Vào giữa thế kỷ trước, người ta phát hiện ra một cấu trúc địa chất kỳ lạ, có niên đại cách đây hàng triệu năm, với nhiều vòng tròn lồng vào nhau trông giống như một con mắt khổng lồ nổi lên giữa sa mạc Sahara ở phía Tây nước Mauritania, gần khu vực Ouadane. “Con mắt” này được coi là một kiệt tác của thiên nhiên và sự hình thành nó cho đến nay vẫn là một bí ẩn đối với nhân loại.
Kalb ar-Rishat,
còn được gọi là “Con mắt Sahara” hay “Con mắt xanh châu Phi”, là một
kết cấu địa chất hình tròn, có đường kính 45km nằm trên phần sa mạc
thuộc nước Mauritania.
Vị trí “Con mắt Sahara” trên bản đồ Châu Phi
Theo các
nhà khoa học thì con người không hề biết đến sự tồn tại của cấu trúc
hình con mắt này do vẻ đồ sộ và bí ẩn của nó rất khó nhận ra từ mặt đất.
Kỳ quan này chỉ được biết đến khi con người thực hiện các chuyến bay
vào vũ trụ. Hiện tại, nó là một trong những đối tượng được họ chụp ảnh
nhiều nhất, bởi nhìn từ vũ trụ thì nó rất đẹp. Gần đây, Chris Hadfield,
nhà du hành vũ trụ người Canada đã chụp ảnh “mắt Sahara” từ trên trạm vũ trụ quốc tế ISS. Bức ảnh của ông đã gây ra một “cơn sốt” thật sự trên thế giới.
“Con mắt xanh châu Phi” nhìn từ không gian
“Con mắt
Sahara” là kết quả của sự xói mòn đất từ cuối thời kỳ Nguyên sinh cho
đến giữa thời kỳ Sa thạch Ordovicia. Các khối đá trầm tích tạo nên một
lớp vỏ bên ngoài. Phía trong, sự xói mòn thể hiện mạnh hơn ở các lớp đá
Quartzite, tạo nên các sườn tròn dễ vỡ. Tại vị trí trung tâm, “Con mắt
của Sahara” được bao phủ bởi một lớp đá vụn với tổng bán kính lên đến
3km.
“Con mắt Sahara” nhìn từ không gian.
Rất
nhiều giả thiết được ra đề sự hình thành của cấu trúc tuyệt đẹp này, tuy
nhiên cho đến nay, chưa có một câu trả lời chính xác nào về sự xuất
hiện của cấu trúc Con mắt Sahara.
Một số
nhà khoa học suy đoán, Richat là nguyên nhân của những trầm tích núi lửa
phun trào hay một vụ va chạm thiên thạch từ hàng triệu năm trước. Số
khác lại cho rằng đây chính là tàn tích của lục địa Atlantics bí ẩn đã
biến mất từ nhiều năm. Trong tác phẩm “Timaeus” của
Plato, lục địa Atlantis là hòn đảo lớn, lớn hơn cả Libya và châu Á ngày
nay cộng lại. Quốc gia huyền thoại này thống trị các xứ sở xung quanh
và tiếp tục đánh chiếm các nơi khác. Tuy nhiên cuộc xâm lăng đã bị các
chiến binh Athen dũng cảm chặn lại. Lục địa Atlantis huyền thoại bị sụp
đổ một cách bất ngờ. Những cơn động đất và những trận đại hồng thủy đã
nhấn chìm hòn đảo xuống biển. Sự kiện này được cho là xảy ra vào thế kỷ
IX trước Công nguyên.
Giả
thuyết về nguồn gốc Con mắt của sa mạc Sahara được đông đảo các nhà khoa
học chấp nhận do hai nhà địa chất học người Canada đề xuất vào cuối năm
2014 trên tạp chí Journal of African Earth Sciences. Theo đó, Guillaume
Matton và Michel Jébrak ở khoa Khoa học Trái Đất và Khí quyển thuộc Đại
học Quebec, Montreal, cho rằng sự hình thành của cấu trúc con mắt bắt
đầu cách đây hơn 100 triệu năm. Ở thời điểm đó, siêu lục địa Pangaea
tách rời do kiến tạo mảng, khiến các khu vực nay là châu Phi và Nam Mỹ
di chuyển ra xa nhau.
Đá nóng
chảy dâng lên bề mặt nhưng không lan rộng mà hình thành một mái vòm bao
gồm nhiều lớp đá, giống như một chiếc mụn lớn. Quá trình này cũng tạo ra
những đường đứt gãy bao quanh và chạy dọc con mắt. Đá nóng chảy đồng
thời hòa tan đá vôi ở gần giữa con mắt, khiến đá vôi đổ sụp và cho ra
đời loại đá đặc biệt tên là breccia.
Một thời
gian ngắn sau đó, con mắt phun trào dữ dội, làm sụp một phần mái vòm.
Tác động bào mòn góp phần hoàn thiện cấu trúc và dẫn đến dáng vẻ ngày
nay của con mắt. Những vòng tròn tạo thành từ nhiều loại đá khác nhau
xói mòn với tốc độ khác nhau. Vòng tròn nhạt màu hơn ở gần giữa con mắt
là đá núi lửa sinh ra từ vụ phun trào.
Các nhà
khoa học và các phi hành gia rất thích cấu trúc hình con mắt bởi phần
lớn sa mạc Sahara là biển cát mênh mông. Con mắt Sahara là một trong số
ít những mô hình địa chất có những đặc trưng quan trọng giúp họ nhận
biết về địa hình Trái Đất.
Hà Thu tổng hợp
Google map: Các kiến trúc bí ẩn trên sa mạc Ai Cập – căn cứ UFO?
(Ảnh chụp màn hình/YouTube)Theo tờ Daily Mail, các tay săn tìm UFO đã phát hiện được các
kiến trúc bí ẩn trên sa mạc Ai Cập nhờ Google Maps (hoặc Google Earth),
nằm cách thủ đô Cairo 50 km về hướng đông. Một số người đã móc nối các
công trình này với căn cứ UFO, khi cho rằng đây có thể là một trạm phóng
tên lửa. (Ảnh: Google Maps)
Một nhóm các nhà nghiên cứu UFO tên là
Secureteam10 đã miêu tả nó như một nguồn ghi nhận ‘các video chứng kiến
UFO’ cũng như ‘kế hoạch của chính phủ nhằm che dấu các hoạt động của
người ngoài hành tinh diễn ra trên và ngoài Trái Đất’.
Trên thực tế, kiến trúc này đã được nhà nghiên cứu UFO người Ý Matteo Ianneo phát hiện từ tháng 10/2015. Trong video phân tích của mình trên Youtube, anh cho biết tọa độ của nó như được hiển thị trên Google Maps là 30 ° 1’13.25 “N 31 ° 43’14.51” E (30.020347 N, 31.720697 E – độc giả cần đánh mã tọa độ dưới dạng số thập phân thay vì dạng số, góc, phút), nằm cách thủ đô Cairo 47 km.
Có hai kiến trúc: một kiến trúc hình chữ V, bao xung quanh bởi 6 vòng tròn, và một kiến trúc thẳng cách đó không xa.
Kiến trúc hình chữ V, bao xung quanh bởi 6 vòng tròn. (Ảnh: Google Maps)Một kiến trúc khác cách đó không xa, với chiều dài 180 m, rộng 10 m. (Ảnh: Google Maps)
Kiến
trúc hình chữ V có tổng cộng 4 cửa, chia đều cho 2 bên trái phải, dường
như dẫn vào sảnh lớn của tòa nhà. Kiến trúc khác, với dạng thức một tòa
nhà dài, có chiều dài 180 m, rộng 10 m.
kiến trúc hình chữ V có tổng cộng 4 cửa, trái phải mỗi bên 2 cái, dường như dẫn vào sảnh lớn của tòa nhà. (Ảnh: Google Maps)(Ảnh: Google Maps)
Anh cho
rằng trên thực tế công trình này được xây chìm vào lòng đất, nhưng gió
đã thổi bay lớp cát bề mặt, hé lộ phần chóp đỉnh. Đây có thể là một trạm
phóng tên lửa hay căn cứ vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, các công trình này không phải là duy nhất. Ở khu vực lân cận cũng có rất nhiều kiến trúc tương tự.
Một kiến trúc tương tự tại tọa độ 30.046083 N, 31.855194 E (30 ° 02’45.9 “N 31 ° 51’18.7” E). (Ảnh chụp màn hình Google Maps)
Một kiến trúc tương tự khác tại tọa độ 30.125917 N, 31.84325 E (30 ° 07’33.3 “N 31 ° 50’35.7” E). (Ảnh chụp màn hình Google Maps)
Một kiến trúc tương tự khác nữa tại tọa độ 30.100167 N, 31.544694 E (30 ° 06’00.6 “N 31 ° 32’40.9” E). (Ảnh chụp màn hình Google Maps)
Thêm một kiến trúc tương tự nữa tại tọa độ 30.087694 N, 31.784167 E (30 ° 05’15.7 “N 31 ° 47’03.0” E). (Ảnh chụp màn hình Google Maps)
Video phân tích các kiến trúc kỳ lạ trên sa mạc Ai Cập ở nhóm nghiên cứu UFO SecureTeam10:
Trong
chuyên mục Khoa học huyền bí, Đại Kỷ Nguyên khám phá các nghiên cứu và
các sự kiện có liên quan tới các hiện tượng và giả thuyết đang thách đố
hiểu biết của chúng ta hiện nay. Chúng tôi sẽ đào sâu vào những ý tưỏng
có thể kích thích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng mới. Hãy chia
sẻ với chúng tôi suy nghĩ của bạn về những chủ đề có thể gây nhiều tranh
cãi trong phần bình luận bên dưới.
Nếu tìm kiếm cẩn thận trên
Google Maps, chúng ta sẽ phát hiện ra nhiều hình thù kỳ lạ ở Nevada, Hoa
Kỳ (tọa độ: 37,401573, -116,867808) (Ảnh chụp màn hình Google Maps)
Thông qua ứng dụng của bản đồ
Google Maps và những bức ảnh vệ tinh chụp bởi các máy bay trên không
cùng hệ thống thông tin địa lý, chúng ta đã có rất nhiều thuận lợi để có
thể xem được những hình ảnh thú vị ở rất nhiều nơi trên thế giới.
Dưới đây là một số hình ảnh kỳ lạ được phát hiện thông qua dịch vụ của Google Maps:
1. Một hình hồng tâm rất lớn ở Nevada, Hoa Kỳ (Tọa độ: 37.563936, -116.85123)
Chỉ cần
nhập tọa độ 37.563936, -116,85123 vào trong công cụ tìm kiếm Google
Maps, sau đó chọn chức năng bản đồ và phóng to bản đồ, bạn sẽ tìm thấy
một hình hồng tâm cực lớn ở Nevada.
(Ảnh chụp màn hình web Google Maps)
2. Mô hình bí ẩn ở Nevada, Hoa Kỳ (Tọa độ: 37.629562, -116.849556)
(Ảnh chụp màn hình web Google Maps)
3. Tam giác khổng lồ ở Arizona (Tọa độ: 33,747252, -112,633853)
(Ảnh chụp màn hình web Google Maps)
4. Xoắn ốc bí ẩn ở Ai Cập (Tọa độ: 27 ° 22’50 .10 “N, 33 ° 37’54 .62” E)
(Ảnh chụp màn hình web Google Maps)
5. Rừng rậm hình cây đàn Guitar ở Argentina (Tọa độ: -33,867886, -63,987)
Rừng này gồm 7 ngàn cây, do một người nông dân trồng để tưởng nhớ người vợ yêu quý của mình.
(Ảnh chụp màn hình web Google Maps)
6. Hồ hình trái tim ở Ohio (tọa độ: 41,303921, -81,901693)
Bruce Munro là một nghệ sĩ nổi
tiếng người Anh được biết đến với những dự án cánh đồng ánh sáng rộng
lớn trên khắp thế giới. Dự án gần đây nhất của ông toạ lạc tại vùng hẻo
lánh mênh mông gần Uluru – ngọn núi linh thiêng gắn liền với những câu
chuyện huyền thoại của nước Úc.
Dự án sử dụng hơn 50.000 bóng đèn có
hình dáng như những cành cây gắn khối tròn bằng kính mờ và phủ khắp trên
diện tích tương đương bốn sân bóng đá.
Tác phẩm của Munro được lấy cảm hứng từ
niềm đam mê chia sẻ tri thức nhân loại, và ý tưởng này đã đến trong một
chuyến du lịch qua Sa mạc Đỏ để tới ngọn núi Uluru vào năm 1992. Trong
chuyến đi này, ông đã cảm thấy có một sự kết nối giữa năng lượng, nhiệt
lượng và ánh sáng của sa mạc, và ông đã đăng lên trang web của mình:
“Cánh đồng Ánh sáng là hiện thân của tri thức đó”.
Dưới đây là các tác phẩm của ông tại Úc và các nơi khác trên thế giới:
MIỀN TÂY HOANG DẠI Ước gì một lần về thuở ấy miến Tây Sống lầy lội những tháng ngày hoang dại Súng cặp kè hông, nhong nhong lưng ngựa Phóng khoáng thảo nguyên, đạn nổ ì đùng Ta sẽ về, rủ em gái theo cùng Đem tình yêu vào vòng đấu súng Và ngã xuống trong một lần anh dũng Để mai này định nghĩa lại...thằng khùng! Đã khùng rồi thì xá chi anh hùng Của một thời tìm vàng sôi động Người người xô bồ tìm giàu sang cuộc sống Để lại điêu tàn, bắn giết mênh mông! Ta ước thế nghe có rùng rợn không? Trần Hạnh Thu NHẠC HUYỀN THOẠI CAO BỒI VIỄN TÂY
(ĐC sưu tầm trên NET) Bản tin 113 online cập nhật ngày 2/5: Truy tố 254 bị can bị trong đại án sai phạm lĩnh vực đăng kiểm 🔴 TRỰC TIẾP: Thời sự quốc tế 3/5 | Nga tuyên bố khai hỏa Iskander, hủy diệt hai pháo HIMARS Ukraine Tin tức thời sự mới nhất hôm nay | Bản tin sáng ngày 5-3-2024 MỘT CÕI ĐI VỀ (Sáng Tác: Trịnh Công Sơn) - KHÁNH LY OFFICIAL Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ 9 giờ trước Khoảnh khắc tên lửa Nga công kích pháo HIMARS Ukraine 12 giờ trước Mong muốn Campuchia chia sẻ thông tin về Dự án kênh đào Funan Techo 10 giờ trước Gần 50 người chết trong vụ sập đường cao tốc ở Trung Quốc 10 giờ trước Lý do xuất khẩu của Trung Quốc sang Nga bất ngờ sụt giảm 8 giờ trước Ukraine nói Nga sản xuất tên lửa Zircon 'nhanh bất thường' 6 giờ trước Hàng chục nghìn người Gruzia tiến hành biểu tình lớn nhất từ trước tới nay 16 giờ trước Video 'rừng người' xem phương tiện chiến đấu bị Nga tịch thu ở chiến trường Ukraine 16 giờ trước U23 In...
I Only Want to Be with You - Dusty Springfield (Cover by Emily Linge) VẪN THẾ MÀ! Anh vẫn thế, trước sau vẫn thế mà Nhìn anh này, đừng nhìn phía trời xa Vẫn ngày ngày ra ngóng chờ trước của Đợi Nàng Thơ về tác hợp thi ca Tâm hồn anh có cửa đâu mà khóa Mà phải cùng em mở cánh cửa tâm hồn Anh tìm mãi nào thấy đâu ô cửa Toang hoác tứ bề, thông thống càn khôn* Còn trái tim anh vẫn êm đềm, yên ả Vẫn yêu quê hương, tổ quốc, con người Miền nhiệt đới khi thấy tim băng giá Chắc chắn là anh đã ngoẻo tự lâu rồi! Trần Hạnh Thu CT: * Trời đất
Nhận xét
Đăng nhận xét