HỌC THẦY KHÔNG TÀY HỌC BẠN 6


(ĐC sưu tầm trên NET)


Vì sao ngành nông nghiệp Mỹ đứng hàng đầu thế giới?

(Shutterstock)
(Shutterstock)
Nước Mỹ có ngành nông nghiệp tân tiến, hiện đại nhất thế giới. Lao động  nông nghiệp chiếm khoảng 1% trong tổng dân số 322 triệu người. Nếu tính dưới góc độ lực lượng lao động thì lao động ngành nông nghiệp của Mỹ chỉ chiếm 0,7% tổng số lực lượng lao động của toàn nước Mỹ tính đến thời điểm năm 2014 (với 155.421.000 người).
Diện tích nước Mỹ là 9,161,923 km2, trong đó diện tích đất  có thể canh tác được chiếm 18,1%. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Mỹ, tháng 02/2014, Mỹ có 2,109,363 tổng số nông trại, trung bình mỗi trại có diện tích 174 héc ta.
Năm 2012, tổng  giá trị sản phẩm nông nghiệp đạt 394.6 tỷ đô la Mỹ, tăng 33% so với năm 2007, trong đó giá trị các sản phẩm trồng trọt là 219.6 tỷ đô la, giá trị sản phẩm chăn nuôi đạt 171.7 tỷ đô la.
Xuất nhập khẩu nông sản, Mỹ là nước dẫn đầu thế giới, ước tính chiếm 18% thị phần thương mại nông sản của toàn cầu.Từ năm 1960 đến năm 2014, Mỹ luôn thặng dư về thương mai các sản phẩm nông nghiệp, ví dụ như xuất khẩu nông sản năm năm 2014 ước tính đạt 149.5 tỷ đô la, chiếm hơn 10% tổng số kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng và thặng dư mậu dịch nông nghiệp lên đến hơn 38.5 tỷ đô la Mỹ.
Dưới đây là một số lý do giải thích vì sao nước Mỹ có một tỷ lệ nông dân rất nhỏ so với tổng lực lượng lao động, mà lại có một nền nông nghiệp lớn mạnh như vậy.
1- Chính sách hỗ trợ nông nghiệp của chính phủ
Các chính sách ủng hộ việc phát triển nông nghiệp của chính phủ Mỹ đã làm nên sự thành công của ngành nông nghiệp Mỹ. Ngay từ thời kỳ đầu, Chính phủ đã ban hành luật đất đai vào năm 1862 quy định phát không đất đai cho những người đến sống và làm việc trên các mảnh đất trống tại miền Tây nước Mỹ, tạo điều kiện cho một số nông dân được định cư, lập nghiệp dễ dàng.
Vào năm 1914, Quốc hội Mỹ đã lập ra cơ quan Dịch vụ phát triển nông nghiệp, cơ quan này tuyển dụng đội ngũ cán bộ để cố vấn cho các hộ nông dân từ bước sử dụng phân bón cho đến các khâu sau của quy trình sản xuất nông nghiệp. Bộ Nông nghiệp đảm nhiệm tiến hành các nghiên cứu mới, cho ra đời những loại phân bón làm tăng sản lượng hạt, các loại giống lai cho cây trồng khoẻ hơn, các phương pháp chữa trị nhằm bảo vệ và cứu chữa cây trồng vật nuôi chống được bệnh tật, và nhiều phương pháp khác kiểm soát các loài vật gây hại.
Vào năm 1929, tổng thống Herbert Hoover thành lập ban nông nghiệp liên bang nhằm bảo đảm sự ổn định kinh tế cho nông dân. Năm 1933, Tổng thống Franklin D. Roosevelt cho phép thực hiện một hệ thống trợ giá cho nông dân một mức giá gần bằng giá lúc thị trường ở điều kiện ổn định bình thường. Đồng thời, trong khoảng thời gian từ 1933 đến 1996, chính phủ cho nông dân vay tiền canh tác, nông dân có quyền trả nợ theo giá quy định trong hợp đồng. Cụ thể là vào những thời điểm sản xuất dư thừa, nông dân bán sản phẩm cho chính phủ, còn vào lúc giá nông phẩm cao, nông dân có quyền bán sản phẩm cho các công ty kinh doanh lương thực để tăng lợi tức.

(Shutterstock)
(Ảnh: Shutterstock)

Ngoài ra, chính phủ còn đề ra chính sách bảo tồn, dưỡng đất dự trữ. Sự can thiệp với quy mô lớn vào ngành nông nghiệp Mỹ được kéo dài cho đến tận cuối những năm 1990. Sau đó, chính sách trợ giá nông nghiệp chỉ duy trì ở mức thấp, chính phủ tập trung vào chương trình dự trữ chiến lược, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, để phục vụ hiệu quả cho ngành nông nghiệp Mỹ.
Hiện nay, chính phủ đang chú trọng đến xuất khẩu nông sản, và đặc biệt quan tâm đến tính vững bền của lực lượng lao động nông nghiệp. Thượng viện vừa thông qua dự luật di dân nhằm mục đích bảo đảm có đủ số công nhân cần thiết cho nền nông nghiệp, đặc biệt là vào mùa gặt hái, chăn nuôi gia súc, và sản xuất nông phẩm cần thiết cho xuất khẩu. Đạo luật này cũng mở đường cho những người làm việc trong ngành nông nghiệp Mỹ mà chưa có giấy tờ hợp lệ được phép nhập cư vào Mỹ.
Chính nhờ các chính sách hỗ trợ một cách hiệu quả này đã mang lại cho ngành nông nghiệp Mỹ một kết quả tốt đẹp như ngày hôm nay.
Tính tự chủ và sáng kiến của nông dân 
Xét trên giác độ lịch sử, nông dân Mỹ được nhìn nhận với tính tự chủ rất cao, cần cù, sáng tạo, kiên nhẫn và đầy nhiệt huyết. Và thời kỳ đầu, những người nông dân này đến Mỹ với bàn tay trắng, tự làm việc trên những mảnh đất không có giấy tờ sở hữu.
Năm 1790 nông dân Mỹ chiếm 90% dân số. Số lượng nông dân giảm liên tiếp qua thời gian, đến năm 1920, nông dân Mỹ chiếm 30.8% tổng dân số, đến năm 1960, họ chiếm 8,3% tổng dân số và đến thời điểm năm 2014, ước tính số lượng nông dân Mỹ thực sự hoạt động trên đồng ruộng chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng số toàn dân Mỹ.
Những người nông dân này thực hiện vận hành các nông trại nhỏ và vừa được của chính gia đình họ, hay họ thành lập nên những công ty do chính họ làm chủ, chiếm tới 95% tổng diện tích đất nông nghiệp được canh tác, 5% còn lại thuộc về các tập đoàn lớn làm chủ.

(Shutterstock)
(Shutterstock)

Nông dân Mỹ sử dụng máy móc rất thành thạo, có trình độ hiểu biết cao về nông nghiệp và kinh tế, nhiều người có bằng đại học. Họ chú trọng vào việc cải thiện kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật chăn nuôi gia súc dẫn đến sản lượng nông nghiệp tăng mạnh. Hình ảnh người nông dân Mỹ ngày nay là hình ảnh của người công nhân nông nghiệp. Họ hay mặc quần jean, áo carô màu, sống trong những khu vực đầy đủ tiện nghi.
Thu nhập của người làm nghề nông ở Mỹ khá cao, mức lương trung bình hiện nay của một công nhân nông nghiệp Mỹ là 61.000 đô la/năm. Tính trên hộ gia đình thì thu nhập trung bình của một gia đình nông dân năm 1960 là 4.654 đô la, đến năm 2012 thì thu nhập trung bình là 108.814 đô la, tăng 23,38 lần trong thời gian 52 năm.
Áp dụng phương tiện và kỹ thuật hiện đại trong sản xuất nông nghiệp
Nước Mỹ đặc biệt nhấn mạnh đến việc cơ giới hóa các phương tiện canh tác, sử dụng máy móc thay thế cho sức người và sức súc vật. Chi phí máy móc chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng chi phí đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Việc cơ giới hóa máy móc không chỉ đơn thuần là tăng số lượng máy móc trên cánh đồng mà còn chú ý đến thực hiện kết hợp các tính năng để tạo ra các máy liên hoàn, kết hợp máy kéo với máy cày, máy gieo trồng, máy gặt. Hay các sáng kiến về các loại máy móc có thể canh tác được ở những vùng đất cứng mà sức người khó có thể làm được. Hầu như mọi hoạt đông trong sản xuất nông nghiệp đều thực hiện bằng máy móc, từ làm đất, gieo trồng, bón phân, tưới tiêu đến gặt hái. Nông dân còn dùng máy bay để phun thuốc trừ sâu, dùng máy điện toán đề theo dõi kết quả thu hoạch. Ngày nay, không có gì lạ khi nhìn thấy những người nông dân lái máy kéo với các ca bin lắp điều hòa nhiệt độ, gắn kèm theo những máy cày, máy xới và máy gặt có tốc độ nhanh và rất đắt tiền.

Vào đầu thế kỷ 20,  phải có 4 nông dân mới sản xuất nông phẩm đủ nuôi cho 10 người, ngày nay, một nông dân Mỹ có thể cung cấp đủ lương thực nuôi 100 người Mỹ và 32 người đang  sống tại các nước trên thế giới.

Với diện tích đất canh tác rộng lớn nên việc áp dụng các phương tiện và kỹ thuật hiện đại trong sản xuất nông nghiệp đã khiến cho năng suất lao động tăng mạnh. Bên cạnh đó, mặc dù có những đợt lũ lụt và hạn hán nhưng nhìn chung lượng nước mưa tương đối đấy đủ, nước sông và nước ngầm cho phép tưới tiêu tại các tiểu bang thiếu nước. Vùng đất phía Tây thuộc miền Trung nước Mỹ có đất đai canh tác màu mỡ. Chính vì vậy khi đến Mỹ, người ta thường thấy những cánh đồng ngô, đậu nành, lúa mì, cam, cánh đồng cỏ, rộng mênh mông, xanh tươi, bát ngát.

(Shutterstock)
(Shutterstock)

Với những lý do trên, ngành nông nghiệp Mỹ đã đạt được những thành tựu to lớn, thực sự đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Mỹ, với các loại thực phẩm dồi dào với giá rẻ, tạo thêm công ăn, việc làm cho các ngành chế biến, sản xuất máy móc, và đặc biệt dịch vụ xuất khẩu nông phẩm đi khắp các nước trên thế giới.
Bài học cho chúng ta
Nhìn lại ngành nông nghiệp Việt Nam, cho đến thời điểm này, năng suất lao động trong ngành nông nghiệp của Việt Nam luôn thấp nhất trong nhóm các nước có mức thu nhập trung bình thấp và không thể bắt kịp được năng suất lao động của các nước này kể từ năm 2005. Trong khi đó, năng suất lao động của ngành nông nghiệp lại đang có xu hướng chững lại, hiện chỉ bằng 1/3 so với năng suất chung của cả nước.
Theo thông tin từ Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), giá trị gia tăng nông nghiệp trên mỗi lao động của Việt Nam năm 2011 đạt chưa tới 400 USD/người, thấp hơn cả Lào và Campuchia. Mặc dù nông nghiệp cũng là lĩnh vực duy nhất của Việt Nam luôn có xuất siêu trong nền kinh tế. Trong vòng gần 3 thập niên, nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng đều đặn, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới với các sản phẩm như gạo, tiêu, điều, sắn, chè, cao su.

(Ảnh: internet)
(Ảnh: internet)

Tuy nhiên, điểm đáng lưu ý là tăng trưởng nông nghiệp và năng suất có xu hướng chững lại, tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) của nông nghiệp giảm dần từ mức bình quân 4,5% giai đoạn 1995-2000 xuống 3,8% giai đoạn 2000-2005 và chỉ còn 3,4% giai đoạn 2006-2012.
Chính vì vậy, để có được những bước đột phá cho ngành nông nghiệp Việt Nam, có lẽ cần có những chính sách sát hữu hiệu giúp đỡ người nông dân một cách toàn diện hơn nữa. Có như vậy ngành nông nghiệp Việt Nam mới có thể phát triển bền vững.
Nhật Hạ tổng hợp
Tiến trình hiện đại hoá ngành nông nghiệp Mỹ

Đoàn Ngọc Đông MA,MS

1  Sơ lược về ngành nông nghiệp Mỹ

Nước Mỹ có ngành nông nghiệp tân tiến, hiện đại nhất thế giới. Lao đông  nông nghiệp chiếm khoảng 1% trong tổng dân số 322 triệu người  Tính đến tháng 4-2014, lực lượng lao đông Mỹ, ( labor force ), gồm có tổng số 155 triệu ,421 nghìn người, trong đó, lao động nông nghiệp có 1 triệu,879 nghìn người, chiếm tỷ lệ khoảng 0,7%.  Đất đai Mỹ có diện tích 9,161,923 km2, trong đó,  đất  khả canh  chiếm 18,1%. Theo thống kê nông nghiệp, công bố trong tháng 2 năm 2014 , thì năm 2012, tổng số nông trại ở Mỹ có 2,109,363 cái, trung bình mỗi trại có diện tích 434 acres, ( 1 acre = 0.4015 ha ). Năm 2012, tổng  giá trị nông phẩm đạt $394.6 tỷ, tăng 33% so với năm 2007, trong đó thu về các sản phẩm trồng trọt $219.6 tỷ, sản phẩm chăn nuôi đạt $171.7 tỷ.
Mỹ là nước dẫn đầu thế giới về xuất cảng nông phẩm, xuất cảng đậu nành đạt $24.7 tỷ, chiếm 50.5%, bắp, đạt kim ngạch $9.3 %, luá mi $8.2 tỷ, chiếm 18% thị phần  xuất cảng nông phẩm của toàn thế giới.Từ năm 1960 đến năm 2014, Mỹ luôn luôn có thặng dư về mậu dịch nông nghiệp, xuất khẩu nông nghiêp năm 2012 đạt $141.3 tỷ, và ước tính năm 2014 đạt $149.5 tỷ, chiếm hơn 10% tổng số kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành và thặng dư mậu dịch nông nghiệp lên đến trên $ 38.5 tỷ.
Sau đây xin thử tìm hiểu, vì đâu nước Mỹ có một tỷ lệ nông dân rất nhỏ, lại có một nền nông nghiệp vĩ đại, sản xuất nông phẩm dồi dào, chất lượng an toàn, không những nuôi sống cho toàn dân Mỹ mà còn xuất cảng với số lượng lớn, đứng đầu so với các nước trên toàn thế giới.

kwf2IHoXVRQSiq76ED_HAOQ61zuLYCgfiSg05q77pNtD0qf8oWXT9kRoaFaQHbLmtK4SmtKUpSpqFuZkVk2acl77IrQnVl8jHvqX_aszYJ1v0JfEfo_9KOAWtot5sT9-UA47pwF0a--gYfpzv4LZySr4IJKM4in4lf7ShyIJkmeQPm0QamOakNftghnnmtd7Q1kjLtOuzpkkrEFABZhw5D-5vGd5RgP-KtQr7JSKs2D88lot3m9ORiVg1106JCGfm9GQ
    Diện tích canh tác từ 1982 đến 2012                  Cơ giới hoá nông nghiệp Mỹ


2      Những yếu tố hổ trợ ngành nông nghiệp

 a/ Đức tinh tự chủ và sáng kiến của nông dân 

Ngay từ thời kỳ đầu lập quốc, nông dân đã được xem như mẫu người có tính tự chủ rất cao. Họ làm việc cần cù, sáng tạo, kiên nhẫn và đầy nhiệt huyết. Họ đến Mỹ với bàn tay trắng, làm việc trên những mảnh đất tự chiếm giữ, không có giấy tờ sở hữu. Năm 1790 nông dân chiếm 90% dân sô. Năm 1870, lao động nông nghiệp chiếm đến 49% dân số. Năm 1920, số nông dân gần 32  triệu chiếm 30.8% trong tổng dân số 107.5 triệu người. Số lượng nông dân giảm dần theo đà phát triển kinh tế của xứ sở. Năm 1930, chiếm 21%, năm 1960, chiếm 8,3%,  năm 1990, chiếm 2.6%, trong tổng dân số của Mỹ. Ngày nay, nông dân Mỹ, hoạt động toàn thời gian, chiếm khoảng 1% trong tổng số toàn dân Mỹ, tính đến tháng 6-2014 là gần 322 triêu người.
Một ưu điểm là các nông trại nhỏ và vừa được quản trị bởi gia đình, tổ hợp, công ty do nông dân nắm giữ, tỷ lệ do nông dân làm chủ đạt con số rất cao, trên 95%. Nông trại lớn, diện tích trên 2086 acres, do các đại công ty nắm giữ chỉ chiếm 4.6%.
Đời sống nông dân càng ngày càng cải thiện. Vì tự quản trị nông trại của mình, nên công việc kinh doanh nông nghiệp rất có kết quả. Hình ảnh người nông dân Mỹ ngày nay, là hình ảnh của người công nhân nông nghiệp, họ lao động trong một xí nghiệp nông nghiệp. Họ ăn mặc như hình ảnh người công nhân, mậc quần jean, áo carô  màu , họ sống trong những khu nông thôn, đầy đủ tiện nghi, có trường trung học, có siêu thị, tiệm ăn, ngân hàng, với nhà cửa khang trang.  trông rất đẹp mắt. Chỉ khác là nhà họ cách xa nhà người khác, nhà cửa ngăn nắp, có thảm cò xanh mướt, có vườn hoa quả xanh tươi. Tôi có dịp sống với họ hàng tuần, họ chất phát, chân thật , rất hiếu khách. Có lần tôi ở trong nhà của một nông dân trong tiểu bang Michigan, họ canh tác với diện tích 100 ha, chuyên trồng bắp, đậu nành và trồng cỏ. Gia đình họ có 5 người, người cha và người con trưởng  là lao đông chính, vào mùa bận rộn mới thuê 1 công nhân mà họ có thể nuôi đến hơn 100 con bò sữa. Họ xử dụng máy móc rất thành thạo, hiểu biết về nông nghiệp và kinh tế rất cao, nhiều người có bằng đại học, thật đáng khâm  phục.
Nông dân càng ngày càng có trình độ học vấn cao, nên lợi tức thu nhập của họ cũng không thấp nếu so với các ngành khác. Lương trung bình của một công nhân nông nghiệp Mỹ là $61,000 một năm. Lợi tức của 10% người có lương cao nhất là $107,000/năm. Lợi tức của 10% những người có lương thấp nhát là $30,000/năm. Nông dân kiếm được nhiều tiền  như ở tiểu bang Kansas  $95,000/năm, tiểu bang Washington $87,000/năm, California $84,000/năm, Iowa $82,000/ năm và Minnesota $78,000/năm.
Thu nhập trung bình của một gia đình nông dân năm 1960 là $4,654 so với thu nhập trung bình năm 2012  là $108,814, tăng 25 lần.trong thời gian 54 năm.
Năm 2012, số người làm trưởng nông traị vào khoảng 2.1 triệu người. Trong số nầy , người da trắng chiếm 92%, người thiểu số chiếm 8%.Tuổi trung bình của trại chủ là 58.3.tuồi. Các trại chủ tự cho mình là nông dân, chiếm 48%, số còn lại làm việc nông trại bán thời gian, họ tự xem mình như người có nghề nghiệp khác.Tuổi của những trại chủ càng ngày càng già, chỉ 6% có tuổi dưới 35,  số trại chủ có tuổi từ 65 trở lên, chiếm đến 33%.  

j-gbHe_XbaZt4ZJM_PEekwkODYk10fX2VAIFNl-bQnXjrXek9SmpGbOMzahdngwedJFlOcKsb68_p3N06EDZnJRxYsJC8abF4o2c2whMWf53s2Q3md0G63821XvP7U34aw
Nông dân Mỹ đang lái máy kéo

b/  Đất đai canh tác rộng lớn, thiên nhiên ưu đãi

Nông dân Mỹ làm việc trong những điều kiện thiên nhiên vô cùng thuận lợi. Vùng Trung tây nước Mỹ có đất đai canh tác màu mỡ nhất thê giới. Các vùng canh tác có lượng nước mưa tương đối đầy đủ,  lượng nước sông và nước ngầm cho phép tưới tiêu cho các tiểu bang thiếu nước .Mức sản xuất nông nghiệp và loại hoa màu thay đổi từng tiểu bang, chẳng hạn như bang Texas với 229,000 nông trại, trồng bông, bắp, lúa mì, bang Missouri với 104,500 trại, trồng bắp, đậu nành, lúa gạo và cỏ, bang Iowa với 88,400 trại, trồng bắp và đậu nành, bang Illinois với 72,500 trại, trồng bắp, đậu nành, bang California với 75,000 trại, trồng nho, hạnh nhân, rau quả,bang Florida với  40,000 trại, chuyên trồng cam. Nếu ai đã từng đi xe trên xa lộ, đi hàng giờ, dọc theo các tiểu bang vừa kể, họ sẽ thấy những cánh đồng băp, đậu nành, lúa mì, cam, cánh đồng cỏ, rộng mênh mông, xanh tươi, bao la, bát ngát, rộng đến nỗi, so với cánh đồng lúa miền Nam Việt nam, một thời có tiếng là cò bay thẳng cánh, nhưng so với các cánh đồng ở Mỹ thì không thấm thía vào đâu. .
Diện tích canh tác và tổng số nông trại giảm dần , nhưng sản lượng nông nghiệp lại gia tăng Năm 2007, tổng số nông trại là 2,204,792 cái với tổng diện tích canh tác 922,095,840 acres. Năm 2012, tổng số nông trại là 2,109,363 cái với tổng diện tích canh tác 914,603,026 acres. Doanh thu  nông nghiệp trong năm 2007 đạt $297.2 tỷ, so với doanh  thu nông nghiệp năm 2012 là $394.6 tỷ, tăng 32.8%. Nước Mỹ có 10 tiểu bang, sản xuất khoảng 50% tổng sản lượng nông phẩm của cả nước, nhiều nhất là California, $45 tỷ ,  Texas $20 tỷ, Iowa $19 tỷ.
.   .
8f0kxmfvdh_x38esTbDhlFnEUUVMlK1Sn0aD8yRhqP2J2PkNpXCgUGrlzAPVLmaJJoay2Wy5oOGDMvYF8kQyYpz5Yz74AindqpwoG4UV-VAT9ZnvrpOdLFysi7rJkXOIcwjwGeXYiYbZEF9GPjgqLhTgfI_h86G0a8sHP_on0ADhBWjF9Pmy1uEE9gtC154pKyo7Pc5wHolWLBLDpMhVNAiPfAszZhDM9lVcZ0pDRcgYVy-evEKmNA22C37eiYM0-DBA
Cánh đồng  bao la bát ngát                                Nông dân đang phun thuốc trừ sâu

c/  Cơ giới hoá các nông trại

Cơ giới hoá giúp tăng gia hiệu quả sản xuất, mở rộng nông trại, và cải thiện chất lượng sản phẩm. Nhờ cơ giới hoá  mà năng suất của nông dân được tăng cao, nâng cao thu nhập, giúp nông dân có thể canh tác tại những vùng mà trước đây sức ngừơi không thể làm được. Ngày nay, người nông dân lái máy kéo, ngồì trong buồng lái có máy điều hoà không khí và mọi hoạt đông đều thực hiện bằng cơ giới, từ làm đất, gieo trồng , bón phân, tưới tiêu, gặt hái, tất cả
đều thực hiện bằng máy. Nông dân còn dùng máy bay đề phun thuốc trừ sâu, dùng máy điện toán đề theo dõi két quả thu hoạch. Ngoài  ra nông dân còn dùng máy tính kết hợp với vệ tinh
và dùng GPS để xác định vùng đất thích hợp cho loại cây trông, tất cả với mục tích tăng gia năng suất lao động.nông nghiệp.
Vào đầu thế kỷ 20,  phải có 4 nông dân mới sản xuất nông phẩm đủ nuôi cho 10 người, ngày nay, một nông dâm Mỹ có thể cung cấp đủ lương thực nuôi 100 người Mỹ và 32 người đang  sống tại các nước trên thế giới.    
Cơ giới hoá nông nghiệp được thực hiện rất sớm tại Hoa kỳ, nhưng phát triển manh nhất là vào những thập niên 1940 đến thập niên 1970, thời kỳ kết hợp cơ giới với việc xử dụng phân hoá học, cải tiến hạt giông và là giai đoạn thực hiện cách mạng xanh. Năm 1907, cả nước  chỉ có 600 máy kéo, đến năm 1950 , số máy kéo lên đến 3,400,000 cái. Chi phí máy móc chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tồng chi phí đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Có những máy liên hoàn , kết hợp máy kéo  với máy cày, máy gieo trồng, máy gặt, rất hiện đại giá mỗi cái  giá  $100,000. Cơ giới hoá gần như thay thế sức người, sức vật tại Mỹ. Sự kết hợp cơ giới với cải tiến trong kỹ thuật canh tác và chế biến nông sản đang làm thay đổi phương pháp  sản xuất và phân phối lương thực tại Mỹ và tại các nước trên toàn thế giới.
Nhờ cơ giới hoá và cải thiện kỹ thuật trồng trọt, kỹ thuật chăn nuôi gia súc, sản lượng nông nghiệp tăng lên đến 75% mỗi năm, giải quyết được nạn thiếu hụt thực phẩm trên thế giới. Cơ giới hoá  là một bước tiến rất lớn trong ngành nông nghiêp Mỹ và các nước trên toàn thế giới.

wyggB67jvYJGiXF7RCW6jGZ9qKOqYMvVuPSUCrvXVn1NOaIFkLnMXSM3Syo1qjj-USDAQUfCSfIAhoLocEwwpzMtCrzoPv5c0h_lSQw-84N-_WAAVLwK3LG-C8tBJxx4WArrunQlLJKOajqcqj_LCT_tjJOYM7epxbruy2aydPIhQtuQpKN15dH05RbIRdxSyd-YHmtWT10dtT4wz_nIZquYxKrZMbrndtsvcTpDGvoKRflulq_SKd9dOAOCC8qz32uw
Máy bay không người lái trong nông nghiệp                        Bắp chuyển gen

d/ Áp dụng kỹ thuật sinh học trong ngành nông nghiêp Mỹ

Cánh tác trong  giai đoạn cơ giới hoá và cách mạng xanh của những năm cuối thế kỹ 20
là  một bước nhảy vọt cho ngành nông nghiệp Mỹ.  Ban đầu năng suất nông nghiệp tăng trưởng đáng kể, nhưng rồi năng suất giảm dần, chỉ còn tăng trưởng vào khoảng 0.5% mỗi năm.Đứng trước tình trạng đó, các khoa học gia Mỹ lại nghĩ ra cách  áp dụng kỹ thuật sinh học để gia tăng  năng suát nông nghiệp.
Kỹ thuật chuyển đổi gen GMCs , GM Crops  ( Genetically modified crops ), là phương pháp làm thay đổi DNA của các loại cây trồng, bằng cách thêm vao 1 hoặc nhiều  gen chọn lọc nhờ kỹ thuật sinh học hiện đại, để tạo ra loại cây trồng có những đặc tính mới theo ý muốn của con người. Điểm khác biệt ờ đây là quá trình hình thành đặc tính  mới trong cây trồng theo tự nhiên phải mất thời gian dài, có khi  hàng trăm năm, trong lúc tạo một đặc tình mới trong cây trồng , nhờ kỹ thuật chuyển đổi gen hiện đại, chỉ mất vài năm, đây là ưu điểm của kỹ thuật sinh học, được áp dụng mạnh trong  thế kỹ 21 và nước Mỹ  đi  tiên phong trong kỹ thuật trồng cây chuyển đổi gen.   
Trên thế giới, kỹ thuật trông cây GMC đã áp dụng từ năm 1996 trên diện tích 17 triêu ha, đến năm 2013 diện tích trông cây GMC tăng lên 100 lần với diện tích 175 triêu ha. Năm 2012 , nước Mỹ có 69.5 triệu ha cây trồng biến đổi gen, bao gồm đâu nành, bắp, bông vài, củ cải đường, đu đù và vài loại hoa màu khác. Hiện nay, tỷ lệ đất trồng cây biến đổi gen chiếm một tỷ lệ rất lớn, 98% với củ cải đường, 91% với đậu nành, 88% với bông vải, và 85% đối với bắp.
Nhờ tạo được cây trồng  chuyển đổi gen, có đặc tính mới, như chiu được khí hậu lạnh hoặc nóng, trồng đưọc trên đất mặn, có đậc tính chống được sâu bệnh, chống cỏ dại, kéo dài thời gian bảo quản, nông sản thu hoạch nhiều và lâu hư thối  Điểm nổi bật  là  loại cây trông GMC cải thiện được môi trường vì ít dùng thuốc trừ sâu, ít dùng thuốc diệt cỏ, khí hậu bớt ô nhiễm, giảm bớt lượng CO2 .Nông dân ít tiếp xúc hoá chất, người tiêu thụ được hưởng thức ăn bổ dưỡng hơn, thực phảm  ít chứa chất độc hại.
Theo ước tính từ giai đoạn 1996 đến 2012 , nhờ áp dụng trồng cây GMC, thu nhâp đã gia tăng $117 tỷ, trong đó 58% do giảm chi phí sản xuất, 42% do tăng năng suất.
Việc áp dụng kỹ thuật sinh học trong nông nghiệp có nhiểu mặt tích cực, tuy nhiên cũng có  một số  tiêu cực đang bàn cãi như làm thay đổi đặc tính thiên nhiên, làm gia tăng dị ứng do cây trồng mới mang lại, một số vi trùng gây bệnh  sẽ kháng lại thuốc chữa trị.  Mặt khác, kỹ thuật trồng cây GMC theo diện đại trà, đã làm cho các công ty chuyên cung cấp giống, như Monsanto, Syngenta,  thu được một số tiền lời quá lớn, lợi tức phân bổ không cân đối giữa các công ty cung cấp hạt giống và  nông dân sản xuất.

e/ Chính sách hổ trợ nông nghiệp của chính phủ

Chính sách nông nghiệp của chính phủ đã đóng góp rất nhiều trong quá trình hiện đại hoá nông nghiệp Mỹ. Từ giai đoạn đầu, đất đai canh tác thuộc quyên sở hữu của liên bang. Đạo luật về đất đai năm 1862, cho phep chính phủ phát không cho những người chịu sống và làm việc trên mảnh đất được ban phát. Vùng đất đai rộng lớn miền Tây, tạo cho một số nông dân được định cư, lập nghiệp dễ dàng. Đạo luật Morrill tạo ra những cơ hội mới về việc thành lập các trường đại học chuyên đào tạo trong các lĩnh vực kỹ thuật thực hành trong đó có kỹ thuật canh tác.
Năm 1929, tổng thống Herbert Hoover thành lập ban nông nghiệp liên bang nhằm bảo đảm sự ổn định kinh tế cho nông dân..Năm 1933, Tổng thống Franklin D. Roosevelt tuyên bố chấp nhận và thực hiện một hệ thống trợ giá, bảo đảm cho nông dân một mức giá gần bằng  giá lúc thị trường không gặp trắc trở. Trong những năm sản xuất nhiều, chính phủ bằng lòng mua sản lượng dư thừa. Năm 1954, chính phủ lập chương trình  “Lương thực vì hoà bình”, xuất khẩu nông sản qua các nước nghèo. Năm 1960, TT Lyndon Johnson lập chương trình Food Stamp giúp đỡ cho những gia đình có lợi tức thấp.Tiếp theo là chương trình bữa ăn miễn phí, dành cho học sinh nghèo tại các trường  học.
Trong khoảng thời gian từ 1933 đến 1996, chính phủ cho nông dân vay tiền canh tác, nông
dân có quyền trả nợ theo giá quy định trong hợp đồng.  Lúc sản  xuất dư thừa, nông dân bán sản phẩm cho chính phủ, lúc giá nông phẩm cao, nông dân có quyền bán sản phẩm cho các công ty kinh doanh lương thực để tăng lợi tức.
Trước tình trạng sản xuất dư thừa , khiến giá cả mất ổn định, chính phủ lại đề ra chính sách bảo tồn, dưỡng đất dự trữ, với mục đích khuyến khích nông dân  bỏ trống, không canh tác trên những diện tích đất cho năng suất thấp trong thời gian 10 năm. Chính sách hổ trợ giá  đã làm chính phủ chi tiêu quá nhiều ngân sách, nên từ từ bị cắt giảm.  
Từ năm 1990 trở đi, chính sách bảo trợ nông nghiệp chỉ duy trì ở mức thấp, chính phủ  tập trung vào chương trình  dự trữ chiến lược, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, để phục vụ hiệu quả cho ngành  nông nghiệp Mỹ.
Hiện nay,  chính phủ đang chú trọng đến xuất khẩu nông sản, và đặc biệt quan tâm đến tính vững bền của lực lượng lao đông nông nghiệp.Thượng viện vừa thông qua dự luật di dân (S.744) , bảo đảm có đủ số công nhân cần thiết cho nền nông nghiệp, đặc biệt là vào mùa gặt hái, chăn nuôi gia súc, và sản xuất nông phẩm cần thiết cho xuất cảng. Đạo luật cũng mở đường để nhập quốc tịch Mỹ cho những người nằm trong 11 triệu người đang sống ở Mỹ, .không co giấy tờ hợp lệ, phần đông những người nầy đang làm việc trong lãnh vực nông nghiệp.
Các chính sách hỗ trợ, nhân đạo, đứng đắn, phục vụ nông dân của chính phủ đã mang lại cho ngành nông nghiệp Mỹ một kết quả tốt đẹp như ngày hôm nay.    .
  

lf3CEsS6syZoGy3mXyZ6cw312lITK7bmA3OOEfSi90eQPiUf5uQ5iovXZ2LWqhG5lseAWDSAYWVP0YXaSNZqUD6-JhfIzm29icsSsw7jCqnV96O5JJdEt_W1O_LIRfRc7g
Bộ nông nghiệp Mỹ
3  Kết luận

Nước Mỹ giàu đẹp, nước Mỹ hùng mạnh, nước Mỹ  tiến bộ vế mọi mặt. Người nông dân Mỹ hãnh diện, là những người đi tiên phong, có công đưa ngành nông nghiệp đến chỗ thịnh vượng, tạo nền tảng, xây dựng cơ sở, bắt một nhịp cầu đưa  nền kinh tế Mỹ đến chỗ  hiện đại, tân tiến nhất thế giới.
Ngành nông nghiệp đang đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế Mỹ,  sản xuất thực phẩm dồi dào với giá rẻ, tạo thêm nhiên liệu sinh học, giảm bớt việc lệ thuộc dầu hoả nhập cảng, tạo thêm công ăn, việc làm cho các ngành chế biến ,  sản xuất máy móc, và đặc biệt dịch vụ xuất cảng nông phẩm đi khắp các nước trên thế giới.
Tính đến  6-2014  dân số thế giới có khoảng 7 tỷ 237 triệu người và hiện có 1 tỷ người đang nghèo đói Theo dự đoán của các cơ quan quốc tế, dân số thế giới sẽ tăng lên 7.7  tỷ  vào năm 2020, 8 tỷ vào năm 2024 vả 9 tỷ rưởi vào năm 2050. Đất đai trồng trọt của các nước,  không những không gia tăng, mà con bị thu hẹp, do ảnh hưởng khí hậu tăng cao, do ảnh hưởng hiệu ứng nhà kính, làm mực nước dâng cao, đất đai trồng trọt  bị mặn, xói mòn, làm thiếu đất canh tác
Nước Mỹ có một lợi thế, với diện tích rộng lớn hơn 9 triệu km2, diện tích đất nông nghiệp chiếm đến 18.1%, trong đó diện tích canh tác thường xuyên chỉ mới xử dụng  ít hơn 0.4%.Tiềm năng  ngành nông nghiệp  Mỹ quá to lớn. Hiện nay xuất cảng nông phẩm đứng đầu thế giới và là thế mạnh của kinh tế Mỹ. Với đà dân số thế giới đang gia tăng, nhất là những nước đang phat triển. Câu hỏi, là nước nào sẽ sản xuất đủ lương thực để nuôi sống  dân số tăng thêm hàng tỷ người
trên thế giới..
Nước Mỹ sẽ là vựa lượng thực, cung cấp, nuôi sống dân sô của toàn thế giới. Với sức mạnh
cuả  nông nghiệp Mỹ, trong tương lai, ngành nông nghiệp Mỹ sẽ là một khí giới bảo vệ nước Mỹ. Sức mạnh của nông nghiệp Mỹ, một ngày nào, có thể  là khí giới mạnh hơn bất kỳ loại khí giới nào hiện có trên thế giới.  

                                                                                               Tháng 6-2014

[Infographic] Những điều thú vị khó tin về ngành nông nghiệp Mỹ




1 nông dân Mỹ có khả năng sản xuất đủ lương thực nuôi sống 155 người... là một trong số những điều thú vị khó tin về ngành nông nghiệp của cường quốc kinh tế số 1 thế giới.
 >> Đại sứ Hoa Kỳ: Nông nghiệp có tầm quan trọng "sống còn" với Việt Nam
 >> Ngành nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức

Mặc dù Mỹ là một cường quốc công nghiệp hàng đầu thế giới nhưng ngành nông nghiệp nước này cũng rất quan trọng. Dưới đây là 10 điều thú vị khó tin về ngành nông nghiệp của siêu cường số một thế giới.
Theo Lục An
Dân Việt

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

NGẬM SẦU (ĐL)

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

MỌC CÁNH