Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 45

-NÓI NHƯ CON "KÉT", LÀM NHƯ CON "KẸT"!
-QUAN "NỔ" = MỴ DÂN
-Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường".  
-Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!
-Không có KTNN sẽ không có CNXH! Nhưng KTNN phải hoạt động theo KTTT.
-Phí không khéo, sẽ làm cho "sưu cao thuế nặng", và như vậy, khác gì thời phong kiến!? 
-Không thể chối cãi: xã hội yếu kém phổ biến, là sai lầm của thể chế!
-Nhà nước "của dân, do dân và vì dân" mà vô trách nhiệm như thế à? Thế nào là định hướng XHCN !?
-Xây dựng ồ ạt, mở rộng tràn lan phạm vi đô thị như Hà Nội, tp HCM...là một định hướng nóng vội, sai lầm! Vì tác dụng làm cho dân giàu nước mạnh rất ít, lợi bất cập hại!
-Bảo vệ đảng và bảo vệ dân, cái nào ưu tiên hơn cái nào?
-Sắp chết đói không lo, chỉ lo "tự sướng" là sao, lũ quan liêu?
 -------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)


Chính phủ đề xuất dùng gần 11.000 ha đất làm 96 sân golf

Sân Golf Flamingo. (Ảnh minh họa qua golftoday.com.vn)
Sân Golf Flamingo. (Ảnh minh họa qua golftoday.com.vn)
Gần 11.000 ha đất làm 96 sân golf là con số mà Chính phủ đề xuất, trình Quốc hội xem xét.
Chiều ngày 21/3, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang đã trình bày trước Quốc hội về việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia, truyền thông trong nước đưa tin.
Ông Nguyễn Minh Quang cho biết, đến năm 2020 sẽ có 46,81 nghìn ha đất cơ sở thể dục – thể thao, cao hơn 2,05 nghìn ha so với chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc Hội (44,76 nghìn ha). Trong đó,  10.980 ha đất được dành để làm 96 sân golf.
Ông Quang trình bày, việc quy hoạch phát triển sân golf chủ yếu tại các khu vực đất có chất lượng kém, đất cát, đất chưa sử dụng; không sử dụng vào đất trồng lúa, đất màu, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng…

Báo cáo của Chính phủ cũng cho biết, đến năm 2020, diện tích nhóm đất nông nghiệp là 27.038,09 nghìn ha, tăng 306,33 nghìn ha so với Nghị quyết của Quốc Hội; diện tích đất rừng sản xuất là 9.267,94 nghìn ha, điều chỉnh tăng 1.135,82 nghìn ha so chỉ tiêu theo Nghị quyết của Quốc Hội, do một phần diện tích rừng phòng hộ chuyển sang rừng sản xuất, đồng thời tăng diện tích khoanh nuôi, bảo vệ và trồng mới hệ thống rừng sản xuất.
Trong diện tích đất nông nghiệp, đất trồng lúa sẽ giảm còn 3,76 triệu ha, giảm hơn 270 nghìn ha so với năm 2015.
Ngoài ra, trong 3,76 triệu ha đất trồng lúa, cho phép khoảng 400 nghìn ha được quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhưng được bảo vệ, không làm mất các điều kiện phù hợp để khi cần thiết vẫn trồng lúa trở lại được.
Nếu được Quốc hội thông qua, theo báo Dân Việt, đến năm 2020, sẽ có khoảng 96 sân golf được đầu tư phát triển, trong đó vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có 14 sân golf; đồng bằng sông Hồng 19 sân golf; Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ 30 sân golf; Tây Nguyên có bảy sân golf; Đông Nam Bộ có 22 sân golf; đồng bằng sông Cửu Long có 4 sân golf.
Bạch Liên tổng hợp

Lấy đất làm sân golf, nông dân làm gì để sống?

VietnamNet

- “Người dân đang rất cần đất nông nghiệp để sản xuất. Cuộc khủng hoảng kinh tế khiến nhiều công nhân mất việc làm và nhiều người trong số họ đã quay trở lại với ruộng đồng. Dự án sân golf lấy đất của họ, họ biết làm gì để sống?”. Ý kiến bạn đọc về quyết định phê duyệt thêm dự án sân golf của UBND TP. Hà Nội. Dự án sân golf đã lấy đi đất của nhiều nông dân. (Ảnh VNN) Mất đất, nông dân làm gì để sống? Đất nước ta là đất nước nông nghiệp, hơn 70% dân số hoạt động trong lĩnh vực này. Nhưng hàng năm, có chục hàng ngàn hécta đất nông nghiệp được sử dụng cho công nghiệp, giải trí, dịch vụ. Chỉ trong vài năm trở lại đây, toàn bộ dải đất nông nghiệp màu mỡ từ Ba La cho đến Kim Bài (Hà Tây cũ) đã trở thành đất dùng cho dịch vụ và công nghiệp. Không phải là tất cả khu đất đều được sử dụng đúng theo qui hoạch, nhiều diện tích vẫn bỏ hoang vài năm nay. Thế thì mới có cảnh người dân Hà Nội nuôi hàng trăm con trâu, bò thả cho gặm cỏ ở trong nội thành Hà Nội. Đó là đất nông nghiệp để xây dựng các công ty sản xuất giày, may mặc, dù sao cũng tạo công ăn việc làm cho người dân. Thế còn xây dựng sân golf thì phục vụ những ai, tạo công ăn việc làm cho ai? Người dân có đánh golf không, công nhân có đánh golf không, viên chức có đánh golf không? Khi không có đất để làm nông nghiệp, người dân sẽ làm gì? Tiền tiêu được vài năm, hết rồi thì kiếm ở đâu ra khi không còn đất? Nguyen Thanh Binh, Hà Nội.Nguyễn Quang Vinh
- “Người dân đang rất cần đất nông nghiệp để sản xuất. Cuộc khủng hoảng kinh tế khiến nhiều công nhân mất việc làm và nhiều người trong số họ đã quay trở lại với ruộng đồng. Dự án sân golf lấy đất của họ, họ biết làm gì để sống?”. Ý kiến bạn đọc về quyết định phê duyệt thêm dự án sân golf của UBND TP. Hà Nội. Mất đất, nông dân làm gì để sống? Đất nước ta là đất nước nông nghiệp, hơn 70% dân số hoạt động trong lĩnh vực này. Nhưng hàng năm, có chục hàng ngàn hécta đất nông nghiệp được sử dụng cho công nghiệp, giải trí, dịch vụ. Chỉ trong vài năm trở lại đây, toàn bộ dải đất nông nghiệp màu mỡ từ Ba La cho đến Kim Bài (Hà Tây cũ) đã trở thành đất dùng cho dịch vụ và công nghiệp. Không phải là tất cả khu đất đều được sử dụng đúng theo qui hoạch, nhiều diện tích vẫn bỏ hoang vài năm nay. Thế thì mới có cảnh người dân Hà Nội nuôi hàng trăm con trâu, bò thả cho gặm cỏ ở trong nội thành Hà Nội. Đó là đất nông nghiệp để xây dựng các công ty sản xuất giày, may mặc, dù sao cũng tạo công ăn việc làm cho người dân. Thế còn xây dựng sân golf thì phục vụ những ai, tạo công ăn việc làm cho ai? Người dân có đánh golf không, công nhân có đánh golf không, viên chức có đánh golf không? Khi không có đất để làm nông nghiệp, người dân sẽ làm gì? Tiền tiêu được vài năm, hết rồi thì kiếm ở đâu ra khi không còn đất? Nguyen Thanh Binh, Hà Nội.Nguyễn Quang Vinh Dù vô tình hay cố ý Lãnh đạo các tỉnh, thành vẫn không thể bao biện cho việc lây đất Nông nghiệp làm sân Golf bởi thực tế hâu như các khu vực dự định hay đã làm sân Golf vốn dĩ đều là đất đang sản xuất Nông nghiệp hiệu quả. Giả dụ như họ lấy đất trống, đồi trọc để làm thì là một nhẽ, dĩ nhiên là các "Nhà đầu tư" không dại bởi vừa xa, môi trường không thuận tiện (nên mới khô cằn) và chi phí nuôi trồng cây, cỏ sẽ khá cao, thế nên hầu hết các Tỉnh, Thành phố đều "cho phép" nhà đầu tư lấy đất Nông nghiệp. Nhưng làm sân Golf để làm gì, phục vụ cho ai ! Nếu chúng ta cứ ngụy biện là để Phát triển du lịch, Thu hút đầu tư... thì quả là "lấy vải thưa che mắt thánh" bởi với 1 cái sân Golf rộng hàng mấy chục Héc ta đất, cả trăm người chăm sóc, phục vụ, mỗi năm sủ dụng 1 lượng nước ngầm và hóa chất gấp cả chục lần so với làm Nông nghiệp và chỉ để phục vụ cho mấy chục người chơi Golf thì quả là "hiệu quả kinh tế, xã hội" cao khiếp khủng!!!. Phát triển kinh tế xã hội bền vững thì không thể chỉ kiến thiết khu vui chơi giải trí cho người giàu, người có địa vị mà cần phải giải quyết chỗ ăn ở, sinh hoạt và môi trường sản xuất kinh doanh cho Cộng đồng, đặc biệt là ở khu vực Nông thôn. Giá mà ngưòi ta đầu tư máy móc, công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tạo công ăn việc làm cho người lao động ở Nông thôn thì có phải là kinh tế, xã hội sẽ phát triển bền vững hay không ! ? Nguyễn Quang Vinh Đà nẵng E-mail: Vinhquangnguyen1984@gmail.com Tôi được biết Hà Nội sau khi sáp nhập đã có 18 dự án sân golf, mới đây Hà Nội lại tiếp tục duyệt thêm 1 dự án sân golf nữa, tôi e là không ổn. Hơn lúc nào hết, người dân đang rất cần đất nông nghiệp để sản xuất. Cuộc khủng hoảng kinh tế khiến nhiều công nhân mất việc làm và nhiều người trong số họ đã quay trở lại với ruộng đồng. Dự án sân golf lấy đất của họ, họ biết làm gì để sống? Ngọc Linh, Hải Phòng. Đất nước ta có đến 80% là nông dân phải sống dựa vào việc trồng lúa nước. Việc tự cung cấp lúa gạo, lương thực nuôi sống bản thân và gia đình đều phụ thuộc và mảnh ruộng, cái vườn. Nay, chỉ vì một số người muốn chơi golf mà phải hy sinh lợi ích của số đông người, như vậy e không đúng với đạo lý. Pham Van Thu, nguoidungtuoi50@... Đề nghị xem xét lại dự án sân golf và các dự án tương tự... Ở nhiều nơi, dân bị thu hồi đất, không có công ăn việc làm, xảy ra nhiều tiêu cực. Nguyễn Nguyên, nguyen127604@... Xây dựng hàng loạt sân golf, rồi nông dân chúng tôi sẽ sống bằng gì? Sẽ làm gì ra tiền để mua gạo và lương thực, thực phẩm mà lẽ ra chúng tôi có thể làm ra được? Nguyên, Hà Nội Đất nước đang rất cần công trình phục vụ dân sinh Tôi đề nghị xem xét lại dự án này xây sân golf này. Với 1 nước nghèo như chúng ta mà xây bao nhiêu khu vui chơi cho người giàu, vậy thì người nghèo ở đâu, lấy đất đâu mà canh tác? Nên duyệt cho những dự án nào hợp lý thì hơn như làm đường cao tốc để phục vụ dân sinh. Nguyễn Ngọc Lê, ngocle20001@... Tôi nghĩ, cả nước hiện nay ồ ạt xây dựng sân golf sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế cho đất nước. Người chơi golf là những người giàu, trong khi đó người nghèo đang rất cần các công trình công cộng như trường học, bệnh viện… Hoa Lưu, Tiền Giang, chuhoanh@...

Báo động nước nhiễm mặn chưa từng có

19/07/2015 08:00 GMT+7
    TT - Đã có gần 2.000 ha đất sản xuất lúa hè thu của các huyện Giang Thành, Hòn Đất, Châu Thành và TP Rạch Giá (Kiên Giang) bị thiệt hại nặng do nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng. 
    Báo động nước nhiễm mặn chưa từng có
    Nhiều địa phương ở ĐBSCL đang điêu đứng vì nước nhiễm mặn bất thường, làm lúa chết, gia súc ngắc ngoải và con người khốn khổ. Trong ảnh: anh Trần Văn Tú (Hòn Đất, Kiên Giang) phải nhổ bỏ lúa chết vì ảnh hưởng của nước mặn - Ảnh: HỮU KHOA
    Đợt hạn hán từ đầu tháng 7 đến nay hết sức bất thường trong suốt 15 năm qua.
    Chưa kể những thiệt hại ở lĩnh vực chăn nuôi, sinh hoạt và đời sống của ít nhất 300.000 dân sinh sống tại Rạch Giá và các vùng phụ cận ở Châu Thành, Hòn Đất, Tân Hiệp.
    Theo ông Nguyễn Văn Tâm - giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, nguyên nhân của đợt xâm nhập mặn lịch sử năm nay do mực nước ngọt ở thượng nguồn trên sông Cửu Long xuống thấp.
    Ở một số nơi bị nhiễm mặn nhẹ, nông dân chỉ cần cấy giặm cho lúa dày, mật độ đều. Ở vùng nhiễm nặng như ấp Tân Điền, Hưng Giang, xã Mỹ Lâm (Hòn Đất), bà con nông dân phải thuê máy cày trục bỏ lúa chết, gieo sạ lại từ đầu.
    Thậm chí như ở xã Bình An (huyện Châu Thành), bà con cày ải đất xong cả tháng nay vẫn chưa có nước ngọt để sạ lúa. Nhiều người nóng ruột thấy trời mưa đem lúa giống ra sạ cầu may đã bị mất trắng.
    Nhiều nơi lúa sắp trổ đòng nhưng bị nhiễm mặn khiến cây lúa èo uột, làm chi phí phân thuốc tăng lên gấp đôi, gấp ba lần so với những năm trước.
    “Tui đi làm mướn ở xa, canh con nước ngọt hằng năm về nhà tính sạ lúa. Nhưng chờ hơn tháng nay mà chưa thấy nước ngọt như mọi năm cho nên vài bữa nữa chắc đóng cửa nhà đi mần mướn tiếp, chứ ở nhà chờ nước hoài chắc chết đói” - ông Danh Tui, ngụ ấp An Phước, xã Bình An (huyện Châu Thành), bày tỏ.
    Tương tự, gia đình bà Quỳnh Thị Kim Tuyền, ngụ ấp Tân Điền, xã Mỹ Lâm (Hòn Đất), cho biết thả nuôi 700 con vịt. Đàn vịt sắp tới ngày kêu lái vô cân mua uống phải nước mặn chết hết, ước tính tổng thiệt hại khoảng 40 triệu đồng.
    Còn tại Rạch Giá, đợt xâm nhập mặn lịch sử đã để lại dấu ấn như một hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt và đời sống, sản xuất, kinh doanh của trên 250.000 dân.
    Ông Lê Xuân Hiền - phó giám đốc Đài khí tượng thủy văn Kiên Giang - dự báo đợt mặn lịch sử này vẫn còn tiếp tục do lượng nước ngọt ở đầu nguồn sông Cửu Long tại Tân Châu và Châu Đốc thấp hơn cùng kỳ từ 0,3 - 0,7m, coi như năm nay không có nước lũ đổ về.
    Hiện toàn bộ 18 cống ngăn mặn chạy dài từ Hòn Đất về tới Rạch Giá đều đã đóng kín để ngăn mặn, giữ ngọt nhưng vẫn chưa thể dự báo khả quan cho thời gian tới.
    Mặn xâm nhập bất thường lần đầu tiên trong 20 năm qua
    Ngày 18-7, ông Lê Phước Đại - chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang - cho biết hằng năm xâm nhập mặn dứt điểm vào giữa tháng 5 thì năm nay đã gần cuối tháng 7 lại xảy ra tình trạng mặn xâm nhập bất thường sâu vào nội đồng.
    Qua ghi nhận, mặn xuất hiện bất thường tại Hậu Giang từ ngày 7-7, đến ngày 18-7 mặn đã lấn sâu vào địa bàn của huyện Long Mỹ, huyện Phụng Hiệp và thành phố Vị Thanh, với độ mặn dao động từ 1,1‰ đến hơn 6‰.
    Nước mặn đã xâm nhập theo kênh xáng Xà No hướng từ tỉnh Kiên Giang vào sâu địa phận thành phố Vị Thanh và tuyến kênh Quản Lộ Phụng Hiệp từ tỉnh Bạc Liêu vào địa phận huyện Long Mỹ và Phụng Hiệp.
    Ông Cam Quang Vinh, chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho biết do tình hình mặn xâm nhập bất ngờ nên người dân địa phương gặp nhiều lúng túng.
    Đây là lần đầu tiên trong 20 năm qua địa bàn huyện Phụng Hiệp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi xâm nhập mặn vào giữa mùa mưa.
    LÊ DÂN
    Báo động nước nhiễm mặn chưa từng có
    Chờ lấy nước từ xe bồn của Công ty Cấp nước Kiên Giang
    Báo động nước nhiễm mặn chưa từng có
    Người dân dùng can nhựa 20 lít chở nước về trữ khi TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang bị nước mặn tấn công
    Báo động nước nhiễm mặn chưa từng có
    Người dân lấy nước tại một cái giếng cổ về sinh hoạt khi Rạch Giá cúp nước
    Báo động nước nhiễm mặn chưa từng có
    Trẻ em P.Vĩnh Thanh, Rạch Giá phụ gia đình lấy nước từ một điểm cho nước từ thiện về nhà sử dụng sau ba ngày cúp nước
    Báo động nước nhiễm mặn chưa từng có
    Ông Lê Xuân Hiền - phó giám đốc Đài khí tượng thủy văn Kiên Giang - đo độ mặn trong nước tại đường ống cấp nước sinh hoạt cho dân là 1 - 1,1‰ vào sáng 16-7. Trong khi đó tiêu chuẩn độ mặn sử dụng nước sinh hoạt là 0,25‰
    Báo động nước nhiễm mặn chưa từng có
    Người dân đi cấy lúa với bữa cơm trưa đạm bạc trước ruộng lúa bị nước mặn xâm nhập chết trắng đồng
    Báo động nước nhiễm mặn chưa từng có
    Ông Mạch Văn To, ngụ tại P.Vĩnh Thông, TP Rạch Giá, cho biết nước mặn liên tiếp xâm nhập vào ruộng lúa gây thiệt hại nên ông chuyển sang trồng cây ăn trái
    Báo động nước nhiễm mặn chưa từng có
    Ông Nguyễn Văn Thành, 48 tuổi, ngụ Hòn Đất, chặt bỏ bờ đậu bắp gần thu hoạch vì bị vàng lá sắp chết do nhiễm mặn
    Báo động nước nhiễm mặn chưa từng có
    Người dân nhổ mạ từ nơi khác đến giặm vào những chỗ lúa chết do mặn xâm nhập
    Báo động nước nhiễm mặn chưa từng có
    Nhiều loài cá nước ngọt chết trên ruộng do nước mặn xâm nhập
    Báo động nước nhiễm mặn chưa từng có
    Nhiều nông dân tỉnh Kiên Giang phải bỏ lúa mới gieo sạ vì bị nước mặn xâm lấn làm lúa chết gần hết
    Báo động nước nhiễm mặn chưa từng có
    Đàn vịt hơn 500 con sắp bán của chị Trần Thị Đo (Hòn Đất) chết gần hết vì uống phải nước mặn, gây thiệt hại gần 30 triệu đồng
    Báo động nước nhiễm mặn chưa từng có
    Sáng 16-7, hồ chứa nước của Công ty TNHH MTV Cấp nước Kiên Giang hoạt động hết công suất vẫn không đủ nước cấp cho người dân TP Rạch Giá
    HỮU KHOA - KHOA NAM

    Điêu đứng vì khô hạn, nhiễm mặn sớm

    31/05/2013 10:03 GMT+7
      TT - Nguy cơ một vụ mùa trắng tay đang rình rập nông dân miền Trung do đồng ruộng bị khô hạn và các dòng sông nhiễm mặn sớm.
      Điêu đứng vì khô hạn, nhiễm mặn sớm Phóng to
      Trạm bơm Tứ Câu (Quảng Nam) ngừng hoạt động làm kênh dẫn nước cạn trơ đáy - Ảnh: Tấn Vũ
      Dù đã đến vụ đổ ải (đổ nước cho mềm đất rồi gieo lúa) nhưng hàng ngàn hecta ruộng lúa của nông dân ở Quảng Nam, Đà Nẵng vẫn trơ ra vì thiếu nước. Hàng loạt trạm bơm đứng máy vì nước nhiễm mặn.
      Vỡ kế hoạch gieo sạ
      Thủy điện xả nước vẫn không đủ “giải khát”
      Từ ngày 15-5 đến nay, hai nhà máy thủy điện A Vương và Đắk Mi 4 xả nước gấp đôi lưu lượng yêu cầu trong nhiều ngày liên tục, kết hợp với trời mưa nhưng vẫn không đủ “giải khát” cho hạ du tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng trong cơn hạn nặng. Tại Nhà máy nước Cầu Đỏ, do độ mặn trên sông Cầu Đỏ từ ngày 15-5 đến nay vẫn khá lớn, từ 500-1.200mg/lít, nên Công ty TNHH MTV Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) vẫn phải bơm nước từ thượng lưu đập dâng An Trạch về để sản xuất, cấp nước sinh hoạt cho người dân TP. Theo Dawaco, tính từ đầu năm 2013 đến nay có 115 ngày nước sông Cầu Đỏ bị nhiễm mặn gần như liên tục.
      HẢI THƯ
      Trên những cánh đồng như Khái Tây (Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng), Điện Ngọc (Điện Bàn, Quảng Nam)... hàng ngàn nông dân ngồi chờ nước với nỗi lo kế hoạch gieo sạ bị đổ vỡ. Sáng 30-5, ngồi trên cánh đồng Khái Tây đang “chết khát”, nông dân Lê Văn Long buồn bã nói: “Theo lịch thời vụ như mọi năm thì thời điểm này chúng tôi đã gieo sạ được nửa tháng. Vậy mà năm nay mặn “ăn” quá sâu vào sông nên các trạm bơm không thể bơm nước lên đồng.
      Đất đã cày xong, lúa, phân đã chuẩn bị sẵn nhưng nông dân mỏi mòn ngồi chờ nước. Bây giờ chỉ trông chờ vào việc ngăn sông chặn mặn nhưng không biết bao giờ mới xong, nước mới về đồng”.
      Theo ông Long, nếu như mọi năm ao hồ trong các khu dân cư có nước, nông dân tranh thủ thuê máy bơm ra đồng để gieo sạ khi nước sông nhiễm mặn. Còn năm nay nước trong ao hồ cũng đã “vét” sạch để tưới cho vụ đông xuân nên giờ không còn giọt nào.
      Trạm bơm Tứ Câu (xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn), nơi tưới tiêu cho hơn 230ha lúa của nông dân xã Điện Ngọc và hàng chục hecta ở phường Hòa Quý (Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng) đã dừng hoạt động nhiều ngày nay. Hàng loạt kênh mương nội đồng từ nhà máy nối với các cánh đồng đều trơ đáy.
      Ông Nguyễn Xuân Hồng, phụ trách trạm bơm Tứ Câu, cho biết chưa bao giờ mặn xâm nhập sớm như hiện nay. Những năm trước các cánh đồng ở Điện Ngọc giờ này lúa đã lên xanh. Nhưng năm nay cánh đồng mênh mông chỉ là những luống cày khô khốc. Có những thửa ruộng người dân chưa cày ải, nứt nẻ trên những đám rạ cháy. “Mặn nhiễm sớm quá. Nồng độ mặn từ đầu tháng đến nay trung bình 3-4‰ nên không thể nào bơm đổ ải được” - ông Hồng nói.
      Trạm bơm Cẩm Sa thuộc xã Điện Nam Bắc (Điện Bàn) cũng trong tình cảnh tương tự. Tình trạng mặn xâm nhập sớm khiến 86ha ruộng của người dân nơi này không thể đổ ải. Nếu như các dòng sông bị nước mặn tấn công thì ngược lại ở các huyện vùng cao Quảng Nam nước thiếu vì các ao hồ cạn kiệt. Ông Đinh Thương, trưởng Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tiên Phước, cho biết đến nay toàn huyện có 1.600ha lúa gieo sạ, còn hơn 800ha đất ruộng bị thiếu nước do các hồ chứa bị cạn.
      Ngăn sông đẩy mặn
      Theo lịch trình gieo sạ của ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Nam, từ 15 đến 31-5 tất cả cánh đồng bắt đầu đổ ải. Tuy nhiên, những ngày qua hàng trăm hecta ruộng lúa vẫn nằm trơ dưới nắng chờ nước về. Ông Nguyễn Minh Tuấn, chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Quảng Nam, cho biết chính quyền đang tích cực đôn đốc đơn vị thi công đắp đê ngăn sông Vĩnh Điện để chống mặn. Ứng phó với tình hình nhiễm mặn ở hạ du sông Thu Bồn, chính quyền tỉnh chi 2 tỉ đồng để ngăn sông nhập mặn. Dự kiến công trình này sẽ hoàn thành sau một tháng thi công, tuy nhiên đến nay mặn đã xâm nhập sớm khiến tiến độ công trình không kịp như mong đợi.
      Ông Nguyễn Đình Hải - phó giám đốc Công ty TNHH một thành viên Khai thác thủy lợi Quảng Nam - cho biết hơn 10 ngày qua mặn liên tục xâm nhập sâu vào hạ lưu sông Thu Bồn với nồng độ vượt mức cho phép rất nhiều lần khiến tình hình trở nên căng thẳng. Ông Hải nói: “Theo kế hoạch thì đến ngày 31-5 phải tổ chức gieo sạ xong 230ha đất canh tác lúa ở nhiều nơi trên địa bàn xã Điện Ngọc. Tuy nhiên, do mặn thường xuyên xâm nhập, giờ này vẫn chưa có 1ha đất nào được xuống giống vì không có nước để đổ ải. Tình hình bây giờ căng lắm. Nếu mặn vẫn giữ ở nồng độ cao thì hàng loạt diện tích đất sản xuất lúa của nông dân Điện Ngọc phải bỏ hoang trong vụ hè thu 2013 này”.
      Quảng Ngãi: 1.500ha đất bị ảnh hưởng
      Ngày 30-5, trong thời điểm gieo sạ vụ lúa hè thu nhưng nhiều nông dân Quảng Ngãi phải tập trung chống xâm nhập mặn. Ông Nguyễn Mậu Văn - phó Giám đốc Sở NN&PTNT Quảng Ngãi - cho biết theo thống kê của sở, thời điểm này toàn tỉnh còn khoảng 1.500ha đất sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là đất lúa bị xâm nhập mặn, tập trung ở các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa và Đức Phổ.
      Để ngăn mặn, địa phương và người dân ở những nơi có đất nông nghiệp bị ảnh hưởng đã huy động đắp đập bồi chống nước mặn xâm nhập. Ông Nguyễn Mậu Văn nói hiện sở đang đánh giá lại mức độ xâm nhập mặn và đề nghị trung ương hỗ trợ 50 tỉ đồng để chống hạn và xâm nhập mặn vụ hè thu này. UBND tỉnh cũng đang trình Bộ NN&PTNT phê duyệt tuyến đê biển chiều dài 87km, với nhu cầu vốn khoảng 7.800 tỉ đồng để căn cơ ngăn chặn được tình trạng xâm nhập mặn.
      VÕ MINH
      TẤN VŨ - HỮU KHÁ

      Xâm nhập mặn và khô hạn nặng vùng ĐBSCL

      2016-03-01

      Nhiều khu vực tại Đồng bằng Sông Cửu Long đang bị nước mặn xâm nhập sâu và khô hạn nặng gây hại. Tình trạng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định là cấp bách và có chỉ đạo từ giữa tháng hai vừa qua.
      Thực tiễn ra sao và cần có những biện pháp thế nào để giảm thiểu tác hại cho nông dân?
      Nhận định từ cơ quan chức năng
      Hội nghị Phòng chống xâm nhập mặn các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long được tổ chức tại thành phố Cần Thơ vào ngày 17 tháng 2 vừa qua. Đích thân ông phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dự và sau đó đi tham quan một số nơi bị tác động nặng nề hiện nay.
      Nhận định của Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn Việt Nam đưa ra tại hội nghị cho thấy diện tích lúa đông xuân 2015- 2016 ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long bị ảnh hưởng do hạn, mặn nặng là hơn 100 ngàn hecta, chiếm gần 7% diện tích xuống giống. Cụ thể tại hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau có 54 ngàn héc ta lúa bị thiệt hại; nếu qui ra tiền số thất thu có thể hơn 1 ngàn tỷ đồng.
      Một quan chức của tỉnh Hậu Giang cho biết thị xã Ngả Bảy của tỉnh này từ bao đời nay chưa hề bị xâm nhập mặn nhưng năm nay phải chịu và có 400 hecta lúa trong tỉnh bị thiệt hại rồi.
      Sở Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn tỉnh Sóc Trăng cho biết đến trung tuần tháng hai, toàn tỉnh có gần 9 ngàn héc ta lúa bị tác động bởi hạn, mặn. Cơ quan chức năng tỉnh Bạc Liêu cũng cảnh báo nếu mặn xâm nhập sâu thì thỉnh này sẽ mất trắng 2500 hec ta lúa.
      Thời tiết đã khô hạn, nước bơm lên mặt đất lại bốc hơi rất nhanh, do đó nước trong các sông rạch bị mất rất nhiều. Từ đó làm xâm nhập mặn càng sâu vào trong đất liền của Đồng bằng Sông Cửu Long.
      – Tiến sĩ Dương Văn Ni
      Tỉnh Bến Tre cũng nói có trên 10 ngàn héc ta lúa đông xuân 2015-2016 bị thiệt hại; hằng trăm diện tích cây ăn trái cũng bị ảnh hưởng do thiếu nước ngọt.
      Chủ tịch tỉnh Cà Mau, Nguyễn Tiến Hải cho biết, mực nước trung bình tại tỉnh này giảm hơn 0,3 mét; nếu như khô hạn kéo dài trong thời gian tới thì nguy cơ cháy rừng tại Cà Mau rất cao.
      Tiến sĩ Dương Văn Ni, thuộc trường Đại Học Cần Thơ, trình bày về thực tế nhiễm mặn, hạn hán ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó:
      “Trước hết nguồn nước năm nay ít hơn so với nhiều năm và ít hơn so với nguồn nước trung bình của hằng năm; như vậy mặn xâm nhập cũng lâu hơn, nhiều hơn so với những năm trung bình. Đây cũng là sự kéo dài thay đổi thời tiết: từ cuối năm 2013, đầu năm 2014 đã có dấu hiệu lượng mưa trong lưu vực sông Mê kong giảm; nhưng đặc biệt mùa mưa trong năm 2014 lượng mưa giảm rất đáng kể, kéo dài từ phía bắc Lào qua đến miền bắc Thái Lan, qua Kampuchia và qua cả Việt Nam. Vì lượng mưa của năm 2014 giảm một cách đáng kể như vậy nên đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam trong năm 2015 không có nước lũ về.
      Lượng mưa giảm đặc biệt như vậy, nhất là năm 2014 giảm một cách trầm trọng, theo nhiều người do ảnh hưởng của hiệu ứng El Nino làm cho lượng mưa của khu vực giảm. Điều đó làm cho lượng nước về đồng bằng sông Cửu Long cũng như lượng nước tại chỗ giảm đáng kể. Đó là nguyên nhân làm cho hạn hán và xâm nhập mặn tại Đồng bằng Sông Cửu Long năm nay nghiêm trọng hơn những năm khác.
      Về các đập thủy điện dứt khoát có tác động rồi. Nhưng chúng ta cần phải thấy là lượng nước tích trong các hồ thủy điện, có nhiều hồ cạn không có nước. Điều đó chứng tỏ lượng nước đổ về các khu trữ nước hồ thủy điện đã không đủ, chứ không phải các hồ thủy điện đã tích đầy nước trong khi dưới hạ lưu không có nước. Từ đó chúng ta thấy lượng mưa giảm trên toàn khu vực là nguyên nhân chính.
      Nguyên nhân tiếp theo là những hồ thủy điện giữ một lượng nước rất quan trọng mà lẽ ra phải để một phần chảy xuống hạ lưu.
      Thứ ba nữa diện tích đất nông nghiệp, đặc biệt là diện tích lúa của nhiều quốc gia ví dụ như của Thái Lan, Kampuchia hay của Việt Nam ( diện tích lúa canh tác trong mùa nắng) tăng lên rất nhanh do vậy cần lượng nước bơm tưới rất nhiều. Đó là nguyên nhân làm cho lượng nước sử dụng bốc hơi đi rất nhanh. Thời tiết đã khô hạn, nước bơm lên mặt đất lại bốc hơi rất nhanh, do đó nước trong các sông rạch bị mất rất nhiều. Từ đó làm xâm nhập mặn càng sâu vào trong đất liền của Đồng bằng Sông Cửu Long.”
      Một người chuyên canh dừa ở Bến Tre cho biết tình trạng nhiễm mặn năm nay so với thời gian trước và những ảnh hưởng đối với vườn dừa nhà ông:
      “Thời tiết không biết sao 2-3 năm rồi lại ‘ngọt’. Trước đây nước ở khu vực này chỉ chừng 4-5/1000 nên dừa rất tốt. Thế nhưng độ mặn tăng lên 10/1000 một thời gian cũng lâu. Tôi đắp đê không cho nước mặn vào hai lần nên chỉ còn chừng 2/1000. Hai ba năm vừa rồi lại ngọt khiến mình chủ quan. Năm nay do El Nino nên mặn lên quá chừng, trở tay không kịp. Thường thường qua tết mới mặn, nhưng năm nay tháng 10 âm lịch đã mặn rồi và đồng thời độ mặn cao hơn nhiều.”
      Giải pháp
      Tại hội nghị vào ngày 17 tháng 2 ở Cần Thơ, ông phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Nông nghiệp- Phát triển Nông thôn phối hợp với các tỉnh, thành trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long xem lại lịch thời vụ, chủ động dự báo cho dác địa phương và người dân để chủ động đối phó và xử lý các tình huống xãy ra.
      040_bkp240615n1-400
      Bơm nước cho một cánh đồng khô hạn. AFP photo
      Ông Nguyễn Xuân Phúc cho biết chính phủ sẽ xem xét ưu tiên dành 2300 tỷ đồng từ nguồn vốn trái phiếu chính phủ cũng như vốn ODA cho đồng bằng Sông Cửu Long chống hạn, mặn.
      Những hộ dân bị thiệt hại từ 70% trở lên sẽ được Bộ Tài chính và địa phương hỗ trợ theo mức 2 triệu đồng một héc ta.
      Tiến sĩ Dương Văn Ni cho biết về những biện pháp được triển khai lâu nay:
      “Thực ra không phải đến nay mà cách đây đã 3-4 năm vấn đề mặn xâm nhập vào đồng bằng sông Cửu Long cũng đã được các nhà khoa học cảnh báo, cũng được các cấp chính quyền lưu ý. Một số nơi chọn giải pháp tăng cường các công trình thủy lợi, tăng cường hệ thống đê ngăn mặn, tăng cường hệ thống cống đập… Một số nơi áp dụng biện pháp như chuyển đổi cây trồng, chuyển đổi mùa vụ, thay đổi giống… Một số nơi cũng có chủ trương giảm diện tích lúa, đẩy diện tích những loại cây trồng cạn như đậu, mè lên để giảm bớt lượng nước tiêu thụ.”
      Người nông dân xứ dừa Bến Tre thì cho rằng cơ quan chức năng có nói về những biện pháp hỗ trợ, tuyên truyền cho người dân về những thay đổi bất lợi của thời tiết; tuy nhiên thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu:
      Trong phần lớn các giải pháp thì phần lớn chỉ mang tính đối phó nhiều hơn là một giải pháp lâu dài. Theo tôi giải pháp lâu dài là làm so cho người dân có đủ năng lực để ứng phó với các rủi ro.
      – tiến sĩ Dương Văn Ni
      “Hôm trước có cho một số tiền để làm lộ nhưng làm không nên thân đến đâu hết! Nay được một khúc kha khá thôi, còn vẫn chưa được. Đê bao thì không nghe nói gì hết. Vùng trên thấy có chú ý, còn vùng này không thấy ai nói gì; mình chỉ lo cho mình thôi. Mình tự đắp đê bao ngăn mặn cho mình; lý ra nếu đừng chủ quan thì nếu bên ngoài 10/1000 thì trong tôi chỉ chừng 5/1000 thôi.”
      Theo tiến sĩ Dương Văn Ni những biện pháp giảm thiểu tác động bất lợi của thời tiết, khí hậu đối với hoạt động canh tác của nông dân cần phải có chiến lược mang tính đồng bộ và tầm nhìn xa chứ không thể như lâu nay, ông phát biểu:
      “Trong phần lớn các giải pháp thì phần lớn chỉ mang tính đối phó nhiều hơn là một giải pháp lâu dài. Theo tôi giải pháp lâu dài là làm so cho người dân có đủ năng lực để ứng phó với các rủi ro. Người ta có đủ khả năng, đủ kiến thức để sử dụng ứng phó với những thay đổi bất thường của môi trường. Việc đó không thể trong ngày một ngày hai, cần phải có thời gian và phải làm sớm.
      Điều thứ hai không kém phần quan trọng là phải rà soát lại những vùng phù hợp cho việc canh tác lúa thì giữ lại, còn những vùng nào bấp bênh thì phải mạnh dạn không khuyến khích người ta trồng cây lúa trong những vùng đó. Bởi vì cho đến nay nhìn lại thiệt hại được báo cáo ở nhiều địa phương thì phần lớn thiệt hại trên cây lúa; không có nặng nề lắm đối với những lãnh vực khác. Như nuôi trồng thủy sản cũng có thiệt hại nhưng không trầm trọng. Và về lâu về dài phải nghĩ đến chuyện giảm mật độ dân cư ở những vùng cực kỳ rủi ro như vùng duyên hải.”
      Một người nông dân tại Đồng Tháp khi được hỏi ý kiến về thực tế ứng phó lâu nay trước những đổi thay về thời tiết, nguồn nước…, người này cho biết tự thân xoay xở chứ không nghe cơ quan chức năng nói gì và trong thực tế cũng như chuyện buôn bán, người dân làm được thì ăn, còn mất mùa thì chịu chứ ai mà lo cho.
      Một cánh đồng khô hạn vùng Đồng bằng sông Cửu Long

      Hạn mặn, dân cắt lúa cho bò ăn

      HOÀNG NAM - Thứ Sáu, ngày 18/3/2016 - 02:45
      (PL)- Một khối nước từ lúc hút dưới sông khi đến tay người dân sẽ có giá 200.000 đồng. Với người dân TP Bến Tre, chưa bao giờ nước ngọt ở xứ này lại có giá cao kỷ lục đến thế.
      Lúa chết khô phải cắt cho bò ăn, cây ăn trái chết héo tại vườn, gia súc thiếu nước uống, hàng trăm ngàn hộ dân phải mua nước ngọt với giá cao… là những hậu quả nặng nề của đợt hạn mặn lịch sử tại các tỉnh miền Tây năm nay.
      Bất lực nhìn lúa chết
      Ngày 17-3, chúng tôi đến nhà ông Nguyễn Văn Phe, nông dân ở ấp Phú Thạnh, xã Long Phụng, Cần Giuộc. Đây là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng từ đợt hạn mặn năm nay.
      Dẫn chúng tôi ra thăm thửa ruộng khô nứt nẻ nằm phơi mình giữa nắng trưa gay gắt, ông Phe bùi ngùi: “Gia đình tôi chỉ có tròm trèm một công đất lúa. Để đủ sống, năm nào tôi cũng phải mướn thêm ruộng để sản xuất. Vụ lúa đông xuân vừa qua, tôi mướn thêm chín công đất. Ai dè hạn mặn dữ quá, toàn bộ diện tích lúa này hư hại hết, không thu hoạch được gì. Vụ này gia đình tôi coi như cầm chắc thua lỗ gần 30 triệu đồng”.
      Cũng như ông Phe, mấy ngày nay bà Trần Thị Mơ đang rầu đứt ruột vì hơn ba công lúa của gia đình đang chuẩn bị vào mùa thu hoạch, vì hạn mặn nên khô héo hết. Tiếc của, bà Mơ đành cắt số lúa này cho bò ăn.
      “Ở đây từ trước giờ đất đai chỉ có thể trồng lúa. Giờ hạn mặn liên tục, sắp tới nông dân như chúng tôi không biết phải sống ra sao. Ông nhà tui buồn chuyện mùa màng thất bát nên mấy ngày nay không dám ra ruộng, vì mỗi lần thấy lúa chết ổng lại xót của ngủ không được” - bà Mơ buồn hiu nói.
      Ông Huỳnh Trung Hậu, Chủ tịch xã Long Phụng, thông tin vụ này xã có gần 500 ha lúa thì có đến 330 ha bị thiệt hại trên 70%. Chắc chắn vụ hè thu tới, nông dân sẽ tiếp tục gặp khó. Theo thống kê chưa đầy đủ, tổng thiệt hại lúa và hoa màu của huyện Cần Giuộc vụ này khoảng 30 tỉ đồng.
      Tại xã Nhị Thành (Thủ Thừa, Long An), từ sáng sớm ông Trần Văn Liêm đã ra chợ mua dầu về chạy máy bơm nước vào ruộng. “Tôi có gần 2,5 ha lúa, mấy ngày qua do mặn xâm nhập nên ruộng khô nứt nẻ, lúa đang độ trổ đòng đòng nên thiệt hại hơn phân nửa. Bỏ luôn thì tiếc, gần một tuần nay tôi cố gắng bơm nước ngọt vào ruộng. Mỗi ngày tốn mấy chục lít dầu, biết lỗ chắc nhưng vét được hột nào hay hột đó”.
      Ở xã Tân Xuân (Ba Tri, Bến Tre), mấy ngày qua ông Trần Văn Đỗ cũng đành bất lực nhìn 1,2 ha lúa của gia đình chết héo. Trong 20.000 ha lúa của Bến Tre bị mất trắng, có đến phân nửa diện tích thuộc huyện Ba Tri.
      Người dân TP Bến Tre đang phải mua nước ngọt với giá cao. Ảnh: H.NAM
      Bơm nước cứu lúa tại Thủ Thừa, Long An. Ảnh: H.NAM
      Chỉ ước được tắm một lần cho đã!
      Nỗi lo thiếu nước sạch ám ảnh người dân tại các xã vùng hạ ở Long An đã kéo dài nhiều năm qua. Tuy nhiên, chưa bao giờ tình trạng này lại ở mức báo động như hiện nay.
      Mấy ngày qua, phần lớn các giếng khoan tại xã Long Hựu Tây (Cần Đước, Long An) đều cạn kiệt. Để có nước ngọt, chị Trần Thị Phi đã nghĩ ra “sáng kiến” đào hố, âm lu chứa nước xuống đất mong là càng thấp thì nước càng dễ chảy nhưng vẫn không ăn thua. Xoay xở hết cách vẫn không ăn thua, chị đành phải bấm bụng mua nước ngọt từ các ghe, xe trên địa bàn với giá 100.000-150.000 đồng.
      “Do nhà tôi buôn bán nhiều nên mỗi tháng xài tiết kiệm lắm cũng phải tốn hơn 2 triệu đồng tiền đổi nước. Tiền lương con gái tôi mới ra trường mỗi tháng chỉ vừa đủ trả tiền nước” - chị Phi nói.
      Ghé xã Phước Vĩnh Tây, Cần Giuộc, chúng tôi thấy một số hộ có điều kiện trước đó đã chủ động đối phó với hạn mặn bằng cách xây hồ lớn dự trữ nước. Tuy nhiên, phần lớn người dân vẫn phải chắt chiu từng giọt nước, sử dụng tiết kiệm đến hết mức có thể. Nước sau khi tắm được dùng để tưới cây, cho gia súc, gia cầm uống; nước vo gạo được tận dụng để rửa chén, sau đó cũng đem đi tưới cây.
      “Giờ nếu có được một điều ước, tụi tui chỉ ước được tắm một lần cho đã mà không sợ thiếu nước” - chị Vân Linh nói.
      Mua nước sông giá 200.000 đồng/m3
      Ngay tại trung tâm TP Bến Tre, tình trạng thiếu nước ngọt cũng trở nên trầm trọng. Ông Phạm Chí Vũ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cấp thoát nước Bến Tre, cho biết công ty cấp khoảng 35.000 m3 nước sạch/ngày đêm. Tuy nhiên, mấy ngày qua các kênh rạch dẫn nước chính vào trạm có độ mặn cao khiến nguồn nước từ công ty có độ mặn khá cao, trên 1‰.
      “Đa số người kinh doanh thực phẩm, bún, tàu hũ… kêu trời vì xài nước hơi mặn một chút là thực phẩm bị hư ngay. Mấy ngày qua, dù có nước máy nhưng tụi tui phải tốn thêm tiền mua nước ngọt về sản xuất” - một người dân tại phường 1, TP Bến Tre nói.
      Tại phường 2, ông Ngô Văn Phong, một người trồng hoa kiểng, cho biết thêm: Từ khi nước bị nhiễm mặn, ông bớt tưới kiểng để tiết kiệm nước. Dù hai ngày tưới một lần nhưng vẫn phải tốn mỗi lần cả trăm ngàn đồng tiền nước.
      Nắm bắt nhu cầu nước ngọt của dân, nhiều chủ phương tiện chở cát, đá, vật liệu xây dựng nhanh chóng thức thời, chuyển qua chở nước ngọt từ sông về bán cho dân. “Các sông rạch ở gần đều bị nhiễm mặn nên tụi tui phải đưa sà lan sang huyện Cái Bè, Tiền Giang hoặc Vĩnh Long lấy nước. Mỗi chuyến đi về mất khoảng một ngày rưỡi, trừ chi phí thì khi về bến tại TP Bến Tre tôi bán lại với giá 100.000 đồng/m3” - ông Lương Văn Trung, một chủ ghe chở nước, nói.
      Tuy nhiên, chặng đường nước ngọt đến tay người dân chỉ mới có một nửa. Từ khu vực bến sông chợ Bến Tre, nước ngọt tiếp tục được các phương tiện trung chuyển đến nhà người dân với giá vận chuyển bình quân 100.000 đồng/m3. Nghĩa là 1 m3 nước từ lúc hút dưới sông/kênh khi đến tay người dân sẽ có giá 200.000 đồng. Với người dân TP Bến Tre, chưa bao giờ nước ngọt ở xứ này lại có giá cao kỷ lục đến thế.
      “Đang giữa mùa khô hạn nên đành ép bụng xài thôi, chứ thật sự người dân ở đây cũng không biết nước đó lấy ở đâu, có hợp vệ sinh hay chứa mầm bệnh gì không” - bà Nguyễn Thị Cẩm, tiểu thương tại chợ Bến Tre, nói.
      Song song với dịch vụ này, nhiều người chạy xe ôm, bốc vác, bán vé số đã chuyển qua chở nước thuê. “Chi phí đầu tư để chở nước thuê không cao, tiền thuê xe ba gác mỗi ngày 300.000 đồng, cộng với một phuy chứa nước thể tích 1 m3 giá khoảng 2 triệu đồng. Nếu tính sơ sơ mỗi ngày chở khoảng chục chuyến cũng lời khoảng 400-500.000 đồng” - ông Lê Hoa Lâm, một người chạy xe ôm, mới chuyển qua chở nước mấy ngày gần đây, cho biết.
      Ông Lâm ước tính nếu ngày nào cũng chở nước và với mức lãi như trên thì thu nhập mỗi tháng của một người chở nước cũng tương đương… cả chục triệu đồng trở lên.
      Bớt hội họp để tập trung chống hạn mặn
      Tại Long An, tổng diện tích lúa, hoa màu bị thiệt hại do hạn mặn khoảng 24.000 ha, thiệt hại ước tính khoảng 252 tỉ đồng. Theo dự báo, nước mặn sẽ còn xâm nhập sâu theo sông Vàm Cỏ Tây và Vàm Cỏ Đông. Từ nay đến tháng 4-2016, có gần 50.000 ha lúa tiếp tục phải thu hoạch sớm do thiếu nước, thiệt hại trên 150 tỉ đồng.
      Tại Bến Tre, có gần 20.000 ha lúa bị mất trắng cùng hàng ngàn hecta cây ăn quả, hoa màu và diện tích nuôi thủy sản bị thiệt hại do hạn mặn. Đàn bò trên toàn tỉnh 150.000 con cũng thiếu nước uống. Ngoài ra, hơn 350.000 người dân đang lâm vào cảnh thiếu nước ngọt sinh hoạt, chủ yếu là các hộ nghèo.
      Ông Võ Thành Hạo, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, cho biết tỉnh này đã chỉ đạo các sở, ban ngành, địa phương giảm bớt các cuộc hội họp, tập trung chống hạn mặn.
      Hạn hán sẽ còn gay gắt và kéo dài ra phía Bắc
      Chiều 17-3, ông Lê Thanh Hải, Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cho rằng đợt hạn hán hiện nay là kỷ lục trong vòng 100 năm qua. Hiện tượng El nino sẽ tiếp tục gây ra hậu quả đối với các tỉnh khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Trung Trung Bộ và có khả năng lan rộng ra Bắc Trung Bộ trong các tháng tiếp theo...
      VIẾT LONG
      HOÀNG NAM


      Không lấy đất trồng lúa, đất màu, đất quy hoạch làm sân golf
      Theo Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2009, Chính phủ yêu cầu việc phát triển sân golf không được lấy đất trồng lúa, đất màu, đất quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu đô thị.... đồng thời, các dự án sân golf không được hỗ trợ tài chính từ ngân sách và phải bảo đảm các tiêu chuẩn về môi trường.

      Mỗi dự án sân golf phải cần hàng trăm ha đất

      Như Cổng TTĐT Chính phủ đã đưa tin, Chính phủ đã nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc trình bày Báo cáo quy hoạch phát triển sân golf trên phạm vi cả nước đến năm 2020, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2009 diễn ra ngày 31/8-1/9.
      Chính phủ đánh giá, thời gian qua, tình hình cấp phép đầu tư sân golf ở các địa phương phát triển quá mức cần thiết. Do vậy, nhằm phát huy vai trò tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của các sân golf, cần thiết phải xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống sân golf theo hướng hình thành hệ thống sân golf phân bố hợp lý trên các vùng, nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai, thúc đẩy phát triển du lịch, thể thao, dịch vụ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu ngân sách nhà nước.
      Chính phủ yêu cầu quy trình cấp phép xây dựng dự án sân golf phải được tuân thủ nghiêm ngặt, có sự giám sát chặt chẽ.
      Chỉ đạo trên của Chính phủ được đưa ra trong bối cảnh dư luận đang có một số ý kiến băn khoăn về số lượng, quy mô, vị trí, hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường của các dự án sân golf, trong đó có vấn đề một số dự án sân golf lấy đất nông nghiệp để đầu tư, khiến người dân bị thiếu ruộng sản xuất, không có việc làm... Ngoài ra, phát triển sân golf còn gây tác động môi trường bởi việc sử dụng hóa chất, làm cạn nguồn nước ngầm.
      Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đất nước, việc đầu tư, xây dựng các sân golf, khu sinh thái nghỉ dưỡng,... phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người là điều cần thiết, đồng thời cũng đem lại ý nghĩa tích cực trong việc phát triển kinh tế xã hội như thu hút đầu tư nước ngoài, thu hút khách quốc tế đến Việt Nam,...
      Chính vì vậy, chỉ đạo trên của Chính phủ thể hiện mạnh mẽ chủ trương đúng đắn trong việc phát triển kinh tế gắn với đảm bảo đời sống an sinh xã hội cho người dân.
      Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn chỉnh Báo cáo quy hoạch phát triển sân golf đến năm 2020, trình Thủ tướng xem xét, quyết định.
      Được biết, hiện Việt Nam có khoảng 60 sân golf đã đi vào hoạt động và đang trong quá trình xây dựng. Mỗi dự án sân golf đều có diện tích đầu tư lớn hàng trăm ha đất.
      Mới đây, Hà Nội đã đưa ra quyết định không tiếp tục triển khai 10 dự án sân golf, kiên quyết dừng các dự án dự định sử dụng đất trồng lúa (một hoặc hai vụ lúa) nhất là ở những vùng đông dân cư, khó giải quyết việc làm đối với các hộ dân bị thu hồi đất, những vị trí nhạy cảm về chính trị, xã hội, văn hóa, tâm linh, gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng hoặc ảnh hưởng đến đê điều, các công trình hoặc dự án khác. Việc TP. Hà Nội xác định không khuyến khích đầu tư dự án sân golf đã được nhân dân đồng tình ủng hộ./.

      Cổng thông tin điện tử Chính phủ

      Nhà cầm quyền Hà Nội: Cưỡng chiếm đất làm sân golf

      Đăng ngày

      GNsP (12.09.2015)- Lực lượng công quyền quận Long Biên, Hà Nội hành hung dân oan Phúc Đồng và đạp vào bụng một người phụ nữ đang mang thai tháng thứ sáu, trong vụ cưỡng chế đất tại Phường Phúc Đồng, Quận Long Biên, Hà Nội, vào sáng ngày 09.09.2015.
      Gia đình bị cưỡng chế đất là anh Hoàng Công Thiện, con trai ông Hoàng Công Kiểm, kể lại sự việc: “Lực lượng công an xông vào nhà, ông Chủ tịch quận sai lính của ông ấy rằng ‘tụi mày đâu vô bắt hết con cháu nhà ông Kiểm”, cứ thế công an mặc đồng phục xông vào nhà, lôi kéo mọi người, đánh đập mẹ tôi gẫy cái xương sườn số 7, em gái tôi đang có bầu được 6 tháng thì đạp luôn vô bụng nó, rồi nói là ‘bọn mày có đi không, bọn mày có thích chết không?’. Họ lôi mọi người đi xồng xộc, hốt mọi người lên hết ủy ban, họ thu hết cả điện thoại kể cả cái điện thoại đang sạc ở trong nhà. Trong bếp họ lấy bình gas, nồi… luôn. Lúc ấy, gia đình tôi có 9 người, 7 người là phụ nữ và trẻ em chỉ có bố tôi và tôi là nam thôi. Họ vào nhà đông lắm, họ đứng bu đầy bên ngoài nữa, khoảng 600 người.”
      Anh Thiện cũng cho biết thêm, cách đây ba ngày, lực lượng công an đã cấm người dân đi qua lại khu vực đất nhà anh. “Gia đình tôi cũng không được đi đâu chỉ ở trong nhà thôi”, anh nói.
      Đây là lần thứ hai lực lượng công quyền cưỡng chế đất của gia đình ông Kiểm, nhưng gia đình ông cương quyết không dời đi đâu hết. Anh Thiện cho biết lý do: “Gia đình có 4.000 m2 cánh đồng vàng thuộc phường Phúc Đồng, quận Long Biên, giáp với sân bay Gia Lâm. Đất của gia đình có từ năm 1988 cho đến nay do ông bà để lại. Đất do gia đình khai hoang, được công an xác nhận từ năm 1988, gia đình đóng thuế đất hằng năm…”
      “Nhưng cách đây 4 năm, từ khi có dự án sân golf và khu biệt thực Long Biên thì gia đình chưa có một giấy tờ gì để gọi là phương án đền bù, thu hồi đất như thế nào, không có lệnh cưỡng chế nhưng công an cứ kéo đến đất của gia đình để bảo vệ cho lực lượng thi công. Cách đây 1 năm, họ nói là có đền bù nhưng không có một văn bản nào, họ toàn nói bằng miệng thôi,” anh Thiện nói tiếp.
      Lần cưỡng chế đầu tiên xảy ra cách đây hơn hai tháng, vào ngày 08.07.2015, nhưng sự việc khá ôn hòa. Anh Thiện nhớ lại: “Hôm đó, họ đến cưỡng chế đất của gia đình, tôi yêu cầu họ trưng dẫn các văn bản phương án đền bù, quyết định thu hồi đất…nhưng họ chỉ nói là làm theo lệnh của cấp trên thôi. Họ đưa rất đông công an, quân đội đến cưỡng chế gần 300 người. Hôm đó, họ không làm gì cả không làm mạnh như lần này đâu. Gia đình kiên quyết không cho họ lấy đất.”
      ‘Dự án sân golf và dịch vụ Long Biên’do Bộ Quốc phòng đề xuất và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dự án do Công ty cổ phần đầu tư Long Biên – Công ty cổ phần Him Lam là cổ đông với diện tích là 119,19 ha và vốn đầu tư là 1810 tỷ VND. Theo dự kiến, dự án hoàn thành vào cuối tháng 6.2015.
      Giáo dục VN cho hay, có nhiều sai phạm tại dự án này như xây dựng sai quy hoạch, nhiều hạng mục bị cắt giảm hoặc tăng lên theo mục đích của chủ đầu tư,…được chỉ rõ tại dự án sân golf Long Biên.
      “Như vậy, Chủ đầu tư đã “nhắm mắt” làm liều, thách thức pháp luật hay Chủ đầu tư được bật “đèn xanh” của chính quyền sở tại?”, báo Giáo dục VN đặt vấn đề.
      Hiện nay ở VN, tình trạng xây dựng sân golf được mô tả là ‘bội thực’ và chiếm nhiều ha đất vàng nội thành, trong khi người dân không có nhu cầu mà họ chỉ mong có miếng cơm manh áo qua ngày mà thôi. Được biết, Him Lam cũng là đơn vị đầu tư dự án Sân Golf Tân Sơn Nhất, chiếm diện tích đến 175 ha dất vàng nội thành Sài Gòn, thuộc diện tích sân bay Tân Sơn Nhất. Dự án gây ra nhiều tranh cãi, phản ứng của dư luận, đến tận phiên họp Quốc hội. Thế nhưng, đến nay, dự án đã ‘âm thầm’ hoạt động. Trong khi đó, dự án sân bay Long Thành cũng được ‘bấm nút’ triển khai, lý do sân bay Tân Sơn Nhất ‘chật chội’, thiếu đất!
      Lực lượng thi công –được công an bảo kê- lấy tôn rào chắn khu đất gia đình ông Kiểm vào tháng 7.2015
      Lực lượng thi công –được công an bảo kê- lấy tôn rào chắn khu đất gia đình ông Kiểm vào tháng 7.2015
      Vợ ông Hoàng Công Kiểm bị lực lượng công an đánh gẫy xương sườn số 7. Hiện nay, bà đang được điều trị tại bệnh viện Đức Giang
      Vợ ông Hoàng Công Kiểm bị lực lượng công an đánh gẫy xương sườn số 7. Hiện nay, bà đang được điều trị tại bệnh viện Đức Giang
      Trước khi bị đưa đến phường Phúc Đồng, con gái ông Hoàng Công Kiểm bị công an đạp vào bụng khi cô đang mang thai tháng thứ 6 và bị lôi đi xồng xộc
      Trước khi bị đưa đến phường Phúc Đồng, con gái ông Hoàng Công Kiểm bị công an đạp vào bụng khi cô đang mang thai tháng thứ 6 và bị lôi đi xồng xộc
      Huyền
      Nguyễn Sơn đến Khách Sạn Phú Hồng
      Ôi... Quảng Binh - Việt Nam Ơi! Đừng Lấy Hoàng Hôn Sân Golf Của Bạn Bè Quốc Tế làm Bình Minh Cho Đất Nước Này.
      Nỗi đau chất độc mầu da cam của kẻ thù còn đó, đừng vì lợi nhuận vì sự phát triển không bền vững mà đổ lên đầu đồng bào mình những nỗi đau nồi da xáo thịt. Nếu chúng ta bắn vào hiện tại dù chỉ bằng súng run... tương lai con cháu chúng ta sẽ bắn lại cha ông chúng bằng đại bác!
      HIỂM HỌA TỪ SÂN GOLF!
      Trò chơi golf có xuất xứ từ châu Âu (bắt đầu từ Xcốt-len) dành cho giới quý tộc và trung lưu lớp trên. Trong thế kỷ XX, golf là một môn thể thao được ưa chuộng ở các nước phát triển, người ta xem chơi golf là biểu hiện của sự giàu có, thành đạt và sành điệu. Nhưng do nhận thức được về những hiểm họa từ sân golf và trước sức ép phản đối ngày càng gay gắt của xã hội, hơn nửa thế kỷ nay, các nước phát triển đã hạn chế phát triển sân gôn. Xu hướng hiện nay là người ta xây sân golf trên cát sa mạc, đồi trọc và vùng đất bán sơn địa. Nói chung là ở các vùng đất xấu, không canh tác hoặc hiệu quả canh tác thấp. Trong khi các nước giàu đã chán chơi golf và muốn chuyển các sân golf ra nước ngoài thì các nước nghèo lại đang có xu hướng phát triển sân golf, coi đó như một động lực thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển kinh tế và hấp dẫn khách du lịch. Trong khi thế giới đang rộ lên phong trào tẩy chay sân golf và lấy ngày 29-4 hằng năm là “Ngày thế giới không có golf”, thì ở các nước nghèo, dân còn đói, nhiều mảnh đất màu mỡ lại đang được biến thành sân golf.
      Mấy năm gần đây, thú chơi golf ở Việt Nam đang phát triển do nhu cầu của một số người mới giàu lên và khách quốc tế. Tuy nhiên, tình trạng các địa phương đua nhau cấp phép xây dựng các sân golf một cách ồ ạt như hiện nay là hiện tượng không bình thường. Dư luận đang đang đặt ra nhiều câu hỏi cho các dự án sân golf, không phải chỉ là do các hiện tượng tiêu cực từ các dự án này mà chủ yếu là do hiểm hoạ về môi trường, sức khoẻ cộng đồng và vấn đề bảo đảm an ninh lương thực cho 100 triệu dân trong một tương lai gần.
      Xây Sân Golf Có Phải Để Chơi Golf?
      Theo thông tin từ các cơ quan chức năng và Wikipedia, cả nước đã có 90 sân golf được cấp phép, chiếm gần 40.000 ha đất, trong đó đã có khoảng 60 sân được xây dựng, 29 sân golf đang hoạt động bao gồm 12 sân phía bắc, 4 sân miền Trung và 13 sân phía Nam. Từ Hà Nội, Hải Phòng đến Đà Nẵng, từ Nha Trang lên Lâm Đồng, từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Cần Thơ... đâu đâu cũng có sân gôn. Hà Nội và các tỉnh quanh Hà Nội đã và đang xây dựng gần chục sân. Cả khu vực đồng bằng châu thổ sông Hồng sẽ có tới 25 sân; Nam Trung Bộ hàng chục sân; Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh quanh thành phố này (Bình Dương, Long An) sẽ có hàng chục sân nữa. Chỉ tính riêng tỉnh Long An đã có đến 13 dự án sân gôn. Theo số liệu thống kê không chính thức, số lượng người chơi golf ở Việt Nam cũng mới chỉ dừng lại ở con số khoảng 10.000 người (hội viên Hội golf Việt Nam), trong đó mới có khoảng 3.000 người thường xuyên ra sân. Mỗi thẻ hội viên giá từ mười nghìn tới vài chục nghìn USD, mỗi buổi chơi, hội viên chi từ 2-4 triệu đồng... Vì vậy, đầu tư xây dựng sân golf mà chỉ để chơi golf, thì thua lỗ là điều không thể tránh khỏi. Nhưng tại sao các nhà đầu tư lại chạy đôn chạy đáo để có được các dự án sân gôn mới? Rõ ràng rằng, người ta xây dựng sân golf không phải chủ yếu để chơi golf. Không một nhà đầu tư nào lại ấu trĩ đến mức bỏ ra cả triệu, thậm chí vài trăm triệu USD chỉ để phục vụ một nhóm nhỏ những người giàu có và khách nước ngoài mà thu lợi chẳng được bao nhiêu từ chơi golf. Vậy, người ta xây sân golf để làm gì? Qua tìm hiểu, chúng tôi thấy, động cơ đầu tiên và lớn nhất của các nhà đầu tư vào các dự án sân golf là chiếm đất, kinh doanh bất động sản như cắt một phần đất để xây biệt thự, nhà nghỉ, xây các công trình dịch vụ và cho thuê kinh doanh. Thông thường, chi phí thuê đất ở các dự án sân gôn khá thấp (ví dụ giá đền bù cho nông dân ở Long An là 350 triệu đồng/1 ha; giá đền bù một sào Bắc bộ cho dự án sân golf ở Văn Giang, Hưng Yên là 36 triệu đồng). Thời hạn cho thuê đất là 50 năm và có thể gia hạn thêm 30 năm nữa, nên sau khi thuê được đất thì coi như là thuộc quyền sở hữu của mình, chủ sân golf có thể đem cắt bán, cho thuê với giá cao hơn gấp nhiều lần so với giá thuê của Nhà nước. Theo phân tích của nhiều nhà khoa học thì động cơ làm sân golf ở Việt Nam hiện nay là làm tăng giá trị bất động sản ở bên cạnh nhờ tính thương hiệu của sân golf mà thôi. Mỗi mét vuông đất nông nghiệp, chủ đầu tư chỉ phải trả nông dân khoảng trăm nghìn, thậm chí chỉ vài ba chục nghìn đồng, nhưng khi nó gắn với sân golf, một mét vuông đất có thể lên đến hàng chục triệu đồng. Sân gôn Long Thành (Đồng Nai) là một ví dụ. Theo quy hoạch, trong tổng diện tích 1.900 ha đất của dự án sân golf này (thực tế dự án này đang chiếm diện tích 328 ha), ngoài sân golf sẽ có khách sạn cao cấp 5 sao 22 tầng, một khu đô thị cao cấp với khoảng 1.000 biệt thự, có bến cảng tàu cánh ngầm cao tốc, trung tâm thương mại và hệ thống siêu thị...
      Thủ đoạn “lách” luật phổ biến của các nhà đầu tư sân golf hiện nay là cấu kết với một bộ phận cán bộ tha hóa, biến chất ở địa phương xây dựng dự án golf gắn với các mục tiêu khác, đặc biệt là gắn với mục đích du lịch sinh thái, xây dựng khu công nghiệp - đô thị mới, thương mại - dịch vụ… khi được phê duyệt sẽ tự ý chuyển đổi mục đích. Mô hình sân golf - du lịch sinh thái và mô hình sân golf -khu công nghiệp - khu đô thị mới, sân golf - thương mại - dịch vụ đang khá thịnh hành
      Như vậy, có thể thấy rất rõ, người ta làm sân golf nhưng không phải để chơi gôn mà chủ yếu là chiếm đất, kinh doanh bất động sản. Việc xin cấp phép đầu tư vào các dự án xây sân golf chỉ là thủ đoạn nhằm chiếm những khu đất đẹp, những thửa ruộng được coi là “bờ xôi, ruộng mật” đã thấm bao mồ hôi nước mắt của người nông dân hết thế hệ này đến thế hệ khác đem bán và biến nó thành khu đô thị, phân lô, bán nền.
      Mối Đe Dọa Từ Sân Golf:
      Đã từ hàng chục năm nay, các nhà khoa học và bảo vệ môi trường cảnh báo về hiểm hoạ từ các dự án sân golf. Sân golf chỉ nhằm thoả mãn được sở thích và lợi ích của một nhóm rất nhỏ người trong xã hội nhưng nó là thảm hoạ đối với môi trường sống, huỷ hoại sức khoẻ hàng triệu con người và đe doạ an ninh lương thực, những vấn đề toàn cầu mà cả nhân loại đang phải gồng mình đối phó.
      Theo quy hoạch đến năm 2020, đất dành cho đô thị ở vào khoảng 460.000 ha, chiếm 1,40% diện tích tự nhiên của cả nước. Mặt khác, theo dự báo của Liên hợp quốc, nếu nước biển dâng cao 1m, thì Việt Nam bị mất 12,3% đất trồng trọt, 40.000km2 diện tích đồng bằng, 17km2 bờ biển ở khu vực vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long sẽ chịu tác động của lũ lụt ngày càng trầm trọng hơn (trong khoảng 50 năm qua, nước biển ở Việt Nam đã dâng lên 20cm). Như vậy diện tích đất trồng trọt của Việt Nam đang có xu hướng ngày càng giảm, trong khi đó dân số lại đang tăng, muốn đảm bảo an ninh lương thực, một trong những giải pháp hàng đầu là phải tiết kiệm đất. Giữ gìn và bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc chính là giữ gìn và bảo vệ vận mệnh của dân tộc. Điều đó không cho phép chúng ta phung phí đất một cách bất hợp lý cho những trò vô bổ như các dự án sân golf.
      Ngoài ra, phát triển sân golf một cách ồ ạt còn tạo nên sự bất bình đẳng xã hội. Hàng chục nghìn hec-ta đất trồng trọt mầu mỡ và ở những nơi có sinh cảnh đẹp, tiện đường giao thông, sẵn nguồn nước để làm sân golf mà chỉ dùng phục vụ cho thú vui của một nhóm nhỏ người là một sự lãng phí. Trong khi đó vẫn còn hàng triệu người dân đang hàng ngày phải đối mặt với đói nghèo. Thử hỏi các đại gia? Để được phê duyệt dự án sân golf, người ta (bao gồm cả chủ dự án và chính quyền địa phương) đã vẽ ra những viễn cảnh tươi sáng, đại loại là: “sẽ tạo động lực cho kinh tế-xã hội phát triển”, “thu hút hàng triệu đô la đầu tư”, “sẽ là điểm nhấn cho du lịch tỉnh nhà” và “sẽ đóng góp nhiều tỉ đồng cho ngân sách địa phương, góp phần giải quyết công ăn, việc làm tại chỗ cho người lao động, là góp phần xoá đói, giảm nghèo”.... Nhưng thực tế cho thấy, người dân và Nhà nước chưa được hưởng lợi gì từ sân golf, mà lại phải gánh chịu những hậu quả hết sức to lớn do nó gây ra. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố lớn, quỹ đất đang thiếu trầm trọng. Nhà nước không có đất để xây trường học, bệnh viện, nhà máy, nhà tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng khiến hàng trăm nghìn hộ dân phải sống bơ vơ, vất vưởng, công trình bị đình trệ... Nhiều trường hợp Nhà nước đã phải tính đến chuyện mua lại đất của doanh nghiệp để xây nhà tái định cư. Không hiểu sao xin đất để xây sân golf lại dễ đến thế?
      Các bạn hãy hiều, một sân golf gốn hàng trăm tấn hóa chất mỗi năm:
      Theo PGS-TS Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (ĐH Cần Thơ), xem các sân golf là “hiểm họa” về môi trường. Dẫn các nghiên cứu của thế giới, TS Tuấn nói các nhà khoa học của Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) cho biết trên mỗi héc ta sân golf phải sử dụng trung bình một lượng hóa chất gấp 3 - 5 lần số hóa chất cho một khu đất canh tác nông nghiệp tương tự. Các độc chất này là nguy cơ cao gây ung thư. Ở một số quốc gia vùng Đông Nam Á, người ta ước tính mỗi sân golf tiêu thụ khoảng 1,5 tấn hóa chất mỗi năm. Số hóa chất này bị nước tưới, nước mưa… hòa tan cuốn xuống các ao hồ, sông suối và thẩm thấu vào nước ngầm, tiếp tục trở thành nguồn ô nhiễm nước nghiêm trọng cho khu vực. Không chỉ ô nhiễm nguồn nước, một số sân golf còn trừ sâu bằng máy phun đã phát tán 90% độc chất vào không khí. “Các báo cáo này được làm khá lâu nhưng vẫn còn nguyên giá trị, bởi bây giờ người ta có thể thay đổi các loại phân, thuốc nhưng để chăm sóc được sân golf xanh tốt vẫn cần một lượng hóa chất rất lớn và chắc chắn sẽ thải ra môi trường một lượng độc chất rất cao”, TS Tuấn nhận định.
      Còn tại VN, theo tính toán của TS Nguyễn Bách Phúc (Chủ tịch Hội Tư vấn khoa học công nghệ và quản lý TP.HCM - HASCON) và TS sinh học Nguyễn Đăng Diệp (Phó giám đốc Trung tâm công nghệ sinh học nông nghiệp) về trường hợp sân golf Tân Sơn Nhất, chỉ tính các loại phân hóa học dùng để chăm sóc cỏ, mỗi năm mặt đất sân golf này “ngốn” tới 189,468 tấn. Bên cạnh đó là khoảng 8,88 tấn hóa chất dùng để bảo vệ cỏ (chất sát trùng, thuốc trừ sâu…). "Cỏ sân golf là một loại cỏ rất đặc trưng, giống như “tiểu thư” vậy. Nó chịu khô không được, dư nước cũng không xong mà sâu bọ lại rất thích ăn nên người ta phải tưới nước liên tục kèm với phân bón, thuốc trừ sâu. Lượng nước phải tưới liên tục và rất lớn. Cụ thể như một sân golf 18 lỗ ở Malaysia tiêu thụ 5.000 m3 nước mỗi ngày, lượng nước này đủ cho ít nhất 20.000 hộ gia đình sử dụng", TS Tuấn nói.
      Ngoài ra, một sân golf 18 lỗ cần tới 150.000m3 nước sạch mỗi tháng, tương đương nhu cầu của 20.000 hộ gia đình. Tài nguyên nước lãng phí một cách hết sức phi lý. Để có thảm cỏ đẹp cho sân gôn, người ta phải nhập một loài cỏ chuyên dùng từ nước ngoài, đòi hỏi chế độ chăm bón hết sức khắt khe, sử dụng hàng loạt hoá chất độc hại để trừ nấm, trừ sâu, trừ cỏ dại và các loại phân hóa học khác (một con sâu cũng không thoát được sự tìm diệt của thuốc trừ sâu). Vì vậy, trong các sân golf luôn thiếu vắng, nếu không muốn nói là không bao giờ có tiếng chim hót; tan trong không trung, gây nhiễm độc bầu không khí, tán phát theo các làn gió, con người hít phải sẽ mắc các bệnh về đường hô hấp, gây ung thư.
      Trên thế giới, sân golf được xây dựng ở những nơi xa khu dân cư, đất không canh tác được hoặc hiệu quả không cao. Còn ở VN đang có xu hướng làm sân golf ngay gần các con sông. Ở các vị trí nhạy cảm như vậy rất khó để xử lý được vấn đề về môi trường. Chất độc hại rất dễ chảy tràn ra sông, thẩm thấu xuống đất và người dân ở xung quanh đó sẽ lãnh đủ
      Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước:
      Đáng lo ngại là tình trạng phát triển sân golf kế bên các dòng sông đang diễn ra ở nhiều nơi. Đầu năm nay, TP.Hà Nội có công văn xin ý kiến Bộ NN-PTNT về chủ trương làm sân golf ngoài đê sông Đuống. Sân golf này có diện tích dự kiến lên đến 291 ha, đi kèm một số hạng mục như bể bơi, khu tập gym, tennis, nhà điều hành... với tổng mức đầu tư 1.368 tỉ đồng. Nhiều nhà khoa học đã lên tiếng phản đối dự án này, vì cho rằng việc nó nằm ngoài đê sông Đuống là vi phạm luật Đê điều năm 2006, ảnh hưởng đến việc thoát lũ. Đặc biệt, với việc sử dụng một lượng lớn hóa chất để chăm sóc cỏ sân golf sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước khu vực hạ lưu, tác động trực tiếp đến cuộc sống của người dân.
      Ở khu vực miền Trung, dự án Khu biệt thự golf cao cấp Đảo Hồng Ngọc lấy trọn vẹn một đảo nổi trên sông Trà Khúc thuộc xã Tịnh An (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi). Dự án được UBND tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận đầu tư tháng 3.2011 với tổng mức đầu tư khoảng 5.000 tỉ đồng, tổng diện tích quy hoạch khoảng 233,4 ha. Tuy nhiên, dự án này đang có nguy cơ bị thu hồi vì chậm triển khai.
      Trong số những sân golf nằm ở vị trí nhạy cảm không thể không nhắc đến sân golf sông Giá (Hải Phòng), đã đi vào hoạt động. Sân golf nằm ngay ngã ba sông, một mặt giáp sông Móc, một mặt giáp sông Giá. Đây là một sân golf 27 lỗ do Tập đoàn Hyundai của Hàn Quốc đầu tư.
      Nhận xét về tình trạng này, một chuyên gia môi trường bức xúc: “Trên thế giới, sân golf được xây dựng ở những nơi xa khu dân cư, đất không canh tác được hoặc hiệu quả không cao. Còn ở VN đang có xu hướng làm sân golf ngay gần các con sông. Ở các vị trí nhạy cảm như vậy rất khó để xử lý được vấn đề về môi trường. Chất độc hại rất dễ chảy tràn ra sông, thẩm thấu xuống đất và người dân ở xung quanh đó sẽ lãnh đủ".
      Rồi dự án sân golf Sầm Sơn 18 lỗ (Thanh Hóa) sắp đi vào hoạt động sau khi khởi công xây dựng ở cửa sông Mã tháng 5.2014. Theo giới thiệu trên trang web của công ty, sân golf này “là địa điểm có vị trí tiềm năng hiếm có để xây dựng một sân golf dạng links độc đáo, nơi giao thoa giữa cửa biển và dòng sông Mã, giáp khu du lịch biển Sầm Sơn”. Vậy với vị trí sân golf nằn ngay cửa sông Mã và một phần của bãi tắm Sầm Sơn. Nơi hàng năm đang phải gồng mình chống lại triều cường và xâm thực biển. Để xây dựng, người ta đã hút hàng triệu m3 cát ven sông và ven biển, họ đã chặt phá hàng trăm hét ta rừng phi lao phòng hộ... Tương lai nào đang chờ đón bãi biển đã có 100 năm lịch sử nghỉ mát và du lịch này?
      *Tăng lượng thủy ngân trong đất, nước:
      Việc sử dụng thuốc trừ sâu ở sân golf sẽ làm tăng lượng thủy ngân có hại cho sức khỏe. Một nhóm nghiên cứu ở Canada đã lấy mẫu đất từ những khu vực trồng cỏ của sân golf và mẫu bùn lắng của các kênh dẫn nước. Sau khi phân tích, các chuyên gia nhận thấy các khu vực trồng cỏ có nồng độ thủy ngân cao nhất và vượt tiêu chuẩn môi trường của Canada. Phần bùn lắng của một hồ ở sân golf cũng có mức thủy ngân cao hơn mức ở một hồ khác cách đó hơn 8 km. Cá ở hồ sân golf cũng có nhiều thủy ngân hơn cá ở hồ kia.
      *Những dạng gây độc trực tiếp:
      Theo nghiên cứu của chuyên gia Charles Melton (Đại học California, Mỹ), đa số các loại phân hóa học và thuốc trừ sâu dùng cho sân golf đều có chứa các hợp chất nitrogen và phosphorus gây tổn hại môi trường. Nếu trời mưa hoặc sân golf được tưới nước sau khi bón phân hóa học và thuốc trừ sâu, các hóa chất này sẽ hòa tan và trôi theo dòng nước đến nguồn nước xung quanh, gây tác động xấu đến hệ sinh thái.
      Theo TS Phúc và TS Diệp, về phân bón hóa học, đạm dư thừa bị chuyển thành dạng nitrat (NO3-) hoặc nitrit (NO2-) là những dạng gây độc trực tiếp cho các động vật thủy sinh, gián tiếp cho các động vật trên cạn khi sử dụng nguồn nước. Đặc biệt gây hại cho sức khỏe những người trực tiếp sử dụng các nguồn nước hoặc sử dụng các sản phẩm trồng trọt, nhất là các loại rau quả ăn tươi. Theo các nghiên cứu gần đây, nếu trong nước và thực phẩm, hàm lượng nitơ và phospho, đặc biệt là nitơ dưới dạng muối (nitrit và nitrat) cao quá sẽ gây ra một số bệnh nguy hiểm cho người đặc biệt là trẻ em. Dư thừa phospho trong nguồn nước làm giảm khả năng hấp thu can xi dẫn đến nguy cơ gây loãng xương ngày một tăng, đặc biệt ở phụ nữ.
      Cuối cùng, tác giả bài viết chỉ có một ý kiến rất nhỏ là, đã đến lúc Chính phủ cần mạnh tay hơn nữa trong việc chấn chỉnh các dự án sân gôn. Tốt nhất là chỉ đạo các địa phương giữ nguyên hiện trạng các sân đang sử dụng, cấm chỉ ngay các dự án sân gôn dù đã bắt tay vào thi công hay đã xây mà chưa dùng. Hãy làm theo gương các nước láng giềng, đưa sân gôn vào danh mục các dự án bị cấm xây dựng. Đảng và Nhà nước ta đang kêu gọi toàn xã hội thực hành tiết kiệm để chống lạm phát, thực hiện an sinh xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô thì không có lý do gì mà phung phí tài nguyên của đất nước như vậy được./.
      *( Theo Trần Văn Tơn, Trí Nhân và được biên soạn lại cho phù hợp với thực tế hiện nay )
      Dưới đây là những đường Link đưa các bạn đến những thông tin, hiểu biết về mối nguy hại từ sân GOLF:
      http://m.nld.com.vn/.../san-golf-di-kem-chat-doc-hai...
      http://vietnamnationalparks.com/show.aspx?cat=005001&nid=485
      http://m.vietbao.vn/.../Hiem-hoa-tu-san-golf/40045020/157/
      http://ashui.com/.../241-san-golf-loi-canh-quan-hay-hai...
      http://www.thanhnien.com.vn/.../hiem-hoa-o-nhiem-tu-san...
      Nhìn sang láng giềng, Trưng Quốc Tuyên Chiến Với Sân Golf:
      http://anninhthudo.vn/…/chong-tham-nhung-trung-…/606518.antd
      http://vneconomy.vn/…/vi-sao-trung-quoc-tuyen-chien-voi-san…

      TP - “Nói tỉnh nghèo chơi trội là hoàn toàn không đúng và hiểu sai bản chất của vấn đề. Với một địa phương có điểm xuất phát thấp như Quảng Bình, không có những ý tưởng hay dự án mang t&iacut…
      tienphong.vn

      96 sân golf vẫn xà xẻo đất nông nghiệp

      Bất động sản

      Không ít sân golf hiện nay đang đắp chiếu, trong khi chiếm dụng rất nhiều đất, lãng phí, một số sân golf còn được sử dụng để làm biệt thự nghỉ dưỡng…

      96 sân golf vẫn xà xẻo đất nông nghiệp
      Sáng nay (9.3), trả lời báo Dân Việt, ông Đào Trung Chính – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN&MT) cho biết: “Danh sách 96 sân golf vừa công bố nằm trong quy hoạch hệ thống sân golf do Bộ Kế hoạch&Đầu tư trình và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bộ TN&MT chỉ tổng hợp dựa trên quy hoạch của các bộ ngành. Tuy nhiên, cơ quan này cũng thừa nhận các sân golf trong quy hoạch này vẫn lấy đất nông nghiệp.
      Tại phiên họp sáng 7.3 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang báo cáo đến 2020, Việt Nam sẽ có 46,81 nghìn ha đất cơ sở thể dục – thể thao, cao hơn 2,05 nghìn ha so với chỉ tiêu theo nghị quyết của Quốc hội. Điều đáng nói là trong số 46,81 nghìn ha đất đó có tới có 10,98 nghìn ha thuộc 96 sân golf đã được quy hoạch.
      Để tìm hiểu kỹ hơn về “lai lịch” của 10,98 nghìn ha thuộc 96 sân golf nằm trong quy hoạch được lấy từ đâu, phóng viên Dân Việt đã trao đổi với ông Đào Trung Chính – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TNMT). Ông Chính cho hay: “Sau khi Thủ tướng rà soát lại, đã có một số sân golf bị loại bỏ, một số sân golf được thay thế. Các sân golf nằm trong quy hoạch không có đất lúa, chủ yếu là đất đồi gò, bãi bồi, đất cát ven biển, những loại đất không ảnh hưởng đến phòng hộ. Tuy nhiên các loại đất nông nghiệp như đất trồng cây hàng năm, đất lâm nghiệp nhưng không ảnh hưởng đến phòng hộ cũng được trưng dụng để làm các sân golf này”.
      Cũng trong sáng nay, trao đổi với phóng viên Dân Việt về 96 sân golf này, TS Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, hiện là Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho biết: “Việc 96 sân golf sử dụng đến 10,98 nghìn ha đất đúng là mối lo ngại. Làm sân golf không được vi phạm đất canh tác. Như tôi biết và đã thấy ở Úc họ làm sân golf trên bãi cát gần biển, hay ở Nhật họ làm sân golf trên núi, tỉnh Nam Ninh (Trung Quốc) xây sân golf ở gò đồi. Trong lúc ở Việt Nam một số sân golf vi phạm đất canh tác như sân golf Vân Trì (Hà Nội) đi lấy đất canh tác của người dân, đất canh tác đó lại nằm ở khu vực đô thị, người dân phản đối rất nhiều, nhưng sau đó sân golf này vẫn hình thành. Một nguyên tắc cơ bản của việc xây dựng sân golf là không được vi phạm vào đất canh tác”.
      Để đánh giá con số 96 sân golf là nhiều hay ít, theo TS Phạm Sỹ Liêm: “Chỉ có thị trường mới đánh giá được. Tuy nhiên có một điều nhận thấy rõ là xây dựng sân glof tốn rất nhiều đất. Các nước phát triển như Đức, Italia, Hoa Kỳ… cũng chỉ có rất ít sân gôn mà vẫn hiệu quả. Sắp tới các dự án nằm trong quy hoạch được triển khai, dù trên giấy tờ, quy hoạch có thể không phạm vào đất lúa nhưng thực tế như thế nào thì cần phải giám sát chặt chẽ, cả xã hội cùng giám sát, đại biểu dân cử, nhân dân cùng giám sát”.
      Xét về hiệu quả khai thác, ông Đào Trung Chính – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ TN&MT) cho rằng: “Bên cạnh những sân golf đã đi vào hoạt động khai thác hiệu quả (như sân golf Lương Sơn, Hòa Bình), vẫn còn những sân golf đắp chiếu, theo nhìn nhận của tôi là do chủ đầu tư hết tiền”.
      Đồng tình với quan điểm trên, TS Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, hiện là Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho hay: “Hiện nay tôi biết có một số sân golf đang đắp chiếu, trong khi các sân golf này chiếm dụng rất nhiều đất, lãng phí, có một số sân golf được sử dụng để làm cả biệt thự nghỉ dưỡng… Đây là vấn đề cần rút kinh nghiệm khi quy hoạch và xây dựng sân golf. Tôi thấy chúng ta chưa biết đúc rút kinh nghiệm từ việc quy hoạch sân golf, thẩm định dự án cho đến xây dựng. Vì vậy tới đây tôi nghĩ các bộ ngành liên quan trong đó có Bộ Xây dựng cần ngồi lại với nhau để bàn bạch từ đó làm tốt hơn”.
      Đến năm 2020, có khoảng 96 sân golf được đầu tư phát triển, trong đó vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có 14 sân golf; đồng bằng sông Hồng 19 sân golf; Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ 30 sân golf; Tây Nguyên có bảy sân golf; Đông Nam Bộ có 22 sân golf; đồng bằng sông Cửu Long có bốn sân golf.
      Theo Dân Việt

      “Nên bỏ dự án sân golf, dừng xây dựng sân bay Long Thành”

      Ngày 17/10, đoàn đại biểu Quốc hội Tp.HCM đã tiếp xúc chuyên đề với cử tri quận Tân Bình nhằm lấy ý kiến cử tri về dự án sân golf nằm trong sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai). 
      Nhiều cử tri cho rằng, nên bỏ dự án sân golf và dừng xây dựng sân bay Long Thành thời điểm này cho đến khi có nhu cầu.
      Cử tri Nguyễn Đăng Diệp, hiện là  Phó giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học nông nghiệp cho rằng, sân golf nên làm ở nơi đất xấu, xa dân, vì tốn nhiều nước tưới, sử dụng thuốc diệt cỏ dại, thuốc trừ sâu gây độc hại cho nguồn nước ngầm.
      Nhiều ý kiến cũng cho rằng, sân golf chiếm  đất quá lớn và sẽ gây nguy hiểm cho máy bay lên xuống. Theo cử tri Đào Khắc Khởi, đất sân bay Tân Sơn Nhất do Bộ Quốc phòng quản lý. Vì vậy, nếu sử dụng không hết hoặc làm xong nhiệm vụ thì bàn giao cho chính quyền địa phương quản lý. Tại sao lại giao cho công ty thuê 50 năm? 
      Ông Khởi đề nghị Tp.HCM tổ chức thanh kiểm tra sân golf. Nếu thấy vi phạm pháp luật, trái quy định quản lý nhà nước thì thu hồi sân golf giao cho cơ quan chức năng mở rộng sân bay vừa tiết kiệm vừa hiệu quả.
      Một vấn đề quan trọng khác được các cử  tri cho ý kiến là dự án sân bay quốc tế Long Thành do Tông công ty Cảng hàng không Miền Nam làm chủ đầu tư. Hiện tại, quy hoạch dự án đã được phê duyệt vào năm 2011.
      Theo các cử tri, cần dừng việc xây dựng sân bay Long Thành thời điểm này cho đến khi có nhu cầu. Ông Nguyễn Đăng Diệp cho rằng, không nên xây dựng sân bay Long Thành vì nhiều lý do. 
      Thứ nhất, số tiền xây dựng đầu tư rất lớn, trên 13 tỷ USD, gây lãng phí trong điều kiện đất nước còn khó khăn. 
      Thứ hai, sân bay ở nước ta còn quá nhiều so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Có nhiều sân bay quốc tế chưa sử dụng hết như sân bay Cần Thơ, mỗi năm chỉ được vài chuyến bay, hay sân bay Phú Quốc, Liên Khương, Cam Ranh cũng chưa sử dụng hết công suất. Cho nên, xây dựng sân bay Long Thành bây giờ là lãng phí, sẽ ‘trùm mềm” như hải cảng. 
      Ông Diệp nói: “Tại sao không mở rộng "sân bay vàng" Tân Sơn Nhất, mà lại lấy đất sân bay làm sân golf? Tại sao không tận dụng và mở rộng sân bay Biên Hòa đã có sẵn và diện tích rất lớn?”.
      “Tp.HCM là trung tâm kinh tế văn hóa, khoa học kỹ thuật của cả nước, các lãnh sự quán và cơ quan trung ương cũng ở đây. Vì vậy, tại sao lại bỏ thương hiệu là sân bay quốc tế mà lại ngược xuống tận Long Thành-Đồng Nai để làm sân bay quốc tế, gây nhiều tốn kém về ngoại tệ, đất đai, chặt bỏ hàng ngàn hecta cao su…”.
      Cử tri Nguyễn Quang Thái cho rằng, sân bay Tân Sơn Nhất nằm trong nội thành đông dân cư ở Tp.HCM nên quan điểm di dời là đúng nhưng vấn đề là di dời lúc nào . Ông nói “Việc xây dựng sân bay Long Thành là quy hoạch lâu dài, có thể bàn ở 30-50 năm sau, chứ không phải thời điểm này”. 
      Còn cử tri Nguyễn Thiện Tống cho rằng, không nên xây dựng Long Thành quá sớm vì như thế không hiệu quả kinh tế. Cần có cơ quan chức năng kiểm chứng dự báo tốc độ tăng trưởng ngành hàng không, thời điểm  di dời sân bay Tân Sơn Nhất và hiệu quả kinh tế ra sao? Trước mắt nên tiếp tục sử dụng sân bay Tân Sơn Nhất và mở rộng để nâng cao năng lực.
      Bà Võ thị Dung, Phó trưởng đoàn  đại biểu Quốc hội Tp.HCM cho biết, việc xây dựng sân bay Long Thành nếu đưa vào sử dụng sớm như  lộ trình đề ra thì sẽ lãng phí, trong khi các sân bay khác chưa hết công suất. Trong tương lai dài thì quy hoạch này là cần thiết.

      Không có nhận xét nào:

      Đăng nhận xét