Chuyển đến nội dung chính

CÂU CHUYỆN TÌNH BÁO 171/c

(ĐC sưu tầm trên NET)

Chuyện gia đình chiến sĩ tình báo Đặng Trần Đức

Xuất bản: 15:09, Thứ Bảy, 27/04/2013, [GMT+7]
.
PTO- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh và thực hiện nhiệm vụ xây dựng CNXH và chi viện cho chiến trường miền Nam giải phóng dân tộc. Phú Thọ là tỉnh đầu tiên ở miền Bắc được xây dựng khu công nghiệp Việt Trì và một số nhà máy ở Lâm Thao, Thanh Ba. Nhà máy chè Phú Thọ được xây dựng tại Thanh Ba, cùng với việc phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến chè sản phẩm. Nông trường Vân Lĩnh tại Thanh Ba hình thành thu hút hàng nghìn công nhân đến làm việc...
Năm 1978 hai phóng viên Báo Vĩnh Phú chúng tôi có chuyến công tác tại nông trường Vân Lĩnh. Những đồi chè xanh lô xô như bát úp trải rộng hàng trăm ha đang vào độ kinh doanh. Giám đốc nông trường kể với chúng tôi về sáng kiến trồng những cây muồng bên những lô chè để tạo bóng mát giảm sự bốc hơi nước ở đất, tận dụng lá muồng tăng độ phì cho đất. Cán bộ kỹ thuật của nông trường dẫn chúng tôi đến thăm ngôi nhà để hàng nghìn cành chè PH1 chờ làm xong đất để trồng mới thêm vài ha. Tình cờ chúng tôi hỏi cán bộ nông trường: "Mỗi quả đồi làm một ngôi nhà để cất giữ chè cành giống phải không?". Họ bảo: "Đây là nhà không có người ở. Gia đình họ đi theo địch, nay đã chạy về xuôi". Chúng tôi chẳng quan tâm việc này vì nó không liên quan gì đến nội dung bài viết. Cứ tưởng câu chuyện ấy đã khép lại và trôi vào dĩ vãng, ai ngờ gần đây những điều bí ẩn đã được hé mở khi Nhà nước cho phép công bố công lao của những nhà tình báo chiến lược, trong đó có Đặng Trần Đức.

Đặng Trần Đức quê chính ở ngoại thành Hà Nội tham gia quân đội được hai năm thì Bộ Quốc phòng quyết định anh nhận nhiệm vụ mới. Trước khi làm nhiệm vụ mới anh được về thăm nhà năm ngày. Những ngày đó anh thay chục viên ngói trên mái nhà cũ và đóng cho con gái chiếc bàn con bằng gỗ để học bài. Trước khi đi anh chỉ dặn vợ: "Chuyến này tôi phải đi lâu, chưa biết ngày nào mới trở về. Em ở nhà giúp tôi nuôi dạy con cái lớn khôn".

Đường dây 559 được hình thành qua bao gian nan, vất vả. Đặng Trần Đức là một trong những người đầu tiên để lại dấu chân trên dải Trường Sơn để vào Nam... Đặt chân đến Sài Gòn, để hòa nhập với đời sống xã hội nơi đô thành trong điều kiện hoạt động đơn tuyến, Đặng Trần Đức phải công khai kết hôn với chị Ngô Thị Xuân quê chính gốc Sài Gòn để che mắt địch. Và anh lấy tên mới gọi là Ba Quốc.

Ở quê nhà chị Phạm Thị Thanh (vợ anh) và con cái nghe tin sét đánh là Đặng Trần Đức trốn vào Nam theo địch, vì thế họ bị bà con xung quanh hắt hủi, dè bỉu. Con gái chị Thanh - Đặng Thị Giang mới học cấp I đã phải chịu tổn thương về tâm lý khi bị bạn bè xa lánh. Trước sự miệt thị, khinh rẻ của hàng xóm chị Thanh đã buộc lòng phải dời quê dắt hai con nhỏ lên nông trường Vân Lĩnh xin làm công nhân trồng chè. Mấy tháng sau bà con họ hàng dỡ nhà cũ ở quê lên dựng lại ngôi nhà hai gian để mẹ con chị có chỗ trú nắng, trú mưa.

Mặc dù đã hòa nhập với cuộc sống của công nhân nông trường nhưng chị Thanh vẫn có cảm giác cô đơn. Gia đình chị ít có người đến thăm trừ trường hợp cháu Nguyễn Thị Hiên (bạn Giang) thi thoảng đến rủ Giang đi học nên sự mặc cảm của chị và cháu Giang vẫn còn dai dẳng.

Sau Tết Mậu Thân năm 1968, Mỹ ngụy tái chiếm lại những địa bàn đã mất và điên cuồng mở chiến dịch lùng sục, bắt bớ những người ủng hộ cách mạng khắp miền Nam, nhiều cơ sở của ta bị phá vỡ. Mạng lưới tình báo Vũ Ngọc Nhạ đã bị lộ. Một hôm Ba Quốc vắng nhà, vợ anh và con gái đã bị địch bắt tra tấn lấy lời khai. Không uy hiếp được chị Xuân, Tổng nha cảnh sát đã đưa hai mẹ con chị vào tù. Anh Ba Quốc nghe tin đã rút ra căn cứ cách mạng Trung ương cục miền Nam.

Năm 1969 tình hình Căm-pu-chia diễn biến rất phức tạp, đế quốc Mỹ có kế hoạch lật đổ quốc vương Xi-a-Núc dựng lên Chính phủ Lon-non phản động thân Mỹ để khống chế, đánh phá vùng căn cứ kháng chiến của ta. Cấp trên quyết định đưa Ba Quốc sang Căm-pu-chia hoạt động để nắm bắt những thông tin về chính trị, quân sự gửi về Bộ Quốc phòng VIệt Nam. Những năm hoạt động tình báo, Ba Quốc đã hết lòng phục vụ cách mạng, dũng cảm, mưu trí trong mọi tình huống để bảo toàn lực lượng, cung cấp nhiều thông tin, tài liệu của địch một cách chính xác, an toàn giúp Nhà nước xử lý chủ động, góp phần làm nên thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Năm 1977, Ba Quốc về thủ đô Hà Nội dự lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVTND và nhận quân hàm Thiếu tướng, ông đưa chị Hạnh (con gái) ra Bắc chào bà Thanh. Bà Thanh bị ốm nặng liệt hai chân. Ông Ba Quốc xúc động nói: "Em và các con xứng đáng được hưởng Danh hiệu AHLLVT".

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định: "Những chiến sĩ tình báo trải qua nhiều gian nan thử thách. Bản thân và gia đình họ chịu đựng sự hy sinh thầm lặng. Họ là những người vĩ đại...".

Lại Xuân
 
Người vợ cả của "Ông tướng tình báo..."Cập nhật: Thứ ba, 4/9/2012 - 0h0'

(Cadn.com.vn) - Tôi có may mắn được quen thân nhiều cán bộ tình báo, biệt động, binh vận đã hoạt động trong lòng địch. Tôi dò hỏi, tôi sục tìm, cố moi bằng được những cặp vợ chồng đã xa nhau 21 năm để “Bảo vệ Tổ quốc”, để “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”. Với thời gian lâu hơn tới 6 năm, “trăm bó đuốc cũng vớ được con ếch” tôi gặp được gia đình chị Nguyễn Thị Thanh, vợ thiếu tướng tình báo, an ninh Đặng Trần Đức. Anh Đức, với vỏ bọc là chuyên viên cao cấp của tình báo ngụy, hoạt động đến ngày đại thắng. Tôi gặp anh ở TP Hồ Chí Minh năm 1978. Anh không hé lộ chút nào về hoạt động của anh và gia đình anh. Tôi cố ý nói khích: “Tớ và cậu đều ở cấp trung tá. Tớ là phóng viên báo Quân đội nhân dân có giấy giới thiệu do Tổng biên tập ký mà cậu không tiếp. Sao cậu nỡ coi thường?”.
Đặng Trần Đức thổ lộ: “Lòng vả cũng như lòng sung thôi. Tôi đã đọc nhiều bài ông viết về tình báo. Tôi rất muốn ông viết về mình. Nếu ông gợi ý để thủ trưởng Cục Tình báo chỉ thị cho tôi tiếp ông, nói với ông một, tôi sẽ kể cho nhà báo nghe mười lần nhiều hơn”. Tôi hoàn thành chuyện “Tôi đi tìm cái chết của tôi” dày gần 400 trang xuất bản năm 1984. Anh Đức là người Hà Nội. Năm 1946, anh và chị Thanh cùng là cán bộ tình báo đã sơ tán về Thanh Hóa. Năm 1948, anh chị được lệnh trở về Hà Nội, tìm cách trèo cao, leo sâu, cố chui vào hàng ngũ địch, hợp tác với địch. Chị Thanh rất khó xử vì chị mới sinh con. Đành chấp nhận phương án anh vào thành trước, chị vào sau. Nhờ có trình độ văn hóa cao, các bạn học của anh bố trí anh dạy học tư. Ngay lần gặp đầu tiên, Quận chúa Cẩm Nhung đã có mối tình sét đánh với thầy Đức vì thầy to, cao, đẹp trai, hay cười, nói chuyện rất có duyên. Ngày xửa ngày xưa, má của Cẩm Nhung là Cẩm Loan đã theo chú là vua Bảo Đại đi kinh lý Bắc Kỳ. Má đã chết mê, chết mệt trùm tình báo Pháp là Giô Jép và đã sinh ra Cẩm Nhung. Nhung giới thiệu anh Đức với ba ruột. Đại tá Giô Jép quá mừng, rút chàng rể tương lai về giúp việc cho mình. Chính đại tá Giô Jép đã tạo ra bản lý lịch mới, bố trí cho Đức ở cương vị cao.
 Đại tướng Lê Văn Dũng tặng hoa tướng tình báo Đặng Trần Đức (Ba Quốc).

Chị Thanh về Hà Nội năm 1952, đã gặp lại anh Đức, đã có với anh cậu con trai. Vì e ngại địch tìm ra đầu mối là chị sẽ phát hiện ra anh nên chị Thanh (đã có nghiệp vụ tình báo) đồng ý cho chồng lấy vợ hai là quận chúa Cẩm Nhung và mẹ con chị lên Nông trường Vân Lĩnh ở miền núi xa xôi. Chị tin là 2 năm nữa sẽ có Tổng tuyển cử theo Hiệp định Genève. Chậm nhất là cuối năm 1956 anh sẽ về với chị. Chị không ngờ chị lao đao cả cuộc đời.
Anh Đặng Trần Đức nhờ tôi đưa tặng chị Nguyễn Thị Thanh, vợ cả của anh tác phẩm “Tôi đi tìm cái chết của tôi” viết về anh. Sau nửa giờ trò chuyện, tôi mừng hơn bắt được vàng. Chị Thanh đúng mẫu người mà tôi đang cần tìm. Chị điềm đạm, thông minh, có trí nhớ tuyệt vời. Trời ơi! Sao ở nước ta có trường hợp oan ức, cay đắng mà chị Thanh phải chịu không phải một ngày, một tháng mà kéo dài tới 21 năm tính ra là 7.665 ngày. Sau 10 ngày nghe chị Thanh kể, tôi lao vào viết. Đề tài lớn mà tôi ấp ủ đã có. Chị Nguyễn Thị Thanh khổ trăm đường về tinh thần và vật chất.  Suốt 17 năm chị luôn nhận làm cái việc múc mỗi ngày dăm trăm gầu nước từ giếng lên để giặt quần áo, chăn màn cho tất cả công nhân ốm phải nằm trạm xá. Không ai cho chị tăng một bậc lương. Chị buộc phải về mất sức mặc dù chị không ốm ngày nào và chỉ nhận 60% lương tối thiểu cho người mất sức chứ không được hưởng 70% như người về hưu...
 Người vợ cả (trong bộ phim “Vị tướng tình báo và 2 bà vợ”).
Tôi hoàn thành tác phẩm “Ông tướng tình báo và 2 bà vợ” rất nhanh, tác phẩm ra mắt độc giả được hưởng ứng rất nhiệt tình. Tôi sung sướng vô cùng vì theo chủ quan nhờ có nhân vật tuyệt vời vô giá nên tôi đã rất thành công. Tác phẩm được Công ty Phát hành sách đánh giá là bán chạy nhất nước. Đạo diễn Bùi Cường đã đưa 29 tập phim lên truyền hình rất được hoan nghênh, được thưởng huy chương vàng.
Chị Thanh đọc tác phẩm nhiều lần. Chị thổ lộ tâm sự với tôi: Từ ngày anh tặng gia đình tôi cuốn: “Ông tướng tình báo và 2 bà vợ” đã có hơn 400 đoàn đến thăm tôi. Nhiều thủ trưởng, khách nước ngoài, các vị tướng, các đoàn thể phụ nữ, các cháu thiếu nhi... đề nghị gặp gia đình tôi. Tôi nhận quá nhiều quà và hoa. Trung tướng Lê Hai-Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Trung ương là Trương Mỹ Hoa đã gõ mọi cửa để gia đình tôi được chuyển hộ khẩu về Hà Nội và trao cho tôi căn hộ này. Nhiều người không bằng lòng vì ở chung cư tầng 3 nhưng với chúng tôi thì đây là thiên đường rồi”.
Bạn đọc thân mến! Là nhà văn tôi có quyền hư cấu nhưng tôi không bịa chút nào về chị Thanh. Chị đã giúp tôi múa bút. Tôi rất hãnh diện, không chút hổ thẹn với người xưa đã cho xuất bản “Tống Trân - Cúc Hoa” và “Kiều”.
Nguyễn Trần Thiết
CADN

Cấp trên nghĩ gì khi Phạm Xuân Ẩn giúp Trần Kim Tuyến di tản?

Đăng Bởi -
Pham Xuan An
Những cựu cán bộ tình báo (từ trái sang): Vũ Chính, Phạm Xuân Ẩn, Trần Quốc Hương (Mười Hương), Trần Hiệu, Lê Hữu Thuý, Đặng Trần Đức (Ba Quốc).

Ông Mười Hương nói: "Đứng về phía tình báo nếu anh Ẩn tiếp tục ra nước ngoài thì vẫn phát huy tác dụng rất tốt...". Vậy tại làm sao sau giải phóng không cho Phạm Xuân Ẩn đi tiếp? Đã để cho vợ con ra đi rồi lại phải đưa về?...

Ông Mười Hương cũng nói đến nhà tình báo Liên Xô Richard Sorge: 
"Sorge là nhà tình báo vĩ đại, một trong những công lớn của ông ấy là báo được cho Staline biết (tháng 8.1941) Nhật lúc bấy giờ không mở mặt trận phía đông đánh Liên Xô. Nhưng nhà tình báo vĩ đại ấy cũng không lấy được nhiều tài liệu bằng Phạm Xuân Ẩn. Ẩn đã hoạt động liên tục, lấy được những tài liệu quan trọng cho đến khi chiến tranh kết thúc... Sau này trong tổng kết, ta có khẳng định: Tất cả những chuyển hướng chiến lược của Mỹ chúng ta đều biết trước, trong chiến tranh mà biết trước được như thế thì tuyệt vời lắm".
 Ông lại nói về mẹ ông Ẩn, giọng xúc động: “Bà già rất thương tôi. Ẩn kể rằng bà thương tôi đến nỗi lúc bà bị bệnh nặng, đầu óc đã lẫn lộn, quên hết mọi người, nhưng vẫn còn nhớ tên hai người: Ẩn, con trai cả của bà, và tôi. Những khi tôi đến bà vẫn nhận ra tôi".
"Hồi đó tôi liên lạc với Ẩn được hơn 1 năm, năm 1957 Ẩn đi Mỹ, năm 1958 tôi bị bắt. Nhưng tôi rất quý trọng Ẩn và tình cảm của chúng tôi cho đến ngày nay vẫn nguyên vẹn như xưa. Khi biết tôi đã bị bắt mà Ẩn ở Mỹ vẫn dám về bắt liên lạc với tổ chức, thật là hiếm thấy. Ẩn là người rất trung thành”. Ông Mười Hương nhớ lại. 
"Ông nói phải viết và suy nghĩ như người Mỹ, ngoài việc để nhập vai, còn có hàm ý rằng chúng ta phải học tất cả những cái tốt của đối phương ?".
 "Đúng thế. Chính Bác Hồ cũng làm như vậy và Bác cũng từng được nhiều người nước ngoài, trong đó có người Mỹ, người Anh giúp. Chẳng hạn lúc Bác bị bắt ở Hồng Kông, chính một luật sư người Anh đã cứu Bác. Tôi còn nhớ câu mà Bác đã nói với tôi: Này, chú nh nhé, hy sinh cho Việt Nam không chỉ có người Việt Nam đâu, còn có cả những người Mỹ nữa đấy!".
"Ông nghĩ như thế nào về chuyện ông Phạm Xuân Ẩn đưa ông Trần Kim Tuyến đi di tản hồi năm 1975 ?". 
"Tôi cho rằng anh Ẩn làm như vậy là đúng đấy, chứ không sai gì cả. Đó chính là sự cao thượng của người cách mạng, của người Việt Nam. Và cái ân huệ ấy biết đâu lại khiến cho những người như Trần Kim Tuyến khi ở nước ngoài có cái nhìn khác đi về đất nước. Họ có vợ, có con, không chừng con họ sau này sẽ làm những chuyện có ích cho đất nước. Tầm nhìn chiến lược phải là như vậy".
Trở lại chuyện vợ con ông Ẩn được báo TIME đưa đi di tản hồi năm 1975. Câu hỏi đặt ra là tại sao ông Ẩn không đi nhưng lại để vợ con đi, rồi sau đó phải tìm cách đưa về ? 
Ông Mười Nho kể lại rằng: "Sau này nhiều đồng chí (ngoài ngành tình báo) cho rằng nếu "cao cờ" thì để Phạm Xuân Ẩn tiếp tục ra nước ngoài hoạt động, sẽ làm thêm được biết bao nhiêu chuyện quan trọng cho đất nước, vì đến giải phóng Ẩn vẫn chưa bị lộ. Nhưng hồi đó đại tướng Văn Tiến Dũng, sau khi báo cáo với Bộ Chính trị, đã quyết định cho Ẩn lại. Anh Văn Tiến Dũng sau này nói, đại ý: Anh n là vốn quý của đất nước, anh ấy làm tình báo mấy chục năm rồi, bây giờ mà tiếp tục khai thác nữa thì với khả năng và điều kin của mình, anh y vẫn phát huy tác dụng rất tốt, nhưng quá trình ra nước ngoài rất dễ b lộ, cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra, lúc y tổn tht là rt lớn. Vì vậy dứt khoát chúng ta phải ổn đnh cuc sng cho Ẩn, tiếp tục khai thác kinh nghim của anh ấy truyền lại cho thế h sau. Phải giữ an toàn cho Ẩn đến suốt đời. Đó chính là cái tình của người cách mạng".
 Còn ông Mười Hương thì nói với chúng tôi: "Thú thật, đứng về phía tình báo thì tôi rất tiếc. Anh Ẩn mà tiếp tục ra nước ngoài thì sẽ phát huy tác dụng rất tốt. Nên giải phóng xong gặp anh Văn Tiến Dũng tôi hỏi ngay: Tại làm sao mà anh lại không cho Ẩn đi tiếp để cho vợ con anh ấy đi ri lại phải đưa về?
Tính tôi vốn thế, hay hỏi thẳng. Anh Dũng nói với tôi: Anh thử tưởng tượng xem: Một người cán nằm hơn 20 năm trong lòng địch, bây giờ lại tiếp tục cử đi nữa, anh hỏi có nên không? Tôi nghĩ đến chính sách đối với đồng chí mình, nên bàn với Quân ủy Trung ương kiên quyết giữ lại. Cho nên tôi đã nói với cục 2: Tìm cách đưa vợ con anh ấy về mà trông nom, mình không thể vắt chanh đến hơn như thế được. Đó là lí do anh Ẩn ra đi”.
Hoàng Hải Vân – Tấn Tú / Theo Thanh Niên

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH