CA SĨ Y-Moan
(ĐC sưu tầm trên NET)
Chỉ truyền nước vẫn cháy hết mình
Nhờ sự tình cờ, tôi gặp người con trai cả của NSND Y Moan, đó là Y Vol. Thoáng nhìn đã thấy Y Vol rất Tây Nguyên với mái tóc xoăn tít, làn da nâu rắn rỏi và giọng nói chắc nịnh, vang sáng. Những đặc điểm ngoại hình của Y Vol dường như được sao chép từ cha của anh. Nói chuyện về nghệ sĩ Y Moan, cảm giác như Y Vol đặt tất cả sự kính trọng, yêu mến, tiếc nuối vào lời nói, ánh mắt chất chứa nỗi niềm.
Y Moan cháy hết mình trên sân khấu của Ngọn lửa Cao Nguyên.
Y Vol giống bố ở tật hút thuốc lá. Trước, vào thời gian lâm bạo bệnh, người ta cũng đồn thổi nghệ sĩ Y Moan bị ung thư vòm họng do hút thuốc quá nhiều nhưng thực chất, ông bị ung thư dạ dày. Ông đã bị đau bụng nhiều năm nay nhưng lại không để tâm đến, hầu như ông rất ít vào viện điều trị, khi đau ốm tự uống thuốc. Con cưng của đại ngàn sống quên lo cho cả bản thân mình, chỉ biết ca hát vì một nỗi niềm đam mê âm nhạc. Rồi đến một lần ông đi ăn cùng với các con sau một buổi biểu diễn ở Buôn Mê Thuột và đột nhiên thấy đau bụng quằn quại. Hôm sau ông đến bệnh viện. Bác sĩ hốt hoảng bắt ông nhập viện Ung bướu TP.HCM và phải lên bàn mổ.
Y Vol kể: "Từ sau hôm mổ tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, ba tôi sụt hơn 15kg vì không ăn uống được gì. Khối u ngày càng thêm to, chặn ở thượng vị, nên ăn vào là lập tức nôn ra. Chính vì thế, cả 4 tháng nằm viện, ông chỉ truyền nước và thuốc, cứ như thế cho đến buổi biểu diễn của ông. Trong thời gian này, nghệ sĩ Y Moan cũng đã tranh thủ đi quay phim, quay cho hết 12 bài hát để có cái gì đó để đời. Đây là dự định mà ông đã ấp ủ suốt 35 năm nghiệp cầm míc".
Những ngày NSND Y Moan nằm viện, có rất nhiều người bạn đến thăm ông: Nhạc sĩ Trần Tiến, Thế Hiển, ca sĩ Siu Black... họ không chỉ ghé vào rồi đi mà còn quay lại thăm ông nhiều lần. Nhạc sĩ Nguyễn Cường, người anh, người thầy và người tri kỷ trong âm nhạc của giọng ca Ơi! M'Đrak thì ngày ngày lo lắng điện thoại hỏi thăm tình hình sức khỏe của Y Moan. Ba luôn dạy tôi phải sống chân thành và cởi mở với tất cả mọi người, không từ chối ai và hết mình với bạn bè. Những lúc như thế mới biết, dù ba tôi rất nghèo nhưng ông lại có rất nhiều bạn tốt. Ông dạy tôi một bài học, coi tất cả là bạn và phải sống đàng hoàng, hết mình với mọi người trước thì mọi người cũng sẽ tử tế với mình, Y Vol trầm ngâm nói.
Thời gian phát hiện ra trọng bệnh của Y Moan quá ngắn khiến bạn bè, người thân của ông đều bàng hoàng. Y Vol nghẹn ngào cho biết: "Khi nghe tin, mẹ con tôi chỉ biết khóc. Trong khi mổ cho ba tôi, bác sĩ phát hiện dấu hiệu ung thư đã di căn xuống phần bụng nên đành chuyển ông về Buôn Mê Thuột. Cha tôi vất vả từ trẻ, chỉ lo cống hiến cho sự nghiệp, không màng danh lợi, mang danh Nghệ sĩ Ưu tú nhưng 50 tuổi mới có được căn nhà. Tới khi mọi thứ ổn định, con cái trưởng thành thì lại không được hưởng thụ".
Mọi người xung quanh đều công nhận Y Moan là người sống lạc quan. Lạc quan đến mức khiến người khác rơi nước mắt. Dù bệnh trọng, đau đớn, nhưng khi được phút nguôi ngoai, Y Moan lại ngồi trò chuyện, lại hát. Ông muốn mình là tấm gương cho con cháu, không bi lụy trước bất cứ điều gì. Là một nghệ sĩ nổi tiếng, Y Moan đồng thời cũng là một người cha mẫu mực. Ông luôn lo lắng cho các con, ngay cả khi nằm trên giường bệnh.
Xe cấp cứu túc trực bên ngoài sân khấu
Từ lâu, NSND Y Moan luôn muốn có một liveshow cho riêng mình. Một mặt do ông chưa có điều kiện thực hiện, mặt khác, bản thân các ca khúc Tây Nguyên thường cùng một sắc màu nên rất khó làm liveshow riêng. Trước tình trạng sức khỏe của Y Moan lúc đó, liveshow Ngọn lửa Cao Nguyên được gấp rút thực hiện chỉ trong vòng 1 tuần. Đây là live show đầu tiên và cũng là cuối cùng của Y Moan. Live show này không chỉ là tâm nguyện của nghệ sĩ, mà còn là sự chờ đợi của rất nhiều khán giả yêu mến giọng ca Giấc mơ Chapi.
Nằm trên giường bệnh, nghe tin các con và đồng nghiệp đang chuẩn bị live show cho mình, Y Moan tươi tỉnh hẳn. Sức khỏe yếu, ông không thể tham gia chuẩn bị, nhưng ông rất yên tâm bởi tin tưởng vào con trai và bạn hữu của mình sẽ hết lòng vì ông. Chịu trách nhiệm biên tập liveshow Ngọn lửa cao nguyên là nhạc sĩ Nguyễn Cường, ca sĩ Y Vol. NSƯT Quang Vinh - Giám đốc Nhà hát ca múa nhạc VN làm tổng đạo diễn chương trình và dẫn chương trình là MC Đoàn Nhung. Ban nhạc Đồng Đội giữ vai trò chỉ đạo nghệ thuật và thật thiếu sót nếu bỏ qua sự giúp đỡ thầm lặng của ông Nguyễn Trí Dũng, Tổng giám đốc Công ty CP Sông Đà Thăng Long, cũng là một người bạn chí cốt của nghệ sĩ Y Moan. "Nếu làm một show thông thường, tôi đã không vất vả như thế, nhưng đây là show của ba tôi, vất vả thế nào tôi cũng vui", Y Vol cười hiền nói.
Rồi ông nhanh chóng rút vào cánh gà để thở ôxy.
Để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra, liveshow của Y Moan luôn có bác sĩ túc trực và một xe cấp cứu tại địa điểm tổ chức. Bên cạnh đó, Y Vol đã quán triệt tinh thần với ba trong việc thể hiện các ca khúc Tây Nguyên sôi động và máu lửa: "Nếu bài hát lên cao mà tình hình sức khỏe không cho phép ba hát được thì chỉ cần đọc. Kèm theo đó, đội ngũ múa phụ họa và ca sĩ khách mời sẽ hỗ trợ ba. Ba tôi luôn làm việc hết mình. Xưa nay vẫn luôn như vậy. Trước hôm làm liveshow cuối cùng, ba tôi mệt lắm vì 4 tháng trời không ăn gì. Đã có lần, ba hát rách màng phổi, ho cả ra máu. Đến giờ vẫn thế, dù có đau ốm nhưng ông luôn cống hiến hết mình, dù chỉ còn chút hơi sức nhưng ông vẫn hát. Ba tôi hy sinh cho nghệ thuật, không bao giờ có sự giả dối, ngay cả trong những giờ phút cuối của cuộc đời", Y Vol kể.
"Ngọn lửa cao nguyên" là liveshow duy nhất của giọng ca đại ngàn. Tuy nhiên chương trình ý nghĩa này chỉ được quay và phát lại, chứ không tường thuật trực tiếp trên tuyền hình, bởi những lo ngại về vấn đề sức khỏe của nghệ sĩ Y Moan. Trong buổi biểu diễn, giọng ca của ông hòa vào âm thanh kỳ vĩ của núi rừng Tây Nguyên, vút cao và bay xa muôn trùng, lắng đọng sâu thẳm vào lòng người. Buổi diễn kết thúc, người nghệ sĩ tài hoa phải thở bằng ống oxy và quay lại bệnh viện, khán giả vẫn không chịu về như ngóng chờ, tiếc nuối. Y Moan đã toại nguyện, ông rút vào cánh gà với nụ cười trên môi, còn khán giả thì khóc. Sau buổi biểu diễn 2 tháng, Y Moan về với đất mẹ Tây Nguyên.
"Cha tôi vẫn nói với tôi, khi mình sống giống như người đi gieo hạt giống. Gieo cây nào mọc cây ấy. Gieo ác gặt ác, gieo bão gặt bão, gieo bạn gặt bạn, gieo niềm vui gặt niềm vui. Thế hệ chúng tôi lớn lên và đã sống như những người đi gieo hạt giống, Y Vol chia sẻ. Nói chuyện về ông, tôi lại nhớ đến câu ngạn ngữ Khi bạn sinh ra đời, bạn khóc còn mọi người xung quanh cười. Hãy sống sao cho khi bạn qua đời, mọi người xung quanh bạn đều khóc còn trên môi bạn nở một nụ cười.
Thanh Xuân
Vợ là người Thái Bình
Sinh thời, biết con trai Y Vol rất đam mê trống, giọng ca “Đôi chân trần” âm thầm tạo điều kiện để con trai theo đuổi bộ môn nghệ thuật này. Bao nhiêu tiền đi hát ông dồn tất cả để mua cho con trai bộ trống, mặc dù thời điểm đó đời sống rất khó khăn, đồng lương còn không đủ ăn.
“Sau đợt cha đi lưu diễn về, mẹ tôi hỏi: “Anh đi diễn về, có lương thì đưa em tiền chợ?”, ông nói: “Thằng con lấy hết rồi, quà của thằng con là tất cả mồ hôi, nước mắt của bố”, Y Vol nghẹn ngào kể lại.
Nói về cha mình - cố NSND Y Moan, ca sĩ Y Vol như đặt tất cả sự kính trọng, yêu mến và cả sự tiếc nuối trong các câu chuyện kể. Anh nói, trái ngược với sự bốc lửa, mãnh liệt, mạnh mẽ trên sân khấu ở nhà NSND Y Moan lại là người khá hài hước. Cha anh có thể hát chèo, cải lương… để trêu chọc mọi người xung quanh nên trong nhà lúc nào cũng có tiếng cười đùa vui vẻ.
NSND Y Moan là người dân tộc Tây Nguyên nhưng ít ai
biết, hậu phương của ông là một cô gái miền xuôi người Thái Bình. Lấy
nhau năm 1979, vợ chồng ông có 2 cậu con trai là Y Vol, Y Garia và cô
con gái út H’Dresden.
Là một nghệ sĩ cháy hết mình với âm nhạc nhưng ở nhà Y Moan là một người cha đáng kính, được cả buôn làng xem như hình mẫu. Xuất thân là một người dân tộc, nhưng Y Moan được tiếp thu nhiều nền văn hóa trên thế giới nên cách nuôi dạy con cái của ông rất tiến bộ.
Ông từng có thời gian dài học tập âm nhạc nghiêm túc từ trong nước đến các nước Châu Âu, đi lưu diễn khắp thế giới, có cơ hội tiếp xúc nhiều môi trường, nền văn hóa và giáo dục khác nhau. Về lại gia đình, Y Moan truyền dạy lại cho con cái những điều hay, tinh hoa mà ông tiếp thu được.
Y Vol kể: “Trong gia đình, bố rất khắt khe, đâu ra đó,
rõ ràng. Y Vol sinh ra ở khu tập thể đoàn ca múa nhạc Đắc Lắc nên cách
nuôi dạy con cái của bố mẹ không khác gì người Việt. Mỗi lần hai anh em
hư, bị điểm kém thì bố nhắc nhở, tái phạm nhiều lần thì bố gộp lại xử
một lần. Và một lần như thế là nhớ đời, không phạm nữa. Hồi đó, hai anh
em phá phách làm hư đồ đạc hay điểm kém thì chỉ cần bố trợn mắt thôi là
cả hai lo mà chạy trước chứ chần chừ là bị ăn đòn ngay”.
“Bố là một huyền thoại âm nhạc”
Tuổi thơ gắn với môi trường âm nhạc nên các con trai của Y Moan cũng ảnh hưởng ít nhiều. Ông không gò ép con cái mà muốn hai anh em tự lập và làm theo ý thích của mình. Khi biết Y Vol thích trống, Y Moan đã dành dụm hết số tiền kiếm được mua tặng con bộ trống. Cũng chính vì tấm lòng của cha mà sau thời gian cầm mic làm ca sĩ, Y Vol trở về với bộ trống theo đuổi đam mê để lại sân khấu cho em trai Y Garia tiếp bước con đường ca hát của bố.
Sống và cháy với âm nhạc, khi được hỏi về những áp lực
khi là con trai của một biểu tượng hùng vĩ như thế, Y Vol thật thà chia
sẻ: “Bố là một huyền thoại - cây đại thụ của nền âm nhạc. Anh em tôi là
cây tầm gửi bám vào cây đại thụ đó. Tôi sống và cố gắng phát huy theo
cách sống và làm việc trong nghệ thuật của bố. Hai anh em tôi từng nhận
được lời nhận xét “Hát thì giống bố nhưng là sao chép” nhưng không lấy
làm buồn, mà là động lực để tạo được nét riêng của mình. Đó cũng là điều
bố luôn mong muốn và dạy dỗ”.
Trước lúc mất, NSND Y Moan đã căn dặn Y Vol và Y Garia tiếp bước con đường của ông và mang âm nhạc làm cầu nối văn hóa với các dân tộc anh em. Ông sợ rằng hai người con trai của ông sẽ không đủ sức để thực hiện sứ mệnh ấy và cũng sợ sẽ không còn ai tiếp nối dòng nhạc Rock Tây Nguyên mà ông và những người thế hệ của ông đã khai phá.
Ấp ủ từ lâu về việc tổ chức một đêm nhạc để tưởng nhớ
người cha đáng kính của mình nhưng mãi đến hôm nay Y Vol mới có cơ
hội là người biên tập cho đêm nhạc “Y Moan – Huyền thoại cao nguyên”
diễn ra vào ngày 14/11 tới tại Nhà hát Hòa Bình (TP.HCM).
Đêm nhạc gồm có 3 chương: Nồng nàn cao nguyên, Giai điệu núi rừng và Chim bay về cội với sự góp giọng của hai cậu con trai Y Vol, Y Garia, cùng hàng loạt giọng hát Tây nguyên như: Siu Black, Y Zak Arun, Rođamic, Y Soan, H’Zina Bya cùng những giọng rock “phố”: Đình Nguyên, Mai Trang, Hà My… và đội chiêng Ê Đê. Thông qua đêm nhạc, những hình ảnh, kho tàng âm nhạc còn lại của Y Moan cũng được gia đình đặc biệt giới thiệu đến khán giả.
Ấp ủ từ lâu về việc tổ chức một đêm nhạc để tưởng nhớ
người cha đáng kính của mình nhưng mãi đến bây giờ, Y Vol mới có cơ
hội là người biên tập cho đêm nhạc Y Moan – Huyền thoại cao nguyên diễn ra vào ngày 14.11 tới tại TP.HCM.
Nhân dịp này, Y Vol đã trải lòng, chia sẻ những chuyện ít người biết về cha mình.
“Sau đợt cha đi lưu diễn về, mẹ tôi hỏi: Anh đi diễn về, có lương thì đưa em tiền chợ?, ông nói: Thằng con lấy hết rồi, quà của thằng con là tất cả mồ hôi, nước mắt của bố”, Y Vol nghẹn ngào kể lại.
Nói về cha mình, Y Vol tiết lộ, trái ngược với sự bốc lửa, mãnh liệt, mạnh mẽ trên sân khấu, ở nhà NSND Y Moan lại là người khá hài hước. Cha anh có thể hát chèo, cải lương… để “mua vui” cho con hoặc để trêu chọc mọi người xung quanh nên trong nhà lúc nào cũng có tiếng cười đùa vui vẻ.
Cũng trong câu chuyện của mình, Y Vol chia sẻ, cha anh là người dân tộc Tây Nguyên còn mẹ anh là một phụ nữ miền xuôi người Thái Bình. Lấy nhau năm 1979, họ có với nhau 2 cậu con trai là Y Vol, Y Garia và cô con gái út H’Dresden.
Y Vol kể: “Trong gia đình, bố rất khắt khe, đâu ra đó, rõ ràng. Y Vol sinh ra ở khu tập thể đoàn ca múa nhạc Đắk Lắk nên cách nuôi dạy con cái của bố mẹ không khác gì người Việt. Mỗi lần hai anh em hư, bị điểm kém thì bố nhắc nhở, tái phạm nhiều lần thì bố gộp lại xử một lần. Và một lần như thế là nhớ đời, không phạm nữa. Hồi đó, hai anh em phá phách làm hư đồ đạc hay điểm kém thì chỉ cần bố trợn mắt thôi là cả hai lo mà chạy trước, chứ chần chừ là bị ăn đòn ngay”.
Tuổi thơ gắn với môi trường âm nhạc nên các con trai của Y Moan cũng ảnh hưởng ít nhiều. Ông không gò ép con cái mà muốn hai anh em tự lập và làm theo ý thích của mình. Khi biết Y Vol thích trống, Y Moan dành dụm hết số tiền kiếm được mua tặng con bộ trống. Cũng chính vì tấm lòng của cha mà sau thời gian cầm mic làm ca sĩ, Y Vol trở về với bộ trống theo đuổi đam mê, để lại sân khấu cho em trai Y Garia tiếp bước con đường ca hát của bố.
Trước lúc mất, NSND Y Moan đã căn dặn Y Vol và Y Garia tiếp bước con đường của ông: mang âm nhạc làm cầu nối văn hóa với các dân tộc anh em. Ông sợ rằng hai người con trai của ông sẽ không đủ sức để thực hiện sứ mệnh ấy và cũng sợ sẽ không còn ai tiếp nối dòng nhạc rock Tây Nguyên mà ông và những người thế hệ của ông đã khai phá.
Trở lại với đêm nhạc, Y Vol cho biết, anh rất hồi hộp và xúc động khi được tham gia làm một đêm nhạc về cha mình. Y Moan – Huyền thoại cao nguyên, thuộc chuỗi chương trình Sol Vàng, diễn ra vào ngày 14.11 tới tại nhà hát Hòa Bình (TP.HCM) với sự góp giọng của hai cậu con trai Y Vol, Y Garia, cùng hàng loạt giọng hát Tây nguyên như: Siu Black, Y Zak Arun, Rođamic, Y Soan, H’Zina Bya cùng những giọng rock “phố”: Đình Nguyên, Mai Trang, Hà My…
Theo Thúy An (danviet.vn)
Diệu Linh - Ảnh: Nguyên Trương
Những giờ phút cuối đời của NSND Y Moan
Những ngày tháng cuối đời trên giường bệnh, NSND Y Moan vẫn kiên cường và lạc quan, dường như trong ông có một sức mạnh phi thường từ núi rừng Tây Nguyên.
Nhờ sự tình cờ, tôi gặp người con trai cả của NSND Y Moan, đó là Y Vol. Thoáng nhìn đã thấy Y Vol rất Tây Nguyên với mái tóc xoăn tít, làn da nâu rắn rỏi và giọng nói chắc nịnh, vang sáng. Những đặc điểm ngoại hình của Y Vol dường như được sao chép từ cha của anh. Nói chuyện về nghệ sĩ Y Moan, cảm giác như Y Vol đặt tất cả sự kính trọng, yêu mến, tiếc nuối vào lời nói, ánh mắt chất chứa nỗi niềm.
Y Moan cháy hết mình trên sân khấu của Ngọn lửa Cao Nguyên.
Y Vol giống bố ở tật hút thuốc lá. Trước, vào thời gian lâm bạo bệnh, người ta cũng đồn thổi nghệ sĩ Y Moan bị ung thư vòm họng do hút thuốc quá nhiều nhưng thực chất, ông bị ung thư dạ dày. Ông đã bị đau bụng nhiều năm nay nhưng lại không để tâm đến, hầu như ông rất ít vào viện điều trị, khi đau ốm tự uống thuốc. Con cưng của đại ngàn sống quên lo cho cả bản thân mình, chỉ biết ca hát vì một nỗi niềm đam mê âm nhạc. Rồi đến một lần ông đi ăn cùng với các con sau một buổi biểu diễn ở Buôn Mê Thuột và đột nhiên thấy đau bụng quằn quại. Hôm sau ông đến bệnh viện. Bác sĩ hốt hoảng bắt ông nhập viện Ung bướu TP.HCM và phải lên bàn mổ.
Y Vol kể: "Từ sau hôm mổ tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, ba tôi sụt hơn 15kg vì không ăn uống được gì. Khối u ngày càng thêm to, chặn ở thượng vị, nên ăn vào là lập tức nôn ra. Chính vì thế, cả 4 tháng nằm viện, ông chỉ truyền nước và thuốc, cứ như thế cho đến buổi biểu diễn của ông. Trong thời gian này, nghệ sĩ Y Moan cũng đã tranh thủ đi quay phim, quay cho hết 12 bài hát để có cái gì đó để đời. Đây là dự định mà ông đã ấp ủ suốt 35 năm nghiệp cầm míc".
Những ngày NSND Y Moan nằm viện, có rất nhiều người bạn đến thăm ông: Nhạc sĩ Trần Tiến, Thế Hiển, ca sĩ Siu Black... họ không chỉ ghé vào rồi đi mà còn quay lại thăm ông nhiều lần. Nhạc sĩ Nguyễn Cường, người anh, người thầy và người tri kỷ trong âm nhạc của giọng ca Ơi! M'Đrak thì ngày ngày lo lắng điện thoại hỏi thăm tình hình sức khỏe của Y Moan. Ba luôn dạy tôi phải sống chân thành và cởi mở với tất cả mọi người, không từ chối ai và hết mình với bạn bè. Những lúc như thế mới biết, dù ba tôi rất nghèo nhưng ông lại có rất nhiều bạn tốt. Ông dạy tôi một bài học, coi tất cả là bạn và phải sống đàng hoàng, hết mình với mọi người trước thì mọi người cũng sẽ tử tế với mình, Y Vol trầm ngâm nói.
Thời gian phát hiện ra trọng bệnh của Y Moan quá ngắn khiến bạn bè, người thân của ông đều bàng hoàng. Y Vol nghẹn ngào cho biết: "Khi nghe tin, mẹ con tôi chỉ biết khóc. Trong khi mổ cho ba tôi, bác sĩ phát hiện dấu hiệu ung thư đã di căn xuống phần bụng nên đành chuyển ông về Buôn Mê Thuột. Cha tôi vất vả từ trẻ, chỉ lo cống hiến cho sự nghiệp, không màng danh lợi, mang danh Nghệ sĩ Ưu tú nhưng 50 tuổi mới có được căn nhà. Tới khi mọi thứ ổn định, con cái trưởng thành thì lại không được hưởng thụ".
Mọi người xung quanh đều công nhận Y Moan là người sống lạc quan. Lạc quan đến mức khiến người khác rơi nước mắt. Dù bệnh trọng, đau đớn, nhưng khi được phút nguôi ngoai, Y Moan lại ngồi trò chuyện, lại hát. Ông muốn mình là tấm gương cho con cháu, không bi lụy trước bất cứ điều gì. Là một nghệ sĩ nổi tiếng, Y Moan đồng thời cũng là một người cha mẫu mực. Ông luôn lo lắng cho các con, ngay cả khi nằm trên giường bệnh.
Xe cấp cứu túc trực bên ngoài sân khấu
Từ lâu, NSND Y Moan luôn muốn có một liveshow cho riêng mình. Một mặt do ông chưa có điều kiện thực hiện, mặt khác, bản thân các ca khúc Tây Nguyên thường cùng một sắc màu nên rất khó làm liveshow riêng. Trước tình trạng sức khỏe của Y Moan lúc đó, liveshow Ngọn lửa Cao Nguyên được gấp rút thực hiện chỉ trong vòng 1 tuần. Đây là live show đầu tiên và cũng là cuối cùng của Y Moan. Live show này không chỉ là tâm nguyện của nghệ sĩ, mà còn là sự chờ đợi của rất nhiều khán giả yêu mến giọng ca Giấc mơ Chapi.
Nằm trên giường bệnh, nghe tin các con và đồng nghiệp đang chuẩn bị live show cho mình, Y Moan tươi tỉnh hẳn. Sức khỏe yếu, ông không thể tham gia chuẩn bị, nhưng ông rất yên tâm bởi tin tưởng vào con trai và bạn hữu của mình sẽ hết lòng vì ông. Chịu trách nhiệm biên tập liveshow Ngọn lửa cao nguyên là nhạc sĩ Nguyễn Cường, ca sĩ Y Vol. NSƯT Quang Vinh - Giám đốc Nhà hát ca múa nhạc VN làm tổng đạo diễn chương trình và dẫn chương trình là MC Đoàn Nhung. Ban nhạc Đồng Đội giữ vai trò chỉ đạo nghệ thuật và thật thiếu sót nếu bỏ qua sự giúp đỡ thầm lặng của ông Nguyễn Trí Dũng, Tổng giám đốc Công ty CP Sông Đà Thăng Long, cũng là một người bạn chí cốt của nghệ sĩ Y Moan. "Nếu làm một show thông thường, tôi đã không vất vả như thế, nhưng đây là show của ba tôi, vất vả thế nào tôi cũng vui", Y Vol cười hiền nói.
Rồi ông nhanh chóng rút vào cánh gà để thở ôxy.
Để chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra, liveshow của Y Moan luôn có bác sĩ túc trực và một xe cấp cứu tại địa điểm tổ chức. Bên cạnh đó, Y Vol đã quán triệt tinh thần với ba trong việc thể hiện các ca khúc Tây Nguyên sôi động và máu lửa: "Nếu bài hát lên cao mà tình hình sức khỏe không cho phép ba hát được thì chỉ cần đọc. Kèm theo đó, đội ngũ múa phụ họa và ca sĩ khách mời sẽ hỗ trợ ba. Ba tôi luôn làm việc hết mình. Xưa nay vẫn luôn như vậy. Trước hôm làm liveshow cuối cùng, ba tôi mệt lắm vì 4 tháng trời không ăn gì. Đã có lần, ba hát rách màng phổi, ho cả ra máu. Đến giờ vẫn thế, dù có đau ốm nhưng ông luôn cống hiến hết mình, dù chỉ còn chút hơi sức nhưng ông vẫn hát. Ba tôi hy sinh cho nghệ thuật, không bao giờ có sự giả dối, ngay cả trong những giờ phút cuối của cuộc đời", Y Vol kể.
"Ngọn lửa cao nguyên" là liveshow duy nhất của giọng ca đại ngàn. Tuy nhiên chương trình ý nghĩa này chỉ được quay và phát lại, chứ không tường thuật trực tiếp trên tuyền hình, bởi những lo ngại về vấn đề sức khỏe của nghệ sĩ Y Moan. Trong buổi biểu diễn, giọng ca của ông hòa vào âm thanh kỳ vĩ của núi rừng Tây Nguyên, vút cao và bay xa muôn trùng, lắng đọng sâu thẳm vào lòng người. Buổi diễn kết thúc, người nghệ sĩ tài hoa phải thở bằng ống oxy và quay lại bệnh viện, khán giả vẫn không chịu về như ngóng chờ, tiếc nuối. Y Moan đã toại nguyện, ông rút vào cánh gà với nụ cười trên môi, còn khán giả thì khóc. Sau buổi biểu diễn 2 tháng, Y Moan về với đất mẹ Tây Nguyên.
"Cha tôi vẫn nói với tôi, khi mình sống giống như người đi gieo hạt giống. Gieo cây nào mọc cây ấy. Gieo ác gặt ác, gieo bão gặt bão, gieo bạn gặt bạn, gieo niềm vui gặt niềm vui. Thế hệ chúng tôi lớn lên và đã sống như những người đi gieo hạt giống, Y Vol chia sẻ. Nói chuyện về ông, tôi lại nhớ đến câu ngạn ngữ Khi bạn sinh ra đời, bạn khóc còn mọi người xung quanh cười. Hãy sống sao cho khi bạn qua đời, mọi người xung quanh bạn đều khóc còn trên môi bạn nở một nụ cười.
Gần một năm sau ngày NSND Y Moan qua đời, báo chí tranh cãi về giải thưởng cống hiến, nhiều người cho rằng, với đêm nhạc đầy nước mắt, đầy đau đớn như Ngọn lửa cao nguyên, NSND Y Moan hoàn toàn xứng đáng được vinh danh ở hạng mục Ca sĩ của năm. Y Garia, con trai thứ của ông chia sẻ: "Ba tôi đã có những tháng năm dài ca hát phục vụ cách mạng. Ông đã từng đi hát ở chiến trường Campuchia, bị thương. Những cống hiến của ba tôi như thế nào, khán giả có thể tự suy xét, bình chọn chứ không cần phải gọi tên bằng giải thưởng". |
Nỗi lo sợ của NSND Y Moan trước khi qua đời
Dân trí Trước lúc mất, NSND Y Moan đã căn dặn Y Vol và Y Garia tiếp bước con đường của ông và mang âm nhạc làm cầu nối văn hóa với các dân tộc anh em. Ông sợ rằng hai người con trai của ông sẽ không đủ sức để thực hiện sứ mệnh ấy và cũng sợ sẽ không còn ai tiếp nối dòng nhạc rock Tây Nguyên mà ông và những người thế hệ của ông đã khai phá.
Sinh thời, biết con trai Y Vol rất đam mê trống, giọng ca “Đôi chân trần” âm thầm tạo điều kiện để con trai theo đuổi bộ môn nghệ thuật này. Bao nhiêu tiền đi hát ông dồn tất cả để mua cho con trai bộ trống, mặc dù thời điểm đó đời sống rất khó khăn, đồng lương còn không đủ ăn.
“Sau đợt cha đi lưu diễn về, mẹ tôi hỏi: “Anh đi diễn về, có lương thì đưa em tiền chợ?”, ông nói: “Thằng con lấy hết rồi, quà của thằng con là tất cả mồ hôi, nước mắt của bố”, Y Vol nghẹn ngào kể lại.
Nói về cha mình - cố NSND Y Moan, ca sĩ Y Vol như đặt tất cả sự kính trọng, yêu mến và cả sự tiếc nuối trong các câu chuyện kể. Anh nói, trái ngược với sự bốc lửa, mãnh liệt, mạnh mẽ trên sân khấu ở nhà NSND Y Moan lại là người khá hài hước. Cha anh có thể hát chèo, cải lương… để trêu chọc mọi người xung quanh nên trong nhà lúc nào cũng có tiếng cười đùa vui vẻ.
Nghệ sỹ nhân dân Y Moan cùng vợ gốc Thái Bình và con trai thời còn trẻ. Ảnh: NVCC.
Là một nghệ sĩ cháy hết mình với âm nhạc nhưng ở nhà Y Moan là một người cha đáng kính, được cả buôn làng xem như hình mẫu. Xuất thân là một người dân tộc, nhưng Y Moan được tiếp thu nhiều nền văn hóa trên thế giới nên cách nuôi dạy con cái của ông rất tiến bộ.
Ông từng có thời gian dài học tập âm nhạc nghiêm túc từ trong nước đến các nước Châu Âu, đi lưu diễn khắp thế giới, có cơ hội tiếp xúc nhiều môi trường, nền văn hóa và giáo dục khác nhau. Về lại gia đình, Y Moan truyền dạy lại cho con cái những điều hay, tinh hoa mà ông tiếp thu được.
Hình ảnh Y Moan bên hai cậu con trai khi ông chưa đổ bệnh.
“Bố là một huyền thoại âm nhạc”
Tuổi thơ gắn với môi trường âm nhạc nên các con trai của Y Moan cũng ảnh hưởng ít nhiều. Ông không gò ép con cái mà muốn hai anh em tự lập và làm theo ý thích của mình. Khi biết Y Vol thích trống, Y Moan đã dành dụm hết số tiền kiếm được mua tặng con bộ trống. Cũng chính vì tấm lòng của cha mà sau thời gian cầm mic làm ca sĩ, Y Vol trở về với bộ trống theo đuổi đam mê để lại sân khấu cho em trai Y Garia tiếp bước con đường ca hát của bố.
Ba bố con Y Moan trong một lần đứng chung sân khấu.
Trước lúc mất, NSND Y Moan đã căn dặn Y Vol và Y Garia tiếp bước con đường của ông và mang âm nhạc làm cầu nối văn hóa với các dân tộc anh em. Ông sợ rằng hai người con trai của ông sẽ không đủ sức để thực hiện sứ mệnh ấy và cũng sợ sẽ không còn ai tiếp nối dòng nhạc Rock Tây Nguyên mà ông và những người thế hệ của ông đã khai phá.
Đêm nhạc gồm có 3 chương: Nồng nàn cao nguyên, Giai điệu núi rừng và Chim bay về cội với sự góp giọng của hai cậu con trai Y Vol, Y Garia, cùng hàng loạt giọng hát Tây nguyên như: Siu Black, Y Zak Arun, Rođamic, Y Soan, H’Zina Bya cùng những giọng rock “phố”: Đình Nguyên, Mai Trang, Hà My… và đội chiêng Ê Đê. Thông qua đêm nhạc, những hình ảnh, kho tàng âm nhạc còn lại của Y Moan cũng được gia đình đặc biệt giới thiệu đến khán giả.
Hà Tùng Long
Con trai Y Moan nghẹn ngào kể về “bí mật” của cha
Thứ Năm, ngày 12/11/2015 09:15 AM (GMT+7)
Từng giấu vợ lấy hết tiền đi diễn mua bộ trống
cho con trai, trên sân khấu hát những bài máu lửa nhưng ở nhà lại hát
chèo, cải lương “mua vui” cho con… đó là hình ảnh người cha – nghệ sĩ
quá cố Y Moan trong ký ức của cậu con trai Y Vol.
Nhân dịp này, Y Vol đã trải lòng, chia sẻ những chuyện ít người biết về cha mình.
Y Vol nhận mình và em trai là cây tầm gửi bám vào cây đại thu là bố mình - NSND Y Moan.
Y Vol kể, từ khi còn nhỏ anh đã rất đam mê trống, vì thế, bố anh là
nhạc sĩ NSND Y Moan đã âm thầm tạo điều kiện để con trai theo đuổi bộ
môn nghệ thuật này. Bao nhiêu tiền đi hát ông dồn tất cả để mua bộ trống
cho con trai dù thời điểm đó đời sống rất khó khăn, đồng lương còn
không đủ ăn.“Sau đợt cha đi lưu diễn về, mẹ tôi hỏi: Anh đi diễn về, có lương thì đưa em tiền chợ?, ông nói: Thằng con lấy hết rồi, quà của thằng con là tất cả mồ hôi, nước mắt của bố”, Y Vol nghẹn ngào kể lại.
Nói về cha mình, Y Vol tiết lộ, trái ngược với sự bốc lửa, mãnh liệt, mạnh mẽ trên sân khấu, ở nhà NSND Y Moan lại là người khá hài hước. Cha anh có thể hát chèo, cải lương… để “mua vui” cho con hoặc để trêu chọc mọi người xung quanh nên trong nhà lúc nào cũng có tiếng cười đùa vui vẻ.
Cũng trong câu chuyện của mình, Y Vol chia sẻ, cha anh là người dân tộc Tây Nguyên còn mẹ anh là một phụ nữ miền xuôi người Thái Bình. Lấy nhau năm 1979, họ có với nhau 2 cậu con trai là Y Vol, Y Garia và cô con gái út H’Dresden.
Khi Y Moan còn sống, không ít lần cả 3 bố con đứng chung sân khấu ca nhạc.
Theo Y Vol, cha anh được cả buôn làng xem như hình mẫu. Xuất thân là
một người dân tộc, nhưng ông được tiếp thu nhiều nền văn hóa trên thế
giới, nên cách nuôi dạy con cái rất tiến bộ. Ông từng có thời gian dài
học âm nhạc từ trong nước đến các nước Châu Âu, đi lưu diễn khắp thế
giới, có cơ hội tiếp xúc nhiều môi trường, nền văn hóa và giáo dục khác
nhau. Về lại gia đình, Y Moan truyền dạy lại cho con cái những điều hay,
tinh hoa mà ông tiếp thu được.Y Vol kể: “Trong gia đình, bố rất khắt khe, đâu ra đó, rõ ràng. Y Vol sinh ra ở khu tập thể đoàn ca múa nhạc Đắk Lắk nên cách nuôi dạy con cái của bố mẹ không khác gì người Việt. Mỗi lần hai anh em hư, bị điểm kém thì bố nhắc nhở, tái phạm nhiều lần thì bố gộp lại xử một lần. Và một lần như thế là nhớ đời, không phạm nữa. Hồi đó, hai anh em phá phách làm hư đồ đạc hay điểm kém thì chỉ cần bố trợn mắt thôi là cả hai lo mà chạy trước, chứ chần chừ là bị ăn đòn ngay”.
Tuổi thơ gắn với môi trường âm nhạc nên các con trai của Y Moan cũng ảnh hưởng ít nhiều. Ông không gò ép con cái mà muốn hai anh em tự lập và làm theo ý thích của mình. Khi biết Y Vol thích trống, Y Moan dành dụm hết số tiền kiếm được mua tặng con bộ trống. Cũng chính vì tấm lòng của cha mà sau thời gian cầm mic làm ca sĩ, Y Vol trở về với bộ trống theo đuổi đam mê, để lại sân khấu cho em trai Y Garia tiếp bước con đường ca hát của bố.
Cha con Y Moan rất được lòng người dân ở buôn làng.
Sống và cháy với âm nhạc, khi được hỏi về những áp lực khi là con
trai của một biểu tượng lớn như thế, Y Vol thật thà chia sẻ: “Bố là một
huyền thoại - cây đại thụ của nền âm nhạc. Anh em tôi là cây tầm gửi bám
vào cây đại thụ đó. Tôi sống và cố gắng phát huy theo cách sống và làm
việc trong nghệ thuật của bố. Hai anh em tôi từng nhận được lời nhận
xét: 'Hát thì giống bố nhưng là sao chép', nhưng chúng tôi không lấy làm
buồn. Ngược lại chúng tôi coi đó là động lực để tạo được nét riêng của
mình. Đó cũng là điều bố luôn mong muốn và dạy dỗ”.Trước lúc mất, NSND Y Moan đã căn dặn Y Vol và Y Garia tiếp bước con đường của ông: mang âm nhạc làm cầu nối văn hóa với các dân tộc anh em. Ông sợ rằng hai người con trai của ông sẽ không đủ sức để thực hiện sứ mệnh ấy và cũng sợ sẽ không còn ai tiếp nối dòng nhạc rock Tây Nguyên mà ông và những người thế hệ của ông đã khai phá.
Trở lại với đêm nhạc, Y Vol cho biết, anh rất hồi hộp và xúc động khi được tham gia làm một đêm nhạc về cha mình. Y Moan – Huyền thoại cao nguyên, thuộc chuỗi chương trình Sol Vàng, diễn ra vào ngày 14.11 tới tại nhà hát Hòa Bình (TP.HCM) với sự góp giọng của hai cậu con trai Y Vol, Y Garia, cùng hàng loạt giọng hát Tây nguyên như: Siu Black, Y Zak Arun, Rođamic, Y Soan, H’Zina Bya cùng những giọng rock “phố”: Đình Nguyên, Mai Trang, Hà My…
Nhạc sĩ Nguyễn Cường: 'Giọng ca Y Moan là sự bí hiểm của tạo hóa'
Thứ Tư, 11/11/2015 11:38
(Thethaovanhoa.vn) - Nhân kỷ niệm 5 năm ngày mất của giọng ca đại ngàn Y Moan, ngày 14/11, tại Nhà hát Hòa Bình (TP. HCM) sẽ diễn ra đêm nhạc Y Moan - Huyền thoại cao nguyên.
* Đã tròn 5 năm kể từ khi ca sĩ Y Moan qua đời. Trong 5 năm qua, ông có thấy thị trường trống vắng một giọng ca Tây Nguyên có ảnh hưởng?
- Sự cống hiến của Y Moan đã được ghi nhận bằng danh hiệu nghệ sỹ nhân dân. Nhưng không phải vì thế mà khi Y Moan mất đi thì âm nhạc Tây Nguyên nói chung hay dân tộc Ê Đê nói riêng sẽ tìm được một nghệ sĩ khác thay thế. Tôi thấy ở đó người ta vẫn cảm thấy một điều gì đó rất trống vắng. Bởi một điều rất đơn giản, chưa ai có thể thay thế được giọng ca Y Moan.
* Như vậy khoảng trống mà Y Moan để lại là vẫn rất lớn?
- Đúng vậy, quá lớn. Bởi vì đó là một giọng ca không phải là trời phú mà là cả một nền văn hóa Tây Nguyên nó hun đúc nên, giống như một ngọn lửa phun trào. Giọng ca ấy không phải do rèn luyện mà là hoàn toàn giọng ca Y Moan được cả nền văn hóa ấy chọn lựa. Đó chính là giọng ca của tâm hồn Tây Nguyên.
* Sẽ còn rất lâu mới tìm được một người như Y Moan?
- Đương nhiên. Hôm đám tang Y Moan 5 năm trước tôi đã phát biểu “100 năm trước chưa có, 100 năm sau chắc gì đã có lại giọng ca như thế”. Đó là mất mát rất lớn, là một huyền thoại Tây Nguyên. Ở Tây Nguyên có 3 huyền thoại: cồng chiêng, anh hùng Núp, người còn lại là Y Moan. Nếu âm nhạc Tây Nguyên đi được vào lòng công chúng thì Y Moan chính là người mở đường. Điều ấy giờ không thể lặp lại được nữa.
* Nhưng người mở đường ấy sẽ không thể tìm thấy lối nếu như không có ông?
- Y Moan là một tinh hoa của văn hóa Tây Nguyên, Siu Black cũng vậy. Bản thân tôi là đứa con của văn minh đô thị và sự gặp gỡ nhau là một quá trình tất yếu của cái gọi là thống nhất các nền văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam, một sự thống nhất trong đa dạng. Đó là con đường tất yếu, thế nào cũng phải xảy ra. Không là tôi thì một người khác cũng sẽ làm công việc ấy.
Với bản thân tôi, thì đây là một cơ duyên. Vì trong hơn 50 dân tộc thiểu số có những truyền thống văn hóa, có bề dày nền dân ca ghê gớm nhưng đâu có dân tộc nào như Ê Đê có được Y Moan? Tôi cho rằng đó là sự bí hiểm của tạo hóa.
Giống như Trịnh Công Sơn phải có Khánh Ly
* Vậy cơ duyên giữa ông và Y Moan bắt đầu từ thời điểm nào?
- Năm 1981 tôi vào Tây Nguyên lần đầu tiên và đến ngày thứ 4 thì tôi gặp Y Moan. Nhưng phải đến năm 1984 thì lúc đó Y Moan và tôi mới có sự cộng tác chặt chẽ và thăng hoa đặc biệt. Đó là chính là khi Y Moan lần đầu tiên hát bài Ơi, M’Drak của tôi.
Trước đó tôi đã viết nhiều bài về Tây Nguyên nhưng chưa ai “nhập” vào âm nhạc của tôi được chỉ đến khi Y Moan hát bài này thì tôi hiểu rằng mình đã tìm được tri kỷ. Sau đó, Y Moan đã “nhập” vào hát các ca khúc trước đó và sau này của tôi. Tôi hạnh phúc vì điều đó.
Bài Ơi, M’Drak sáng tác đơn giản nhưng khó hát ra thần thái. Khi tôi đưa bài này cho Y Moan thì tôi vẫn chưa tin và còn nói rằng “nửa tháng sau mà không hát được thì trả lại nhé”. Đúng một tuần sau, Y Moan trở lại và hát, lúc đó tôi lặng đi và nghĩ rằng đây là bài của Y Moan chứ không phải của tôi nữa.
Không ai có thể chạm tới thần thái bài ấy được, ngoài Y Moan. Và từ đấy những sáng tác khác của tôi như Em muốn sống bên anh trọn đời, Xôn xang mênh mang cao nguyên Đắk Lắk, H’ren lên rẫy, Ly café Ban Mê… một mình Y Moan chiếm giữ.
* Nguyễn Cường đưa Y Moan bay cao, vậy còn chiều ngược lại?
- Tôi nghĩ đây là một sự tung hứng, giữa ca sĩ và nhạc sĩ. Chúng ta không thể nói có người này thì mới có người kia mà cả hai cùng tan vào. Giống như Trịnh Công Sơn phải có Khánh Ly vậy. Tôi luôn tin có những trường hợp như vậy, giữa ca sĩ và nhạc sĩ gắn bó với nhau đến mức không biết ai đã làm gì cho ai. Tôi may mắn có cả hai người, Y Moan và Siu Black, họ như 2 cái cánh của tôi vậy.
* Ông và Y Moan gắn bó đến mức từng cắt máu ăn thề anh em?
- Không phải là anh em mà là thầy trò. Năm 1981 khi đến Tây Nguyên thì tôi viết bài Xôn xang mênh mang cao nguyên Đắk Lắk, khi viết xong thì cho Y Moan nghe. Nghe xong thì Y Moan lấy ra một chén rượu và một con dao cắt máu vào tay và nhỏ xuống rượu uống thề.
Y Moan nói “Thầy là người đầu tiên phát triển và đưa được chất dân ca Ê Đê vào một vẻ đẹp như vậy. Tôi muốn là học trò của thầy và ly rượu này sẽ chứng giám”. Nhưng chúng tôi còn hơn cả thầy trò, hơn 30 năm trôi qua, chúng tôi là tri kỷ, cả trong cuộc sống lẫn âm nhạc.
* Cảm ơn nhạc sĩ.
- Đặt tượng Y Moan nhân ngày giỗ đầu
- Lại nghe Y Moan hát gọi nước về
- Nhạc sĩ Nguyễn Cường: Y Moan xứng đáng giải Thành tựu trọn đời
- Còn một ước mơ của Y Moan…
- Y Moan đang bay trong ngàn vì sao
* Đã tròn 5 năm kể từ khi ca sĩ Y Moan qua đời. Trong 5 năm qua, ông có thấy thị trường trống vắng một giọng ca Tây Nguyên có ảnh hưởng?
- Sự cống hiến của Y Moan đã được ghi nhận bằng danh hiệu nghệ sỹ nhân dân. Nhưng không phải vì thế mà khi Y Moan mất đi thì âm nhạc Tây Nguyên nói chung hay dân tộc Ê Đê nói riêng sẽ tìm được một nghệ sĩ khác thay thế. Tôi thấy ở đó người ta vẫn cảm thấy một điều gì đó rất trống vắng. Bởi một điều rất đơn giản, chưa ai có thể thay thế được giọng ca Y Moan.
Cố NSND Y Moan
- Đúng vậy, quá lớn. Bởi vì đó là một giọng ca không phải là trời phú mà là cả một nền văn hóa Tây Nguyên nó hun đúc nên, giống như một ngọn lửa phun trào. Giọng ca ấy không phải do rèn luyện mà là hoàn toàn giọng ca Y Moan được cả nền văn hóa ấy chọn lựa. Đó chính là giọng ca của tâm hồn Tây Nguyên.
* Sẽ còn rất lâu mới tìm được một người như Y Moan?
- Đương nhiên. Hôm đám tang Y Moan 5 năm trước tôi đã phát biểu “100 năm trước chưa có, 100 năm sau chắc gì đã có lại giọng ca như thế”. Đó là mất mát rất lớn, là một huyền thoại Tây Nguyên. Ở Tây Nguyên có 3 huyền thoại: cồng chiêng, anh hùng Núp, người còn lại là Y Moan. Nếu âm nhạc Tây Nguyên đi được vào lòng công chúng thì Y Moan chính là người mở đường. Điều ấy giờ không thể lặp lại được nữa.
* Nhưng người mở đường ấy sẽ không thể tìm thấy lối nếu như không có ông?
- Y Moan là một tinh hoa của văn hóa Tây Nguyên, Siu Black cũng vậy. Bản thân tôi là đứa con của văn minh đô thị và sự gặp gỡ nhau là một quá trình tất yếu của cái gọi là thống nhất các nền văn hóa cộng đồng các dân tộc Việt Nam, một sự thống nhất trong đa dạng. Đó là con đường tất yếu, thế nào cũng phải xảy ra. Không là tôi thì một người khác cũng sẽ làm công việc ấy.
Với bản thân tôi, thì đây là một cơ duyên. Vì trong hơn 50 dân tộc thiểu số có những truyền thống văn hóa, có bề dày nền dân ca ghê gớm nhưng đâu có dân tộc nào như Ê Đê có được Y Moan? Tôi cho rằng đó là sự bí hiểm của tạo hóa.
Nhạc sĩ Nguyễn Cường
* Vậy cơ duyên giữa ông và Y Moan bắt đầu từ thời điểm nào?
- Năm 1981 tôi vào Tây Nguyên lần đầu tiên và đến ngày thứ 4 thì tôi gặp Y Moan. Nhưng phải đến năm 1984 thì lúc đó Y Moan và tôi mới có sự cộng tác chặt chẽ và thăng hoa đặc biệt. Đó là chính là khi Y Moan lần đầu tiên hát bài Ơi, M’Drak của tôi.
Trước đó tôi đã viết nhiều bài về Tây Nguyên nhưng chưa ai “nhập” vào âm nhạc của tôi được chỉ đến khi Y Moan hát bài này thì tôi hiểu rằng mình đã tìm được tri kỷ. Sau đó, Y Moan đã “nhập” vào hát các ca khúc trước đó và sau này của tôi. Tôi hạnh phúc vì điều đó.
Bài Ơi, M’Drak sáng tác đơn giản nhưng khó hát ra thần thái. Khi tôi đưa bài này cho Y Moan thì tôi vẫn chưa tin và còn nói rằng “nửa tháng sau mà không hát được thì trả lại nhé”. Đúng một tuần sau, Y Moan trở lại và hát, lúc đó tôi lặng đi và nghĩ rằng đây là bài của Y Moan chứ không phải của tôi nữa.
Không ai có thể chạm tới thần thái bài ấy được, ngoài Y Moan. Và từ đấy những sáng tác khác của tôi như Em muốn sống bên anh trọn đời, Xôn xang mênh mang cao nguyên Đắk Lắk, H’ren lên rẫy, Ly café Ban Mê… một mình Y Moan chiếm giữ.
* Nguyễn Cường đưa Y Moan bay cao, vậy còn chiều ngược lại?
- Tôi nghĩ đây là một sự tung hứng, giữa ca sĩ và nhạc sĩ. Chúng ta không thể nói có người này thì mới có người kia mà cả hai cùng tan vào. Giống như Trịnh Công Sơn phải có Khánh Ly vậy. Tôi luôn tin có những trường hợp như vậy, giữa ca sĩ và nhạc sĩ gắn bó với nhau đến mức không biết ai đã làm gì cho ai. Tôi may mắn có cả hai người, Y Moan và Siu Black, họ như 2 cái cánh của tôi vậy.
* Ông và Y Moan gắn bó đến mức từng cắt máu ăn thề anh em?
- Không phải là anh em mà là thầy trò. Năm 1981 khi đến Tây Nguyên thì tôi viết bài Xôn xang mênh mang cao nguyên Đắk Lắk, khi viết xong thì cho Y Moan nghe. Nghe xong thì Y Moan lấy ra một chén rượu và một con dao cắt máu vào tay và nhỏ xuống rượu uống thề.
Y Moan nói “Thầy là người đầu tiên phát triển và đưa được chất dân ca Ê Đê vào một vẻ đẹp như vậy. Tôi muốn là học trò của thầy và ly rượu này sẽ chứng giám”. Nhưng chúng tôi còn hơn cả thầy trò, hơn 30 năm trôi qua, chúng tôi là tri kỷ, cả trong cuộc sống lẫn âm nhạc.
* Cảm ơn nhạc sĩ.
Giải
Âm nhạc Cống hiến lần 5 - 2010 cố NSND Y Moan đã nhận giải thưởng Thành
tựu trọn đời cho những cống hiến của ông cho nền âm nhạc nước nhà. Con
trai cố NSND Y Moan là người lên sân khấu nhận thay cha.
|
Đêm nhạc Sol Vàng, chủ đề Y Moan - Huyền thoại cao nguyên sẽ
diễn ra vào lúc 20 giờ ngày 14/11 tại nhà hát Hòa Bình (TP.HCM), truyền
hình trực tiếp trên VTV9. Trong đêm nhạc này già làng K'blin và nhạc sĩ
Nguyễn Cường sẽ hồi tưởng, chia sẻ đến khán giả những câu chuyện, ký ức
của mình về người con đại ngàn.
Ca sĩ trong
chương trình này sẽ gồm 2 người con trai của Y Moan: Y Vol và Y Garia
cùng những giọng hát Tây nguyên như: Siu Black, Y Zak Arun, Rođamic, Y
Soan, H’Zina Bya, Đình Nguyên, Mai Trang, Hà My… và đội chiêng Ê Đê.
|
Nguyên Minh (Thực hiện)
Thể thao & Văn hóa
Thể thao & Văn hóa
Di nguyện cuối dở dang của 'Giấc mơ Chapi - NSND Y Moan'
Sau 5 năm ngày mất của “Huyền thoại cao
nguyên” - NSND Y Moan, 2 con trai của ông, ca sĩ Y Vol và Y Garia đã hé
lộ di nguyện cuối cùng trước lúc ra đi của cha.
Trên vùng đất nguyên sơ trong ca khúc Giấc mơ Chapi
của nhạc sĩ Trần Tiến, những người yêu nhạc Việt đặc biệt là những ca
khúc đậm hơi thở đại ngàn luôn nhắc về NSND Y Moan như một huyền thoại.
35 năm hoạt động nghệ thuật nhưng ông
đã để lại cho nền âm nhạc Việt Nam nói chung và dòng chảy đam mê đối với
những thế hệ ca sĩ trẻ bước ra từ mảnh đất Tây Nguyên nói chung một tấm
gương cho ý chí vươn lên số phận nghèo khó, một ngọn lửa căng tràn
nhiệt huyết, một giọng hát mệnh danh "trăm năm có một".
Thậm chí cho tới khi ở quãng cuối cùng
của cuộc đời với căn bệnh ưng thư dạ dày quái ác NSND Y Moan vẫn cố
gắng rong ruổi khắp các sân khấu cả nước, cũng như hoàn thành liveshow
đầu tiên trong đời Ngọn lửa cao nguyên (diễn ra tại Hà Nội).
5 năm sau ngày mất, những gì khán giả
nhớ tới Y Moan chỉ qua những tư liệu bài hát hay hình ảnh trên báo chí. 5
năm đó, một di nguyện của giọng ca Giấc mơ Chapi - NSND Y Moan vẫn chưa được thực hiện, một liveshow tri ân khán giả quê nhà Buôn Mê Thuột.
Con trai lớn của NSND Y Moan, ca sĩ Y Vol chia sẻ về ước muốn cuối cùng dang dở của cha là thực hiện liveshow tri ân khán giả Buôn Ma Thuột. |
"Ngay sau liveshow tại Hà Nội
(2010), bố tôi đã mong muốn được thực hiện tiếp một liveshow nữa tại
Buôn Ma Thuột để tri ân khán giả quê nhà, gần nửa năm sau đó bố mất và
ước mơ vẫn còn dang dở. Giỗ đầu bố, chúng tôi luôn ấp ủ thực hiện di
nguyện cuối cùng đó cho bố bằng cách tìm kiếm ê-kíp, lên ý tưởng và liên
lạc với các ca sĩ thế hệ sau của bố, nhưng vì công việc và điều kiện
tài chính không cho phép, chúng tôi đành gác lại", con trai lớn của NSND Y Moan, ca sĩ Y Vol chia sẻ về di nguyện còn dở dang của cha trước lúc qua đời.
Tuy nhiên dưới sự hỗ trợ của nhạc sĩ
Nguyễn Cường và Đài truyền hình Việt Nam tại TP.HCM, một mini concert để
tôn vinh NSND Y Moan đã được khởi động. Nói về liveshow di nguyện của
cha, con trai NSND Y Moan hạnh phúc nói: "Mãi cho tới gần đây ước
muốn đó của chúng tôi cũng thành hiện thực dưới sự hỗ trợ của nhạc sĩ
Nguyễn Cường và đạo diễn Đinh Anh Dũng cùng chương trình Sol Vàng.
Liveshow với tên gọi 'Y Moan - Huyền thoại cao nguyên' sẽ là món quà mà
gia đình muốn thay mặt NSND Y Moan tri ân tới khán giả đã luôn ưu ái,
ủng hộ. Đồng thời đây cũng chính là dịp để chúng tôi hoàn thành tâm
nguyện của cha và món quà kỷ niệm để nhớ về cha mình. Thay mặt gia đình,
tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả khán giả trên cả nước".
Hai con trai NSND Y Moan kết hợp cùng đạo diễn Đinh Anh Dũng thực hiện live concert di nguyện cuối cùng tri ân khán giả cho cha mình nhân kỷ niệm 5 năm ngày mất. |
Như vậy, live concert Sol Vàng: Y Moan - Huyền thoại cao nguyên sẽ là liveshow cuối cùng được truyền hình trực tiếp trong chuỗi chương trình Sol Vàng (tôn
vinh các ca sĩ - nhạc sĩ nổi bật trong nền âm nhạc Việt Nam) của Đài
truyền hình Việt Nam tại TP.HCM. Vẫn giữ trọn vẹn phân khúc nội dung,
live cocert Y-Moan sẽ gồm thành 3 chương: Nồng nàn cao nguyên, Giai điệu núi rừng và Chim bay về cội.
14 tới 16 ca khúc tiêu biểu nhất mang
đến thành công và ghi dấu ấn đậm nét của NSND Y Moan trong lòng công
chúng sẽ được tái hiện lại qua những thước phim tư liệu, hình ảnh của
ông thu thập được từ các Đài truyền hình mà ông đã biểu diễn. Đặc biệt
hơn hết, tiếng hát của cố NSND Y Moan sẽ được vang lên song ca cùng 2
con trai ông.
Live concert kỷ niệm 5 năm ngày mất cố
NSND Y Moan dĩ nhiên không thể thiếu đi tiếng hát gắn liền với núi rừng
Tây Nguyên, "họa mi" Siu Black. Ngoài ra, đêm nhạc còn nhận được sự ủng
hộ của già làng - nơi NSND Y Moan sinh trưởng lên sân khấu chia sẻ
những hồi tưởng về ông trước khán giả xem truyền hình nói chung và khán
giả Buôn Ma Thuột nói riêng.
Live concert Y Moan - Huyền thoại cao nguyên sẽ diễn ra tại Nhà hát Hòa Bình vào lúc 20g ngày 14.11.2015 và được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV9.
NSND Y Moan tên thật
là Y Bliêo (1957 - 2011). Ông là người dân tộc Ê-đê. Nhà nghèo có tới 7
anh chị em nên từ lớp 6 Y Moan đã bỏ học. Năm 18 tuổi, nhờ giọng hát
thiên phú ông đã được tuyển vào Đoàn văn công giải phóng Đak Lak.
Con đường âm nhạc chuyên nghiệp của Y
Moan khởi sắc khi ông được cử ra Hà Nội theo học Nhạc viện Hà Nội. Tại
đây, ông gặp được NS Nguyễn Cường - người thầy và cũng là người phát
hiện ra bồi dưỡng tài năng cho ông. Sau đó, Y Moan được cử đi tu nghiệp
tại Bungari, Đức, Nga, Hungari, Rumani,....
Năm 1981, Y Moan trở lại biểu diễn tại
quê nhà Buôn Ma Thuột khi thể hiện những sáng tác mới cho tỉnh Đak Lak.
Từ những ca khúc của NS Nguyễn Cường như: Ơi M'Đrak, Ly cà phê Ban Mê, Anh muốn sống bên em trọn đời,... đã tạo bước ngoặt lớn đưa Y Moan lên đỉnh cao của sự nghiệp.
Năm 1997, ông được phong tặng Nghệ sĩ
ưu tú. Năm 2000 được Bộ VH TT và TT tặng Huy chương vì sự nghiệp Văn
hóa. Năm 2010 ông được đón nhận danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân do Chủ tịch
nước ký quyết định phong tặng.
Cùng tháng 4.2010 ông biết mình mắc
bệnh ung thư dạ dày. Tháng 8.2010 dưới sự hỗ trợ một lần nữa của NS
Nguyễn Cường, NSND Y Moan đã thực hiện xong album nhạc và liveshow nhạc
đầu tiên trong sự nghiệp 35 năm ca hát của mình. Đầu năm 2011, ông qua
đời.
Nhận xét
Đăng nhận xét