Một đợt hạn hán kéo dài 300 năm, có thể là nguyên nhân dẫn đến sự suy tàn của nhiều nền văn minh Địa ...
Một
đợt hạn hán kéo dài 300 năm, có thể là nguyên nhân dẫn đến sự suy tàn
của nhiều nền văn minh Địa Trung Hải, trong đó có Hy Lạp cổ đại vào
khoảng 3.200 năm trước…
Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học PLoS ONE hôm 14/8, sự
giảm mạnh lượng mưa, kéo theo dịch bệnh, nạn đói khát và nhiều mâu thuẫn
khác, có thể là nguyên nhân giải thích được, vì sao nền văn minh
Hittite, từng thống trị vùng đất rộng lớn Anatolia, lại biến mất khỏi
trái đất.
Sự biến mất của một đế chế hùng mạnh
Vào thời đại hoàng kim của nền văn minh Hy Lạp cổ, có rất nhiều bằng
chứng về một nền văn minh trước đó đã từng bị sụp đổ. Trong thiên anh
hùng ca về cuộc chiến thành Troy huyền thoại, nhà thơ Hy Lạp Homer có vẽ
nên một bức tranh về một thành phố tráng lệ, mà các nhà khảo cổ đã
chứng minh được sự tồn tại của nó.
Đế
chế Hittite cổ đại bắt đầu suy tàn khoảng 3.200 năm trước. Cũng vào
khoảng thời gian đó, Ai Cập cổ đại cũng bị những tay cướp biển – được
gọi là tộc người biển bí ẩn – xâm lược, và nền văn hóa Mycenaean của Hy
Lạp sụp đổ. 400 năm tiếp theo đó, những thành phố cổ đại đều bị chôn vùi
và không bao giờ được xây dựng lại.
Tuy
nhiên, nguyên nhân biến mất của nền văn minh lớn này đến bây giờ vẫn
còn là một ẩn số. Một số nhà khảo cổ tin rằng, những khó khăn về kinh tế
đã dẫn đến sự suy tàn. Trong khi đó, rất nhiều người khác thiên về
những nguyên nhân của tự nhiên như sóng thần, động đất và đại hạn hán.
Các
nghiên cứu trước đây chỉ tìm thấy được bằng chứng về một cuộc hạn hán
chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian rất ngắn, Chính vì vậy, rất khó
để đưa ra kết luận cho cả một thời kì dài như vậy.
Tàn tích thành lũy của người Mycenaean cổ đại
Trận đại hạn hán
Khi
công cuộc nghiên cứu gần kết thúc, nhà khảo cổ David Kaniewski, của đại
học Paul Sabatier-Toulouse cùng các đồng nghiệp, đã sưu tập được những
lõi trầm tích ở hồ muối Larnaca (Cộng hòa Cyprus). Hồ muối Larnaca này
trước đây đã từng là một cảng mở ra biển cho đến khoảng năm 1450 trước
Công Nguyên (CN), và trên hơn 100 năm sau đó, hồ này bắt đầu biến thành
một đầm phá bị đất bao quanh. Năm 1200 trước CN, nông nghiệp trong vùng
cũng trở nên yếu kém và phải đến năm 850 trước CN mới được phục hồi.
Kết
quả của nghiên cứu cho thấy, một trận đại hạn hán kéo dài đã gây nên sự
sụp đổ của các nền văn minh cổ. Trong bản nghiên cứu đăng trên tạp chí
PLoS ONE, các tác giả có ghi lại rằng, sự chuyển đổi khí hậu đã gây nên
mất mùa, kéo theo đó là sự khan hiếm và thiếu hụt thức ăn, nước uống,
đẩy cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội lên đến đỉnh điểm và buộc người
dân trong vùng phải di cư.
Những
người phải trải qua thời kì đen tối này có thể đã không nhận thấy được
nguyên nhân của thảm họa này. Trận đại hạn hán xảy ra gần 300 năm, và
người ta đã không thể nhận ra được rằng, khí hậu đang thay đổi bởi vì nó
diễn ra một cách chậm và lặng lẽ trong suốt cuộc đời họ.
Những
nền văn minh cổ đại thường đấu tranh vì những nguồn tài nguyên ngày
càng khan hiếm, họ thiêu rụi mọi thành phố lớn thời đó. Chính trong
những ngày của thời kì đen tối này, người Mycenaen cổ đại đã mất đi hệ
thống chữ viết - được gọi là Linear B - và mối quan hệ giữa các nước
ngày càng hạn chế.
Trang Hà Theo LiveScience
Nền văn minh bí ẩn tự xóa sổ vì phá rừng
Bộ
tộc nổi tiếng khắp thế giới nhờ những hình vẽ khổng lồ trên sa mạc ở
Peru đã biến mất cách đây 1.500 năm vì tự làm mất những khu rừng bạt
ngàn.
Hình vẽ một con chim ruồi của người Nazca được khắc
trên mặt phẳng đá. Người ta cho rằng người Nazca tạo nên hình vẽ này để
cầu mưa cho những vùng đất canh tác ở bên dưới. Ảnh: corbis.com.
Những
hình vẽ khổng lồ của người Nazca trên những khu vực bằng phẳng và giáp
biển ở phía nam Peru được phát hiện từ năm 1939. Chúng lớn đến nỗi người
ta có thể quan sát chúng từ trên máy bay. Kể từ khi được phát hiện tới
nay, những hình vẽ ấy (chủ yếu là động vật) thu hút sự chú ý của giới
khoa học.
Hàng nghìn khách du lịch tới Peru mỗi năm để chiêm
ngưỡng những kiệt tác của người Nazca. Nhưng cho đến nay người ta vẫn
chưa hiểu tại sao người Nazca tạo ra những hình vẽ khổng lồ và chúng có
vai trò gì trong đời sống của họ.
Người Nazca sống trong những thung lũng ở phía nam
Peru từ năm 200 trước Công nguyên tới năm 500 sau Công nguyên. Những di
vật còn sót lại cho thấy bộ tộc này rất khéo tay, lãng mạn và tài hoa.
Đồ gốm, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồ trang trí và sản phẩm dệt của
người Nazca rất đẹp và tinh xảo. Nền văn minh của họ suy tàn rồi diệt
vong từ khoảng 1.500 năm trước. Nguyên nhân khiến nền văn minh Nazca
biến mất cũng là một bí ẩn lớn giống như những kiệt tác hội họa khổng lồ
của họ.
Những đồ gốm tuyệt đẹp của nền văn minh Nazca. Những
sản phẩm dệt thủ công của họ cũng rất đẹp và thể hiện óc thẩm mỹ tinh
tế. Ảnh: corbis.com.
Daily Mail cho
biết, một nhóm chuyên gia của Đại học Cambridge (Anh) và Vườn thực vật
học Kews của hoàng gia Anh đã tới Peru để tìm hiểu nguyên nhân diệt vong
của người Nazca trong hàng chục năm. Họ nhận thấy trong những thập niên
cuối cùng trong quá trình tồn tại, phần lớn cây lương thực mà người
Nazca trồng không thể sống do khí hậu quá khô và quá nóng. Nguyên nhân
khiến khí hậu trở nên khô và nóng chính là tình trạng phá rừng.
Trong báo cáo nghiên cứu đăng trên tạp chí Latin American Antiquity,
nhóm chuyên gia cho rằng người Nazca chặt phá rừng để lấy đất trồng cây
lương thực và tập quán đó được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Những thung lũng mà người Nazca sinh sống từng có rất nhiều rừng
huarango - một loại cây có khả năng giữ nước, làm tăng độ màu mỡ của đất
và chống xói mòn nhờ bộ rễ sâu. Trên thực tế những rừng huarango đã bảo
vệ hệ sinh thái mong manh của người Nazca cũng như hệ thống thủy lợi
của họ. Nhưng chúng bị chặt dần để nhường chỗ cho ngô, bông và nhiều cây
lương thực khác.
Một cây huarango cổ thụ. Loại cây này có khả năng làm tăng độ màu cho đất, giữ nước và chống xói mòn. Ảnh: Daily Mail.
Tới
một thời điểm nhất định, diện tích rừng huarango bị phá lớn đến nỗi khí
hậu trở nên khô, nóng. Khi những trận lũ xảy ra, họ cũng không thể
chống đỡ vì đã mất hệ thống bảo vệ mà tự nhiên ban tặng, đó là những khu
rừng huarango. Không còn được rừng che chở, hệ thống thủy lợi bị phá
hủy khi những con sông tràn bờ. Hậu quả là người Nazca buộc phải bỏ
hoang những vùng đất canh tác.
"Chúng tôi tìm được nhiều bằng chứng cho thấy, sau khi
hệ thống thủy lợi biến mất, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và tuổi thọ
trung bình của người Nazca giảm, trong khi số năm mất mùa và những trận
lụt lại tăng nhanh", tiến sĩ David Beresford-Jone, một thành viên trong
nhóm nghiên cứu, nói.
Còn tiến sĩ Oliver Whaley, trưởng nhóm nghiên cứu và
là một chuyên gia của Vườn thực vật Kews, phát biểu: "Những sai lầm của
người xưa cho chúng ta bài học về tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng và
hệ sinh thái trong hiện tại cũng như tương lai".
Minh Long
Hạn hán có thể thay đổi cả lịch sử loài người
Các nhà khoa học đã xác định được
rằng 70 nghìn năm trước một trận hạn hán nặng nề nhất đã xảy ra ở châu
Phi, có thể đã làm thay đổi lịch sử phát triển loài người.
Tại
Hội nghị Liên đoàn địa vật lý Mỹ, người ta đã thông báo rằng 70 nghìn
năm trước hồ Malauy hiện dài gần 550km, sâu 700m, đã bị khô cạn một vài
vùng có chiều rộng không quá 10km và sâu không quá 200m. Hồ Bousunvi,
nằm ở miệng núi lửa và hiện rộng 10km, thời đó đã bị khô kiệt hoàn toàn.
Tình trạng khô kiệt như vậy chỉ có thể xảy ra khi hạn hán kéo
dài trên cả châu lục. Phát hiện này thu hút sự chú ý của các nhà khoa
học tại vì thời điểm diễn ra nạn hạn hán khốc liệt đó ở châu Phi trùng
lặp với một trong những thời điểm then chốt được giả định trong sự tiến
hóa của loài người.
Sau khi nghiên cứu mẫu thổ nhưỡng lấy từ
dưới đáy hai chiếc hồ ở Đông Phi và hồ ở Gana, các nhà khoa học đã đi
đến kết luận như vậy. Những mẫu thổ nhưỡng đó cho phép khẳng định rằng
châu Phi xích đạo đã phải hứng chịu một thời kỳ hạn hán dai dẳng.
Các
nhà khoa học cho rằng điều đó có thể là một trong những nguyên nhân dẫn
đến việc tổ tiên của con người hiện đại rời bỏ châu lục này và phân tán
đi khắp thế giới.
Những ai còn ở lại châu Phi thì phải có sức khỏe cực kỳ dẻo dai mới có thể chịu đựng được những mất mát do hạn hán gây ra.
Các
nhà khoa học Mỹ cho rằng nạn hạn hán đó gây ra tác hại tới cảnh quan
nghiêm trọng đến mức không chỉ con người mà cả các loài vật sinh sống ở
châu Phi đều không thoát.
Các công trình nghiên cứu về di truyền
cho ta cơ sở để khẳng định rằng loài người hiện đại bắt nguồn từ một
quần thể chừng 10 người sống ở châu Phi.
Các nhà khoa học giả
định rằng ngay sau khi hết hạn hán, loài người bắt đầu sinh sôi nảy nở
nhanh và nhiều tổ tiên của chúng ta đã di cư từ châu Phi tới Cận Đông,
châu Á và châu Âu.
Các nhà khoa học ngày càng tin chắc rằng những thảm họa thời xa xưa đã ảnh hưởng trực tiếp tới vận mệnh loài người.
Cập nhật: 23/02/2006Theo VietNamNet/Khoa học Công nghệ
Vũ khí chống hạn hán của loài người là đây
Kupoe |
5
Cây
xương rồng, loài cây thường sinh sống tại các hoang mạc khô cằn, có thể
là giải pháp để giải quyết tình trạng hạn hán kéo dài tại California,
Mỹ.
California
đang phải hứng chịu đợt khô hạn tồi tệ nhất trong lịch sử, khi mà đã ba
năm liền tại bang này chẳng có mấy hạt mưa rơi.
Theo thông tin từ chính quyền, năm 2014 là một trong ba năm hạn hán
nhất trong 119 năm trở lại đây, cũng đồng thời là năm nóng nhất trong
lịch sử.
Chính vì vậy, nhu cầu cấp thiết đặt ra cho bang California là tìm ra giải pháp tích trữ nước càng sớm càng tốt.
Các nhà chức trách địa phương đang cố gắng giảm tình trạng nước bốc
hơi, thậm chí còn sử dụng cả nước biển để chiến đấu với hạn hán.
Và ý tưởng được đề xuất mới đây là nhờ tới sự hỗ trợ của loài cây giữ nước lâu đời nhất - cây xương rồng.
Mô hình ý tưởng Grassroots Cactivism
Ý tưởng này mang tên "Grassroots Cactivism", đạt giải nhất cuộc thi
tìm kiếm giải pháp chống hạn cho California do Archinect tổ chức.
Có điều, ý tưởng này nằm trong hạng mục "lý thuyết" của cuộc thi, nên
sẽ phải mất rất nhiều thời gian nữa để áp dụng những cây xương rồng vào
cuộc chiến chống lại hạn hán.
Khi đi vào thực tiễn, những cây xương rồng sẽ đảm nhận hai chức năng chính: xử lý nước và làm thức ăn chăn nuôi.
Theo thống kê, tới 80% lượng nước trong bang California hiện đang được sử dụng cho các hoạt động nông nghiệp.
Chính bởi lý do này, giải pháp hiệu quả nhất để đấu tranh với hạn hán
là giảm thiểu lượng nước mà những người nông dân sử dụng, thông qua
việc nuôi trồng xương rồng.
Một phần ruộng xương rồng có thể được bán cho các chợ, siêu thị và
nhà hàng, một phần khác sử dụng làm công cụ lọc nước tự nhiên, và phần
còn lại có thể dùng làm thức ăn chăn nuôi. Đây là mô hình ruộng đa năng
tiêu tốn tương đối ít nước.
"Cứu tinh" chống lại hạn hán
"Tại những trang trại xương rồng, chúng tôi dự định sẽ sử dụng những giải pháp tự nhiên để giải quyết vấn đề xử lý nước thải.
Cũng như giảm bớt lượng nước nông nghiệp khi nuôi trồng những loài
cây sống mà không tiêu thụ nhiều nước", nhà thiết kế Ali Chen, người đề
xuất ý tưởng này, trình bày trong báo cáo.
"Đây là một loài thực vật có sức chịu đựng tốt và mọc được ở khắp mọi
miền California. Tuy nhiên, vị trí lý tưởng nhất cho các trang trại
xương rồng là ở gần các bể chứa nước để thuận tiện cho việc xử lý nước
bẩn".
Trên thực tế, chúng ta đã sử dụng cây xương rồng cho nhiều mục đích
khác nhau - người Mexico thường đổ nước luộc xương rồng xuống các con
sông bị ô nhiễm để lọc nước, hay dùng bã xương rồng nhằm dọn dẹp các vết
dầu loang.
Và dù vẫn còn đang nằm trên giấy, nhưng "Grassroots Cactivism" không phải là một ý tưởng quá khó để thực hiện.
Những gì dự án này cần là các tổ chức, cá nhân tâm huyết có thể giúp
biến cây xương rồng trở thành "vũ khí" chống hạn hán hiệu quả tại
California.
theo GenK.vn/TTVN
Vì sao loài người rời châu Phi và tràn ngập thế giới?
Truyện dân gian của một số dân tộc, như “Cóc kiện
trời” của Việt Nam, kể về một cuộc hạn hán lớn làm thiệt mạng nhiều sinh
linh. Sau khi muôn loài đấu tranh thắng lợi với Trời và các thế lực
“xấu” lũng đoạn ông này, các hồ nước lại đầy ắp, vạn vật lại nảy nở, tái
sinh. Khoa học ngày nay đang gây cảm tưởng rằng truyền thuyết về cuộc
đại hạn này bắt nguồn từ một giai đoạn có thực lịch sử cổ đại.
Cây gia hệ người cổ đại “Hobbit” Family Tree (Nguồn www.d.umn.edu)
Nhiều học giả lập luận rằng cuộc di
tản đầu tiên khỏi châu Phi có thể đã bắt đầu khoảng mười vạn năm trước,
khi một thiên tai lớn xảy ra. Và dầu chỉ đôi ngàn người nguyên thuỷ của
lục địa Đen sống sót được sau cuộc di cư, họ trở thành những “thực dân”
đầu tiên khai phá liên lục địa Âu – Á, khởi nguồn cho văn minh nhân
loại.
“Tứ hải giai huynh đệ” dưới ánh sáng di truyền học:
Công trình nghiên cứu của Viện di truyền học Nga thuộc Viện hàn lâm
khoa học Nga, do nhà bác học Lev Jivatovsky chủ trì, năm 2004 chỉ ra
rằng các bộ gen di truyền của toàn nhân loại hiện nay đều có xuất xứ từ
một cộng đồng gồm không tới 2000 người cổ đại, sinh sống ở châu Phi
khoảng 100 – 150 ngàn năm trước.
Các nhà di truyền học Nga đã nghiên cứu 377 dấu hiệu gen lấy từ 52
tộc người trên khắp thế giới, gồm người thuộc các bộ lạc châu Phi cổ
đại, cư dân châu Đại Dương, Đông Nam Á, người da đỏ châu Mỹ, người
Basque, Sicilian, Scandinavian, Nga, Adyghe, Yakut … để đi tới kết luận
trên.
Phải mất tới hàng vạn năm, cây gia hệ của nhóm “thực
dân” người Phi nguyên thuỷ nói trên mới lan toả khắp toàn thế giới. Vẫn
theo các nhà bác học Nga, các tổ tiên Phi châu của chúng ta đầu tiên đã
đổ bộ lên châu Âu, nơi lúc đó có những Neandertal đang sinh sống. Từ
châu Âu, con cháu của cộng đồng gốc Phi cổ đại đã dần dà mò sang định cư
ở châu Đại Dương, châu Á, rồi châu Mỹ.
Lev Jivatovsky còn chỉ
ra rằng, lúc đó trên thế giới không phải đang không có các giống người
cổ đại khác sinh sống. Chẳng qua cấu trúc gen của người hiện đại phát
tích từ chính nhóm người Phi cổ đại nói trên “khoẻ” hơn nhiều so với các
giống người cổ đại khác (1). Còn các giống người khác, hoặc bộ
gen không di truyền được vì một lý do nào đó, hoặc khả năng sinh sản
của họ thấp hơn, nên đã không thể để lại di sản về gen của mình. Chính
vì vậy, vẫn theo các nhà di truyền học Nga mà cấu trúc phân tử ADN của
con người hiện đại trùng nhau tới 99, 9% (2) .
Vậy là về phương diện di truyền học, “chỗ đứng” cho tệ phân biệt chủng tộc, chỉ ở mức 0,1% (3).
Nhưng điều quan trọng hơn là, vẫn theo Lev Jivatovsky, hai người khác
màu da lại có thể có bộ nhiễm sắc thể rất gần nhau. Trong khi hai người
da trắng lại có thể có cấu trúc gen xa nhau hơn. Đồng thời, cấu trúc gen
của hai người thuộc chủng tộc khác nhau lại gần nhau hơn là ADN của hai
“con” vượn chimpanzee cùng đàn.
Thuyết người châu Phi là thuỷ
tổ của nền văn minh hiện đại không chỉ được khởi xướng bởi các nhà khoa
học Nga. Ngay từ thế kỷ 19, Darwin đã gợi ý như sau trong chương 6, sách Nguồn gốc loài người (Descent of man):
“Có vẻ như châu Phi từng là khu vực cư trú của hai loài khỉ nay đã
tuyệt diệt, gần gũi với giống gorilla và chimpanzee. Và bởi vì hai loại
linh trưởng này hiện gần gũi nhất với loài người, rất có thể các bậc tổ
tiên của chúng ta từng sống ở châu Phi, hơn là một nơi nào khác”.
Hiện vẫn đang có tranh chấp giữa hai thuyết về nguồn gốc loài người. Một là thuyết tiến hoá đa khu vực (Multiregional theory) theo đó người vượn đứng thẳng (homo erectus) sống rải rác ở khắp nơi trên hành tinh dần tiến hoá thành người thông tuệ (homo sapiens). Khoảng một thập kỷ nay, những người cổ suý thuyết này đã nhất trí rằng, homo erectus thuỷ tổ là homo (hoặc homo habilis) khoảng 2 triệu năm trước đã từ châu Phi phát tán đi châu Âu, châu Á. Để rồi homo erectus từ Indonesia (người vượn Java) di trú sang châu Úc (Australia).
Người vượn Bắc Kinh (Pekin man),
hay Sinanthropus được xem là phát tích từ Đông Nam Á, và là tổ của
giống Mongoloit. Cho dù một số nhà nhân loại học (paleoanthropologists )
Trung Hoa từng cho rằng người vượn Bắc Kinh, mà hoá thạch tìm thấy ở
Chou Kou – tien (Chu Khẩu điếm) gần Bắc Kinh, tổ tiên của người Hán và
một số dân tộc ở Trung Quốc hiện tại, các nghiên cứu về gen của học giả
quốc tế đã không xác nhận luận điểm này.
Thuyết thứ hai là “rời khỏi châu Phi” (Out of Africa), theo đó người thông tuệ (homo sapiens) nảy nòi ở châu Phi, rồi di trú (migrate) đi các vùng khác của thế giới, thay thế các loài người cổ đại khác (4).
Hướng nghiên cứu này hiện đã đi khá xa và ngày càng được khẳng định bởi
nghiên cứu di truyền học và khảo sát hoá thạch, trầm tích.
Thuyết tiến hoá đa vùng (Multiregional theory)
hiện khá lung lay, vì, ít nhất, kết quả của hàng loạt công trình khảo
cố đã đưa tới kết quả sau: khoảng vài trăm ngàn năm trước, những giống
có cấu trúc cơ thể như người hiện đại (anatomically modern humans) chưa khu trú ở châu Phi (5).
Có thể đặt ra câu hỏi, liệu có điều gì bất thường xảy ra, buộc các bậc tổ tiên này của chúng ta phải “khăn gói” Out of Africa
khoảng 100 ngàn năm về trước? Vì sao cấu trúc gen của người hiện đại,
theo các nhà di truyền học Nga, lại xuất phát từ một cộng đồng không quá
2000 “nhân khẩu”? Châu Phi thời đó, với khí hậu ấm áp, các cánh rừng
đại ngàn tươi tốt như cái nôi lý tưởng cho nhân loại, quần thể động thực
vật vô cùng phong phú hơn so với những phần còn lại của hành tinh, lại
không thể chứa nổi bằng ấy “người”?
Câu trả lời đến từ nghiên cứu sinh thái học
Các nhà bác học đưa ra nhiều luận cứ cho thuyết Out of Africa,
nhưng chỉ có một trong số chúng thực sự tìm được chỗ đứng. Đó là, từng
xảy ra một cuộc hạn hán ở châu Phi cổ đại, thậm chí một loạt những đợt
hạn hán, kéo dài hàng chục thiên niên kỷ. Lập luận này đã được kiểm
chứng sau hoạt động khoan thăm dò đáy hồ Malawi ở giữa lục địa châu Phi.
Đây là một trong những hồ sâu nhất thế giới, có chỗ sâu tới 700 m.
Lượng nước trong hồ này gộp với hồ Tanganika chiếm tới 80% khối lượng
nước chứa trong toàn lục địa châu Phi. Gần đây các nhà thám hiểm của đại
học Arizona, Hoa Kỳ, đã kỳ công dựng một dàn khoan nổi trên mặt nước
của hồ, để thực hiện các nhát khoan sâu xuống lòng đất tới 380 m, tính
từ đáy hồ. Hoạt động thăm dò trong nhiều năm này đã giúp đoàn khảo sát
đi tới kết luận rằng, khoảng 135 ngàn năm trước, nước trong hồ đã hạ
xuống tổng cộng là khoảng 600 mét thấp hơn so với mực nước của chính nó.
Còn đất đai ven hồ mà hôm nay màu mỡ, cây cối sum suê, lúc đó đã biến
thành bán sa mạc, vô cùng khắc nghiệt đối với các loài có vú.
Vì lúc đó hồ Malavi mất tới 95% lượng nước của nó, không một loài vật
nào có thể sinh sống. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng trong một thứ
nước cạn, đục, mang tính kiềm như vậy, chỉ có một số loài phù du, tảo,
và trai hến là có thể sống nổi. Mà hồ nước, theo trưởng đoàn khảo sát
Andrew S. Cohen, chính là thước đo lượng mưa, do vậy trong thời kỳ từ
135 tới 90 ngàn năm về trước, vùng lãnh thổ này đã hầu như không có mưa.
Giáo sư Cohen cũng chỉ ra rằng tìm được rất ít dấu vết của hoạt động con người trong giai đoạn này (6).
Điều quan trọng là ngoài cuộc thám hiểm trên của Đại học Arizona, đã có
nhiều công trình khoa học khác cho rằng vào thời kỳ nói trên, châu Phi
đã trải qua những đợt hạn hán nặng nề, kéo dài (megadroughts), chưa từng xảy ra trước đó.
Kết quả là, muông thú và cư dân (human population) gần như diệt chủng (crashed).
Và, các kết quả nghiên cứu các vùng khác của Lục địa đen cũng cho thấy
tác động của các đợt hạn hán khắc nghiệt tác động trên diện rộng, vào
khoảng 100 ngàn năm trước, gây ra sự mở rộng bất thường của sa mạc
Kalahari về phía bắc và Sahara về phía nam, cho dù theo Cohen, chưa mấy
ai đưa các yếu tố này vào một xem xét có tính tổng thể.
Một số ý kiến khác xung quanh Out of Africa
Dẫn kết quả khảo sát lòng hồ Malawi nói trên, phóng viên môi trường
Lewis Smith trong bài “Biến đổi khí hậu từng đẩy loài người khỏi châu
Phi” (The Times) (7) cho biết cuộc di cư khỏi Phi châu do đại hạn kéo dài (Megadroughts) bắt đầu khoảng 125 ngàn năm trước, và đồng ý với nhiều quan điểm trước đó rằng đây một thảm bại (ultimately unsuccessful),
ngụ ý chỉ có một nhúm người sống sót. Khí hậu ẩm hơn đã cho phép con
người vừa nhân giống vừa di trú sang các lục địa khác trong giai đoạn 70
– 90 ngàn năm về trước. Phải mất vài vạn năm nữa cho người thông tuệ đổ
bộ lên châu Úc, (khoảng 50000 năm về trước).
Đường di cư 10 vạn năm trước theo Wikipedia.
Lộ trình xâm nhập toàn cầu của các hậu duệ trực tiếp của người châu
Phi cổ đại cách đây nhiều vạn năm được trình bày chi tiết trong sách Hành trình nhân loại – một cuộc phiêu lưu của gien di truyền (8) (The Journey of man) của nhà di truyền và nhân chủng học Mỹ Spencer Wells, chúng ta sẽ còn nói tới ông ở phần dưới.
Từ điển Wikipedia vẽ bản đồ đường di cư của người cổ đại châu Phi sang
châu Âu qua eo biển hẹp trên biển Hồng Hải, đoạn giữa Epitopia và Yemen.
Từ điển cũng cho rằng trên đường đi của mình, (bằng khả năng sinh sản
hùng hậu), người Phi cổ đại đã lấn át những loài giống người (Homo) như
Cro – Magnon và Neanderthal. Họ cũng mò dần xuống phía Nam, gieo giống
vào địa bàn của người vượn đứng thẳng (homo erectus), mà hoá thạch được
tìm thấy ở những nơi như Thầm Khuyên, Lạng Sơn, miền bắc Việt Nam, hay
Nam Ninh, sát biên giới Trung – Việt (9) …
Thảm cảnh
của người cổ đại chạy khỏi châu Phi theo thuyết Out of Africa được tác
giả G. Kolpakov đề cập trong bài đăng trên báo Nezavisimaya, Nga như
sau:
Một bậc “nam tử” Homo erectus (Ảnh trái). Phim Cóc kiện trời (Ảnh phải)
Khoảng 100 ngàn năm về trước, khô hạn kéo dài đã biến châu Phi thành
một địa ngục. Nước đột nhiên biến mất, để lại mặt đất trơ trụi, nóng
bỏng trong những trận cháy rừng và những cơn bão cát, muông thú và người
chết hàng loạt. Những cá thể còn sống bỏ chạy đi tìm nguồn nước. Nhiều
người bỏ xác lại dọc đường, nhưng một số khác đã thoát khỏi sa mạc.
Hành trình sang miền đất mới này đã quá đỗi khổ ải, nên chỉ rất ít người
chạy thoát được sang tới châu Âu, nơi có những người Neanderthal sinh
sống. Từ đây, họ lan toả xuống khắp liên lục địa Âu – Á (Eurasia) (10).
G. Kolpakov đã gắn kết quả nghiên cứu về siêu hạn hán ở châu Phi cổ đại
của các nhà thám hiểm ở Đại học Arizona, Hoa Kỳ (công bố năm 2007) với
thuyết của về cấu trúc gen di truyền của nhân loại bắt đầu từ nhóm
khoảng 2000 người châu Phi cổ đại (của viện di truyền học Nga công bố
năm 2004), để kết luận rằng: chính những ai còn khả năng sinh đẻ từ nhúm
người Phi cổ chạy trốn “nữ thần Hạn Hán” thoát được sang tới châu Âu,
đã khởi phát nền văn minh nhân loại.
Tuy nhiên, ngay từ năm
2001 một nhóm bác học Trung quốc đứng đầu là Li Jin (đại học Fudan,
Thượng Hải), đã kết hợp với người chủ trì dự án Biểu đồ gen
(Genographic) là tiến sĩ Spencer Wells đã nêu tên ở trên, tiến hành khảo
sát dấu hiệu gen trên 1200 người thuộc 163 dân tộc châu Á (kể cả vùng
Trung Á thuộc LX cũ) để kết luận rằng toàn nhân loại hiện nay có nguồn
gốc từ châu Phi. Phát kiến của nhóm này, đăng trên báo Science 11/5/
2001, Vol. 292 (11), được xem là gần như đánh đổ thuyết tiến
hoá đa khu vực. “Kết quả nghiên cứu cho thấy người Phi thời đó (thời cổ
đại) đã thay thế hoàn toàn các dân tộc ở Đông Á”, bài báo viết.
Tuy nhiên, nhóm này không cho rằng đã có sự lai tạp giữa “người nhập
cư” châu Phi và các tộc cổ đại bản địa (như homo erectus Thầm Khuyên
chẳng hạn).
Gần đây, ngay cả dân Do Thái, vẫn được biết đến với
lòng tự tôn dân tộc và ý thức giữ gìn nòi giống, gần đây cũng phát hiện
được nguồn gốc Phi châu của mình. Đại học Tel Avip, Israel đã dựa vào
khảo cổ để kết luận rằng cha ông (đúng hơn là mẹ tổ) họ có những đặc
tính xích đạo (equatorial) (12). Thật vậy, nghiên cứu này đã
không thể không phản ảnh truyền thống thiên về mẫu hệ (trong xác định
huyết thống Do Thái), khi các nhà bác học chủ yếu dung kết quả khảo sát
hoá thạch của một người phụ nữ Hebrew thuộc thời kỳ La mã cổ đại (Roman) (13) để đưa ra kết luận trên.
Nhưng công trình nghiên cứu của tiến sĩ Alan Templeton, Đại học
Washington tại St. Louis lại cho rằng có ba đợt di cư từ châu Phi (14).
Đợt đầu vào 1,9 triệu năm trước (trùng với thuyết tiến hoá đa vùng).
Đợt hai vào 700 ngàn năm trước, trùng với ý kiến của các tác giả của
thuyết Out of Africa. Nhưng đợt cuối, xảy ra 100 ngàn năm trước, mới là
lúc các Homo sapiens từ châu Phi đã đồng hoá (nguyên văn: interbreed –
lai giống) các chủng người khác trên mặt đất.
Tiến trình di cư của người tiền sử (nguồn: Wikipedia)
Khác với nhóm học giả Trung Hoa đứng đầu là Li Jin nói trên,
Templenton chắc mẩm tới 99% rằng trong suốt 1,5 triệu năm đã có quá
trình trao đổi gen thường xuyên (recurrent genetic interchange) giữa
người châu Phi và người Âu - Á (Eurasian).
Vì thế, sơ đồ gia hệ của loài người không phải dạng cây, mà phải là
dạng giàn mắt cáo (trellis), thể hiện mối liên quan khăng khít của nhân
loại về gen. Giống như các nhà di truyền học Nga, ông cho rằng không tồn
tại những giống người thuần chủng. Ông được xem là người tìm cách đánh
đổ thuyết Out of Africa về khía cạnh thống kê.
Sa mạc từng là đồng cỏ
Trở lại với phát kiến về đại hạn ở châu Phi khoảng 100 ngàn năm trước
của đại học Arizona 2007, kết quả khảo sát cho biết thêm, vào khoảng 80
ngàn năm trước, mưa lại xuất hiện ở châu Phi, để nước hồ Malawi lại dâng
cao như cũ (15), và con người lại sang an cư lập nghiệp ở châu
Phi. Alan Templeton thì đề cập các số liệu cổ khí hậu học
(paleoclimatic), theo đó trùng với hai cuộc di cư sớm từ châu Phi ở mốc
1,9 triệu năm và 700 nghìn năm trước, đã có mưa lớn tới mức biến sa mạc
Sahara thành thảo nguyên savan (savannah). (1) Báo Luận chứng và sự kiện (Aиф), số 7 (2016) ra ngày 18/2/2004. http://gazeta.aif.ru/online/aif/1216/34_01
(2) Căn cứ theo thuyết người châu Phi là thuỷ tổ của nền văn minh
hiện đại, thì kết quả nghiên cứu DNA do các trung tâm ở Thượng Hải, Côn
Minh và Hoa Kỳ (Center for Genome Information, Department of
Environmental Health, University of Cincinnati, Cincinnati, Ohio 45267,
USA) chỉ ra rằng người Bắc Trung Hoa (Tây An và Bắc Kinh) và người Nam
Trung Hoa (Quảng Châu, Thượng Hải) có cùng mẫu ADN (xem Xưa và nay số
295, tháng 11/2007), là điều dễ hiểu.
(3) Bằng 3 triệu đôi đơn vị cấu trúc nucleotide AND.
(5) Hoá thạch người thông tuệ đầu tiên (Homo sapiens idaltu) được
tìm thấy ở Etiopia khoảng 160 nghìn năm trước.
(http://en.wikipedia.org/wiki/Homo_sapiens_idaltu). Còn theo kinh Thánh,
con người được tạo ra cách đây khoảng 6000 năm.
(6) Ancient African Megadroughts May Have Driven Human Evolution
-- Out Of Africa
http://www.sciencedaily.com/releases/2007/10/071008171121.htm . Các tác
giả của công trình này gồm cả các nhà khoa học thuộc các trường đại học
khác trên thế giới, đã tìm được các dấu tích về người Phi cổ và các cuộc
di trú của họ về phía Bắc với niên đại 70 ngàn năm, khi khí hậu châu
Phi đã ẩm ướt hơn.
(7) The Times, 9/10/ 2007, Climate change led mankind out of Africa. http://www.timesonline.co.uk/tol/news/world/africa/article2617296.ece (8) The Journey of man: A Genetic Odyssey, NXB Princeton
University Press. Diễn đàn người Việt quốc gia, có giới thiệu cuốn sách
này khá kỹ. http://www.nationalistvietnameseforum.com
(10) Chạy trốn khỏi địa ngục, báo Nezavisimaya của Nga, 14/11/2007. http://www.ng.ru/science/2007-11-14/23_africa.html (11)
http://www.sciencemag.org/cgi/content/abstract/292/5519/1151. Có thể
tham khảo bài của BBC về phát kiến này trên
http://news.bbc.co.uk/2/hi/science/nature/1323485.stm
(12) Báo Israel Haaretz, http://haaretz.com/hasen/spages/1037262.html
(13) Maternal lineage in determining Jewish status: chỉ những đứa
con do một phụ nữ Do Thái sinh ra mới được công nhận là người Do Thái
chính cống. Thông thường, dân tộc tính được xác định theo cha.
(15) Ancient African Megadroughts May Have Driven Human Evolution
-- Out Of Africa
http://www.sciencedaily.com/releases/2007/10/071008171121.htm, đã dẫn
trên.
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét