BÍ ẨN ĐƯỜNG ĐỜI 62
-Mọi người đều mù quáng đi trên con đường đời của mình! Vì đố ai thấy chính xác con đường ấy!
-Đến chặng cuối đường đời, hình dáng nó mới hiện lên rõ nét với những nỗi niềm hối tiếc khó nói được thành lời!
-Và đời ta, ta không thể đánh giá đúng được mà phải để đời sau đánh giá!
- Hiền-ác là hai giá trị tùy thuộc vào nhận thức nên rất dễ chuyển hóa thành nhau. Tuy nhiên chân lý tuyệt đối chỉ có một!
-Cuộc sống chân-thiện-mỹ có vẻ như bản năng (!?), không thể bắt chước được!
-----------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Bá tước Lev Nikolayevich Tolstoy (tiếng Nga: , Lev Nikolaevič Tolstoj; 9 tháng 9 năm 1828 – 20 tháng 11 năm 1910[1]) là một tiểu thuyết gia người Nga, nhà triết học, người theo chủ nghĩa hoà bình, nhà cải cách giáo dục, người ăn chay, người theo chủ nghĩa vô chính phủ, tín hữu Cơ Đốc giáo, nhà tư tưởng đạo đức, và là một thành viên có ảnh hưởng của gia đình Tolstoy.
Tolstoy được yêu mến ở khắp mọi nơi như một tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết, đặc biệt nổi tiếng với kiệt tác Chiến tranh và hoà bình và Anna Karenina; miêu tả sự phóng khoáng và hiện thực của cuộc sống Nga, hai tác phẩm là đỉnh cao của tiểu thuyết hiện thực. Là một nhà luân lý, ông nổi tiếng với tư tưởng kháng cự bất bạo động, được thể hiện xuyên suốt các tác phẩm của mình như Vương quốc Chúa Trời trong bạn, điều đã có ảnh hưởng tới những nhân vật quan trọng của thế kỷ XX như Mahatma Gandhi và Martin Luther King, Jr.
Lev (trong gia đình ông được đánh vần là "Lyov", chứ không phải "Lev"[
cần dẫn nguồn]) sinh tại khu đất đai của cha ông ở Yasnaya Polyana, tại Tula guberniya vùng Trung Nga. Gia đình Tolstoy là một dòng họ quý tộc nổi tiếng từ xưa tại Nga, mẹ của ông khi sinh là nữ công tước Volkonsky, trong khi bà ông có nguồn gốc xuất thân từ gia đình hoàng gia Troubetzkoy và Gorchakov.
Tolstoy có họ hàng với các gia đình quý tộc lớn nhất nước Nga. Thực tế
sinh ra trong một những gia đình đại quý tộc bậc nhất ở Nga khiến
Tolstoy rất khác biệt với toàn bộ những nhà văn khác cùng thế hệ với
ông. Ông luôn là một nhà quý tộc có ý thức về vấn đề giai cấp,
Năm 1844, Tolstoy bắt đầu học luật và các ngôn ngữ phương Đông tại Đại học Kazan,
nơi các giáo viên miêu tả ông là "vừa không có khả năng vừa không muốn
học hành." Ông không thấy ý nghĩa trong việc tiếp tục học tập và rời
trường giữa khoá. Năm 1849 ông về cư trú tại Yasnaya Polyana, nơi ông cố
gắng trở nên hữu ích cho những người nông dân của mình nhưng nhanh
chóng khám phá ra sự vô dụng của lòng nhiệt tình thiếu hiểu biết của
mình.
Đa phần thời gian học tập tại trường đại học và sau đó cuộc đời ông giống với cuộc đời của những chàng trai trẻ và những người ở tầng lớp của ông khi ấy, không theo quy luật nào và luôn tìm kiếm các trò vui - rượu, bài bạc, và phụ nữ - không phải hoàn toàn khác biệt cuộc sống của Pushkin trước khi ông bị trục xuất về phương Nam. Nhưng Tolstoy không thể vô tư chấp nhận để cuộc sống tự diễn ra. Từ rất sớm, trong nhật ký của ông (hiện còn từ năm 1847 về sau) cho thấy một sự đau khổ không bao giờ thỏa mãn về giá trị đạo đức của cuộc sống, một sự đau khổ sẽ còn mãi và là xung lực mang tính quyết định trong trí óc ông. Quyển nhật ký này cũng thể hiện sự thực nghiệm kỹ thuật phân tích tâm lý sẽ trở thành vũ khí văn chương chủ chốt của ông sau này.
Tại khẩu đội pháo của mình Tolstoy sống một cuộc đời dễ chịu và không phiền phức nhờ tư cách một sĩ quan quý tộc. Ông có nhiều thời gian rảnh, và đa số thời gian đó ông đều dùng cho những cuộc săn bắn. Trong vài lần tham dự chiến đấu, ông tỏ ra rất tài giỏi. Vào năm 1854, ông nhận được lệnh, theo sự yêu cầu của ông, chuyển sang phục vụ cuộc chinh chiến chống quân Thổ Nhĩ Kỳ tại xứ Wallachia, nơi ông tham gia vào cuộc bao vây Silistra (nằm ở phần phía Đông Bắc Bulgaria). Tháng 11 năm ấy, ông tham gia cuộc đồn trú tại Sevastopol. Tại đó ông đã chứng kiến những trận đánh có tầm quan trọng lớn nhất trong thế kỷ. Ông tham gia bảo vệ Pháo đài số Bốn (Fourth Bastion) nổi tiếng và vào Trận Sông Chernaya, ông đã chế nhạo sự chỉ huy yếu kém tại đó trong một bài hát vui, đoạn thơ duy nhất từng biết do ông viết ra.
Tại Sevastopol ông viết cuốn Những mẩu chuyện Sebastopol (Sebastopol Sketches), được nhiều người coi là cố gắng đầu tiên của ông nhằm có được những kỹ thuật sẽ được áp dụng hiệu quả sau này trong tác phẩm Chiến tranh và hòa bình. Cũng được xuất bản định kỳ hàng tháng trên tờ Sovremennik khi cuộc bao vây còn đang diễn ra, những câu chuyện này khiến công chúng chú ý tới ông nhiều hơn. Trên thực tế, Nga hoàng Aleksandr II được biết đã từng tán dương tác giả của câu chuyện, "Hãy giữ gìn anh chàng đó." Ngay sau khi pháo đài bị từ bỏ, Tolstoy xin nghỉ phép tại Petersburg và Moscow. Năm sau ông rời quân ngũ, hoàn toàn ghê tởm với sự chém giết vô nghĩa đã chứng kiến.
Những năm 1856-61 ông sống tại Petersburg, Moscow, Yasnaya, và ở nước
ngoài. Năm 1857 (và một lần nữa trong giai đoạn 1860-61) ông đi ra nước
ngoài và quay trở về với sự vỡ mộng về tính ích kỷ và chủ nghĩa vật
chất của nền văn minh tư sản Châu Âu, một cảm giác được thể hiện trong
truyện ngắn Lucerne và gián tiếp hơn trong tác phẩm Ba cái chết
(Three Deaths) của ông. Khi bắt đầu có quan điểm thiên về phương Đông
hơn với ảnh hưởng từ Phật giáo, Tolstoy học cách tự nhận thức mình thông
qua những sinh thể sống. Ông bắt đầu viết Kholstomer, với một đoạn độc thoại nội tâm của một chú ngựa. Nhiều suy nghĩ riêng tư của ông đã được phản ánh thông qua một nhân vật chính trong tác phẩm Người Cô dắc (The Cossacks), người nằm ngẫm nghĩ, lúc ngã xuống đất khi đang trong một cuộc săn:
'Ta ở đây, Dmitri Olenin, một sinh vật khá khác biệt so với những sinh vật khác, đang nằm đơn độc chỉ Thượng đế mới biết là ở đâu – nơi một chú nai thường sống – một chú nai già, một chú nai đẹp đẽ có lẽ chưa từng nhìn thấy một con người, và tại một nơi chưa từng có người nào ngồi hay suy nghĩ những việc đó. Ta ngồi đây, và xung quanh ta là những cây già cây non, một cây phủ đầy những vòng nho dại, và những con gà lôi đang kêu vang, đuổi nhau vòng quanh và có lẽ đang tìm kiếm những người anh em đã bị giết của chúng.' Anh cảm nhận thấy những chú gà lôi của mình, suy nghĩ về chúng, và chùi dòng máu nóng trên bàn tay vào áo khoác. 'Có lẽ những con chó rừng đã đánh hơi thấy chúng và thất vọng bỏ đi hướng khác: phía trên ta, bay trong đám lá cây đối với chúng rộng lớn như những hòn đảo, những con muỗi kêu vo vo: một, hai, ba, bốn, một trăm, một ngàn, một triệu con muỗi, và tất cả chúng cùng kêu ca một điều gì đó hay mỗi con lại có vấn đề của riêng minh giống một Dmitri Olenin như ta.' Anh tưởng tượng một cách sinh động về tiếng kêu của những chú muỗi: 'Hướng này, hướng này, các bạn! Ở đây có thứ chúng ta ăn được đấy!' Chúng kêu và lao về phía anh. Và anh thấy rõ ràng rằng mình không phải một nhà quý tộc Nga, một thành viên của xã hội Moscow, một người bạn và họ hàng của ông này bà nọ, mà chỉ như là một con muỗi, hay gà lôi, hay nai, như những loài vật hiện đang sống cạnh anh. 'Chỉ như chúng thôi, chỉ như Chú Eroshka, ta sẽ sống một lát rồi chết, và như chú đã từng nói rất đúng: "cỏ sẽ mọc lên và không còn gì nữa".'
Những năm sau cuộc Chiến tranh Crimean là khỏng thời gian duy nhất trong cuộc đời Tolstoy khi ông sống lẫn lộn trong thế giới văn chương. Ông được giới trí thức Petersburg và Moscow ca ngợi là một trong những người tài giỏi nhất và danh vọng càng tăng với những thành công của ông. Nhưng ông không muốn gần họ. Ông là một nhà quý tộc quá chân chính để có thể giống với giới trí thức nửa tự do này. Tất cả suy nghĩ trong đầu ông đều trái ngược với suy nghĩ trong đầu những người đang trong quá trình Tây phương hoá, những người đã được Ivan Turgenev, người được đa số công nhận là tác gia lớn nhất còn đang sống của Nga ở giai đoạn đó, phác hoạ. Turgenev, người theo nhiều cách là sự đối lập của Tolstoy cũng là người ca ngợi ông nhiều nhất khi gọi truyện ngắn năm 1862 Người Cô dắc của Tolstoy là "Truyện hay nhất được viết bằng ngôn ngữ của chúng ta."
Tolstoy không tin vào sự tiến bộ và văn hóa và thích trêu chọc Turgenev qua những câu nói hay lời bình luận cay độc của mình. Việc thiếu sự cảm thông với giới văn học khiến ông rơi vào một cuộc tranh cãi ầm ĩ với Turgenev (1861), ông đã thách đấu với Turgenev nhưng sau đó đã đưa ra lời xin lỗi về hành động của mình. Cả câu chuyện rất đặc trưng về tính nết của ông, không thể kiên nhẫn với sự ưu việt hơn của người khác và sự thiếu lòng tự trọng trí thức của họ. Những nhà văn duy nhất còn là bạn của ông gồm vị "địa chủ" bảo thủ Afanasy Fet và nhà dân chủ thân Slavơ Nikolay Strakhov, cả hai người đều có quan điểm trái ngược với dòng tư tưởng chính thời kỳ đó.
Năm 1859 ông lập ra một ngôi trường cho trẻ em nông thôn tại Yasnaya, tiếp đó là mười hai ngôi trường khác, những nguyên tắc tự do cơ bản của chúng đã được Tolstoy miêu tả trong tiểu luận năm 1862, "Ngôi trường tại Yasnaya Polyana" của mình. Ông cũng viết nhiều truyện cho trẻ em nông thôn. Những thực nghiệm giáo dục của Tolstoy sớm chết yểu, nhưng đó chính là nguyên mẫu trực tiếp đầu tiên cho Trường Summerhill của A.S.Neill, ngôi trường tại Yasnaya Polyana có thể coi là mô hình đầu tiên của một lý thuyết chặt chẽ về giáo dục tự do.
Năm 1862 Tolstoy xuất bản một tạp chí sư phạm, Yasnaya Polyana, theo đó ông đề xuất không phải giới trí thức sẽ dạy dỗ người nông dân, mà là người nông dân dạy dỗ giới trí thức. Ông trở nên tin tưởng rằng ông đang được hưởng tài sản thừa kế một cách không công bằng, và được nổi tiếng trong giới nông dân về những hành động giúp đỡ hào hiệp của mình. Ông thường quay về ngôi nhà nông thôn đem theo những người hành khất mà ông thấy cần phải giúp đỡ, và thường đưa những khoản tiền lớn cho những người ăn mày trong thành phố. Năm 1861 ông nhận chức Thẩm phán Hoà bình, một địa vị được đưa ra với mục đích giám sát việc thực thi cuộc Cải cách giải phóng năm 1861.
Trong lúc ấy, cuộc kiếm tìm sự ổn định tâm hồn không bao giờ dứt tiếp
tục dày vò ông. Khi ấy ông đã từ bỏ cuộc sống hoang tàng thời trẻ, và
nghĩ tới việc lập gia đình. Năm 1856 ông lần đầu tiên cầu hôn không
thành công (Mlle Arseniev). Năm 1860 ông bị ảnh hưởng nặng sau cái chết
của người anh/em trai Nicholas,
dù trước đó ông đã phải đối mặt với cái chết của cha mẹ và người bảo
mẫu thời thơ ấu. Tolstoy coi cái chết của anh/em mình là cuộc chạm trán
đầu tiên của ông với thực tế không thể tránh khỏi của cái chết. Sau
những bất hạnh đó, Tolstoy đã viết trong nhật ký của mình rằng ở tuổi ba
tư, không một phụ nữ nào có thể yêu ông, bởi ông quá già và xấu xí. Năm
1862, cuối cùng ông cầu hôn Sofia Andreyevna Behrs và được nàng đồng ý.
Họ cưới ngày 23 tháng 9 cùng năm ấy.
Mười lăm năm đầu của cuộc hôn nhân, ông đã sống trong cuộc sống hạnh phúc, thỏa mãn và tin tưởng, triết lý của nó được thể hiện với quyền lực tạo hóa tối cao trong cuốn Chiến tranh và Hòa bình. Sophie Behrs, hầu như mới chỉ là một cô bé khi lập gia đình và trẻ hơn ông 16 tuổi, đã trở thành người vợ, người mẹ và người quản gia lý tưởng của ông. Trước khi cưới, Tolstoy đã trao cho bà những cuốn nhật ký của ông ghi chép chi tiết lại những lần ông quan hệ với những nữ nông nô. Họ có với nhau mười ba người con, năm người chết khi còn nhỏ.[2]
Hơn nữa, Sophie là người giúp đỡ đắc lực cho chồng trong sự nghiệp văn chương, và câu chuyện nổi tiếng nhất là việc bà đã chép lại bảy lần từ đầu đến cuối cuốn Chiến tranh và Hòa bình. Tài sản của gia đình, với sự quản lý tốt của Tolstoy, cùng những khoản tiền có được nhờ những cuốn sách, tăng thêm nhiều, khiến ông có thể chi trả cho gia đình ngày một mở rộng.
Về cơ bản Tolstoy luôn là người theo chủ nghĩa duy lý. Nhưng ở thời
điểm ông viết những kiệt tác của mình chủ nghĩa duy lý trong ông đã giảm
sút. Triết lý của Chiến tranh và Hòa bình và Anna Karenina (mà ông trình bày trong cuốn Một cuộc xưng tội
(A Confession) rằng "một người phải sống sao cho tốt nhất cho chính
mình và cho gia đình mình") là một sự đầu hàng của chủ nghĩa duy lý
trong ông trước sự bất duy lý cố hữu của cuộc sống. Cuộc tìm kiếm ý
nghĩa cuộc sống đã bị từ bỏ. Ý nghĩa của cuộc sống chính là cuộc sống.
Sự thông thái lớn nhất chính là sự chấp nhận không ngụy biện vị trí của
mình trong Cuộc sống và sống tốt nhất có thể trong hoàn cảnh ấy. Nhưng
chính trong đoạn cuối cuốn tiểu thuyết Anna Karenina một sự băn khoăn đã trở nên hiển hiện. Khi ông đang viết cuốn sách đó, sự khủng hoảng đã bắt đầu và nó đã được ghi lại trong Một cuộc xưng tội và từ đó trong ông đã bắt đầu xuất hiện chủ trương của một tôn giáo mới và sự giáo dục đạo đức.
Sau khi cải đạo, các chi tiết của nó được viết dưới đây, chủ nghĩa duy lý của Tolstoy có được sự hài lòng trong hệ thống học thuyết đã được xây dựng kỹ càng của ông. Nhưng sự bất duy lý trong Tolstoy vẫn tồn tại dưới những vỏ chứng của giáo điều đã thành hình. Những cuốn nhật ký của Tolstoy cho thấy những ước vọng nhục dục vẫn hiển hiển trọng ông cho tới khi tuổi cao; và ước vọng về sự mở rộng, ước vọng đã mang lại Chiến tranh và Hòa bình, ước vọng về cuộc sống ý nghĩa với mọi vui thú và vẻ đẹp của nó, không bao giờ chết trong ông. Chúng ta thấy một vài ý niệm về nó trong những tác phẩm của ông, ông khuất phục chúng trong một kỷ luật chặt chẽ và khắt khe. Tuy nhiên, cảm nhận kỳ diệu của ông không bị ảnh hưởng từ sự cải đạo này. Ông vẫn sáng tác dễ dàng như trước và những năm cuối đời ông đã viết ra nhiều tác phẩm nghệ thuật tuyệt diệu, như Hadji Murat, một trong nhiều kiệt tác được xuất bản sau khi ông qua đời. Ngày càng rõ ràng rằng, theo lời Vladimir Nabokov, chỉ có hai chủ đề Tolstoy thực sự quan tâm và cho rằng đáng viết — đó là cuộc sống và cái chết. Quan hệ giữa cuộc sống và cái chết đã được ông phân tích nhiều lần, lặp đi lặp lại, với sự phức tạp ngày càng tăng trong bản thảo cuối cùng của Kholstomer, trong Cái chết của Ivan Ilyich, trong Một người cần bao nhiêu ruộng đất?
Ngay sau khi Một cuộc xưng tội trở nên nổi tiếng, Tolstoy bắt đầu, dù ban đầu trái ngược ý muốn của ông, có các môn đồ. Người đầu tiên trong số họ là Vladimir Chertkov, cựu sĩ quan Kỵ binh và là người thành lập các Tolstoyan, được D.S. Mirsky
miêu tả là một "người cuồng tín hep hòi, một người bạo ngược, hà khắc,
người đã gây ảnh hưởng thực tại to lớn tới Tolstoy và đã trở thành một
kiểu tể tướng trong cộng đồng mới". Tolstoy cũng thiết lập quan hệ với
một số phái cộng sản Kitô giáo và vô chính phủ, như Dukhobors. Dù quan điểm của ông không theo nhà thờ chính thống và ủng hộ học thuyết Thoreau về sự bất tuân dân sự, Tolstoy không bị chính phủ cản trở vì họ không muốn mang tiếng xấu ở nước ngoài. Chỉ trong năm 1901 Synod
đã rút phép thông công của ông. Hành động này, bị phản đối rộng rãi cả
trong và ngoài nước, và nó chỉ đơn giản khiến mọi người nghĩ rằng
Tolstoy đã không còn là một tín đồ Nhà thờ chính thống nữa.
Khi danh tiếng của ông ngày càng được biết đến ở mọi tầng lớp xã hội, một số công xã Tolstoyan được hình thành trên khắp nước Nga nhằm đưa vào thực thi những học thuyết tôn giáo của Tolstoy. Và, trong hai thập kỷ cuối cuộc đời ông, Tolstoy đã giành được sự kính trọng của toàn thế giới, sự kính trọng chưa từng có với một nhà văn kể từ cái chết của Voltaire. Yasnaya Polyana đã trở thành một Ferney mới — hay thậm chí còn hơn thế, hầu như một Jerusalem mới. Những người hành hương từ khắp nơi tới đây để chiêm ngưỡng con người vĩ đại. Nhưng chính gia đình Tolstoy lại phản đối hành động của ông, trừ người con gái út Alexandra Tolstaya. Vợ ông có quan điểm hoàn toàn trái ngược ông. Bà từ chối từ bỏ quyền sở hữu tài sản của mình và xác nhận trách nhiệm với gia đình lớn của mình. Tolstoy từ chối tác quyền với những cuốn sách mới của mình nhưng buộc phải trao quyền sở hữu đất đai và tác quyền với những tác phẩm trước đó cho vợ. Cuộc sống hôn nhân sau này của ông đã được A. N. Wilson miêu tả là một trong những cuộc sống bất hạnh nhất trong lịch sử giới văn chương.
Tolstoy rất khỏe mạnh so với độ tuổi của mình, nhưng ông đã ốm nặng năm 1901 và phải sống một thời gian dài tại Gaspra và Simeiz, Krym.
Ông vẫn làm việc đến giây phút cuối cùng và không bao giờ có dấu hiệu
suy sụp năng lực tinh thần. Bị áp lực bởi sự đối lập rõ ràng giữa quan
điểm thân chủ nghĩa cộng sản
và cuộc sống dễ chịu từng có khi chấp nhận quan điểm của người vợ, với
tình trạng bực tức ngày càng tăng với gia đình, càng bị thúc đẩy bởi
Chertkov, cuối cùng ông đã rời Yasnaya, cùng với bác sĩ riêng, đi đến
một nơi vô định. Sau một số cuộc đi không nghỉ và không mục đích ông
muốn tới một tu viện nơi chị/em gái của mình đang là Mẹ bề trên nhưng đã
phải dừng lại tại ga đầu mối Astapovo.
Tại đây ông phải vào nghỉ trong ngôi nhà của người trưởng ga và chết
ngày 20 tháng 11 năm 1910. Ông được chôn cất đơn giản trong một nghĩa
địa của nông dân cách Yasnaya Polyana 500 mét. Hàng ngàn người nông dân
đã tham dự lễ tang ông.
Những cuốn sách được xuất bản đầu tiên của ông là ba cuốn tiểu thuyết tự truyện, Thời thơ ấu, Thời niên thiếu, và Thời tuổi trẻ (1852–1856). Chúng kể câu chuyện về người con trai một địa chủ lớn và sự nhận thức chậm chạp của anh ta về những khác biệt giữa mình và những người nông dân của mình. Dù lúc cuối đời Tolstoy đã bác bỏ những cuốn sách đó vì tính ủy mị của chúng, một phần lớn cuộc đời của chính ông đã được thể hiện ở đó, và những cuốn sách vẫn là nguồn thông tin xác đáng về thời kỳ tuổi thơ tới tuổi trẻ của ông.
Tolstoy đã từng là thiếu uý trong một trung đoàn pháo binh trong Chiến tranh Crimea, và đã tường thuật lại thời gian này trong cuốn Những phác thảo Sevastapol. Những trải nghiệm trong chiến tranh đã giúp chủ nghĩa hòa bình phát triển trong ông, và mang lại cho ông những tư liệu cho việc thể hiện chính xác những điều khủng khiếp của chiến tranh trong những tác phẩm sau này.
Người Cossack (1863) là một tiểu thuyết còn chưa hoàn thành viết về cuộc sống người Cossack thông qua câu chuyện của Dmitri Olenin, một quý tộc người Nga phải lòng một cô gái Cossack. Tiểu thuyết này đã được Ivan Bunin cho là một trong những tác phẩm tuyệt vời nhất bằng tiếng Nga. Sự kì diệu trong cách sử dụng ngôn ngữ của Tolstoy thường không thể được chuyển ngữ, nhưng đoạn trích sau có thể mang lại một chút khái niệm về sự dồi dào, cảm giác, và tình cảm của nguyên bản:
Chiến tranh và Hòa bình nói chung được coi là một trong những tiểu thuyết
vĩ đại nhất từng được viết, nổi tiếng về tầm vóc và tính thống nhất. Nó
gồm tới 580 nhân vật, nhiều nhân vật thật trong lịch sử và những người
khác là tưởng tượng. Câu chuyện miêu tả từ những hoạt động trong cuộc
sống gia đình tới những tổng hành dinh của Napoleon, từ triều đình Alexander I Nga tới những chiến trường Austerlitz và Borodino.
Cuốn tiểu thuyết đã thể hiện học thuyết của Tolstoy về lịch sử, và tính
vô nghĩa của các cá nhân như Napoleon và Alexander nói riêng. Nhưng
quan trọng hơn, tưởng tượng của Tolstoy đã tạo ra một thế giới rất đáng
tin, rất hiện thực, tới mức không dễ để nhận ra rằng đa số các nhân vật
của ông trên thực tế đều không tồn tại rằng Tolstoy không bao giờ tận
mắt thấy thời đại được ông miêu tả trong tiểu thuyết.
Một điều cũng đáng ngạc nhiên, Tolstoy không coi Chiến tranh và Hòa bình là một tiểu thuyết (ông cũng không coi nhiều tiểu thuyết nổi tiếng của Nga được viết thời kỳ ấy là tiểu thuyết). Đối với ông nó là một sử thi bằng văn xuôi. Anna Karenina (1877), mà Tolstoy coi là cuốn tiểu thuyết thực sự đầu tiên của ông, là tác phẩm được xây dựng và sắp xếp tinh vi, công phu nhất. Nó tường thuật hai câu chuyện song song về một phụ nữ ngoại tình bị kẹt trong những quy định và những trò lừa dối của xã hội và một điền chủ mê triết học (như Tolstoy), người làm việc cùng với những người nông dân trên cánh đồng và tìm cách cải thiện cuộc đời họ. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông là Phục sinh, xuất bản năm 1899, kể câu chuyện của một vị quý tộc tìm cách chuộc lại một lỗi lầm đã phạm phải từ nhiều năm trước và trong đó thể hiện rất nhiều quan điểm mới của Tolstoy về cuộc sống. Một tiểu thuyết ngắn khác, Hadji Murat, được xuất bản đồng thời năm 1912.
Tác phẩm sau này của Tolstoy thường bị coi là mang nhiều tính giáo
khoa và viết một cách chắp vá, nhưng nó xuất phát từ một ước vọng và
lòng nhiệt tình từ sâu thẳm những quan niệm đạo đức khắc khổ của ông. Ví
dụ, cảnh quyến rũ của Sergius trong Cha Sergius, là một trong những thành công của ông. Gorky đã thuật lại việc Tolstoy từng đọc đoạn này trước mình và Chekhov
và rằng Tolstoy đã bật khóc khi kết thúc. Những đoạn văn đầy sức mạnh
khác ở giai đoạn sau gồm sự khủng hoảng khi phải đối mặt với chính mình
của những nhân vật chính trong Sau buổi khiêu vũ và Master and Man, trong đó nhân vật chính (trong Sau buổi khiêu vũ) hay độc giả (trong Master and Man) biết được sự ngu ngốc của cuộc đời của các nhân vật chính.
Tolstoy luôn lưu ý tới trẻ em và văn học cho trẻ em và đã viết nhiều truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn. Một số truyện ngụ ngôn của ông phỏng theo chuyện ngụ ngô Ê dốp và từ truyện Hindu.
Những nhà phê bình và tiểu thuyết sau này tiếp tục ca ngợi tài năng của ông: Virginia Woolf tuyên bố ông là "người vĩ đại nhất trong số những nhà văn viết tiểu thuyết", và James Joyce viết: "Ông không bao giờ mệt mỏi, không bao giờ ngốc nghếch, không bao giờ mệt mỏi, không bao giờ làm ra vẻ mô phạm, không bao giờ tỏ điệu bộ!". Thomas Mann đã viết về tính chân thật của ông —"Hiếm khi các tác phẩm nghệ thuật lại gần với tự nhiên như vậy"— một tình cảm được nhiều người chia sẻ, gồm cả Marcel Proust, William Faulkner, Vladimir Nabokov, những người coi ông đứng trên tất cả các tiểu thuyết gia Nga khác, thậm chí cả Gogol, và đánh giá ông tương đương với Pushkin trong số những nhà thơ Nga.
Khi gần 50 tuổi, Tolstoy gặp cuộc khủng hoảng trung niên, khi ấy ông
kiên quyết rằng ông sẽ không thể tiếp tục sống mà không biết ý nghĩa của
cuộc sống, và vì thế ông nguyền hoặc tìm ra nó hoặc sẽ tự sát. Sau khi
xem xét nhiều khía cạnh, ông đã tìm ra câu trả lời trong sự răn dạy của
chúa Jesus, được ông diễn giải theo cách bị ảnh hưởng nhiều từ Phật giáo. Ông tường thuật lại cuộc khủng hoảng trung niên của mình trong cuốn Một cuộc xưng tội, và những kết luận từ các cuộc nghiên cứu của ông trong Tôn giáo của tôi, Vương quốc của Chúa là ở bên trong bạn, và Tóm tắt Phúc âm.
Học thuyết đã đạt tới độ chín của Tolstoy là một "Kitô giáo" dựa trên lí trí, lột bỏ tất cả truyền thống và tất cả chủ nghĩa thần bí tích cực. Ông chối bỏ sự bất tử cá nhân và đặc biệt tập trung vào sự răn dạy đạo đức trong Phúc Âm. Về sự răn dạy đạo đức của Chúa Jesus, những từ "Không chống cự cả với quỷ" (Resist not evil) được lấy làm nguyên tắc. Ôngchối bỏ quyền lực của Nhà thờ, vốn ủng hộ Nhà nước, và ông lên án Nhà nước, vốn gây ra bạo lực và tham nhũng. Những lời buộc tội của ông ở mọi hình thức cho phép chúng ta hiểu được học thuyết của Tolstoy, trong khía cạnh chính trị của nó, như Chủ nghĩa vô chính phủ Kitô giáo.
Sự biến đổi của Tolstoy từ một nhà văn của xã hội chơi bời và đầy đặc
quyền sang thành một người theo chủ nghĩa vô chính phủ không bạo lực và
vô thần trong những năm cuối đời diễn ra trong hai cuộc đi vòng quanh
Châu Âu năm 1857 và 1860-61, một giai đoạn khi những nhà quý tộc theo
khuynh hướng tự do Nga phải bỏ trốn khỏi sự đàn áp chính trị trong nước;
những người cùng đi theo con đường này là Alexander Herzen, Mikhail Bakunin và Peter Kropotkin.
Trong chuyến thăm năm 1857, Tolstoy đã chứng kiến một cuộc hành quyết
trước công chúng tại Paris, một trải nghiệm đau đớn sẽ theo suốt cuộc
đời ông sau đó. Ông đã viết một bức thư cho người bạn là V. P. Botkin:
Triết lý chính trị Tolstoy cũng bị ảnh hưởng sau cuộc viếng thăm người theo tư tưởng tự do Pháp Pierre-Joseph Proudhon
tháng 3 năm 1861, khi ấy ông này đang phải sống trong cảnh bị lưu đày
với cái tên giả ở Brussels. Ngoài việc xem lại các tác phẩm sắp xuất bản
của Proudhon, "Chiến tranh và Hòa bình", cái tên Tolstoy sẽ lấy để cho
kiệt tác của mình, hai người đã bàn luận về giáo dục, Tolstoy đã viết
trong cuốn sổ về giáo dục của mình:
Trong Chương VI Một cuộc xưng tội, Tolstoy đã chính dẫn đoạn cuối cùng trong Thế giới như Mong muốn và Thể hiện của Schopenhauer.
Trong đoạn này, nhà triết học Đức đã giải thích tại sạo sự vô nghĩa có
từ sự phủ định hoàn toàn cái tôi chỉ là một sự vô nghĩa tương đối và
không cần phải sợ hãi nó. Tolstoy đã bị ảnh hưởng bởi các giáo điều Kitô giáo, Phật giáo, và Hindu
cho rằng khổ hạnh là con đường để dẫn tới sự thần thánh. Điều này thích
hợp với những ý kiến của riêng ông, được thể hiện qua nhật ký trong
nhiều năm. Vì thế Tolstoy, nhà quý tộc Nga, dần trở thành một người theo
đạo đức khổ hạnh, lựa chọn sự nghèo khổ và khước từ ý chí.
Học thuyết kháng cự bất bạo động của Tolstoy khi đối mặt với sự xung đột là một thuộc tính riêng biệt khác của triết lý của ông dựa trên những lời răn của Chúa. Khi gây ảnh hưởng trực tiếp tới Mahatma Gandhi với ý tưởng này trong tác phẩm Vương quốc của Chúa là ở bên trong bạn, Tolstoy đã gây ảnh hưởng to lớn tới phong trào phản kháng bất bạo động cho tới ngày nay. Ông cũng phản đối tư hữu và định chế hôn nhân và sự đề cao giá trị những ý tưởng trinh bạch và tiết chế tình dục (được thảo luận trong Cha Sergius và lời nói đầu của ông cho cuốn The Kreutzer Sonata), những ý tưởng cũng được chàng trai trẻ Gandhi tin tưởng.
Trong hàng trăm bài luận trong hai mươi năm cuối đời mình, Tolstoy đã
lặp lại sự chỉ trích kiểu vô chính phủ với Nhà nước và giới thiệu những
cuốn sách của Kropotkin và Proudhon cho những độc giả của mình, tuy
phản đối sự tán thành các phương tiện cách mạng bạo lực của chủ nghĩa vô
chính phủ, ông đã viết trong bài luận "Về sự Vô chính phủ" năm 1900:
Một bức thư của Tolstoy viết năm 1908 cho một tờ báo Ấn Độ với tiêu đề "Thư gửi một người theo đạo Hindu" mang tới tình cảm thân mật với Mohandas Gandhi, người khi ấy đang ở Nam Phi và đang bắt đầu trở thành một nhà hoạt động. Đọc cuốn "Vương quốc của Chúa là ở bên trong bạn" khiến Gandhi quyết định từ bỏ bạo lực và tán thành phản kháng bất bạo động, một sự tán thành mà Gandhi đã viết lại trong tiểu sử của mình, gọi Tolstoy là "người đề xướng vĩ đại nhất của thuyết bất bạo động mà thời đại này có thể tạo ra". Sự thân mật giữa Tolstoy và Gandhi chỉ kéo dài một năm, từ tháng 10 năm 1909 tới khi Tolstoy chết tháng 11 năm 1910, nhưng dẫn tới việc Gandhi đặt tên Tolstoy Colony cho ashram thứ hai của ông tại Nam Phi. Bên cạnh phản kháng bất bạo động, hai người có chung niềm tin ở giá trị của sự ăn chay, chủ đề của nhiều bài luận của Tolstoy (xem Sự chay tịnh Kitô giáo giáo).
Cùng với chủ nghĩa duy tâm ngày càng phát triển, Tolstoy cũng trở thành một người ủng hộ nhiệt thành cho phong trào Quốc tế ngữ. Tolstoy đã rất ấn tượng trước những niềm tin hoà bình của những người Doukhobor và lôi kéo sự chú ý quốc tế tới vụ hành quyết họ, sau khi họ đã đốt vũ khí trong một cuộc phản kháng hòa bình năm 1895. Ông đã giúp những người Doukhobor di cư tới Canada.
Đôi điều về tiểu sử của Lev Tolstoi
Tolstoi là cây đại thụ vĩ đại nhất trong nền văn học Nga. Nhà văn Gorki đã gọi ông là “Vị thần Nga ngự trên ngai gỗ phong, dưới bóng cây bồ đề vàng và mặc dù không uy nghi lắm, nhưng có lẽ ông lại khôn ngoan hơn tất cả các vị thần khác”.
Bá tước Lev Tolstoi sinh ngày 28 tháng 8 (ngày 9 tháng 9 theo lịch cũ của Nga) năm 1828 tại điền trang Yasnaya Polyana gần thành phố Tula trong một gia đình quý tộc. Ông bị mồ côi mẹ từ khi mới hai tuổi và mồ côi bố lúc vừa bảy tuổi. Ông được bà cô đưa về dạy dỗ. Tuổi thơ của ông trôi đi êm đềm và lặng lẽ ở trang ấp Yasnaya Polyana. Năm 1844 ông vào học khoa Phương Đông trường tổng hợp tại thành phố Kazan, sau đó chuyển sang khoa luật, nhưng cuối cùng ông cũng không học hết chương trình ở đây, năm 1847 ông trở lại Polyana để dạy học cho trẻ con nông dân trong vùng vì cá tính sáng tạo của ông quá mạnh mẽ, không thích hợp với việc thi cử ở trường lớp.
Tháng 5 năm 1851 ông đi Caucase, nhập ngũ và ở lại đây cho tới tháng 1 năm 1854. Trong giai đoạn này ông bắt đầu viết văn, cuốn “Thời thơ ấu” (1851), “Thời niên thiếu” (1852-54) và một loạt các truyện ngắn khác của ông đã đưa ông ra nhập văn đàn Nga lúc bấy giờ. Rời khỏi Caucase, ông tình nguyện đi chiến đấu với quân Thổ, và tháng 11 năm 1854 ông đến vùng Crimée tham gia phòng thủ thành phố Sevastopol. Hồi đó ông là một sỹ quan pháo binh. Cuộc sống trong quân ngũ đã giúp ông hiểu được khá chính xác tâm tư của người lính và đời sống trong chiến tranh, suốt trong thời gian quân ngũ ông cũng không ngừng viết, giữa những trận đánh còn nồng mùi khói súng ông vẫn ngồi trong chiến hào và viết nên những trang sách thanh bình nhất. Sau khi Sevastopol thất thù tháng 11 năm 1855 ông đến Peterburg và lần đầu tiên ông đã tiếp xúc với các nhà văn lớn của Nga lúc bấy giờ. Tại đây ông đã sáng tác nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Tuổi thanh xuân” (1855-57), Buổi sáng của người điền chủ (1856), Bão tuyết (1856), Hai chàng Khinh kỵ binh (1856).
Tháng 11 năm 1856 ông giải ngũ, và lần đầu tiên đi ra nước ngoài trong sáu tháng. Ông đã đến Pháp, Thụy sỹ, Bắc Ý, Đức. Ở Pari ông đã đi nghe mấy buổi thuyết giảng ở trưòng Sorbonne và College de France. Nhưng mong muốn đi tìm một mô hình xã hội lý tưởng của ông thì không thành công, hình ảnh Paris hoa lệ với chiếc máy chém tinh vi và khủng khiếp đã làm ông thất vọng. Trở lại nước Nga, trở về quê hương ông ở làng Yasnaya Polyana, Tolstoi lại miệt mài sáng tác trong một căn phòng đơn sơ, với chiếc ghế được cưa ngắn bớt chân để ông có thể cúi gần trang giấy hơn vì ông bị cận. Trong thời gian này ông đã sáng tác các tiểu thuyết : Ba cái chết (1858), Hạnh phúc gia đình (1858-59), tiếp tục viết bộ “Những người Kozak”. Trong những năm này, ở nước Nga đang chuẩn bị cho cuộc cải cách nông thôn, nhằm xóa bỏ chế độ nông nô. Đây là thời kỳ chính trị sôi động đã ảnh hưởng lớn đến văn đàn của Nga.
Giữa năm 1860, lần thứ hai ông đã ra nước ngoài trong vòng chín tháng để nghiên cứu việc tổ chức giáo dục nhân dân và công tác sư phạm ở Đức, Pháp, Ý, Bỉ, Anh. Trong thời gian này ông đã gặp gỡ với nhiều nhà văn, nhà hoạt động chính trị xã hội nổi tiếng châu Âu như Charles Dickens, Gertsen ở London, Pierre Proudhon người đại diện cho chủ nghĩa xã hội Pháp, I. Lelevel nhà cách mạng Balan ở Bruxelles. Khi ông trở về Nga, chế độ nông nô đã bị xóa bỏ. Ông nhận đuợc một nguồn cảm hứng mới đã bắt tay viết những bộ tiểu thuyết quan trọng nhất trong cuộc đời sáng tác của mình.
Tháng 9 năm 1862 ông lấy vợ là bà Sophia Bers, con một bác sỹ ở Moscow. Sau đám cưới hai người đã về nông trang Yasnaya Polyana của Tolstoi sinh sống. Bà Sophia vừa là người vợ, người bạn, vừa là thư ký tận tụy giúp ông sắp xếp, sao chép các bản thảo. Năm 1863 ông đã hoàn thành bộ tiểu thuyết “Những người Kozak” và bắt tay vào viết thiên tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình”. Phải mất sáu năm khổ luyện ông mới hoàn thành tác phẩm đồ sộ với hơn năm trăm nhân vật này. Bộ tiểu thuyết này đã dựng lại một bức tranh xã hội vô cùng phức tạp giữa các tầng lớp trong xã hội Nga trên bối cảnh của cuộc chiến tranh cứu nước chống quân Napoleon năm 1812. Tác phẩm này đã đua tầm tư duy của các tác phẩm văn học Nga lên một tầm cao mới, cùng với Dostoievski, Tolstoi đã buộc thế giới phải thừa nhận chỗ đứng của nền văn học Nga thời bấy giờ.
Năm 1873 ông bắt đầu viết tiểu thuyết xã hội “Anna Katerina”, cuốn tiểu thuyết nói về bi kịch của người phụ nữ bị khống chế bởi dục vọng, nó cũng nói lên những rạn nứt trong xã hội Nga lúc bấy giờ đã làm lung lay cả nền tảng quan hệ trong gia đình. Cùng với rất nhiều các truyện ngắn và vở kịch khác nữa, Tolstoi đã nói nhiều về cái chết, về sự sám hối, phục sinh, về các vấn đề đạo đức trong xã hội. Ở Nga người ta không chỉ coi ông là một nhà văn lớn mà còn coi ông là một bậc hiền triết đã xây dựng nên cả một chủ thuyết Tolstoi trong văn học, một chủ thuyết luôn đề cao lòng từ bi, bác ái, luôn giáo dục con người bằng lao động và trau dồi trí tuệ. Và nếu quý vị đã đọc bài viết “Bi kịch của một tâm hồn vĩ đại” của tác giả Inna Malkhanova và Nguyễn Minh Cần đăng trên báo Viên Giác và Thế kỷ 21, qúy vị sẽ hiểu hơn, chủ thuyết mà Tolstoi đề cao trong các tác phẩm của ông rất gần với người Việt Nam mình vì đó chính là những điều mà Đạo Phật đã đề cao từ hơn hai ngàn năm qua.
Tolstoi- một con người, một nhà văn khổng lồ, sinh thời người ta đã mang ông ra so sánh với Sa Hoàng, một người có quyền lực và của cải lớn nhất nước Nga xem ai mạnh hơn ai. Đến bây giờ thì không ai còn nghi ngờ rằng Tolstoi mạnh hơn Nga Hoàng rất nhiều lần, ông đã vượt Nga Hoàng cả về thời gian và không gian, cả về tình yêu mến mà người đời dành cho ông. Nhưng đương thời mấy ai hiểu được điều ấy. Ông cô đơn ngay giữa những người thân yêu nhất của mình, không ai có thể hiểu nổi nỗi cô đơn của ông giữa rừng tư tưởng. Ông muốn đi tìm một chân lý tối thượng mà luôn bị những ràng buộc của đời thường ngăn cản. Vợ con cho ông là ông già lẩm cẩm, lập dị và chỉ quan tâm đến tờ di chúc phân chia tài sản.
Tolstoi suốt đời hết sức yêu quý nông dân, và muốn chia sẻ với họ tài sản của mình, nhưng bị gia đình ràng buộc, ông đã quyết định bỏ lại toàn bộ tài sản cho vợ con, còn mình thì lặng lẽ ra đi tìm một cuộc sống giản dị bình thường hợp với tâm tư sở nguyện của ông. Trên đường đi không may ông đã lâm trọng bệnh và mất tại một ga xép ngày 7 tháng 11 (theo lịch cũ là ngày 20) năm 1910, hưởng thọ 82 tuổi.
Những mối tình trong cuộc đời của Lev Tolstoy
Mùa thu năm 1903, một người bạn thân thiết của Tolstoi là P. I. Biriukov đã quyết định viết tiểu sử của ông. Trong số những câu hỏi Biriukov đưa ra để Tolstoi trả lời, có một câu thật lãng mạn về những mối tình của ông thời trẻ. Và đây là những dòng do chính Tolstoi viết về những rung cảm của trái tim mình từ khi ông bắt đầu biết yêu :”Mối tình đầu mạnh mẽ nhất của tôi xảy đến khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi đã yêu thầm nhớ trộm cô bé Sonhia Koloshina, rồi lại chuyển sang thương nhớ cô bé Dinayda Molostova. Tôi yêu trong trí tưởng tượng của tôi, chứ tuyệt nhiên các cô bé ấy chẳng biết gì về tình cảm của tôi dành cho họ. Có lúc tôi lại yêu cô bé người Kazak, được vẽ minh họa trong cuốn sách “người Kozak”. Sau nữa tôi mất ăn mất ngủ vì cô gái Tserbatova -Uvaroba. Và cô ấy cũng chẳng hay biết gì về điều đó. Lúc nào tôi cũng là một chàng trai rụt rè, nhút nhát. Mối tình tương đối nghiêm túc, nặng mối tơ lòng dành cho nàng Arsenheva Valeria, tôi gần như đã trở thành chồng chưa cưới của nàng, tôi đã gửi hàng chồng thư tình cho nàng.”
Thế nhưng thật ra trong câu trả lời của Tolstoi đã “bỏ quên” nhiều mối tình nồng nàn hơn nhiều những mối tình trẻ con ấy. Ông đã không nhắc đến cô thôn nữ vùng Yasnaya Polyana Aksinhya Bazykina, người đã làm ông bị hớp hồn ở độ tuổi 30, ông đã viết trong nhật ký của mình: “Cô ấy mới tuyệt vời làm sao…Tôi đã phải lòng cô ấy, mãnh liệt như chưa bao giờ tôi yêu ai như vậy. Tôi không nghĩ được điều gì khác. Tôi đau khổ biết bao.”
Trí nhớ của Tolstoi tuyệt vời chính xác, thật khó có thể nghĩ rằng ông đã quên tên một người tình ông đã yêu say đắm, dù hơn 40 năm đã trôi qua khi ông ngồi viết lại những dòng tiểu sử tình yêu của mình. Chỉ đơn giản là ông không muốn bà Sôphia Andreevna, vợ ông nổi cơn “tam bành” mà thôi!
Hơn ba mươi năm sau khi mối tình với Aksinhya Bazykina đã đi qua, ông đã làm cô sống lại biết bao sinh động trong chuyện vừa “Quỷ sứ”, vẫn hiện lên cô gái nhí nhảnh, mượt mà với cặp mắt sáng lấp lánh trong chiếc váy đỏ. Tất cả con người cô toát lên vẻ quyến rũ mãnh liệt, có thể cảm nhận được cả sự nuối tiếc và đắm đuối của tác giả dành cho cô khi viết truyện vừa này. Tolstoi đã viết câu truyện trên chỉ trong hơn một tuần lễ, như trong một dòng hồi tưởng liên tục. Nhưng rồi bản thảo lại bị cất dưới lớp vải bọc ghế bành để vợ ông không biết về nó.
Tolstoi còn “quên” tên một người phụ nữ nữa khi viết về những mối tình của mình. Đó là người con gái ông đã từng nhắc đến trong những bức thư gửi cho bà cô Aleksandra Andreevna: “Cháu là một thằng ngốc đã già vậy mà vẫn phải lòng một cô gái”. Ông cũng thú nhận rằng:”Cháu không thể nghĩ rằng mình có thể yêu cuồng nhiệt và là một người hạnh phúc như thế. Mọi chuyện đã đến mức không thể chịu đựng được nữa.” Cũng trong thời gian ấy ông còn viết cho người cô một bức thư nữa, có thể coi là bức thư nói về tình yêu cháy bỏng nhất của ông:” Đã ba tuần nay, ngày nào cháu cũng tự nhủ là hôm nay cháu sẽ phải nói với cô ta tất cả, vậy mà lần nào cháu cũng ra về với một nỗi buồn, nỗi ân hận là chưa nói được, nỗi lo sợ và cả một niềm hạnh phúc lớn lao ở trong lòng. Để rồi hằng đêm, cũng như đêm nay cháu lại gậm nhấm lại quá khứ, dằn vặt bản thân: tại sao cháu đã không nói…, Giá mà cháu đã nói thì có phải tốt không…cháu phải viết thư này vì sợ rồi cháu lại không có đủ can đảm để kể hết với cô. Cháu cảm thấy sợ hãi nếu phải nghe thấy câu trả lời: Không! của cô ấy, nhưng cháu cũng biết trước rằng sự thể có thể là như vậy, và cháu sẽ cố gắng tìm đủ nghị lực để vượt qua nỗi đau này.”. Trong thư gửi cô, Tolstoi đã cố gắng tỏ ra mình mạnh mẽ, rằng ông sẽ tìm được nghị lực để vượt qua đau khổ, nhưng cũng trong lúc ấy, ông lại viết trong nhật ký của mình về một nỗi thất vọng tràn trề, rằng ông muốn tự vẫn vì thất tình: “Tôi đã yêu như không thể tin được rằng có thể yêu say đắm như thế. Tôi đã phát điên vì yêu, nếu mọi chuyện cứ tiếp tục như thế này tôi đến phải tự kết thúc bằng một viên đạn vào đầu mất…Cô ấy thật là hoàn hảo trong tất cả mọi đường. Giá mà ngay bây giờ tôi có thể quay trở lại và nói với cô ấy về tất cả mọi chuyện. Ôi, hỡi Đấng Toàn Năng, hãy giúp con với!” Nhưng rồi ông lại không nói được và tiếp tục trong nhật ký của mình:” Thế là tôi lại ra về với nỗi buồn vô hạn, nỗi ân hận vô bờ, và cả niềm hạnh phúc không gì tả nổi, Mai, nhất định ngày mai tôi sẽ lại đi đến đó khi vừa ngủ dậy và sẽ nói với Nàng tất cả, nếu không tôi sẽ tự vẫn!
Ông cũng không nói lời tỏ tình ngày hôm đó, nhưng cũng còn may là chưa tự vẫn. Thay vào đó ông viết một bức thông điệp dành cho Nàng, cất sẵn trong túi áo. Phải đến ngày thứ ba, khi cùng nhảy một điệu valse với cô em út của nàng, ông mới lấy hết can đảm trao cho cô, nhờ chuyển bức thông điệp đến người chị đã chiếm lĩnh trái tim ông. Những phút giây dài đằng đẵng trôi qua nặng nề, khi Nàng của ông chạy như bay từ lầu trên xuống, ông đang đứng lặng lẽ trong góc phòng, lưng tựa vào tường, căng thẳng chờ đợi câu trả lời thiêng liêng của Nàng, câu trả lời như ông miêu tả:” như là hạnh phúc, như là chính cuộc sống mà ông đã tìm kiếm và mong ước lâu biết bao nhiêu.”. Người phụ nữ được ông dành cho tình yêu cháy bỏng ấy chính là Sophia Berg, mà sau này là Sophia Tolstoi, người vợ mà ông đã yêu suốt nhiềều năm sau này. ̣
Đi tìm tình yêu tuyệt đối- Nàng Chân Lý
Bà Sopia Andreevna đã viết trong nhật ký của mình: “Tôi đã trải qua những giây phút nặng nề khi đọc những trang nhật ký của Tolstoi, tôi đã khóc thật nhiều khi nhìn lại quá khứ của anh ấy”, bởi vì đó là những trang viết về tình cảm mà Tolstoi đã dành cho cô thôn nữ Aksinhia Bazykina.
Cô gái 18 tuổi Sophia cũng dành cho Tolstoi một tình yêu hết sức nồng cháy. Cô viết trong nhật ký của mình:”Tôi yêu anh ấy điên cuồng, tình yêu ấy xâm chiếm toàn bộ con người tôi, thấm đẫm tâm hồn tôi. Tôi ngày càng hiểu anh ấy rõ hơn, đối với tôi càng ngày anh càng trở nên dễ thương hơn. Mỗi ngày tôi lại tự nhủ, chưa bao giờ tôi yêu anh ấy mạnh mẽ như hôm nay, cứ thế tình yêu ấy mỗi ngày lại lớn dần. Đối với tôi không có gì tồn tại ngoài anh ấy và những điều anh ấy quan tâm”. Cô gái 18 tuổi ấy đã sẵn sàng: “Đánh đổi mọi thứ để được “ngự trị” trong tâm hồn của anh ấy”. Và quả thật, đấy không phải chỉ là những lời sáo rỗng. Bà đã phải trả giá rất đắt, nhưng thực sự trong nhiều năm đã được ngự trị trong tâm hồn của ông. Chính bà đã là người được Tolstoi đọc cho những trang bản thảo đầu tiên, Tolstoi hết sức chăm chú lắng nghe những ý kiến đóng góp của bà. Maxim Gorki, nhà văn Nga biết Sopia Andreevna rất rõ, cũng đã từng nhận xét rằng: “Trong các bộ tiểu thuyết nổi tiếng của Tolstoi, các nhân vật nữ của ông hết sức “nữ tính”, chỉ có phụ nữ mới hiểu rõ về phái nữ như vậy mà thôi, chứng tỏ nhà viết tiểu tuyết đã được một phụ nữ mách bảo cho điều đó”. Tolstoi -một người không bao giờ chịu thừa nhận ảnh hưởng của người khác đối với mình, không phải đơn giản mà ông chịu nhận “sự đóng góp” của vợ, điều đó chứng tỏ Sopia Andreevna đã biết trở thành một cái “tôi” thứ hai của Tolstoi. Tatiana Kuzminskaia, em của Sopia Andreevna cũng nhận xét rằng, Sopia Andreevna luôn nhìn mọi thứ bằng con mắt của chồng bà.
Mặc dù có một tình yêu cuồng nhiệt, những năm tháng sống hòa hợp và thông cảm sâu sắc, nhưng không phải cả cuộc đời họ lúc nào cũng được khăng khít như vậy. Tình yêu là một thế giới kỳ lạ, nó không tuân thủ một quy luật nào, hay nói một cách khác, thế giới của tình yêu cũng như thế giới những ý nghĩ của con người luôn chạy đuổi như khỉ, như ngựa không chịu đứng yên, nên thật khó đoán được cái kết cục cuối cùng. Tình yêu của những thiên tài càng có nhiều bi kịch. Không phải vì họ chơi bời quá độ hay có nhiều đòi hỏi hơn bình thường. Nhưng trên đỉnh cao của tài năng, của lòng hâm mộ và tiền bạc, họ cảm thấy vô cùng cô đơn mà không biết chia sẻ cùng ai. Những thứ cơm, áo, gạo, tiền mà người thường mong mỏi đối với họ đã ở lại phía sau. Một ước mơ, hay lớn hơn nữa là một tình yêu thực sự đó là đi tìm một Chân lý trường tồn, một ý nghĩa đích thực của sự sống đã gậm nhấm, và bắt họ luôn luôn phải kiếm tìm. Và khi đó những người tưởng như gần gũi nhất với họ là người vợ đã chia sẻ với họ bao tháng ngày bỗng trở thành một vật cản họ bước tới tự do tuyệt đối.
Nhưng thực ra bi kịch không chỉ xảy ra cho một người. Thiên tài có cái bi kịch của thiên tài. Những người vợ của họ cũng có bi kịch của người vợ. Họ mong được hòa tan với chồng, được hiểu, chia sẻ với chồng từng ngày tháng, nhưng lại không đủ sức đuổi theo các ông chồng thiên tài của mình trên con đường tâm linh. Họ dừng lại với tất cả công việc gia đình đè nặng trĩu đôi vai nhỏ bé, lo từng bữa ăn cho chồng, lo nuôi dạy các con. Và họ cũng cảm thấy bị hành hạ bởi nỗi cô đơn giữa những người thân yêu nhất. Nhưng thực ra họ- cả hai người- đều không ai có lỗi, mỗi người trong họ đã hoàn thành một sứ mạng của mình: một người là chiếc đòn bẩy để chuyển lay thế giới, còn người kia đã là điểm tựa, tuy bé nhỏ, nhưng thiếu nó thì cũng thật khó để các Thiên Tài có thể làm được tuyệt tác cho thế giới.
Đối với Tolstoi và Sopia Andreevna mọi sự cũng xảy ra đúng như vậy. Những vết rạn đầu tiên đã xảy ra ít ngày sau khi họ cưới nhau. Mười lăm ngày sau khi cưới, cô gái Sophia Bers mà giờ đây đã trở thành nữ bá tước trẻ tuổi Sophia Tolstoi, đã viết trong thư: “Tôi bắt đầu cảm thấy tôi và anh ấy đang xa nhau dần. Anh ấy hạnh phúc nhưng không giống như anh ấy mong đợi, trên mỗi bước đi anh ấy lại thấy thất vọng hơn.”
Nỗi thất vọng ấy có thể thấy trên cả những trang nhật ký của chính Tolstoi, ông viết:”Tính cách của cô ấy càng ngày càng chán hơn, tôi thấy trong cô ấy tất cả mọi thói đỏng đảnh, nhõng nhẽo của Polienka, Mashenka”
Thì ra ông đã thất vọng vì cuộc sống hôn nhân của ông cũng hệt như của mọi người khác với những vấn đề hiện thực, với những lo âu, cãi cọ, giận hờn và vợ ông cũng như những người phụ nữ khác, không thần thoại, huyền diệu như tình yêu sét đánh lúc ban đầu. Ngay năm đầu chung sống, ông đã viết trong nhật ký của mình: “Thật là kinh khủng, thật là khủng khiếp và vô nghĩa làm sao khi phải buộc hạnh phúc của mình với những điều kiện vật chất: vợ, con, tài sản, sức khỏe”. Nhưng khi ấy tình yêu Tolstoi dành cho Chân Lý vẫn chưa đủ chín để ông có thể vứt bỏ tất cả những điều ràng buộc ấy. Phải hơn bốn mươi năm sau, vào cuối mùa thu năm 1910, Nàng Chân Lý mới đủ mạnh để bứt ông ra khỏi những “ràng buộc vật chất” như ông than thở.
Họ cứ xa nhau mãi, đầu tiên là Tolstoi tự xa dần cái tôi ban đầu của mình, ông muốn đi tìm một CÁI ĐẸP, một CHÂN LÝ tuyệt đối, một CÁI TÔI hoàn thiện hay như ông viết vào năm 1895:”một cuộc sống đích thục, luôn tiến về phía trước, luôn tự hoàn thiện mình và hoàn thiện người khác để rồi hoàn thiện cuộc sống của cả thế giới. Tất cả những gì ngược lại chiều hướng đó, đấy không phải là cuộc sống”. Cái mong muốn HOÀN THIỆN của Tolstoi đôi khi đã làm ông nghĩ đến cái chết. Ông viết trong nhật ký của mình:” Và thế là tôi, một người hạnh phúc hẳn hoi, bắt đầu cất tất cả những sợi dây có trong phòng để không nghĩ đến việc treo cổ lên trần nhà, tôi cũng không còn đi săn bằng súng nữa, để không bị thôi miên bởi một cách kết liễu cuộc đời quá ư dễ dàng”.
Cái dằn vặt của Sopia Andreevna hiện thực hơn, nhưng không kém phần đau khổ. Trong cuốn tự chuyện “Cuộc đời tôi” của bà bà đã kể về người chồng bà đã từng rất mực yêu thương như thế này:” Cần phải tạo ra cho Thiên Tài một bầu không khí hòa bình, vui vẻ, thuận tiện, rồi lại phải nấu ăn, may mặc, giặt giữ cho ông, phải viết đi viết lại không biết bao nhiêu lần các bản thảo của Thiên Tài. Phải yêu thương Thiên Tài, lại không bao giờ được tạo nên bất cứ điều gì để ông phải nghen tuông để ông được bình yên trong lòng, lại phải sinh ra và nuôi dạy biết bao người con của Thiên Tài, mà ông chẳng bao giờ có thời gian và hứng khởi chơi với chúng”. “Ông lấy tất cả những gì cần thiết cho công việc và sự sáng tạo của ông từ những người xung quanh. Những điều còn lại thì ông đều vứt bỏ. Chẳng hạn ông nhận lấy của tôi công việc sao chép, sự chăm sóc của tôi, còn thế giới tâm linh của tôi đối với ông hoàn toàn chẳng có gì thú vị, hoàn toàn vô bổ- thế nên ông chẳng bao giờ bước vào đó.”
Trong nhiều năm bà bị ám ảnh bởi ý nghĩ, Tolstoi không yêu bà, không có khả năng để yêu thương gia đình đã càng làm bà xa dần ông. Khi bà sắp sinh đứa con thứ ba -Aleksandra, ông đã một lần định bỏ nhà đi, nhưng rồi ông lại quay trở về nhà. Nhưng cũng từ đấy ông không còn nhờ bà sao chép bản thảo nữa. Các con gái lớn của ông đã đảm nhiệm thay bà việc đó. Đã có lúc chính Sopia Andreevna cũng có ý định tự vẫn. Bà viết trong nhật ký của mình:”Ông đang dần dần trốn khỏi tôi. Ông đang giết tôi một cách có hệ thống, và cũng đang tự giết chính mình. Tôi không thể nào chịu đựng nổi nỗi đau này. Đôi khi tôi cảm thấy một nỗi thất vọng điên cuồng trong cuộc đời này. Tôi chỉ muốn tự vẫn, chạy đi đâu đó, yêu một ai đó.”
Và đó không chỉ đơn giản là những lời nói trong lúc tuyệt vọng. Sopia Andreevna đã tìm cách nhảy xuống hồ, nhưng rất may người ta kịp nhìn thấy và cứu bà. Bà cũng định bỏ nhà ra đi nhưng các con bà không cho. Cuối cùng bà tìm sự quên lãng trong âm nhạc. Bà có thể nghe một nhạc sỹ Piano nổi tiếng là Sergey Tanheev đàn từ giờ này sang giờ khác. Chỉ trong tiếng đàn trầm bổng ấy bà thấy quên đi tất cả nỗi buồn và sự cô đơn của mình để tìm thấy một chút vui vẻ, bình an.
Chính vào những năm tháng bị khủng hoảng trong gia đình ấy, Tolstoi đã viết tiểu thuyết “Anna Keterina”. Tolstoi đã xây dựng nhân vật Konstantin Levin với rất nhiều điểm trùng hợp với ông, ông chia sẻ với nhân vậy này cả tên của mình (họ Levin có từ Lev là tên của ông), những suy nghĩ của Levin và Anna trong câu chuyện này khá trùng hợp với những gì xảy ra giữa ông và vợ ông là bà Sopia Andreevna, cả giây phút họ gặp nhau, cả việc Levin trao cho Anna đọc cuốn nhật ký của mình cũng là điều Tolstoi đã làm với Sopia, đến nỗi chính Sopia Andreevna cũng phải thốt lên rằng, nhân vật Levin chỉ khác Tolstoi ở chỗ ông ta không có tài năng của Tolstoi mà thôi. Cả tình yêu CHÂN LÝ của ông, ông cũng dành cho nhân vật này, cả ý muốn tự sát ám ảnh mình, Tolstoi cũng dựng bên hình tượng Levin. Chỉ có điều cái kết cục buồn thảm của cuốn tiểu thuyết là ông và vợ ông dù sao cũng tránh được.
Tình yêu mà Sopia Andreevna dành cho ông vượt qua tất cả mọi thất vọng đã ngấm vào máu thịt của bà. Vào một ngày cuối năm 1910 khi Tolstoi đã lặng lẽ bỏ bà ra đi, bà cũng hoàn toàn bị nỗi đau khổ đánh gục, không ăn mấy ngày liên tiếp. Nhưng khi vừa nhận được bức điện báo Tolstoi bị ốm nặng ở một ga xép, ga Astapovo, khi cả nhà còn bị sốc nặng chưa biết phải làm gì, thì bà như sống lại, trở về vai trò người chủ gia đình, thu xếp mọi việc gia đình, lấy mọi thứ đồ dùng cần thiết, không hề quên một điều gì, kể cả chiếc gối yêu thích của Tolstoi. Nhưng đến những phút cuối cùng của ông, người ta cũng không dám nói rằng bà đã đến và đang có mặt ở toa bên cạnh để ông ra đi được thanh thản hơn. Và ông đến những giây phút cuối cùng sắp rời khỏi thế giới nhiều ràng buộc này vẫn nhắc đến một NGƯỜI mà ông suốt đời đi tìm:” Tôi yêu CHÂN LÝ, tôi vô cùng yêu CHÂN LÝ.”
Và quả thật, ông suốt đời yêu CHÂN LÝ, đã đi tìm nó ở khắp nơi, và có lẽ ông đã tìm thấy vào những năm tháng cuối cuộc đòi của mình. Và người phụ nữ đã chia sẻ với ông gần 50 năm chung sống, cũng đã làm hết phần trách nhiệm của mình mà một người vợ có thể làm được: giúp đỡ và chia sẻ với ông nhiều năm tháng đau khổ, cáng đáng gánh nặng gia đình, nuôi dạy con cái để ông lao động quên mình, sáng tạo nên những tác phẩm văn học lớn, và để tự hoàn thiện chính mình.
-Đến chặng cuối đường đời, hình dáng nó mới hiện lên rõ nét với những nỗi niềm hối tiếc khó nói được thành lời!
-Và đời ta, ta không thể đánh giá đúng được mà phải để đời sau đánh giá!
- Hiền-ác là hai giá trị tùy thuộc vào nhận thức nên rất dễ chuyển hóa thành nhau. Tuy nhiên chân lý tuyệt đối chỉ có một!
-Cuộc sống chân-thiện-mỹ có vẻ như bản năng (!?), không thể bắt chước được!
-----------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)
Lev Nikolayevich Tolstoy
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lev Tolstoy Лев Толстой |
|
---|---|
Lev Tolstoy (1887) do Ilya Yefimovich Repin vẽ
|
|
Sinh | 09 tháng 9 năm 1828 Yasnaya Polyana, Nga |
Mất | 20 tháng 11 năm 1910 Astapovo, Nga |
Công việc | Viết tiểu thuyết |
Thể loại | Tiểu thuyết hiện thực |
Trào lưu | Kitô giáo vô chính phủ Hòa bình |
Ảnh hưởng tới[hiện]
|
|
Chữ ký |
Tolstoy được yêu mến ở khắp mọi nơi như một tiểu thuyết gia vĩ đại nhất trong tất cả các nhà viết tiểu thuyết, đặc biệt nổi tiếng với kiệt tác Chiến tranh và hoà bình và Anna Karenina; miêu tả sự phóng khoáng và hiện thực của cuộc sống Nga, hai tác phẩm là đỉnh cao của tiểu thuyết hiện thực. Là một nhà luân lý, ông nổi tiếng với tư tưởng kháng cự bất bạo động, được thể hiện xuyên suốt các tác phẩm của mình như Vương quốc Chúa Trời trong bạn, điều đã có ảnh hưởng tới những nhân vật quan trọng của thế kỷ XX như Mahatma Gandhi và Martin Luther King, Jr.
Tuổi thơ
Tuổi thơ và thời niên thiếu của Tolstoy là sự xê dịch giữa Moskva và Yasnaya Polyana, trong một đại gia đình với ba người anh trai và một chị gái. Ông đã để lại cho chúng ta một hồi ức rất sống động về môi trường sống thời niên thiếu trong những trang viết phi thường ông gửi cho người viết tiểu sử của mình Pavel Biryukov. Mẹ ông qua đời khi ông mới lên hai, và cha ông cũng mất khi ông mới lên chín. Sự giáo dục sau đó của ông được giao vào tay người cô họ, Madame Ergolsky, người được cho là hình mẫu của Sonya trong tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình. (Cha ông và mẹ ông cũng là hình mẫu của các bá tước Nicolas Ilyich Rostov và nữ công tước Maria Nicolaievna Bolkonskaia trong tiểu thuyết đó).Đa phần thời gian học tập tại trường đại học và sau đó cuộc đời ông giống với cuộc đời của những chàng trai trẻ và những người ở tầng lớp của ông khi ấy, không theo quy luật nào và luôn tìm kiếm các trò vui - rượu, bài bạc, và phụ nữ - không phải hoàn toàn khác biệt cuộc sống của Pushkin trước khi ông bị trục xuất về phương Nam. Nhưng Tolstoy không thể vô tư chấp nhận để cuộc sống tự diễn ra. Từ rất sớm, trong nhật ký của ông (hiện còn từ năm 1847 về sau) cho thấy một sự đau khổ không bao giờ thỏa mãn về giá trị đạo đức của cuộc sống, một sự đau khổ sẽ còn mãi và là xung lực mang tính quyết định trong trí óc ông. Quyển nhật ký này cũng thể hiện sự thực nghiệm kỹ thuật phân tích tâm lý sẽ trở thành vũ khí văn chương chủ chốt của ông sau này.
Những tham vọng văn chương đầu tiên
Thử nghiệm văn chương đầu tiên của Tolstoy là tác phẩm dịch cuốn A Sentimental Journey Through France and Italy (Một chuyến đi đầy xúc cảm qua Pháp và Ý). Ông bị ảnh hưởng nhiều từ tiểu thuyết gia người Anh Sterne trong những tác phẩm đầu tiên của mình, dù sau này ông đã phỉ báng Sterne là "một nhà văn không ngay thật". Tới năm 1851 một trong những nỗ lực tham vọng hơn và rõ rệt hơn về một phong cách sáng tác mới là truyện ngắn đầu tay của ông, "Một lịch sử của ngày hôm qua" (A History of Yesterday). Cùng năm ấy, buồn chán về cuộc sống dường như trống rỗng và vô nghĩa tại Moskva, khiến ông mang nợ vì cờ bạc, ông tới Caucasus, và gia nhập một đơn vị pháo binh đồn trú tại khu vực Cossack của Chechnya, với tư cách một binh nhì tình nguyện, nhưng mang dòng dõi quý tộc (юнкер). Năm 1852 ông hoàn thành tiểu thuyết đầu tiên Thời thơ ấu (Childhood) và gửi nó cho Nikolai Nekrasov để đăng trên tờ Sovremennik. Dù Tolstoy khó chịu với những cắt xén của nhà xuất bản, quyển sách ngay lập tức thành công khiến Tolstoy có được một vị trí xác định trên văn đàn Nga.Tại khẩu đội pháo của mình Tolstoy sống một cuộc đời dễ chịu và không phiền phức nhờ tư cách một sĩ quan quý tộc. Ông có nhiều thời gian rảnh, và đa số thời gian đó ông đều dùng cho những cuộc săn bắn. Trong vài lần tham dự chiến đấu, ông tỏ ra rất tài giỏi. Vào năm 1854, ông nhận được lệnh, theo sự yêu cầu của ông, chuyển sang phục vụ cuộc chinh chiến chống quân Thổ Nhĩ Kỳ tại xứ Wallachia, nơi ông tham gia vào cuộc bao vây Silistra (nằm ở phần phía Đông Bắc Bulgaria). Tháng 11 năm ấy, ông tham gia cuộc đồn trú tại Sevastopol. Tại đó ông đã chứng kiến những trận đánh có tầm quan trọng lớn nhất trong thế kỷ. Ông tham gia bảo vệ Pháo đài số Bốn (Fourth Bastion) nổi tiếng và vào Trận Sông Chernaya, ông đã chế nhạo sự chỉ huy yếu kém tại đó trong một bài hát vui, đoạn thơ duy nhất từng biết do ông viết ra.
Tại Sevastopol ông viết cuốn Những mẩu chuyện Sebastopol (Sebastopol Sketches), được nhiều người coi là cố gắng đầu tiên của ông nhằm có được những kỹ thuật sẽ được áp dụng hiệu quả sau này trong tác phẩm Chiến tranh và hòa bình. Cũng được xuất bản định kỳ hàng tháng trên tờ Sovremennik khi cuộc bao vây còn đang diễn ra, những câu chuyện này khiến công chúng chú ý tới ông nhiều hơn. Trên thực tế, Nga hoàng Aleksandr II được biết đã từng tán dương tác giả của câu chuyện, "Hãy giữ gìn anh chàng đó." Ngay sau khi pháo đài bị từ bỏ, Tolstoy xin nghỉ phép tại Petersburg và Moscow. Năm sau ông rời quân ngũ, hoàn toàn ghê tởm với sự chém giết vô nghĩa đã chứng kiến.
Thời gian giữa khi rời quân ngũ và lập gia đình
'Ta ở đây, Dmitri Olenin, một sinh vật khá khác biệt so với những sinh vật khác, đang nằm đơn độc chỉ Thượng đế mới biết là ở đâu – nơi một chú nai thường sống – một chú nai già, một chú nai đẹp đẽ có lẽ chưa từng nhìn thấy một con người, và tại một nơi chưa từng có người nào ngồi hay suy nghĩ những việc đó. Ta ngồi đây, và xung quanh ta là những cây già cây non, một cây phủ đầy những vòng nho dại, và những con gà lôi đang kêu vang, đuổi nhau vòng quanh và có lẽ đang tìm kiếm những người anh em đã bị giết của chúng.' Anh cảm nhận thấy những chú gà lôi của mình, suy nghĩ về chúng, và chùi dòng máu nóng trên bàn tay vào áo khoác. 'Có lẽ những con chó rừng đã đánh hơi thấy chúng và thất vọng bỏ đi hướng khác: phía trên ta, bay trong đám lá cây đối với chúng rộng lớn như những hòn đảo, những con muỗi kêu vo vo: một, hai, ba, bốn, một trăm, một ngàn, một triệu con muỗi, và tất cả chúng cùng kêu ca một điều gì đó hay mỗi con lại có vấn đề của riêng minh giống một Dmitri Olenin như ta.' Anh tưởng tượng một cách sinh động về tiếng kêu của những chú muỗi: 'Hướng này, hướng này, các bạn! Ở đây có thứ chúng ta ăn được đấy!' Chúng kêu và lao về phía anh. Và anh thấy rõ ràng rằng mình không phải một nhà quý tộc Nga, một thành viên của xã hội Moscow, một người bạn và họ hàng của ông này bà nọ, mà chỉ như là một con muỗi, hay gà lôi, hay nai, như những loài vật hiện đang sống cạnh anh. 'Chỉ như chúng thôi, chỉ như Chú Eroshka, ta sẽ sống một lát rồi chết, và như chú đã từng nói rất đúng: "cỏ sẽ mọc lên và không còn gì nữa".'
Những năm sau cuộc Chiến tranh Crimean là khỏng thời gian duy nhất trong cuộc đời Tolstoy khi ông sống lẫn lộn trong thế giới văn chương. Ông được giới trí thức Petersburg và Moscow ca ngợi là một trong những người tài giỏi nhất và danh vọng càng tăng với những thành công của ông. Nhưng ông không muốn gần họ. Ông là một nhà quý tộc quá chân chính để có thể giống với giới trí thức nửa tự do này. Tất cả suy nghĩ trong đầu ông đều trái ngược với suy nghĩ trong đầu những người đang trong quá trình Tây phương hoá, những người đã được Ivan Turgenev, người được đa số công nhận là tác gia lớn nhất còn đang sống của Nga ở giai đoạn đó, phác hoạ. Turgenev, người theo nhiều cách là sự đối lập của Tolstoy cũng là người ca ngợi ông nhiều nhất khi gọi truyện ngắn năm 1862 Người Cô dắc của Tolstoy là "Truyện hay nhất được viết bằng ngôn ngữ của chúng ta."
Tolstoy không tin vào sự tiến bộ và văn hóa và thích trêu chọc Turgenev qua những câu nói hay lời bình luận cay độc của mình. Việc thiếu sự cảm thông với giới văn học khiến ông rơi vào một cuộc tranh cãi ầm ĩ với Turgenev (1861), ông đã thách đấu với Turgenev nhưng sau đó đã đưa ra lời xin lỗi về hành động của mình. Cả câu chuyện rất đặc trưng về tính nết của ông, không thể kiên nhẫn với sự ưu việt hơn của người khác và sự thiếu lòng tự trọng trí thức của họ. Những nhà văn duy nhất còn là bạn của ông gồm vị "địa chủ" bảo thủ Afanasy Fet và nhà dân chủ thân Slavơ Nikolay Strakhov, cả hai người đều có quan điểm trái ngược với dòng tư tưởng chính thời kỳ đó.
Năm 1859 ông lập ra một ngôi trường cho trẻ em nông thôn tại Yasnaya, tiếp đó là mười hai ngôi trường khác, những nguyên tắc tự do cơ bản của chúng đã được Tolstoy miêu tả trong tiểu luận năm 1862, "Ngôi trường tại Yasnaya Polyana" của mình. Ông cũng viết nhiều truyện cho trẻ em nông thôn. Những thực nghiệm giáo dục của Tolstoy sớm chết yểu, nhưng đó chính là nguyên mẫu trực tiếp đầu tiên cho Trường Summerhill của A.S.Neill, ngôi trường tại Yasnaya Polyana có thể coi là mô hình đầu tiên của một lý thuyết chặt chẽ về giáo dục tự do.
Năm 1862 Tolstoy xuất bản một tạp chí sư phạm, Yasnaya Polyana, theo đó ông đề xuất không phải giới trí thức sẽ dạy dỗ người nông dân, mà là người nông dân dạy dỗ giới trí thức. Ông trở nên tin tưởng rằng ông đang được hưởng tài sản thừa kế một cách không công bằng, và được nổi tiếng trong giới nông dân về những hành động giúp đỡ hào hiệp của mình. Ông thường quay về ngôi nhà nông thôn đem theo những người hành khất mà ông thấy cần phải giúp đỡ, và thường đưa những khoản tiền lớn cho những người ăn mày trong thành phố. Năm 1861 ông nhận chức Thẩm phán Hoà bình, một địa vị được đưa ra với mục đích giám sát việc thực thi cuộc Cải cách giải phóng năm 1861.
Đời sống gia đình
Cuộc hôn nhân là một trong hai dấu mốc quan trọng nhất trong cuộc đời Tolstoy, sự kiện kia là việc ông cải đạo. Khi đã vỡ mộng với tình trạng sống "vô tư lự" của những người nông dân, và đặc biệt của những người Cossacks ông từng sống chung tại vùng Caucasus. Cuộc hôn nhân mang lại cho ông sự giải thoát khỏi trạng thái luôn tự nghi ngờ về cuộc sống. Nó là cánh cổng tới một "tình trạng sống tự nhiên" ổn định và lâu dài. Cuộc sống gia đình, và sự chấp nhận vô lo cũng như sự quy phục với cuộc sống nơi ông sinh ra, khi ấy đã trở thành tôn giáo của ông.Mười lăm năm đầu của cuộc hôn nhân, ông đã sống trong cuộc sống hạnh phúc, thỏa mãn và tin tưởng, triết lý của nó được thể hiện với quyền lực tạo hóa tối cao trong cuốn Chiến tranh và Hòa bình. Sophie Behrs, hầu như mới chỉ là một cô bé khi lập gia đình và trẻ hơn ông 16 tuổi, đã trở thành người vợ, người mẹ và người quản gia lý tưởng của ông. Trước khi cưới, Tolstoy đã trao cho bà những cuốn nhật ký của ông ghi chép chi tiết lại những lần ông quan hệ với những nữ nông nô. Họ có với nhau mười ba người con, năm người chết khi còn nhỏ.[2]
Hơn nữa, Sophie là người giúp đỡ đắc lực cho chồng trong sự nghiệp văn chương, và câu chuyện nổi tiếng nhất là việc bà đã chép lại bảy lần từ đầu đến cuối cuốn Chiến tranh và Hòa bình. Tài sản của gia đình, với sự quản lý tốt của Tolstoy, cùng những khoản tiền có được nhờ những cuốn sách, tăng thêm nhiều, khiến ông có thể chi trả cho gia đình ngày một mở rộng.
Thay đổi phong cách
Sau khi cải đạo, các chi tiết của nó được viết dưới đây, chủ nghĩa duy lý của Tolstoy có được sự hài lòng trong hệ thống học thuyết đã được xây dựng kỹ càng của ông. Nhưng sự bất duy lý trong Tolstoy vẫn tồn tại dưới những vỏ chứng của giáo điều đã thành hình. Những cuốn nhật ký của Tolstoy cho thấy những ước vọng nhục dục vẫn hiển hiển trọng ông cho tới khi tuổi cao; và ước vọng về sự mở rộng, ước vọng đã mang lại Chiến tranh và Hòa bình, ước vọng về cuộc sống ý nghĩa với mọi vui thú và vẻ đẹp của nó, không bao giờ chết trong ông. Chúng ta thấy một vài ý niệm về nó trong những tác phẩm của ông, ông khuất phục chúng trong một kỷ luật chặt chẽ và khắt khe. Tuy nhiên, cảm nhận kỳ diệu của ông không bị ảnh hưởng từ sự cải đạo này. Ông vẫn sáng tác dễ dàng như trước và những năm cuối đời ông đã viết ra nhiều tác phẩm nghệ thuật tuyệt diệu, như Hadji Murat, một trong nhiều kiệt tác được xuất bản sau khi ông qua đời. Ngày càng rõ ràng rằng, theo lời Vladimir Nabokov, chỉ có hai chủ đề Tolstoy thực sự quan tâm và cho rằng đáng viết — đó là cuộc sống và cái chết. Quan hệ giữa cuộc sống và cái chết đã được ông phân tích nhiều lần, lặp đi lặp lại, với sự phức tạp ngày càng tăng trong bản thảo cuối cùng của Kholstomer, trong Cái chết của Ivan Ilyich, trong Một người cần bao nhiêu ruộng đất?
Những năm cuối đời
Khi danh tiếng của ông ngày càng được biết đến ở mọi tầng lớp xã hội, một số công xã Tolstoyan được hình thành trên khắp nước Nga nhằm đưa vào thực thi những học thuyết tôn giáo của Tolstoy. Và, trong hai thập kỷ cuối cuộc đời ông, Tolstoy đã giành được sự kính trọng của toàn thế giới, sự kính trọng chưa từng có với một nhà văn kể từ cái chết của Voltaire. Yasnaya Polyana đã trở thành một Ferney mới — hay thậm chí còn hơn thế, hầu như một Jerusalem mới. Những người hành hương từ khắp nơi tới đây để chiêm ngưỡng con người vĩ đại. Nhưng chính gia đình Tolstoy lại phản đối hành động của ông, trừ người con gái út Alexandra Tolstaya. Vợ ông có quan điểm hoàn toàn trái ngược ông. Bà từ chối từ bỏ quyền sở hữu tài sản của mình và xác nhận trách nhiệm với gia đình lớn của mình. Tolstoy từ chối tác quyền với những cuốn sách mới của mình nhưng buộc phải trao quyền sở hữu đất đai và tác quyền với những tác phẩm trước đó cho vợ. Cuộc sống hôn nhân sau này của ông đã được A. N. Wilson miêu tả là một trong những cuộc sống bất hạnh nhất trong lịch sử giới văn chương.
Sự nghiệp
Tác phẩm và những câu chuyện hoang đường
Tiểu thuyết của Tolstoy luôn tìm cách thể hiện hiện thực xã hội Nga ông đang sống. Matthew Arnold đã bình luận rằng tác phẩm của Tolstoy không phải là nghệ thuật, mà là một phần cuộc sống. Những đánh giá của Arnold được đồng thuận Isaak Babel và ông đã nói rằng, "nếu thế giới có thể tự thể hiện mình dưới ngòi bút, nó sẽ giống với tác phẩm của Tolstoy".Những cuốn sách được xuất bản đầu tiên của ông là ba cuốn tiểu thuyết tự truyện, Thời thơ ấu, Thời niên thiếu, và Thời tuổi trẻ (1852–1856). Chúng kể câu chuyện về người con trai một địa chủ lớn và sự nhận thức chậm chạp của anh ta về những khác biệt giữa mình và những người nông dân của mình. Dù lúc cuối đời Tolstoy đã bác bỏ những cuốn sách đó vì tính ủy mị của chúng, một phần lớn cuộc đời của chính ông đã được thể hiện ở đó, và những cuốn sách vẫn là nguồn thông tin xác đáng về thời kỳ tuổi thơ tới tuổi trẻ của ông.
Tolstoy đã từng là thiếu uý trong một trung đoàn pháo binh trong Chiến tranh Crimea, và đã tường thuật lại thời gian này trong cuốn Những phác thảo Sevastapol. Những trải nghiệm trong chiến tranh đã giúp chủ nghĩa hòa bình phát triển trong ông, và mang lại cho ông những tư liệu cho việc thể hiện chính xác những điều khủng khiếp của chiến tranh trong những tác phẩm sau này.
Người Cossack (1863) là một tiểu thuyết còn chưa hoàn thành viết về cuộc sống người Cossack thông qua câu chuyện của Dmitri Olenin, một quý tộc người Nga phải lòng một cô gái Cossack. Tiểu thuyết này đã được Ivan Bunin cho là một trong những tác phẩm tuyệt vời nhất bằng tiếng Nga. Sự kì diệu trong cách sử dụng ngôn ngữ của Tolstoy thường không thể được chuyển ngữ, nhưng đoạn trích sau có thể mang lại một chút khái niệm về sự dồi dào, cảm giác, và tình cảm của nguyên bản:
- Along the surface of the water floated black shadows, in which the experienced eyes of the Cossack detected trees carried down by the current. Only very rarely sheet-lightning, mirrored in the water as in a black glass, disclosed the sloping bank opposite. The rhythmic sounds of night — the rustling of the reeds, the snoring of the Cossacks, the hum of mosquitoes, and the rushing water, were every now and then broken by a shot fired in the distance, or by the gurgling of water when a piece of bank slipped down, the splash of a big fish, or the crashing of an animal breaking through the thick undergrowth in the wood. Once an owl flew past along the Terek, flapping one wing against the other rhythmically at every second beat.
Một điều cũng đáng ngạc nhiên, Tolstoy không coi Chiến tranh và Hòa bình là một tiểu thuyết (ông cũng không coi nhiều tiểu thuyết nổi tiếng của Nga được viết thời kỳ ấy là tiểu thuyết). Đối với ông nó là một sử thi bằng văn xuôi. Anna Karenina (1877), mà Tolstoy coi là cuốn tiểu thuyết thực sự đầu tiên của ông, là tác phẩm được xây dựng và sắp xếp tinh vi, công phu nhất. Nó tường thuật hai câu chuyện song song về một phụ nữ ngoại tình bị kẹt trong những quy định và những trò lừa dối của xã hội và một điền chủ mê triết học (như Tolstoy), người làm việc cùng với những người nông dân trên cánh đồng và tìm cách cải thiện cuộc đời họ. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông là Phục sinh, xuất bản năm 1899, kể câu chuyện của một vị quý tộc tìm cách chuộc lại một lỗi lầm đã phạm phải từ nhiều năm trước và trong đó thể hiện rất nhiều quan điểm mới của Tolstoy về cuộc sống. Một tiểu thuyết ngắn khác, Hadji Murat, được xuất bản đồng thời năm 1912.
Tolstoy luôn lưu ý tới trẻ em và văn học cho trẻ em và đã viết nhiều truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn. Một số truyện ngụ ngôn của ông phỏng theo chuyện ngụ ngô Ê dốp và từ truyện Hindu.
Danh vọng
Sự nổi danh đương thời của Tolstoy khiến ông được nhiều người ngưỡng vọng: Dostoevsky cho ông là người giỏi nhất trong số những nhà văn cùng thời trong khi Gustave Flaubert so sánh ông với Shakespeare và thổ lộ: "Thật là một nghệ sĩ và thật là một nhà tâm lý!". Anton Chekhov, người thường tới thăm Tolstoy tại nhà ông ở thôn quê, đã viết: "Khi văn học có một Tolstoy, thì thật dễ dàng và thú vị khi là một nhà văn; thậm chí khi bạn biết chính mình không làm được điều gì và vẫn chưa hoàn thành điều gì, đây cũng không phải là điều ghê gớm lắm, bởi Tolstoy đã hoàn thành công việc cho tất cả mọi người. Những điều ông đã thật sự làm để biện hộ cho tất cả những hy vọng và ước vọng được dành cho văn học." Ivan Turgenev đã gọi Tolstoi là một "nhà văn vĩ đại của vùng đất Nga".[4]Những nhà phê bình và tiểu thuyết sau này tiếp tục ca ngợi tài năng của ông: Virginia Woolf tuyên bố ông là "người vĩ đại nhất trong số những nhà văn viết tiểu thuyết", và James Joyce viết: "Ông không bao giờ mệt mỏi, không bao giờ ngốc nghếch, không bao giờ mệt mỏi, không bao giờ làm ra vẻ mô phạm, không bao giờ tỏ điệu bộ!". Thomas Mann đã viết về tính chân thật của ông —"Hiếm khi các tác phẩm nghệ thuật lại gần với tự nhiên như vậy"— một tình cảm được nhiều người chia sẻ, gồm cả Marcel Proust, William Faulkner, Vladimir Nabokov, những người coi ông đứng trên tất cả các tiểu thuyết gia Nga khác, thậm chí cả Gogol, và đánh giá ông tương đương với Pushkin trong số những nhà thơ Nga.
Tôn giáo và đức tin chính trị
Học thuyết đã đạt tới độ chín của Tolstoy là một "Kitô giáo" dựa trên lí trí, lột bỏ tất cả truyền thống và tất cả chủ nghĩa thần bí tích cực. Ông chối bỏ sự bất tử cá nhân và đặc biệt tập trung vào sự răn dạy đạo đức trong Phúc Âm. Về sự răn dạy đạo đức của Chúa Jesus, những từ "Không chống cự cả với quỷ" (Resist not evil) được lấy làm nguyên tắc. Ôngchối bỏ quyền lực của Nhà thờ, vốn ủng hộ Nhà nước, và ông lên án Nhà nước, vốn gây ra bạo lực và tham nhũng. Những lời buộc tội của ông ở mọi hình thức cho phép chúng ta hiểu được học thuyết của Tolstoy, trong khía cạnh chính trị của nó, như Chủ nghĩa vô chính phủ Kitô giáo.
Ngọn nguồn đức tin
“ | Sự thật rằng Nhà nước là một hệ thống âm mưu được thiết kế không chỉ để khai thác, mà trên tất cả, để ăn cướp từ các công dân của mình... Vì thế, tôi sẽ không bao giờ phục vụ bất kỳ một chính phủ nào, ở bất kỳ đâu. | ” |
“ | Nếu tôi thuật lại cuộc thảo luận này với Proudhon, có nghĩa để thể hiện, theo kinh nghiệm cá nhân tôi, ông ta là người duy nhất hiểu tầm quan trọng của giáo dục và của xuất bản in trong thời đại chúng ta. | ” |
Chủ nghĩa vô chính phủ Kitô giáo
Dù ông không tự coi mình là một người vô chính phủ bởi ông coi thuật ngữ này dùng để chỉ những người muốn thay đổi xã hội bằng bạo lực[5], Tolstoy vẫn thường được coi là một người theo chủ nghĩa vô chính phủ. Những đức tin Kitô giáo của Tolstoy dựa trên Bài giảng trên Núi (Sermon on the Mount), và đặc biệt trên câu đưa cả má bên kia (turn the other cheek), mà ông coi là một sự chứng minh cho chủ nghĩa hòa bình, không bạo lực. Tolstoy tin rằng việc là một tín đồ Kitô giáo đồng nghĩa ông là người theo chủ nghĩa hòa bình và, vì sự sử dụng vũ lực của chính phủ Nga, là một người theo chủ nghĩa hòa bình khiến ông trở thành người theo chủ nghĩa vô chính phủ.Học thuyết kháng cự bất bạo động của Tolstoy khi đối mặt với sự xung đột là một thuộc tính riêng biệt khác của triết lý của ông dựa trên những lời răn của Chúa. Khi gây ảnh hưởng trực tiếp tới Mahatma Gandhi với ý tưởng này trong tác phẩm Vương quốc của Chúa là ở bên trong bạn, Tolstoy đã gây ảnh hưởng to lớn tới phong trào phản kháng bất bạo động cho tới ngày nay. Ông cũng phản đối tư hữu và định chế hôn nhân và sự đề cao giá trị những ý tưởng trinh bạch và tiết chế tình dục (được thảo luận trong Cha Sergius và lời nói đầu của ông cho cuốn The Kreutzer Sonata), những ý tưởng cũng được chàng trai trẻ Gandhi tin tưởng.
“ | Những người vô chính phủ đúng về mọi phương diện; trong sự phủ nhận trật tự hiện hữu, và trong sự xác nhận rằng, nếu không có Chính quyền, không thể có nhiều bạo lực hơn ở tình trạng có Chính quyền hiện hữu. Họ chỉ sai lầm ở suy nghĩ rằng Vô chính phủ có thể được thiết lập bằng một cuộc cách mạng. Nhưng nó chỉ có thể thành hiện thực nếu có nhiều và nhiều hơn những con người không yêu cầu sự bảo vệ từ phía quyền lực chính phủ... Chỉ có thể có một cuộc cách mạng vĩnh cửu - một cuộc cách mạng đạo đức: thế hệ của con người tinh thần. | ” |
Chủ nghĩa hòa bình
Dù có những mối lo ngại về bạo lực vô chính phủ, Tolstoy vẫn chấp nhận mối nguy hiểm khi truyền bá những ấn phẩm bị cấm đoán của những nhà tư tưởng theo chủ nghĩa vô chính phủ Nga, và đã sửa đổi những bản in cuốn "Về một cuộc nổi dậy" (Words of a Rebel) của Peter Kropotkin, được xuất bản lậu tại St Petersburg năm 1906. Hai năm trước, trong Chiến tranh Nga-Nhật, Tolstoy đã công khai lên án cuộc chiến và viết thư cho nhà sư Nhật Soyen Shaku trong một nỗ lực không thành công nhằm đưa ra một tuyên bố hòa bình chung.Một bức thư của Tolstoy viết năm 1908 cho một tờ báo Ấn Độ với tiêu đề "Thư gửi một người theo đạo Hindu" mang tới tình cảm thân mật với Mohandas Gandhi, người khi ấy đang ở Nam Phi và đang bắt đầu trở thành một nhà hoạt động. Đọc cuốn "Vương quốc của Chúa là ở bên trong bạn" khiến Gandhi quyết định từ bỏ bạo lực và tán thành phản kháng bất bạo động, một sự tán thành mà Gandhi đã viết lại trong tiểu sử của mình, gọi Tolstoy là "người đề xướng vĩ đại nhất của thuyết bất bạo động mà thời đại này có thể tạo ra". Sự thân mật giữa Tolstoy và Gandhi chỉ kéo dài một năm, từ tháng 10 năm 1909 tới khi Tolstoy chết tháng 11 năm 1910, nhưng dẫn tới việc Gandhi đặt tên Tolstoy Colony cho ashram thứ hai của ông tại Nam Phi. Bên cạnh phản kháng bất bạo động, hai người có chung niềm tin ở giá trị của sự ăn chay, chủ đề của nhiều bài luận của Tolstoy (xem Sự chay tịnh Kitô giáo giáo).
Cùng với chủ nghĩa duy tâm ngày càng phát triển, Tolstoy cũng trở thành một người ủng hộ nhiệt thành cho phong trào Quốc tế ngữ. Tolstoy đã rất ấn tượng trước những niềm tin hoà bình của những người Doukhobor và lôi kéo sự chú ý quốc tế tới vụ hành quyết họ, sau khi họ đã đốt vũ khí trong một cuộc phản kháng hòa bình năm 1895. Ông đã giúp những người Doukhobor di cư tới Canada.
Tiết lộ mới về cuộc đời văn hào Tolstoi qua tự thuật của người vợ
Văn hào Leo Tolstoi cùng vợ và gia đình năm 1887
Nguồn: Wikipedia
Kỷ niệm 100 năm ngày mất của
nhà văn thiên tài người Nga Lev Tolstoi, nhật báo Le Figaro hôm nay, với
tựa đề « Sống với một thiên tài », đưa độc giả đến với một xuất bản gây
rất nhiều chú ý. Đó là cuốn tự thuật của Sophia Tolstoi, bạn đời của
nhà văn.
Lần đầu tiên được dịch và xuất
bản bằng tiếng Pháp và tiếng Anh, « Cuộc đời tôi » (tên cuốn sách) thuật
lại cuộc sống hàng ngày của cặp vợ chồng kỳ lạ này trong suốt hơn 40
năm chung sống, từ những năm 1860, khi họ mới lấy nhau, cho đến đầu thế
kỷ XX.
Toàn bộ cuốn sách dày hơn 1000 trang mang lại rất nhiều chi tiết mới mẻ và soi tỏ nhiều khía cạnh chưa từng được biết đến về cuộc sống gia đình của nhà văn. Cùng với tập « Nhật ký 1862-1910 », cũng của chính vợ Tolstoi, được xuất bản bằng tiếng Pháp cách đây 10 năm, cuốn tự thuật của Sophia Tolstoi, vừa mới ra mắt, tiếp tục làm thay đổi hình ảnh về nhà văn Nga trong con mắt độc giả, vốn đã hết sức phong phú, với những mâu thuẫn tư tưởng và giằng xé nội tâm của ông.
Lấy chồng gần gấp đôi tuổi mình và có 13 người con với Tolstoi, bà Sophia có một đời sống nội tâm vô cùng phức tạp. Hồi nhỏ, trước khi quyết định lấy Tolstoi, lúc đó đã nổi tiếng và về sống tại trang trại Iasnaia Poliana xa xôi, Sophia Andreievna Behrs, con một bác sĩ, sống tại Matxcơva, đã từng mơ ước trở thành nhà văn.
Đúng vào lúc làm lễ đính hôn với Lev Tolstoi, vì mê tài văn của ông, ngay từ lúc 8 tám tuổi, khi đọc cuốn « Tuổi thơ » của nhà văn, Sophia đã đốt toàn bộ những gì mình viết ra. Đây là hành động mở đầu cho cả một quá trình xây dựng lại bản thân, kéo dài cho mãi đến cuối đời bà. Thoạt tiên, Sophia rất tự hào, vì tình yêu mang lý tưởng của bà đối với chồng. Chính Tolstoi rất ấn tượng với điều này, và chắc chắn Sophia chính là cội nguồn cảm hứng để nhà văn dựng nên hình tượng Natasa, một trong những nhân vật thành công nhất của ông trong tiểu thuyết « Chiến tranh và Hòa bình ».
Theo Le Figaro, trong cuốn tự thuật này, độc giả có thể bắt gặp được tinh thần nghệ sĩ, tính hài hước, niềm ghen tuông, nỗi đau buồn, vì đã phải sống ngược lại với những giấc mơ thời thiếu nữ để đảm nhận trách nhiệm mà Sophia tự nhận lấy : phục vụ một thiên tài. Sophia đã buộc phải chôn vùi ánh sáng sáng tạo của riêng mình để không làm cản trở mặt trời lớn Lev Tolstoi. Bị cầm tù trong cuộc sống gia đình, cách biệt với thế giới bên ngoài, bà Sophia đã viết trong nhật ký : « Tôi chỉ muốn tự sát, chạy trốn đi bất cứ nơi nào, hay yêu bất cứ một ai ». Tuy nhiên, trong những trang tự thuật hiện lên một Sophia bình thản hơn và có khoảng cách với mình hơn.
Hạnh phúc và bất hạnh của Sophia Tolstoi
Hầu hết gánh nặng của cuộc sống vợ chồng đè lên bà Sophia. Vợ Tolstoi lên án chồng đã làm rất ít cho những đứa con lớn, và không làm gì cho những đứa bé. Càng cao tuổi, Tolstoi càng tách biệt với đời sống hiện thực mà ông khinh bỉ, để khép kín mình với những dằn vặt của ông trong thế giới tư tưởng. Đền bù lớn nhất mà bà Sophia nhận được là được làm việc với Tolstoi.
Ngày nào cũng vậy, bà chép lại cho sạch các bản thảo của Tolstoi. Núi công việc này làm bà rất hạnh phúc, mặc dù bà đã phải vứt bỏ đi không biết bao nhiêu là giấy, bởi hàng sáng, Tolstoi thường rỡ bỏ tất cả đi để làm lại những gì đã viết ra hôm trước. Không quá đáng khi nói rằng, hai tiểu thuyết « Chiến tranh và Hòa bình » và « Anna Karenina » cũng chính là những đứa con của bà.
Tuy nhiên, không phải là Sophia thích tất cả những gì chồng mình viết ra. Bà không thích các tiểu luận tôn giáo của Tolstoi, và cho rằng chính chứng bệnh đau dạ dày của Tolstoi đã khiến ông viểt ra những tác phẩm tiêu cực này. Sophia cũng rất căm ghét cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Tolstoi « Bản Sonate ở Kreutzer » (xuất bản năm 1889 tại Nga, được dịch và in tại Pháp ngay năm sau 1890), vì cuốn sách này làm tổn thương đến niềm kiêu hãnh của bà, với tư cách là người vợ.
Cuốn sách đặc biệt này đã kết tinh lại nỗi bất hạnh lớn của bà Sophia : Tolstoi vừa yêu thích, lại vừa căm giận bà. Sophie bị căm giận bởi vì bà đã đưa nhà văn vào tội lỗi ham muốn nhục dục, bà được yêu, vì nhà văn không thể nào bỏ qua được ham muốn tội lỗi này. Le Figaro nhận định : Tolstoi và Sophia là tù nhân của nhau. Nhưng, cuộc sống vợ chồng thường hết sức nặng nề, giằng xé bởi những mâu thuẫn của họ, đôi khi lại bừng sáng trong những niềm vui vô tư lự. Khó có ai tưởng tượng được rằng nhà văn nghiêm nghị Tolstoi đã từng hóa trang thành con dê và dấu quà trong tay áo giống như ông già Noel. Thế nhưng, đây chính là điều mà Sophia, nàng thơ, người trợ thủ, tù nhân, người bạn tri kỷ của ông, đã kể lại.
Cuốn tự thuật, như La Croix nhận xét, đã đưa bà Sophia ra khỏi cái bóng của thiên tài Lev Tolstoi.
Tại Nhật Bản, những người cha ly dị không có quyền thăm con mình
Le Figaro và La Croix hôm nay chú ý đến việc những người đàn ông, sau khi ly dị, bị tước quyền thăm đứa con do người kia nuôi nấng - một vấn đề lớn của xã hội Nhật hiện nay. Le Figaro mở đầu bằng một sự kiện gây chấn động, xảy ra vào thứ bảy tuần trước : Một người đàn ông Pháp đã chọn lấy cái chết, vì không được vợ cũ người Nhật cho phép thăm con.
Arnaud Simon có thể là một trong những kiều dân có thể góp nhiều vào mối quan hệ Pháp Nhật. Tuy nhiên, nhà sử học trẻ tuối, làm việc về Edo, giai đoạn lịch sử cận đại của Nhật, đã tự sát bằng cách treo cổ tại Tokyo. Không để lại bất cứ một lời trối trăng nào, nhưng những người thân của Arnaud Simon đều biết rằng, nhà sử học trẻ đã hết muốn sống, vì không được phép đến thăm đứa con trai, mà sau khi ly dị, tòa án đã giao cho vợ cũ của anh, là người Nhật, quyền chăm sóc. Thêm vào đó, các luật sư người Nhật thay vì bảo vệ thân chủ, đã quay sang trách móc Arnaud Simon vì đã đang tâm bỏ vợ. Đây không phải là vụ tự tử duy nhất trong năm nay. Tháng bảy vừa qua, một ông bố người Pháp khác cũng đã chọn cái chết vì cùng một lý do.
Theo Le Figaro, nhìn chung tại Nhật, sau một cuộc ly hôn, người vợ thường nhận được quyền nuôi con. Vấn đề rất nghiêm trọng là ở chỗ, việc thăm con của người cha sau khi ly di là điều không phổ biến. Nếu người cha có được công nhận quyền này, thì quá trình thực hiện vẫn phụ thuộc vào lòng tốt của người mẹ. Cảnh sát Nhật không can thiệp vào việc này vì cho rằng đây là lĩnh vực riêng tư. Pháp đứng hàng thứ hai sau Mỹ về số lượng người cha bị ảnh hưởng bởi nỗi khổ này.
Vụ tự tử của người bố Pháp vì không được thăm con đã gây chấn động mạnh trong cộng đồng người Pháp kết hôn với người Nhật, đến mức là, ngày hôm qua, đại sứ Pháp tại Nhật Philippe Faure đã ra một thông cáo quyết liệt để phản đối tình trạng bất công này. Theo Le Figaro, Bộ Ngoại giao Nhật tỏ ra lắng nghe trước phản ứng này, nhưng Bộ Tư pháp, cảnh sát và xã hội dân sự Nhật lại rất bàng quan.
Dân di cư có thể đóng góp vào việc giảm nhẹ các khoản phúc lợi xã hội của nước tiếp nhận
Về vấn đề người di cư và các xã hội tiếp nhận, La Croix hôm nay có bài « Dân di cư có thể cho phép làm giảm nhẹ các chi phí phúc lợi xã hội ». Bài viết được xuất bản nhân dịp Tuần lễ Xã hội sẽ diễn ra tại Paris, từ ngày 26 đến 28 tháng 11 tới về chủ đề « Những người di cư, một tương lai cùng xây dựng ».
La Croix cho biết, những nghiên cứu gần đây cho thấy nhiều điều ngược lại với các ý tưởng phổ biến hiện nay, cho rằng những người nước ngoài nhập cư tăng gánh nặng cho Quỹ Bảo hiểm Xã hội và tước đoạt chỗ làm của những người dân tại chỗ. Một nghiên cứu khác dựa trên kết quả nghiên cứu dân số học của viện Insee và Hội đồng tư vấn định hướng về hưu và giáo dục quốc gia cũng cho thấy một kết quả đưa ra một thực tế khác. Theo nghiên cứu này, nếu Pháp duy trì được dòng nhập cư khoảng 100 nghìn người một năm, thì các khoản bảo hiểm xã hội sẽ giảm đi 1,3% từ đây đến năm 2005. Ngược lại, nếu như ngừng chấp nhận nhập cư, bảo hiểm sẽ tăng lên 1,3%, nghĩa là tương đương với 4,3 GDP.
Lý do của việc giảm chi phí xã hội này, theo một trong các tác giả của nghiên cứu, là do những người lao động nhập cư có lương thấp hơn, nên họ ít được hưởng các chi phí liên quan đến sức khỏe, cũng như các chi phí cho giáo dục (bởi lẽ rất nhiều người nhập cư đến nước tiếp nhận sau khi hết tuổi học tập). Mặc khác, gánh nặng hưu trí cũng nhẹ hơn, do nhiều người quay về bản quán sau khi về hưu, và có nhiều người, khi quyết định ở lại, lại có mức lương về hưu thấp.
Toàn bộ cuốn sách dày hơn 1000 trang mang lại rất nhiều chi tiết mới mẻ và soi tỏ nhiều khía cạnh chưa từng được biết đến về cuộc sống gia đình của nhà văn. Cùng với tập « Nhật ký 1862-1910 », cũng của chính vợ Tolstoi, được xuất bản bằng tiếng Pháp cách đây 10 năm, cuốn tự thuật của Sophia Tolstoi, vừa mới ra mắt, tiếp tục làm thay đổi hình ảnh về nhà văn Nga trong con mắt độc giả, vốn đã hết sức phong phú, với những mâu thuẫn tư tưởng và giằng xé nội tâm của ông.
Lấy chồng gần gấp đôi tuổi mình và có 13 người con với Tolstoi, bà Sophia có một đời sống nội tâm vô cùng phức tạp. Hồi nhỏ, trước khi quyết định lấy Tolstoi, lúc đó đã nổi tiếng và về sống tại trang trại Iasnaia Poliana xa xôi, Sophia Andreievna Behrs, con một bác sĩ, sống tại Matxcơva, đã từng mơ ước trở thành nhà văn.
Đúng vào lúc làm lễ đính hôn với Lev Tolstoi, vì mê tài văn của ông, ngay từ lúc 8 tám tuổi, khi đọc cuốn « Tuổi thơ » của nhà văn, Sophia đã đốt toàn bộ những gì mình viết ra. Đây là hành động mở đầu cho cả một quá trình xây dựng lại bản thân, kéo dài cho mãi đến cuối đời bà. Thoạt tiên, Sophia rất tự hào, vì tình yêu mang lý tưởng của bà đối với chồng. Chính Tolstoi rất ấn tượng với điều này, và chắc chắn Sophia chính là cội nguồn cảm hứng để nhà văn dựng nên hình tượng Natasa, một trong những nhân vật thành công nhất của ông trong tiểu thuyết « Chiến tranh và Hòa bình ».
Theo Le Figaro, trong cuốn tự thuật này, độc giả có thể bắt gặp được tinh thần nghệ sĩ, tính hài hước, niềm ghen tuông, nỗi đau buồn, vì đã phải sống ngược lại với những giấc mơ thời thiếu nữ để đảm nhận trách nhiệm mà Sophia tự nhận lấy : phục vụ một thiên tài. Sophia đã buộc phải chôn vùi ánh sáng sáng tạo của riêng mình để không làm cản trở mặt trời lớn Lev Tolstoi. Bị cầm tù trong cuộc sống gia đình, cách biệt với thế giới bên ngoài, bà Sophia đã viết trong nhật ký : « Tôi chỉ muốn tự sát, chạy trốn đi bất cứ nơi nào, hay yêu bất cứ một ai ». Tuy nhiên, trong những trang tự thuật hiện lên một Sophia bình thản hơn và có khoảng cách với mình hơn.
Hạnh phúc và bất hạnh của Sophia Tolstoi
Hầu hết gánh nặng của cuộc sống vợ chồng đè lên bà Sophia. Vợ Tolstoi lên án chồng đã làm rất ít cho những đứa con lớn, và không làm gì cho những đứa bé. Càng cao tuổi, Tolstoi càng tách biệt với đời sống hiện thực mà ông khinh bỉ, để khép kín mình với những dằn vặt của ông trong thế giới tư tưởng. Đền bù lớn nhất mà bà Sophia nhận được là được làm việc với Tolstoi.
Ngày nào cũng vậy, bà chép lại cho sạch các bản thảo của Tolstoi. Núi công việc này làm bà rất hạnh phúc, mặc dù bà đã phải vứt bỏ đi không biết bao nhiêu là giấy, bởi hàng sáng, Tolstoi thường rỡ bỏ tất cả đi để làm lại những gì đã viết ra hôm trước. Không quá đáng khi nói rằng, hai tiểu thuyết « Chiến tranh và Hòa bình » và « Anna Karenina » cũng chính là những đứa con của bà.
Tuy nhiên, không phải là Sophia thích tất cả những gì chồng mình viết ra. Bà không thích các tiểu luận tôn giáo của Tolstoi, và cho rằng chính chứng bệnh đau dạ dày của Tolstoi đã khiến ông viểt ra những tác phẩm tiêu cực này. Sophia cũng rất căm ghét cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Tolstoi « Bản Sonate ở Kreutzer » (xuất bản năm 1889 tại Nga, được dịch và in tại Pháp ngay năm sau 1890), vì cuốn sách này làm tổn thương đến niềm kiêu hãnh của bà, với tư cách là người vợ.
Cuốn sách đặc biệt này đã kết tinh lại nỗi bất hạnh lớn của bà Sophia : Tolstoi vừa yêu thích, lại vừa căm giận bà. Sophie bị căm giận bởi vì bà đã đưa nhà văn vào tội lỗi ham muốn nhục dục, bà được yêu, vì nhà văn không thể nào bỏ qua được ham muốn tội lỗi này. Le Figaro nhận định : Tolstoi và Sophia là tù nhân của nhau. Nhưng, cuộc sống vợ chồng thường hết sức nặng nề, giằng xé bởi những mâu thuẫn của họ, đôi khi lại bừng sáng trong những niềm vui vô tư lự. Khó có ai tưởng tượng được rằng nhà văn nghiêm nghị Tolstoi đã từng hóa trang thành con dê và dấu quà trong tay áo giống như ông già Noel. Thế nhưng, đây chính là điều mà Sophia, nàng thơ, người trợ thủ, tù nhân, người bạn tri kỷ của ông, đã kể lại.
Cuốn tự thuật, như La Croix nhận xét, đã đưa bà Sophia ra khỏi cái bóng của thiên tài Lev Tolstoi.
Tại Nhật Bản, những người cha ly dị không có quyền thăm con mình
Le Figaro và La Croix hôm nay chú ý đến việc những người đàn ông, sau khi ly dị, bị tước quyền thăm đứa con do người kia nuôi nấng - một vấn đề lớn của xã hội Nhật hiện nay. Le Figaro mở đầu bằng một sự kiện gây chấn động, xảy ra vào thứ bảy tuần trước : Một người đàn ông Pháp đã chọn lấy cái chết, vì không được vợ cũ người Nhật cho phép thăm con.
Arnaud Simon có thể là một trong những kiều dân có thể góp nhiều vào mối quan hệ Pháp Nhật. Tuy nhiên, nhà sử học trẻ tuối, làm việc về Edo, giai đoạn lịch sử cận đại của Nhật, đã tự sát bằng cách treo cổ tại Tokyo. Không để lại bất cứ một lời trối trăng nào, nhưng những người thân của Arnaud Simon đều biết rằng, nhà sử học trẻ đã hết muốn sống, vì không được phép đến thăm đứa con trai, mà sau khi ly dị, tòa án đã giao cho vợ cũ của anh, là người Nhật, quyền chăm sóc. Thêm vào đó, các luật sư người Nhật thay vì bảo vệ thân chủ, đã quay sang trách móc Arnaud Simon vì đã đang tâm bỏ vợ. Đây không phải là vụ tự tử duy nhất trong năm nay. Tháng bảy vừa qua, một ông bố người Pháp khác cũng đã chọn cái chết vì cùng một lý do.
Theo Le Figaro, nhìn chung tại Nhật, sau một cuộc ly hôn, người vợ thường nhận được quyền nuôi con. Vấn đề rất nghiêm trọng là ở chỗ, việc thăm con của người cha sau khi ly di là điều không phổ biến. Nếu người cha có được công nhận quyền này, thì quá trình thực hiện vẫn phụ thuộc vào lòng tốt của người mẹ. Cảnh sát Nhật không can thiệp vào việc này vì cho rằng đây là lĩnh vực riêng tư. Pháp đứng hàng thứ hai sau Mỹ về số lượng người cha bị ảnh hưởng bởi nỗi khổ này.
Vụ tự tử của người bố Pháp vì không được thăm con đã gây chấn động mạnh trong cộng đồng người Pháp kết hôn với người Nhật, đến mức là, ngày hôm qua, đại sứ Pháp tại Nhật Philippe Faure đã ra một thông cáo quyết liệt để phản đối tình trạng bất công này. Theo Le Figaro, Bộ Ngoại giao Nhật tỏ ra lắng nghe trước phản ứng này, nhưng Bộ Tư pháp, cảnh sát và xã hội dân sự Nhật lại rất bàng quan.
Dân di cư có thể đóng góp vào việc giảm nhẹ các khoản phúc lợi xã hội của nước tiếp nhận
Về vấn đề người di cư và các xã hội tiếp nhận, La Croix hôm nay có bài « Dân di cư có thể cho phép làm giảm nhẹ các chi phí phúc lợi xã hội ». Bài viết được xuất bản nhân dịp Tuần lễ Xã hội sẽ diễn ra tại Paris, từ ngày 26 đến 28 tháng 11 tới về chủ đề « Những người di cư, một tương lai cùng xây dựng ».
La Croix cho biết, những nghiên cứu gần đây cho thấy nhiều điều ngược lại với các ý tưởng phổ biến hiện nay, cho rằng những người nước ngoài nhập cư tăng gánh nặng cho Quỹ Bảo hiểm Xã hội và tước đoạt chỗ làm của những người dân tại chỗ. Một nghiên cứu khác dựa trên kết quả nghiên cứu dân số học của viện Insee và Hội đồng tư vấn định hướng về hưu và giáo dục quốc gia cũng cho thấy một kết quả đưa ra một thực tế khác. Theo nghiên cứu này, nếu Pháp duy trì được dòng nhập cư khoảng 100 nghìn người một năm, thì các khoản bảo hiểm xã hội sẽ giảm đi 1,3% từ đây đến năm 2005. Ngược lại, nếu như ngừng chấp nhận nhập cư, bảo hiểm sẽ tăng lên 1,3%, nghĩa là tương đương với 4,3 GDP.
Lý do của việc giảm chi phí xã hội này, theo một trong các tác giả của nghiên cứu, là do những người lao động nhập cư có lương thấp hơn, nên họ ít được hưởng các chi phí liên quan đến sức khỏe, cũng như các chi phí cho giáo dục (bởi lẽ rất nhiều người nhập cư đến nước tiếp nhận sau khi hết tuổi học tập). Mặc khác, gánh nặng hưu trí cũng nhẹ hơn, do nhiều người quay về bản quán sau khi về hưu, và có nhiều người, khi quyết định ở lại, lại có mức lương về hưu thấp.
Nhân đọc lại Tự Thú của Lev Tolstoy
Nguyễn Thế ĐăngPhật tử - Văn Hóa Phật Giáo. Số 90. 2009
10:53' SA - Thứ năm, 22/08/2013
1. Tự thú
Tự Thú là tên bản dịch tác phẩm Confession của Lev Tolstoy (1928-1910), do Đỗ Tư Nghĩa thực hiện và được Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn ấn hành năm 2007.
Confession trong bối cảnh Tây phương, có thể dịch là thú tội, xưng tội. Còn trong bối cảnh Đông phương là sám hối. Với Phật giáo, biết hổ thẹn (tàm quý), biết lỗi lầm của mình là bước đầu cho hành trình nên người, thành người cao cả.
Tác phẩm được xuất bản năm 1894, khi Tolstoy 56 tuổi. Lúc đó, bá tước Tolstoy đã ở trên đỉnh cao danh vọng, có chỗ đứng chắc chắn trong văn học thế giới với những tác phẩm bất hủ như Chiến tranh và Hòa bình (1869) và Anna Karenina (1877). Tinh thần nhân bản của ông đã ảnh hưởng tới Mahatma Gandhi và Martin Luther King. Có thể có một số người trong chúng ta không thích văn chương của Tolstoy, nhưng cho đến hôm nay ai cũng đều công nhận Tolstoy là một con người trung thực và nhân bản nhất đã từng có mặt trong lịch sử nhân loại. Thế nên Tự Thú của Tolstoy cũng là tự thú của mỗi chúng ta.
Tự thú điều gì? Tự thú về những thành công và thất bại trong công cuộc tìm kiếm “ý nghĩa toàn diện của cuộc đời” (tr. 42). Tự thú trong “việc giải quyết sự mâu thuẫn giữa cái hữu hạn và cái vô hạn, một câu trả lời cho câu hỏi về cuộc sống mà khiến người ta có thể sống – một câu trả lời như vậy thì cần thiết và thân thiết với chúng ta” (tr.124). “Câu hỏi của tôi, cái câu hỏi đã đưa tôi tới bờ mép của sự quyên sinh khi tôi 50 tuổi, là câu hỏi đơn giản nhất trong tâm hồn mọi con người, từ một đứa trẻ ngờ nghệch cho đến những bậc cao niên khôn ngoan nhất, câu hỏi mà thiếu nó thì không thể sống được. Câu hỏi đó là như vầy: Tại sao tôi nên sống? Có chăng một ý nghĩa trong đời tôi, cái ý nghĩa đó sẽ không bị hủy diệt bởi cái chết của tôi – cái chết tất yếu và đang tới gần?” (tr.63).
“Từ tuổi 16, tôi đã bỏ cầu nguyện, bỏ đi nhà thờ, bỏ ăn kiêng. Tôi ngừng tin vào cái gì đã được truyền dần vào tôi từ tuổi thơ, thế nhưng tôi thật sự tin vào một cái gì đó, mặc dù tôi không thể nói đó là cái gì” (tr. 22). “Cái niềm tin đích thực duy nhất mà tôi đã có, là niềm tin vào sự hoàn hảo” (tr. 23). “Cuộc sống của tôi tại châu Âu và sự quen biết của tôi với những người Châu Âu nổi tiếng và thông thái lại càng củng cố niềm tin của tôi vào cái khả năng trở nên hoàn hảo một cách tổng thể, bởi vì tôi cũng tìm thấy nơi họ một niềm tin tương tự” (tr. 36).
“Ý nghĩa toàn diện của cuộc đời” (các trang 42, 57, 76, 77…) chính là câu hỏi của Tolstoy trong Tự thú. Sự bế tắc của ông là sự bế tắc của mọi người đang sống chung quanh ông: “Bây giờ thì tôi thấy rõ ràng rằng không có sự khác biệt nào giữa chúng tôi và những người đang sống trong một nhà thương điên” (tr. 35). Chữ “người điên, điên rồ” được nhắc đến 4 lần (các trang 32, 33, 34, 36) chỉ trong mấy trang giấy. “Tôi đã sống như thế, hiến mình cho sự điên rồ này thêm 6 năm nữa cho đến lúc kết hôn (34 tuổi)”. Và cả sự “thịnh vượng”, sự “nổi danh”: “Rất tốt, mình sẽ nổi danh hơn cả Gogol, Pushkin, Shakespeare, Molière, nổi danh hơn tất cả những nhà văn trên thế giới – Rồi sao nữa? và tôi tuyệt đối không thể tìm thấy một câu trả lời nào” (tr. 47). “Lẽ ra tôi nên được xem là một người hoàn toàn hạnh phúc, khi tôi chưa đầy 50 tuổi. Tôi có một người vợ tốt, nàng yêu tôi và tôi tha thiết yêu nàng, những đứa con xinh xắn và một bất động sản lớn đang phát triển bành trướng mà tôi khỏi cần một nỗ lực nào. Hơn bao giờ hết, tôi được kính nể và ca ngợi… Tôi được hưởng một khí lực mạnh mẽ về thể xác và tinh thần… và trong cái hiện tình như thế, tôi đã đi tới một điểm là tôi không thể sống” (tr. 51).
“Nghệ thuật văn học?... chỉ là một sự trang trí cho cuộc sống. Khi tôi bắt đầu cảm thấy nhu cầu cần phải sống, tấm gương văn học nghệ thuật này lại trở thành hoặc là cái vò xé tâm hồn tôi, hoặc là nó trở nên không cần thiết, dư thừa và lố bịch” (các trang 56, 57). “Giống như người cứ chạy vòng quanh mong ước tìm đường ra… Cái khủng khiếp của bóng tối thì quá lớn và tôi muốn thoát khỏi nó càng nhanh càng tốt, bằng một sợi dây thừng hay một viên đạn. Chính cái cảm nhận này đang dẫn tôi về phía sự quyên sinh” (các trang 58, 59).
Ông đi tìm câu hỏi ý nghĩa sự hiện hữu của mình trong cả hai lĩnh vực nghiên cứu của loài người: “Lĩnh vực của khoa học thực nghiệm và cái đầu mút của nó là toán học. Lĩnh vực kia của kiến thức là triết học tư biện và đầu mút tận cùng của nó là siêu hình học” (tr. 64). “Nếu chúng ta xoay hướng sang những lĩnh vực khác để cố gắng mang đến những câu trả lời cho những câu hỏi – chẳng hạn như sinh lý học, tâm lý học, sinh vật học, xã hội học – thì chúng ta gặp phải một sự nghèo nàn đáng chú ý về tư tưởng và sự tối tăm lớn nhất… Chúng ta cũng tìm thấy sự mâu thuẫn liên miên giữa một nhà tư tưởng này với một nhà tư tưởng khác, và thậm chí, mỗi nhà tư tưởng cũng tự mâu thuẫn với chính mình” (tr. 67). Ngày nay, một trăm năm sau Tolstoy, chúng ta thấy những câu hỏi căn bản ấy về ý nghĩa đời người vẫn chưa được các ngành học thuật trả lời, không những thế, câu hỏi về chính bản chất các ngành học, chẳng hạn như “vật lý học là gì?”, “tâm lý học là gì?” vẫn là những câu hỏi chưa hề chạm tới đáy.
Ông đi đến với những nhà tư tưởng lớn: Socrates, Schopenhauer, Kant, cả vua Salomon của Cựu Ước và Đức Phật. Ở đây, dịch giả Đỗ Tư Nghĩa đã nhận xét đúng trong lời phụ chú: “Do thiếu điều kiện để tiếp cận với đạo Phật một cách toàn diện và thấu đáo (nửa cuối thế kỷ 19 ở Tây phương), Tolstoy đã có những nhận định phiến diện và sai lệch. Thực ra đạo Phật không bi quan và yếm thế như Tolstoy đã nghĩ” (tr. 92).
Ông trích lời của Salomon: “Hư vô của những hư vô, hư vô của những hư vô, tất cả đều là hư vô!... Tất cả là hư vô và một sự mệt mề của tâm thức… Vì càng nhiều thông thái càng nhiều sầu muộn, và kẻ nào gia tăng thông thái cũng gia tăng sầu muộn” (tr. 84). Ông tự kết luận: “Tôi đã không thể bị đánh lừa. Mọi sự đều là hư vô. Hạnh phúc thay cho kẻ nào chưa từng được sanh ra; cái chết thì tốt hơn cuộc sống; chúng ta phải loại bỏ sự sống ra khỏi chính mình” (tr. 93).
Đáp số của quá trình tìm kiếm trong ý thức là: “Cùng với những trí óc kiệt xuất nhất mà nhân loại đã từng sản sinh ra, tôi đạt tới câu trả lời 0 = 0” (tr. 122). “Cho dẫu cái lý luận của chúng ta có tinh tế đến mấy chăng nữa cũng không thể tìm ra câu trả lời; nó luôn luôn đưa tới đáp số 0 = 0” (các trang 126, 127).
Quan sát chung quanh, ông thấy cuộc đời của mọi người chỉ là một cách chạy trốn: 1/ Cách chạy trốn của sự ngu dốt; 2/ Cách chạy trốn của chủ nghĩa khoái lạc; 3/ Cách chạy trốn dựa vào sức mạnh và nghị lực, 4. Cách chạy trốn của sự yếu đuối (các trang 95-99). Và ông ‘tự thú’ mình thuộc về cách chạy trốn thứ tư (tr.99).
Trong hai chương cuối 15 và 16, ông từ chối cả hệ thống tôn giáo từ thuở nhỏ của mình: “… sau cùng đã dẫn tôi đến chỗ từ bỏ khả tính của một mối quan hệ với Hội Thánh Chính Thống” (tr. 174). “Hội Thánh Chính Thống và những người Công giáo xem tất cả những ai không có cùng tín ngưỡng như họ là những kẻ tà đạo. Đó là cái điều tàn nhẫn nhất mà một người có thể nói với một người khác” (tr. 176). “Sự khinh thị lẫn nhau quyết liệt giữa các giáo phái Công giáo, Chính Thống giáo, Tin Lành và tất cả những giáo phái còn lại” (tr. 177). “Và nhân danh tình yêu Ky-tô giáo, những người Nga đang giết những huynh đệ của họ” (tr. 183).
“Nguồn gốc của mọi sự phải còn bị ẩn giấu trong cái vô hạn. Nhưng quả thật tôi muốn hiểu để tôi có thể được đưa tới Cái Không Thể Hiểu Được - tất yếu không thể hiểu được… bởi vì tôi nhận ra những giới hạn của trí năng” (tr.188).
Phần Lời cuối của tác phẩm này được viết sau đó 3 năm. Một giấc mộng: Ông thấy mình nằm trên những sợi dây giữa hai vực thẳm chiều sâu không đáy, bên dưới và bên trên. “Cái vô hạn phía dưới gây bất an cho tôi và khiến tôi kinh hãi; cái vô hạn phía trên lôi cuốn tôi và cho tôi sức mạnh” (tr. 192). “Mọi thứ này thì rõ ràng với tôi và tôi vui mừng và bình an. Rồi như thể có ai đó đang nói với tôi: ‘Hãy nhớ lấy, đừng quên nhé’. Và tôi tỉnh dậy” (tr.194).
Trong những tháng cuối đời, vào lúc mùa đông năm 1910 bắt đầu tới, Tolstoy bỏ nhà “ra đi đến một nơi vô định”. Cả nước Nga đuổi theo ông, Nga hoàng đã cử giáo chủ Tòa Thánh Parpheni đến gặp yêu cầu ông hòa giải với Chính Thống giáo nhưng thất bại. Ông chết ở một nhà ga nhỏ nước Nga ngày 20 tháng 11 năm 1910.
Sự ra đi để chết của Tolstoy xem ra còn bi thảm khốc liệt hơn cả sự trở về để chết của Arthurd Rimbaud (1854-1891). Nếu Rimbaud là sự không nguôi ngoai quằn quại của lửa đối với cái vĩnh cửu vô hạn (bài thơ L’éternité) thì Tolstoy là sự nung nấu đau đớn của đá trước câu hỏi của thân phận con người đối mặt với cái tuyệt đối vô hạn. Một người đã bỏ thi ca (thi ca bất lực hay mình bất lực với Thi Ca?), bỏ cả tuổi trẻ để sống một cuộc đời ‘hành động’ (buôn bán vũ khí, ngà voi… ở Châu Phi) và trở về quê hương để cưa một chân và chịu phép rửa tội trước khi chết. Một người thì bỏ gia đình, bỏ trang trại, bỏ văn chương để ra đi như “chạy trốn” vào lúc cuối đời để tìm gặp ý nghĩa tối hậu của cuộc đời và thở hơi cuối cùng ở một nhà ga nước Nga trong mùa đông lạnh.
Cả hai đều chứng minh một điều: Con người là sự truy tìm cái vô hạn, cái vĩnh cửu, một cách ý thức hay vô thức, cái nền tảng cội nguồn của cuộc đời nó mà không có cái ấy thì không thể sống được, cuộc đời không có nghĩa gì cả.
Tôi là ai? Có chăng một thực tại tối hậu? Trên những đỉnh núi cao của con người, những câu hỏi ấy như sấm sét đánh vào thân phận con người. “Tôi là cái gì với tất cả những khát vọng của tôi?” (tr. 66). “Làm sao để sống tốt hơn” (tr. 37), làm sao để đạt đến “cái hoàn thiện phổ quát, cái tốt phổ quát?”, cái Tốt với tư cách là cái từ đó tôi sanh ra, trong đó tôi sống và về đó tôi chết? Chẳng lẽ chung cuộc của cuộc đời là 0 = 0? Làm sao để có một cuộc biến hình (transfiguration)? Làm sao để có một cuộc chuyển hóa (transformation)? Làm sao để công thức 0 = 0 không chỉ là một diễn tả của chân lý tương đối, của hữu hạn dẫn đến hư vô, mà là một diễn tả của chân lý tuyệt đối, của chính cái vô hạn?
2. Một con đường gặp gỡ
Một trong những hệ thống lớn nhất - lớn nhất nhưng không phải duy nhất - của Phật giáo là để giải quyết cái “0 = 0” này, cái “vô hạn sâu không đáy bên dưới và bên trên” này, là hệ thống Bát nhã, tức là Trí huệ thấu đạt tánh Không.
Câu hỏi và sự trải nghiệm của Tolstoy không chỉ của riêng ông, không chỉ của riêng người Tây phương, không chỉ của riêng thời đại nào. Cũng như những công án, những thoại đầu, khối nghi tình của Thiền tông không phải chỉ của riêng Thiền tông, mà là của tất cả mọi người, ở bất kỳ thời đại nào. “Vô (hay Không) là gì?” “ Tất cả quy về một, một quy về đâu?” “Cái gì là khuôn mặt của ông trước khi cha mẹ sinh ra?” … Đó là “sanh tử quan” (cửa ải sanh tử) của đời người.
Con người luôn luôn bị giam cầm trong vòng vây càng ngày càng nặng nề của sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Năm uẩn này là những thứ hợp tạo, do đó hữu hạn, vô thường, và tất yếu là dẫn đến khổ đau. Nhưng cũng chính vì năm uẩn là hợp tạo, hữu hạn và vô thường nên chúng ta có thể phá tan chúng để thoát ra.
Chúng ta không thấy được sự thật, ý nghĩa của đời sống, bởi vì chúng ta đang chạy lòng vòng trong sự vây hãm của năm uẩn. Chẳng hạn vòng vây của ý thức (ý thức chỉ là một phần của thức) là: “Làm sao có được sự hợp nhất giữa cái hữu hạn và cái vô hạn ?” (Tolstoy). “Tại sao có hiện hữu thay vì không có gì cả, hư vô?” (Heidegger) “Hữu thể có thể nào là hư vô hay hư vô có thể nào là hữu thể?” (Sartre). Một trong những sự soi sáng của Phật giáo là không phải chúng ta bị giam cầm trong câu hỏi, mà chính là chúng ta đang bị giam cầm trong thức, bởi vì chính thức đã sinh ra những khái niệm hữu hạn và vô hạn, hữu thể và hư vô, vô thường và thường, sanh và diệt … đồng thời tách lìa chúng. Những câu hỏi mà ý thức không thể trả lời khởi sanh từ đó.
Vậy thì cách để phá thấu qua những câu hỏi căn bản và tối hậu của đời người chính là phá thấu và vượt qua thức và đồng thời với thức là bốn uẩn trước (sắc, thọ, tưởng, hành). Sự phá thấu và vượt thoát này không phải chỉ sử dụng năng lực của ý thức, mà là một tổng thể năng lực của tất cả thân tâm. Những cái cơ bản là: chánh kiến .chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Tất cả năng lực gì nơi con người đều được đem ra sử dụng hết trên con đường mà “ngàn thánh đã đi qua” .
Chẳng hạn lời dạy của Thiền sư Vô Môn: “Tham thiền phải vượt qua cửa Tổ, diệu ngộ phải dứt tuyệt đường tâm. Cửa Tổ không lọt, đường tâm không dứt thì cũng như bóng ma nương nhờ cây cỏ”.
“Thử hỏi cửa Tổ là gì? Chỉ một chữ Không (Vô) chính là cửa ấy, bèn gọi là Vô Môn quan của Thiền tông vậy. Qua được cửa ấy chẳng những thấy được Triệu Châu mà còn cùng các Tổ xưa nắm tay chung bước, thâm sâu giao kết, cùng một mắt mà thấy, cùng một tai mà nghe. Há chẳng thú sao? Há chẳng ai muốn qua cửa ấy sao?”
“Hãy tận dụng ba trăm sáu mươi xương cốt, tám vạn bốn ngàn lỗ chân lông, vận dụng cả thân tâm khởi thành một khối nghi, tham thẳng chữ Không, ngày đêm nghiềm ngẫm. Như nuốt phải hòn sắt nóng, muốn nhả mà nhả không ra… Bỗng nhiên bộc phát, trời kinh đất chuyển, như đoạt được vào tay thanh đại đao của Quan Vũ, giết sạch thánh phàm, dửng dưng với bờ sanh tử, rong chơi chốn lục đạo tứ sanh” (Vô Môn Quan, bản dịch Trần Tuấn Mẫn, Lá Bối, 1972).
Mặc dầu đây chỉ là một phương pháp trong những đường lối của Thiền tông, nếu sử dụng nó triệt để với sự hỗ trợ của sự thanh tịnh từ những người chung quanh và bầu không khí thiền đường, chúng ta có thể phá thấu qua những vòng vây của sắc thọ tưởng hành thức để trực tiếp đạt đến, nhìn thấy tánh Không: “Soi thấy năm uẩn đều Không, vượt tất cả khổ ách” (Bát nhã tâm kinh).
Khi phá thấu qua chúng, vượt xuyên qua chúng, mới thấy rằng cái quan ấy không hề có cửa. Không có cửa nghĩa là khắp thế giới chỗ nào cũng là cửa. Mới biết quan và cửa chỉ là hư vọng, ảo tưởng của năm uẩn mà thôi.
Tánh Không không phải là hư vô, không có gì cả, mà là không có sanh tử phiền não khổ đau. Đúng hơn là không có vọng tưởng tạo ra sanh tử phiền não khổ đau. Khi không có vọng tưởng thì thực tại tánh Không hiện tiền (hiện hữu ngay trước mặt). Và ngược lại, khi thực tại tánh Không hiện tiền thì không có vọng tưởng sanh tử.
Để có thể sống được, có thể tìm thấy ý nghĩa đời sống, chúng ta phải vượt thoát những che chướng của các uẩn để trực tiếp thấy được, thể nghiệm được, ngộ được (chứ không phải lý luận, khởi tưởng) thực tại tối sơ và tối hậu là tánh Không. Tánh Không này chấm dứt mọi vấn nạn của sanh tử, chấm dứt mọi tìm kiếm bằng máu và nước mắt nhưng vô ích của một đời người. Chẳng phải vị Nhập Lưu là hết nghi? Chẳng phải các Thiền sư khi ngộ đều nói rằng từ đây mới hết nghi lời dạy của chư Tổ, chư Phật?
Chúng ta hãy đọc một trang Thiền để thấy rằng thực tại tánh Không là cái cụ thể, cái thực tế như thế nào:
“Tứ tổ Đại Tín, năm 14 tuổi đến lễ Tam tổ Tăng Xán, hỏi rằng,
‘Xin Hòa thượng từ bi, ban cho pháp môn giải thoát’
Tổ Tăng Xán nói: 'Ai trói buộc ông?'
Đáp: 'Không ai trói buộc.'
Tam Tổ nói : 'Vậy cầu giải thoát làm gì?'
Ngay dưới lời nói, Đạo Tín đại ngộ. "
Thiền sư Tư Không Sơn Bổn Tịnh làm bài kệ:
“Thấy, nghe, hay, biết, không chướng ngại
Sắc, hương, vị, xúc, thường Tam muội
Như chim trong không, chỉ thế bay
Không nắm không bỏ không thương ghét
Nếu rõ ứng xứ chẳng phải tâm
Mới được gọi là Quán tự tại”.
( Lăng Nghiêm Tông Thông, trang 552, HT. Nhẫn Tế dịch, chùa Tây Tạng in, 1997)
Tự Thú là tên bản dịch tác phẩm Confession của Lev Tolstoy (1928-1910), do Đỗ Tư Nghĩa thực hiện và được Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn ấn hành năm 2007.
Confession trong bối cảnh Tây phương, có thể dịch là thú tội, xưng tội. Còn trong bối cảnh Đông phương là sám hối. Với Phật giáo, biết hổ thẹn (tàm quý), biết lỗi lầm của mình là bước đầu cho hành trình nên người, thành người cao cả.
Tác phẩm được xuất bản năm 1894, khi Tolstoy 56 tuổi. Lúc đó, bá tước Tolstoy đã ở trên đỉnh cao danh vọng, có chỗ đứng chắc chắn trong văn học thế giới với những tác phẩm bất hủ như Chiến tranh và Hòa bình (1869) và Anna Karenina (1877). Tinh thần nhân bản của ông đã ảnh hưởng tới Mahatma Gandhi và Martin Luther King. Có thể có một số người trong chúng ta không thích văn chương của Tolstoy, nhưng cho đến hôm nay ai cũng đều công nhận Tolstoy là một con người trung thực và nhân bản nhất đã từng có mặt trong lịch sử nhân loại. Thế nên Tự Thú của Tolstoy cũng là tự thú của mỗi chúng ta.
Tự thú điều gì? Tự thú về những thành công và thất bại trong công cuộc tìm kiếm “ý nghĩa toàn diện của cuộc đời” (tr. 42). Tự thú trong “việc giải quyết sự mâu thuẫn giữa cái hữu hạn và cái vô hạn, một câu trả lời cho câu hỏi về cuộc sống mà khiến người ta có thể sống – một câu trả lời như vậy thì cần thiết và thân thiết với chúng ta” (tr.124). “Câu hỏi của tôi, cái câu hỏi đã đưa tôi tới bờ mép của sự quyên sinh khi tôi 50 tuổi, là câu hỏi đơn giản nhất trong tâm hồn mọi con người, từ một đứa trẻ ngờ nghệch cho đến những bậc cao niên khôn ngoan nhất, câu hỏi mà thiếu nó thì không thể sống được. Câu hỏi đó là như vầy: Tại sao tôi nên sống? Có chăng một ý nghĩa trong đời tôi, cái ý nghĩa đó sẽ không bị hủy diệt bởi cái chết của tôi – cái chết tất yếu và đang tới gần?” (tr.63).
“Từ tuổi 16, tôi đã bỏ cầu nguyện, bỏ đi nhà thờ, bỏ ăn kiêng. Tôi ngừng tin vào cái gì đã được truyền dần vào tôi từ tuổi thơ, thế nhưng tôi thật sự tin vào một cái gì đó, mặc dù tôi không thể nói đó là cái gì” (tr. 22). “Cái niềm tin đích thực duy nhất mà tôi đã có, là niềm tin vào sự hoàn hảo” (tr. 23). “Cuộc sống của tôi tại châu Âu và sự quen biết của tôi với những người Châu Âu nổi tiếng và thông thái lại càng củng cố niềm tin của tôi vào cái khả năng trở nên hoàn hảo một cách tổng thể, bởi vì tôi cũng tìm thấy nơi họ một niềm tin tương tự” (tr. 36).
“Ý nghĩa toàn diện của cuộc đời” (các trang 42, 57, 76, 77…) chính là câu hỏi của Tolstoy trong Tự thú. Sự bế tắc của ông là sự bế tắc của mọi người đang sống chung quanh ông: “Bây giờ thì tôi thấy rõ ràng rằng không có sự khác biệt nào giữa chúng tôi và những người đang sống trong một nhà thương điên” (tr. 35). Chữ “người điên, điên rồ” được nhắc đến 4 lần (các trang 32, 33, 34, 36) chỉ trong mấy trang giấy. “Tôi đã sống như thế, hiến mình cho sự điên rồ này thêm 6 năm nữa cho đến lúc kết hôn (34 tuổi)”. Và cả sự “thịnh vượng”, sự “nổi danh”: “Rất tốt, mình sẽ nổi danh hơn cả Gogol, Pushkin, Shakespeare, Molière, nổi danh hơn tất cả những nhà văn trên thế giới – Rồi sao nữa? và tôi tuyệt đối không thể tìm thấy một câu trả lời nào” (tr. 47). “Lẽ ra tôi nên được xem là một người hoàn toàn hạnh phúc, khi tôi chưa đầy 50 tuổi. Tôi có một người vợ tốt, nàng yêu tôi và tôi tha thiết yêu nàng, những đứa con xinh xắn và một bất động sản lớn đang phát triển bành trướng mà tôi khỏi cần một nỗ lực nào. Hơn bao giờ hết, tôi được kính nể và ca ngợi… Tôi được hưởng một khí lực mạnh mẽ về thể xác và tinh thần… và trong cái hiện tình như thế, tôi đã đi tới một điểm là tôi không thể sống” (tr. 51).
“Nghệ thuật văn học?... chỉ là một sự trang trí cho cuộc sống. Khi tôi bắt đầu cảm thấy nhu cầu cần phải sống, tấm gương văn học nghệ thuật này lại trở thành hoặc là cái vò xé tâm hồn tôi, hoặc là nó trở nên không cần thiết, dư thừa và lố bịch” (các trang 56, 57). “Giống như người cứ chạy vòng quanh mong ước tìm đường ra… Cái khủng khiếp của bóng tối thì quá lớn và tôi muốn thoát khỏi nó càng nhanh càng tốt, bằng một sợi dây thừng hay một viên đạn. Chính cái cảm nhận này đang dẫn tôi về phía sự quyên sinh” (các trang 58, 59).
Ông đi tìm câu hỏi ý nghĩa sự hiện hữu của mình trong cả hai lĩnh vực nghiên cứu của loài người: “Lĩnh vực của khoa học thực nghiệm và cái đầu mút của nó là toán học. Lĩnh vực kia của kiến thức là triết học tư biện và đầu mút tận cùng của nó là siêu hình học” (tr. 64). “Nếu chúng ta xoay hướng sang những lĩnh vực khác để cố gắng mang đến những câu trả lời cho những câu hỏi – chẳng hạn như sinh lý học, tâm lý học, sinh vật học, xã hội học – thì chúng ta gặp phải một sự nghèo nàn đáng chú ý về tư tưởng và sự tối tăm lớn nhất… Chúng ta cũng tìm thấy sự mâu thuẫn liên miên giữa một nhà tư tưởng này với một nhà tư tưởng khác, và thậm chí, mỗi nhà tư tưởng cũng tự mâu thuẫn với chính mình” (tr. 67). Ngày nay, một trăm năm sau Tolstoy, chúng ta thấy những câu hỏi căn bản ấy về ý nghĩa đời người vẫn chưa được các ngành học thuật trả lời, không những thế, câu hỏi về chính bản chất các ngành học, chẳng hạn như “vật lý học là gì?”, “tâm lý học là gì?” vẫn là những câu hỏi chưa hề chạm tới đáy.
Ông đi đến với những nhà tư tưởng lớn: Socrates, Schopenhauer, Kant, cả vua Salomon của Cựu Ước và Đức Phật. Ở đây, dịch giả Đỗ Tư Nghĩa đã nhận xét đúng trong lời phụ chú: “Do thiếu điều kiện để tiếp cận với đạo Phật một cách toàn diện và thấu đáo (nửa cuối thế kỷ 19 ở Tây phương), Tolstoy đã có những nhận định phiến diện và sai lệch. Thực ra đạo Phật không bi quan và yếm thế như Tolstoy đã nghĩ” (tr. 92).
Ông trích lời của Salomon: “Hư vô của những hư vô, hư vô của những hư vô, tất cả đều là hư vô!... Tất cả là hư vô và một sự mệt mề của tâm thức… Vì càng nhiều thông thái càng nhiều sầu muộn, và kẻ nào gia tăng thông thái cũng gia tăng sầu muộn” (tr. 84). Ông tự kết luận: “Tôi đã không thể bị đánh lừa. Mọi sự đều là hư vô. Hạnh phúc thay cho kẻ nào chưa từng được sanh ra; cái chết thì tốt hơn cuộc sống; chúng ta phải loại bỏ sự sống ra khỏi chính mình” (tr. 93).
Đáp số của quá trình tìm kiếm trong ý thức là: “Cùng với những trí óc kiệt xuất nhất mà nhân loại đã từng sản sinh ra, tôi đạt tới câu trả lời 0 = 0” (tr. 122). “Cho dẫu cái lý luận của chúng ta có tinh tế đến mấy chăng nữa cũng không thể tìm ra câu trả lời; nó luôn luôn đưa tới đáp số 0 = 0” (các trang 126, 127).
Quan sát chung quanh, ông thấy cuộc đời của mọi người chỉ là một cách chạy trốn: 1/ Cách chạy trốn của sự ngu dốt; 2/ Cách chạy trốn của chủ nghĩa khoái lạc; 3/ Cách chạy trốn dựa vào sức mạnh và nghị lực, 4. Cách chạy trốn của sự yếu đuối (các trang 95-99). Và ông ‘tự thú’ mình thuộc về cách chạy trốn thứ tư (tr.99).
Trong hai chương cuối 15 và 16, ông từ chối cả hệ thống tôn giáo từ thuở nhỏ của mình: “… sau cùng đã dẫn tôi đến chỗ từ bỏ khả tính của một mối quan hệ với Hội Thánh Chính Thống” (tr. 174). “Hội Thánh Chính Thống và những người Công giáo xem tất cả những ai không có cùng tín ngưỡng như họ là những kẻ tà đạo. Đó là cái điều tàn nhẫn nhất mà một người có thể nói với một người khác” (tr. 176). “Sự khinh thị lẫn nhau quyết liệt giữa các giáo phái Công giáo, Chính Thống giáo, Tin Lành và tất cả những giáo phái còn lại” (tr. 177). “Và nhân danh tình yêu Ky-tô giáo, những người Nga đang giết những huynh đệ của họ” (tr. 183).
“Nguồn gốc của mọi sự phải còn bị ẩn giấu trong cái vô hạn. Nhưng quả thật tôi muốn hiểu để tôi có thể được đưa tới Cái Không Thể Hiểu Được - tất yếu không thể hiểu được… bởi vì tôi nhận ra những giới hạn của trí năng” (tr.188).
Phần Lời cuối của tác phẩm này được viết sau đó 3 năm. Một giấc mộng: Ông thấy mình nằm trên những sợi dây giữa hai vực thẳm chiều sâu không đáy, bên dưới và bên trên. “Cái vô hạn phía dưới gây bất an cho tôi và khiến tôi kinh hãi; cái vô hạn phía trên lôi cuốn tôi và cho tôi sức mạnh” (tr. 192). “Mọi thứ này thì rõ ràng với tôi và tôi vui mừng và bình an. Rồi như thể có ai đó đang nói với tôi: ‘Hãy nhớ lấy, đừng quên nhé’. Và tôi tỉnh dậy” (tr.194).
Trong những tháng cuối đời, vào lúc mùa đông năm 1910 bắt đầu tới, Tolstoy bỏ nhà “ra đi đến một nơi vô định”. Cả nước Nga đuổi theo ông, Nga hoàng đã cử giáo chủ Tòa Thánh Parpheni đến gặp yêu cầu ông hòa giải với Chính Thống giáo nhưng thất bại. Ông chết ở một nhà ga nhỏ nước Nga ngày 20 tháng 11 năm 1910.
Sự ra đi để chết của Tolstoy xem ra còn bi thảm khốc liệt hơn cả sự trở về để chết của Arthurd Rimbaud (1854-1891). Nếu Rimbaud là sự không nguôi ngoai quằn quại của lửa đối với cái vĩnh cửu vô hạn (bài thơ L’éternité) thì Tolstoy là sự nung nấu đau đớn của đá trước câu hỏi của thân phận con người đối mặt với cái tuyệt đối vô hạn. Một người đã bỏ thi ca (thi ca bất lực hay mình bất lực với Thi Ca?), bỏ cả tuổi trẻ để sống một cuộc đời ‘hành động’ (buôn bán vũ khí, ngà voi… ở Châu Phi) và trở về quê hương để cưa một chân và chịu phép rửa tội trước khi chết. Một người thì bỏ gia đình, bỏ trang trại, bỏ văn chương để ra đi như “chạy trốn” vào lúc cuối đời để tìm gặp ý nghĩa tối hậu của cuộc đời và thở hơi cuối cùng ở một nhà ga nước Nga trong mùa đông lạnh.
Cả hai đều chứng minh một điều: Con người là sự truy tìm cái vô hạn, cái vĩnh cửu, một cách ý thức hay vô thức, cái nền tảng cội nguồn của cuộc đời nó mà không có cái ấy thì không thể sống được, cuộc đời không có nghĩa gì cả.
Tôi là ai? Có chăng một thực tại tối hậu? Trên những đỉnh núi cao của con người, những câu hỏi ấy như sấm sét đánh vào thân phận con người. “Tôi là cái gì với tất cả những khát vọng của tôi?” (tr. 66). “Làm sao để sống tốt hơn” (tr. 37), làm sao để đạt đến “cái hoàn thiện phổ quát, cái tốt phổ quát?”, cái Tốt với tư cách là cái từ đó tôi sanh ra, trong đó tôi sống và về đó tôi chết? Chẳng lẽ chung cuộc của cuộc đời là 0 = 0? Làm sao để có một cuộc biến hình (transfiguration)? Làm sao để có một cuộc chuyển hóa (transformation)? Làm sao để công thức 0 = 0 không chỉ là một diễn tả của chân lý tương đối, của hữu hạn dẫn đến hư vô, mà là một diễn tả của chân lý tuyệt đối, của chính cái vô hạn?
2. Một con đường gặp gỡ
Một trong những hệ thống lớn nhất - lớn nhất nhưng không phải duy nhất - của Phật giáo là để giải quyết cái “0 = 0” này, cái “vô hạn sâu không đáy bên dưới và bên trên” này, là hệ thống Bát nhã, tức là Trí huệ thấu đạt tánh Không.
Câu hỏi và sự trải nghiệm của Tolstoy không chỉ của riêng ông, không chỉ của riêng người Tây phương, không chỉ của riêng thời đại nào. Cũng như những công án, những thoại đầu, khối nghi tình của Thiền tông không phải chỉ của riêng Thiền tông, mà là của tất cả mọi người, ở bất kỳ thời đại nào. “Vô (hay Không) là gì?” “ Tất cả quy về một, một quy về đâu?” “Cái gì là khuôn mặt của ông trước khi cha mẹ sinh ra?” … Đó là “sanh tử quan” (cửa ải sanh tử) của đời người.
Con người luôn luôn bị giam cầm trong vòng vây càng ngày càng nặng nề của sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Năm uẩn này là những thứ hợp tạo, do đó hữu hạn, vô thường, và tất yếu là dẫn đến khổ đau. Nhưng cũng chính vì năm uẩn là hợp tạo, hữu hạn và vô thường nên chúng ta có thể phá tan chúng để thoát ra.
Chúng ta không thấy được sự thật, ý nghĩa của đời sống, bởi vì chúng ta đang chạy lòng vòng trong sự vây hãm của năm uẩn. Chẳng hạn vòng vây của ý thức (ý thức chỉ là một phần của thức) là: “Làm sao có được sự hợp nhất giữa cái hữu hạn và cái vô hạn ?” (Tolstoy). “Tại sao có hiện hữu thay vì không có gì cả, hư vô?” (Heidegger) “Hữu thể có thể nào là hư vô hay hư vô có thể nào là hữu thể?” (Sartre). Một trong những sự soi sáng của Phật giáo là không phải chúng ta bị giam cầm trong câu hỏi, mà chính là chúng ta đang bị giam cầm trong thức, bởi vì chính thức đã sinh ra những khái niệm hữu hạn và vô hạn, hữu thể và hư vô, vô thường và thường, sanh và diệt … đồng thời tách lìa chúng. Những câu hỏi mà ý thức không thể trả lời khởi sanh từ đó.
Vậy thì cách để phá thấu qua những câu hỏi căn bản và tối hậu của đời người chính là phá thấu và vượt qua thức và đồng thời với thức là bốn uẩn trước (sắc, thọ, tưởng, hành). Sự phá thấu và vượt thoát này không phải chỉ sử dụng năng lực của ý thức, mà là một tổng thể năng lực của tất cả thân tâm. Những cái cơ bản là: chánh kiến .chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định. Tất cả năng lực gì nơi con người đều được đem ra sử dụng hết trên con đường mà “ngàn thánh đã đi qua” .
Chẳng hạn lời dạy của Thiền sư Vô Môn: “Tham thiền phải vượt qua cửa Tổ, diệu ngộ phải dứt tuyệt đường tâm. Cửa Tổ không lọt, đường tâm không dứt thì cũng như bóng ma nương nhờ cây cỏ”.
“Thử hỏi cửa Tổ là gì? Chỉ một chữ Không (Vô) chính là cửa ấy, bèn gọi là Vô Môn quan của Thiền tông vậy. Qua được cửa ấy chẳng những thấy được Triệu Châu mà còn cùng các Tổ xưa nắm tay chung bước, thâm sâu giao kết, cùng một mắt mà thấy, cùng một tai mà nghe. Há chẳng thú sao? Há chẳng ai muốn qua cửa ấy sao?”
“Hãy tận dụng ba trăm sáu mươi xương cốt, tám vạn bốn ngàn lỗ chân lông, vận dụng cả thân tâm khởi thành một khối nghi, tham thẳng chữ Không, ngày đêm nghiềm ngẫm. Như nuốt phải hòn sắt nóng, muốn nhả mà nhả không ra… Bỗng nhiên bộc phát, trời kinh đất chuyển, như đoạt được vào tay thanh đại đao của Quan Vũ, giết sạch thánh phàm, dửng dưng với bờ sanh tử, rong chơi chốn lục đạo tứ sanh” (Vô Môn Quan, bản dịch Trần Tuấn Mẫn, Lá Bối, 1972).
Mặc dầu đây chỉ là một phương pháp trong những đường lối của Thiền tông, nếu sử dụng nó triệt để với sự hỗ trợ của sự thanh tịnh từ những người chung quanh và bầu không khí thiền đường, chúng ta có thể phá thấu qua những vòng vây của sắc thọ tưởng hành thức để trực tiếp đạt đến, nhìn thấy tánh Không: “Soi thấy năm uẩn đều Không, vượt tất cả khổ ách” (Bát nhã tâm kinh).
Khi phá thấu qua chúng, vượt xuyên qua chúng, mới thấy rằng cái quan ấy không hề có cửa. Không có cửa nghĩa là khắp thế giới chỗ nào cũng là cửa. Mới biết quan và cửa chỉ là hư vọng, ảo tưởng của năm uẩn mà thôi.
Tánh Không không phải là hư vô, không có gì cả, mà là không có sanh tử phiền não khổ đau. Đúng hơn là không có vọng tưởng tạo ra sanh tử phiền não khổ đau. Khi không có vọng tưởng thì thực tại tánh Không hiện tiền (hiện hữu ngay trước mặt). Và ngược lại, khi thực tại tánh Không hiện tiền thì không có vọng tưởng sanh tử.
Để có thể sống được, có thể tìm thấy ý nghĩa đời sống, chúng ta phải vượt thoát những che chướng của các uẩn để trực tiếp thấy được, thể nghiệm được, ngộ được (chứ không phải lý luận, khởi tưởng) thực tại tối sơ và tối hậu là tánh Không. Tánh Không này chấm dứt mọi vấn nạn của sanh tử, chấm dứt mọi tìm kiếm bằng máu và nước mắt nhưng vô ích của một đời người. Chẳng phải vị Nhập Lưu là hết nghi? Chẳng phải các Thiền sư khi ngộ đều nói rằng từ đây mới hết nghi lời dạy của chư Tổ, chư Phật?
Chúng ta hãy đọc một trang Thiền để thấy rằng thực tại tánh Không là cái cụ thể, cái thực tế như thế nào:
“Tứ tổ Đại Tín, năm 14 tuổi đến lễ Tam tổ Tăng Xán, hỏi rằng,
‘Xin Hòa thượng từ bi, ban cho pháp môn giải thoát’
Tổ Tăng Xán nói: 'Ai trói buộc ông?'
Đáp: 'Không ai trói buộc.'
Tam Tổ nói : 'Vậy cầu giải thoát làm gì?'
Ngay dưới lời nói, Đạo Tín đại ngộ. "
Thiền sư Tư Không Sơn Bổn Tịnh làm bài kệ:
“Thấy, nghe, hay, biết, không chướng ngại
Sắc, hương, vị, xúc, thường Tam muội
Như chim trong không, chỉ thế bay
Không nắm không bỏ không thương ghét
Nếu rõ ứng xứ chẳng phải tâm
Mới được gọi là Quán tự tại”.
( Lăng Nghiêm Tông Thông, trang 552, HT. Nhẫn Tế dịch, chùa Tây Tạng in, 1997)
Lev Tolstoi và vợ - bà Sophia Andreevna
Vì ai, Lev Tolstoi bỏ nhà ra đi?
TÔ HOÀNG
Ngày
20.11.2010 là tròn 100 năm nhân loại mất đi một thiên tài văn chương-
đại văn hào Nga Lev Nicolaievich Tolstoi- tác giả của những bộ tiểu
thuyết lừng danh muôn thuở: Chiến tranh và hoà bình, Anna Karenina, Phục sinh… Dư
luận tiếp tục đi tìm lời lý giải: Vì sao Lev Tolstoi đã bỏ nhà ra đi để
rồi kết thúc cuộc đời tại thị trấn Axtapovo vào ngày 20.11.1910?
Ngày 28.10.1910, lúc mửng sáng, sợ làm bà
vợ Sophia Andreevna tính khí thất thường thức giấc, Lev Tolstoi lặng lẽ
rời khỏi trang trại Iasnaia Poliana mà chính ông cũng không rõ mình
muốn đi đâu. Nhà văn mong rằng ông ra đi để tìm tới một cuộc sống mới,
đẹp đẽ hơn. Nào ngờ ông đang tìm tới với cái chết...
Lênin coi Tolstoi là “con người nhiều
tính người nhất”. Turghenev coi ông là “một con người kỳ quặc nhất”. Còn
bản thân Tolstoi thường gọi mình là “thằng ngốc”, “lão già đáng nguyền
rủa”…
Lev Tolstoi và Sophia Andreevna quen biết
nhau khi ông 33 tuổi và bà mới 17 tuổi. Hai người đã trải qua những
giây phút đắm say để rồi không tránh khỏi tấn bi kịch gia đình như nhiều
cặp vợ chồng khác. Tiếng than “Ôi” luôn xảy ra trong quan hệ giữa nhà
văn và bà Sophia Andreevna. Cả hai đều thừa nhận, những năm về già tựa
như họ rất xung khắc với nhau.
Nhân lễ tưởng niệm lần thứ 100 ngày mất của đại văn hào, báo Sự Thật Thanh Niên
(CHLB Nga), dựa trên tư liệu từ những cuốn hồi ký, nhật ký đã làm một
cuộc “phỏng vấn” giả tưởng những người tham dự vào tấn thảm kịch gia
đình của văn hào Nga, để phần nào lý giải vì sao Lev Tolstoi đã bỏ nhà
ra đi để rồi kết thúc cuộc đời tại thị trấn Axtapovo vào ngày
20.11.1910.
“ANH KHÔNG THỂ RA ĐI VÀ CŨNG KHÔNG ĐỦ CAN ĐẢM Ở LẠI”
- Mọi chuyện trong gia đình văn hào đã bắt đầu như thế nào vậy?
- Ông ấy cầm cục phấn viết điều gì đó
trên mặt bàn. Kiềm nén xúc cảm, Lev Tolstoi hỏi bà vợ: “ Sophia
Andreevna, bà có thể đọc được những gì tôi viết cho bà, chỉ bởi những
chữ cái đầu tiên không?”. “Đọc được thôi!”- Bà Sophia Andreevna trả lời
không nghĩ ngợi, mắt nhìn thẳng vào mắt chồng”. Lev Tolstoi viết những
chữ V.M. IP.C.C.Z.H.M”( ký tự Nga). Dịch nghĩa sẽ là :” Tuổi trẻ và nhu
cầu được hưởng hạnh phúc của bà luôn nhắc nhở tôi nhớ tới tuổi già và sự
bất lực của tôi không thể mang tới hạnh phúc ấy cho bà” (trích từ ghi
chép của Sophi T. Cuzminskaia- em gái của nhà văn).
- Hai người đã nói với nhau những gì ở buổi đầu thề thốt?
- Sophia Andreevna! Anh không chịu đựng
nổi nữa rồi! Suốt ba tuần lễ vừa qua, từng ngày một anh đều nói : Mình
phải gặp lại thôi và mình sẽ giãi bày tất cả. Những ý nghĩ, những cảm
xúc về em, như về bất cứ người bạn nào khác, đã biến mất cả rồi. Anh
không thể ra đi và cũng không đủ cam đảm ở lại. Hãy nói đi em, lời nói
từ đáy lòng, em có muốn trở thành vợ anh không? (trích thư của Lev
Tolstoi gửi Sophí Andreevna).
- Đôi uyên ương đã sống những ngày đầu hạnh phúc như thế nào tại trang trại Iasnaia Poliana?
- Sau bữa trưa mình ngả lưng đi nằm còn
nàng ngồi viết điều gì đó. Một thứ hạnh phúc không thể hình dung được.
Cũng không thể nào hình dung nổi nàng lại trong sáng, tuyệt vời đến
thế…Vào những phút giây như thế này mình cảm thấy như không thể chiếm
lĩnh được nàng. Không thể nào..( từ nhật ký của Lev Tolstoi).
- Còn Sophia Andreevna?
- Hôm nay em pha trà bằng ấm xamova, như
trong bất kỳ gia đình hạnh phúc nào…Về anh ấy à ? Em không thể diễn tả
nổi anh ấy yêu em như thế nào đâu! Chị có nghĩ rằng đến một lúc nào đó
anh ấy hết yêu em không?( trích thư của Sophia Andreevna gửi cho chị
gái).
- Sau 17 năm của cuộc đời vợ chồng
Sophia Andreevna đã sinh hạ cho ông 13 người con. Có phải khi văn hào
ngồi vào bàn với những chương của cuốn tiểu thuyết Chiến tranh và hoà bình thì bà nhừ người giữa việc chăm nom đàn con và chăm nom, lo lắng để chồng hòan thành công việc?
- Tất cả đều rối mù. Mình mệt mỏi, trở
nên ngơ ngẩn vì bầu bì, mình gắng gượng chống lại cơn buồn ngủ và cứ thế
ngủ thiếp đi từng lúc. Tất cả những gì đọc được mình ghi lại, có chương
mình đọc thuộc lòng để khỏi quên. Mình ngượng ngùng vì vẻ tiều tụy.
Mình rất sợ Lev sẽ xấu hổ vì mình (trích hồi ký của Sophia Andreevna)
- Về nỗi lo của chị Sophia mẹ tôi thường
nói, Lev kỳ quặc quá! Anh con chỉ muốn vợ thuần túy là một người đàn bà
thôi (trích hồi ký của Tachiana Cuzminskaia, em gái của nhà văn )
- Tôi cảm thấy đôi khi vì tôi nàng tự bóp
chết hết mọi thứ trong mình và những sự hy sinh như thế khiến tôi kính
trọng nàng (trích nhật ký của Lev Tolstoi).
- Anh ấy thường than vãn vì không được
khỏe. Những cơn đau túi mật ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai vợ chồng anh
chị ấy (Tachiana Cuzminskaia nhận xét).
NGÔI NHÀ CỦA NHỮNG KẺ KHÙNG
- Những cơn đau túi mật, chỉ thế thôi sao? Dường như điều này không liên can gì tới con người đầy chất người.
- Trong ngôi nhà mọi thứ đều tóat ra nỗi
buồn. Lev làm tất cả những gì anh ấy muốn.Làm tới đau đầu nhức óc, để
gắng chứng minh điều gì với ai đó (người chị của Sophia Andreevna nhận
xét)
- Vào thời gian đó đã có tin đồn Lev bị
mất trí. Chính người đứng đầu cơ quan thị chính Tula đã xác nhận tin này
(Serghei Lvovist, con trai nhà văn nhớ lại).
- Tôi nhớ có lần Sophia Andreevna mua mấy
tấm thảm trải giường, tôi thấy những tấm thảm ấy là không cần thiết và
là một thứ hòan tòan xa sỉ. Bây giờ tôi có cả chục đứa con. Chúng nhâu
nhâu xin tiền. Để mua chó, mua ngựa, mua máy hát. Chúng được dạy dỗ,
nuôi dưỡng trong nhung lụa, để trở thành một lũ ăn bám, sau này chỉ tổ
làm hại dân chúng thôi. Thật đáng ghê sợ (trích hồi ký của Lev Tolstoi).
- Chắc bản thân nhà văn cũng thay đổi rất nhiều?
- Cha tôi dạy từ lúc mặt trời chưa mọc,
tự ông dọn dẹp căn phòng của mình, bửa củi, bơm nước, lần mần tự học lấy
nghề khâu ủng. Cha không uống rượu nữa và bắt đầu ăn chay. Má tôi thì
cho rằng ăn chay có hại cho sức khỏe (Serghei Lvovist-con trai nhà văn
nhớ lại).
- Tôi muốn bỏ nhà mà đi (từ thư từ của Sophia Andreevna).
- Hiển nhiên nhà văn khổ cực lắm trong sự bất đồng giữa ông và bà?
- Tôi đau khổ tột độ. Tôi không thể nói
được điều này với mọi người. Vì vợ con không hiểu tôi. Tôi đơn côi một
mình, sống như một kẻ mộng du trong ngôi nhà của những kẻ khùng điên,
được điều hành cũng bởi một kẻ khùng điên. Thằng con Seriogia thì đờ
đẫn, khù khờ, thiểu năng trí tuệ, hệt như mẹ của nó (từ ghi chép của Lev
Tolstoi).
- Cha vừa có một cuộc nói chuyện rất nặng
nề với mẹ. Cứ theo những lời than thở của mẹ thì cha không quan tâm gì
tới việc quản lý trang trại lẫn việc kiếm tiền giúp mẹ chi tiêu trong
gia đình (Serghei Lvovist-con trai nhà văn nhớ lại).
“TÔI NHƯ BỊ VỠ TUNG RA THÀNH NHIỀU MẢNH”
Sự xung khắc giữa hai vợ chồng như ngấm
sang mọi mối quan hệ cả với bạn bè và người quen biết. Bà Sophia
Andreevna ghét bỏ tất cả mọi người. Vào năm cuối đời của nhà văn, bà
Sophia Sergheevna không che dấu cả nỗi ghen tuông bệnh họan ngay với
người cộng tác của chồng- Vladimir Tsertkov, ông chủ xuất bản và là
người hết lòng ủng hộ nhà văn: “Ông ta chiếm đọat cả trái tim lẫn tình
yêu của chồng tôi; giật khỏi mồm những đứa con, đứa cháu của tôi từng
mẩu bánh mì”.
- Hình nhưVladimir Tsertkov cũng không bận tâm tới những lời quở trách của Sophia Andreevna?
- Đối với một người đã đặt ra những luật
lệ trong tình yêu như Lev thì hiển nhiên phải cần đến một viên cai ngục
nghiệt ngã như Sophia Andreevna, người mà ông ta đã gắn bó cả cuộc đời
rồi! ( trích ghi chép của Vladimir Tsertkov)
- Bà ấy lục lọi đám giấy mà của mình. Còn
bây giờ thì bà ta gạn hỏi ai là người chuyển những bức thư của Tsertkov
cho mình ? Bà ấy yêu cầu mình không được kết giao với Tsertkov nữa.
Thật đáng thương cho bà ta ! Cái đầu mình muốn nổ tung lên ( trích nhật
ký của Lev Tolstoi).
- Sophia Andreevna đã có cơ sở để nghi ngờ mối quan hệ giữa ông chồng và Tsertkov sao?
- Tôi muốn giải thích cho Lev rõ căn
nguyên cơn ghen của tôi với Vladimir Tsertkov. Và thế là tôi đã đưa cho
ông ấy đọc lại một trang nhật ký thời trai trẻ của ông ấy. Trong trang
nhật ký Lev viết rằng nhiều lần ông ta đã mê say đàn ông. Lev rất giận
dữ. Ông ấy thét to: “Xéo đi! Xéo khỏi mắt tôi !”. Tôi sững sờ. Tình yêu ở
đâu? Thuyết bất bạo lực ở đâu? Đâu là đạo Cơ đốc? (trích nhật ký của
Sophia Andreevna).
- Lev Tolstoi quả là đáng thương!
- Sophia Andreevna rất lo sợ Vladimir
Tsertkov sẽ gây dư luận khiến mọi người nghĩ rằng bà ta đã mất trí. Để
tước đi của bà cái quyền được xuất bản các tác phẩm, thư từ, nhật ký của
chồng bà ta (trích hồi ký của Goldenxvayde- một nghệ sĩ dương cầm, bạn
của gia đình Lev Tolstoi).
- Đối với tôi, thật khó mà xác định ai
trong số những người gần gụi với Lev còn giữ được sự tỉnh táo, minh mẫn
thường tình (văn hào Macxim Gorki).
“ĐÂY, KẾ HỌACH CỦA TÔI”
- Cuối cùng thì bá tước Lev Tolstoi đã quyết định bỏ nhà ra đi như thế nào?
- Thức giấc vào lúc ba giờ sáng. Nhìn qua
khe cửa thấy đèn vẫn sáng, nghe thấy tiếng động sột sọat. Chắc Sophia
Andreevna đang lục tìm vật gì. Trong mình nổi lên sự bực bõ, tức giận
không kiềm nén nổi. Khẽ thở dài và đếm mạch đập ở cổ tay: 97! Không thể
nằm trở lại. Và bỗng nhiên quyết định phải ra đi (từ nhật ký của Lev
Tolstoi).
- Sophia Andreevna đã trải qua cảm xúc ra sao trước việc ông chồng bỏ nhà ra đi?
- Biết được tin mình bỏ nhà ra đi, bà ấy
thét lên, chạy tới đầm lầy đâm đầu tự vẫn. Xa sa và Vanhia chạy tới vớt
được bà ấy lên (Lev viết trong nhật ký).
- Lev cũng đã viết cho bà bức thư vĩnh biệt. Bà đã trả lời ra sao bức thư của ông?
- Đừng sợ hãi! Cuối cùng nhất định em sẽ
tìm được anh. Hãy làm tất cả những gì để anh cảm thấy dễ chịu hơn. Nhưng
không hiểu vì sao em cứ có cảm giác là chúng mình không còn nhìn thấy
nhau nữa. Hôn anh. Sophia (thư của Sophia Andreevna gửi cho Lev
Tolstoi).
Ba ngày trước khi chết Lev Tolstoi viết
dòng chữ cuối cùng: “Đây là kế họach của mình. Mình sẽ làm những việc có
thể. Và mặc kệ những gì sẽ tới!”.
Nguồn: Sự Thật Thanh Niên (Nga)
Những mối tình của Lev Tolstoi (1828-1910)
Đôi điều về tiểu sử của Lev Tolstoi
Tolstoi là cây đại thụ vĩ đại nhất trong nền văn học Nga. Nhà văn Gorki đã gọi ông là “Vị thần Nga ngự trên ngai gỗ phong, dưới bóng cây bồ đề vàng và mặc dù không uy nghi lắm, nhưng có lẽ ông lại khôn ngoan hơn tất cả các vị thần khác”.
Bá tước Lev Tolstoi sinh ngày 28 tháng 8 (ngày 9 tháng 9 theo lịch cũ của Nga) năm 1828 tại điền trang Yasnaya Polyana gần thành phố Tula trong một gia đình quý tộc. Ông bị mồ côi mẹ từ khi mới hai tuổi và mồ côi bố lúc vừa bảy tuổi. Ông được bà cô đưa về dạy dỗ. Tuổi thơ của ông trôi đi êm đềm và lặng lẽ ở trang ấp Yasnaya Polyana. Năm 1844 ông vào học khoa Phương Đông trường tổng hợp tại thành phố Kazan, sau đó chuyển sang khoa luật, nhưng cuối cùng ông cũng không học hết chương trình ở đây, năm 1847 ông trở lại Polyana để dạy học cho trẻ con nông dân trong vùng vì cá tính sáng tạo của ông quá mạnh mẽ, không thích hợp với việc thi cử ở trường lớp.
Tháng 5 năm 1851 ông đi Caucase, nhập ngũ và ở lại đây cho tới tháng 1 năm 1854. Trong giai đoạn này ông bắt đầu viết văn, cuốn “Thời thơ ấu” (1851), “Thời niên thiếu” (1852-54) và một loạt các truyện ngắn khác của ông đã đưa ông ra nhập văn đàn Nga lúc bấy giờ. Rời khỏi Caucase, ông tình nguyện đi chiến đấu với quân Thổ, và tháng 11 năm 1854 ông đến vùng Crimée tham gia phòng thủ thành phố Sevastopol. Hồi đó ông là một sỹ quan pháo binh. Cuộc sống trong quân ngũ đã giúp ông hiểu được khá chính xác tâm tư của người lính và đời sống trong chiến tranh, suốt trong thời gian quân ngũ ông cũng không ngừng viết, giữa những trận đánh còn nồng mùi khói súng ông vẫn ngồi trong chiến hào và viết nên những trang sách thanh bình nhất. Sau khi Sevastopol thất thù tháng 11 năm 1855 ông đến Peterburg và lần đầu tiên ông đã tiếp xúc với các nhà văn lớn của Nga lúc bấy giờ. Tại đây ông đã sáng tác nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Tuổi thanh xuân” (1855-57), Buổi sáng của người điền chủ (1856), Bão tuyết (1856), Hai chàng Khinh kỵ binh (1856).
Tháng 11 năm 1856 ông giải ngũ, và lần đầu tiên đi ra nước ngoài trong sáu tháng. Ông đã đến Pháp, Thụy sỹ, Bắc Ý, Đức. Ở Pari ông đã đi nghe mấy buổi thuyết giảng ở trưòng Sorbonne và College de France. Nhưng mong muốn đi tìm một mô hình xã hội lý tưởng của ông thì không thành công, hình ảnh Paris hoa lệ với chiếc máy chém tinh vi và khủng khiếp đã làm ông thất vọng. Trở lại nước Nga, trở về quê hương ông ở làng Yasnaya Polyana, Tolstoi lại miệt mài sáng tác trong một căn phòng đơn sơ, với chiếc ghế được cưa ngắn bớt chân để ông có thể cúi gần trang giấy hơn vì ông bị cận. Trong thời gian này ông đã sáng tác các tiểu thuyết : Ba cái chết (1858), Hạnh phúc gia đình (1858-59), tiếp tục viết bộ “Những người Kozak”. Trong những năm này, ở nước Nga đang chuẩn bị cho cuộc cải cách nông thôn, nhằm xóa bỏ chế độ nông nô. Đây là thời kỳ chính trị sôi động đã ảnh hưởng lớn đến văn đàn của Nga.
Giữa năm 1860, lần thứ hai ông đã ra nước ngoài trong vòng chín tháng để nghiên cứu việc tổ chức giáo dục nhân dân và công tác sư phạm ở Đức, Pháp, Ý, Bỉ, Anh. Trong thời gian này ông đã gặp gỡ với nhiều nhà văn, nhà hoạt động chính trị xã hội nổi tiếng châu Âu như Charles Dickens, Gertsen ở London, Pierre Proudhon người đại diện cho chủ nghĩa xã hội Pháp, I. Lelevel nhà cách mạng Balan ở Bruxelles. Khi ông trở về Nga, chế độ nông nô đã bị xóa bỏ. Ông nhận đuợc một nguồn cảm hứng mới đã bắt tay viết những bộ tiểu thuyết quan trọng nhất trong cuộc đời sáng tác của mình.
Tháng 9 năm 1862 ông lấy vợ là bà Sophia Bers, con một bác sỹ ở Moscow. Sau đám cưới hai người đã về nông trang Yasnaya Polyana của Tolstoi sinh sống. Bà Sophia vừa là người vợ, người bạn, vừa là thư ký tận tụy giúp ông sắp xếp, sao chép các bản thảo. Năm 1863 ông đã hoàn thành bộ tiểu thuyết “Những người Kozak” và bắt tay vào viết thiên tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình”. Phải mất sáu năm khổ luyện ông mới hoàn thành tác phẩm đồ sộ với hơn năm trăm nhân vật này. Bộ tiểu thuyết này đã dựng lại một bức tranh xã hội vô cùng phức tạp giữa các tầng lớp trong xã hội Nga trên bối cảnh của cuộc chiến tranh cứu nước chống quân Napoleon năm 1812. Tác phẩm này đã đua tầm tư duy của các tác phẩm văn học Nga lên một tầm cao mới, cùng với Dostoievski, Tolstoi đã buộc thế giới phải thừa nhận chỗ đứng của nền văn học Nga thời bấy giờ.
Năm 1873 ông bắt đầu viết tiểu thuyết xã hội “Anna Katerina”, cuốn tiểu thuyết nói về bi kịch của người phụ nữ bị khống chế bởi dục vọng, nó cũng nói lên những rạn nứt trong xã hội Nga lúc bấy giờ đã làm lung lay cả nền tảng quan hệ trong gia đình. Cùng với rất nhiều các truyện ngắn và vở kịch khác nữa, Tolstoi đã nói nhiều về cái chết, về sự sám hối, phục sinh, về các vấn đề đạo đức trong xã hội. Ở Nga người ta không chỉ coi ông là một nhà văn lớn mà còn coi ông là một bậc hiền triết đã xây dựng nên cả một chủ thuyết Tolstoi trong văn học, một chủ thuyết luôn đề cao lòng từ bi, bác ái, luôn giáo dục con người bằng lao động và trau dồi trí tuệ. Và nếu quý vị đã đọc bài viết “Bi kịch của một tâm hồn vĩ đại” của tác giả Inna Malkhanova và Nguyễn Minh Cần đăng trên báo Viên Giác và Thế kỷ 21, qúy vị sẽ hiểu hơn, chủ thuyết mà Tolstoi đề cao trong các tác phẩm của ông rất gần với người Việt Nam mình vì đó chính là những điều mà Đạo Phật đã đề cao từ hơn hai ngàn năm qua.
Tolstoi- một con người, một nhà văn khổng lồ, sinh thời người ta đã mang ông ra so sánh với Sa Hoàng, một người có quyền lực và của cải lớn nhất nước Nga xem ai mạnh hơn ai. Đến bây giờ thì không ai còn nghi ngờ rằng Tolstoi mạnh hơn Nga Hoàng rất nhiều lần, ông đã vượt Nga Hoàng cả về thời gian và không gian, cả về tình yêu mến mà người đời dành cho ông. Nhưng đương thời mấy ai hiểu được điều ấy. Ông cô đơn ngay giữa những người thân yêu nhất của mình, không ai có thể hiểu nổi nỗi cô đơn của ông giữa rừng tư tưởng. Ông muốn đi tìm một chân lý tối thượng mà luôn bị những ràng buộc của đời thường ngăn cản. Vợ con cho ông là ông già lẩm cẩm, lập dị và chỉ quan tâm đến tờ di chúc phân chia tài sản.
Tolstoi suốt đời hết sức yêu quý nông dân, và muốn chia sẻ với họ tài sản của mình, nhưng bị gia đình ràng buộc, ông đã quyết định bỏ lại toàn bộ tài sản cho vợ con, còn mình thì lặng lẽ ra đi tìm một cuộc sống giản dị bình thường hợp với tâm tư sở nguyện của ông. Trên đường đi không may ông đã lâm trọng bệnh và mất tại một ga xép ngày 7 tháng 11 (theo lịch cũ là ngày 20) năm 1910, hưởng thọ 82 tuổi.
Những mối tình trong cuộc đời của Lev Tolstoy
Mùa thu năm 1903, một người bạn thân thiết của Tolstoi là P. I. Biriukov đã quyết định viết tiểu sử của ông. Trong số những câu hỏi Biriukov đưa ra để Tolstoi trả lời, có một câu thật lãng mạn về những mối tình của ông thời trẻ. Và đây là những dòng do chính Tolstoi viết về những rung cảm của trái tim mình từ khi ông bắt đầu biết yêu :”Mối tình đầu mạnh mẽ nhất của tôi xảy đến khi tôi còn là một đứa trẻ, tôi đã yêu thầm nhớ trộm cô bé Sonhia Koloshina, rồi lại chuyển sang thương nhớ cô bé Dinayda Molostova. Tôi yêu trong trí tưởng tượng của tôi, chứ tuyệt nhiên các cô bé ấy chẳng biết gì về tình cảm của tôi dành cho họ. Có lúc tôi lại yêu cô bé người Kazak, được vẽ minh họa trong cuốn sách “người Kozak”. Sau nữa tôi mất ăn mất ngủ vì cô gái Tserbatova -Uvaroba. Và cô ấy cũng chẳng hay biết gì về điều đó. Lúc nào tôi cũng là một chàng trai rụt rè, nhút nhát. Mối tình tương đối nghiêm túc, nặng mối tơ lòng dành cho nàng Arsenheva Valeria, tôi gần như đã trở thành chồng chưa cưới của nàng, tôi đã gửi hàng chồng thư tình cho nàng.”
Thế nhưng thật ra trong câu trả lời của Tolstoi đã “bỏ quên” nhiều mối tình nồng nàn hơn nhiều những mối tình trẻ con ấy. Ông đã không nhắc đến cô thôn nữ vùng Yasnaya Polyana Aksinhya Bazykina, người đã làm ông bị hớp hồn ở độ tuổi 30, ông đã viết trong nhật ký của mình: “Cô ấy mới tuyệt vời làm sao…Tôi đã phải lòng cô ấy, mãnh liệt như chưa bao giờ tôi yêu ai như vậy. Tôi không nghĩ được điều gì khác. Tôi đau khổ biết bao.”
Trí nhớ của Tolstoi tuyệt vời chính xác, thật khó có thể nghĩ rằng ông đã quên tên một người tình ông đã yêu say đắm, dù hơn 40 năm đã trôi qua khi ông ngồi viết lại những dòng tiểu sử tình yêu của mình. Chỉ đơn giản là ông không muốn bà Sôphia Andreevna, vợ ông nổi cơn “tam bành” mà thôi!
Hơn ba mươi năm sau khi mối tình với Aksinhya Bazykina đã đi qua, ông đã làm cô sống lại biết bao sinh động trong chuyện vừa “Quỷ sứ”, vẫn hiện lên cô gái nhí nhảnh, mượt mà với cặp mắt sáng lấp lánh trong chiếc váy đỏ. Tất cả con người cô toát lên vẻ quyến rũ mãnh liệt, có thể cảm nhận được cả sự nuối tiếc và đắm đuối của tác giả dành cho cô khi viết truyện vừa này. Tolstoi đã viết câu truyện trên chỉ trong hơn một tuần lễ, như trong một dòng hồi tưởng liên tục. Nhưng rồi bản thảo lại bị cất dưới lớp vải bọc ghế bành để vợ ông không biết về nó.
Tolstoi còn “quên” tên một người phụ nữ nữa khi viết về những mối tình của mình. Đó là người con gái ông đã từng nhắc đến trong những bức thư gửi cho bà cô Aleksandra Andreevna: “Cháu là một thằng ngốc đã già vậy mà vẫn phải lòng một cô gái”. Ông cũng thú nhận rằng:”Cháu không thể nghĩ rằng mình có thể yêu cuồng nhiệt và là một người hạnh phúc như thế. Mọi chuyện đã đến mức không thể chịu đựng được nữa.” Cũng trong thời gian ấy ông còn viết cho người cô một bức thư nữa, có thể coi là bức thư nói về tình yêu cháy bỏng nhất của ông:” Đã ba tuần nay, ngày nào cháu cũng tự nhủ là hôm nay cháu sẽ phải nói với cô ta tất cả, vậy mà lần nào cháu cũng ra về với một nỗi buồn, nỗi ân hận là chưa nói được, nỗi lo sợ và cả một niềm hạnh phúc lớn lao ở trong lòng. Để rồi hằng đêm, cũng như đêm nay cháu lại gậm nhấm lại quá khứ, dằn vặt bản thân: tại sao cháu đã không nói…, Giá mà cháu đã nói thì có phải tốt không…cháu phải viết thư này vì sợ rồi cháu lại không có đủ can đảm để kể hết với cô. Cháu cảm thấy sợ hãi nếu phải nghe thấy câu trả lời: Không! của cô ấy, nhưng cháu cũng biết trước rằng sự thể có thể là như vậy, và cháu sẽ cố gắng tìm đủ nghị lực để vượt qua nỗi đau này.”. Trong thư gửi cô, Tolstoi đã cố gắng tỏ ra mình mạnh mẽ, rằng ông sẽ tìm được nghị lực để vượt qua đau khổ, nhưng cũng trong lúc ấy, ông lại viết trong nhật ký của mình về một nỗi thất vọng tràn trề, rằng ông muốn tự vẫn vì thất tình: “Tôi đã yêu như không thể tin được rằng có thể yêu say đắm như thế. Tôi đã phát điên vì yêu, nếu mọi chuyện cứ tiếp tục như thế này tôi đến phải tự kết thúc bằng một viên đạn vào đầu mất…Cô ấy thật là hoàn hảo trong tất cả mọi đường. Giá mà ngay bây giờ tôi có thể quay trở lại và nói với cô ấy về tất cả mọi chuyện. Ôi, hỡi Đấng Toàn Năng, hãy giúp con với!” Nhưng rồi ông lại không nói được và tiếp tục trong nhật ký của mình:” Thế là tôi lại ra về với nỗi buồn vô hạn, nỗi ân hận vô bờ, và cả niềm hạnh phúc không gì tả nổi, Mai, nhất định ngày mai tôi sẽ lại đi đến đó khi vừa ngủ dậy và sẽ nói với Nàng tất cả, nếu không tôi sẽ tự vẫn!
Ông cũng không nói lời tỏ tình ngày hôm đó, nhưng cũng còn may là chưa tự vẫn. Thay vào đó ông viết một bức thông điệp dành cho Nàng, cất sẵn trong túi áo. Phải đến ngày thứ ba, khi cùng nhảy một điệu valse với cô em út của nàng, ông mới lấy hết can đảm trao cho cô, nhờ chuyển bức thông điệp đến người chị đã chiếm lĩnh trái tim ông. Những phút giây dài đằng đẵng trôi qua nặng nề, khi Nàng của ông chạy như bay từ lầu trên xuống, ông đang đứng lặng lẽ trong góc phòng, lưng tựa vào tường, căng thẳng chờ đợi câu trả lời thiêng liêng của Nàng, câu trả lời như ông miêu tả:” như là hạnh phúc, như là chính cuộc sống mà ông đã tìm kiếm và mong ước lâu biết bao nhiêu.”. Người phụ nữ được ông dành cho tình yêu cháy bỏng ấy chính là Sophia Berg, mà sau này là Sophia Tolstoi, người vợ mà ông đã yêu suốt nhiềều năm sau này. ̣
Đi tìm tình yêu tuyệt đối- Nàng Chân Lý
Bà Sopia Andreevna đã viết trong nhật ký của mình: “Tôi đã trải qua những giây phút nặng nề khi đọc những trang nhật ký của Tolstoi, tôi đã khóc thật nhiều khi nhìn lại quá khứ của anh ấy”, bởi vì đó là những trang viết về tình cảm mà Tolstoi đã dành cho cô thôn nữ Aksinhia Bazykina.
Cô gái 18 tuổi Sophia cũng dành cho Tolstoi một tình yêu hết sức nồng cháy. Cô viết trong nhật ký của mình:”Tôi yêu anh ấy điên cuồng, tình yêu ấy xâm chiếm toàn bộ con người tôi, thấm đẫm tâm hồn tôi. Tôi ngày càng hiểu anh ấy rõ hơn, đối với tôi càng ngày anh càng trở nên dễ thương hơn. Mỗi ngày tôi lại tự nhủ, chưa bao giờ tôi yêu anh ấy mạnh mẽ như hôm nay, cứ thế tình yêu ấy mỗi ngày lại lớn dần. Đối với tôi không có gì tồn tại ngoài anh ấy và những điều anh ấy quan tâm”. Cô gái 18 tuổi ấy đã sẵn sàng: “Đánh đổi mọi thứ để được “ngự trị” trong tâm hồn của anh ấy”. Và quả thật, đấy không phải chỉ là những lời sáo rỗng. Bà đã phải trả giá rất đắt, nhưng thực sự trong nhiều năm đã được ngự trị trong tâm hồn của ông. Chính bà đã là người được Tolstoi đọc cho những trang bản thảo đầu tiên, Tolstoi hết sức chăm chú lắng nghe những ý kiến đóng góp của bà. Maxim Gorki, nhà văn Nga biết Sopia Andreevna rất rõ, cũng đã từng nhận xét rằng: “Trong các bộ tiểu thuyết nổi tiếng của Tolstoi, các nhân vật nữ của ông hết sức “nữ tính”, chỉ có phụ nữ mới hiểu rõ về phái nữ như vậy mà thôi, chứng tỏ nhà viết tiểu tuyết đã được một phụ nữ mách bảo cho điều đó”. Tolstoi -một người không bao giờ chịu thừa nhận ảnh hưởng của người khác đối với mình, không phải đơn giản mà ông chịu nhận “sự đóng góp” của vợ, điều đó chứng tỏ Sopia Andreevna đã biết trở thành một cái “tôi” thứ hai của Tolstoi. Tatiana Kuzminskaia, em của Sopia Andreevna cũng nhận xét rằng, Sopia Andreevna luôn nhìn mọi thứ bằng con mắt của chồng bà.
Mặc dù có một tình yêu cuồng nhiệt, những năm tháng sống hòa hợp và thông cảm sâu sắc, nhưng không phải cả cuộc đời họ lúc nào cũng được khăng khít như vậy. Tình yêu là một thế giới kỳ lạ, nó không tuân thủ một quy luật nào, hay nói một cách khác, thế giới của tình yêu cũng như thế giới những ý nghĩ của con người luôn chạy đuổi như khỉ, như ngựa không chịu đứng yên, nên thật khó đoán được cái kết cục cuối cùng. Tình yêu của những thiên tài càng có nhiều bi kịch. Không phải vì họ chơi bời quá độ hay có nhiều đòi hỏi hơn bình thường. Nhưng trên đỉnh cao của tài năng, của lòng hâm mộ và tiền bạc, họ cảm thấy vô cùng cô đơn mà không biết chia sẻ cùng ai. Những thứ cơm, áo, gạo, tiền mà người thường mong mỏi đối với họ đã ở lại phía sau. Một ước mơ, hay lớn hơn nữa là một tình yêu thực sự đó là đi tìm một Chân lý trường tồn, một ý nghĩa đích thực của sự sống đã gậm nhấm, và bắt họ luôn luôn phải kiếm tìm. Và khi đó những người tưởng như gần gũi nhất với họ là người vợ đã chia sẻ với họ bao tháng ngày bỗng trở thành một vật cản họ bước tới tự do tuyệt đối.
Nhưng thực ra bi kịch không chỉ xảy ra cho một người. Thiên tài có cái bi kịch của thiên tài. Những người vợ của họ cũng có bi kịch của người vợ. Họ mong được hòa tan với chồng, được hiểu, chia sẻ với chồng từng ngày tháng, nhưng lại không đủ sức đuổi theo các ông chồng thiên tài của mình trên con đường tâm linh. Họ dừng lại với tất cả công việc gia đình đè nặng trĩu đôi vai nhỏ bé, lo từng bữa ăn cho chồng, lo nuôi dạy các con. Và họ cũng cảm thấy bị hành hạ bởi nỗi cô đơn giữa những người thân yêu nhất. Nhưng thực ra họ- cả hai người- đều không ai có lỗi, mỗi người trong họ đã hoàn thành một sứ mạng của mình: một người là chiếc đòn bẩy để chuyển lay thế giới, còn người kia đã là điểm tựa, tuy bé nhỏ, nhưng thiếu nó thì cũng thật khó để các Thiên Tài có thể làm được tuyệt tác cho thế giới.
Đối với Tolstoi và Sopia Andreevna mọi sự cũng xảy ra đúng như vậy. Những vết rạn đầu tiên đã xảy ra ít ngày sau khi họ cưới nhau. Mười lăm ngày sau khi cưới, cô gái Sophia Bers mà giờ đây đã trở thành nữ bá tước trẻ tuổi Sophia Tolstoi, đã viết trong thư: “Tôi bắt đầu cảm thấy tôi và anh ấy đang xa nhau dần. Anh ấy hạnh phúc nhưng không giống như anh ấy mong đợi, trên mỗi bước đi anh ấy lại thấy thất vọng hơn.”
Nỗi thất vọng ấy có thể thấy trên cả những trang nhật ký của chính Tolstoi, ông viết:”Tính cách của cô ấy càng ngày càng chán hơn, tôi thấy trong cô ấy tất cả mọi thói đỏng đảnh, nhõng nhẽo của Polienka, Mashenka”
Thì ra ông đã thất vọng vì cuộc sống hôn nhân của ông cũng hệt như của mọi người khác với những vấn đề hiện thực, với những lo âu, cãi cọ, giận hờn và vợ ông cũng như những người phụ nữ khác, không thần thoại, huyền diệu như tình yêu sét đánh lúc ban đầu. Ngay năm đầu chung sống, ông đã viết trong nhật ký của mình: “Thật là kinh khủng, thật là khủng khiếp và vô nghĩa làm sao khi phải buộc hạnh phúc của mình với những điều kiện vật chất: vợ, con, tài sản, sức khỏe”. Nhưng khi ấy tình yêu Tolstoi dành cho Chân Lý vẫn chưa đủ chín để ông có thể vứt bỏ tất cả những điều ràng buộc ấy. Phải hơn bốn mươi năm sau, vào cuối mùa thu năm 1910, Nàng Chân Lý mới đủ mạnh để bứt ông ra khỏi những “ràng buộc vật chất” như ông than thở.
Họ cứ xa nhau mãi, đầu tiên là Tolstoi tự xa dần cái tôi ban đầu của mình, ông muốn đi tìm một CÁI ĐẸP, một CHÂN LÝ tuyệt đối, một CÁI TÔI hoàn thiện hay như ông viết vào năm 1895:”một cuộc sống đích thục, luôn tiến về phía trước, luôn tự hoàn thiện mình và hoàn thiện người khác để rồi hoàn thiện cuộc sống của cả thế giới. Tất cả những gì ngược lại chiều hướng đó, đấy không phải là cuộc sống”. Cái mong muốn HOÀN THIỆN của Tolstoi đôi khi đã làm ông nghĩ đến cái chết. Ông viết trong nhật ký của mình:” Và thế là tôi, một người hạnh phúc hẳn hoi, bắt đầu cất tất cả những sợi dây có trong phòng để không nghĩ đến việc treo cổ lên trần nhà, tôi cũng không còn đi săn bằng súng nữa, để không bị thôi miên bởi một cách kết liễu cuộc đời quá ư dễ dàng”.
Cái dằn vặt của Sopia Andreevna hiện thực hơn, nhưng không kém phần đau khổ. Trong cuốn tự chuyện “Cuộc đời tôi” của bà bà đã kể về người chồng bà đã từng rất mực yêu thương như thế này:” Cần phải tạo ra cho Thiên Tài một bầu không khí hòa bình, vui vẻ, thuận tiện, rồi lại phải nấu ăn, may mặc, giặt giữ cho ông, phải viết đi viết lại không biết bao nhiêu lần các bản thảo của Thiên Tài. Phải yêu thương Thiên Tài, lại không bao giờ được tạo nên bất cứ điều gì để ông phải nghen tuông để ông được bình yên trong lòng, lại phải sinh ra và nuôi dạy biết bao người con của Thiên Tài, mà ông chẳng bao giờ có thời gian và hứng khởi chơi với chúng”. “Ông lấy tất cả những gì cần thiết cho công việc và sự sáng tạo của ông từ những người xung quanh. Những điều còn lại thì ông đều vứt bỏ. Chẳng hạn ông nhận lấy của tôi công việc sao chép, sự chăm sóc của tôi, còn thế giới tâm linh của tôi đối với ông hoàn toàn chẳng có gì thú vị, hoàn toàn vô bổ- thế nên ông chẳng bao giờ bước vào đó.”
Trong nhiều năm bà bị ám ảnh bởi ý nghĩ, Tolstoi không yêu bà, không có khả năng để yêu thương gia đình đã càng làm bà xa dần ông. Khi bà sắp sinh đứa con thứ ba -Aleksandra, ông đã một lần định bỏ nhà đi, nhưng rồi ông lại quay trở về nhà. Nhưng cũng từ đấy ông không còn nhờ bà sao chép bản thảo nữa. Các con gái lớn của ông đã đảm nhiệm thay bà việc đó. Đã có lúc chính Sopia Andreevna cũng có ý định tự vẫn. Bà viết trong nhật ký của mình:”Ông đang dần dần trốn khỏi tôi. Ông đang giết tôi một cách có hệ thống, và cũng đang tự giết chính mình. Tôi không thể nào chịu đựng nổi nỗi đau này. Đôi khi tôi cảm thấy một nỗi thất vọng điên cuồng trong cuộc đời này. Tôi chỉ muốn tự vẫn, chạy đi đâu đó, yêu một ai đó.”
Và đó không chỉ đơn giản là những lời nói trong lúc tuyệt vọng. Sopia Andreevna đã tìm cách nhảy xuống hồ, nhưng rất may người ta kịp nhìn thấy và cứu bà. Bà cũng định bỏ nhà ra đi nhưng các con bà không cho. Cuối cùng bà tìm sự quên lãng trong âm nhạc. Bà có thể nghe một nhạc sỹ Piano nổi tiếng là Sergey Tanheev đàn từ giờ này sang giờ khác. Chỉ trong tiếng đàn trầm bổng ấy bà thấy quên đi tất cả nỗi buồn và sự cô đơn của mình để tìm thấy một chút vui vẻ, bình an.
Chính vào những năm tháng bị khủng hoảng trong gia đình ấy, Tolstoi đã viết tiểu thuyết “Anna Keterina”. Tolstoi đã xây dựng nhân vật Konstantin Levin với rất nhiều điểm trùng hợp với ông, ông chia sẻ với nhân vậy này cả tên của mình (họ Levin có từ Lev là tên của ông), những suy nghĩ của Levin và Anna trong câu chuyện này khá trùng hợp với những gì xảy ra giữa ông và vợ ông là bà Sopia Andreevna, cả giây phút họ gặp nhau, cả việc Levin trao cho Anna đọc cuốn nhật ký của mình cũng là điều Tolstoi đã làm với Sopia, đến nỗi chính Sopia Andreevna cũng phải thốt lên rằng, nhân vật Levin chỉ khác Tolstoi ở chỗ ông ta không có tài năng của Tolstoi mà thôi. Cả tình yêu CHÂN LÝ của ông, ông cũng dành cho nhân vật này, cả ý muốn tự sát ám ảnh mình, Tolstoi cũng dựng bên hình tượng Levin. Chỉ có điều cái kết cục buồn thảm của cuốn tiểu thuyết là ông và vợ ông dù sao cũng tránh được.
Tình yêu mà Sopia Andreevna dành cho ông vượt qua tất cả mọi thất vọng đã ngấm vào máu thịt của bà. Vào một ngày cuối năm 1910 khi Tolstoi đã lặng lẽ bỏ bà ra đi, bà cũng hoàn toàn bị nỗi đau khổ đánh gục, không ăn mấy ngày liên tiếp. Nhưng khi vừa nhận được bức điện báo Tolstoi bị ốm nặng ở một ga xép, ga Astapovo, khi cả nhà còn bị sốc nặng chưa biết phải làm gì, thì bà như sống lại, trở về vai trò người chủ gia đình, thu xếp mọi việc gia đình, lấy mọi thứ đồ dùng cần thiết, không hề quên một điều gì, kể cả chiếc gối yêu thích của Tolstoi. Nhưng đến những phút cuối cùng của ông, người ta cũng không dám nói rằng bà đã đến và đang có mặt ở toa bên cạnh để ông ra đi được thanh thản hơn. Và ông đến những giây phút cuối cùng sắp rời khỏi thế giới nhiều ràng buộc này vẫn nhắc đến một NGƯỜI mà ông suốt đời đi tìm:” Tôi yêu CHÂN LÝ, tôi vô cùng yêu CHÂN LÝ.”
Và quả thật, ông suốt đời yêu CHÂN LÝ, đã đi tìm nó ở khắp nơi, và có lẽ ông đã tìm thấy vào những năm tháng cuối cuộc đòi của mình. Và người phụ nữ đã chia sẻ với ông gần 50 năm chung sống, cũng đã làm hết phần trách nhiệm của mình mà một người vợ có thể làm được: giúp đỡ và chia sẻ với ông nhiều năm tháng đau khổ, cáng đáng gánh nặng gia đình, nuôi dạy con cái để ông lao động quên mình, sáng tạo nên những tác phẩm văn học lớn, và để tự hoàn thiện chính mình.
Nhận xét
Đăng nhận xét