HỌC THẦY KHÔNG TÀY HỌC BẠN 5


(ĐC sưu tầm trên NET)

Nền nông nghiệp Nhật Bản

Capture10

NNghiepNB1
Lúa là một loại cây trồng rất quan trọng của Nhật Bản
Sườn núi ở Nhật Bản thường quá dốc để có thể canh tác trong khi phần lớn đồng bằng giờ đây lại được sử dụng để phát triển đô thị hay cho mục đích công nghiệp. Với những nơi đất đai có độ dốc vừa phải, người ta phải tạo thành ruộng bậc thang để trồng trọt. Nhật Bản có lượng mưa lớn và thời tiết ở hầu hết các đảo ngoại trừ Hokkaido đều ấm áp, thế nhưng đất nước này lại phải hứng chịu các trận bão vào đầu mùa thu và tuyết rơi dày trong mùa đông. Ở miền duyên hải, các vùng đồng bằng có thể đương đầu với nguy cơ sóng thần đôi lúc xảy ra và một vài vùng núi là nạn nhân của những đợt núi lửa phun trào.
Dù trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, trồng trọt vẫn giữ vai trò rất quan trọng đối với kinh tế Nhật Bản. Giữ vai trò chủ đạo trong ngành nông nghiệp Nhật Bản là việc canh tác lúa nước. Tuy nhiên, nhiều trang trại có quy mô nhỏ. Hầu hết nông dân làm việc bán thời gian và phần lớn việc đồng áng do phụ nữ đảm nhận.

800px-Rice-combine-harvester,katori-city,japan
a nước cần có những điều kiện đặc biệt để sinh trưởng. Thóc thường được gieo trong nhà kính cho đến khi nảy mầm thành mạ. Sau đó, mạ sẽ được cấy với điều kiện rễ mạ phải cách mặt nước ít nhất 10 cm. Ngoài ra còn cần tới các công trình thủy nông để đáp ứng việc tưới tiêu cho các cánh đồng. Cuối cùng, sang mùa thu thì lúa chín và trước khi được gặt về lúa đã ngả màu nâu vàng như lúa mì. Lúa nước trồng được khắp nơi trên Nhật Bản. Tuy nhiên, lúa hầu hết được trồng ở miền cực nam và tại đây có nhiều vùng chuyên canh tác lúa như Niigata.

nông trại trong nhà
Mặc dù lúa nước rõ ràng là cây trồng quan trọng nhất ở Nhật Bản, nhưng người Nhật canh tác cả các loại ngũ cốc khác, như là lúa mạch để cung cấp rượu bia. Rất nhiều loại rau quả, như cà chua, dưa chuột, khoai lang, rau diếp, táo, củ cải và quả anh đào cũng được gieo trồng. Chècũng được trồng nhiều ở Nhật Bản, đặc biệt là ở các thửa ruộng bậc thanh trên sườn núi. Sản phẩm chính từ chè là trà xanh hay ocha, được người dân khắp nơi trong nước sử dụng. Chè được trồng chủ yếu ở phía nam đảo Honshu.

Ngành nông nghiệp tiên tiến phát triển của Nhật Bản

Email In PDF.

 Không phải ngẫu nhiên mà trong chuyến thăm Nhật Bản, hơn một giờ sau khi tới Tokyo, sau hơn 21 lượt đại bác đón chào, Chủ tịch Trương Tấn Sang rời đi tỉnh Ibaraki bằng ô tô.

Ngày nay người ta biết đến Ibaraki vùng phần lớn diện tích là đồng bằng, nơi có nhiều cơ sở nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp hiện đại. Đây là địa phương sản xuất nông nghiệp lớn thứ hai ở Nhật. GDP của tỉnh đạt hơn 110 tỷ USD một năm, trong khi dân số chưa đến 3 triệu người.
Đến thành phố Mito, thủ phủ Ibaraki, Chủ tịch Trương Tấn Sang đi thẳng đến thăm các Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp, máy nông nghiệp, nhà máy rau tươi Asahi trước sự chào đón nồng nhiệt của cán bộ, công nhân nơi đây. Đích thân ông Thống đốc tỉnh nhiệt tình, cởi mở hướng dẫn Chủ tịch Trương Tấn Sang đến thăm các cơ sở này.
nông-nghiệp, chủ-tịch-nước, trương-tấn-sang, nhật-bản
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tham quan, nghe giới thiệu về kỹ thuật trồng dâu tây kiểu mới, chất lượng cao tại Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp tỉnh Ibaraki, Nhật Bản, chiều 16-3-2014; 
Đến đây chúng tôi mới hiểu rõ hơn vì sao chỉ 3% dân số nhật Bản làm nông nghiệp nhưng cung cấp đầy đủ cái ăn chất lượng cao cho hơn 127 triệu dân. Ở Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp đẹp, sạch sẽ như một công viên, san sát các nhà kính trồng các giống cây mới lai tạo từ công nghệ gien. Những cây dâu nhỏ, trĩu quả chín hồng, rồi các loại hoa được tạo nên màu sắc theo ý thích của con người, tăng gấp ba lần giá trị thông thường, những giống cà chua năng suất cao và giống lúa chất lượng tốt nhất v.v...
Thống đốc tỉnh mời Chủ tịch và các thành viên đoàn Việt Nam ăn quả dâu, vị thanh ngọt và hương vị mà chúng tôi chưa từng được thưởng thức. Anh phiên dịch người Nhật trở nên hồ hởi: "Điều quan trọng là kết quả từ cơ sở nghiên cứu này, các loại giống cây trồng đưa đến cho nông dân trong tỉnh Ibaraki và khắp nơi trên nước Nhật sản xuất. Cây dâu được trồng từ các tế bào mô để lấy mẫu giống. Dâu tây được người dân ở đây ví von là "nụ hôn Ibaraki".
Nhiều nhà báo Việt Nam hỏi về lượng thuốc bảo vệ thực vật, ông Giám đốc Trung tâm trả lời rõ ràng: Thuốc bảo vệ thực vật phải hợp lý, đây là tiêu chuẩn rất ngặt nghèo ở Nhật Bản, được kiểm tra kỹ lưỡng để bảo vệ sức khỏe con người.
nông-nghiệp, chủ-tịch-nước, trương-tấn-sang, nhật-bản
Đến Trung tâm máy nông nghiệp, các công nhân ở đây đã trình diễn các loại máy be bờ, gieo hạt giống, các loại máy làm đất, máy bay nhỏ tự động không người lái phun thuốc. Máy be bờ vừa hoạt động xong, chúng tôi đứng trên bờ đất, độ cứng như bê tông không hề để lại dấu chân giày.
Tận mắt chứng kiến, chúng tôi ai cũng nghĩ và mong muốn Việt Nam quê hương mình rồi đây sẽ được tiếp cận, sử dụng công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại đó. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân nói với tôi rất chân tình: Công nghệ sinh học và kỹ thuật nông nghiệp Nhật Bản hiện đại, năng suất làm việc rất cao, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Cái hay của họ là kết quả từ các cơ sở nghiên cứu được đưa vào sản xuất và đào tạo nguồn nhân lực. Chúng ta cần cơ chế khoa học và thực tiễn để sự hợp tác này nhanh chóng đi vào cuộc sống trong việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn...
Chính tại thành phố Mito, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và tỉnh Ibaraki.
Trở về Tokyo, trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp nhật Bản Hayaski Yoshimasa, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát mong muốn hai nước sẽ nhanh chóng tổ chức cuộc đối thoại hợp tác nông nghiệp nhằm thúc đẩy hợp tác hướng tới sự phát triển một cách toàn diện ngành nông lâm ngư nghiệp Việt Nam bao gồm đào tạo nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ.
Tìm hiểu về nông nghiệp Nhật Bản, chúng tôi nhìn thấu suốt, thấy rõ hơn con đường phát triển hiện đại, tiên tiến được cơ giới hóa rất cao, đầu tư lớn về tri thức, công nghệ khoa học, người nông dân không cần phải "chân lấm tay bùn". Chứng thực tinh thần làm việc của cán bộ, công nhân ở các doanh nghiệp làm nông nghiệp, chúng tôi ghi vào lòng học tập người Nhật ở tính kiên nhẫn, sẵn sàng bứt phá, phát triển cái mới, tiết kiệm, chắt chiu trong sử dụng tài nguyên của mình.
"Gieo hạt niềm tin", "Vườn ươm công nghệ" là những từ chúng tôi thường nghe thấy sau mỗi lần Chủ tịch làm việc, trao đổi với các doanh nghiệp nhật Bản. Tinh thần khởi nghiệp ưu tú của nhiều doanh nghiệp đã thành công ở Nhật Bản chắc chắn sẽ thành công trong hợp tác với Việt Nam. Một điều đáng mừng là rất nhiều địa phương ở Nhật Bản đã chia sẻ tình cảm và tin cậy, sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực trong đó chú ý vấn đề nông nghiệp theo cấp độ giữa các địa phương với nhau.
Hôm ở thăm Nhà máy chế biến rau tươi sống Asahi, tỉnh Ibaraki, ông giám đốc Nhà máy đã trao tặng Chủ tịch Trương Tấn Sang chiếc khăn dệt bằng nguyên liệu địa phương. Ông nói với giọng xúc động: "Nghe Chủ tịch sang thăm, mẹ tôi, một nông dân đã dệt chiếc khăn này để tặng ngài và nói rằng những sợi vải làm nên tấm khăn như là sợi dây tình cảm thắt chặt mối tình hữu nghị đoàn kết Nhật Bản - Việt Nam".
Những kết quả sau hơn 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản giờ đây đang soi bóng cho những bước đi mới vẫn đong đầy tiềm năng và triển vọng trên tất cả các lĩnh vực với sự tin cậy chính trị hai nước ngày càng sâu sắc. Hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp là một điểm nhấn trong chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Trương Tấn Sang chắc chắn sẽ tạo nên "cú hích mới". Đây là thời cơ đòi hỏi chúng ta chung tay hành động, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.

Làm Nông Nghiệp ở Nhật Bản rất tiên tiến và phát triển


Khi nhắc đến đất nhước Hoa Anh Đào thì ai cũng nghĩ đây là một nước kinh tế, kỹ thuật và khoa học rất phát triển, ít người nghĩ đến ngành nông nghiệp của Nhật Bản. Thật ra những người làm nông nghiệp của Nhật rất giàu có và sung túc. Nông nghiệp của Nhật Bản phát triển theo hướng khoa học bền vững vì vậy có sản lượng rất cao, chất lượng rất tốt và đứng hàng đầu thế giới.
Các bài viết liên quan:
Không có bằng cấp 3 có đi XKLĐ Nhật Bản được không?
Tuyển nam/nữ XKLĐ Nhật Bản Phí 5000 usd – Không đặt cọc
Tu nghiệp sinh Nhật Bản là chương trình gì?
xuat khau lao dong nhat ban
nong-nghiep-nhat-ban-phat-trien
Ngành nông nghiệp của Nhật Bản rất phát triển
Ibaraki là một tỉnh được coi là nông nghiệp của Nhật, Tỉnh này có diện tích là đồng bằng lớn nhất nước Nhật vì vậy rất thích hợp để làm nông nghiệp, nơi đây có nhiều cơ sở nghiên cứu, sản xuất nông nghiệp hiện đại nhất. Đây là địa phương sản xuất nông nghiệp lớn thứ hai ở Nhật Bản. Dân số của tỉnh này chỉ 3 triệu người nhưng GDP của tỉnh đạt hơn 110 tỷ USD một năm bằng 1/2 GDP của Việt Nam. Theo thống kê thì GDP của Ibaraki được đóng góp từ hơn 50% là nông nghiệp hoặc các ngành liên quan đến nông nghiệp.
Nông nghiệp Nhật Bản
Nông nghiệp Nhật Bản
Khi đến đây tìm hiểu chắc bạn mới tin rằng chỉ 3% dân số của Nhật Bản làm nông nghiệp nhưng cung cấp đầy đủ thực phẩm chất lượng cao cho hơn 1278 triệu dân của quốc gia này, ngoài ra còn dư thừa để xuất khẩu. Ở các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp không gian rất sạch sẽ, hài hòa và rất đẹp như một công viên, san sát các nhà kính trồng các giống cây mới lai tạo từ công nghệ gien. Những cây dâu nhỏ, trĩu quả chín hồng, rồi các loại hoa được tạo nên màu sắc theo ý thích của con người, tăng gấp nhiều lần giá trị thông thường, những giống cà chua năng suất cao và giống lúa chất lượng tốt nhất thế giới v.v…
Khi chúng tôi vào một trung tâm nghiên cứu nông nghiệp ở đây thì được mời ăn quả dâu, vị thanh ngọt và hương vị mà chúng tôi chưa từng được thưởng thức từ các loại dâu tây trước đây. Anh phiên dịch người Nhật trở nên hồ hởi: “Điều quan trọng là kết quả từ cơ sở nghiên cứu này, các loại giống cây trồng đưa đến cho nông dân trong tỉnh Ibaraki và khắp nơi trên nước Nhật sản xuất. Cây dâu được trồng từ các tế bào mô để lấy mẫu giống. Dâu tây được người dân ở đây ví von là “nụ hôn Ibaraki”.
làm nông nghiệp tại Nhật Bản
làm nông nghiệp tại Nhật Bản
Sang đây tận mắt chứng kiến thực tế, chúng tôi ai cũng băn khoăn và mong muốn Việt Nam quê hương mình rồi đây sẽ được tiếp cận, sử dụng công nghệ, kỹ thuật sản xuất hiện đại đó. Công nghệ sinh học và kỹ thuật nông nghiệp Nhật Bản hiện đại, năng suất làm việc rất cao. Cái hay của họ là kết quả từ các cơ sở nghiên cứu được đưa vào sản xuất và đào tạo nguồn nhân lực một cách liên tục và trực tiếp, nhà khoa học của họ cũng làm việc như nông dân, không như các nhà khoa học của VN. Thật ra về kiến thức khoa học nông nghiệp thì ai cũng biết nhà khoa học ở Vn gần như chỉ là lý thuyết suông, còn thực tế thì gần như họ không biết gì.
Chúng ta cần cơ chế khoa học và thực tiễn để để có thể học hỏi hay các nước phát triển như Nhật Bản nhanh chóng chuyển giao công nghệ cho chúng ta.Đoàn nhà báo chúng tôi sang đến trung tâm máy nông nghiệp, các công nhân ở đây đã trình diễn các loại máy gieo hạt giống, máy be bờ, các loại máy làm đất, máy bay không người lái phun thuốc. Máy be bờ vừa hoạt động xong, chúng tôi đứng trên bờ đất, độ cứng như bê tông không hề để lại dấu chân giày, vào trung tâm máy nông nghiệp này của nhật tôi mới thây là nông nghiệp của Nhật Bản thật là thì cũng không còn phải là nông nghiệp rồi, mà chắc phải gọi là ” tự động nông nghiệp, hay khoa học nông nghiệp”.
Sau khi ở trung tâm máy công nghiệp chúng tôi được dẫn ra một cánh động rộng lớn, nhưng ra đây chúng tôi không thấy nông dân đâu. Hỏi anh phiên dịch thì a trả lời, ở đây chúng tôi không có nông dân, cả cánh đồng này chỉ có khoảng 5 người làm việc, vì khi gieo trồng thì có máy rồi, khu thu hoạch cũng có máy, khi phun thuốc đắp bờ hay tưới nước thì cũng có máy gần như là tự động rồi, vì vậy rất hiếm khi nhìn thấy người làm việc ngoài cánh đồng.
Qua thực tế và câu truyện trực tiếp với một số nông dân kỹ thuật và”nông dân quản lý” ở đây chúng tôi mới đúc rút được rằng tại sao chỉ 3% dân số làm nông nghiệp mà họ nuôi đủ cả một quốc gia, với những thực phẩm thuộc loại tốt nhất thế giới.
Và tại sao nông dân của Nhật Bản lại sung túc đến như vậy. Vì qua đây thì ai cũng biết rằng những người làm nông nghiệp ở đây thì họ cũng gần như là những ông chủ có các doanh nghiệp thôi, chứ họ không phải trực tiếp ra đồng làm chân tay. Cũng có những công việc làm chân tay, nhưng những công việc này thì hầu hết dành cho lao động nước ngoài ở Nhật làm viêc, như lao động Trung Quốc, lao động Thái Lan hay lao động người Việt chúng ta bên này.


Mô hình HTX tại Nhật Bản 19/12/2013, 10:03 (GMT+7) Tại Nhật Bản chỉ có một mô hình HTX gọi là “Liên minh HTXNN Nhật Bản” (JA), được thừa nhận và hoạt động theo Luật HTX nông nghiệp. Chia sẻ Share Facebook Share Google Share Twitter Share Zingme Tin bài khác Giống lúa thuần 'mê hoặc' nông dân Rau màu tươi tốt ở nơi khô hạn nhất Bắc Giang khôi phục chăn nuôi sau rét Thay đổi phương thức nuôi, nếu không muốn ôm nợ Trồng rau sạch trong nhà lưới Xem thêm http://nongnghiep.vn/pioneer-nha-cung-cap-hat-giong-hang-dau-the-gioi-post140988.html http://nongnghiep.vn/vinh-tuong-dien-hinh-ngo-dong-post154431.html http://nongnghiep.vn/phan-bon-voi-bien-doi-khi-hau-36-19.html Tại Nhật Bản chỉ có một mô hình HTX gọi là “Liên minh HTXNN Nhật Bản” (JA), được thừa nhận và hoạt động theo Luật HTX nông nghiệp. Trước đây, việc tham gia HTX là bắt buộc đối với nông dân, nhưng hiện nay có những nông dân bỏ không tham gia HTX, đa số họ là những người có kỹ thuật cao mà HTX chỉ là đại diện cho lớp nông dân trung bình. Đoàn cán bộ Viện Di truyền Nông nghiệp (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) vừa có chuyến công tác tại Nhật Bản tham quan mô hình HTX và tìm hiểu phương thức buôn bán, trao đổi sản phẩm hàng hóa nông nghiệp của xứ sở mặt trời mọc thông qua các sàn đấu giá. Để có thêm tư liệu về mô hình HTX của các nước trong khu vực, chúng tôi có cuộc trao đổi với cán bộ, lãnh đạo Viện Di truyền Nông nghiệp để hiểu rõ hơn mô hình HTX tại Nhật Bản. Được biết, hoạt động của HTX được qui định trong luật. Mục đích chính là nhằm tăng năng suất, nâng cao địa vị, hiểu biết xã hội và cải thiện kinh tế cho người nông dân. Về hệ thống cấu trúc của HTXNN Nhật Bản, hầu hết người nông dân đều thuộc các HTX địa phương, các HTX địa phương thuộc HTX cấp tỉnh, thành phố và các HTX cấp tỉnh, thành phố trực thuộc HTX Trung ương. Qua đó, tạo thành một hệ thống cấu trúc hình cây lớn. Người nông dân mang sản phẩm nông nghiệp đến các HTX địa phương ký gửi bán hộ. Ngay sau khi sản phẩm được bán, HTX sẽ thanh toán tiền cho nông dân thông qua chuyển khoản hoặc tiền mặt. Sau đó, người nông dân phải trả tiền % hoa hồng cho các HTX. Một kho lạnh sơ chế hoa của HTX tại Nhật Bản Đổi lại, nông dân được hưởng các dịch vụ của HTX theo hệ thống từ phân loại, đánh giá chất lượng chung đến hệ thống vận chuyển, giao hàng, mua và sử dụng chung các hệ thống thiết bị, nông cụ, máy móc lớn, đắt tiền (như hệ thống xử lý sau thu hoạch,…) và thậm chí cả các dịch vụ tài chính liên quan đến các khoản tiền gửi và vay vốn do HTX quản lí hoặc đứng ra đại diện. Thông thường, nông dân Nhật phải trả 2 - 5% giá trị nông sản cho dịch vụ bán hàng của HTX (HTX trừ luôn khi thanh toán cho người trồng). Như đã đề cập ở trên, HTX tại Nhật là một thực thể pháp lý, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, nhưng không phải là một tổ chức Nhà nước. HTX tự tổ chức hoạt động và không được bao cấp của Chính phủ, song Chính phủ thường thông qua HTX khi muốn trợ cấp hoặc hỗ trợ cho người nông dân. Trong trường hợp có chính sách hỗ trợ nông dân, Nhà nước thường trợ cấp thông qua hệ thống HTX. Tất nhiên, những nông dân không tham gia HTX cũng có thể nộp đơn xin trợ cấp, nhưng khó khăn hơn nhiều. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, ở Nhật Bản, lịch sử của HTXNN bắt đầu từ giữa thế kỷ 19. Đó là một HTX tự nguyện giữa những người nông dân để hỗ trợ các hoạt động canh tác lẫn nhau. Sau Thế chiến II, ở Nhật xảy ra tình trạng khan hiếm nghiêm trọng lương thực, thực phẩm và hệ thống phân phối hỗn loạn trên thị trường. Vì vậy, Chính phủ Nhật quyết định kiểm soát việc phân phối và SX của nông dân bằng cách kiểm soát HTXNN. Tất cả nông dân bị buộc phải tham gia HTX tại thời điểm đó. Tuy nhiên, do yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn, hiện nay HTX của Nhật trở thành mô hình hoạt động độc lập như một DN tư vấn, chuyển giao, kết nối, tiêu thụ sản phẩm. Theo TS Lê Đức Thảo, Trưởng Bộ môn Đột biến và Ưu thế lai (Viện Di truyền nông nghiệp), tại Nhật Bản, chủ nhiệm các HTX và thành viên Hội đồng quản trị của HTX địa phương được lựa chọn từ các nông dân và được trả lương. Nhưng trên thực tế, tiền lương không đủ bù đắp so với công sức và các hoạt động của họ, nhưng chủ nhiệm và các thành viên Hội đồng quản trị thường được bầu từ những nông dân giàu có hoặc có chức sắc ở địa phương và họ chấp nhận không đòi hỏi với mức lương cao hơn. Họ rất bận rộn, bởi với tư cách đại diện của HTX, họ phải lên các kế hoạch và thúc đẩy các hoạt động chung cho các xã viên như kế hoạch đầu tư cho hệ thống SX, vật tư, đầu ra, thị trường… sao cho hiệu quả. Tổ chức hội thảo, kỹ thuật cho người trồng và giao dịch với HTX cấp tỉnh, thành phố. Sàn đấu giá nông sản, nơi các sản phẩm nông nghiệp của nông dân được giao dịch thông qua HTX “Mô hình HTXNN tại Nhật cũng tồn tại một số nhược điểm do trở thành một tổ chức quá lớn, có sức mạnh và dẫn tới việc độc quyền. Do đó, hệ thống có hiện tượng thiếu sự cải cách để hoàn thiện hơn. Đặc biệt, khi vào HTX, người nông dân có xu hướng trở thành hộ “nông dân trung bình”, TS Lê Đức Thảo. Nông dân Nhật Bản thường có diện tích đất canh tác rất nhỏ. Họ không có đủ tiền để đầu tư vào hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại và đắt tiền, nhưng khi tham gia HTX họ có thể chia sẻ, dùng chung thông qua HTX nên tiết kiệm được rất nhiều chi phí đầu tư. Cũng bởi vì quy mô nhỏ, nông dân không có khả năng thương lượng với người mua, kể cả khi thị trường đấu giá ra đời và hoạt động nên việc tham gia HTX luôn được nhiều hơn là mất. Bởi để tham gia hiệu quả vào thị trường hàng hóa, đòi hỏi sản phẩm phải có số lượng lớn và chất lượng ổn định (theo hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cố định). Do đó, ở Nhật Bản, khi tham gia bán đấu giá, thường sản phẩm được đăng ký theo lô, mã chung của HTX. Với mô hình quản lí, vận hành HTX tại Nhật, mặc dù Chính phủ không trực tiếp quản lý HTX, nhưng vẫn có thể điều tiết SX thông qua các hoạt động trợ cấp. Chính phủ có thể dễ dàng xử lý các vấn đề như an toàn thực phẩm bằng việc thúc đẩy người nông dân làm theo định hướng để giải quyết vấn đề qua việc trợ cấp, khuyến khích SX có định hướng thông qua HTX. Với mô hình hoạt động đó, hệ thống HTX trở thành một tổ chức xã hội lớn, đóng một vai trò quan trọng trong xã hội. Tổ chức HTX có thể tổ chức các cuộc đàm phán với các chính trị gia, vận động điều chỉnh chính sách và từ đó giúp làm giảm khoảng cách thu nhập giữa người dân thành thị và người dân nông thôn. “Qua HTXNN, nông dân Nhật được phổ biến về tiến bộ KHKT, được biết nhu cầu thị trường. Nhờ HTX lên kế hoạch SX và điều tiết nên tình trạng nông dân ồ ạt đua nhau trồng một loại cây trồng khi có giá cao không xảy ra. Thay vào đó, nông dân có sự đánh giá thị trường rất chắc chắn qua số liệu từ các tổ chức có uy tín trong nước được HTX tổng hợp, tư vấn. Từ quy trình công nghệ chung do HTX ban hành, các hộ nông dân tự phân công nhau lên kế hoạch nên trồng mặt hàng nào và trồng với số lượng bao nhiêu cho vừa đủ”, ông Nobuo Isomura - Giám đốc Cty Bán đấu giá hoa Ota (Cty đấu giá hoa lớn nhất Nhật Bản) chia sẻ về mô hình HTX tại nước mình. Share Facebook Share Google Share Twitter Share Zingme NGUYÊN HUÂN... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/mo-hinh-htx-tai-nhat-ban-post119166.html | NongNghiep.vn
Mô hình HTX tại Nhật Bản 19/12/2013, 10:03 (GMT+7) Tại Nhật Bản chỉ có một mô hình HTX gọi là “Liên minh HTXNN Nhật Bản” (JA), được thừa nhận và hoạt động theo Luật HTX nông nghiệp. Chia sẻ Share Facebook Share Google Share Twitter Share Zingme Tin bài khác Giống lúa thuần 'mê hoặc' nông dân Rau màu tươi tốt ở nơi khô hạn nhất Bắc Giang khôi phục chăn nuôi sau rét Thay đổi phương thức nuôi, nếu không muốn ôm nợ Trồng rau sạch trong nhà lưới Xem thêm http://nongnghiep.vn/pioneer-nha-cung-cap-hat-giong-hang-dau-the-gioi-post140988.html http://nongnghiep.vn/vinh-tuong-dien-hinh-ngo-dong-post154431.html http://nongnghiep.vn/phan-bon-voi-bien-doi-khi-hau-36-19.html Tại Nhật Bản chỉ có một mô hình HTX gọi là “Liên minh HTXNN Nhật Bản” (JA), được thừa nhận và hoạt động theo Luật HTX nông nghiệp. Trước đây, việc tham gia HTX là bắt buộc đối với nông dân, nhưng hiện nay có những nông dân bỏ không tham gia HTX, đa số họ là những người có kỹ thuật cao mà HTX chỉ là đại diện cho lớp nông dân trung bình. Đoàn cán bộ Viện Di truyền Nông nghiệp (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) vừa có chuyến công tác tại Nhật Bản tham quan mô hình HTX và tìm hiểu phương thức buôn bán, trao đổi sản phẩm hàng hóa nông nghiệp của xứ sở mặt trời mọc thông qua các sàn đấu giá. Để có thêm tư liệu về mô hình HTX của các nước trong khu vực, chúng tôi có cuộc trao đổi với cán bộ, lãnh đạo Viện Di truyền Nông nghiệp để hiểu rõ hơn mô hình HTX tại Nhật Bản. Được biết, hoạt động của HTX được qui định trong luật. Mục đích chính là nhằm tăng năng suất, nâng cao địa vị, hiểu biết xã hội và cải thiện kinh tế cho người nông dân. Về hệ thống cấu trúc của HTXNN Nhật Bản, hầu hết người nông dân đều thuộc các HTX địa phương, các HTX địa phương thuộc HTX cấp tỉnh, thành phố và các HTX cấp tỉnh, thành phố trực thuộc HTX Trung ương. Qua đó, tạo thành một hệ thống cấu trúc hình cây lớn. Người nông dân mang sản phẩm nông nghiệp đến các HTX địa phương ký gửi bán hộ. Ngay sau khi sản phẩm được bán, HTX sẽ thanh toán tiền cho nông dân thông qua chuyển khoản hoặc tiền mặt. Sau đó, người nông dân phải trả tiền % hoa hồng cho các HTX. Một kho lạnh sơ chế hoa của HTX tại Nhật Bản Đổi lại, nông dân được hưởng các dịch vụ của HTX theo hệ thống từ phân loại, đánh giá chất lượng chung đến hệ thống vận chuyển, giao hàng, mua và sử dụng chung các hệ thống thiết bị, nông cụ, máy móc lớn, đắt tiền (như hệ thống xử lý sau thu hoạch,…) và thậm chí cả các dịch vụ tài chính liên quan đến các khoản tiền gửi và vay vốn do HTX quản lí hoặc đứng ra đại diện. Thông thường, nông dân Nhật phải trả 2 - 5% giá trị nông sản cho dịch vụ bán hàng của HTX (HTX trừ luôn khi thanh toán cho người trồng). Như đã đề cập ở trên, HTX tại Nhật là một thực thể pháp lý, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, nhưng không phải là một tổ chức Nhà nước. HTX tự tổ chức hoạt động và không được bao cấp của Chính phủ, song Chính phủ thường thông qua HTX khi muốn trợ cấp hoặc hỗ trợ cho người nông dân. Trong trường hợp có chính sách hỗ trợ nông dân, Nhà nước thường trợ cấp thông qua hệ thống HTX. Tất nhiên, những nông dân không tham gia HTX cũng có thể nộp đơn xin trợ cấp, nhưng khó khăn hơn nhiều. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, ở Nhật Bản, lịch sử của HTXNN bắt đầu từ giữa thế kỷ 19. Đó là một HTX tự nguyện giữa những người nông dân để hỗ trợ các hoạt động canh tác lẫn nhau. Sau Thế chiến II, ở Nhật xảy ra tình trạng khan hiếm nghiêm trọng lương thực, thực phẩm và hệ thống phân phối hỗn loạn trên thị trường. Vì vậy, Chính phủ Nhật quyết định kiểm soát việc phân phối và SX của nông dân bằng cách kiểm soát HTXNN. Tất cả nông dân bị buộc phải tham gia HTX tại thời điểm đó. Tuy nhiên, do yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn, hiện nay HTX của Nhật trở thành mô hình hoạt động độc lập như một DN tư vấn, chuyển giao, kết nối, tiêu thụ sản phẩm. Theo TS Lê Đức Thảo, Trưởng Bộ môn Đột biến và Ưu thế lai (Viện Di truyền nông nghiệp), tại Nhật Bản, chủ nhiệm các HTX và thành viên Hội đồng quản trị của HTX địa phương được lựa chọn từ các nông dân và được trả lương. Nhưng trên thực tế, tiền lương không đủ bù đắp so với công sức và các hoạt động của họ, nhưng chủ nhiệm và các thành viên Hội đồng quản trị thường được bầu từ những nông dân giàu có hoặc có chức sắc ở địa phương và họ chấp nhận không đòi hỏi với mức lương cao hơn. Họ rất bận rộn, bởi với tư cách đại diện của HTX, họ phải lên các kế hoạch và thúc đẩy các hoạt động chung cho các xã viên như kế hoạch đầu tư cho hệ thống SX, vật tư, đầu ra, thị trường… sao cho hiệu quả. Tổ chức hội thảo, kỹ thuật cho người trồng và giao dịch với HTX cấp tỉnh, thành phố. Sàn đấu giá nông sản, nơi các sản phẩm nông nghiệp của nông dân được giao dịch thông qua HTX “Mô hình HTXNN tại Nhật cũng tồn tại một số nhược điểm do trở thành một tổ chức quá lớn, có sức mạnh và dẫn tới việc độc quyền. Do đó, hệ thống có hiện tượng thiếu sự cải cách để hoàn thiện hơn. Đặc biệt, khi vào HTX, người nông dân có xu hướng trở thành hộ “nông dân trung bình”, TS Lê Đức Thảo. Nông dân Nhật Bản thường có diện tích đất canh tác rất nhỏ. Họ không có đủ tiền để đầu tư vào hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại và đắt tiền, nhưng khi tham gia HTX họ có thể chia sẻ, dùng chung thông qua HTX nên tiết kiệm được rất nhiều chi phí đầu tư. Cũng bởi vì quy mô nhỏ, nông dân không có khả năng thương lượng với người mua, kể cả khi thị trường đấu giá ra đời và hoạt động nên việc tham gia HTX luôn được nhiều hơn là mất. Bởi để tham gia hiệu quả vào thị trường hàng hóa, đòi hỏi sản phẩm phải có số lượng lớn và chất lượng ổn định (theo hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cố định). Do đó, ở Nhật Bản, khi tham gia bán đấu giá, thường sản phẩm được đăng ký theo lô, mã chung của HTX. Với mô hình quản lí, vận hành HTX tại Nhật, mặc dù Chính phủ không trực tiếp quản lý HTX, nhưng vẫn có thể điều tiết SX thông qua các hoạt động trợ cấp. Chính phủ có thể dễ dàng xử lý các vấn đề như an toàn thực phẩm bằng việc thúc đẩy người nông dân làm theo định hướng để giải quyết vấn đề qua việc trợ cấp, khuyến khích SX có định hướng thông qua HTX. Với mô hình hoạt động đó, hệ thống HTX trở thành một tổ chức xã hội lớn, đóng một vai trò quan trọng trong xã hội. Tổ chức HTX có thể tổ chức các cuộc đàm phán với các chính trị gia, vận động điều chỉnh chính sách và từ đó giúp làm giảm khoảng cách thu nhập giữa người dân thành thị và người dân nông thôn. “Qua HTXNN, nông dân Nhật được phổ biến về tiến bộ KHKT, được biết nhu cầu thị trường. Nhờ HTX lên kế hoạch SX và điều tiết nên tình trạng nông dân ồ ạt đua nhau trồng một loại cây trồng khi có giá cao không xảy ra. Thay vào đó, nông dân có sự đánh giá thị trường rất chắc chắn qua số liệu từ các tổ chức có uy tín trong nước được HTX tổng hợp, tư vấn. Từ quy trình công nghệ chung do HTX ban hành, các hộ nông dân tự phân công nhau lên kế hoạch nên trồng mặt hàng nào và trồng với số lượng bao nhiêu cho vừa đủ”, ông Nobuo Isomura - Giám đốc Cty Bán đấu giá hoa Ota (Cty đấu giá hoa lớn nhất Nhật Bản) chia sẻ về mô hình HTX tại nước mình. Share Facebook Share Google Share Twitter Share Zingme NGUYÊN HUÂN... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/mo-hinh-htx-tai-nhat-ban-post119166.html | NongNghiep.vn

MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN

              Kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy, các HTX nông nghiệp Nhật Bản được tổ chức theo ba cấp: Liên đoàn toàn quốc HTX nông nghiệp; Liên đoàn HTX nông nghiệp tỉnh; HTX nông nghiệp cơ sở.
Các HTX nông nghiệp cơ sở gồm hai loại: đơn chức năng và đa chức năng. Từ năm 1961 trở về trước các HTX đơn chức năng khá phổ biến. Nhưng từ năm 1961 trở về đây, do chính phủ Nhật Bản khuyến khích hợp nhất các HTX nông nghiệp nhỏ thành HTX nông nghiệp lớn, nên mô hình hoạt động chủ yếu của HTX nông nghiệp Nhật Bản hiện nay là đa chức năng. Các HTX nông nghiệp đa chức năng chịu trách nhiệm đối với nông dân trên tất cả các lĩnh vực dịch vụ như cung cấp nông cụ, tín dụng, mặt hàng, giúp nông dân chế biến, tiêu thụ sản phẩm và bảo hiểm cho hoạt động của nông dân. Có thể thấy ưu nhược điểm của HTX nông nghiệp Nhật Bản qua phân tích cơ chế quản lý và chức năng hoạt động của chúng.
          Các HTX nông nghiệp đa chức năng của Nhật bản thường đảm đương các nhiệm vụ sau:
             – Cung cấp dịch vụ hướng dẫn nhằm giáo dục, hướng dẫn nông dân trồng trọt, chăn nuôi có năng suất, hiệu quả cao cũng như giúp họ hoàn thiện kỹ năng quản lý hoạt động sản xuất. Thông qua các cố vấn của mình, các HTX nông nghiệp đã giúp nông dân trong việc lựa chọn chương trình phát triển nông nghiệp theo khu vực; lập chương trình sản xuất cho nông dân; thống nhất trong nông dân sử dụng nông cụ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến,… Các tổ chức Liên hiệp tỉnh và Trung ương thường quan tâm đào tạo bồi dưỡng cố vấn cho HTX nông nghiệp cơ sở.
             – Mục tiêu của HTX là giúp nông dân tiêu thụ hàng hoá có lợi nhất. Do đó, mặc dù các HTX nông nghiệp là đơn vị hạch toán lấy thu bù chi nhưng các HTX không đặt lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu mà chủ yếu là trợ giúp nông dân. Các hình thức giao dịch giữa HTX với nông dân khá linh hoạt. Nông dân có thể ký gửi hàng hoá cho HTX, HTX sẽ thanh toán cho nông dân theo giá bán thực tế với một mức phí nhỏ; nông dân cũng có thể gửi HTX bán theo giá họ mong muốn và HTX lấy hoa hồng; thông thường nông dân ký gửi và thanh toán theo giá cả thống nhất và hợp lý của HTX.
             Để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản do HTX tiêu thụ, HTX đã đề nghị nông dân sản xuất theo kế hoạch với chất lượng và tiêu chuẩn thống nhất với nhau và ưu tiên bán cho HTX. Về phần mình, HTX định tỷ lệ hoa hồng thấp. Các HTX tiêu thụ nông sản theo quy mô lớn, không chỉ ở chợ địa phương mà thông qua liên đoàn tiêu thụ trên toàn quốc với các khách hàng lớn như xí nghiệp, bệnh viện,… HTX đã mở rộng hệ thống phân phối hàng hoá khá tốt ở Nhật Bản.
             – HTX cung ứng hàng hoá cho xã viên theo đơn đặt hàng và theo giá thống nhất và hợp lý. Các HTX đã đạt đến trình độ cung cấp cho mọi xã viên trên toàn quốc hàng hoá theo giá cả như nhau, nhờ đó giúp cho những người ở các vùng xa xôi có thể có được hàng hoá mà không chịu cước phí quá đắt. Hàng tiêu dùng không cần đặt hàng theo kế hoạch trước. Thông thường các HTX nhận đơn đặt hàng của xã viên, tổng hợp và đặt cho liên hiệp HTX tỉnh, sau đó tỉnh đặt cho liên hiệp HTX toàn quốc. Đôi khi liên hiệp HTX nông nghiệp tỉnh hoặc HTX nông nghiệp cơ sở đặt hàng trực tiếp cho doanh nghiệp sản xuất. Nhìn chung các liên hiệp HTX nông nghiệp tỉnh và Trung ương không phải là cấp quản lý thuần tuý mà là các tổ chức kinh tế, các trung tâm phân phối và tiêu thụ hàng hoá.
             – HTX nông nghiệp cung cấp tín dụng cho các xã viên của mình và nhận tiền gửi của họ với lãi suất thấp. Các khoản vay có phân biệt: cho xã viên khó khăn vay với lãi suất thấp (có khi chính phủ trợ cấp cho HTX để bù vào phần lỗ do lãi suất cho vay thấp). HTX nông nghiệp cũng được phép sử dụng tiền gửi của xã viên để kinh doanh. Ở Nhật Bản có tổ chức một trung tâm ngân hàng HTX nông nghiệp để giúp các HTX quản lý số tín dụng cho tốt. Trung tâm này có thể được quyền cho các tổ chức kinh tế công nghiệp vay nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp.
             – HTX nông nghiệp còn sở hữu các phương tiện sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản để tạo điều kiện giúp nông dân sử dụng các phương tiện này hiệu quả nhất, hạn chế sự chi phối của tư nhân. Các loại phương tiện thuộc sở hữu HTX thường là: Máy cày cỡ lớn, phân xưởng chế biến, máy bơn nước, máy phân loại, đóng gói nông sản. HTX trực tiếp quản lý việc sử dụng các tài sản này.
             – Các HTX còn là diễn đàn để nông dân kiến nghị Chính phủ các chính sách hợp lý cũng như tương trợ lẫn nhau giữa các HTX và địa phương.
             – Ngoài ra, các HTX nông nghiệp Nhật Bản còn tiến hành các nhiệm vụ giáo dục xã viên tinh thần HTX thông qua các tờ báo, phát thanh, hội nghị, đào tạo, tham quan ở cả ba cấp HTX nông nghiệp cơ sở, tỉnh và Trung ương.
             Như vậy, có thể thấy rằng HTX nông nghiệp Nhật Bản đã phát triển từ các đơn vị đơn năng đến ngày nay trở thành các đơn vị đa năng dịch vụ mọi mặt cho cho nhu cầu của nông dân và tổ chức liên kết qui mô lớn toàn quốc. Một nước công nghiệp hoá như Nhật Bản, hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp hiệu quả vẫn là hộ gia đình, do đó HTX nông nghiệp, một mặt được thành lập để hỗ trợ nông dân, giúp cho họ vừa nâng cao hiệu quả sản xuất, vừa cải thiện cuộc sống ở nông thôn, mặt khác vẫn tôn trọng mô hình kinh tế nông hộ và chỉ thay thế hộ nông dân và tư thương ở khâu nào HTX tỏ ra có ưu thế hơn hẳn trong tương quan với mục tiêu hỗ trợ nông dân.
Một số vấn đề và bài học rút ra cho Việt Nam
Thứ nhất, để giúp các hộ nông dân cải thiện điều kiện sống và phát triển sản xuất, cần phải liên kết các hoạt động đầu ra, đầu vào cho họ dưới hình thức tốt nhất là HTX, nông nghiệp. Các giá trị cơ bản của HTX chỉ có được khi HTX thực sự hoạt động theo nguyên tắc tự lực tự chịu trách nhiệm, quản lý dân chủ, hiệu quả hoạt động cao, có sự tương trợ lẫn nhau.
             Thứ hai, để HTX nông nghiệp ra đời và phát triển tốt rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước về các mặt: tạo khuôn khổ luật pháp; hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn nhất là đường giao thông, điện, nước; tuyên truyền, khuyến khích, quảng bá cho các HTX. Nhà nước cần giúp đỡ HTX thực thi kiểm soát bằng các chế định luật hạn chế ban lãnh đạo HTX lũng đoạn, trá hình doanh nghiệp tư nhân dưới lốt HTX để hưởng ưu đãi.
Thứ ba, tiêu
thụ được sản phẩm cho hộ nông dân với giá phải chăng và chi phí thấp chính là sự hỗ trợ đáng giá mà các hộ nông dân Việt Nam đang cần.
          Thứ tư, HTX nông nghiệp phải được tổ chức ở những khâu nào mà HTX làm thì tốt hơn hộ gia đình, tốt hơn tư nhân, thậm chí tốt hơn cả doanh nghiệp Nhà nước. Do đó lựa chọn khâu nào để HTX làm là hết sức quan trọng. Kinh nghiệm của Nhật Bản chỉ ra rằng bốn khâu: cung ứng vật tư, hàng hoá tiêu dùng, tín dụng tương hỗ, tiêu thụ sản phẩm và khuyến nông là rất phù hợp với HTX. Nhưng để chiến thắng tư nhân thì HTX nên tổ chức theo kiểu đa năng và tuyển chọn người giỏi làm giám đốc để quản lý, điều hành. Cán bộ là khâu rất quan trọng, có tính chất quyết định đến sự tồn tại và hiệu quả hoạt động của HTX.
           Thứ năm, theo kinh nghiệm của Nhật Bản cần đề cao vấn đề giáo dục đào tạo nhân lực cho HTX. Chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ tư vấn cho HTX và nông dân. Đặc biệt các HTX cần coi trọng hoạt động khuyến nông, coi đây là phương tiện cơ bản giúp nông dân vượt khó, xoá nghèo để vươn lên làm giàu. HTX nông nghiệp phải coi cải tạo tư tưởng phong cách, lề lối, tập quán sản xuất của nông dân là mục tiêu của mình thì mới giúp ích nhiều cho nông dân và giúp hộ nông dân phát triển lực lượng sản xuất để cạnh tranh hiệu quả với nông dân thế giới trong nền kinh tế toàn cầu và chắc chắn 100% nông dân sẽ trở thành xã viên của HTX như ở Nhật Bản. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH