Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 43

-NÓI NHƯ CON "KÉT", LÀM NHƯ CON "KẸT"!
-QUAN "NỔ" = MỴ DÂN
-Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường".  
-Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!
-Không có KTNN sẽ không có CNXH! Nhưng KTNN phải hoạt động theo KTTT.
-Phí không khéo, sẽ làm cho "sưu cao thuế nặng", và như vậy, khác gì thời phong kiến!? 
-Không thể chối cãi: xã hội yếu kém phổ biến, là sai lầm của thể chế!
-Nhà nước "của dân, do dân và vì dân" mà vô trách nhiệm như thế à? Thế nào là định hướng XHCN !?
-Xây dựng ồ ạt, mở rộng tràn lan phạm vi đô thị như Hà Nội, tp HCM...là một định hướng nóng vội, sai lầm! Vì tác dụng làm cho dân giàu nước mạnh rất ít, lợi bất cập hại!
-Bảo vệ đảng và bảo vệ dân, cái nào ưu tiên hơn cái nào?
 -------------------------------------- 
(ĐC sưu tầm trên NET)

CHỈ THỊ 15 VÀ CƠ CHẾ THAM NHŨNG
BVN: Lâu nay ai cũng biết là xử lý cán bộ cấp cao là chuyện không dễ. Chẳng hạn, nhân danh “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng”, và tuy khẳng định “đảm bảo nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đồng Nai vẫn phải tuân thủ nguyên tắc đối với trường hợp cán bộ, đảng viên thuộc diện quản lý của Tỉnh ủy, ban cán sự đảng Viện Kiểm sát phải phối hợp với Đảng ủy Công an tỉnh báo cáo xin ý kiến tập thể Thường trực Tỉnh ủy quản lý cán bộ, đảng viên và chỉ sau khi tập thể Thường trực cấp ủy nơi quản lý cán bộ đảng viên đồng ý thì Viện Kiểm sát thực hiện việc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can hay bắt tạm giam.
Hành xử của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Đồng Nai không phải là cá biệt. Ở cấp cao hơn, chỉ trong mấy tháng gần đây, Bộ Công an ra liên tiếp hai chủ trương phạm luật, thậm chí vi hiến: cho phép cảnh sát giao thông trưng dụng tài sản của dân và ưu ái cho cán bộ cao cấp khi xử lý tai nạn giao thông. Có thể nói, trong một đất nước toàn trị, nhà nước ra những chính sách có lợi cho tầng lớp cầm quyền và do đó đi ngược quyền lợi của của số còn lại, là chuyện tất yếu. G. Orwell trong “Trại súc vật” đã viết một câu mỉa mai: “Mọi con vật đều bình đẳng, nhưng một số con vật bình đẳng hơn những con vật khác”.
Đã biết thế, nhưng người dân vẫn choáng váng trước tiết lộ của Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc Công an TP HCM trong bài dưới đây, khi ông nói thẳng Công an thành phố không phát hiện được án tham nhũng không phải vì kém tài mà vì phải chấp hành Chỉ thị 15, không được phép tổ chức trinh sát đảng viên.
Như thế, thì Chỉ thị 15 khác gì bảo kê cho đảng viên tham nhũng.
Nói cho ngay, đây là loại đảng viên cộm cán, là loại người – như dân gian nói – thành thạo “thập nhị quyền: “Bằng có người vực, Chức có người bầu, Mầu có người gói, Nói có người nghe, Đe có người sợ, Dở có người khen, Hèn có người giấu, Nhậu có người bao, Khao có người góp, Họp có người ghi, Chi có người bù, Tù có người chạy”. Chứ loại đảng viên bình thường, thấp cổ bé miệng, thì liệu hồn, “hốt liền bắt liền”!
Chỉ thị 15 là chỉ thị gì? Của ai? Ông Nguyễn Phú Trọng từng tự hào “dân chủ như thế là cùng”. Với Chỉ thị 15 vô tiền khoáng hậu kia, xin ông cứ tiếp tục nâng cao lòng tự hào thêm một nấc mới. Tự hào, tự hào nữa, tự hào mãi!
Bauxite Việt Nam
****
Tướng Phan Anh Minh: '50% vụ buôn lậu có bóng dáng hải quan'
Phó giám đốc Công an TP HCM cho rằng, lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng cao nhất, 50% vụ buôn lậu trên địa bàn "có bóng dáng của nhân viên hải quan".
Tại hội nghị tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí năm 2015 do Thành ủy TP HCM tổ chức chiều 8/3, với tư cách là người va chạm án tham nhũng nhiều nhất trong lực lượng công an thành phố, thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó giám đốc Công an thành phố cho rằng phát hiện chống tham nhũng không thể nói ít hay nhiều.
"Sự đánh giá đó là cảm tính và phỏng đoán, bản chất án tham nhũng là án tiềm ẩn, những bản án nào điều tra được 80% là thành công ngoài mong đợi", ông Minh nói và nhận định những án tham nhũng sau thường thiệt hại lớn hơn vụ trước, thậm chí lớn hơn rất nhiều, hơn nữa, khả năng phát hiện rất chậm. Có những hành vi xảy ra 3 năm, có khi 5, 10 năm mới phát hiện nên việc thu hồi tài sản rất khó, tẩu tán tài sản kinh khủng.
Thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó giám đốc Công an TP HCM. Ảnh: H.C
Theo tướng Minh, phòng chống tham nhũng hiện nay chưa đạt yêu cầu. Ban Nội chính Thành ủy yêu cầu Công an thành phố giải trình vì sao án tham nhũng do Công an thành phố phát hiện qua trinh sát ít. "Tôi xin nói thẳng không phải ít mà là không có vì chúng tôi phải chấp hành Chỉ thị 15. Hầu hết đối tượng gây ra hành vi tham nhũng từ đảng viên, mà công an không được tổ chức trinh sát đảng viên. Do đó, các án tham nhũng do Công an thành phố phát hiện phải thông qua các vụ án kinh tế khác", ông Minh thẳng thắn.
Phó giám đốc Công an thành phố cũng cho hay, những giải pháp hiện nay chưa đủ ngăn ngừa tham nhũng. Một số biện pháp là ảo, ví dụ như việc kê khai tài sản. Ông dẫn chứng từ cơ quan mình có hơn 1/3 cán bộ, công chức phải kê khai tài sản "nhưng làm xong là đút vào ngăn tủ cất", có đúng không, hợp lý không thì không ai biết.
"Phải dần công khai minh bạch, cấp cán bộ quản lý phải có kết luận kê khai hàng năm có phù hợp hay không, nếu có những bất hợp lý phải yêu cầu bổ sung nguồn gốc, thu nhập... thậm chí phải có chế tài, xử lý", ông Minh đề nghị và cho rằng việc kê khai tài sản phải đảm bảo là dự liệu để phòng chống tham nhũng chứ bản kê khai để hộc bàn không có ý nghĩa gì cả.
Theo tướng Minh, hiện có 5 lĩnh vực có nguy cơ phát sinh tiêu cực lớn, trong đó đứng đầu là lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, 50% vụ buôn lậu tại thành phố đằng sau là bóng dáng của nhân viên hải quan. Ngành tài chính ngân hàng cũng đang tiềm ẩn một số vụ án có thể khởi tố, vấn đề còn lại là lượng giá tác động của nó đối với ngành tài chính. "Nước ta hiện có dấu hiệu tư bản tài chính lũng đoạn, có thể lũng đoạn tới một bộ phận quản lý", ông Minh đánh giá.
Dù đã xử lý nhiều vụ án nhưng ông Minh cho rằng không nên tự hào, vì việc xử lý rất chậm. Trong các loại án bị trả điều tra, điều tra bổ sung, án tham nhũng đứng đầu. Thậm chí có những vụ án bị điều tra bổ sung 3-4 lần, tỷ lệ hủy cũng nhiều. "Sở dĩ có tình trạng này là cán bộ tiến hành tố tụng ở các cấp rất thận trọng và cầu toàn khi đối đầu với người tham nhũng", ông lý giải.
Theo ông Minh, ở thành phố còn vướng thêm là ở tòa án và viện kiểm sát cơ chế ủy quyền công tố. Tức là toàn bộ quá trình điều tra là của trung ương, cơ quan khác làm rồi phát chuyển về để thành phố xử. Trong khi hồ sơ các vụ án đó dưới 20.000 trang là quá ít, chứ thường là vài trăm nghìn trang thì không có hội đồng xét xử nào có thể nghiên cứu trong 2 tháng để đưa ra xét xử.
"Chính việc xử lý chậm và lâu như vậy đem lại hậu quả sự chờ đợi và lòng tin của nhân dân, thậm chí người ta nghi ngờ vì sao quá lâu mới xử, xử rồi hủy án, hay khả năng xử lần sau nhẹ hơn lần trước. Nhiều trường hợp thành phố hủy án nhưng trong thâm tâm của tôi là không tin, làm xói mòn lòng tin của nhân dân", ông Minh thẳng thắn.
Trung Sơn
Nguồn: http://vnexpress.net/…/tuong-phan-anh-minh-50-vu-buon-lau-c…


Phó giám đốc Công an TP HCM cho rằng, lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng cao nhất, 50% vụ buôn lậu trên địa bàn "có bóng dáng…
vnexpress.net|Bởi VnExpress
Chỉ thị 15 có làm cho một số con (...) đứng cao hơn đồng loại?
Hà Quang Vinh - 10-3-2016 - Tướng Phan Anh Minh than phiền cái CT 15 gây khó cho CA trong việc chống tham nhũng. Một số thành viên mạng xã hội nhân đó đổ trách nhiệm cho các đảng viên về sự suy sụp các giá trị tinh thần và vận nước. Điều này có vẻ đúng, nhưng đó có phải là tất cả nguyên nhân chưa. Cho nên cần có một cái nhìn đầy đủ hơn.
Theo tôi thì khi ban hành CT 15 các tác giả của nó đã có nhiều suy nghĩ thận trọng. Người ta đã nói đừng bao giờ để trứng vào trong cùng một giỏ. Trong xã hội VN hiện nay thì Công An có quyền lực gần như không giới hạn, nếu cứ để cho CA tùy tiện truy bắt đảng viên, cán bộ thì cả bộ máy Nhà nước sẽ đi về đâu. Cho nên cần có định lượng trong việc thực thi pháp luật, đó là cái CT 15, để tránh cho cái giỏ trứng bị đập vỡ cùng một lúc.


Nói như vậy thì không thể nào chống tham nhũng à? Không phải. Ngoài Công an ra, cái thể chế chánh trị này còn nhiều quả đấm khác. Đó là:

1.- Các tổ chức Kiểm tra Đảng. Cái hệ thống này được bố trí từ TW đến cơ sở. Nhiệm vụ của nó là kiểm tra xem cán bộ, đảng viên có hỏng không. Nếu hỏng thì phải làm cho tốt trở lại. Thỉnh thoảng cũng có nghe báo, đài thông báo UBKTTW có kỷ luật ai đó.

2.- Các Ban Nội chính được bố trí từ TW xuống đến cấp tỉnh. Ngay Chính phủ cũng có một ông Phó TT phụ trách mãng công việc này.

3.- Đặc biệt còn có một siêu tổ chức là Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, có siêu quyền lực và lại do cái ông to nhất nắm giữ, đó là ông TBT Trọng.

Như vậy đủ thấy lực lượng chống tham nhũng không mỏng mà rất dày. Nhưng, lại nhưng, tại sao tham nhũng không giảm mà ngày càng bành trướng đến mức đe dọa làm sụp đổ chế độ. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng cốt lõi là nó nằm ở TÍNH TRÁI QUY LUẬT của cái THỂ CHẾ CHÁNH TRỊ.

Tóm lại, vấn đề là làm sao chống tham nhũng cho có hiệu quả. Chuyện này thì cả xã hội đang đầu hàng cả 4 tay chân. Những người lạc quan có chút hy vọng gì ở ngày mai sáng sủa thì xin đi tìm câu trả lời nơi ông (.................), người đang háo hức xây dựng một xã hội rực rỡ nhất trong lịch sử nước ta.


https://anhbasam.wordpress.com/2016/03/10/7424-chi-thi-15-co-lam-cho-mot-so-con-vat-dung-cao-hon-dong-loai/

'Cá lớn'...nuốt dân và phát ngôn tướng công an

Từ vụ việc ở Sầm Sơn (Thanh Hóa) đến những phát ngôn ấn tượng của tướng CA, cho thấy bóng ma lợi ích nhóm luôn ngự trị và lởn vởn trong XH này. Đặc biệt, trong công cuộc chống tham nhũng, thì sự “vô hiệu hóa” cuộc chiến là … rất tinh vi.
Biệt thự không phép ở Ba Vì: VN chưa giàu để xây rồi phá
Vô cảm, resort và sự "vô phép"!

Có hai vụ việc trong tuần rất khác nhau về bản chất vô tình lại gặp nhau ở một điểm tương đồng. Một vụ việc ở Thanh Hóa, một vụ việc ở t/p Hồ Chí Minh. Sự tương đồng đó là gì? Nói như khẩu ngữ dân miền nam- biết chết liền!
“Cơm áo không đùa với ngư dân”
Vụ việc thứ nhất, gây ồn ào dư luận trên báo chí, và trên các trang mạng XH. Đó là chuyện, từ ngày 26/2, ngư dân xã Quảng Cư và phường Trung Sơn (thị xã Sầm Sơn) tụ tập trước UBND tỉnh Thanh Hóa phản đối việc chính quyền giao cho Công ty cổ phần Tập đoàn FLC khai thác tuyến bờ biển sầm uất nhất Sầm Sơn.
Vụ việc trở nên nghiêm trọng khi người dân cho biết, sau khi UBND tỉnh giao đất cho Tập đoàn FLC, thì bỗng dưng họ bị xua đuổi và bị cấm không được khai thác thủy sản gần bờ, không được neo đậu tàu thuyền tại khu vực bến cũ, mà phải chuyển về tận xã Quảng Hùng (Quảng Xương) và ra cảng Hới (xã Quảng Tiến - Sầm Sơn), xa cả 10 km để neo đậu, vừa trái đường, vừa đi lại khó khăn. Người dân nhiều lần phản ánh lên chính quyền xã Quảng Cư và thị xã Sầm Sơn, nhưng không được giải quyết triệt để, khiến họ bức xúc.
Sầm Sơn, Thanh Hóa, tham nhũng, Tướng công an, Phan Anh Minh, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên,
Người dân tụ tập trước UBND tỉnh Thanh Hóa
Rõ ràng, cơm áo không đùa với…. ngư dân.
Việc tụ tập khiếu kiện đông người là trái với quy định pháp luật, vậy nhưng người dân cực chẳng đã. Đủ biết, một dự án mới của bất cứ địa phương nào, cho dù nhân danh phát triển kinh tế- XH, trong thực tế sẽ luôn đụng chạm, ảnh hưởng tới quyền lợi sống còn của người dân. Và một điều nữa, mà đây mới là điều đáng nói, trong thời buổi hiện nay, bất cứ dự án nào dường như cũng “quên” mất lợi ích của đa số người dân sở tại, khiến niềm tin của họ thêm bất an. Bởi họ chỉ có tay không làm nên cơm áo. Dù những bàn “tay không” đó đóng tiền thuế không ít cho địa phương.
Trả lời phỏng vấn của báo chí (Vtc. vn, ngày 02/3), ông Lê Ngọc Chiến, Chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn phân trần, hoàn toàn không có chuyện tỉnh Thanh Hóa “giao đất” toàn quyền cho Tập đoàn FLC. Dự án cải tạo ven biển Sầm Sơn là chủ trương của tỉnh, nhằm thay đổi bộ mặt Sầm Sơn, cải tạo và thay đổi cách làm du lịch của địa phương, từ du lịch một mùa (mùa hè) sang du lịch bốn mùa (quanh năm).
Tập đoàn FLC chỉ là một nhà thầu triển khai dự án theo hình thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao) theo quy hoạch đã được tỉnh phê duyệt, chỉnh trang cảnh quan đô thị cho toàn bộ tuyến đường dài 3,5 km. Mọi hạng mục khác ngoài những hạng mục này vẫn thuộc về sự quản lý của tỉnh và thị xã, như mặt biển, bãi cát...
Mặc dù những phân trần của ông Chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn có vẻ rõ như ban ngày. Và trong thực tế, du lịch nói chung, nghỉ mát ở các bãi biển nói riêng cũng luôn đòi hỏi vệ sinh môi trường phải thật bảo đảm. Điều đó khó có thể có sự chung đụng giữa nơi nghỉ mát của khách tứ xứ có đời sống cao với mưu sinh lần hồi của người dân bản địa. Nhưng vì sao ngư dân chưa chịu? Đâu là nguyên nhân căn cốt của vụ việc này?
“Tôi có lỗi với bà con ngư dân”
Có lẽ vụ việc tụ tập đám đông, khiếu kiện này của ngư dân sẽ khó có hồi kết nếu như không có sự xuất hiện và đối thoại của ông Trịnh Văn chiến, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, trong cuộc chờ đợi dằng dặc của họ. Chỉ để đòi lại những quyền lợi cơm áo bình thường mà vì sự văn minh của dự án FLC rất có thể sẽ bị… chìm nghỉm, nếu họ cam phận.
Sầm Sơn, Thanh Hóa, tham nhũng, Tướng công an, Phan Anh Minh, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên,
Bí thư tỉnh Thanh Hóa - Trịnh Văn Chiến
Và cuộc đối thoại giữa hàng trăm người dân với quan chức đầu tỉnh cuối cùng, không thể thành…. có thể đã diễn ra trong sự hết sức quan tâm của dư luận XH, “nóng” không kém không khí của những ngư dân- người trong cuộc, với các câu hỏi chất vấn dồn dập ông quan chức đầu tỉnh.
Bất ngờ nhất, có thể nói là ngoài sự chờ đợi của người dân khi ông Bí thư Tỉnh ủy chính thức nhận lỗi. Khi ông cho rằng để sự việc người dân phản đối mấy ngày qua trên địa bàn là đáng tiếc, là người đứng đầu tỉnh, bản thân tôi thấy có khuyết điểm, có lỗi với bà con ngư dân Sầm Sơn, người dân thị xã Sầm Sơn”! (VietNamNet, ngày 07/3)
Nhận lỗi đúng lúc đúng chỗ bao giờ cũng là sự khôn ngoan, khôn khéo của người lãnh đạo. Bởi người dân Việt vốn hồn nhiên và bao dung.
Đại diện chính quyền tỉnh Thanh Hóa thừa nhận trong thực tế các hạng mục của công trình dự án đang thi công rất có thể khiến cho ngư dân bị ảnh hưởng, bởi những thống kê cụ thể cho thấy, trên địa bàn thị xã, có 705 bè, mủng của ngư dân chủ yếu chỉ có công suất nhỏ 8CV, 9CV, 20CV nên sẽ không phù hợp với những quy định chung của Bộ Nông nghiệp. Và cũng khẳng định, biển Sầm Sơn là biển chung cho cả khách du lịch và nhân dân, không phải do nhà đầu tư quản lý. Nhà đầu tư chỉ quản lý các công trình họ đầu tư.
Như vậy rõ ràng, sự phát triển kinh tế thị trường cũng khiến cho ngư dân Sầm Sơn, chủ nhân của những chiếc thuyền thúng, mủng bé nhỏ, công suất yếu, đời sống vốn mong manh, phải vươn lên thích ứng với những yêu cầu phát triển của quy hoạch và tiêu chí văn minh chung của thị xã. Điều này cần sự nỗ lực của cả hai phía. Nhưng trợ giúp trước mắt không thể thiếu bàn tay chính quyền, không chỉ tiền bạc mà cả những quy định cụ thể về bến bãi.
Chính vì thế, mà cuối cùng phương án hỗ trợ cụ thể của chính quyền tỉnh Thanh Hóa đưa ra với từng loại bè, mảng, thuyền thúng công suất nhỏ để người dân hoặc tìm cách đóng tàu thuyền mới với công suất lớn 30 CV- 400 CV, hoặc tìm nghề mới, hoặc vẫn ra khơi đánh bắt cá như bình thường, ổn định đời sống được người dân chia sẻ, đồng ý. Thậm chí họ cho rằng, giá Bí thư đối thoại sớm!
Chỉ một chữ Giá, nhưng đó thực ra là sự chê trách thẳng thắn phương pháp làm việc, ứng xử của c/q Thanh Hóa.
Vụ việc đã lắng xuống, nhưng sự yếm thế của ngư dân Sầm Sơn rất có thể là bài học thiết thực, cảnh báo các địa phương trên con đường phát triển, đang ấp ủ kéo các dự án lớn của các tập đoàn, các DN kinh tế về cho tỉnh mình- rằng lợi ích của người dân không thể bị coi rẻ.
Chính vì thế người viết bài chú ý đến ý kiến của một chuyên gia kinh tế sắc sảo khi ông cho rằng, việc “khuyến khích phát triển các DN lớn của tư nhân, các tập đoàn kinh tế tư nhân” là một chủ trương đúng. Nhưng khác với các công ty tư nhân ở nhiều quốc gia, họ xây dựng tiềm lực bằng sự vươn lên về công nghệ để hướng tới cạnh tranh quốc tế. Còn ở Việt Nam tuyệt đại đa số các tập đoàn tư nhân phất lên nhờ… bất động sản, chưa đầu tư gì mấy vào công nghệ.
Đặc biệt, sự bất thường của các tập đoàn kinh tế tư nhân VN chính là ở chỗ, họ đã và đang tận dụng các quy định “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” để làm giàu. Trong khi, chính quyền lại hầu như luôn đứng về phía các công ty tư nhân chiếm đất. Sự câu kết giữa các “đại gia tư nhân” với chính quyền là một hiện tượng nhức nhối ai cũng thấy, nhất là trong việc thu hồi đất của người dân cho các dự án tư nhân (Dân Việt, ngày 02/3).
Vẫn là chuyện ông rút chân giò bà thò chai rượu. Rút cục, nếu không có sự giám sát mạnh mẽ của các cơ quan báo chí, truyền thông, không có sự bất bình của người dân vì bị thua thiệt, và áp lực của dư luận XH, người dân nơi có các dự án kiểu này rất có thể mất cả chì lẫn chài.
Tham nhũng: Trông chết… cười ngạo nghễ
Vụ thứ hai, đó là những phát ngôn cực kỳ ấn tượng của Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc CA t/p HCM tại buổi tổng kết công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí được tổ chức tại t/p này ngày 08/3 mới đây. Khiến cho dư luận XH bàn tán với rất nhiều điều đáng suy ngẫm.
Sầm Sơn, Thanh Hóa, tham nhũng, Tướng công an, Phan Anh Minh, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên,
Thiếu tướng Phan Anh Minh.
Cũng tại cuộc họp, ông Lê Minh Trí- Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương thẳng thắn: Tham nhũng chỉ có cán bộ đảng viên thôi chứ còn dân thường không có tham nhũng!
Điều này xưa nay dường như ai chả biết rồi, khổ lắm, nói mãi! Tháng 12/2015, trước thông tin Thủ đô HN và t/p HCM không phát hiện được trường hợp nào tham nhũng, ĐBQH Dương Trung Quốc từng hóm hỉnh: Ai cũng mong điều đó là sự thực, nhưng chắc chắn không phải. Bởi Hà Nội và TP HCM là những nơi lớn nhất, các đánh giá quan trọng, chính thức của các lãnh đạo cao nhất đều nói có. Vậy thì tham nhũng nằm ở đâu, không lẽ ở nhà quê?
Còn tại Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng chống tham nhũng do Bộ Tư pháp tổ chức ngày 4.3, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra CP cũng có một phát ngôn ấn tượng không kém: Tham nhũng là những người có chức vụ quyền hạn. Chúng tôi chống lại có khi “chết' trước” (VietNamNet, ngày 5/3).
Thì tại cuộc họp này, Thiếu tướng Phan Anh Minh đã lý giải vì sao chống tham nhũng rất khó và hiệu quả không cao ở t/p HCM. Những điều ông nói không phải báo chí không phản ánh hay cảnh báo. Nhưng vấn đề ở chỗ- ông là người của ngành công an, một trong những công cụ đấu tranh, và như ông tự nhận, “một trong những người va chạm với tham nhũng nhiều nhất”, đã phải nói về sự…. bất lực của công cuộc phòng chống tham nhũng. Và sự bất lực- quả thật rất bất ngờ.
Về hiện tượng, ông Phan Anh Minh xếp hạng thứ tự: Có tới 50% các vụ án buôn lậu có bóng dáng hải quan.
Nên nhớ rằng, từ mấy năm nay, ngành HQ đã thực hiện thông quan điện tử (sử dụng chứng từ điện tử có gắn chữ ký số để khai báo hải quan qua mạng Internet, theo đó, các quy trình thủ tục hải quan được tự động hóa ở mức độ cao). Và thêm nữa, ngành này còn tổ chức Lời thề không tham nhũng. Có điều, khi thông tin này đưa lên báo chí, không ít nụ cười ẩn ý: Thề cá trê chui ống.
Rồi tiếp đó, là ngân hàng, tài chính và cho thuê tài chính, rồi đền bù giải phóng mặt bằng, phê duyệt dự án… Rõ là chả mèo nào thua mỉu nào.
Vì sao bất lực? Tướng Phan Anh Minh cho rằng, về bản chất, các giải pháp được đưa vào Luật PCTN và nghị định của CP, thậm chí là chương trình quốc gia, có một số là… ảo, không mang lại tác dụng răn đe, ngăn ngừa. Ví dụ như kê khai tài sản, kê khai xong rồi cơ quan quản lý đút vào ngăn cất, còn kê khai có đúng hay không, có hợp lý hay không thì không ai biết. Thế thì bản kê khai để trong hộc bàn đó không có ý nghĩa gì cả.
Nhưng đáng chú ý nhất là phát ngôn này:
Ban Nội chính yêu cầu Công an TP giải trình, tại sao án tham nhũng được phát hiện do trinh sát là ít. Tôi đã nói thẳng không phải là ít mà là không có. Lý do vì CATP cũng phải chấp hành Chỉ thị 15. Hầu hết đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng là đảng viên mà công an thì không được quyền tổ chức trinh sát đảng viên (Infonet, ngày 09/3)
Ôi chao! Đến cơ quan công an cũng không được quyền tiếp cận để điều tra, thì tham nhũng trông chết cười… ngạo nghễ, là phải.
Sầm Sơn, Thanh Hóa, tham nhũng, Tướng công an, Phan Anh Minh, Ấn tượng trong tuần, Kỳ Duyên,
Pháo nổ thường xuyên được vận chuyển lậu qua biên giới trong những ngày giáp Tết (Ảnh: TTXVN)
Chỉ thị 15 và lợi ích nhóm?
Nhưng chỉ đến khi Tướng Phan Anh Minh đề cập đến Chỉ thị 15 thì dư luận XH mới ngớ người, vì không hiểu đầu cua tai nheo cái chỉ thị này ra … răng, mà đến tướng CA với tham nhũng cũng đành chịu kiểu gần nhau trong tấc gang, mà biển trời cách mặt?
Hóa ra, đó là Chỉ thị 15-CT/TW về sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng. Theo quy định của chỉ thị này: Các cơ quan bảo vệ pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu đảng viên vi phạm đều phải báo cáo bằng văn bản với tổ chức đảng, cấp uỷ đảng quản lý trực tiếp đảng viên đó, khi được tổ chức đảng, cấp uỷ đảng xem xét đồng ý cho điều tra, khởi tố, bắt...thì cơ quan bảo vệ pháp luật mới được tiến hành các biện pháp tố tụng.(Lao động, ngày 10/3)
Về tinh thần, Chỉ thị 15 phản chiếu tư tưởng Đảng lãnh đạo toàn diện đối với cơ quan bảo vệ pháp luật, ngăn ngừa hiện tượng chạy án, tiêu cực.
Nhưng cũng chính vì thế trong thực tế, rất nhanh, có không ít kẻ ở cơ sở đã biến Chỉ thị này thành “bảo bối” để… bảo kê cho những hành vi tham nhũng tội lỗi.
Vì sao?
Vì tâm lý nể nang, và biết đâu, đằng sau đó lại ẩn chứa những tiêu cực khác? Tiêu cực nối tiếp tiêu cực? Dẫn đến có những tội lỗi có thể xử lý hình sự, bỗng thành xử lý hành chính. Đây chẳng phải hiện tượng hiếm và quý, mà rất phổ biến từ nhiều năm nay. Xin trích đăng ý kiến của một trang Kiểm toán Nhà nước:
Số vụ án tham nhũng được phát hiện và xử lý năm 2012 tăng nhưng chưa tương xứng với tình hình thực tế. Một số vụ án lớn, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng nhưng lại không phát hiện được hành vi tham nhũng hoặc ban đầu khởi tố, điều tra về hành vi tham nhũng nhưng sau đó lại chuyển sang các tội danh khác nhẹ hơn. Nhiều vụ án tham nhũng được xét xử dưới khung hình phạt, cho hưởng án treo.
Vì tâm lý bệnh thành tích. Người lãnh đạo các cơ sở rất ngại điều tiếng cơ sở mình, theo kiểu tốt đẹp phô ra xấu xa đậy lại.
Tất cả những cái “Vì” trên đây, thực chất vẫn là biến tướng của lợi ích nhóm. Sự tha hóa và suy thoái tổ chức nội bộ chính là bắt nguồn từ những biến tướng kiểu này.
Và cuối cùng, đây cũng quan trọng không kém, vì luật pháp thực sự không được hành động độc lập, không được tôn trọng.
Cái biết chết liền đó, cuối cùng ai cũng có thể biết!
Từ vụ việc của tập đoàn FLC, của ngư dân Sầm Sơn Thanh Hóa đến những phát ngôn ấn tượng của tướng CA, cho thấy bóng ma lợi ích nhóm luôn ngự trị và lởn vởn trong XH này. Đặc biệt, trong công cuộc chống tham nhũng, thì sự “vô hiệu hóa” cuộc chiến là … rất tinh vi.
Nước Việt sẽ phát triển kiểu gì trong sự chằng chéo, chia sẻ, co kéo của các kiểu lợi ích nhóm?
Kỳ Duyên
CHỈ THỊ 15 LÀ CÁI GÌ?
Câu nói đang gây xôn xao ngày hôm nay của tướng Phan Anh Minh, phó giám đốc công an TPHCM: "“Tôi cũng xin lý giải thêm vì Ban Nội chính yêu cầu Công an TP giải trình là tại sao án tham nhũng được phát hiện do trinh sát là ít, tôi đã nói thẳng không phải là ít mà là không có. Lý do là vì CATP cũng phải chấp hành chỉ thị 15, hầu hết đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng là đảng viên mà công an thì không được quyền tổ chức trinh sát đảng viên."
Vậy chỉ thị 15 thần thánh đó là cái gì, của ai ban hành?
Lần đầu tìm kiếm, mình tìm được 1 link của Dân Làm Báo viết rằng: "Chỉ thị số 15 có tên gọi đầy đủ là chỉ thị về "Sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng".
Đây là chỉ thị do bộ chính trị khóa X ban hành ngày 7/7/2007, dưới thời tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Theo đó, những vụ án tham nhũng lớn liên quan đến đảng viên phải do nội bộ đảng xử lý trước. Lực lượng CA chỉ được điều tra sau khi có quyết định chính thức của đảng cộng sản."
http://danlambaovn.blogspot.com/…/ca-khong-uoc-quyen-trinh-…
Dù Dân Làm Báo không phải là 1 tờ báo chính thống và có thể dùng để thuyết phục người khác, nhưng ít ra điều này cũng gợi ý tiếp cho ta tìm kiếm. Tuy nhiên, tìm kiếm mãi cũng không thấy 1 web nào cho ta nội dung cụ thể và đầy đủ về cái chỉ thị 15 ngày 07/07/2007 của bí thư họ Nông kia. Tuy nhiên, mình cũng tìm được 1 vài link có giá trị để cho ta biết thêm chút ít về cái chỉ thị 15 này.
CÔNG AN NHÂN DÂN ONLINE NGÀY 18/05/2012
"Tại buổi làm việc với Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thượng tướng Trần Đại Quang khẳng định, thực hiện Chỉ thị 15 của Bộ Chính trị đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng, bảo đảm sự thống nhất trong việc giải quyết, không để xảy ra những sai sót lớn, thực hiện, áp dụng pháp luật nghiêm minh."
http://cand.com.vn/…/Kiem-tra-thuc-hien-Chi-thi-15-cua-Bo-…/
WEBSITE TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
"Chỉ thị 15- CT/TW ngày 07/7/2007 của Bộ Chính trị “Về sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng” là một văn kiện đặc biệt quan trọng nhằm tăng cường công tác bảo vệ Đảng, bảo đảm việc bắt giữ, điều tra, truy tố, xét xử được tiến hành đúng pháp luật, kiên quyết không để kẻ xấu lợi dụng việc điều tra, truy tố, xét xử để tuyên truyền xuyên tạc đường lối, chủ trương chính sách của Đảng. Ngày 18/11/2010, Ban Bí thư có hướng dẫn số 01 để thực hiện phần I, phần III Chỉ thị này.
[...]Các cấp ủy Đảng, Lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
[...]
- Chấp hành nghiêm túc sự lãnh đạo của Đảng, báo cáo kịp thời, đầy đủ và chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác, khách quan của nội dung báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp ủy và tổ chức Đảng về việc điều tra, xử lý các vụ án hình sự liên quan đến cán bộ, đảng viên [...]"
http://tks.edu.vn/thong-tin-nghiep-vu/chi-tiet/82/50
*** Từ đó, ta có thể nhận diện 1 cách khái quát về chỉ thị 15. Đúng như Dân Làm Báo nói, các vụ án hình sự liên quan đến cán bộ đảng viên thì công an, viện kiểm sát phải xin ý kiến chỉ đạo của các cấp ủy đảng rồi mới được phép điều tra.
Đúng là chỉ thị này đang góp phần bảo vệ đảng 1 cách triệt để.
(Fb Những Câu Nói Ngu Nhất Mọi Thời Đại Của Dlv và Hvb)
[K]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét