QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH MỞ NƯỚC, DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT1.
(ĐC sưu tầm trên NET)
Đoàn viên thanh niên Bình Phước tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (Tp. Hồ Chí Minh)
Ngẫm câu nói của người
Cha ông xưa đã dạy: “Con người có tổ, có tông/Như cây có cội như sông có nguồn”. Vậy nên, đã là người Việt Nam, dù ở địa vị nào, ở bất kỳ nơi đâu, hoàn cảnh nào cũng đừng quên cội nguồn dân tộc, phải nhớ đến quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, gốc rễ tổ tiên và xa hơn nữa là lịch sử nước nhà. Tiếp nối truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, Bác Hồ đã nói: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Câu nói ấy được Bác viết trong cuốn “Lịch sử nước ta” (1942) với tổng thể 208 câu thơ lục bát dễ hiểu, dễ thuộc, đã tóm lược trên 30 mốc quan trọng trong suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc.
Câu nói của Bác như một lời hiệu triệu, nhắc nhở mỗi công dân Việt Nam, mỗi con Lạc cháu Hồng phải có trách nhiệm tìm hiểu về cội nguồn, lịch sử dân tộc, qua đó gìn giữ, phát triển, giáo dục và khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ mai sau. Bởi lẽ lịch sử là những gì thuộc về quá khứ, nếu không có quá khứ sẽ không có hiện tại và tương lai. Biết quá khứ để rút kinh nghiệm, học tập, bảo lưu những giá trị tinh hoa, bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc... để vận dụng, xây dựng và phát triển một nước Việt Nam ngày càng phồn thịnh, đời đời bền vững.
Biết sử ta không chỉ đơn thuần là ghi nhớ một vài mốc sự kiện, một vài chiến công hiển hách, một vài tên vị tướng anh hùng mà phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Có nghĩa là phải biết đến tận “chân tơ kẽ tóc”, càng biết nhiều càng thấu hiểu nhiều, càng thấu hiểu nhiều mới càng trân trọng giá trị lịch sử của dân tộc, nhớ ơn những bậc tiền nhân khai sinh nền móng nước nhà, nhớ ơn các anh hùng, liệt sĩ không tiếc máu xương đổi lấy nền độc lập của dân tộc. Khi thấu hiểu được những điều đó và thấu hiểu được giá trị lịch sử, ngọn lửa yêu nước mới bùng cháy trong mỗi người con đất Việt, lòng tự hào, tự tôn dân tộc tự khắc lớn mạnh và càng có ý thức, trách nhiệm dựng xây quê hương, đất nước nhiều hơn. Câu nói của Người không chỉ có giá trị ở thời điểm đó mà có giá trị mãi mãi cho các thế hệ mai sau.
Và trách nhiệm của chúng ta
Tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử nước nhà không chỉ để biết mà còn có giá trị tri thức, khoa học, bảo lưu truyền lại cho con cháu. Lịch sử là những bài học tổng kết từ thực tiễn, không tự dưng mà có và không có một quốc gia nào lại không có lịch sử. Do đó, biết lịch sử nước nhà cũng là cách thể hiện lòng yêu nước, biết “tường gốc tích” là thể hiện trách nhiệm cao với tổ tiên, với nòi giống, với quốc gia. Vậy tuổi trẻ chúng ta phải làm gì?
Đối với đoàn viên, thanh thiếu nhi còn ngồi trên ghế nhà trường phải có thái độ nghiêm túc, tích cực trong việc học và tìm hiểu lịch sử nước nhà. Hiện nay, tình trạng dạy và học lịch sử ở trường phổ thông nói chung còn nhiều thiếu sót về nhận thức bộ môn, về nội dung và phương pháp dạy học, về những phương tiện cần thiết cho việc giảng dạy. Do đó, chất lượng dạy học và thi đại học môn Lịch sử giảm sút đến mức báo động. Tình trạng “mù lịch sử” khá phổ biến: Nhiều bạn trẻ tỏ ra thờ ơ với môn Lịch sử, dẫn đến không biết lịch sử, không hiểu lịch sử, nhớ sai các dấu mốc, sự kiện; từ đó không ham thích, hứng thú với môn học này...
Tuổi trẻ cần tiên phong thực hiện 6 khẩu hiệu vàng: Yêu nước - Trung thành - Gương mẫu - Trách nhiệm - Sáng tạo - Tình nguyện
Nắm vững lịch sử dân tộc sẽ cho những hiểu biết về tổ tiên, đất nước,
dân tộc mình với chặng đường đấu tranh dựng và giữ nước đầy xương máu,
nước mắt của ông cha. Từ đó, chúng ta cảm thấy tự hào, trân trọng giá
trị lịch sử, biết ơn những thế hệ đi trước, nhận thức được trách nhiệm
của mình trong việc giữ gìn và phát huy nền độc lập dân tộc.
Đối với đoàn viên thanh niên không còn ngồi trên ghế nhà trường thì trách nhiệm của chúng ta càng phải cao hơn đối với lịch sử nước nhà. Chúng ta không chỉ “ôn cố tri tân” lịch sử mà còn có trách nhiệm viết tiếp trang sử nước nhà. Viết bằng cách nào? Viết như thế nào? Đó là hai câu hỏi chúng ta phải đặt ra. Đáp án cho câu hỏi “viết bằng cách nào” chính là hãy sống và làm việc với một tinh thần dân tộc, vì quê hương, vì đất nước. Con người Việt Nam vốn nổi tiếng với những phẩm chất truyền thống quý báu: giàu lòng yêu nước, cần cù, đoàn kết, thủy chung, hiếu học... đã tạo nên lịch sử và bản chất tuyệt vời của con người Việt Nam. Là thế hệ trẻ, chúng ta phải sống, học tập, làm việc và cống hiến xứng đáng với những phẩm chất, truyền thống, tinh thần dân tộc cao quý ấy. “Viết như thế nào” là thể hiện bằng những hành động, việc làm cụ thể nhất. Qua kết quả hành động và việc làm mới chứng minh được lòng yêu nước, yêu dân tộc, có động lực dựng xây. Đất nước phát triển bền vững thì lịch sử dân tộc mới tồn tại và phát triển dày thêm những trang mới.
Đối với đoàn viên, thanh thiếu nhi tỉnh nhà, chúng ta phải có trách nhiệm tìm hiểu lịch sử tỉnh nhà, xác định việc chung tay xây dựng quê hương Bình Phước ngày càng giàu đẹp. Hàng loạt các địa danh, di tích, chứng tích lịch sử như: Phú Riềng Đỏ (Bù Gia Mập), sóc Bom Bo (Bù Đăng), Nhà giao tế Lộc Ninh, nhà tù núi Bà Rá (Phước Long)... đã khẳng định những dấu mốc lịch sử vang dội trên mảnh đất Bình Phước anh hùng. Trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, quân dân Bình Phước đã cùng miền Nam và cả nước tiến hành nhiều cuộc đấu tranh vô cùng cam go, ác liệt và hy sinh lớn lao nhưng chiến thắng rất vẻ vang, góp phần giải phóng đất nước.
Bác Hồ đã từng dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đó cũng là trách nhiệm lớn lao của đoàn viên, thanh thiếu nhi, là cách để thế hệ trẻ hôm nay viết tiếp trang sử vẻ vang của dân tộc.
Chiến tranh Lê-Mạc (1533-1677)
Chiến tranh Pháp-Đại Nam (1858-1884)
Chiến tranh Việt Nam
“Dân ta phải biết sử ta”
7:21
31/01/2015
BP - Mỗi người con Lạc cháu Hồng phải có trách nhiệm tìm hiểu về cội nguồn, lịch sử dân tộc, qua đó gìn giữ, phát triển, giáo dục và khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ mai sau. Là đoàn viên, thanh thiếu nhi, chúng ta không chỉ học, tìm hiểu mà phải có trách nhiệm duy trì, phát triển, viết tiếp trang sử của dân tộc ngày một vẻ vang, hào hùng hơn.
Đoàn viên thanh niên Bình Phước tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (Tp. Hồ Chí Minh)
Cha ông xưa đã dạy: “Con người có tổ, có tông/Như cây có cội như sông có nguồn”. Vậy nên, đã là người Việt Nam, dù ở địa vị nào, ở bất kỳ nơi đâu, hoàn cảnh nào cũng đừng quên cội nguồn dân tộc, phải nhớ đến quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, gốc rễ tổ tiên và xa hơn nữa là lịch sử nước nhà. Tiếp nối truyền thống, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc, Bác Hồ đã nói: “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Câu nói ấy được Bác viết trong cuốn “Lịch sử nước ta” (1942) với tổng thể 208 câu thơ lục bát dễ hiểu, dễ thuộc, đã tóm lược trên 30 mốc quan trọng trong suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử của dân tộc.
Câu nói của Bác như một lời hiệu triệu, nhắc nhở mỗi công dân Việt Nam, mỗi con Lạc cháu Hồng phải có trách nhiệm tìm hiểu về cội nguồn, lịch sử dân tộc, qua đó gìn giữ, phát triển, giáo dục và khơi dậy lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho thế hệ mai sau. Bởi lẽ lịch sử là những gì thuộc về quá khứ, nếu không có quá khứ sẽ không có hiện tại và tương lai. Biết quá khứ để rút kinh nghiệm, học tập, bảo lưu những giá trị tinh hoa, bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc... để vận dụng, xây dựng và phát triển một nước Việt Nam ngày càng phồn thịnh, đời đời bền vững.
Biết sử ta không chỉ đơn thuần là ghi nhớ một vài mốc sự kiện, một vài chiến công hiển hách, một vài tên vị tướng anh hùng mà phải biết tìm hiểu “cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Có nghĩa là phải biết đến tận “chân tơ kẽ tóc”, càng biết nhiều càng thấu hiểu nhiều, càng thấu hiểu nhiều mới càng trân trọng giá trị lịch sử của dân tộc, nhớ ơn những bậc tiền nhân khai sinh nền móng nước nhà, nhớ ơn các anh hùng, liệt sĩ không tiếc máu xương đổi lấy nền độc lập của dân tộc. Khi thấu hiểu được những điều đó và thấu hiểu được giá trị lịch sử, ngọn lửa yêu nước mới bùng cháy trong mỗi người con đất Việt, lòng tự hào, tự tôn dân tộc tự khắc lớn mạnh và càng có ý thức, trách nhiệm dựng xây quê hương, đất nước nhiều hơn. Câu nói của Người không chỉ có giá trị ở thời điểm đó mà có giá trị mãi mãi cho các thế hệ mai sau.
Và trách nhiệm của chúng ta
Tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử nước nhà không chỉ để biết mà còn có giá trị tri thức, khoa học, bảo lưu truyền lại cho con cháu. Lịch sử là những bài học tổng kết từ thực tiễn, không tự dưng mà có và không có một quốc gia nào lại không có lịch sử. Do đó, biết lịch sử nước nhà cũng là cách thể hiện lòng yêu nước, biết “tường gốc tích” là thể hiện trách nhiệm cao với tổ tiên, với nòi giống, với quốc gia. Vậy tuổi trẻ chúng ta phải làm gì?
Đối với đoàn viên, thanh thiếu nhi còn ngồi trên ghế nhà trường phải có thái độ nghiêm túc, tích cực trong việc học và tìm hiểu lịch sử nước nhà. Hiện nay, tình trạng dạy và học lịch sử ở trường phổ thông nói chung còn nhiều thiếu sót về nhận thức bộ môn, về nội dung và phương pháp dạy học, về những phương tiện cần thiết cho việc giảng dạy. Do đó, chất lượng dạy học và thi đại học môn Lịch sử giảm sút đến mức báo động. Tình trạng “mù lịch sử” khá phổ biến: Nhiều bạn trẻ tỏ ra thờ ơ với môn Lịch sử, dẫn đến không biết lịch sử, không hiểu lịch sử, nhớ sai các dấu mốc, sự kiện; từ đó không ham thích, hứng thú với môn học này...
Tuổi trẻ cần tiên phong thực hiện 6 khẩu hiệu vàng: Yêu nước - Trung thành - Gương mẫu - Trách nhiệm - Sáng tạo - Tình nguyện
Đối với đoàn viên thanh niên không còn ngồi trên ghế nhà trường thì trách nhiệm của chúng ta càng phải cao hơn đối với lịch sử nước nhà. Chúng ta không chỉ “ôn cố tri tân” lịch sử mà còn có trách nhiệm viết tiếp trang sử nước nhà. Viết bằng cách nào? Viết như thế nào? Đó là hai câu hỏi chúng ta phải đặt ra. Đáp án cho câu hỏi “viết bằng cách nào” chính là hãy sống và làm việc với một tinh thần dân tộc, vì quê hương, vì đất nước. Con người Việt Nam vốn nổi tiếng với những phẩm chất truyền thống quý báu: giàu lòng yêu nước, cần cù, đoàn kết, thủy chung, hiếu học... đã tạo nên lịch sử và bản chất tuyệt vời của con người Việt Nam. Là thế hệ trẻ, chúng ta phải sống, học tập, làm việc và cống hiến xứng đáng với những phẩm chất, truyền thống, tinh thần dân tộc cao quý ấy. “Viết như thế nào” là thể hiện bằng những hành động, việc làm cụ thể nhất. Qua kết quả hành động và việc làm mới chứng minh được lòng yêu nước, yêu dân tộc, có động lực dựng xây. Đất nước phát triển bền vững thì lịch sử dân tộc mới tồn tại và phát triển dày thêm những trang mới.
Đối với đoàn viên, thanh thiếu nhi tỉnh nhà, chúng ta phải có trách nhiệm tìm hiểu lịch sử tỉnh nhà, xác định việc chung tay xây dựng quê hương Bình Phước ngày càng giàu đẹp. Hàng loạt các địa danh, di tích, chứng tích lịch sử như: Phú Riềng Đỏ (Bù Gia Mập), sóc Bom Bo (Bù Đăng), Nhà giao tế Lộc Ninh, nhà tù núi Bà Rá (Phước Long)... đã khẳng định những dấu mốc lịch sử vang dội trên mảnh đất Bình Phước anh hùng. Trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, quân dân Bình Phước đã cùng miền Nam và cả nước tiến hành nhiều cuộc đấu tranh vô cùng cam go, ác liệt và hy sinh lớn lao nhưng chiến thắng rất vẻ vang, góp phần giải phóng đất nước.
Bác Hồ đã từng dạy: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Đó cũng là trách nhiệm lớn lao của đoàn viên, thanh thiếu nhi, là cách để thế hệ trẻ hôm nay viết tiếp trang sử vẻ vang của dân tộc.
Hồng Phấn
Danh sách các cuộc chiến tranh trong lịch sử Việt Nam
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Việt Nam là một trong những dân tộc khổ đau nhất thế giới, đúng như mấy câu trong bài Hắc Hải của nhà thơ Nguyễn Đình Thi:
"Đất nghèo nuôi những anh hùng, chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên.
Đạp quân thù xuống đất đen, súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa". Từ khi Kinh Dương Vương được vua cha Đế Minh phân phong cho vùng khu vực miền Nam núi Ngũ Lĩnh
cho đến tận ngày nay, dải đất hình chữ S này luôn luôn phải hứng chịu
họa xâm lăng từ các thế lực ngoại bang (đặc biệt là người anh ruột đến
từ phương Bắc). Dưới đây là danh sách các cuộc chiến tranh xảy ra tại
lãnh thổ Việt Nam
hoặc có sự tham gia của Việt Nam xuyên suốt chiều dài lịch sử gần 5000
năm dựng nước, mất nước và giữ nước qua các triều đại và thời kì. Trong
bản danh sách này, ngoài những cuộc kháng chiến chống xâm lược và chủ
động tấn công để tự vệ, để mở mang bờ cõi hoặc nghĩa vụ quốc tế ra, còn
có bảng thống kê tất cả những cuộc thanh trừng lẫn nhau huynh đệ tương
tàn tranh quyền đoạt vị trong nội bộ hoàng thất, những cuộc khởi nghĩa
nông dân, những cuộc hỗn chiến giữa các phe phái tướng lĩnh quan lại,
giữa những tập đoàn quân phiệt cát cứ và các lãnh chúa địa phương
Thời kỳ Khai Quốc
Hồng Bàng thị (2879 TCN-2525 TCN)
Hùng Vương (2524 TCN - 258 TCN)
- Cuộc kháng chiến chống giặc Mũi Đỏ
- Chiến tranh Ân - Văn Lang
- Chiến tranh Văn Lang-Âu Lạc
An Dương Vương (257 TCN-208 TCN)
- Chiến tranh Tần - Âu Lạc (214 TCN - 210 TCN)
- Chiến tranh Nam Việt - Âu Lạc lần thứ nhất (209 TCN)
- Chiến tranh Nam Việt - Âu Lạc lần thứ hai (208 TCN)
Nhà Triệu (208 TCN-111 TCN)
- Cuộc hành quân đánh chiếm quận Quế Lâm của Nam Việt Vũ Vương (207 TCN)
- Chiến tranh Hán-Nam Việt lần thứ nhất (191 TCN-180 TCN)
- Chiến tranh Hán-Nam Việt lần thứ hai (113 TCN - 112 TCN)
- Chiến tranh Hán-Nam Việt lần thứ ba (111 TCN)
- Khởi nghĩa Tây Vu Vương (111 TCN)
Thời kỳ Vong Quốc
Bắc thuộc lần 1 (111 TCN - 40)
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40)
Trưng Nữ Vương (40-43)
Bắc thuộc lần 2 (43 - 543)
- Cuộc khởi nghĩa chống Đông Hán của nhân dân quận Tượng Lâm (137-138)
- Cuộc nổi dậy chống nhà Đông Hán của nhân dân Nhật Nam và Cửu Chân (144)
- Cuộc nổi dậy của Chu Đạt chống lại chính quyền Đông Hán (157-160)
- Khởi nghĩa Lương Long (178-181)
- Cuộc nổi dậy của quân phiến loạn giết chết thứ sử Chu Phù (187)
- Cuộc khởi nghĩa thành lập nước Lâm Ấp của nhân dân quận Tượng Lâm (192)
- Cuộc binh biến giết Thứ sử Trương Tân (200)
- Cuộc chiếm đóng Giao Châu của Lã Đại nước Đông Ngô (226)
- Khởi nghĩa chống nhà Ngô của Triệu Trinh Nương (246–248)
- Cuộc binh biến của Lã Hưng giết Thứ sử Tôn Tư và Khâm sai Đặng Tuân (264)
- Cuộc chiến tranh giành giật Giao Châu giữa Tây Tấn và Đông Ngô (268-271)
- Cuộc nổi loạn của thú binh Triệu Chỉ (299)
- Cuộc binh biến của đốc quân Lương Thạc (317-323)
- Cuộc tấn công đánh phá Lâm Ấp của Dương Bình và Hoan Toại (351)
- Cuộc tấn công đánh phá Lâm Ấp của Nguyễn Phu (353)
- Cuộc tấn công đánh phá Lâm Ấp của Ôn Phóng Chi (359)
- Cuộc tấn công đánh phá Lâm Ấp của Đỗ Viện (399)
- Cuộc tấn công đánh phá Lâm Ấp lần nhất của Đỗ Tuệ Độ (413)
- Cuộc tấn công đánh phá Lâm Ấp lần thứ hai của Đỗ Tuệ Độ (415)
- Cuộc tấn công đánh phá Lâm Ấp lần thứ ba của Đỗ Tuệ Độ (420)
- Cuộc chiến tranh chống Lâm Ấp của Nguyễn Di Chi (431)
- Cuộc tấn công đánh phá Lâm Ấp của Đàn Hòa Chi (445-446)
- Cuộc nổi dậy chống Lưu Tống của Lý Trường Nhân (468)
- Cuộc chiến đấu chống Nam Tề của Lý Thúc Hiến (485)
- Khởi nghĩa đánh đuổi quan đô hộ Tiêu Tư của Lý Bí (541)
- Cuộc chiến tranh chống quân Lương tái xâm lược của nghĩa quân Lý Bí (542)
- Cuộc chiến đánh đuổi quân Lâm Ấp của nghĩa quân Lý Bí (543)
Nhà Tiền Lý (544 - 602)
- Cuộc chiến chống quân Lương tái xâm lược lần thứ hai (545 - 550)
- Chiến tranh Dã Năng - Vạn Xuân lần thứ nhất (557)
- Chiến tranh Dã Năng - Vạn Xuân lần thứ hai (571)
- Chiến tranh Tùy - Vạn Xuân (602)
Bắc thuộc lần 3 (602 - 938)
Các cuộc chiến tranh và khởi nghĩa thời Tùy-Đường (602-905)- Cuộc chiến tranh xâm lược Lâm Ấp của nhà Tùy (605)
- Khởi nghĩa Lý Tự Tiên - Đinh Kiến (687)
- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713-723)
- Cuộc chiến chống quân Chà Và xâm lược của Cao Chính Bình (767)
- Khởi nghĩa Phùng Hưng (771-791)
- Cuộc nổi dậy đánh đuổi quan đô hộ Bùi Thái (803)
- Cuộc xâm lăng chiếm đóng 2 châu Hoan, Ái của nước Hoàn Vương (803)
- Cuộc tấn công chiếm lại 2 châu Hoan, Ái của Trương Chu (809)
- Cuộc khởi nghĩa của người Tày-Nùng chống lại nhà Đường (819-820)
- Cuộc nổi dậy đánh đuổi quan đô hộ Hàn Ước (828)
- Nam Chiếu đánh sang châu Kim Long lần thứ nhất (832)
- Nam Chiếu đánh sang châu Kim Long lần thứ hai (846)
- Cuộc nổi dậy đánh đuổi quan đô hộ Lý Hộ (860)
- Cuộc cướp phá An Nam lần thứ nhất của người Đại Lễ (860)
- Cuộc cướp phá An Nam lần thứ hai của người Đại Lễ (862)
- Cuộc chiến tranh chống sự xâm nhập của người Đại Lễ tại An Nam đô hộ phủ (863 - 866)
- Chiến tranh Tĩnh Hải Quân - Nam Hán lần thứ nhất (923 hoặc 930)
- Chiến tranh Tĩnh Hải Quân - Nam Hán lần thứ hai (931)
- Cuộc biến loạn của Kiều Công Tiễn (937-938)
- Chiến tranh Tĩnh Hải Quân - Nam Hán lần thứ ba (938)
Thời kỳ Phục Quốc
Nhà Ngô (938 - 967)
- Loạn 12 sứ quân (944-968)
- Cuộc tranh chấp ngôi báu trong cung đình thời Dương Tam Kha (944-950)
- Cuộc chiến giành ngôi báu sau cái chết của Ngô Xương Văn (965)
Nhà Đinh (968 - 980)
- Cuộc nổi dậy chống Lê Hoàn của các cựu thần nhà Đinh (979)
- Cuộc hành thích Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt Vương Đinh Liễn của Đỗ Thích (979)
- Cuộc hành quân của Chiêm Thành đánh sang Đại Cồ Việt (980)
Nhà Tiền Lê (981 - 1009)
- Chiến tranh Tống - Việt, 981
- Chiến tranh Việt-Chiêm (982-983)
- Cuộc bình định phản loạn ở Cử Long (1001)
- Chiến tranh kế vị thời Tiền Lê (1005)
Nhà Lý (1009 - 1225)
- Cuộc nổi dậy thành lập nước Trường Sinh của Nùng Tồn Phúc (1038-1039)
- Cuộc nổi dậy thành lập nước Đại Lịch của Nùng Trí Cao (1041)
- Chiến tranh Việt-Chiêm 1044
- Cuộc nổi loạn lần thứ hai của Nùng Trí Cao (1048)
- Cuộc nổi dậy thành nước Đại Nam của Nùng Trí Cao (1052-1055)
- Chiến tranh Việt-Chiêm 1069
- Chiến tranh Tống-Việt, 1075-1077
- Cuộc phản loạn của người giáp Cổ Hoằng (1192)
- Cuộc cướp phá của người Chiêm Thành ở vùng biển Nghệ An (1203)
- Cuộc nổi dậy của Phí Lang và Bảo Lương ở Thanh Hóa (1203-1206)
- Cuộc nổi loạn của người Man ở núi Tản Viên (1207)
- Cuộc khởi nghĩa của Đoàn Thượng và Đoàn Chủ (1207-1209)
- Cuộc nổi loạn của Phạm Du (1207-1209)
- Loạn Quách Bốc (1209)
- Cuộc nổi dậy của Nguyễn Nộn (1213-1219)
- Cuộc nổi dậy lần thứ 2 của Đoàn Thượng (1214-1217)
Nhà Trần (1225 - 1400)
- Cuộc nổi loạn của An Sinh Vương Trần Liễu (1237)
- Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 1 (1258)
- Chiến tranh Nguyên Mông-Chiêm Thành (1282-1283)
- Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2 (1284-1287)
- Chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 3 (1288)
- Cuộc can thiệp quân sự sang Chiêm Thành đánh đuổi vua Chế Năng (1318)
- Cuộc tranh giành ngôi báu ở Chiêm Thành giữa Chế Mộ và Trà Hòa Bố (1342)
- Cuộc can thiệp quân sự sang Chiêm Thành cứu giúp vua Chế Mộ (1353)
- Cuộc cướp phá Đại Việt lần thứ nhất của người Chiêm Thành (1361)
- Cuộc cướp phá Đại Việt lần thứ hai của người Chiêm Thành (1362)
- Cuộc cướp phá Đại Việt lần thứ ba của người Chiêm Thành (1365)
- Cuộc cướp phá Đại Việt lần thứ tư của người Chiêm Thành (1366)
- Cuộc tấn công Chiêm Thành lần thứ nhất của Đại Việt (1367-1368)
- Biến loạn Đại Định trong nội bộ vương thất nhà Trần (1369-1370)
- Cuộc tấn công Chiêm Thành lần thứ hai của Đại Việt (1371)
- Cuộc tấn công Chiêm Thành lần thứ ba của Đại Việt (1376-1377)
- Cuộc bắc tiến lần thứ nhất của người Chiêm Thành (1377)
- Cuộc bắc tiến lần thứ hai của người Chiêm Thành (1378)
- Cuộc bắc tiến lần thứ ba của người Chiêm Thành (1380)
- Cuộc bắc tiến lần thứ tư của người Chiêm Thành (1382)
- Cuộc bắc tiến lần thứ năm của người Chiêm Thành (1383)
- Cuộc bắc tiến lần thứ sáu của người Chiêm Thành (1389)
- Cuộc bắc tiến lần thứ bẩy của người Chiêm Thành (1390)
- Cuộc xung đột biên giới Đại Việt-Chiêm Thành lần thứ nhất (1391)
- Cuộc xung đột biên giới Đại Việt-Chiêm Thành lần thứ hai (1396)
Nhà Hồ (1400 - 1407)
Bắc thuộc lần 4 (1407 - 1427)
- Chiến tranh Minh-Việt (1407-1414)
- Cuộc nổi dậy của Nông Văn Lịch ở Lạng Sơn (1410)
- Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427)
Nhà Lê sơ (1428 - 1527)
- Cuộc nổi dậy của người Thái Trắng (1431-1432)
- Binh biến Diên Ninh (1459-1460)
- Chiến tranh Việt-Chiêm 1471
- Chiến tranh Đại Việt - Lan Xang (1467-1480)
- Cuộc nổi dậy lật đổ Quỷ Vương Lê Uy Mục (1509)
- Cuộc khởi nghĩa của Phùng Chương ở Tam Đảo
- Cuộc khởi nghĩa của Trần Tuân (1511-1512)
- Cuộc khởi nghĩa của cha con Trần Cảo-Trần Thăng (1516 - 1521)
- Cuộc nổi loạn của hoàng thân quốc thích và họa quyền thần thời Lê mạt (1518-1526)
Thời kỳ phân chia Nam Bắc lần thứ nhất (1533-1802)
Trong giai đoạn này, ở Việt Nam xuất hiện ba triều đại bao gồm: Nhà Mạc (1527 - 1677), Nhà Lê trung hưng (1533 - 1789) và Nhà Tây Sơn (1778 - 1802). Ngoài ra còn có 3 tập đoàn quân phiệt cát cứ gồm: Chúa Trịnh (1545-1787), Chúa Nguyễn (1558-1802) và Chúa Bầu (1527-1699). Đây là giai đoạn rối ren loạn lạc nhiễu nhương lộn xộn phức tạp nhất trong lịch sử Việt Nam.
Thời kỳ phân chia Nam Bắc lần thứ nhất (1533-1802)
Chiến tranh Lê-Mạc (1533-1677)
- Chiến tranh Nam Bắc triều (1533-1592)
- Cuộc nổi dậy của Mạc Chính Trung chống lại Mạc Tuyên Tông (1546-1547)
- Cuộc cướp phá sang Trung Quốc nhằm giải cứu Mạc Chính Trung (1549)
- Chiến tranh Lê-Mạc lần thứ nhất (1551)
- Chiến tranh Lê-Mạc lần thứ hai (1554)
- Chiến tranh Lê-Mạc lần thứ ba (1555)
- Chiến tranh Lê-Mạc lần thứ tư (1557)
- Chiến tranh Lê-Mạc lần thứ năm (1559-1562)
- Chiến tranh Lê-Mạc lần thứ sáu (1564-1565)
- Chiến tranh Lê-Mạc lần thứ bảy (1570)
- Chiến tranh Lê-Mạc lần thứ tám (1571)
- Chiến tranh Lê-Mạc lần thứ chín (1572)
- Chiến tranh Lê-Mạc lần thứ mười (1573-1574)
- Chiến tranh Lê-Mạc lần thứ mười một (1575)
- Chiến tranh Lê-Mạc lần thứ mười hai (1576)
- Chiến tranh Lê-Mạc lần thứ mười ba (1577)
- Chiến tranh Lê-Mạc lần thứ mười bốn (1578-1579)
- Chiến tranh Lê-Mạc lần thứ mười năm (1580-1583)
- Chiến tranh Lê-Mạc lần thứ mười sáu (1584-1585)
- Chiến tranh Lê-Mạc lần thứ mười bảy (1587)
- Chiến tranh Lê-Mạc lần thứ mười tám (1588)
- Chiến tranh Lê-Mạc lần thứ mười chín (1589)
- Chiến tranh Lê-Mạc lần thứ hai mươi (1592-1593)
- Chiến tranh Lê-Mạc lần thứ hai mốt (1600-1601)
- Chiến tranh Lê-Mạc lần thứ hai hai (1623-1625)
- Cuộc xung đột dai dẳng với quân Lê-Trịnh của họ Mạc khi cát cứ Cao Bằng (1638-1677)
- Chiến tranh Trịnh-Nguyễn lần thứ nhất (1627)
- Chiến tranh Trịnh-Nguyễn lần thứ hai (1633)
- Chiến tranh Trịnh-Nguyễn lần thứ ba (1643)
- Chiến tranh Trịnh-Nguyễn lần thứ tư (1648)
- Chiến tranh Trịnh-Nguyễn lần thứ năm (1655-1660)
- Chiến tranh Trịnh-Nguyễn lần thứ sáu (1661-1662)
- Chiến tranh Trịnh-Nguyễn lần thứ bẩy (1672)
Nội loạn và Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài
- Cuộc nội loạn trong phủ chúa của Trịnh Lịch và Trịnh Sầm (1645)
- Loạn kiêu binh lần thứ nhất (1674)
- Cuộc khởi nghĩa Tam Đảo của hoà thượng Nguyễn Dương Hưng (1737)
- Cuộc tạo phản của giặc Ngân Già Vũ Đình Dung (1739-1740)
- Cuộc khởi nghĩa của Đô Tế và Nguyễn Danh Phương (1739-1751)
- Cuộc khởi nghĩa của chúa Mường Thanh Hoàng Công Chất (1739-1769)
- Cuộc nổi dậy của Lê Duy Mật (1740-1770)
- Cuộc chính biến lật đổ chúa Trịnh Giang (1740)
- Loạn kiêu binh lần thứ hai (1741)
- Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Cừ và Nguyễn Hữu Cầu (1741-1743)
- Cuộc hành quân đánh tan sự cướp phá của người Lan Xang (1621)
- Cuộc tấn công đánh bại Chiêm Thành mở mang bờ cõi lần thứ nhất (1629)
- Xung đột Công ty Đông Ấn Hà Lan với Đàng Trong (1641-1643)
- Cuộc tấn công đánh bại nước Chiêm Thành mở mang bờ cõi lần thứ hai (1653)
- Cuộc can thiệp vào công việc nội bộ của Thủy Cao Miên (1658)
- Cuộc chiến tranh quy mô lớn bình định Chân Lạp của chúa Nguyễn (1689-1690)
- Cuộc chiến tranh xóa sổ hoàn toàn nước Chiêm Thành trên vũ đài lịch sử (1692-1693)
- Cuộc phản công giành lại vùng đất Sài Gòn-Gia Định của người Chân Lạp (1699)
- Cuộc can thiệp sang nội bộ Chân Lạp giúp Nặc Yêm lên ngôi (1711-1714)
- Cuộc nổi dậy giành giật lại khu vực Cửu Long Giang của người Chân Lạp (1729-1735)
- Chiến tranh Cao Miên-Chúa Nguyễn (1755-1756)
- Cuộc can thiệp quân sự của chúa Nguyễn sang Cao Miên lần thứ hai (1757)
- Cuộc kháng cự chống quân Xiêm La của Mạc Thiên Tứ ở Hà Tiên (1769)
- Xung đột Xiệm La-Chúa Nguyễn (1771-1772)
- Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn, 1771-1785
- Cuộc nam tiến của chúa Trịnh chống quân Tây Sơn (1774-1775)
- Loạn kiêu binh lần thứ ba (1782-1786)
- Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Trịnh lần thứ nhất (1786)
- Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Trịnh lần thứ hai (1786)
- Cuộc biến loạn của Nguyễn Hữu Chỉnh và Vũ Văn Nhậm (1786-1788)
- Chiến tranh Tây Sơn-Chúa Nguyễn, 1787-1802
- Chiến tranh Việt - Xiêm (1784)
- Cuộc chiến tranh nội bộ của anh em nhà Tây Sơn (1787)
- Chiến tranh Thanh-An Nam (1788-1789)
- Cuộc thanh trừng lẫn nhau giữa các tướng lĩnh nhà Tây Sơn (1795)
Nhà Nguyễn (1802 - 1945)
- Nổi dậy ở Đá Vách thời Nguyễn (1803-1885)
- Cuộc nổi dậy Phan Bá Vành (1821-1827)
- Cuộc nổi dậy Lê Duy Lương (1832-1838)
- Chiến tranh Việt–Xiêm (1833-1834)
- Cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi (1833-1835)
- Cuộc nổi dậy Nông Văn Vân (1833-1835)
- Cuộc nổi dậy Ba Nhàn, Tiền Bột (1833-1843)
- Các cuộc nổi dậy ở Hà Tiên (1840)
- Cuộc nổi dậy ở Ba Xuyên (1841)
- Cuộc nổi dậy ở Thất Sơn (1841)
- Cuộc nổi dậy Lâm Sâm (1841)
- Chiến tranh Việt–Xiêm (1841-1845)
- Cuộc nổi dậy Cao Bá Quát (1854-1856)
- Cuộc nổi dậy Tạ Văn Phụng (1861-1865)
- Cuộc khởi nghĩa Cai Vàng (1862-1864)
Thời kỳ Tái Vong Quốc và Tái Phục Quốc
Thời Pháp thuộc (1858-1956)
- Cuộc khởi nghĩa của cha con Trương Định và Trương Quyền (1859-1867)
- Khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực (1861-1868)
- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Huân (1862-1875)
- Khởi nghĩa Bảy Thưa (1867-1873)
- Chiến tranh Pháp-Thanh (1884-1885)
- Cuộc tấn công tại kinh thành Huế 1885
- Khởi nghĩa Cần Vương (1885-1888)
- Cuộc khởi nghĩa của Bạch Xỉ Hoàng Đế Đoàn Chí Tuân (1886-1896)
- Nghĩa hội Quảng Nam (1885-1887)
- Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895)
- Khởi nghĩa Nguyễn Xuân Ôn (1885-1887)
- Khởi nghĩa Đoàn Doãn Địch và Mai Xuân Thưởng (1885-1887)
- Khởi nghĩa Lê Thành Phương (1885-1887)
- Khởi nghĩa Bãi Sậy (1885-1889)
- Khởi nghĩa Hưng Hóa (1885-1890)
- Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)
- Khởi nghĩa Hùng Lĩnh (1886-1892)
- Khởi nghĩa Thanh Sơn (1890-1892)
- Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913)
- Khởi nghĩa Phan Xích Long (1913)
- Khởi nghĩa N'Trang Lơng (1911-1935)
- Chiến tranh Vui Tươi (1914-1918)
- Khởi nghĩa Thái Nguyên (1917-1918)
- Cuộc bạo động Lạng Sơn (1921)
- Cuộc bạo động Yên Bái (1930)
- Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930-1931)
- Phong trào Dân chủ Đông Dương (1936-1939)
- Chiến tranh Thế Giới (1939-1945)
- Nam Kỳ khởi nghĩa (1940)
- Khởi nghĩa Bắc Sơn (1940)
- Chiến dịch Đông Dương (1940)
- Chiến tranh Pháp-Thái (1940-1941)
- Binh biến Đô Lương (1941)
- Cao trào kháng Nhật cứu nước (1941-1945)
- Cuộc đảo chính Pháp tại Đông Dương của đế quốc Đại Nhật Bản (1945)
- Khởi nghĩa Ba Tơ (1945)
- Tổng khởi nghĩa Hà Nội (1945)
- Cách mạng tháng Tám (1945)
- Cuộc xung đột giữa Việt Nam và liên quân Anh-Pháp-Nhật (1945-1946)
- Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1946-1954)
Thời kỳ phân chia Nam Bắc lần thứ hai (1954-1976)
- Chiến tranh đơn phương (1954 - 1960)
- Phong trào BAJARAKA (1955 - 1964)
- Cuộc tấn công chiếm giữ phần phía đông quần đảo Hoàng Sa của Hải Quân Trung Quốc (1956)
- Cuộc chiến tranh tiễu phỉ ở biên giới phía Bắc (1959 - 1964)
- Mặt trận Giải phóng Cao nguyên (1964)
- Phong trào Đồng khởi (1960)
- Chiến tranh đặc biệt (1960 - 1965)
- Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1960
- Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963
- Sự kiện Vịnh Bắc Bộ (1964)
- Chiến tranh cục bộ (1965 - 1967)
- Chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần thứ nhất (1965 - 1968)
- Đông Dương hóa chiến tranh (1968 - 1973)
- Chiến tranh phá hoại Miền Bắc lần thứ hai (1972)
- Cuộc chiến giúp Pathet Lào của quân đội nhân dân Việt Nam (1954-1975)
- Cuộc chiến giúp Campuchia dân chủ của quân đội nhân dân Việt Nam (1970-1975)
- Hải chiến Hoàng Sa 1974
- Chiến dịch Trường Sa và các đảo trên Biển Đông (1975)
- Cuộc tổng tấn công và nội dậy mùa xuân năm 1975
Chiến tranh Đông Dương lần thứ ba (1975-1990)
- Xung đột biên giới Việt Nam-Campuchia (1975-1979)
- Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979
- Cuộc truy kích tiêu diệt tàn quân Khơ Me Đỏ của quân đội nhân dân Việt Nam (1979-1989)
- Xung đột biên giới Việt Nam-Trung Quốc 1979-1990
- Xung đột Thái Lan-Việt Nam 1982-1988
- Chiến tranh biên giới Lào-Thái Lan (1987-1988)
- Hải chiến Trường Sa 1988
Nhận xét
Đăng nhận xét