BUỐN ƠI, VỀ ĐẬY VỚI CÔ HỒN! 57
(ĐC sưu tầm trên NET)
Đừng bao giờ có chiến tranh nữa! |
Thứ Ba, 14/07/2015, 02:36:52
Font Size: |
|
"Đừng
bao giờ có chiến tranh nữa!" - đó là lời của Giáo hoàng Francis vào
ngày 6-6-2015 khi ông chủ trì một thánh lễ tại sân vận động Olympic ở
Sarajevo (Xa-ra-e-vô), thủ đô của Bosnia - Herzegovina (Bô-xni-a
Héc-xê-gô-vi-na). Lời kêu gọi hòa bình của Giáo hoàng Francis
(Phran-xít) đưa ra vào thời điểm thế giới đang diễn ra nhiều cuộc xung
đột và đối diện với mối đe dọa khủng bố, nên được dư luận yêu chuộng hòa
bình hết sức ủng hộ. Về phần mình, vì đã trải qua những năm tháng chiến
tranh khốc liệt, nhân dân Việt Nam hiểu rất rõ giá trị của hòa bình và
luôn nỗ lực góp phần đấu tranh bảo vệ hòa bình.
|
Có thể nói, thông điệp
của Giáo hoàng Francis đưa ra không chỉ có ý nghĩa với người dân Bosnia
- Herzegovina, mà với cả nhân loại "trong bối cảnh thông tin liên lạc
toàn cầu, chúng ta cảm nhận được một bầu không khí chiến tranh đang bao
phủ" (Lời của Giáo hoàng Francis, theo AFP). Những cuộc xung đột trên
khắp thế giới thực chất "là một kiểu chiến tranh thế giới", và theo Giáo
hoàng thì "Một số người cố tình kích động và xúi giục bầu không khí
chiến tranh này, muốn tạo ra sự chia rẽ để trục lợi từ chiến tranh". Từ
việc khẳng định: "Chiến tranh có nghĩa trẻ em, phụ nữ, người già phải
sống trong những trại tị nạn, trong khi nhà cửa, đường sá, nhà máy bị
phá hủy", Giáo hoàng Francis kêu gọi "Đừng bao giờ có chiến tranh nữa";
đồng thời ông nhấn mạnh: "Việc biến gươm giáo thành lưỡi cày không phải
chỉ là chuyện thi ca trong Thánh Kinh, mà là một mục tiêu có thể thực
hiện được trong thế giới chính trị hiện thực ngày nay".Mục tiêu mà Giáo
hoàng đưa ra có thể thực hiện nếu mỗi bên có thể điều hòa mâu thuẫn bằng
đối thoại với tinh thần xây dựng trong hòa bình. Mục tiêu này rất có ý
nghĩa khi được trình bày tại Bosnia - Herzegovina, nơi đã diễn ra một
cuộc xung đột đẫm máu trong những năm 90 của thế kỷ trước, và kết thúc
với Hiệp định Dayton (Đây-tơn) sau khi các bên đàm phán đạt được thỏa
thuận tại Ohio (Ô-hai-ô) (Mỹ) năm 1995.
Không phải ngẫu nhiên Giáo hoàng Francis lại chọn Sarajevo -thủ đô của Bosnia - Herzegovina, là điểm đến thăm và đưa ra thông điệp hòa bình. Thành phố Sarajevo là một điển hình để thấy rõ hậu quả nặng nề của chiến tranh, cũng như ý nghĩa to lớn của hòa bình. Đây là thành phố với nhiều văn hóa tôn giáo và sắc tộc rất khác nhau, đó là thành phố lớn duy nhất ở châu Âu có tín đồ của bốn tôn giáo lớn là Hồi giáo, Chính thống giáo, Do Thái giáo, Công giáo cùng chung sống từ nhiều thế kỷ. Nhưng cuộc chiến tranhh giữa người Serbia (Xéc-bia) theo Chính thống giáo với người Bosnia theo Hồi giáo đã để lại những hậu quả nặng nề. Trong bốn năm chiến tranh (1992 -1995) đã có khoảng 100.000 người chết, hai triệu người mất nhà cửa. Sarajevo là thành phố bị bao vây lâu nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại: 1.425 ngày. Thành phố tươi đẹp và mang bề dày văn hóa này đã bị tàn phá bằng đạn pháo hạng nặng, xe tăng và nhiều loại vũ khí khác. Kết quả là 11.541 người đã thiệt mạng, trong đó có 1.500 trẻ em; 56.000 người bị thương, trong đó có 15.000 trẻ em. Sau khi đạt được thỏa thuận hòa bình Dayton và nỗ lực tái thiết, Sarajevo hiện nay là thành phố phát triển nhanh nhất của Bosnia - Herzegovina, được xếp hạng là thành phố đẹp thứ 43 của thế giới và năm 2009, được coi là một trong 10 thành phố hàng đầu đáng tới thăm. Sarajevo được đề cử làm Thủ đô văn hóa của châu Âu vào năm 2014 và sẽ là nơi tổ chức Vận hội tuổi trẻ châu Âu trong năm 2017. Chuyến thăm Bosnia -Herzegovina và phát ngôn của Giáo hoàng Francis tại đây đã được dư luận yêu hòa bình hết sức hoan nghênh. Và điều cần quan tâm là trước đó, Giáo hoàng Francis cũng đã đến thăm Anbani (An-ba-ni) (tháng 9-2014) và Srilanka (Xri Lan-ca) (tháng 1-2015), đó là những quốc gia vừa thoát khỏi các biến động xã hội phức tạp hoặc xung đột, để rồi sau các nỗ lực hòa giải, đã bước đầu ổn định và ngày càng khẳng định giá trị của hòa bình. Việt Nam nằm trên "ngã tư đường" giao lưu kinh tế và văn hóa theo đường bộ với đường biển, giữa phương bắc với phương nam, giữa phương đông và phương tây. Vị trí địa lý đặc biệt ấy trở thành một trong các nguyên nhân buộc dân tộc ta phải đối diện với các cuộc chiến tranh xâm lược. Trải qua nhiều cuộc chiến tranh với nhiều hy sinh to lớn, nhân dân Việt Nam luôn yêu quý và trân trọng những giá trị mà hòa bình đem lại. Trong tiến trình lịch sử, để bảo vệ độc lập dân tộc và phẩm giá của mình, nhân dân ta đã nhiều lần buộc phải cầm vũ khí. Với kẻ địch mạnh hơn nhiều lần, dân tộc Việt Nam đã chiến đấu bằng tinh thần "Đem đại nghĩa để thắng hung tàn - Lấy chí nhân thay cường bạo". Thời hiện đại, nhân dân Việt Nam cũng đã phải trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống lại các thế lực ngoại xâm và chính trong những cuộc chiến đấu không cân sức đó, đường lối chiến tranh nhân dân, lòng yêu hòa bình của nhân dân Việt Nam lại càng được khẳng định. Ngày 3-9-1945, chỉ một ngày sau khi nước Việt Nam mới ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Thông cáo về chính sách ngoại giao của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong đó nêu rõ mục tiêu: "Xây đắp nền hòa bình thế giới"; và giữa năm 1946, trong chuyến thăm nước Pháp, khi tham quan khu di tích lịch sử Normandi (Noóc-man-đi), Người lấy bàn tay bịt miệng khẩu đại bác như một biểu tượng của tinh thần: "Giữ gìn hòa bình! Ngăn chặn chiến tranh!". Mùa đông năm 1946, khi nguy cơ chiến tranh xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp đã cận kề, ngày 7-12, trả lời phỏng vấn báo Paris - Sài Gòn, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Đồng bào tôi và tôi thành thực muốn hòa bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh. Tôi biết là nhân dân Pháp không muốn chiến tranh. Cuộc chiến tranh này chúng tôi muốn tránh bằng đủ mọi cách" (Hồ Chí Minh - Toàn tập, tập 4, NXB Chính trị quốc gia, H.2011, tr.526). Dù "Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng", nhưng trước dã tâm của kẻ xâm lược và chiến tranh không thể tránh khỏi, cả dân tộc đã bình tĩnh, chủ động bước vào cuộc kháng chiến với ý chí "Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ" (Hồ Chí Minh, Sđd, tập 4, tr.534). Điều này hoàn toàn khác biệt với những kẻ chỉ "yêu nước trên đầu lưỡi", đã vội vàng bỏ chạy khi không còn lừa bịp được nhân dân. Ngày 20-7-1954, Hiệp định về lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ). Việt Nam tạm thời bị chia thành hai khu vực bắc và nam vĩ tuyến 17 để hai bên tập kết lực lượng. Theo tinh thần của Hiệp định, Việt Nam tạm thời chia thành hai miền, sau hai năm sẽ hiệp thương, tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Tuy nhiên, trước khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, Mỹ đã dần dà thay chân Pháp trong cuộc chiến ở Đông Dương. Âm mưu ngày càng hiện rõ của Mỹ là dùng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm do Mỹ dựng lên và nuôi dưỡng để thực hiện âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành tiền đồn chống cộng sản tại Đông - Nam Á, để "xây con đê ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản tràn xuống Đông -Nam Á ở miền nam Việt Nam". Với sự hậu thuẫn của Mỹ, Ngô Đình Diệm đã không thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ và bắt đầu các chiến dịch khủng bố để tiêu diệt lực lượng cách mạng, thậm chí lập cả kế hoạch "bắc tiến". Một lần nữa nhân dân Việt Nam lại phải chiến đấu vì một đất nước hòa bình. Và sau những năm tháng chiến đấu gian khổ với không biết bao nhiêu hy sinh và mất mát, Tổ quốc Việt Nam đã thống nhất. Ra khỏi chiến tranh, nước Việt Nam bị tàn phá nặng nề. Số lượng bom dội xuống đất nước ta nhiều hơn gấp hai lần số bom của Mỹ và Anh đã thả xuống châu Âu trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Hầu như tất cả các cơ sở hạ tầng kinh tế, giao thông ở miền bắc đã bị đánh bom nhiều lần. Hàng triệu người đã chết trong hơn 20 năm chiến tranh. Số người chịu thương tật, tàn phế còn cao hơn nhiều và vẫn tiếp tục gia tăng trong các năm sau chiến tranh do hậu quả bom mìn còn sót lại. Và hơn 43 triệu lít chất độc da cam do quân đội Mỹ rải xuống miền nam Việt Nam còn gây di hại cho nhiều thế hệ. Để khắc phục hậu quả cần nhiều nỗ lực và thời gian, cần hơn nữa là nền hòa bình bền vững - điều kiện tiên quyết cho công cuộc phát triển. Bài học của mấy chục năm qua cho thấy, bằng việc giữ vững hòa bình và ổn định, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa rất quan trọng để chấn hưng và phát triển đất nước sau chiến tranh, trong đó có những thành tựu đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. "Đừng bao giờ có chiến tranh nữa!". Một thế giới hòa bình là điều cần thiết trên hết và trước hết với mọi dân tộc, chỉ có hòa bình các dân tộc mới có cơ hội cùng tập trung trí lực, vật lực giải quyết các vấn đề toàn cầu vì sự tồn tại, phát triển của dân tộc mình và các dân tộc khác. Với Việt Nam, điều này càng cần thiết, vì chỉ có hòa bình chúng ta mới có cơ hội tiếp tục sự nghiệp đổi mới để xây dựng đất nước, cùng nhân loại chống đói nghèo, bệnh tật, chống chiến tranh và các nguy cơ đe dọa con người. Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, chủ động hội nhập, hợp tác cùng phát triển trong hòa bình, cùng thịnh vượng, cùng góp phần ngăn chặn xung đột vũ trang, tạo ra môi trường thuận lợi cho quá trình đàm phán giải quyết hòa bình mọi tranh chấp. |
THIÊN PHƯƠNG |
Ôn lại lịch sử để nhận thức rõ giá trị của hòa bình
Suy ngẫm đầu tuần | 05:58 Thứ Hai ngày 27/04/2015
(HNM) - 40
năm đã trôi qua kể từ ngày Chiến thắng vĩ đại 30-4-1975, giải phóng hoàn
toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Lịch sử là những sự kiện nối tiếp
nhau, như con sóng sau trùm lên con sóng trước, nhưng có những sự kiện
không bao giờ được phép lãng quên. Hôm nay, sau 40 năm đã trôi qua, lớp
trẻ nghĩ gì về sự kiện lịch sử mùa Xuân năm 1975? Điều gì làm cho lớp
trẻ ngày nay hiểu rõ giá trị của hòa bình mà các em đang được hưởng?
Trong chiều dài lịch sử dân tộc, ngày 30-4-1975 là một cột mốc vĩ đại. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc chiến tranh vĩ đại chống đế quốc Mỹ xâm lược, tạo ra một bước ngoặt đặc biệt đối với đất nước, mở ra một kỷ nguyên mới đối với nước ta - kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Nhìn lại lịch sử, tính từ khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam đến năm 1975, đất nước ta đã trải qua hơn một thế kỷ chiến tranh liên miên để giải phóng dân tộc. Trong suốt 117 năm đó, đất nước ta gần như không có một ngày yên bình, máu xương các thế hệ người Việt Nam liên tục đổ xuống. Sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) thắng lợi, đất nước vẫn chưa có hòa bình thực sự, hai miền vẫn còn chia cắt. Và phải đằng đẵng 21 năm chiến tranh chống Mỹ với những mất mát đau thương tận cùng, đất nước ta mới hoàn toàn giải phóng, dân tộc ta mới độc lập trọn vẹn.
Với chiến thắng 30-4-1975, non sông thu về một mối, Tổ quốc liền một dải, vĩ tuyến 17 chỉ còn là chứng tích của một thời chia cắt… Vì thế, ngày 30-4-1975 còn là ngày hòa hợp toàn dân tộc, ngày mà mọi người dân Việt Nam được sum vầy dưới một mái nhà chung… Chiến thắng ấy là thành quả lớn lao trước hết đến từ sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Bác Hồ với việc đề ra đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, sáng tạo. Chiến thắng lịch sử này là kết quả của tình yêu nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm, ngoan cường và ý chí thống nhất đất nước của quân và dân ta, một đội quân chính nghĩa khát khao hòa bình. Chiến thắng 30-4-1975 là thành quả của nghệ thuật quân sự Việt Nam - kết hợp giữa truyền thống đánh giặc giữ nước với các hình thái chiến tranh hiện đại, đặc biệt là những sáng tạo độc đáo trong việc tiến hành chiến tranh nhân dân. Trong đó, lực lượng vũ trang nhân dân gồm ba thứ quân là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích được xây dựng vững mạnh, bố trí rộng khắp với vai trò nòng cốt của các binh đoàn chủ lực để thực hiện hiệp đồng tác chiến. Đó là hình thái chiến tranh không chỉ người lính mà mọi người dân - tự ý thức về trách nhiệm của mình đối với đất nước, tự giác, tự nguyện cầm vũ khí và sẵn sàng cống hiến, hy sinh không chỉ ở chiến trường mà ở khắp nơi, ở hậu phương, trong lòng địch, ở nước ngoài… Chiến thắng 30-4-1975 là chiến thắng của những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới chống cuộc chiến tranh bạo tàn của đế quốc Mỹ, hoặc bày tỏ sự ủng hộ đối với nhân dân Việt Nam ngay trong lòng nước Mỹ... Vì vậy, một Việt Nam nhỏ bé, có tương quan thua kém hàng trăm lần về khoa học - kỹ thuật, phương tiện, khí tài… so với kẻ thù, mà vẫn chiến thắng. Nói tóm lại, bao trùm lên tất cả, chiến thắng 30-4-1975 là chiến thắng vĩ đại của lòng yêu nước sâu sắc, khát khao hòa bình, độc lập tự do cháy bỏng!
Việt Nam là một dân tộc yêu hòa bình, chuộng hòa hiếu nhưng "Kẻ thù buộc ta ôm cây súng". Chiến tranh không bao giờ là ngày hội nhưng một thời, đường ra trận mùa này đẹp lắm, chính là bởi vì yêu hòa bình nên cả nước lên đường. Để đi tới ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, các thế hệ người Việt Nam đã không tiếc máu xương; lớp lớp thanh niên không tiếc tuổi thanh xuân, sẵn sàng xếp bút nghiên lên đường ra trận. Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, đã có khoảng 3 triệu người Việt Nam ngã xuống. Riêng Thủ đô Hà Nội có khoảng 65.000 liệt sĩ vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường. Chiến tranh gắn liền với sự khốc liệt, với máu xương đổ xuống, với nước mắt của mất mát, chia ly. Những hệ lụy của chiến tranh đến nay vẫn còn day dứt. Trong số hàng nghìn người ngã xuống, có những người hy sinh trong thầm lặng, không một ai biết đến, hàng nghìn liệt sĩ đến nay vẫn chưa có tên trên bia mộ. Và nhiều gia đình trong cả nước hiện vẫn chưa có thông tin gì về con em mình. Không chỉ vậy, với những người bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam, những di hại vẫn kéo dài đến mấy thế hệ… tạo ra những gánh nặng dai dẳng cả về đời sống tinh thần lẫn vật chất. Nhắc nhớ lại như vậy để thấy rõ hơn giá trị của hòa bình hôm nay. Và nhắc nhớ như vậy cũng để thấy rõ hơn sự vĩ đại của chiến thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975.
Để có được hòa bình, chúng ta phải đánh đổi bằng xương máu. Để bảo vệ hòa bình, để có độc lập tự do chúng ta sẵn sàng chiến đấu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn. Đấy là tinh thần, là ý chí của mọi người Việt Nam biết bao thế hệ.
Những ngày này, các hoạt động hướng tới kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước được tổ chức chu đáo, trang trọng với nhiều hình thức như tổ chức tri ân người có công với cách mạng… nhằm tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, nhất là giới trẻ, về tầm vóc vĩ đại, giá trị to lớn của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giá trị vô giá của hòa bình. Không ai được phép lãng quên lịch sử. Lịch sử phải được ghi nhớ, những hy sinh, cống hiến dù nhỏ nhất cũng phải được ghi nhận. Chính bởi vậy, giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ là một yêu cầu quan trọng. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy không ít vấn đề đáng báo động. Đấy là sự thờ ơ của giới trẻ với lịch sử nước nhà. Sự thờ ơ không chỉ thể hiện ở thực trạng nhiều người trẻ biết đến những Võ Tắc Thiên, Địch Nhân Kiệt, Càn Long… nhiều hơn những anh hùng dân tộc như Bà Triệu, Hai Bà Trưng, hay những chiến thắng vĩ đại trong ba lần kháng chiến chống quân Nguyên, cuộc kháng chiến chống giặc Minh của Lê Lợi, cuộc hành binh thần tốc đập tan 28 vạn quân Thanh của anh hùng áo vải Nguyễn Huệ… Sự thờ ơ với lịch sử còn thể hiện ở kết quả bết bát môn học lịch sử những năm gần đây của học sinh… Giáo dục truyền thống, lịch sử cho lớp trẻ không chỉ thể hiện lòng biết ơn đối với các thế hệ đi trước, sự tri ân sâu sắc đối với công lao, sự hy sinh, cống hiến của cha ông, mà còn để lớp trẻ thêm hiểu, thêm yêu đất nước và hiểu rõ hơn nữa giá trị của hòa bình hôm nay. Có rất nhiều cách để nâng cao nhận thức của giới trẻ về lịch sử nhưng để lịch sử đến được với lớp trẻ một cách tự nhiên thì không thể dừng lại ở những bài học khô cứng. Một trong những giải pháp hiệu quả là phục dựng, nghiên cứu, phổ biến lịch sử qua tất cả các loại hình văn hóa, nghệ thuật… để mỗi một giai đoạn lịch sử, mỗi sự kiện đều được "tái hiện" một cách sống động, có sức hút.
Nếu ai đó coi thường lịch sử, tất yếu sẽ không có tương lai. Nếu ai đó thờ ơ với lịch sử, xuyên tạc lịch sử, tất yếu là kẻ vong bản và sẽ mất đi bản sắc văn hóa của dân tộc. Thế hệ sinh trước ngày 30-4-1975 một thời gian ngắn và các thế hệ sinh ra sau năm 1975 may mắn không trải qua tận cùng ác liệt của chiến tranh bởi cha anh đã hy sinh xương máu để có hòa bình. Hạnh phúc là ở đó. Nhưng "mặt trái" của sự may mắn này là chưa trải nghiệm chiến tranh nên nhiều người ít quý trọng hòa bình. Bởi vậy nên ngày nay việc giáo dục về truyền thống, về lịch sử, về mất mát đau thương của ông cha trong các cuộc chiến tranh vệ quốc càng trở nên cần thiết. Hiểu được sự khốc liệt, đau thương mất mát của chiến tranh, giới trẻ mới nhìn nhận rõ giá trị của hòa bình.
Tinh thần yêu nước, yêu hòa bình, ý chí thống nhất Tổ quốc đã làm nên chiến thắng mùa Xuân năm 1975 lịch sử. Các thế hệ đi trước đã làm tròn sứ mệnh đối với dân tộc, với đất nước. Nếu như nói chiến thắng vĩ đại này mở ra bước ngoặt đặc biệt đối với đất nước, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do hoàn toàn, tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp phát triển đất nước, thì nhiệm vụ của thế hệ hôm nay và mai sau là xây dựng một Việt Nam cường thịnh, sánh vai với các quốc gia trên thế giới.
Trong chiều dài lịch sử dân tộc, ngày 30-4-1975 là một cột mốc vĩ đại. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 đã kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc chiến tranh vĩ đại chống đế quốc Mỹ xâm lược, tạo ra một bước ngoặt đặc biệt đối với đất nước, mở ra một kỷ nguyên mới đối với nước ta - kỷ nguyên độc lập, thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Nhìn lại lịch sử, tính từ khi thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam đến năm 1975, đất nước ta đã trải qua hơn một thế kỷ chiến tranh liên miên để giải phóng dân tộc. Trong suốt 117 năm đó, đất nước ta gần như không có một ngày yên bình, máu xương các thế hệ người Việt Nam liên tục đổ xuống. Sau 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) thắng lợi, đất nước vẫn chưa có hòa bình thực sự, hai miền vẫn còn chia cắt. Và phải đằng đẵng 21 năm chiến tranh chống Mỹ với những mất mát đau thương tận cùng, đất nước ta mới hoàn toàn giải phóng, dân tộc ta mới độc lập trọn vẹn.
Với chiến thắng 30-4-1975, non sông thu về một mối, Tổ quốc liền một dải, vĩ tuyến 17 chỉ còn là chứng tích của một thời chia cắt… Vì thế, ngày 30-4-1975 còn là ngày hòa hợp toàn dân tộc, ngày mà mọi người dân Việt Nam được sum vầy dưới một mái nhà chung… Chiến thắng ấy là thành quả lớn lao trước hết đến từ sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Bác Hồ với việc đề ra đường lối chính trị, quân sự đúng đắn, sáng tạo. Chiến thắng lịch sử này là kết quả của tình yêu nước, tinh thần chiến đấu dũng cảm, ngoan cường và ý chí thống nhất đất nước của quân và dân ta, một đội quân chính nghĩa khát khao hòa bình. Chiến thắng 30-4-1975 là thành quả của nghệ thuật quân sự Việt Nam - kết hợp giữa truyền thống đánh giặc giữ nước với các hình thái chiến tranh hiện đại, đặc biệt là những sáng tạo độc đáo trong việc tiến hành chiến tranh nhân dân. Trong đó, lực lượng vũ trang nhân dân gồm ba thứ quân là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích được xây dựng vững mạnh, bố trí rộng khắp với vai trò nòng cốt của các binh đoàn chủ lực để thực hiện hiệp đồng tác chiến. Đó là hình thái chiến tranh không chỉ người lính mà mọi người dân - tự ý thức về trách nhiệm của mình đối với đất nước, tự giác, tự nguyện cầm vũ khí và sẵn sàng cống hiến, hy sinh không chỉ ở chiến trường mà ở khắp nơi, ở hậu phương, trong lòng địch, ở nước ngoài… Chiến thắng 30-4-1975 là chiến thắng của những người yêu chuộng hòa bình trên thế giới chống cuộc chiến tranh bạo tàn của đế quốc Mỹ, hoặc bày tỏ sự ủng hộ đối với nhân dân Việt Nam ngay trong lòng nước Mỹ... Vì vậy, một Việt Nam nhỏ bé, có tương quan thua kém hàng trăm lần về khoa học - kỹ thuật, phương tiện, khí tài… so với kẻ thù, mà vẫn chiến thắng. Nói tóm lại, bao trùm lên tất cả, chiến thắng 30-4-1975 là chiến thắng vĩ đại của lòng yêu nước sâu sắc, khát khao hòa bình, độc lập tự do cháy bỏng!
Việt Nam là một dân tộc yêu hòa bình, chuộng hòa hiếu nhưng "Kẻ thù buộc ta ôm cây súng". Chiến tranh không bao giờ là ngày hội nhưng một thời, đường ra trận mùa này đẹp lắm, chính là bởi vì yêu hòa bình nên cả nước lên đường. Để đi tới ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, các thế hệ người Việt Nam đã không tiếc máu xương; lớp lớp thanh niên không tiếc tuổi thanh xuân, sẵn sàng xếp bút nghiên lên đường ra trận. Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, đã có khoảng 3 triệu người Việt Nam ngã xuống. Riêng Thủ đô Hà Nội có khoảng 65.000 liệt sĩ vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường. Chiến tranh gắn liền với sự khốc liệt, với máu xương đổ xuống, với nước mắt của mất mát, chia ly. Những hệ lụy của chiến tranh đến nay vẫn còn day dứt. Trong số hàng nghìn người ngã xuống, có những người hy sinh trong thầm lặng, không một ai biết đến, hàng nghìn liệt sĩ đến nay vẫn chưa có tên trên bia mộ. Và nhiều gia đình trong cả nước hiện vẫn chưa có thông tin gì về con em mình. Không chỉ vậy, với những người bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam, những di hại vẫn kéo dài đến mấy thế hệ… tạo ra những gánh nặng dai dẳng cả về đời sống tinh thần lẫn vật chất. Nhắc nhớ lại như vậy để thấy rõ hơn giá trị của hòa bình hôm nay. Và nhắc nhớ như vậy cũng để thấy rõ hơn sự vĩ đại của chiến thắng lịch sử mùa Xuân năm 1975.
Để có được hòa bình, chúng ta phải đánh đổi bằng xương máu. Để bảo vệ hòa bình, để có độc lập tự do chúng ta sẵn sàng chiến đấu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn. Đấy là tinh thần, là ý chí của mọi người Việt Nam biết bao thế hệ.
Những ngày này, các hoạt động hướng tới kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước được tổ chức chu đáo, trang trọng với nhiều hình thức như tổ chức tri ân người có công với cách mạng… nhằm tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, nhất là giới trẻ, về tầm vóc vĩ đại, giá trị to lớn của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giá trị vô giá của hòa bình. Không ai được phép lãng quên lịch sử. Lịch sử phải được ghi nhớ, những hy sinh, cống hiến dù nhỏ nhất cũng phải được ghi nhận. Chính bởi vậy, giáo dục truyền thống lịch sử cho thế hệ trẻ là một yêu cầu quan trọng. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy không ít vấn đề đáng báo động. Đấy là sự thờ ơ của giới trẻ với lịch sử nước nhà. Sự thờ ơ không chỉ thể hiện ở thực trạng nhiều người trẻ biết đến những Võ Tắc Thiên, Địch Nhân Kiệt, Càn Long… nhiều hơn những anh hùng dân tộc như Bà Triệu, Hai Bà Trưng, hay những chiến thắng vĩ đại trong ba lần kháng chiến chống quân Nguyên, cuộc kháng chiến chống giặc Minh của Lê Lợi, cuộc hành binh thần tốc đập tan 28 vạn quân Thanh của anh hùng áo vải Nguyễn Huệ… Sự thờ ơ với lịch sử còn thể hiện ở kết quả bết bát môn học lịch sử những năm gần đây của học sinh… Giáo dục truyền thống, lịch sử cho lớp trẻ không chỉ thể hiện lòng biết ơn đối với các thế hệ đi trước, sự tri ân sâu sắc đối với công lao, sự hy sinh, cống hiến của cha ông, mà còn để lớp trẻ thêm hiểu, thêm yêu đất nước và hiểu rõ hơn nữa giá trị của hòa bình hôm nay. Có rất nhiều cách để nâng cao nhận thức của giới trẻ về lịch sử nhưng để lịch sử đến được với lớp trẻ một cách tự nhiên thì không thể dừng lại ở những bài học khô cứng. Một trong những giải pháp hiệu quả là phục dựng, nghiên cứu, phổ biến lịch sử qua tất cả các loại hình văn hóa, nghệ thuật… để mỗi một giai đoạn lịch sử, mỗi sự kiện đều được "tái hiện" một cách sống động, có sức hút.
Nếu ai đó coi thường lịch sử, tất yếu sẽ không có tương lai. Nếu ai đó thờ ơ với lịch sử, xuyên tạc lịch sử, tất yếu là kẻ vong bản và sẽ mất đi bản sắc văn hóa của dân tộc. Thế hệ sinh trước ngày 30-4-1975 một thời gian ngắn và các thế hệ sinh ra sau năm 1975 may mắn không trải qua tận cùng ác liệt của chiến tranh bởi cha anh đã hy sinh xương máu để có hòa bình. Hạnh phúc là ở đó. Nhưng "mặt trái" của sự may mắn này là chưa trải nghiệm chiến tranh nên nhiều người ít quý trọng hòa bình. Bởi vậy nên ngày nay việc giáo dục về truyền thống, về lịch sử, về mất mát đau thương của ông cha trong các cuộc chiến tranh vệ quốc càng trở nên cần thiết. Hiểu được sự khốc liệt, đau thương mất mát của chiến tranh, giới trẻ mới nhìn nhận rõ giá trị của hòa bình.
Tinh thần yêu nước, yêu hòa bình, ý chí thống nhất Tổ quốc đã làm nên chiến thắng mùa Xuân năm 1975 lịch sử. Các thế hệ đi trước đã làm tròn sứ mệnh đối với dân tộc, với đất nước. Nếu như nói chiến thắng vĩ đại này mở ra bước ngoặt đặc biệt đối với đất nước, mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do hoàn toàn, tạo nền tảng vững chắc cho sự nghiệp phát triển đất nước, thì nhiệm vụ của thế hệ hôm nay và mai sau là xây dựng một Việt Nam cường thịnh, sánh vai với các quốc gia trên thế giới.
Nhận xét
Đăng nhận xét