Ngọc tỷ của vua Càn Long triều nhà Thanh. (Ảnh: Internet)
Ngọc tỷ truyền quốc của Tần Thủy Hoàng hiện nay ở đâu? Chúng ta đều biết, Ngọc tỷ là bảo ấn của vua chúa thời phong kiến Trung Quốc
xưa, còn Ngọc tỷ truyền quốc không nghi ngờ gì là vật quý giá nhất
trong tất cả các loại bảo ấn, hàng ngàn năm qua chuyện kể liên quan đến
nó mang đầy màu sắc huyền bí.
Sở dĩ gọi Ngọc tỷ là Ngọc tỷ truyền quốc
vì lịch sử hiển hách của nó có liên quan đến Tần Thủy Hoàng. Chúng ta
thử nhìn lại toàn bộ câu chuyện này.
Biện Hòa người nước Sở thời Xuân Thu
nhặt được một tảng đá ngọc ở trong núi và biết đây là vật báu hiếm thấy
nên đã tặng cho Sở Lệ Vương (757 – 741 TCN). Sở Lệ Vương không biết là
vật gì, liền cho mời ngọc công (chuyên gia về ngọc) đến để phân biệt.
Không ngờ vì đá ngọc này thuộc loại không lộ nên người ngọc công này
không nhận ra được chỗ quý của ngọc, cho rằng đây là đá bình thường. Kết
quả là Biện Hòa mắc tội lừa vua, bị xử chặt chân trái, thành người tàn
phế. Sau này Sở Võ Vương lên ngôi, Biện Hòa lại tiếp tục dâng đá ngọc
lên tặng vua, nhưng lại thêm một lần nữa hàm oan và bị chặt tiếp chân
phải. Sau khi Sở Văn Vương lên ngôi, Biện Hòa tuổi già ngồi ôm hòn đá
quý dưới chân ngọn Kinh Sơn gào khóc thảm thiết. Sở Văn Vương thấy lạ
liền cho người tới hỏi. Biện Hòa trả lời: “Tôi không than thở cho số
phận của mình, tôi than khi thấy đau xót vì vật báu lại bị người đời
xem là thứ bình thường. Mong ngày nào đó có người chứng minh tôi không
lừa dối.” Sở Văn Vương liền cho người tới tìm hiểu thật kỹ lại hòn
đá của Biện Hòa, lần này mới phát hiện ra đây là đá quý hiếm thấy. Từ đó
mới có tên ngọc bích họ Hòa.
Sau khi ngọc bích họ Hòa ra đời, những
sự tích xung quanh nó liên tục lưu truyền. Đến đời Sở Thành Vương (? –
626 TCN), Chiêu Dương diệt nước Việt và lập công to với nước Sở, được
ban thưởng ngọc bích họ Hòa, và từ đây ngọc tỷ bắt đầu “con đường bôn
ba.” Sau này khi Chiêu Dương đi du ngoạn Xích Sơn. Ngay dưới chân Xích
Sơn có cái đầm nước rất sâu. Chiêu Dương là người thích khoe khoang, ông
ta liền mở tiệc ở cái cao lâu bên đầm nước và lấy ngọc bích họ Hòa ra
cho mọi người thưởng thức. Theo kể lại, khi đó bất ngờ có con cá to nhảy
từ dưới đầm lên và kéo theo một đám cá nhỏ đủ loại. Mọi người thấy lạ
liền chạy tới bờ đầm xem cá. Nhưng sau khi mọi người xem xong và quay
trở lại thì không thấy ngọc bích họ Hòa đâu nữa! Dĩ nhiên Chiêu Dương là
người chán nản nhất. Ông ta nghi người học trò Trương Nghĩa đã ăn trộm
nên tra tấn vô cùng độc ác, hy vọng có thể tìm thấy ngọc bích. Kết quả
là Trương Nghĩa sau khi bị hành hạ thì quay lưng lại với nước Sở, vào
nước Ngụy, cuối cùng lại làm quan nước Tần và chống lại nước Sở. Ngọc họ
Hòa thì vẫn không tìm thấy được, còn nước Sở ngày càng có nhiều kẻ thù
không đội trời chung.
Thực ra là có người đã cố tình ăn trộm
ngọc bích họ Hòa. Chiêu Dương nhân thời nước Sở đang có thế lực, sau khi
bị mất trộm đã treo thưởng ngàn vàng để tìm lại ngọc bị mất. Trong tình
hình căng thẳng, kẻ ăn trộm càng phải cất giữ vật báu cẩn thận. Sau đến
thời Triệu Huệ Văn Vương, ngọc bích họ Hòa bất ngờ xuất hiện tại Hàm
Đan, thủ phủ nước Triệu. Quan Nội thị là Mậu Hiền chỉ dùng năm trăm đồng
vàng để mua lại vật báu này. Sau khi Triệu Huệ Văn Vương biết tin đã
nhiều lần ám chỉ muốn Mậu Hiền mang ngọc tặng lại cho mình, nhưng Mậu
Hiền tiếc vật báu nên không đưa ra. Triệu Vương tức tối sai lính đến nhà
Mậu Hiền cướp ngọc. Tiếng dữ đồn xa, câu chuyện đến tai Tần Chiêu Tương
Vương. Tần Vương viết phong thư cho Triệu Vương, yêu cầu dùng mười lăm
tòa thành để đổi lấy ngọc bích họ Hòa. Thời đó nước Tần đang mạnh, nước
Triệu đang yếu, Triệu Huệ Văn Vương tiếc báu vật, không biết phải xử trí
như thế nào. Trong cảnh nguy nan, viên quan Lận Tương Như đã hiến kế
“hoàn ngọc về Triệu.” Sau đó ngọc họ Hòa đã được cất trong cung đình
nước Triệu một thời gian dài. Năm 228 TCN, nước Tần đánh nước Triệu và
cướp được ngọc họ Hòa.
Sau khi lấy được ngọc họ Hòa, Tần Thủy
Hoàng xướng danh ngọc bích họ Hòa là Quốc tỷ, lệnh cho Thừa tướng Lý Tư
khắc trên Ngọc tỷ chữ: “Thụ mệnh vu thiên, ký thọ vĩnh ca” (受命于天,既寿永昌).
Lời khắc mong muốn ngọc được truyền lại đời đời, nhưng không ngờ đến đời
Tần Nhị Thế thì nước Tần sụp đổ. Sau khi Lưu Bang vào Hàm Dương, Tần Tử
Anh (240 – 206 TCN) đã giao lại ngọc bích họ Hòa cho Lưu Bang. Đến cuối
thời Tây Hán, khi ngoại thích Vương Mãng cướp ngôi trong lúc Hoàng đế
Nhũ Tử Anh mới hai tuổi, Quốc tỷ lại rơi vào tay Thái hậu Hán Hiếu
Nguyên.
Theo «Hán thư – Nguyên Hậu truyện», khi
Vương Mãng cho người em Vương Thuấn đến Thái hậu Hán Hiếu Nguyên đòi
ngọc, bà Thái hậu quá tức giận đã mang ngọc tỷ ném mạnh xuống thềm làm
ngọc tỷ bị bể một góc. Cho dù sau này chỗ bể được dùng vàng khảm lại
nhưng cũng từ đó mà nó có tì vết.
Được biết, vào cuối thời Đông Hán, Quốc
tỷ lại bị mất tích. Thời đó cục diện chính trị hỗn loạn, Hán Thiếu Đế
(176 – 190 TCN) khi chạy trốn đã mang giấu Ngọc tỷ truyền quốc vào cung,
nhưng khi trở về thì không thấy đâu nữa. Không lâu sau, khi Thái thú
Tôn Hiền đánh dẹp được Đổng Trác đã tìm lại được Ngọc tỷ truyền quốc ở
phía nam thành Lạc Dương.
Từ đó cho đến thời nhà Đường, cùng những
biến động chính trị, Ngọc tỷ truyền quốc không ngừng đổi chủ. Từ thời
Tống Thái Tổ thì không còn ai được thấy nó nữa.
Nhưng những ghi chép về Ngọc tỷ truyền
quốc vẫn không ngừng xuất hiện trong các thư tịch. Vào năm thứ 3 Triệu
Thánh thời Bắc Tống, một người tên Đoàn Nghĩa ở Hà Nam khi đào móng nhà
đã đào được một cái Ngọc ấn. Qua hơn mười vị học sĩ hàn lâm giám định,
mọi người đã cho là Ngọc tỷ truyền quốc thời đế chế nhà Tần. Năm thứ 13
Minh Hoằng Trị lại có người phát hiện được Ngọc tỷ, nhưng Hoàng đế cho
rằng không phải đồ thật, nghe nói vào đầu triều Thanh, trong cung có
giấu một Ngọc tỷ có khắc chữ “Thụ mệnh vu thiên, Ký thọ vĩnh xương.”
Nhưng theo ghi chép lại, Hoàng đế Càn
Long không mấy quan tâm đến Ngọc tỷ truyền quốc này vì cho là đồ giả.
Vậy thì Ngọc tỷ truyền quốc thật hiện đang ở đâu? Câu hỏi này cho đến
nay vẫn chưa có lời giải.
Nhớ
lại chuyện người Việt Thường dâng tặng vua Nghiêu con rùa đá trên đó có
chữ giống con nòng nọc nói về Trời - Đất mà chúng ta cho rằng đó là bộ
sách đá tượng rùa giảng giải về Hà Đồ - Lạc Thư. Rất có thể từ đây mà
quan niệm về một thế giới tương phản đối ứng, lưỡng phân lưỡng hợp của
người Việt Thường đã chuyển hóa thành âm - dương, lưỡng nghi, tứ tượng,
bát quái, ngũ hành có tính đặc thù của người Hoa Hạ, để rồi sau này quay
trở lại (do tính tương tự, gần gũi của chúng) mà cũng trở thành quan
niệm (theo cách gọi mới) của người Việt xưa. Và Bát Môn Kim Tỏa cũng từ
đó mà ra chăng?
Như
đã kể, bộ sách đá “Qui Thư” (Lạc Thư) đó đã được vua Nghiêu nhận làm
báu vật vừa vì sự quí giá vật chất của nó (ngọc thạch), vừa vì sự uyên
thâm của nó về nhận thức Vũ Trụ cũng như vì công dụng tính toán “hay ho”
của nó nữa.
Nếu
Qui Thư đã là một báu vật quí giá như thế thì sao không thấy lưu truyền
cho đời sau? Trong sử cổ Trung Hoa tuyệt nhiên không thấy nhắc đến nó
một lần. Hay Qui Thư chẳng là cái quái gì cả, chẳng quí báu đến độ phải
nâng niu, gìn giữ, chỉ là một con rùa sống hẳn hoi và tầm thường? Nếu
thế thì người Việt Thường phải cất công lặn lội gặp vua Nghiêu chỉ để
tặng một thứ “chả ra gì” để rồi sự kiện đó trở nên đặc biệt đến độ được
lưu vào sử xanh? Hay sự kiện đó đơn giản là sự bịa đặt ra cho “oai” chứ
không có thực và chúng ta đã như một kẻ ngố, dựa vào đó mà bịa thêm lung
tung? Không, chúng ta vẫn bảo thủ, tin sự kiện đó là sự thật và Qui Thư
là quí giá, trở thành một báu vật thiêng liêng, dù nhiều người sẽ chửi
chúng ta là lũ gàn rở, vơ vào. Chúng ta tin như thế vì có một câu chuyện
làm chúng ta suy ngẫm rất nhiều. Đó là câu chuyện “Hòa thị bích”.
Vào
thời Xuân Thu, Biện Hòa, người nước Sở đi chặt củi trên núi Kinh (nay
thuộc phía tây huyện Nam Chương, tỉnh Hồ Bắc), tình cờ thấy một con chim
phượng hoàng đậu trên một hòn đá xanh. Quan niệm người Trung Hoa xưa
rất đề cao ngọc bích (ngọc thạch). Ngạn ngữ Trung Hoa có câu: “Người ta
có thể đánh giá vàng nhưng ngọc bích thì vô giá”. Ngọc bích được xem như
sự hòa quyện các tinh túy của Trời - Đất nên nó rất thiêng liêng. Dưới
thời nhà Thương, nhà Chu, gươm và giáo bằng ngọc thạch được xem như biểu
tượng tối thượng của quyền lực và “Phượng hoàng chỉ đậu xuống nơi có
ngọc thạch”. Biện Hòa nghĩ rằng hòn đá xanh này là một bảo bối bèn ôm
về, mang vào dâng cho Sở Lệ Vương. Thợ làm ngọc trong cung nói đó chỉ là
một hòn đá thường. Lệ Vương nổi giận, ghép Biện Hòa vào tội lừa vua, ra
lệnh cho võ sĩ chặt chân trái Biện Hòa. Sau khi con trai Lệ Vương là Võ
Vương lên nối ngôi cha, Biện Hòa lại dâng hòn đá lên cho Võ Vương và bị
chặt nốt chân phải. Cuối năm Nhược Can, con Võ Vương là Văn Vương lên
kế vị. Biện Hòa vẫn muốn dâng hòn đá lên nhưng chân không còn, đành ôm
hòn đá mà ông cho là quí, ngồi dưới núi Kinh khóc suốt 7 ngày 7 đêm,
khóc đến cạn nước mắt, chảy ra máu tươi. Có người đem chuyện này bẩm báo
với Văn Vương. Văn Vương sai người đi hỏi Biện Hòa:
- Người trong thiên hạ phải chịu hình phạt chặt cả hai chân rất nhiều, tại sao nhà ngươi lại đau buồn ghê gớm đến vậy?
Biện Hòa đáp:
- Tôi đau đớn không phải vì mất đôi chân mà là vì vật quí hiếm này bị người ta coi là hòn đá thường!
Văn
Vương liền cho người đón Biện Hòa vào cung và ra lệnh cho thợ ngọc xem
xét kỹ rồi thận trọng đẽo, gọt hòn đá ra. Quả nhiên hòn đá là một ngọc
bích sáng óng ánh không một vết nứt. Về sau, người đời, để ghi nhớ sự
kiện này đã gọi hòn ngọc bích đó là “Hòa thị bích” (ngọc bích họ Hòa).
Mấy
trăm năm sau, tướng quốc Chiêu Dương nước Sở vì lập được công lớn nên
được Sở Uy Vương thưởng cho “Hòa thị bích”. Thế rồi “Hòa thị bích” bị
mất trộm, không tìm ra thủ phạm. Hơn 50 năm tiếp theo, thái giám Anh
Hiền nước Triệu đã bỏ ra 500 lượng vàng mua một viên ngọc bích tuyệt đẹp
của một người lạ từ nơi khác đến. Một người thợ ngọc xem xét kỹ thì
phát hiện được đó chính là “Hòa thị bích” lừng danh một thời. Nghe được
tin này, vua Triệu Huệ Văn lập tức đoạt lấy “Hòa thị bích” từ tay thái
giám An Hiền. Từ đó viên ngọc bích do Triệu Huệ Văn chiếm giữ.
Lúc
bấy giờ “Hòa thị bích” đã nổi tiếng khắp nơi là “vật báu vô giá đệ nhất
thiên hạ”. Các chư hầu thiên tử đều sùng bái nó, muốn sở hữu nó làm bảo
bối, dùng trong những cuộc cầu đảo, tế lễ. Vì thế mà đã có nhiều mưu
mô, thủ đoạn để chiếm đoạt nó. Về điều này có câu chuyện lịch sử “Hòa
bích qui Triệu” (ngọc bích họ Hòa trở về nước Triệu) được chép trong “Sử
ký” của Tư Mã Thiên. Chúng ta lược thuật:
Vào
thời Chiến Quốc, lúc nước Tần đã trở nên hùng mạnh, vua nước Tần nghe
tin “Hòa thị bích” đang ở nước Triệu, bèn sai người sang đưa thư cho vua
Triệu xin đem 15 thành trì để đổi lấy viên ngọc bích có một không hai.
Vua Triệu cùng đại tướng quân Liêm Pha và các vị đại thần bàn: Nếu cho
Tần ngọc bích thì sợ Tần lừa dối, không trao lại thành, nhưng nếu không
cho thì lo Tần có cớ kéo binh tới đánh. Đang phân vân, dùng giằng chưa
biết làm sao thì viên hoạn quan Mục Hiền nói:
- Môn hạ của thần là Lạn Tương Như có thể sang Tần thương thuyết được.
Vua liền cho vời Lạn Tương Như đến, hỏi:
- Vua Tần đem 15 thành đổi lấy viên ngọc bích của quả nhân, nên cho hay không?
Tương Như thưa:
- Tần mạnh, Triệu yếu, không cho không được.
Vua Triệu nói:
- Họ lấy ngọc ta mà không cho ta thành thì làm sao?
Lạn Tương Như nói:
-
Tần đem thành đổi ngọc mà Triệu không cho, thì điều trái là ở Triệu.
Triệu cho ngọc mà Tần chẳng cho thành, thì điều trái là ở Tần. Xét lại
kế đó thì thà cho ngọc để Tần chịu phần trái.
Nhà vua hỏi:
- Ai có thể sai đi sứ?
Lạn Tương Như nói:
-
Nếu nhà vua thiếu người, thần xin mang ngọc bích đi sứ. Thành có về tay
nước Triệu thì ngọc mới ở lại đất Tần. Nếu thành không về, thần sẽ giữ
nguyên vẹn viên ngọc đem về Triệu.
Thế là Tương Như mang ngọc sang Tần.
Khi Tương Như dâng ngọc, vua Tần mừng rỡ trao cho các mỹ nhân và quan hầu cùng xem, các quan hầu đều hô:
- Vạn tuế!
Thấy vua Tần không đả động gì đến việc trao thành cho Triệu, Tương Như, liền tiến lên nói:
- Ngọc bích có vết, tôi xin chỉ cho bệ hạ xem.
Nhận lại viên ngọc, Tương Như lập tức lùi lại, tìm đến một cái cột, nói:
-
Nay thần đến, đại vương tiếp thần ở một nơi tầm thường, lễ tiết rất
khinh mạn. Được ngọc, đại vương đưa cho các mỹ nhân để đùa bỡn thần.
Thần xem đại vương không có ý trả thành ấp như đã hứa cho vua Triệu. Vậy
thần lấy ngọc về. Nếu đại vương có muốn bức bách thần thì đầu thần và
viên ngọc bích đều vỡ ở cái cột này.
Vua
Tần sợ vỡ ngọc, vội gọi quan đương sự cầm địa đồ đến, chỉ cắt 15 thành
cho Triệu. Tương Như đoán vua Tần làm thế cũng chỉ lừa dối thôi nên đòi
vua Tần muốn nhận ngọc phải trai giới 5 ngày, đặt lễ Cửu Tân ở sân (Cửu
Tân là một nghi lễ ngoại giao rất long trọng). Vua Tần không còn cách
nào khác, đành ưng thuận.
Tương
Như ở lại chờ tại quán tân khách Quảng Thành, nghĩ rằng Vua Tần thế nào
rồi cũng lại bội ước, bèn sai kẻ tâm phúc theo mình, cải trang, đi theo
đường tắt, mang viên ngọc bích về trả cho vua Triệu.
Đến ngày lễ Cửu Tân, Tương Như đến, nói với vua Tần:
-
Nước Tần từ đời Mục Công đến nay, hơn 20 đời vua, chưa từng có ai giữ
trọn lời hứa. Quả thực, thần sợ bị nhà vua lừa, lại phụ lòng nước Triệu,
nên đã sai người cầm ngọc lẻn về nước Triệu rồi. Vả lại Tần mạnh mà
Triệu yếu, đại vương sai một sứ giả đến Triệu thì Triệu lập tức đem ngọc
sang dâng. Nay mạnh như nước Tần mà lại cắt trước 15 thành cho Triệu
thì Triệu đâu dám giữ ngọc bích để mắc tội với đại vương. Thần biết rằng
lừa dối đại vương tội đáng chết. Thần xin vào vạc nước sôi.
Vua
Tần nghĩ có giết Lạn Tương Như cũng không lấy được ngọc và cũng chưa
đến lúc phải tuyệt tình giao hảo Tần - Triệu, nên vẫn tiếp Tương Như ở
triều đình, lễ xong cho về.
Rốt
cuộc, Tần không đổi thành cho Triệu, Triệu cũng không đem ngọc bích cho
Tần. Vua Triệu khen Tương Như, phong cho làm đại trượng phu.
“Hòa bích qui Triệu” là vậy.
Năm
228 TCN, nước Tần thôn tính nước Triệu, “Hòa thị bích” rơi vào tay Tần
Thủy Hoàng. Đến năm 211 TCN, Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ, lập tức
lệnh cho thừa tướng Lý Tư soạn 8 chữ : “Thu mệnh vu thiên, kỳ thọ vĩnh
xương” (Nhận mệnh trời, được thịnh vượng mãi mãi), rồi sai thợ ngọc chạm
trổ 8 chữ trên lên ngọc bích. Ngọc bích trở thành bảo ấn của Hoàng Đế
và từ đó “Hòa thị bích” mang thêm tên mới là “Quốc ấn”.
Năm
206 TCN, Lưu Bang chiếm Lạc Dương, lật đổ nhà Tần, buộc vua Tần Tử Anh
phải giao “Hòa thị bích”. Năm 202 TCN, sau khi đánh bại Hạng Vũ, Lưu
Bang lập nên nhà Hán, đặt lại tên cho “Hòa thị bích” là “Ấn nhà Hán”,
coi là quốc túy, và lệnh truyền nó từ đời này sang đời khác. Vì vậy mà
ngọc bích còn thường được gọi là “Truyền quốc ấn”.
Cuối
thời Tây Hán, ngoại thích Vương Mãng âm mưu soán ngôi nhà Hán, đã đầu
độc vua Bình Đế, lập cháu họ vua là Tử Anh lên làm Hoàng thái tử. Lúc
đó, thái hậu Hiếu Nguyên đang giữ “Hòa thị bích”. Vương Mãng sai người
em họ là Vương Thuấn đến cung “Trường Lạc” tìm vật báu. Biết không thể
giấu được, thái hậu đem ngọc bích ra ném mạnh xuống đất và mắng Vương
Thuấn rằng: “Quốc ấn bị diệt, anh em nhà ngươi cũng chẳng có kết cục tốt
đẹp gì!”. Vương Thuấn vội nhặt lên, thấy “Hòa thị bích” bị mẻ mất một
góc.
Vương
Mãng sau đó tự mình lên làm vua, đặt tên triều đại mới là Tân, lệnh cho
thợ ngọc lấy vàng nạm vào góc bị vỡ của “Hòa thị bích”.
Sau
khi Vương Mãng bị diệt, “Hòa thị bích” được Quang Vũ đế Lưu Tú cất giữ.
Nhà Đông Hán truyền từ đời này sang đời khác, đến đời Hán Hiếu Đế, cuối
thời Đông Hán, “Hòa thị bích” lại bị mất bặt tung tích.
Năm
192, quân đồng minh đánh dẹp Đổng Trác. Một hôm, nửa đêm, thái thú Tôn
Kiên đi thị sát trong thành Lạc Dương, tình cờ phát hiện thấy một giếng
nước phía nam thành phát ra ánh hào quang. Lập tức Tôn Kiên cho quân
lính xuống mò thì vớt lên một thi thể phụ nữ mặc trang phục trong cung,
cổ đeo một túi gấm bên trong đựng một cái tráp màu đỏ tươi có khóa bằng
vàng. Mở tráp ra, Tôn Kiên thấy một hòn ngọc tỷ trong suốt, sáng lấp
lánh. Trên hòn ngọc tỷ này chạm trổ hình 5 con rồng cuốn lấy nhau, một
góc bị vỡ được nạm vàng. Biết đây chính là vật báu vô giá từng bị mất
tích: Truyền quốc ấn - “Hòa thị bích”, Tôn Kiên liền đem cất giữ ngay.
Sau
khi Tôn Kiên chết trong trận Hiện Sơn, “Hòa thị bích” rơi vào tay Viên
Thuật. Thuật chết, thái thú trông coi lăng mộ Từ Cú giữ nó rồi dâng lên
cho Tào Tháo. Sau Tào Tháo, “Hòa thị bích” tiếp tục đường truyền qua tay
các vị vua nhà Tùy, nhà Đường. Người cuối cùng giữ hòn ngọc bích này là
Lý Tòng Khê đời Hậu Đường. Bị thất bại trước quân rợ Khiết Đan, Lý Tòng
Khê mang theo “Hòa thị bích” chạy lên một ngọn tháp rồi châm lửa đốt.
Cả ngọn tháp cháy rừng rực và ông này cũng chết thiêu trong đó. “Hòa thị
bích” cũng vĩnh viễn biến mất cho đến ngày nay.
Vương Mãng
Trong
hơn 1000 năm sau thời kỳ Ngũ đại thập quốc, mỗi triều đại đều có chuyện
truyền quốc ấn nhưng thật ra đó không phải là “Hòa thị bích” thật, mà
chỉ là đồ ngụy tạo.
Ngày
nay, nhiều người vẫn cố công dò la “Hòa thị bích” và giải mã điều bí ẩn
là “Hòa thị bích” đẹp đến cỡ nào, quí giá đến cỡ nào mà vua chúa ngày
xưa thèm khát, nâng niu đến thế?
“Hòa
thị bích” được lưu truyền qua các triều đại, từ Xuân Thu - Chiến quốc
đến Ngũ đại thập quốc, tính ra cũng khoảng 1.650 năm. Trên thế giới, kể
ra cũng hiếm có báu vật nào mà được lưu truyền liên tục lâu đến vậy. Đó
là chưa kể thời gian tồn tại của hòn ngọc bích trước khi được Biện Hòa
phát hiện ra.
Nhưng
trước khi được Biện Hòa phát hiện thì hòn ngọc bích đó đã là báu vật
chưa? Điều không thể phủ nhận là hòn ngọc bích không phải tự nhiên có ở
núi Kinh để Biện Hòa vô tình “nhặt lên” được, mà nó đã “lưu lạc” đến đó,
ai đó đã mang nó đến đó, hoặc đi qua đó và làm rơi nó. Điều không thể
phủ nhận nữa là “Hòa thị bích” đã nằm ở núi kinh từ rất lâu rồi, “rêu
phong” phủ kín đến độ nhiều thợ làm ngọc lành nghề (ở triều đình) cũng
tưởng là đá thường, và điều đặc biệt đáng chú ý là nó đã được tạo tác
tinh xảo qua bàn tay con người để mà “sáng óng ánh không một vết nứt”.
Với quan niệm hết sức sùng bái ngọc thạch của người Hoa Hạ thì trước
thời Xuân Thu, có thể là vào thời nhà Thương hoặc thậm chí là lâu hơn
nữa, “Hòa thị bích” cũng đã từng là báu vật mang tính thiêng liêng, vô
giá.
Nếu
quả thực “Hòa thị bích”, trước thời Xuân Thu, đã từng là một báu vật có
tính thiêng thì chắc chắn nó phải là biểu tượng nào đó về thần thánh,
hoặc hơn nữa, nó hàm chứa điều gì đó nói về trời - đất, về sự hòa quyện
nhau của trời và đất. Vậy thì ở hòn ngọc bích báu vật đó, chắc rằng phải
có những dấu tích khắc họa của thời xưa hơn, tạo cho người đời sau cái ý
niệm về sự thiêng liêng, vô giá. Những khắc họa đó như thế nào? Chẳng
thể nào biết được một khi còn chưa tìm lại được “Hòa thị bích”!
Thế
kích cỡ và hình dáng “Hòa thị bích” ra sao? Về kích cỡ thì chúng ta cho
rằng nó không quá to, quá nặng đến nỗi không thể mang theo người được;
cũng không quá nhỏ để mà có thể đóng vai trò “quốc ấn”, để ngoài những
khắc họa có trước (năm con rồng cuốn lấy nhau có thể thuộc về loại này),
Tần Thủy Hoàng có thể cho người khắc thêm 8 chữ triện nữa. Về hình dáng
thì nó không thể là hình tròn được vì nếu thế, khi thái hậu Hiếu Nguyên
ném mạnh nó xuống đất thì nó chỉ có thể vỡ ra chứ không thể mẻ “mất một
góc” được. Có thể nó có hình dạng vừa vặn với cái tráp (chắc là tương
đối lớn) mà Tôn Kiên đã nhặt được? Cuối cùng, về vấn đề hình dáng, kích
cỡ và sự tạo tác, chúng ta hỏi: có mối liên quan nào không giữa hòn đá
mà Biện Hòa nhặt được ở núi Kinh và con rùa đá mà người Việt Thường tặng
vua Nghiêu? Hòn đá của họ Hòa phải chăng là phiên bản hoặc chính là bộ
sách đá Lạc Thư?
Chúng
ta tưởng tượng thế này, hòn đá họ Hòa là một cái hộp bằng ngọc thạch
mang hình tượng con rùa, trên mai và yếm có những lõm tròn (mà trước đó
là những vị trí của những viên ngọc được nạm vào) xắp theo dạng Hà Đồ và
Lạc Thư (như Khổng An Quốc đã thấy, có ý nghĩa là công thức lập và biến
của Bát Trận Đồ, về quân sự hơn là ý nghĩa về triết lý), còn bên trong
hộp, ngay ở giữa là một viên ngọc tròn, khá lớn, có khắc họa 5 hình
tượng (uốn lượn giống con rồng) để biểu thị cho Ngũ Hành, Thái Cực. Số
phận đã làm cho con rùa đã bị “sứt tai, gãy gọng” biến dạng không ra
hình rùa nữa, bị ai đó “móc” hết những viên ngọc trên mai và yếm nó
(nhưng may mắn viên ngọc bích lớn nhất và ở trong lòng nó thì vẫn còn),
cuối cùng bị “đày đọa” lên núi Kinh dãi dầu mưa nắng và trở nên tầm
thường.
Biện
Hòa đã là kẻ không may khi tìm thấy con rùa đá (đã biến dạng thành xấu
xí!). Nhặt được hòn ngọc thạch quí giá như thế, sao Biện Hòa không bán
đi để trang trải cuộc sống, thậm chí là làm cho mình trở nên giàu có, mà
cứ nằng nặc đòi dâng lên hết đời vua này tới đời vua khác để rồi bị
chặt cả hai chân, chỉ đến khi khóc trào máu thì ông vua thứ ba mới thấu
tỏ? Không, không phải Biện Hòa dâng vua vì tính quí giá của ngọc mà vì
ông đã hiểu biết được cái nội dung cực kỳ thâm sâu và thiêng liêng, hàm
chứa trong hòn đá đó. Ông đã cố giảng giải (để tiến thân?) nhưng vua
không nghe ra, còn cho là lếu láo nên đã bị chặt chân. Chỉ có thể là như
thế mới lý giải được hành động có vẻ gàn dở, kỳ quặc và lãng nhách của
Biên Hòa.
Lúc
ban đầu, có thể cả hòn đá cùng viên ngọc bích trong lòng nó được gọi là
“Hòa thị bích”, về sau (lúc Tôn Kiên tìm thấy?) chỉ còn viên ngọc bích
được gọi là “Hòa thị bích”? Nếu đúng là thế thì có thể tưởng tượng thêm
rằng: viên “Hòa thị bích” là Thái Cực “bằng xương băng thịt” ở ngoài
đời, khi mất đi, linh hồn của nó đã bay vào thấp thoáng ẩn hiện trong
Kinh Dịch.
hình ảnh Tôn Kiên
Trong
nhận thức về thế giới của người Ấn Độ xưa, Cái Ấy hay Cái Một là yếu tố
nhỏ nhất làm nên vạn vật và cũng là Vũ Trụ. Trong nhận thức của người
Trung Hoa xưa, Cái Một được thay bằng Thái Cực, cái vừa nhỏ nhất vừa lớn
nhất làm nên hình tượng thế giới vạn vật. Tuy nhiên quan niệm Trung Hoa
xưa còn đưa ra một ý niệm nữa là Vô Cực. Vô Cực làm ra Thái Cực, có
Thái Cực mới xuất hiện Lưỡng Nghi, Vạn Vật và Hiện Tượng. Kế thừa xuất
sắc những tư tưởng có cốt lõi đúng đắn đó và cùng với những chiêm
nghiệm, suy tư trác tuyệt của mình, Lão Tử đã xây dựng được một học
thuyết triết học soi rọi rất đúng về thực tại. Trên nền tảng học thuyết
đó, ông cũng đã giảng giải có phần súc tích nhưng rất hay, rất tài, một
cách chung nhất mà lại gần chân lý nhất về các hiện tượng tự nhiên cũng
như xã hội, hơn nữa còn có những lời khuyên chí lý, chí tình về lối sống
cũng như cách đối nhân xử thế hồn nhiên, bình dị và lành mạnh của một
con người có đạo đức trong xã hội.
Thanh kiếm được khai quật từ ngôi mộ cổ của Hoàng đế Càn Long .(Ảnh: Headlines)
Bốn người đầu tiên tiếp xúc với
thanh Cửu long bảo kiếm trộm được từ mộ vua Càn Long đều không có kết
cục tốt đẹp. Câu chuyện càng tô vẽ thêm những bí ẩn trong các lăng mộ
vua chúa thời xưa.
Tôn Điện Anh
là một nhân vật được biết đến rất có tiếng trong nghề đào trộm mộ. Ngôi
mộ của vua Càn Long và Từ Hy Thái hậu đều đã bị đánh cắp bởi người đàn
ông này. Người ta nói rằng vào thời điểm cuối đời, Hoàng đế nhà Thanh –
Phụ Nghi đã thề rằng nếu không chính tay bắt được Tôn Điện Anh thì nhất
định sẽ không bỏ cuộc.
Những tên trộm thường nhắm vào các ngôi
mộ có chứa những vật phẩm quý giá để trộm đi. Nếu đào được một kho báu
có giá trị, thì sẽ đủ cho họ ăn tiêu cả một đời. Tuy nhiên, không phải
lần trộm nào cũng tìm thấy những đồ quý giá, có nhiều lúc những tên trộm
mộ cũng đào phải những vật phẩm đáng sợ.
Cửu long
bảo kiếm chính là một vật phẩm như vậy. Người ta nói rằng thanh kiếm
này là đồ vật tà môn đáng sợ nhất trong lịch sử đào trộm mộ ở Trung
Quốc. Cho đến nay tất cả những ai chạm vào thanh kiếm này đều bị chết mà
không rõ nguyên nhân, không có trường hợp nào ngoại lệ.
Cửu long
bảo kiếm bị đào trộm từ ngôi mộ cổ của vua Càn Long. Bởi vì trên thân
của thanh bảo kiếm có khắc 9 con thần long (rồng). Về lịch sử của thanh
bảo kiếm này, cho đến nay vẫn không có ai biết được nguồn gốc của nó.
Người ta chỉ biết rằng đây là một vũ khí rất đáng sợ, những ai mà tiếp
xúc với nó gần như đều có kết cục bi thảm.
Lúc đó, Tôn Điện Anh nhằm kiếm rào chắn
để hòng thoát tội, đã lần lượt đem các báu vật mà đánh cắp được từ các
ngôi mộ để tặng cho các “chức sắc quốc đảng”. Trong đó thanh kiếm này đã
được coi là chiếc gươm báu đem tặng cho Tưởng Giới Thạch. Một người tên
Đái Lạp đã được cử mang đi tặng.
Tuy
nhiên, khi Đái Lạp mang thanh kiếm này trên máy bay, máy bay đã bị rơi
mà không có bất cứ lý do gì. Do đó, thanh bảo kiếm đã không được đưa đến
tận tay Tưởng Giới Thạch. Dựa vào cái chết của cá nhân này không thể
nói lên điều gì. Nhưng tại thời điểm đó, Đái Lạp nhận được thanh kiếm
này cũng rất lo sợ, khiếp vía. Ông ta đã gọi cho Mã Hán Tam, chủ nhiệm
văn phòng Bình Tân thuộc văn phòng Quốc Dân Đảng nhờ bảo quản hộ.
Mã Hán
Tam sau khi nhìn thấy bảo vật đã khởi tư tâm, nghĩ cách chiếm dụng.
Nhưng sau đó vì để bảo vệ tính mạng của mình, ông ta đã đem bảo kiếm
hiến tặng cho thủ lĩnh cơ quan đặc vụ của Nhật Bản. Cuối cùng đã rơi vào
tay một điệp viên nữ Kawashima nổi tiếng. Mã Hán Tam sau đó cũng không
thoát khỏi số phận bị bắn chết.
Điệp
viên Kawashima cũng tương tự, không thoát khỏi định mệnh bị tử hình. Một
cái nhìn khác, Tôn Điện Anh kể từ khi đem thanh bảo kiếm đáng sợ tà môn
này ra, cũng đã trở thành một tù nhân và chết trong tay Quân đội Giải
phóng Nhân dân.
Thanh
kiếm này từ khi ra khỏi ngôi mộ của vua Càn Long đã tiếp xúc với tổng
cộng 4 người: Tôn Điện Anh – đã chết trong nhà tù; Đái Lạp – chết do máy
bay đâm vào một ngọn núi mà không có lý do; Mã Hán Tam – bị bắn chết;
Kawashima – hình phạt tử hình. Không thể không thừa nhận, đây quả là một
thanh kiếm đáng sợ!
Nỗi Buồn Hoa Phượng - Ý Linh (Thần Tượng Bolero 2017) [MV Official] NGẬM SẦU Sầu ta chẳng biết sầu gì Cứ như cơn sốt li bì mê man Lê la đã khắp trần gian Mà nào gặp thuốc uống tan nỗi sầu... Sầu ta chẳng biết tại sao Càng cười ha hả càng đau thấu tình Đã từng trải hết phiêu linh Tưởng là bệnh khỏi, hóa trên đỉnh sầu. Ai ơi cứu được ta nào Ta xin hậu tạ một chầu sầu riêng... Trần Hanh Thu Hạ Thương - Hồ Phương Liên (Á Quân Thần Tượng Bolero 2017) [MV Official] 【Top】Những Hình Ảnh Buồn Về Tình Yêu Hay Và Ý Nghĩa Nhất By Hoàng Trung Văn Nghĩa - 26 Tháng Mười, 2019 0 1595 Share ...
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 14/3: Bắt phó giám đốc dùng tài liệu giả tham gia đấu thầu | ANTV TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 15/3 | Nga lập thế trận siết vòng vây 3000 quân Kiev, Ukraine run rẩy Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 14-3-2024 Các quan chức cộng sản cấp cao biến mất | Trung Quốc Không Kiểm Duyệt THIÊN TRANG - Chỉ Hai Đứa Mình Thôi Nhé || Nhạc Vàng Xưa Bất Hủ Thêm 162 người nhập viện sau khi ăn cơm gà ở Nha Trang 8 giờ trước Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và tuân thủ hiệp định về phân định vịnh Bắc Bộ 9 giờ trước Khoảnh khắc một căn nhà bị sông Cầu 'nuốt chửng' ở Bắc Ninh 5 giờ trước Hà Nội: Cô bán trứng bất ngờ "được" ném nhầm bọc tiền hơn 1 tỷ vào xe 17 giờ trước Vũ khí đặc biệt trong gói viện trợ của Mỹ dành cho Ukraine 12 giờ trước Video quân đội Nga bắn nổ 2 trực thăng của Ukraine ở Donetsk 18 giờ trước Ông Trump vượt Tổng thống Biden về tỉ lệ ủng hộ trong thăm dò dư luận 11 giờ trước Làm...
Mùa Chim Én Bay - Giảng Viên Thanh Nhạc | Đặng Hồng Nhung MỌC CÁNH Em ơi em, mọc cánh bao giờ thế Định bay đi đâu mà nhìn ra đại dương? Tìm nguồn hạnh phúc bên kia thế giới Ở đó đang chờ một tình yêu thương? Thôi bay đi em, đừng áy náy, vấn vương Đừng lưu luyến kẻ dưng, người cũ Bay đi em, về phương trời quyến rũ Ở đó có tình sâu nặng đợi chờ! Bay đi em, đến xứ sở ước mơ Về chao liệng trên bến bờ hi vọng Thỏa khao khát những nỗi niềm vui sống Của một hồn thơ dào dạt yêu thương! Trần Hạnh Thu Câu Đợi Câu Chờ - Giảng Viên Thanh Nhạc | Đặng Hồng Nhung Dương Hiểu Ngọc bay cao với đôi cánh "Thiên thần tình yêu 09:26 05/04/2014 Chắp "đôi cánh thiên thần", người đẹp Dương Hiểu Ngọc sẽ bay cao, bay xa trong nghệ thuật với những nỗ lực không ngừng. Xuất hiện liên tục trên ...
Nhận xét
Đăng nhận xét