THÀNH TỰU 1: Rada

(ĐC sưu tầm trên NET)

Ra đa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Anten ra đa khoảng cách lớn (đường kính khoảng 40 m (130 ft) quay trên một đường nhất định để quan sát các hoạt động gần đường chân trời.
Ra đa (phiên âm từ tiếng Pháp: radar) là thuật ngữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: RAdio Detection and Ranging (dò tìm và định vị bằng sóng vô tuyến) hay của Radio Angle Detection and Ranging (dò tìm và định vị góc bằng sóng vô tuyến) trong tiếng Anh. Đây là một hệ thống sử dụng để định vị và đo khoảng cách và lập bản đồ các vật thể như máy bay hay mưa. Được sử dụng phổ biển trong hàng hải, hàng không và quân sự.

Nguyên lý

Radar hoạt động ở tần sô vô tuyến siêu cao tần, có bước sóng siêu cực ngắn, dưới dạng xung được phát theo một tần số lập xung nhất định. Nhờ vào ănten, sóng radar tập trung thành một luồng hẹp phát vào trong không gian. Trong quá trình lan truyền, sóng radar gặp bất kỵ mục tiêu nào thì nó bị phản xạ trở lại. Tín hiệu phản xạ trở lại được chuyển sang tín hiệu điện. Nhờ biết được vận tốc sóng, thời gian sóng phản xạ trở lại nên có thể biết được khoảng cách từ máy phát đến mục tiêu.
Sóng radio có thể dễ dàng tạo ra với cường độ thích hợp, có thể phát hiện một lượng sóng cực nhỏ và sau đó khuếch đại vài lần. Vì thế radar thích hợp để định vị vật ở khoảng cách xa mà các sự phản xạ khác như của âm thanh hay của ánh sáng là quá yếu không đủ để định vị.
Tuy nhiên, sóng radio không truyền xa được trong môi trường nước, do đó, dưới mặt biển, người ta không dùng được radar để định vị mà thay vào đó là máy sonar dùng siêu âm.

Sự phản xạ

Đặc trưng vật lý cho khả năng mà một vật phản xạ hay tán xạ sóng radiodiện tích phản xạ hiệu dụng.
Sóng điện từ phản xạ (tán xạ) từ các bề mặt nơi có sự thay đổi lớn về hằng số điện môi hay hằng số nghịch từ. Có nghĩa là một chất rắn trong không khí hay chân không, hoặc một sự thay đổi nhất định trong mật độ nguyên tử của vật thể với môi trường ngoài, sẽ phản xạ sóng radar. Điều đó đặc biệt đúng với các vật liệu dẫn điện như kim loại hay sợi cacbon, làm cho radar đặc biệt thích hợp để định vị các máy bay hay tàu thuyền. Các vật liệu hấp thụ radar, gồm có các chất có điện trở và có từ tính, dùng trong các thiết bị quân sự để giảm sự phản xạ radar, giúp cho chúng khó bị phát hiện hơn trên màn radar. Phương pháp trong kỹ thuật sóng vô tuyến này tương đương với việc sơn vật thể bằng các màu tối trong sóng ánh sáng.
Sóng radar tán xạ theo nhiều cách phụ thuộc vào tỷ lệ giữa kích thước của vật thể tán xạ với bước sóng của sóng radio và hình dạng của vật. Nếu bước sóng ngắn hơn nhiều so với kích thước vật, tia sóng sẽ dội lại tương tự như tia sáng phản chiếu trên gương. Nếu như bước sóng lớn hơn so với kích thước vật, vật thể sẽ bị phân cực, giống như một ăngten phân cực. Điều này được miêu tả trong hiện tượng tán xạ Rayleigh (một hiệu ứng làm bầu trời có màu xanh lam). Khi 2 tia có cùng cường độ thì có hiện tượng cộng hưởng. Bước sóng radar càng ngắn thì độ phân giải hình ảnh trên màn radar càng rõ. Tuy nhiên các sóng radar ngắn cần nguồn năng lượng cao và định hướng, ngoài ra chúng dễ bị hấp thụ bởi vật thể nhỏ (như mưa và sương mù....), không dễ dàng đi xa như sóng có bước sóng dài. Các radar thế hệ đầu tiên dùng sóng có bước sóng lớn hơn mục tiêu và nhận được tia phản hồi có độ phân giải thấp đến mức không nhận diện được, trái lại các hệ thống hiện đại sử dụng sóng ngắn hơn (vài xentimét hay ngắn hơn) có thể họa lại hình ảnh một vật nhỏ như bát cơm hay nhỏ hơn.
Sóng radio phản chiếu từ bề mặt cong hay có góc cạnh, tương tự như tia sáng phản chiếu từ gương cầu. Ví dụ, đối với tia sóng radio ngắn, hai bề mặt tạo nhau một góc 90° sẽ có khả năng phản chiếu mạnh. Cấu trúc bao gồm 3 mặt phẳng gặp nhau tại 1 góc, như là góc của hình hộp vuông, luôn phản chiếu tia tới trực tiếp trở lại nguồn. Thiết kế này áp dụng cho vật phản chiếu góc dùng làm vật phản chiếu với mục đích làm các vật khó tìm trở nên dễ dàng định dạng, thường tìm thấy trên tàu để tăng sự dò tìm trong tình huống cứu nạn và giảm va chạm. Cùng một lý do đó, để tránh việc bị phát hiện, người ta có thể làm cho các bề mặt có độ cong thích hợp để giảm các góc trong và tránh bề mặt và góc vuông góc với hướng định vị. Các thiết kế kiểu này thường dẫn đến hình dạng kỳ lạ của các máy bay tàng hình. Các thận trọng như thế không hoàn toàn loại bỏ sự phản xạ gây ra bởi sự nhiễu xạ, đặc biệt với các bước sóng dài. Để giảm hơn nữa tín hiệu phản xạ, các máy bay tàng hình có thể tung ra thêm các mảnh kim loại dẫn điện có chiều dài bằng nửa bước sóng, gọi là các miếng nhiễu xạ, có tính phản xạ cao nhưng không trực tiếp phản hồi năng lượng trở lại nguồn.

Phân cực

Sự phân cực thể hiện hướng dao động của sóng; với sóng điện từ, mặt phẳng phân cực là mặt phẳng chứa vector dao động từ trường. Radar sử dụng sóng radio được phân cực ngang, phân cực dọc, và phân cực tròn tùy theo từng ứng dụng cụ thể để định vị tốt hơn các loại phản xạ. Ví dụ, phân cực tròn dùng để làm giảm thiểu độ nhiễu xạ tạo bởi mưa. Sóng phản xạ bị phân cực phẳng thường cho biết sóng được dội lại từ bề mặt kim loại, và giúp radar tìm kiếm vượt trở ngại mưa. Các sóng radar có tính phân cực ngẫu nhiên thường là cho biết bề mặt phản xạ như đất đá, và được sử dụng bằng radar cho tàu bè.

Hiện tượng nhiễu sóng

Hệ thống radar phải vượt qua một số nguồn sóng khác để tập trung trên mục tiêu thật sự. Các sóng làm nhiễu bắt nguồn từ các nguồn bên trong và bên ngoài, gồm chủ động và bị động. Khả năng vượt qua các sóng không mong đợi được định nghĩa là tỉ số tín hiệu trên nhiễu (signal-to-noise ratio hay SNR). Trong cùng một môi trường nhiễu, tỉ số SNR càng lớn, thì hệ thống radar càng dễ định vị vật.

Nhiễu

Sóng nhiễu luôn được phát ra kèm theo tín hiệu từ nội nguồn của sóng, thường gây ra bởi thiết kế điện tử không thực sự đồng bộ sử dụng các linh kiện điện tử chưa tối ưu. Nhiễu chủ yếu xuất hiện như là sóng dội nhận được từ đầu thu vào thời điểm thật sự không có sóng radar nào được nhận. Vì thế, hầu hết các nhiễu đều xuất hiện ở đầu thu và các nỗ lực để giảm thiểu yếu tố này tập trung trong thiết kế đầu thu. Để lượng hóa độ nhiễu, người ta đưa ra chỉ số nhiễu, là tỷ số giữa cường độ sóng nhiễu thu được trên đầu nhận so với một đầu nhận lý tưởng. Chỉ số này cần được giảm thiểu.
« vào lúc: 26 Tháng Mười, 2007, 08:51:43 PM »

Tìm lời giải cho việc máy bay F-117A bị bắn rơi tại Côxôvô.

  Năm 1999, việc Nam Tư bắn rơi máy bay tàng hình F-117A của Mỹ bằng tên lửa phòng không SA-3 đã gây được sự chú ý của các nhà phân tích quân sự. Từ đó đến nay đã có khá nhiều bài viết phân tích, đánh giá về mặt chiến-kỹ thuật trong trận chiến giữa vũ khí tàng hình và chống tàng hình đã được các nước trên thế giới phát triển. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin mới xung quanh sự kiện này, đồng thời làm rõ thêm những ưu và nhược điểm của vũ khí tàng hình và chống tàng hình.

  Năm 1999, NATO, đứng đầu là Mỹ đã phát động chiến tranh chống Nam Tư. Trong cuộc chiến đó, với ưu thế trên không, liên quân NATO đã tiến hành oanh kích ngày đêm nhằm buộc Nam Tư phải khuất phục, giành thắng lợi với tổn thất ít nhất. Nhưng điều đáng nói nhất là trong cuộc chiến đó nhiều máy bay chiến đấu của liên quân đã bị bắn hạ, trong đó có cả một máy bay chiến đấu tàng hình F-117A, bị tên lửa phòng không SA-3 do Nga sản xuất bắn rơi. Hiện nay, xác chiếc máy bay F-117A và tên lửa SA-3 đang được trưng bày tại bảo tàng phòng không Nam Tư.

F-117A Nighthawk do công ty Lockheed Martin chế tạo, sản xuất thử năm 1978, bay thử lần đầu năm 1981 và chỉ sau 31 tháng hoàn thiện (8/1982 đến 7/1990) đã có 59 chiếc được chuyển giao cho Không quân Mỹ. Giá thành mỗi chiếc F-117A năm 1998 là 120 triệu USD.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-117A được thiết kế dùng cho những nhiệm vụ đặc biệt trong giai đoạn đầu chiến tranh như: bắn phá các mục tiêu sở chỉ huy, trung tâm thông tin, trận địa phòng không, kho tàng vũ khí đặc biệt, sân bay và các dinh thự của nguyên thủ quốc gia, các cơ quan đầu não của đối phương.
F-117A lần đầu tiên được sử dụng vào ngày 21/12/1989 với số lượng 2 chiếc trong chiến dịch "Sự nghiệp chính nghĩa" khi Mỹ can thiệp vào Panama. Sau đó liên tục được dùng trong chiến tranh Iraq lần 1 (1991), chiến tranh Nam Tư (1999) và gần đây nhất là chiến tranh Iraq lần 2 (2003).

Tính năng kỹ-chiến thuật:
- Kích thước (m):
   Dài: 20,3.
   Cao: 3,8.
   Sải cánh: 13,3.
- Diện tích mặt cánh: 105,90 m vuông.
- Động cơ: 2 động cơ GE F-404 công suất 71,2 kN.
- Vận tốc lớn nhất: 1040 km/h.
- Khối lượng:
   Cất cánh: 3885kg.
   Tối đa: 13600kg.
- Tải chiến đấu lớn nhất: 2270kg.
- Dự trữ nhiên liệu tối đa: 5500kg.
- Bán kính hoạt động (không tiếp dầu): 1060km.
- Kíp lái: 1 người.
- Vũ khí:
   Bom: 2 bom GBU-12 Paveway II, 2 bom WCMD, 2 bom Mark 61, 2 bom GBU-10 hoặc GBU-27 (bom xuyên), 2 bom hạt nhân cỡ nhỏ B-61 và B-83.
   Tên lửa: 2 AGM-88 HARM (chống radar).
- Radar: Đo cao.
- Thiết bị trinh sát, bắt mục tiêu, dẫn đường: Quang điện tử/ hồng ngoại/ GPS.


Theo tạp chí "Hàng không và vũ trụ" của Nga, tháng 12/2006, 1 chiếc máy bay F-117A bị bắn rơi bởi tên lửa Igla ngày 20/1/1991 tại Iraq. 3 giờ ngày 14/9/1997 máy bay F-117A lại bị rơi tại căn cứ quân sự Holloman do trục trặc kỹ thuật. Trong chiến tranh Kosovo, phía Nam Tư tuyên bố bắn rơi 2 chiếc F-117A, 1 do SA-3 bắn, 1 do MiG-29 hạ. Như vậy, có thể đã có tới 4 chiếc trên 59 chiếc F-117A bị rơi do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, giới chức quân sự Mỹ chỉ thừa nhận tổn thất 1 chiếc, đó chính là chiếc F-117A bị tên lửa SA-3 bắn rơi ngày 27/3/1999 cách Bengrad 32km.

  Việc máy bay tàng hình F-117A bị tên lửa phòng không SA-3 ra đời trước đó 40 năm bắn rơi khiến cho quân đội Mỹ không khỏi suy nghĩ. Câu hỏi đặt ra là tại sao loại SA-3 lạc hậu hàng thập kỷ lại có thể bắn rơi máy bay chiến đấu có tính năng tàng hình ưu việt như F-117A? Nam Tư đã dùng phương pháp gì để phát hiện và bắn rơi F-117A?


« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười, 2007, 08:44:30 AM gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!

 
« Trả lời #1 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2007, 08:26:24 AM »

  Có thông tin cho rằng máy bay F-117A đã bị radar phòng không Nam Tư phát hiện và bắn hạ khi đang mở khoang vũ khí dưới bụng máy bay. Tuy nhiên, thông tin này chưa thuyết phục. Trước hết, máy bay này bị bắn rơi khi chưa tiến hành công kích. Thứ hai, thời gian mở khoang vũ khí của F-117A là rất ngắn, nếu radar có phát hiện ra thì cũng mất mục tiêu ngay lúc đó , không đủ tín hiệu để tiếp tục bám theo mục tiêu, chứ chưa nói tới việc dẫn tên lửa tấn công. Nên thông tin này chưa đủ tin cậy.

F-117A hiện nguyên hình trên cánh đồng Nam Tư.
  Trên thực tế, theo điều tra của Mỹ, có thể do phi công của chiếc F-117A mở sensor đo cao siêu cao tần để hiệu chỉnh độ cao nên bị radar định vị thụ động Tamara do Cộng hòa Cezch chế tạo phát hiện, định vị và bám theo, sau đó bộ đội tên lửa Nam Tư đã phóng tên lửa SA-3 theo sự dẫn đường của radar này để bắn hạ F-117A. Khi tác chiến cùng với radar thụ động Tamara, tên lửa SA-3 được đánh giá là lạc hậu, sử dụng không hiệu quả trong cuộc chiến ở Trung Đông đã phát huy được uy lực. Vậy, radar Tamara hoạt động theo nguyên lý nào, nó có cấu tạo thế nào để có thể tránh được những tác động do chế áp điện tử?


Có một thắc mắc là tại sao xác chiếc F-117 giống như rơi do sự cố hơn kiểu tan xác pháo khi bị trúng tên lửa hồi VNW nhỉ?

Phải trăng tên lửa được cho nổ theo toạ độ chứ không bám bắt khoá được mục tiêu ở giai đoạn cuối?

 




 Có một thắc mắc là tại sao xác chiếc F-117 giống như rơi do sự cố hơn kiểu tan xác pháo khi bị trúng tên lửa hồi VNW nhỉ?

Phải trăng tên lửa được cho nổ theo toạ độ chứ không bám bắt khoá được mục tiêu ở giai đoạn cuối?
Có cái ảnh nó chay tan nát đấy bạn ạ!
Logged

 

 

Radar thụ động Tamara:
  Tổ hợp radar thụ động Tamara (KRTP-91) do Công ty kỹ thuật Era - Cộng hòa Cezch nghiên cứu chế tạo, được NATO gọi là Trash Can. Khác với radar truyền thống phải phát sóng để phát hiện và bám mục tiêu, radar thụ động không phát sóng mà dựa vào việc thu bắt tất cả tín hiệu điện từ phát ra từ mục tiêu để phát hiện và bám bắt. Máy bay dù nhỏ đến đâu, dùng biện pháp tàng hình radar nào thì vẫn có thiết bị phát sóng vô tuyến để liên lạc với bên ngoài như: liên lạc vô tuyến với chỉ huy, với quân bạn, thiết bị đo cao vô tuyến, radar, hệ thống đường truyền số liệu và hệ thống đối phó, chế áp tên lửa phòng không...radar định vị thụ động khai thác những yếu điểm này để phát hiện mục tiêu.

Một đài radar Tamara cơ động.
  Công nghệ radar thụ động có bề dày lịch sử tương đối dài và phát triển khá mạnh trong những năm gần đây. Ngay từ thập kỷ 60-TK20, Cộng hòa Cezch đã bắt tay vào nghiên cứu chế tạo radar định vị thụ động. Hệ radar này được coi là thế hệ đầu của radar Tamara ngày nay. Trên thực tế hệ radar này chưa được sử dụng để dẫn tên lửa, do vậy các nước NATO cũng chưa nắm được tính năng thực tế, đặc biệt là khả năng phát hiện máy bay tàng hình của nó. Các radar định vị thụ động dò tìm mục tiêu theo phương thức phân tán và định vị theo nguyên lý "tam giác đạc". Phương thức triển khai của một đơn vị radar Tamara gồm ba đài triển khai phân tán, mỗi đài bao quát vùng quạt rộng 120 độ (ba đài có thể bao quát toàn bộ phương vị 360 độ). Mỗi đài radar có máy thu tín hiệu điện từ độ nhạy cực cao, mạng antena có kích thước lớn: dài 1,3m, rộng 0,9m, nặng 120kg, có thể thu bắt các tín hiệu điện từ làm việc trên dải tần 1 đến 18Ghz. Khi ba đài radar làm việc ở ba địa điểm khác nhau có thể cùng đồng thời thu bắt được mọi tín hiệu trên không trung. Do vậy, dưới sự giám sát của hệ thống Tamara, dù là máy bay tàng hình, nhưng chỉ cần mở bất cứ một thiết bị nào phát xạ sóng điện từ ra bên ngoài như radar, máy thông tin vô tuyến hoặc thiết bị đo cao vô tuyến..., đều khó thóat khỏi sự phát hiện và theo dõi của hệ radar này.

 

  Tín hiệu thu được từ ba đài radar định vị thụ động ở ba địa điểm khác nhau được đưa về bộ phận xử lý tín hiệu của đài trung tâm. Bằng phương pháp định vị theo nguyên tắc "vi sai thời gian tới của tín hiệu" (TDOA) mục tiêu mà ba đài thu bắt được, người ta có thể tính tóan tọa độ của mục tiêu (phương vị, cự li) bằng tam giác đạc. Nếu tăng số đài radar lên đến bốn đài, có thể xác định được tọa độ mục tiêu theo ba chiều (3D): phương vị, cự li và độ cao. Những tham số mục tiêu xác lập được có thể được chuyển thẳng tới tổ hợp tên lửa phòng không có điều khiển như SA-3 để đánh chặn mục tiêu mà không cần mở radar trinh sát của tổ hợp tên lửa.

 Hệ thống Vera-E trên đường cơ động.
  Radar Tamara có thể trinh sát hiệu quả trong vùng quạt có bán kính 250km, có thể đồng thời bám 70 - 100 mục tiêu trên không. Phiên bản cơ động của hệ radar này có tên Vera-E, vùng trinh sát hiệu quả có thể đạt 450km nếu sử dụng máy tính xử lý tín hiệu tốc độ cao để tính tóan kết hợp với antena thu độ nhạy cao hơn. Vùng trinh sát càng rộng với các tín hiệu nằm trong dải tần từ 0,1 đến 40 GHz.
  Vì radar Tamara có thể phát hiện được máy bay F-117A của Mỹ trong thực chiến nên nhiều nước trên thế giới rất quan tâm đến hệ radar này. Thông qua công ty xuất nhập khẩu quân sự Omnipol, năm 2004, Trung Quốc đã đặt mua của Cộng hòa Cezch tất cả 6 hệ thống Vera-E trị giá 55,7 triệu USD song Mỹ đã gây sức ép với Thủ tướng Cezch không được bán hàng quân sự cho Trung Quốc, vì vậy hợp đồng đã không được thực hiện.

  Khi triển khai.
  Hệ radar định vị thụ động Tamara cùng với các loại radar khác của Nam Tư đã góp phần không nhỏ vào chiến công bắn rơi tại chỗ F-117A trong cuộc chiến Kosovo năm 1999. Đặc biệt, theo tổng kết của Nam Tư thì trong thời gian đầu chiến tranh, khi bị chế áp điện tử mãnh liệt, trong khi các loại radar hiện đại sử dụng sóng dm, cm Nam Tư mua của Đức, Mỹ bị tê liệt thì những đài radar cũ kỹ dùng sóng m như P-12/18/35 của Liên Xô sản xuất vẫn hoạt động tốt.
  Câu hỏi còn lại ở đây là tổ hợp tên lửa SA-3 cũ kỹ của Nam Tư khi kết hợp với radar Tamara đã phát huy uy lực như thế nào? Chiếc F-117A đã bị bắn rơi do đâu?

 

Tổ hợp tên lửa phòng không SA-3:
  Tổ hợp tên lửa phòng không SA-3 Goa (S-125) là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung và tầm thấp thế hệ 2 của Liên Xô trước đây. Tổ hợp tên lửa này được nghiên cứu và phát triển từ những năm 50 của TK20. Đến năm 1961, nó chính thức được đưa vào biến chế của bộ đội phòng không Liên Xô, chủ yếu được triển khai để bảo vệ yếu địa. Đơn vị tác chiến chủ yếu của SA-3 là cấp tiểu đoàn, một tiểu đoàn hỏa lực gồm 1 đài radar dẫn đường, antena quét cơ điện có thể bám đồng thời 6 mục tiêu, 4 bệ phóng liên hoàn (2 hoặc 4 tên lửa tùy từng loại S-125 hay S-125M). Cứ 3 đến 4 tiểu đoàn hỏa lực sẽ có 1 tiểu đòan bảo đảm kỹ thuật, tất cả hợp thành biên chế cấp trung đoàn.

Bệ phóng tên lửa SA-3 (S-125M)

  Tổ hợp SA-3 kết hợp với tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung, cao SA-2 hoàn thiện lưới hỏa lực từ thấp đến cao. SA-3 sử dụng tên lửa 5V27, cùng dạng và có thể sử dụng chung với tên lửa phòng không trên hạm SA-N-1. Tên lửa 5V27 dài 6,7m; đường kính 55,2cm; nặng 980kg (kể cả tầng 1-khởi tốc). Tầm bắn hiệu quả của tên lửa 5V27 là 25km, trần bắn hiệu quả là 18km.
  Phương thức dẫn đường của SA-3 là dẫn theo lệnh vô tuyến trên toàn hành trình (phương thức này thường được Liên Xô áp dụng cho các loại tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa). Trình tự tác chiến của SA-3 như sau: Radar P-15 làm việc trên băng C (5,45GHz) bắt được mục tiêu, nó chuyển giao các thông số cho radar điều khiển hỏa lực SNR-125 bám bắt mục tiêu. Sau khi tên lửa phóng đi, radar SNR-125 tiếp tục bám đuổi mục tiêu, đồng thời truyền lệnh dẫn vô tuyến tới tên lửa, antena thu tín hiệu ở cánh đuôi tên lửa nhận lệnh dẫn điều khiển tên lửa bay tới mục tiêu. Khi tiếp cận mục tiêu, tên lửa sẽ kích nổ đầu đạn phá mảnh bằng ngòi vô tuyến để tấn công mục tiêu bằng hàng trăm mảnh kim loại. Khối lượng của đầu đạn tên lửa nổ mảnh là 72kg, bán kính sát thương hiệu quả là 12,5m.

 

  Tổ hợp tên lửa SA-3 còn có một phiên bản sử dụng bệ phóng kép, đặt trên xe Zil-131 cấu hình 6x6 hoặc Zil-151. Loại này nâng cao tính cơ động và có thêm một dải tần quang học để dẫn tên lửa trong trường hợp bị nhiễu điện từ nặng nhưng cũng có hạn chế là thời gian chuyển trạng thái từ hành quân sang sẵn sàng chiến đấu khá dài, tới 90 phút.
  Tổ hợp tên lửa SA-3 ngoài trang bị cho bộ đội phòng không Liên Xô còn được xuất khẩu cho nhiều nước Đông Âu và Trung Đông. Trong cuộc chiến ở Trung Đông, tên lửa phòng không SA-3 của Arab đã không phát huy được hiệu quả do sự chế áp, gây nhiễu điện tử của Israel quá mạnh, tỉ lệ bắn trúng mục tiêu rất thấp. Lực lượng phòng không Arab lúc đó chủ yếu dự vào các loại SA-6, SA-8 (thế hệ sau của SA-3) để tác chiến phòng không. Mặc dù vậy hiện tại còn khá nhiều quốc gia đang duy trì loại SA-3 trong biên chế trực chiến. Để nâng cấp, tăng hạn sử dụng cho SA-3, những năm 90 TK20, Nga đã đưa ra phương án nâng cấp cho SA-3, đó là loại Pechora-2T áp dụng công nghệ điện tử, số hóa.

Tổ hợp Pechora-2T
  Các gói nâng cấp của SA-3 Pechora-2T bao gồm: Radar điều khiển hỏa lực SNR-125-2T, tăng hạn sử dụng cho tên lửa 5V27, hệ thống máy tính số hóa mới và đài radar đa chức năng, máy thu siêu cao tần tạp âm thấp, phương tiện vận chuyển, cơ động mới (có thể dùng các loại xe việt dã cấu hình 8x8), cải tiến hệ thống truyền lệnh và hệ thống phóng. Bảng dưới đây so sánh tính năng SA-3 Pechora-2T với tổ hợp SA-3 cũ:

     Tính năng                                                   SA-3                                              SA-3-2T
1, Thời gian chuyển trạng thái SSCĐ                   90 phút                                          20 phút
2, Số mục tiêu tác chiến đồng thời                       1                                                    2
3, Vận tốc tên lửa (max)                                     700m/s                                          900m/s
4, Tầm phóng hiệu quả                                       18km                                             25km
5, Trần phóng hiệu quả                                       25km                                             35km
6, Hệ số kháng nhiễu                                          24w/MHz                                        2700w/MHz
7, Xác suất tiêu diệt mục tiêu:
   - Máy bay cánh cố định                                   0,45 - 0,87                                      0,85 - 0,96
   - Máy bay lên thẳng                                        0,17 - 0,67                                      0,40 - 0,80
   - Tên lửa hành trình                                        0,04 - 0,48                                      0,30 - 0,85 



  Sự xuất hiện của công nghệ tàng hình đã có tác động sâu sắc tới xu thế phát triển của vũ khí, trang bị hiện đại, đặc biệt là vũ khí phòng không. Vũ khí thế hệ mới, dù là máy bay chiến đấu, chiến hạm, xe thiết giáp hay ngay cả tên lửa hành trình phóng từ máy bay cũng đều chịu ảnh hưởng từ thiết kế tàng hình của F-117A, mục đích nhằm giảm xác suất bị phát hiện, tăng cường khả năng sống sót trên chiến trường.

 Tàu chiến áp dụng công nghệ tàng hình lớp Lafayette của Pháp.
 
  Do vậy, các nước có công nghiệp quân sự phát triển đang dành toàn lực phát triển công nghệ tàng hình, điển hình trong số đó là Mỹ với các loại máy bay hiện đại như B-2, F-22 Raptor và F-35 JSF. Đồng thời với việc phát triển công nghệ tàng hình thì công nghệ phát hiện và chống tàng hình cũng được tích cực nghiên cứu và phát triển. Phát triển công nghệ phát hiện và chống tàng hình có vẻ phù hợp với các nước đang phát triển, có tiềm lực công nghệ quân sự ở mức thấp.
  Trong chiến tranh Kosovo, máy bay tàng hình F-117A rất hiện đại đã bị tên lửa phòng không SA-3 cũ kỹ kết hợp với radar thụ động Tamara phát hiện và bắn hạ, tuy vậy không thể vì thế mà phủ định ưu thế của công nghệ tàng hình trên chiến trường. Lịch sử chiến tranh của nhân loại, mâu luôn đi đôi với thuẫn, cuộc đối đầu giữa công nghệ tàng hình và chống tàng hình cũng không phải là ngoại lệ và chắc chắn chúng ta sẽ còn quay lại đề tài này nhiều hơn một lần nữa!
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
  Vấn đề đặt ra hiện tại là: Với một hệ thống vũ khí trang bị "không còn mới" như của NC hiện nay, nếu giả sử phải đối đầu với những F, những Chengdu...NC sẽ phải làm gì, làm thế nào để chống lại, bảo toàn lực lượng và...chiến thắng?
  Mời các bác, ta cùng bàn luận nào!

 

 

  Trước hết, chúng ta hãy cùng xem xét thế nào là công nghệ tàng hình, có biết về nó thì mới có cách phòng chống hiệu quả, phỏng ạ?

  Như mọi người đều biết, để phát hiện máy bay, tàu chiến từ khoảng cách xa ngoài tầm nhìn của mắt thường hay thiết bị quang học thì hiện nay trên thế giới các nước đều sử dụng radar. Radar (RAdio Detection and Ranging) được chế tạo và phát triển dựa trên hiện tượng phản xạ (dội về) khi tín hiệu phát đi gặp mục tiêu, radar sẽ thu bắt, khuyếch đại các tín hiệu phản xạ đó và ta thu được tọa độ, hình ảnh...của mục tiêu. Nói một cách nôm na, giống như trong phòng tối ta ném một quả bóng tenis về phía trước, nó đập vào bức tường và dội lại cho ta biết đằng trước có chướng ngại vật.
  Công nghệ radar từ khi ra đời và phát triển đã giúp cho bên phòng thủ rất nhiều trong việc theo dõi, cảnh báo, phát hiện mục tiêu cũng như dẫn bắn cho các loại vũ khí đối không, đối hải. Mâu nào có thuẫn ấy, bên cạnh việc phát triển radar các nước có nền khoa học quân sự phát triển cũng dày công nghiên cứu, chế tạo các loại thiết bị, vũ khí có thể vô hiệu hóa, chế áp radar. Điển hình cho loại công nghệ chống radar này là các thiết bị gây nhiễu tích cực, tiêu cực, các loại máy bay gây nhiễu trong đội hình, ngoài đội hình mà Mỹ đã sử dụng phổ biến trong chiến tranh Việt Nam. Gần đây hơn nữa là loại bom E (Electro-Magnetic Bom) chuyên dùng để phá hỏng, vô hiệu hóa các loại radar, phương tiện truyền thông, truyền hình, máy tính...
  Tuy nhiên, đây chỉ là một hướng phát triển của công nghệ chống radar. Sau chiến tranh Việt Nam, nhằm thực hiện học thuyết can thiệp nhanh, đánh phủ đầu bằng ưu thế tuyệt đối của Không quân, Mỹ là nước đầu tiên trên thế giới nghiên cứu và phát triển các biện pháp khiến máy bay, tàu chiến của họ tàng hình trước radar. Đến thời điểm hiện tại - khi tớ đang ngồi type bài viết này - thì cũng chỉ có duy nhất Mỹ là nước đang sở hữu 3 loại máy bay tàng hình gồm: F-117, B-2, F-22. Mỹ cũng đang sở hữu loại tàu chiến Sea Shadow tàng hình, hiện đang phát triển các loại DDX có khả năng tàng hình cao hơn. Trong lĩnh vực tàu chiến tàng hình, chúng ta cũng không thể không nhắc đến lớp tàu Lafayette của Pháp hay Smyge, Visby của Thụy Điển.

Sự suy giảm tiết diện phản xạ với sóng radar của máy bay tàng hình B-2
  Ta bắt đầu cùng nhau tìm hiểu về các loại công nghệ tàng hình nhé! Công nghệ tàng hình chủ yếu hiện nay gồm các công nghệ chủ yếu sau:
- Công nghệ giảm bề mặt phản xạ hiệu dụng của phương tiện chiến đấu bằng nhiều cách như: sử dụng vật liệu có khả năng hấp thụ hoặc tản xạ sóng radar, cấu trúc phương tiện chiến đấu có bề mặt nhiều góc cạnh để tản xạ theo nhiều hướng khác nhau như ở F-117 hoặc nhẵn bóng để giảm tối đa phản xạ sóng radar, đưa các thùng treo tên lửa hoặc bom vào bên trong thân máy bay...
- Công nghệ giảm bức xạ nhiệt hồng ngoại do động cơ hoạt động thải ra, nhất là khi bị tên lửa bám, bằng nhiều cách: che chắn các phần bị hun nóng của động cơ, giảm "góc nhìn" của địch, sử dụng turbin cánh quạt để hạ nhiệt, tối ưu hoá việc đốt cháy để không sản sinh bức xạ nhiệt hồng ngoại, hạn chế các yếu tố làm tăng việc thải này...
- Giảm phát xạ điện từ bằng những cách như: che chắn các khí tài điện - điện tử của phương tiện chiến đấu, giảm phát xạ xung để thu hẹp khả năng phát hiện tín hiệu, thay bộ phát xạ điện từ bằng kỹ thuật quang, kỹ thuật la-de...
  Ngoài 3 công nghệ chủ yếu trên thì hiện Nga đang phát triển loại công nghệ tàng hình Plasma tiên tiến, tuy nhiên nó còn đang trong quá trình thử nghiệm chưa được đưa vào sử dụng trên thực tế!

Còn tiếp
Logged




AESA - Chuẩn mực mới của công nghệ radar

Lịch sử phát triển của radar AESA
Khái niệm về radar quét mạng pha điện tử được khởi xướng từ những năm 1960 bởi các kỹ sư Mỹ trong chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo của nước này.
Đến năm 1970 SPY-1 trở thành loại radar quét mạng pha điện tử chủ động đầu tiên trên thế giới triển khai hoạt động trên các tàu tuần dương hạm lớp Tirconderoga và tàu khu trục lớp Arleigh Burke.
Radar AESA là một phần quan trọng của hệ thống chiến đấu Aegis tối tân nhằm bảo vệ nhóm tàu sân bay Mỹ trước các cuộc tấn công tiềm năng bằng tên lửa hành trình chống hạm từ Liên Xô.
SPY-1 được xem là radar AESA tốt nhất trang bị cho tàu chiến hiện nay.
AN/APG-77 radar AESA tốt nhất thế giới hiện nay được trang bị trên tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Không quân Mỹ Ảnh: Lockheed Martin
AN/APG-77 radar AESA tốt nhất thế giới hiện nay được trang bị trên tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Không quân Mỹ Ảnh: Lockheed Martin

Không lâu sau đó, Liên Xô cũng cho thấy năng lực của mình  khi phát triển thành công radar quét mạng pha điện tử bị động Z-800 trang bị trên tiêm kích đánh chặn Mig-31, đưa loại tiêm kích nổi tiếng này trở thành loại máy bay đầu tiên trên thế giới được trang bị loại radar đặc biệt  này.
Đến năm 1980, B-1B trở thành máy bay ném bom đầu tiên trên thế giới được trang bị radar quét mạng pha điện tử thụ động AN/APQ-164.
Tuy nhiên, công nghệ radar AESA chỉ thực sự phát triển và đạt được những thành tích vượt trội trong khoảng hơn một thập niên trở lại đây.
Mỹ vẫn là quốc gia số 1 thế giới trong việc phát triển các loại radar quét mạng pha điện tử chủ động, đỉnh cao của công nghệ radar AESA (radar AN/APG-77) trang bị trên tiêm kích tàng hình F-22, đây là loại radar AESA trang bị cho tiêm kích tốt nhất thế giới hiện nay.
Israel là quốc gia thứ 2 sau Mỹ về công nghệ radar AESA. Đáng lẽ vị trí thứ 2 này thuộc về Nga nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ Nga mất dần lợi thế trong gần như tất cả các lĩnh vực đặc biệt là công nghệ điện tử. Gần đây Nga mới nối lại các phát triển với radar AESA, tất nhiên khó sánh được so với các radar cùng loại của Mỹ.
Radar AESA là gì?
AESA (Active electronically scanned array) quét mạng pha điện tử chủ động.
Với radar thông thường, ăng ten sẽ quay với một góc cho trước kết hợp với một máy phát tín hiệu radio để truyền tín hiệu, sau đó tín hiệu dội lại từ mục tiêu qua một máy thu khuếch đại tần số để xác định mục tiêu.
Trong khi đó ăng ten của radar AESA  không quay mà nằm cố định, bộ vi xử lý tín hiệu kỹ thuật số sẽ phát đi các chùm tia điện tử từ nhiều góc độ khác nhau từ các modun giao thoa trên ăng ten để truyền và nhận tín hiệu.
Hệ thống có thể phát và nhận tín hiệu từ nhiều góc độ khác nhau mà không phụ thuộc vào góc quay của ăng ten như radar truyền thống.  Radar AESA có khả năng phát và nhận tín hiệu trên nhiều tần số khác nhau.
Ưu điểm của radar AESA
Radar AESA cung cấp rất nhiều lợi thế cho tiêm kích được trang bị, hệ thống có khả năng truyền và nhận tín hiệu trên nhiều dải tần số khác nhau nên rất khó bị đối phương phát hiện.
Các chùm tia điện tử phát đi và nhận lại giúp xác định mục tiêu chính xác hơn ro với radar truyền thống.
Radar AESA giảm đáng kể việc báo động sai mục tiêu cũng như hạn chế điểm mù so với radar truyền thống. Hệ thống có thể truyền và nhận rất nhiều tín hiệu độc lập khác nhau cho phép theo dõi số lượng mục tiêu nhiều hơn, số lượng mục tiêu có thể tham chiếu tăng lên đáng kể.
Một điểm  mạnh của radar AESA mà radar truyền thống không có được là khả năng hoạt động ở chế độ không đối không - đối hải,- đối đất cùng lúc. Ngoài ra, radar AESA có khả năng lập bản đồ mặt đất với tính năng khẩu độ tổng hợp, loại bỏ sự cần thiết phải trang bị một radar cùng loại.
Độ kháng nhiễu của radar AESA cao hơn rất nhiều so với radar truyền thống, việc sử dụng ăng ten cố định góp phần làm giảm không gian cần thiết phía trước qua có làm giảm mặt cắt radar.
Tuy nhiên, radar AESA cũng có nhiều hạn chế, đòi hỏi bộ vi xữ lý rất mạnh để đáp ứng việc tính toán và xữ lý dữ liệu tốc độ cao dễ xảy ra hiện tượng lỗi xữ lý dữ liệu hay còn gọi “mã tiêm”
Phan Nguyễn (tổng hợp)
Theo Beenet





Tại sao radar Nga có thể 'thấy rõ' máy bay tàng hình Mỹ?


    Tiêm kích và máy bay ném bom của Mỹ được chế tạo trên công nghệ tàng hình có hình thù kỳ quái để khó phát hiện với chi phí khổng lồ vẫn bị radar Nga phát hiện.
    Cả thế giới đều biết công nghệ tàng hình đã được sử dụng trong chiến dịch "Bão táp Sa mạc". Liên tục trong 6 tuần, máy bay tấn công F-117 của Mỹ dội bom thủ đô Baghdad. Đêm nào cũng vậy, máy bay Không quân Mỹ nhẹ nhàng vượt qua mọi hàng rào phòng không Iraq, không kích các mục tiêu cần thiết rồi trở về căn cứ an toàn. Phó Tư lệnh Không quân Mỹ John Welch lưu ý: "Công nghệ tàng hình đưa chúng ta trở lại với nguyên tắc cơ bản của chiến tranh, gọi là bất ngờ". Trong một thời gian, F-117 nổi tiếng không kém gì các thương hiệu Cadillac hay Coca-Cola của Mỹ.
    Cái giá của tàng hình
    Các chuyên gia không sử dụng thuật ngữ "vô hình" trong việc ứng dụng công nghệ tàng hình. Không thể sử dụng các phương tiện hiện đại để biến máy bay hay tên lửa thành vô hình. Chỉ có thể giảm khả năng phát hiện các phương tiện này trên màn hình radar. Đây là gót chân Asin đầu tiên của máy bay tàng hình: chúng vẫn có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ người sử dụng các hệ thống phòng không vác vai (MANPAD) tầm ngắn. Và tên lửa của hệ thống này, trang bị đầu dẫn đường bằng sóng vô tuyến, vẫn có thể "thấy" máy bay. MANPAD hiện đại sử dụng kết hợp cả công nghệ quang học, hồng ngoại, laser và ở đây công nghệ tàng hình bị vô hiệu hóa. Một yếu tố khác là mong muốn bắn hạ máy bay địch khi nó đang bay tới, chứ không phải khi nó đã bay trên đầu.
    Tai sao radar Nga co the 'thay ro' may bay tang hinh My?  hinh anh
    Máy bay tàng hình F-117 Night Hawk. Ảnh: Wiki
    Dành cho mục đích này có các radar cảnh báo sớm. Nếu không tính tới hệ thống phòng thủ tên lửa, radar tầm trung của Mỹ có thể phát hiện máy bay ở khoảng cách 300 km. Công nghệ tàng hình có thể giảm bớt khoảng cách phát hiện này song với cái giá như thế nào?
    Để phát tán sóng radar, các góc cạnh trên máy bay được uốn phẳng. Thiết kế này gọi là facet. Tại đây, người ta thay kim loại bằng vật liệu cácbon và sử dụng vật liệu có thể hấp thụ sóng radio. Để giấu các máy nén của động cơ - một trong những chi tiết kim loại dễ phát hiện nhất trên máy bay - trước các máy nén này, người ta đặt các thiết bị khuếch tán đặc biệt để loại bỏ tín hiệu radar.
    Các mũi phẳng tạo ra dải lửa dài để giảm khả năng nhận biết trong dải hồng ngoại. Để tàng hình tốt hơn cho dòng khí động học, người ta bổ sung thêm các ống hút khí làm mát. Đuôi máy bay thông thường được thay thế bằng đuôi "bướm" hình chữ V để radar khó phát hiện. Ngay cả tựa ghế ngồi phi công cũng được gấp nếp để tản sóng radar.
    Kết quả là ta có chiếc máy bay tàng hình với các tính năng chiến đấu không cao. Nó không thể mang nhiều vũ khí vì mọi vũ khí phải được giấu trong thân. Tốc độ và tầm hoạt động của máy bay bị hạn chế. Rốt cục, phải rất thận trọng khi sử dụng radar trên máy bay vì đây là nguồn phát sóng dễ bị phát hiện.
    Máy bay tàng hình vẫn còn 2 yếu điểm là giá thành cao. Máy bay ném bom B-2 Spirit của Mỹ là máy bay đắt nhất trong lịch sử, mỗi chiếc có giá hơn 1,5 tỷ USD và mặc dù vậy nó vẫn bị hạ gục.
    Hạ gục tàng hình
    Ngày 27/3/1999, trong cuộc chiến tại Nam Tư, máy bay tàng hình F-117 Night Hawk của Không quân Mỹ đã bị hệ thống tên lửa phòng không cũ kĩ S-125 Pechora hạ gục. Quả tên lửa 5V27D đầu tiên, xuất xưởng tại nhà máy Kirov, đã xé rách cánh máy bay chiến đấu Mỹ, quả tên lửa thứ 2 bắn trúng thân. Phi công Dale Zelko nhảy dù, trốn trong rừng và vài giờ sau được trực thăng cùng lính đặc nhiệm Mỹ giải cứu.
    Tai sao radar Nga co the 'thay ro' may bay tang hinh My?  hinh anh
    Hệ thống tên lửa phòng không S-125 Pechora. Ảnh: Wiki
    Chỉ huy nhóm xác định mục tiêu của hệ thống S-125, Dragan Matic, kể: "Ngày 24/3, chúng tôi rời căn cứ và di chuyển tới ngoại ô Belgrade, ở làng Shimanovtsy. Ba ngày trôi qua tương đối yên tĩnh... Mục tiêu đặt ra là không rơi vào tầm phát hiện của radar AWACS đồng hành cùng các máy bay NATO. Chiều 27/3, cả đội chúng tôi bắt đầu trực chiến. Đồng nghiệp phụ trách giám sát phát hiện có tín hiệu mạnh trên màn hình - nguồn tín hiệu di chuyển theo hướng chúng tôi. 5 phút sau, máy vô tuyến trinh sát báo mục tiêu đang tiến lại gần. Tôi nhìn vào màn hình và thấy rõ tín hiệu. Tôi thông báo cho chỉ huy là đã cố định mục tiêu, chúng tôi sẵn sàng phát hỏa. 17 giây sau lệnh "bắn", tên lửa của chúng tôi đã hạ gục mục tiêu.
    Matic kế tiếp: "Càng di chuyển nhanh, bộ phận phát hiện máy bay càng có nhiều khả năng sống sót. Trong suốt 3 tháng bị xâm lược, chúng tôi đã đổi chỗ 24 lần. Trên đầu chúng tôi là hệ thống AWACS và vệ tinh Mỹ. 20 phát sóng hay nằm trong tầm ngắm của radar đối phương là bạn đã đi đời. Tên lửa Tomahawk hay bom sẽ bay tới. Chúng tôi âm thầm bắn rồi di chuyển và điều này giúp chúng tôi sống sót. Không ai bị thương dù tiểu đoàn phòng không của tôi có 9 người thiệt mạng".
    Chiến sĩ tên lửa Serbia kể rằng tính toán của anh còn hạ F-16 và máy bay ném bom tàng hình B-2. Tuy nhiên các máy bay này lết được tới căn cứ, vì thế không có bằng chứng. Người Mỹ trong một thời gian dài nói rằng chiếc F-117 bị bắn hạ "mất tích" và sau đó đề nghị trả lại. Hiện cabin chiến máy bay tàng hình này được trưng bày tại Bảo tàng hàng không ở Belgrade.
    Điểm yếu của công nghệ tàng hình
    Có thể nói bất cứ chiếc máy bay nào đều có điểm yếu. Tốc độ và sự linh hoạt, trọng lượng mang và tầm hoạt động, hệ thống phát hiện mục tiêu và bảo vệ trước tên lửa phòng không - để chế tạo một chiếc máy bay, tất cả các yếu tố xung đột này đều quan trọng và được tích hợp trong một tổng thể, vì thế phải hy sinh bớt nhân tố này vì nhân tố kia.
    F-117, vì khả năng tàng hình, đã hy sinh nhiều thứ. Được chế tạo theo mô hình "cánh bay", máy bay này không linh hoạt và không đạt tốc độ siêu âm. Night Hawk không có radar và các hệ thống chiến tranh điện tử. Vì vậy nó dễ bị tấn công từ trên không và dưới mặt đất. Dù sử dụng hệ thống tự động và điều khiển bằng những phi công kinh nghiệm nhất, 6/64 chiếc F-117 được chế tạo đã rơi khi bay huấn luyện.
    Do những nhược điểm này và chương trình quảng cáo thất bại, năm 2008, Night Hawk đã bị rút khỏi phiên chế. Nó được thay bằng tiêm kích F-22 và F-35. So sánh khả năng tàng hình của F-35 với tính năng của hệ thống phòng không S-400 Triumph, người đứng đầu trung tâm phân tích Air Power Australia, Carlo Kopp, kết luận máy bay chiến đấu Mỹ có thể dễ dàng bị hệ thống phòng không của Nga bắn hạ.
    Công nghệ tàng hình kém hiệu quả hơn trước các radar hoạt động ở dải X-band (8-12 GHz), và radar bước sóng siêu ngắn (30 MHz-3 GHz) có thể thấy rõ máy bay tàng hình, giống như các hệ thống radar chống tàng hình được quân đội Nga đưa vào sử dụng. Những radar như vậy cũng được trang bị cho tàu chiến của Hải quân Trung Quốc.
    http://baotintuc.vn/tu-lieu/tai-sao-rada-nga-co-the-thay-ro-may-bay-tang-hinh-my-20140617213741602.htm
    Theo Duy Trinh/Báo Tin tức

    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    NGẬM SẦU (ĐL)

    MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG III/104

    MỌC CÁNH