam Ireland được thành lập. Nó đại diện cho 14 tổ chức Imam khác ở Ireland, của cả người Sunni và Shia. Chủ tịch hiện nay là Imam Hussein Halawa (Giám đốc Trung tâm văn hóa Hồi giáo của Ireland), Phó Chủ tịch Hội đồng là Imam Yahya Al-Hussein; Tiến sĩ Imam Umar Al-Qadri (Hồi giáo Trung tâm Văn hóa Al-Mustafa Dublin), Imam Salem (Nhà thờ Hồi giáo Cork), Khaled Imam (Nhà thờ Hồi giáo Galway) và Imam Ismael Khotwal (Nhà thờ Hồi giáo Blackpits) là một trong những thành viên sáng lập ra Hội đồng này.
Đến
Ireland bạn sẽ không khỏi sửng sốt trước những cảnh đẹp tự nhiên nằm
bên biển Đại Tây Dương đến những thắng cảnh văn hóa ở thành phố Dublin.
Tin liên quan
>>Ireland, nơi đáng để sống nhất trên thế giới
1. Quán rượu Davy Byrnes
Quán
rượu Davy Byrnes nằm trên phố Duke ở thành phố Dublin được đề cập đến
trong kiệt tác Ulysses của tác giả James Joyce. Nó là điểm đến hấp dẫn
khách du lịch từ khắp thế giới tới Dublin. Vì vậy, không có lý do gì khi
đến Ireland mà bạn lại không dừng chân ở quán rượu Davy Byrnes để nhâm
nhi chút bia đen và nếm thử hương vị nổi tiếng ở đây.
2. Nhà hát Abbey
Là
nơi biểu diễn các tác phẩm của những nhà viết kịch như William Butler
Yeats, John Millington Synge và Samuel Beckett, nhà hát Abbey ở Dublin
có thể là kho báu lưu giữ văn hóa văn học Ireland. Khám phá Ireland cũng
đồng nghĩa với việc tìm hiểu văn hóa, nét đẹp truyền thống của đất nước
này.
3. Trường đại học Trinity
Được
thành lập vào thế kỷ thứ 16 bởi nữ hoàng Elizabeth I, trường đại học
Trinity nằm bên bờ phía Nam của dòng sông Liffey ở trung tâm Dublin.
Trường đại học này tự hào với những cựu sinh viên nổi tiếng như Jonathan
Swift, Oscar Wilde và Samuel Beckett. Ngày nay, đây còn là nơi lưu giữ
Cuốn sách kinh thánh Kells, một bản thảo soi rọi suốt một thời Trung Cổ.
Đây được coi là bảo vật quốc gia của Ireland vô cùng quý giá và theo
tương truyền, chúng được sáng tạo bởi các thiên thần.
4. Khu lăng mộ Newgrange
Newgrange
là một di chỉ khảo cổ nằm ở thung lũng Boyne thuộc hạt Meath, Ireland.
Đây là ngôi mộ cổ có từ 4000 năm trước công nguyên, hàng ngàn năm trước
khi xuất hiện vòng tròn đá Stonehenge của nước Anh.
Năm 1993, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc UNESCO đã công nhận Newgrange là di sản thế giới.
Khu lăng mộ Newgrange được xây dựng với nhiều mục đích, như tỏ lòng tôn kính tổ tiên và những người đã khuất.
5. Lâu đài Blarney
Lâu
đài Blarney, nằm gần thành phố Cork lớn thứ 2 Ireland, có từ năm 1400.
Nó bị phá đi năm 1446 và được vua xứ Munster xây dựng lại sau đó. Bao
quanh lâu đài là khu rừng cây rộng lớn. Đây là điểm đến được coi là kỳ
quái nhất trên thế giới.
Theo truyền thuyết, tảng đá Blarney tại lâu đài Blarney ở Ireland, có khả năng truyền cho người ta tài hùng biện. Vì vậy, du khách thường đến đây hôn ngược tảng đá để có được tài năng đó.
6. Quần đảo Aran
Quần
đảo Aran gồm có ba hòn đảo ở cửa vịnh Galway, phía tây bờ biển của
Ireland, gồm các đảo như Inishmore, Inishmann và đảo Inisheer. Quần đảo
có khí hậu ôn hòa, thích hợp cho các loài thực vật thích nghi với khí
hậu vùng cực, vùng Địa Trung Hải và vùng núi cao.
Du khách thường đến tham quan quần đảo với số lượng lớn vào mùa hè. Có nhiều pháo đài thời đồ sắt và nhiều địa điểm hấp dẫn khách du lịch khác trên quần đảo như Dún Aengus- một pháo đài có từ thời đồ sắt, Dún Dúchathair - pháo đài đen và Teampall an Cheathrair Álainn có một giếng thiêng mà ai đến đây cũng phải ghé vào tham quan.
7. Vách đá Moher
Vách
đá Moher còn được gọi bằng cái tên đẹp đẽ như “Vách đá Bồ Công anh”,
bởi trên đó là cả đỉnh trời rực rỡ hoa vàng - hoa Bồ Công Anh. Một khi
bạn đã đặt chân đến Ireland chắc chắn điều bạn muốn làm đầu tiên đó là
ghé thăm và chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ và rực rỡ của Vách Đá Moher -
những vách đá khổng lồ cắm thẳng xuống biển và hướng ra Đại Tây Dương.
Vách đá Moher là một trong những điểm du lịch hàng đầu của Ireland, đã được công nhận là Công viên địa chất Toàn cầu.
8. Đảo Skellig Michael
Skellig
Michael là một hòn đảo đá dựng đứng nằm trên Đại Tây Dương, cách bán
đảo Ivereagh ở County Kerry gần 12 km. Cùng với Di chỉ khảo cổ Newgrange
nơi đây lcó một danh thắng kỳ thú mà mỗi một du khách đến Ireland đều
muốn tới thăm, đó là một tu viện cổ đại, được xây dựng vào thế kỷ thứ 7.
Trong vòng 600 năm, hòn đảo này là nơi sinh sống của các tu sĩ Kitô giáo Ireland. Các tu sĩ sống trong những túp lều đá "tổ ong" nằm trên vách đá gần như thẳng đứng hoàn toàn, giúp họ được an toàn.
9. Núi Maamturk
Núi
Maamturk đem lại cho những tay yêu thích khám phá nhiều chặng đường đạp
xe, đi thám hiểm, nơi bạn sẽ thấy khu hồ hoang sơ và đầm lầy. Ngoài ra,
ngôi làng nhỏ bé Leenane nằm bên bờ biển cũng sẽ hiện ra trước mắt bạn,
nơi những dòng chảy từ biển Đại Tây Dương đổ vào cảng Killary.
10. Công viên quốc gia Glenveagh
Nằm
ở phía Bắc của Galway, công viên quốc gia Glenveagh nằm đơn độc, hoang
sơ. Đây là nhà của các loài hươu đỏ và các loài chim ưng. Đến đây bạn sẽ
thấy những con đường mòn tuyệt đẹp để khám phá, như đường mòn
Derrylahan và Glen xuyên qua dãy núi Derryveagh.
Mời các bạn cùng ngắm những cảnh đẹp khác ở Ireland:
Cộng hòa Ireland
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đối với các định nghĩa khác, xem Ireland (định hướng).
Cộng hoà Ireland | |||||
---|---|---|---|---|---|
Poblacht na hÉireann (tiếng Ireland) | |||||
|
|||||
Khẩu hiệu | |||||
Không có | |||||
Quốc ca | |||||
Amhrán na bhFiann | |||||
Hành chính | |||||
Chính phủ | Dân chủ nghị viện | ||||
• Tổng thống • Thủ tướng (Taoiseach) |
Michael D. Higgins Enda Kenny |
||||
Ngôn ngữ chính thức | tiếng Gaelic, tiếng Anh | ||||
Thủ đô | Dublin |
||||
Thành phố lớn nhất | Dublin | ||||
Địa lý | |||||
Diện tích | 70,273 km² (hạng 117) | ||||
Diện tích nước | 2,00% % | ||||
Múi giờ | GMT (UTC+0); mùa hè: IST (UTC+1) | ||||
Lịch sử | |||||
Ngày thành lập | Từ Vương quốc Anh (hiệp ước) 21 tháng 1 năm 1919 6 tháng 12 năm 1921 |
||||
Dân cư | |||||
Dân số ước lượng (2005) | 4.130.000 người (hạng 122) | ||||
Dân số (2002) | 3.917.203 người | ||||
Mật độ | 57 người/km² (hạng 143) | ||||
Kinh tế | |||||
GDP (PPP) (2005) | Tổng số: 164,190 tỷ USD | ||||
HDI (2003) | 0,946 (hạng 8) | ||||
Đơn vị tiền tệ | €¹ (EUR ) |
||||
Thông tin khác | |||||
Tên miền Internet | .ie | ||||
¹ Trước 1999 là đồng bảng Ireland |
Ireland là một quốc đảo nằm ở phía tây bắc châu Âu, phía tây đảo Anh. Đất nước này có địa hình tương đối bằng phẳng theo hình lòng chảo. Vùng trung tâm Ireland chủ yếu là đồng bằng với nhiều sông và hồ lớn, trong đó con sông dài nhất là sông Shannon chảy qua các hồ Lough Ree và Lough Derg. Các dãy núi cao tập trung ngoài bờ biển trong đó ngọn núi cao nhất là đỉnh Carrantouhill, cao 1040 m. Miền trung tâm và miền đông là nơi tập trung nhiều đồng bằng đất đai màu mỡ. Hòn đảo Ai-len còn gọi là hòn đảo ngọc lục bảo bởi vùng đồng quê xanh tươi tuyệt đẹp, kết quả của những lớp đá vôi bên dưới cùng những trận mưa thường xuyên và những màn sương mù.
Ireland là một vùng đất có lịch sử và văn hóa lâu đời tại châu Âu. Tổ tiên của người Ireland ngày nay là người Celt, và ngôn ngữ bản địa của người Ireland là tiếng Gaelic. Sau đó trong một thời gian dài, Ireland là thuộc địa của Anh. Năm 1921, nhân dân Ireland nổi dậy khởi nghĩa và giành được độc lập. Tuy nhiên chỉ có 5/6 hòn đảo Ireland trở thành nước Ireland, một phần nhỏ còn lại ở phía bắc hòn đảo nay là Bắc Ireland, một thành viên của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.
Từ vị trí một trong những quốc gia nghèo nhất Tây Âu, Ireland hiện nay đã là một quốc gia phát triển. Năm 1973, Ireland trở thành một thành viên của Liên minh Châu Âu . Ireland là một trong những quốc gia có điều kiện sống tốt nhất thế giới khi nước này xếp thứ 5 toàn cầu về chỉ số phát triển con người. Đất nước Ireland ngày nay nổi tiếng với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hóa lâu đời và là nơi khai sinh của nhiều nhà văn, nghệ sĩ lớn trên thế giới.
Người dân Ireland sử dụng 2 ngôn ngữ chính là tiếng Ailen Gaclic và tiếng Anh. Do sự thống trị của nước Anh trong thời gian dài nên tiếng Anh được phổ cập rộng rãi trong cư dân Ailen hơn cả tiếng Ailen Gaclic. Tiếng Anh và tiếng Ireland Gaclic được dạy bắt buộc trong trường phổ thông. Tất cả các cáo thị, ký hiệu đường đi, ấn phẩm, báo chí đều dùng 2 thứ tiếng để in ấn. Nhà nước đang ra sức phục hồi tiếng Ireland nhưng do sự thu hút và tính thực dụng của tiếng Anh nên công cuộc này không được thuận lợi.
Tên gọi
Hiến pháp Ireland quy định rằng "tên nước là Éire, hoặc, trong tiếng Anh, Ireland". Theo luật thành văn Ireland, Cộng hòa Ireland (hay Poblacht na hÉireann) là "sự miêu tả quốc gia" song không phải là tên gọi chính thức. Miêu tả chính thức này được cung cấp trong Đạo luật Cộng hòa Ireland 1948, theo đó chuyển những nhiệm vụ còn lại của quân chủ cho một tổng thống được bầu cử. Tuy nhiên, tên nước trong tiếng Anh vẫn là Ireland. Một thay đổi về tên nước cần phải có một sửa đổi hiến pháp. Tuy nhiên, tại Anh Quốc, Đạo luật Ireland 1949 quy định rằng Cộng hòa Ireland có thể được sử dụng để chỉ nhà nước IrelandMặc dù ban đầu được chính phủ Anh Quốc chấp thuận, song tên gọi Ireland trở thành một nguồn gây tranh chấp giữa hai chính phủ Anh Quốc và Ireland. Những lo ngại này phát sinh do một bộ phận của đảo Ireland thuộc về Anh Quốc và do đó chính phủ Anh Quốc nhận định rằng tên gọi là không thích hợp. Trong một vụ tố tụng vào năm 1989, một đa số trong Tòa án Tối cao Ireland biểu thị quan điểm rằng nhà cầm quyền Ireland không cần phải thi hành trát dẫn độ khi nó đề cập đến quốc gia bằng một tên gọi khác ngoài Ireland (trong trường hợp này các trát đã sử dụng tên gọi Éire). Là một phần trong Hiệp định Thứ sáu Tốt lành 1998, chính phủ Ireland từ bỏ yêu sách quyền tài phán với toàn đảo Ireland. Sau hiệp định, Anh Quốc chấp thuận và sử dụng tên gọi Ireland.
Các thuật ngữ Republic of Ireland, the Republic, Southern Ireland hay the South thường được sử dụng khi cần thiết phải phân biệt quốc gia này với đảo hoặc khi thảo luận về Bắc Ireland (the North). Nhiều người Ireland theo chủ nghĩa cộng hòa, và những người khác phản đối phân chia đảo, tránh gọi là quốc gia là Ireland. Họ cho rằng điều đó củng cố phân chia và thúc đẩy nhận thức rằng 'Ireland' và 'tính chất Ireland' bị giới hạn trong nước cộng hòa. Thay vào đó, họ thường gọi quốc gia là "26 hạt" (còn Bắc Ireland là Sáu hạt) hoặc đôi khi là Quốc gia Tự do (ám chỉ quốc gia trước 1937)
Lịch sử
Vào thế kỉ 6 TCN, các bộ lạc người Celt là những cư dân đầu tiên trên đảo này. Ireland bị phân chia thành các vương quốc kình địch: Maeth, Ulster, Leinster, Munster và Connacht. Thánh Patrick bị bắt và bị đày sang đảo này làm nô lệ vào khoảng năm 401. Sau khi trốn thoát và cư trú ở Pháp một thời gian, Vị thánh này quay trở lại đây để truyền đạo năm 432.Trong hai thế kỉ 6 và thế kỉ 7, Ireland chứng kiến sự phát triển rộng lớn của cả hai lãnh vực văn hóa và tôn giáo. Đầu thế kỉ 8, người Scandinavia bắt đầu xâm chiếm Ireland và cuộc bành trướng này bị Brian Boru chặn đứng năm 1014.
Năm 1542, Quốc vương Henry VIII tuyên bố trở thành "Quốc vương Ireland". Cuộc cải cách tôn giáo đã gây nên các cuộc nổi dậy của người Ireland phần lớn theo Công giáo Rôma.
Để trừng phạt cuộc nổi dậy của người Ireland, Henry VIII đã tịch thu đất đai của người Ireland và phân phát cho những người Anh theo đạo Tin Lành. Việc trưng thu đất đai tiếp tục diễn ra dưới triều đại Richard III của Anh và Elizabeth I của Anh. Trong hai thế kỉ 17 và 18, người Ireland dựa vào các đối thủ của Anh là Tây Ban Nha và Pháp để tổ chức các cuộc nổi dậy. Năm 1649, Oliver Cromwell tiến hành cuộc đàn áp đẫm máu chống lại người Ireland ủng hộ hoàng tộc Stuart. Năm 1690, người Ireland ủng hộ nhà vua James II của Anh bị quân đội của Quốc vương William III của Anh đánh bại trong trận Boyne. Từ đó, Ireland hoàn toàn bị giới quý tộc Anh cai trị. Sau cuộc nổi dậy bất thành năm 1798, Ireland bị sáp nhập vào lãnh thổ vương quốc Anh. Năm 1800, chính phủ Anh bỏ phiếu thông qua Đạo luật Liên hiệp và Thủ tướng Pitt tuyên bố thành lập Liên hiệp Vương quốc Great Britain và Ireland. Quốc hội Ireland bị giải tán. Nạn đói (1846- 1849) đã hoành hành khắp nơi trên đảo khiến cho khoảng 1 500.000 người chết và 1.000.000 người đã di cư.
Năm 1902, Michael Collins thành lập đảng Sinn Fein với mục đích đấu tranh đòi quyền độc lập. Năm 1916, những người theo chủ nghĩa quốc gia cực đoan nổi dậy vào dịp lễ Phục sinh ở Dublin nhưng bị đàn áp dã man. Năm 1918, đảng Sinn Fein, dưới sự dẫn dắt của Eamon De Valera, đã thắng cử và đảng này tuyên bố độc lập năm 1919. Hiệp ước London (1921) thừa nhận sự ra đời của Nhà nước Tự do Ireland, nhưng vùng Bắc Ireland (Ulster), nơi có đa số những người theo đạo Tin Lành, vẫn thuộc phần lãnh thổ vương quốc Great Britain. Năm 1922, cuộc nội chiến giữa chính quyền lâm thời với những người phản đối sự phân chia lãnh thổ Ireland bùng nổ. Hiến pháp mới được thông qua, Ireland đổi tên là Eire (năm 1937) và trở thành Cộng hòa Ireland (năm 1948)
Từ năm 1969, Ireland phải đương đầu với vấn đề Ulster trong đó có những quan tâm về những yêu sách của người Công giáo ở Belfast và sự thống nhất Ireland. Ireland không tán thành chủ nghĩa khủng bố của Quân đội Cộng hòa Ireland (IRA). Ireland gia nhập Cộng đồng Kinh tế châu Âu năm 1973. Năm 1985, Dublin và London kí kết một hiệp ước về vấn đề Bắc Ireland.
Năm 1990, bà Mary Robinson đắc cử chức vụ Tổng thống. Năm 1994, Lực lượng IRA công bố lệnh ngừng bắn toàn diện sau khi cả hai chính quyền London và Dublin đề nghị tổ chức Sinn Fein tiến hành đàm phán. Tiến trình hòa bình trở nên bấp bênh sau khi các cuộc đàm phán thất bại và lực lượng IRA lại tiến hành các cuộc mưu sát năm 1996. Sau khi lên cầm quyền (từ năm 1997), Thủ tướng Anh Tony Blair tiến hành các cuộc đàm phán mới. Năm 1998, người Tin Lành và người Công giáo đã kí kết một hiệp định được thông qua bởi cuộc trưng cầu ý dân ở cả hai miền Ireland. Cuộc bầu cử quốc hội bán tự trị của Bắc Ireland (Ulster) đã diễn ra. Chức Thủ tướng thuộc về một người Tin lành, David Trimble. Tuy nhiên, Trimble này đã phải từ chức vào cuối năm 2000 vì không thể thực hiện được việc giải trừ vũ khí của lực lượng IRA
Chính trị
- Tổng thống: được dân bầu trực tiếp, tuổi phải từ 35 trở lên, nhiệm kỳ 7 năm và chỉ được bầu lại một lần. Tổng thống là Nguyên thủ quốc gia, Tổng tư lệnh các lực lượng quốc phòng, có quyền bổ nhiệm Thủ tướng, bổ nhiệm và mãn nhiệm thành viên Chính phủ (qua đề nghị của Quốc hội). Từ năm 1937 đến nay, Ireland có 7 Tổng thống, 3 người đã cầm quyền 2 nhiệm kỳ liền. Tổng thống hiện nay là Ông Michael D. Higgins đắc cử năm 2011.
- Chính phủ: Hiến pháp quy định thành viên Chính phủ không ít hơn 7 và không nhiều hơn 15 Bộ trưởng. Thủ tướng, Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Tài chính phải là thành viên Quốc hội, các thành viên khác có thể là nghị sỹ trong Hạ viện hay Thượng viện và không nhiều hơn 2 thành viên thuộc Thượng viện. Thủ tướng do Tổng thống bổ nhiệm theo đề nghị của Hạ viện, và có thể bị buộc từ chức nếu không được đa số ủng hộ của Hạ viện. Bộ trưởng có thể đứng đầu hơn một Bộ. Chính phủ hiện này là liên minh hai đảng: Đảng Fine Gael (Đảng của Thủ tướng Enda Kenny) và Công đảng.
- Quốc hội (Oireachtas) được chia làm 2 Viện.
Thượng viện có ít quyền lực, chỉ có thể lùi thời gian thông qua các luật chứ không thể phủ quyết các dự luật. Tỷ lệ số thượng nghị sỹ phản ánh tỷ lệ thắng cử của các đảng tại bầu cử Hạ viện.
Hạ viện (Dail Eireann): có 166 hạ nghị sĩ, được bầu từ 41 đơn vị bầu cử (12 đơn vị bầu 3, 15 đơn vị bầu 4, 14 đơn vị bầu 5 nghị sỹ), mỗi nghị sỹ đại diện cho 30 nghìn dân hay không quá 1 nghị sỹ cho 20 nghìn dân, nhiệm kỳ 5 năm. Hạ viện là cơ quan lập pháp chủ yếu, bầu Thủ tướng và Chính phủ
Đối ngoại
Ireland theo đuổi chính sách đối ngoại hoà bình và hợp tác hữu nghị với các nước theo luật pháp quốc tế, bảo đảm quyền lợi quốc gia trên cơ sở tôn trọng luật pháp, gìn giữ giá trị dân chủ tự do và tôn trọng nhân quyền.- Vấn đề Bắc Ireland:
Năm 1998, đánh dấu một mốc lớn trong vấn đề giải quyết đụng độ kéo dài ở Bắc Ireland, trong quan hệ Anh - Ireland và trong nội bộ châu Âu: ngày 10 tháng 4 năm 1998 hai chính phủ Anh và Ireland đồng bảo trợ và 8 chính đảng ở Ireland, dưới sự trung gian của Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ George Mitchell đã ký Hiệp định hoà bình Belfast, dần dần đi đến chấm dứt cuộc chiến ở Bắc Ireland. Cuộc trưng cầu dân ý tháng 6 năm 1998 đã bảo đảm Hiệp định trên có hiệu lực thi hành, sau đó đã bầu ra một Nghị viện Bắc Ireland riêng.
Năm 2002, Nghị viện Bắc Ireland đã bị Chính phủ trung ương của Anh ngưng hoạt động, liên quan chủ yếu đến các mâu thuẫn trong nội bộ các đảng trong chính phủ địa phương này, mà mấu chốt là thời hạn IRA giải giáp vũ khí. Tháng 5 năm 2006, Anh ra đạo luật mở đường cho Nghị viện Bắc Ireland hoạt động trở lại. Tháng 5 năm 2007, Nghị viện đã bầu ra chính phủ mới sau 5 năm chịu sự quản lý trực tiếp từ London. Ngày 9 tháng 3 năm 2010, Nghị viện Bắc Ireland thông qua một Hiệp định về việc chấp thuận chuyển giao quyền lực tư pháp và cảnh sát từ London về cho Belfast (giai đoạn cuối cùng của Hiệp định Belfast 1998). Hiệp định này sẽ chấm dứt những mâu thuẫn tại Bắc Ireland trong nhiều thập niên qua.
Địa lý
Ireland là đảo quốc ở Tây Âu, nằm về phía tây và tách khỏi nước Anh bởi eo biển Bắc, biển Ireland và eo biển Saint-George.Lãnh thổ chiếm khoảng 4/5 diện tích đảo cùng tên, các vùng cao nguyên và núi thấp ven biển và vùng đồng bằng trung tâm với nhiều hồ rải rác, các vùng đầm lầy tạo nên địa hình lòng chảo ở đảo quốc này. Dải bờ biển phía tây gập ghềnh, hầu như lồi lõm khắp nơi và có các vịnh sâu. Bờ biển phía đông tương đối bằng phẳng, phía nam có những vũng, vịnh nhỏ Khí hậu: Ôn đới hải dương. Mùa đông ấm áp, mùa hè mát; độ ẩm trong năm không đổi; bầu trời bị mây che phủ khoảng một nửa thời gian trong năm. Nhiệt độ trung bình tháng 1: 5-8 °C, tháng 7: 14-16 °C. Lượng mưa trung bình năm: 700–1500 mm, ở vùng núi: hơn 2000 mm. Tài nguyên thiên nhiên: kẽm, chì, khí tự nhiên, barit, đồng, thạch cao, đá vôi, đôlômít, than bùn, bạc.
Nhân khẩu
Dân số của Ireland đứng ở mức 4.588.252 người trong năm 2011, tăng 8,2% kể từ năm 2006. Năm 2011, Ireland có tỷ lệ sinh cao nhất trong Liên minh châu Âu (16 ca sinh trung bình trên 1.000 dân). Năm 2011, 33,7% trẻ sinh ra từ những phụ nữ chưa lập gia đình. Tỷ lệ tăng trưởng dân số hàng năm vượt quá 2% trong giai đoạn 2002-2006, do tỷ lệ tăng tự nhiên và nhập cư. Tỷ lệ này giảm phần nào trong thời gian tiếp theo vào năm 2006 - 2011, tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm là 1,6%. Tại thời điểm điều tra dân số năm 2011, số lượng người dân không mang quốc tịch Ireland đã được ghi nhận là 544.357, chiếm 12% tổng dân số. Năm nhóm người không có quốc tịch lớn nhất là người Ba Lan (122.585), người Anh (112.259), người Lithuania (36.683), người Latvia (20.593) và người Nigeria (17,642).
Kinh tế
Nguồn nhân công rẻ và ưu đãi thuế quan đã thu hút khoảng 1.000 công ty nước ngoài vào đầu tư. Khu chế xuất Shannon và Dublin là hai trung tâm công nghiệp chính. Ireland xuất khẩu các mặt hàng điện, điện tử, hóa học, dược phẩm và nông thực phẩm: Các ngành dịch vụ phát triển. Tháng 1 năm 1999, Ireland phê chuẩn việc sử dụng đồng euro.
Kinh tế Ireland trong những năm gần đây đã chuyển đổi đáng kể từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ tập trung xuất khẩu. Tăng trưởng kinh tế Ireland đạt mức cao bậc nhất thế giới 10% trong giai đoạn 1995-2000 và 7% 2001-2004. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu của châu Âu với mức sống theo đầu người của Ireland chỉ bằng 60% mức trung bình của châu Âu, GDP đầu người của Ireland ngày nay đứng thứ 16 trên thế giới. Do khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, tăng trưởng của Ireland giảm dần và năm 2010 ở mức -1,6%.
Chính sách kinh tế của chính phủ Ireland tập trung vào xuất khẩu và khuyến khích đầu tư nước ngoài đã đem lại sự tăng trưởng vượt bậc cho Ireland trong suốt thập kỷ 90. Ireland xuất khẩu chủ yếu là các mặt hàng chế biến thực phẩm, đồ uống, quần áo, đồ thủ công, hoá chất, dược, máy điện tử, thiết bị thông tin. Ireland gia nhập Liên minh châu Âu năm 2002. Hiện nay có hơn 1000 công ty đa quốc gia hoạt động tại Ireland, hầu hết trong số đó là công ty của Mỹ.
Trong năm 2010, Ireland bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính toàn cầu, chịu khủng hoảng nợ công lớn nhất trong lịch sử, đẩy tỉ lệ thâm hụt ngân sách lên mức cao kỷ lục. Tháng 11 năm 2010, Ireland đã phải chấp nhận gói cứu trợ gần 100 tỉ euro từ các nước Eurozone.
Các sản phẩm công ngiệp chính: dược phẩm, hoá chất, phần cứng và phần mềm máy tính, thực phẩm, rượu bia, thiết bị y tế, hàng dệt may.
Các sản phẩm nông nghiệp chính: thịt bò, sản phẩm bơ sữa, lúa mạch, khoai tây, lúa mì.
Xuất khẩu (ước tính 2011): 118,7 tỷ USD
Các mặt hàng xuất khẩu: thực phẩm, đồ uống, hàng dệt may, máy tính, hoá chất, thuốc chữa bệnh.
Các bạn hàng xuất khẩu (2011): Mỹ (22,3%), Anh (16,2%), Bỉ (15,3%), Đức (7,1%), Pháp (5,7%), Thuỵ Sĩ (4,2%).
Nhập khẩu (ước tính 2011): 68 tỷ USD
Các mặt hàng nhập khẩu: máy móc và thiết bị, xăng dầu và các sản phẩm xăng dầu,...
Các bạn hàng nhập khẩu (2011): Anh (39,8%), Mỹ (13%), Đức (7,8%), Hà Lan (5,8%).
Nợ nước ngoài (30-9-2011): 2,352 nghìn tỷ USD
Tôn giáo
Hai giáo phái Tin Lành lớn nhất là Trưởng lão và Giám lý. Nhập cư đã góp phần vào sự tăng trưởng dân số Ấn Độ giáo và Hồi giáo. Kitô giáo và Hồi giáo là 2 tôn giáo phát triển nhanh nhất, với mức tăng 100% và 70%.
Phật giáo tại Ireland có 8703 Phật tử (0,19% dân số). Uy tín hiện nay của Phật giáo là rất lớn đối với người dân, ngày càng nhiều các Kitô hữu được xác định là sử dụng phương pháp thiền Phật giáo, hình ảnh Đức Phật, nghe các buổi giảng của các nhân vật Phật giáo như Đạt Lai Lạt Ma thứ 14
Sự lây lan của Ấn Độ giáo ngày càng tăng tại Ireland điều tra dân số năm 2011 báo cáo có 10.688 người theo đạo Hindu thường trú tại Ireland, nhiều gấp ba lần so với năm 2000 (khi đó chỉ có 3.099 người theo đạo Hindu đã được ghi nhận)
Có 49.204 tín đồ Hồi giáo (1,07%) ở Ireland như năm 2011. Hồi giáo Ireland có một lịch sử tổ chức lâu dài và phức tạp. Trong tháng 9 năm 2006 Hội đồng Imam Ireland được thành lập. Nó đại diện cho 14 tổ chức Imam khác ở Ireland, của cả người Sunni và Shia. Chủ tịch hiện nay là Imam Hussein Halawa (Giám đốc Trung tâm văn hóa Hồi giáo của Ireland), Phó Chủ tịch Hội đồng là Imam Yahya Al-Hussein; Tiến sĩ Imam Umar Al-Qadri (Hồi giáo Trung tâm Văn hóa Al-Mustafa Dublin), Imam Salem (Nhà thờ Hồi giáo Cork), Khaled Imam (Nhà thờ Hồi giáo Galway) và Imam Ismael Khotwal (Nhà thờ Hồi giáo Blackpits) là một trong những thành viên sáng lập ra Hội đồng này.
10 điểm đến hấp dẫn nhất ở Ireland
Tin liên quan
>>Ireland, nơi đáng để sống nhất trên thế giới
1. Quán rượu Davy Byrnes
2. Nhà hát Abbey
3. Trường đại học Trinity
4. Khu lăng mộ Newgrange
Năm 1993, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc UNESCO đã công nhận Newgrange là di sản thế giới.
Khu lăng mộ Newgrange được xây dựng với nhiều mục đích, như tỏ lòng tôn kính tổ tiên và những người đã khuất.
5. Lâu đài Blarney
Theo truyền thuyết, tảng đá Blarney tại lâu đài Blarney ở Ireland, có khả năng truyền cho người ta tài hùng biện. Vì vậy, du khách thường đến đây hôn ngược tảng đá để có được tài năng đó.
6. Quần đảo Aran
Du khách thường đến tham quan quần đảo với số lượng lớn vào mùa hè. Có nhiều pháo đài thời đồ sắt và nhiều địa điểm hấp dẫn khách du lịch khác trên quần đảo như Dún Aengus- một pháo đài có từ thời đồ sắt, Dún Dúchathair - pháo đài đen và Teampall an Cheathrair Álainn có một giếng thiêng mà ai đến đây cũng phải ghé vào tham quan.
7. Vách đá Moher
Vách đá Moher là một trong những điểm du lịch hàng đầu của Ireland, đã được công nhận là Công viên địa chất Toàn cầu.
8. Đảo Skellig Michael
Trong vòng 600 năm, hòn đảo này là nơi sinh sống của các tu sĩ Kitô giáo Ireland. Các tu sĩ sống trong những túp lều đá "tổ ong" nằm trên vách đá gần như thẳng đứng hoàn toàn, giúp họ được an toàn.
9. Núi Maamturk
10. Công viên quốc gia Glenveagh
Mời các bạn cùng ngắm những cảnh đẹp khác ở Ireland:
Loạt Ảnh 12 Thắng Cảnh Đẹp” Ngất Ngây” Tại Ireland
Đến với Ireland, một đảo quốc xinh đẹp nằm bên biển Đại
Tây Dương, du khách sẽ được trải nghiệm những điểm đến thơ mộng, thanh
bình và khó có thể bỏ qua trong đời.
Đọc thêm thông tin về du lịch châu Âu và du lịch châu Úc tại đây
Nguồn: Tổng hợp
Đọc thêm thông tin về du lịch châu Âu và du lịch châu Úc tại đây
Nguồn: Tổng hợp
Dublin, thành phố cổ nên thơ
(iHay) Đến Dublin, thủ đô của Cộng hòa Ireland, điều chúng tôi thấy thú vị và ngạc nhiên là nơi đây vừa như một xứ sở cổ tích lãng mạn vừa có vẻ đẹp trẻ trung, hiện đại.
Xuống sân bay Dublin, chúng tôi lên chuyến xe buýt với giá vé gần
180.000 đồng để về trung tâm thành phố. Xe đi hết khoảng 45 phút, đủ để
mọi người nhìn ngắm những nét chính của phố phường nơi đây. Điều đặc
biệt nhất ở thủ đô của Cộng hòa Ireland có lẽ là các tòa lâu đài, các
tòa tháp cổ được xây toàn bộ bằng đá hộc theo hình các quân cờ trên bàn
cờ vua.
Nổi tiếng nhất là Lâu đài Dublin, biểu tượng cho quyền lực tối cao
của Anh quốc ở Ireland hơn 700 năm qua. Với phong cách kiến trúc cổ điển
và đồ sộ, lâu đài Dublin từng được chọn để quay rất nhiều bộ phim nổi
tiếng. Ở vùng ngoại thành có nhiều lâu đài bị bỏ hoang lâu năm nhìn rất
bí ẩn. Du khách lần đầu tới Ireland sẽ bị hút hồn bởi những tòa lâu đài
cổ kính nổi tiếng thế giới như tòa lâu đài Cahir, một trong những lâu
đài lớn nhất, được bảo trì tốt nhất ở xứ này; lâu đài Kilkenny, xây từ
năm 1195 có trang trí họa tiết lộng lẫy và sang trọng, rồi Rock of
Cashel, King John’s, Dunguaire... Đặc biệt là lâu đài Blarney, một trong
những điểm tham quan du lịch hàng đầu của Ireland. Lâu đài này có “bức
tường hùng biện” Blarney Stone nổi tiếng, tương truyền người nào hôn lên
bức tường sẽ có khả năng hùng biện tuyệt vời. Mỗi ngày có cả ngàn người
trên khắp thế giới đổ về Blarney Stone để hôn lên bức tường huyền thoại
với mong muốn có khả năng ăn nói trơn tru hơn!
Nói như vậy không có nghĩa là Ireland tràn ngập các công trình xây
dựng. Trái lại, những ngày sống trên xứ sở này chúng tôi rất thư thái,
cứ như lạc vào một công viên xanh bất tận, chỉ toàn hoa cỏ, đồi núi,
biển trời và mưa rơi thường xuyên trong tất cả các mùa. Được mệnh danh
là hòn đảo ngọc bích với màu xanh lục nổi trội trên những bờ biển trải
dài và những cánh đồng bát ngát hòa quyện trong khung cảnh rừng và trời,
biển và núi, nét đẹp đặc thù của Ireland là các vùng cao nguyên với
những dãy núi thấp chạy dài dọc ven biển, đồng bằng và các hồ đầm nằm
rải rác như một sự sắp đặt hài hòa của thiên nhiên.
Khi nói đến Dublin, nhiều người liên tưởng đến thành phố với cả
ngàn quán rượu và tạo nên “quần thể văn hóa Ireland” mà ít nơi nào có
được. Một khi đã đặt chân đến Dublin, không thể bỏ qua dịp thăm viếng
Trung tâm lưu trữ kỷ lục Guinness. Kỷ lục Guinness và bia Guinness là
tên gọi có lẽ nhiều người trong chúng ta đã nghe đến nhưng ít ai biết
tại sao đó là niềm kiêu hãnh của dân Dublin. Lý do là chủ nhân và là
sáng lập viên Hãng bia Guinness, ông Arthur Guinness là người khởi xướng
ấn hành một văn phẩm tượng trưng cho văn hóa hiện đại ghi các kỷ lục
thế giới mà chúng ta quen gọi là kỷ lục Guinness. Còn Guinness Beer là
một nhà máy bia ra đời đã hơn 200 năm và là nơi sản xuất bia đen
(Guinness Black Lager) lớn nhất châu Âu.
Lần đầu tới Dublin, tôi thật sự thấy choáng ngợp bởi cường độ âm
thanh và ánh sáng nơi đây. Không khí thật phấn khích khi thành phố hết
giờ làm việc: dân công sở, giới trẻ, sinh viên đổ ra đường dưới ánh đèn
màu, sự trẻ trung sôi động, những bộ y phục thời trang bắt mắt làm từng
góc phố ấm áp hẳn lên. Tiếng hát, tiếng nhạc sống vang lên mọi nơi. Đèn
sáng rực, những chùm hoa tươi sặc sỡ như chưa bao giờ tươi hơn thế,
buông xuống cửa mọi quán bar ở đây như bức rèm sinh động. Hoa như một
phần không thể thiếu để điểm trang cho thành phố này. Hoa ở khắp nơi dịu
dàng, nhẹ nhàng, dung dị, khi tím khi hồng, trẻ trung rực rỡ. Thành phố
căng tràn sức sống bởi màu sắc kia át cả sự ảm đạm của màn mưa kéo dài
đến 300 ngày mỗi năm.
Quận trung tâm và nổi tiếng nhất của Dublin là Temple Bar, nơi đời
sống về đêm cực kỳ náo nhiệt và đầy màu sắc. Thật khó mà ước lượng được
có bao nhiêu quán bar, quán rượu ở đây, chúng mọc san sát nhau và cùng
chơi nhạc Irish, thứ nhạc đặc trưng Ireland mà du khách có thể từng nghe
thấy trên các phim về Sherlock Holmes. Nhạc sống cũng là “đặc sản” của
thành phố này. Bar nào cũng có những nghệ sĩ luôn trình diễn hết mình.
Bên này có cô ca sĩ đang hát, bên kia một nhóm các ông già trình diễn.
Họ chơi banjo (nhạc cụ bộ dây có 4 hoặc 5 dây), guitar, trống, kèn,
những nhạc cụ thật dân dã với nhịp điệu vui tươi như tiếng ngày mùa,
tiếng ngựa khua hay tiếng gọi dê về trại. Có tiếng giày gõ trên nền, các
cô gái xinh xắn váy phồng, các anh chàng áo bóng, họ khoác tay nhau
cùng nện guốc. Cộc, cộc, cộc, điệu nhảy riverdance truyền thống cuốn hút
đến nỗi du khách cũng vô tình thấy chân mình đang đập xuống sàn theo...
Ireland thuộc châu Âu nhưng không nằm trong khối 26 nước Schengen,
nên để đến đó, du khách phải xin visa riêng. Phương tiện di chuyển chính
ở Dublin là xe buýt, xe đạp và... đi bộ vì thành phố khá nhỏ. Trang web
DublinBus.ie rất hữu dụng, nó mách nước cho chúng ta về tuyến, trạm xe
bus và cước phí.
Đặc sản của Dublin có thể kể đến coddle - món thịt hầm khoai tây,
xúc xích thịt heo và thịt xông khói ăn rất hấp dẫn khi trời lạnh. Đồ
uống thì khắp Ireland nổi tiếng với cà phê Irish, giá khoảng 5 euro/ly.
Đây là loại thức uống khá “nặng”, gồm hạt cà phê rang xay tại chỗ, một
chút whisky và kem. Trong không khí ẩm ướt se lạnh của đường phố Dublin,
nhấp một ngụm cà phê Irish, bạn sẽ thấy đầu tiên là vị cay nồng ấm áp
của whisky lâu năm, rồi vị ngậy của kem tươi, sau đó mới thấy vị đắng
dịu dàng của cà phê hảo hạng.
Tại thủ đô Dublin, bạn có thể thăm thú rất nhiều cảnh đẹp nổi tiếng
khác như cầu Samuel Beckett, lâu đài Dublin, Nhà máy bia Guinness ở
Dublin... Sau đó, bạn có thể đi Howth, bờ biển phía đông Ireland, chỉ
cách Dublin 15 km. Để đến đây, bạn chỉ mất thời gian đi xe buýt số 31
hoặc 31B trung bình tùy theo ngày cứ 30 phút có một chuyến, chạy suốt từ
6 giờ sáng đến 11 giờ khuya với giá 3,05 euro/ người. Ở Howth, bạn nên
đến thăm cảng Howth với hàng trăm chiếc thuyền buồm neo đậu và những chú
chim hải âu bay lượn. Đi tiếp đến trạm buýt cuối, bạn có thể đến mũi
Howth nổi tiếng và ngọn hải đăng.
Đi về phía tây Ireland, cách Dublin 260 km có thắng cảnh Cliffs of
Moher nổi tiếng ngoạn mục với những bờ vực hiểm trở, hùng vĩ. Cứ mỗi 20
phút có xe buýt xuất phát từ Dublin, mất khoảng 3 tiếng là đến nơi,
nhưng giá vé khá cao, 1 lượt từ 25 - 35 euro. Còn nếu bạn chọn mua tour
của Wildrovertours đi về trong 13 tiếng thì chỉ có 45 euro, bao gồm cả
vé tham quan và ghé thêm vài địa điểm khác.
Thùy Trang
Khám phá ẩm thực truyền thống Ireland
Không
chỉ được biết đến là một điểm đến du học tuyệt vời, Ireland còn nổi
tiếng là một địa danh du lịch với ẩm thực độc đáo. Cùng Hotcourses Việt
Nam tìm hiểu về các món ăn truyền thống ở Ireland nhé!
Đôi nét về ẩm thực truyền thống Ireland
Đến
với Ireland, bạn sẽ có dịp thưởng thức các đặc sản như thịt xông khói,
món hầm Ireland, bò ngũ vị...Tuy nhiên, đầu bếp ở các nhà hàng thường
biến tấu món ăn truyền thống bằng cách dùng thịt bò, các loại hải sản
đắt tiền và nhiều gia vị hơn cho hợp khẩu vị của du khách đến từ mọi nơi
trên thế giới. Do vậy, để tìm thấy hương vị truyền thống Ireland, bạn
nên tìm đến các quán bar, các bữa cơm gia đình của người Ireland. Đó là
nơi lưu giữ các công thức truyền thống cho hương vị món ăn ngon nhất.
Những món ăn truyền thống từ thịt lợn
Trong
quá khứ, ở Ireland có tục lệ những người hàng xóm láng giềng thường
giúp nhau mổ lợn. Mỗi người đều được nhận một phần thịt mang về. Vì thời
đó chưa có tủ lạnh, những miếng thịt tươi thường được muối hoặc xông
khói để bảo quản. Từ đó, món thịt xông khói của người Ireland ra đời và
trở thành một phần của truyền thống Ireland. Một số món ăn truyền thống
từ thịt lợn khác rất được yêu thích như: Giò Crubeens, dạ dày lợn và
drisheen- một loại xúc xích... Nếu đến với Ireland, bạn có thể thưởng
thức một bữa sáng truyền thống Ireland gồm thịt muối, trứng, xúc xích,
bánh pudding đen trắng và khoai tây chiên.
Món hầm Ireland
Thịt
hầm truyền thống của Ireland nổi tiếng giàu dinh dưỡng. Được làm
từ thịt cừu, các loại rau củ như khoai tây, cà rốt... Bí quyết để có
được món hầm ngon là thêm một ít thảo mộc để tạo được vị thơm lôi
cuốn, hầm nhỏ lửa trong nhiều giờ. Và đặc biệt cần thêm bia Guines,
món đồ uống đặc trưng của người Ireland. Món hầm Ireland được dùng nhiều
trong dịp Lễ thánh Patrick hay vào những ngày mùa đông. Món hầm nóng
sốt thường được thưởng thức cùng bánh mì soda nướng, trà nóng hoặc bia Guiness.
Xúc xích và khoai tây nghiền
Khoai
tây là một trong những đặc sản của người Ireland. Người Ireland quan
niệm một bữa tối không có các món ăn từ khoai tây không phải là một bữa
tối đúng nghĩa. Tùy thuộc vào mùa và các cách nấu ăn mà người Ireland
chọn các loại khoai tây khác nhau. Bạn có thể tìm thấy ít nhất khoảng 5 –
6 loại khoai tây khác nhau ở các chợ hoặc siêu thị tại Ireland.
Một số món ngon từ khoai tây phải kể đến:
- Boxty - một loại bánh khoai nướng ngon tuyệt rất riêng của Ireland.
- Champ – khoai tây nghiền, thường được ăn cùng xúc xích truyền thống và nước sốt thịt. (Cách nấu tại đây)
- Coddle - khoai tây hầm, ăn cùng với xúc xích và thịt xông khói. Coddle là một đặc sản của thành phố Dublin.
- Colcannon – khoai tây nghiền nấu cùng với cải bắp. (Xem cách nấu tại đây)
- Khoai tây chiên Tayto - món ăn vặt ngời Ireland thích nhất mỗi khi họ xa quê hương.
Các đồ uống “huyền thoại” ở Ireland
Nhắc
đến đồ uống Ireland phải kể đến rượu whiskey và bia Guiness. Rượu
whiskey Ireland là một trong những dòng whiskey nổi tiếng nhất và
cũng được ưa chuộng nhất thế giới. Từ “whiskey” trong tiếng Gaelic
của người Ireland được dịch ra là “nước của sự sống”. Whiskey nóng (Hot
Toddy) được dùng cùng đinh hương, quế và nước chanh để chống lạnh và
giải cảm trong mùa đông.
Guinness
là một hãng bia đen nổi tiếng trong top 10 hãng bia được yêu thích
trên thế giới. Bia Guinness được bán trên 150 đất nước. Guinness có
hương vị đặc trưng do được nấu từ những hạt lúa mạch nướng, men bia và
một loại hoa. Bia Guinness còn được dùng để nấu một số món ăn truyền
thống của Ireland.
Thực phẩm miễn phí ở Ireland
Mùa
hè ở Ireland là mùa của quả dại. Bạn có thể nhặt hàng giỏ mâm xôi, dâu
tây dại, quả tầm xuân để chế biến đồ ăn. Thời tiết ẩm ướt vào cuối hè,
đầu thu là lúc để thu hoạch nấm. Nấm mọc rất nhiều ở các cánh rừng hoặc
vùng đồng cỏ Ireland. Cuối thu, các loại qủa như táo tây, quả hạch, quả
sồi chín và có thể lượm ở hầu hết gốc cây trong các cánh rừng. Hoa bồ
công anh, hoa tầm gửi, hoa kế nở quanh năm, vô cùng giàu dinh dưỡng,
được người Ireland dùng nấu rượu và thuốc bổ. Bạn cũng có thể lượm cỏ
samphire và các loại tảo biển giàu dinh dưỡng mắc ở những tảng đá dọc bờ
biển. Tôm, cua, ốc mút và sò đọng ở trong các hốc đá khi thủy triều
rút. Chính nhờ sự ưu đãi của thiên nhiên mà những nguyên liệu này thường
xuất hiện trong những món ăn truyền thống Ireland, ví như món bánh hải
sản ăn cùng với bơ nóng, khoai tây nghiền và sốt tôm nổi tiếng.
Một số điểm ẩm thực ở Ireland
Nếu
bạn là người ăn chay, sẽ rất khó để tìm các cửa hàng đồ chay ngoài
thành phố lớn. Thị trấn Donegal được mệnh danh là thủ đô hải sản ở
Ireland. Thị trấn Kinsale (gần thành phố Cork) nổi tiếng với rất nhiều
nhà hàng, đặc biệt là các nhà hàng chuyên về hải sản. Dưới đây là danh sách các nhà hàng Ireland được bình chọn bởi Discoveryireland.ie
5 món ăn truyền thống nổi tiếng của xứ sở Ireland
Theo Donals - Lamsao.com bien dich
Ireland là một đất nước có lịch sử và nền văn hóa lâu đời. Nhắc đến Ireland, không thể không nhắc đến ẩm thực của đất nước này. Nó thể hiện sự sáng tạo của con người nơi đây cũng như sự phát triển của họ từ việc học hỏi các nền ẩm thực trên thế giới để tạo ra những món ăn truyền thống có một không hai. Cùng Lamsao.com khám phá nhé!
-
1Món hầm Ireland
Thịt hầm Ireland có thể được nói là “quốc hồn quốc túy”, đã sống với con người Ireland trong nhiều thế kỉ. Chúng được chế biến từ thịt cừu non trộn với thịt bò, và các loại rau củ được hầm nhỏ lửa trong nhiều giờ. Tương tự món soup của Ireland (được chế biến từ thịt heo luộc, khoai tây và hành), món hầm Ireland được chế biến cùng với một ít bia đắng.
Thưởng thức món hầm quyện với bột bánh mì soda thơm phức mới nướng cùng trà nóng hoặc bia Guiness trong một ngày mùa đông ấm áp cùng những người bạn Ireland nồng hậu là những điều mà thực khách phương xa không bao giờ có thể quên.
-
2Hải sản (trai, ngao, sò,…) hấp với rượu táo Ireland
Người dân Ireland rất thích ăn hải sản, nhất là các loài có vỏ cứng (trai, cua, hến), đặc biệt là ở các thành phố ven biển như Galway và Dublin. Sau khi rửa sạch nguyên liệu, đầu bếp sẽ hấp chúng với một loại rượu táo đặc trưng của người Ireland. Với những món ăn như thế này, họ thường thực hiện công đoạn chế biến ngay tại bàn và bày ra đĩa để thực khách thưởng thức ngay sau đó cùng với bánh mì và nước ép trái cây
-
3Thịt cừu nướng
Thịt cừu là một thực phẩm chưa rất nhiều dinh dưỡng và người Ireland đặc biệt thích hương vị tự nhiên đến tuyệt vời của chúng. Vì vậy thao tác chế biến thịt cừu nướng của họ vô cùng đơn giản. Họ chỉ cần tẩm ước miếng thịt cừu với một chút gia vị thảo mộc và một ít tỏi, sau khi cừu ngấm gia vị, họ cho vào lò nướng. Và kết quả là một món thịt cừu nướng tuyệt hảo với mùi thơm dậy cả căn bếp nhỏ.
-
4Bánh khoai tây Colcannon
Đây là một món đặc trưng của người Ireland trong dịp Halloween. Khoai tây nghiền, rau cải xoăn hoặc cải bắp, muối, hạt tiêu là những nguyên liệu chính cho Colcannon. Ngoài ra sữa, kem, tỏi tây, hành hay thịt bắp sẽ khiến món ăn càng thêm đậm đà và ấm áp trong buổi tối Halloween se lạnh.
Theo phong tục truyền thống từ xa xưa, người Ireland thường cho một đồng xu vào phần khoai tây nghiền. Nếu ai có được đồng xu đó trong phần món Colcannon thì sẽ gặp rất nhiều may mắn. Phong tục tốt đẹp này vẫn còn được lưu giữ cho tới ngày nay.
-
5Bánh táo
Tuổi thơ của những đứa trẻ Ireland được gắn liền với bánh táo – một món bánh truyền thống nổi tiếng của Ireland. Chiếc bánh táo vừa ra lò có mùi thơm của bột và táo hòa quyền với nhau vô cùng quyến rũ, chiếc bánh bông xốp, mềm mại và được trang trí đẹp mắt tạo nên một phong cách ẩm thực cổ điển rất Ireland. Ngày nay, người ta còn sáng tạo chúng bằng cách kết hợp táo và quả mâm xôi.
Nhận xét
Đăng nhận xét