Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2016

KÝ ỨC CHÓI LỌI 13

(ĐC sưu tầm trên NET)

Lời Nguyền Của D'Argenlieu
Nguyễn Thái An
27-Jun-2016
(*) Khi De Gaulles tuyên bố tái chiếm VN, và sau đó d'Argenlieu tuyên bố sẽ dẹp Việt Minh trong 10 tuần lễ thì người VN theo rõi thời cuộc lúc đó nghĩ rằng số phận của Việt Minh rất đen tối..
Dần dần những lời tuyên bố "VM chết đến nơi rồi", "VC chết đến nơi rồi" của chính trị gia, tướng tá Pháp, Mỹ, VN chẳng còn có giá trị gì. Những lời tuyên bố trống rỗng.
Tháng tám 1944, tướng de Gaulles tuyên bố sẽ tái chiếm thuộc địa Đông Dương. Lời tuyên bố này được lập lại vào tháng ba năm 1945. Rồi cử đô đốc Thierry d'Argentlieu làm Cao Ủy Đông Dương, đem quân đến  Vietnam.
D'Argentlieu tuyên bố sẽ dẹp bọn Việt Minh, bọn Cộng Sản Vietnam trong mười tuần lễ.....
D'Argenlieu một sĩ quan hải quân đã từng nổi tiếng ngay trong Thế Chiến Thứ Nhất. Rồi đột nhiên rồi bỏ nhung phục đi tu dòng Carmelites;  và đã lên tới chức Giảm Tỉnh dòng.
d'Argenlieu - lúc làm tu sĩ, và lúc làm binh sĩ
Khi Thế Chiến Thứ Hai xảy ra, d'Argenlieu cởi áo chùng thâm, đi theo Lực Lượng Pháp Tự Do của de Gaulles.
Đối với d'Argenlieu Giáo Hội Công Giáo Pháp và nước Pháp Thực Dân là một. Chống bọn Hồi Giáo ở Trung Đông, chống  bọn rợ Teuton/Germanic, và nay chống bọn Đỏ, bọn Cộng Sản Vô Thần.
Tranh vẽ chiến binh "thánh chiến" trong bài kêu gọi cứu tín đồ Ki-tô
Mặt mày khắc khổ như những vị thừa sai thời Trung Cổ một tay cầm kiếm và một tay cầm thánh giá, đi rao giảng Phúc Âm..
Một tổng hợp mới của Bá Đa Lộc, Genouilly, Lefevre, Henri Riviere và giám mục  Puginier cho lịch sử  VN. 
Tính tình khó khăn. Ông ta đụng chạm với những công sự viên như Leclerc, Sainteny..
Và chuyện VN vẫn tiếp tục lình xình.
Rồi d'Argenlieu bị triều hồi về Pháp, và tình thế chính trị ở Paris thay đổi buộc cả hai de Gaulles và d'Argenlieu phải rời bỏ Paris:
- một người trở lại dòng tu, - một người đi về quê nhà ngồi viết hồi ký.
D'Argenlieu chết năm 1964.
Tiếp theo d'Argenlieu, có những lời tuyên bố của de Lattre de Tassigny,  Navarre. Rồi của Ngài Hồng Y Spellman, Eisenhower, Lansdale, Thompson, McNamara, Westmoreland, Taylor.
Trải qua thỏ lặn, ác tà..
Tại một nghĩa trang đìu hiu (Brest) miền tây nước Pháp chỗ an nghỉ ngàn năm của d'Argenlieu.
Những người phu trông nom nghĩa trang dần dần nhận thấy cứ mỗi lần có một phát biểu về tình hình VN thì có những tiếng động kỳ lạ từ dưới ngôi mộ.
Tiếng lịch kịch của xương người chạm vào ván hòm. Tiếng nghiến răng ..
Những nhà ngoại cảm tò mò, rồi thu thập thêm dữ kiện và cuối cùng tìm cách giải mã hiện tượng như sau.
"Tao mà đoán sai tình hình VN, thi đéo có thằng nào tiên đoán trúng."
Đó là lời nguyền của d'Argenlieu.

Nguyễn Thái An
(*) Xin xem lời giải đáp của tác giả cho câu hỏi "Đâu là Lời nguyền của d'Argenlieu"?.
_________________
(đọc tiểu sử của Georges Thierry d'Argenlieu ở https://vi.wikipedia.org/ )

Cuộc hội kiến giữa Hồ Chí Minh và Đácgiăngliơ tại Hạ Long 
    Từ ngày 17-3-1946 Đô đốc Đacgiăngliơ (Thierry D Argenlieu) Cao uỷ Pháp ở Đông Dương đã chuyển giác thư mời Chủ tịch Hồ Chí Minh chấp thuận một cuộc gặp "trên chiến hạm Emile Bertin càng gần cảng Hải Phòng càng tốt... Ngài sẽ được đón tiếp với tất cả nghi thức long trọng xứng đáng" và trong đó có đề cập tới chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch nước Việt Nam qua Pháp.


     Sáng  24-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng tướng Leclerc dùng máy bay từ Hà Nội ra tuần dương hạm Emile Bertin đang thả neo tại Vịnh Hạ Long.
    Cùng đi, về phía Việt Nam có Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Tường Tam, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Hoàng Minh Giám; phía Pháp có Tướng  Xalăng (Raoul Sallan).

    Hồ Chí Minh và Sainteny trên thuỷ phi cơ bay ra Hạ Long gặp D Argenlieu 3-1946  

     Đô đốc Cao uỷ đã đón tiếp trọng thể. Cuộc thảo luận đã đi đến thởa thuận:
    1, Vào trung tuần tháng 4, một Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam sẽ đi Pháp tỏ tình thân thiện;
    2. Một phái bộ Pháp sẽ qua Việt Nam cùng chuẩn bị những tài liệu cần thiết;
    3. Hạ tuần tháng 5, phái bộ Việt Nam sẽ qua Pháp mở đàm phán chính thức.

    Sau đó Chủ tịch Hồ Chí Minh được mời duyệt hạm đội Pháp. Trên máy bay khi trở về Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói với tướng Xalăng: "Nếu Đô đốc muốn đem tàu bè ra để lung lạc tôi thì ông ta đã lầm to. Những tàu đó không thể nào đi ngược các dòng sông của chúng tôi".
    Đácgiăngliơ đã nhận xét cuộc gặp trong nhật ký của mình: "Cuộc tiếp xúc tâm lý và tinh thần được thiết lập.  Đây là thời kỳ cả hai bên đều chính phục nhau bằng những lời hoa mỹ.
    Khi tôi nói lên niềm vui của mình được thấy mối tình bạn truyền thống giữa nước Pháp và nước Việt Nam phục hồi, ông Hồ Chí Minh đáp lại ngay: "Những mối quan hệ bạn bè giữa hai dân tộc, thưa ông Cao uỷ, vâng, nhưng mà nó sẽ phải trở thành quan hệ anh em". Tôi đã gật đầu một cách lịch sự và mỉm cười". 

    Bí ẩn Cam Ranh

    17:11 PM ngày 11 tháng 10 năm 2006
    TP - Không phải ngẫu nhiên mà cách đây tròn 60 năm, tại vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa) đã diễn ra cuộc gặp lịch sử giữa Chủ tịch Hồ Chí Minh với viên Cao ủy Pháp tại Đông Dương là Đô đốc Đácgiăngliơ trên chiến hạm Xuýpphơren của hải quân Pháp...
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và tướng Xanhtơny trên chiến hạm của Hải quân Pháp năm 1946
    Cam Ranh cũng là địa phương duy nhất của miền Nam được Bác Hồ đến thăm trên cương vị Chủ tịch nước.
    Vùng đất nêu trên từ lâu đã được các nhà chính trị, quân sự và kinh tế nhiều nước trên thế giới quan tâm bởi vị trí chiến lược đặc biệt của nó. Có lẽ bởi thế, mà Cam Ranh từng bị Chính quyền Sài Gòn “bán” cho Mỹ 99 năm. Rồi một thời đến lượt lực lượng Hải quân Liên Xô (cũ) bảo vệ…
    Bây giờ, bằng nguồn lực của chính mình, liệu Cam Ranh có thể “cất cánh” như mong đợi của những người yêu mến vùng đất này?
    Cuộc gặp lịch sử và “nụ hôn của hòa bình với chiến tranh”
    Có một cuộc gặp hầu như chưa được tiết lộ vì nhiều lý do. Cuối tháng 8/2006 vừa qua, lần đầu tiên tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức một cuộc Hội thảo khoa học quy mô; và các nhà nghiên cứu đã làm sáng tỏ nhiều chi tiết thú vị xung quanh cuộc gặp này.
    Ngày 18-10-1946, trên đường trở về nước bằng chiến hạm Đuymông Đuyếcvin sau chuyến thăm Pháp hơn 4 tháng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ghé qua Cam Ranh theo lời mời của Đô đốc Đácgiăngliơ (Cao ủy Pháp tại Đông Dương) và tướng Luitxơ Môlie (người kế nhiệm Xanhtơny, đại diện của Chính phủ Pháp tại Hà Nội). Cuộc gặp diễn ra trên chiến hạm Xuphơren của Hải quân Pháp.
    Cần lưu ý rằng đây là lần thứ ba Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp Cao ủy Pháp Đácgiăngliơ. Hai lần trước, (vào các ngày 24/4/1946 tại vịnh Hạ Long và 18/5/1946 tại Hà Nội) vốn là một thầy tu nhưng lại lọc lõi chính trị, Đácgiăngliơ đã tìm mọi cách ngăn cản phái đoàn Chính phủ ta đi Paris trực tiếp đàm phán với Chính phủ Pháp vì lo bị “vượt mặt”, hòng thực hiện mưu đồ “Nam Kỳ tự trị” để chia cắt nước ta.
    Sau khi Tạm ước 14/9 đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với đại diện Chính phủ Pháp, với tư cách là Toàn quyền Đông Dương, Đácgiăngliơ buộc phải thi hành. Ông ta đã chủ động đề nghị cuộc gặp diễn ra tại Cam Ranh, nhằm vừa chấp hành lệnh từ Paris, vừa toan tính những âm mưu mới…
    Về phía Việt Nam, ngoài Chủ tịch Hồ Chí Minh, người duy nhất tháp tùng và chứng kiến cuộc gặp lịch sử trên là bác sĩ Trần Hữu Tước (một trong bốn trí thức Việt kiều theo Bác Hồ về phục vụ đất nước, sau chuyến thăm Pháp của Người).
    Sau nghi lễ đón nguyên thủ quốc gia, duyệt đội danh dự, trước sự chứng kiến của các nhà báo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hội kiến với Đô đốc Đácgiăngliơ và tướng Luitxơ Môlie về cách thức thực hiện Tạm ước 14/9. Hai bên đã thỏa thuận được một số điểm.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên quyết bác bỏ yêu cầu của Đácgiăngliơ đòi quân đội Việt Nam ở miền Nam phải rút về miền Bắc. Đácgiăngliơ đã đồng ý về việc bổ nhiệm một đại diện của Chính phủ Việt Nam để phối hợp thực hiện ngừng bắn.
    Cuối cùng, hai bên còn bàn về vấn đề thuế quan… Cuộc họp kéo dài khoảng 2 giờ đồng hồ. Theo báo chí Pháp ngày đó đánh giá thì cuộc hội kiến này “kết thúc trong tinh thần vui vẻ”.
    Sau này, bác sĩ Trần Hữu Tước đã kể lại một chi tiết đáng nhớ: Sau cuộc hội đàm, khi bắt tay từ biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh bỗng ôm hôn Cao ủy Đácgiăngliơ, khiến ông ta lúng túng vì bị bất ngờ đến mấy giây, rồi cũng ôm hôn lại. Các phóng viên có mặt chứng kiến giây phút ấy cũng hết sức ngạc nhiên. Họ kêu lên rồi chen nhau chụp ảnh và lấy sổ tay ra ghi chép…
    Mấy ngày sau, một tờ tạp chí xuất bản ở Sài Gòn đã đăng một bài báo miêu tả tỉ mỉ hành động Chủ tịch ôm hôn viên Cao ủy, rồi bình luận: “Không biết Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhớ đến câu thơ của Racine: Ta ôm hôn người để càng bóp ngạt người?”.
    Một nhà nghiên cứu đã bình luận thêm: Đó là nụ hôn của hòa bình với chiến tranh! Bởi chỉ hơn một tháng sau đó, ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!”.
    Thiên nhiên ưu đãi, lịch sử thử thách
    “Hiếm có nơi nào mà thiên nhiên lại nhiều ưu đãi với những bán đảo và đảo, tạo nên những vũng và vịnh nổi tiếng cả thế giới như Cam Ranh; nhưng cũng hiếm có vùng đất nào mà lịch sử lại đặt ra nhiều thử thách máu lửa và trớ trêu như với con người Cam Ranh” – Thượng tá Trần Ngọc Khánh, Phó giám đốc Công an tỉnh Khánh Hòa đã nói vậy, khi lần đầu tiên chúng tôi dừng chân ở vùng đất này.
    Tôi biết Khánh từ khi anh còn là Trưởng Công an thị xã Cam Ranh. Trước đó nữa, anh nguyên là Trưởng một phòng của Công an tỉnh Khánh Hòa, đơn vị đã được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ đổi mới.
    Khánh là một cán bộ trẻ, năng động, rất am hiểu văn hóa và phong tục của các dân tộc ít người ở Khánh Hòa. Địa bàn hoạt động quen thuộc của anh trước đây là huyện vùng cao Khánh Sơn và Cam Ranh...
    Từ giữa thế kỷ 17, vùng đất Cam Ranh đã được chúa Nguyễn Phúc Tần quan tâm khai phá. Đầu thế kỷ 20, Cam Ranh ngày nay vẫn còn là một phần đất của huyện Vĩnh Xương thuộc Khánh Hòa. Dưới thời chính quyền Ngô Đình Diệm, vùng Cam Ranh thuộc quận Cam Lâm, có thời gian thuộc tỉnh Ninh Thuận.
    Cho mãi tới tháng 10/1965, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu mới có sắc lệnh thành lập thị xã Cam Ranh bao gồm một phần đất của quận Du Long (Ninh Thuận) và một phần đất của quận Cam Lâm (Khánh Hòa).
    Sau ngày miền Nam được giải phóng và đất nước thống nhất, Cam Ranh là một huyện (gồm cả Khánh Sơn và một phần của Diên Khánh), sau đó lại được tách riêng và ngày nay Cam Ranh là tên một thị xã - đơn vị hành chính thuộc tỉnh Khánh Hòa, gồm thị trấn Ba Ngòi và 16 xã đều bắt đầu bằng chữ “Cam”.
    Theo thống kê mới nhất thì hiện nay Cam Ranh có 9 phường, 18 xã; diện tích tự nhiên là 690 km2; dân số trên 217.000 người.
    Sách Lịch sử Đảng bộ huyện Cam Ranh (1930-1975) cho biết: Do nền tảng là đá hoa cương, qua bào mòn của sóng gió đại dương nên đoạn bờ biển Khánh Hòa bị xâm thực thành những eo núi, doi biển hình thành nhiều vũng, vịnh...
    Đặc biệt, vịnh Cam Ranh được đánh giá là một trong 3 hải cảng tự nhiên tốt nhất thế giới, có đủ 3 yếu tố cơ bản: Chiều rộng, độ sâu và được che chắn tốt, lại nằm trong vùng rất ít bão.
    Vịnh được tạo nên do một nhánh của dãy Hoàng Ngưu, núi Đồng Bò (cao 927 m), chạy từ mũi Cù Huyn theo hướng Bắc - Nam vào đến Mũi Điện dài trên 30 km, với nhấp nhô đồi núi cát trắng, tạo thành bán đảo Cam Ranh.
    Một nhánh của dãy núi Chúa từ phía Nam chạy ra theo hướng Nam – Bắc tới mũi Chà Đà, tạo thành bán đảo Mũi Hời. Giữa hai bán đảo như hai dãy trường thành thiên nhiên che chắn sóng gió đại dương, lại thêm đảo Bình Ba gồm 2 hòn núi nối liền nhau án ngữ giữa biển, tạo thành 2 cửa vịnh: Cửa Lớn rộng 3.500 m và Cửa Nhỏ rộng 250 m.
    Trên bán đảo Cam Ranh, ở sườn phía Bắc núi Phụng Hoàng có hồ nước ngọt rất lớn, chứa khoảng 16.000 m3 nước sạch, không bao giờ cạn (thời quân Mỹ chiếm đóng, chúng đặt tên là hồ Níchxơn).
    Đấy là chưa kể đến nguồn nước ngọt từ mạch nước Cồn Tiên và Hồ Le đều nằm trên độ cao hơn 30 m sẵn sàng cung cấp nước ngọt cho những tàu neo đậu trong vịnh... Đó là những lợi thế hàng hải độc nhất vô nhị không chỉ ở nước ta. 

    Sự lựa chọn lịch sử(*)

    Như chúng ta đã biết, sau hơn 80 năm dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, nhân dân Việt Nam đã anh dũng đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đánh đuổi Nhật-Pháp, giành được độc lập cho dân tộc. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh với bản Tuyên ngôn khẳng định nền "tự do-độc lập", do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân và thế giới ngày 2-9-1945 tại Quảng trường

    Như chúng ta đã biết, sau hơn 80 năm dưới ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp, nhân dân Việt Nam đã anh dũng đứng lên làm cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, đánh đuổi Nhật-Pháp, giành được độc lập cho dân tộc. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được khai sinh với bản Tuyên ngôn khẳng định nền "tự do-độc lập", do Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố trước quốc dân và thế giới ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
    Sau khi giành được độc lập, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp muôn vàn khó khăn tưởng chừng không vượt qua nổi. Nền kinh tế nước ta vốn nghèo nàn, lạc hậu, lại bị Pháp, Nhật vơ vét, bị chiến tranh và thiên tai tàn phá. Trong khi đó, nạn lụt lớn làm 9 tỉnh Bắc Bộ mất mùa, gần 2 triệu người bị chết trong nạn đói khủng khiếp. Sản xuất công nghiệp đình đốn, hàng vạn công nhân không có việc làm. Ngoại thương bế tắc, hàng hóa khan hiếm, giá cả cao vọt. Nền tài chính khó khăn, kho bạc trống rỗng. Ngân hàng Đông Dương vẫn nằm trong tay tư bản Pháp. Về văn hóa, hơn 90% dân số nước ta mù chữ.
    Hơn ai hết và hơn bất cứ lúc nào, Đảng và toàn dân ta muốn hòa bình để khôi phục, xây dựng đất nước, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, ấm no cho nhân dân. Nhưng kẻ thù không cho chúng ta được như vậy.
    Ngay sau khi nước ta tuyên bố độc lập, các thế lực đế quốc, phản động cùng một lúc kéo vào Việt Nam, tìm mọi cách tiêu diệt chính quyền cách mạng. Ở miền Bắc, gần 20 vạn quân Tưởng tiến vào chiếm đóng Thủ đô Hà Nội và hầu hết các thành phố, thị xã. Theo quân Tưởng, bọn phản động trong hai tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng và Việt Nam Cách mạng đồng minh hội kéo về nước và lập chính quyền ở một số thị xã phía Bắc.
    Ở miền Nam, ngày 6-9-1945, quân Anh kéo vào Sài Gòn và theo quân Anh là những đơn vị bộ binh và xe bọc thép của quân đội viễn chinh Pháp. Ngày 23-9-1945, quân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và sau đó đánh rộng ra các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
    Trên đất nước ta chưa bao giờ cùng một lúc lại có nhiều kẻ thù như vậy. Trong khi đó, chính quyền cách mạng vừa mới thành lập chưa có kinh nghiệm xây dựng, tổ chức, quản lý đất nước. Lực lượng vũ trang cách mạng còn quá bé nhỏ, trang bị vũ khí thô sơ, kinh nghiệm chiến đấu còn ít. Không những vậy, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ ở vào thế bị bao vây bốn phía. Liên Xô-chỗ dựa của cách mạng thế giới lúc đó lại quá xa chúng ta.
    Vận mệnh của cách mạng Việt Nam, của dân tộc Việt Nam đang đứng trước thử thách vô cùng nghiêm trọng. Chính quyền nhân dân có thể bị lật đổ. Nền độc lập vừa mới giành được có thể bị thủ tiêu, nhân dân ta có nguy cơ trở lại cuộc sống nô lệ.
    Trước tình hình đó, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá đúng tình hình, nhận thức rõ những khó khăn của ta, đồng thời cũng thấy được những mặt mạnh cơ bản của cách mạng, đề ra những chủ trương, giải pháp nhằm hy vọng đẩy lùi và ngăn chặn chiến tranh, hoặc hòa hoãn nhằm kéo dài thời gian hòa bình để chúng ta có điều kiện chuẩn bị khi chiến tranh xảy ra.
    1. Nỗ lực ngoại giao nhằm ngăn chặn chiến tranh
    Sau khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn và mở rộng chiến tranh ra các tỉnh Nam Bộ, ngày 25-11-1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc", xác định nhiệm vụ của "cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Cuộc cách mạng ấy vẫn đang tiếp diễn, nó chưa hoàn thành và nước chưa được hoàn toàn độc lập”1.
    Nhưng lúc này nếu cùng một lúc chống cả quân Tưởng và thực dân Pháp, chúng ta sẽ khó đứng vững. Do vậy, để tránh tình thế bất lợi phải cùng một lúc chiến đấu với nhiều lực lượng phản động, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh hoạt động ngoại giao với sách lược hòa hoãn với quân Tưởng, đàm phán với Pháp nhằm phá vỡ thế bao vây, uy hiếp của kẻ thù, ngăn chặn chiến tranh, kéo dài thời gian hòa hoãn để xây dựng lực lượng. Từ tháng 9-1945 đến tháng 3-1946, Đảng ta thực hiện chính sách tạm thời hòa hoãn với Tưởng trên miền Bắc để tập trung sức chống thực dân Pháp ở miền Nam. Nội dung nhân nhượng chủ yếu là: Cung cấp lương thực cho quân đội Tưởng và tay sai của chúng; mở rộng 70 ghế trong Quốc hội cho Việt quốc và Việt cách không qua bầu cử và đưa một số đại diện của các đảng này vào Chính phủ Liên hiệp lâm thời; các lực lượng vũ trang được lệnh tránh xung đột với quân Tưởng, không để mắc vào cạm bẫy khiêu kích, kiếm cớ lật đổ chính quyền cách mạng của chúng.
    Với sách lược ngoại giao sáng suốt này, chúng ta đã làm thất bại âm mưu của Tưởng và thế lực phản động, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng, tạo điều kiện thuận lợi cho quân và dân cả nước tập trung lực lượng chống thực dân Pháp ở miền Nam.
    Thực tế, Hiệp định sơ bộ tạo thời gian hòa hoãn để nhân dân ta củng cố thành quả cách mạng mới giành được, chuẩn bị điều kiện đưa sự nghiệp kháng chiến kiến quốc tiến lên một bước phát triển mới. Đối với nhân dân miền Nam, Hiệp định sơ bộ tạo điều kiện cho lực lượng kháng chiến trở lại bám trụ ở thôn xã, tạo sức mạnh để cùng cả nước bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc với tư thế và sức mạnh mới.
    Ngày 28-2-1946, Tưởng và Pháp ký Hiệp ước Hoa-Pháp thỏa thuận cho quân Pháp vào miền Bắc thay thế quân Tưởng để giữ gìn “trật tự” theo “Hiệp ước Quốc tế”. Đây là sự mua bán chính trị giữa các thế lực đế quốc nhằm hợp pháp hóa hành động xâm lược của Pháp ở Đông Dương. Sự liên minh giữa Pháp và Tưởng qua Hiệp ước Hoa-Pháp đã đẩy cách mạng nước ta trước “sự đã rồi”, buộc Đảng ta phải chọn con đường tạm thời hòa hoãn với Pháp để đẩy nhanh quân Tưởng về nước, kéo dài thời gian chuẩn bị kháng chiến.
    Thực hiện chủ trương đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ Việt Nam ký với đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946. Theo Hiệp định này, về mặt pháp lý, Pháp công nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Về phía quân Pháp khi vào miền Bắc cũng được quy định rõ về địa điểm, thời gian và số lượng. Việc ký Hiệp định sơ bộ 6-3-1946 đã giúp chúng ta “tránh bất lợi phải cô lập chiến đấu cùng một lúc với nhiều lực lượng phản động…, bảo toàn thực lực, giành lấy giải pháp nghỉ ngơi và củng cố vị trí đã chiếm được, chấn chỉnh đội ngũ cách mạng bổ sung cán bộ, bồi dưỡng và củng cố phong trào…”2.
    Điều 3 của Hiệp định sơ bộ quy định “hai bên (Việt Nam và Pháp) đình chiến để mở cuộc đàm phán chính thức và trong khi đàm phán, quân đội hai bên đóng đâu vẫn cứ đóng đấy”3.
    Trong bối cảnh lịch sử lúc này, việc Chính phủ ta ký với Pháp Hiệp định sơ bộ là một chủ trương đúng đắn, sáng tạo, là “mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lêninnít về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch và về sự nhân nhượng có nguyên tắc”4.
    Thực tế, Hiệp định sơ bộ tạo thời gian hòa hoãn để nhân dân ta củng cố thành quả cách mạng mới giành được, chuẩn bị điều kiện đưa sự nghiệp kháng chiến kiến quốc tiến lên một bước phát triển mới. Đối với nhân dân miền Nam, Hiệp định sơ bộ tạo điều kiện cho lực lượng kháng chiến trở lại bám trụ ở thôn xã, tạo sức mạnh để cùng cả nước bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc với tư thế và sức mạnh mới.
    Tiếp theo việc ký Hiệp định sơ bộ, ngày 25-3-1946, Phái đoàn Quốc hội Việt Nam do Phó trưởng ban Thường trực Quốc hội Phạm Văn Đồng dẫn đầu sang thăm nước Pháp. Ngày 29-5, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh cử Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn thay mặt Chính phủ Việt Nam đàm phán với Pháp.
    Cuộc đàm phán chính thức Việt-Pháp được tổ chức tại Phôngtennơblô (Fontainebleau). Tuy nhiên, do dã tâm xâm lược của thực dân Pháp, cuộc đàm phán không đi đến kết quả. Tuy vậy, Chính phủ Việt Nam vẫn kiên trì con đường đàm phán hòa bình, “Hội nghị Phôngtennơblô bị đình hẳn không có nghĩa là toàn bộ cuộc bang giao Việt-Pháp bị thất bại; Phôngtennơblô bị bỏ dở chứ không phải toàn bộ cuộc đàm phán Việt-Pháp phá liệt”5.
    Cũng trong thời gian này, theo lời mời của Chính phủ Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh lên đường thăm chính thức nước Pháp. Trong chuyến đi này, Người đã “… đem lá Quốc kỳ Việt Nam qua đến nước Pháp… làm cho số đông người Pháp trở nên bạn hữu của nhân dân Việt Nam, hết sức tán thành Việt Nam độc lập và Việt-Pháp cộng tác một cách thật thà, bình đẳng”6.
    Trong thời gian thăm Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp gỡ nhiều nhân vật quan trọng trong Chính phủ Pháp như Bộ trưởng Pháp quốc Hải ngoại Mariut Mutê (Marius Moutet) cùng các chính khách và đại diện các đảng phái, tổ chức chính trị ở Pháp. Ngày 14-9-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với Bộ trưởng Pháp quốc Hải ngoại bản Tạm ước Pháp-Việt quy định một số điều về quan hệ tạm thời kinh tế, văn hóa giữa hai nước, đình chỉ chiến sự ở miền Nam, quyết định thời gian tiếp tục đàm phán Việt-Pháp vào đầu năm 1947.
    Cũng với mục đích tiếp tục đàm phán nhằm đẩy lùi hoặc tạm hoãn chiến tranh, trên đường về nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có cuộc gặp Cao ủy Pháp Đácgiăngliơ (D’Argenlieu) tại vịnh Cam Ranh vào ngày 18-10-1946 để bàn cách thức thực hiện Tạm ước 14-9. Trong cuộc gặp gỡ này, Cao ủy Pháp đồng ý bổ nhiệm một đại diện của Chính phủ Việt Nam để phối hợp thực hiện ngừng bắn, nhưng đòi quân đội Việt Nam tại miền Nam rút về miền Bắc. Ý đồ này của Pháp không được chấp nhận. Trong bức điện gửi cho Mariut Mutê, Đácgiăngliơ phải thừa nhận: “… Dù sao tôi vẫn có cảm tưởng rằng ông Hồ chân thành mong muốn, ít ra là trong một thời gian, sẽ tìm thấy ở sự giao hòa với Pháp một sự củng cố lại các kết quả đã giành được và bước đầu của những tiến bộ mới”7.
    PGS.TS NGUYỄN VĂN NHẬT-Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam
    (Còn nữa)
    * Đầu đề của Tòa soạn
    1. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8 (1945-1947), Nxb Chính trị quốc gia, H.2000, tr.26.
    2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8, Sđd, tr.49.
    3. Như trên, tr.48.
    4. Lê Duẩn, Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, H.1987, tr.439.
    5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8, Sđd, tr.117.
    6. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4 (1945-1946), Nxb Chính trị Quốc gia, H.1995, tr.417.
    7. Philippe Devillers: Pari-Sài Gòn-Hà Nội. Tư liệu lưu trữ về cuộc chiến tranh Việt Nam 1944-1947. Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2003, tr.204.

    Sự lựa chọn lịch sử(*)

    Cuộc gặp gỡ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cao ủy Pháp Đácgiăngliơ tại vịnh Cam Ranh ngày 18-10-1946, là nỗ lực cuối cùng của Chính phủ Việt Nam cùng với hàng loạt những hoạt động ngoại giao khác trong những năm 1945-1946, nhằm đẩy lùi chiến tranh hoặc là hòa hoãn kéo dài thời gian hòa bình để chúng ta thực hiện nhiều công việc cần kíp khác...

    (Tiếp theo và hết)
    Cuộc gặp gỡ của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Cao ủy Pháp Đácgiăngliơ tại vịnh Cam Ranh ngày 18-10-1946, là nỗ lực cuối cùng của Chính phủ Việt Nam cùng với hàng loạt những hoạt động ngoại giao khác trong những năm 1945-1946, nhằm đẩy lùi chiến tranh hoặc là hòa hoãn kéo dài thời gian hòa bình để chúng ta thực hiện nhiều công việc cần kíp khác. Nhưng như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói trong "Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến": "Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa"(1).
    2. Nhận rõ âm mưu xâm lược của thực dân Pháp, chủ trương tích cực chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến
    Việc các nước đế quốc đem quân vào nước ta với dã tâm chống phá cách mạng Việt Nam không phải là điều bất ngờ đối với chúng ta. Ngay từ khi chiến tranh thế giới thứ hai chưa kết thúc, Đảng ta đã chỉ rõ: "… Quân Đồng minh sắp vào nước ta và đế quốc Pháp lăm le khôi phục lại địa vị cũ ở Đông Dương"(2), hay "Sự mâu thuẫn giữa Anh-Pháp-Mỹ và Liên Xô có thể làm cho Anh-Mỹ nhân nhượng với Pháp để Pháp trở lại Đông Dương"(3).
    Đúng như dự đoán của chúng ta, chỉ 21 ngày sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tuyên bố thành lập, ngày 23-9-1945, thực dân Pháp nổ súng tấn công Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ hai của Pháp đối với Việt Nam. Cùng với chủ trương đẩy mạnh hoạt động ngoại giao nhằm ngăn chặn chiến tranh, hòa hoãn với các thế lực đế quốc, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương đẩy mạnh việc xây dựng, củng cố chính quyền cách mạng, tích cực chuẩn bị lực lượng để tiến hành kháng chiến.
    Tuy chúng ta chỉ có một thời gian ngắn hòa bình trong hòa hoãn, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân cả nước đã đẩy mạnh củng cố, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, tích cực chuẩn bị lực lượng để kháng chiến một khi khả năng hòa hoãn và hòa bình không còn nữa.
    Chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" ngày 25-11-1945 của Trung ương Đảng đã xác định nhiệm vụ chiến lược lúc này vẫn là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, khẩu hiệu đấu tranh lúc này vẫn là "Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết". Kẻ thù chính của ta là "thực dân Pháp xâm lược nên phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng"(4) và đề ra nhiệm vụ trước mắt là củng cố chính quyền cách mạng, chống thực dân Pháp, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân. Những nhiệm vụ này quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau và phải đồng thời được thực hiện.
    Trong khi đàm phán hòa bình và chuẩn bị kháng chiến, Đảng ta quán triệt quan điểm: "Điều cốt tử là trong khi mở cuộc đàm phán với Pháp, không những không ngừng một phút công việc sửa soạn, sẵn sàng kháng chiến bất cứ lúc nào và ở đâu, mà còn hết sức xúc tiến việc sửa soạn ấy, và nhất định không để cho việc đàm phán với Pháp làm nhụt tinh thần quyết chiến của dân tộc ta"(5).
    Với tinh thần đó, trong quá trình đàm phán với Pháp, chúng ta đã tận dụng thời gian hòa hoàn để triển khai một loạt công việc cần kíp can hệ đến an ninh đất nước. Trước hết là việc củng cố, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến hành việc Tổng tuyển cử, thành lập Chính phủ, soạn thảo Hiến pháp, kiện toàn chính quyền từ Trung ương đến cơ sở, mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng rút vào hoạt động bí mật để tránh sự công kích của các thế lực thù địch…
    Về kinh tế-tài chính, Đảng tổ chức lạc quyên cứu đói, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, khôi phục các nhà máy, hầm mỏ, lập ngân hàng, phát hành giấy bạc, tịch thu ruộng đất của địa chủ, phản động, chia lại ruộng đất, giảm tô cho nông dân, phát động nhân dân tự nguyện đóng góp tiền của thông qua "Tuần lễ vàng", "Quỹ độc lập", thực hiện chế độ đảm phụ quốc phòng…
    Về văn hóa-xã hội, Đảng vận động toàn dân xây dựng nền văn hóa mới, xóa bỏ tệ nạn xã hội, thực hiện nền giáo dục mới, phát động phong trào bình dân học vụ để diệt "giặc dốt"…
    Đi đôi với việc củng cố, xây dựng chính quyền cách mạng, Đảng ta chú trọng xây dựng quân đội quốc gia và lực lượng công an Việt Nam.
    Sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Việt Nam giải phóng quân đã phát triển và đổi thành Vệ quốc đoàn. Đến khi Chính phủ kháng chiến được thành lập, Vệ quốc đoàn được đổi thành Quân đội quốc gia Việt Nam. Cuối năm 1946, lực lượng vũ trang tập trung ở Bắc Bộ và Trung Bộ có 30 trung đoàn, ở Nam Bộ có 25 chi đội. Tổng số quân gồm khoảng 80 vạn người. Ngoài ra, chúng ta đã tổ chức được gần một triệu du kích và tự vệ.
    Đối với ngành công an, ngày 21-2-1946, theo sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Việt Nam công an vụ được thành lập trên cơ sở hợp nhất Sở cảnh sát và Sở liêm phóng. Lực lượng công an Việt Nam đã lớn mạnh và thực sự trở thành lực lượng nòng cốt, trung kiên trong cuộc đấu tranh giữ gìn trật tự xã hội, an ninh quốc gia, đập tan các âm mưu phản loạn của các thế lực thù địch, bảo vệ các cơ quan đầu não của Đảng và Nhà nước, bảo vệ cuộc sống yên lành của nhân dân.
    Tuy chúng ta chỉ có một thời gian ngắn hòa bình trong hòa hoãn, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân cả nước đã đẩy mạnh củng cố, xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân, tích cực chuẩn bị lực lượng để kháng chiến một khi khả năng hòa hoãn và hòa bình không còn nữa.
    3. Phát động kháng chiến toàn quốc khi thực dân Pháp bội ước
    Từ khi Pháp nổ súng xâm lược Sài Gòn và Nam Bộ, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên trì thực hiện đàm phán hòa bình với Chính phủ Pháp. Nhưng thực tế ở Đông Dương cho thấy, ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới. "Cái bộ ba Đácgiăngliơ, Pinhông, Valuy sau khi đã cân nhắc đắn đo kỹ lưỡng, đã cố tình gây ra xung đột nhằm loại bỏ ông Hồ Chí Minh và Việt Minh trước khi nối tiếp lại những cuộc đàm phán như đã dự định” (6).
    Đứng trước tình hình thực dân Pháp đang mở rộng chiến tranh ra Thủ đô Hà Nội hòng lật đổ Chính phủ kháng chiến, tiêu diệt chính quyền dân chủ nhân dân, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh phải có sự lựa chọn lịch sử, một quyết định chiến lược để xoay chuyển tình thế khi Tổ quốc lâm nguy. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá đúng tình hình và quyết định phát động chiến tranh cách mạng trên toàn quốc chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.
    Thực dân Pháp đã bội ước Hiệp định sơ bộ 6-3-1946, Tạm ước 14-9-1946, tấn công nhiều nơi ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, khiêu khích nhiều nơi ở miền Bắc, từng bước leo thang chuẩn bị chiến tranh. Quân Pháp tổ chức tấn công Hải Phòng, Lạng Sơn, gây hấn ở Hà Nội, gây ra vụ tàn sát ở phố Hàng Bún, phố Yên Ninh ngày 17-12-1946. Pháp liên tiếp gửi tối hậu thư cho Chính phủ Việt Nam đòi để chúng làm nhiệm vụ trị an ở Hà Nội, nếu không chấp nhận thì ngày 20-12-1946, quân Pháp sẽ chuyển sang hành động.
    Đứng trước tình hình thực dân Pháp đang mở rộng chiến tranh ra Thủ đô Hà Nội hòng lật đổ Chính phủ kháng chiến, tiêu diệt chính quyền dân chủ nhân dân, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh phải có sự lựa chọn lịch sử, một quyết định chiến lược để xoay chuyển tình thế khi Tổ quốc lâm nguy. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá đúng tình hình và quyết định phát động chiến tranh cách mạng trên toàn quốc chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp.
    Đêm 19-12-1946, quân và dân Hà Nội đã mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc với tinh thần "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh".
    Đêm 19 rạng sáng ngày 20-12-1946, thay mặt Đảng và Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến".
    Hai khổ đầu trong "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói lên được lòng yêu hòa bình, sự nhân nhượng để đổi lấy hòa bình, nhưng kiên quyết đứng lên thà hy sinh tất cả để bảo vệ tự do và độc lập: "... Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!
    Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. (7)
    Hà Nội, với tiếng súng pháo đài Láng đã mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc của nhân dân ta. Cuộc chiến đấu 60 ngày đêm của quân và dân Hà Nội không chỉ đã tiêu diệt, tiêu hao một phần sinh lực địch, mà đã kìm chân địch trong thành phố để hậu phương tổ chức triển khai thế trận kháng chiến lâu dài, để bảo vệ cuộc Tổng di chuyển các cơ quan đầu não của Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành về căn cứ an toàn tiếp tục cuộc kháng chiến thần thánh, trường kỳ nhưng kết thúc thắng lợi vẻ vang của dân tộc ta.
    Như vậy, qua 15 tháng từ 2-9-1945 đến ngày Toàn quốc kháng chiến 19-12-1946, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã giương cao ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc với khẩu hiệu "Dân tộc trên hết", "Tổ quốc trên hết", thực hiện chính sách nội trị và ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh một mặt chủ trương hòa hoãn với Pháp, nhân nhượng có nguyên tắc để tránh xung đột vũ trang, ngăn chặn chiến tranh, kéo dài thời gian hòa hoãn; mặt khác tích cực chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến, củng cố lực lượng trên chiến trường Nam Bộ và Nam Trung Bộ, củng cố chế độ dân chủ cộng hòa một cách toàn diện trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa, giáo dục, v.v..
    Đến khi thực dân Pháp cố ý gây chiến tranh, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát động cuộc kháng chiến toàn quốc. Tinh thần cũng như chủ trương của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đúc kết và khẳng định: "Đồng bào tôi và tôi thành thực muốn hòa bình. Chúng tôi không muốn chiến tranh... Cuộc chiến tranh này chúng tôi muốn tránh bằng mọi cách... Nước Việt Nam cần kiến thiết, nước Việt Nam không muốn là nơi chôn vùi hàng bao nhiêu sinh mạng. Nhưng cuộc chiến tranh ấy, nếu người ta buộc chúng tôi phải làm thì chúng tôi sẽ làm... Dân tộc Việt Nam đã sẵn sàng chịu đựng tất cả, chứ không chịu mất tự do. (8)
    PGS.TS. Nguyễn Văn Nhật - Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam
    * Đầu đề của Tòa soạn
    1. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8, Sđd, tr.160.
    2. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7 (1940-1945). Nxb Chính trị Quốc gia, H.2000, tr.424.
    3. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, Sđd, tr.427.
    4. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8, Sđd, tr.26.
    5. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đảng toàn tập, tập 8, Sđd, tr.46.
    (6) Philippe Devillers: Pari-Sài Gòn-Hà Nội. Sđđ, tr.10.
    (7) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4. Sđđ, tr.480.
    (8) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4. Sđđ, tr, 473.

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét