VÕ THUẬT TINH HOA 46
(ĐC sưu tầm trên NET)

Võ sư Ngô Bông (còn có tên là Lâm Hổ hay Lâm Hổ Ngô Bông), sinh năm 1928 (theo thẻ căn cước của võ sư) trong một gia đình nghèo ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Cha bị quân Pháp sát hại, mẹ mất sớm nên ông phải về nhà ngoại ở. Tại đó, ông được hai cậu ruột là Lê Chót và Lê Thùy dạy võ Tây Sơn. Trong số những bài võ ấy có Hùng Kê quyền, tương truyền do Nguyễn Lữ sáng tác từ các thế đánh của gà chọi. Khi trưởng thành, võ sư Ngô Bông theo học võ Thiếu Lâm với hai người thầy nổi tiếng ở Quảng Ngãi là Bảo Truy Phong (Gấu già) và Lâm Võ. Cũng như nhiều võ sinh lúc bấy giờ, võ sư Ngô Bông nhiều lần thượng đài thi đấu quyền Anh và võ tự do. Ông đã từng thắng nhiều võ sĩ tên tuổi lúc bấy giờ như Đinh Hổ (võ sĩ Campuchia), Đinh Đam (võ sĩ người Huế), Trực Hùng, Trực Ninh...
Bắt đầu theo nghiệp võ từ năm 11 tuổi. Suốt mấy chục năm tầm sư học đạo, khổ luyện những chiêu thức tinh hoa của võ nghệ, võ sư Ngô Bông thông thạo được nhiều loại vũ khí như: đao, thương, kiếm, côn... Thời đó, võ sư Bảo Truy Phong và Lâm Võ, hai người thầy của Ngô Bông, đã đặt cho ông biệt danh Lâm Hổ bởi ông Ngô Bông đã nhiều năm khổ luyện thành công các bài Hắc hổ, Mãnh hổ xuất sơn, Hắc hổ hạ sơn, Ngọa hổ phục lâm. Để có bộ trảo như móng vuốt của hổ, ông đã khổ công luyện Thiết sa chưởng với cát và sỏi. Từ đó, 10 ngón tay ông được cho là có thể chọc thủng tường gạch, phá tan đá, gỗ. Một danh sư trong làng võ khẳng định về Lâm Hổ Ngô Bông: "Ngoài bài Hùng Kê quyền, lão võ sư này còn nhiều bài quyền mà làng võ Việt Nam sắp thất truyền". Điều khác biệt giữa lão võ sư Ngô Bông và các võ sư khác ở Quảng Ngãi là ông chuyên tâm nghiên cứu về võ cổ truyền. Võ sư Tấn Tương Lai, Chủ tịch Liên đoàn võ thuật tỉnh Quảng Ngãi, người từng làm tổ trưởng trọng tài quốc gia và có cơ hội cọ xát với nhiều môn phái, khẳng định: "Rất là độc đáo, bài võ cổ truyền nổi tiếng nào hô lên là võ sư Ngô Bông thuộc làu".
Các học trò của võ sư Ngô Bông có nhiều người thành danh. Ngô Ân, Ngô Lâm, Ngô Sĩ, Ngô Ngân, Nguyễn Văn Thiều, Ngô Dung... từng đoạt huy chương vàng, bạc tại các giải võ cổ truyền Quảng Ngãi hoặc giải vô địch toàn quốc. Võ sư Ngô Bông chọn và dạy học trò rất kỹ lưỡng do ông quan niệm ngoài việc dạy võ, người thầy phải dạy cho võ sinh cách sống ở đời. Võ sư Ngô Bông thường tìm hiểu và thử thách võ sinh một thời gian, nếu xét thấy siêng năng, cần cù, biết vâng lời, chung thủy, có tư cách, không tự ái, không bê tha tửu sắc thì mới nhận làm học trò chính thức. Với những đóng góp cho phong trào võ thuật, võ sư Ngô Bông được Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam mời làm cố vấn khi liên đoàn này mới thành lập. Năm 2004, lúc ông Ngô Bông đã ngoài 70 tuổi, tại Liên hoan võ thuật truyền thống thế giới tổ chức tại Hàn Quốc, trước 70 môn phái võ thuật nổi tiếng của nhiều nước, bài Hùng Kê quyền do chính lão võ sư thể hiện đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt. Với những đóng góp cho sự nghiệp võ cổ truyền của dân tộc, võ sư Ngô Bông đã được Ủy ban Thể dục thể thao tặng huy chương Vì sự nghiệp thể dục thể thao.
Ông Ngô Bông được giới võ thuật cả nước biết đến với tư cách là võ sư duy nhất phục dựng toàn bộ bài võ Hùng Kê quyền của Nguyễn Lữ, người em út của nhà Tây Sơn. Đây là thế võ dựa vào các miếng đánh của gà chọi và "nâng cấp" lên thành một trường phái trong võ cổ truyền. Miếng đánh "song túc tề phi" (hai chân cùng bay) này đã góp phần không nhỏ trong những lần chinh Nam dẹp Bắc của quân Tây Sơn, nhất là lần tiến quân ra Thăng Long vào mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, đại phá 29 vạn quân Thanh.
Tuy nhiên, thế võ độc đáo ấy đã "sụp đổ" cùng nhà Tây Sơn và thất truyền suốt mấy trăm năm qua. Cho đến một ngày, cách đây gần 20 năm, võ sư Ngô Bông đã làm cho giới võ thuật cả nước kinh ngạc với "miếng đánh" của Hùng Kê quyền cùng bài thiệu đi kèm, nói về xuất xứ của nó. Đó là năm 1993, nhân Giải võ cổ truyền toàn quốc tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, ban tổ chức yêu cầu các võ sư biểu diễn bài quyền nào thì phải kèm theo "xuất xứ" của nó.
"Hùng Kê quyền" là do một trong ba anh em Tây Sơn, Nguyễn Lữ sáng tạo. Vốn người mảnh khảnh, yếu hơn các anh mình là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ. Tính Nguyễn Lữ hiền hòa, ưa thanh tịnh, thích giao du với các nhà sư Ấn Độ và Trung Quốc, thích học văn hơn học võ. Tuy nhiên, với tư cách một trong những võ tướng đầu lĩnh của Tây Sơn khởi nghĩa, ông cũng đã học thập bát ban võ nghệ và chuyên về môn Miên quyền, Nhu quyền.
Ông nhận thấy võ thuật Thiếu Lâm phần nhiều thiên về dương cương, có những điểm không phù hợp với thể chất người Việt Nam. Để học thông môn phái Thiếu Lâm phải mất hàng chục năm, trong khi yêu cầu cấp bách của nghĩa quân là tinh thông võ nghệ càng nhanh càng tốt. Nguyễn Lữ cũng say mê nghệ thuật chọi gà. Trong một dịp tết, ông quan sát đôi gà chọi, một con to lớn kềnh càng, dũng mãnh, mặt đỏ gay, các đòn nặng nề sát thủ và một con nhỏ bé mà linh hoạt. Nhưng con gà to lớn kia đã liên tục phải cúp đuôi bỏ chạy trước sức tấn công bền bỉ, liên tiếp, nhanh như chớp của con gà nhỏ.
Từ đó ông nghiệm ra nguyên lý của nước mà con gà nhỏ đã áp dụng theo bản năng miên viễn, bền bỉ, nhẹ nhàng nhưng dữ dội, có thể chọc phá bất cứ một sơ hở nhỏ nào. Ông đã sáng tạo ra bài "Hùng Kê quyền" vừa phù hợp với sở học của bản thân, vừa phù hợp với thể chất người Việt nói chung, vừa thích ứng với nhu cầu cấp thiết của nghĩa quân Tây Sơn giai đoạn đó. Đặc tính của nước được áp dụng trong bài bằng những yếu lĩnh, nhằm đến mục tiêu yếu có thể đánh mạnh, thấp có thể đánh cao, nhỏ có thể đánh lớn, ít có thể đánh nhiều, gần có thể đánh xa.
Như những động tác dũng mãnh của con gà chọi nhỏ bé mà nhanh nhạy trước đối thủ, bài Hùng Kê quyền sử dụng ngón tay trỏ để đâm (nhất dương chỉ) mô phỏng hình mỏ gà, và các ngón còn lại co vào như chiếc cựa gà. Thủ pháp độc đáo như vậy lại nhằm vào những mục tiêu hiểm của đối thủ, như các huyệt đạo, ngực, hầu... Bộ pháp của bài hết sức linh hoạt, thần tốc, xoay chuyển một cách biến ảo đã hỗ trợ cho việc thi triển thủ pháp một cách kiến hiệu, khiến đối thủ luôn phải hứng chịu những đòn thế có tính sát thương cực cao.
Hùng Kê quyền ra đời trên đất Bình Định, nhưng lại được một võ sư Quảng Ngãi "ủ lửa" hơn 200 năm sau mới có dịp trình làng. Và võ sư Ngô Bông đã trở thành "truyền nhân" của Hùng Kê quyền, được Liên đoàn Võ thuật VN công nhận. Ông đã mang Hùng Kê quyền đi khắp năm châu bốn bể. Đến đâu biểu diễn Hùng Kê quyền, giới võ thuật cũng hết lời khen ngợi và nể phục về thế võ độc nhất vô nhị này, lại được một võ sư đã vượt ngưỡng tám mươi gìn giữ trọn vẹn.
Sưu tầm
Ở cái tuổi 79 nhưng thân pháp của võ sư Ngô Bông vẫn mềm mại như rồng, mau lẹ như báo, mãnh liệt như hổ. Ánh mắt như xuyên thấu tâm can đối thủ, mười ngón tay quắp lại hình ngũ trảo tung ra, vuốt vào, xoáy tròn, bất thần đập ngược trở lại. Gân cốt trên bắp tay của lão võ sư như cuộn dây thừng bện chặt. Bất cứ vật gì rơi vào vòng xoắn của ngũ trảo thép đều bị bấu nát và bẻ gãy trong nháy mắt.
Bắt đầu theo nghiệp võ từ năm 11 tuổi. Suốt mấy chục năm tầm sư học đạo, khổ luyện những chiêu thức tinh hoa của võ nghệ, võ sư Ngô Bông đã thông thạo được nhiều tuyệt kỹ: đao, thương, kiếm, côn, quyền… Thời đó, võ sư Bảo Tuy Phong và Lâm Võ - hai người thầy lừng danh ở Quảng Ngãi đã đặt cho người học trò của mình biệt danh Lâm Hổ. Bởi võ sư Ngô Bông đã nhiều năm khổ luyện thành công các bài Hắc hổ, Mãnh hổ xuất sơn, Hắc hổ hạ sơn, Ngọa hổ phục lâm. Để có bộ trảo như móng vuốt của hổ, ông đã khổ công luyện thiết sa chưởng với cát, sỏi. Từ đó, mười ngón tay dường như có thể chọc thủng tường gạch, phá tan đá, gỗ; mỗi lần tung đòn, uy lực của ngũ trảo ào ạt như vũ bão.
Qua câu chuyện thì suốt mấy chục năm qua, đòn ngũ trảo đã theo ông phiêu bạt ra Bắc, vào Nam, qua Thái Lan…thi đấu không biết bao nhiêu trận và đều mang về chiến thắng vang dội.
Ngoài võ thuật, sở thích nuôi gà chọi có liên quan với niềm đam mê võ thuật của lão võ sư Ngô Bông - một trong những truyền nhân của bài võ Hùng kê quyền nổi tiếng của anh em nhà Tây Sơn tam kiệt ngoài hàng loạt bài: Nghiêm thương của Nguyễn Huệ, Thanh Long đại chiến, Hùng gia quyền, Mai hoa quyền…
Cha bị bắt đưa đi Côn Lôn khi ông vừa sinh ra được ba ngày. Người mẹ vào Nam tìm chồng cũng bặt tin và chết sau đó ít lâu. Ban ngày chăn trâu, ban đêm ông và bạn bè bí mật vào khu Gò Cháy để học võ của cậu Sáu - một người uyên thâm võ học của Tây Sơn. Thời đó, nếu lý trưởng, hương mục và ông trùm mà phát hiện học võ thì tất cả sẽ bị phạt bỏ vào nhà lao. Mỗi lần tập xong, ông mò về nhà và cố nuốt hai bát cơm nguội ụp chung.
Lớn lên trong cảnh côi cút và cùng cực, lão võ sư Ngô Bông dường như thấu hiểu cuộc đời như võ học: “Võ thì cả đời cũng không thể biết hết được; học võ cốt để giúp đời”. Tâm niệm điều này, thời trai trẻ ông đã mang võ học đi đánh giặc. Các địa danh Tu Bông, Dốc Mõ, Dốc Quýt, Xóm Cút đều lần lượt in dấu chân ông. Trở thành lính của Tiểu đoàn 365 đóng quân tại Phú Yên.
“Ai vật khỏe nhất sẽ được thưởng” - trong một lần nghe Tiểu đoàn trưởng Hà Duy Tùng tuyên bố, chàng trai cân nặng 58 kg đã xông ra đọ sức với người cận vệ của tiểu đoàn trưởng có sức khỏe như voi, nặng 72 kg. Lần lượt ba hiệp, ông tung đòn tảo địa cước, kết hợp với thế quật của Hùng kê quyền và ném chàng cận vệ khổng lồ này lăn kềnh ra đất. Từ đó, ông trở thành cận vệ số một suốt ba năm của tiểu đoàn trưởng. Sau đó, Trung đội mồ côi có 48 người được thành lập và ông chịu trách nhiệm huấn luyện võ thuật. Điều đặc biệt là tất cả những người trong đơn vị này đều có hoàn cảnh không cha mẹ. Dù vũ khí còn thiếu thốn, chỉ có độc khẩu Max76, tuy nhiên trung đội mồ côi đã làm điên đầu bọn giặc.
Nhiều trận đánh giáp lá cà, biệt danh lâm tướng của ông lại nổi như cồn bởi lúc cận chiến, nhiều tên giặc đã ngã gục dưới uy lực của ngũ trảo từ trong rừng bất thần xuất hiện. “Lúc bom rơi, đạn nổ, sức mạnh của ngũ trảo dường như khó có thể lường được” - ông cho biết. Với sức vóc như hổ, nhiều trận ông cõng đồng đội bị thương chạy băng băng thoát ra khỏi họng súng. Rồi trong một trận đánh, ông bị thương nặng và phải trở về quê để an dưỡng và tiếp tục ôn luyện nghiệp võ.
Nặng lòng với võ Tây Sơn
Ngoài võ thuật được học của nhiều sư phụ, kinh nghiệm ông thu nạp được nhờ nhiều trận tử chiến với những võ sĩ lừng danh thiên hạ. Ông từng qua Thái Lan nghênh chiến bốn lần thì bị thua một, huề một, thắng hai. “Gay go và ác liệt nhất là gặp võ sĩ Phi-nát, nó toàn chơi đòn phá ngựa, chỏ lật rất gian ác. Trận đầu bị nó đánh rớt ngay sau vài hiệp. Về luyện tập và tiếp tục qua giao đấu. Ròng rã sáu hiệp, hai bên bắt tay xin hòa” - ông kể lại những trận tử chiến của mình.
Lưỡng kê giao nạp thủy tranh hùng
Song túc tề phi trảo thượng xung
Trấn ải kim thương như bạch hổ
Phủ quan ngân kiếm tựa thanh long
Xuyên khung độc tiễn tăng ư trác
Hồi thủ đơn câu thủ tứ hung
Khiêu, tẩu, rượt, đâm thiên sở tứ
Nhu, cương, cường, nhược, tận kỳ trung…
Đó là lời thiệu trong bài Hùng kê quyền của Nguyễn Nhạc…Đọc lời thiệu xong, ông đi một lượt bài Hùng kê quyền.
Còn đây là lời thiệu trong bài “Thanh long đại pháp nhị kim cương”
của Triệu Tử Long, một vị tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam
Quốc mà sau này nghĩa quân Tây Sơn cũng sử dụng…Ông đi như múa với cây
đại đao đầy mãnh lực. Dù đã già nhưng trí nhớ ông dường như thuộc làu
những điều đã học trong võ thuật.
Gia đình lão võ sư Ngô Bông có tám người con, Ngô Lâm Em và Ngô Sỹ là hai con trai nối nghiệp võ của cha. Ngoài ra, ông còn có hàng ngàn môn sinh được truyền thụ võ thuật. “Nghề võ không giàu nhưng cả đời tôi mong truyền thụ cho con cháu, sau này không mất đi những tinh hoa mà các thế hệ cha ông đã khổ luyện để giữ gìn non sông, bờ cõi” - hỏi về dự định trong tương lai, lão võ sư Ngô Bông chia sẻ tâm nguyện của mình trong những ngày cuối năm như vậy.
Huyền thoại khét tiếng
Võ sư Ngô Bông (còn có tên là Lâm Hổ hay Lâm Hổ Ngô Bông), sinh năm 1928 trong một gia đình nghèo ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
Cha bị quân Pháp sát hại, mẹ mất sớm nên ông phải về nhà ngoại ở. Tại đó, ông được 2 cậu ruột dạy võ Tây Sơn.
Trong số những bài võ ấy có Hùng kê quyền, tuyệt kỹ do danh tướng Nguyễn Lữ thời Tây Sơn sáng tạo từ các thế đánh của gà chọi.
Hồi trẻ, võ sư Ngô Bông còn theo học võ Thiếu Lâm với 2 người thầy nổi tiếng ở Quảng Ngãi là Bảo Truy Phong (Gấu già) và Lâm Võ.
Cũng như nhiều võ sĩ lúc đương thời, Ngô Bông nhiều lần thượng đài thi đấu quyền Anh và võ tự do.

Theo nhiều tài liệu có ghi lại, bắt đầu đến với võ thuật từ năm 11 tuổi cho đến suốt mấy chục năm tầm sư học đạo, khổ luyện những chiêu thức tinh hoa của võ nghệ, võ sư Ngô Bông thông thạo được nhiều loại vũ khí như: đao, thương, kiếm, côn...
Thời đó, 2 người thầy của Ngô Bông là võ sư Bảo Truy Phong và Lâm Võ đã đặt cho Ngô Bông biệt danh Lâm Hổ bởi ông đã nhiều năm khổ luyện thành công các bài Hắc hổ, Mãnh hổ xuất sơn, Hắc hổ hạ sơn, Ngọa hổ phục lâm...
Để có bộ trảo lợi hại như hổ, cố võ sư Ngô Bông đã trải qua nhiều năm khổ công luyện Thiết sa chưởng với cát và sỏi. Tương truyền, những đòn trảo của ông có uy lực khủng khiếp tới nỗi có thể chọc thủng tường gạch, phá tan đá, gỗ.
Một danh sư trong làng võ khẳng định về Ngô Bông rằng: 'Ngoài bài Hùng Kê quyền, lão võ sư này còn nhiều bài quyền mà làng võ Việt Nam sắp thất truyền.
Điều đặc biệt độc đáo ở chỗ, bài võ cổ truyền nổi tiếng nào hô lên là võ sư Ngô Bông cũng thuộc làu'.
Võ sư Ngô Bông còn khiến giới làng võ khâm phục bởi ở thời điểm ông sắp bước vào độ tuổi bát tuần, ông vẫn sở hữu thân pháp mềm mại như rồng, mau lẹ như báo, mãnh liệt như hổ, mỗi lần tung đòn, uy lực của ngũ trảo vẫn ào ạt như vũ bão.

Cố võ sư Ngô Bông được giới 'võ lâm' Việt Nam công nhận là võ sư duy nhất phục dựng toàn bộ bài võ Hùng kê quyền của Nguyễn Lữ. Đây là thế võ dựa vào các miếng đánh của gà chọi và nó đặc sắc tới mức đã trở thành một trường phái trong võ cổ truyền Việt Nam.
Miếng đánh 'song túc tề phi' (2 chân cùng bay) này đã thất truyền nếu không được sự lĩnh hội và truyền dạy của võ sư Ngô Bông.
Mấy trăm năm kể từ sau khi nhà Tây Sơn suy tàn, tưởng chừng không một ai có thể tái hiện tuyệt kỹ Hùng kê quyền, cho đến khoảng hơn 20 năm về trước.
Đó là năm 1993, nhân giải võ cổ truyền toàn quốc tổ chức tại TP HCM, Ngô Bông đã làm cho giới võ thuật cả nước kinh ngạc với tuyệt kỹ của Hùng kê quyền cùng bài thiệu đi kèm, nói về xuất xứ của nó.
Đến năm 2004, tại Liên hoan võ thuật truyền thống thế giới tổ chức tại Hàn Quốc, trước 70 môn phái võ thuật nổi tiếng của nhiều nước, một lần nữa lão võ sư Ngô Bông trình diễn tuyệt kỹ Hùng kê quyền với sự trầm trồ và tán dương của cực kỳ đông đảo giới võ thuật.

Nguyễn Lữ nhận thấy võ công Thiếu Lâm phần nhiều thiên về cương, có những điểm không phù hợp với thể chất người Việt Nam.
Để học thông môn phái Thiếu Lâm phải mất hàng chục năm, trong khi yêu cầu cấp bách của nghĩa quân là tinh thông võ nghệ càng nhanh càng tốt.
Nguyễn Lữ cũng rất say mê món chọi gà. Trong một dịp tết, ông quan sát đôi gà chọi, một con to lớn kềnh càng, dũng mãnh, các đòn nặng nề sát thủ đấu với một con nhỏ bé mà linh hoạt.
Ông đã rất bất ngờ khi con gà to lớn kia đã liên tục phải cúp đuôi bỏ chạy trước sức tấn công bền bỉ, nhanh như chớp của con gà nhỏ. Từ đó Nguyễn Lữ nghiệm ra rằng, dù nhỏ bé nhưng bền bỉ, dữ dội, nhanh nhẹn thì vẫn có thể hạ gục bất cứ đối thủ nào.
Từ đó, ông đã sáng tạo ra bài Hùng kê quyền vừa phù hợp với sở học của bản thân, vừa phù hợp với thể chất người Việt nói chung, vừa thích ứng với nhu cầu cấp thiết của nghĩa quân Tây Sơn giai đoạn đó.
Đặc tính của Hùng kê quyền là lấy sở đoản biến thành sở trường, yếu có thể đánh mạnh, thấp có thể đánh cao, nhỏ có thể đánh lớn, ít có thể đánh nhiều, gần có thể đánh xa...
Mặc dù tưởng chừng đơn giản nhưng để lĩnh hội hết được những tinh hoa của Hùng kê quyền là cả một vấn đề rất lớn, đòi hỏi võ sĩ phải có trình độ nội công thâm hậu cũng như thân pháp rất linh hoạt.

Bộ pháp của bài hết sức linh hoạt, thần tốc, xoay chuyển một cách biến ảo đã hỗ trợ cho việc thi triển thủ pháp một cách rất hiệu quả, khiến đối thủ luôn phải hứng chịu những đòn thế có tính sát thương cực cao.
Trải qua quãng thời gian quá dài tưởng chừng đã bị thất truyền, Hùng kê quyền lại được tái hiện bởi Ngô Bông.
Giặc cũng phải 'ngán'!
Thời trai trẻ, Ngô Bông cũng đã mang võ học đi đánh giặc. Rất nhiều địa danh ở khu vực miền Trung đều lần lượt in dấu chân ông. Ông cũng trở thành lính của Tiểu đoàn 365 đóng quân tại Phú Yên.
Tại tiểu đoàn này, trong một lần nghe Tiểu đoàn trưởng Hà Duy Tùng tuyên bố: 'Ai vật khỏe nhất sẽ được thưởng'. Ngô Bông với thân hình nhỏ bé đã xông ra đọ sức với người cận vệ của tiểu đoàn trưởng có sức khỏe như voi, to lớn hơn ông rất nhiều.
Lần lượt 3 hiệp, ông tung đòn tảo địa cước, kết hợp với thế quật của Hùng kê quyền và ném chàng cận vệ to lớn này lăn kềnh ra đất. Từ đó, ông trở thành cận vệ suốt 3 năm của tiểu đoàn trưởng và chịu trách nhiệm huấn luyện võ thuật.

'Lúc bom rơi, đạn nổ, sức mạnh của ngũ trảo dường như khó có thể lường được' - ông cho biết.
Với sức vóc như hổ, nhiều trận ông cõng đồng đội bị thương chạy băng băng thoát ra khỏi họng súng. Rồi trong 1 trận đánh, ông bị thương nặng và phải trở về quê để an dưỡng.
Gắn bó nghiệp võ cả đời, cố võ sư Ngô Bông luôn tâm niệm: 'Võ thì cả đời cũng không thể biết hết được, học võ cốt để giúp đời'.
Các học trò của võ sư Ngô Bông có nhiều người thành danh. Ngô Ân, Ngô Lâm, Ngô Sĩ, Ngô Ngân, Nguyễn Văn Thiều, Ngô Dung... từng đoạt rất nhiều HCV tại các giải võ cổ truyền Quảng Ngãi và giải vô địch toàn quốc.
Võ sư Ngô Bông chọn và dạy học trò rất kỹ lưỡng do ông quan niệm ngoài việc dạy võ, người thầy phải dạy cho võ sinh cách sống ở đời.
Thông thường, ông hay tìm hiểu và thử thách võ sinh một thời gian, nếu xét thấy siêng năng, cần cù, biết vâng lời, chung thủy, có tư cách, không tự ái, không bê tha tửu sắc thì mới nhận làm học trò chính thức.
Với những đóng góp to lớn cho kho tàng võ cổ truyền, võ sư Ngô Bông đã được Ủy ban TDTT tặng huy chương Vì sự nghiệp TDTT. Ông mất năm 2011, hưởng thọ 83 tuổi.
Chỉ sau một cú nhồi máu cơ tim và thêm dăm ngày nằm viện, lão
võ sư Lâm Hổ Ngô Bông, truyền nhân bài Hùng Kê Quyền của Đông Định
Vương Nguyễn Lữ, đã ra đi, bỏ lại xứ võ núi Ấn sông Trà vốn đầy ắp
những huyền thoại sự trống vắng, bởi cái bóng của cụ Ngô Bông ở xứ võ
này nó rợp, nó đầy đặn làm sao.
Tài
thì đã hẳn. Danh thì mới gần đây nhất bộ phim tài liệu "Đời võ" nói về
thân thế võ sư Ngô Bông đã đoạt vòng nguyệt quế tại Liên hoan phim
Milano cho mảng đề tài chân dung thể thao. Về sự đức độ và lòng nhân ái
thì nói không quá, những người được cụ chữa bệnh bốc thuốc cho phải lên
đến hàng ngàn, học trò được cụ nuôi ăn nuôi ở, bất kể có thành tài hay
không, phải lên đến hàng trăm.
Người thầy tốt đến độ học trò vẫn cứ than thầm trong lòng mà không hề dám tỏ chút bất kính là "sinh nhầm thế kỷ" bởi đằng đẵng hàng chục năm trời cứ nuôi không một lô một lốc học trò trong thời buổi gạo châu củi quế đận bao cấp, thậm chí cho đến cả khi kinh tế thị trường rầm rập gõ cửa từng gia đình thì cái nếp hào sảng ấy vẫn không hề thay đổi.
Tôi vẫn nhớ như in những bữa cơm trong gia đình lão võ sư Ngô Bông hồi đầu năm 2005 khi kẻ ngoại đạo là tôi tá túc ở nhà thầy non tháng trời. Một bát mắm mực để ở giữa mâm, một đĩa rau luộc, một bát nước canh. Cái công thức ẩm thực ấy gần như không thay đổi. Và cụ ông, cụ bà ngày nào cũng như ngày nào đều để dành phần cơm cho một vị khách trời ơi đất hỡi như tôi, người hồi năm 2003 lẫn hồi 2005 bước vào nhà cụ xin ở nhờ chỉ với đúng một câu giới thiệu: Con là bạn của một người đệ tử cũ của thầy! Không một câu căn vặn, không một lời dò xét, cánh cửa ngôi nhà cũ kỹ chẳng chút tiện nghi trên khu Gò Sa, xã Nghĩa Hành ấy luôn mở rộng.
Cái nghĩa cử cao đẹp ấy, cái tấm chân tình hiếm hoi ấy đã khiến cho tờ An ninh thế giới Cuối tháng hồi đó hồ hởi vỡ vạc ra những là tượng đài võ thuật xứ Quảng Ngãi như "Gấu già" Bảo Truy Phong Chín Sửu, Lâm Hổ Ngô Bông; những dòng họ can đảm dũng mãnh….
Trời Quảng Ngãi sụt sùi trong cơn bão số 5 nhưng những đệ tử của võ sư Ngô Bông từ khắp mọi miền đã đổ về quần tụ trước linh cữu thầy. Tấm biển “Võ đường Ngô Bông” bình thường được khiêm tốn để phía trong nhà, nay được trang trọng lau cho sáng bóng lên, đường bệ rực lên trong ánh nến. Những đệ tử đã thành danh của Ngô phái đã ba đêm nay túc trực bên linh cữu sư phụ: "gà nòi" Ngô Ân, người đã đi vào tâm khảm người yêu võ Quảng Ngãi với trận đánh kinh điển năm 1983 với "hùm xám miền Trung" Tấn Nhất Di, trận đánh mà người hâm mộ đông đến mức đẩy đổ cả tường rào sân vận động để tràn vào; Ngô Khẩn, người thuở nào từng 5 năm liền không có đối thủ về võ tự do hạng cân 54kg…
Trong số những đệ tử ấy, có cả những người đã thay đổi cả cuộc đời chính từ sự nhân ái của thầy Ngô Bông, chứ không phải từ những đòn đánh bí truyền. Tôi biết người đệ tử không đêm nào không nằm ngủ bên linh cữu sư phụ ấy là tổng giám đốc của một công ty xây dựng lớn ở Thanh Hóa. Mười mấy tuổi, anh phải tha hương. Võ đường kiêm đại gia đình trên đỉnh Gò Sa ấy đã cưu mang anh, cho anh một chốn nương thân và những bài học về võ thuật và võ đạo. Kể từ khi thầy Ngô Bông trở bệnh cho đến khi ra đi, người học trò ấy chưa hề một phút trễ nải.
Có lẽ cái nề nếp, cái phái phong ấy bắt nguồn từ chính cách hành xử của lão võ sư Ngô Bông đối với những người thầy của mình. Đận năm 2003, khi đã 76 tuổi, thế mà khi nghe tôi nhờ đưa đến thăm cụ Chín Sửu, ông Ngô Bông ngay lập tức vào nhà thay quần áo, đích thân dùng xe máy đưa tôi đến nhà thầy. Xem ra cái việc ông thênh thang truyền hẳn cho một gã ngoại đạo như tôi nguyên bài võ quạt còn dễ dàng hơn việc chấp nhận một ai đó thay ông đưa người khác đến thăm thầy. Và tôi đã được chứng kiến đầy đủ sự cung kính, ngập ngừng pha lẫn lúng túng của người học trò trước thầy giáo, dù một người đã 76 tuổi và người kia đã 93.
Một người dáng mảnh khảnh luôn khiêm tốn ngồi từ đằng xa nhưng tôi biết hiếm khi vắng mặt kể từ khi lão võ sư lâm bệnh chính là đạo diễn Nhật Thảo của bộ phim "Đời võ", một bộ phim tài liệu khá kỳ công về gốc tích những bài võ thành danh của võ sư Ngô Bông cũng như các phả hệ lẫn tư liệu liên quan để đưa ông về với gốc tích nhà Tây Sơn. Thú thực tôi khá có thành kiến với kiểu làm phim tư liệu của mình, khá áp đặt và suy diễn, nhưng đã ngạc nhiên về cách làm phim có tư duy phản biện, luôn đặt câu hỏi và tìm cách trả lời câu hỏi một cách khả dĩ nhất này. Hóa ra vị đạo diễn trẻ ấy cũng là con nhà tông, vốn là con trai của nhà thơ Thanh Thảo.
Nhật Thảo tâm sự anh đã "lên đồng" trong quá trình làm phim, không phải sự lên đồng vì kiếm tìm được một tài năng đích thực hay những chi tiết chưa từng được khám phá, mà là vì nhân cách và sự quên mình vì võ học của cụ Ngô Bông. Càng tiếp xúc với nhiều nhân chứng, anh càng hứng khởi trước sự giàu có về nhân cách của một võ sư gia cảnh luôn không hề dư giả. Nhận định này khiến tôi nhớ tới ông Trương Quang Trung, nguyên Tổng thư ký Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam, người mà hễ cứ nhắc tới cụ Ngô Bông đều rưng rung nước mắt vì cảm động.
Kể ra cũng là lạ với cái tấm chân tình nồng ấm của một vị quan chức đối với một vị võ sư, cái thứ mà chúng tôi trong quá trình làm nghề vốn dĩ lại chứng kiến khá nhiều sự lành lạnh nhàn nhạt hờ hững. Trong cuộc trò chuyện thẳng thắn với ông Trung trong đận ông đưa lão võ sư Ngô Bông sang Hàn Quốc biểu diễn võ thuật, tôi đã hỏi ông Trung cơn cớ gì ông lại quý mến ông Ngô Bông đến vậy. Hóa ra nguồn cơn lại đến từ quãng thời gian ông Trung căng mình ra làm một công việc hồi đó bị cho rằng là "đội đá vá trời": thống nhất các bài võ cổ truyền của Việt Nam.
Trong cơ man nào là các cuộc tiếp xúc, trong bộn bề những là hóa giải quyền lợi của các võ đường, quyền lợi của các địa phương vùng miền, trong đau đầu chiến thắng và dẹp bỏ cái tôi cố hữu của quan niệm "võ vô đệ nhị" để tìm đến một tiếng nói chung cho nền võ thuật Việt Nam, ông Trung đã bị chinh phục bởi một lão võ sư đến từ một miền quê. Ngày qua ngày, sự hy sinh không đong đếm, sự xả thân không mảy may đòi hỏi, sự hòa đồng với tất thảy mọi người, sự cầu thị và sẵn sàng sẻ chia các bí quyết bản thân của lão võ sư Ngô Bông… đã khiến ông Trung cảm mà phục, kính mà yêu, nể mà trọng.
Trong cái ngạch quan chức nặng tình với lão võ sư Ngô Bông còn phải kể đến một nhân vật nữa là ông Nguyễn Ninh, hiện là Giám đốc Trung tâm Thể dục Thể thao tỉnh Quảng Ngãi. Ông Ninh cũng một thời lừng danh trên các võ đài quyền Anh Việt Nam bằng võ danh Phi Hùng. Tuy không là học trò của võ sư Ngô Bông, nhưng ông Ninh lại coi ông Bông như bậc đàn anh trong nghề, qua đàm đạo chuyện nghề, truyền nghề cho nhau mà nể phục và tôn trọng.
Tôi tình cờ biết được hóa từ trước đến giờ chuyện lớn nhỏ gì của gia đình võ sư Ngô Bông đều do một tay ông Ninh âm thầm quán xuyến, giúp đỡ. Âu cũng là sự bù đắp hoàn khuyết khi có bao nhiêu thời gian lão võ sư Ngô Bông đều dành cho học trò, cho việc tập hợp các bài võ, bài giới thiệu để đóng góp cho nền võ thuật Việt Nam. Nếu không có người vợ tần tảo, nếu không có những vị huynh đệ chí tình như ông Nguyễn Ninh lo lắng định hướng công việc cho đám con cháu, đệ tử trong nhà, liệu lão võ sư Ngô Bông có thể toàn tâm toàn ý mà cống hiến cho nền võ thuật Việt Nam?
Những người dân Gò Công và khắp nơi ở Quảng Ngãi vẫn đang đội mưa đến viếng "ông thầy Bông", cái tên quen thuộc mà họ đặt cho ông Bông. Dù không một ngày học võ nhưng rất nhiều người trong số họ đã khỏe mạnh trở lại, hoặc phục hồi sau chấn thương, hoặc thậm chí thoát chết… từ những bài thuốc của võ sư Ngô Bông.
Y đức của ông lan tỏa đến độ những câu chuyện chữa bệnh hiểm nghèo của ông đã trở thành câu chuyện thường nhật của người dân Gò Sa. Những ánh mắt ấm áp, những ấm trà và bánh ngọt miễn phí đem ra đãi khách của các hàng quán, những lời mời nếu không có chỗ ngủ thì cứ ở nhà tôi đây của người dân Gò Sa chỉ vì một lý do… là người ở xa đến viếng "ông thầy Bông" có lẽ là sự vinh danh tốt đẹp nhất đối với một tư cách lớn, một võ sư lớn: Ngô Bông!
Minh Trí
Lão võ sư Ngô Bông một huyền thoại trong làng võ thuật Việt Nam

Võ sư Ngô Bông (còn có tên là Lâm Hổ hay Lâm Hổ Ngô Bông), sinh năm 1928 (theo thẻ căn cước của võ sư) trong một gia đình nghèo ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Cha bị quân Pháp sát hại, mẹ mất sớm nên ông phải về nhà ngoại ở. Tại đó, ông được hai cậu ruột là Lê Chót và Lê Thùy dạy võ Tây Sơn. Trong số những bài võ ấy có Hùng Kê quyền, tương truyền do Nguyễn Lữ sáng tác từ các thế đánh của gà chọi. Khi trưởng thành, võ sư Ngô Bông theo học võ Thiếu Lâm với hai người thầy nổi tiếng ở Quảng Ngãi là Bảo Truy Phong (Gấu già) và Lâm Võ. Cũng như nhiều võ sinh lúc bấy giờ, võ sư Ngô Bông nhiều lần thượng đài thi đấu quyền Anh và võ tự do. Ông đã từng thắng nhiều võ sĩ tên tuổi lúc bấy giờ như Đinh Hổ (võ sĩ Campuchia), Đinh Đam (võ sĩ người Huế), Trực Hùng, Trực Ninh...
Bắt đầu theo nghiệp võ từ năm 11 tuổi. Suốt mấy chục năm tầm sư học đạo, khổ luyện những chiêu thức tinh hoa của võ nghệ, võ sư Ngô Bông thông thạo được nhiều loại vũ khí như: đao, thương, kiếm, côn... Thời đó, võ sư Bảo Truy Phong và Lâm Võ, hai người thầy của Ngô Bông, đã đặt cho ông biệt danh Lâm Hổ bởi ông Ngô Bông đã nhiều năm khổ luyện thành công các bài Hắc hổ, Mãnh hổ xuất sơn, Hắc hổ hạ sơn, Ngọa hổ phục lâm. Để có bộ trảo như móng vuốt của hổ, ông đã khổ công luyện Thiết sa chưởng với cát và sỏi. Từ đó, 10 ngón tay ông được cho là có thể chọc thủng tường gạch, phá tan đá, gỗ. Một danh sư trong làng võ khẳng định về Lâm Hổ Ngô Bông: "Ngoài bài Hùng Kê quyền, lão võ sư này còn nhiều bài quyền mà làng võ Việt Nam sắp thất truyền". Điều khác biệt giữa lão võ sư Ngô Bông và các võ sư khác ở Quảng Ngãi là ông chuyên tâm nghiên cứu về võ cổ truyền. Võ sư Tấn Tương Lai, Chủ tịch Liên đoàn võ thuật tỉnh Quảng Ngãi, người từng làm tổ trưởng trọng tài quốc gia và có cơ hội cọ xát với nhiều môn phái, khẳng định: "Rất là độc đáo, bài võ cổ truyền nổi tiếng nào hô lên là võ sư Ngô Bông thuộc làu".
Các học trò của võ sư Ngô Bông có nhiều người thành danh. Ngô Ân, Ngô Lâm, Ngô Sĩ, Ngô Ngân, Nguyễn Văn Thiều, Ngô Dung... từng đoạt huy chương vàng, bạc tại các giải võ cổ truyền Quảng Ngãi hoặc giải vô địch toàn quốc. Võ sư Ngô Bông chọn và dạy học trò rất kỹ lưỡng do ông quan niệm ngoài việc dạy võ, người thầy phải dạy cho võ sinh cách sống ở đời. Võ sư Ngô Bông thường tìm hiểu và thử thách võ sinh một thời gian, nếu xét thấy siêng năng, cần cù, biết vâng lời, chung thủy, có tư cách, không tự ái, không bê tha tửu sắc thì mới nhận làm học trò chính thức. Với những đóng góp cho phong trào võ thuật, võ sư Ngô Bông được Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam mời làm cố vấn khi liên đoàn này mới thành lập. Năm 2004, lúc ông Ngô Bông đã ngoài 70 tuổi, tại Liên hoan võ thuật truyền thống thế giới tổ chức tại Hàn Quốc, trước 70 môn phái võ thuật nổi tiếng của nhiều nước, bài Hùng Kê quyền do chính lão võ sư thể hiện đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt. Với những đóng góp cho sự nghiệp võ cổ truyền của dân tộc, võ sư Ngô Bông đã được Ủy ban Thể dục thể thao tặng huy chương Vì sự nghiệp thể dục thể thao.
Ông Ngô Bông được giới võ thuật cả nước biết đến với tư cách là võ sư duy nhất phục dựng toàn bộ bài võ Hùng Kê quyền của Nguyễn Lữ, người em út của nhà Tây Sơn. Đây là thế võ dựa vào các miếng đánh của gà chọi và "nâng cấp" lên thành một trường phái trong võ cổ truyền. Miếng đánh "song túc tề phi" (hai chân cùng bay) này đã góp phần không nhỏ trong những lần chinh Nam dẹp Bắc của quân Tây Sơn, nhất là lần tiến quân ra Thăng Long vào mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789, đại phá 29 vạn quân Thanh.
Tuy nhiên, thế võ độc đáo ấy đã "sụp đổ" cùng nhà Tây Sơn và thất truyền suốt mấy trăm năm qua. Cho đến một ngày, cách đây gần 20 năm, võ sư Ngô Bông đã làm cho giới võ thuật cả nước kinh ngạc với "miếng đánh" của Hùng Kê quyền cùng bài thiệu đi kèm, nói về xuất xứ của nó. Đó là năm 1993, nhân Giải võ cổ truyền toàn quốc tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, ban tổ chức yêu cầu các võ sư biểu diễn bài quyền nào thì phải kèm theo "xuất xứ" của nó.
"Hùng Kê quyền" là do một trong ba anh em Tây Sơn, Nguyễn Lữ sáng tạo. Vốn người mảnh khảnh, yếu hơn các anh mình là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ. Tính Nguyễn Lữ hiền hòa, ưa thanh tịnh, thích giao du với các nhà sư Ấn Độ và Trung Quốc, thích học văn hơn học võ. Tuy nhiên, với tư cách một trong những võ tướng đầu lĩnh của Tây Sơn khởi nghĩa, ông cũng đã học thập bát ban võ nghệ và chuyên về môn Miên quyền, Nhu quyền.
Ông nhận thấy võ thuật Thiếu Lâm phần nhiều thiên về dương cương, có những điểm không phù hợp với thể chất người Việt Nam. Để học thông môn phái Thiếu Lâm phải mất hàng chục năm, trong khi yêu cầu cấp bách của nghĩa quân là tinh thông võ nghệ càng nhanh càng tốt. Nguyễn Lữ cũng say mê nghệ thuật chọi gà. Trong một dịp tết, ông quan sát đôi gà chọi, một con to lớn kềnh càng, dũng mãnh, mặt đỏ gay, các đòn nặng nề sát thủ và một con nhỏ bé mà linh hoạt. Nhưng con gà to lớn kia đã liên tục phải cúp đuôi bỏ chạy trước sức tấn công bền bỉ, liên tiếp, nhanh như chớp của con gà nhỏ.
Từ đó ông nghiệm ra nguyên lý của nước mà con gà nhỏ đã áp dụng theo bản năng miên viễn, bền bỉ, nhẹ nhàng nhưng dữ dội, có thể chọc phá bất cứ một sơ hở nhỏ nào. Ông đã sáng tạo ra bài "Hùng Kê quyền" vừa phù hợp với sở học của bản thân, vừa phù hợp với thể chất người Việt nói chung, vừa thích ứng với nhu cầu cấp thiết của nghĩa quân Tây Sơn giai đoạn đó. Đặc tính của nước được áp dụng trong bài bằng những yếu lĩnh, nhằm đến mục tiêu yếu có thể đánh mạnh, thấp có thể đánh cao, nhỏ có thể đánh lớn, ít có thể đánh nhiều, gần có thể đánh xa.
Như những động tác dũng mãnh của con gà chọi nhỏ bé mà nhanh nhạy trước đối thủ, bài Hùng Kê quyền sử dụng ngón tay trỏ để đâm (nhất dương chỉ) mô phỏng hình mỏ gà, và các ngón còn lại co vào như chiếc cựa gà. Thủ pháp độc đáo như vậy lại nhằm vào những mục tiêu hiểm của đối thủ, như các huyệt đạo, ngực, hầu... Bộ pháp của bài hết sức linh hoạt, thần tốc, xoay chuyển một cách biến ảo đã hỗ trợ cho việc thi triển thủ pháp một cách kiến hiệu, khiến đối thủ luôn phải hứng chịu những đòn thế có tính sát thương cực cao.
Hùng Kê quyền ra đời trên đất Bình Định, nhưng lại được một võ sư Quảng Ngãi "ủ lửa" hơn 200 năm sau mới có dịp trình làng. Và võ sư Ngô Bông đã trở thành "truyền nhân" của Hùng Kê quyền, được Liên đoàn Võ thuật VN công nhận. Ông đã mang Hùng Kê quyền đi khắp năm châu bốn bể. Đến đâu biểu diễn Hùng Kê quyền, giới võ thuật cũng hết lời khen ngợi và nể phục về thế võ độc nhất vô nhị này, lại được một võ sư đã vượt ngưỡng tám mươi gìn giữ trọn vẹn.
Sưu tầm
Ngón ngũ trảo của Ngô Bông
Võ sư Ngô Bông -
hiện ở huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi là truyền nhân của võ Tây Sơn.
Hự! Bằng một đòn thế dũng mãnh, lão võ sư già như một con hổ dũng mãnh
gầm lên và ra đòn ngũ trảo tàn khốc.
Uy lực ngũ trảo hổỞ cái tuổi 79 nhưng thân pháp của võ sư Ngô Bông vẫn mềm mại như rồng, mau lẹ như báo, mãnh liệt như hổ. Ánh mắt như xuyên thấu tâm can đối thủ, mười ngón tay quắp lại hình ngũ trảo tung ra, vuốt vào, xoáy tròn, bất thần đập ngược trở lại. Gân cốt trên bắp tay của lão võ sư như cuộn dây thừng bện chặt. Bất cứ vật gì rơi vào vòng xoắn của ngũ trảo thép đều bị bấu nát và bẻ gãy trong nháy mắt.
Bắt đầu theo nghiệp võ từ năm 11 tuổi. Suốt mấy chục năm tầm sư học đạo, khổ luyện những chiêu thức tinh hoa của võ nghệ, võ sư Ngô Bông đã thông thạo được nhiều tuyệt kỹ: đao, thương, kiếm, côn, quyền… Thời đó, võ sư Bảo Tuy Phong và Lâm Võ - hai người thầy lừng danh ở Quảng Ngãi đã đặt cho người học trò của mình biệt danh Lâm Hổ. Bởi võ sư Ngô Bông đã nhiều năm khổ luyện thành công các bài Hắc hổ, Mãnh hổ xuất sơn, Hắc hổ hạ sơn, Ngọa hổ phục lâm. Để có bộ trảo như móng vuốt của hổ, ông đã khổ công luyện thiết sa chưởng với cát, sỏi. Từ đó, mười ngón tay dường như có thể chọc thủng tường gạch, phá tan đá, gỗ; mỗi lần tung đòn, uy lực của ngũ trảo ào ạt như vũ bão.
Qua câu chuyện thì suốt mấy chục năm qua, đòn ngũ trảo đã theo ông phiêu bạt ra Bắc, vào Nam, qua Thái Lan…thi đấu không biết bao nhiêu trận và đều mang về chiến thắng vang dội.
Ngoài võ thuật, sở thích nuôi gà chọi có liên quan với niềm đam mê võ thuật của lão võ sư Ngô Bông - một trong những truyền nhân của bài võ Hùng kê quyền nổi tiếng của anh em nhà Tây Sơn tam kiệt ngoài hàng loạt bài: Nghiêm thương của Nguyễn Huệ, Thanh Long đại chiến, Hùng gia quyền, Mai hoa quyền…
Ngũ trảo như thép của lão võ sư Ngô Bông (trái). Truyền dạy võ thuật cho các thế hệ sau là tâm niệm lớn nhất của ông.
Dạy võ cho “trung đội mồ côi” Cha bị bắt đưa đi Côn Lôn khi ông vừa sinh ra được ba ngày. Người mẹ vào Nam tìm chồng cũng bặt tin và chết sau đó ít lâu. Ban ngày chăn trâu, ban đêm ông và bạn bè bí mật vào khu Gò Cháy để học võ của cậu Sáu - một người uyên thâm võ học của Tây Sơn. Thời đó, nếu lý trưởng, hương mục và ông trùm mà phát hiện học võ thì tất cả sẽ bị phạt bỏ vào nhà lao. Mỗi lần tập xong, ông mò về nhà và cố nuốt hai bát cơm nguội ụp chung.
Lớn lên trong cảnh côi cút và cùng cực, lão võ sư Ngô Bông dường như thấu hiểu cuộc đời như võ học: “Võ thì cả đời cũng không thể biết hết được; học võ cốt để giúp đời”. Tâm niệm điều này, thời trai trẻ ông đã mang võ học đi đánh giặc. Các địa danh Tu Bông, Dốc Mõ, Dốc Quýt, Xóm Cút đều lần lượt in dấu chân ông. Trở thành lính của Tiểu đoàn 365 đóng quân tại Phú Yên.
“Ai vật khỏe nhất sẽ được thưởng” - trong một lần nghe Tiểu đoàn trưởng Hà Duy Tùng tuyên bố, chàng trai cân nặng 58 kg đã xông ra đọ sức với người cận vệ của tiểu đoàn trưởng có sức khỏe như voi, nặng 72 kg. Lần lượt ba hiệp, ông tung đòn tảo địa cước, kết hợp với thế quật của Hùng kê quyền và ném chàng cận vệ khổng lồ này lăn kềnh ra đất. Từ đó, ông trở thành cận vệ số một suốt ba năm của tiểu đoàn trưởng. Sau đó, Trung đội mồ côi có 48 người được thành lập và ông chịu trách nhiệm huấn luyện võ thuật. Điều đặc biệt là tất cả những người trong đơn vị này đều có hoàn cảnh không cha mẹ. Dù vũ khí còn thiếu thốn, chỉ có độc khẩu Max76, tuy nhiên trung đội mồ côi đã làm điên đầu bọn giặc.
Nhiều trận đánh giáp lá cà, biệt danh lâm tướng của ông lại nổi như cồn bởi lúc cận chiến, nhiều tên giặc đã ngã gục dưới uy lực của ngũ trảo từ trong rừng bất thần xuất hiện. “Lúc bom rơi, đạn nổ, sức mạnh của ngũ trảo dường như khó có thể lường được” - ông cho biết. Với sức vóc như hổ, nhiều trận ông cõng đồng đội bị thương chạy băng băng thoát ra khỏi họng súng. Rồi trong một trận đánh, ông bị thương nặng và phải trở về quê để an dưỡng và tiếp tục ôn luyện nghiệp võ.
Nặng lòng với võ Tây Sơn
Ngoài võ thuật được học của nhiều sư phụ, kinh nghiệm ông thu nạp được nhờ nhiều trận tử chiến với những võ sĩ lừng danh thiên hạ. Ông từng qua Thái Lan nghênh chiến bốn lần thì bị thua một, huề một, thắng hai. “Gay go và ác liệt nhất là gặp võ sĩ Phi-nát, nó toàn chơi đòn phá ngựa, chỏ lật rất gian ác. Trận đầu bị nó đánh rớt ngay sau vài hiệp. Về luyện tập và tiếp tục qua giao đấu. Ròng rã sáu hiệp, hai bên bắt tay xin hòa” - ông kể lại những trận tử chiến của mình.
Lưỡng kê giao nạp thủy tranh hùng
Song túc tề phi trảo thượng xung
Trấn ải kim thương như bạch hổ
Phủ quan ngân kiếm tựa thanh long
Xuyên khung độc tiễn tăng ư trác
Hồi thủ đơn câu thủ tứ hung
Khiêu, tẩu, rượt, đâm thiên sở tứ
Nhu, cương, cường, nhược, tận kỳ trung…
Trong
hội nghị chuyên môn toàn quốc võ cổ truyền năm 1993, bài Hùng kê quyền
do ông biểu diễn đã được bình chọn vào danh sách các bài võ thống nhất
của võ cổ truyền Việt Nam. Ghi nhận sự đóng góp của ông, Ủy ban Thể dục
thể thao đã tặng võ sư Ngô Bông huy chương Vì sự nghiệp thể dục thể
thao.
|
Gia đình lão võ sư Ngô Bông có tám người con, Ngô Lâm Em và Ngô Sỹ là hai con trai nối nghiệp võ của cha. Ngoài ra, ông còn có hàng ngàn môn sinh được truyền thụ võ thuật. “Nghề võ không giàu nhưng cả đời tôi mong truyền thụ cho con cháu, sau này không mất đi những tinh hoa mà các thế hệ cha ông đã khổ luyện để giữ gìn non sông, bờ cõi” - hỏi về dự định trong tương lai, lão võ sư Ngô Bông chia sẻ tâm nguyện của mình trong những ngày cuối năm như vậy.
LÊ VĂN CHƯƠNG
Huyền thoại võ sư Việt khiến người Tây nhìn là sợ
Vóc người nhỏ bé nhưng lão võ sư tinh thông rất nhiều tuyệt kỹ và được ví như một 'mãnh hổ' của làng võ Việt.Võ sư Ngô Bông (còn có tên là Lâm Hổ hay Lâm Hổ Ngô Bông), sinh năm 1928 trong một gia đình nghèo ở huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.
Cha bị quân Pháp sát hại, mẹ mất sớm nên ông phải về nhà ngoại ở. Tại đó, ông được 2 cậu ruột dạy võ Tây Sơn.
Trong số những bài võ ấy có Hùng kê quyền, tuyệt kỹ do danh tướng Nguyễn Lữ thời Tây Sơn sáng tạo từ các thế đánh của gà chọi.
Hồi trẻ, võ sư Ngô Bông còn theo học võ Thiếu Lâm với 2 người thầy nổi tiếng ở Quảng Ngãi là Bảo Truy Phong (Gấu già) và Lâm Võ.
Cũng như nhiều võ sĩ lúc đương thời, Ngô Bông nhiều lần thượng đài thi đấu quyền Anh và võ tự do.
Võ sư Ngô Bông luyện võ
Mặc dù sở hữu vóc dáng nhỏ bé, gầy guộc nhưng với những tuyệt kỹ võ công,
ông đã từng thắng nhiều võ sĩ khét tiếng lúc bấy giờ như Đinh Hổ (võ sĩ
Campuchia), Đinh Đam (võ sĩ người Huế), Trực Hùng, Trực Ninh... và được
giới 'giang hồ' thời đó hết sức kính nể.Theo nhiều tài liệu có ghi lại, bắt đầu đến với võ thuật từ năm 11 tuổi cho đến suốt mấy chục năm tầm sư học đạo, khổ luyện những chiêu thức tinh hoa của võ nghệ, võ sư Ngô Bông thông thạo được nhiều loại vũ khí như: đao, thương, kiếm, côn...
Thời đó, 2 người thầy của Ngô Bông là võ sư Bảo Truy Phong và Lâm Võ đã đặt cho Ngô Bông biệt danh Lâm Hổ bởi ông đã nhiều năm khổ luyện thành công các bài Hắc hổ, Mãnh hổ xuất sơn, Hắc hổ hạ sơn, Ngọa hổ phục lâm...
Để có bộ trảo lợi hại như hổ, cố võ sư Ngô Bông đã trải qua nhiều năm khổ công luyện Thiết sa chưởng với cát và sỏi. Tương truyền, những đòn trảo của ông có uy lực khủng khiếp tới nỗi có thể chọc thủng tường gạch, phá tan đá, gỗ.
Một danh sư trong làng võ khẳng định về Ngô Bông rằng: 'Ngoài bài Hùng Kê quyền, lão võ sư này còn nhiều bài quyền mà làng võ Việt Nam sắp thất truyền.
Điều đặc biệt độc đáo ở chỗ, bài võ cổ truyền nổi tiếng nào hô lên là võ sư Ngô Bông cũng thuộc làu'.
Võ sư Ngô Bông còn khiến giới làng võ khâm phục bởi ở thời điểm ông sắp bước vào độ tuổi bát tuần, ông vẫn sở hữu thân pháp mềm mại như rồng, mau lẹ như báo, mãnh liệt như hổ, mỗi lần tung đòn, uy lực của ngũ trảo vẫn ào ạt như vũ bão.
Lão võ sư Ngô Bông tại Liên hoan võ thuật truyền thống thế giới tổ chức tại Chungju (Hàn Quốc) năm 2004
Hùng kê quyền uy chấn giang hồCố võ sư Ngô Bông được giới 'võ lâm' Việt Nam công nhận là võ sư duy nhất phục dựng toàn bộ bài võ Hùng kê quyền của Nguyễn Lữ. Đây là thế võ dựa vào các miếng đánh của gà chọi và nó đặc sắc tới mức đã trở thành một trường phái trong võ cổ truyền Việt Nam.
Miếng đánh 'song túc tề phi' (2 chân cùng bay) này đã thất truyền nếu không được sự lĩnh hội và truyền dạy của võ sư Ngô Bông.
Mấy trăm năm kể từ sau khi nhà Tây Sơn suy tàn, tưởng chừng không một ai có thể tái hiện tuyệt kỹ Hùng kê quyền, cho đến khoảng hơn 20 năm về trước.
Đó là năm 1993, nhân giải võ cổ truyền toàn quốc tổ chức tại TP HCM, Ngô Bông đã làm cho giới võ thuật cả nước kinh ngạc với tuyệt kỹ của Hùng kê quyền cùng bài thiệu đi kèm, nói về xuất xứ của nó.
Đến năm 2004, tại Liên hoan võ thuật truyền thống thế giới tổ chức tại Hàn Quốc, trước 70 môn phái võ thuật nổi tiếng của nhiều nước, một lần nữa lão võ sư Ngô Bông trình diễn tuyệt kỹ Hùng kê quyền với sự trầm trồ và tán dương của cực kỳ đông đảo giới võ thuật.
Võ sư cùng một đệ tử
Hùng kê quyền sở dĩ được mọi người ca ngợi là vì sức mạnh tiền ẩn bên
trong của nó. Vào thời Tây Sơn, Nguyễn Lữ chính là một trong các nhân
vật chủ chốt. Ông học thập bát ban võ nghệ và chuyên về môn Miên quyền,
Nhu quyền.Nguyễn Lữ nhận thấy võ công Thiếu Lâm phần nhiều thiên về cương, có những điểm không phù hợp với thể chất người Việt Nam.
Để học thông môn phái Thiếu Lâm phải mất hàng chục năm, trong khi yêu cầu cấp bách của nghĩa quân là tinh thông võ nghệ càng nhanh càng tốt.
Nguyễn Lữ cũng rất say mê món chọi gà. Trong một dịp tết, ông quan sát đôi gà chọi, một con to lớn kềnh càng, dũng mãnh, các đòn nặng nề sát thủ đấu với một con nhỏ bé mà linh hoạt.
Ông đã rất bất ngờ khi con gà to lớn kia đã liên tục phải cúp đuôi bỏ chạy trước sức tấn công bền bỉ, nhanh như chớp của con gà nhỏ. Từ đó Nguyễn Lữ nghiệm ra rằng, dù nhỏ bé nhưng bền bỉ, dữ dội, nhanh nhẹn thì vẫn có thể hạ gục bất cứ đối thủ nào.
Từ đó, ông đã sáng tạo ra bài Hùng kê quyền vừa phù hợp với sở học của bản thân, vừa phù hợp với thể chất người Việt nói chung, vừa thích ứng với nhu cầu cấp thiết của nghĩa quân Tây Sơn giai đoạn đó.
Đặc tính của Hùng kê quyền là lấy sở đoản biến thành sở trường, yếu có thể đánh mạnh, thấp có thể đánh cao, nhỏ có thể đánh lớn, ít có thể đánh nhiều, gần có thể đánh xa...
Mặc dù tưởng chừng đơn giản nhưng để lĩnh hội hết được những tinh hoa của Hùng kê quyền là cả một vấn đề rất lớn, đòi hỏi võ sĩ phải có trình độ nội công thâm hậu cũng như thân pháp rất linh hoạt.
Ngũ trảo như thép của võ sư Ngô Bông
Hùng Kê quyền sử dụng ngón tay trỏ để đâm (nhất dương chỉ) mô phỏng
hình mỏ gà và các ngón còn lại co vào như chiếc cựa gà. Hùng kê quyền
hướng tới những điểm tấn công vào những mục tiêu hiểm của đối thủ, như
các huyệt đạo, ngực, hầu...Bộ pháp của bài hết sức linh hoạt, thần tốc, xoay chuyển một cách biến ảo đã hỗ trợ cho việc thi triển thủ pháp một cách rất hiệu quả, khiến đối thủ luôn phải hứng chịu những đòn thế có tính sát thương cực cao.
Trải qua quãng thời gian quá dài tưởng chừng đã bị thất truyền, Hùng kê quyền lại được tái hiện bởi Ngô Bông.
Giặc cũng phải 'ngán'!
Thời trai trẻ, Ngô Bông cũng đã mang võ học đi đánh giặc. Rất nhiều địa danh ở khu vực miền Trung đều lần lượt in dấu chân ông. Ông cũng trở thành lính của Tiểu đoàn 365 đóng quân tại Phú Yên.
Tại tiểu đoàn này, trong một lần nghe Tiểu đoàn trưởng Hà Duy Tùng tuyên bố: 'Ai vật khỏe nhất sẽ được thưởng'. Ngô Bông với thân hình nhỏ bé đã xông ra đọ sức với người cận vệ của tiểu đoàn trưởng có sức khỏe như voi, to lớn hơn ông rất nhiều.
Lần lượt 3 hiệp, ông tung đòn tảo địa cước, kết hợp với thế quật của Hùng kê quyền và ném chàng cận vệ to lớn này lăn kềnh ra đất. Từ đó, ông trở thành cận vệ suốt 3 năm của tiểu đoàn trưởng và chịu trách nhiệm huấn luyện võ thuật.
Võ sư Ngô Bông luyện mắt
Đối đầu với giặc Pháp trong nhiều trận đánh giáp lá cà, tên tuổi của
Ngô Bông lại nổi như cồn. Nhiều tên giặc chưa kịp nổ súng thì đã gục ngã
trước ngũ trảo rồi.'Lúc bom rơi, đạn nổ, sức mạnh của ngũ trảo dường như khó có thể lường được' - ông cho biết.
Với sức vóc như hổ, nhiều trận ông cõng đồng đội bị thương chạy băng băng thoát ra khỏi họng súng. Rồi trong 1 trận đánh, ông bị thương nặng và phải trở về quê để an dưỡng.
Gắn bó nghiệp võ cả đời, cố võ sư Ngô Bông luôn tâm niệm: 'Võ thì cả đời cũng không thể biết hết được, học võ cốt để giúp đời'.
Các học trò của võ sư Ngô Bông có nhiều người thành danh. Ngô Ân, Ngô Lâm, Ngô Sĩ, Ngô Ngân, Nguyễn Văn Thiều, Ngô Dung... từng đoạt rất nhiều HCV tại các giải võ cổ truyền Quảng Ngãi và giải vô địch toàn quốc.
Võ sư Ngô Bông chọn và dạy học trò rất kỹ lưỡng do ông quan niệm ngoài việc dạy võ, người thầy phải dạy cho võ sinh cách sống ở đời.
Thông thường, ông hay tìm hiểu và thử thách võ sinh một thời gian, nếu xét thấy siêng năng, cần cù, biết vâng lời, chung thủy, có tư cách, không tự ái, không bê tha tửu sắc thì mới nhận làm học trò chính thức.
Với những đóng góp to lớn cho kho tàng võ cổ truyền, võ sư Ngô Bông đã được Ủy ban TDTT tặng huy chương Vì sự nghiệp TDTT. Ông mất năm 2011, hưởng thọ 83 tuổi.
Theo Thiên Hà/Soha.vn/Ttvn.vn
Làng võ cổ truyền khuyết đi lão võ sư Lâm Hổ Ngô Bông
21:35 26/10/2011
Chỉ sau một cú nhồi máu cơ tim và thêm dăm ngày nằm viện, lão
võ sư Lâm Hổ Ngô Bông, truyền nhân bài Hùng Kê Quyền của Đông Định
Vương Nguyễn Lữ, đã ra đi, bỏ lại xứ võ núi Ấn sông Trà vốn đầy ắp
những huyền thoại sự trống vắng, bởi cái bóng của cụ Ngô Bông ở xứ võ
này nó rợp, nó đầy đặn làm sao.
Cố võ sư Ngô Bông. |
Người thầy tốt đến độ học trò vẫn cứ than thầm trong lòng mà không hề dám tỏ chút bất kính là "sinh nhầm thế kỷ" bởi đằng đẵng hàng chục năm trời cứ nuôi không một lô một lốc học trò trong thời buổi gạo châu củi quế đận bao cấp, thậm chí cho đến cả khi kinh tế thị trường rầm rập gõ cửa từng gia đình thì cái nếp hào sảng ấy vẫn không hề thay đổi.
Tôi vẫn nhớ như in những bữa cơm trong gia đình lão võ sư Ngô Bông hồi đầu năm 2005 khi kẻ ngoại đạo là tôi tá túc ở nhà thầy non tháng trời. Một bát mắm mực để ở giữa mâm, một đĩa rau luộc, một bát nước canh. Cái công thức ẩm thực ấy gần như không thay đổi. Và cụ ông, cụ bà ngày nào cũng như ngày nào đều để dành phần cơm cho một vị khách trời ơi đất hỡi như tôi, người hồi năm 2003 lẫn hồi 2005 bước vào nhà cụ xin ở nhờ chỉ với đúng một câu giới thiệu: Con là bạn của một người đệ tử cũ của thầy! Không một câu căn vặn, không một lời dò xét, cánh cửa ngôi nhà cũ kỹ chẳng chút tiện nghi trên khu Gò Sa, xã Nghĩa Hành ấy luôn mở rộng.
Cái nghĩa cử cao đẹp ấy, cái tấm chân tình hiếm hoi ấy đã khiến cho tờ An ninh thế giới Cuối tháng hồi đó hồ hởi vỡ vạc ra những là tượng đài võ thuật xứ Quảng Ngãi như "Gấu già" Bảo Truy Phong Chín Sửu, Lâm Hổ Ngô Bông; những dòng họ can đảm dũng mãnh….
Trời Quảng Ngãi sụt sùi trong cơn bão số 5 nhưng những đệ tử của võ sư Ngô Bông từ khắp mọi miền đã đổ về quần tụ trước linh cữu thầy. Tấm biển “Võ đường Ngô Bông” bình thường được khiêm tốn để phía trong nhà, nay được trang trọng lau cho sáng bóng lên, đường bệ rực lên trong ánh nến. Những đệ tử đã thành danh của Ngô phái đã ba đêm nay túc trực bên linh cữu sư phụ: "gà nòi" Ngô Ân, người đã đi vào tâm khảm người yêu võ Quảng Ngãi với trận đánh kinh điển năm 1983 với "hùm xám miền Trung" Tấn Nhất Di, trận đánh mà người hâm mộ đông đến mức đẩy đổ cả tường rào sân vận động để tràn vào; Ngô Khẩn, người thuở nào từng 5 năm liền không có đối thủ về võ tự do hạng cân 54kg…
Trong số những đệ tử ấy, có cả những người đã thay đổi cả cuộc đời chính từ sự nhân ái của thầy Ngô Bông, chứ không phải từ những đòn đánh bí truyền. Tôi biết người đệ tử không đêm nào không nằm ngủ bên linh cữu sư phụ ấy là tổng giám đốc của một công ty xây dựng lớn ở Thanh Hóa. Mười mấy tuổi, anh phải tha hương. Võ đường kiêm đại gia đình trên đỉnh Gò Sa ấy đã cưu mang anh, cho anh một chốn nương thân và những bài học về võ thuật và võ đạo. Kể từ khi thầy Ngô Bông trở bệnh cho đến khi ra đi, người học trò ấy chưa hề một phút trễ nải.
Có lẽ cái nề nếp, cái phái phong ấy bắt nguồn từ chính cách hành xử của lão võ sư Ngô Bông đối với những người thầy của mình. Đận năm 2003, khi đã 76 tuổi, thế mà khi nghe tôi nhờ đưa đến thăm cụ Chín Sửu, ông Ngô Bông ngay lập tức vào nhà thay quần áo, đích thân dùng xe máy đưa tôi đến nhà thầy. Xem ra cái việc ông thênh thang truyền hẳn cho một gã ngoại đạo như tôi nguyên bài võ quạt còn dễ dàng hơn việc chấp nhận một ai đó thay ông đưa người khác đến thăm thầy. Và tôi đã được chứng kiến đầy đủ sự cung kính, ngập ngừng pha lẫn lúng túng của người học trò trước thầy giáo, dù một người đã 76 tuổi và người kia đã 93.
Một người dáng mảnh khảnh luôn khiêm tốn ngồi từ đằng xa nhưng tôi biết hiếm khi vắng mặt kể từ khi lão võ sư lâm bệnh chính là đạo diễn Nhật Thảo của bộ phim "Đời võ", một bộ phim tài liệu khá kỳ công về gốc tích những bài võ thành danh của võ sư Ngô Bông cũng như các phả hệ lẫn tư liệu liên quan để đưa ông về với gốc tích nhà Tây Sơn. Thú thực tôi khá có thành kiến với kiểu làm phim tư liệu của mình, khá áp đặt và suy diễn, nhưng đã ngạc nhiên về cách làm phim có tư duy phản biện, luôn đặt câu hỏi và tìm cách trả lời câu hỏi một cách khả dĩ nhất này. Hóa ra vị đạo diễn trẻ ấy cũng là con nhà tông, vốn là con trai của nhà thơ Thanh Thảo.
Nhật Thảo tâm sự anh đã "lên đồng" trong quá trình làm phim, không phải sự lên đồng vì kiếm tìm được một tài năng đích thực hay những chi tiết chưa từng được khám phá, mà là vì nhân cách và sự quên mình vì võ học của cụ Ngô Bông. Càng tiếp xúc với nhiều nhân chứng, anh càng hứng khởi trước sự giàu có về nhân cách của một võ sư gia cảnh luôn không hề dư giả. Nhận định này khiến tôi nhớ tới ông Trương Quang Trung, nguyên Tổng thư ký Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam, người mà hễ cứ nhắc tới cụ Ngô Bông đều rưng rung nước mắt vì cảm động.
Kể ra cũng là lạ với cái tấm chân tình nồng ấm của một vị quan chức đối với một vị võ sư, cái thứ mà chúng tôi trong quá trình làm nghề vốn dĩ lại chứng kiến khá nhiều sự lành lạnh nhàn nhạt hờ hững. Trong cuộc trò chuyện thẳng thắn với ông Trung trong đận ông đưa lão võ sư Ngô Bông sang Hàn Quốc biểu diễn võ thuật, tôi đã hỏi ông Trung cơn cớ gì ông lại quý mến ông Ngô Bông đến vậy. Hóa ra nguồn cơn lại đến từ quãng thời gian ông Trung căng mình ra làm một công việc hồi đó bị cho rằng là "đội đá vá trời": thống nhất các bài võ cổ truyền của Việt Nam.
Trong cơ man nào là các cuộc tiếp xúc, trong bộn bề những là hóa giải quyền lợi của các võ đường, quyền lợi của các địa phương vùng miền, trong đau đầu chiến thắng và dẹp bỏ cái tôi cố hữu của quan niệm "võ vô đệ nhị" để tìm đến một tiếng nói chung cho nền võ thuật Việt Nam, ông Trung đã bị chinh phục bởi một lão võ sư đến từ một miền quê. Ngày qua ngày, sự hy sinh không đong đếm, sự xả thân không mảy may đòi hỏi, sự hòa đồng với tất thảy mọi người, sự cầu thị và sẵn sàng sẻ chia các bí quyết bản thân của lão võ sư Ngô Bông… đã khiến ông Trung cảm mà phục, kính mà yêu, nể mà trọng.
Trong cái ngạch quan chức nặng tình với lão võ sư Ngô Bông còn phải kể đến một nhân vật nữa là ông Nguyễn Ninh, hiện là Giám đốc Trung tâm Thể dục Thể thao tỉnh Quảng Ngãi. Ông Ninh cũng một thời lừng danh trên các võ đài quyền Anh Việt Nam bằng võ danh Phi Hùng. Tuy không là học trò của võ sư Ngô Bông, nhưng ông Ninh lại coi ông Bông như bậc đàn anh trong nghề, qua đàm đạo chuyện nghề, truyền nghề cho nhau mà nể phục và tôn trọng.
Tôi tình cờ biết được hóa từ trước đến giờ chuyện lớn nhỏ gì của gia đình võ sư Ngô Bông đều do một tay ông Ninh âm thầm quán xuyến, giúp đỡ. Âu cũng là sự bù đắp hoàn khuyết khi có bao nhiêu thời gian lão võ sư Ngô Bông đều dành cho học trò, cho việc tập hợp các bài võ, bài giới thiệu để đóng góp cho nền võ thuật Việt Nam. Nếu không có người vợ tần tảo, nếu không có những vị huynh đệ chí tình như ông Nguyễn Ninh lo lắng định hướng công việc cho đám con cháu, đệ tử trong nhà, liệu lão võ sư Ngô Bông có thể toàn tâm toàn ý mà cống hiến cho nền võ thuật Việt Nam?
Những người dân Gò Công và khắp nơi ở Quảng Ngãi vẫn đang đội mưa đến viếng "ông thầy Bông", cái tên quen thuộc mà họ đặt cho ông Bông. Dù không một ngày học võ nhưng rất nhiều người trong số họ đã khỏe mạnh trở lại, hoặc phục hồi sau chấn thương, hoặc thậm chí thoát chết… từ những bài thuốc của võ sư Ngô Bông.
Y đức của ông lan tỏa đến độ những câu chuyện chữa bệnh hiểm nghèo của ông đã trở thành câu chuyện thường nhật của người dân Gò Sa. Những ánh mắt ấm áp, những ấm trà và bánh ngọt miễn phí đem ra đãi khách của các hàng quán, những lời mời nếu không có chỗ ngủ thì cứ ở nhà tôi đây của người dân Gò Sa chỉ vì một lý do… là người ở xa đến viếng "ông thầy Bông" có lẽ là sự vinh danh tốt đẹp nhất đối với một tư cách lớn, một võ sư lớn: Ngô Bông!
Minh Trí
Nhận xét
Đăng nhận xét