QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH MỞ NƯỚC, DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT 6/b
(ĐC sưu tầm trên NET)
Cha ông tên là Sĩ Tứ (士賜), làm thái thú quận Nhật Nam thời Hán Hoàn Đế, cho Sĩ Nhiếp về du học ở kinh sư, theo học Lưu Tử Kỳ người Dĩnh Xuyên, chuyên trị sách Tả Thị Xuân Thu. Sĩ Nhiếp đỗ hiếu liêm, được bổ Thượng thư lang, vì việc công bị miễn chức, rồi về chịu tang cha. Sau lại đỗ Mậu tài, bổ làm Huyện lệnh Vu Dương, sau đổi làm Thái thú ở quận Giao Chỉ, được tước Long Độ Đình Hầu (龍度亭侯), đóng đô ở Liên Lâu (tức Long Biên).
Ngô Sĩ Liên viết trong Đại Việt sử ký toàn thư:
Sĩ Nhiếp thường sai sứ sang nước Ngô dâng các thứ hương liệu, vải mịn, kể số hàng nghìn. Các thứ quý lạ như ngọc trai, ốc lớn, lưu ly, lông trả, đồi mồi, sừng tê, ngà voi cùng các thứ quả lạ như chuối, dừa, long nhãn, không năm nào không tiến, lại cống ngựa hàng mấy trăm con. Tôn Quyền viết thư ban cho rất hậu để yên ủi và đáp lại.
Sự mềm dẻo trong chính sách đối ngoại để giữ yên bờ cõi của Sĩ Nhiếp được đánh giá rất cao. Sử gia lớn thời Trần là Lê Văn Hưu nhận xét:
Về vấn đề này, Ngô Sĩ Liên nhận xét:
Theo huyền sử, Sĩ Nhiếp ốm, đã chết đi ba ngày, nhưng được Đổng Phụng cho một viên thuốc hòa vào nước ngậm, rồi đỡ lấy đầu mà lay động, lại mở mắt động tay, sắc mặt bình phục dần dần, ngày hôm sau ngồi dậy được, bốn ngày lại nói được, rồi trở lại bình thường.[2]
Nhà Đông Hán mất ngôi, Trung Quốc phân ra làm ba nước: Tào Ngụy, Thục Hán, Đông Ngô. Đất Giao Châu bấy giờ thuộc về Đông Ngô. Sĩ Nhiếp ở Giao Châu được 40 năm, nắm uy quyền thực sự, nhưng vẫn theo lệ triều cống nhà Hán, và đến khi nhà Hán mất thì lại triều cống nhà Ngô. Sau khi Sĩ Nhiếp mất, con là Sĩ Huy tự xưng làm Thái thú. Ngô chủ là Tôn Quyền bèn chia đất Giao Châu, từ Hợp Phố về bắc gọi là Quảng Châu. Sai Lữ Đại làm Quảng Châu thứ sử, Đái Lương làm Giao Châu thứ sử, và sai Trần Thì sang thay Sĩ Nhiếp làm Thái thú quận Giao Chỉ. Sĩ Huy chống cự, bị quân nhà Đông Ngô lừa bắt giết.
Sĩ Nhiếp cai trị Giao Châu tổng cộng 40 năm (187 - 226).
Ngô Sĩ Liên cũng cho rằng Sĩ Nhiếp là người có công khai phá Nho học ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo Việt sử lược, điều đó không chắc đã đúng. Việt sử lược viết:
Sử gia Ngô Sĩ Liên ở thế kỷ 15 viết:
Thứ sử Lữ Đại bèn xua quân sang đánh dẹp. Do nghe lời chiêu dụ, Sỹ Huy cùng năm anh em ra hàng. Lữ Đại giết chết Huy, còn mấy anh em thì đem về đất Ngô làm tội. Dư đảng của Sỹ Huy tiếp tục chống lại, khiến Lữ Đại mang quân vào Cửu Chân giết hại một lúc hàng vạn người.
Bà Triệu sinh năm Bính Ngọ (226)[3] tại miền núi Quân Yên (hay Quan Yên), quận Cửu Chân, nay thuộc làng Quan Yên (hay còn gọi là Yên Thôn), xã Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
Thuở nhỏ cha mẹ đều mất sớm, Bà Triệu đến ở với anh là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng[4] ở Quan Yên.
Lớn lên, bà là người có sức mạnh, giỏi võ nghệ, lại có chí lớn. Đến độ 20 tuổi gặp phải người chị dâu (vợ ông Đạt) ác nghiệt [5], bà giết chị dâu rồi vào ở trong núi Nưa (nay thuộc các xã Tân Ninh huyện Triệu Sơn, Mậu Lâm huyện Như Thanh, Trung Thành huyện Nông Cống, Thanh Hoá), chiêu mộ được hơn ngàn tráng sĩ.
Năm Mậu Thìn (248), thấy quan lại nhà Đông Ngô (Trung Quốc) tàn ác, dân khổ sở, Bà Triệu bèn bàn với anh việc khởi binh chống lại. Lúc đầu, anh bà không tán thành nhưng sau chịu nghe theo ý kiến của em.
Từ hai căn cứ núi vùng Nưa và Yên Định, hai anh em bà dẫn quân đánh chiếm quận lỵ Tư Phố[6] nằm ở vị trí hữu ngạn sông Mã. Đây là căn cứ quân sự lớn của quan quân nhà Đông Ngô trên đất Cửu Chân, đứng đầu là Tiết Kính Hàn. Thừa thắng, lực lượng nghĩa quân chuyển hướng xuống hoạt động ở vùng đồng bằng con sông này.
Đang lúc ấy, Triệu Quốc Đạt lâm bệnh qua đời.[7] Các nghĩa binh thấy bà làm tướng có can đảm, bèn tôn lên làm chủ. Khi ra trận, Bà Triệu mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi[8] và được tôn là Nhụy Kiều tướng quân.
Được tin cuộc khởi nghĩa lan nhanh[9], vua Ngô là Tôn Quyền liền phái tướng Lục Dận (cháu của Lục Tốn), sang làm thứ sử Giao Châu, An Nam hiệu uý, đem theo 8.000 quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Đến nơi, tướng Lục Dận liền dùng của cải mua chuộc một số lãnh tụ địa phương để làm suy yếu và chia rẽ lực lượng nghĩa quân.
Những trận đánh ác liệt đã diễn ra tại căn cứ Bồ Điền [10]. Song do chênh lệch về lực lượng và không có sự hỗ trợ của các phong trào đấu tranh khác nên căn cứ Bồ Điền bị bao vây cô lập, và chỉ đứng vững được trong hơn hai tháng.
Theo Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược, bà chống đỡ với quân Đông Ngô được năm sáu tháng thì thua. Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào năm Mậu Thìn (248), lúc mới 23 tuổi. Có giai thoại nói rằng tướng giặc lợi dụng việc phận nữ nhi đã truất bỏ y phục trên người khiến Bà Triệu từ đó xấu hổ mà dẫn đến tự tử.
Nước Việt lại bị nhà Đông Ngô đô hộ cho đến 265.[11]
Hiện nay, nơi núi Tùng (xã Triệu Lộc), vẫn còn di tích lăng mộ của bà. Cách nơi bà mất không xa, trên núi Gai ngay sát quốc lộ 1A (đoạn đi qua thôn Phú Điền, xã Triệu Lộc, cách thành phố Thanh Hóa 18 km về phía Bắc) là đền thờ bà. Hằng năm, vào ngày 21 tháng 2 (âm lịch), người dân trong vùng vẫn tổ chức tế giỗ bà. Tại nhiều tỉnh thành trong nước Việt Nam, tên bà cũng đã được dùng để đặt tên cho nhiều trường học và đường phố; riêng tại Hà Nội, có một con đường mang tên phố Bà Triệu.
Tương truyền quân Ngô khiếp uy dũng của Bà Triệu nên có câu:
Trong dân gian hiện cũng còn truyền tụng nhiều câu thơ ca và câu đối liên quan đến bà như sau:
Ngoài ra, trong Hồng Đức quốc âm thi tập, và trong các tập thơ của các danh sĩ như Nguyễn Đôn Phục, Nguyễn Đôn Dự...đều có thơ khen ngợi Bà Triệu.
Ngoài ra, Bà Triệu còn được người đời tôn là Nhụy Kiều tướng quân (vị tướng yêu kiều) và Lệ Hải bà vương (vua bà ở vùng biển mỹ lệ).[14]
Riêng cái tên Triệu Ẩu (趙嫗), thấy xuất hiện lần đầu trong Nam Việt chí, Giao Châu ký (thế kỷ 4, 5) rồi đến Thái bình hoàn vũ (thế kỷ 10) chua dưới mục Quân Ninh (tức Quân yên cũ).[15]
Trước đây, Hồng Đức quốc âm thi tập, Đại Việt sử ký toàn thư, Thanh Hoá kỉ thắng, Khâm định Việt sử Thông giám cương mục...đều gọi bà là Triệu Ẩu. Sau, sử gia Trần Trọng Kim khi cho tái bản Việt Nam sử lược đã không giải thích mà chỉ ghi chú rằng: Bà Triệu, các kỳ xuất bản trước để là Triệu Ẩu. Nay xét ra nên để là Triệu Thị Chinh (tr. 52).
Kể từ đó có nhiều lý giải khác nhau, như:
Chiến dịch Giao Quảng là cuộc chiến thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Cuộc chiến kéo dài từ năm 268 đến năm 271 giữa các quốc gia Ngụy và sau đó là Tấn ở phía bắc và Ngô,
diễn ra chủ yếu ở Giao Châu (gồm các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam,
Hợp Phố, thuộc lãnh thổ Bắc bộ Việt Nam hiện nay) và Quảng Châu (gồm
các quận Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô thuộc Quảng Đông, Quảng Tây Trung Quốc[1] hiện nay.
Năm 248 ở Giao châu nổ ra cuộc nổi dậy của bà Triệu nhưng nhanh chóng bị dẹp tan.
Trước hành động của Lã Hưng kèm theo nguy cơ mất cả Giao Châu, Ngô Cảnh Đế Tôn Hưu vội chia tách Giao châu thành hai châu Giao, Quảng một lần nữa như trước kia: cắt 3 quận đã Hán hóa Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô phía bắc Giao châu hợp thành Quảng châu, đặt trị sở của Quảng châu ở Phiên Ngung (Trung Quốc), Giao châu mới chỉ gồm 4 quận còn lại phía nam là Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam[3].
Quyền thần Tư Mã Chiêu nhân danh vua Ngụy phong cho Lã Hưng làm An Nam tướng quân, coi việc binh ở Giao châu và sai Hoắc Dặc ở Ích châu từ xa lĩnh chức Thứ sử Giao châu. Như vậy, từ năm 263 đất Giao châu phụ thuộc vào nhà Ngụy.
Năm 265, Tư Mã Viêm (con Tư Mã Chiêu) cướp ngôi nhà Ngụy, đặt quốc hiệu là Tấn[4]. Đất Giao châu chuyể sang phụ thuộc vào nhà Tấn. Trước đó vào cuối năm 264, Lã Hưng bị thủ hạ là công tào Lý Thống sát hại. Nhà Tấn bèn cử Thoán Cốc sang làm thay Lã Hưng làm thái thú Giao Chỉ. Sau Cốc chết, nhà Tấn cho Mã Dung lên thay, ít lâu sau thì Dung cũng chết, Tấn Vũ Đế theo sự tiến cử của Hoắc Dặc, bái Dương Tắc làm thái thú Giao Chỉ, cùng với thái thú quận Cửu Chân Đổng Nguyên, nha môn Mạnh Cán, Mạnh Thông, Lý Tùng, Vương Nghiệp, coi giữ Giao Chỉ.
Tháng 10 năm 269, Tôn Hạo lại cử Ngu Dĩ làm Giám quân, Tiết Vũ làm Uy Nam tướng quân, cùng với Đào Hoàng, người Đơn Dương làm Uy Nam tướng quân đưa quân trở lại Giao châu theo đường Kinh châu, lại cử Giám quân là Lý Đỉnh, Đốc quân là Từ Tồn đi theo đường biển qua vùng Kiến An, sau đó hội Hợp Phố để đánh Dương Tắc.
Sang năm 271, quân Ngô tiến vào Giao châu, Đào Hoàng bại trận ở sông Phần phải lui về giữ Hợp Phố, hai tướng tử trận. Tiết Vũ giận lắm, trách mắng Đào Hoàng
Đào Hoàng sai đem thuyền của báu vừa lấy của quân Tấn cùng vài nghìn tấm gấm bản thổ, đưa cho Lương Tề ở Phù Nghiễm. Tề biết chuyện bèn đem hơn vạn người giúp Đào Hoàng.
Nghe tin Hệ bị giết, Đào Hoàng lập tức đem quân đánh vào châu thành, phá được thành và bắt Dương Tắc. Mao Cảnh mưu tính đánh úp Đào Hoàng, bị phát giác, Hoàng bèn giết chết Cảnh rồi thì cầm tù bọn Dương Tắc đưa về Ngô, giữa đường thì Tắc ốm chết, Cán trốn về Tấn, còn Lý Tùng, Xán Năng đều bị quân Ngô giết hại.
Đào Hoàng lại đem quân đánh Cửu Chân. Công Tào quận Cửu Chân là Lý Tộ giữ gìn trong quận theo về với Tấn, quân Ngô đánh nhiều ngày chưa hạ được. Đào Hoàng sai cậu Tộ là Lê Minh sang dụ Tộ ra hàng. Tộ đáp rằng
Chiến thắng này không thể làm thay đổi tương quan lực lượng giữa hai nước. Lực lượng chủ lực của Tấn ở trung nguyên không bị ảnh hưởng vì không tham gia chiến sự. Nước Ngô tiếp tục suy yếu trong khi quân Tấn vẫn hùng mạnh. Sang năm 280, Tấn diệt Ngô, toàn bộ hai châu Giao-Quang thuộc về nhà Tấn.
Năm 468, nhân Thứ sử Giao Châu là Lý Mục chết, Lý Trường Nhân cùng với em họ là Lý Thúc Hiến tụ tập dân chúng Giao Châu nổi dậy, giết hết các "bộ khúc", thuộc hạ của thứ sử cũ, tự xưng là Thứ sử.
Trong vòng ba tháng, dân chúng Giao Châu tìm giết quan quân đô hộ cùng những người lưu ngụ từ phương Bắc sang, tự lập chính quyền riêng. Lý Trường Nhân sau đó sai sứ sang xin vua Lưu Tống chính thức phong cho chức Thứ sử, nhưng Lưu Tống Minh đế không đồng ý, chỉ cho ông làm Giao Châu hành kinh lược sứ. Lưu Tống đế liên tiếp cử cử Ngô Hỷ, rồi Tông Phụng Bá sang Giao Châu để làm Thứ sử nhưng bọn Hỷ, Bá đều sợ không dám đi.
Tháng 8 năm 468, Lưu Bột được cử sang làm Thứ sử Giao Châu, nhưng bị Lý Trường Nhân chống lại và bị chết. Dù vậy, sau đó Lý Trường Nhân vẫn sai người sang Tống xin hàng, nhưng vẫn quản lãnh công việc ở Giao Châu. Nhà Tống buộc phải chấp thuận cho ông chức Thứ sử Giao Châu.[2]
Sau khi ông mất, Lý Thúc Hiến lên thay quyền thống lĩnh.
Năm 468, nhân Thứ sử Giao Châu là Lý Mục chết, ông cùng anh họ Lý Trường Nhân tụ tập dân chúng Giao Châu nổi dậy, giết hết các "bộ khúc", thuộc hạ của thứ sử cũ, cùng quan quân đô hộ và những người lưu ngụ từ phương Bắc sang, tự lập chính quyền riêng. Dù Lưu Tống Minh đế không đồng ý, nhiều lần cử quan viên sang làm Thứ sử nhưng đều bị anh em Lý Thúc Hiến đánh bại, nên đành phải phong cho Lý Trường Nhân chức Thứ sử.[1]
Sau khi Lý Trường Nhân mất, Lý Thúc Hiến lên thay quyền thống lĩnh ở Giao Châu, tự xưng Thứ sử. Năm 477, nhà Lưu Tống cử Tả thái thú Nam Hải là Thẩm Hoán sang Giao Châu làm Thứ sử; chỉ công nhận cho Lý Thúc Hiến làm Ninh Viễn Tư mã, lĩnh Thái thú hai quận Vũ Bình và Tân Xương. Thúc Hiến đã được mệnh của triều đình nhà Tống, lại được lòng người theo phục, bèn đem quân giữ nơi hiểm, không chịu thu nạp Thẩm Hoán. Thẩm Hoán phải ở lại Uất Lâm rồi chết.[2]
Tháng 7 năm 479, Nam Tề Cao đế lên ngôi, "xá tội" cho Giao Châu, sai sứ sang tuyên dương Lý Thúc Hiến là "văn võ toàn tài" và công nhận Thúc Hiến làm Thứ sử Giao Châu.[3]
Mặc dù vậy, nhà Nam Tề vẫn nuôi dã tâm khôi phục Giao Châu. Đầu năm 485, Nam Tề Vũ đế sai Đại tư nông Lưu Khải làm Thứ sử Giao Châu, chỉ huy quân đội các quận Hiến Khang, Lư Lăng và Thủy Hưng sang đàn áp Lý Thúc Hiến và phong trào tự trị. Lý Thúc Hiến sai sứ sang Tề tâu xin bãi binh và theo lệ vài năm lại dâng 20 cỗ mũ đầu mâu toàn bằng bạc và dải lụa bằng lông công, nhưng vua Tề không nghe. Trước sức ép đó, Thúc Hiến phải sang đầu hàng nhà Tề, chấm dứt chính quyền tự trị gần 20 năm của anh em Lý Trường Nhân.[4]
Phạm Tu sinh ngày 1 tháng 2 năm Bính Thìn (tức 1 tháng 2 năm 476), cha ông là Phạm Thiều, mẹ là Lý Thị Trạch.
Khi lớn lên, Phạm Tú có gương mặt phương phi, khôi ngô tuấn tú, học giỏi, tư chất thông minh, hay đọc sách binh pháp. Ông có vóc dáng rất khoẻ và trở thành đô vật nổi tiếng trong vùng, thường được gọi là Phạm Đô Tu.
Sau đây là 5 điều tổng kết về cuộc đời ông:
Cuối năm Tân Dậu (tháng 1 năm 542), Giám quân châu Cửu Đức là Lý Bí dấy binh khởi nghĩa, chống lại quân đô hộ nhà Lương. Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí được nhân dân và hào kiệt khắp nơi ủng hộ, kéo về giúp sức như hào trưởng Triệu Túc và Tinh Thiều, nguyên là quan cai trị của nhà Lương, bỏ quan chức về với quân khởi nghĩa.
Năm ấy Phạm Tu đã 66 tuổi, song còn khỏe mạnh và hăng hái. Ông tập hợp binh mã, gia nhập quân khởi nghĩa và trở thành một võ tướng chủ chốt của quân khởi nghĩa. Ông cùng với Triệu Túc và Tinh Thiều, trở thành ba vị lãnh đạo chính trong bộ tham mưu của cuộc nổi dậy của Lý Bí. Quân khởi nghĩa đánh đâu thắng đấy. Thứ sử Tiêu Tư bỏ chạy về nước. Quân Lý Bí chiếm đóng thành Long Biên.
Tháng 5 năm 543, vua Lâm Ấp nhân lúc quân khởi nghĩa đang phải đương đầu với phương Bắc, đem quân đánh phá vùng Cửu Đức (Hà Tĩnh ngày nay). Lý Bí cử Phạm Tu mang quân đi đánh. Phạm Tu nhận lệnh cầm quân xuống đánh tan quân Lâm Ấp, ổn định biên giới phía Nam.
Có thuyết cho rằng nhờ công đánh Lâm Ấp, ông được cải sang họ vua là họ Lý và tên là Phục Man (chinh phục người Man), Phạm Tu chính là Lý Phục Man; nhưng cũng có ý kiến cho rằng Phạm Tu và Lý Phục Man là 2 người khác nhau[1].
Quân Lương đuổi tới tấn công. Phạm Tu lập sở chỉ huy tiền phương (bên Hồ Hoàn Kiếm ngày nay) giữ cửa sông Tô Lịch được vài tháng, nhưng vì tuổi cao sau nhiều năm xung trận, quân giặc lại đông, gặp lúc hiểm nghèo nên Lão tướng Phạm Tu đã hy sinh anh dũng vào ngày 20 tháng 7 âm lịch (tức 12 tháng 8 năm 545), thọ 70 tuổi.
Lý Nam Đế rút quân vào Gia Ninh đóng đồn ở hồ Điển Triệt, luyện tập binh mã để sau khôi phục lại.
Xét công trạng của Phạm Tu, nhà Vua truy phong Phạm Tu là Long Biên hầu, đặt thuỵ là Đô Hồ, phong làm Bản cảnh thành hoàng, sắc cho bản hương là Thang Mộc ấp, sưu sai tạp dịch đều được miễn trừ, ban 100 nén bạc lập miếu phụng sự lưu truyền mãi mãi tại làng Thanh Liệt quê ông.
Theo cuốn "Thành hoàng Việt Nam" của Phạm Minh Thảo (Nhà xuất bản. Văn hóa thông tin, H., 1997, tập II, tr.565), cùng những tài liệu điền dã: nơi thờ chính thức của Phạm Tu ở Đình Ngoại, xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội.
Chính quê ông còn có miếu Vực thờ ông cùng hai vị song thân là Phạm Thiều và Lý Thị Trạch. Đình Lý Nhân là nơi thờ vọng Phạm Tu ở cùng xã Thanh Liệt vì đình Ngoại trước đây là nơi hương lý hội họp.
Phần mộ của ông trên vùng đất cửa sông Tô Lịch (nơi ông ngã xuống khi chống quân xâm lược nhà Lương năm 545) cũng là một địa chỉ tâm linh quan trọng.
Đình Ngọc Than, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai thờ Lý Nam Đế và Phạm Tu (Á thánh) là thành hoàng làng.
Tại thôn Hoành Sơn xã Thái Văn huyện Thái Thụy, Thái Bình cũng có nơi thờ Phạm Tu.
Bên cạnh đó, qua cuốn "Linh thần Việt Nam" của GS Vũ Ngọc Khánh và Phạm Minh Thảo (Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, H. 2002), còn tìm được 3 địa phương có thờ vị Đô Hồ Đại vương, tuy nhiên chưa xác định được những nơi đó có phải chính là nơi thờ Đô Hồ Đại vương Phạm Tu hay không.
Con Phạm Tĩnh là Phạm Hiển, sau khi Lý Phật Tử bị quân nhà Tuỳ bắt về bắc đã chiêu binh chống Tùy trong 3 năm (603-605) và bị thất bại.
Sĩ Nhiếp
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sĩ Nhiếp[1] (chữ Hán: "士燮" hoặc "士爕"; 137 - 226) là một viên Thái thú cai trị quận Giao Chỉ (nay tương ứng với miền Bắc Việt Nam) từ năm 187 đến năm 226, tương ứng cuối thời Đông Hán, đầu thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Ông được coi là một vị quan cai trị có tài và được giới Nho học phong kiến Việt Nam sau này suy tôn là một trong những nhân vật mở đường cho Nho giáo ở Việt Nam.
Thời nhà Trần, Sĩ Nhiếp được truy phong là Thiện Cảm Gia Ứng Linh Vũ Đại Vương (善感嘉應靈武大王), và về sau các sử gia, trong đó có sử thần Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên, đều kính trọng gọi ông là Sĩ vương (士王).
Ông được coi là một vị quan cai trị có tài và được giới Nho học phong kiến Việt Nam sau này suy tôn là một trong những nhân vật mở đường cho Nho giáo ở Việt Nam.
Thời nhà Trần, Sĩ Nhiếp được truy phong là Thiện Cảm Gia Ứng Linh Vũ Đại Vương (善感嘉應靈武大王), và về sau các sử gia, trong đó có sử thần Lê Văn Hưu và Ngô Sĩ Liên, đều kính trọng gọi ông là Sĩ vương (士王).
Tên gọi
Tên gọi của nhân vật này trong thư tịch Hán văn cổ được ghi dưới hai dạng là "士燮" và "士爕". Hai chữ 燮 và 爕 có cùng âm đọc và ý nghĩa, chỉ khác nhau về tự dạng. 爕 là tục tự (thể chữ viết trái quy phạm lưu hành trong dân gian) của chữ 燮. Chữ 爕 khác với chữ 燮 ở chỗ nửa bên dưới của nó là chứ "hỏa" 火 chứ không phải là chữ "hựu" 又.Xuất thân
Sĩ Nhiếp có tên tự là Uy Ngạn (威彥), tổ tiên là người Vấn Dương nước Lỗ. Khi Vương Mãng cướp ngôi nhà Hán, tổ tiên Sĩ Nhiếp mới tránh loạn sang ở đất Quảng Tín, quận Thương Ngô. Đến đời ông thân sinh ra Sĩ Nhiếp là sáu đời.Cha ông tên là Sĩ Tứ (士賜), làm thái thú quận Nhật Nam thời Hán Hoàn Đế, cho Sĩ Nhiếp về du học ở kinh sư, theo học Lưu Tử Kỳ người Dĩnh Xuyên, chuyên trị sách Tả Thị Xuân Thu. Sĩ Nhiếp đỗ hiếu liêm, được bổ Thượng thư lang, vì việc công bị miễn chức, rồi về chịu tang cha. Sau lại đỗ Mậu tài, bổ làm Huyện lệnh Vu Dương, sau đổi làm Thái thú ở quận Giao Chỉ, được tước Long Độ Đình Hầu (龍度亭侯), đóng đô ở Liên Lâu (tức Long Biên).
Việc cai trị Giao Châu
Giữ yên Giao Châu
Năm Đinh Mão (187), Thứ sử Chu Phù bị quân phiến loạn giết, châu quận rối loạn. Sĩ Nhiếp có ba em trai tên là Nhất, Vĩ và Vũ, bèn dâng biểu cho nhà Hán cử Nhất làm Thái thú Hợp Phố, Vũ làm Thái thú Nam Hải. Sử cũ đều ca tụng Sĩ Nhiếp là vị quan tốt, rất có uy tín trong dân chúng.Ngô Sĩ Liên viết trong Đại Việt sử ký toàn thư:
- "Vương (Sĩ Nhiếp) độ lượng khoan hậu, khiêm tốn, kính trọng kẻ sĩ, người trong nước yêu mến, đều gọi là vương. Danh sĩ nhà Hán tránh nạn sang nương tựa có hàng trăm người".
- "Giao Châu Sĩ phủ quân đã học vấn sâu rộng lại thông hiểu chính trị, trong thời buổi đại loạn, giữ vẹn được một quận hơn hai mươi năm, bờ cõi không xảy ra việc gì, dân không mất nghiệp, những bọn khách xa đến trú chân đều được nhờ ơn, dẫu Đậu Dung giữ đất Hà Tây cũng không hơn được. Khi việc quan có chút nhàn rỗi thì chăm xem các sách thư, truyện. Phàm những chỗ biên chép không rõ ràng trong sách Xuân Thu Tả Thị truyện, (tôi) đem hỏi, đều được ông giảng giải cho những chỗ nghi ngờ, đều có kiến giải của bậc thầy, ý tứ rõ ràng, chặt chẽ. Lại như sách Thượng thư, cả cổ văn và kim văn, những ý nghĩa to lớn, ông đều hiểu biết tường tận, đầy đủ. Anh em ông làm quan coi quận, hùng trưởng một châu, ở lánh ngoài muôn dặm, uy tín không ai hơn. Khi ra vào thì đánh chuông khánh, uy nghi đủ hết; kèn sáo thổi vang, xe ngựa đầy đường, người Hồ đi sát bánh xe để đốt hương thường có đến mấy mươi người; vợ cả, vợ lẽ đi xe che kín, bọn con em cưỡi ngựa dẫn quân theo hầu, người đương thời ai cũng quý trọng, các man di đều sợ phục, dẫu Úy Đà cũng không hơn được".
Quan hệ với nhà Hán
Năm Kiến An thứ 6 (201), Hán Hiến Đế sai Trương Tân làm Thứ sử Giao Châu. Tân thích việc quỷ thần, thường đội khăn đỏ, gảy đàn, đốt hương, đọc sách Đạo giáo, nói rằng có thể giúp việc giáo hóa, sau bị tướng là Khu Cảnh giết, châu mục Kinh Châu là Lưu Biểu sai Huyện lệnh Linh Lăng là Lại Cung thay Tân. Hán đế nghe tin Tân chết, gửi cho Sĩ Nhiếp bức thư có đóng dấu ấn nói rằng:- "Giao Châu ở cõi xa, một dải sông biển ở phía nam, ơn trên không truyền đến, nghĩa dưới bị nghẽn tắc, thế mà nghịch tặc Lưu Biểu lại sai Lại Cung dòm ngó đất nam, nay cho khanh làm Tuy Nam trung lang tướng trông coi bảy quận, lĩnh Thái thú Giao Châu như cũ".
Quan hệ với Đông Ngô
Năm Canh Dần (210), quân phiệt Giang Đông là Tôn Quyền sai Bộ Chất làm Thứ sử Giao Châu. Khi Chất đến, Sĩ Nhiếp không chống cự mà đem anh em đến vâng theo mệnh lệnh. Tôn Quyền bèn cho Nhiếp làm Tả tướng quân. Sau Nhiếp còn sai con là Ngẩm làm con tin ở nước Ngô, Ngô Vương cho làm Thái thú Vũ Xương. Các con của Sĩ Nhiếp ở nam đều cho làm Trung lang tướng. Sĩ Nhiếp lại chiêu dụ thổ hào ở Ích Châu là bọn Ung Khải đem dân chúng trong quận phụ thuộc xa với nước Ngô ở miền đông. Tôn Quyền càng khen, thăng làm Vệ tướng quân, tước Long Biên hầu (龍編侯).Sĩ Nhiếp thường sai sứ sang nước Ngô dâng các thứ hương liệu, vải mịn, kể số hàng nghìn. Các thứ quý lạ như ngọc trai, ốc lớn, lưu ly, lông trả, đồi mồi, sừng tê, ngà voi cùng các thứ quả lạ như chuối, dừa, long nhãn, không năm nào không tiến, lại cống ngựa hàng mấy trăm con. Tôn Quyền viết thư ban cho rất hậu để yên ủi và đáp lại.
Sự mềm dẻo trong chính sách đối ngoại để giữ yên bờ cõi của Sĩ Nhiếp được đánh giá rất cao. Sử gia lớn thời Trần là Lê Văn Hưu nhận xét:
- "Sĩ Vương biết lấy khoan hậu khiêm tốn để kính trọng kẻ sĩ, được người thân yêu mà đạt đến quý thịnh một thời. Lại hiểu nghĩa, thức thời, tuy tài và dũng không bằng Triệu Vũ Đế, nhưng chịu nhún mình thờ nước lớn, để giữ vẹn bờ cõi, có thể gọi là người trí."
Việc tiến cử nhân tài Giao Châu
Giai đoạn Sĩ Nhiếp cai trị Giao Chỉ còn đánh dấu sự xuất hiện của những người Việt đầu tiên làm việc cho triều đình phong kiến Trung Quốc. Do sự thỉnh cầu khẩn thiết của Thứ sử Lý Tiến năm 200, Hán Hiến Đế xuống chiếu lấy một người mậu tài của Giao Châu làm Huyện lệnh Hạ Dương, một người hiếu liêm làm Huyện lệnh Lục Hợp. Sau Lý Cầm làm quan đến Tư lệ hiệu úy, Trương Trọng, người quận Nhật Nam, làm Thái thú Kim Thành. Người Việt được cùng tuyển dụng như người Hán là mở đầu từ Lý Cầm, Trương Trọng.Về vấn đề này, Ngô Sĩ Liên nhận xét:
- "Người quân tử đối với lời nói không thể cho qua được. Ngày xưa Tông Miệt nếu không có lời nói thì cùng với cỏ cây mục nát mà thôi. Lý Cầm không có lời nói thì sao được dùng ở đời, mà người tài giỏi của nước Việt ta, người phương bắc làm sao biết được? Lời nói không thể cho qua là vì vậy. Tuy nhiên, đây chỉ nói riêng về nhân tài thôi, còn như Nhan Hồi, Mẫn Tử Khiên thì không nói thế được".
Người kế tục
Năm Bính Ngọ (226), Sĩ Nhiếp mất, thọ 90 tuổi.Theo huyền sử, Sĩ Nhiếp ốm, đã chết đi ba ngày, nhưng được Đổng Phụng cho một viên thuốc hòa vào nước ngậm, rồi đỡ lấy đầu mà lay động, lại mở mắt động tay, sắc mặt bình phục dần dần, ngày hôm sau ngồi dậy được, bốn ngày lại nói được, rồi trở lại bình thường.[2]
Nhà Đông Hán mất ngôi, Trung Quốc phân ra làm ba nước: Tào Ngụy, Thục Hán, Đông Ngô. Đất Giao Châu bấy giờ thuộc về Đông Ngô. Sĩ Nhiếp ở Giao Châu được 40 năm, nắm uy quyền thực sự, nhưng vẫn theo lệ triều cống nhà Hán, và đến khi nhà Hán mất thì lại triều cống nhà Ngô. Sau khi Sĩ Nhiếp mất, con là Sĩ Huy tự xưng làm Thái thú. Ngô chủ là Tôn Quyền bèn chia đất Giao Châu, từ Hợp Phố về bắc gọi là Quảng Châu. Sai Lữ Đại làm Quảng Châu thứ sử, Đái Lương làm Giao Châu thứ sử, và sai Trần Thì sang thay Sĩ Nhiếp làm Thái thú quận Giao Chỉ. Sĩ Huy chống cự, bị quân nhà Đông Ngô lừa bắt giết.
Sĩ Nhiếp cai trị Giao Châu tổng cộng 40 năm (187 - 226).
Ghi nhận của đời sau
- Nhà Trần truy phong Sĩ Nhiếp làm Thiện Cảm Gia Ứng Linh Vũ Đại Vương (善感嘉應靈武大王).
- Sử gia lớn thời Trần, Lê Văn Hưu nhận xét: "Sĩ Vương biết lấy khoan hậu khiêm tốn để kính trọng kẻ sĩ, được người thân yêu mà đạt đến quý thịnh một thời. Lại hiểu nghĩa, thức thời, tuy tài và dũng không bằng Triệu Vũ Đế, nhưng chịu nhún mình thờ nước lớn, để giữ vẹn bờ cõi, có thể gọi là người trí".
- Sử gia lớn nhà Lê sơ, Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử ký toàn thư viết: "Vương (Sĩ Nhiếp) là người khoan hậu khiêm tốn, lòng người yêu quý, giữ vẹn đất Việt để đương đầu với sức mạnh của Tam quốc, đã sáng suốt lại mưu trí, đáng gọi là người hiền".
- Cũng Ngô Sĩ Liên, trong Đại Việt sử ký toàn thư, viết: "Nước ta thông thi thư, học lễ nhạc, làm một nước văn hiến, là bắt đầu từ Sĩ Vương, công đức ấy không những chỉ ở đương thời mà còn truyền mãi đời sau, há chẳng lớn sao? Con không hiền là tội của con thôi. Tục truyền rằng sau khi vương chết đã chôn, đến cuối thời nhà Tấn đã hơn 160 năm, người Lâm Ấp vào cướp, đào mộ của vương, thấy mình mặt vẫn như sống, cả sợ lại đắp lại, người địa phương cho là thần, làm miếu để thờ gọi là "Tiên Sĩ Vương". Có lẽ là khí tinh anh không nát, cho nên thành thần vậy".
- Đền thờ Sỹ Nhiếp ở thôn Tam Á, xã Gia Đông, Thuận Thành, Bắc Ninh.
- Tuy nhiên, mặc dù có truyền thống lấy tên những người xưa được coi là có công với nước đặt cho tên các đường phố, các địa chỉ công cộng, nhưng trên toàn lãnh thổ Việt Nam hiện giờ, không có địa danh nào mang tên Sĩ Nhiếp.
Tranh cãi
Một số sử gia phong kiến chính thống, trong đó có Ngô Sĩ Liên, đánh giá rất cao Sĩ Nhiếp, gọi ông là Sĩ Vương, sánh ngang với các bậc vương giả, đồng thời coi Sĩ Nhiếp là ông tổ của Nho học ở Việt Nam. Tuy nhiên, Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục do Quốc sử quán triều Nguyễn soạn lại viết:- "Sĩ Nhiếp theo lệnh triều đình Trung Quốc phái sang làm Thái thú, không từng xưng vương bao giờ, thế mà sử cũ cũng chép riêng thành một kỷ, nay tước bỏ đi, chỉ chép thẳng công việc thời ấy để ghi lấy sự thực..."
Ngô Sĩ Liên cũng cho rằng Sĩ Nhiếp là người có công khai phá Nho học ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo Việt sử lược, điều đó không chắc đã đúng. Việt sử lược viết:
- "Nhà làm sử thường cho nước ta (Việt Nam) có văn học là khởi đầu từ Sĩ Nhiếp. Cái ý kiến đó có lẽ không phải. Vì rằng từ khi nhà Hán cai trị đất Giao Chỉ đến đời Sĩ Nhiếp đã được hơn 300 năm, người Giao Chỉ đã có người học hành thi đỗ hiếu liêm, mậu tài. Vậy nói rằng đến ông Sĩ Nhiếp mới có Nho học thì chẳng sai lắm ru. Hoặc giả ông ấy là một người có văn học trong khi làm quan, lo mở mang sự học hành, hay giúp đỡ những kẻ có chữ nghĩa, cho nên về sau mới được cái tiếng làm học tổ ở nước Nam, tưởng như thế thì có thể hợp lẽ hơn".
-
- Nhìn chung, các triều đại phong kiến Trung Quốc tự xem mình là "Thiên tử" coi dân Việt là "man dợ" nên người Việt dẫu có học hành thông thái cũng không được trọng dụng. Ngoài trường hợp Trương Trọng, mãi đến đời vua Linh Đế (168-189) cuối nhà Đông Hán, mới lại có người Việt, nhờ học giỏi, được cất nhắc làm thái thú quận Giao Chỉ. Lý Tiến dâng sớ xin cho người Giao Chỉ được bổ đi làm quân bất kỳ quận nào, kể cả ở Trung Nguyên. Nhưng Hán đế chỉ cho những người đỗ Mậu Tài hoặc Hiếu Liêm được làm quan trong xứ mà thôi. Lúc đó có người Giao Chỉ tên là Lý Cầm, làm lính túc vệ trong cung, khẩn thiết xin Hán đế bãi lệnh đó. Nói mãi, Hán đế mới cử một người Giao Chỉ đỗ Mậu Tài đi làm quân lệnh ở Hạ Dương và một người đỗ Hiếu Liêm làm quan lệnh ở Lục Hợp. Thực tế đất Âu Lạc từng có những người đỗ Mậu Tài, Hiếu Liêm, làm quan nhà Hán, bác bỏ luận điểm của các nhà sử học Trung Quốc cho rằng đất Giao Chỉ từ khi Sĩ Nhiếp (187-226) sang làm thái thú vǎn hoá mới phát triển, nền giáo dục mới được mở mang là không đúng..[3]
-
- Năm Canh Thìn (200), một sự kiện khác đặc biệt đã xảy ra ở ngay giữa triều đình nhà Hán. Sự kiện này gắn liền với tên tuổi của hai người. Một là Lý Tiến và hai là Lý Cầm. Lý Tiến là quan văn, được cử giữ chức thứ sử là chức trông coi toàn bộ các địa phương của nước ta lúc bấy giờ. Lý Cầm là quan võ bậc thấp, lúc ấy đang làm túc vệ là chức bảo vệ thường trực ở triều đình nhà Hán. Hai người hoàn toàn khác nhau nhưng lại cùng họ Lý, và quan trọng hơn, cùng gắn với một sự kiện được sách Đại Việt sử kí toàn thư chép lại...Thế là nhân tài nước Việt ta được tuyển dụng tương tự như người Hán, bắt đầu từ Lý Tiến, Lý Cầm vậy. Nhà Hán hẳn nhiên chẳng vì lời tâu của Lý Tiến và Lý Cầm mà thay đổi cách tuyển dụng người, nhưng dẫu sao thì cũng đã phải buộc lòng ghi nhận. Nếu thiếu dũng khí, chẳng thể nói được những lời như Lý Tiến và Lý Cầm đã nói đâu. Sử cũ chép chuyện Trương Trọng ngay sau chuyện Lý Tiến và Lý Cầm, dẫu biết rõ Trương Trọng[4] sống sau hai nhân vật họ Lý này đến hơn 100 năm, ấy là muốn chép cho liền mạch dũng khí mà trước đó Lý Tiến và Lý Cầm đã tạo ra đó thôi. .[5]
Bà Triệu
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
|
|||||||||||||||||||||||||||
Đối với các định nghĩa khác, xem Bà Triệu (định hướng).
Bà Triệu (chữ Hán: 婆趙), còn được gọi là Triệu Ẩu (趙嫗), Triệu Trinh Nương (趙貞娘), Triệu Thị Trinh (趙氏貞), Triệu Quốc Trinh (225–248), là một trong những vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.Sử gia Ngô Sĩ Liên ở thế kỷ 15 viết:
- Triệu Ẩu (tức Bà Triệu) là người con gái ở quận Cửu Chân, họp quân trong núi, đánh phá thành ấp, các bộ đều theo như bóng theo hình, dễ hơn trở bàn tay. Tuy chưa chiếm giữ được đất Lĩnh Biểu như việc cũ của Trưng Vương, nhưng cũng là bậc hùng tài trong nữ giới.[1]
- Con gái nước ta có nhiều người hùng dũng lạ thường. Bà Triệu Ẩu thật xứng đáng là người sánh vai được với Hai Bà Trưng. Xem thế thì há có phải chỉ Trung Quốc mới có đàn bà danh tiếng như chuyện Thành Phu Nhân và Nương Tử Quân mà Bắc sử đã chép đâu.[2]
Bối cảnh
Năm 226, Sĩ Nhiếp mất, vua Đông Ngô là Tôn Quyền bèn chia đất từ Hợp Phố về Bắc thuộc Quảng Châu dùng Lữ Đại làm thứ sử; từ Hợp Phố về Nam là Giao Châu, sai Đại Lương làm thái thú, và sai Trần Thì làm thái thú quận Giao Chỉ. Lúc bấy giờ, con của Sĩ Nhiếp là Sĩ Huy tự nối ngôi và xưng là thái thú, liền đem binh chống lại.Thứ sử Lữ Đại bèn xua quân sang đánh dẹp. Do nghe lời chiêu dụ, Sỹ Huy cùng năm anh em ra hàng. Lữ Đại giết chết Huy, còn mấy anh em thì đem về đất Ngô làm tội. Dư đảng của Sỹ Huy tiếp tục chống lại, khiến Lữ Đại mang quân vào Cửu Chân giết hại một lúc hàng vạn người.
Cuộc đời và sự nghiệp
Thuở nhỏ cha mẹ đều mất sớm, Bà Triệu đến ở với anh là Triệu Quốc Đạt, một hào trưởng[4] ở Quan Yên.
Lớn lên, bà là người có sức mạnh, giỏi võ nghệ, lại có chí lớn. Đến độ 20 tuổi gặp phải người chị dâu (vợ ông Đạt) ác nghiệt [5], bà giết chị dâu rồi vào ở trong núi Nưa (nay thuộc các xã Tân Ninh huyện Triệu Sơn, Mậu Lâm huyện Như Thanh, Trung Thành huyện Nông Cống, Thanh Hoá), chiêu mộ được hơn ngàn tráng sĩ.
Năm Mậu Thìn (248), thấy quan lại nhà Đông Ngô (Trung Quốc) tàn ác, dân khổ sở, Bà Triệu bèn bàn với anh việc khởi binh chống lại. Lúc đầu, anh bà không tán thành nhưng sau chịu nghe theo ý kiến của em.
Từ hai căn cứ núi vùng Nưa và Yên Định, hai anh em bà dẫn quân đánh chiếm quận lỵ Tư Phố[6] nằm ở vị trí hữu ngạn sông Mã. Đây là căn cứ quân sự lớn của quan quân nhà Đông Ngô trên đất Cửu Chân, đứng đầu là Tiết Kính Hàn. Thừa thắng, lực lượng nghĩa quân chuyển hướng xuống hoạt động ở vùng đồng bằng con sông này.
Đang lúc ấy, Triệu Quốc Đạt lâm bệnh qua đời.[7] Các nghĩa binh thấy bà làm tướng có can đảm, bèn tôn lên làm chủ. Khi ra trận, Bà Triệu mặc áo giáp vàng, đi guốc ngà, cài trâm vàng, cưỡi voi[8] và được tôn là Nhụy Kiều tướng quân.
Được tin cuộc khởi nghĩa lan nhanh[9], vua Ngô là Tôn Quyền liền phái tướng Lục Dận (cháu của Lục Tốn), sang làm thứ sử Giao Châu, An Nam hiệu uý, đem theo 8.000 quân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa. Đến nơi, tướng Lục Dận liền dùng của cải mua chuộc một số lãnh tụ địa phương để làm suy yếu và chia rẽ lực lượng nghĩa quân.
Những trận đánh ác liệt đã diễn ra tại căn cứ Bồ Điền [10]. Song do chênh lệch về lực lượng và không có sự hỗ trợ của các phong trào đấu tranh khác nên căn cứ Bồ Điền bị bao vây cô lập, và chỉ đứng vững được trong hơn hai tháng.
Theo Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược, bà chống đỡ với quân Đông Ngô được năm sáu tháng thì thua. Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào năm Mậu Thìn (248), lúc mới 23 tuổi. Có giai thoại nói rằng tướng giặc lợi dụng việc phận nữ nhi đã truất bỏ y phục trên người khiến Bà Triệu từ đó xấu hổ mà dẫn đến tự tử.
Nước Việt lại bị nhà Đông Ngô đô hộ cho đến 265.[11]
Câu nói nổi tiếng
Năm 19 tuổi, đáp lời người hỏi bà về việc chồng con, Bà Triệu nói:“ | Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người![12] | ” |
Tưởng nhớ
Về sau vua Lý Nam Đế (tức Lý Bí) khen Bà Triệu là người trung dũng sai lập miếu thờ, phong là: "Bật chính anh liệt hùng tài trinh nhất phu nhân".Hiện nay, nơi núi Tùng (xã Triệu Lộc), vẫn còn di tích lăng mộ của bà. Cách nơi bà mất không xa, trên núi Gai ngay sát quốc lộ 1A (đoạn đi qua thôn Phú Điền, xã Triệu Lộc, cách thành phố Thanh Hóa 18 km về phía Bắc) là đền thờ bà. Hằng năm, vào ngày 21 tháng 2 (âm lịch), người dân trong vùng vẫn tổ chức tế giỗ bà. Tại nhiều tỉnh thành trong nước Việt Nam, tên bà cũng đã được dùng để đặt tên cho nhiều trường học và đường phố; riêng tại Hà Nội, có một con đường mang tên phố Bà Triệu.
Thơ ca, câu đối
Trong Đại Nam quốc sử diễn ca, có đoạn Bà Triệu Ẩu đánh Ngô, khái quát rất sinh động:
|
|
|
|
|
|
Vấn đề liên quan
Đoạn cuối cuộc khởi nghĩa
Lâu nay sử sách đều biên chép cuộc khởi nghĩa Bà Triệu thất bại, và bà đã tự vẫn năm 248. Tuy nhiên, GS. Lê Mạnh Thát đã dẫn Thiên Nam ngữ lục và Ngụy chí để kết luận rằng Bà Triệu đã không thua bởi tay Lục Dận, trái lại đã đánh bại viên tướng này. Lục Dận chỉ chiếm được vùng đất nay thuộc Quảng Tây. Và Bà Triệu đã giữ được độc lập cho đất nước đến khi Đặng Tuân được Tôn Hựu sai sang đánh Giao Chỉ vào năm 257.[13] Tuy nhiên, ý kiến mới mẻ này còn phải được sự đồng thuận của nhiều người trong giới.Tên gọi
Những bộ sử cổ chỉ gọi bà là Triệu nữ (cô gái Triệu), Triệu Ẩu (sẽ nói sau). Những tên gọi Triệu Trinh Nương, Triệu Thị Trinh, Triệu Quốc Trinh... theo Văn Lang thì rõ ràng là mới đặt gần đây. Tác giả cho biết vấn đề tên gọi này (cũng như tên gọi của Bà Trưng) thuộc phạm trù ngôn ngữ Việt cổ và cách đặt tên người ở thời gian đầu Công nguyên, còn đang được nghiên cứu (tr. 33).Ngoài ra, Bà Triệu còn được người đời tôn là Nhụy Kiều tướng quân (vị tướng yêu kiều) và Lệ Hải bà vương (vua bà ở vùng biển mỹ lệ).[14]
Riêng cái tên Triệu Ẩu (趙嫗), thấy xuất hiện lần đầu trong Nam Việt chí, Giao Châu ký (thế kỷ 4, 5) rồi đến Thái bình hoàn vũ (thế kỷ 10) chua dưới mục Quân Ninh (tức Quân yên cũ).[15]
Trước đây, Hồng Đức quốc âm thi tập, Đại Việt sử ký toàn thư, Thanh Hoá kỉ thắng, Khâm định Việt sử Thông giám cương mục...đều gọi bà là Triệu Ẩu. Sau, sử gia Trần Trọng Kim khi cho tái bản Việt Nam sử lược đã không giải thích mà chỉ ghi chú rằng: Bà Triệu, các kỳ xuất bản trước để là Triệu Ẩu. Nay xét ra nên để là Triệu Thị Chinh (tr. 52).
Kể từ đó có nhiều lý giải khác nhau, như:
- Sử gia Phạm Văn Sơn: Vì người Tàu căm giận nên đặt tên là Triệu Ẩu (Ẩu có nghĩa là mụ) để tỏ ý khinh mạn (tr. 205).
- Nhóm tác giả sách Lịch sử Việt Nam (trước thế kỷ 10, quyển 1, tập 1): Sách sử Trung Quốc gọi bà là Triệu Ẩu với nghĩa xấu (người vú em) (tr. 109).
- Một số người lại giải thích "ẩu" nghĩa là con mụ họ Triệu, là bà già, hoặc là "nữ tù trưởng Triệu".
Hình tượng vú dài
Sách Giao Chỉ chí chép:- Trong núi ở quận Cửu Chân có người con gái họ Triệu, vú dài ba thước, không lấy chồng, họp đảng cướp bóc các quận, huyện, thường mặc áo ngắn màu vàng, chân đi giày mũi cong, ngồi đầu voi mà chiến đấu, sau chết làm thần.[16]
Chiến dịch Giao-Quảng
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Hoàn cảnh
Giao châu thời Tam Quốc
Cuối thời Đông Hán, đất nước Trung Quốc phát sinh nội loạn do sự tranh giành lãnh thổ của các lãnh chúa quân phiệt, cuối cùng hình thành ba quốc gia là Ngụy ở miền bắc, Thục ở miền tây nam và Ngô ở miền đông nam, tạo thành thế chân vạc. Vùng đất Giao Châu (thuộc miền nam Trung Quốc và bắc Việt Nam hiện nay) nằm dưới sự quản lý của nhà Đông Ngô. Năm 226, vua Ngô Đại Đế Tôn Quyền chia cắt Giao châu thành hai châu nhỏ: Giao châu ở phía nam và Quảng châu ở phía bắc. Sau cái chết của thái thú Giao Chỉ Sĩ Nhiếp, Đông Ngô phong cho Sĩ Huy, con Sĩ Nhiếp làm thái thú quận Cửu Chân, nhưng Sĩ Huy không tuân lệnh mà dấy binh chiếm giữ Giao Chỉ. Thứ sử Giao Châu là Đái Lương và thứ sử Quảng Châu là Lã Đại cùng hợp binh tiến đánh và giết chết cả nhà họ Sĩ. Do họ Sĩ nhanh chóng bị dẹp, triều đình Đông Ngô quyết định sáp nhập lại Giao châu và Quảng châu thành Giao châu gồm 7 quận như cũ, phong Lã Đại làm thứ sử.Năm 248 ở Giao châu nổ ra cuộc nổi dậy của bà Triệu nhưng nhanh chóng bị dẹp tan.
Lã Hưng hàng Tấn
Sang năm 263, tình hình ở Trung Quốc có chuyển biến. Ở miền bắc, quyền lực trong triều đình nhà Ngụy rơi vào tay quyền thần họ Tư Mã. Năm 263, Ngụy xuất quân tiêu diệt nước Thục ở phía tây[2], mở rộng lãnh thổ miền tây nam và tiếp cận với các châu quận phía nam, uy hiếp đến lãnh thổ Đông Ngô. Đến cuối năm đó, thái thú Giao Châu Tôn Tư bị viên lại là Lã Hưng giết chết. Lã Hưng đem toàn bộ Giao Châu dâng lên nhà Ngụy.Trước hành động của Lã Hưng kèm theo nguy cơ mất cả Giao Châu, Ngô Cảnh Đế Tôn Hưu vội chia tách Giao châu thành hai châu Giao, Quảng một lần nữa như trước kia: cắt 3 quận đã Hán hóa Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô phía bắc Giao châu hợp thành Quảng châu, đặt trị sở của Quảng châu ở Phiên Ngung (Trung Quốc), Giao châu mới chỉ gồm 4 quận còn lại phía nam là Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam[3].
Quyền thần Tư Mã Chiêu nhân danh vua Ngụy phong cho Lã Hưng làm An Nam tướng quân, coi việc binh ở Giao châu và sai Hoắc Dặc ở Ích châu từ xa lĩnh chức Thứ sử Giao châu. Như vậy, từ năm 263 đất Giao châu phụ thuộc vào nhà Ngụy.
Năm 265, Tư Mã Viêm (con Tư Mã Chiêu) cướp ngôi nhà Ngụy, đặt quốc hiệu là Tấn[4]. Đất Giao châu chuyể sang phụ thuộc vào nhà Tấn. Trước đó vào cuối năm 264, Lã Hưng bị thủ hạ là công tào Lý Thống sát hại. Nhà Tấn bèn cử Thoán Cốc sang làm thay Lã Hưng làm thái thú Giao Chỉ. Sau Cốc chết, nhà Tấn cho Mã Dung lên thay, ít lâu sau thì Dung cũng chết, Tấn Vũ Đế theo sự tiến cử của Hoắc Dặc, bái Dương Tắc làm thái thú Giao Chỉ, cùng với thái thú quận Cửu Chân Đổng Nguyên, nha môn Mạnh Cán, Mạnh Thông, Lý Tùng, Vương Nghiệp, coi giữ Giao Chỉ.
Diễn biến chiến tranh
Quân Tấn thắng thế
Nghe tin đã mất Giao Châu, vua Ngô Tôn Hạo tính chuyện đối phó. Năm 268, Tôn Hạo phong cho Lưu Tuấn làm thứ sử Giao Châu, cùng với Tu Tắc làm Đại đô đốc, cùng tướng quân Cố Dung, đem quân tiến xuống phía nam hòng lấy lại Giao châu. Quân của Tuấn đến nơi, bị quân Tấn đánh bại tới ba lần, phải rút chạy. Dương Tắc thừa thắng sai Mao Cảnh và Đổng Nguyên tiến công lên Quảng châu, lấy được quận Uất Lâm, giết chết Lưu Tuấn và Tu Tắc. Nhà Tấn sai Mao Cảnh đến làm thái thú Uất Lâm[5][6].Tháng 10 năm 269, Tôn Hạo lại cử Ngu Dĩ làm Giám quân, Tiết Vũ làm Uy Nam tướng quân, cùng với Đào Hoàng, người Đơn Dương làm Uy Nam tướng quân đưa quân trở lại Giao châu theo đường Kinh châu, lại cử Giám quân là Lý Đỉnh, Đốc quân là Từ Tồn đi theo đường biển qua vùng Kiến An, sau đó hội Hợp Phố để đánh Dương Tắc.
Sang năm 271, quân Ngô tiến vào Giao châu, Đào Hoàng bại trận ở sông Phần phải lui về giữ Hợp Phố, hai tướng tử trận. Tiết Vũ giận lắm, trách mắng Đào Hoàng
- Nhà ngươi tự dâng biểu xin đánh giặc, mà bỏ chết hai viên tướng, trách nhiệm ấy về ai ?
- Hạ quan không được làm theo ý mình. Các quân không thuận nhau. Chỉ vì thế nên đến nỗi thua...
Đào Hoàng đánh quân mai phục
Đào Hoàng đi theo đường biển, tiến thẳng vào Giao châu, giao chiến với quân của Đổng Nguyên. Các tướng muốn ra giao chiến. Bấy giờ Đào Hoàng thấy có chiếc cầu gãy, cho rằng trong chiếc cầu đó có mai phục, bèn sắp riêng quân cầm kích dài cho ở lại phía sau để tập hậu rồi mới tiến binh. Khi ra giáp trận, Đổng Nguyên dùng kế rút lui để nhử. Đào Hoàng thúc quân đuổi theo thì quả nhiên gặp quân Tấn mai phục. Do có sự chuẩn bị trước quân của Đào Hoàng không náo núng, đội quân cầm kích dài lúc đó lại ra đón đánh, quân Ngô trong ứng ngoài hiệp, phá tan quân Tấn, giết chết Đổng Nguyên.Đào Hoàng sai đem thuyền của báu vừa lấy của quân Tấn cùng vài nghìn tấm gấm bản thổ, đưa cho Lương Tề ở Phù Nghiễm. Tề biết chuyện bèn đem hơn vạn người giúp Đào Hoàng.
Đào Hoàng lấy lại Giao châu
Sau khi Đổng Nguyên đã chết, Dương Tắc sai Vương Tố ra thay, cùng với tướng Giải Hệ cố thủ trong thành. Đào Hoàng dùng kế sai em Giải Hệ là Tượng viết thư cho Hệ, rồi sai Tượng cưỡi xe bốn bánh đi chơi, có phường nhạc và lính hầu theo sau. Người của Vương Tố cho rằng Tượng làm thế tất Hệ có ý muốn phản Tấn, bèn giết chết Hệ.Nghe tin Hệ bị giết, Đào Hoàng lập tức đem quân đánh vào châu thành, phá được thành và bắt Dương Tắc. Mao Cảnh mưu tính đánh úp Đào Hoàng, bị phát giác, Hoàng bèn giết chết Cảnh rồi thì cầm tù bọn Dương Tắc đưa về Ngô, giữa đường thì Tắc ốm chết, Cán trốn về Tấn, còn Lý Tùng, Xán Năng đều bị quân Ngô giết hại.
Đào Hoàng lại đem quân đánh Cửu Chân. Công Tào quận Cửu Chân là Lý Tộ giữ gìn trong quận theo về với Tấn, quân Ngô đánh nhiều ngày chưa hạ được. Đào Hoàng sai cậu Tộ là Lê Minh sang dụ Tộ ra hàng. Tộ đáp rằng
- Cậu vẫn là tướng bên Ngô, còn Tộ vẫn là tôi bên Tấn! Ta cứ trông vào sức mình mà thôi !
Kết quả và ý nghĩa
Trận chiến ở Giao châu và Quảng châu là một trong những chiến thắng hiếm hoi của quân Ngô trước quân Tấn. Toàn bộ Giao châu và Quảng châu, tức Giao châu cũ, trở lại với Đông Ngô như trước thời điểm 263. Tôn Hạo tuy lấy lại 2 châu nhưng không nhập lại như trước mà vẫn duy trì sự chia tách như thời Cảnh Đế Tôn Hưu.Chiến thắng này không thể làm thay đổi tương quan lực lượng giữa hai nước. Lực lượng chủ lực của Tấn ở trung nguyên không bị ảnh hưởng vì không tham gia chiến sự. Nước Ngô tiếp tục suy yếu trong khi quân Tấn vẫn hùng mạnh. Sang năm 280, Tấn diệt Ngô, toàn bộ hai châu Giao-Quang thuộc về nhà Tấn.
Lý Trường Nhân
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lý Trường Nhân (chữ Hán: 李長仁) là một thủ lĩnh địa phương, cát cứ Giao Châu, tự trị với chính quyền phong kiến phương Bắc trong lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc lần II.
Không tài liệu nào ghi chép về thân thế cũng như năm sinh, năm mất của ông. Sử Trung Quốc chỉ nói Lý Trường Nhân là một "thổ nhân", một "Giao châu nhân" (người Giao châu). Có lẽ ông thuộc tầng lớp hào trưởng địa phương và trước đó chưa làm quan chức gì cho chính quyền đô hộ.[1]Dấu ấn lịch sử
Năm 468, nhân Thứ sử Giao Châu là Lý Mục chết, Lý Trường Nhân cùng với em họ là Lý Thúc Hiến tụ tập dân chúng Giao Châu nổi dậy, giết hết các "bộ khúc", thuộc hạ của thứ sử cũ, tự xưng là Thứ sử.
Trong vòng ba tháng, dân chúng Giao Châu tìm giết quan quân đô hộ cùng những người lưu ngụ từ phương Bắc sang, tự lập chính quyền riêng. Lý Trường Nhân sau đó sai sứ sang xin vua Lưu Tống chính thức phong cho chức Thứ sử, nhưng Lưu Tống Minh đế không đồng ý, chỉ cho ông làm Giao Châu hành kinh lược sứ. Lưu Tống đế liên tiếp cử cử Ngô Hỷ, rồi Tông Phụng Bá sang Giao Châu để làm Thứ sử nhưng bọn Hỷ, Bá đều sợ không dám đi.
Tháng 8 năm 468, Lưu Bột được cử sang làm Thứ sử Giao Châu, nhưng bị Lý Trường Nhân chống lại và bị chết. Dù vậy, sau đó Lý Trường Nhân vẫn sai người sang Tống xin hàng, nhưng vẫn quản lãnh công việc ở Giao Châu. Nhà Tống buộc phải chấp thuận cho ông chức Thứ sử Giao Châu.[2]
Sau khi ông mất, Lý Thúc Hiến lên thay quyền thống lĩnh.
Lý Thúc Hiến
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Lý Thúc Hiến (chữ Hán: 李叔獻) là một thủ lĩnh địa phương, cát cứ Giao Châu, tự trị với chính quyền phong kiến phương Bắc trong lịch sử Việt Nam thời Bắc thuộc lần II.
Cũng như anh họ Lý Trường Nhân, các nguồn sử liệu không ghi chép lại về thân thế cũng như năm sinh, năm mất của ông.Dấu ấn lịch sử
Năm 468, nhân Thứ sử Giao Châu là Lý Mục chết, ông cùng anh họ Lý Trường Nhân tụ tập dân chúng Giao Châu nổi dậy, giết hết các "bộ khúc", thuộc hạ của thứ sử cũ, cùng quan quân đô hộ và những người lưu ngụ từ phương Bắc sang, tự lập chính quyền riêng. Dù Lưu Tống Minh đế không đồng ý, nhiều lần cử quan viên sang làm Thứ sử nhưng đều bị anh em Lý Thúc Hiến đánh bại, nên đành phải phong cho Lý Trường Nhân chức Thứ sử.[1]
Sau khi Lý Trường Nhân mất, Lý Thúc Hiến lên thay quyền thống lĩnh ở Giao Châu, tự xưng Thứ sử. Năm 477, nhà Lưu Tống cử Tả thái thú Nam Hải là Thẩm Hoán sang Giao Châu làm Thứ sử; chỉ công nhận cho Lý Thúc Hiến làm Ninh Viễn Tư mã, lĩnh Thái thú hai quận Vũ Bình và Tân Xương. Thúc Hiến đã được mệnh của triều đình nhà Tống, lại được lòng người theo phục, bèn đem quân giữ nơi hiểm, không chịu thu nạp Thẩm Hoán. Thẩm Hoán phải ở lại Uất Lâm rồi chết.[2]
Tháng 7 năm 479, Nam Tề Cao đế lên ngôi, "xá tội" cho Giao Châu, sai sứ sang tuyên dương Lý Thúc Hiến là "văn võ toàn tài" và công nhận Thúc Hiến làm Thứ sử Giao Châu.[3]
Mặc dù vậy, nhà Nam Tề vẫn nuôi dã tâm khôi phục Giao Châu. Đầu năm 485, Nam Tề Vũ đế sai Đại tư nông Lưu Khải làm Thứ sử Giao Châu, chỉ huy quân đội các quận Hiến Khang, Lư Lăng và Thủy Hưng sang đàn áp Lý Thúc Hiến và phong trào tự trị. Lý Thúc Hiến sai sứ sang Tề tâu xin bãi binh và theo lệ vài năm lại dâng 20 cỗ mũ đầu mâu toàn bằng bạc và dải lụa bằng lông công, nhưng vua Tề không nghe. Trước sức ép đó, Thúc Hiến phải sang đầu hàng nhà Tề, chấm dứt chính quyền tự trị gần 20 năm của anh em Lý Trường Nhân.[4]
Phạm Tu
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phạm Tu (范脩, 476-545) là võ tướng, công thần khai quốc nhà Tiền Lý trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công giúp Lý Nam Đế đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, thành lập nước Vạn Xuân độc lập.
Tiểu sử
Theo thần tích, Phạm Tu người ở trang Quang Liệt tức là làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì (tên cũ là huyện Thanh Đàm), nay thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội, Việt Nam. Nơi sinh ra Phạm Tu được xác định xưa kia là một xóm bãi vải tiến vua nằm bên sông Tô Lịch, thuộc thôn Văn Trì, làng Quang Liệt, nay là thôn Văn, xã Thanh Liệt.Phạm Tu sinh ngày 1 tháng 2 năm Bính Thìn (tức 1 tháng 2 năm 476), cha ông là Phạm Thiều, mẹ là Lý Thị Trạch.
Khi lớn lên, Phạm Tú có gương mặt phương phi, khôi ngô tuấn tú, học giỏi, tư chất thông minh, hay đọc sách binh pháp. Ông có vóc dáng rất khoẻ và trở thành đô vật nổi tiếng trong vùng, thường được gọi là Phạm Đô Tu.
Sau đây là 5 điều tổng kết về cuộc đời ông:
- Khai quốc công thần triều Tiền Lý, đứng đầu Ban Võ nhà nước Vạn Xuân
- Sinh ra bên bờ sông Tô; ở tuổi 70, Ông đã hy sinh ngay ở chiến thành vùng cửa sông Tô trên đất hương Long Đỗ cổ
- Đánh giặc Bắc: có công lớn trong việc hạ thành Long Biên, giải phóng đất nước, kháng chiến chống quân Lương xâm lược
- Đuổi giặc Nam: người Việt Nam đầu tiên cầm quân giữ yên bờ cõi phía Nam
- Tham mưu cho Lý Nam Đế lập kinh đô, chiến thành cửa sông Tô ở vùng đất Hà Nội thời tiền Thăng Long
Phò vua Lý đuổi Tiêu Tư
Cuối năm Tân Dậu (tháng 1 năm 542), Giám quân châu Cửu Đức là Lý Bí dấy binh khởi nghĩa, chống lại quân đô hộ nhà Lương. Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí được nhân dân và hào kiệt khắp nơi ủng hộ, kéo về giúp sức như hào trưởng Triệu Túc và Tinh Thiều, nguyên là quan cai trị của nhà Lương, bỏ quan chức về với quân khởi nghĩa.
Năm ấy Phạm Tu đã 66 tuổi, song còn khỏe mạnh và hăng hái. Ông tập hợp binh mã, gia nhập quân khởi nghĩa và trở thành một võ tướng chủ chốt của quân khởi nghĩa. Ông cùng với Triệu Túc và Tinh Thiều, trở thành ba vị lãnh đạo chính trong bộ tham mưu của cuộc nổi dậy của Lý Bí. Quân khởi nghĩa đánh đâu thắng đấy. Thứ sử Tiêu Tư bỏ chạy về nước. Quân Lý Bí chiếm đóng thành Long Biên.
Đánh đuổi Lâm Ấp
Năm 543, nhà Lương lại tập trung quân kéo sang đánh. Lý Bí chủ động đem quân tấn công địch, tiêu diệt phần lớn quân Lương.Tháng 5 năm 543, vua Lâm Ấp nhân lúc quân khởi nghĩa đang phải đương đầu với phương Bắc, đem quân đánh phá vùng Cửu Đức (Hà Tĩnh ngày nay). Lý Bí cử Phạm Tu mang quân đi đánh. Phạm Tu nhận lệnh cầm quân xuống đánh tan quân Lâm Ấp, ổn định biên giới phía Nam.
Có thuyết cho rằng nhờ công đánh Lâm Ấp, ông được cải sang họ vua là họ Lý và tên là Phục Man (chinh phục người Man), Phạm Tu chính là Lý Phục Man; nhưng cũng có ý kiến cho rằng Phạm Tu và Lý Phục Man là 2 người khác nhau[1].
Quan võ đầu triều
Năm 544, Lý Bí lên ngôi vua, xưng Nam Việt Đế, tức là Lý Nam Đế đặt tên nước là Vạn Xuân, dựng điện Vạn thọ làm nơi triều hội, lấy Triệu Túc làm Thái phó, Tinh Thiều đứng đầu các quan văn, Phạm Tu đứng đầu các quan võ của triều đình. Năm ấy Phạm Tu 69 tuổi.Hy sinh vì nước
Tháng 6 năm 545, nhà Lương cử một đạo quân khác sang đánh Vạn Xuân, do hai tướng thiện chiến là Dương Phiêu và Trần Bá Tiên chỉ huy, theo đường biển tiến sang. Lý Nam Đế chống cự ở Chu Diên (vùng duyên hải Hải Dương, Hưng Yên, Lục đầu giang?) không nổi, lui về củng cố thành trì ở cửa sông Tô Lịch (nay là đoạn phố Chợ Gạo, Hà Nội).Quân Lương đuổi tới tấn công. Phạm Tu lập sở chỉ huy tiền phương (bên Hồ Hoàn Kiếm ngày nay) giữ cửa sông Tô Lịch được vài tháng, nhưng vì tuổi cao sau nhiều năm xung trận, quân giặc lại đông, gặp lúc hiểm nghèo nên Lão tướng Phạm Tu đã hy sinh anh dũng vào ngày 20 tháng 7 âm lịch (tức 12 tháng 8 năm 545), thọ 70 tuổi.
Lý Nam Đế rút quân vào Gia Ninh đóng đồn ở hồ Điển Triệt, luyện tập binh mã để sau khôi phục lại.
Xét công trạng của Phạm Tu, nhà Vua truy phong Phạm Tu là Long Biên hầu, đặt thuỵ là Đô Hồ, phong làm Bản cảnh thành hoàng, sắc cho bản hương là Thang Mộc ấp, sưu sai tạp dịch đều được miễn trừ, ban 100 nén bạc lập miếu phụng sự lưu truyền mãi mãi tại làng Thanh Liệt quê ông.
Nơi thờ cúng
Hiện nay ở xã Thanh Liệt có hai nơi thờ danh tướng Phạm Tu, đó là Miếu Vực và Đình Ngoài. Miếu Vực nằm ở xóm Vực, miếu thờ Long Biên hầu Phạm Đô Hồ Đại vương cùng thánh phụ Phạm Thiều và thánh mẫu Lý Thị Trạch.Theo cuốn "Thành hoàng Việt Nam" của Phạm Minh Thảo (Nhà xuất bản. Văn hóa thông tin, H., 1997, tập II, tr.565), cùng những tài liệu điền dã: nơi thờ chính thức của Phạm Tu ở Đình Ngoại, xã Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội.
Chính quê ông còn có miếu Vực thờ ông cùng hai vị song thân là Phạm Thiều và Lý Thị Trạch. Đình Lý Nhân là nơi thờ vọng Phạm Tu ở cùng xã Thanh Liệt vì đình Ngoại trước đây là nơi hương lý hội họp.
Phần mộ của ông trên vùng đất cửa sông Tô Lịch (nơi ông ngã xuống khi chống quân xâm lược nhà Lương năm 545) cũng là một địa chỉ tâm linh quan trọng.
Đình Ngọc Than, xã Ngọc Mỹ, huyện Quốc Oai thờ Lý Nam Đế và Phạm Tu (Á thánh) là thành hoàng làng.
Tại thôn Hoành Sơn xã Thái Văn huyện Thái Thụy, Thái Bình cũng có nơi thờ Phạm Tu.
Bên cạnh đó, qua cuốn "Linh thần Việt Nam" của GS Vũ Ngọc Khánh và Phạm Minh Thảo (Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, H. 2002), còn tìm được 3 địa phương có thờ vị Đô Hồ Đại vương, tuy nhiên chưa xác định được những nơi đó có phải chính là nơi thờ Đô Hồ Đại vương Phạm Tu hay không.
- Xã Linh Khê, Nam Sách, Hải Dương thờ 3 vị đại vương: Uy Minh, Quy Chân, Đô Hồ đại vương
- Xã Hương Vân, tổng Nội Viên, huyện Tiên Du, Bắc Ninh thờ Đô Hồ đại vương và Hải Tịnh phu nhân công chúa
- Xã Nhân Hào Thượng, tổng Sài Trang, Yên Mỹ, Hưng Yên thờ Đô Hồ tế thế đại vương
Hậu thế
Chính sử không ghi chép, nhưng theo tộc phả họ Phạm, Phạm Tu có con là Phạm Tĩnh theo giúp Hậu Lý Nam Đế và khuyên vua Lý dời đô từ Ô Diên về Phong châu. Ông trở thành tướng quốc của Hậu Lý Nam Đế.Con Phạm Tĩnh là Phạm Hiển, sau khi Lý Phật Tử bị quân nhà Tuỳ bắt về bắc đã chiêu binh chống Tùy trong 3 năm (603-605) và bị thất bại.
Nhận xét
Đăng nhận xét