QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH MỞ NƯỚC, DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT 3
(ĐC sưu tầm trên NET)
An Dương Vương (chữ Hán: 安陽王), tên thật là Thục Phán (chữ Hán: 蜀泮), là vị vua lập nên nước Âu Lạc và cũng là vị vua duy nhất cai trị nhà nước này. Âu Lạc là nhà nước thứ hai trong lịch sử Việt Nam sau nhà nước Văn Lang đầu tiên của các vua Hùng.
Niên đại trị vì của An Dương Vương được các tài liệu ghi khác nhau. Sử cũ như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục cho rằng thời gian ông làm vua kéo dài 50 năm, từ 257 TCN đến 208 TCN[3].
Các sử gia hiện đại căn cứ vào Sử ký Tư Mã Thiên là tài liệu gần thời đại nước Âu Lạc nhất, cho rằng An Dương Vương và nước Âu Lạc tồn tại từ khoảng 208 TCN đến 179 TCN, tức là gần 30 năm
Tuy nhiên, thuyết này bị nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ. Khoảng cách từ Tứ Xuyên tới miền Bắc Việt Nam là khoảng 3000 km*, và khoảng thời gian từ khi nước Thục bị Tần diệt (316 TCN) đến khi An Dương Vương lên ngôi ở Việt Nam (257 TCN) là gần 60 năm.
Sách "Ngược dòng lịch sử" của GS Trần Quốc Vượng cho rằng sau khi nước Thục bị Tần diệt, con nhỏ vua Thục là Thục Chế được lập lên ngôi, lưu vong về phía đông nam. Tuy nhiên qua thế hệ Thục Chế vẫn phải lẩn trốn trước sự truy nã của Tần và không có cơ hội khôi phục nước Thục cũ. Cuối cùng tới con Thục Chế là Thục Phán thì hình thành quốc gia nằm ở phía bắc nước Văn Lang của họ Hồng Bàng...
Bộ sử lâu đời nhất và gần thời An Dương Vương nhất là Sử ký Tư Mã Thiên chỉ nhắc tới nước Âu Lạc mà không nhắc tới An Dương Vương hay họ Thục.
Đại Việt Sử ký Toàn thư chép: Hùng Vương có người con gái nhan sắc tuyệt vời tên gọi là Mỵ Nương. Vua nước Thục nghe tin, sai sứ cầu hôn. Vua Hùng muốn gả nhưng Lạc Hầu can rằng: Thục muốn lấy nước ta, chỉ mượn tiếng cầu hôn đó thôi. Không lấy được Mỵ Nương, Thục Vương căm giận, dặn lại con cháu phải diệt Văn Lang mà chiếm lấy nước. Đời cháu Thục Vương là Thục Phán mấy lần đem quân sang đánh nước Văn Lang. Nhưng Hùng Vương có tướng sĩ giỏi, đã đánh bại quân Thục. Hùng Vương nói: Ta có sức thần, nước Thục không sợ hay sao? Bèn chỉ say sưa yến tiệc không lo việc binh bị. Bởi thế, khi quân Thục lại kéo sang đánh nước Văn Lang, vua Hùng còn trong cơn say. Quân Thục đến gần, vua Hùng trở tay không kịp phải bỏ chạy rồi nhảy xuống sông tự tử. Tướng sĩ đầu hàng. Thế là nước Văn Lang mất. Giáp Thìn, năm thứ 1 [257 TCN], vua đã thôn tính được nước Văn Lang, đổi quốc hiệu là Âu Lạc Bộ máy nhà nước của nước Âu Lạc không có nhiều thay đổi so với bộ máy nhà nước thời Văn Lang. Đứng đầu trong bộ máy hành chính ở trung ương vẫn là Vua và Lạc Hầu Lạc Tướng. Đứng đầu các bộ vẫn là Lạc Tướng. Đứng đầu các chiềng, chạ
vẫn là Bồ chính. Tuy nhiên, ở thời An Dương Vương quyền hành của nhà
nước cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc cai trị
đất nước.
Cùng thời kỳ này, bên Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng sáp nhập 6 nước sau nhiều năm hỗn chiến thời Chiến Quốc. Ông tiếp tục tham vọng xâm chiếm Bách Việt, vùng đất đai của các bộ tộc Việt ở phía nam Trung Quốc và bắc Việt Nam ngày nay. Đạo quân xâm lược nhà Tần do Đồ Thư chỉ huy đã đánh chiếm nhiều vùng đất của Bách Việt, nhập vào lãnh thổ Trung Hoa. Khi vào lãnh thổ phía Đông Bắc nước Âu Lạc, quân Tần gặp phải cuộc kháng chiến trường kì của người Việt do Thục Phán chỉ huy.
Theo cuốn Lịch sử Việt Nam (Viện sử học, 1991): Năm 218 trước công
nguyên, Tần Thủy Hoàng huy động 50 vạn quân chia làm 5 đạo đi chinh phục
Bách Việt. Để tiến xuống miền Nam, đi sâu vào đất Việt, đạo quân thứ nhất phải đào con kênh nối sông Lương (vùng An Hưng, Trung Quốc ngày nay) để chở lương thực. Nhờ vậy, Đồ Thư thống lĩnh đã vào được đất Tây Âu, giết tù trưởng, chiếm đất rồi tiến vào Lạc Việt. Thục Phán được các Lạc tướng suy tôn làm lãnh tụ chung chỉ huy cuộc kháng chiến này. Khi Đồ Thư đem quân tiến sâu vào đất Lạc Việt, Thục Phán lãnh đạo nhân dân chống giặc. Quân Tần đi đến đâu, nhân dân Việt làm vườn không nhà trống
đến đó. Quân Tần dần lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.
Khi quân Tần đã kiệt sức, vì thiếu lương, thì quân dân Việt, do Thục
Phán chỉ huy, mới bắt đầu xuất trận. Đồ Thư đã phải bỏ mạng trong trận
này. Mất chủ tướng, quân Tần hoang mang mở đường tháo chạy về nước. Sau
gần 10 năm kháng chiến, nhân dân Âu Việt – Lạc Việt giành được độc lập. Thục Phán củng cố và xây dựng lại đất nước
Còn theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 2 thì: đạo thứ nhất của quân Tần đã đi bằng thuyền nhỏ theo sông Tả Giang, từ Ninh Minh lên Thủy Khẩu, Tà Lùng đến Cao Bình. Thục Phán sai tướng Lý Bính phục quân ở đoạn Hát Gia, khi quân Tần tiến đến chỗ này, bị quân Thục thả gỗ, ném đá, phóng lao, bắn tên xuống thuyền làm cho giặc bị thương, bị chết vô số kể. Lại nghe tin vua Tần Thủy Hoàng đã chết, tướng Đồ Thư hoảng hốt, bèn cho rút quân. Ở khu vực Hát Gia hiện nay, người dân đã tình cờ phát hiện ra mũi tên đồng có một ngạnh đã han rỉ ở bãi cát Soóc Luông hay một số kim khí ở Soóc Lẩc Tuy nhiên, để tìm thấy hiện vật minh chứng về các sự kiện lịch sử liên quan đến Thục Phán ở Cao Bằng phải tiến hành các bước nghiệp vụ khảo sát thực địa sâu hơn.
Di tích của thành Cổ Loa vẫn còn lưu lại cho đến nay, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía đông bắc. Đền thờ An Dương Vương nằm ở trung tâm di tích này. Các nghiên cứu khảo cổ học tại đây vẫn tiếp tục làm sáng tỏ các thời kỳ lịch sử mà thành đã trải qua.
Ít lâu sau, Triệu Đà từ quận Nam Hải (Quảng Đông bây giờ) sang đánh Âu Lạc. Nhờ vào chuẩn bị quân sự tốt, An Dương Vương đã chống cự được hiệu quả. Triệu Đà buộc phải dùng kế nội gián bằng cuộc kết hôn giữa con trai mình, Trọng Thủy, và con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Sau khi nắm được bí mật quân sự của An Dương Vương thông qua con trai, Triệu Đà đã thành công trong việc chinh phục Âu Lạc, buộc An Dương Vương bỏ chạy và tự tử, kết thúc thời kỳ An Dương Vương.
Về năm mất của triều đại An Dương Vương, các tài liệu ghi chép khác nhau. Đa phần sách sử Việt Nam (Đại Việt Sử ký Toàn thư, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Việt sử Tiêu án) đều chép là An Dương Vương mất nước năm 208 TCN. Sách giáo khoa của Việt Nam căn cứ vào Sử Ký của Tư Mã Thiên ghi nước Âu Lạc mất năm 179 TCN. Sở dĩ như vậy vì Sử Ký chép là Triệu Đà diệt nước Âu Lạc "Sau khi Lã Hậu chết", mà Lã Hậu chết năm 180 TCN, do đó nước Âu Lạc mất khoảng năm 179 TCN. Truyền thuyết An Dương Vương, Nỏ Thần, và con trai Triệu Đà là Trọng Thuỷ ở rể nước Việt có nhiều chỗ không hợp với Sử Ký của Tư Mã Thiên, mặc dầu Sử Ký là nguồn tư liệu sớm nhất mà các nhà viết sử Việt Nam có được để tham khảo.
Sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục chép dẫn theo sách Thái bình hoàn vũ ký, phần Nam Việt chí của Nhạc Sử nhà Tống: An Dương Vương cai trị Giao Châu, Úy Đà đem quân sang đánh. An Dương Vương có Cao Thông (Cao Lỗ) giúp đỡ, chế ra cái nỏ, bắn một phát giết chết quân [Nam] Việt hàng vạn người, bắn ba phát giết đến ba vạn. Triệu Đà biết rõ duyên cớ, liền lui về đóng ở Vũ Ninh, rồi cho con là Trọng Thủy sang làm tin, xin hòa hảo với nhau. Về sau, An Dương Vương đối xử với Cao Thông không được hậu, Cao Thông bỏ đi. An Dương Vương có người con gái là Mỵ Châu, thấy Trọng Thủy đẹp trai, liền phải lòng. Về sau, Trọng Thủy dụ dỗ Mỵ Châu đòi xem nỏ thần, Mỵ Châu đem cho xem. Trọng Thủy nhân đấy bẻ hỏng cái lẫy nỏ, rồi lập tức sai người ruổi về báo tin cho Triệu Đà. Triệu Đà lại đem quân sang đánh úp. Khi quân Triệu kéo đến, An Dương Vương đem nỏ ra bắn như trước, nhưng nỏ hỏng rồi! Quân Thục chạy tan tác. Triệu Đà phá được Thục. Ngày nay, mẫu truyện lịch sử này đã được liệt vào một trong những dạng chiến tranh gián điệp rất sớm của lịch sử Việt Nam.
Chiến tranh Việt-Tần là cuộc kháng chiến chống nhà Tần mở rộng về phía nam của các bộ tộc Bách Việt phân bố ở Bắc Bộ Việt Nam và miền Nam Trung Quốc hiện nay, trong thời kỳ nhà Tần mới thống nhất được Trung Quốc (cuối thế kỷ 3 TCN).
Cuộc chiến chia thành hai giai đoạn:
Tư liệu cổ nhất ghi chép về cuộc chiến này là sách Hoài Nam tử của hoàng thân nhà Hán là Hoài Nam vương Lưu An, sống sau thời Tần khoảng trên 50 năm. Lưu An lý giải thêm nguyên nhân nam tiến của vua Tần:
Quân Tần do Đồ Thư làm tổng chỉ huy, trong đội ngũ có một tướng người Bách Việt là Sử Lộc vốn thông thạo đường xá, đất đai phía nam và từng làm chức Ngự sử giám của nhà Tần. Theo sách Hoài Nam tử, 50 vạn quân Tần chia làm 5 đạo :
Đạo thứ ba đóng ở Phiên Ngung thuộc Nam Việt (Quảng Đông), đi theo đường Trường Sa vượt qua Ngũ Lĩnh đến Quảng Đông.
Đạo quân thứ tư và đạo quân thứ năm tạo thành hai cánh quân đánh Đông Việt (nam Chiết Giang) và Mân Việt (Phúc Kiến). Sau đó hai đạo quân này cùng đạo quân thứ ba hội nhau ở Phiên Ngung, hội với đạo quân thứ ba, đánh chiếm đất Nam Việt, lập ra quận Nam Hải.
Trong khi 3 đạo quân nói trên tác chiến, đạo quân thứ nhất và thứ hai ngược dòng sông Tương bắt nguồn từ Ngũ Lĩnh, nhưng đến đầu nguồn thì không có đường thủy để chở lương sang sông Ly (tức sông Quế) – vùng nội địa Quảng Tây. Vì vậy, Đồ Thư sai Sử Lộc mang một số binh sĩ đi làm cừ để mở đường lương. Đường cừ mà Sử Lộc mở được các nhà sử học xác định chính là Linh Cừ hay kênh Hưng An nối liền sông Tương và sông Quế, hiện nay vẫn còn
Trong khi ba đạo quân tiến đánh vùng Mân Việt, Đông Việt và Nam Việt khá thuận lợi và hoàn thành mục tiêu, đạo quân tiến vào Ngũ Lĩnh
gặp rất nhiều khó khăn. Liên tiếp trong 3 năm (218 – 215 TCN), quân Tần
vừa phải đào kênh, vừa phải đối phó với sự đánh trả khá mạnh của người Âu Việt. Trong 3 năm đó quân Tần liên tục phải tác chiến, "không cởi giáp dãn nỏ"
Nhờ có Linh Cừ, quân Tần tiến theo sông Quế vào lưu vực Tây Giang là địa bàn của người Tây Âu. Tại đây, quân Tần giết được thủ lĩnh người Tây Âu là Dịch Hu Tống, tuy nhiên người Bách Việt không chịu đầu hàng mà tiếp tục bầu thủ lĩnh khác lên chỉ huy cuộc chiến chống Tần.
Năm 214 TCN, quân Tần chiếm được đất Lục Lương, lập ra 2 quận Quế Lâm và Tượng (quận Nam Hải cũng thuộc Lục Lương, do đạo quân thứ 3 đánh chiếm). Từ đây, Đồ Thư tiếp tục thúc quân về phía nam. Quân Tần theo sông Tả Giang và sông Kỳ Cùng tiến vào vùng đất của người Âu Việt.
Sau khi Dịch Hu Tống tử trận, để tránh thế mạnh của quân Tần, người Việt rút vào rừng sâu, cùng nhau bầu thủ lĩnh mới để chống địch. Thục Phán trở thành một thủ lĩnh Tây Âu đứng lên chống Tần. Quân Tần truy kích nhưng vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ. Người Việt đánh tập kích bất ngờ và dùng cung nỏ chống lại quân Tần, làm tổn thất nhiều binh lính của Đồ Thư.
Cuộc chiến chống Tần của người Việt diễn ra trong nhiều năm. Quân Tần tổ chức tấn công tiêu diệt không hiệu quả, dần dần lương thực bị tuyệt và thiếu, muốn tiến hay lui đều bị người Việt bủa vây đánh úp. Sử ký mô tả tình trạng quân Tần
Khi quân Tần bị nguy khốn, người Việt tổ chức tấn công, giết được tướng Đồ Thư. Quân Tần bị thua nặng, sách Hoài Nam tử mô tả: "thây phơi máu chảy hàng chục vạn người"
Tại Trung Nguyên, Tần Thủy Hoàng qua đời, Tần Nhị Thế kế vị. Trước tình hình các nước Sơn Đông nổi dậy khôi phục chống Tần và ngoài mặt trận phía nam bất lợi, Nhị Thế buộc phải ra lệnh bãi binh năm 208 TCN.
Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 2 [DVSKTT,Bản in Nội Các Quan Bản- Mộc bản khắc năm Chính Hòa 1697- quyển 2 viết về Kỷ nhà Triệu?] thì: đạo thứ nhất của quân Tần đã đi bằng thuyền nhỏ theo sông Tả Giang, từ Ninh Minh lên Thủy Khẩu, Tà Lùng đến Cao Bình. Thục Phán sai tướng Lý Bính phục quân ở đoạn Hát Gia, khi quân Tần tiến đến chỗ này, bị quân Thục thả gỗ, ném đá, phóng lao, bắn tên xuống thuyền làm cho giặc bị thương, bị chết vô số kể. Lại nghe tin vua Tần Thủy Hoàng đã chết, tướng Đồ Thư hoảng hốt, bèn cho rút quân. Ở khu vực Hát Gia hiện nay, người dân đã tình cờ phát hiện ra mũi tên đồng có một ngạnh đã han rỉ ở bãi cát Soóc Luông hay một số kim khí ở Soóc Lẩc Tuy nhiên, để tìm thấy hiện vật minh chứng về các sự kiện lịch sử liên quan đến Thục Phán ở Cao Bằng phải tiến hành các bước nghiệp vụ khảo sát thực địa sâu hơn.
Cuộc chiến chống Tần của người Bách Việt kéo dài trong khoảng 10 năm, trong đó người Tây Âu và Âu Việt đụng độ quân Tần trong khoảng 6 năm (từ năm 214 TCN) Các tộc người Đông Việt, Mân Việt, Nam Việt… đã bị chinh phục nhưng người Âu Việt và Tây Âu đã chiến thắng. Bước nam tiến của nhà Tần bị chặn lại sau thiệt hại nặng trong cuộc đụng độ này cùng cái chết của tướng Đồ Thư.
Sau khi Nhị Thế bãi binh, Trung Nguyên đại loạn, nhà Tần suy sụp. Triệu Đà đã làm theo kế của Nhâm Ngao, ly khai nhà Tần sắp mất mà hình thành ra nước Nam Việt.
Theo các sử gia Việt Nam hiện đại thì ở phía nam, gần như cùng thời điểm đó, sau cuộc chiến chống Tần thắng lợi, thủ lĩnh người Việt là Thục Phán đã thay thế Hùng Vương và thành lập nước Âu Lạc vào khoảng năm 207 TCN .
Sau khi nhà Tần mất 4 năm, Lưu Bang diệt Tây Sở thống nhất thiên hạ năm 202 TCN, lập ra nhà Hán. Nhà Hán phải đối phó với Hung Nô phía bắc và các chư hầu mới, không tính tới việc thôn tính Nam Việt. Gần như toàn bộ đất đai nhà Tần mới mở ở phương nam lọt vào tay Triệu Đà , nhà Hán tiếp quản Trung Nguyên nhưng không tiếp quản được vùng này mà dùng ngoại giao coi Nam Việt như chư hầu.
Hai biến động lớn nhất sau cuộc chiến Việt-Tần là sự hình thành nước Nam Việt của Triệu Đà (quốc gia có sự Hán hóa người Bách Việt ở lãnh thổ miền nam Trung Quốc ngày nay) và nước Âu Lạc của Thục Phán thay thế Hùng Vương nước Văn Lang (trên lãnh thổ miền bắc Việt Nam ngày nay)
Bạn nghĩ gì về Mỵ Châu? Phận làm con và làm dân,
nàng không trọn đạo, và cái chết đã nói thay nàng. Nhưng, phận làm vợ
giữ đức thủy chung thì tiết hạnh của nàng quả là sáng như hạt minh châu
dưới biển.
Xin được mượn một câu thơ của Tố Hữu làm tiêu đề cho giai thoại này - giai thoại gắn liền với tên tuổi của một nhân vật đặc biệt: Mỵ Châu!
Mỵ Châu là con gái của An Dương Vương. Khi cô lớn lên cũng là khi Triệu Đà (vua của nước Nam Việt, một vương quốc nằm sát biên giới phía Bắc nước ta) đang ráo riết thực hiện mưu đồ bành trướng xuống phương Nam. Quân của Triệu Đà đã bao phen tiến đánh đến tận Tiên Du (nay thuộc Bắc Ninh), uy hiếp mạnh mẽ đối với cả kinh thành Cổ Loa, nhưng tất cả những cuộc tấn công ấy đều bị đẩy lùi. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (ngoại kỉ, quyển 1, từ tờ 9a đến tờ 10b) chép rằng:
“(Triệu) Đà biết nhà vua có nỏ thần, không thể nào địch nổi, bèn cho quân lui giữ Vũ Ninh (vùng Bắc Ninh ngày nay) rồi sai sứ đến xin giảng hòa. Nhà vua mừng lắm, bèn chia đất từ Bình Giang, tức là vùng sông Thiên Đức, huyện Đông Ngàn (nay thuộc Bắc Ninh) trở lên phía Bắc thì giao cho (Triệu) Đà cai quản, từ đó trở về Nam thì do nhà vua cai quản.
(Triệu) Đà sai con trai của mình là Trọng Thuỷ, vào hầu cận nhà vua, rồi xin cưới con gái của nhà vua là Mỵ Châu. Vua bằng lòng. Trọng Thủy nhân đó dỗ dành Mỵ Châu, xin xem trộm nỏ thần (của nhà vua). Hắn ngầm bẻ gẫy lẫy nỏ, làm cái lẫy giả thay vào rồi lấy cớ về Bắc thăm nhà (để mật báo mọi sự). Trước khi đi Trọng Thủy nói với Mỵ Châu rằng:
Ơn nghĩa vợ chồng chẳng thể nào quên, sau này nếu chẳng may hai nước bất hòa, Nam Bắc cách biệt, mà ta lại tới đây thì làm sao có thể tìm thấy nàng?
Mỵ Châu nói:
- Thiếp có cái áo kết bằng lông ngỗng, đi đâu cũng thường mang theo mình. Vậy, thiếp sẽ rút lông ngỗng rắc xuống đường để làm dấu.
Trọng Thủy về mật báo cho Triệu Đà hay”
Ngay sau đó, Triệu Đà đem quân đánh An Dương Vương. Sách trên chép tiếp:
“(Triệu) Đà đem quân đến đánh nhà vua. Vua không biết là lẫy nỏ đã mất, cho nên cứ vừa ngồi đánh cờ, vừa cười mà nói rằng:
- (Triệu) Đà không sợ nỏ thần của ta hay sao?
Khi quân của Triệu Đà tiến sát đến nơi. Nhà vua mới giương nỏ bắn và bấy giờ mới hay là lẫy nỏ đã gẫy rồi. Nhà vua thua chạy, cho Mỵ Châu cùng ngồi chung ngựa mà đi mãi về phía Nam. Trọng Thủy cứ theo dấu lông ngỗng đuổi theo. Nhà vua chạy đến biển, hết đường mà thuyền chẳng có, liền cất tiếng gọi thần Kim Quy - Hãy mau đến cứu ta !
Thần Kim Quy nổi lên mặt nước, mắng rằng:
- Kẻ ngồi sau ngựa là giặc đấy, sao không giết ngay đi!
Nhà vua rút gươm chém Mỵ Châu. Mỵ Châu liền khấn vái rằng:
- Ta trọn tiết trung tín, chẳng dè bị người đánh lừa, vậy, sau khi chết, xin được hoá thành ngọc châu để rửa mối nhục này.
Nhà vua chém Mỵ Châu, máu chảy loang khắp mặt nước, loài trai dưới biển nuốt vào bụng, máu ấy hoá thành hạt minh châu. Nhà vua cầm sừng tê văn dài bảy tấc mà đi xuống biển, đại để cũng như nói cầm sừng tê đi xuống nước. Tục truyền rằng, núi Dạ Sơn, xã Cao Xá ở Diễn Châu (nay thuộc tỉnh Nghệ An) chính là nơi nhà vua giết Mỵ Châu rồi đi xuống biển.
Trọng Thủy đuổi đến nơi, thấy Mỵ Châu đã chết, thương khóc hồi lâu rồi đem xác về chôn ở Loa Thành. Trọng Thủy nhớ tiếc Mỵ Châu, trở lại nơi Mỵ Châu trước kia thường hay trang điểm rồi nhảy xuống giếng mà chết. Người đời sau hễ được hạt minh châu ở ngoài biển Đông, nếu đem đến lấy nước giếng ấy mà rửa thì sắc ngọc sẽ sáng hơn”.
LỜI BÀN:
Vài suy luận:
- Sự xung đột quân sự đánh qua đánh lại dai dẳng giữa Hùng - Thục là có. Và đó là sự xô xát mang tính chất nội bộ, nội chiến, chứ không phải là cuộc chiến tranh tổng lực, quy mô giữa 2 quốc gia khác biệt về chủng tộc, văn hóa. Tương tự các bộ lạc ở phía Nam và phía Bắc Trung Hoa luôn đánh nhau, đánh rồi lại hòa, hòa rồi lại đánh, mang tính chất anh em trong nhà thỉnh thỏang đánh nhau chứ không phải những cuộc chiến xâm lược mang tính tiêu diệt. Cuộc chiến Hùng - Thục miêu tả trên các thần tích, ngọc phả rất dữ dội nhưng cũng cho thấy tính chất "dễ dàng" và gần gũi, ví dụ truyền thuyết rằng Hùng Vương say rượu chỉ trong một đêm bị Thục Phán đánh bất ngờ và cướp ngôi. Nếu đây là cuộc chiến mang tính hủy diệt, công thành chiếm đất giữa 2 quốc gia, khó có chuyện đánh tới thủ đô đối phương nhanh như chớp và dễ như bỡn như vậy.
- Hùng Vương 18 nhường ngôi để hiệp lực chống Tần và vì không có con trai là có, nhưng là bị sức ép, bị áp lực, chứ không phải hoàn toàn tự nguyện.
- Sự tích rắc lông ngỗng lưu lại dấu vết của Mỵ Châu là trong lúc dừng lại nghỉ ngơi hoặc phi nước kiệu. Để lại dấu vết cho quân Trọng Thủy đi tìm.
- Cuộc chiến chống Tần là có, và dân ta từ xưa coi đó chính là cuộc chiến với Triệu Đà. Lâu nay do bị bó buộc bởi quan niệm chính thống của nhà Triệu bởi nhiều sử quan phong kiến nên nhiều sử gia hiện đại khi viết cũng vô tình coi cuộc chiến chống Tần và chống Triệu là 2 cuộc chiến hoàn toàn khác nhau, và đều thắc mắc không hiểu tại sao cổ sử lúc thì viết quân Tần thôn tính Âu Lạc, lúc thì viết là Triệu Đà thôn tính Âu Lạc. Và tại sao cuộc chiến chống Tần nếu thắng vẻ vang oanh liệt như vậy lại không thấy đề cập nhiều, không để lại sự tích, thần thoại nào.
Đơn giản là xuất phát từ chủ đạo dân tộc Việt Nam, dân ta coi Tần - Triệu chỉ là 1, đều là giặc Tần, đều là giặc Bắc, giặc Tàu. Triệu Đà là tướng nhà Tần, là người Hoa Hạ (nước Triệu, 1 trong Thất Hùng thời Chiến Quốc sau cùng bị Tần Thủy Hoàng tiêu diệt, mồ mả ông bà tổ tông của Triệu gia là ở Chân Định, thuộc tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc ngay nay), quân đội mà Triệu Đà dùng để xâm lược Âu Lạc cũng chính là quân Tần, dù là Tần ly khai. Triều đình của Triệu Đà cũng chính là triều đình Tần, bao gồm các văn quan võ tướng tạo phản. Tóm lại, họ là người Tàu, là bề tôi của triều Tần, với một nền văn hóa Hoa Hạ rất khác với văn hóa bản địa của Lạc Việt, Âu Việt lúc đó, đậm chất dị tộc.
Và quan trọng nhất: Nhậm Hiêu và Triệu Đà vốn là tướng được triều Tần cử đến phương Nam thay thế cho đại tướng Đồ Tuy đã tử trận. Như vậy, vai trò của Triệu Đà từ đầu đã là thay thế Đồ Tuy bành trướng xuống Nam, tiếp nối mục tiêu xâm lược của nhà Tần, tiếp nối nhiệm vụ dang dở của Đồ Tuy, và cuộc chiến chống Triệu Đà chính là tiếp nối cuộc kháng chiến chống Tần bảo vệ bờ cõi.
Theo góc nhìn đó thì cuộc chiến chống Tần chỉ là tạm thắng giai đoạn đầu, chém được tướng Tần, nhưng sau đó đã thua vào tay tướng Tần là Triệu Đà. Lưu ý Triệu Đà đã xâm lấn Âu Lạc ngay trong lúc chưa chính thức lên ngôi và ly khai nhà Tần, chưa lập quốc Nam Việt. Như vậy xét theo quan điểm dân tộc, thì chẳng có sự toàn thắng vẻ vang nào cả, mà chỉ có thắng giai đoạn đầu, và thua toàn cục. Khi nói đến khái niệm "thắng" trong một cuộc kháng chiến thì điều kiện tiên quyết là phải giữ được đất nước, giữ được lãnh thổ, chẳng hạn như cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược năm 1979, cuộc chiến Nguyên Mông thời nhà Trần, trong thời chống Mông Cổ ấy, dù có 3 cuộc chiến khác nhau nhưng nếu quân ta thắng trong cuộc chiến thứ nhất, thứ hai, mà vẫn thua cuộc chiến thứ ba thì không thể coi là toàn thắng.
Đó là 1 trong những câu trả lời cho câu hỏi vì sao chiến công thắng Tần vẻ vang oanh liệt như vậy mà ít thấy đề cập trong các thần tích, ngọc phả, gia phả, truyền thuyết. Ngay cả Sử Ký và Hoài Nam Tử cũng chỉ đề cập tới việc Đồ Tuy bị tử trận và tình trạng quân dân nhà Tần rất khổ sở, chứ không nói cụ thể ai thắng.
Một nguyên nhân quan trọng nữa là thần tích, ngọc phả, sự tích của địa phương nào thì chủ yếu kể lại những câu chuyện diễn ra trên địa phương đó. Hầu hết các mẫu chuyện, giai thoại địa phương mà các sử quan ngày xưa và sử gia ngày nay thu thập, sưu tầm được đều là các giai thoại ở miền Bắc VN, nghĩa là trong vùng cai trị, ảnh hưởng của Hùng Vương và nhà nước Văn Lang. Chính vì vậy mới thấy nhiều câu chuyện kể về thời Hùng Vương của Lạc Việt, mà không thấy các câu chuyện kể của Âu Việt, chỉ khi An Dương Vương nối ngôi Hùng Vương, trị vì trên những vùng đất này, thì mới thấy truyện Thần Kim Quy, Cổ Loa thành, Nỏ thần, Trọng Thủy Mỵ Châu v.v.
Trong thập niên 1960, giới sử học Việt Nam do thủ tướng Phạm Văn Đồng chủ trì, mở "chiến dịch" nghiên cứu quy mô lớn, tìm hiểu về các giai thoại địa phương trong cộng đồng dân tộc miền núi ở vùng Cao Bằng, thì mới phát hiện ra cổ tích "Chín Chúa Tranh Vua" trong cộng đồng người Tày có đề cập đến Thục Chế và Thục Phán. Như vậy, Thục Phán, Dịch Hu Tống, Âu Việt, Bách Việt là nằm ngoài địa phương có các giai thoại dã sử Việt Nam thời cổ đại, do đó các giai thoại đó chỉ thấy chủ yếu nói về Hùng Vương và nước Văn Lang, không thấy nói về những giai thoại, sự kiện, nhân vật ngoài vùng đó, vùng cực bắc VN, hay vùng cực nam, nam Quảng Tây bên TQ.
- ĐVSKTT cho rằng Thục Phán thôn tính nước Văn Lang và thành lập nước Âu Lạc vào khoảng năm 258 TCN, 257 TCN. Như đã dẫn chứng ở trên, các công tác khảo cổ học ngày nay đã ít nhất có 2 chứng minh cho thấy ĐVSKTT không đáng tin lắm về mặt thông tin về thời gian, số năm cụ thể. Việc cho rằng Thục Phán diệt Hùng Vương, cướp nước Văn Lang cũng không phù hợp với nhiều truyền thuyết (ví dụ Sơn Tinh Thủy Tinh và các truyền thuyết đề cập tới việc Hùng Vương nhường ngôi, An Dương Vương tuyên bố giữ nước non của vua Hùng). Đa số các truyền thuyết khác cũng chỉ đề cập tới các trận đánh lẻ tẻ giữa Hùng - Thục, chứ không có quan điểm rằng Thục Phán diệt, cướp, thôn tính Văn Lang xong rồi lập nước Âu Lạc. Về suy luận tuổi tác, nếu cho rằng Thục Phán đã đánh đông dẹp bắc rồi lên ngôi năm 258 TCN thì đến khi mất nước, dù cho theo thuyết nào, thì An Dương Vương cũng đã quá già, khó thể tin rằng có thể cưỡi ngựa phá trùng vây chạy thoát đến tận Nghệ An ngày nay mới tuẫn quốc, như đề cập trong hầu hết các truyền thuyết dân gian, câu chuyện dã sử. Nhất là với trình độ y học, y tế, dinh dưỡng, thuốc men, điều kiện sống, trình độ phát triển trong thời kỳ đó thì lại càng khó tin. Trong khi thời nay với trình độ phát triển y học, y tế, dinh dưỡng, vitamins phát triển sau mấy ngàn năm mà U70 tuổi đã phải nghỉ hưu.
SK của Tư Mã Thiên và Hoài Nam Tử, 2 tài liệu xưa nhất, thì ghi chép rằng Triệu Đà dùng vàng bạc châu báu đút lót, mua chuộc, dụ dỗ các lãnh tụ Âu Lạc, thôn tính nước Âu Lạc. Đoạn chép này chỉ nói là cướp Âu Lạc chung chung, chứ không đề cập cụ thể tới các danh từ Thục Phán hay An Dương Vương. Và 2 tài liệu này đều cho rằng thời gian Âu Lạc bị Triệu Đà thôn tính là khoảng năm 180 TCN, 179 TCN, sau khi nhà Hán đã nhất thống Trung Nguyên. Các sách giáo khoa, sách sử chính thống, các nhà sử học chuyên nghiệp, hiện đại hiện nay ghi theo các tài liệu này vì cho rằng đây là nguồn đáng tin cậy. Nhưng theo thuyết này thì lại không phù hợp với các truyền thuyết dã sử thời An Dương Vương như Rùa Thần, Nỏ Thần, Trọng Thủy Mỵ Châu, mâu thuẫn với thời điểm giảng hòa giữa An Dương Vương và Triệu Đà mà theo cổ sử Việt Nam là khoảng năm 210 TCN. Thuyết này cũng không phù hợp với vấn đề tuổi tác, sức khỏe, nếu đến năm 179 TCN mà còn An Dương Vương thì lúc đó đã quá già, dù theo thuyết nào về thời điểm lập quốc của Âu Lạc thì cũng là quá già, không hợp lý lắm.
Cách giải thích nghe ổn thỏa nhất chỉ có thể là An Dương Vương đúng là bị thua về tay Triệu Đà vài năm sau giảng hòa. Nhưng thắng An Dương Vương không có nghĩa là đã cướp hẳn trọn vẹn được toàn bộ nước Âu Lạc. Lưu ý thời đó Văn Lang - Âu Lạc vẫn có tính sơ khai cát cứ địa phương chứ chưa phải là một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền có tính tập trung cao độ. Lạc Việt bao gồm 15 bộ tộc, Âu Việt bao gồm 10 xứ. Mãi đến khoảng thời gian 180 TCN, 179 TCN, Triệu Đà mới hoàn thành việc thôn tính và bình định Âu Lạc. Điều này cũng phù hợp với những gì ghi trong Sử Ký và HNT, trong giai đoạn đó không hề ghi chép là Triệu Đà dùng chiến tranh quy mô diệt An Dương Vương, chiếm đóng Âu Lạc, mà chỉ đề cập đến việc ông ta dùng vàng bạc châu báu để mua chuộc các quan chức, các thế lực ở Âu Lạc.
- Thiền sư Lê Mạnh Thát dựa vào việc Sử Ký Tư Mã Thiên không đề cập đến sự kiện Trọng Thủy Mỵ Châu và đích danh An Dương Vương, liền cho rằng An Dương Vương và câu chuyện Trọng Thủy Mỵ Châu là không có thật, là bắt chước từ một tích khác trong 1 kinh Phật. Lập luận này không thỏa đáng. Thứ nhất, Sử Ký Tư Mã Thiên tuy rất đáng tin, là một nguồn có uy tín cao, có giá trị cao, nhưng nó vẫn chỉ là một bộ sử của người Hán nghiên cứu lịch sử Trung Hoa, chứ trọng tâm trọng điểm của nó không phải là Việt Nam, mà lúc đó các sử quan phong kiến Trung Hoa vẫn xem tứ bề chung quanh là các dị tộc, bộ lạc "man, nhung, di, địch", là các chư hầu, "Phiên quốc", "Phiên bang". Do đó, với góc nhìn từ xa, từ bên ngoài, họ chỉ đề cập qua loa như một yếu tố phụ, chứ không phải là trọng tâm chính, không phải trọng điểm nghiên cứu của họ. Do đó việc Sử Ký của sử quan Tư Mã Thiên không đề cập kỹ càng, rõ ràng, cụ thể, chi tiết, sâu sát đến các sự kiện lịch sử nước ta là chuyện dễ hiểu.
Thứ hai, những giai thoại đúc kết từ các sự kiện có thật về chuyện 2 nhà, 2 nước thông hôn, sau đó trở mặt đem quân đánh nhau là chuyện rất bình thường, xảy ra rất nhiều trong lịch sử phong kiến cả thế giới. Ngay trong lịch sử Việt Nam thời kỳ khác cũng có giai thoại tương tự: Giai thoại Nhã Lang - Cảo Nương, Triệu Quang Phục gả Cảo Nương cho hoàng tử Nhã Lang, con trai của Lý Phật Tử, kết quả bị Lý Phật Tử phản phé bất ngờ đánh bại. Đây là một thực tế thời phong kiến giữa các vương tôn quý tộc vua chúa với nhau, chuyện 2 nhà Thục - Triệu thông gia rồi Triệu lật lọng thất hứa đem quân đánh thì không phải là chuyện quá khó tin hay không thể xảy ra.
Kết hợp có chọn lọc:
- Kết hợp 3 thuyết: Có chiến tranh Hùng - Thục. Thục Phán có ép Hùng Vương nhường ngôi. Có áp lực của giặc Tần và nhu cầu đoàn kết chống Tần.
- Kết hợp 2 thuyết về thời kỳ thành lập Âu Lạc: Hùng - Thục vốn có đánh lớn dằng dai liên tục từ khoảng 40 năm trước khi quân Tần xâm lăng. Khoảng 40 năm sau, để chống Tần, Âu Việt - Lạc Việt liên hiệp lại thành 1 nước thống nhất do Thục Phán An Dương Vương lãnh đạo.
- Kết hợp 2 thuyết về thời kỳ mất nước Âu Lạc: Trúng kế ở rể, vua An Dương bị Triệu Đà đánh bại trong những năm cuối nhà Tần và trước chiến tranh Hán - Sở. Nhưng đến sau chiến tranh Hán - Sở đã lâu thì mới hoàn thành bình định phương Nam.
Tổng hợp, xâu chuỗi, và sử thi hóa giả thuyết: (thông tin nào còn tồn nghi, đáng ngờ, cần xem xét thêm thì mình đánh dấu hỏi ở kế bên)
Khoảng năm 258, 257 TCN, liên minh bộ lạc Âu Việt, nước Nam Cương (?) với 10 xứ mường do vua Thục tên là Chế lãnh đạo đã giành được ưu thế lớn trước nước Văn Lang của dân tộc Lạc Việt, gồm 15 bộ tộc do vua Hùng thời thứ 18 của bộ tộc ở Phong Châu lãnh đạo. Hai bên vốn đã đánh nhau lâu nay nhưng mãi đến lúc này, với tài lãnh đạo của Thục Chế (?) thì Âu Việt mới giành được ưu thế lớn. Tuy nhiên, vua Hùng và những Lạc Hầu, Lạc Tướng, Quan Lang trung thành vẫn cầm cự, chưa bị thua hẳn.
Gần 40 năm sau, năm 221 TCN, Doanh Chính gồm thâu 6 nước, nhất thống Hoa Hạ. 3 năm sau, năm 218 TCN, Thủy Hoàng Đế bắt đầu công cuộc bành trướng khu vực, phái Mông Điềm đánh Hung Nô ở phía Bắc và xây Vạn Lý Trường Thành để phòng ngự vó ngựa Hung Nô. Phía Nam, Tần Thủy Hoàng cử 5 đạo quân Nam chinh, mỗi đạo 10 vạn quân, tổng cộng 50 vạn quân tiến hành bành trướng xuống Nam, diệt Bách Việt, mở rộng lãnh thổ.
Nhiều dân tộc, bộ tộc, bộ lạc trong khối Bách Việt vì sự sinh tồn của mình, đã liên minh lại chống quân viễn chinh Tần, trong đó có cả Lạc Việt và Âu Việt (Tây Âu). Tuy nhiên sau đó lần lượt nhiều bộ tộc trong Bách Việt như Câu Ngô Việt, Ư Việt (hậu duệ của nước Ngô và nước Việt thời Xuân Thu), Dương Việt, Nam Việt (bộ tộc), Điền Việt, Mân Việt, Sơn Việt, Dạ Lang Việt v.v. đều bị chinh phục chỉ còn lại bộ tộc Âu Việt và dân tộc Lạc Việt.
Trong cuộc chiến này, vua Thục tên Phán (lúc này đã thay chế Thục Chế?) cùng thủ lĩnh Dịch Hu Tống, là 1 trong những thủ lĩnh sáng giá trong 10 xứ mường của Âu Việt lãnh đạo kháng chiến. Âu Việt chiến đấu tiên phong, trực diện với sự hậu thuẫn của Văn Lang - Lạc Việt phía sau. Hùng Vương ở Phong Châu cũng thừa biết nếu quân Tần vượt qua Thục Phán và Âu Việt thì mình cũng sẽ lâm nguy. Vì sinh tồn, 2 tộc đã liên kết lại cùng chống ngoại địch từ phương Bắc.
Cuộc chiến giằng co 4 năm, năm 214 TCN, nhờ chiến thuật du kích, tận dụng ưu thế địa lợi, rừng núi, thủy thổ làm cho giặc đổ bệnh, mẹo "vườn không nhà trống", đánh lén ban đêm v.v., và nhờ tài lãnh đạo của Thục Phán, tài thao lược của Cao Lỗ, vũ dũng của ông Trọng (?) mà liên quân Bách Việt do Âu Việt lãnh đạo đã tạm thắng trong giai đoạn này, giết được Đồ Tuy, chém hàng vạn quân địch, tuy nhiên thủ lĩnh Dịch Hu Tống của người Việt cũng bị tử trận.
Ngay sau đó, nhà Tần cử 2 tướng tài là Nhậm Hiêu (Nhâm Ngao) và Triệu Đà đem quân tiếp viện và thay thế Đồ Tuy, chiến tranh tiếp diễn rồi tạm ngừng. Nhậm Hiêu và Triệu Đà chia nhau bình định và cai quản những vùng mà người Tần đã chiếm.
Sau 4 năm kháng chiến chống Tần, Đồ Tuy và thủ lĩnh Dịch Hu Tống tử trận, thủ lĩnh anh hùng Thục Phán với uy tín từ việc đồng lãnh đạo cuộc chiến với Dịch Hu Tống, là thủ lĩnh sáng giá thứ hai sau Dịch Hu Tống, đã được 9 xứ mường của bộ tộc Âu Việt bầu lên làm thủ lĩnh tối cao để lo việc thống nhất, đoàn kết các bộ tộc người Việt còn sót lại cùng nhau đối phó với hiểm họa lớn này. Ngoài những người Âu Việt và những người Bách Việt tỵ nạn thì việc Thục Phán làm thủ lĩnh, lãnh đạo tối cao để bảo vệ phương Nam trước họa Bắc xâm cũng được nhiều người Lạc Việt, nhiều bộ tộc và thế lực trong nước Văn Lang ủng hộ. Theo đó, Thục Phán đã dùng uy thế và sức mạnh của phe mình áp lực Hùng Vương phải nhường ngôi, nhưng Hùng Vương bác bỏ.
Trước khi quân Tần xâm lược thì Thục Phán đã cầu hôn với mị nương Ngọc Nga nhưng Hùng Vương gả nàng cho chàng Tuấn, 1 thủ lĩnh, thổ hào hùng cứ quanh dãy núi Tản Viên. Vì vụ này mà quân đội của Thục Phán đã có những xung đột lẻ tẻ với quân đội Văn Lang và quân Tản Viên, cho đến khi nhà Tần bắt đầu cuộc Nam xâm thì xung đột vũ trang mới chấm dứt, các bên giảng hòa, hơn nữa Tuấn còn khuyên bố vợ nhường ngôi cho Thục Phán, bởi vì Hùng Vương lúc đó đã bắt đầu già yếu, không tài giỏi và có tư cách lãnh đạo bằng Thục Phán, và không có đứa con nào khả dĩ nối ngôi (?).
Vì Hùng Vương không chịu nhường ngôi, Thục Phán hợp tác với Cao Lỗ, nội công ngoại kích bất ngờ vào ban đêm khi Hùng Vương đang ngủ vùi sau tiệc rượu, Cao Lỗ làm nội ứng, mở cửa thành phía sau cho quân của Thục Phán tràn vào khống chế và làm chủ tình thế. Trước tình thế đó, Hùng Vương đành phải nhường ngôi, Thục Phán tuyên bố sẽ bảo vệ nước của vua Hùng, bảo vệ thần dân Lạc Việt và Âu Việt, sát nhập 2 tộc lại thành nước Âu Lạc, lên ngôi vua, xưng là An Dương Vương. Việc nhất thống này cũng cần thiết trước hiểm họa Nhậm Hiêu, Triệu Đà và quân Tần vẫn đang rình rập từ phía Bắc.
Sau khi thống nhất Âu Lạc, vua An Dương đã sở hữu nhiều kho với số lượng lớn cung nỏ, vũ khí tầm xa, nhất là nỏ, vốn là vũ khí rất mạnh đặc trưng của các dân tộc ở Bắc Việt Nam và Nam Trung Hoa lúc đó, thuận lợi cho chiến tranh du kích, phục kích bắn tỉa. Vua giao cho mưu sĩ là Kim Quy và Lạc hầu Cao Lỗ lo việc phát triển công nghệ, chế tạo, cải tiến nỏ, vũ khí chiến lược của Âu Lạc Việt, để chuẩn bị chống Tần một khi Triệu Đà phát động tấn công (nhà Tần là bên tự ngừng chiến và chưa có thỏa thuận nào về kết thúc chiến tranh). Kim Quy và Cao Lỗ phát triển, nâng cấp một bộ phận nỏ thường lên nỏ thần (nỏ liễu, nỏ liễn, nỏ liên châu), loại nỏ 1 phát có thể bắn được nhiều mũi tên, để lấp đi khuyết điểm quân ít, thiếu thốn xạ thủ. Nỏ của Âu Lạc bắn xa hơn, bắn mạnh hơn, tốt hơn, bền hơn và hiện đại hơn nỏ Tần. Các đội quân bắn nỏ của Âu Lạc cũng tinh nhuệ, thiện chiến, bắn chính xác hơn quân Tần.
An Dương Vương cũng cho xây đắp thành Loa, kiên cố hơn, to hơn nhiều, và có tác dụng phòng giữ cao hơn nhiều so với các thành nhỏ của Hùng Vương trước đây. Đây là công trình phòng thủ quân sự đầu tiên, một thành trì đầu tiên của tộc Việt mang tầm vóc kinh đô. Do bị ảnh hưởng từ công cuộc xây Vạn Lý Trường Thành ngăn Hung Nô của Tần Thủy Hoàng, một sự kiện lớn và nổi tiếng thời đó, nên vua An Dương cũng muốn xây Loa thành để chống thù trong giặc ngoài (các thế lực còn trung thành với cựu triều bên trong và giặc Tần bên ngoài).
Tuy nhiên, do đây là một cuộc hợp nhất không suông sẻ lắm, nhiều người còn chưa phục, nên các thế lực chống đối cũng thường nổi lên quấy rối công cuộc xây Loa thành, tuy củng cố phòng ngự quân sự để đề phòng giặc Tần nhưng cũng làm khổ sức dân, lao động cưỡng ép, và vô tình làm rõ sự phân chia giai cấp, tự cô lập, xa dân, tạo nên một bức tường tinh thần ngăn cách giữa đồng bào và chế độ mới.
Trong vòng 4 năm sau đó, thỉnh thoảng Triệu Đà mở những chiến dịch tấn công, nhưng nhờ có nỏ tốt, nỏ liên châu, các xạ thủ bắn nỏ tinh nhuệ nên quân Âu Lạc đều đánh đuổi được giặc. Năm 210 TCN, Triệu Đà dùng kế thông gia, mỹ nam kế (?), đề nghị giảng hòa. An Dương Vương lúc này không còn trẻ nữa, sức khỏe bắt đầu bất ổn, thường xuyên đau bệnh, không còn hùng tâm tráng chí như 4 năm trước. Ông đã mệt mỏi vì chiến họa, nên đã chấp nhận hòa hiếu.
Sự kiện này bị đông đảo thần dân phản đối, các đại thần khuyên can. Một là do tinh thần chống Tần, bài Tần, lòng căm thù giặc khi đó của nhân dân ta. Hai là những người sáng suốt ngờ ngợ nhận ra ý đồ gián điệp của Triệu Đà, hay ít nhất là cảm nhận ra bằng trực giác, thấy có gì đó không đúng, không ổn, vì sao địch đang trên thế mạnh, trên thế công, mà lại chấp nhận hòa lại còn chấp nhận gởi con trai đến làm con tin, không bình thường, không hợp tình lý. Ba một bộ phận bảo thủ, chủ chiến trong phe quân đội, thấy cái gì liên quan đến Tần là không muốn dây vào, cái gì liên quan đến hòa là phản đối, tiếc cho mị nương Mỵ Châu, không muốn một tài nữ xinh đẹp phải gả cho một tên giặc cướp ác ôn, xấu xa, hoặc đơn giản là không muốn mất thân phận, đường đường là một nhà vua lại đi thông gia với một viên tướng, viên quan (Triệu Đà lúc này chưa lên ngôi hoàng đế, chưa thành lập nước Nam Việt, trên danh nghĩa vẫn là thần tử của triều Tần).
Có nhiều lý do để phản đối như vậy nên đa số đều phản đối, khuyên can gay gắt, quyết liệt. Nhưng vua lúc này không còn sáng suốt, minh mẫn như xưa, chỉ nghĩ đơn giản rằng vừa được thanh bình, vừa được thêm một con tin ở rể, không mất gì, giả dụ địch trở mặt thì cứ đánh lại thôi, không sao đâu v.v. nên bỏ mặc mọi lời khuyên, mọi can gián, một mình quyết định. Các trung thần can vua mãi không được nên đã bất bình, bi phẫn, dần chán nản bỏ đi hết.
Triệu Đà gởi Trọng Thủy sang ở rể theo phong tục mẫu hệ của Âu Việt và Lạc Việt. Trong thời gian trong thành Loa, Trọng Thủy đã hoạt động tình báo, thu thập thông tin về nỏ liên châu hiện đại của Âu Lạc, địa điểm các kho nỏ, tên, khuyết điểm của các đơn vị quân đội bắn nỏ, địa hình, nhân tâm, tình hình triều đình Âu Lạc v.v. Triệu Đà đồng thời bỏ ra vàng bạc châu báu để mua chuộc các thế lực, thị tộc, bộ tộc, đồng minh chung quanh Âu Lạc, các lạc hầu, lạc tướng của Âu Lạc, ly gián vua tôi. Triệu Đà và Trọng Thủy đã dèm pha và ly gián thành công An Dương Vương với Cao Lỗ, khiến Cao Lỗ và những người tận trung cuối cùng của vua cũng phải chán nản bỏ đi, nhà nước Âu Lạc không còn lại bao nhiêu người tài.
Cùng thời gian này, bên Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng đã từ lâu đã thường xuyên uống vào những "linh đan" làm bằng các viên ngọc, kim cương, đá quý nghiền thành bột của bọn đạo sĩ xôi thịt nên bệnh ngày càng nặng. Trong khi đi tuần du phía Đông, đến đất Sa Khâu thì bệnh chết. Trung xa phủ lệnh, hoạn quan Triệu Cao muốn chuyên quyền, nên không muốn vương tử Phù Tô (là người trung nghĩa, hiếu thuận, yêu dân, có tài quân sự, có năng lực chính trị) lên ngôi, nên đã dụ vương tử Hồ Hợi, em trai của Phù Tô cùng đồng lõa giả truyền lệnh bức tử Phù Tô và danh tướng Mông Điềm, và giả di chiếu cho Hồ Hợi (là kẻ tiểu nhân, tàn bạo, ngu dốt, háo sắc, ăn chơi rượu chè) lên ngôi. Triệu Cao chọn Hồ Hợi trong nhiều con trai của Tần Thủy Hoàng là để dễ bề lung lạc, điều khiển, sử dụng hắn như một hoàng đế bù nhìn, để thỏa khát vọng quyền lực. Triệu Cao là thầy đã dạy dỗ Hồ Hợi từ nhỏ. Hồ Hợi lên ngôi hoàng đế.
1 năm sau, năm 209 TCN, bên Trung Hoa, Trần Thắng với sự phò trợ của Ngô Quảng nổi lên khởi nghĩa phản Tần. Trần Thắng dùng những thủ đoạn tuyên truyền mê tín dị đoan để quảng bá cho "chân mệnh đế vương" của mình. Binh sĩ ban đầu chỉ có vài trăm nông dân, dùng tầm vông vạt nhọn, gậy gộc, các loại vũ khí bằng gỗ để chiến đấu, sau đó mới cướp vũ khí của quan binh, lực lượng, phong trào và địa bàn ngày càng mở rộng và lan tỏa. Tới năm 208 TCN, nghĩa quân nông dân của Trần Thắng mới bị dẹp hoàn toàn.
Một hai năm sau, sau khi Cao Lỗ đã bỏ đi, dò biết Âu Lạc không có chế độ kiểm tra chất lượng vũ khí, và dò biết kho nỏ nào không được dùng để luyện bắn, Trọng Thủy cho người bí mật tráo hàng giả, hầu hết các lẫy nỏ đều hỏng không dùng được, dự trữ trong các kho đó. Đến khi quân Tần - Triệu tràn sang đánh, Âu Lạc không còn người tài, An Dương Vương già yếu không còn hùng phong như xưa, dân khí, sĩ khí ì ạch, biếng nhác không còn nhiệt huyết với việc binh đao chinh chiến như trước, và quan trọng nhất là vũ khí chiến lược nỏ liên châu đã bị vô hiệu hóa bất ngờ, đa số nỏ thần định sử dụng trong lúc khẩn cấp nhất lại bị hỏng, không sử dụng được, đã khiến lòng quân sa sút tinh thần nghiêm trọng, dẫn tới tình trạng loạn trại, vỡ trận hàng loạt, binh bại như núi đổ. Vua An Dương phải cưỡi ngựa chở mị nương Mỵ Châu mở đường máu đào vong, không còn bao nhiêu tàn quân.
Cao Lỗ và nhiều cựu thần mộ quân đến cứu, nhiều thổ hào, sứ quân, nghĩa quân đem quân đến cứu nhưng không kịp. Trước đó nhiều bộ tộc, bộ lạc phần vì bất mãn với An Dương Vương, phần vì được Triệu Đà hối lộ lễ vật, mua chuộc, nên đã tự thủ bàng quan mặc cho quân Tần - Triệu truy kích. Mỵ Châu ngây thơ nghe lời Trọng Thủy dặn rút lông ngỗng trên áo rải trên đường khi chạy chậm hoặc dừng chân nghỉ ngơi để Trọng Thủy dễ tìm tới, vợ chồng đoàn tụ, do đó quân địch cứ tìm theo dấu vết mà dễ dàng truy đuổi. Khi chạy đến vùng Nghệ An ngày nay mà quân giặc vẫn ồ ạt đuổi theo, không tài nào thoát khỏi, vua phát hiện ra, tra hỏi hiểu ra thì bi phẫn, uất hận, chém con gái cho khỏi bị quân giặc làm nhục, rồi trầm mình xuống biển tự sát. An Dương Vương bị Triệu Đà đánh bại, để lại một mối di hận không phai.
Cùng khoảng thời gian, thừa tướng Lý Tư bị Triệu Cao dèm pha, hãm hại và bị Tần Nhị Thế xử tử. Khoảng 1 năm sau, năm 207 TCN, Tần Nhị Thế Hồ Hợi bị Triệu Cao ép chết trong Vọng Di Cung, rồi đưa em trai của Tần Thủy Hoàng là Tử Anh lên ngôi, ngay sau đó Tử Anh bày kế giết Triệu Cao. 1 năm sau, năm 206 TCN, Tử Anh đầu hàng Lưu Bang, bị Lưu Bang đem giao cho Hạng Vũ và bị Hạng Vũ xử chết. Nhà Tần chính thức sụp đổ. Chiến tranh Hán - Sở giữa hai lãnh tụ Lưu Bang và Hạng Vũ sau đó diễn ra ác liệt.
2 năm sau, năm 204 TCN, Triệu Đà lên ngôi và thành lập nước Nam Việt, chính thức ly khai khỏi Trung Nguyên. 2 năm sau, năm 202 TCN, Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ và thống nhất Trung Quốc. 23 năm sau, năm 179 TCN, các thế lực phản kháng phần bị Triệu Đà thuyết phục, hối lộ, dụ dỗ, mua chuộc, chiêu an, chiêu hàng, giảng hòa, phần bị tiêu diệt, nước Âu Lạc hoàn toàn bị Triệu Đà bình định và thôn tính. Triệu Đà và triều đình Nam Việt hoàn thành việc đánh dẹp. Mở đầu đêm dài Bắc thuộc cho đến khi Ngô Vương Quyền giành lại hoàn toàn độc lập tự chủ.
Vài góp ý về phương pháp nghiên cứu:
Đương nhiên dù giả thuyết có hợp tình hợp lý, có thấy logic đến thế nào thì cũng không thể được coi là giả thuyết cuối cùng, giả thuyết duy nhất đúng. Bởi vì có rất nhiều vấn đề cần tiếp tục được xem xét, tìm hiểu, nghiên cứu thêm.
Mình có 3 đề xuất: Một là nên mở rộng việc tìm tòi các truyền thuyết cổ từ các dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Những thông tin quý báu về bộ Nam Cương, về 9 xứ mường, về chúa Thục (Thục Chế), Thục Phán, 9 chúa tranh vua v.v. sẽ không được phát hiện nếu lúc đó ta không tận lực tìm hiểu truyền thuyết dân gian của người Tày, và truyền thuyết địa phương ở Cao Bằng.
Hai là nên mở rộng địa bàn tìm kiếm các truyền thuyết địa phương, các sự tích dân gian địa phương, các ngọc phả trong các đền thờ địa phương ở tất cả các khu vực nào đã từng chịu sự ảnh hưởng của Lạc Việt, Âu Việt, và cả Bách Việt, gồm ở Bắc Việt Nam và Nam Trung Hoa, nhất là ở Quảng Tây, Trung Quốc. Việc tìm kiếm ở phía nam Trung Hoa có thể hợp tác với các nhà sử học Trung Quốc, nhất là giới nghiên cứu địa phương, và các nhà sử học đặc biệt nghiên cứu chuyên sâu về các địa phương cực nam này.
Ba là nên hợp tác, phối hợp chặt chẽ với đông đảo giới khoa học lịch sử quốc tế, với các sử gia, các nhà nghiên cứu người Việt hải ngoại, Trung Quốc, Đài Loan, Nga, Pháp, Mỹ, Nhật, phương Tây. Đặc biệt là với Trung Quốc và Đài Loan, giới sử học Trung Quốc muốn tìm hiểu đầy đủ về lịch sử Trung Hoa thì đương nhiên phải tìm hiểu phía nam Trung Quốc, bao gồm địa bàn cũ của người Bách Việt, Âu Việt. Giới sử học Đài Loan muốn nghiên cứu đầy đủ và chính xác về nguồn gốc Bách Việt của các dân tộc bản địa ở đảo Đài Loan thì cũng phải tìm hiểu về Bách Việt. Các nhà nghiên cứu sử của phương Tây thì đáng tin vì trong những nghiên cứu cổ sử, họ không bị bó buộc bởi tư tưởng sô-vanh và lợi ích chủ quyền dân tộc, nên thường khách quan, trung lập hơn. Nói chung, giới nghiên cứu ở nước ngoài có điều kiện để tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến phục vụ cho công tác khảo cổ, nghiên cứu sử tốt hơn, nhất là giới sử học, khảo cổ học, khoa học ở Trung Quốc, Nhật, Mỹ, phương Tây.
Thiếu Long
Triệu Đà (chữ Hán phồn thể: 趙佗, giản thể: 赵佗; 257 TCN[1] hoặc 239 TCN - 137 TCN), tức là Triệu Vũ Đế (趙武帝), Nam Việt Vũ Vương (南越武王) và Nam Việt Vũ Đế (南越武帝), là vua nhà Triệu nước Nam Việt (207 TCN - 136 TCN)
Triệu Đà là vua thứ nhất của nước Nam Việt, trị vì khoảng từ năm 207 trước Công Nguyên đến năm 136 trước Công Nguyên, xưng là Nam Việt Vũ Vương hay là Nam Việt Vũ Đế.
Năm mất của Triệu Đà được các nguồn sử liệu thống nhất là 136 TCN. Về năm sinh của Triệu Đà, các nguồn tài liệu đề cập khác nhau. Đại Việt sử ký toàn thư của Việt Nam chép rằng ông sinh năm 256 TCN, tức là thọ 121 tuổi .
Các nhà nghiên cứu hiện nay lại căn cứ theo một dòng trong Hán thư của Ban Cố cho biết ông tham gia nam chinh từ năm 20 tuổi và đó là thời điểm 13 năm trước khi Lưu Bang thành lập nhà Hán (202 TCN), tức là ông sinh năm 235 TCN và tham gia nam chinh từ năm 215 TCN, năm 214 TCN được Tần Thủy Hoàng phong huyện lệnh Long Xuyên Theo giả thuyết này, Triệu Đà thọ 99 tuổi.
Sau khi thống nhất 7 nước, Tần Thuỷ Hoàng bắt tay bình định vùng đất Bách Việt ở Lĩnh Nam.
Năm 218 trước Công Nguyên, Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư (屠睢) làm chủ tướng, chỉ huy 50 vạn quân đi bình định miền Lĩnh Nam. Khi Đồ Thư chiếm được vùng đất Lĩnh Nam, Tần Thủy Hoàng lập nên 3 quận là Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (đông bắc Quảng Tây) và Tượng quận. Đồ Thư chiếm được nhiều đất đai nhưng cuối cùng bị tử trận.
Tần Thủy Hoàng sai Nhâm Ngao (壬嚣) cùng Triệu Đà đến cai trị vùng Lĩnh Nam. Nhâm Ngao làm Quận úy quận Nam Hải. Nam Hải gồm 4 huyện Bác La, Long Xuyên, Phiên Ngung và Yết Dương; trong đó huyện Long Xuyên có vị trí quan trọng nhất về địa lý và quân sự, được giao dưới quyền Triệu Đà làm Huyện lệnh.
Sau khi tới thủ phủ Long Xuyên nhậm chức, Triệu Đà áp dụng chính sách "hoà tập Bách Việt" đồng thời xin Tần Thủy Hoàng di dân 50 vạn người từ Trung Nguyên đến vùng này, tăng cường chính sách "Hoa Việt dung hợp" (hòa lẫn người Hoa Hạ và người Lĩnh Nam).
Năm 208 TCN, Quận uý Nam Hải là Nhâm Ngao bị bệnh nặng, trước khi chết cho gọi Triệu Đà đang tạm thời làm Huyện lệnh Long Xuyên đến, dặn dò đại ý rằng:
Không lâu, Nhâm Ngao chết, Triệu Đà gửi lệnh đến quan quân các cửa ngõ Lĩnh Nam, canh giữ phòng chống quân đội Trung nguyên xâm phạm, và nhân dịp đó, giết hết những quan lại nhà Tần bổ nhiệm ở Lĩnh Nam, cho tay chân của mình thay vào những chức vụ đó.
Sử sách ghi chép không thống nhất về việc Triệu Đà đánh chiếm Âu Lạc, cả về cách đánh lẫn thời gian và địa lý.
Sử ký Tư Mã Thiên ghi chép vắn tắt rằng Triệu Đà dùng tài ngoại giao và đút lót mua chuộc các thủ lĩnh Tây Âu Lạc (phía Tây nước Âu Lạc cũ) mà thu phục vùng này vào thời điểm "sau khi Lã hậu chết" (năm 180 TCN). Các sách giáo khoa tại Việt Nam hiện nay đều thống nhất lấy thời điểm ước lệ này trong Sử ký và lấy năm ngay sau 180 TCN là 179 TCN (Xem mục về Niên đại và tư liệu ở dưới).
Lần xâm phạm đầu tiên, Triệu Đà đóng quân ở núi Tiên Du (thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay) giao chiến với An Dương Vương bị thất bại và bỏ chạy. Triệu Đà lập mưu gả con trai là Trọng Thủy cho con gái An Dương Vương là Mỵ Châu để do thám bí mật về bố phòng quân sự của Âu Lạc để tiếp tục tiến hành âm mưu xâm lược.
Sau khi kết thông gia, An Dương Vương lập ranh giới từ Bình Giang (nay là sông Đuống) trở lên phía Bắc thuộc quyền cai trị của Triệu Đà, trở về phía Nam thuộc quyền cai trị của An Dương Vương
Năm 208 TCN, Triệu Đà đánh thắng Âu Lạc của An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào quận Nam Hải, lập nước Nam Việt. Theo truyền thuyết, sau khi nghe tin Mỵ Châu bị An Dương Vương giết, Trọng Thủy nhảy xuống giếng tự vẫn để trọn tình với vợ là Mỵ Châu.
Năm 207 TCN, Triệu Đà cất quân đánh chiếm quận Quế Lâm, Tượng quận; tự xưng "Nam Việt Vũ Vương".
Năm 206 TCN, nhà Tần diệt vong.
Nước Nam Việt bấy giờ, bao gồm từ núi Nam Lĩnh , phía tây đến Dạ Lang phía nam đến dãy Hoành Sơn , phía đông đến Mân Việt. Thủ đô nước Nam Việt lúc ấy là thành Phiên Ngung, tức thành phố Quảng Châu ngày nay.
Một số tài liệu nghiên cứu ngày nay cho rằng vùng đất miền Bắc Việt Nam bây giờ nằm trong quận Tượng 象郡 của nước Nam Việt lúc đó.
Trải qua chinh chiến, Lưu Bang đã lập được chính quyền nhà Tây Hán (202 TCN), bình định Trung Nguyên, bao gồm cả thế lực thu phục được của Hạng Vũ.
Lưu Bang quyết định không lấy chiến tranh đối phó với nước Nam Việt để
dân chúng Trung nguyên khỏi mất người mất của sau bao năm loạn lạc.
Năm 196 TCN, Hán Cao Tổ Lưu Bang sai quan đại phu Lục Giả đi sứ đến nước Nam Việt khuyên Triệu Đà quy phục nhà Hán.
Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép:
Lã Hậu bèn sai đại tướng Long Lư hầu là Chu Táo đi đánh Triệu Đà. Quân lính Trung Nguyên không quen khí hậu nóng nực và ẩm thấp miền nam, ùn ùn đổ bệnh, ngay dãy núi Ngũ Lĩnh cũng chưa đi qua nổi. Một năm sau, Lã Hậu chết, mưu đồ đánh Triệu Đà của quân nhà Hán bỏ hẳn.
Lúc đó Triệu Đà dựa vào tiếng tăm tài quân sự của mình lừng lẫy cả vùng Lĩnh Nam, lại nhờ tài hối lộ của cải, làm cả Mân Việt và phía Tây nước Âu Lạc cũ ùn ùn quy thuộc Nam Việt. Lúc ấy nước Nam Việt bành trướng đến mức cực thịnh. Triệu Đà bắt đầu lấy tên uy Hoàng Đế mà ra lệnh ra oai, thanh thế ngang ngửa đối lập với nhà Hán.
Năm 179 TCN, vua Hán sai người tu sửa mồ mả cha ông Triệu Đà, cắt đặt hàng năm đúng ngày thờ cúng, ban thưởng chức vụ và của cải cho bà con Triệu Đà còn ở trong đất Hán. Nghe thừa tướng Trần Bình tiến cử, Lưu Hằng sai Lục Giả, người từng được Hán Cao Tổ sai sứ đi Nam Việt nhiều lần, làm chức Thái Trung Đại Phu, lại đi thuyết phục Triệu Đà quy Hán. Lục Giả đến Nam Việt, lại trổ tài thuyết phục Triệu Đà. Triệu Đà nghe thuyết phục phải trái hơn thiệt, quyết định bỏ danh hiệu Đế, quy phục nhà Hán (nhưng vẫn tiếm hiệu xưng Hoàng Đế ở trong nước Nam Việt). Nhân đó, Triệu Đà viết thư nhờ Lục Giả gửi cho vua Hán, rằng:
Hán Cảnh Đế, Triệu Đà một mực xưng thần, hàng năm cứ mùa Xuân và mùa Thu, đều đưa đoàn sứ đến Trường An triều cống hoàng đế nhà Hán, chịu mệnh lệnh làm chư hầu (trên danh nghĩa) của nhà Hán. Năm 137 TCN, Nam Việt Vương Triệu Đà qua đời, sống được ước chừng hơn trăm tuổi (theo Đại Việt Sử ký Toàn thư là 121 tuổi), chôn ở Phiên Ngung (tức thành phố Quảng Châu ngày nay).
Triệu Đà chết đi, con cháu tiếp tục được 4 đời vua Nam Việt, cho đến năm 111 trước Công Nguyên mới bị nhà Hán chiếm.
Nhiều nơi ở miền Bắc Việt Nam và miền Nam Trung Quốc có đền miếu thờ cúng ông:
Các sách giáo khoa tại Việt Nam hiện nay căn cứ theo tư liệu của Sử ký để lấy năm 179 TCN. Có lẽ vì Sử ký ra đời chỉ một vài chục năm sau khi nước Nam Việt mất nên đây được coi là nguồn tài liệu đáng tin cậy hơn.
Sử cũ theo cách nói của truyền thuyết về chuyện nỏ thần và việc làm rể của Trọng Thủy nhằm đánh cắp nỏ thần, quyết định việc mất còn của Âu Lạc. Đại Việt Sử ký Toàn thư chép y nguyên như truyền thuyết cho rằng sau khi chiếm được Âu Lạc, Thủy thấy vợ chết bèn chết theo. Tuy nhiên, cũng Đại Việt Sử ký Toàn thư, lại chép con Thủy là Triệu Hồ nối ngôi Triệu Đà năm 137 TCN, Hồ chết năm 124 TCN thọ 52 tuổi, tức là sinh năm 175 TCN, sau khi Thủy chết tới 33 năm! Như vậy các sử gia phong kiến đã lầm lẫn tình tiết này. Dù theo thuyết của Sử ký cho rằng phía Tây nước Âu Lạc mất năm 179 TCN đi nữa thì khoảng cách giữa khi Trọng Thủy chết với thời gian Triệu Hồ sinh ra vẫn là 4 năm. Các nguồn tài liệu có nhắc đến Thủy (trừ Sử ký) đều nói Hồ là con Thủy nhưng không nhắc đến người con trai nào khác của Triệu Đà. Do đó, việc các nhà nghiên cứu nghi ngờ Trọng Thủy chết theo vợ là hoàn toàn có cơ sở. Có lẽ đó là lý do khiến các sách Việt sử tiêu án và Khâm định Việt sử thông giám cương mục (viết sau Đại Việt Sử ký Toàn thư) chỉ nhắc tới việc Trọng Thủy làm rể mà không nhắc tới việc Thủy chết theo Mỵ Châu.
An Dương Vương (257 TCN-208 TCN)
An Dương Vương
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đối với các định nghĩa khác, xem An Dương Vương (định hướng).
An Dương Vương | ||
---|---|---|
Tượng An Dương Vương ở quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
|
||
Vua Âu Lạc | ||
Tại vị | 257 TCN - 208 TCN / 208 TCN - 179 TCN[1] | |
Tiền nhiệm | không có | |
Kế nhiệm | triều đại sụp đổ | |
Thông tin chung | ||
Hậu duệ |
|
|
Tên đầy đủ | Thục Phán | |
Thụy hiệu | An Dương Vương | |
Thân phụ | Thục Chế (theo truyền thuyết) | |
Sinh | không rõ | |
Mất | 208 TCN / 179 TCN |
Niên đại trị vì của An Dương Vương được các tài liệu ghi khác nhau. Sử cũ như Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục cho rằng thời gian ông làm vua kéo dài 50 năm, từ 257 TCN đến 208 TCN[3].
Các sử gia hiện đại căn cứ vào Sử ký Tư Mã Thiên là tài liệu gần thời đại nước Âu Lạc nhất, cho rằng An Dương Vương và nước Âu Lạc tồn tại từ khoảng 208 TCN đến 179 TCN, tức là gần 30 năm
Nguồn gốc
Người Âu Việt phía bắc Lạc Việt
Cùng tồn tại ở vùng Bắc Bộ Việt Nam và phía Tây tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) vào thời kỳ Hồng Bàng, có các bộ tộc Âu Việt sống xen kẽ với người Lạc Việt. Hai bộ lạc này từ lâu đã có quan hệ gần gũi với nhau.Vào cuối thế kỉ thứ III TCN, vua Hùng thứ 18 không lo đến đời sống của nhân dân nữa. Trong khi đó, quân Tần đã nhắm đến nước Việt từ trước, đợi thời cơ này, Tần Thủy Hoàng cho quân xuống đánh xuống để mở rộng bờ cõi[cần dẫn nguồn]. Cuộc kháng chiến bùng nổ. Dù thủ lĩnh Âu Việt bị giết nhưng nhân dân Âu Việt-Lạc Việt vẫn không chịu đầu hàng. Rồi họ quyết định bầu Thục Phán lên làm tướng. Sau khi kháng chiến thắng lợi,nhân đó, năm 207 TCN Thục Phán buộc Hùng Vương nhường ngôi. Hai vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt sinh sống được hợp nhất thành nước Âu Lạc. Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, đóng đô tại Phong Khê (nay là vùng Cổ Loa, huyện Đông Anh-Hà Nội). Ca dao:-
-
-
- Ai về qua huyện Đông Anh
-
- Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục vương...
-
Con cháu nước Thục ở Trung Hoa
Có thuyết cho rằng gia đình Thục Phán là hậu duệ của các vua Khai Minh nước Thục thời Chiến Quốc, chạy về phía Nam để tránh bạo loạn vào cuối thời Chiến Quốc và khi nhà Tần nổi lên. Thục Phán đã đến vùng lãnh thổ của người Âu Việt (nay là phía Tây và Nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc và đông bắc Việt Nam) gây dựng lực lượng quân sự tại đây.Tuy nhiên, thuyết này bị nhiều nhà nghiên cứu nghi ngờ. Khoảng cách từ Tứ Xuyên tới miền Bắc Việt Nam là khoảng 3000 km*, và khoảng thời gian từ khi nước Thục bị Tần diệt (316 TCN) đến khi An Dương Vương lên ngôi ở Việt Nam (257 TCN) là gần 60 năm.
Sách "Ngược dòng lịch sử" của GS Trần Quốc Vượng cho rằng sau khi nước Thục bị Tần diệt, con nhỏ vua Thục là Thục Chế được lập lên ngôi, lưu vong về phía đông nam. Tuy nhiên qua thế hệ Thục Chế vẫn phải lẩn trốn trước sự truy nã của Tần và không có cơ hội khôi phục nước Thục cũ. Cuối cùng tới con Thục Chế là Thục Phán thì hình thành quốc gia nằm ở phía bắc nước Văn Lang của họ Hồng Bàng...
Nghi vấn
Mỗi giả thuyết nêu trên đều có những chỗ đáng ngờ và chỗ đáng ngờ chung là: Cho tới đầu công nguyên thời Hai Bà Trưng, người Bách Việt vẫn chưa có họ. Do đó họ Thục của An Dương Vương là một vấn đề nghi vấn. Tựu chung, cả hai thuyết đều có chỗ đúng và có thể ghép lại thành một diễn biến xâu chuỗi: Nước Thục (ở Tứ Xuyên ngày nay) mất năm 316 TCN. Sau vài lần chống Tần thất bại (xem bài nước Thục), con cháu chạy xuống phía đông nam và đóng ở phía bắc nước Văn Lang, sống với người Âu Việt. Sau một thời gian đứng vững, thủ lĩnh phần đất phía Tây của Âu Việt tiêu diệt thôn tính Văn Lang. Trong trường hợp này, không hẳn vị thủ lĩnh đó đã là dòng dõi nước Thục cũ mà có thể chỉ là con cháu của tướng lĩnh, quan lại cũ của Thục, xưng làm họ Thục để thu phục nhân tâm vùng đất phía Tây của Âu Việt.Bộ sử lâu đời nhất và gần thời An Dương Vương nhất là Sử ký Tư Mã Thiên chỉ nhắc tới nước Âu Lạc mà không nhắc tới An Dương Vương hay họ Thục.
Lịch sử và truyền thuyết
Lập quốc
Chống Tần
Còn theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 2 thì: đạo thứ nhất của quân Tần đã đi bằng thuyền nhỏ theo sông Tả Giang, từ Ninh Minh lên Thủy Khẩu, Tà Lùng đến Cao Bình. Thục Phán sai tướng Lý Bính phục quân ở đoạn Hát Gia, khi quân Tần tiến đến chỗ này, bị quân Thục thả gỗ, ném đá, phóng lao, bắn tên xuống thuyền làm cho giặc bị thương, bị chết vô số kể. Lại nghe tin vua Tần Thủy Hoàng đã chết, tướng Đồ Thư hoảng hốt, bèn cho rút quân. Ở khu vực Hát Gia hiện nay, người dân đã tình cờ phát hiện ra mũi tên đồng có một ngạnh đã han rỉ ở bãi cát Soóc Luông hay một số kim khí ở Soóc Lẩc Tuy nhiên, để tìm thấy hiện vật minh chứng về các sự kiện lịch sử liên quan đến Thục Phán ở Cao Bằng phải tiến hành các bước nghiệp vụ khảo sát thực địa sâu hơn.
Xây thành Cổ Loa
Sau chiến thắng trước quân Tần, An Dương Vương quyết định giao cho tướng Cao Lỗ xây thành Cổ Loa nhằm củng cố thêm khả năng phòng thủ quân sự. Tục truyền rằng thành xây nhiều lần nhưng đều đổ. Sau có thần Kim Quy hiện lên, bò quanh bò lại nhiều vòng dưới chân thành. Thục An Dương Vương bèn cho xây theo dấu chân Rùa vàng. Từ đó, thành xây không đổ nữa. An Dương Vương cũng phát triển thuỷ binh và cho chế tạo nhiều vũ khí lợi hại, tạo lợi thế quân sự vững chắc cho Cổ Loa.Di tích của thành Cổ Loa vẫn còn lưu lại cho đến nay, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía đông bắc. Đền thờ An Dương Vương nằm ở trung tâm di tích này. Các nghiên cứu khảo cổ học tại đây vẫn tiếp tục làm sáng tỏ các thời kỳ lịch sử mà thành đã trải qua.
Mắc kế thông gia và sụp đổ
Sách Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục chép dẫn theo sách Thái bình hoàn vũ ký, phần Nam Việt chí của Nhạc Sử nhà Tống: An Dương Vương cai trị Giao Châu, Úy Đà đem quân sang đánh. An Dương Vương có Cao Thông (Cao Lỗ) giúp đỡ, chế ra cái nỏ, bắn một phát giết chết quân [Nam] Việt hàng vạn người, bắn ba phát giết đến ba vạn. Triệu Đà biết rõ duyên cớ, liền lui về đóng ở Vũ Ninh, rồi cho con là Trọng Thủy sang làm tin, xin hòa hảo với nhau. Về sau, An Dương Vương đối xử với Cao Thông không được hậu, Cao Thông bỏ đi. An Dương Vương có người con gái là Mỵ Châu, thấy Trọng Thủy đẹp trai, liền phải lòng. Về sau, Trọng Thủy dụ dỗ Mỵ Châu đòi xem nỏ thần, Mỵ Châu đem cho xem. Trọng Thủy nhân đấy bẻ hỏng cái lẫy nỏ, rồi lập tức sai người ruổi về báo tin cho Triệu Đà. Triệu Đà lại đem quân sang đánh úp. Khi quân Triệu kéo đến, An Dương Vương đem nỏ ra bắn như trước, nhưng nỏ hỏng rồi! Quân Thục chạy tan tác. Triệu Đà phá được Thục. Ngày nay, mẫu truyện lịch sử này đã được liệt vào một trong những dạng chiến tranh gián điệp rất sớm của lịch sử Việt Nam.
Thẻ ngọc "An Dương hành bảo"
Thẻ ngọc "An Dương hành bảo" được tìm thấy ở thành phố Quảng Châu thuộc lãnh thổ nước Nam Việt thời cổ. Thẻ ngọc có hình dạng gần chữ nhật, bốn góc thẻ khắc bốn chữ "安陽行寶" (An Dương hành bảo), khổ chữ to hơn khổ chữ phía trong mặt thẻ gồm 124 chữ lối cổ trựu. Bản khắc toàn văn sáu mươi (Giáp Tý), (60 chữ can chi). Xung quanh trang trí khắc đường vằn sóng lượn. Do bị chôn lâu ngày dưới đất nên màu vàng hơi hung hung đỏ. Mặt trái thẻ trang trí đường cong hình móc câu. Nét chạm trên thẻ ngọc An Dương thô Nhà nghiên cứu "Sở giản" Dư Duy Cương ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc cho rằng: "Ngọc bảo An Dương này là của An Dương cổ đại Việt Nam. An Dương hành bảo có lỗ đeo, đây là loại ngọc phiến người xưa đeo làm vật báu hộ thân, trừ tà để được an lành". Thẻ ngọc này đào được ở phía Đông Nam cách thành phố Quảng Châu 18km ở trên hạ lưu sông Việt Giang do một nông dân khi cuốc đất đào được ở sườn núi năm 1932. Những thẻ ngọc đào được ở Quảng Châu khoảng 200 thẻ, trong đó có thẻ ngọc khắc chữ An Dương. Khi Nam Việt đánh bại Âu Lạc, các báu vật của Âu Lạc là chiến lợi phẩm nên mới đào được ở Quảng ChâuChiến tranh Tần-Việt
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
|
Cuộc chiến chia thành hai giai đoạn:
Nguyên nhân
Sau khi tiêu diệt 6 nước Sơn Đông, thống nhất Trung Quốc và lên ngôi Hoàng đế, Tần Thủy Hoàng tiếp tục ý định mở rộng lãnh thổ về phía bắc và phía nam. Phía bắc, ông sai Mông Điềm mang 30 vạn quân đánh đuổi người Hung Nô, lập ra 44 huyện và xây Vạn Lý Trường Thành. Phía nam, từ khi diệt nước Sở năm 223 TCN, Tần Thủy Hoàng đã thu phục một bộ phận Bách Việt, lập ra quận Cối Kê và Mân Trung[1]. Kế tục chủ trương "bình Bách Việt" của các vua Sở thời Chiến Quốc, Thủy Hoàng sai Đồ Thư mang 50 vạn quân tiếp tục đánh chiếm những vùng đất phía nam.Tư liệu cổ nhất ghi chép về cuộc chiến này là sách Hoài Nam tử của hoàng thân nhà Hán là Hoài Nam vương Lưu An, sống sau thời Tần khoảng trên 50 năm. Lưu An lý giải thêm nguyên nhân nam tiến của vua Tần:
“ | [nhà Tần] lại ham sừng tê, ngà voi, lông trả, ngọc châu và ngọc cơ của người Việt, bèn sai Đồ Thư mang 50 vạn binh chia làm 5 đạo… | ” |
— Lưu An[2].
|
Quân Tần nam tiến
Các sử gia căn cứ theo các ghi chép của Sử ký, Hoài Nam Tử: cuộc chiến kết thúc năm 208 TCN và "kéo dài 10 năm", xác định rằng thời điểm Tần Thủy Hoàng phát binh đánh Bách Việt khoảng năm 218 - 217 TCNQuân Tần do Đồ Thư làm tổng chỉ huy, trong đội ngũ có một tướng người Bách Việt là Sử Lộc vốn thông thạo đường xá, đất đai phía nam và từng làm chức Ngự sử giám của nhà Tần. Theo sách Hoài Nam tử, 50 vạn quân Tần chia làm 5 đạo :
- Đạo thứ nhất đóng ở đèo Đàm Thành, là đèo thuộc đất Thủy An trên núi Việt Thành, Ngũ Lĩnh, trên đường từ Hồ Nam xuống đông bắc Quảng Tây.
- Đạo thứ hai đóng ở ải Cửu Nghi, ở phía đông bắc Quảng Tây giáp Hồ Nam
- Đạo thứ ba đóng ở Phiên Ngung
- Đạo thứ tư đóng ở Nam Dã
- Đạo thứ năm đóng ở sông Dư Can
Đạo thứ ba đóng ở Phiên Ngung thuộc Nam Việt (Quảng Đông), đi theo đường Trường Sa vượt qua Ngũ Lĩnh đến Quảng Đông.
Đạo quân thứ tư và đạo quân thứ năm tạo thành hai cánh quân đánh Đông Việt (nam Chiết Giang) và Mân Việt (Phúc Kiến). Sau đó hai đạo quân này cùng đạo quân thứ ba hội nhau ở Phiên Ngung, hội với đạo quân thứ ba, đánh chiếm đất Nam Việt, lập ra quận Nam Hải.
Trong khi 3 đạo quân nói trên tác chiến, đạo quân thứ nhất và thứ hai ngược dòng sông Tương bắt nguồn từ Ngũ Lĩnh, nhưng đến đầu nguồn thì không có đường thủy để chở lương sang sông Ly (tức sông Quế) – vùng nội địa Quảng Tây. Vì vậy, Đồ Thư sai Sử Lộc mang một số binh sĩ đi làm cừ để mở đường lương. Đường cừ mà Sử Lộc mở được các nhà sử học xác định chính là Linh Cừ hay kênh Hưng An nối liền sông Tương và sông Quế, hiện nay vẫn còn
Sự kháng cự của người Việt
Nhờ có Linh Cừ, quân Tần tiến theo sông Quế vào lưu vực Tây Giang là địa bàn của người Tây Âu. Tại đây, quân Tần giết được thủ lĩnh người Tây Âu là Dịch Hu Tống, tuy nhiên người Bách Việt không chịu đầu hàng mà tiếp tục bầu thủ lĩnh khác lên chỉ huy cuộc chiến chống Tần.
Năm 214 TCN, quân Tần chiếm được đất Lục Lương, lập ra 2 quận Quế Lâm và Tượng (quận Nam Hải cũng thuộc Lục Lương, do đạo quân thứ 3 đánh chiếm). Từ đây, Đồ Thư tiếp tục thúc quân về phía nam. Quân Tần theo sông Tả Giang và sông Kỳ Cùng tiến vào vùng đất của người Âu Việt.
Sau khi Dịch Hu Tống tử trận, để tránh thế mạnh của quân Tần, người Việt rút vào rừng sâu, cùng nhau bầu thủ lĩnh mới để chống địch. Thục Phán trở thành một thủ lĩnh Tây Âu đứng lên chống Tần. Quân Tần truy kích nhưng vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ. Người Việt đánh tập kích bất ngờ và dùng cung nỏ chống lại quân Tần, làm tổn thất nhiều binh lính của Đồ Thư.
Cuộc chiến chống Tần của người Việt diễn ra trong nhiều năm. Quân Tần tổ chức tấn công tiêu diệt không hiệu quả, dần dần lương thực bị tuyệt và thiếu, muốn tiến hay lui đều bị người Việt bủa vây đánh úp. Sử ký mô tả tình trạng quân Tần
“ | Đóng binh ở đất vô dụng… Tiến không được, thoái không xong. Đàn ông mặc áo giáp, đàn bà phải chuyên chở, khổ không sống nổi. Người ta phải thắt cổ trên cây dọc đường. Người chết trông nhau | ” |
Tại Trung Nguyên, Tần Thủy Hoàng qua đời, Tần Nhị Thế kế vị. Trước tình hình các nước Sơn Đông nổi dậy khôi phục chống Tần và ngoài mặt trận phía nam bất lợi, Nhị Thế buộc phải ra lệnh bãi binh năm 208 TCN.
Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 2 [DVSKTT,Bản in Nội Các Quan Bản- Mộc bản khắc năm Chính Hòa 1697- quyển 2 viết về Kỷ nhà Triệu?] thì: đạo thứ nhất của quân Tần đã đi bằng thuyền nhỏ theo sông Tả Giang, từ Ninh Minh lên Thủy Khẩu, Tà Lùng đến Cao Bình. Thục Phán sai tướng Lý Bính phục quân ở đoạn Hát Gia, khi quân Tần tiến đến chỗ này, bị quân Thục thả gỗ, ném đá, phóng lao, bắn tên xuống thuyền làm cho giặc bị thương, bị chết vô số kể. Lại nghe tin vua Tần Thủy Hoàng đã chết, tướng Đồ Thư hoảng hốt, bèn cho rút quân. Ở khu vực Hát Gia hiện nay, người dân đã tình cờ phát hiện ra mũi tên đồng có một ngạnh đã han rỉ ở bãi cát Soóc Luông hay một số kim khí ở Soóc Lẩc Tuy nhiên, để tìm thấy hiện vật minh chứng về các sự kiện lịch sử liên quan đến Thục Phán ở Cao Bằng phải tiến hành các bước nghiệp vụ khảo sát thực địa sâu hơn.
Hậu quả
Chiến tranh Việt-Tần là cuộc đụng độ lịch sử đầu tiên giữa người Việt và nước Trung Hoa thống nhất (không tính tới những cuộc chiến giữa nước Sở và người Bách Việt thời Chiến Quốc). Các sử gia hiện đại Việt Nam coi đây là cuộc chiến chống ngoại xâm đầu tiên của Việt Nam[4]. Lãnh thổ nhà Tần đã mở rộng về phía nam, bao gồm các quận Nam Hải, Quế Lâm và Tượng. Năm 214 TCN, Tần Thủy Hoàng sai Triệu Đà dời vài chục vạn người đến vùng Ngũ Lĩnh (Việt Thành, Đồ Bang, Manh Chữ, Kỵ Điền, Đại Dữu (thuộc Hồ Nam), Cần (Giang Tây), Việt (thuộc Quảng Đông) và Quế (thuộc Quảng Tây). Từ đây Lưỡng Quảng thuộc về Trung QuốcCuộc chiến chống Tần của người Bách Việt kéo dài trong khoảng 10 năm, trong đó người Tây Âu và Âu Việt đụng độ quân Tần trong khoảng 6 năm (từ năm 214 TCN) Các tộc người Đông Việt, Mân Việt, Nam Việt… đã bị chinh phục nhưng người Âu Việt và Tây Âu đã chiến thắng. Bước nam tiến của nhà Tần bị chặn lại sau thiệt hại nặng trong cuộc đụng độ này cùng cái chết của tướng Đồ Thư.
Sau khi Nhị Thế bãi binh, Trung Nguyên đại loạn, nhà Tần suy sụp. Triệu Đà đã làm theo kế của Nhâm Ngao, ly khai nhà Tần sắp mất mà hình thành ra nước Nam Việt.
Theo các sử gia Việt Nam hiện đại thì ở phía nam, gần như cùng thời điểm đó, sau cuộc chiến chống Tần thắng lợi, thủ lĩnh người Việt là Thục Phán đã thay thế Hùng Vương và thành lập nước Âu Lạc vào khoảng năm 207 TCN .
Sau khi nhà Tần mất 4 năm, Lưu Bang diệt Tây Sở thống nhất thiên hạ năm 202 TCN, lập ra nhà Hán. Nhà Hán phải đối phó với Hung Nô phía bắc và các chư hầu mới, không tính tới việc thôn tính Nam Việt. Gần như toàn bộ đất đai nhà Tần mới mở ở phương nam lọt vào tay Triệu Đà , nhà Hán tiếp quản Trung Nguyên nhưng không tiếp quản được vùng này mà dùng ngoại giao coi Nam Việt như chư hầu.
Hai biến động lớn nhất sau cuộc chiến Việt-Tần là sự hình thành nước Nam Việt của Triệu Đà (quốc gia có sự Hán hóa người Bách Việt ở lãnh thổ miền nam Trung Quốc ngày nay) và nước Âu Lạc của Thục Phán thay thế Hùng Vương nước Văn Lang (trên lãnh thổ miền bắc Việt Nam ngày nay)
Việt sử giai thoại: Tôi kể, ngày xưa... chuyện Mỵ Châu
Xin được mượn một câu thơ của Tố Hữu làm tiêu đề cho giai thoại này - giai thoại gắn liền với tên tuổi của một nhân vật đặc biệt: Mỵ Châu!
Mỵ Châu là con gái của An Dương Vương. Khi cô lớn lên cũng là khi Triệu Đà (vua của nước Nam Việt, một vương quốc nằm sát biên giới phía Bắc nước ta) đang ráo riết thực hiện mưu đồ bành trướng xuống phương Nam. Quân của Triệu Đà đã bao phen tiến đánh đến tận Tiên Du (nay thuộc Bắc Ninh), uy hiếp mạnh mẽ đối với cả kinh thành Cổ Loa, nhưng tất cả những cuộc tấn công ấy đều bị đẩy lùi. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (ngoại kỉ, quyển 1, từ tờ 9a đến tờ 10b) chép rằng:
“(Triệu) Đà biết nhà vua có nỏ thần, không thể nào địch nổi, bèn cho quân lui giữ Vũ Ninh (vùng Bắc Ninh ngày nay) rồi sai sứ đến xin giảng hòa. Nhà vua mừng lắm, bèn chia đất từ Bình Giang, tức là vùng sông Thiên Đức, huyện Đông Ngàn (nay thuộc Bắc Ninh) trở lên phía Bắc thì giao cho (Triệu) Đà cai quản, từ đó trở về Nam thì do nhà vua cai quản.
(Triệu) Đà sai con trai của mình là Trọng Thuỷ, vào hầu cận nhà vua, rồi xin cưới con gái của nhà vua là Mỵ Châu. Vua bằng lòng. Trọng Thủy nhân đó dỗ dành Mỵ Châu, xin xem trộm nỏ thần (của nhà vua). Hắn ngầm bẻ gẫy lẫy nỏ, làm cái lẫy giả thay vào rồi lấy cớ về Bắc thăm nhà (để mật báo mọi sự). Trước khi đi Trọng Thủy nói với Mỵ Châu rằng:
Ơn nghĩa vợ chồng chẳng thể nào quên, sau này nếu chẳng may hai nước bất hòa, Nam Bắc cách biệt, mà ta lại tới đây thì làm sao có thể tìm thấy nàng?
Mỵ Châu nói:
- Thiếp có cái áo kết bằng lông ngỗng, đi đâu cũng thường mang theo mình. Vậy, thiếp sẽ rút lông ngỗng rắc xuống đường để làm dấu.
Trọng Thủy về mật báo cho Triệu Đà hay”
Ngay sau đó, Triệu Đà đem quân đánh An Dương Vương. Sách trên chép tiếp:
“(Triệu) Đà đem quân đến đánh nhà vua. Vua không biết là lẫy nỏ đã mất, cho nên cứ vừa ngồi đánh cờ, vừa cười mà nói rằng:
- (Triệu) Đà không sợ nỏ thần của ta hay sao?
Khi quân của Triệu Đà tiến sát đến nơi. Nhà vua mới giương nỏ bắn và bấy giờ mới hay là lẫy nỏ đã gẫy rồi. Nhà vua thua chạy, cho Mỵ Châu cùng ngồi chung ngựa mà đi mãi về phía Nam. Trọng Thủy cứ theo dấu lông ngỗng đuổi theo. Nhà vua chạy đến biển, hết đường mà thuyền chẳng có, liền cất tiếng gọi thần Kim Quy - Hãy mau đến cứu ta !
Thần Kim Quy nổi lên mặt nước, mắng rằng:
- Kẻ ngồi sau ngựa là giặc đấy, sao không giết ngay đi!
Nhà vua rút gươm chém Mỵ Châu. Mỵ Châu liền khấn vái rằng:
- Ta trọn tiết trung tín, chẳng dè bị người đánh lừa, vậy, sau khi chết, xin được hoá thành ngọc châu để rửa mối nhục này.
Nhà vua chém Mỵ Châu, máu chảy loang khắp mặt nước, loài trai dưới biển nuốt vào bụng, máu ấy hoá thành hạt minh châu. Nhà vua cầm sừng tê văn dài bảy tấc mà đi xuống biển, đại để cũng như nói cầm sừng tê đi xuống nước. Tục truyền rằng, núi Dạ Sơn, xã Cao Xá ở Diễn Châu (nay thuộc tỉnh Nghệ An) chính là nơi nhà vua giết Mỵ Châu rồi đi xuống biển.
Trọng Thủy đuổi đến nơi, thấy Mỵ Châu đã chết, thương khóc hồi lâu rồi đem xác về chôn ở Loa Thành. Trọng Thủy nhớ tiếc Mỵ Châu, trở lại nơi Mỵ Châu trước kia thường hay trang điểm rồi nhảy xuống giếng mà chết. Người đời sau hễ được hạt minh châu ở ngoài biển Đông, nếu đem đến lấy nước giếng ấy mà rửa thì sắc ngọc sẽ sáng hơn”.
LỜI BÀN:
Trong mọi lỗi lầm, nhẹ dạ cả tin là lỗi lầm cần được tha thứ hơn cả. Bạn có quyền trách An Dương Vương, trách Mỵ Châu, rằng sao mà nỡ nhẹ dạ cả tin đến thế. Nhưng bạn hỡi, nếu một nhà mà cha chẳng tin con, vợ chẳng tin chồng, tất cả sẽ rẻ rúng làm sao!
Sau lỗi lầm của An Dương Vương, tổ tiên ta phải trả giá bằng cuộc chiến đấu trường kì, gian khổ và quyết liệt hơn một ngàn năm, nhưng trong mọi trái tim nhân hậu, An Dương Vương - người có công dựng nên quốc gia Âu Lạc, dựng nên kinh thành Cổ Loa - vẫn mãi mãi được tôn kính. Ngàn năm còn đó, những đền thờ An Dương Vương.
Bạn nghĩ gì về Mỵ Châu? Phận làm con và làm dân, nàng không trọn đạo, và cái chết đã nói thay nàng. Nhưng, phận làm vợ giữ đức thủy chung thì tiết hạnh của nàng quả là sáng như hạt minh châu dưới biển. Bất giác nghĩ về nàng, có bao giờ bạn bỗng nhớ tới những vần thơ sau đây của Tố Hữu không:
Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu,
Trái tim lầm chỗ để trên đầu,
Nỏ thần vô ý trao tay giặc,
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.
(Theo “Việt sử giai thoại”của Nguyễn Khắc Thuần – NXB Giáo Dục)
Thời Văn Lang - Âu Lạc và những ẩn số cần giải mã ở giai đoạn đầy kỳ bí trong lịch sử Việt Nam
(Trích)Vài suy luận:
- Sự xung đột quân sự đánh qua đánh lại dai dẳng giữa Hùng - Thục là có. Và đó là sự xô xát mang tính chất nội bộ, nội chiến, chứ không phải là cuộc chiến tranh tổng lực, quy mô giữa 2 quốc gia khác biệt về chủng tộc, văn hóa. Tương tự các bộ lạc ở phía Nam và phía Bắc Trung Hoa luôn đánh nhau, đánh rồi lại hòa, hòa rồi lại đánh, mang tính chất anh em trong nhà thỉnh thỏang đánh nhau chứ không phải những cuộc chiến xâm lược mang tính tiêu diệt. Cuộc chiến Hùng - Thục miêu tả trên các thần tích, ngọc phả rất dữ dội nhưng cũng cho thấy tính chất "dễ dàng" và gần gũi, ví dụ truyền thuyết rằng Hùng Vương say rượu chỉ trong một đêm bị Thục Phán đánh bất ngờ và cướp ngôi. Nếu đây là cuộc chiến mang tính hủy diệt, công thành chiếm đất giữa 2 quốc gia, khó có chuyện đánh tới thủ đô đối phương nhanh như chớp và dễ như bỡn như vậy.
- Hùng Vương 18 nhường ngôi để hiệp lực chống Tần và vì không có con trai là có, nhưng là bị sức ép, bị áp lực, chứ không phải hoàn toàn tự nguyện.
- Sự tích rắc lông ngỗng lưu lại dấu vết của Mỵ Châu là trong lúc dừng lại nghỉ ngơi hoặc phi nước kiệu. Để lại dấu vết cho quân Trọng Thủy đi tìm.
- Cuộc chiến chống Tần là có, và dân ta từ xưa coi đó chính là cuộc chiến với Triệu Đà. Lâu nay do bị bó buộc bởi quan niệm chính thống của nhà Triệu bởi nhiều sử quan phong kiến nên nhiều sử gia hiện đại khi viết cũng vô tình coi cuộc chiến chống Tần và chống Triệu là 2 cuộc chiến hoàn toàn khác nhau, và đều thắc mắc không hiểu tại sao cổ sử lúc thì viết quân Tần thôn tính Âu Lạc, lúc thì viết là Triệu Đà thôn tính Âu Lạc. Và tại sao cuộc chiến chống Tần nếu thắng vẻ vang oanh liệt như vậy lại không thấy đề cập nhiều, không để lại sự tích, thần thoại nào.
Đơn giản là xuất phát từ chủ đạo dân tộc Việt Nam, dân ta coi Tần - Triệu chỉ là 1, đều là giặc Tần, đều là giặc Bắc, giặc Tàu. Triệu Đà là tướng nhà Tần, là người Hoa Hạ (nước Triệu, 1 trong Thất Hùng thời Chiến Quốc sau cùng bị Tần Thủy Hoàng tiêu diệt, mồ mả ông bà tổ tông của Triệu gia là ở Chân Định, thuộc tỉnh Hà Bắc của Trung Quốc ngay nay), quân đội mà Triệu Đà dùng để xâm lược Âu Lạc cũng chính là quân Tần, dù là Tần ly khai. Triều đình của Triệu Đà cũng chính là triều đình Tần, bao gồm các văn quan võ tướng tạo phản. Tóm lại, họ là người Tàu, là bề tôi của triều Tần, với một nền văn hóa Hoa Hạ rất khác với văn hóa bản địa của Lạc Việt, Âu Việt lúc đó, đậm chất dị tộc.
Và quan trọng nhất: Nhậm Hiêu và Triệu Đà vốn là tướng được triều Tần cử đến phương Nam thay thế cho đại tướng Đồ Tuy đã tử trận. Như vậy, vai trò của Triệu Đà từ đầu đã là thay thế Đồ Tuy bành trướng xuống Nam, tiếp nối mục tiêu xâm lược của nhà Tần, tiếp nối nhiệm vụ dang dở của Đồ Tuy, và cuộc chiến chống Triệu Đà chính là tiếp nối cuộc kháng chiến chống Tần bảo vệ bờ cõi.
Theo góc nhìn đó thì cuộc chiến chống Tần chỉ là tạm thắng giai đoạn đầu, chém được tướng Tần, nhưng sau đó đã thua vào tay tướng Tần là Triệu Đà. Lưu ý Triệu Đà đã xâm lấn Âu Lạc ngay trong lúc chưa chính thức lên ngôi và ly khai nhà Tần, chưa lập quốc Nam Việt. Như vậy xét theo quan điểm dân tộc, thì chẳng có sự toàn thắng vẻ vang nào cả, mà chỉ có thắng giai đoạn đầu, và thua toàn cục. Khi nói đến khái niệm "thắng" trong một cuộc kháng chiến thì điều kiện tiên quyết là phải giữ được đất nước, giữ được lãnh thổ, chẳng hạn như cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược năm 1979, cuộc chiến Nguyên Mông thời nhà Trần, trong thời chống Mông Cổ ấy, dù có 3 cuộc chiến khác nhau nhưng nếu quân ta thắng trong cuộc chiến thứ nhất, thứ hai, mà vẫn thua cuộc chiến thứ ba thì không thể coi là toàn thắng.
Đó là 1 trong những câu trả lời cho câu hỏi vì sao chiến công thắng Tần vẻ vang oanh liệt như vậy mà ít thấy đề cập trong các thần tích, ngọc phả, gia phả, truyền thuyết. Ngay cả Sử Ký và Hoài Nam Tử cũng chỉ đề cập tới việc Đồ Tuy bị tử trận và tình trạng quân dân nhà Tần rất khổ sở, chứ không nói cụ thể ai thắng.
Một nguyên nhân quan trọng nữa là thần tích, ngọc phả, sự tích của địa phương nào thì chủ yếu kể lại những câu chuyện diễn ra trên địa phương đó. Hầu hết các mẫu chuyện, giai thoại địa phương mà các sử quan ngày xưa và sử gia ngày nay thu thập, sưu tầm được đều là các giai thoại ở miền Bắc VN, nghĩa là trong vùng cai trị, ảnh hưởng của Hùng Vương và nhà nước Văn Lang. Chính vì vậy mới thấy nhiều câu chuyện kể về thời Hùng Vương của Lạc Việt, mà không thấy các câu chuyện kể của Âu Việt, chỉ khi An Dương Vương nối ngôi Hùng Vương, trị vì trên những vùng đất này, thì mới thấy truyện Thần Kim Quy, Cổ Loa thành, Nỏ thần, Trọng Thủy Mỵ Châu v.v.
Trong thập niên 1960, giới sử học Việt Nam do thủ tướng Phạm Văn Đồng chủ trì, mở "chiến dịch" nghiên cứu quy mô lớn, tìm hiểu về các giai thoại địa phương trong cộng đồng dân tộc miền núi ở vùng Cao Bằng, thì mới phát hiện ra cổ tích "Chín Chúa Tranh Vua" trong cộng đồng người Tày có đề cập đến Thục Chế và Thục Phán. Như vậy, Thục Phán, Dịch Hu Tống, Âu Việt, Bách Việt là nằm ngoài địa phương có các giai thoại dã sử Việt Nam thời cổ đại, do đó các giai thoại đó chỉ thấy chủ yếu nói về Hùng Vương và nước Văn Lang, không thấy nói về những giai thoại, sự kiện, nhân vật ngoài vùng đó, vùng cực bắc VN, hay vùng cực nam, nam Quảng Tây bên TQ.
- ĐVSKTT cho rằng Thục Phán thôn tính nước Văn Lang và thành lập nước Âu Lạc vào khoảng năm 258 TCN, 257 TCN. Như đã dẫn chứng ở trên, các công tác khảo cổ học ngày nay đã ít nhất có 2 chứng minh cho thấy ĐVSKTT không đáng tin lắm về mặt thông tin về thời gian, số năm cụ thể. Việc cho rằng Thục Phán diệt Hùng Vương, cướp nước Văn Lang cũng không phù hợp với nhiều truyền thuyết (ví dụ Sơn Tinh Thủy Tinh và các truyền thuyết đề cập tới việc Hùng Vương nhường ngôi, An Dương Vương tuyên bố giữ nước non của vua Hùng). Đa số các truyền thuyết khác cũng chỉ đề cập tới các trận đánh lẻ tẻ giữa Hùng - Thục, chứ không có quan điểm rằng Thục Phán diệt, cướp, thôn tính Văn Lang xong rồi lập nước Âu Lạc. Về suy luận tuổi tác, nếu cho rằng Thục Phán đã đánh đông dẹp bắc rồi lên ngôi năm 258 TCN thì đến khi mất nước, dù cho theo thuyết nào, thì An Dương Vương cũng đã quá già, khó thể tin rằng có thể cưỡi ngựa phá trùng vây chạy thoát đến tận Nghệ An ngày nay mới tuẫn quốc, như đề cập trong hầu hết các truyền thuyết dân gian, câu chuyện dã sử. Nhất là với trình độ y học, y tế, dinh dưỡng, thuốc men, điều kiện sống, trình độ phát triển trong thời kỳ đó thì lại càng khó tin. Trong khi thời nay với trình độ phát triển y học, y tế, dinh dưỡng, vitamins phát triển sau mấy ngàn năm mà U70 tuổi đã phải nghỉ hưu.
SK của Tư Mã Thiên và Hoài Nam Tử, 2 tài liệu xưa nhất, thì ghi chép rằng Triệu Đà dùng vàng bạc châu báu đút lót, mua chuộc, dụ dỗ các lãnh tụ Âu Lạc, thôn tính nước Âu Lạc. Đoạn chép này chỉ nói là cướp Âu Lạc chung chung, chứ không đề cập cụ thể tới các danh từ Thục Phán hay An Dương Vương. Và 2 tài liệu này đều cho rằng thời gian Âu Lạc bị Triệu Đà thôn tính là khoảng năm 180 TCN, 179 TCN, sau khi nhà Hán đã nhất thống Trung Nguyên. Các sách giáo khoa, sách sử chính thống, các nhà sử học chuyên nghiệp, hiện đại hiện nay ghi theo các tài liệu này vì cho rằng đây là nguồn đáng tin cậy. Nhưng theo thuyết này thì lại không phù hợp với các truyền thuyết dã sử thời An Dương Vương như Rùa Thần, Nỏ Thần, Trọng Thủy Mỵ Châu, mâu thuẫn với thời điểm giảng hòa giữa An Dương Vương và Triệu Đà mà theo cổ sử Việt Nam là khoảng năm 210 TCN. Thuyết này cũng không phù hợp với vấn đề tuổi tác, sức khỏe, nếu đến năm 179 TCN mà còn An Dương Vương thì lúc đó đã quá già, dù theo thuyết nào về thời điểm lập quốc của Âu Lạc thì cũng là quá già, không hợp lý lắm.
Cách giải thích nghe ổn thỏa nhất chỉ có thể là An Dương Vương đúng là bị thua về tay Triệu Đà vài năm sau giảng hòa. Nhưng thắng An Dương Vương không có nghĩa là đã cướp hẳn trọn vẹn được toàn bộ nước Âu Lạc. Lưu ý thời đó Văn Lang - Âu Lạc vẫn có tính sơ khai cát cứ địa phương chứ chưa phải là một nhà nước phong kiến trung ương tập quyền có tính tập trung cao độ. Lạc Việt bao gồm 15 bộ tộc, Âu Việt bao gồm 10 xứ. Mãi đến khoảng thời gian 180 TCN, 179 TCN, Triệu Đà mới hoàn thành việc thôn tính và bình định Âu Lạc. Điều này cũng phù hợp với những gì ghi trong Sử Ký và HNT, trong giai đoạn đó không hề ghi chép là Triệu Đà dùng chiến tranh quy mô diệt An Dương Vương, chiếm đóng Âu Lạc, mà chỉ đề cập đến việc ông ta dùng vàng bạc châu báu để mua chuộc các quan chức, các thế lực ở Âu Lạc.
- Thiền sư Lê Mạnh Thát dựa vào việc Sử Ký Tư Mã Thiên không đề cập đến sự kiện Trọng Thủy Mỵ Châu và đích danh An Dương Vương, liền cho rằng An Dương Vương và câu chuyện Trọng Thủy Mỵ Châu là không có thật, là bắt chước từ một tích khác trong 1 kinh Phật. Lập luận này không thỏa đáng. Thứ nhất, Sử Ký Tư Mã Thiên tuy rất đáng tin, là một nguồn có uy tín cao, có giá trị cao, nhưng nó vẫn chỉ là một bộ sử của người Hán nghiên cứu lịch sử Trung Hoa, chứ trọng tâm trọng điểm của nó không phải là Việt Nam, mà lúc đó các sử quan phong kiến Trung Hoa vẫn xem tứ bề chung quanh là các dị tộc, bộ lạc "man, nhung, di, địch", là các chư hầu, "Phiên quốc", "Phiên bang". Do đó, với góc nhìn từ xa, từ bên ngoài, họ chỉ đề cập qua loa như một yếu tố phụ, chứ không phải là trọng tâm chính, không phải trọng điểm nghiên cứu của họ. Do đó việc Sử Ký của sử quan Tư Mã Thiên không đề cập kỹ càng, rõ ràng, cụ thể, chi tiết, sâu sát đến các sự kiện lịch sử nước ta là chuyện dễ hiểu.
Thứ hai, những giai thoại đúc kết từ các sự kiện có thật về chuyện 2 nhà, 2 nước thông hôn, sau đó trở mặt đem quân đánh nhau là chuyện rất bình thường, xảy ra rất nhiều trong lịch sử phong kiến cả thế giới. Ngay trong lịch sử Việt Nam thời kỳ khác cũng có giai thoại tương tự: Giai thoại Nhã Lang - Cảo Nương, Triệu Quang Phục gả Cảo Nương cho hoàng tử Nhã Lang, con trai của Lý Phật Tử, kết quả bị Lý Phật Tử phản phé bất ngờ đánh bại. Đây là một thực tế thời phong kiến giữa các vương tôn quý tộc vua chúa với nhau, chuyện 2 nhà Thục - Triệu thông gia rồi Triệu lật lọng thất hứa đem quân đánh thì không phải là chuyện quá khó tin hay không thể xảy ra.
Kết hợp có chọn lọc:
- Kết hợp 3 thuyết: Có chiến tranh Hùng - Thục. Thục Phán có ép Hùng Vương nhường ngôi. Có áp lực của giặc Tần và nhu cầu đoàn kết chống Tần.
- Kết hợp 2 thuyết về thời kỳ thành lập Âu Lạc: Hùng - Thục vốn có đánh lớn dằng dai liên tục từ khoảng 40 năm trước khi quân Tần xâm lăng. Khoảng 40 năm sau, để chống Tần, Âu Việt - Lạc Việt liên hiệp lại thành 1 nước thống nhất do Thục Phán An Dương Vương lãnh đạo.
- Kết hợp 2 thuyết về thời kỳ mất nước Âu Lạc: Trúng kế ở rể, vua An Dương bị Triệu Đà đánh bại trong những năm cuối nhà Tần và trước chiến tranh Hán - Sở. Nhưng đến sau chiến tranh Hán - Sở đã lâu thì mới hoàn thành bình định phương Nam.
Tổng hợp, xâu chuỗi, và sử thi hóa giả thuyết: (thông tin nào còn tồn nghi, đáng ngờ, cần xem xét thêm thì mình đánh dấu hỏi ở kế bên)
Khoảng năm 258, 257 TCN, liên minh bộ lạc Âu Việt, nước Nam Cương (?) với 10 xứ mường do vua Thục tên là Chế lãnh đạo đã giành được ưu thế lớn trước nước Văn Lang của dân tộc Lạc Việt, gồm 15 bộ tộc do vua Hùng thời thứ 18 của bộ tộc ở Phong Châu lãnh đạo. Hai bên vốn đã đánh nhau lâu nay nhưng mãi đến lúc này, với tài lãnh đạo của Thục Chế (?) thì Âu Việt mới giành được ưu thế lớn. Tuy nhiên, vua Hùng và những Lạc Hầu, Lạc Tướng, Quan Lang trung thành vẫn cầm cự, chưa bị thua hẳn.
Gần 40 năm sau, năm 221 TCN, Doanh Chính gồm thâu 6 nước, nhất thống Hoa Hạ. 3 năm sau, năm 218 TCN, Thủy Hoàng Đế bắt đầu công cuộc bành trướng khu vực, phái Mông Điềm đánh Hung Nô ở phía Bắc và xây Vạn Lý Trường Thành để phòng ngự vó ngựa Hung Nô. Phía Nam, Tần Thủy Hoàng cử 5 đạo quân Nam chinh, mỗi đạo 10 vạn quân, tổng cộng 50 vạn quân tiến hành bành trướng xuống Nam, diệt Bách Việt, mở rộng lãnh thổ.
Nhiều dân tộc, bộ tộc, bộ lạc trong khối Bách Việt vì sự sinh tồn của mình, đã liên minh lại chống quân viễn chinh Tần, trong đó có cả Lạc Việt và Âu Việt (Tây Âu). Tuy nhiên sau đó lần lượt nhiều bộ tộc trong Bách Việt như Câu Ngô Việt, Ư Việt (hậu duệ của nước Ngô và nước Việt thời Xuân Thu), Dương Việt, Nam Việt (bộ tộc), Điền Việt, Mân Việt, Sơn Việt, Dạ Lang Việt v.v. đều bị chinh phục chỉ còn lại bộ tộc Âu Việt và dân tộc Lạc Việt.
Trong cuộc chiến này, vua Thục tên Phán (lúc này đã thay chế Thục Chế?) cùng thủ lĩnh Dịch Hu Tống, là 1 trong những thủ lĩnh sáng giá trong 10 xứ mường của Âu Việt lãnh đạo kháng chiến. Âu Việt chiến đấu tiên phong, trực diện với sự hậu thuẫn của Văn Lang - Lạc Việt phía sau. Hùng Vương ở Phong Châu cũng thừa biết nếu quân Tần vượt qua Thục Phán và Âu Việt thì mình cũng sẽ lâm nguy. Vì sinh tồn, 2 tộc đã liên kết lại cùng chống ngoại địch từ phương Bắc.
Cuộc chiến giằng co 4 năm, năm 214 TCN, nhờ chiến thuật du kích, tận dụng ưu thế địa lợi, rừng núi, thủy thổ làm cho giặc đổ bệnh, mẹo "vườn không nhà trống", đánh lén ban đêm v.v., và nhờ tài lãnh đạo của Thục Phán, tài thao lược của Cao Lỗ, vũ dũng của ông Trọng (?) mà liên quân Bách Việt do Âu Việt lãnh đạo đã tạm thắng trong giai đoạn này, giết được Đồ Tuy, chém hàng vạn quân địch, tuy nhiên thủ lĩnh Dịch Hu Tống của người Việt cũng bị tử trận.
Ngay sau đó, nhà Tần cử 2 tướng tài là Nhậm Hiêu (Nhâm Ngao) và Triệu Đà đem quân tiếp viện và thay thế Đồ Tuy, chiến tranh tiếp diễn rồi tạm ngừng. Nhậm Hiêu và Triệu Đà chia nhau bình định và cai quản những vùng mà người Tần đã chiếm.
Sau 4 năm kháng chiến chống Tần, Đồ Tuy và thủ lĩnh Dịch Hu Tống tử trận, thủ lĩnh anh hùng Thục Phán với uy tín từ việc đồng lãnh đạo cuộc chiến với Dịch Hu Tống, là thủ lĩnh sáng giá thứ hai sau Dịch Hu Tống, đã được 9 xứ mường của bộ tộc Âu Việt bầu lên làm thủ lĩnh tối cao để lo việc thống nhất, đoàn kết các bộ tộc người Việt còn sót lại cùng nhau đối phó với hiểm họa lớn này. Ngoài những người Âu Việt và những người Bách Việt tỵ nạn thì việc Thục Phán làm thủ lĩnh, lãnh đạo tối cao để bảo vệ phương Nam trước họa Bắc xâm cũng được nhiều người Lạc Việt, nhiều bộ tộc và thế lực trong nước Văn Lang ủng hộ. Theo đó, Thục Phán đã dùng uy thế và sức mạnh của phe mình áp lực Hùng Vương phải nhường ngôi, nhưng Hùng Vương bác bỏ.
Trước khi quân Tần xâm lược thì Thục Phán đã cầu hôn với mị nương Ngọc Nga nhưng Hùng Vương gả nàng cho chàng Tuấn, 1 thủ lĩnh, thổ hào hùng cứ quanh dãy núi Tản Viên. Vì vụ này mà quân đội của Thục Phán đã có những xung đột lẻ tẻ với quân đội Văn Lang và quân Tản Viên, cho đến khi nhà Tần bắt đầu cuộc Nam xâm thì xung đột vũ trang mới chấm dứt, các bên giảng hòa, hơn nữa Tuấn còn khuyên bố vợ nhường ngôi cho Thục Phán, bởi vì Hùng Vương lúc đó đã bắt đầu già yếu, không tài giỏi và có tư cách lãnh đạo bằng Thục Phán, và không có đứa con nào khả dĩ nối ngôi (?).
Vì Hùng Vương không chịu nhường ngôi, Thục Phán hợp tác với Cao Lỗ, nội công ngoại kích bất ngờ vào ban đêm khi Hùng Vương đang ngủ vùi sau tiệc rượu, Cao Lỗ làm nội ứng, mở cửa thành phía sau cho quân của Thục Phán tràn vào khống chế và làm chủ tình thế. Trước tình thế đó, Hùng Vương đành phải nhường ngôi, Thục Phán tuyên bố sẽ bảo vệ nước của vua Hùng, bảo vệ thần dân Lạc Việt và Âu Việt, sát nhập 2 tộc lại thành nước Âu Lạc, lên ngôi vua, xưng là An Dương Vương. Việc nhất thống này cũng cần thiết trước hiểm họa Nhậm Hiêu, Triệu Đà và quân Tần vẫn đang rình rập từ phía Bắc.
Sau khi thống nhất Âu Lạc, vua An Dương đã sở hữu nhiều kho với số lượng lớn cung nỏ, vũ khí tầm xa, nhất là nỏ, vốn là vũ khí rất mạnh đặc trưng của các dân tộc ở Bắc Việt Nam và Nam Trung Hoa lúc đó, thuận lợi cho chiến tranh du kích, phục kích bắn tỉa. Vua giao cho mưu sĩ là Kim Quy và Lạc hầu Cao Lỗ lo việc phát triển công nghệ, chế tạo, cải tiến nỏ, vũ khí chiến lược của Âu Lạc Việt, để chuẩn bị chống Tần một khi Triệu Đà phát động tấn công (nhà Tần là bên tự ngừng chiến và chưa có thỏa thuận nào về kết thúc chiến tranh). Kim Quy và Cao Lỗ phát triển, nâng cấp một bộ phận nỏ thường lên nỏ thần (nỏ liễu, nỏ liễn, nỏ liên châu), loại nỏ 1 phát có thể bắn được nhiều mũi tên, để lấp đi khuyết điểm quân ít, thiếu thốn xạ thủ. Nỏ của Âu Lạc bắn xa hơn, bắn mạnh hơn, tốt hơn, bền hơn và hiện đại hơn nỏ Tần. Các đội quân bắn nỏ của Âu Lạc cũng tinh nhuệ, thiện chiến, bắn chính xác hơn quân Tần.
An Dương Vương cũng cho xây đắp thành Loa, kiên cố hơn, to hơn nhiều, và có tác dụng phòng giữ cao hơn nhiều so với các thành nhỏ của Hùng Vương trước đây. Đây là công trình phòng thủ quân sự đầu tiên, một thành trì đầu tiên của tộc Việt mang tầm vóc kinh đô. Do bị ảnh hưởng từ công cuộc xây Vạn Lý Trường Thành ngăn Hung Nô của Tần Thủy Hoàng, một sự kiện lớn và nổi tiếng thời đó, nên vua An Dương cũng muốn xây Loa thành để chống thù trong giặc ngoài (các thế lực còn trung thành với cựu triều bên trong và giặc Tần bên ngoài).
Tuy nhiên, do đây là một cuộc hợp nhất không suông sẻ lắm, nhiều người còn chưa phục, nên các thế lực chống đối cũng thường nổi lên quấy rối công cuộc xây Loa thành, tuy củng cố phòng ngự quân sự để đề phòng giặc Tần nhưng cũng làm khổ sức dân, lao động cưỡng ép, và vô tình làm rõ sự phân chia giai cấp, tự cô lập, xa dân, tạo nên một bức tường tinh thần ngăn cách giữa đồng bào và chế độ mới.
Trong vòng 4 năm sau đó, thỉnh thoảng Triệu Đà mở những chiến dịch tấn công, nhưng nhờ có nỏ tốt, nỏ liên châu, các xạ thủ bắn nỏ tinh nhuệ nên quân Âu Lạc đều đánh đuổi được giặc. Năm 210 TCN, Triệu Đà dùng kế thông gia, mỹ nam kế (?), đề nghị giảng hòa. An Dương Vương lúc này không còn trẻ nữa, sức khỏe bắt đầu bất ổn, thường xuyên đau bệnh, không còn hùng tâm tráng chí như 4 năm trước. Ông đã mệt mỏi vì chiến họa, nên đã chấp nhận hòa hiếu.
Sự kiện này bị đông đảo thần dân phản đối, các đại thần khuyên can. Một là do tinh thần chống Tần, bài Tần, lòng căm thù giặc khi đó của nhân dân ta. Hai là những người sáng suốt ngờ ngợ nhận ra ý đồ gián điệp của Triệu Đà, hay ít nhất là cảm nhận ra bằng trực giác, thấy có gì đó không đúng, không ổn, vì sao địch đang trên thế mạnh, trên thế công, mà lại chấp nhận hòa lại còn chấp nhận gởi con trai đến làm con tin, không bình thường, không hợp tình lý. Ba một bộ phận bảo thủ, chủ chiến trong phe quân đội, thấy cái gì liên quan đến Tần là không muốn dây vào, cái gì liên quan đến hòa là phản đối, tiếc cho mị nương Mỵ Châu, không muốn một tài nữ xinh đẹp phải gả cho một tên giặc cướp ác ôn, xấu xa, hoặc đơn giản là không muốn mất thân phận, đường đường là một nhà vua lại đi thông gia với một viên tướng, viên quan (Triệu Đà lúc này chưa lên ngôi hoàng đế, chưa thành lập nước Nam Việt, trên danh nghĩa vẫn là thần tử của triều Tần).
Có nhiều lý do để phản đối như vậy nên đa số đều phản đối, khuyên can gay gắt, quyết liệt. Nhưng vua lúc này không còn sáng suốt, minh mẫn như xưa, chỉ nghĩ đơn giản rằng vừa được thanh bình, vừa được thêm một con tin ở rể, không mất gì, giả dụ địch trở mặt thì cứ đánh lại thôi, không sao đâu v.v. nên bỏ mặc mọi lời khuyên, mọi can gián, một mình quyết định. Các trung thần can vua mãi không được nên đã bất bình, bi phẫn, dần chán nản bỏ đi hết.
Triệu Đà gởi Trọng Thủy sang ở rể theo phong tục mẫu hệ của Âu Việt và Lạc Việt. Trong thời gian trong thành Loa, Trọng Thủy đã hoạt động tình báo, thu thập thông tin về nỏ liên châu hiện đại của Âu Lạc, địa điểm các kho nỏ, tên, khuyết điểm của các đơn vị quân đội bắn nỏ, địa hình, nhân tâm, tình hình triều đình Âu Lạc v.v. Triệu Đà đồng thời bỏ ra vàng bạc châu báu để mua chuộc các thế lực, thị tộc, bộ tộc, đồng minh chung quanh Âu Lạc, các lạc hầu, lạc tướng của Âu Lạc, ly gián vua tôi. Triệu Đà và Trọng Thủy đã dèm pha và ly gián thành công An Dương Vương với Cao Lỗ, khiến Cao Lỗ và những người tận trung cuối cùng của vua cũng phải chán nản bỏ đi, nhà nước Âu Lạc không còn lại bao nhiêu người tài.
Cùng thời gian này, bên Trung Hoa, Tần Thủy Hoàng đã từ lâu đã thường xuyên uống vào những "linh đan" làm bằng các viên ngọc, kim cương, đá quý nghiền thành bột của bọn đạo sĩ xôi thịt nên bệnh ngày càng nặng. Trong khi đi tuần du phía Đông, đến đất Sa Khâu thì bệnh chết. Trung xa phủ lệnh, hoạn quan Triệu Cao muốn chuyên quyền, nên không muốn vương tử Phù Tô (là người trung nghĩa, hiếu thuận, yêu dân, có tài quân sự, có năng lực chính trị) lên ngôi, nên đã dụ vương tử Hồ Hợi, em trai của Phù Tô cùng đồng lõa giả truyền lệnh bức tử Phù Tô và danh tướng Mông Điềm, và giả di chiếu cho Hồ Hợi (là kẻ tiểu nhân, tàn bạo, ngu dốt, háo sắc, ăn chơi rượu chè) lên ngôi. Triệu Cao chọn Hồ Hợi trong nhiều con trai của Tần Thủy Hoàng là để dễ bề lung lạc, điều khiển, sử dụng hắn như một hoàng đế bù nhìn, để thỏa khát vọng quyền lực. Triệu Cao là thầy đã dạy dỗ Hồ Hợi từ nhỏ. Hồ Hợi lên ngôi hoàng đế.
1 năm sau, năm 209 TCN, bên Trung Hoa, Trần Thắng với sự phò trợ của Ngô Quảng nổi lên khởi nghĩa phản Tần. Trần Thắng dùng những thủ đoạn tuyên truyền mê tín dị đoan để quảng bá cho "chân mệnh đế vương" của mình. Binh sĩ ban đầu chỉ có vài trăm nông dân, dùng tầm vông vạt nhọn, gậy gộc, các loại vũ khí bằng gỗ để chiến đấu, sau đó mới cướp vũ khí của quan binh, lực lượng, phong trào và địa bàn ngày càng mở rộng và lan tỏa. Tới năm 208 TCN, nghĩa quân nông dân của Trần Thắng mới bị dẹp hoàn toàn.
Một hai năm sau, sau khi Cao Lỗ đã bỏ đi, dò biết Âu Lạc không có chế độ kiểm tra chất lượng vũ khí, và dò biết kho nỏ nào không được dùng để luyện bắn, Trọng Thủy cho người bí mật tráo hàng giả, hầu hết các lẫy nỏ đều hỏng không dùng được, dự trữ trong các kho đó. Đến khi quân Tần - Triệu tràn sang đánh, Âu Lạc không còn người tài, An Dương Vương già yếu không còn hùng phong như xưa, dân khí, sĩ khí ì ạch, biếng nhác không còn nhiệt huyết với việc binh đao chinh chiến như trước, và quan trọng nhất là vũ khí chiến lược nỏ liên châu đã bị vô hiệu hóa bất ngờ, đa số nỏ thần định sử dụng trong lúc khẩn cấp nhất lại bị hỏng, không sử dụng được, đã khiến lòng quân sa sút tinh thần nghiêm trọng, dẫn tới tình trạng loạn trại, vỡ trận hàng loạt, binh bại như núi đổ. Vua An Dương phải cưỡi ngựa chở mị nương Mỵ Châu mở đường máu đào vong, không còn bao nhiêu tàn quân.
Cao Lỗ và nhiều cựu thần mộ quân đến cứu, nhiều thổ hào, sứ quân, nghĩa quân đem quân đến cứu nhưng không kịp. Trước đó nhiều bộ tộc, bộ lạc phần vì bất mãn với An Dương Vương, phần vì được Triệu Đà hối lộ lễ vật, mua chuộc, nên đã tự thủ bàng quan mặc cho quân Tần - Triệu truy kích. Mỵ Châu ngây thơ nghe lời Trọng Thủy dặn rút lông ngỗng trên áo rải trên đường khi chạy chậm hoặc dừng chân nghỉ ngơi để Trọng Thủy dễ tìm tới, vợ chồng đoàn tụ, do đó quân địch cứ tìm theo dấu vết mà dễ dàng truy đuổi. Khi chạy đến vùng Nghệ An ngày nay mà quân giặc vẫn ồ ạt đuổi theo, không tài nào thoát khỏi, vua phát hiện ra, tra hỏi hiểu ra thì bi phẫn, uất hận, chém con gái cho khỏi bị quân giặc làm nhục, rồi trầm mình xuống biển tự sát. An Dương Vương bị Triệu Đà đánh bại, để lại một mối di hận không phai.
Cùng khoảng thời gian, thừa tướng Lý Tư bị Triệu Cao dèm pha, hãm hại và bị Tần Nhị Thế xử tử. Khoảng 1 năm sau, năm 207 TCN, Tần Nhị Thế Hồ Hợi bị Triệu Cao ép chết trong Vọng Di Cung, rồi đưa em trai của Tần Thủy Hoàng là Tử Anh lên ngôi, ngay sau đó Tử Anh bày kế giết Triệu Cao. 1 năm sau, năm 206 TCN, Tử Anh đầu hàng Lưu Bang, bị Lưu Bang đem giao cho Hạng Vũ và bị Hạng Vũ xử chết. Nhà Tần chính thức sụp đổ. Chiến tranh Hán - Sở giữa hai lãnh tụ Lưu Bang và Hạng Vũ sau đó diễn ra ác liệt.
2 năm sau, năm 204 TCN, Triệu Đà lên ngôi và thành lập nước Nam Việt, chính thức ly khai khỏi Trung Nguyên. 2 năm sau, năm 202 TCN, Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ và thống nhất Trung Quốc. 23 năm sau, năm 179 TCN, các thế lực phản kháng phần bị Triệu Đà thuyết phục, hối lộ, dụ dỗ, mua chuộc, chiêu an, chiêu hàng, giảng hòa, phần bị tiêu diệt, nước Âu Lạc hoàn toàn bị Triệu Đà bình định và thôn tính. Triệu Đà và triều đình Nam Việt hoàn thành việc đánh dẹp. Mở đầu đêm dài Bắc thuộc cho đến khi Ngô Vương Quyền giành lại hoàn toàn độc lập tự chủ.
Vài góp ý về phương pháp nghiên cứu:
Đương nhiên dù giả thuyết có hợp tình hợp lý, có thấy logic đến thế nào thì cũng không thể được coi là giả thuyết cuối cùng, giả thuyết duy nhất đúng. Bởi vì có rất nhiều vấn đề cần tiếp tục được xem xét, tìm hiểu, nghiên cứu thêm.
Mình có 3 đề xuất: Một là nên mở rộng việc tìm tòi các truyền thuyết cổ từ các dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc Việt Nam. Những thông tin quý báu về bộ Nam Cương, về 9 xứ mường, về chúa Thục (Thục Chế), Thục Phán, 9 chúa tranh vua v.v. sẽ không được phát hiện nếu lúc đó ta không tận lực tìm hiểu truyền thuyết dân gian của người Tày, và truyền thuyết địa phương ở Cao Bằng.
Hai là nên mở rộng địa bàn tìm kiếm các truyền thuyết địa phương, các sự tích dân gian địa phương, các ngọc phả trong các đền thờ địa phương ở tất cả các khu vực nào đã từng chịu sự ảnh hưởng của Lạc Việt, Âu Việt, và cả Bách Việt, gồm ở Bắc Việt Nam và Nam Trung Hoa, nhất là ở Quảng Tây, Trung Quốc. Việc tìm kiếm ở phía nam Trung Hoa có thể hợp tác với các nhà sử học Trung Quốc, nhất là giới nghiên cứu địa phương, và các nhà sử học đặc biệt nghiên cứu chuyên sâu về các địa phương cực nam này.
Ba là nên hợp tác, phối hợp chặt chẽ với đông đảo giới khoa học lịch sử quốc tế, với các sử gia, các nhà nghiên cứu người Việt hải ngoại, Trung Quốc, Đài Loan, Nga, Pháp, Mỹ, Nhật, phương Tây. Đặc biệt là với Trung Quốc và Đài Loan, giới sử học Trung Quốc muốn tìm hiểu đầy đủ về lịch sử Trung Hoa thì đương nhiên phải tìm hiểu phía nam Trung Quốc, bao gồm địa bàn cũ của người Bách Việt, Âu Việt. Giới sử học Đài Loan muốn nghiên cứu đầy đủ và chính xác về nguồn gốc Bách Việt của các dân tộc bản địa ở đảo Đài Loan thì cũng phải tìm hiểu về Bách Việt. Các nhà nghiên cứu sử của phương Tây thì đáng tin vì trong những nghiên cứu cổ sử, họ không bị bó buộc bởi tư tưởng sô-vanh và lợi ích chủ quyền dân tộc, nên thường khách quan, trung lập hơn. Nói chung, giới nghiên cứu ở nước ngoài có điều kiện để tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến phục vụ cho công tác khảo cổ, nghiên cứu sử tốt hơn, nhất là giới sử học, khảo cổ học, khoa học ở Trung Quốc, Nhật, Mỹ, phương Tây.
Thiếu Long
Triệu Vũ Vương
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Triệu Đà)
Triệu Vũ Đế (Nam Việt Vũ Đế) |
||
---|---|---|
Vua Nam Việt (chi tiết...) | ||
Tượng thờ Triệu Vũ Đế (tức Triệu Đà) đặt tại đình làng Xuân Quan (Hưng Yên)
|
||
Vua nhà Triệu | ||
Trị vì | 70 năm | |
Kế nhiệm | Triệu Văn Đế | |
Thông tin chung | ||
Hậu duệ |
|
|
Tên húy | Triệu Đà | |
Triều đại | Nhà Triệu | |
Sinh | 257 TCN huyện Chân Định (真定), quận Hằng Sơn (恒山), đời nhà Tần (nay là huyện Chính Định (正定), tỉnh Hà Bắc), Trung Quốc |
|
Mất | 137 TCN (120 tuổi) Phiên Ngung (nay là thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) |
Nguồn gốc và năm sinh
Triệu Đà vốn người huyện Chân Định (真定), quận Hằng Sơn (恒山), đời nhà Tần (ngày nay là huyện Chính Định (正定), tỉnh Hà Bắc), Trung Quốc , là người di cư xuống miền nam mới khai hoá đời nhà Tần, là người lập nên nước Nam Việt.Triệu Đà là vua thứ nhất của nước Nam Việt, trị vì khoảng từ năm 207 trước Công Nguyên đến năm 136 trước Công Nguyên, xưng là Nam Việt Vũ Vương hay là Nam Việt Vũ Đế.
Năm mất của Triệu Đà được các nguồn sử liệu thống nhất là 136 TCN. Về năm sinh của Triệu Đà, các nguồn tài liệu đề cập khác nhau. Đại Việt sử ký toàn thư của Việt Nam chép rằng ông sinh năm 256 TCN, tức là thọ 121 tuổi .
Các nhà nghiên cứu hiện nay lại căn cứ theo một dòng trong Hán thư của Ban Cố cho biết ông tham gia nam chinh từ năm 20 tuổi và đó là thời điểm 13 năm trước khi Lưu Bang thành lập nhà Hán (202 TCN), tức là ông sinh năm 235 TCN và tham gia nam chinh từ năm 215 TCN, năm 214 TCN được Tần Thủy Hoàng phong huyện lệnh Long Xuyên Theo giả thuyết này, Triệu Đà thọ 99 tuổi.
Sự nghiệp
Bình định đất Lĩnh Nam
- Xem thêm: Chiến tranh Tần-Việt
Năm 218 trước Công Nguyên, Tần Thủy Hoàng sai Đồ Thư (屠睢) làm chủ tướng, chỉ huy 50 vạn quân đi bình định miền Lĩnh Nam. Khi Đồ Thư chiếm được vùng đất Lĩnh Nam, Tần Thủy Hoàng lập nên 3 quận là Nam Hải (Quảng Đông), Quế Lâm (đông bắc Quảng Tây) và Tượng quận. Đồ Thư chiếm được nhiều đất đai nhưng cuối cùng bị tử trận.
Tần Thủy Hoàng sai Nhâm Ngao (壬嚣) cùng Triệu Đà đến cai trị vùng Lĩnh Nam. Nhâm Ngao làm Quận úy quận Nam Hải. Nam Hải gồm 4 huyện Bác La, Long Xuyên, Phiên Ngung và Yết Dương; trong đó huyện Long Xuyên có vị trí quan trọng nhất về địa lý và quân sự, được giao dưới quyền Triệu Đà làm Huyện lệnh.
Ly khai nhà Tần
Tần Thủy Hoàng chết (210 TCN), Tần Nhị Thế nối ngôi, khởi nghĩa Trần Thắng, Ngô Quảng nổ ra năm 209 TCN, rồi tiếp theo là chiến tranh Hán-Sở giữa Lưu Bang và Hạng Vũ (từ năm 206 TCN), Trung Nguyên rơi vào cảnh rối ren loạn lạc.- Vùng đất Nam Hải có núi chắn, có biển kề, rất thuận lợi cho việc dựng nước và phòng thủ chống lại quân đội từ Trung Nguyên (tức khu vực trung ương Trung Quốc) đánh xuống,
Không lâu, Nhâm Ngao chết, Triệu Đà gửi lệnh đến quan quân các cửa ngõ Lĩnh Nam, canh giữ phòng chống quân đội Trung nguyên xâm phạm, và nhân dịp đó, giết hết những quan lại nhà Tần bổ nhiệm ở Lĩnh Nam, cho tay chân của mình thay vào những chức vụ đó.
Chinh phục Âu Lạc, lên ngôi vua nước Nam Việt
Sử ký Tư Mã Thiên ghi chép vắn tắt rằng Triệu Đà dùng tài ngoại giao và đút lót mua chuộc các thủ lĩnh Tây Âu Lạc (phía Tây nước Âu Lạc cũ) mà thu phục vùng này vào thời điểm "sau khi Lã hậu chết" (năm 180 TCN). Các sách giáo khoa tại Việt Nam hiện nay đều thống nhất lấy thời điểm ước lệ này trong Sử ký và lấy năm ngay sau 180 TCN là 179 TCN (Xem mục về Niên đại và tư liệu ở dưới).
Lần xâm phạm đầu tiên, Triệu Đà đóng quân ở núi Tiên Du (thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay) giao chiến với An Dương Vương bị thất bại và bỏ chạy. Triệu Đà lập mưu gả con trai là Trọng Thủy cho con gái An Dương Vương là Mỵ Châu để do thám bí mật về bố phòng quân sự của Âu Lạc để tiếp tục tiến hành âm mưu xâm lược.
Sau khi kết thông gia, An Dương Vương lập ranh giới từ Bình Giang (nay là sông Đuống) trở lên phía Bắc thuộc quyền cai trị của Triệu Đà, trở về phía Nam thuộc quyền cai trị của An Dương Vương
Năm 208 TCN, Triệu Đà đánh thắng Âu Lạc của An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào quận Nam Hải, lập nước Nam Việt. Theo truyền thuyết, sau khi nghe tin Mỵ Châu bị An Dương Vương giết, Trọng Thủy nhảy xuống giếng tự vẫn để trọn tình với vợ là Mỵ Châu.
Năm 207 TCN, Triệu Đà cất quân đánh chiếm quận Quế Lâm, Tượng quận; tự xưng "Nam Việt Vũ Vương".
Năm 206 TCN, nhà Tần diệt vong.
Nước Nam Việt bấy giờ, bao gồm từ núi Nam Lĩnh , phía tây đến Dạ Lang phía nam đến dãy Hoành Sơn , phía đông đến Mân Việt. Thủ đô nước Nam Việt lúc ấy là thành Phiên Ngung, tức thành phố Quảng Châu ngày nay.
Một số tài liệu nghiên cứu ngày nay cho rằng vùng đất miền Bắc Việt Nam bây giờ nằm trong quận Tượng 象郡 của nước Nam Việt lúc đó.
Thần phục nhà Hán
Năm 196 TCN, Hán Cao Tổ Lưu Bang sai quan đại phu Lục Giả đi sứ đến nước Nam Việt khuyên Triệu Đà quy phục nhà Hán.
Sách Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim chép:
- Vũ Vương vốn là người kiêu căng, có ý không muốn phục nhà Hán, đến khi Lục Giả sang đến nơi, vào yết kiến Vũ Vương, Vũ Vương ngồi xếp vành tròn, không đứng dậy tiếp. Lục Giả thấy vậy mới nói rằng: "Nhà vua là người nước Tàu, mồ mả và thân thích ở cả châu Chân Định. Nay nhà Hán đã làm vua thiên hạ, sai sứ sang phong vương cho nhà vua, nếu nhà vua kháng cự sứ thần, không làm lễ thụ phong, Hán đế tất là tức giận, hủy hoại mồ mả và giết hại thân thích của nhà vua, rồi đem quân ra đánh thì nhà vua làm thế nào?" Vũ Vương nghe lời ấy vội vàng đứng dậy làm lễ tạ, rồi cười mà nói rằng: "Tiếc thay ta không được khởi nghiệp ở nước Tàu, chứ không thì ta cũng chẳng kém gì Hán Đế!"
Xưng đế chống Hán
Hán Cao Tổ Lưu Bang và Hán Huệ Đế Lưu Doanh chết đi, Lã Hậu nắm quyền, bắt đầu gây sự với Triệu Đà. Lã Hậu ra lệnh cấm vận với nước Nam Việt. Triệu Đà thấy Lã Hậu có thể qua nước Trường Sa [15] mà thôn tính Nam Việt. Thế là Triệu Đà bèn tuyên bố độc lập hoàn toàn khỏi nhà Hán, tự xưng "Nam Việt Vũ Đế" và cất quân đánh nước Trường Sa, chiếm được mấy huyện biên giới của Trường Sa mới chịu thôi.Lã Hậu bèn sai đại tướng Long Lư hầu là Chu Táo đi đánh Triệu Đà. Quân lính Trung Nguyên không quen khí hậu nóng nực và ẩm thấp miền nam, ùn ùn đổ bệnh, ngay dãy núi Ngũ Lĩnh cũng chưa đi qua nổi. Một năm sau, Lã Hậu chết, mưu đồ đánh Triệu Đà của quân nhà Hán bỏ hẳn.
Lúc đó Triệu Đà dựa vào tiếng tăm tài quân sự của mình lừng lẫy cả vùng Lĩnh Nam, lại nhờ tài hối lộ của cải, làm cả Mân Việt và phía Tây nước Âu Lạc cũ ùn ùn quy thuộc Nam Việt. Lúc ấy nước Nam Việt bành trướng đến mức cực thịnh. Triệu Đà bắt đầu lấy tên uy Hoàng Đế mà ra lệnh ra oai, thanh thế ngang ngửa đối lập với nhà Hán.
Lại thần phục nhà Hán
Năm 180 TCN, Lã Hậu chết, Hán Văn Đế Lưu Hằng nối ngôi.Năm 179 TCN, vua Hán sai người tu sửa mồ mả cha ông Triệu Đà, cắt đặt hàng năm đúng ngày thờ cúng, ban thưởng chức vụ và của cải cho bà con Triệu Đà còn ở trong đất Hán. Nghe thừa tướng Trần Bình tiến cử, Lưu Hằng sai Lục Giả, người từng được Hán Cao Tổ sai sứ đi Nam Việt nhiều lần, làm chức Thái Trung Đại Phu, lại đi thuyết phục Triệu Đà quy Hán. Lục Giả đến Nam Việt, lại trổ tài thuyết phục Triệu Đà. Triệu Đà nghe thuyết phục phải trái hơn thiệt, quyết định bỏ danh hiệu Đế, quy phục nhà Hán (nhưng vẫn tiếm hiệu xưng Hoàng Đế ở trong nước Nam Việt). Nhân đó, Triệu Đà viết thư nhờ Lục Giả gửi cho vua Hán, rằng:
Hán Cảnh Đế, Triệu Đà một mực xưng thần, hàng năm cứ mùa Xuân và mùa Thu, đều đưa đoàn sứ đến Trường An triều cống hoàng đế nhà Hán, chịu mệnh lệnh làm chư hầu (trên danh nghĩa) của nhà Hán. Năm 137 TCN, Nam Việt Vương Triệu Đà qua đời, sống được ước chừng hơn trăm tuổi (theo Đại Việt Sử ký Toàn thư là 121 tuổi), chôn ở Phiên Ngung (tức thành phố Quảng Châu ngày nay).
Triệu Đà chết đi, con cháu tiếp tục được 4 đời vua Nam Việt, cho đến năm 111 trước Công Nguyên mới bị nhà Hán chiếm.
Ảnh hưởng lịch sử
Triệu Đà vốn là quan võ của nhà Tần, rồi được Tần Thủy Hoàng bổ nhiệm làm Huyện lệnh huyện Long Xuyên trong quận Nam Hải mà Nhâm Ngao làm Quận uý. Triệu Đà lập nên nước Nam Việt, độc lập với nhà Tần, cai trị nước Nam Việt 67 năm, từ năm 203 trước Công nguyên tới năm 137 trước Công nguyên, rồi truyền ngôi cho cháu là Triệu Muội. Triệu Đà thực thi chính sách "hoà tập Bách Việt" nhằm đoàn kết thống nhất các bộ tộc Bách Việt và chính sách "Hoa Việt dung hợp" nhằm đồng hoá dân Hoa Hạ và Lĩnh Nam tại lãnh thổ nước Nam Việt.Sự công nhận nhà Triệu và nước Nam Việt trong dòng chảy lịch sử Việt Nam
Nhà Triệu là một triều đại, hay một giai đoạn lịch sử gây nhiều tranh luận cho giới nghiên cứu sử học Việt Nam. Sử học Việt Nam từ trước đến nay đều có hai quan điểm trái ngược nhau:- Triệu Vũ Đế đánh bại An Dương Vương, sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt là chuyện nội bộ nước Việt, nhà Triệu là triều đại chính thống của Việt Nam. Nhà Triệu mất là khởi đầu thời kỳ Bắc thuộc.
- Triệu Đà là người phương Bắc, đến từ Trung Nguyên (nay là lưu vực sông Hoàng Hà ở Trung Quốc) theo lệnh Tần Thuỷ Hoàng đem di dân người Hoa Hạ xuống vùng Lĩnh Nam (là nơi cư trú của các bộ tộc Bách Việt) và được làm Huyện lệnh Long Xuyên quận Nam Hải mới khai hoá, khi nhà Tần mất thì mới tách ra cát cứ, do đó Triệu Đà là kẻ ngoại bang đến xâm lược nước Âu Lạc. An Dương Vương mất nước là mở đầu thời kỳ Bắc thuộc.
Những địa điểm gắn với Triệu Đà
- Thành phố Thạch Gia Trang (石家庄) ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc: huyện lỵ Chính Định ở góc nam Thạch Gia Trang là nơi sinh của Triệu Đà, thời nhà Tần có tên là huyện Chân Định quận Hằng Sơn. Thị trấn Triệu Lăng Phu (赵陵铺镇) ở góc nam quận Tân Hoa (新华区) của thành phố Thạch Gia Trang có mộ tổ Triệu Đà do Hán Vũ Đế đời Tây Hán xây để vỗ về Triệu Đà, ngày nay vẫn còn bia mộ.
- Huyện Long Xuyên (龙川) ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc: thời nhà Tần là huyện Long Xuyên quận Nam Hải (南海), nơi Triệu Đà làm Huyện lệnh 6 năm sau khi bình định đất Lĩnh Nam. Nguyên trị sở huyện này được đặt tên là Thị trấn Đà Thành (佗城镇) hay còn gọi là "Thành cũ Triệu Đà" (赵佗故城) để kỷ niệm Triệu Đà.
- Thành phố Quảng Châu ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc: thời nhà Tần là huyện Phiên Ngung (番禺), thủ phủ quận Nam Hải, nơi Triệu Đà làm Quận uý 4 năm. Sau khi nhà Tần diệt vong, Triệu Đà vẫn lấy Phiên Ngung làm thủ phủ, lập nên nước Nam Việt. Phiên Ngung cũng là nơi chôn cất Triệu Đà.
Tên đường phố, địa danh
Tên của Triệu Đà được đặt cho một đường phố nhỏ tại địa bàn khu phố 2, phường Hiệp Phú, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh, Việt NamĐền thờ
- Đình thờ Thành hoàng Triệu Đà ở xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam. Xưa kia đây là nơi Triệu Đà cho xây dựng điện Long Hưng
- Đền Đồng Xâm ở xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, Việt Nam thờ Triệu Đà và phu nhân Trình thị.
- Nhiều nơi xung quanh khu vực Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội) như các làng Văn Tinh, Lực Canh (thuộc xã Xuân Canh), Thạc Quả (thuộc xã Dục Tú) thờ Triệu Đà. Truyền thuyết dân gian vùng ven thành Cổ Loa kể lại khi đi đánh An Dương Vương, Triệu Đà đã cho thuyền ngược sông Hồng và cho đóng quân ở bến sông, nay là đoạn cuối làng Dâu (hay có tên khác là làng Lực Canh) và đầu làng Văn Tinh, nơi rất gần với ngã ba Dâu (nơi hợp lưu của sông Đuống và sông Hồng). Tương truyền, làng Văn Tinh là nơi Triệu Đà đóng đại bản doanh còn dân làng Lực Canh chỉ làm nhiệm vụ như cắt cỏ ngựa, khuân vác, phục vụ cho quân đội. Vì thế, đình Văn Tinh được coi là nơi thờ chính còn các nơi khác chỉ là nơi thờ vọng. Lễ hội làng Văn Tinh được tổ chức từ ngày mùng 6 đến mùng 8 tháng 3 hàng năm để tưởng nhớ Triệu Đà. Ngày 7 tháng 3, nhân dân làng Lực Canh rước tượng Trọng Thủy đến Văn Tinh với ý nghĩa con về thăm cha
- Miếu Nam Việt Vương ở thị trấn Đà Thành, huyện Long Xuyên, địa cấp thị Hà Nguyên, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc thờ Thành hoàng Triệu Đà. Miếu được xây dựng từ thời nhà Thanh.
Niên đại và tư liệu
Về thời gian thành lập nước Nam Việt
Những mốc năm tháng Triệu Đà lập nước Nam Việt đều không có sử sách ghi chép lại. Tư liệu ngày nay chỉ căn cứ vào cuốn "Sử ký" của Tư Mã Thiên mà suy luận ra. Trước mắt có ba thuyết Triệu Đà lập nước Nam Việt: một thuyết cho rằng đó là năm 203 TCN thuyết thứ hai cho rằng vào năm 204 TCN Riêng sách Đại Việt sử ký toàn thư của sử thần Ngô Sĩ Liên thời Hậu Lê cho rằng Triệu Đà sáp nhập quận Quế Lâm và nước Âu Lạc vào quận Nam Hải, lập nên nước Nam Việt vào năm 207 TCN.Về thời gian chinh phục Âu Lạc
Như đã đề cập trong phần sự nghiệp của Triệu Đà, các nguồn sử liệu xưa không thống nhất về thời điểm nước Âu Lạc bị chinh phục. Giữa các sách cổ sử của Việt Nam (năm 207 TCN) và Sử ký của Tư Mã Thiên (khoảng 179 TCN) chênh lệch nhau tới gần 30 năm. Không rõ các sử gia phong kiến Việt Nam căn cứ vào nguồn tư liệu nào và cũng không có sự lý giải, kết luận thỏa đáng của các sử gia đương đại đối với vấn đề này.Các sách giáo khoa tại Việt Nam hiện nay căn cứ theo tư liệu của Sử ký để lấy năm 179 TCN. Có lẽ vì Sử ký ra đời chỉ một vài chục năm sau khi nước Nam Việt mất nên đây được coi là nguồn tài liệu đáng tin cậy hơn.
Về cái chết của Trọng Thuỷ
Trọng Thủy là con trai Triệu Đà, không được Sử ký đề cập đến. Tên của Trọng Thủy chỉ được nhắc đến trong các sách sử và truyền thuyết của Việt Nam. Tuy nhiên, giữa các tài liệu này cũng có những điểm dị biệt.Sử cũ theo cách nói của truyền thuyết về chuyện nỏ thần và việc làm rể của Trọng Thủy nhằm đánh cắp nỏ thần, quyết định việc mất còn của Âu Lạc. Đại Việt Sử ký Toàn thư chép y nguyên như truyền thuyết cho rằng sau khi chiếm được Âu Lạc, Thủy thấy vợ chết bèn chết theo. Tuy nhiên, cũng Đại Việt Sử ký Toàn thư, lại chép con Thủy là Triệu Hồ nối ngôi Triệu Đà năm 137 TCN, Hồ chết năm 124 TCN thọ 52 tuổi, tức là sinh năm 175 TCN, sau khi Thủy chết tới 33 năm! Như vậy các sử gia phong kiến đã lầm lẫn tình tiết này. Dù theo thuyết của Sử ký cho rằng phía Tây nước Âu Lạc mất năm 179 TCN đi nữa thì khoảng cách giữa khi Trọng Thủy chết với thời gian Triệu Hồ sinh ra vẫn là 4 năm. Các nguồn tài liệu có nhắc đến Thủy (trừ Sử ký) đều nói Hồ là con Thủy nhưng không nhắc đến người con trai nào khác của Triệu Đà. Do đó, việc các nhà nghiên cứu nghi ngờ Trọng Thủy chết theo vợ là hoàn toàn có cơ sở. Có lẽ đó là lý do khiến các sách Việt sử tiêu án và Khâm định Việt sử thông giám cương mục (viết sau Đại Việt Sử ký Toàn thư) chỉ nhắc tới việc Trọng Thủy làm rể mà không nhắc tới việc Thủy chết theo Mỵ Châu.
Nhận xét
Đăng nhận xét