MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 268
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
(ĐC sưu tầm trên NET)
CTV Minh Anh/VOV.Vn
Cô Andrea Hahn khi qua bãi biển ở San Diego, Mỹ đã chứng kiến và ghi lại những hình ảnh vô cùng xúc động giữa 2 mẹ con sư tử biển. Sư tử biển mẹ giàn giụa nước mắt cố gắng lay con dậy.
Những người chứng kiến vô cùng xúc động. Còn Andrea cho biết, cô đã không cầm được nước mắt.
H.N(theo Mirror)
Theo Hà Tùng Long/Dân Trí
Khánh Ly
Đến thời điểm hiện tại, Hồng Nhung vẫn là nữ ca sĩ thế hệ sau thể
hiện thành công nhất nhạc Trịnh dù với những biến đổi của showbiz, đã có
nhiều lớp đàn em kế cận cô thử sức với âm nhạc của vị nhạc sĩ tài hoa.
Ở độ tuổi ngoài 40, Hồng Nhung hát Trịnh ca đằm và sâu lắng hơn, không còn nhiều sự phô trương quá nhiều kĩ thuật như thời trẻ.
Cùng với Khánh Ly, Hồng Nhung cũng sẽ tham gia vào đêm nhạc Đường xa vặn dặm vào tháng 4 sắp tới và rất có thể, hai nữ danh ca sẽ có những màn song ca cùng nhau thật đặc biệt trên sân khấu.
Cẩm Vân
Sẽ thật thiếu sót nếu như không nhắc đến Cẩm Vân như một trong những người thể hiện nhạc Trịnh thành công nhất sau năm 1975 với Hồng Nhung.
Giống như nàng "Bống", Cẩm Vân đã có sự đổi mới so với thế hệ trước 1975 khi thể hiện Trịnh ca.
Với chất giọng khỏe khoắn, trầm ấm, Cẩm Vân thổi vào Trịnh ca một luồng gió mới với cách thể hiện hiện đại, tươi mới và mang màu sắc trẻ trung, bớt sầu bi hơn hơn so với những bậc tiền bối trước đó.
Đến với nhạc Trịnh từ khi còn rất trẻ, Cẩm Vân từng chia sẻ lần đầu hát nhạc Trịnh lúc 11 tuổi, đi học đạp xe hát Nối vòng tay lớn.
Lần đầu hát trên sân khấu cách đây hơn 30 năm với bài hát Diễm xưa – do chính nhạc sĩ hướng dẫn.
Không có nhiều duyên nợ với Trịnh Công Sơn như Hồng Nhung, nhưng Cẩm
Vân cũng là ca sĩ dành cho người nhạc sĩ tài hoa này rất nhiều tình cảm.
Cẩm Vân là người đầu tiên thu âm ca khúc Sóng về đâu của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Cô kể lại, lần sinh nhật cuối cùng của Trịnh Công Sơn cách đây 14 năm, khi đó nhạc sỹ đã yếu, ông yêu cầu Cẩm Vân “hát lại cho anh nghe Sóng về đâu”.
“Lúc đó, tôi hát chay trong căn phòng nhỏ... Một tháng sau đó, anh qua đời”, nữ ca sĩ nghẹn ngào tưởng nhớ.
Ngày 21/3, Trung Quốc đã kêu gọi Triều Tiên không vi phạm các nghị quyết của Liên hợp quốc sau khi Bình Nhưỡng bắn 5 tên lửa tầm ngắn ra vùng biển phía Đông nước này cùng ngày.
Phát biểu trong cuộc họp báo định kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh nêu rõ "Trung Quốc rất quan ngại tình hình trên Bán đảo Triều Tiên."
Trung Quốc hy vọng "Triều Tiên kiềm chế các hành động vi phạm các nghị quyết của Liên hợp quốc."
Bà Hoa Xuân Oánh cũng kêu gọi các bên kiềm chế, tránh các hành động làm gia tăng đối đầu và căng thẳng.
Trước đó cùng ngày, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân (JCS) Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã bắn 5 tên lửa tầm ngắn ra vùng biển phía Đông trong động thái được cho là nhằm phản đối việc quân đội Hàn Quốc và Mỹ đang tiến hành các cuộc tập trận chung.
Các tên lửa này được bắn từ một địa điểm gần thành phố Hamhung ở khu vực Đông Bắc Triều Tiên và bay khoảng 200km. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ chúng thuộc loại tên lửa gì. Đây là vụ phóng tên lửa thứ ba của Triều Tiên trong chưa đầy 2 tuần qua sau vụ phóng hai tên lửa Scud tầm ngắn vào ngày 10/3 vừa qua và hai tên lửa đạn đạo Rodong tầm trung vào ngày 18/3 vừa qua.
JCS cho hay quân đội nước này đang theo dõi chặt chẽ tình hình và duy trì tình trạng sẵn sàng phòng thủ cao.
Hồi đầu tháng, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua một nghị quyết nhằm hạn chế chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên sau khi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân hồi tháng Một vừa qua và phóng tên lửa tầm xa mang theo vệ tinh hồi tháng Hai năm nay.
Trong khi đó, hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc đưa tin ngày 21/3, lực lượng không quân Hàn Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận tấn công quy mô lớn với sự tham gia của các loại máy bay chiến đấu hiện đại, theo kịch bản giả định đánh phá một căn cứ quân sự chủ chốt của Triều Tiên.
Tham gia cuộc tập trận này có 18 máy bay, trong đó có các loại F-15K, F-16 và FA-50. Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tiên Không quân Hàn Quốc triển khai máy bay vận tải quân sự C-130H tham gia một cuộc tập trận tấn công như vậy với nhiệm vụ vận chuyển lính đặc nhiệm tới vùng chiến sự./.
Trực thăng quân sự Bell 420 của không quân Indonesia - Ảnh: AFP
"Mười hai (thi thể) đã được tìm thấy và xác định" - phát ngôn viên quân sự Tatang Sulaiman cho biết.
Ông Sulaiman thông tin thêm rằng lực lượng cứu hộ vẫn đang tìm kiếm nạn nhân thứ 13 là một thành viên phi hành đoàn.
Quân đội Indonesia cho biết chiếc trực thăng chở 7 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn đã rơi sau khi cất cánh 35 phút và chỉ 10 phút trước khi phải hạ cánh.
Phát ngôn viên Sulaiman cho biết có mưa lớn tại thời điểm xảy ra tai nạn và thời tiết xấu được xem là nguyên nhân chính dẫn đến vụ rơi trực thăng. Tuy nhiên ông Sulaiman cũng cho biết quân đội nước này đã tiến hành một cuộc điều tra để làm rõ nguyên nhân tai nạn.
Trực thăng hai động cơ Bell 412 gặp nạn được mua vào năm 2012.
Trong những năm gần đây quân đội Indonesia thường xuyên gặp các vụ tai nạn máy bay. Tháng trước một máy bay phản lực cánh quạt nhỏ Super Tucano đã đâm vào một khu vực đông dân khi đang bay thử khiến 3 người thiệt mạng.
Tháng 12-2015 hai phi công đã thiệt mạng khi một chiếc máy bay quân sự rơi ở miền trung Java.
Cuối tháng 6-2015 một chiếc Hercules C-130 đã rơi xuống một khu dân cư ở thành phố lớn nhất đảo Sumatra là Medan khiến 142 người thiệt mạng và gây hư hại trên diện rộng.
Lý giải về điều này, đại diện cơ quan Chính phủ cũng cho biết, việc giảm
diện tích đất trồng lúa là để chuyển mục đích cho phát triển hệ thống
hạ tầng đồng bộ, nhất là giao thông theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XII,
đồng thời để các địa phương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trước tác động
của biến đổi khí hậu, thiên tai.
Nguyễn Quỳnh/VOV.VN
Dân trí Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) vừa có công
văn yêu cầu Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam theo dõi diễn biến nguồn
nước về đồng bằng sông Cửu Long sau khi hồ Thủy điện Cảnh Hồng (Trung
Quốc) tăng lượng xả để giúp Việt Nam chống hạn hán và xâm nhập mặn.
Theo Tổng cục Thủy lợi, phía Trung Quốc tăng nguồn xả nước từ Nhà
máy Thủy điện Cảnh Hồng để bổ sung nước cho hạ du sông Mê Kông, thời
gian từ 15/3 đến ngày 10/4 với lưu lượng xả là 2.190m3/giây.
Tổng cục Thủy lợi đề nghị Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến nguồn nước, xâm nhập mặn và đánh giá tác động của việc xả nước từ Nhà máy Thủy điện Cảnh Hồng đến đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là thu thập thông tin, tình hình nguồn nước tại các điểm đo trên sông Mê Kông. Tính toán hiệu quả việc xả nước của Nhà máy Thủy điện Cảnh Hồng, xác định cụ thể thời gian nước đến đồng bằng sông Cửu Long, sau khi có xả tăng cường của hồ thủy điện Cảnh Hồng. Tiếp tục tổ chức giám sát, đo đạc, dự báo tình hình nguồn nước và xâm nhập mặn, thường xuyên báo cáo cho các địa phương trong vùng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trước đó, thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, thông qua các kênh ngoại giao, Việt Nam đã đề nghị phía Trung Quốc gia tăng lưu lượng xả nước từ đập Cảnh Hồng, tỉnh Vân Nam, xuống lưu vực sông Mê Kông để góp phần khắc phục hạn hán cũng như xâm nhập mặn của một số tỉnh ĐBSCL của Việt Nam.
“Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, ngày 14/3, đại diện Bộ Thủy lợi Trung Quốc đã gặp đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, thông báo rằng từ ngày 15/3-10/4/2016, phía Trung Quốc sẽ tăng lưu lượng xả nước từ đập thủy điện Cảnh Hồng xuống khu vực hạ lưu sông Mekong từ 1.100 m3/s lên 2.190m3/s, gấp đôi so với mức trung bình cùng kỳ nhiều năm trước” – ông Lê Hải Bình, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết.
Cũng theo Người Phát ngôn, trước khi đề nghị phía Trung Quốc, các cơ quan chức năng Việt Nam đã phối hợp rất chặt chẽ để lên các phương án cụ thể nhằm khắc phục hạn hán và xâm nhập mặn tại một số tỉnh ĐSBCL. Đối với các đánh giá cụ thể về tác động, các cơ quan chức năng liên quan sẽ có những phân tích sâu sâu và chi tiết hơn.
Ông Lê Hải Bình cho biết thêm, Bộ Ngoại giao Việt Nam đang tiếp tục tích cực trao đổi với phía Trung Quốc cũng như các quốc gia sông Mê Kông để cùng nhau sử dụng bền vững sông Mê Kông, đảm bảo hài hòa lợi ích của các quốc gia ven sông, cũng như người dân sinh sống trong khu vực này.
Đợt hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra tại các tỉnh vùng ĐBSCL được cho là nghiêm trọng nhất trong vòng 100 năm qua. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tình trạng này được dự báo còn kéo dài đến tháng 6/2016; sẽ ảnh hướng tới 160.000ha lúa. Đến nay, có tới 155.000 hộ gia đình ở khu vực ĐBSCL đang thiếu nước sạch sinh hoạt trầm trọng, người dân phải mua nước ngọt với giá “cắt cổ” 60-80.000 đồng/m3.
Trọng Phú/VOV.VN
Quốc hội bầu Chủ tịch nước vào ngày 2/4, bầu Thủ tướng vào ngày 7/4
VOV.VN - Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch
Quốc hội, Chánh án TANDTC sẽ tuyên thệ sau khi được bầu tại Kỳ họp 11,
Quốc hội khoá XIII.
Theo
chương trình chính thức vừa được thông qua tại phiên họp trù bị Kỳ họp
thứ 11, Quốc hội khoá XIII, sáng 21/3, từ ngày 30/3 đến 12/4, Quốc hội
sẽ tiến hành xem xét, kiện toàn nhân sự lãnh đạo Nhà nước.
Theo đó, ngày 30/3, Quốc hội sẽ thảo luận, miễn nhiệm và bầu Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia.
Cùng ngày, Quốc hội
tiến hành các bước miễn nhiệm Chủ tịch nước và thảo luận về dự kiến nhân
sự bầu Chủ tịch nước. Nghị quyết bầu Chủ tịch nước sẽ được thông qua
vào ngày 2/4.
Quốc hội cũng sẽ tiến
hành miễn nhiệm Phó Chủ tịch Quốc hội, một số thành viên Ủy ban thường
vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm một số Ủy ban của Quốc
hội, Tổng kiểm toán Nhà nước cũng như bầu nhân sự thay thế các chức
danh này.
Ngày 6/4, Chủ tịch nước sẽ trình Quốc hội miễn nhiệm Thủ tướng Chính phủ và Quốc hội sẽ bầu Thủ tướng Chính phủ mới.
Quốc hội cũng sẽ bỏ
phiếu kín miễn nhiệm và bầu Phó Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân
tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trên cơ sở tờ trình
của Chủ tịch nước.
Thủ tướng Chính phủ
trình Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm và bổ nhiệm một số Phó Thủ
tướng Chính phủ, một số Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ.
Cuối kỳ họp, Quốc hội
sẽ tiến hành thảo luận và phê chuẩn đề nghị việc miễn nhiệm một số Phó
Chủ tịch và một số Ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia; một số Phó Chủ tịch
và một số Ủy viên Hội đồng quốc phòng-an ninh cũng như phê chuẩn thành
viên thay thế các vị trí miễn nhiệm của hai Hội đồng này.
Theo quy định mới nhất
của Nội quy kỳ họp Quốc hội, sau khi được bầu, Chủ tịch nước, Thủ tướng
Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội và Chánh án TANDTC sẽ tuyên thệ trung thành
với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp.
Lý do Quốc hội kiện
toàn nhân sự lãnh đạo Nhà nước ngay tại Kỳ họp 11 mà không để sang Kỳ
họp đầu tiên của Quốc hội khoá XIV, tại cuộc họp báo công bố dự kiến
chương trình và nội dung Kỳ họp thứ 11, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh
Phúc cho biết, vì nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt không tái cử Ban Chấp
hành Trung ương; Bộ Chính trị đã phân công nhiệm vụ mới đối với một số
Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong khi đến tháng 7/2016 Quốc hội
khoá XIV mới họp.
Do đó thời gian là khá
dài, trong khi 2016 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng
XII, nên cần kiện toàn chức danh để tạo tinh thần, khí thế mới để thực
hiện tốt năm đầu của nhiệm kỳ 5 năm.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc
cũng nhấn mạnh, đây cũng không phải là lần đầu tiên thực hiện sớm việc
kiện toàn nhân sự. Bởi từ kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XI, một số chức
danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà nước cũng được kiện toàn trước kỳ họp thứ
nhất của Quốc hội khoá mới.
Theo danh sách 19 ủy
viên Bộ Chính trị khóa XII được phân công công tác sau Đại hội XII,
ngoài Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử, đã có 7 người nhận trọng
trách mới: Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm
tra Trung ương Trần Quốc Vượng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh
Chính, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai, Trưởng Ban Tuyên
giáo Trung ương Võ Văn Thưởng, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải và
Bí thư Thành ủy TP.HCM Đinh La Thăng.
11 Uỷ viên Bộ chính trị
còn lại sẽ được giới thiệu ứng cử 3 chức danh lãnh đạo chủ chốt của Nhà
nước là Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội tại Kỳ
họp thứ 11 Quốc hội khoá XIII, cũng như chờ phân công nhiệm vụ.
Đó là: Ông Trần Đại
Quang (Bộ trưởng Bộ Công an), ông Nguyễn Xuân Phúc (Phó Thủ tướng Chính
phủ), bà Nguyễn Thị Kim Ngân (Phó Chủ tịch Quốc hội), ông Nguyễn Thiện
Nhân (Chủ tịch UBTW MTTQVN), bà Tòng Thị Phóng (Phó Chủ tịch Quốc hội),
ông Phạm Bình Minh (Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao), ông Ngô
Xuân Lịch (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND VN), ông Tô Lâm (Thứ trưởng
Bộ Công an), ông Vương Đình Huệ (Trưởng Ban Kinh tế Trung ương), ông
Nguyễn Văn Bình (Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) và ông Trương Hoà Bình
(Chánh án TANDTC)./.
Ngọc Thành/VOV.VN
Công bố 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2015
TPO - Ngày 21/3 tại Hà Nội, T.Ư Đoàn, Quỹ Hỗ trợ
Tài năng trẻ Việt Nam tổ chức Chương trình Kỷ niệm 20 năm Giải thưởng
Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu; trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt
Nam tiêu biểu năm 2015 cho 10 cá nhân.
Trao giải cho 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiểu biểu năm 2015
TƯỜNG THUẬT TRỰC TIẾP-
Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu là phần thưởng cao quý của Ban chấp hành T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Giải thưởng nhằm mục đích:
- Suy tôn những điển hình thanh niên tiên tiến tiêu biểu trên các lĩnh vực xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Tạo động lực phát triển tài năng trẻ và thúc đẩy phong trào thi đua học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, lao động sáng tạo trong thanh thiếu nhi; củng cố và phát triển tổ chức Đoàn, Đội, Hội.
- Thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành và của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ. -
Từ năm 1996 đến năm 2013, toàn bộ công việc tổ chức việc bình xét và trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu do Văn phòng Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam nằm trong Báo Nhi Đồng tham mưu và giúp Ban Bí thư T.Ư Đoàn thực hiện.
Từ năm 2014, nhiệm vụ thường trực Quỹ được giao cho Báo Tiền Phong, Văn phòng Quỹ nằm ở Báo Tiền Phong tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trên. Quy trình này bao gồm cả việc xin phép Thủ tướng để được trao giải tại Văn phòng Chính phủ vào dịp 26 tháng 3 hằng năm. Từ đây trở đi, trong chương trình tôn vinh hằng năm có thêm việc, Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ, Báo Tiền Phong phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ và Công ty Cổ phần đầu tư Lạc Hồng tổ chức cho 10 gương mặt trẻ tiêu biểu và 10 gương mặt trẻ triển vọng dâng hương tưởng niệm và báo công trước anh linh các Vua Hùng tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng (Phú Thọ), khu danh thắng Tây Thiên, Tam Đảo (Vĩnh Phúc). -
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao thưởng cho các Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2006. -
Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu lần đầu được trao năm 1996. Theo Nhà báo Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam (giai đoạn 1993-1997), Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu lần đầu tiên được trao tại Văn phòng Chính phủ. “Lúc đó, Thủ tướng Võ Văn Kiệt mời các gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu ngồi trong phòng họp mà Thủ tướng thường họp với các bộ trưởng. Mục đích là để các gương mặt trẻ cảm nhận, hình dung trong tương lai nếu làm lãnh đạo đất nước thì sẽ phải như thế nào”, nhà báo Nguyễn Thị Vân Anh kể lại.
Theo nhà báo Nguyễn Thị Vân Anh, 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu lần đầu tiên nhận giải thưởng đều là những người xuất sắc nhất, đại diện cho các lĩnh vực: học tập, thể thao, nghiên cứu khoa học, văn học nghệ thuật, lao động sản xuất, an ninh quốc phòng, hành động dũng cảm. Trải qua quá trình xét duyệt gắt gao, 10 gương mặt trẻ được tôn vinh và nhận giải thưởng gồm: Ngô Đắc Tuấn (Học tập), Trần Thế Trung (Học tập), Nguyễn Hồng Sơn (Thể thao), Nguyễn Thuý Hiền (Thể thao), Nguyễn Anh Tuấn (Nghiên cứu khoa học), Vũ Nam (Nghiên cứu khoa học), Phùng Sơn (Văn học-Nghệ thuật), Đỗ Kim Chiến (Lao động sản xuất), Nguyễn Quốc Sâm (An ninh-Quốc phòng), Lê Cảnh Hoàng (Hành động dũng cảm). -
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và lãnh đạo T.Ư Đoàn chụp ảnh lưu niệm cùng với 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2007. -
Qua 20 năm, đã có 200 gương mặt được phát hiện và tôn vinh như: Ngô Đắc Tuấn, Đỗ Quốc Anh, Trương Đình Anh, Nguyễn Thị Vinh, Võ Quốc Thắng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn..... Những gương mặt trẻ tiêu biểu sau khi được tôn vinh đều có những bước phát triển mới trong học tập, công tác và đều là những tấm gương sáng.
-
Ông Lê Xuân Sơn, Tổng Biên tập báo Tiền Phong, Phó Chủ tịch Hội đồng Điều hành Quỹ, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam cho biết, sau khi được tôn vinh, tuyệt đại đa số các gương mặt trẻ đều phát huy tốt lĩnh vực của mình, tiếp tục phấn đấu và cống hiến. Nhiều người đạt những thành tựu lớn và tỏa sáng như: các doanh nhân Võ Quốc Thắng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Trương Đình Anh...; các trí thức, các nhà khoa học Nguyễn Anh Tuấn (nguyên Tổng biên tập báo điện tử VietNamNet), TS Nguyễn Bá Hải...; các nghệ sĩ Bùi Công Duy, Tùng Dương, Lê Cát Trọng Lý…; các vận động viên Nguyễn Thị Ánh Viên, Nguyễn Thúy Hiền, Đàm Thanh Xuân, Phan Thị Hà Thanh…
-
Anh Nguyễn Đắc Vinh - Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng điều hành Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ, Chủ tịch Hội đồng xét tặng Giải thưởng cho rằng, những GMTVNTB có sức ảnh hưởng rất lớn đối với thế hệ trẻ. “Qua giải thưởng, phát hiện rất nhiều bạn trẻ trước khi nhận giải thưởng chưa được cộng đồng biết đến nhiều, nhưng sau khi phát hiện và tôn vinh, các bạn có được bước trưởng thành vượt bậc”, anh Vinh nói.
Theo anh Vinh, trong suốt 20 năm qua, công tác xét thưởng rất nghiêm túc, chất lượng và lựa chọn được nhiều gương mặt tiêu biểu, trong số đó, nhiều người hiện có sự trưởng thành vượt bậc. “Giải thưởng không chỉ tôn vinh, duy trì ngọn lửa ở những người Việt trẻ tuổi có thành tích xuất sắc nhất mà còn thổi bùng lên ngọn lửa ước mơ, ngọn lửa nhiệt tình trong hàng triệu người Việt trẻ tuổi khác - những người được động viên, dẫn dắt bằng tấm gương yêu nước, tấm gương học tập, lao động sáng tạo phi thường, tinh thần dũng cảm vô song của những người được tôn vinh”, anh Vinh nói.
Anh Nguyễn Đắc Vinh - Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng điều hành Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ, Chủ tịch Hội đồng xét tặng Giải thưởng
-
Công tác đón khách diễn ra chu đáo từ bên ngoài hội trường. Ảnh Như Ý -
Nhà báo Lê Xuân Sơn, Tổng biên tập báo Tiền Phong, Phó Chủ tịch Hội đồng Điều hành Quỹ, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam cho biết, 10 gương mặt trẻ được vinh danh đêm nay là những ứng viên xuất sắc nhất được Hội đồng xét tặng Giải thưởng GMTVNTB 2015 bình xét từ 172 hồ sơ gửi về, thuộc 9 lĩnh vực (học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, kinh doanh, quốc phòng, an ninh trật tự, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, an sinh xã hội).
Trước đó, nhằm tạo kênh tham khảo quan trọng để Hội đồng đánh giá, bình chọn 10 GMTVNTB năm 2015, danh sách 20 đề cử đã được công bố công khai trên các báo và trang tin điện tử (từ 15h ngày 26/2 đến 15h ngày 8/3/2016) để tổ chức bình chọn. Ngoài ra, các báo còn tổ chức giao lưu trực tuyến với một số ứng viên. “Sau khi công bố thông tin chi tiết về 20 đề cử và có các bài viết giới thiệu trên các báo, BTC không nhận được bất cứ phản ánh tiêu cực nào về các ứng viên. Như vậy, các đề cử được lựa chọn thực sự tiêu biểu”, ông Sơn nói. -
Sân khấu chương trình Kỷ niệm 20 năm Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu (GMTVNTB) và trao Giải thưởng GMTVNTB năm 2015. Ảnh: Xuân Tùng -
"Những Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu là những người hết sức nỗ lực, hết sức sáng tạo và có những đóng góp thiết thực cho sự nghiệp phát triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giải thưởng này chính là để khuyến khích những người đó và đồng thời khuyến khích các thế hệ thanh niên noi gương để tạo nên những phong trào lao động, sản xuất, nghiên cứu khoa học sôi nổi”, ông Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Tài năng trẻ Việt Nam.
-
Lễ trao giải Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2015 và Lễ kỷ niệm 20 năm Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu (1996-2015) vào tối 21/3, tại Nhà văn hóa Hữu nghị Hà Nội. Buổi lễ được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV 6 Đài Truyền hình Việt Nam từ 19h45 đến 21h30 thứ Hai, 21/3/2016.
-
Ca sĩ Hà Anh Tuấn , một trong số 20 đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2015.Các đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu chụp ảnh lưu niệm trước buổi lễ. -
Chương trình mở màn bằng ca khúc “Việt Nam ngày mới”, sáng tác của nhạc sỹ Nguyễn Văn Chung, do ca sỹ Khắc Hiếu và vũ đoàn trình bày. Ảnh: Như Ý. -
Danh sách 20 đề cử để bình chọn 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2015:
1. Lê Yên Thanh (SN 1994) Sinh viên Khoa Công nghệ Thông tin, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TPHCM.
2. Nguyễn Thế Hoàn (SN 1997) Sinh viên ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.
3. TS.Trần Hà Liên Phương (SN 1981), Bộ môn Kỹ thuật Y sinh, ĐH Quốc tế, ĐHQG TPHCM.
4. TS.Nguyễn Xuân Nhiệm (SN 1982), Phó Trưởng phòng Nghiên cứu cấu trúc, Viện Hóa sinh biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
5. Đinh Xuân Tân (SN 1987), Kỹ sư Cơ khí Ô tô, Xí nghiệp Công nghiệp và Dịch vụ Ô tô (ISAMCO), Tổng Cty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn (SAMCO).
6. Phan Thanh Sang (SN 1984), Chủ trang trại hoa lan Ysaochid.
7. Nguyễn Duy Thanh (SN 1993) Sinh viên, ĐH Công nghiệp TPHCM.
8. Nguyễn Thị Hồng Vức (SN 1982), Chủ trang trại tại Nam Tân, Nam Sách, Hải Dương.
9. Trần Văn Hậu (SN 1980) Tổng Giám đốc Cty CP Phát triển Hùng Hậu.
10. Đinh Thị Bích Châu (SN 1982), Tổng Giám đốc Cty TNHH Đầu tư Hoàn Châu.
11. Trần Thanh Luân (SN 1988) Phi công, Phi đội 1, Trung đoàn 935, Sư đoàn Không quân 370, Quân chủng Phòng không Không quân.
12. Phạm Văn Sơn (SN 1982), Thuyền trưởng Tàu HQ375, Lữ đoàn 162, Bộ Tư lệnh vùng 4, Quân chủng Hải quân.
13. Ngô Ngọc Trân (SN 1984), Phó trưởng phòng, Phòng 4, Cục An ninh mạng, Bộ Công an.
14. Trần Xuân Hải (SN 1983) Trưởng công an phường, Công an phường Hàng Bài, Công an Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
15. Lý Hoàng Nam (SN 1997) Vận động viên Becamex Bình Dương.
16. Phan Thị Hà Thanh (SN 1991), Sinh viên – Vận động viên Thể dục Dụng cụ, Khoa Huấn luyện Thể thao, ĐH TDTT Bắc Ninh.
17. Đỗ Hoàng Linh Chi (SN 1997), Sinh viên, Học viện Âm nhạc Quốc gia.
18. Hà Anh Tuấn (SN 1984), Nghệ sỹ
19. Nguyễn Thái Thành (SN 1991), Giám đốc Cty CP Làm đẹp Thành Nguyễn.
20. Nguyễn Thủy Tiên (SN 1988), Đồng sáng lập, quản lý và điều phối viên hoạt động tổ chức, Mạng lưới ung thư vú Việt Nam. -
Tới dự chương trình có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế T.Ư Vương Đình Huệ; Nguyên Phó Thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Tài năng trẻ Việt Nam Vũ Khoan; Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Đắc Vinh - Chủ tịch Hội đồng điều hành Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ, Chủ tịch Hội đồng xét tặng Giải thưởng ; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành đoàn thể T.Ư và các tỉnh thành phố. 200 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu qua các thời kỳ cùng gần 1.000 sinh viên các trường: ĐHQGHN, Học viện TTNVN, Học viện Báo chí, ĐH Bách Khoa Hà Nội, Học viện CSND. -
Nối tiếp chương trình, các đại biểu và các gương mặt trẻ Việt Nam qua các thời kỳ cùng theo dõi Clip về sự hình thành của Quỹ và Giải thưởng qua sự chia sẻ của Nhà báo Vân Anh – nguyên Tổng biên tập báo Nhi Đồng, nguyên Giám đốc Quỹ; ông Vũ Khoan - nguyên Phó Thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Tài năng trẻ Việt Nam; anh Nguyễn Đắc Vinh – Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Điều hành Quỹ; Tổng biên tập báo Tiền Phong Lê Xuân Sơn - Phó Chủ tịch Hội đồng Điều hành Quỹ, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam.
-
Chương trình giới thiệu chân dung và thành tích của 20 đề cử Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2015
-
Dẫn chương trình tại buổi lễ là MC Diễm Quỳnh và Sơn Lâm. Ảnh: Bảo Anh. -
Tại chương trình diễn ra các phần giao lưu với các gương mặt trẻ Việt Nam qua các thời kỳ và đề cử Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam năm 2015. Tham gia phần giao lưu đầu tiên với chủ đề Tiên Phong là anh Võ Quốc Thắng (Doanh nhân) - Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 1999) Chủ tịch Ngân hàng Kiên Long, từng là Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam; Thượng úy, phi công Trần Thanh Luân - một trong 20 đề cử Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2015
-
Đúng vào hôm nay, tay vợt Lý Hoàng Nam, một trong 20 đề cử của cuộc bình chọn 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2015, đã xuất sắc vượt qua vòng loại, chuẩn bị bước vào tranh tài tại vòng đấu chính giải Japan F3 Futures diễn ra tại Kofu, Nhật Bản.
Đối thủ của Hoàng Nam tại vòng 1 là tay vợt Đài Loan Cheng Yu Yu (hạng 785 thế giới). Nếu đánh bại được đối thủ này, Hoàng Nam nhiều khả năng sẽ gặp "đá tảng" tại vòng 2 là tay vợt hạt giống số 1 người Hàn Quốc Lee Duck-hee (hạng 228 thế giới).
Giải Japan F3 Futures diễn ra tại thành phố Kofu, tỉnh Yamanashi, Nhật Bản từ 21-27/3/2016 với tổng giá trị giải thưởng là 10.000 USD. -
Giao lưu với anh Võ Quốc Thắng (Doanh nhân) - Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 1999) Chủ tịch Ngân hàng Kiên Long, từng là Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam và anh Trần Thanh Luân (SN 1988) Phi công, Phi đội 1, Trung đoàn 935, Sư đoàn Không quân 370, Quân chủng Phòng không Không quân. -
Chia sẻ bí quyết thành công trong 20 làm kinh doanh, anh Võ Quốc Thắng tổng kết lại bằng các yếu tố Tâm sáng, kiên nhẫn, khiêm tốn, đam mê, hy sinh.
-
Ca sĩ Tùng Dương, Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2012 trình bày ca khúc Nơi đảo xa. Cùng hòa với giai điệu và ca từ hào sảng, tha thiết của ca khúc Nơi đảo xa, các bạn trẻ tham dự chương trình đã cùng giơ cao cánh tạo làn sóng uyển chuyển
-
Giao lưu tại chương trình ca sỹ Tùng Dương đã chia sẻ cảm xúc lần nhận giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2012. Tùng Dương cho biết, Giải thưởng là động lực, ghi nhận lớn để bản thân luôn nỗ lực phấn đầu và nuôi dưỡng tâm hồn sáng tạo, đam mê nghệ thuật -
Ca sĩ Tùng Dương giao lưu cùng khán giả. -
Chia sẻ trong phần giao lưu thứ hai có chủ đề Kiên trì là hai trong số 20 đề cử Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2015: anh Phan Thanh Sang (lĩnh vực lao động sản xuất) và vận động viên Phan Thị Hà Thanh (lĩnh vực thể dục thể thao).
-
Tại chương trình, anh Phan Thanh Sang chia sẻ về thời gian ươm giống và hình thành của một cây hoa lan trong trang trại của anh Sang đòi hỏi 6-7 năm. -
Phan Thị Hà Thanh chia sẻ để có những thành tích cao tại các giải đấu trong nước và quốc tế, đòi hỏi phải kiên trì tập luyện trong thời gian dài. Ảnh Như Ý -
“Tôi đến với TDDC từ năm 6 tuổi, giờ đã là 19 năm. Tôi hiểu rằng, so với một số đồng nghiệp ngay tại Việt Nam chứ chưa nói quốc tế, mình không có tố chất bằng họ nên chỉ còn cách bù lại bằng sự khổ luyện”, VĐV Phan Thị Hà Thanh chia sẻ động lực vượt khó khăn chính là gia đình và thầy cô giáo. "Thầy cô giáo giúp tôi nhận ra rằng cần phải đặt ra những mục tiêu cao hơn là những đấu trường quốc tế để nổ lực phấn đấu, kiên trì tập luyện".
-
Phan Thị Hà Thanh. Ảnh: Như Ý. -
Tham gia phần giao lưu thứ ba có chủ đề Cống hiến là Nguyễn Thái Thành – đề cử gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2015.
Nguyễn Thái Thành là một người khiếm thính, Nguyễn Thái Thành hơn ai hết hiểu được nỗi khổ của người tàn tật. Vươn lên trên hoàn cảnh, Thành mở lớp đào tạo và tạo việc làm cho những người Điếc: hơn 80% cán bộ, nhân viên trong công ty là người Điếc. Từ năm 2011 đến nay, đã có tổng số 15 lượt người khiếm thính đã trở thành học viên và nhân viên làm việc tại công ty. Học viên Điếc sau khi được đào tạo đã có khả năng tự lập một phần hoặc tự lập hoàn toàn về kinh tế, từng bước nâng cao sự tự tin trong việc hòa nhập với xã hội. Năm 2015, Thái Thành đạt Giải thưởng Tình nguyện Quốc gia; Dự án nổi bật trong năm 2015: Trao tặng học bổng đào tạo nghề làm tóc miễn phí cho 10 cá nhân trong cộng đồng người Điếc Việt Nam. -
Toàn cảnh hội trường. Ảnh Thanh Hà -
Tiếp tục giao lưu trong chủ đề Cống hiến có Tiến sỹ Phan Minh Liêm – Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2014; Nguyễn Thủy Tiên – một trong 20 đề cử Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2015.
-
Nguyễn Thủy Tiên – đồng sáng lập Tổ chức Mạng lưới ung thư vú Việt Nam. Tốt nghiệp khoa Luật (ĐH Đà Lạt), Nguyễn Thủy Tiên (SN 1988) làm trợ lý giám đốc của một khách sạn Pháp. Khi chị gái Tiên bị ung thư vú, cả gia đình cô chao đảo, Tiên bỏ tất cả ra Hà Nội chăm sóc chị. Những ngày cùng chị gái chiến đấu lại căn bệnh quái ác, Tiên không khỏi hoang mang khi cả gia đình cô thiếu thông tin và phải vất vả tìm hiểu từng giai đoạn chữa trị. Từ việc tìm kiếm thông tin giúp chị và những bệnh nhân khác cùng cảnh ngộ, Tiên nhận ra chưa có tổ chức nào đứng ra hỗ trợ bệnh nhân ung thư vú. Bằng sự nỗ lực của 2 chị em, chị gái Tiên là Thương Sobey, giảng viên khoa Báo chí, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), Ths ngành Quản lý Truyền thông tại ĐH Công nghệ Sydney (Australia) đã sáng lập và điều hành dự án “Mạng lưới ung thư vú ở Việt Nam”.
Trong năm 2015 tổ chức Mạng lưới ung thư vú Việt Nam do cô đồng sáng lập là tổ chức duy nhất của Việt Nam tham dự Hội nghị Cải thiện hành động phòng chống ung thư do AEEPO tổ chức tại Bali - Indonesia. Trong 3 năm hoạt động, tổ chức đã thực hiện được: Nâng cao nhận thức và công tác tầm soát sớm ung thư vú; 03 chiến dịch lớn nâng cao nhận thức về ung thư vú; Hơn 5000 người tham gia, 1000 suất khám tầm soát ung thư vú miễn phí; Giải thưởng tình nguyện Quốc gia 2014; Gương mặt trẻ triển vọng năm 2014. -
Tiến sỹ Pham Minh Liêm là người Việt Nam đầu tiên được 4 lần vinh danh trên bức tường danh dự của Viện Anderson - viện ung thư hàng đầu của Mỹ, sinh viên quốc tế đầu tiên được bầu làm Chủ tịch Hội Sinh viên trong lịch sử 73 năm từ khi Viện thành lập. Dự án nghiên cứu do nhóm TS Liêm và cộng sự thực hiện đã tìm ra một cơ chế mới có khả năng đảo ngược quá trình phát sinh ung thư và tiêu diệt ung thư hiệu quả.
Các kết quả nghiên cứu này sẽ giúp phát triển phương pháp điều trị mới có thể tiêu diệt ung thư hiệu quả, chính xác và giảm khả năng di căn, ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư thay vì dùng phương pháp điều trị xạ trị hay hóa trị.Viện MD Anderson còn trao cho Liêm một số giải thưởng khác về nghiên cứu xuất sắc và có nhiều đóng góp cho cộng đồng trong khoảng thời gian Liêm công tác tại Viện (2005-2015). -
Nguyễn Thủy Tiên – một trong 20 đề cử Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2015 giao lưu với khán giả. Ảnh Thanh Hà -
Tại chương trình, giao lưu với hai thành viên thuộc Mạng lưới ung thư vú Việt Nam. Đây là hai nhân vật bị ung thư vú. Chị Hà chia sẻ phát hiện bị ung thư vú từ năm 2012. Lúc đầu phát hiện rất suy sụp về tinh thần, tiếp sau là nỗi đau về cơ thể. Chị Hà cảm ơn Mạng lưới ung thư vú Việt Nam đã động viên, truyền nghị lực sống. Chị Hà mong Tiến sỹ Liêm nghiên cứu ra thuốc để chị em tránh được nỗi đau ung thư, tránh được nỗi đau cùng cực về tinh thể và cơ thể, để sống hạnh phúc với gia đình. -
Tiến sỹ Liêm cho biết, sẽ cố gắng để nghiên cứu thành công phương pháp điều trị ung thư, để mang lại sức khỏe và niềm vui sống cho những bệnh nhân ung thư. -
Nối tiếp chương trình, ca sỹ Hà Anh Tuấn – một trong 20 đề cử Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2015 biểu diễn ca khúc sôi động, ý nghĩa “Dòng máu Lạc Hồng”. Làn sóng cánh tay của các bạn sinh viên lại dâng cao trong khán phòng chương trình.
-
Không chỉ là một nghệ sỹ được yêu thích cả về tài năng lẫn phong cách sống, Hà Anh Tuấn (SN 1984) còn là một nghệ sỹ đóng góp rất tích cực trong các hoạt động cộng đồng; chương trình của giới trẻ, sinh viên. Ca sỹ Hà Anh Tuấn quan niệm: “Sự giàu có của người nổi tiếng là ở sự ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng. Khi nào sự ảnh hưởng đấy còn, người nghệ sỹ vẫn đang giàu có”.
-
Giao lưu trong chương trình, ca sỹ Hà Anh Tuấn chia sẻ: Nghe những câu chuyện của những Gương mặt trẻ Việt Nam qua các thời kỳ và những đề cử năm nay, tôi thấy may mắn, vinh dự khi được tham gia chương trình và lọt vào đề cử Giải thưởng năm nay. Hà Anh Tuấn nghĩ răng, tuổi trẻ sẽ đi qua, nhưng để tự hào khi nhìn lại tuổi trẻ cần gắn mình với sự trăn trở của quê hương. -
Cùng với những phần giao lưu sâu lắng, ý nghĩa, chương trình Kỷ niệm 20 năm Giải thưởng và trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2015 bước vào thời khắc được nhiều người mong đợi. Đó là công bố 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiểu năm 2015 và 10 Gương mặt trẻ triển vọng.
-
Ca sĩ Hà Anh Tuấn trình bày bài hát Dòng máu Lạc Hồng. -
Trước khi công bố, ban tổ chức cảm ơn các nhà tài trợ đã đồng hành với chương trình từ những ngày đầu. Cụ thể: Vingroup (Tài trợ kim cương); Cty CP Đầu tư Lạc Hồng, Cty CP Dược phẩm Hoa Thiên Phú, Cty CP Tiến bộ Quốc tế -AIC (tài trợ Bạc); đồng tài trợ: Cty CP Đồng Tâm, Tập đoàn FLC, Vietjet Air. -
Nối tiếp chương trình, các nhà hảo tâm, doanh nghiệp ủng hộ Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam.
-
Xuất hiện trên sân khấu trước lễ công bố và trao giải thưởng là 20 đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2015.
-
20 đề cử Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2015. -
10 Gương mặt trẻ triển vọng là: Tiến sỹ Nguyễn Xuân Nhiệm, Kỹ sư Đinh Xuân Tân; Nguyễn Duy Thanh; Nguyễn Thị Hồng Vức, Trần Văn Hậu, Đại úy Phạm Văn Sơn, Đại úy Trần Xuân Hải, Phan Thị Hà Thanh, Đỗ Hoàng Linh Chi, Nguyễn Thái Thành.Trao giải thưởng Gương mặt trẻ triển vọng là ông Vũ Khoan - nguyên Phó Thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Tài năng trẻ Việt Nam và Bí thư T.Ư Đoàn Lê Quốc Phong -
Danh sách 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2015:
1.Lê Yên Thanh (SN 1994) Sinh viên Khoa Công nghệ Thông tin, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG TPHCM.
2.Nguyễn Thế Hoàn (SN 1997) Sinh viên ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN.
3.TS.Trần Hà Liên Phương (SN 1981), Bộ môn Kỹ thuật Y sinh, ĐH Quốc tế, ĐHQG TPHCM.
4.Phan Thanh Sang (SN 1984), Chủ trang trại hoa lan Ysaochid.
5.Đinh Thị Bích Châu (SN 1982), Tổng Giám đốc Cty TNHH Đầu tư Hoàn Châu.
6.Trần Thanh Luân (SN 1988) Phi công, Phi đội 1, Trung đoàn 935, Sư đoàn Không quân 370, Quân chủng Phòng không Không quân.
7.Ngô Ngọc Trân (SN 1984), Phó trưởng phòng, Phòng 4, Cục An ninh mạng, Bộ Công an.
8.Lý Hoàng Nam (SN 1997) Vận động viên Becamex Bình Dương.
9.Hà Anh Tuấn (SN 1984), Nghệ sỹ
10.Nguyễn Thủy Tiên (SN 1988), Đồng sáng lập, quản lý và điều phối viên hoạt động tổ chức, Mạng lưới ung thư vú Việt Nam.
-
Nguyên Phó Thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Tài năng trẻ Việt Nam Vũ Khoan và Ủy viên Dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam Lê Quốc Phong trao giải cho 10 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2015. -
Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế T.Ư Vương Đình Huệ và Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Đắc Vinh - Chủ tịch Hội đồng điều hành Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ, Chủ tịch Hội đồng xét tặng Giải thưởng trao giải thưởng 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2015. -
Phát biểu tại buổi lễ, ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế T.Ư nói: Hôm nay, tôi rất vui mừng đến dự Chương trình kỷ niệm 20 năm Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và trao giải thưởng cho 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu của năm 2015. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước tôi xin trân trọng gửi lời chào và chúc sức khỏe tới các đại biểu được tôn vinh và trao thưởng suốt 20 năm qua đã có mặt tham dự Chương trình có ý nghĩa thiết thực để chào mừng Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn.
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, ông cha ta đã trân trọng, khẳng định “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách về công tác thanh niên nhằm thu hút, tôn vinh, trọng dụng nhân tài, ưu tiên nhiều nguồn lực cho đội ngũ tài năng trẻ.
Nhiều tài năng trẻ được Đảng, Nhà nước ta chăm lo, trưởng thành và có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thể hiện trách nhiệm, vai trò của Đoàn đối với công tác tài năng trẻ, T.Ư Đoàn và Hội đồng điều hành Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam đã tổ chức Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam. Đây là cách làm sáng tạo, thiết thực đề phát hiện, tôn vinh, trao thưởng hàng năm cho những tài năng tiêu biểu của đất nước.
Qua hai mươi năm, Giải thưởng đã tôn vinh 200 thanh thiếu nhi tiêu biểu, đại diện suất sắc nhất cho thế hệ của mình trên tất cả các lĩnh vực học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, điều hành doanh nghiệp, quốc phòng, an ninh – trật tự, văn hóa – nghệ thuật, thể thao, hoạt động xã hội – thiện nguyện. Danh hiệu “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu” đã tiếp thêm động lực, niềm tin và khát vọng để các bạn trẻ vinh dự nhận giải thưởng này được chắp cánh vươn lên tiếp tục cống hiến và tỏa sáng trong lĩnh vực của mình.
Giải thưởng còn thổi bùng lên ngọn lửa ước mơ, ngọn lửa nhiệt tình trong hàng triệu người Việt trẻ tuổi khác, những người được động viên, dẫn dắt bằng tấm gương yêu nước, tấm gương học tập, lao động sáng tạo của những người được tôn vinh. Tuy lĩnh vực có khác nhau, độ tuổi khác nhau, xuất phát điểm mỗi bạn không giống nhau nhưng các bạn đều có chung khát vọng vươn lên, khát vọng cống hiến. Tinh thần dấn thân, không ngại khó, dám đương đầu và sáng tạo vượt qua thử thách, hoàn thành nhiệm vụ, phục sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn đặt niềm tin và sự kỳ vọng vào các bạn.
Mỗi một Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu là một câu chuyện đầy thuyết phục và cảm động về khát vọng, sự tiên phong, kiên trì và bền bỉ; là hoa thơm, quả ngọt, tiêu biểu quá trình dày chăm lo, bồi dưỡng của gia đình, đơn vị, đoàn thể và xã hội. Chúc các bạn tiếp tục có nhiều thành tích xuất sắc hơn nữa trong lĩnh vực công tác của mình, đóng góp tích cực, quan trọng cho đất nước trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. 20 năm là chặng đường chưa dài nhưng đủ để hình thành, cũng cố, duy trì giá trị tích cực của Giải thưởng đối với thanh thiếu nhi và xã hội.
Tôi nhiệt liệt chúc mừng và ghi nhận những nỗ lực, có gắng của T.Ư Đoàn, Hội đồng Điều hành Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam trong những năm qua đã làm tốt công tác phát hiện, bầu chọn và tôn vinh các gương mặt trẻ tiêu biểu. Tôi cũng đề nghị các đồng chí coi đây là dịp để đánh giá lại những kết quả đạt được cũng như những khó khăn, hạn chế và để ra các giải pháp, cách làm thiết thực hơn, hiệu quả hơn trong giai đoạn tới.
Đồng thời đề xuất với Đảng, Nhà nước về cơ chế, chính sách cụ thể nhằm phát hiện, tôn vinh, chăm lo, hỗ trợ phát huy tài năng trẻ, trọng dụng nhân tài, nghiên cứu cơ chế bồi dưỡng, phát triển, định hướng tài năng trẻ sau khi được tôn vinh. Và có phương thức liên kết, phát huy sức mạnh của những người đạt giải thưởng; làm lan tỏa mạnh mẻ những giá trị cao đẹp của Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu đến với đông đảo đoàn viên, thanh thiếu nhi trong cả nước.
Tôi đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, ban ngành, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp…. tiếp tục quan tâm, đồng hành, hỗ trợ, cùng chung tay góp sức cho sự phát triển của tài năng trẻ đất nước, coi đây là tình cảm, là trách nhiệm của chúng ta trong sự nghiệp chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Một lần nữa, xin chúc sức khỏe các quý vị đại biểu, nhiệt liệt chúc mừng các gương mặt trẻ tiêu biểu hôm nay. Chúc các bạn luôn tràn đầy nhiệt huyết, sáng tạo thành công hơn nữa. -
Ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế T.Ư phát biểu tại buổi lễ. -
Các Mạnh Thường Quân ủng hộ Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam. Trong ảnh: BTC Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016 ủng hộ Quỹ 500 triệu đồng.Tập đoàn Sungroup ủng hộ Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam 300 triệu đồng.
Tập đoàn Bitexco ủng hộ Quỹ hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam 100 triệu đồng. -
1. Nhà tài trợ Kim cương- Tập đoàn Vingroup2. Các nhà tài trợ bạc- Công ty Cổ phần Đầu tư Lạc Hồng- Công ty Dược phẩm Hoa Thiên Phú- Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC3. Các nhà Đồng tài trợ- Công ty Cổ phần Tập đoàn Đồng Tâm- Công ty Hàng không VietJet- Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC- Công ty DEVYT4. Các đơn vị ủng hộ Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ- Ban tổ chức Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016- Tập đoàn Sungroup- Công ty CP tập đoàn Bitexco
Chương trình kết thúc lúc 22h15.
Ngôi nhà cổ hai lần Ngô Đình Diệm hỏi mua không bán
Sau khi xem nhà, ông Ngô Đình Diệm
lập tức gạ mua bằng mọi giá nhưng chủ nhân nhất quyết không bán. Sau này
khi đã làm tổng thống, ông cho chính quyền địa phương tiếp tục hỏi mua
rồi đổi những vẫn thất bại.
Nằm cách thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) hơn 30 km, làng cổ Lộc Yên (xã
Tiên Cảnh, Tiên Phước) nổi tiếng với những ngôi nhà cổ đẹp. Trong đó có
ngôi nhà gần 200 năm của ông Nguyễn Đình Hoan (56 tuổi).
Ngôi nhà nằm ở lưng chừng một ngọn đồi, hướng ra cánh đồng lúa, cao hơn
những nhà trong làng khoảng 50 mét. Con ngõ dẫn lên ngôi nhà nhỏ hẹp,
một bên là bờ đá hàng trăm năm tuổi rêu phong phủ kín, một bên là hàng
chè tàu được cắt tỉa kỹ càng.
Ông Hoan là chủ nhân đời thứ tư của căn nhà 3 gian 2 chái này. Ngôi nhà
năm trong khuôn viên vườn rộng hơn 4 hecta, phía trước còn có bể cá,
vườn cây cảnh... "Nó nổi tiếng không chỉ vì đẹp, còn nguyên vẹn mà bởi
có nhiều giai thoại. Đó là chuyện ông Ngô Đình Diệm hai lần hỏi mua
nhưng không được", cụ Trần Hanh (92 tuổi), nói.
Ngôi nhà rộng hơn 100 m2, làm bằng hàng trăm m3 lõi gỗ mít rừng, do
những người thợ mộc nức tiếng ở làng Văn Hà, nay là xã Tam Thành, Phú
Ninh, dựng. Toàn bộ căn nhà cũng như bàn ghế, sập... còn chắc chắn. Ông
Hoan kể, năm 1939 lúc đó ông Ngô Đình Diệm vào thăm anh trai Ngô Đình
Khôi đang làm Tổng đốc Nam Ngãi (nay là Quảng Nam, Quảng Ngãi), nghe
tiếng ngôi nhà này đẹp đã tìm đến xem và gạ mua.
"Cha tôi kể rằng, khi xem xong ngôi nhà, ông Diệm nói một mực phải mua
bằng được, đòi bao nhiêu tiền cũng trả nhưng cha tôi nhất quyết không
bán. Ông nói nhà do ông nội để lại, không thể bán được. Hôm đó ông Diệm
nghỉ lại đây một buổi rồi hụt hẫng ra về", chủ nhân ngôi nhà đời thứ 4
nói. Nhà gồm 36 cây cột chính, trong đó 16 cột lớn cỡ một người ôm.
Trước đây ngôi nhà lợp bằng tranh, đến đời cha ông Hoan thì được thay thế bằng mái ngói âm dương. Sau lần đầu mua thất bại, năm 1962, khi đã làm tổng thống, ông Diệm ra lệnh cho quận trưởng tiếp tục đến gạ mua.
"Quận trưởng Tiên Phước lúc đó gọi cha tôi lên miết nhưng ông kiên
quyết không đồng ý. Không mua được, ông Diệm sau đó gạ đổi nhà. Tổng
thống bảo với cha tôi muốn ở nhà nào cũng được, chỉ cần nhượng lại cho
ông", ông Hoan kể. Tuy nhiên, cha ông Hoàn sau đó cũng không đổi. Chuyện
một lão nông "cứng đầu" không chịu bán nhà cho tổng thống nhanh chóng
lan khắp vùng. Nhiều người từ xa nghe tiếng lũ lượt kéo đến xem căn nhà
này.
Đến nay, căn nhà còn lưu giữ nhiều đồ đạc từ đời cụ cố ông Hoan. Năm
2014, ngôi nhà được Nhà nước trùng tu, thay thế một số thanh gỗ nhỏ bị
mục. Ông Hoan luôn xem ngôi nhà như bảo vật, để bảo vệ khỏi hư hại,
nhiều khi mưa gió, sợ bị dột, ông Hoan lại phải hì hục che chắn từng vị
trí có thể thấm nước. "Lõi gỗ mít tuy không bị mối mọt nhưng dính nước
là nhanh hư lắm", chủ nhân cho hay.
Cách đây 8 năm, bố ông Hoan mất. "Lúc hấp hối cha dặn sau này nếu kinh
tế khá lên thì trùng tu, sửa lại ngôi nhà được thì tốt. Còn không dù
nghèo đến mấy cũng không bán, nếu nó hư hại quá thì cứ để nó sập", ông
Hoan kể.
Mọi ngóc ngách trong ngôi nhà đều được chạm khắc công phu, mang nhiều ý
nghĩa. "Mặc dù gia cảnh khó khăn nhưng có trả cả gánh vàng tôi cũng
không bán ngôi nhà này", ông Hoan khảng khái nói.
Đánh giá cao kiến trúc của ngôi nhà cổ, ông Hồ Xuân Tịnh, Phó giám đốc
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam, cho hay căn nhà này đã được
xếp vào di tích cấp tỉnh. "Ngôi nhà quá đẹp về nhiều phương diện, cần
được bảo tồn chặt chẽ", ông Tịnh nói. Ngoài nhà cổ của ông Hoan, hiện
nay làng cổ Lộc Yên vẫn còn gần 10 ngôi nhà cổ được bảo toàn gần như
nguyên vẹn.
Tiến Hùng
3 nhân viên cứu đoàn tàu lao xuống sông khi cầu Ghềnh sập
Nhận
được cảnh báo của nhân viên gác chắn, đoàn tàu đang chạy tốc độ 40km/h
đã phanh gấp, kịp dừng trước cầu Ghềnh vừa sập 200 m, thoát khỏi tai nạn
kép.
Một ngày sau khi cầu Ghềnh bị sà lan đâm sập khiến tuyến đường
sắt Bắc - Nam chia cắt, các chốt gác đường tàu gần khu vực cầu tạm thời
dừng mọi hoạt động. Nhiều người dân tại đây cho rằng, tai nạn đường sắt
sẽ nghiêm trọng hơn nếu những nhân viên gác tàu hôm đó không dừng kịp
thời đoàn tàu đang lao tới cầu bị sập.
Ông Huỳnh Ngọc Hoàng, nhà gần cầu Ghềnh cho biết, trưa hôm đó, gia đình đang ăn cơm trưa, bỗng nghe một tiếng va chạm rất lớn từ hướng cầu sắt làm rung rinh cả căn nhà. "Chạy
ra sông, tôi thấy cầu Ghềnh đã đổ sập trong khi hướng Bình Dương có tín
hiệu báo tàu sắp tới. Tôi nhanh chân chạy ngược lên báo anh em trực gác
biết để dừng tàu", ông Hoàng kể.
Đoàn tàu 2542 được 3 nhân viên gác chắn cho dừng khẩn cấp tránh lao xuống sông. Ảnh: S.C
|
Tỏ ra mệt mỏi sau một ngày đêm căng thẳng cùng các lực lượng chức năng
phong tỏa đường ray, giải quyết sự cố sập cầu, anh Phạm Tiến Dũng - Đội
trưởng cung chắn Biên Hòa 2 - cho biết, hôm xảy ra sự cố anh cùng hai
người nữa báo hiệu cho đoàn tàu dừng kịp lúc.
Theo anh Dũng, khoảng 11h30 ngày 20/3, tổ trực gồm anh, nhân viên gác
chắn Ngô Việt Phái, nhân viên báo hiệu Phan Tiến Dũng nhận được lệnh
chuẩn bị đón tàu số hiệu 2542 xin qua cầu Ghềnh. Tàu này chở hàng, xuất
phát từ ga Sóng Thần (Bình Dương) đi Biên Hòa (Đồng Nai).
"Như mọi lần khác, chúng tôi cũng tổ chức kiểm tra công tác an toàn,
đóng đường để tàu qua. Tôi có nhiệm vụ cầm cờ thông báo cho lái tàu biết
được phép qua hay dừng lại thôi", đội trưởng Dũng nói.
Anh Phạm Tiến Dũng kể lại thời khắc dừng đoàn tàu chở hàng kịp lúc. Ảnh: S.C
|
Khi ba người chuẩn bị vào công việc, anh Dũng thấy phía xa có người từ
cầu Ghềnh chạy tới quơ tay tỏ vẻ hốt hoảng. Thấy dấu hiệu bất thường,
anh Dũng cử anh Phái chạy đến xem xét tình hình. Người còn lại được phân
công cầm cờ chạy lên đoạn cong gần đó trực chờ chỉ thị từ anh.
Nghe người dân thông báo cầu sập, anh Phái vội vàng ra tín hiệu cho tàu
dừng khẩn cấp. Đội trưởng Dũng cũng liền ra chỉ thị cho nhân viên còn
lại phất cờ báo tàu dừng lại. "Lái tàu khi nhận được cảnh báo đã phanh
gấp, cú phanh kéo dài cả 100 m và dừng cách cây cầu vừa sập đúng 200 m",
người đội trưởng kể.
Người cầm cờ báo hiệu tàu dừng cho biết, anh có nghe tiếng nổ lớn trước
khi tàu đến nhưng không nghĩ sà lan đụng sập cầu. Khi phát hiện có
người từ hướng cầu chạy lên như thông báo nguy hiểm, anh đã bình tĩnh
cùng hai đồng nghiệp làm nhiệm vụ để dừng đoàn tàu kịp lúc.
Theo nam nhân viên này, đoàn tàu chở hàng lúc đó chạy ở tốc độ khoảng
40 km một giờ. Cung đường sắt đoạn này bị cong nên hạn chế tầm nhìn, nếu
không phát hiện và cảnh báo sớm rất có thể tàu không dừng kịp.
"Dừng tàu là trách nhiệm công việc của mình thôi mà, có gì to tát đâu.
Tôi thấy bình thường thôi, mọi chuyện phải xử lý bình tĩnh", nhân viên
gác tàu chia sẻ.
Sau khi tàu dừng, tổ trực ngay lập tức báo cáo cấp trên để xử lý tình
huống khẩn cấp, kịp thời thay đổi lịch trình để tránh những tình huống
dây chuyền đáng tiếc.
Trước hành động kịp thời của tổ gác chắn, ngày 21/3,
ông Mai Thanh Phương - Chủ tịch Công đoàn Tổng Công ty đường sắt Việt
Nam - đã ký quyết định thưởng nóng cho 3 nhân viên Trạm gác chắn tàu Bửu
Hòa, vì "đã phản ứng nhanh, giúp một đoàn tàu chở hàng khỏi rơi xuống sông".
Vị trí tàu dừng chỉ cách cầu Ghềnh khoảng 200 m. Ảnh: S.C
|
Trước đó, ngày 20/3, sà lan chở 800 tấn cát do hai tài công người miền
Tây chưa có bằng lái điều khiển khi qua vùng nước xoáy đã đâm sập cầu
Ghềnh. Vụ tai nạn khiến 2 nhịp cầu đổ xuống sông, nhiều người thoát nạn
bỏ xe bò lên bờ.
Sau khi cầu sập, tuyết đường sắt Bắc - Nam bị đứt mạch, tàu đến ga Biên
Hòa sau đó khách được trung chuyển về Sài Gòn. Tuyến giao thông thủy
qua khu vực cũng bị phong tỏa. Hai tài công và chủ sà lan đã bị bắt.
Phương án khắc phục được đưa ra là xây mới hai trụ và ba nhịp cầu, ngày 15/7 sẽ thông xe tuyến đường sắt qua cầu Ghềnh.
Sơn Hòa
Đồng Tháp: Bắt nóng 3 đối tượng giết người
Ngay sau khi nhận được tin của quần chúng, Công an huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) đã truy tìm và bắt nóng 3 đối tượng giết người.
3 đối tượng trước Nhà tạm giữ Công an huyện Cao Lãnh.
Chiều
21.3, Cơ quan CSĐT Công an huyện Cao lãnh cho biết, đã bắt giữ 3 đối
tượng giết người trong vụ án nghiêm trọng xảy ra vào ngày 20.3.2016,
gồm: Nguyễn Hằng Ni, (SN 2000, ngụ xã Khánh Tiến, huyện U Minh, tỉnh Cà
Mau), Phạm Văn Thiện Tâm (SN 1993) và Nguyễn Minh Thiện (SN 1994) cùng
ngụ thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.
Nguồn tin ban đầu cho biết, vào khoảng 23h ngày 19.3, Nguyễn Tuấn Ngọc
(SN 1993, ngụ phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM) cùng nhóm bạn đến quán
karaoke Tuấn Tú tại thị trấn Mỹ Thọ (huyện Cao Lãnh) hát và có kêu Hằng
Ni đến phục vụ bia. Đến khoảng 1h15 ngày 20.3, giữa Hằng Ni và Ngọc phát
sinh mâu thuẩn dẫn đến cự cãi.
Sau
khi được mọi người can ngăn, Ngọc đi bộ về. Lúc này Hằng Ni điện thoại
cho Tâm và Thiện đến chở Ni đuổi theo Ngọc. Đến quốc lộ 30 thuộc khóm Mỹ
Tây, thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, phát hiện Ngọc đang đi bộ thì
nhóm người của Ni xông vào đánh, đối tượng Tâm đã dùng dao đâm Ngọc tử
vong tại chỗ.
Hiện cơ quan CSĐT công an huyện Cao lãnh đang tạm giữ hình các đối
tượng để tiếp tục điều tra làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo laodong.com.vn
Vụ tông sập cầu Ghềnh: Bắt đối tượng thứ 3 là chủ chiếc tàu đẩy sà lan
VOV.VN - Công an tỉnh Đồng Nai vừa bắt giữ Phan Thế
Thượng, chủ chiếc tàu đẩy và cũng là tài công chính điều khiển tàu đẩy
sà lan
Trưa
21/3, công an tỉnh Đồng Nai bắt giữ tài công Phan Thế Thượng (63 tuổi)
tại tỉnh Sóc Trăng là chủ chiếc tàu đẩy sà lan tông sập cầu Ghềnh.
Trước đó, sáng cùng
ngày các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Đồng Nai đã bắt
giữ hai nghi can Trần Văn Giang (36 tuổi, ngụ Bạc Liêu) và Nguyễn Văn Lẹ
(28 tuổi, ngụ Sóc Trăng) khi cả hai đang lẩn trốn tại Sóc Trăng. Lẹ và
Giang chính là người điều khiển tàu đẩy sà lan khi xảy ra vụ tai nạn.
Theo xác minh ban đầu
của cơ quan điều tra, khoảng 11h30, ngày 20/3, Giang và Lẹ đã điều
khiển tàu đẩy mang số hiệu SG-3745 đẩy sà lan SG-5984 chở theo khoảng
800 tấn cát đi từ tỉnh Tiền Giang đến TP.Biên Hòa. Khi đến khu vực chân
cầu Ghềnh, do thiếu quan sát nên đã để sà lan đâm trực diện vào trụ cầu
số 2 làm sập 2 nhịp cầu Ghềnh.
Sau khi bị bắt giữ,
Thượng được xác định là chủ tàu đẩy và cũng là tài công chính, Giang và
Lẹ chỉ đi theo phụ, cả hai đều không có giấy phép lái tàu. Trước khi xảy
ra tai nạn, ông Thượng đã điều khiển tàu đẩy sà lan cát đi từ Tiền
Giang lên TP. Biên Hòa. Khi đến phà Cát Lái (TP.HCM), Thượng lên bờ giao
cho Giang và Lẹ tiếp tục điều khiển.
Khi đến chân cầu Ghềnh
gặp dòng nước xoáy không biết cách điều khiển sà lan chui qua gầm cầu
nên đã tông vào chân cầu. Sau vụ tai nạn, sà lan lật úp, đầu kéo bị chìm
nên Giang và Lẹ bơi nhanh vào bờ gọi điện cho ông Thượng báo tin rồi cả
hai đón xe đò trốn về quê lẩn trốn.
Trước đó, công an tỉnh
Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố vụ án để điều tra về hành vi vi phạm
các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy.
Hiện Công an tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với Cục điều tra C45 Bộ Công an để điều tra, xác minh sự việc./.
Sư tử biển kêu khóc thảm thiết bên xác con
21/03/2016 20:00 GMT+7
Video khiến nhiều người không cầm được nước mắt khi chứng kiến một con sư tử biển kêu khóc thảm thiết bên xác con.Cô Andrea Hahn khi qua bãi biển ở San Diego, Mỹ đã chứng kiến và ghi lại những hình ảnh vô cùng xúc động giữa 2 mẹ con sư tử biển. Sư tử biển mẹ giàn giụa nước mắt cố gắng lay con dậy.
Những người chứng kiến vô cùng xúc động. Còn Andrea cho biết, cô đã không cầm được nước mắt.
H.N(theo Mirror)
Indonesia: Nỗ lực duy trì hòa bình ở Biển Đông bị phá hoại
VOV.VN - Bà Pudjiastuti cho rằng, vụ đụng độ với Trung
Quốc khiến Indonesia cảm thấy nỗ lực duy trì hòa bình ở Biển Đông của
nước này “bị phá hoại”.
Reuters
dẫn lời Bộ trưởng Thủy sản Indonesia Susi Pudjiastuti ngày 21/3 cho
biết, Indonesia có cảm giác "bị phá hoại" khi đang nỗ lực duy trì hòa
bình ở Biển Đông và có thể đưa vụ tranh chấp hàng hải mới nhất với Trung
Quốc ra tòa án quốc tế.
Phát biểu với báo giới sau cuộc gặp các quan chức Đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Jakarta, Bộ trưởng Thủy sản Indonesia Susi Pudjiastuti cho biết: “Indonesia đã có nhiều năm theo đuổi và thúc đẩy hòa bình ở Biển Đông. Vụ việc xảy ra mới đây khiến chúng tôi cảm thấy những nỗ lực của mình bị phá hoại và làm gián đoạn”.
Trước đó, giới chức Indonesia cho biết, ngày 19/3, khi các tàu tuần duyên của Indonesia phát hiện ra một tàu đánh cá của Trung Quốc hoạt động trái phép ở vùng biển thuộc quần đảo Natuna của Indonesia.
Các tàu của Indonesia đã truy đuổi và giữ chiếc tàu cá của Trung Quốc lại. Trong quá trình cẩu chiếc tàu cá này lên tàu của Indonesia, một chiếc tàu hải cảnh của Trung Quốc đã tiếp cận và tìm cách đâm va vào tàu của Indonesia.
Sau đó, một chiếc tàu hải cảnh khác của Trung Quốc có kích thước lớn hơn xuất hiện và phía Indonesia quyết định thả chiếc tàu cá của Trung Quốc đi.
Bà Pudjiastuti khẳng định, các tàu của Trung Quốc đã tìm cách ngăn cản tàu Indonesia cẩu chiếc tàu đánh cá trái phép lên tàu Indonesia để tránh việc chiếc tàu này bị phía Indonesia đánh chìm sau đó.
Bác bỏ cáo buộc của phía Indonesia, Trung Quốc cho rằng, tàu cá của nước này bị Indonesia bắt giữ khi đang “tiến hành hoạt động bình thường trong ngư trường truyền thống của Trung Quốc”./.
Hùng Cường/VOV.VNPhát biểu với báo giới sau cuộc gặp các quan chức Đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Jakarta, Bộ trưởng Thủy sản Indonesia Susi Pudjiastuti cho biết: “Indonesia đã có nhiều năm theo đuổi và thúc đẩy hòa bình ở Biển Đông. Vụ việc xảy ra mới đây khiến chúng tôi cảm thấy những nỗ lực của mình bị phá hoại và làm gián đoạn”.
Trước đó, giới chức Indonesia cho biết, ngày 19/3, khi các tàu tuần duyên của Indonesia phát hiện ra một tàu đánh cá của Trung Quốc hoạt động trái phép ở vùng biển thuộc quần đảo Natuna của Indonesia.
Các tàu của Indonesia đã truy đuổi và giữ chiếc tàu cá của Trung Quốc lại. Trong quá trình cẩu chiếc tàu cá này lên tàu của Indonesia, một chiếc tàu hải cảnh của Trung Quốc đã tiếp cận và tìm cách đâm va vào tàu của Indonesia.
Sau đó, một chiếc tàu hải cảnh khác của Trung Quốc có kích thước lớn hơn xuất hiện và phía Indonesia quyết định thả chiếc tàu cá của Trung Quốc đi.
Bà Pudjiastuti khẳng định, các tàu của Trung Quốc đã tìm cách ngăn cản tàu Indonesia cẩu chiếc tàu đánh cá trái phép lên tàu Indonesia để tránh việc chiếc tàu này bị phía Indonesia đánh chìm sau đó.
Bác bỏ cáo buộc của phía Indonesia, Trung Quốc cho rằng, tàu cá của nước này bị Indonesia bắt giữ khi đang “tiến hành hoạt động bình thường trong ngư trường truyền thống của Trung Quốc”./.
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đang nguy kịch
Nếu tình hình nguy cấp, các bác sĩ có thể sẽ phải can thiệp bằng phẫu thuật để thông đường thở cho nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9.
Thông tin từ nhà ca sĩ
Tuấn Hiệp, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long, nhạc sĩ Giáng Sol
và các thành viên trong nhóm Xẩm Hà Thành thì nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đang
được cấp cứu tại một bệnh của TP.HCM từ tối qua (20/3) vì có biểu hiện
khó thở.
Ca sĩ Tuấn Hiệp cho
biết, nhạc sỹ “Buồn ơi, chào mi” được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu
vì có biểu hiện khó thở. Các bác sĩ đang chẩn đoán ông có khối gì đó
chèn vào thanh quản dẫn đến thở rất khó khăn. Thực ra, nhiều năm qua,
nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cũng đã có tiền sử mắc bệnh khó thở. Dù đã điều trị
rất nhiều phương pháp và uống nhiều loại thuốc nhưng bệnh tình của ông
chỉ hơi thuyên giảm chứ không chữa được dứt điểm.
Nhà nghiên cứ âm nhạc
Nguyễn Quang Long cũng chia sẻ, nếu tình hình nguy cấp, các bác sĩ có
thể sẽ phải can thiệp bằng phẫu thuật để thông đường thở cho nhạc sĩ
Nguyễn Ánh 9.
“Mấy năm nay sức khỏe
của bố 9 (cách gọi thân mật của ca sĩ Tuấn Hiệp và các thành viên nhóm
Xẩm Hà Thành dành cho nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 - PV) không được tốt vì bố đã
mắc bệnh về đường thở mãn tính. Thời gian gần đây, chúng tôi thường mở
các đêm nhạc ở Hà Nội để mời bố ra chơi cho vui. Cứ kiếm được bao nhiêu,
trừ chi phí ra, chúng tôi biếu bố cả để bố thêm tiền mua thuốc và tiêu
vặt.
Với chúng tôi, bố 9 là
một người nhạc sĩ tài năng. Ông cũng là người sống rất tình cảm, đáng
trân trọng và quý mến”, nhà nghiên cứu Quang Long nói.
Chúng tôi đã nối máy
với nhạc sĩ Nguyễn Quang, con trai của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 nhưng vì ông
đang bận lo giải quyết các thủ tục cho bố mình nên vẫn chưa chia sẻ
được gì.
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9
tên thật là Nguyễn Đình Ánh, sinh ngày 1/1/1940 tạ Phan Rang (Ninh
Thuận). Ông là con út trong gia đình có ba người con.
Nguyễn Ánh 9 là tác giả của những ca khúc nổi tiếng: Buồn
ơi chào mi, Không, Ai đưa em về, Chia phôi, Lời cuối cho em, Tình yêu
đến trong giã từ, Mênh mông tình buồn, Cho người tình xa, Cô đơn…
Những năm đầu thập niên
1970, Nguyễn Ánh 9 cộng tác với nhiều vũ trường lớn ở Sài Gòn. Ông đã
từng đệm dương cầm cho những ca sĩ nổi tiếng như: Thái Thanh, Khánh Ly,
Ánh Tuyết…Trong một cuộc phỏng vấn, Nguyễn Ánh 9 đã nói ông mê nhất được
đệm đàn cho ba danh ca này. Cũng thời gian đó, ông viết thêm một vài
nhạc phẩm nổi tiếng khác như "Mùa thu cánh nâu", "Đêm tình yêu"./.
Những "nàng thơ" trong đời nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
Kiều Thuận |
Chia sẻ:
Khánh Ly, Hồng Nhung, Cẩm Vân là những “nàng thơ” giúp nhạc Trịnh lan tỏa và mãi mãi được yêu.
Khánh Ly
Khánh Ly và Trịnh Công Sơn thuở mới bén duyên trong âm nhạc.
Trong cuộc đời Trịnh Công Sơn, Khánh Ly là người đàn bà thật đặc biệt.
Giữa lúc những nhạc phẩm của ông đã được
những nữ danh ca đi trước như Thái Thanh, Lệ Thu,.. thể hiện khá thành
công, Khánh Ly xuất hiện và tạo nên một làn gió đầy sức sống cho nhạc
Trịnh trong thị trường âm nhạc miền Nam trước năm 1975.
Đến nay, có thể thấy Khánh Ly là người
đàn bà duy nhất hát nhạc Trịnh như một vệt tác phẩm đủ đầy, tạo ra một
hình hài hoàn thiện mang đủ tất cả những sắc thái tinh thần trong âm
nhạc Trịnh Công Sơn.
Trước năm 1975, hình ảnh Khánh Ly với
cây đàn guitar gỗ mộc mạc, đắm say, phiêu hết mình với nhạc Trịnh trong
các chương trình dành cho sinh viên hay các phòng trà đã trở nên quen
thuộc với hàng triệu khán giả.
10 năm hát nhạc Trịnh, với sự đam mê và
ngọn lửa đầy nhiệt huyết, Khánh Ly cùng Trịnh ca đã trở thành một hiện
tượng của cả nền âm nhạc miền Nam thời bấy giờ.
Gần 10 năm đi hát cùng nhau, Khánh Ly và Trịnh Công Sơn chưa từng màng đến tiền bạc.
Nhớ lại về quãng thời gian khổ cực đó, Khánh Ly chia sẻ: “Thực sự tôi rất mê hát. Không mê hát thì tôi không có đủ can đảm để đi hát với anh Sơn 10 năm mà không có đồng xu, cắc bạc nào.
Thời ấy, tôi phải chịu đói, chịu
khổ, chịu nghèo, không cần biết đến ngày mai, không cần biết đến ai mà
vẫn thấy mình cực kỳ hạnh phúc khi được hát những tình khúc Trịnh Công
Sơn”.
Giọng hát khàn đục đến lạ lùng của Khánh
Ly khiến nhạc Trịnh trở nên trầm mặc, sâu lắng hơn, nhất là khi bà hát
về thân phận con người đầy chìm nổi.
Bên cạnh đó, Khánh Ly khi thể hiện những
tác phẩm về chiến tranh cũng nhận đánh giá rất cao từ phía công chúng
và chính cố nhạc sĩ họ Trịnh.
Nhận xét về Khánh Ly khi bà hát nhạc phản chiến, Trịnh Công Sơn bảo: “Khánh Ly hát cho một thời vừa lãng mạn vừa đau thương trong chiến tranh. Hay nhất”.
Sau năm 1975, vì những li biệt của thời cuộc, Khánh Ly và Trịnh Công Sơn phải cách biệt nửa vòng trái đất.
Tuy nhiên khi đã sang xứ người, Khánh Ly
vẫn tiếp tục cất cao tiếng hát về tình yêu, thân phận của Trịnh Công
Sơn như một lời tri ân với người nhạc sĩ tài hoa đã giúp bà được biết
đến rộng rãi.
Khánh Ly và Trịnh Công Sơn tái
ngộ trong trời đầy tuyết trắng tại Canada năm 1992 - 17 năm sau khi hai
người xa cách vì những ly biệt của thời cuộc.
Khi hay tin Trịnh Công Sơn mất, ở bên Mỹ, Khánh Ly bị sốc và phải đi cấp cứu.
Sau này bà chia sẻ về khoảnh khắc đau thương đó: “Trịnh
Công Sơn có thể có những giây phút không nhớ đến tôi, nhưng riêng tôi
lúc nào cũng nhớ đến anh. Bởi như tôi đã nói, anh là một nửa đời sống
của tôi.
Và ngay khi nói những lời này, thực sự tôi không biết mình còn hát nổi nữa hay không.
Điều mà tôi mơ ước nhất bây giờ là
có thể tan biến khỏi cuộc đời này, hoặc tôi sẽ không thức dậy nữa sau
một giấc ngủ. Như thế có lẽ tốt cho tôi hơn”.
Khánh Ly còn bảo: “Dù đường đời vẫn
đầy gian nan nhưng tôi không đơn lẻ vì đã có ông Trịnh Công Sơn luôn
đồng hành với tôi. Và như thế là quá đủ. Tôi yên tâm mà đi nốt quãng
đường còn lại này”.
Đầu tháng 4 sắp tới, để tưởng nhớ 15 ngày ra đi của Trịnh Công Sơn, Khánh Ly sẽ trở về nước để tham gia vào liveshow Đường xa vặn dặm.
Trải qua những giông bão và truân chuyên
không ít trong đời một người đàn bà, ở độ tuổi thất thập, Khánh Ly hi
vọng sẽ cháy hết mình trong lần tưởng nhớ người nhạc sĩ tài hoa này,
đồng thời tiếp thêm lửa cho nhạc Trịnh cháy và sống mãi.
Hồng Nhung
Nếu như Khánh Ly là người giúp nhạc
Trịnh trở thành hiện tượng của tân nhạc Việt Nam, thì Hồng Nhung lại là
người thành công trong việc làm mới nó.
Hồng Nhung gặp Trịnh Công Sơn vào năm cô
20 tuổi, và đó chính là dấu mốc tạo nên một mối nhân duyên âm nhạc vô
cùng đẹp, cũng là bước ngoặt lớn làm thay đổi cuộc đời âm nhạc của Hồng
Nhung, ảnh hưởng mạnh mẽ đến cá tính và con đường âm nhạc của nữ ca sĩ
sinh năm 1970.
Trịnh Công Sơn là người có ảnh hưởng lớn đến con đường âm nhạc của Hồng Nhung.
Với cách thể hiện mới lạ, Hồng Nhung đã làm sống lại nhạc Trịnh trong giai đoạn đổi mới của đất nước.
"Bông hồng nhỏ" cũng là người thể hiện những ca khúc của Trịnh Công Sơn nhiều nhất trong những năm 1990 - 2000.
Nói về sự làm mới của Hồng Nhung với âm nhạc của mình, Trịnh Công Sơn dành cho cô những đánh giá cao: “Hồng Nhung làm mới lại những ca khúc của tôi. Có người thích có người không thích.
Tuy nhiên tôi thích vì đó là cách
biểu hiện mới phù hợp với cái tiết tấu của thời hiện đại - một sự lãng
mạn mới. Nó giúp mình có được chỗ ngồi trong hiện tại chứ không phải là
kẻ nhắc tuồng từ quá khứ”.
Giữa Hồng Nhung và Trịnh Công Sơn, không chỉ có âm nhạc mà còn có cả một “cuộc tình” như lời Trịnh Công Sơn từng nói: "Hồng Nhung là một người quá gần gũi, không biết phải gọi là ai”.
Bản thân diva gốc Hà Nội cũng từng khẳng định mối nhân duyên giữa mình và vị nhạc sĩ tài hoa: “Anh nghĩ tôi và anh quá thân để không biết gọi là ai, còn tôi cũng nghĩ tôi và anh thân quá để không biết gọi thế nào cho đúng.
Bạn thì anh thân hơn là bạn, thầy
thì anh thân hơn là thầy. Và ở giữa hai chúng tôi chắc chắn là có một
tình yêu, nhưng tình yêu đó như thế nào thì tôi giữ riêng cho mình".
Đây là một mối nhân duyên đẹp của âm nhạc Việt.
Ở độ tuổi ngoài 40, Hồng Nhung hát Trịnh ca đằm và sâu lắng hơn, không còn nhiều sự phô trương quá nhiều kĩ thuật như thời trẻ.
Cùng với Khánh Ly, Hồng Nhung cũng sẽ tham gia vào đêm nhạc Đường xa vặn dặm vào tháng 4 sắp tới và rất có thể, hai nữ danh ca sẽ có những màn song ca cùng nhau thật đặc biệt trên sân khấu.
Cẩm Vân
Sẽ thật thiếu sót nếu như không nhắc đến Cẩm Vân như một trong những người thể hiện nhạc Trịnh thành công nhất sau năm 1975 với Hồng Nhung.
Giống như nàng "Bống", Cẩm Vân đã có sự đổi mới so với thế hệ trước 1975 khi thể hiện Trịnh ca.
Với chất giọng khỏe khoắn, trầm ấm, Cẩm Vân thổi vào Trịnh ca một luồng gió mới với cách thể hiện hiện đại, tươi mới và mang màu sắc trẻ trung, bớt sầu bi hơn hơn so với những bậc tiền bối trước đó.
Đến với nhạc Trịnh từ khi còn rất trẻ, Cẩm Vân từng chia sẻ lần đầu hát nhạc Trịnh lúc 11 tuổi, đi học đạp xe hát Nối vòng tay lớn.
Lần đầu hát trên sân khấu cách đây hơn 30 năm với bài hát Diễm xưa – do chính nhạc sĩ hướng dẫn.
Trịnh Công Sơn và Cẩm Vân.
Cẩm Vân là người đầu tiên thu âm ca khúc Sóng về đâu của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Cô kể lại, lần sinh nhật cuối cùng của Trịnh Công Sơn cách đây 14 năm, khi đó nhạc sỹ đã yếu, ông yêu cầu Cẩm Vân “hát lại cho anh nghe Sóng về đâu”.
“Lúc đó, tôi hát chay trong căn phòng nhỏ... Một tháng sau đó, anh qua đời”, nữ ca sĩ nghẹn ngào tưởng nhớ.
theo Dân Việt
Trường Giang thừa nhận cạnh tranh với Trấn Thành
- 14:25 21/03/2016
Đó là lời chia sẻ của “chàng hề xứ Quảng” khi nhắc về mối quan hệ giữa
mình và đồng nghiệp trong chương trình "Lần đầu tôi kể" phát sóng vào
tối 20/3.
Trường Giang không thấy khó chịu khi đề cập đến tin đồn cạnh tranh
với đồng nghiệp Trấn Thành. Ngược lại, anh hài hước cho rằng, nhờ có sự
vụ như thế, anh mới nhận ra khán giả thương mình nhiều thế nào.
Nhận xét về đồng nghiệp, cây hài miền Trung cho biết, Trấn Thành là người thông minh, cá tính và luôn biết bản thân nói gì. Do đó, anh cũng không quá bận tâm đến những phát ngôn gây tranh cãi và khẳng định, cả hai chỉ cạnh tranh trên sân khấu, qua những vở diễn nhằm đem đến sự hài lòng cho khán giả.
Trải lòng cùng Lần đầu tôi kể quanh những tháng
ngày mới bước vào nghề, “chàng hề xứ Quảng” không giấu sự xúc động, khi
nhớ lại những kỷ niệm gắn liền với sân khấu Nụ cười mới - nơi có đàn anh
Hữu Lộc và Hoài Linh đã dẫn dắt, bảo bọc và tạo cơ hội cho mình.
Trong chương trình, lần đầu Trường Giang chia sẻ lý do chia tay sân khấu vì lý do con người. Tuy vậy, anh khẳng định vẫn giữ quan hệ tốt với giám đốc Long “đẹp trai”, thậm chí còn mời anh góp mặt trong live show vừa qua.
Bên cạnh những dấu son trong sự nghiệp, cây hài miền Trung còn tiết lộ về ý định kết hôn. Anh tâm sự, sau mỗi đêm diễn trở về, thấy mình cô đơn, không thể tỏ bày cùng ai.
Nói đến được và mất, Trường Giang cảm thấy mình là người may mắn khi nhận được nhiều tình cảm mà khán giả như đi diễn xa có fan đến đưa rước, người hâm mộ ở tỉnh không ngại lên thành phố xem anh diễn, những tin nhắn quan tâm…
Nhận xét về đồng nghiệp, cây hài miền Trung cho biết, Trấn Thành là người thông minh, cá tính và luôn biết bản thân nói gì. Do đó, anh cũng không quá bận tâm đến những phát ngôn gây tranh cãi và khẳng định, cả hai chỉ cạnh tranh trên sân khấu, qua những vở diễn nhằm đem đến sự hài lòng cho khán giả.
Trường Giang không ngại nói về tin đồn cạnh tranh với Trấn Thành. Ảnh: BTC |
Trong chương trình, lần đầu Trường Giang chia sẻ lý do chia tay sân khấu vì lý do con người. Tuy vậy, anh khẳng định vẫn giữ quan hệ tốt với giám đốc Long “đẹp trai”, thậm chí còn mời anh góp mặt trong live show vừa qua.
Bên cạnh những dấu son trong sự nghiệp, cây hài miền Trung còn tiết lộ về ý định kết hôn. Anh tâm sự, sau mỗi đêm diễn trở về, thấy mình cô đơn, không thể tỏ bày cùng ai.
Nói đến được và mất, Trường Giang cảm thấy mình là người may mắn khi nhận được nhiều tình cảm mà khán giả như đi diễn xa có fan đến đưa rước, người hâm mộ ở tỉnh không ngại lên thành phố xem anh diễn, những tin nhắn quan tâm…
N. Hằng
Con nuôi thứ 19 của Phi Nhung
Cao Thanh Hương |
Chia sẻ:
Phi Nhung để mặt mộc, đưa con nuôi đến buổi tập liveshow "Tình yêu bất tận".
Để chuẩn bị cho liveshow kỉ niệm 20 năm ca hát "Tình yêu bất tận", Phi Nhung đã dành nhiều ngày để tập luyện cùng các khách mời tham gia chương trình.
Trong buổi tập gần đây, Phi
Nhung để mặt mộc và tập luyện tích cực cùng các nghệ sĩ như: Thái Châu,
Quốc Đại, Chí Tài, Giao Linh...
Dù phải hát và diễn trong
suốt nhiều tiếng đồng hồ, song Phi Nhung vẫn rất tập trung để phần chuẩn
bị của mình được hoàn thiện đúng như mong muốn.
Để giảm bớt không khí căng
thẳng, khoảnh khắc đùa giỡn của Phi Nhung và Chí Tài trên sân khấu đã
mang lại những tiếng cười sảng khoái cho cả ê kíp.
Trong buổi tập, giọng ca sinh năm 1972 còn hé lộ con nuôi thứ 19.
Dù còn khá nhỏ tuổi, song cậu bé luôn tỏ ra hiếu động và sẵn sàng hát theo mẹ trong lúc Phi Nhung đang biểu diễn.
Ngô Kiến Huy khoe vẻ nhí
nhảnh, điển trai khi đi tập liveshow của "đàn chị". Trong chương trình
sắp diễn ra, chàng Bắp sẽ đảm nhận vai trò MC.
Hình ảnh Phi Nhung tập hát
cải lương với nghệ sĩ Kim Tử Long. Liveshow "Tình yêu bất tận" của Phi
Nhung sẽ diễn ra vào lúc 20h, ngày 14/08 tại Sân khấu Trống Đồng.
theo Trí Thức Trẻ
Học thuyết quân sự của ông Tập Cận Bình
Ngày 14/3, tờ The Guardian dẫn lời cảnh báo của cựu Giám đốc CIA, đồng thời là cựu Giám đốc NSA, Tướng Michael Hayden cho rằng, Biển Đông đang trở thành một khu vực ngày càng nảy sinh nhiều tranh chấp và nếu không giải quyết thỏa đáng sẽ tiềm ẩn những hậu quả tàn khốc trong những năm tới.
Đồng
thời cảnh báo, Washington quá bận tâm tới cuộc chiến chống khủng bố,
trong khi bỏ qua vấn đề lớn hơn và nghiêm trọng hơn, đó là Trung Quốc sẽ
trỗi dậy trong nhiều năm nữa và Mỹ có vẻ đang ứng phó sai trước vấn đề
này; và đó sẽ là một thảm họa cho thế giới. Trong khi đó, Giám đốc Cơ
quan Tình báo Quốc gia Mỹ James Clapper cảnh báo, việc xây dựng các căn
cứ quân sự trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông đã gần hoàn tất và điều
này sẽ tạo điều kiện để Bắc Kinh nhanh chóng triển khai các hành động
quân sự khiêu khích trong khu vực.
Theo ông James Clapper, Trung Quốc có
thể triển khai hàng loạt hành động quân sự (cả tấn công và phòng vệ),
cũng như tăng cường sự hiện diện của hải quân và lực lượng tuần duyên ở
Biển Đông. Và khi các cơ sở này hoàn tất vào cuối 2016 hoặc đầu 2017,
Trung Quốc sẽ gia tăng đáng kể khả năng tung ra các đòn tấn công quân sự
trong khu vực. Trước đó (hạ tuần tháng 2), trong bức thư gửi Thượng
nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban quân vụ Thượng viện, ông James
Clapper từng cảnh báo, năng lực quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đã
vượt qua ngưỡng phòng vệ. Và Bắc Kinh có thể chuẩn bị đưa trực thăng
chiến đấu, tên lửa phòng không và tên lửa hành trình chống hạm tới các
tiền đồn ở Biển Đông. Ngoài ra, Trung Quốc còn triển khai tàu chiến và
tàu tuần duyên tới khu vực này.
Khi trả lời phỏng vấn trang tin
Washington Free Beacon, Thượng nghị sĩ John McCain cho rằng, cho dù
Trung Quốc nói gì, rõ ràng họ đang dùng các hành động cưỡng bức và đe
dọa dùng vũ lực để đơn phương thay đổi hiện trạng và thách thức trật tự
có quy tắc ở Châu Á - Thái Bình Dương. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton
Carter cũng cho rằng, việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông làm tăng
nguy cơ xung đột và Bắc Kinh sẽ phải lĩnh hậu quả nếu theo đuổi chính
sách này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp gỡ các sĩ quan quân đội tham dự kỳ họp Lưỡng Hội năm nay |
Theo giới truyền thông, kể từ khi lên
nắm quyền, Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập
Cận Bình đã tìm cách xây dựng học thuyết quân sự mang dấu ấn cá nhân.
Trong đó nhấn mạnh tới việc “quân đội phải biết nghe Đảng Cộng sản Trung
Quốc chỉ huy và tác phong tốt”. Tiếp đến là xây dựng một đội quân “biết
đánh và đánh thắng”. Và việc cải cách thể chế lãnh đạo, chỉ huy, cũng
như tinh giảm lực lượng vũ trang - thành lập 15 cơ quan của Quân ủy
Trung ương, 3 quân chủng (lục quân, lực lượng tên lửa, đội quân chi viện
chiến lược) và thay thế 7 đại quân khu thành 5 chiến khu, vừa được đề
cập nhiều tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa 12 (kết thúc sáng 16/3). Bên
cạnh đó là việc kết hợp giữa quân đội với địa phương (kết hợp kinh tế
với quốc phòng), đồng thời cơ coi sáng tạo là động lực hàng đầu để xây
dựng, cải cách quốc phòng và quân đội Trung Quốc. Nhưng quan trọng nhất
là chế độ Chủ tịch Quân ủy Trung ương thống lĩnh quân đội.
Ngày 14/3, tờ Đa Chiều dẫn chỉ thị của
ông Tập Cận Bình - quân đội Trung Quốc phải coi trọng phát triển các
chiến thuật, chiến lược tiền duyên, thông qua sáng tạo và tự chủ để nắm
chắc thế chủ động, thấy vấn đề khi chưa manh nha, nhận thức vấn đề khi
chưa và “cờ phải đi trước, đánh phải chủ động”. Ông Tập Cận Bình cũng
kêu gọi thiết lập học thuyết quân sự mới “cập nhật, tiên phong và duy
nhất” để hỗ trợ cho quân đội nước này phát triển vững mạnh và năng động.
Ngày 13/3, tờ Business Standard bình
luận, việc ông Tập Cận Bình kêu gọi thiết lập học thuyết quân sự mới
được đặt trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Mỹ tại Biển Đông và
hoạt động leo thang thực hiện yêu sách chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh
gặp phải sự phản đối quyết liệt của cộng đồng quốc tế.
Theo tờ Financial Times, sức ép cắt giảm
chi phí (ngân sách quốc phòng năm 2016 chỉ tăng 7,6%) buộc quân đội
Trung Quốc phải mở cửa cho doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các gói
thầu cung cấp trang thiết bị quân sự. Đã có doanh nghiệp tư nhân thắng
thầu khi họ đưa ra giá thành thấp nhất, thời gian cung cấp ngắn nhất.
Tính đến nay quân đội Trung Quốc đã đưa ra 505 thông báo mời thầu với cả
công ty nhà nước và tư nhân.
Theo chuyên gia phân tích Charles Clover
của tờ Financial Times, việc mở cửa cho doanh nghiệp tư nhân một phần
bắt nguồn từ sức ép ngân sách. Và chuỗi cung ứng các sản phẩm cho quân
đội Trung Quốc cũng bắt đầu vươn ra nước ngoài. Nhưng vai trò của tư
nhân trong lĩnh vực này không thể vượt quá 20% bởi những trang thiết bị
hiện đại như vũ khí tối tân vẫn là độc quyền của các tập đoàn nhà nước.
Tờ National Interest dẫn 4 lý do khiến
Trung Quốc phải kìm hãm tăng chi tiêu quân sự của chuyên gia Harry
Kazianis thuộc Trung tâm Lợi ích Quốc gia Mỹ, cựu Tổng biên tập tờ The
Diplomat. Thứ nhất, kinh tế đang giảm tốc tăng trưởng. Thứ hai, đã đạt
được một trong những mục tiêu quan trọng nhất của chiến lược hiện đại
hóa quân đội. Thứ ba, phải chuẩn bị kỹ lưỡng về tiềm lực để phát triển
lực lượng tác chiến toàn cầu thực sự. Thứ tư, ông Tập Cận Bình vừa phát
động chiến dịch cải tổ quy mô lớn đối với lực lượng vũ trang nước này.
Tuyên bố của Chuẩn Đô
đốc Trác Di Tân, Chính ủy căn cứ Du Lâm của Hạm đội Nam Hải, Trung Quốc
được bản điện tử của tờ Quân Giải phóng đăng tải hôm 12/3, một
lần nữa cho thấy dã tâm không thay đổi của Bắc Kinh trong mưu đồ độc
chiếm Biển Đông. “Biển Đông là biển do tổ tiên để lại. Cắm rễ ở Biển
Đông, bảo vệ Biển Đông, lập công ở Biển Đông là sứ mệnh thiêng liêng”,
ông Trác Di Tân nhấn mạnh. Tuyên bố xuyên tạc, mang tính đe dọa của Chuẩn Đô đốc Trác Di Tân thực sự khiến các nước hữu quan lo lắng và bất bình, khi Chính ủy căn cứ Du Lâm cho rằng, vươn ra biển đã trở thành “chiến lược quốc gia”, là điểm mở rộng lợi ích quốc gia, và trong Báo cáo công tác Chính phủ do Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đọc trước Quốc hội cũng yêu cầu “chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh quân sự trên các hướng, các lĩnh vực”. |
Tuấn Quỳnh
Nguồn:
Năng lượng Mới số 506
Trung Quốc kêu gọi Triều Tiên không vi phạm các nghị quyết LHQ
(TTXVN/Vietnam+)
Bản in
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un theo dõi vụ phóng thử tên lửa từ tàu ngầm nước này, ngày 10/5/2015. (Ảnh: Reuter/TTXVN)
Ngày 21/3, Trung Quốc đã kêu gọi Triều Tiên không vi phạm các nghị quyết của Liên hợp quốc sau khi Bình Nhưỡng bắn 5 tên lửa tầm ngắn ra vùng biển phía Đông nước này cùng ngày.
Phát biểu trong cuộc họp báo định kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh nêu rõ "Trung Quốc rất quan ngại tình hình trên Bán đảo Triều Tiên."
Trung Quốc hy vọng "Triều Tiên kiềm chế các hành động vi phạm các nghị quyết của Liên hợp quốc."
Bà Hoa Xuân Oánh cũng kêu gọi các bên kiềm chế, tránh các hành động làm gia tăng đối đầu và căng thẳng.
Trước đó cùng ngày, Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân (JCS) Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã bắn 5 tên lửa tầm ngắn ra vùng biển phía Đông trong động thái được cho là nhằm phản đối việc quân đội Hàn Quốc và Mỹ đang tiến hành các cuộc tập trận chung.
Các tên lửa này được bắn từ một địa điểm gần thành phố Hamhung ở khu vực Đông Bắc Triều Tiên và bay khoảng 200km. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ chúng thuộc loại tên lửa gì. Đây là vụ phóng tên lửa thứ ba của Triều Tiên trong chưa đầy 2 tuần qua sau vụ phóng hai tên lửa Scud tầm ngắn vào ngày 10/3 vừa qua và hai tên lửa đạn đạo Rodong tầm trung vào ngày 18/3 vừa qua.
JCS cho hay quân đội nước này đang theo dõi chặt chẽ tình hình và duy trì tình trạng sẵn sàng phòng thủ cao.
Hồi đầu tháng, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua một nghị quyết nhằm hạn chế chương trình tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên sau khi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân hồi tháng Một vừa qua và phóng tên lửa tầm xa mang theo vệ tinh hồi tháng Hai năm nay.
Trong khi đó, hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc đưa tin ngày 21/3, lực lượng không quân Hàn Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận tấn công quy mô lớn với sự tham gia của các loại máy bay chiến đấu hiện đại, theo kịch bản giả định đánh phá một căn cứ quân sự chủ chốt của Triều Tiên.
Tham gia cuộc tập trận này có 18 máy bay, trong đó có các loại F-15K, F-16 và FA-50. Ngoài ra, đây cũng là lần đầu tiên Không quân Hàn Quốc triển khai máy bay vận tải quân sự C-130H tham gia một cuộc tập trận tấn công như vậy với nhiệm vụ vận chuyển lính đặc nhiệm tới vùng chiến sự./.
Trực thăng quân đội Indonesia lại rơi, 12 người chết
ANH THƯ |
Chia sẻ:
Một quan chức chính phủ Indonesia ngày 20-3 cho biết 12 người thiệt mạng và 1 người mất tích khi một trực thăng quân sự bị rơi trong điều kiện thời tiết xấu tại miền trung trong vụ tai nạn hàng không mới nhất của lực lượng vũ trang nước này.
AFP đưa tin trực thăng Bell 412 chở 13 người đã rơi xuống làng Kasiguncu thuộc quận Poso trên đảo Sulawesi. Đây là khu vực mà một nhóm Hồi giáo cực đoan đang tiến hành chiến tranh du kích chống chính phủ."Mười hai (thi thể) đã được tìm thấy và xác định" - phát ngôn viên quân sự Tatang Sulaiman cho biết.
Ông Sulaiman thông tin thêm rằng lực lượng cứu hộ vẫn đang tìm kiếm nạn nhân thứ 13 là một thành viên phi hành đoàn.
Quân đội Indonesia cho biết chiếc trực thăng chở 7 hành khách và 6 thành viên phi hành đoàn đã rơi sau khi cất cánh 35 phút và chỉ 10 phút trước khi phải hạ cánh.
Phát ngôn viên Sulaiman cho biết có mưa lớn tại thời điểm xảy ra tai nạn và thời tiết xấu được xem là nguyên nhân chính dẫn đến vụ rơi trực thăng. Tuy nhiên ông Sulaiman cũng cho biết quân đội nước này đã tiến hành một cuộc điều tra để làm rõ nguyên nhân tai nạn.
Trực thăng hai động cơ Bell 412 gặp nạn được mua vào năm 2012.
Trong những năm gần đây quân đội Indonesia thường xuyên gặp các vụ tai nạn máy bay. Tháng trước một máy bay phản lực cánh quạt nhỏ Super Tucano đã đâm vào một khu vực đông dân khi đang bay thử khiến 3 người thiệt mạng.
Tháng 12-2015 hai phi công đã thiệt mạng khi một chiếc máy bay quân sự rơi ở miền trung Java.
Cuối tháng 6-2015 một chiếc Hercules C-130 đã rơi xuống một khu dân cư ở thành phố lớn nhất đảo Sumatra là Medan khiến 142 người thiệt mạng và gây hư hại trên diện rộng.
theo Tuổi trẻ
Tai nạn xe bus nghiêm trọng tại Tây Ban Nha, 14 người tử vong
VOV.VN - Ít nhất 14 người đã thiệt mạng và hơn 30 người
bị thương trong vụ tai nạn xe bus nghiêm trọng ở phía Đông Bắc Tây Ban
Nha.
Theo truyền
thông địa phương, vụ tai nạn xảy ra vào lúc 6h sáng 21/3 (giờ địa
phương) tại thị trấn Freginals thuộc vùng Catalonia.
Khi đó, chiếc xe bus chở tổng cộng 57 người, trong đó có nhiều sinh viên đang học theo chương trình trao đổi du học giữa các đại học ở châu Âu đang trên đường trở về Barcelona sau một lễ hội truyền thống ở thành phố Valencia.
Chiếc xe được cho là đã mất lái khi lao vào rào chắn bên phải đường sau đó đâm vào xe đi ngược chiều.
Hiện chính quyền địa phương đang xác định quốc tịch của các nạn nhân./.
Khi đó, chiếc xe bus chở tổng cộng 57 người, trong đó có nhiều sinh viên đang học theo chương trình trao đổi du học giữa các đại học ở châu Âu đang trên đường trở về Barcelona sau một lễ hội truyền thống ở thành phố Valencia.
Chiếc xe được cho là đã mất lái khi lao vào rào chắn bên phải đường sau đó đâm vào xe đi ngược chiều.
Hiện chính quyền địa phương đang xác định quốc tịch của các nạn nhân./.
Vũ Anh Tuấn/VOV-Trung tâm Tin
Theo Reuters
Năm 2020 sẽ giảm thêm gần 93.000 ha đất trồng lúa
VOV.VN -Trong số 92.950 ha đất trồng lúa được điều chỉnh
giảm chủ yếu thuộc khu vực đất thường xuyên bị hạn hán, nhiễm mặn, ngập
lụt và đất bị thoái hóa.
Báo
cáo trước Quốc hội khóa XIII, Kì họp thứ 11 về việc điều chỉnh quy
hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016
- 2020) cấp quốc gia, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh
Quang cho biết, đến năm 2020 diện tích nhóm đất nông nghiệp là
27.038.090 ha, tăng 306.330 ha so với Nghị quyết của Quốc hội.
Theo Nghị quyết của
Quốc hội, từ năm 2010 - 2020, diện tích đất trồng lúa cho phép giảm là
307.750 ha (đất chuyên trồng lúa nước giảm 75.580 ha). Như vậy, giai
đoạn 2016 - 2020 đất trồng lúa còn được phép giảm 218.310 ha (đất chuyên
trồng lúa nước được phép giảm 53.470 ha).
“Trên cơ sở xem xét,
cân đối kết quả thực hiện và đề xuất nhu cầu của các địa phương để nâng
cao hiệu quả kinh tế, đời sống của người nông dân và an ninh lương thực
quốc gia. Đồng thời, việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong
nông nghiệp và tăng hệ số sử dụng đất, đến năm 2020, đất trồng lúa cả
nước có thể giảm xuống còn 3.760.390 ha (giảm 270.360 ha so với năm
2015) điều chỉnh giảm thêm 52.040 ha so với Nghị quyết của Quốc hội
(3.812.000 ha); đất chuyên trồng lúa nước là 3.128.960 ha (giảm 146.420
ha so với năm 2015), điều chỉnh giảm thêm 92.950 ha so với Nghị quyết
Quốc hội (3.222.000 ha)”, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang nêu rõ.
Đến năm 2020 diện tích đất chuyên trồng lúa nước của cả nước sẽ còn khoảng là 3.128.960 ha. (Ảnh minh họa: KT) |
Theo đó, trong 3.760,39
nghìn ha đất trồng lúa, cho phép khoảng 400.000 ha được quy hoạch
chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhưng được bảo vệ, không làm mất các điều
kiện phù hợp để khi cần thiết vẫn trồng lúa trở lại nhằm mục tiêu vừa
nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa duy trì quỹ đất trồng lúa.
Theo tính toán của Bộ
trưởng Tài nguyên và Môi trường, với 3.760.390 ha đất trồng lúa với hệ
số sử dụng đất trồng lúa bình quân là 1,95 lần, diện tích gieo trồng lúa
hàng năm vẫn đạt trên 7 triệu ha và với năng suất bình quân khoảng 60
tạ/ha/năm thì sản lượng lúa đạt 42 triệu tấn/năm, bình quân khoảng 420
kg/người/năm vẫn đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực quốc gia.
Cơ bản thống nhất về
Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Ủy ban Kinh tế
của Quốc hội tán thành với đề xuất của Chính phủ về điều chỉnh diện tích
đất trồng lúa và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tuy nhiên, đối với diện
tích đất trồng lúa, theo quy hoạch được Quốc hội quyết định đến năm
2020, diện tích đất trồng lúa là 3.812.430 ha, trong đó, đất chuyên
trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên là 3.221.910 ha.
Ủy ban kinh tế của Quốc
hội lưu ý đến đề nghị của Chính phủ về việc điều chỉnh đến năm 2020,
diện tích đất trồng lúa là 3.760.390 ha, giảm 52.040 ha, trong đó, đất
chuyên trồng lúa nước giảm 92.950 ha. Trong số 3.760.390 ha được giữ
lại, có khoảng 400.000 ha được quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng
nhưng khi cần thiết có thể quay lại trồng lúa theo Nghị định số
35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.
Về vấn đề này, Chủ
nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho rằng, hiện nay,
nguồn cung gạo trong nước đang dư thừa, thị trường xuất khẩu gạo bị thu
hẹp do một số quốc gia là bạn hàng truyền thống nhập khẩu gạo của Việt
Nam dần tự chủ được sản xuất lương thực. Trong khi đó, diện tích đất
trồng lúa mà Chính phủ đề nghị chuyển mục đích sử dụng chủ yếu là phục
vụ nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng, công nghiệp, đô thị, xây dựng
nông thôn mới và chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Ngoài ra, theo thẩm tra
của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, với diện tích điều chỉnh giảm 52.040
ha đất trồng lúa, trong đó đất chuyên trồng lúa nước giảm 92.950 ha là
diện tích đất thường xuyên bị hạn hán, nhiễm mặn, ngập lụt và đất bị
thoái hóa.
“Những diện tích đất
này sản xuất lúa kém hiệu quả so với các cây trồng khác nhất là khi
chuyển sang nuôi trồng thủy sản, trồng cây lâu năm. Trong đó, vùng Đồng
bằng sông Hồng giảm khoảng 19.000 ha tập trung tại các tỉnh Nam Định,
Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Hưng Yên… Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền
trung giảm khoảng 16.000 ha tập trung tại các tỉnh Thanh Hóa, Ninh
Thuận, Bình Thuận... Vùng Đông Nam bộ giảm khoảng 21.000 ha tập trung
tại các tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương… Vùng ĐBSCL giảm khoảng
36.000 ha tập trung tại các tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau,
Kiên Giang…”, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu phân
tích.
Ủy ban Kinh tế của Quốc
hội cũng cho biết, đối với diện tích 400.000 ha đất lúa sẽ được chuyển
sang trồng các loại cây lương thực như ngô khoảng 150.000 ha, đậu tương,
cây công nghiệp ngắn ngày khoảng 80.000 ha, trồng rau, hoa, cây cảnh
khoảng 110.000 ha và kết hợp nuôi trồng thủy sản khoảng 50.000 ha… tập
trung tại khu vực ĐBSCL khoảng 200.000 ha, Vùng Đồng bằng sông Hồng
khoảng 80.000 ha. Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung khoảng
90.000 ha và vùng Đông Nam bộ khoảng 30.000 ha. Phần diện tích chuyển
đổi phần lớn là diện tích thường xuyên bị hạn hán, xâm nhập mặn do chịu
tác động của của biến đổi khí hậu, không thể tiếp tục trồng lúa hoặc
trồng lúa hiệu quả thấp.
Ý kiến của Ủy ban Kinh
tế của Quốc cũng cho rằng, với diện tích đất trồng lúa còn lại, khi áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thâm canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng
đất, diện tích gieo trồng lúa dự kiến đạt trên 7 triệu ha, năng suất
lúa bình quân hằng năm khoảng 60 tạ/ha, sản lượng đạt khoảng 42 triệu
tấn/năm, với sản lượng này sẽ bảo đảm an ninh lương thực hiện tại, ngay
cả khi dân số tăng và giữ ổn định ở mức 120 triệu dân trong tương lai./.
Theo dõi việc Trung Quốc xả nước về Đồng bằng sông Cửu Long
Dân trí Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) vừa có công
văn yêu cầu Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam theo dõi diễn biến nguồn
nước về đồng bằng sông Cửu Long sau khi hồ Thủy điện Cảnh Hồng (Trung
Quốc) tăng lượng xả để giúp Việt Nam chống hạn hán và xâm nhập mặn.
>> Người dân Tây Nguyên quay quắt trong hạn hán lịch sử
>> Tổng Bí thư: Hạn chế thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra
Theo Tổng cục Thủy lợi, phía Trung Quốc tăng nguồn xả nước từ Nhà
máy Thủy điện Cảnh Hồng để bổ sung nước cho hạ du sông Mê Kông, thời
gian từ 15/3 đến ngày 10/4 với lưu lượng xả là 2.190m3/giây.
ĐBSCL, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ ở Việt Nam
đang trải qua đợt hạn hán, xâm nhập mặn khốc liệt lịch sử nhất trong
vòng 100 năm qua (ảnh: Minh Giang)
Tổng cục Thủy lợi đề nghị Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến nguồn nước, xâm nhập mặn và đánh giá tác động của việc xả nước từ Nhà máy Thủy điện Cảnh Hồng đến đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là thu thập thông tin, tình hình nguồn nước tại các điểm đo trên sông Mê Kông. Tính toán hiệu quả việc xả nước của Nhà máy Thủy điện Cảnh Hồng, xác định cụ thể thời gian nước đến đồng bằng sông Cửu Long, sau khi có xả tăng cường của hồ thủy điện Cảnh Hồng. Tiếp tục tổ chức giám sát, đo đạc, dự báo tình hình nguồn nước và xâm nhập mặn, thường xuyên báo cáo cho các địa phương trong vùng và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trước đó, thông tin từ Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, thông qua các kênh ngoại giao, Việt Nam đã đề nghị phía Trung Quốc gia tăng lưu lượng xả nước từ đập Cảnh Hồng, tỉnh Vân Nam, xuống lưu vực sông Mê Kông để góp phần khắc phục hạn hán cũng như xâm nhập mặn của một số tỉnh ĐBSCL của Việt Nam.
“Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, ngày 14/3, đại diện Bộ Thủy lợi Trung Quốc đã gặp đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, thông báo rằng từ ngày 15/3-10/4/2016, phía Trung Quốc sẽ tăng lưu lượng xả nước từ đập thủy điện Cảnh Hồng xuống khu vực hạ lưu sông Mekong từ 1.100 m3/s lên 2.190m3/s, gấp đôi so với mức trung bình cùng kỳ nhiều năm trước” – ông Lê Hải Bình, người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết.
Cũng theo Người Phát ngôn, trước khi đề nghị phía Trung Quốc, các cơ quan chức năng Việt Nam đã phối hợp rất chặt chẽ để lên các phương án cụ thể nhằm khắc phục hạn hán và xâm nhập mặn tại một số tỉnh ĐSBCL. Đối với các đánh giá cụ thể về tác động, các cơ quan chức năng liên quan sẽ có những phân tích sâu sâu và chi tiết hơn.
Ông Lê Hải Bình cho biết thêm, Bộ Ngoại giao Việt Nam đang tiếp tục tích cực trao đổi với phía Trung Quốc cũng như các quốc gia sông Mê Kông để cùng nhau sử dụng bền vững sông Mê Kông, đảm bảo hài hòa lợi ích của các quốc gia ven sông, cũng như người dân sinh sống trong khu vực này.
Đợt hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra tại các tỉnh vùng ĐBSCL được cho là nghiêm trọng nhất trong vòng 100 năm qua. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tình trạng này được dự báo còn kéo dài đến tháng 6/2016; sẽ ảnh hướng tới 160.000ha lúa. Đến nay, có tới 155.000 hộ gia đình ở khu vực ĐBSCL đang thiếu nước sạch sinh hoạt trầm trọng, người dân phải mua nước ngọt với giá “cắt cổ” 60-80.000 đồng/m3.
Nguyễn Dương
Lợi dụng tình cảm, cựu cán bộ Văn hóa quận chiếm đoạt tiền tỷ
VOV.VN -Trong số các bị hại của cựu cán bộ văn hóa tại
tòa, có người phụ nữ ngoài 60 cho biết, vì lòng thương đã cầm cố nhà đất
cho Hương vay tiền.
Bà N. (64
tuổi, trú tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) khổ sở kể, chỉ vì lòng thương
người, bà đã cho bị cáo Nguyễn Thị Giáng Hương (SN 1966, trú tại quận
Đống Đa, Hà Nội) vay tiền tỷ, để rồi bà phải gồng gánh trả nợ lãi ngân
hàng. Thời điểm xảy ra vụ việc, Giáng Hương đang là cán bộ văn hóa của
quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Bà N. là hàng xóm của mẹ bị cáo Nguyễn Thị Giáng Hương. Theo bà N. bà xem Hương như là con cháu. Cuối năm 2008, đầu năm 2009, khi Hương đến nhà kể khổ về việc xưởng máy của bị cáo bị ngập nước sau trận lụt lịch sử, chị ta khóc lóc vay tiền bà để sửa sang nhà xưởng, trả tiền lương cho công nhân.
Bà N. xuôi lòng cầm sổ đỏ nhà đất của mình cầm cố ngân hàng để vay 800 triệu đồng đưa cho Hương trang trải công việc.
Rồi sau đó, chị ta tiếp tục vay thêm nhiều lần tiền của bà N với tổng hơn 500 triệu đồng. Ban đầu, Hương trả lãi ngân hàng đầy đủ. Đến tháng 2/2011, Hương biến mất.
Theo bà N. từ khi Hương bỏ trốn, bà phải gồng gánh trả nợ ngân hàng. Có lần bà gọi điện thoại cho Hương bảo chị ta về để đối mặt với sự việc, nhưng người phụ nữ 40 tuổi này vẫn chỉ im lặng.
“Đến phiên tòa ngày hôm nay, tôi ngớ người khi biết Hương vay tiền để đầu tư nhà đất. Tôi quả cả tin, đáng lẽ Hương bảo có nhà xưởng thì tôi phải đến kiểm tra. Có như vậy thì đâu đến nỗi”, bà N ngậm ngùi.
Cũng theo bà N. một số bị hại đang ngồi ở phòng xử án cũng vì tin tưởng bà mà cho Hương vay tiền. Bà N. cho biết, Hương đã cầm sổ đỏ mà bà cho mượn đi cắm ngân hàng để “khoe” với các bị hại, để rồi từ niềm tin tưởng này, mỗi người bị Hương chiếm đoạt hàng tỷ đồng.
Điều bà N. canh cánh nhất trong lòng, đấy chính là vì bà thương Hương như con cháu trong nhà, mà bà đã bị Giáng Hương lợi dụng.
Cũng ngồi ở phòng xử án của TAND Hà Nội, chị H. một bị hại của Giáng Hương cũng trăn trở. Giọng người phụ nữ đứng tuổi này trầm tư: “Hương ơi! Tại sao em lại khai chị cho em vay lấy lãi. Vì tình cảm, chị cho em vay tiền, không một đồng lãi. Khi nào lấy tiền chị sẽ báo trước 10 ngày. Sao em lại bảo chị cho em vay lấy lãi…”.
So với thời điểm bị cơ quan công an bắt giữ, đứng trước phiên tòa ngày hôm nay, bị cáo Nguyễn Thị Giáng Hương trông già gầy xọp, mái tóc cũng đã nhuốm bạc.
Cựu cán bộ nhà văn hóa quận Hoàn Kiếm cho biết, chị ta vay tiền để kinh doanh bất động sản. Để có tiền đầu tư lớn, chị ta đi vay mượn của người quen.
Có khoảng 10 tỷ đồng, Giáng Hương hùn vốn mua đất ở huyện Đông Anh, Hà Nội. Tuy nhiên, theo như lời khai của Giáng Hương tại tòa, chị ta đã bị lừa. Không có khả năng chi trả, Giáng Hương rời khỏi địa phương vào huyện Châu Đốc, An Giang, rồi sau đó là TP.HCM.
Bị cáo Nguyễn Thị Giáng Hương cho biết, 4 năm sống ở miền Nam, chị ta rất trăn trở. Vì sa cơ lỡ vận, người phụ nữ 40 tuổi này vướng tội chiếm đoạt hàng tỷ đồng của những người quen biết.
Chấp nhận hình phạt cũng như mức bồi thường mà VKS đề nghị, bị cáo Hương trong lời nói sau cùng gửi lời xin lỗi bị hại cũng như chỉ xin cho mình một mức án thấp nhất có thể để sớm ra tù khắc phục hậu quả.
Theo tài liệu của cơ quan tố tụng, bị cáo Hương đã có hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt hơn 8,6 tỷ đồng của 6 bị hại.
Hành vi của bị cáo Hương được đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng. Theo đó, TAND Hà Nội ngày 21/3 tuyên phạt cựu cán bộ văn hóa quận Hoàn Kiếm, Hà Nội mức án 20 năm tù giam./.
Việt Đức/VOV.VN Bà N. là hàng xóm của mẹ bị cáo Nguyễn Thị Giáng Hương. Theo bà N. bà xem Hương như là con cháu. Cuối năm 2008, đầu năm 2009, khi Hương đến nhà kể khổ về việc xưởng máy của bị cáo bị ngập nước sau trận lụt lịch sử, chị ta khóc lóc vay tiền bà để sửa sang nhà xưởng, trả tiền lương cho công nhân.
Bà N. xuôi lòng cầm sổ đỏ nhà đất của mình cầm cố ngân hàng để vay 800 triệu đồng đưa cho Hương trang trải công việc.
Rồi sau đó, chị ta tiếp tục vay thêm nhiều lần tiền của bà N với tổng hơn 500 triệu đồng. Ban đầu, Hương trả lãi ngân hàng đầy đủ. Đến tháng 2/2011, Hương biến mất.
Theo bà N. từ khi Hương bỏ trốn, bà phải gồng gánh trả nợ ngân hàng. Có lần bà gọi điện thoại cho Hương bảo chị ta về để đối mặt với sự việc, nhưng người phụ nữ 40 tuổi này vẫn chỉ im lặng.
“Đến phiên tòa ngày hôm nay, tôi ngớ người khi biết Hương vay tiền để đầu tư nhà đất. Tôi quả cả tin, đáng lẽ Hương bảo có nhà xưởng thì tôi phải đến kiểm tra. Có như vậy thì đâu đến nỗi”, bà N ngậm ngùi.
Cũng theo bà N. một số bị hại đang ngồi ở phòng xử án cũng vì tin tưởng bà mà cho Hương vay tiền. Bà N. cho biết, Hương đã cầm sổ đỏ mà bà cho mượn đi cắm ngân hàng để “khoe” với các bị hại, để rồi từ niềm tin tưởng này, mỗi người bị Hương chiếm đoạt hàng tỷ đồng.
Điều bà N. canh cánh nhất trong lòng, đấy chính là vì bà thương Hương như con cháu trong nhà, mà bà đã bị Giáng Hương lợi dụng.
Cũng ngồi ở phòng xử án của TAND Hà Nội, chị H. một bị hại của Giáng Hương cũng trăn trở. Giọng người phụ nữ đứng tuổi này trầm tư: “Hương ơi! Tại sao em lại khai chị cho em vay lấy lãi. Vì tình cảm, chị cho em vay tiền, không một đồng lãi. Khi nào lấy tiền chị sẽ báo trước 10 ngày. Sao em lại bảo chị cho em vay lấy lãi…”.
So với thời điểm bị cơ quan công an bắt giữ, đứng trước phiên tòa ngày hôm nay, bị cáo Nguyễn Thị Giáng Hương trông già gầy xọp, mái tóc cũng đã nhuốm bạc.
Cựu cán bộ nhà văn hóa quận Hoàn Kiếm cho biết, chị ta vay tiền để kinh doanh bất động sản. Để có tiền đầu tư lớn, chị ta đi vay mượn của người quen.
Có khoảng 10 tỷ đồng, Giáng Hương hùn vốn mua đất ở huyện Đông Anh, Hà Nội. Tuy nhiên, theo như lời khai của Giáng Hương tại tòa, chị ta đã bị lừa. Không có khả năng chi trả, Giáng Hương rời khỏi địa phương vào huyện Châu Đốc, An Giang, rồi sau đó là TP.HCM.
Bị cáo Nguyễn Thị Giáng Hương cho biết, 4 năm sống ở miền Nam, chị ta rất trăn trở. Vì sa cơ lỡ vận, người phụ nữ 40 tuổi này vướng tội chiếm đoạt hàng tỷ đồng của những người quen biết.
Chấp nhận hình phạt cũng như mức bồi thường mà VKS đề nghị, bị cáo Hương trong lời nói sau cùng gửi lời xin lỗi bị hại cũng như chỉ xin cho mình một mức án thấp nhất có thể để sớm ra tù khắc phục hậu quả.
Theo tài liệu của cơ quan tố tụng, bị cáo Hương đã có hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt hơn 8,6 tỷ đồng của 6 bị hại.
Hành vi của bị cáo Hương được đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng. Theo đó, TAND Hà Nội ngày 21/3 tuyên phạt cựu cán bộ văn hóa quận Hoàn Kiếm, Hà Nội mức án 20 năm tù giam./.
FLC Hạ Long chính thức khởi công
Nghi thức khởi công Quần thể FLC Hạ Long.
Chiều 20/3, Tập đoàn FLC đã chính thức khởi công dự án Quần thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Hạ Long, với tổng mức đầu tư 3.400 tỷ đồng.
Tham dự buổi lễ có lãnh đạo các cơ quan Trung ương, các tỉnh Vĩnh
Phúc, Hà Nội, Quảng Ninh, Quảng Bình, Bình Định, Thanh Hóa, Tuyên Quang…
cùng hơn 1.000 khách hàng và nhà đầu tư.
Quần thể FLC Hạ Long có vị trí tại phường
Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh (thuộc khu vực đồi cột 3 -
cột 8), có tổng diện tích 224ha. Với địa hình trên đồi, tầm nhìn ôm trọn
khung cảnh tuyệt đẹp của vịnh Hạ Long, FLC Hạ Long bao gồm các hạng
mục: sân golf 18 hố, trung tâm hội nghị quốc tế được tích hợp đầy đủ
tiện ích và thiết kế sang trọng, khách sạn 5 sao, khu biệt thự nghỉ
dưỡng cao cấp.
Dự
kiến hạng mục sân golf sẽ bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 12/2016,
quý IV/2016 sẽ hoàn thiện giai đoạn 1 và hết năm 2017 sẽ hoàn thiện toàn
quần thể.
Tại buổi lễ khởi công, lý giải vì sao Tập đoàn FLC chọn Hạ Long làm điểm đầu tư tiếp theo trong chiến lược phát triển các chuỗi quần thể du lịch nghỉ dưỡng của mình, bà Hương Trần Kiều Dung, Tổng giám đốc Tập đoàn FLC cho biết: “Trong năm 2015, FLC đã để lại nhiều dấu ấn với việc đầu tư, triển khai xây dựng, đưa vào vận hành, khai thác nhiều dự án và các quần thể du lịch nghỉ dưỡng có quy mô lớn trên cả nước. Và khi đến với Quảng Ninh, chúng tôi thực sự bị thuyết phục bởi phương thức thu hút đầu tư vô cùng cởi mở, chủ động và chuyên nghiệp của toàn hệ thống chính quyền các cấp. Chúng tôi thực sự thấy yên tâm, tin tưởng và càng thêm quyết tâm đầu tư vào tỉnh nhà”.
“Tập đoàn FLC sẽ dành tối đa nguồn lực để tập trung thi công, triển khai dự án. Đến nay, công tác thiết kế, quy hoạch đã hoàn tất và các hố golf đầu tiên đã dần thành hình, đảm bảo mục tiêu khánh thành hạng mục sân golf trong năm nay”, bà Kiều Dung nói.
Quần
thể du lịch nghỉ dưỡng FLC Hạ Long được kỳ vọng khi đi vào hoạt động sẽ
làm tăng thêm sự phong phú của ngành du lịch tỉnh, góp thêm một địa chỉ
níu chân du khách trên bản đồ các điểm du lịch đáng chú ý của tỉnh
Quảng Ninh, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương và thúc đẩy sự
phát triển kinh tế, xã hội.
Ông
Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh nói: “Trong quá trình
triển khai dự án, chúng tôi đánh giá rất cao tính chuyên nghiệp của bộ
máy điều hành FLC. Vị trí sân golf trong dự án khi hoàn thành sẽ có tầm
nhìn thẳng ra khung cảnh vịnh Hạ Long, có thể nói là một vị trí đắc
địa”.
“Bên cạnh đó, chúng tôi cũng mong muốn nhà đầu tư sẽ đảm bảo môi trường xung quanh dự án, vì dự án gần khu đông dân cư, đồng thời mong chính quyền thành phố Hạ Long và các phường xã tuyên truyền vận động dân cư trong vùng ủng hộ và phối hợp tốt để triển khai dự án đúng theo tiến độ. Chúng tôi coi đây là dự án trọng điểm của tỉnh, và FLC là một trong những nhà đầu tư chiến lược đối với tỉnh nhà”, ông nói.
Quần thể FLC Hạ Long nằm trong chiến lược phát triển chuỗi quần thể du lịch nghỉ dưỡng của Tập đoàn FLC. Trước đó, Quần thể FLC Sầm Sơn đã đi vào hoạt động từ tháng 7/2015 thu hút hàng vạn lượt khách du lịch.
Ngày 6/3 vừa qua, FLC Vĩnh Phúc đã chính thức khánh thành giai đoạn 1 và khởi công giai đoạn 2 với quy mô 250ha, được đầu tư 5.000 tỷ đồng tại Vĩnh Phúc. Trong tháng 6 tới, toàn bộ Quần thể FLC Quy Nhơn cũng sẽ được khánh thành. Sau Quần thể FLC Hạ Long, Tập đoàn FLC sẽ khởi công một quần thể sân golf, du lịch nghỉ dưỡng quy mô lớn tại Quảng Bình.
Một số hình ảnh Lễ Khởi công FLC Hạ Long:
Các
đại biểu thực hiện nghi thức khởi công Quần thể FLC Hạ Long . Từ trái
qua: ông Vũ Hồng Thanh - Ủy viên TƯ Đảng - Phó bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh,
ông Vương Duy Biên - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, ông
Trịnh Văn Chiến - Ủy viên TƯ Đảng - Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh
Thanh Hóa, ông Nguyễn Thế Kỷ - Ủy viên TƯ Đảng - Tổng giám đốc Đài Tiếng
nói Việt Nam, ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC
, ông Nguyễn Văn Đọc - Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh,
ông Chẩu Văn Lâm - Ủy viên TƯ Đảng - Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh
Tuyên Quang, ông Nguyễn Đức Long - Phó bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND
tỉnh Quảng Ninh, Bà Đỗ Thị Hoàng - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy tỉnh
Quảng Ninh.
Bà Hương Trần Kiều Dung, Tổng giám đốc Tập đoàn FLC phát biểu tại Lễ khởi công.
Tại buổi lễ khởi công, lý giải vì sao Tập đoàn FLC chọn Hạ Long làm điểm đầu tư tiếp theo trong chiến lược phát triển các chuỗi quần thể du lịch nghỉ dưỡng của mình, bà Hương Trần Kiều Dung, Tổng giám đốc Tập đoàn FLC cho biết: “Trong năm 2015, FLC đã để lại nhiều dấu ấn với việc đầu tư, triển khai xây dựng, đưa vào vận hành, khai thác nhiều dự án và các quần thể du lịch nghỉ dưỡng có quy mô lớn trên cả nước. Và khi đến với Quảng Ninh, chúng tôi thực sự bị thuyết phục bởi phương thức thu hút đầu tư vô cùng cởi mở, chủ động và chuyên nghiệp của toàn hệ thống chính quyền các cấp. Chúng tôi thực sự thấy yên tâm, tin tưởng và càng thêm quyết tâm đầu tư vào tỉnh nhà”.
“Tập đoàn FLC sẽ dành tối đa nguồn lực để tập trung thi công, triển khai dự án. Đến nay, công tác thiết kế, quy hoạch đã hoàn tất và các hố golf đầu tiên đã dần thành hình, đảm bảo mục tiêu khánh thành hạng mục sân golf trong năm nay”, bà Kiều Dung nói.
Hơn 1.000 đại biểu và quan khách tham dự Lễ khởi công.
Ông Nguyễn Đức Long, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh phát biểu tại Lễ khởi công.
“Bên cạnh đó, chúng tôi cũng mong muốn nhà đầu tư sẽ đảm bảo môi trường xung quanh dự án, vì dự án gần khu đông dân cư, đồng thời mong chính quyền thành phố Hạ Long và các phường xã tuyên truyền vận động dân cư trong vùng ủng hộ và phối hợp tốt để triển khai dự án đúng theo tiến độ. Chúng tôi coi đây là dự án trọng điểm của tỉnh, và FLC là một trong những nhà đầu tư chiến lược đối với tỉnh nhà”, ông nói.
Quần thể FLC Hạ Long nằm trong chiến lược phát triển chuỗi quần thể du lịch nghỉ dưỡng của Tập đoàn FLC. Trước đó, Quần thể FLC Sầm Sơn đã đi vào hoạt động từ tháng 7/2015 thu hút hàng vạn lượt khách du lịch.
Ngày 6/3 vừa qua, FLC Vĩnh Phúc đã chính thức khánh thành giai đoạn 1 và khởi công giai đoạn 2 với quy mô 250ha, được đầu tư 5.000 tỷ đồng tại Vĩnh Phúc. Trong tháng 6 tới, toàn bộ Quần thể FLC Quy Nhơn cũng sẽ được khánh thành. Sau Quần thể FLC Hạ Long, Tập đoàn FLC sẽ khởi công một quần thể sân golf, du lịch nghỉ dưỡng quy mô lớn tại Quảng Bình.
Một số hình ảnh Lễ Khởi công FLC Hạ Long:
Hơn 1.000 đại biểu và quan khách đã tham dự và chứng kiến Lễ khởi công FLC Hạ Long.
Buổi lễ có sự tham dự của hơn 90 cơ quan thông tấn, báo chí Trung ương và địa phương.
Dự kiến hạng mục sân golf 18 hố sẽ bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 12/2016.
Theo Hoàng Hà
BizLIVE
Trấn Thành tự thừa nhận cuộc đời của mình có quá nhiều lùm xùm
Thứ hai, 21/03/2016 | 16:37 GMT+7
Trấn Thành tự thừa nhận cuộc đời mình quá nhiều lùm xùm.
Từ chuyện tình cảm với Hari Won tới chuyện bị nói chảnh chọe. Tuy nhiên,
anh khẳng định không bao giờ dùng chuyện tình cảm để PR vì tình cảm là
chuyện tự nhiên, xuất phát từ hai phía.
Mới đây, Trấn Thành vừa tổ chức họp báo liveshow "Bình tĩnh sống" kỷ niệm 10 năm trong nghề. Đây là một liveshow ca vũ kịch vì ngoài những tiểu phẩm hài, chương trình còn có những tiết mục ca nhạc lẫn nhảy múa với sự tham gia của rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng được khán giả yêu mến.
Họ cũng là những người thầy, người bạn, người đồng nghiệp giúp đỡ cũng như hỗ trợ Trấn Thành hết mình trong hoạt động nghệ thuật.
Về mặt khách mời nghệ sĩ tới tham dự họp báo, ngoài NSND Ngọc Giàu,
Đạo diễn liveshow Đồng Dao còn có những nghệ sĩ trẻ đang được khán giả
yêu mến như: Huỳnh Lập – cũng là Đạo diễn dàn dựng liveshow, “Cô giáo
Khánh” Duy Khánh, biên đạo múa Huỳnh Mến, diễn viên Anh Đức, diễn viên
La Thành, diễn viên BB Trần, diễn viên Tuấn Kiệt và diễn viên Duy
Khương,…
Mở đầu họp báo, Trấn Thành đã có những giây phút trải lòng mình về những sóng gió trong thời gian vừa qua. Anh cũng tự thừa nhận cuộc đời mình quá nhiều lùm xùm. Từ chuyện tình cảm với Hari Won tới chuyện bị nói chảnh chọe, Trấn Thành nói rằng anh luôn biết vị trí của mình đang ở đâu, mình là ai nên chưa bao giờ dám chảnh chọe với bất kỳ người nào.
“Em đã là ai trong thế giới này đâu, em nhỏ bé quá mà. Nhưng ai
tiếp xúc em rồi sẽ hiểu em là người như thế nào, em sống nội tâm ra sao.”, Trấn Thành nói.
Lý giải về việc đặt tên liveshow là “Bình tĩnh sống”, Trấn Thành tâm sự: “ Sự ra đi của nhiều nghệ sĩ khi tuổi còn khá trẻ và mới đây là sự ra đi của nghệ sĩ Trần Lập khiến chính bản thân mình cũng phải tự suy nghĩ, tự đặt câu hỏi xem quỹ thời gian mình còn sống được bao lâu nữa? Vì vậy, mình sống được bao lâu nữa thì hãy sống tốt nhất có thể, yêu thương nhau nhiều hơn và mang lại cho tiếng cười cho khán giả đi nên Trấn Thành mới quyết định đặt tên liveshow là “Bình tĩnh sống”.
Còn về chuyện với Hari Won, Trấn Thành cũng khẳng định không bao giờ dùng chuyện tình cảm để PR vì tình cảm là chuyện tự nhiên, xuất phát từ hai phía. Và tên tuổi cũng như vị trí của Trấn Thành có được ngày hôm nay là do những nỗ lực của anh trong công việc và sự hoạt động nghệ thuật một cách nghiêm túc. Vì vậy trong liveshow của Trấn Thành, Hari Won cũng sẽ không xuất hiện vì lần nào xuất hiện cùng nhau cũng tạo dư luận không hay.
Tham dự buổi họp báo giới thiệu liveshow của Trấn Thành, NSND
Ngọc Giàu – người mà Trấn Thành luôn tôn trọng và gọi bằng tiếng “má”
đầy yêu thương cũng có những tâm sự đầy cảm xúc khiến Trấn Thành nghẹn
ngào.
NSND Ngọc Giàu nói rằng: “Trấn Thành làm show ở đâu thì ở đó có má Giàu. Trấn Thành bây giờ đối với Ngọc Giàu là nhất vì Trấn Thành không chỉ là người thông minh, dễ thương mà lại là người đối xử với nghệ sĩ rất Tử Tế. Tử tế từ cái ăn, cái đi, cái đứng. Không theo má Giàu đi diễn thì thôi, theo đi đâu là cái gì cũng sẽ lo hết cho má và giành hết cho má, không đi cùng mà má đi với Anh Đức thì y rằng sẽ lại dặn dò Anh Đức là mày phải làm cái này cho má, giúp cái kia cho má…thì bảo sao tôi không yêu cho được.
Tôi cũng không biết khi nào Trấn Thành mới bỏ má Giàu nhưng chắc chắn một điều rằng má Giàu thì không khi nào bỏ Trấn Thành.”
Sau lời tâm sự này của NSND Ngọc Giàu, Trấn Thành đã tiến lại gần ôm “má” và dành tặng cho “má” một nụ hôn thay lời cảm ơn sâu sắc.
Theo tiết lộ của Trấn Thành, đây không chỉ là một liveshow “hoành
tráng” về số lượng khách mời tham gia mà còn là một liveshow được đầu tư
“hoành tráng” từ ý tưởng, biên tập, dàn dựng đến sân khấu, âm thanh và
ánh sáng với số tiền đầu tư lên tới 3 tỷ đồng. Tất cả các tiết mục trong
liveshow cũng sẽ là những tiết mục được dàn dựng mới hoàn toàn và chưa
xuất hiện trên bất kỳ một sân khấu nào.
Trong liveshow sắp tới, ngoài phần diễn hài, diễn kịch, Trấn Thành còn có màn hát song ca với 4 khách mời ca sĩ là: Tóc Tiên, Đông Nhi, Noo Phước Thịnh và Hoàng Châu.
Bởi vậy, khi xem liveshow này, khán giả sẽ được chứng kiến nhiều nét độc đáo của Trấn Thành cũng như các khách mời trên sân khấu. Sẽ là những màn kết hợp mới lạ nhất, những màn kết hợp đủ mọi lĩnh vực giữa Trấn Thành với các khách mời đặc biệt trong chương trình.
Trấn Thành được xem là một trong những nghệ sĩ trẻ hoạt động khá chăm
chỉ trong năm 2015 khi hầu hết những chương trình thực tế mang đậm tính
giải trí đều có sự góp mặt của anh.
Liveshow Trấn Thành với tên gọi “Bình tĩnh sống” sẽ diễn ra vào lúc 20h00 ngày 30 - 31/3 tại sân khấu ca nhạc Trống Đồng và ngày 2/4 tại nhà hát Hòa Bình, TP.HCM.
Mới đây, Trấn Thành vừa tổ chức họp báo liveshow "Bình tĩnh sống" kỷ niệm 10 năm trong nghề. Đây là một liveshow ca vũ kịch vì ngoài những tiểu phẩm hài, chương trình còn có những tiết mục ca nhạc lẫn nhảy múa với sự tham gia của rất nhiều nghệ sĩ nổi tiếng được khán giả yêu mến.
Họ cũng là những người thầy, người bạn, người đồng nghiệp giúp đỡ cũng như hỗ trợ Trấn Thành hết mình trong hoạt động nghệ thuật.
Trấn Thành vui vẻ chụp ảnh cùng fan trước giờ họp báo. |
Mở đầu họp báo, Trấn Thành đã có những giây phút trải lòng mình về những sóng gió trong thời gian vừa qua. Anh cũng tự thừa nhận cuộc đời mình quá nhiều lùm xùm. Từ chuyện tình cảm với Hari Won tới chuyện bị nói chảnh chọe, Trấn Thành nói rằng anh luôn biết vị trí của mình đang ở đâu, mình là ai nên chưa bao giờ dám chảnh chọe với bất kỳ người nào.
Trấn Thành thừa nhận cuộc đời mình có quá nhiều lùm xùm. |
Lý giải về việc đặt tên liveshow là “Bình tĩnh sống”, Trấn Thành tâm sự: “ Sự ra đi của nhiều nghệ sĩ khi tuổi còn khá trẻ và mới đây là sự ra đi của nghệ sĩ Trần Lập khiến chính bản thân mình cũng phải tự suy nghĩ, tự đặt câu hỏi xem quỹ thời gian mình còn sống được bao lâu nữa? Vì vậy, mình sống được bao lâu nữa thì hãy sống tốt nhất có thể, yêu thương nhau nhiều hơn và mang lại cho tiếng cười cho khán giả đi nên Trấn Thành mới quyết định đặt tên liveshow là “Bình tĩnh sống”.
Còn về chuyện với Hari Won, Trấn Thành cũng khẳng định không bao giờ dùng chuyện tình cảm để PR vì tình cảm là chuyện tự nhiên, xuất phát từ hai phía. Và tên tuổi cũng như vị trí của Trấn Thành có được ngày hôm nay là do những nỗ lực của anh trong công việc và sự hoạt động nghệ thuật một cách nghiêm túc. Vì vậy trong liveshow của Trấn Thành, Hari Won cũng sẽ không xuất hiện vì lần nào xuất hiện cùng nhau cũng tạo dư luận không hay.
Về chuyện tình cảm với Hari Won, Trấn Thành khẳng định, anh không đem chuyện tình cảm ra để PR. |
NSND Ngọc Giàu nói rằng: “Trấn Thành làm show ở đâu thì ở đó có má Giàu. Trấn Thành bây giờ đối với Ngọc Giàu là nhất vì Trấn Thành không chỉ là người thông minh, dễ thương mà lại là người đối xử với nghệ sĩ rất Tử Tế. Tử tế từ cái ăn, cái đi, cái đứng. Không theo má Giàu đi diễn thì thôi, theo đi đâu là cái gì cũng sẽ lo hết cho má và giành hết cho má, không đi cùng mà má đi với Anh Đức thì y rằng sẽ lại dặn dò Anh Đức là mày phải làm cái này cho má, giúp cái kia cho má…thì bảo sao tôi không yêu cho được.
Tôi cũng không biết khi nào Trấn Thành mới bỏ má Giàu nhưng chắc chắn một điều rằng má Giàu thì không khi nào bỏ Trấn Thành.”
Sau lời tâm sự này của NSND Ngọc Giàu, Trấn Thành đã tiến lại gần ôm “má” và dành tặng cho “má” một nụ hôn thay lời cảm ơn sâu sắc.
Trấn Thành ôm hôn má Ngọc Giàu. |
Trong liveshow sắp tới, ngoài phần diễn hài, diễn kịch, Trấn Thành còn có màn hát song ca với 4 khách mời ca sĩ là: Tóc Tiên, Đông Nhi, Noo Phước Thịnh và Hoàng Châu.
Bởi vậy, khi xem liveshow này, khán giả sẽ được chứng kiến nhiều nét độc đáo của Trấn Thành cũng như các khách mời trên sân khấu. Sẽ là những màn kết hợp mới lạ nhất, những màn kết hợp đủ mọi lĩnh vực giữa Trấn Thành với các khách mời đặc biệt trong chương trình.
Trấn Thành và Hoa hậu Thu Hoài. |
Liveshow Trấn Thành với tên gọi “Bình tĩnh sống” sẽ diễn ra vào lúc 20h00 ngày 30 - 31/3 tại sân khấu ca nhạc Trống Đồng và ngày 2/4 tại nhà hát Hòa Bình, TP.HCM.
Giang Trần
Nguồn : Người đưa tin Phương Trâm đoạt 13 HCV, phá 6 kỷ lục bơi quốc gia
Nguyễn Đăng |
Kình ngư Nguyễn Diệp Phương Trâm tiếp tục thống trị ở giải bơi VĐQG hồ ngắn (25 m) đang diễn ra tại Huế khi giành thêm 4 HCV, đồng thời phá 2 thêm kỷ lục quốc gia trong ngày 21/3.
Tổng cộng sau 3 ngày thi đấu, Phương Trâm
đã giành đến 13 HCV, phá 6 kỷ lục quốc gia (3 nội dung tiếp sức). Cô
gần như không có đối thủ ở các những nội dung mình tham dự.
Tiếp nối thành công của hai ngày thi đấu trước đó, VĐV bơi sinh năm 2001 đã giành HCV và phá sâu kỷ lục ở nội dung 400 m tự do với thành tích 4 phút 14 giây 72, vượt qua thành tích 4 phút 19 giây 26 của Lê Thị Mỹ Thảo lập vào tháng 3/2013.
Đến nội dung 4x100 m tiếp sức tự do nữ, Phương Trâm cùng 3 đồng đội Trần Tâm Nguyện, Vũ Thị Phương Anh và Nguyễn Ngọc Bích đã mang về HCV cho đoàn TP HCM với thời gian 3 phút 53 giây 65.
Thành tích này cũng đồng thời phá kỷ lục của đoàn TP HCM tạo ra vào tháng 3/2014 (3 phút 58 giây 19).
Cũng trong ngày 21/3, Phương Trâm còn giành HCV ở nội dung 50 m bơi ngửa (29 giây 27) và 200 m cá nhân hỗn hợp (2 phút 17 giây 56). Ở nội dung sau, thành tích của VĐV TP HCM vẫn còn kém kỷ lục của đàn chị Nguyễn Thị Ánh Viên đến hơn 7 giây.
Sau 3 ngày thi đấu, đoàn TP HCM độc chiếm ngôi dẫn đầu với 19 HCV, 5 HCB và 7 HCĐ. Xếp sau là đoàn Đà Nẵng với 4 HCV, 1 HCB và 1 HCĐ. Giải đấu sẽ còn diễn ra trong 2 ngày nữa.
Tiếp nối thành công của hai ngày thi đấu trước đó, VĐV bơi sinh năm 2001 đã giành HCV và phá sâu kỷ lục ở nội dung 400 m tự do với thành tích 4 phút 14 giây 72, vượt qua thành tích 4 phút 19 giây 26 của Lê Thị Mỹ Thảo lập vào tháng 3/2013.
Đến nội dung 4x100 m tiếp sức tự do nữ, Phương Trâm cùng 3 đồng đội Trần Tâm Nguyện, Vũ Thị Phương Anh và Nguyễn Ngọc Bích đã mang về HCV cho đoàn TP HCM với thời gian 3 phút 53 giây 65.
Thành tích này cũng đồng thời phá kỷ lục của đoàn TP HCM tạo ra vào tháng 3/2014 (3 phút 58 giây 19).
Cũng trong ngày 21/3, Phương Trâm còn giành HCV ở nội dung 50 m bơi ngửa (29 giây 27) và 200 m cá nhân hỗn hợp (2 phút 17 giây 56). Ở nội dung sau, thành tích của VĐV TP HCM vẫn còn kém kỷ lục của đàn chị Nguyễn Thị Ánh Viên đến hơn 7 giây.
Sau 3 ngày thi đấu, đoàn TP HCM độc chiếm ngôi dẫn đầu với 19 HCV, 5 HCB và 7 HCĐ. Xếp sau là đoàn Đà Nẵng với 4 HCV, 1 HCB và 1 HCĐ. Giải đấu sẽ còn diễn ra trong 2 ngày nữa.
theo zing.vn
Cô gái tị nạn và ước mơ tham dự Olympic 2016
Một năm sau khi lênh đênh trên biển
Hy Lạp để giành giật sự sống, Yusra Mardini bây giờ nằm trong danh sách
các VĐV có thể dự Thế vận hội sắp tới dưới dạng tị nạn.
Cô gái 18 tuổi là một trong 43 VĐV đến từ nhiều quốc gia khác nhau đang
được Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) xem xét tư cách để đến Rio, Brazil
vào tháng 8 năm nay.
Yusra từng là một trong những VĐV triển vọng của bơi lội Syria. Tuy
nhiên, chiến tranh đã cướp đi của cô những ngày tháng tươi đẹp ở quê nhà
Damascus. Cách đây chừng nửa năm cô cùng chị gái Sarah thực hiện một
chuyến đi sống còn và đầy nguy hiểm: xuyên qua biển Aegean để đến châu
Âu.
“Nhà của chúng tôi bị phá hủy. Chúng tôi chẳng còn gì”, Yusra Mardini nói với hãng tin AP.
Yusra (áo trắng) và chị gái Sarah trong trung tâm bơi lội ở Đức. Ảnh: Facebook.
|
Gia đình Yusra phải chuyển nơi ở nhiều lần để tránh những cuộc chiến.
Tuy nhiên, họ nhận ra thảm cảnh ở quê nhà không thể sớm kết thúc. Chiến
tranh ngày càng khốc liệt ở Damascus và họ quyết định rời đi để tìm
đường sống.
Đầu tháng 8/2015, chị em nhà Mardini hòa vào dòng người tị nạn Syria
tìm đường đổ bộ sang châu Âu. Họ đi qua Lebanon rồi Thổ Nhĩ Kỳ, phải trả
tiền cho cánh buôn lậu để được dẫn sang Hy Lạp.
Lần đầu, họ bị cảnh sát biển Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện và bắt quay đầu lại.
Tuy nhiên, đợi tới lúc hoàng hôn, 20 người cùng nhau lên một chiếc xuồng
hơi nhỏ và họ quyết định thực hiện một chuyến đi nguy hiểm qua biển
Aegean.
Nửa tiếng sau, chiếc xuồng nhỏ bắt đầu chìm vì chở quá nhiều người và
ba trong số đó không biết bơi. Tất cả cùng vứt hành lý xuống biển nhưng
nhiêu đó là chưa đủ. Cuối cùng, Yusra, Sarah và một VĐV bơi lội khác
nhảy xuống biển.
Cô gái xinh đẹp Yusra Mardini từng phải lênh đên trên biển nhiều tiếng để cứu vớt sự sống cho bản thân. Ảnh: Reuters.
|
“Điều đó thật tồi tệ. Chúng tôi nghĩ rằng, thật xấu hổ nếu không thể
giúp những người đồng hành, bởi có những người trong đó không biết bơi.
Dĩ nhiên, sau đó thì tôi ghét biển lắm. Đó quả thực là một trải nghiệm
khó khăn”, Yusra Mardini nói.
Lênh đênh trên biển ba tiếng rưỡi, tay bám vào mạn chiếc xuồng, Yusra,
Sarah và mọi người cuối cùng cũng đến Lesbos, một hòn đảo thuộc Hy Lạp.
Họ tiếp tục đi bộ một tuần qua Macedonia, Serbia và Hungary. Họ phải
trốn cảnh sát trong những cánh đồng ngô để đến được Hungary. “Rất nhiều người đã bị bắt”, Yusra chia sẻ.
Những người lạ mặt cho họ quần áo, nhưng có những người lại cướp đồ của
họ. Họ bị bắt ở biên giới và mất nhiều tiền để mua vé khi chính quyền
không cho đoàn tàu chở người tị nạn đi qua. Tuy nhiên, họ không bao giờ mất tinh thần. Cảnh sát hỏi họ tại sao bị bắt mà vẫn cười.
“Chúng tôi trả lời rằng chúng tôi đã suýt chết trên biển thì tại sao phải sợ các ông?”, Yusra giải thích.
Cuối cùng, chị em nhà Mardini đến Áo rồi sang Đức. Sau đó không lâu,
một người Ai Cập phiên dịch trong đoàn đưa họ đến trung tâm bơi lội
Wasserfreunde Spandau 04. Tại đây, họ gặp HLV Sven Spannekrebs.
Yusra Mardini trong một buổi tập luyện ở Berlin, Đức. Ảnh: IOC.
|
Spannekrebs ngạc nhiên vì khả năng của Yusra Mardini. Ông cho rằng cô gái 18 tuổi đủ sức lọt vào Đoàn VĐV tị nạn tại Olympic.
“Năm tháng qua, cô ấy tiến bộ rất tốt. Tốt hơn tôi mong đợi. Chúng tôi
đang đi đúng hướng và chờ đợi những kết quả mới”, Spannekrebs nói.
Ban đầu, họ hướng đến Olympic 2020 ở Tokyo nhưng Spannekrebs nói với sự tiến bộ của Yusra, mọi thứ có thể diễn ra nhanh hơn. “Rất nhiều vận động viên xem cô ấy là tấm gương. Cô ấy tập luyện rất tập trung”, Spannekrebs nói.
Mỗi ngày, Yusra Mardini đến trường học rồi đi bơi, rồi lại đi học và đi
bơi. Cô quyết tâm nắm lấy những cơ hội, đặc biệt sau những gì bản thân
đã trải qua.
“Thật khó khăn khi phải rời xa quê nhà. Không chỉ tôi, rất nhiều đồng
bào của tôi, hàng nghìn người đều như vậy. Điều đó làm tôi bớt tủi thân
đôi chút. Chúng tôi vẫn có thể tương trợ lẫn nhau”, Yusra nói. “Tôi
muốn những người tị nạn tự hào về tôi. Tôi muốn khích lệ họ. Đây là cơ
hội cả đời có một. Một cơ hội tốt và tôi nghĩ mình sẽ cố gắng nhất có
thể”.
Yusra Mardini hy vọng sẽ đủ khả năng tranh tài ở nội dung 200m tự do
tại Olympic. Cô hào hứng trước viễn cảnh được gặp lại đồng đội cũ ở đội
tuyển bơi lội Syria và bạn bè.
“Chúng tôi đã nói với nhau về điều đó. Nó giống như là: 'Này, chúng ta
sẽ lại gặp nhau'. Tất cả các VĐV đều muốn dự Olympic. Tham gia dưới lá
cờ Syria hay Olympic không quan trọng. Tôi chỉ nghĩ mình sẽ trở thành
một vận động viên thực thụ”, Yusra nói.
Di Khánh
Thắng tưng bừng, ĐT Việt Nam vẫn chưa “hút” khán giả đến mua vé
VOV.VN - Trong ngày đầu mở bán vé trận ĐT Việt Nam – Đài Loan, chỉ lác đác xuất hiện vài khán giả đến mua vé.
HLV
Hữu Thắng đang hướng đến trận đấu chính thức đầu tiên với cương vị HLV
trưởng ĐT Việt Nam, gặp Đài Loan (Trung Quốc). Trong hai trận giao hữu
gần nhất, ĐT Việt Nam dưới thời Hữu Thắng hòa 1 (Hà Nội T&T) và
thắng 1 (Than Quảng Ninh).
Dù mới trải qua trận
thắng tưng bừng 4-0 trước Than Quảng Ninh, nhưng dường như ĐT Việt Nam
vẫn chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của số đông khán giả. Trong
ngày đầu mở bán vé trận ĐT Việt Nam – Đài Loan, không xuất hiện cảnh
“rồng rắn” xếp hàng mua vé. Thay vào đó, quầy vé của VFF chỉ lác đác vài
khán giả đến mua.
Theo niêm yết của VFF,
vé có 4 mệnh giá là 50.000 đồng (khán đài D), 80.000 đồng (khán đài C),
120.000 đồng (khán đài B) và 150.000 đồng (khán đài A). Vì ít người mua
nên sáng nay (21/3) cũng không xuất hiện đội ngũ phe vé như thường lệ.
Công Vinh ghi hat-trick, ĐT Việt Nam "vùi dập" Than Quảng Ninh 4-0
VOV.VN - Công Vinh đã thể hiện đẳng cấp của một ngôi sao thực thụ với một cú hat-trick vào lưới Than Quảng Ninh.
Anh Ngọc Khánh (Cầu
Giấy, Hà Nội) – một người đến mua vé cho biết: “Tôi mua một cặp vé khán
đài C (80.000 đồng) để đi xem cùng bạn. Theo tôi, buổi sáng nay khán giả
đến mua vé chưa đông là do trời mưa và người dân thường thích mua vé
sát ngày thi đấu. Thêm vào đó, cửa đi tiếp của ĐT Việt Nam tại Vòng loại
World Cup là rất hẹp và khó có thể vượt qua Thái Lan và Iraq”.
Trận đấu giữa ĐT Việt
Nam gặp Đài Loan (Trung Quốc) sẽ diễn ra vào lúc 19h ngày 24/3 trên sân
Mỹ Đình. Sau đó, thầy trò Hữu Thắng sẽ hành quân sang Trung Đông để đụng
độ ĐT Iraq vào ngày 29/3./.
- Nhận đường liên kết
- X
- Ứng dụng khác
Nhận xét
Đăng nhận xét