ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 44

-NÓI NHƯ CON "KÉT", LÀM NHƯ CON "KẸT"!
-QUAN "NỔ" = MỴ DÂN
-Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường".  
-Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!
-Không có KTNN sẽ không có CNXH! Nhưng KTNN phải hoạt động theo KTTT.
-Phí không khéo, sẽ làm cho "sưu cao thuế nặng", và như vậy, khác gì thời phong kiến!? 
-Không thể chối cãi: xã hội yếu kém phổ biến, là sai lầm của thể chế!
-Nhà nước "của dân, do dân và vì dân" mà vô trách nhiệm như thế à? Thế nào là định hướng XHCN !?
-Xây dựng ồ ạt, mở rộng tràn lan phạm vi đô thị như Hà Nội, tp HCM...là một định hướng nóng vội, sai lầm! Vì tác dụng làm cho dân giàu nước mạnh rất ít, lợi bất cập hại!
-Bảo vệ đảng và bảo vệ dân, cái nào ưu tiên hơn cái nào?
 -------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)

Nghệ An: Nông dân bỏ ruộng tràn lan

Nghệ An: Nông dân bỏ ruộng tràn lan
Ruộng bỏ hoang vụ Xuân tại Nghi Lộc, Nghệ An. Ảnh: Việt Hương.

Bám ruộng chẳng đủ ăn, nhiều nhà nông bỏ ruộng, trả ruộng. Trong hai vụ Hè và Xuân vừa qua, tại Nghệ An có tới gần 1.500ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang (các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu…). Toàn tỉnh có khoảng 15.000 lao động ly hương tìm việc làm trong và ngoài nước.

Muôn nẻo rời quê
Huyện Yên Thành, nơi từng được xem là “vựa lúa” của tỉnh Nghệ An, trong những năm qua cũng có nhiều biến động trong nhân lực lao động. Nếu như trước đây, bà con gắn bó với “bờ xôi ruộng mật”, thì nay lực lượng lao động trẻ lại có hướng “chuyển dịch” mới. Thống kê tại huyện Yên Thành cho thấy, hằng năm có trên 10.000 người đi xuất khẩu lao động tại 23 quốc gia. Đây được xem là hướng đi đang thu hút nhiều lao động trẻ của địa phương. Thay vào đó, “bờ xôi ruộng mật” được bà con nhà nông mang… trả lại cho xã quản lý.
Sau mấy ngày sum vầy dịp tết cổ truyền, nhiều ngôi làng chỉ lưa thưa còn lại hình bóng của những ông bà già và trẻ nhỏ, ít xuất hiện thanh niên. “Con cháu chúng tôi chấp nhận đi làm thuê ở thành phố từ giúp việc, công nhân cho đến buôn bán đồng nát, hàng ăn vỉa hè… miễn là có tiền mặt gửi về nuôi con ăn học chứ bám ruộng đồng lúa chẳng đủ ăn, nói chi các khoản chi tiêu khác trong nhà”, ông Hoàng Nguyên Hợi, 65 tuổi trú xóm Hồng Yên (Diễn Ngọc - Diễn Châu) tâm sự. Còn ông Nguyễn Văn Hòa, Chủ tịch UBND xã Diễn Ngọc (Diễn Châu - Nghệ An) cho biết: “Gần 2/3 số dân độ tuổi lao động trong xã tìm cách đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) nước ngoài và các thành phố lớn trong nước. Nông dân càng ngày càng chán với nghề nông, bỏ hoang ruộng lúa, chấp nhận đi làm thuê”.
Tại xã Thanh Hưng (Thanh Chương - Nghệ An), hiện có hơn 5.000 nhân khẩu, trong đó số người trong độ tuổi lao động khoảng 2.200 người. Tuy nhiên, theo thống kê, hiện toàn xã có khoảng 950 lao động đi làm thuê ở nơi khác, 55 người đi XKLĐ ở nước ngoài và hằng năm, số lao động trên làm ra hàng chục tỷ đồng (gấp 3 lần khi ở nhà làm ruộng). “Cách đây 3 năm, nhà tôi còn làm tới 7 sào ruộng lúa cả hai vụ hè và xuân thì dư ra nguồn lương thực để ăn cả năm. Tuy nhiên, trong thời buổi hiện nay không thể chỉ ăn gạo không mà sống được. Lúa mang đi bán cũng rẻ rúng lắm nên chúng nó chọn cách sang Lào buôn bán đồng nát và mang về hàng chục triệu đồng/năm, đảm bảo cho con cái học hành thì phải trả lại ruộng thôi”, một nông dân nói.
Nguồn thu từ ruộng không đủ sống nông dân miền Trung thi nhau bỏ ruộng. Ảnh: Việt Hương.
Nguồn thu từ ruộng không đủ sống nông dân miền Trung thi nhau bỏ ruộng. Ảnh: Việt Hương.
Những cánh đồng bỏ hoang
Về các xã Hưng Lợi, Hưng Thắng, Hưng Lĩnh (Hưng Nguyên, Nghệ An), thời gian này gần như nông dân bỏ hẳn vụ Hè, vụ Xuân chỉ làm rải rác. Những cánh đồng “thẳng cánh cò bay” trở thành nơi chăn thả trâu bò trên ruộng. “Vụ Hè thu họ đã bỏ hoang rồi, nay vụ Xuân cũng ít người mặn mà lắm, vì nguồn thu chẳng đủ chi. Làm ruộng thuê tất tần tật hết nhiều tiền mà sản lượng làm ra, bán đi cũng chẳng đủ để bù vào nên dân chọn cách kiếm tiền từ các công việc khác. Kiếm tiền kiểu “tiền trao cháo múc” vẫn tốt hơn”, chị Trần Thị Mến, xã Hưng Lợi chia sẻ.
“Với cái thời buổi công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay thì nhà nông bỏ ruộng có khi lại là một điều tốt. Đã bần nông mà quanh năm chỉ ôm khư khư một mẫu ruộng thì chỉ có nước thiếu ăn. Làm nông phải định hướng và lựa chọn đúng con đường biến những mẫu ruộng khô cằn thành cái đích làm giàu mà không nhất thiết phải cấy lúa”.
Ông Vi Lưu Bình, PGĐ sở NN&PTNT Nghệ An
Thông thường, cứ vào dịp sau tết một tuần, người dân lại nô nức xuống đồng để chuẩn bị cho vụ hè thu. Thế nhưng gần đây, tình trạng nông dân bỏ ruộng lại tiếp tục tiếp diễn. Thay vì xuống đồng, một bộ phận lao động ở tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh đang chuẩn bị đi các tỉnh khác làm ăn trong khi đồng ruộng bị bỏ không. Đáng chú ý, theo nhận định của đại diện nhiều địa phương, tình trạng nông dân bỏ ruộng sẽ tiếp tục xảy ra trên quy mô lớn hơn. Nguyên nhân thì đã rõ nhưng các ngành chức năng vẫn chưa tìm được giải pháp tối ưu để người dân yên tâm bám ruộng.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp, mỗi địa phương trong cả nước trung bình có khoảng 100 ha ruộng lúa bị bỏ hoang. Vụ hè thu vừa qua, Nghệ An là địa phương diễn ra tình trạng nông dân bỏ ruộng, trả lại ruộng nhiều với gần 2.000 ha, trong đó đứng đầu là Nam Đàn hơn 700 ha, tiếp đó là Hưng Nguyên trên 400ha, còn lại là các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Tân Kỳ, Đô Lương… Ở Nam Đàn, hàng chục hecta ruộng lúa đã bị người dân đăng ký trả không tiếp tục cày cấy. Nguyên nhân nông dân bỏ ruộng đã được các ngành chức năng làm rõ, đó là giá lúa, rau màu thấp trong khi đầu vào như vật tư phân bón, dịch vụ bảo vệ thực vật, công chăm sóc ngày càng tăng cao… Thu nhập thấp lại phải đóng phí theo đầu sào đã ảnh hưởng lớn đến tâm lý nông dân.
Tại Diễn Tháp (Diễn Châu - Nghệ An), hầu hết dân không còn làm ruộng, thay vào đó là “xuất ngoại” sang nước bạn Lào để buôn bán đồng nát, thương mại xây dựng. Nông dân đang có xu hướng ngày càng ít mặn mà với đồng ruộng, thay vào đó là muôn nẻo chọn cách kiếm sống từ các việc làm thuê trong và ngoài nước. Có người cũng phải đổ máu và nước mắt mới đổi được đồng tiền về nuôi con ăn học; kẻ thì bỏ mạng ở nước ngoài… hệ lụy khôn lường.
Ông Đậu Xuân Mạnh, Phó chủ tịch UBND xã Diễn Tháp (Diễn Châu - Nghệ An) cho biết: Toàn xã có tới 95% dân chuyển đổi nghề nông sang nghề thương mại. Vụ xuân này nhà nông còn gắng gượng ra đồng chứ vụ hè thu hầu như bỏ ruộng sang Lào kiếm sống. Hàng chục năm nay, dân Diễn Tháp đã không còn mặn mà với nghề nông nữa, ruộng đồng bỏ hoang, làng vắng người…

Dân bỏ ruộng vì dự án bủa vây gây ngập úng

Hàng trăm hecta đất trồng lúa của người dân Đà Nẵng đang bị bỏ hoang vì tình trạng ngập úng kéo dài 5 năm qua do các dự án bủa vây, chặn mất lối thoát nước.
Sáng 16/10, nước vẫn ngập đồng ruộng và nhiều con ngõ của người dân xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, dù đợt mưa lớn diễn ra cách đây gần một tuần. Nhìn đồng ruộng ngập nước, bà Dương Thị Hồng (61 tuổi, thôn Quan Nam 5) nói như than: "Mấy năm nay lúa gần như mất trắng vì ngập úng. Dân lấy gì ăn đây!".
dan-bo-ruong-vi-du-an-bua-vay-gay-ngap-ung
Đồng ruộng bị ngập nước, lúa trồng không đạt năng suất, bà Hồng phải nuôi thêm vịt để cải thiện kinh tế. Ảnh: Nguyễn Đông.
Nhà bà Hồng có 9 sào ruộng trồng lúa, mỗi năm hai vụ nhưng năng suất vụ hè thu mấy năm nay chỉ hơn tạ thóc mỗi sào, vụ đông xuân chỉ vài chục kg, thợ gặt không buồn đưa máy đến, bà Hồng đành phải nhờ người gặt tay. "Cả đời gắn với cây lúa, giờ bỏ không đành. Làm ruộng bây giờ như đổi công lấy thóc ăn qua ngày. Dân ở đây chán ruộng, bỏ hoang gần hết rồi", giọng bà buồn rầu. 
Trồng lúa không đủ ăn, bà Hồng mua thêm đàn vịt về nuôi trên đoạn sông nhỏ trước nhà. Mới đây, bà được chính quyền hỗ trợ 25.000 đồng trên mỗi sào lúa, nhằm khuyến khích nông dân giữ ruộng. Tính tổng diện tích của gia đình, bà nói với hơn 200 nghìn đồng thực tình chỉ đủ tiết kiệm đi chợ một vài ngày.
Nằm ngay phía sau trạm bơm Cầu Quảng, nhà bà Trần Thị Quảng (65 tuổi ở thôn Quan Nam 1) cùng nhiều hộ dân khác đang bị chia cắt bởi dòng nước đỏ ngàu. Trận mưa lớn đêm 11/10 khiến nước mấp mé tràn vào nhà. Hôm trước, đứa cháu của bà té ngã vì nước ngập không có đường đi, hai bố con hàng xóm đi học về cũng chới với dưới dòng nước.
dan-bo-ruong-vi-du-an-bua-vay-gay-ngap-ung-1
Nhiều khu dân cư, đồng ruộng của người dân Hòa Liên vẫn chìm trong dòng nước đỏ ngàu, dù trận mưa lớn đã kết thúc 5 ngày. Ảnh: Nguyễn Đông.
Nói đến chuyện đồng ruộng, bà Quảng bảo vì ngập úng mà đành bỏ hoang 3 sào lúa. "Dân ở đây dưới 35 tuổi bỏ ruộng lên khu công nghiệp Hòa Khánh xin vào các công ty để có thu nhập. Người lớn tuổi hơn họ không nhận, đành ở nhà và... thất nghiệp, cứ ăn rồi tụ tập nói trạng cho qua ngày", bà Quảng chua chát nói.
Bây giờ Hòa Liên như được chia làm ba, một bên là hàng nghìn hộ dân sống quanh những đồng ruộng thấp trũng ở các thôn Quan Nam 1, 2, 3, 5, Trung Sơn, Trường Định; một bên là những khu tái định cư đã có dân đến ở; bao bọc xung quanh là những dự án dang dở, như cao tốc La Sơn - Túy Loan, dự án Khu Công nghệ cao hay những khu tái định cư dang dở.
"Trước năm 2010, dân chúng tôi không phải khổ sở vì ngập úng như thế này", ông Ngô Thanh Nhì (70 tuổi, thôn Quan Nam 1) khẳng định. Theo ông, 5 năm trở lại đây, các dự án bủa vây đồng ruộng bít hết các đường mương thoát nước qua cầu Thủy Tú ra sông Cu Đê, đất đá trôi xuống đất sản xuất, nước ứ đọng kéo dài gây ô nhiễm môi trường, hư hại hoa màu, tiềm ẩn nguy cơ đuối nước...
Trao đổi với VnExpress, bà Nguyễn Thị Đào, Phó bí thư xã Hòa Liên, cho biết toàn xã có 250 ha diện tích trồng lúa. Hiện trên địa bàn có dự án khu công nghệ cao san lấp ở phía trên giáp đồi núi và 5 dự án tái định cư ở phía dưới. Việc san lấp đất công nghiệp là nguyên nhân dẫn đến ngập úng kéo dài.
"Các chủ đầu tư đều cam kết phương án thoát nước trong mùa mưa bão, cũng như khơi thông các đường công vụ, nhưng hầu hết dự án đang dang dở nên bịt hết cống rãnh", Phó Bí thư xã nói.
dan-bo-ruong-vi-du-an-bua-vay-gay-ngap-ung-2
Nước mưa gây ngập nhiều tuyến đường liên thôn ở Hòa Liên. Ảnh: Nguyễn Đông.
Vẫn theo bà Đào, dự án Khu Công nghệ cao có một kênh thoát nước đi qua khu tái định cư để dẫn nước ra cầu Thủy Tú, tuy nhiên họ mới làm một số đoạn của kênh thoát nước, còn kênh qua xã Hòa Liên thì chưa triển khai. "Như vậy là chậm so với cam kết ban đầu", bà Đào nói.
Thừa nhận việc nhiều diện tích đất bị ngập úng đã khiến người dân bỏ hoang đồng ruộng, bà Đào cho biết đã đề nghị thành phố hỗ trợ chi trả tiền vụ mùa cho nông dân, đồng thời thu hồi luôn những diện tích này (khoảng 30 ha) để làm dự án tái định cư. "Ruộng bỏ hoang nên địa phương có tình trạng thất nghiệp", bà nói.
UBND xã Hòa Liên đã lên phương án di dời hơn 5.000 hộ dân ở những vùng thấp trũng trong mùa mưa bão, vận động người dân chuyển đổi cây trồng. 
Nguyễn Đông
Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/dan-bo-ruong-vi-du-an-bua-vay-gay-ngap-ung-3296630.html
Sưu cao, thuế nặng, nông dân miền Bắc ồ ạt bỏ ruộng
Tuesday, August 06, 2013 1:25:56 PM


A- |  A+



VIỆT NAM (NV) - Trong vòng hai năm trở lại đây, hàng ngàn ha đất ruộng ở miền Bắc trở thành hoang hóa. Thoạt đầu, “phong trào người cày bỏ ruộng” xuất hiện ở bốn tỉnh: Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh. Ðến nay, tình trạng trên lan rộng đến các tỉnh: Nam Ðịnh, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An...


Làm ruộng chỉ để lỗ, nông dân thà “bỏ ruộng còn hơn.” (Hình: SohaNews)
Theo Ðài Tiếng Nói Việt Nam, nông dân Việt không chỉ bỏ ruộng của mình, mà trả lại cả ruộng đã được giao, được cấp thời gian qua.

Theo báo mạng Soha News, nông dân trả lại cả những mảnh ruộng giành được trước đây qua các màn đấu tố người thân, mà họ gọi là “một thời lầm lỡ.”

Ðáng nói là nông dân trả ruộng không phải để làm một nghề khác lợi tức cao hơn. Theo Thời Báo Kinh Tế Việt Nam, “người cày trả ruộng” cho chính quyền vì không chịu nổi ít nhất 30 khoản lệ phí “đè đầu, cưỡi cổ.”

Thời Báo Kinh Tế Việt Nam dẫn phúc trình của Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn nói rằng, mỗi gia đình nông dân nay phải gánh trung bình 35 khoản “đóng góp,” xấp xỉ 800,000 đồng, tương đương 40 đôla mỗi năm.

Nông dân vùng đồng bằng sông Hồng cũng phải đóng tới 26 khoản; nông dân miền Tây đóng ít nhất 25 khoản, tổng cộng 700,000 đồng, tương đương 35 đôla một năm. Họ còn phải đóng các lệ phí như “xây dựng giao thông nông thôn, trường học, thủy lợi phí, điện, trạm xá”...

Nông dân miền Bắc hãy còn sống trong cảnh nhà tranh, vách đất. (Hình: SohaNews)
Theo ông Ðặng Kim Sơn, viện trưởng Viện Chính Sách và Chiến Lược Phát Triển Nông Nghiệp-Nông Thôn Việt Nam, việc nông dân trả ruộng là “hiện tượng không bình thường.”

Ông này nói: “Họ trả, không phải vì đã có nghề sinh nhai khác, mà vì ruộng lúa, được coi là tư liệu sản xuất quan trọng nhất, đang trở thành cái tròng siết cổ họ.”

Còn theo dư luận, nông dân còn phải chi rất nhiều để mua các vật tư chính yếu như phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi... mà không hề được sự trợ giúp của chính quyền. Theo ông Tăng Minh Lộc, hàng giả tràn lan, vật giá lại đắt đỏ, chưa kể thù lao của người lao động hiện nay rất cao, nên nông dân đành bỏ ruộng.

Vẫn cảnh “con trâu đi trước, cái cày đi sau” sau gần 68 năm cách mạng xã hội chủ nghĩa. (Hình: Thời Báo Kinh Tế Việt Nam)
Báo mạng Soha News dẫn lời tâm sự của ông Phạm Văn Mang, nông dân xã Lam Sơn, Hải Dương cho biết: “Tính trên mỗi sào đất, sau khi trừ tiền mua giống, công cấy, cày, phân bón, thuốc trừ sâu, công gặt... thì chỉ lãi ròng chưa đến 100,000 đồng, tương đương 5 đô la.” Ông Mang vừa làm đơn trả gần nửa sào ruộng cho chính quyền, không giấu được nỗi chán chường của “người cày bỏ ruộng.”

Ông Nguyễn Văn Vượng, trưởng thôn Kim Trang Tây thuộc xã Lam Sơn quả quyết rằng nạn chuột phá đồng dữ tợn hiện nay càng khiến dân tình chán nản. Ông này nói: “Chính quyền chỉ thị chúng tôi phải cố gắng kiếm lãi ít nhất 30%. Tuy nhiên, ở quê tôi, năng suất cao nhất cỡ 2.5 tạ thóc mỗi sào thì cũng chỉ lãi... 100,000 đồng. Nếu năng suất dưới mức đó thì cầm chắc lỗ.” Chính vì cuộc sống bấp bênh, nông dân miền Bắc nay thà “bữa cơm, bữa cháo” còn hơn. (PL)

nông dân bỏ ruộng
(Toquoc)-Đã đến lúc nông nghiệp chuyển sang nâng cao giá trị gia tăng, tăng thu nhập cho nông dân, Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát trả lời trong chương trình Dân hỏi- Bộ trưởng trả lời.
Trước nghịch lý của ngành nông nghiệp nước ta, lúa đầy đồng nhưng nông dân không vui vì được mùa mất giá, thậm chí tại nhiều địa phương như Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh,... người nông dân đã trả lại ruộng, ông Cao Đức Phát cho biết, nguyên nhân là do thời gian qua, giá vật tư nông nghiệp tăng cao, trong khi giá đầu ra nhiều loại nông sản lại thấp khiến thu nhập của bà con nông dân quá thấp, thu không đủ bù chi.

Bộ trưởng Cao Đức Phát: "Thu nhập của bà con nông dân quá thấp, thu không đủ bù chi" (ảnh: T.Bình)
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các địa phương kiểm tra, rà soát làm rõ nguyên nhân để có những giải pháp khắc phục, đồng thời giúp bà con nâng cao thu nhập từ sản xuất nông nghiệp để duy trì sản xuất.
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, nguyên nhân nông dân bỏ ruộng là do thời gian gần đây giá vật tư nông nghiệp tăng cao, trong khi giá đầu ra của nhiều loại nông sản xuống thấp.
Bộ trưởng cho biết, sẽ tạo điều kiện để bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thay vì trồng lúa chuyển sang trồng những loại cây có triển vọng cao hơn.
Bộ trưởng cũng cho biết, "Bộ Nông nghiệp đang tiến hành tái cơ cấu lại danh mục cây trồng để hỗ trợ bà con nông dân". Tùy theo tình hình của từng địa phương sẽ lựa chọn những cây trồng phù hợp đem lại thu nhập cao hơn.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát cho biết, xung quanh những tin đồn gạo được tẩm hóa chất làm trắng và tạo mùi, Bộ đã cho tiến hành kiểm tra, tuy nhiên tới thời điểm hiện tại vẫn chưa phát hiện trường hợp nào.
Bộ đã ban hành thông tư để các địa phương có căn cứ hướng dẫn bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa đồng thời chỉ đạo các viện nghiên cứu phổ biến cho nông dân những giống lúa năng suất, chất lượng cao hơn.
Người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng nhận định, đã đến lúc chuyển nền nông nghiệp tập trung vào nâng cao sản lượng sang nền nông nghiệp tập trung cao hơn cho chất lượng và đặc biệt là nâng cao giá trị gia tăng và làm tăng thu nhập cho nông dân.
Để làm được việc này, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, Bộ đang thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Theo đó, các địa phương căn cứ vào điều kiện thực tế để rà soát lại cơ cấu nông nghiệp để tập trung cao hơn cho những ngành, cây trồng, vật nuôi là lợi thế của địa phương có thể đem lại giá trị kinh tế cao. Trên cơ sở này, điều chỉnh lại đầu tư công, khuyến khích đầu tư của các thành phần kinh tế, thúc đẩy việc chuyển giao khoa học kỹ thuật và thực thi các chính sách hỗ trợ nông dân, cũng như các doanh nghiệp tập trung vào phát triển những ngành, nghề có triển vọng đó.
Bộ trưởng cho biết thêm, hiện nay có nhiều tiến bộ khoa học đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả cao đang dần được chuyển giao cho nông dân thông qua nhiều hình thức. Trong đó, ngoài việc Nhà nước tài trợ, triển khai thực hiện, cũng cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp tham gia để chuyển giao cho nông dân.
Bên cạnh đó, còn có chính sách hỗ trợ nông dân áp dụng công nghệ bảo quản nông sản ở gia đình bao gồm cả thiết bị và vật tư. Mặt khác khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ tiên tiến bảo quản, chế biến nông sẩn, thủy sản đáp ứng nhu cầu thị trường đem lại giá trị kinh tế cao hơn.
Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, đến năm 2020, thu nhập của người nông dân tăng gấp 2,5 lần so với năm 2005./.
T.Bình



Bà con mình đua nhau bỏ ruộng. Việc này thành phong trào, gây hoang mang cho nông dân ở khắp nơi. Người thành phố cũng ngơ ngác: Nông dân mà bỏ ruộng thì thành... người gì? Thực tế này buộc chúng ta phải suy nghĩ lại.
Trước đây, cũng vì lo cho dân nên ta đã cương quyết giữ diện tích đất trồng lúa, không được bỏ lúa, đẩy mạnh trồng lúa, nghiêm khắc đối với những người dám bỏ lúa...
Cách làm đó đã được nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn nhận xét: "... Không chỉ riêng tôi mà chính xác là tư duy của một thời, một giai đoạn lâu năm. Đó là tư duy lo đói, tư duy người Việt Nam ăn gạo rất nhiều, sợ thiên tai bão lụt... Chính tư duy ấy cho ra đời các nghị quyết, nghị định bỏ quên lợi ích của người trồng lúa...".
Tôi cho đó là một cách suy nghĩ rất cách mạng, dám phá bỏ những nhận định cố hữu, lỗi thời.
Điều quan trọng nhất là người lãnh đạo cũng phải thấy được vấn đề và sớm cho ra những quy định mới phù hợp hơn, hiệu quả hơn, hấp dẫn hơn. Để hiện tượng bỏ ruộng tràn lan như hiện nay phải coi là một thiếu sót, thậm chí là một tội lỗi đối với dân.
Chúng ta phải tỉnh táo, sáng suốt, sớm đưa ra được những quy định kịp thời nhưng đó lại phải là hướng chiến lược lâu dài. Tất nhiên, việc đó cực khó! Nếu một người không làm được thì ta nên tập hợp nhiều chuyên gia lại để cùng nhau bàn bạc và xác định hướng đi chính xác cho nông dân.
Từ đáy lòng, tôi van bà con đừng bỏ ruộng! Chớ thấy cảnh thành phố hào hoa mà dứt bỏ đồng quê. Cũng có những người ra đi và đã đổi được đời. Nhưng cũng có hàng vạn nông dân ra đi để rồi... cay đắng, mơ về đồng quê.
Ngay chúng tôi ở thành phố nhưng lại ước vọng có được cuộc sống yên bình nơi thôn xóm. Tất nhiên, đó phải là những thôn xóm no đủ, giàu có và tràn đầy hạnh phúc như nhiều vùng quê trên thế giới. Vì vậy, ta hãy cùng nhau bàn bạc.
Ông cha ta đã trải qua biết bao biến cố, bao cuộc chiến khốc liệt cũng chỉ để giành lấy đất nước, giành lấy ruộng vườn cho nông dân. Vậy mà bây giờ bà con ta lại bỏ ruộng thì... có tội với tổ tiên đấy!
Tất nhiên, bà con sẽ nêu ra hàng loạt nguyên nhân khiến bà con phải bỏ ruộng. Chúng tôi nghe tới thuộc lòng rồi! Nhưng còn có cách nào tháo gỡ được các khó khăn này không? Theo chúng tôi, còn nhiều cách.
Trước hết, phải nói tới chính sách. Những người soạn thảo ra chính sách có vai trò cực kỳ quan trọng. Người lãnh đạo khi đặt bút ký các chính sách đó cũng phải chịu trách nhiệm. Quốc hội phải có chế tài để quy định việc này thật rõ ràng. Không thể cứ ra văn bản gây hậu quả cho dân rồi lại... rút kinh nghiệm.
Theo tôi, người soạn thảo và người ký văn bản đó đều phải bị kỷ luật hoặc bị truy tố trước pháp luật. Ta nên công bằng trong việc này. Trên thế giới, họ đều làm như vậy. Do đó, muốn có chủ trương, chính sách đúng đắn, ta cần xem xét thật kỹ, lấy ý kiến đóng góp từ nhiều nguồn rồi mới nêu ra quyết định. Việc này là việc của cấp trên, tôi không dám bàn sâu hơn.
Về phía bà con, xin hãy cùng chúng tôi trao đổi để cùng nhau gỡ khó cho giai đoạn này.
Việc chuyển đổi đất lúa đã bước đầu được chấp nhận. Tuy nhiên, nó vẫn còn rất mơ hồ. Ngay cả các chuyên gia ở các viện cấp quốc gia cũng vẫn nói chung chung. Ngồi nghe các vị ấy phát biểu mà sốt cả ruột. Ta nên thống nhất với nhau, hãy bàn thật cụ thể các vấn đề mà dân cần.
Chúng tôi đã đề xuất, không được bỏ cây lúa. Tất nhiên, chỉ nên trồng ở một quy mô vừa đủ với kỹ thuật cao và giống tốt. Chúng ta không thụ động chấp nhận lúa của ta thua lúa Thái Lan. Điều này chắc chắn làm được nếu như Bộ kiên quyết, các nhà khoa học và bà con quyết tâm. Về việc này xin để các chuyên gia về lúa cho thêm ý kiến.
Rất nhiều nơi muốn phát triển mạnh cây ăn quả. Họ đã làm và kết quả cũng rất mỹ mãn. Thanh long là một ví dụ. Diện tích trồng thanh long tăng lên rất nhanh. Hiệu quả rất rõ ràng.
Tuy nhiên, sự bấp bênh lại do chính chúng ta: Cạnh tranh lẫn nhau, không tuân thủ các quy chế và an toàn vệ sinh thực phẩm, SX tùy tiện, chất lượng lộn xộn, phát triển vô kế hoạch, thị trường chộp giật... Rõ ràng, ta thiếu một vị tổng chỉ huy có uy tín, đủ sức tập hợp mọi lực lượng trồng thanh long thành một tập thể vững mạnh.
Báo chí đưa tin, anh nông dân Vũ Ngọc Báu (ở ấp 6, xã Thạch Hòa, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) chỉ chuyên trồng chanh không hạt mà thu tới 1,2 tỷ đồng. Thế mà, ta đâu chỉ có chanh, trong nhóm cây có múi ta còn có cam, quýt, bưởi rất được thế giới hâm mộ.
Tuy nhiên, mặt trận này có ai là người đứng đầu? Cơ quan nào là tổng chỉ huy? Bộ NN-PTNT ư? Hình như không phải. Vậy, mạnh ai người ấy làm sao? Nếu như Nhà nước không đủ sức thì ta giao hẳn cho một doanh nghiệp nào có uy tín và trách nhiệm với dân, được dân tin yêu... đứng ra làm đầu mối. Phải tập trung lại thì chúng ta mới xây dựng được thương hiệu và giữ vững được thương hiệu.
Nếu không có thương hiệu thì suốt đời, ta chỉ là anh bán rong. Nhưng quản lý đơn vị đứng đầu này phải do Nhà nước chỉ đạo và theo dõi. Tuyệt đối tránh việc lợi dụng công quyền để hạch sách doanh nghiệp.
Có lẽ vai trò của Đảng là theo dõi và uốn nắn các cán bộ của mình ở đây không được làm những việc mà lâu nay bà con vẫn gọi là "hại dân". Sự trong sáng và tận tụy của đội ngũ cán bộ này là yếu tố vô cùng quan trọng trong sự tập hợp nhân dân.
Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu – Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam nói với tôi: "Còn rất nhiều đối tượng cây ăn quả có thể phát triển rất tốt ở ĐBSCL, tăng thu nhập rõ rệt cho dân...". Vậy, ta hãy đưa việc này ra bàn bạc công khai trong một diễn đàn toàn vùng để đi đến thống nhất chọn đối tượng nào cho từng vùng cụ thể. Việc này lớn lắm, nó sẽ quyết định một bước ngoặt cho toàn vùng.
Ngoài cây ăn quả ra, ta còn rất nhiều đối tượng khác cũng có thể thay thế tốt cây lúa (tính về mặt thu nhập) như cây rau, cây dược liệu, cây công nghiệp, hoa, cây cảnh... và các loại cây ta đã nói tới như: ngô, đậu.
Chọn đối tượng nào, cho vùng nào, kỹ thuật thế nào, tiêu thụ ra sao... là cả một chuỗi các vấn đề phải được bàn bạc nghiêm túc và dân chủ. Không coi thường chuyện này được.
Ngay cả chuyện phát triển cây lâm nghiệp ở đồng bằng cũng là một hướng rất nên quan tâm. Ta có vô số đối tượng hấp dẫn để trồng ở đồng bằng. Đặc biệt, hướng phát triển cây lâm nghiệp phân tán cần được làm thật qui củ. Không phải vớ được cây gì là trồng cây ấy. Ta phải chọn. Đặc biệt, những loại cây lâm nghiệp đa tác dụng cần hết sức quan tâm.
Tôi vẫn ước ao, cả đồng bằng Bắc bộ, đi đâu cũng sẽ gặp cây sấu. Sấu là cây có rễ cọc, không đổ gẫy, lá xanh quanh năm, tán rất đẹp và xanh thẫm, nó cho quả đều đều. Quả sấu rất được giá. Có một chú nhỏ đi thu mua sấu nói với tôi: "Có cây, cháu phải trả cho người ta tới 4 triệu đồng tiền quả". Tôi nói: "Thế là chú mày mua rẻ của người ta đấy!". Nó cười ngặt nghẽo.
Tất cả đường làng, đường xóm, quanh trường học, công sở, hàng rào quanh nhà... đều trồng sấu thì ta sẽ có một sản lượng khổng lồ. Bộ phải chỉ đạo để việc chế biến quả sấu đi vào chiều sâu tạo ra được những sản phẩm tuyệt hạng, ngon hơn cả mứt me của Thái Lan.
Lúc này, các cụ nhà ta chỉ việc ngồi chơi, xơi nước, chờ tới vụ sấu mà... hốt bạc! Nói vậy không ngoa đâu. Ngay bây giờ, ai có được 1 đồi sấu thì làm sao đói nghèo được?! Còn biết bao loại cây lâm nghiệp có thể phát triển tốt ở đồng bằng. Nếu được hỏi, chắc chắn các chuyên gia lâm nghiệp sẽ phải nói mất vài ngày...
Tiến sĩ Phan Quốc Kinh là một chuyên gia đầu ngành về hóa dược. Ông đã kể cho tôi không biết bao nhiêu cây thuốc quý của đất nước chúng ta. Ông luôn mong muốn Nhà nước chú ý nhiều tới cây dược liệu.
Vài điều lan man như vậy để quý vị thấy tiềm năng của đất nước ta còn rất phong phú. Ngay trên mảnh đất của bà con, nếu ta bày cho họ canh tác những đối tượng hợp lý thì làm sao bà con lại bỏ ruộng được.
* Các chuyên gia thủy sản chắc còn có những cách nhìn hấp dẫn hơn, ra nhiều tiền hơn. Gặp họ lúc nào cũng thấy da mặt hây hây đỏ, không hiểu do ruộng hay do "trúng mánh". Thủy sản còn rất nhiều hướng đi đầy hấp dẫn.
Hãy ngồi lại với nhau, bàn bạc một cách dân chủ và cởi mở để tìm lối thoát cho nông dân...
Quóc Khánh
Số lượt đọc tin : 1007 - Cập nhật lần cuối : 18:24 | 30/08/2013


 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH