QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH MỞ NƯỚC, DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT 8

 (ĐC sưu tầm trên NET)

Bắc thuộc lần 3 (602 - 938)

Bắc thuộc lần 3

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thời Bắc thuộc lần thứ 3 trong lịch sử Việt Nam kéo dài từ năm 602 đến năm 905. Thời kỳ này bắt đầu khi Tùy Văn Đế sai Lưu Phương đánh chiếm nước Vạn Xuân, bức hàng Hậu Lý Nam Đế, kéo dài cho đến khi Khúc Thừa Dụ tiến vào Đại La, giành quyền cai quản toàn bộ Tĩnh Hải quân năm 905 - thời Đường Ai Đế, ông vua bù nhìn trong tay quyền thần Chu Ôn.

Các triều đại Trung Hoa cai trị Việt Nam

Năm 602, nhà Tùy sai Lưu Phương đem quân 27 dinh sang đánh nước Vạn Xuân. Vua đời thứ 3 của Vạn Xuân là Lý Phật Tử sợ giặc và đầu hàng, bị bắt sang Trung Hoa. Việt Nam vào thời kỳ Bắc thuộc lần thứ 3 mà trước hết là thuộc Tùy. Thời đó, Việt Nam bị xếp làm một châu của Tùy, gọi là châu Giao (交州). Trên đường đánh Lâm Ấp quay về, Lưu Phương mắc bệnh chết.
Sau Lưu Phương, đến Khâu Hòa được cử làm đại tổng quản. Năm 618, nhà Đường lật đổ nhà Tùy, lập ra nước Đại Đường. Khâu Hòa xin thần phục nhà Đường năm 622. Việt Nam thành thuộc địa của Đại Đường.
Thời gian Bắc thuộc lần 3 của Việt Nam kéo dài hơn 300 năm.

Hành chính, dân số

Hành chính

Năm 605, nhà Tùy đổi châu Giao thành quận Giao Chỉ, quận lỵ đặt tại huyện Giao Chỉ. Đồng thời, nhà Tùy đặt ra Phủ Đô hộ Giao Chỉ để cai trị Việt Nam. Chủ trương của nhà Tùy là thiết lập chế độ trung ương tập quyền, không phong cho tông thất và công thần, chỉ chuyên dùng quan lại cai trị.
Nhà Đường bãi bỏ các quận do nhà Tùy lập ra, khôi phục lại chế độ các châu nhỏ thời Nam Bắc triều. Năm 622, nhà Đường lập Giao châu đô hộ phủ. Người đứng đầu cơ quan này gọi tổng quản.
Năm 679, nhà Đường đổi quận Giao Chỉ trở lại thành châu Giao, đặt ra Phủ Đô hộ Giao Châu. Bấy giờ, vùng Lĩnh Nam có 5 đô hộ phủ, cai quản châu Giao, châu Quảng, châu Quế, châu Dung, châu Ung, gọi chung là Lĩnh Nam ngũ quản.
Sau đó, nhà Đường đổi Phủ Đô hộ Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Tên gọi An Nam trong lịch sử Việt Nam bắt đầu từ thời điểm này. Chức quan đứng đầu Phủ Đô hộ An Nam lúc đầu gọi là kinh lược sứ, sau đổi thành Tiết độ sứ. Nhà Đường lại chia Giao Châu làm 12 châu; đứng đầu mỗi châu là viên quan thứ sử. 12 châu này lại được chia thành 59 huyện. Tên gọi 12 châu là:
  • Giao
  • Lục
  • Phúc Lộc
  • Phong
  • Thang
  • Trường
  • Chi
  • Võ Nga
  • Võ An
  • Ái
  • Hoan
  • Diễn
Năm 624, Đường Cao Tổ lại đổi các Phủ Đô hộ thành Phủ Đô đốc. Phủ Đô hộ An Nam thành Phủ Đô đốc An Nam. Năm 679, Đường Cao Tông lại đổi về tên cũ.
Năm 757, Đường Túc Tông đổi An Nam đô hộ phủ thành Trấn Nam đô hộ phủ. Chín năm sau (766) lại đổi về tên cũ.
Năm 863, nhà Đường bãi bỏ Phủ Đô hộ An Nam và lập Hành Giao Châu thay thế đóng tại nơi là Quảng Tây ngày nay. Nhưng chưa đầy 1 tháng thì cho tái lập Phủ Đô hộ An Nam nằm trong Hành Giao Châu.
Năm 866, nhà Đường đổi Phủ Đô hộ An Nam thành Tĩnh Hải quân.

Dân số

Theo số liệu thống kê của nhà Đường, ở quận Giao Chỉ có 9 huyện 30.056 dân; quận Cửu Chân có 7 huyện 16.135 dân; quận Nhật Nam có 8 huyện 9915 dân, quận Ninh Việt ở phía đông bắc, gồm Khâm châu không rõ số dân; 3 quận mới chiếm của Lâm Ấp có 4.135 dân .

Sự cai trị của Trung Hoa

Thời Tùy

Về danh nghĩa, Giao Châu cũng như các quận khác của nhà Tùy, trực tiếp phụ thuộc chính quyền trung ương. Nhưng trên thực tế, như lời thú nhận của vua Tùy Văn Đế, châu Giao chỉ là đất "ràng buộc lỏng lẻo" 
Cuối thời nhà Tùy, do loạn lạc, các quan cai trị ở Giao châu cũng cắt cứ ly khai với chính quyền trung ương. Khi Tùy Dạng Đế chết, thái thú Khâu Hòa không biết. Khâu Hòa bóc lột nhân dân địa phương rất nặng, nhà cửa giàu có ngang với vương giả 
Thái thú Cửu Chân là Lê Ngọc (vợ là người Việt) cùng các con xây thành lũy kháng cự nhà Đường mới thay nhà Tùy. Sau Khâu Hòa, tới năm 622, Lê Ngọc cùng thái thú Nhật Nam là Lý Giáo cũng quy phục nhà Đường.

Thời Đường

Nhà Đường coi An Nam là một trọng trấn và tăng cường bóc lột rất nặng dưới nhiều hình thức. Hằng năm các châu quận ở đây phải cống nạp nhiều sản vật quý (ngà voi, đồi mồi, lông trả, da cá, trầm hương, vàng, bạc...) và sản phẩm thủ công nghiệp (lụa, , sa, the, đồ mây, bạch lạp...).
Ngoài việc cống nạp, người Việt Nam phải nộp nhiều loại thuế mới. Có nhiều loại thuế và chính sử nhà Đường phải thừa nhận rằng các quan lại ở An Nam đã đánh thuế rất nặng  Riêng thuế muối ở Lĩnh Nam hàng năm bằng 40 vạn quan tiền. Ngoài thuế muối và gạo, còn phải nộp thuế đay, gai, bông và nhiều thuế "ngoại suất" (thuế đánh 2 lần). Nhà Đường dựa vào tài sản chia làm 3 loại thuế:
  1. Thượng hộ nộp 1 thạch 2 đấu
  2. Thứ hộ nộp 8 đấu
  3. Hạ hộ nộp 6 đấu
Các hộ vùng thiểu số nộp 1/2 số quy định trên. Song có những quan lại nhà Đường vẫn bắt người thiểu số nộp toàn bộ số thuế như các dân cư ở đồng bằng. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự phản kháng của người Việt, mà vụ chống thuế điển hình là Lý Tự TiênĐinh Kiến chống lại Lưu Diên Hựu năm 687.
Sử nhà Đường ghi nhận không ít các quan lại đô hộ vơ vét của cải của người Việt để làm giàu và chạy chức, thăng tiến. Cao Chính Bình "phú liễm nặng", Lý Trác "tham lam ăn hối lộ, phú thuế bạo ngược", bắt người dân miền núi phải đổi 1 con trâu chỉ để lấy được 1 đấu muối; Lý Tượng Cổ "tham túng, bất kể luật pháp"... .
Để củng cố sự cai trị, nhà Đường tăng cường xây cất thành trì và quân phòng thủ ở Tống Bình, châu Hoan, châu Ái. Trong phủ thành đô hộ Tống Bình, thường xuyên có 4.200 quân đồn trú. Ở vùng biên giới phía tây bắc như miền Lâm Tây, Lân, Đăng hằng năm có 6.000 quân trấn giữ gọi là quân "phòng đông" (phòng giữ vào mùa khô) để chống sự xâm lấn của nước Nam Chiếu. Thời gian đầu, nhà Đường chỉ dùng quân trưng tập từ phương bắc sang làm quân "phòng đông", nhưng từ thời Đường Trung Tông  buộc phải dùng cả quân người Việt xen lẫn.

Những cuộc tấn công của thế lực bên ngoài


Sailendra và các cuộc tấn công đường biển vào An Nam - Champa
Ngoài các loại thuế, từ cuối thế kỷ 8, người Việt còn bị thiên tai (hạn, lụt) trong nhiều năm và những cuộc xâm lấn, cướp phá của các nước lân bang như Nam Chiếu, Lâm Ấp, Chà Và (vương quốc Sailendra hình thành trên đảo Java)... Quân tướng nhà Đường nhiều lần bất lực không chống lại được những cuộc tấn công đó khiến người bản địa bị sát hại đến hàng chục vạn.

Các thế lực Java

Một tấm bia ở tháp Po Nagar ghi lại sự kiện Champa bị một thế lực từ Java tấn công bằng đường biển.
Giao Châu khi đó nằm dưới sự đô hộ của nhà Đường cũng bị thế lực này tấn công. Sách sử cũ gọi thế lực này là giặc biển Chà Và, Côn Lôn; dựa vào đó mà đời sau suy ra là Java. Kinh lược sứ Trương Bá Nghi phải cầu cứu Đô úy Vũ Định là Cao Chính Bình. Tại địa điểm Chu Diên (ngày nay gần Hà Nội), quân Đường đã đánh bại quân Java dẫn tới họ phải rút lui theo đường biển. Sau đó Trương Bá Nghi đắp lại thành Đại La 
Thế lực từ Java này có thể là Srivijaya. Vào cuối thế kỷ 8, Srivijaya vốn đặt trung tâm ở Đông Nam Sumatra đã dời đô đến Trung Java, dựa vào sự đồng minh-hôn nhân-thương mại chặt chẽ với Sailendra. Sự nổi lên của Champa với tư cách là một quốc gia thương mại hàng hải đã làm tổn thương Srivijaya và dẫn đến sự tấn công của của Srivijaya vào Champa và cả Giao Châu.

Nam Chiếu

Năm 737, Nam Chiếu - một quốc gia của người Bạch và người Di ở vùng Vân Nam ngày này - thành lập. Đến khoảng thời Đường Huyền Tông, Nam Chiếu mạnh lên chống lại nhà Đường, tấn công Thổ Phồn, Tây Tạng và Giao Châu.
Năm 832, Nam Chiếu tiến đánh chiếm được châu Kim Long, ít lâu bị quân Đường đánh bại phải rút lui. Năm 846, quân Nam Chiếu lại vào đánh, bị tướng Bùi Nguyên Dụ đánh đuổi.
Miền Lâm Tây thuộc An Nam đô hộ phủ, nhà Đường đặt quân "phòng đông" để chống Nam Chiếu, có 7000 người quanh 7 động thuộc vùng do tù trưởng địa phương là Lý Đo Độc quản lý để tương trợ nhau. Tướng nhà Đường ở Tống Bình là Lý Trác bớt quân phòng đông, giao hết việc phòng Nam Chiếu cho Lý Đo Độc. Đo Độc cô thế không quản lý được. Tiết độ sứ của Nam Chiếu ở Giả Đông (Côn Minh, Vân Nam) tìm cách mua chuộc và gả cháu gái cho Lý Đo Độc. Từ đó Đo Độc thần phục Nam Chiếu.
Năm 859, cả Đường Tuyên Tông và vua Nam Chiếu là Phong Hựu cùng chết, quan hệ Đường - Nam Chiếu vốn tạm hòa hoãn đã đổ vỡ. Năm 860, vua Nam Chiếu mới là Đoàn Thế Long sai Đoàn Tù Thiên mang 3 vạn quân tiến vào cướp phá An Nam. Năm 862, Vương Khoan sang thay Lý Hộ làm Kinh lược sứ, quân Nam Chiếu lại vào đánh. Vương Khoan không chống nổi. Nhà Đường phải cử Sái Tập sang thay. Sái Tập huy động 3 vạn quân đẩy lui được Nam Chiếu.
Năm 863, Đoàn Tù Thiên lại tiến vào An Nam, đánh bại quân Đường. Sái Tập bị giết. Quân Nam Chiếu chiếm đóng và cướp phá, giết hại tới 15 vạn người Việt  . Sau đó vua Nam Chiếu sai Đoàn Tù Thiên ở lại Giao Châu làm tiết độ sứ. Nhà Đường phải di chuyển Phủ Đô hộ An Nam đến Hải Môn.
Năm 864, nhà Đường sai Cao Biền làm An Nam đô hộ kinh lược chiêu thảo sứ sang đánh Nam Chiếu. Năm 865, Cao Biền tiến đến Nam Định, nhân lúc quân Nam Chiếu đang gặt lúa, bất ngờ đánh úp, phá tan quân Nam Chiếu. Tới năm 867, Cao Biền đánh bại hoàn toàn người Nam Chiếu tại An Nam, chiếm lại thành Tống Bình, giết chết Đoàn Tù Thiên, chém hơn 3 vạn quân Nam Chiếu Từ đó sự xâm lấn của Nam Chiếu mới chấm dứt.

Hoàn Vương

Hoàn Vương vốn là tên mới của nước Lâm Ấp trước đây (đổi từ đầu thời Đường). Sau nhiều năm thần phục nhà Đường, từ năm 803, Hoàn Vương thấy nhà Đường suy yếu bèn mang quân ra bắc. Quân Hoàn Vương vây hãm hai châu Hoan, Ái, tàn phá vùng này. Quan sát sứ nhà Đường là Bùi Thái không chống nổi, bị thua nặng. Vua Hoàn Vương chiếm được Hoan châu và Ái châu, đặt chức Thống sứ cai quản 
Năm 808, Trương Chu được điều sang làm Kinh lược sứ. Sau khi củng cố lực lượng và thành Tống Bình, năm 809, Trương Chu tiến vào nam đánh quân Hoàn Vương. Quân Đường thắng lớn, giết chết 2 Thống sứ của Hoàn Vương, giết 3 vạn quân địch, chiếm lại 2 châu Ái, Hoan. Có 59 vương tử Hoàn Vương bị bắt làm tù binh. Từ đó Hoàn Vương phải từ bỏ việc đánh An Nam.

Sự kháng cự của người Việt

Mùa thu năm 687, do không chịu nổi ách sưu thuế nặng nề, người châu Giao là Lý Tự Tiên liền lãnh đạo dân nổi dậy. Quan nhà Đường cai trị là Lưu Diên Hựu đã giết Lý Tự Tiên. Người cùng chí hướng của Lý Tự Tiên là Đinh Kiến đem quân vây đánh Lưu Diên Hựu, chiếm được thành Tống Bình và giết được viên quan này. Nhà Đường phải phái Tào Huyền Tĩnh (Tào Trực Tĩnh) từ châu Quế sang dẹp và giết Đinh Kiến.
Tháng 4 năm 713, Mai Thúc Loan, người châu Hoan xưng vương, cho xây thành lũy, lập kinh đô Vạn An , tích cực rèn tập tướng sĩ và sai sứ giả sang các nước Lâm Ấp, Chân Lạp phủ dụ họ đem quân hỗ trợ. Ông tự xưng là Mai Hắc Đế. Năm 714, Mai Hắc Đế tiến binh đánh thành Tống Bình. Thái thú nhà Đường là Quách Sở Khách cùng đám thuộc hạ không chống cự lại được, phải bỏ thành chạy về nước. Lực lượng Mai Hắc Đế lúc đó lên tới chục vạn quân. Nhà Đường bèn huy động 10 vạn quân do tướng Dương Thừa Húc và Quách Sở Khách sang đàn áp được.
Năm 791, anh em Phùng Hưng và Phùng Hải nổi dậy kéo quân vây Phủ Đô hộ An Nam. Tiết độ sứ là Cao Chính Bình đối phó không được nên sinh bệnh mà chết. Phùng Hưng chiếm thành, làm chủ châu Giao. Sau khi ông mất, con ông là Phùng An đã đầu hàng Triệu Xương nhà Đường.
Năm 819, người Tày - Nùng ở Tả, Hữu Giang (phía Tây Bắc của châu Giao) nổi dậy chống nhà Đường. Quan cai trị Lý Tượng Cổ (tông thất nhà Đường) sai thứ sử châu Hoan là Dương Thanh mang 3.000 quân đi dẹp. Dương Thanh thừa cơ nổi dậy chiếm được Phủ Đô hộ, giết được Lý Tượng Cổ. Sau tướng nhà Đường là Quế Trọng Vũ dùng kế chia rẽ Dương Thanh với các tướng thuộc hạ. Ông không giữ được thành, cuối cùng bị bắt và bị giết. Các thủ hạ lui về giữ Trường châu đến tháng 7 năm 820 thì bị dẹp hẳn.
Ngoài 4 cuộc khởi nghĩa lớn trên, còn nhiều cuộc nổi dậy nhỏ khác của người Việt, như các năm 803, 823, 841, 858, 860, 880... Nhiều lần quan đô hộ nhà Đường đã bỏ phủ thành chạy.

Người Việt giành lại quyền tự chủ

Trong thời kỳ đầu, nhà Đường còn mạnh, các cuộc nổi dậy của người Việt ít xảy ra và hay bị đàn áp nhanh chóng. Từ sau loạn An Sử (755-763), nhà Đường phải đối phó với nạn phiên trấn cát cứ. Từ 10 Tiết độ sứ thời Đường Huyền Tông tăng lên thành 40-50 trấn, sự kiểm soát của chính quyền trung ương ngày càng yếu đi.
Đó chính là điều kiện cho các cuộc nổi dậy của người Việt trong thế kỷ 9 thường xảy ra hơn.
Mặt khác, người Việt thuộc tầng lớp trên ngày càng có vai trò quan trọng hơn trước trong bộ máy cai trị, dù nhìn chung họ vẫn bị người phương Bắc áp chế . Một số hào trưởng người Việt được nhà Đường sử dụng vào việc cai trị ở địa phương để quản lý người bản địa. Điển hình trong những người Việt thăng tiến nhất là Khương Công Phụ đã sang phương Bắc thi đỗ tiến sĩ và làm quan ở trung nguyên.
Cuối thế kỷ 9, tại Trung Hoa nổ ra một cuộc khởi nghĩa Hoàng Sào. Khởi nghĩa này bị tiêu diệt nhưng các quân phiệt cũng nhân đó gây nội chiến và cắt cứ công khai. Nhà Đường bị quyền thần Chu Ôn khống chế.
Chu Ôn từng cho anh ruột là Chu Toàn Dục sang làm Tiết độ sứ ở Việt Nam, nhưng Toàn Dục quá kém cỏi không đương nổi công việc nên Chu Ôn phải gọi về.
Năm 905, Chu Ôn ghét Tiết độ sứ Tĩnh Hải quân là Độc Cô Tổn là người không cùng cánh, đày ra đảo Hải Nam và giết chết. Trong lúc nhà Đường chưa kịp cử quan cai trị mới sang trấn nhậm, một hào trưởng người Việt là Khúc Thừa Dụ đã chiếm lấy thủ phủ Đại La , tự xưng là Tiết độ sứ. Chu Ôn đang mưu cướp ngôi nhà Đường, đã nhân danh vua Đường thừa nhận Khúc Thừa Dụ.
Người Việt khôi phục quyền tự chủ từ đó. Giai đoạn Bắc thuộc lần thứ 3 kéo dài hơn 300 năm chấm dứt.

Các quan đô hộ

Sử sách ghi lại các quan đô hộ đã sang Việt Nam trong thời kỳ này, gồm một danh sách không đầy đủ, như sau (những người ghi bằng chữ nghiêng có liên quan tới những cuộc nổi dậy của người Việt)[9]:

 

Các cuộc chiến tranh và khởi nghĩa thời Tùy-Đường (602-905)

Lý Tự Tiên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lý Tự Tiên (李嗣先, ?-687) là thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa tại An Nam chống lại sự đô hộ của nhà Đường năm 687.

Tiểu sử

Lý Tự Tiên người ở Giao Châu, bị Nhà Đường đô hộ từ năm 618 đến năm 905. Năm 679, nhà Ðường lập ra An Nam đô hộ phủ, sử phương Bắc bắt đầu gọi Việt NamAn Nam kể từ đó.
Tháng 7 năm 687 thời Bắc thuộc lần III, Lý Tự Tiên ở Giao Châu nổi dậy chống Đường, do quan đô hộ là Lưu Diên Hựu bắt nộp thuế cả mà không theo lệ cũ là chỉ nộp một nửa. Nhưng, cơ mưu bị bại lộ, Lý Tự Tiên bị Lưu Diên Hựu giết chết.
Sau đó tiếp nối sự nghiệp của Lý Tự Tiên, một vị hào trưởng cũng là một thuộc tướng của Lý Tự Tiên là Đinh Kiến lãnh đạo nhân dân vùng dậy tiếp tục chống Lưu Diên Hựu và sau đã giết được Diên Hựu.
Hiện vẫn chưa rõ quê quán cũng như năm sinh của Lý Tự Tiên.

Mai Hắc Đế

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Mai Hắc Đế
Vua Việt Nam (chi tiết...)
Vua Việt Nam thời Bắc thuộc
Lãnh đạo 713722
Kế nhiệm Mai Thiếu Đế
Thông tin chung
Hậu duệ
Tên húy Mai Thúc Loan
Mai Thúc Yên
Mai Lập Thành
Thụy hiệu Hắc Đế
Sinh ?
Mất 722
Việt Nam
Mai Hắc Đế (chữ Hán: 梅黑帝; ?–722), tên thật là Mai Thúc Loan  là vua nước Việt Nam, anh hùng dân tộc, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nông dân chống sự chiếm đóng của nhà ĐườngViệt Nam vào đầu thế kỉ thứ 8.

Thời thơ ấu

Mai Thúc Loan sinh vào khoảng cuối thế kỷ 7, tại thôn Ngọc Trừng, Hoan Châu, nay thuộc huyện Nam Đàn, Nghệ An. Theo "Việt điện u linh", Bố Mai Thúc Loan là Mai Hoàn, mẹ là Mai An Hòa nguyên gốc Thạch Hà - Hà Tĩnh, lưu lạc sang vùng Nam Đàn - Nghệ An. 
Theo sách Việt sử tiêu án, Mai Thúc Loan là người làng Hương Lãm, huyện Nam Đường, nay là thị trấn Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, ông được lập đền thờ ở thôn chợ Sa Nam. 
Năm Mai Thúc Loan 10 tuổi, mẹ đi lấy củi bị hổ vồ, ít lâu sau bố cũng mất. Ông được người bạn của bố là Đinh Thế đem nuôi, sau gả con gái là Ngọc Tô cho. Sinh thời Mai Thúc Loan vốn rất khỏe mạnh, giỏi vật, học rất giỏi và có chí lớn. Ông mở lò vật, lập phường săn, chiêu mộ trai tráng trong vùng mưu việc lớn. Vợ ông giỏi việc nông trang, nhờ đó "gia sản ngày một nhiều, môn hạ ngày một đông".
Nhờ chí du ngoạn lại được vợ hết lòng ủng hộ, Mai Thúc Loan kết thân với nhiều hào kiệt, sau này trở thành những tướng tài tụ nghĩa dưới lá cờ của ông như Phòng Hậu, Thôi Thặng, Đàn Vân Du, Mao Hoành, Tùng Thụ, Tiết Anh, Hoắc Đan, Khổng Qua, Cam Hề, Sỹ Lâm, Bộ Tân,...
Sách An Nam chí lược viết về ông là Soái trưởng Giao Châu.

Khởi nghĩa

Bối cảnh

Năm 605, tướng nhà Tùy là Lưu Phương đánh bại các cuộc chống đối của người Việt, thiết lâp sự đô hộ của nhà Tùy. Nhà Tùy mất, nhà Đường lên thay, đặt nước Việt làm An Nam hộ phủ, đóng ở Giao Châu. 

Diễn biến

Khởi nghĩa Hoan Châu do Mai Thúc Loan lãnh đạo nổ ra vào năm Khai Nguyên thứ nhất đời vua Đường Huyền TôngTrung Hoa, tức năm Quý Sửu (713). Khởi nghĩa nổ ra tại Rú Đụn, còn gọi là Hùng Sơn (Nghệ An). Tương truyền lúc đó ông cùng đoàn phu gánh vải nộp cho nhà Đường, đã kêu gọi các phu gánh vải nổi dậy chống quân Đường. Tuy nhiên, hiện nay các nhà nghiên cứu đều thống nhất: sưu cao, thuế nặng là nguyên nhân khiến nhân dân nổi dậy chống lại ách đô hộ nhà Đường, nổi bật là khởi nghĩa Hoan Châu. Đây là cuộc khởi nghĩa có sự chuẩn bị, biết chọn thời cơ, không phải một cuộc bạo động. Chuyện "cống vải" là một chi tiết của truyền thuyết, không thể và không phải là nguyên nhân chính nổ ra cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc do Mai Thúc Loan lãnh đạo.
Tháng 4 năm 713, Mai Thúc Loan lên ngôi vua, sử gọi ông là Mai Hắc Đế (Mai Hắc Đế mang mệnh thủy tức là nước, mà nước được tượng trưng là màu đen. Vì vậy, ông lấy hiệu là Hắc Đế để hợp với mệnh của mình (theo Việt điện u linh). Một số nguồn cũng cho hay, ông lấy hiệu là Mai Hắc Đế vì ông có màu da đen. Ông cho xây thành lũy, lập kinh đô Vạn An (thuộc xã Vân Diên và thị trấn Nam Đàn hiện nay), tích cực rèn tập tướng sỹ. Cuộc nổi dậy của ông được hưởng ứng rộng rãi ở trong nước và có cả sự liên kết với Lâm ẤpChân Lạp.
Theo sách An Nam chí lược: Sơ niên hiệu Khai Nguyên (713-714), của Huyền Tông, Soái trưởng Giao Châu là Mai Thúc Loan làm phản, hiệu xưng là Hắc Đế, ngoài thì kết giao với quân của Lâm Ấp và Chân Lạp, tập họp được 30 vạn quân sĩ, chiếm cứ nước An-nam. Vua Huyền Tông ra lời chiếu sai quan Tả Giam Môn Vệ tướng quân là Dương Tư Miễn và quan đô hộ là Nguyên sở Khách qua đánh, cứ noi theo con đường cũ của Mã-Viện đi tới phá quân của Loan, thâu những xác chết đắp thành gò lớn, rồi kéo về. 
Năm Giáp Dần (714), Mai Hắc Đế tiến binh đánh thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay). Thái thú nhà ĐườngQuang Sở Khách cùng đám thuộc hạ không chống cự lại được, phải bỏ thành chạy về nước. Lực lượng Mai Hắc Đế lúc đó lên tới chục vạn quân 
Nhà Đường bèn huy động 10 vạn quân do tướng Dương Tư HúcQuang Sở Khách sang đàn áp. Quân quan nhà Đường tiến theo đường bờ biển Đông Bắc và tấn công thành Tống Bình Sau nhiều trận đánh khốc liệt, từ lưu vực sông Hồng đến lưu vực sông Lam, cuối cùng Mai Hắc Đế thất trận, thành Vạn An thất thủ, nghĩa quân tan vỡ. Không đương nổi đội quân xâm lược, Mai Hắc Đế phải rút vào rừng, sau bị ốm rồi mất.
Theo sách Việt sử tiêu án, Thời nhà Đường có Tống Chi Đễ bị tội đầy ra quận Chu Diên, gặp lúc Loan vây hãm châu Hoan, vua Đường bèn trao cho Đễ chức Tổng quản để đánh ông Loan. Đễ mộ được 8 người tráng sĩ mặc áo giáp dày, kéo đến tận chân thành mà hô to rằng: "Hễ bọn người Lèo hành động tức thì giết chết"; 700 quân đều phục xuống không dám đứng dậy, mới bình được 
Từ thời điểm đánh chiếm Hoan Châu, lên ngôi vua, củng cố lực lượng, Mai Thúc Loan đã giải phóng toàn bộ đất nước và giữ vững nền độc lập trong 10 năm (713 - 722), không phải cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo nổ ra và bị dập tắt ngay trong cùng một năm 722 như các tài liệu phổ biến hiện nay
Tương truyền, con trai thứ ba của ông là Mai Thúc Huy lên ngôi Hoàng Đế tức Mai Thiếu Đế và tiếp tục chống trả các cuộc tấn công của nhà Đường tới năm 723.
Tương truyền từ sau cuộc khởi nghĩa này, nhà Đường không bắt dân An Nam đô hộ phủ nộp cống vải quả hằng năm nữa 

Nhận định


Tưởng nhớ

Đời sau nhớ ơn Mai Hắc Đế, lập đền thờ ông ở trên núi Vệ Sơn và trong thung lũng Hùng Sơn. Ngày nay tại địa phận xã Vân Diên, huyện Nam Đànkhu di tích tưởng niệm ông. Một bài thơ chữ Hán còn ghi trong Tiên chân báo huấn tân kinh để ở đền thờ, ca tụng công đức ông như sau (bản dịch):
Hùng cứ châu Hoan đất một vùng,
Vạn An thành lũy khói hương xông,
Bốn phương Mai Đế lừng uy đức,
Trăm trận Lý Đường phục võ công.
Lam Thủy trăng in, tăm ngạc lặn,
Hùng Sơn gió lặng, khói lang không.
Đường đi cống vải từ đây dứt,
Dân nước đời đời hưởng phúc chung.

Phùng Hưng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bố Cái Đại Vương
Vua Việt Nam (chi tiết...)
TuongPhungHung.jpg
Tượng đồng Phùng Hưng tại đền thờ Cam Lâm.
Vua Việt Nam thời Bắc thuộc
Ở ngôi 766791
Tiền nhiệm không có
Kế nhiệm Phùng An
Thông tin chung
Hậu duệ
Tên húy Phùng Hưng
Thụy hiệu Bố Cái Đại Vương
Thân phụ Phùng Hạp Khanh
Sinh ?
Mất 791
Việt Nam
An táng Giảng Võ,Ba Đình ngày nay
Phùng Hưng (chữ Hán: 馮興; ? - 791 ) tự Đô Quân, là thủ lĩnh lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại sự thống trị của nhà Đường ở Việt Nam thời Bắc thuộc lần thứ ba (602-905).
Ông vốn xuất thân con nhà hào phú ở làng Đường Lâm thuộc Phong Châu;thời bây giờ quan đô hộ Cao Chính Bình thu thuế nặng. Phùng Hưng cùng với em là Phùng Hãi thu phục được các làng ấp chung quoanh, rồi đem quân vây Đô hộ phủ. Cao Chính Bình ưu phẫn ốm chết, Phùng Hưng thung dung vào đô thành cắm bảy mươi ngọn cờ, hùng oai muôn dặm độc quyền một phương, họa phúc do tay, nghiễm nhiên như một họ Triệu, họ Lý 

Tiểu sử


Đền thờ Phùng Hưng tại quê hương Cam Lâm, Đường Lâm.

Đền thờ Phùng Hưng tại Gia Thanh, Gia Viễn, Ninh Bình
Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư: Phùng Hưng là người ở làng Đường Lâm, thuộc Giao Châu. Ông vốn con nhà hào phú, có sức vật trâu, đánh hổ.
Theo sách Việt điện u linh: Phùng Hưng là Thế Tập Biên Khố Di Tù Trưởng châu Đường Lâm, hiệu là Quan Lang. Phùng Hưng xuất thân gia tư hào hữu, sức lực dũng mãnh, đánh được hổ, vật được trâu. Người em tên Hãi cũng có sức mạnh kì dị.
Theo sách Việt sử tiêu án: Phùng Hưng quê ở làng Đường Lâm thuộc Phong Châu, con nhà hào phú, có sức vật trâu đánh hổ 
Cho tới nay ngày sinh của ông vẫn chưa rõ. Các sách chính sử như Đại Việt Sử ký Toàn thư, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục ghi ông mất năm 802, chỉ một thời gian ngắn sau khi đuổi được giặc Bắc phương. Một nguồn dã sử cho biết ông sinh ngày 25 tháng 11 năm 760 (tức 5-1-761) và mất ngày 13 tháng 8 năm Nhâm Ngọ (tức 13-9-802), thọ 41 tuổi 
Phùng Hưng có tên tự là Công Phấn, cháu 7 đời của Phùng Tói Cái - người đã từng vào trong cung vua Đường Cao Tổ, thời niên hiệu Vũ Đức (618-626) dự yến tiệc và làm quan lang ở đất Đường Lâm. Bố của Phùng Hưng là Phùng Hạp Khanh - một người hiền tài đức độ.[cần dẫn nguồn]
Khoảng năm Nhâm Tuất (722) đời Đường Huyền Tông niên hiệu Khai Nguyên, Phùng Hạp Khanh đã tham gia cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (tức Mai Hắc Đế). Sau đó, ông trở về quê chăm chú công việc điền viên, trở nên giàu có, trong nhà nuôi nô tỳ có đến hàng nghìn người 
Theo sự tích, Phùng Hạp Khanh có một người vợ họ Sử. Ông bà sinh một lần được ba người con trai khôi ngô khác thường, lớn lên ai cũng có sức khỏe, có thể kéo trâu, quật hổ. Anh cả là Phùng Hưng, em thứ hai là Phùng Hải (tự là Tư Hào) và em út là Phùng Dĩnh (tự là Danh Đạt). Đến năm ba anh em 18 tuổi thì bố mẹ đều mất. Trong ba anh em, anh cả Phùng Hưng là người có sức khỏe và khí phách đặc biệt 

Sự nghiệp

Phùng Hưng nối nghiệp cha trở thành hào trưởng đất Đường Lâm. Cho tới nay dân gian vẫn còn lưu truyền câu chuyện ông dùng mưu kế giết hổ dữ mang lại bình yên cho làng xóm.
Việt Nam thời thuộc Đường gọi là An Nam đô hộ phủ, khi đó đang nằm dưới ách cai trị hà khắc của bọn quan đô hộ. Các quan đô hộ nhà Đường ra sức vơ vét của cải của người dân Việt Nam, bắt người dân Việt phải đóng sưu cao thuế nặng khiến lòng người ngày càng căm phẫn.
Năm 767, Cao Chính Bình, hiệu úy châu Vũ Định (miền Việt Bắc) giúp kinh lược sứ An NamTrương Bá Nghi đánh bại được cuộc xâm lược của quân Chà Và (Java) ở Chu Diên, sau đó được cử làm đô hộ An Nam. Chính Bình ra sức vơ vét của cải của nhân dân, đánh thuế rất nặng.
Khoảng niên hiệu Đại Lịch (766-780), chưa rõ đích xác vào năm nào, nhân Giao Châu có loạn, Phùng Hưng cùng với em là Hãi hàng phục được các ấp bên cạnh, Phùng Hưng xưng là Đô Quân, Hãi xưng là Đô Bảo, đánh nhau với Cao Chính Bình, lâu ngày không thắng được 
Sách Việt điện u linh chép rằng: Giữa niên hiệu Đại lịch nhà Đường, nhân An Nam có loạn, anh em Phùng Hưng đem quân đi tuần các ấp lân cận, đánh đâu được đấy. Phùng Hưng cải danh là Cự Lão hiệu là Đô Quán, Hãi cũng đổi tên là Cự Lực, hiệu là Đô Bảo. Phùng Hưng dùng kế của người Đường Lâm là Đỗ Anh Hậu đem binh tuần hành mấy châu Đường Lâm, Trường Phong tất cả cả đều quy thuận, uy danh chấn động, muốn đánh lấy Đô Hộ Phủ.

Đền thờ Phùng Hưng tại thôn Mông Phụ, Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội
Phần lớn các truyền thuyết đều kể rằng: Phùng Hưng nhận thấy lực lượng chưa thật đủ mạnh để đè bẹp quân địch, ông đã cùng các tướng tỏa đi xung quanh chiêu mộ thêm binh lính và sắm thêm vũ khí, còn việc vây thành được giao cho 3 người cháu gái họ Phùng, gọi Phùng Hưng bằng bác
Phùng Hưng đem quân đánh với Cao Chính Bình, lâu ngày không thắng được. Phùng Hưng dùng kế của Đỗ Anh Hàn, đem quân vây phủ. 
Quan đô hộ Cao Chính Bình đem binh ra đánh, không hơn được, ưu phẫn phát bệnh vàng da rồi chết.
Phùng Hưng vào Đô hộ phủ trị vì 7 năm rồi mất . Theo Đại Việt sử ký toàn thư: Hưng nhân đó vào đóng ở phủ trị, chưa được bao lâu thì chết. Theo Việt sử tiêu án:Ông Hưng cùng với em là Hải, xuất phục được các làng ấp ở chung quanh, tự hiệu là Đô quân, Hải là Đô bảo, dùng kế của người làng là Đỗ Anh Hàn, đem quân vây phủ, Chính Bình lo phẫn mà chết, ông Hưng vào ở trong phủ, cho Hải làm Thái úy, rồi ông mất. Dân chúng lập con Hưng là An làm Đô Phủ Quân.

Qua đời



Chính sử chép rằng ông cầm quyền cai trị không lâu sau đó đã qua đời ngay trong năm 791. Các sử gia hiện nay xác định ông mất khoảng tháng 5 năm 791 
Nguồn dã sử Việt điện U linh của Lý Tế Xuyên và giai thoại dân gian cho rằng: ông cầm quyền được 7 năm, nhưng lại mất năm 802 . Thông tin này không phù hợp về logic: Năm 791 giành được Tống Bình mà mất năm 802 tức là Phùng Hưng cầm quyền trong 11 năm chứ không phải 7 năm. GS Nguyễn Khắc Thuần cho rằng: Lý Tế Xuyên và truyền thuyết dân gian đã có sự lầm lẫn: hơn 7 năm là thời gian tính từ khi Phùng Hưng làm chủ khu vực quanh Đường Lâm tới khi ông mất, chứ không phải tính từ khi ông làm chủ Tống Bình .
Theo sách Việt sử tiêu án: Ông Hưng đồng lòng với dân chúng, lập em là Hải. Bồ Phá Lặc có sức khỏe đẩy được núi, không chịu theo Hải, lánh ở động Chu Nham. Bồ Phá Lặc lập An là con ông Hưng. An tôn cha là Hưng làm Bố Cái Đại Vương (tục gọi cha mẹ là Bố Cái), dân Thổ cho là linh dị, lập đền thờ ở phía tây đô phủ để thờ Hưng.
Theo sách Việt điện u linh, con của Phùng Hưng là Phùng An khi lên ngôi tôn Phùng Hưng làm Bố Cái Đại Vương, bởi quốc tục xưng cha là Bố, mẹ là Cái, nên mới gọi như vậy.

Em và con

Phùng Hưng đồng lòng với dân chúng, lập em là Hải kế vị. Bồ Phá Lặc có sức khỏe đẩy được núi, không chịu theo Hải, lánh ở động Chu Nham. Bồ Phá Lặc lập Phùng An, con của Phùng Hưng. Phùng An tôn cha làm Bố Cái Đại Vương 
Nhà Đường cho Lý Phục làm Tiết độ sứ Lĩnh Nam, khi Lý Phục đã đến nơi, người An Nam đều yên lặng. Nhà Đường cho Triệu Xương làm Đô hộ. Xương đến nơi, sai sứ dụ Phùng An. Phùng An đem quân đầu hàng. 
Sách Việt điện u linh chép: Phùng Hưng chết rồi, phụ tá đầu mục là Bồ Phá Lặc, sức có thể bài sơn cử đỉnh, dũng lực tuyệt luân, có ý không theo lập con Phùng Hưng là Phùng An, đem quân chống Phùng Hãi. Phùng Hãi tránh Bồ Phá Lặc, dời qua ở động Chu Nham, sau không biết ra sao nữa.
Phùng An kế vị được hai năm, vua Đường Đức Tông phong Triệu Xương sang làm An nam đô hộ/ Triệu Xương đến nơi, sai sứ đem nghi vật dụ Phùng An; Phùng An sửa sang nghi vệ, đem quân nghênh hàng Triệu Xương, các thân thuộc họ Phùng giải tán hết 

Nhận định

Tồn nghi về quê hương

  • Sách Việt điện u linh (1329) chép:Vương họ Phùng tên Hưng, thế tập Biên Khố Di Tù Trưởng châu Đường Lâm, hiệu là Quan
Lặng (màn tục này còn)..
  • Sách An Nam chí lược (1335) viết về Ngô Quyền, một nhân vật được sử sách chép là ở Đường Lâm, cùng quê với Phùng Hưng:Qua đời Ngũ-Đại (907-959), người đất Ái-Châu là Ngô-Quyền, chiếm giữ quận Giao-Chỉ.
Quyển Đệ nhất, sách An Nam chí lược viết về Phủ lộ Thanh Hóa: Phủ Lộ Thanh Hoá Đời Tây Hán là quận Cửu Chân, đời Tuỳ, Đường là Ái Châu, những thuộc ấp của châu ấy hiện nay, gọi là giang trường, giáp và xã.
  • Sách Việt sử tiêu án chép:Tại làng Đường Lâm thuộc Phong Châu có Phùng Hưng một nhà hào phú có sức mạnh kéo trâu, đánh hổ.
  • Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép:Mùa hạ, tháng 4, người ở Đường Lâm thuộc Giao Châu là Phùng Hưng dấy binh vây phủ.
  • Nguyễn Văn Siêu (1795-1872) trong Đại Việt địa dư toàn biên大 越 地 輿 全 編, Địa chí loại, quyển 5, tỉnh Sơn Tây, phủ Quảng Oai, huyện Phúc Thọ, tr. 402 có viết: "Xét huyện Phúc Thọ là đất Phúc Lộc đời xưa. Cựu sử chép rằng: Đường Lâm ở huyện Phúc Lộc. (Mà) Xét Đường địa lý chép rằng: châu Phúc Lộc có ba huyện Nhu Viễn, Phúc Lộc và Đường Lâm. Từ Hoan Châu đi về phía đông hai ngày đến huyện Ninh Viễn (tức Nhu Viễn) châu Đường Lâm. Đi về phía nam qua sông Cổ La hai ngày đến nước Hoàn Vương... Lịch triều hiến chương lại chép rằng:... ‘Nhu Viễn bây giờ là huyện Gia Viễn. Đường Lâm nay là đất huyện Hoài An, huyện Mỹ Lương...’ Nay xét sử cũ chép: Bố Cái Đại Vương là Phùng Hưng. Tiền Ngô Vương Quyền đều là người Đường Lâm. Nay xã Cam Lâm, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ (xã Cam Lâm trước là xã Cam Tuyền) có hai đền thờ Bố Cái Đại Vương và Tiền Ngô Vương. Còn có một bia khắc rằng: Bản xã đất ở rừng rậm, đời xưa gọi là Đường Lâm, đời đời có anh hào. Đời nhà Đường có Phùng Vương tên húy Hưng, đời Ngũ Đại có Ngô Vương tên húy Quyền. Hai vương cùng một làng, từ xưa không có. Uy đức còn mãi, miếu mạo như cũ. Niên hiệu đề là Quang Thái năm thứ 3 (Trần Thuận Tông-1390) mùa xuân tháng 2, ngày 18 làm bia này. Thì Đường Lâm là Phúc Thọ ngày nay, nên lấy sử cũ cũng như văn bia là đúng (văn bia thời Trần ở Sơn Tây). Xét lời chú trên này (của Đường địa lý) là thuyết sai lầm, xem Đường thư có một câu: ‘Phúc Lộc tiếp Hoan Châu’ có thể biết là lầm. Trí Châu có sông Trí, tức là xã Phúc Lộc đất Hà Thanh, Cầu Dinh ngày nay.
  • Trần Quốc Vượng viết bài Về quê hương Ngô Quyền, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 101, 8/1967, tr. 60 - 62: Theo các sử cũ, quả thật ở thời thuộc Đường (thế kỷ VII-X) miền đất nước ta có huyện Đường-lâm (đầu đời Đường là châu Đường-lâm rồi đổi thành quận Đường-lâm) thuộc châu Phúc-lộc (có cả huyện Phúc-lộc) thuộc phía nam tỉnh Hà-tĩnh ngày nay. Nhưng cũng theo một bài văn bia đề ngày 18 tháng Hai năm thứ ba niên hiệu Quang-thái đời Trần Thuận-tông (1390) – bia hiện để ở trong đền thờ Phùng Hưng tại xã Đường-lâm, huyện Tùng-thiện tỉnh Hà-tây – thì ở thời Trần nước ta có xã Cam-tuyền thuộc huyện Phúc- lộc, phủ Quốc-oai[iii]. Văn bia ghi rõ: Nguyên bản xã đất nhiều rừng rậm xưa gọi là Đường-lâm, đời đời sản sinh nhiều vị anh hùng hào kiệt.
Văn bia mà Trần Quốc Vượng nhắc đến, theo Trần Trọng Dương, Nguyễn Tô Lan đó là bia ngụy tạo:
Về địa danh học, văn bia này dù cố gắng ngụy tạo, nhưng vẫn vô tình để lại tên địa danh thời Nguyễn. Dòng đầu của bia ghi: 國威府福祿縣甘泉社“Quốc Oai phủ Phúc Lộc huyện Cam Tuyền xã”, dòng trên đồng thời cũng được khắc trên bia Phụng tự bi ký 奉祀碑記được khắc năm Tự Đức thứ 4 (1851). Qua khảo chứng về diên cách địa danh hành chính của Đào Duy Anh[19] thì đây có khả năng là bia ngụy tạo vào đời Gia Long hoặc Minh Mệnh, vì đến năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) Phúc Lộc đã đổi làm Phúc Thọ.
Về mỹ thuật, bia có cùng một phong cách với nhiều bia hậu đời Nguyễn: không có trang trí diềm, trán gần như để trơn, hoa văn chỉ có mặt nhật nét mảnh và tia lửa yếu ớt.
Về quy mô, văn bia này được dựng ở cấp độ thôn xóm, cho nên rất khiêm tốn về mặt kinh phí, điều này thể hiện qua dáng vóc xinh xắn và khiêm nhường của bia: chiều cao 54cm, rộng ngang 35 cm, tức là không bằng một tờ báo Nhân dân trải rộng. Cho thấy, bia được dựng nằm ngoài điển lệ của triều đình. Điểm này làm rõ hơn động cơ của dòng niên đại “Quang Thái thứ 3” trong văn bia.
Về trật tự chữ, chữ viết trên ngạch bi đều ngang từ trái sang phải, trong khi ngạch bia đời Trần thường là sắp chữ dọc.
  • Bài viết Đường Lâm là Đường Lâm nào của soạn giả: Trần Ngọc Vương-Trần Trọng Dương-Nguyễn Tố Lan, bài viết đăng trên Tạp chí xưa và nay, SỐ 401 (4-2012). Nhóm tác giả này tham khảo, trích dẫn sách sử của Trung Quốc, Việt Nam như Thông điển, Cựu Đường thư, Việt điện u linh, An nam chí lược,...và có kết luận sau:
Châu Đường Lâm – quê của Phùng Hưng, Ngô Quyền vốn từng có tên châu Phúc Lộc (gồm ba huyện Nhu Viễn, Đường Lâm và Phúc Lộc), châu này nằm phía tây nam Ái Châu, gần gũi Trường Châu, về sau đã có lúc quy về Ái Châu.
Vị trí chính xác của châu Đường Lâm còn phải khảo chứng thực địa, bổ sung các cứ liệu về họ tộc, cư dân, phong tục, sản vật, ngôn ngữ bản địa, cũng như sự thờ cúng và tư liệu điền dã tại địa bàn Thanh Hóa ngày nay và các khu vực lân cận. Dù vậy, có thể khẳng định rằng quê Ngô Quyền nằm loanh quanh giữa vùng Thanh Hóa – Nghệ An(40) ngày nay mà khó có thể ở vị trí Sơn Tây (khi đó là huyện Gia Ninh của Phong Châu) được.
Trong suốt lịch sử từ đời Hán cho đến năm 1964, khu vực Sơn Tây không hề có châu hay huyện hay làng nào tên là Đường Lâm. Tên ‘xã Đường Lâm’ tại Sơn Tây ngày nay mới xuất hiện từ năm 1964 (ngày 21 tháng 11).

Đền thờ

Lăng Mộ và đền thờ chính


Bàn thờ Phùng Hưng (nơi đặt linh vị của ông) tại đền thờ ở thôn Mông Phụ, Đường Lâm
Lăng mộ Phùng Hưng ngày nay nằm ở đầu phố Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Đền thờ ông được dựng lên ở nhiều nơi như quê hương Đường Lâm, đình Quảng Bá (Tây Hồ), đình Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội), thờ ở lăng Đại Áng, Phương Trung, Hoạch An, phủ Thanh Oai (Hà Nội); tại xã Gia Thanh, Gia Viễn tỉnh Ninh Bình có 3 ngôi đền thờ Bố Cái Đại Vương, tương truyền ông mất tại đây.
Sau này đất Đường Lâm quê ông còn xuất hiện một vị vua nữa - Ngô Quyền, người đánh bại cuộc xâm lược của Nam Hán, chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc (938). Do vậy Đường Lâm còn được biết đến với tên gọi "Đất hai Vua".

Đình làng Đào Nguyên

Lễ hội làng Đào Nguyên là một lễ hội được tổ chức tại làng Đào Nguyên, xã An Thượng, huyện Hoài Đức, ngoại thành Hà Nội. Đây là lễ hội truyền thống của làng. Tương truyền lễ hội này có từ rất lâu đời [cần dẫn nguồn]. Theo nhiều sử sách ghi lại và các cụ trong làng kể lại thì lễ hội này được tổ chức để tưởng nhớ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng (dân gian gọi là thánh của làng hay Hoàng Làng).
Hội được tổ chức vào ngày 10-2 âm lịch hàng năm (khác với các làng khác trong xã An Thượng đều tổ chức lễ hội vào ngày 12-1 âm lịch). Vậy nên lễ hội thu hút rất nhiều người từ các vùng lân cận đến xem.
Lễ rước kiệu là một nghi lễ bắt buộc trong hội. Hàng năm đều tổ chức rước kiệu lên quán (đường đi là đường trên của đê tả Đáy), nhưng chỉ là rước nhỏ, cứ 5 năm lại tổ chức rước to một lần gắn với lễ hội to.
  • Lễ rước kiệu đầu tiên được tổ chức vào xuân Nhâm Thân (1992).
  • Theo dự kiến của Làng thì lễ hội to tiếp theo sẽ được tổ chức vào năm Canh Dần (2010).
Trong lễ ruớc kiệu, người ta rước tất cả 7 cái kiệu, khi rước nhỏ thì chỉ rước 5 cái (gọi là rước oản), còn khi rước to thì rước tất cả 7 cái. Gồm có:
  • Quân kiệu: Lấy từ các nam nữ thanh niên trong làng và phải chưa có vợ chồng.
    • Nữ: rước 3 kiệu đầu tiên, gọi là kiệu oản và rước thêm kiệu Long Đình nếu là lễ rước to.
    • Nam: rước các kiệu còn lại

Khởi nghĩa Dương Thanh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Dương Thanh)
Khởi nghĩa Dương Thanh (819-820) do Dương Thanh, người ở Giao Châu (Nghệ Tĩnh) lãnh đạo chống chính quyền đô hộ nhà Đường.

Nổi dậy

Dương Thanh vốn là một hào trưởng có thế lực, dòng dõi có người đã từng làm thứ sử Hoan Châu. Viên đô hộ An Nam là Lý Tượng Cổ (tông thất nhà Đường) không thích ông, điều về phủ thành Tống Bình (Hà Nội) làm nha tướng để kiềm chế.
Năm 819, nhân được giao 3000 quân đi đánh người Tày, Nùng, Tráng ở Hoàng Động (Tây Bắc ngày nay). Thừa dịp, Dương Thanh cùng con là Dương Chí Liệt và thủ hạ thân tín là Đỗ Sĩ Giao đồng mưu kêu gọi binh sĩ không nên đi đánh người Hoàng Động mà phản lại Lý Tượng Cổ. Được các binh sĩ ủng hộ, ông mang quân về đánh chiếm phủ thành Tống Bình, giết chết quan đô hộ Lý Tượng Cổ cùng hàng nghìn thuộc hạ, chiếm Giao Châu.

Thất bại

Nhà Đường phải vờ tha tội, phong Dương Thanh làm thứ sử Quỳnh Châu (đảo Hải Nam) để điều ông ra khỏi Tống Bình. Nhưng Dương Thanh không mắc mưu đó, quyết giữ thành Tống Bình.
Nhà Đường phải điều quân do Quế Trọng Vũ sang đàn áp, dùng kế li gián để cô lập Dương Thanh. Quế Trọng Vũ tìm cách mua chuộc một số tướng sĩ dưới quyền để cô lập ông. Cuối cùng, Trọng Vũ đánh chiếm lại phủ thành. Dương Thanh cùng con là Dương Chí Trinh bị Trọng Vũ bắt giết.
Một bộ phận nghĩa quân do Dương Chí Liệt và Đỗ Sĩ Giao rút về Tạc Khẩu (thuộc Yên Mô, Ninh Bình ngày nay) tiếp tục chống cự đến tháng 7 năm 820 thì bị đánh dẹp hẳn.

Cao Biền

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Cao Biền (Trung văn giản thể: 高骈; Trung văn phồn thể: 高駢; bính âm: Gāo Pián) (821 - 24 tháng 9 năm 887[1][2]), tự Thiên Lý (千里), là một tướng lĩnh triều Đường. Thoạt đầu, ông trở thành danh tướng khi đánh bại các cuộc xâm nhập của Nam Chiếu, song sau đó ông đã thất bại trong việc đẩy lui cuộc nổi dậy của Hoàng Sào, quản lý yếu kém Hoài Nam quân[chú 1]. Năm 887, một cuộc nổi dậy chống lại ông đã dẫn đến cảnh giao chiến khốc liệt tại Hoài Nam quân, kết quả là ông bị Tần Ngạn giam cầm rồi sát hại.

Thân thế

Cao Biền là người U châu (Bắc Kinh ngày nay), ông là cháu nội của danh tướng Cao Sùng Văn, - là người đã trấn áp cuộc nổi dậy của Lưu Tịch dưới triều đại của Đường Hiến Tông. Cha của Cao Biền là Cao Thừa Minh (高承明), là ngu hậu trong Thần Sách quân. Mặc dù gia tộc của Cao Biền đã vài đời làm quan trong cấm quân, song khi còn nhỏ Cao Biền là người giỏi văn, và thường thảo luận về chuyện lí đạo với các nho sĩ. Ông có địa vị cao trong lưỡng quân của Thần Sách quân, được thăng dần đến chức Hữu Thần Sách đô ngu hậu Khi đang phụng sự trong Thần Sách quân, Cao Biền đã kết nghĩa huynh đệ với Chu Bảo 
Đầu triều đại của Đường Ý Tông, có một cuộc nổi dậy của người Đảng Hạng. Cao Biền xuất một vạn cấm binh đến đóng quân tại Trường Vũ thành[chú 2]. Khi đấy, từng có một vài tướng chống lại người Đảng Hạng song không có kết quả, duy có Cao Biền biết nắm bắt cơ hội mà dụng binh và giành được thắng lợi, được Đường Ý Tông khen ngợi. Sau đó, để đối phó với các cuộc tập kích của ngoại tộc ở phía tây, ông được chuyển đến canh giữ Tần châu  giữ chức Tần châu thứ sử, Tần châu kinh lược sứ,  tiếp tục lập công 

Chống Nam Chiếu tại An Nam

Năm Hàm Thông thứ 5 (863), quân Nam Chiếu (lúc này có quốc hiệu "Đại Lễ") chiếm được An Nam  từ tay quân Đường; các chiến dịch sau đó của quân Đường nhằm đẩy lui quân Đại Lễ đều thất bại. Năm 864, Đồng bình chương sự Hạ Hầu Tư tiến cử kiêu vệ tướng quân Cao Biền tiếp quản quân lính dưới quyền Lĩnh Nam Tây đạo  tiết độ sứ Trương Nhân (張茵) để tiến công An Nam. Cao Biền được giữ chức An Nam đô hộ, kinh lược chiêu thảo sứ.
Mùa thu năm 865, Cao Biền vẫn đang trị 25.000 binh tại Hải Môn  và chưa tiến công thủ phủ Giao Chỉ  của An Nam. Giám quân Lý Duy Chu (李維周) vốn không ưa Cao Biền và muốn ông bị trừ khử, vì thế đã nhiều lần thúc giục Cao Biền tiến quân. Cao Biền do đó chấp thuận đem 5.000 binh tiến trước về phía tây và hẹn Lý Duy Chu phát binh ứng viện, song sau khi Cao Biền dời đi, Lý Duy Chu kiểm soát các binh lính còn lại và không phát bất cứ viện trợ nào. Khi hay tin Cao Biền tiến quân đến, hoàng đế Đại Lễ là Thế Long khiển tướng Dương Tập Tư (楊緝思) đến cứu viện tướng trấn thủ An Nam là Đoàn Tù Thiên (段酋遷). Trong khi đó, Vi Trọng Tể (韋仲宰) đem 7.000 quân đến Phong châu hợp binh với Cao Biền đánh bại quân Đại Lễ. Tuy nhiên, khi sớ tấu chiến thắng đến Hải Môn, Lý Duy Chu đều ngăn lại và từ chối chuyển tiếp chúng đến Trường An. Đường Ý Tông thấy lạ vì không nhận được tin tức gì, khi hỏi Lý Duy Chu thì Duy Chu tấu rằng Cao Biền trú quân ở Phong châu, không tiến. Đường Ý Tông tức giận, và đến mùa hè năm 866, Hoàng đế cho hữu vũ vệ tướng quân Vương Yến Quyền (王晏權) thay thế Cao Biền trấn An Nam, triệu Cao Biền về Trường An để trách tội. 
Khi nhận được lệnh phải giao quyền lại cho Vương Yến Quyền, Cao Biền đang bao vây thành Giao Chỉ, ông giao lại binh sĩ cho Vi Trọng Tể và trở về Hải Môn để gặp Vương Yến Quyền chuyển giao quyền hành. Tuy nhiên, Cao Biền đã phái tiểu hiệu Tăng Cổn (曾袞) còn Vi Trọng Tể phái tiểu sứ Vương Huệ Tán (王惠贊) đi trước để báo tin chiến thắng tại Giao Chỉ, họ cho rằng Lý Duy Chu sẽ lại ngăn cản nên đi đường vòng để tránh doanh trại của Lý Duy Chu và Vương Yến Quyền, sau đó tiến về Trường An. Khi Tăng Cổn và Vương Huệ Tán đến Trường An và dâng tấu, Đường Ý Tông hài lòng và ban chỉ thăng chức cho Cao Biền là kiểm hiệu công bộ thượng thư, phục quyền trấn thủ An Nam. Sau khi giao lại binh quyền, Cao Biền cùng 100 thủ túc lên đường, đến Hải Môn thì nhận được chiếu chỉ và trở lại chiến trường thành Giao Chỉ- nơi Lý Duy Chu và Vương Yến Quyền tiếp quản song đã chấm dứt bao vây. Cao Biền tiếp tục bao vây thành, đến tháng thứ 4 năm Hàm Thông thứ 7 (866) thì hạ được thành, giết chết Đoàn Tù Thiên và tù trưởng bản địa Chu Đạo Cổ (朱道古)- người liên minh với quân Đại Lễ. Khi hay tin Cao Biền chiếm được thành Giao Chỉ, Đường Ý Tông đổi An Nam đô hộ phủ thành Tĩnh Hải quân, bổ nhiệm Cao Biền là tiết độ sứ. Cao Biền cho xây thành chu vi 3000 bộ, hơn 40 vạn gian phòng ốc, từ đó quân Đại Lễ không còn xâm phạm Sau đó, ông cũng tiến hành một dự án lớn để loại bỏ những trở ngại tự nhiên trên thủy lộ giữa Tĩnh Hải quân và Lĩnh Nam Đông đạo  khó khăn về giao thông của Giao Chỉ được loại bỏ.

Thiên Bình tiết độ sứ

Năm 868, Cao Biền được triệu hồi về Trường An giữ chức hữu kim ngô đại tướng quân. Cao Biền thỉnh triều đình để tụng tôn Cao Tầm (高潯), người đã lập được nhiều công lao trong chiến dịch chống Đại Lễ, được kế nhiệm ông trấn giữ Giao Chỉ- giữ chức Tĩnh Hải tiết độ sứ, và được chấp thuận Thiên tử khen ngợi tài năng của Cao Biền, lần lượt đổi chức quan của ông thành kiểm hiệu công bộ thượng thư, Vận châu thứ sử, rồi Thiên Bình[chú 9] tiết độ sứ, ông cai trị có phép tắc khiến dân lại ngợi ca.  Năm 873, khi Đường Ý Tông qua đời và Đường Hy Tông lên kế vị, Cao Biền mặc dù tại nhiệm ở Thiên Bình, song vẫn được ban chức Đồng bình chương sự 

Tây Xuyên tiết độ sứ

Năm 874, Đại Lễ tiến công vào Tây Xuyên  của Đường, Tây Xuyên tiết độ sứ Ngưu Tùng (牛叢) không kháng cự nổi. Quân Đại Lễ tiến đến thủ phủ Thành Đô rồi triệt thoái, song Ngưu Tùng sợ Đại Lễ sẽ lại tiến công nên đã tập hợp người dân khu vực xung quanh vào trong thành Thành Đô. Đường Hy Tông lệnh cho các quân xung quanh: Hà Đông, Sơn Nam Tây đạo, Đông Xuyên phát binh cứu viện Tây Xuyên, trong khi lệnh cho Cao Biền tiến đến Tây Xuyên để giải quyết "man sự". Sau đó 875, Cao Biền được bổ nhiệm là Tây Xuyên tiết độ sứ cũng như Thành Đô doãn. Cao Biền nhận thấy sẽ phát sinh đại dịch nếu người dân đều tụ tập bên trong tường thành Thành Đô, vì thế ông đã hạ lệnh mở cổng thành cho người dân ra ngoài ngay cả trước khi ông đến thành này, người dân Thục bước đầu rất hài lòng về ông. Khi đến nơi vào mùa xuân năm 875, Cao Biền tiến hành một số cuộc tiến công nhỏ nhằm trừng phạt Đại Lễ, sau đó cho xây dựng một số thành lũy trọng yếu trên biên giới với Đại Lễ. Theo mô tả, do ông tăng cường phòng thủ, Đại Lễ không tiếp tục tiến hành các cuộc tiến công vào Tây Xuyên, song thỉnh cầu tổng tiến công Đại Lễ của Cao Biền thì bị Đường Hy Tông từ chối 
Trong cuộc tiến công năm 870 của Đại Lễ vào Thành Đô, một quan lại là Dương Khánh Phục (楊慶復) mộ được một đội quân gọi là "Đột Tương" (突將) đến tăng viện trấn thủ Thành Đô. Khi Cao Biền đến, ông đã hạ lệnh hủy bỏ nhiệm vụ của Đột Tương và thậm chí còn dừng cung cấp lương thực cho họ. Cao Biền là một tín đồ Đạo giáo mộ đạo, ông càng khiến các binh sĩ tức giận khi làm phép trước các trận chiến và tuyên bố việc này là cần thiết do binh sĩ Thục hèn yếu và sợ sệt. Ông cũng tước bỏ nhiệm vụ của các quan mà ban đầu là kẻ lại cấp thấp, lệnh dân gian đều phải dùng tiền túc mạch (mỗi xâu tiền đủ 10 đồng), nếu thiếu sẽ bị hặc tội hành lộ và mất mạng. Ông thực hiện các hình phạt nghiêm khắc, người Thục đều không ưa. Vào mùa hè năm 875, Đột Tương nổi dậy, tiến công vào phủ đình của Cao Biền, Cao Biền chạy trốn và không bị quân Đột Tương bắt được. Đô tướng Trương Kiệt suất 100 lính vào phủ đánh Đột Tương, Đột Tương triệt thoái khỏi nha môn. Sau đó, Cao Biền công khai tạ lỗi và phục chức danh và lương cho Đột Tương. Tuy nhiên, vào một đêm tháng sau đó, Cao Biền đã hạ lệnh bắt giữ và giết chết các binh sĩ Đột Tương và gia quyến của họ. Một phụ nữ trước khi lâm hình được ghi chép là mắng chửi Cao Biền:
Cao Biền, ngươi vô cớ tước bỏ chức danh, y lương của các tướng sĩ có công lao, khiến dân chúng trong thành phẫn nộ. Nhà ngươi may mắn được miễn, song không tự kiểm điểm lại tội lỗi, lại trá sát vạn người vô tội. Thiên địa quỷ thần, sao có thể cho phép người làm như vậy! Ta tất sẽ tố ngươi với Thượng đế, có ngày gia đình ngươi sẽ đều bị diệt như nhà ta hôm nay, oan ức ô nhục như ta hôm nay, sẽ phải lo sợ và đau khổ như ta hôm nay!
Cao Biền thậm chí còn muốn hành hình các binh sĩ Đột Tương không có mặt tại Thành Đô vào thời điểm xảy ra binh biến, và chỉ dừng lại khi thân lại Vương Ân (王殷) can gián, và nói rằng ông là người phụng Đạo thì cần hiếu sinh ác sát. 
Năm 876, Đại Lễ khiển sứ giả đến chỗ Cao Biền cầu hòa, song lại tập kích qua biên giới không ngừng, Cao Biền xử trảm vị sứ giả này. Sau đó, Đại Lễ lại gửi "mộc giáp thư" cho Cao Biền, yêu cầu được mượn Cẩm Giang cho ngựa uống nước. Cao Biền cho xây dựng phủ thành Thành Đô, tăng cường công sự phòng ngự. Cao Biền cũng phái hòa thượng Cảnh Tiên (景先) đến Đại Lễ, đảm bảo hòa bình và nói rằng triều đình Đường sẽ gả một công chúa cho hoàng đế Thế Long. Do các hành động của ông, Đại Lễ sau đó không còn quấy nhiễu 

Kinh Nam tiết độ sứ

Năm 878, Cao Biền được bổ nhiệm làm Kinh Nam  tiết độ sứ, kiêm Diêm-thiết chuyển vận sứ, tức quản lý độc quyền muối và sắt cũng như cung cấp thực phẩm cho Trường An và Lạc Dương 

Trấn Hải tiết độ sứ

Năm 878, sau khi Chiêu thảo phó sứ Tăng Nguyên Dụ (曾元裕) đánh bại và giết chết thủ lĩnh nổi dậy Vương Tiên Chi, các tướng sĩ của Vương Tiên Chi tan rã, một phần dư đảng cướp phá Trấn Hải  Do nhiều tướng sĩ của Vương Tiên Chi xuất thân từ Thiên Bình, còn Cao Biền lại có uy danh tại Thiên Bình, Đường Hy Tông đã chuyển Cao Biền đến Trấn Hải làm tiết độ sứ, cũng như Nhuận châu thứ sử. Ông được tiến vị là kiểm hiệu tư không, tiến phong là Yên quốc công  mục đích là khiến dư đảng của Vương Tiên Chi quy phục ông, tuy nhiên sau đó hầu hết dư đảng của Vương Tiên Chi đã gia nhập vào đội quân nổi dậy của Hoàng Sào. Năm 879, Cao Biền khiển bộ tướng Trương Lân (張璘) và Lương Toản (梁纘) phân đạo tiến đánh Hoàng Sào, kết quả giành được thắng lợi, một số tướng của Hoàng Sào đầu hàng, trong đó có Tần Ngạn (秦彥), Tất Sư Đạc (畢師鐸), và Lý Hãn Chi (李罕之). Sau thất bại này, Hoàng Sào phải tiến về phía nam, hướng đến Lĩnh Nam Đông đạo 
Khi Hoàng Sào tiến đến gần thủ phủ Quảng châu của Lĩnh Nam Đông đạo, Cao Biền đã thượng tấu cho Đường Hy Tông, thỉnh cầu được suất quân đánh Hoàng Sào, theo đó đô tri binh mã sứ Trương Lân đem 5.000 binh thủ Sâm châu  binh mã lưu hậu Vương Trọng Nhâm (王重任) đem 8.000 lính đến chặn tại Tuần châu và Triều châu , và Cao Biền đem một vạn lính tiến thẳng đến Quảng châu đánh Hoàng Sào. Cao Biền cho rằng Hoàng Sào nghe thấy ông tiến quân đến thì tất sẽ chạy trốn, vì thế xin đô thống Vương Đạc đem ba vạn bộ binh đến thủ tại Ngô châu  Quế châu , Chiêu châu , và Vĩnh châu nhằm đánh chặn Hoàng Sào. Tuy nhiên, Đường Hy Tông từ chối đề xuất của Cao Biền. Hoàng Sào sau đó chiếm giữ Quảng châu một thời gian, trong khi Đường Hy Tông chuyển Cao Biền sang Hoài Nam làm tiết độ sứ; tiếp tục đảm nhiệm chức Diêm-thiết chuyển vận sứ, Chu Bảo kế nhiệm Cao Biền tại Trấn Hải 

Hoài Nam tiết độ sứ

Chiến dịch chống Hoàng Sào

Sau khi Cao Biền chuyển đến Hoài Nam, Trương Lân tiếp tục giành được thắng lợi trước Hoàng Sào. Lô Huề do từng tiến cử Cao Biền làm đô thống, nay được phục chức Đồng bình chương sự. Lô Huề tiếp tục tiến cử Cao Biền là Chư đạo hành doanh binh mã đô thống, Đường Hy Tông chấp thuận. Trong khi đó, Cao Biền truyền hịch chinh Thiên hạ, mộ thêm 7 vạn quân, uy vọng đại chấn triều đình. 
Năm 880, quốc khố hao mòn do các chiến dịch trấn áp nổi dậy, có tấu trình đề xuất buộc các phú hộ và hồ thương phải cho triều đình vay một nửa tài sản của họ. Cao Biền thượng ngôn rằng nay toàn đế chế bị ảnh hưởng bởi nạn đói lan rộng và người dân lũ lượt tham gia nổi dậy, chỉ còn các phú hộ và hồ thương là còn ủng hộ triều đình, đề xuất này có thể khiến họ cũng quay sang làm phản. Đường Hy Tông do đó hủy bỏ kế hoạch 
Vào mùa hè năm 880, Hoàng Sào trong khi Bắc phạt bị sa lầy tại Tín châu , còn quân lính bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh từ khi còn ở Lĩnh Nam. Đương thời, khi Trương Lân chuẩn bị tiến công, Hoàng Sào thấy sẽ không chống nổi nên đã hối lộ cho Trương Lân, và viết thư cho Cao Biền thỉnh hàng. Cao Biền muốn tiếp nhận sự đầu hàng của Hoàng Sào nhằm lập công, đã thượng tấu thỉnh cầu triều đình phong cho Hoàng Sào làm tiết độ sứ. Hơn nữa, mặc dù quân tiếp viện từ các quân Chiêu Nghĩa , Cảm Hóa , và Nghĩa Vũ  đang tiến đến Hoài Nam, do không muốn công lao bị chia sẻ nên Cao Biền đã thượng tấu nói rằng ông không còn cần trợ giúp và xin trả lại quân tiếp viện. Khi nhận thấy các đội quân tiếp viện rời khỏi Hoài Nam, Hoàng Sào đã cắt đứt quan hệ với Cao Biền, Cao Biền tức giận và hạ lệnh cho Trương Lân tiến công, song lúc này Hoàng Sào lại chiếm ưu thế trên chiến trường, Trương Lân tử trận.
Vào mùa thu năm 880, Hoàng Sào vượt Trường Giang tại Thái Thạch  và tiến vào lãnh địa thuộc Hoài Nam. Mặc dù được Tất Sư Đạc thúc giục giao chiến, song Cao Biền trở nên lo sợ từ sau khi Trương Lân qua đời và từ chối tiến công quân Hoàng Sào. Thay vào đó, Cao Biền thỉnh cầu triều đình cứu viện khẩn cấp, khiến cho triều đình thất vọng vì họ từng tin tưởng rằng Cao Biền có thể tự thân tiêu diệt Hoàng Sào. Đường Hy Tông ban một chiếu chỉ khiển trách Cao Biền vì đã trả lại quân tiếp viện, Cao Biền thượng tấu có ý châm biến Đường Hy Tông vì Hoàng đế từng chấp thuận đề xuất trả lại quân tiếp viện của ông. Sau đó, Cao Biền xưng bệnh và từ chối giao chiến với Hoàng Sào, mối quan hệ giữa ông và triều đình từ đó lạnh nhạt đi đáng kể. 
Khoảng tết năm 881, khi Hoàng Sào tiến gần đến Trường An, Đường Hy Tông đã quyết định từ bỏ kinh thành và chạy đến Tây Xuyên. Cho đến mùa xuân năm 881, Đường Hy Tông vẫn hy vọng rằng Cao Biền sẽ dẫn quân tái chiếm đông đô và kinh thành, do đó đã ban một chiếu chỉ cho phép Cao Biền bổ nhiệm các tướng lĩnh và quan lại mà ông nhận thấy phù hợp, song Cao Biền vẫn không suất quân.
Trong khi đó, khi hai con trĩ bay vào trong Quảng Lăng phủ, có thầy bói nói rằng đây là một điềm xấu, thành ấp sẽ trống rỗng. Do đó, Cao Biền đã cố gắng tránh điềm xấu bằng cách di hịch tứ phương hợp binh thảo Hoàng Sào. Ông dời khỏi thành với 8 vạn binh lính và đóng quân tại Đông Đường (東塘), ngay phía đông thành, song từ chối tiếp tục tiến quân. Cao Biền cũng lệnh cho các quân lân cận đến hợp binh, song Chu Bảo phát hiện ra rằng Cao Biền không thực tâm muốn tiến công Hoàng Sào, vì thế người này đã từ chối huy động binh sĩ Trấn Hải hợp binh với Cao Biền, cho rằng Cao Biền đang có ý muốn chống mình. Hai bên trao đổi thư tín với ngôn từ gay gắt, và sau đó, tình bằng hữu giữa họ hoàn toàn chấm dứt. Sau đó, Cao Biền dùng sự thù địch của Chu Bảo làm nguyên cớ để giải tán binh sĩ 

Suy sụp và qua đời

Cao Biền trên danh nghĩa là đô thống trấn áp Hoàng Sào, song ông từ chối tiến hành các hành động chống lại Đại Tề của Hoàng Sào. Tại Tây Xuyên, thị trung Vương Đạc đề xuất được giao quyền thống lĩnh các chiến dịch chống Đại Tề, và đến mùa xuân năm 882 thì Đường Hy Tông bổ nhiệm Vương Đạc là Chư đạo hành doanh đô thống, song Cao Biền vẫn được giữ chức Hoài Nam tiết độ sứ và Diêm-thiết chuyển vận sứ. Vào thời điểm này, Cao Biền ngày càng trở nên rất tin tưởng vào phương sĩ Lã Dụng Chi (呂用之), cùng kì đảng là Trương Thủ Nhất (張守一) và Gia Cát Ân (諸葛殷), đến nỗi Lã Dụng Chi nắm quyền kiểm soát quân trên thực tế, bất cứ ai dám lên tiếng chống lại Lã Dụng Chi đều phải chết.
Vào mùa hè năm 882, Đường Hy Tông ban cho ông chức Thị trung song bãi chức Diêm-thiết chuyển vận sứ. Cao Biền thấy vừa mất quyền và vừa mất lợi thì cảm thấy tức giận, sai người thảo biểu tự tố với lời lẽ bất kính, trong đó phàn nàn rằng ông không được trao đủ quyền, rằng Vương Đạc và Thôi An Tiềm (崔安潛) bất tài, so sánh Đường Hy Tông với các vị hoàng đế vong quốc Tần Tử AnhHán Canh Thủy Đế. Đường Hy Tông sai Trịnh Điền thảo chiếu trách cứ Cao Biền, dùng lời lẽ gay gắt, và sau đó, Cao Biền từ chối nộp bất kỳ khoản thuế nào cho triều đình. 
Năm 885, Hoàng Sào bị đánh bại và Đường Hy Tông trở về Trường An, Tả Thần Sách trung úy Điền Lệnh Tư sau đó lại xung đột với Hà Trung  tiết độ sứ Vương Trọng Vinh. Trước tình hình rối loạn, Tĩnh Nan[chú 26] tiết độ sứ Chu Mai đã lập một thành viên trong tông thất triều Đường là Lý Uân làm nhiếp chính. Chu Mai hy vọng liên minh với Cao Biền nên đã yêu cầu Lý Uân ban một chiếu chỉ bổ nhiệm Cao Biền giữ chức Trung thư lệnh, Giang Hoài diêm thiết chuyển vận đẳng sứ, Chư đạo hành doanh binh mã đô thống. Đáp lại, Cao Biền thượng tấu thỉnh Lý Uyên tức vị.
Trong khi đó, Cao Biền bắt đầu nhận ra rằng Lã Dụng Chi trên thực tế là người cai quản Hoài Nam, và bản thân ông không còn có thể độc lập thi hành quyền lực. Cao Biền cố gắng kiềm chế quyền lực của Lã Dụng Chi, Lã Dụng Chi do đó bắt đầu lên kế hoạch loại bỏ Cao Biền Đương thời, theo ghi chép thì tại Dương châu xuất hiện nhiều điềm gở, song khi Chu Bảo buộc phải chạy trốn khỏi Nhuận châu sau một cuộc binh biến vào năm 887, Cao Biền tin rằng các điềm gở này là ám chỉ đến Chu Bảo, nghĩ rằng bản thân sẽ an toàn 
Đến mùa hè năm 887, phản tướng Tần Tông Quyền chuẩn bị tiến công vào Hoài Nam, Cao Biền chuẩn bị phòng thủ. Đương thời, Tất Sư Đạc tin rằng Lã Dụng Chi tiếp theo sẽ có hành động chống lại mình, vì thế đã tập hợp binh lính cùng với Trịnh Hán Chương (鄭漢章) và Trương Thần Kiếm (張神劍) nổi dậy, bao vây Dương châu. Cao Biền bố trí phòng thủ tại quân phủ, giao cho cháu là Cao Kiệt (高傑) chỉ huy, chống lại Lã Dụng Chi. Cao Biền khiển thuộc hạ là Thạch Ngạc (石鍔) cùng ấu tử của Tất Sư Đạc đến gặp Tất Sư Đạc. Tất Sư Đạc lệnh cho ấu tử của mình về chỗ Cao Biền truyền đạt lại: "Hễ Lệnh công trảm Lã và Trương (tức Trương Thủ Nhất) để thể hiện với Sư Đạc, Sư Đạc sẽ không dám phụ ân, nguyện cho thê tử đến làm tin." Cao Biền lo sợ rằng Lã Dụng Chi có thể ra tay đồ sát gia quyến của Tất Sư Đạc, vì thế đem gia quyến của Tất Sư Đạc đến viện để bảo vệ. Từ thời điểm này, cuộc chiến tại Dương châu diễn ra giữa ba bên: Tất Sư Đạc, Cao Biền và Lã Dụng Chi.
Do không thể nhanh chóng chiếm được Dương châu, Tất Sư Đạc cầu viện Tuyên Thiệp  quan sát sứ Tần Ngạn (秦彥), Tần Ngạn khiển Tần Trù (秦稠) đến tiếp viện cho Tất Sư Đạc. Ngày 17 tháng 5, Tất Sư Đạc tiến công dữ dội vào Dương châu, song bị Lã Dụng Chi phản công đánh bại. Tuy nhiên, vào thời điểm này, Cao Kiệt phát động tiến công từ quân phủ của Cao Biền, mục đích là để bắt Lã Dụng Chi và giải đến cho Tất Sư Đạc. Lã Dụng Chi biết tin thì từ bỏ Dương châu và chạy trốn. Cao Biền buộc phải gặp Tất Sư Đạc và cho người này giữ chức tiết độ phó sứ, sau đó chuyển giao toàn bộ quyền lực của Hoài Nam cho Tất Sư Đạc. Tất Sư Đạc kiểm soát được quân phủ, rồi giao nó lại cho Tần Ngạn như hứa hẹn. Tần Ngạn và Tất Sư Đạc quản thúc Cao Biền cùng gia quyến của ông tại một đạo viện. 
Trong khi đó, Lã Dụng Chi đã ban một sắc lệnh nhân danh Cao Biền để lệnh cho Lư châu  thứ sử Dương Hành Mật đem binh đến tăng viện cho mình. Dương Hành Mật tập hợp binh lính Lư châu và Hòa châu  và tiến về Dương châu. Liên quân Dương Hành Mật và Lã Dụng Chi sau đó hợp binh với một vài đội quân khác, bao gồm quân của Trương Thần Kiếm. Mặc dù không thể nhanh chóng chiếm được Dương châu, Dương Hành Mật đã đánh bại các cuộc tiến công của Tần Ngạn và Tất Sư Đạc, Tần Ngạn và Tất Sư Đạc bắt đầu tin rằng Cao Biền dùng ma thuật để chống lại họ. Một yêu ni là Vương Phụng Tiên (王奉仙) Báo với Tần Ngạn rằng một đại nhân cần phải chết để chấm dứt cực tai của Dương châu, do đó Tần Ngạn đã quyết tâm giết chết Cao Biền  Ngày 24 tháng 9  Tần Ngạn phái tướng Lưu Khuông Thì (劉匡時) đi giết chết Cao Biền, cùng các thân thích là nam giới. Thi thể của họ đều bị ném xuống một hố duy nhất 
Sau khi Dương Hành Mật chiếm được Dương châu vào cuối năm đó, ông ta bổ nhiệm tụng tôn của Cao Biền là Cao Dũ (高愈) là phó sứ, sai đó cải táng Cao Biền và thân tộc.  Tuy nhiên, trước khi Cao Biền được cải táng, Cao Dũ đã qua đời, sau đó, thuộc hạ cũ của Cao Biền là Quảng Sư Kiền (鄺師虔) đã thu táng Cao Biền.

Thành Đại La

Thành Đại La ban đầu do Trương Bá Nghi cho đắp từ năm Đại Lịch thứ 2 đời Đường Đại Tông (767), năm Trinh Nguyên thứ 7 đời Đường Đức Tông (791), Triệu Xương đắp thêm. Đến năm Nguyên Hòa thứ 3 đời Đường Hiến Tông (808), Trương Chu lại sửa đắp lại, năm Trường Khánh thứ 4 đời Đường Mục Tông (824), Lý Nguyên Gia dời phủ trị tới bên sông Tô Lịch, đắp một cái thành nhỏ, gọi là La Thành, sau đó Cao Biền cho đắp lại to lớn hơn. Theo sử cũ thì La Thành do Cao Biền cho đắp có chu vi 1.982,5 trượng (≈6,6 km); thành cao 2,6 trượng (≈8,67 m), chân thành rộng 2,5 trượng (≈8,33 m), nữ tường  bốn mặt cao 5,5 thước (≈1,83 m), với 55 lầu vọng địch, 6 nơi úng môn , 3 hào nước, 34 đường đi. Ông còn cho đắp đê vòng quanh ngoài thành dài 2.125,8 trượng (≈7,09 km), đê cao 1,5 trượng (≈5,00 m), chân đê rộng 2 trượng (≈6,66 m) và làm hơn 400.000 gian nhà. Theo truyền thuyết, do thành xây đi xây lại vẫn bị sụt ở vùng sông Tô Lịch, Cao Biền đã cho trấn yểm tại đây để làm cho đất vững và chặn dòng long mạch của vùng đất này. Các di chỉ tìm được trong lòng sông tháng 9 năm 2001 được một số nhà nghiên cứu cho là di tích của bùa yểm này (xem Thánh vật ở sông Tô Lịch).

Người vợ

Theo thần phả ở Hà Đông, Cao Biền có một người vợ là Lã Thị Nga (Lã Đê nương), theo ông từ phương bắc sang Việt Nam. Bà không ở cùng Cao Biền trong thành mà ra ở bên ngoài, khu vực ngày nay là quận Hà Đông. Bà đã truyền nghề dệt lụa cho dân ở đây và trở thành bà tổ nghề dệt lụa Hà Đông. Sau khi Cao Biền về bắc, bà ở lại Tĩnh Hải quân. Sau nghe tin Cao Biền mất ở Trung Quốc, bà gieo mình xuống sông tự vẫn. Dân lập đền thờ bà ở bờ sông.

Các truyền thuyết

Với Cao Biền, ngày nay ở dân gian Việt Nam vẫn còn những truyền thuyết hoang đường, như cho rằng Cao Biền thấy ở đất Giao Châu có nhiều kiểu đất đế vương, nên thường cưỡi diều giấy bay đi xem xét, rồi dùng phép thuật phá những nơi có hình thế sơn thuỷ đẹp, và chặn những đất có long mạch bằng cách đào những giếng khơi rất sâu.
Mỗi khi thấy người nào sức yếu, tay chân cử động run rẩy, người ta hay sử dụng câu gần như đã là thành ngữ: Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non. Người ta giải thích là Cao Biền có phép thuật "tản đậu thành binh", nghĩa là mỗi khi cần có quân lính đi đánh dẹp, không cần mộ người chỉ cần rắc đậu vào một bãi đất, rồi ủ kín, đọc thần chú rồi mở ra, mỗi hạt đậu hóa thành một người lính. Có lần Cao Biền đọc thần chú còn thiếu, khi mở ra những hạt đậu đã thành lính nhưng đều còn non chưa đủ sức, đứng lên không vững.
Một thuyết khác giải thích về Cao Biền dậy non là khi Cao Biền sang nước Nam với mục đích yểm bùa và triệt hạ long mạch thì ông có nuôi 100 âm binh để phục vụ mục đích này. Để nuôi đủ 100 âm binh Cao Biền nhờ một bà hàng nước mỗi ngày thắp một nén hương để gọi dậy một âm binh. Khi thắp đủ 100 nén hương trong vòng 100 ngày sẽ gọi dậy được đủ 100 âm binh. Nhưng bà lão nước Nam đã phá âm mưu của Cao Biền bằng cách thắp cả một lượt 100 nén hương trong vòng 1 ngày. Kết quả là âm binh của Cao Biền đã dậy đủ 100. Nhưng vì không đủ ngày, dậy non nên không có tác dụng.
Truyền thuyết dân gian kể rằng khi sang Giao Châu, Cao Biền thấy long mạch rất vượng, nên muốn phá đi, thường mặc áo phù thủy, cưỡi diều giấy đi khắp nơi để xem địa thế, hoặc giả tảng lập đàn cúng tế để lừa thần bản địa đến rồi dùng kiếm báu chém đầu, xong đào hào, chôn kim khí để triệt long mạch. Cao Biền có lần đến núi Tản, định dùng chước này, nhưng Tản Viên sơn thánh biết được, liền mắng Cao Biền rồi đi.
Truyền thuyết núi Cánh Diềuthành phố Ninh Bình kể rằng Cao Biền thường cưỡi diều giấy đi dò phá long mạch nước Nam, khi bay đến đất Hoa Lư đã bị một đạo sĩ cùng nhân dân ở đây dùng tên bắn, Cao Biền bị trọng thương, diều gãy cánh rơi xuống một hòn núi, từ đó hòn núi mang tên là núi Cánh Diều.
Xét ra, theo sử Trung Quốc, chính Cao Biền khi về bắc bị cấp dưới là Lã Dụng Chi cuốn vào những trò ma thuật phong thủy và trở thành nạn nhân của những trò pháp thuật đó. Nếu là thầy phong thủy cao tay, ông phải là người đi mê hoặc người khác, không thể bị mê hoặc và bị chết bởi thuật này.
Chuyện kể rằng Cao Biền đắp La Thành, mấy lần bắt đầu đều bị sụt lở. Một đêm, Cao Biền đứng trên vọng lâu nhìn ra, thấy một vị thần cưỡi ngựa trắng chạy đi, chạy lại như bay, rồi bảo Cao Biền cứ theo vết chân ngựa chạy mà đắp thành. Vì vậy, sau khi đắp thành xong, Cao Biền cho lập đền thờ vị thần ấy ở ngay nơi hiển hiện, gọi là đền Bạch Mã. Đền thờ này ngày nay vẫn còn ở phố Hàng Buồm, Hà Nội. Chuyện này còn có dị bản khác nói rằng Cao Biền đã cho đắp thành Đại La. Một hôm, Cao Biền ra chơi ngoài cửa đông của thành, chợt thấy trong chỗ mây mù tối tăm, có bóng người kì dị, mặc áo hoa, cưỡi rồng đỏ, tay cầm thẻ bài màu vàng, bay lượn mãi theo mây. Cao Biền kinh sợ, định lấy bùa để trấn yểm. Bỗng đêm hôm ấy thấy thần báo mộng rằng: Ta là tinh anh ở Long Đỗ, nghe tin ông đắp thành nên đến để hội ngộ, việc gì mà phải trấn yểm?
Cao Biền lấy làm kỳ lạ, bèn lấy vàng, đồngbùa chôn xuống để trấn yểm. Chẳng dè, ngay đêm đó mưa gió sấm sét nổi lên dữ dội, sáng ra xem, thấy vàng, đồng và bùa trấn yểm đều đã tan thành cát bụi. Cao Biền sợ hãi, bèn lập đền thờ ở ngay chỗ ấy và phong cho thần là thần Long Đỗ.
Sau này Lý Thái Tổ dời kinh đô đến đất này, đổi gọi Đại La là Thăng Long. Nhà vua sai đắp lại thành, nhưng hễ thành đắp xong lại lở, bèn sai người đến cầu đảo thần Long Đỗ. Chợt người cầu đảo thấy có con ngựa trắng từ trong đền đi ra, dạo quanh thành một vòng, đi tới đâu, để vết chân rõ ràng tại đó và cuối cùng vào đền rồi biến mất. Sau nhà vua cứ theo vết chân ngựa mà đắp thành thì thành không lở nữa, bèn nhân đó, phong làm thành hoàng của Thăng Long. Các vua đời sau cũng theo đó mà phong tới Bạch Mã Quảng Lợi Tối Linh Thượng Đẳng Thần
 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH