Thứ Ba, 12 tháng 7, 2016

KIẾP GIANG HỒ 140

(ĐC sưu tầm trên NET)

Chân dung 5 trùm gangster đình đám nhất thế giới ngầm


Là kẻ chủ mưu gây ra hàng loạt tội danh nguy hiểm và sở hữu bộ óc nhạy bén trong kinh doanh, tiếng tăm "bố già" Semion Mogilevich "nổi như cồn" trong thế giới ngầm châu Âu và Mỹ.
"Bố già của các bố già"
Ảnh:
Semion Mogilevich là một tên gangster ranh mãnh. Ảnh: Dailystormer
Semion Mogilevich nằm trong danh sách 10 tên tội phạm bị truy nã gắt gao nhất của Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI), theo Time. Không chỉ nổi tiếng trong thế giới ngầm châu Âu và Mỹ, mà y còn nổi bật với các hoạt động kinh doanh bẩn.
Sinh năm 1946 tại Ukraine, Mogilevich là kẻ chủ mưu gây ra hàng loạt tội danh nguy hiểm như buôn bán nguyên liệu hạt nhân, vũ khí, ma túy, gái điếm, tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp trên quy mô toàn cầu, hoạt động rửa tiền và sở hữu một mạng lưới đâm thuê chém mướn tung hoành khắp châu Âu và Mỹ. Không những vậy, y còn thể hiện tính nhạy bén trong kinh doanh khi điều hành một số công ty khí đốt lớn, ngân hàng và có mối liên hệ với Công ty năng lượng Gazprom của Nga.
Năm 1974, Mogilevich bị kết án 3 năm tù vì buôn bán ngoại tệ. Năm 1977, y tiếp tục nhận thêm bản án 4 năm về tội lừa đảo tín dụng. Năm 2002, mắc tội lừa đảo cổ phiếu của một công ty Mỹ. Năm 2003, Mogilevich chính thức nằm trong sổ đen của FBI, cùng lệnh truy nã quốc tế đặc biệt về các tội rửa tiền, bảo kê và lừa đảo cổ phiếu. Mogilevich bị bắt tại Moscow trong năm 2008 vì tội trốn thuế, nhưng do quá ranh mãnh, y thoát án tù vào năm sau.
Tạp chí Forbes ước tính, tài sản của Mogilevich rơi vào khoảng 10 - 12 tỷ USD. Cơ quan chống tội phạm thuộc Bộ Nội vụ Nga cho biết Mogilevich sử dụng đến 17 tên gọi và nhiều hộ chiếu khác nhau nên việc lẩn trốn của Mogilevich dễ như "trở bàn tay".

Nơi chôn cất những trùm mafia Nga khét tiếng

Nơi chôn cất hàng loạt tay trùm xã hội đen của Nga được đánh giá là đẹp mắt, hiện đại và độc đáo nhưng cũng phơi bày một mặt đen tối, bạo lực của đất nước.
Gangster gốc Italy khuynh đảo đất Mỹ
Ảnh: genius.com
Chân dung tên trùm Al Capone. Ảnh: Genius.com
Al Capone (1899 - 1947) là trùm mafia gốc Italy "làm mưa làm gió" trên đất Mỹ. Y xuất thân từ một gia đình lương thiện và khá giả. Bước ngoặt trong cuộc đời Capone là thời điểm gia đình y chuyển tới định cư tại khu vực quảng trường Garfield. Tại đây, Capone gặp và kết thân với vợ chồng tội phạm Jonny Torrio. Chính Torrio là người thầy đầu tiên "dạy" cho hắn những bài học quý giá, làm nền tảng cho kẻ lãnh đạo của đế chế tội phạm ở Chicago sau này.
Trong quãng đời phạm tội, Capone không từ một thủ đoạn nào để kiếm lời. Tên này có thể thuê người thanh toán đối thủ kinh doanh hoặc tự ra tay, theo những cách dã man nhất. Capone và băng nhóm tung hoành và nắm giữ các hoạt động ở Chicago gồm cờ bạc, mại dâm, buôn lậu ma túy, cướp, hối lộ và giết người.
Al Capone được mệnh danh là "Bill Gates" của thế giới tội phạm với tổng thu nhập là 1,3 tỷ USD. Y kiếm số tiền khủng như vậy thông qua hoạt động vận chuyển rượu lậu sang Mỹ trong thập niên 20 và 30 của thế kỷ trước. Capone mua chuộc hầu hết quan chức cảnh sát và tòa án. Theo số liệu của chính quyền thành phố Chicago, trùm xã hội đen đã kiếm 100 triệu USD chỉ trong năm 1929 thông qua các hành vi trái pháp luật.
Thảm sát chấn động nước Mỹ ngày Valentine năm 1929 là vụ tai tiếng nhất ghi dấu ấn của tên trùm. Đây là sự kiện đỉnh điểm trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát thành phố Windy giữa hai kẻ không đội trời chung là Al Capone và Bugs Moran. 7 tay chân thân tín của Moran đã bị thuộc hạ của Capone bắn chết trong vụ thảm sát. Dù thoát khỏi hầu hết các vụ truy đuổi của giới chức và cảnh sát, Capone lại thất bại trước sở thuế vụ và chịu án 11 năm sau chấn song vì tội trốn thuế.
Một trong số "kiến trúc sư" chính của hệ thống mafia Mỹ
Ảnh: Wikipedia
Charles "Lucky" Luciano giàu lên nhờ buôn bán rượu lậu. Ảnh: Wikipedia
Charles "Lucky" Luciano (1897- 1962) là một trùm mafia Italy. Ông ta còn là "bố già" của nghiệp đoàn tội phạm quốc gia và là kẻ cầm đầu đường dây buôn ma túy xuyên quốc gia trong thời chiến tranh. Lên 10 tuổi, Luciano theo gia đình di cư sang Mỹ và sinh sống tại một khu phố người Italy ở thành phố New York.
Ở tuổi đó, Luciano đã bắt đầu kiếm tiền bằng việc bắt những đứa trẻ khác trả phí vì đã "bảo vệ chúng". Trong một cuộc tranh chấp, Luciano đã gặp Meyer Lansky, kẻ sau này đã trở thành cộng sự đắc lực của y. Hai người nhanh chóng lôi kéo thêm nhiều đứa trẻ gốc Italy cùng tuổi khác lập nên một băng nhóm nhỏ để cạnh tranh việc trộm cắp vặt, đánh nhau với các băng nhóm khác.
Năm 1916, Luciano gia nhập Five Point Gangs, băng nhóm dính líu tới những vụ sát nhân. Bằng khả năng tổ chức tài tình và hợp lý, Luciano đã luôn cố gắng kế hoạch hóa mọi phi vụ phạm pháp. Với cộng sự đắc lực gồm Costello lo phần mua chuộc quan chức và cảnh sát, Meyer - bộ óc tính toán thiên tài và Siegel - lạnh lùng trong các cuộc chiến ẩu đả, Luciano đã tạo ra một bộ máy tội phạm sơ khai của thế kỷ 20.
Cùng với luật cấm rượu của Mỹ, tổ chức này giàu lên nhờ buôn bán rượu lậu. Luciano chính là một trong những "kiến trúc sư" chính của hệ thống mafia Mỹ.
Trùm ma túy "khát máu"
Ảnh:
Trùm Pablo Escobar nổi tiếng với khối tài sản lớn. Ảnh: Wikipedia
Pablo Escobar (1949 -1993) là một trùm buôn ma túy người Colombia. Danh tiếng Pablo nổi như cồn sau khi tham gia tổ chức buôn bán ma túy Medellin Cartel của Colombia. Cuộc đời Escobar xoay quanh mục đích duy nhất là làm ra và bảo vệ một núi tiền bằng mọi giá.
Băng đảng của tên này hối lộ các quan chức những lô hàng của chúng tuồn sang Mỹ một cách thông suốt. Chúng cũng sẵn sàng trừ khử những người không nhận tiền. Dưới trướng Escobar, tập đoàn Medellin Cartel là tổ chức đầu tiên sản xuất và phân phối cocaine ở quy mô công nghiệp, đưa Escobar trong vòng vài năm lên vị trí những người giàu nhất thế giới, với tổng tài sản gần 25 tỷ USD, theo Forbes.
Trong những năm 1980 và tới tận trước khi chết vào năm 1993, Pablo Escobar cùng tổ chức Medellin Cartel của gã đã vẽ ra một bức tranh đẫm máu ở Colombia. Riêng trong năm 1991, tỷ lệ giết người ở thành phố Medellin đã lên tới con số gây sốc là 381 vụ/100.000 dân. Trong năm đó, khoảng 7.500 người đã chết tại thành phố. Escobar đưa vào tầm ngắm các chính trị gia, cảnh sát, lực lượng an ninh, các nhà báo, các quan tòa trong cuộc chiến chống lại nhà nước.
Trùm xã hội đen mang phong cách Hollywood
Ảnh: content.time.com
Vẻ ngoài của trùm John Gotti luôn bóng bẩy hết mức có thể. Ảnh: Time
John Gotti là trùm mafia khét tiếng nhất nhì nước Mỹ. Y là người cuối cùng của giới xã hội đen mang phong cách thời trang lịch lãm Hollywood. Gotty trở thành tên đầu sỏ của gia đình tội phạm Gambino vào giữa thập niên 80. Giới chức Mỹ từng gọi Gotti là Tefon Don nhờ tài thoát án siêu hạng.
Gotti là một gã sát thủ máu lạnh, sẵn sàng làm mọi việc để đạt điều y muốn. Từng bị bắt vì tội trộm cắp trong những năm cuối thập niên 50, song phải đến năm 1969, John Gotti mới thực sự nếm mùi song sắt vì âm mưu cướp máy bay ở sân bay Kennedy, New York và bóc lịch 3 năm ở nhà tù liên bang Lewisburg, Pennsylvania.
Ra tù năm 1972, y gặp chuyện xui rủi khi cậu con trai chết trong một tai nạn xe năm 1980. Người láng giềng vô tình đâm vào con trai Gotti bị đàn em của y thủ tiêu ngay tức thì. Sau cái chết của cậu con trai, Gotti sa vào cờ bạc và có nhiều hành động liều lĩnh hơn. Những năm cuối thập niên 80, Gotti giành thắng lợi lớn ở 3 phiên tòa của tòa án liên bang. Cú hích này đưa y trở thành kẻ bất khả xâm phạm.
Cũng từ đây, Gotti thu hút sự chú ý của dư luận với diện mạo bóng bẩy, đầy học thức. Tuy nhiên, với quyết tâm đưa tên trùm xã hội đen vào đúng quỹ đạo, Cục điều tra Liên bang (FBI) đã thực hiện chiến dịch lớn, gài "rệp" vào tất cả những nơi tên trùm hay lui tới. Y bị kết án chung thân vào năm 1992 vì phạm 13 tội, gồm các vụ thanh toán nội bộ gia đình Gambino. Thụ án 10 năm, Gotti chết trong tù vì chứng ung thư vòm họng.
Hải Anh


Những nữ trùm xã hội đen khét tiếng nhất mọi thời đại


Hai phụ nữ trở thành trùm ma túy vì họ kết hôn với những nhân vật cộm cán trong giới xã hội đen, nhưng sau khi từ bỏ thế giới ngầm, họ trở thành người bình thường.
Gertrude Lythgoe, trùm buôn lậu rượu
Gertrude Lythgoe là một nữ trùm nổi danh trong Thời kỳ rượu lậu đầu thế kỷ XX ở Mỹ. Ảnh: Listverse
Gertrude Lythgoe là một nữ trùm nổi danh trong Thời kỳ rượu lậu đầu thế kỷ XX ở Mỹ. Ảnh: blogspot.com
Gertrude Lythgoe là một trong số ít phụ nữ tham gia vào đường dây buôn lậu rượu trong Thời kỳ rượu lậu (Prohibition) hồi đầu thế kỷ XX ở Mỹ. Theo History, lượng rượu dân Mỹ nhập khẩu từ Bahamas, một đảo quốc ở Tây Ấn, tăng từ 47.300 lít trong năm 1917 lên 950.000 lít năm 1923. Lythgoe đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng ấy.
Sự nghiệp buôn rượu lậu của Gertrude Lythgoe bắt đầu khi bà gặp một người xuất khẩu rượu ở London, Anh chuyên nhập khẩu rượu từ Nassau, thủ đô Bahamas, vào Mỹ. Lythgoe mở một quán rượu ở thành phố Nassau và thu lợi nhuận kếch sù.
Ban đầu, một số người nghi ngờ khả năng của Gertrude Lythgoe vì bà ta là phụ nữ. Tuy nhiên, bằng hiểu biết và sự nhạy bén trong kinh doanh, Lythgoe đã thành công. Người ta gọi bà là “Nữ hoàng Bahamas”.

Cuộc sống xa hoa của ‘vua bạc’ gốc Việt bị bắn ở Australia

Đến Australia từ thập niên 90 và không có người thân thích, Peter Tan Hoang trở thành nhân vật nổi bật ở các sòng bài lớn tại xứ chuột túi.
Một đối thủ cạnh tranh phạm sai lầm khi bôi nhọ tên tuổi Lythgoe và nói xấu về rượu của bà. Nữ trùm bắt cóc đối thủ từ một tiệm cắt tóc, dùng súng đe dọa giết hắn nếu còn phạm sai lầm. Sau đó, không ai dám phàn nàn về rượu của Lythgoe.
Cuối cùng, cảnh sát thành phố New Orleans, bang Louisiana, Mỹ, bắt Gertrude Lythgoe vì tội tiến hành 1.000 vụ buôn lậu rượu. Tuy nhiên, mức án nhanh chóng giảm. Sau đó, nữ trùm từ bỏ sự nghiệp, chuyển đến thành phố khác và qua đời ở tuổi 86.
Jemeker Thompson, trùm ma túy trở thành mục sư
Nữ trùm ma túy
Trùm ma túy Jemeker Thompson trở thành mục sư sau khi ngồi tù 15 năm. Ảnh: Connie Martinson
Hồi còn nhỏ, Jemeker Thompson, ở Mỹ, sống trong đói nghèo, thậm chí bị đuổi khỏi nhà. Nỗi sợ hãi và cảm giác tuyệt vọng đẩy bà vào con đường buôn bán ma túy.
Vì còn trẻ và thiếu kinh nghiệm, bà luôn gặp tình huống nguy hiểm. Sau đó, Thompson gặp Anthony Mosley, một người đàn ông lớn tuổi, và bắt đầu hoạt động dưới trướng ông ta. Họ kết hôn, có một đứa con trai và làm nên thành công lớn trong sự nghiệp buôn ma túy.
Nhờ nhanh chóng chuyển hướng sang loại ma túy mới, vợ chồng Mosley trở thành trùm lớn nhất ở thành phố Los Angeles. Do đó, kẻ thù của họ ngày càng nhiều. Một trong số đó bắn chết Mosley khi ông đang rửa xe. Dù đau buồn và cô đơn, Thompson vẫn tiếp tục buôn ma túy. Nữ trùm mở rộng đường dây ma túy ở thành phố Los Angeles và gặp một người đàn ông tự xưng là “Cheese”. Sau đó, cảnh sát bắt Cheese, hắn ta khai ra Jemeker Thompson.

10 phụ nữ tàn ác nhất trong lịch sử

Là một trong những nữ sát nhân hàng loạt khét tiếng nhất lịch sử nước Mỹ, Belle Gunness giết chồng, bạn trai và con ruột để chiếm đoạt tài sản, tiền bảo hiểm.
Không còn lựa chọn nào khác, Thompson chạy trốn. 5 năm sau, bà trở lại Los Angeles để tham dự lễ tốt nghiệp của con trai. Cảnh sát bắt bà tại buổi lễ. Sau khi sống trong tù 15 năm, bà tìm thấy bình yên trong tôn giáo. Sau khi ra tù, Thompson trở thành mục sư.
Thelma Wright, trùm ma túy trở thành diễn giả
Trùm ma túy Thelma Wright trở thành diễn giả vào cuối đời. Ảnh: Listverse
Trùm ma túy Thelma Wright trở thành diễn giả sau khi mãn hạn tù. Ảnh: The Washington Post
Thelma Wright chỉ là một cô gái Mỹ bình thường trước khi gặp người chồng tương lai Jackie Wright, một trùm ma túy ở thành phố Philadelphia. Họ yêu, kết hôn và sinh một con trai năm 1982.
Jackie quan hệ chặt chẽ với Black Mafia, một băng đảng đường phố đáng gờm với tội giết cảnh sát. Mối quan hệ đó khiến hắn trở thành một trùm ma túy quyền lực nhưng cũng tạo ra vô số kẻ thù nguy hiểm. Năm 1986, Jackie chết vì một viên đạn vào đầu. Thelma phải tự lo cho bản thân và con trai 4 tuổi. Tiếp quản sự nghiệp của chồng, bà trở thành nhà cung cấp ma túy chính ở Philadelphia. Nữ trùm thậm chí còn vận chuyển ma túy đến thành phố Los Angeles.
Vào thời điểm đỉnh cao, Thelma kiếm khoảng 400.000 USD/tháng. Thời đó, những người trong giới buôn ma túy rất tôn trọng bà ta. Họ gọi bà ta là “Cô chủ” hay “Nữ hoàng Pen”. Tháng 7/1991, cảnh sát bắt bà và đồng bọn trong một vụ đấu súng ở một hộp đêm ở Philadelphia, theo The Washington Post.
Cuối năm đó, một đối tác của Thelma sa lưới khi đang cố vận chuyển ma túy theo đường bưu điện. Nữ trùm nhận ra mối họa và chấm dứt việc buôn bán ma túy. Thelma sống lặng lẽ trong một thập kỷ trước khi xuất bản cuốn tự truyện về cuộc đời của bà ta.
Hiện tại, Thelma trở thành một diễn giả nhằm thuyết phục người khác không theo con đường ma túy. “Đó là con đường không có chiến thắng chỉ có hai lựa chọn: Chết hoặc vào tù”, bà khẳng định.
Trùm ma túy khét tiếng nhất ở châu Mỹ Latinh
Marllory Dadiana Chacon Rossell sở hữu khối tài sản khổng lồ. Ảnh: Bộ Tài chính Mỹ
Marllory Dadiana Chacon Rossell sở hữu khối tài sản khổng lồ. Ảnh: Bộ Tài chính Mỹ
Marllory Dadiana Chacon Rossell là một trong những người quyền lực nhất trong giới ma túy ở các nước châu Mỹ Latinh. Theo kết quả điều tra của cảnh sát, Rossell tham gia vào đường dây mà túy lớn nhất Trung Mỹ và hoạt động rửa tiền lớn nhất ở nước Guatemala. Nữ trùm thường xuyên vận chuyển hàng trăm kg ma túy từ Guatemala vào Mỹ. Tuy nhiên, mụ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực rửa tiền, thực hiện các giao dịch trị giá hàng chục triệu USD mỗi tháng, theo Elite Daily.
Nhằm che giấu số tiền bất chính, Chacon Rossell thành lập công ty xổ số tư nhân Bingoton Millionario. Quy mô và hoạt động của công ty khiến Văn phòng Kiểm soát Tài sản nước ngoài (OFAC) thuộc Bộ Tài chính Mỹ chú ý. Họ đưa Rossell vào danh sách Buôn lậu Ma túy Đặc biệt (SDNTs).

Độc chiêu giấu ma túy của tội phạm

Những tên tội phạm có thể nhét ma túy vào chai, trái cây, lon bia, chó để qua mặt cơ quan an ninh trong quá trình vận chuyển.
“Chacon Rossell là một nhân vật quan trọng trong đường dây buôn ma túy với những hoạt động buôn bán và mối quan hệ với các băng đảng ma túy Mexico. Bằng việc đưa Chacon vào danh sách, chúng tôi đã làm gián đoạn hệ thống tài chính tại Mỹ của mạng lưới các công ty hỗ trợ hoạt động bất hợp pháp của Chacon Rossell”, Trưởng văn phòng OFAC, Adam J. Szubin, cho biết.
Mỹ cũng áp dụng biện pháp trừng phạt từ Đạo luật Kingpin đối với nữ trùm. Tuy nhiên, họ không đủ bằng chứng để buộc tội Rossell và bà ta vẫn duy trì hoạt động đến ngày nay.
Kẻ buôn cần sa may mắn với sổ xố
Nữ trùm Charmaine Roman
Charmaine Roman sử dụng nhiều giấy tờ tùy thân với tên khác nhau. Ảnh: Văn phòng Cảnh sát trưởng hạt Orange
Charmaine Roman là một trùm ma túy ở Jamaica và là kẻ cầm đầu tổ chức buôn bán cần sa đã vận chuyển hàng tấn cần sa vào khu vực trung tâm bang Florida, Mỹ.
Sau khi kiếm hàng triệu USD, Roman bắt đầu hưởng thụ cuộc sống. Bà ta mua nhiều căn hộ và xe hơi sang trọng khiến các cơ quan điều tra chú ý. Tuy nhiên, Roman có lẽ là trùm ma túy may mắn nhất khi liên tục trúng xổ số với tổng giải thưởng lên tới 187.000 USD.
Theo chủ khách sạn Wynn và Casino ở thành phố Las Vegas, từ năm 2010 đến năm 2012, Roman gửi hàng triệu USD vào các sòng bài để rửa tiền. Việc này giúp bà ta thoát khỏi các cuộc điều tra. Tuy nhiên, không lâu sau đó, cảnh sát bắt Roman khi mụ đang thực hiện giao dịch 180 kg cần sa tại một bãi đỗ xe ở thành phố Orlando, bang Florida.
Vụ việc nằm trong hoạt động truy quét của cảnh sát, bắt 50 vụ, tịch thu 1.450 kg cần sa, khoản tiền mặt 200.000 USD và một số vũ khí. Tại thời điểm cảnh sát bắt Roman, mụ sử dụng một số hộ chiếu với tên khác nhau, 4 giấy phép lái xe do bang Florida cấp và nhiều thẻ an sinh xã hội. Chính quyền bối rối, bởi họ không thể xác định danh tính thật của Roman, theo Daily Mail.
Nguyễn Sương

Những nữ trùm xã hội đen khét tiếng nhất mọi thời đại (kỳ 2)


    Từ một bà nội trợ khiêm tốn, một phụ nữ ở Italy đã trở thành nữ trùm mafia và tham gia tất cả các hoạt động tống tiền, sản xuất tiền giả, buôn ma túy.
    Stephanie St. Clair, nữ trùm ma túy khét tiếng ở Harlem
    Stephanie St. Clair là một trùm ma túy nổi tiếng với biệt danh “Queenie”. Ảnh: Listverse
    Stephanie St. Clair là một trùm ma túy nổi tiếng với biệt danh “Queenie”. Ảnh: Listverse
    Stephanie St. Clair là một phụ nữ châu Phi gốc Pháp, nổi tiếng với biệt danh “Queenie”. Năm 1912, Clair di cư đến khu Harlem, thành phố New York, Mỹ. Năm 1922, bà dùng 10.000 USD mở tài khoản ngân hàng và gia nhập băng đảng đường phố 40 Tên cướp.
    Với tham vọng kiếm tiền, Clair tách khỏi 40 Tên cướp và lập băng đảng riêng. Trong vòng một năm, bà thu nạp 50 người, bao gồm huyền thoại xã hội đen ở Harlem, Bumpy Johnson. Năm 1923, tài sản của Stephanie St. Clair lên đến 500.000 USD – tính theo giá trị hiện nay là 6.750.000 USD. Tuy nhiên, khi thu nhập của bà đạt mức 200.000 USD/năm, thời kỳ buôn lậu rượu dần lụi tàn và suy thoái kinh tế diễn ra. Nhiều ông chủ ở New York bắt đầu thua lỗ và nhắm mục tiêu vào Clair. Tên cướp khét tiếng Hà Lan Schultz tiến hành những cuộc xung đột đẫm máu với băng đảng của Clair khiến khoảng 40 người thiệt mạng.
    Clair cho rằng cảnh sát chống lưng cho Schultz nên đã cáo buộc họ tội tham nhũng trên các tờ báo ở Harlem. Các nhà điều tra giận dữ và bắt nữ trùm. Trước khi ra tòa, Clair hối lộ các quan chức từng hợp tác với bà. Sự việc vỡ lở, chính quyền thành phố tước phù hiệu của một số cảnh sát, theo Blackpast.
    Cuối cùng, Queenie không còn đủ tài lực và nhân lực để chống lại tên cướp. Bà ta buộc phải ký thỏa thuận ngừng bắn, chuyển giao quyền kiểm soát phần lớn hoạt động vào toàn bộ lợi nhuận trong năm đó cho Schultz và mafia Italy. Điều này đồng nghĩa với việc Clair rút lui khỏi giới buôn ma túy.
    Raffela D’Alterio, từ bà nội trợ đến nữ trùm mafia
    Cảnh sát bắt nữ trùm Raffela D’Alterio, tịch thu tài sản có giá trị lên đến hàng triệu USD. Ảnh: EPA
    Cảnh sát bắt nữ trùm Raffela D’Alterio, tịch thu tài sản có giá trị lên đến hàng triệu USD. Ảnh: EPA
    Raffela D’Alterio là mẹ đỡ đầu của một trùm mafia Italy, kẻ đã lãnh đạo băng đảng mafia gia đình Camorra. Ban đầu, D’Alterio chỉ là một bà nội trợ khiêm tốn ở thành phố Naples, Italy. Năm 2006, sau khi chồng bà, Nicalo Pianese bị giết hại, D’Alterio bắt đầu tiếp quản các tổ chức tội phạm của chồng.
    Bà ta tham gia tất cả các hoạt động tống tiền, sản xuất tiền giả, buôn ma túy. Sau khi thoát chết từ một vụ đấu súng, D’Alterio nổi lên với biệt danh “Miconia” hay “The Big Female Kitten”, theo Huffingtonpost. Người ta đồn rằng bà ta dường như có 9 mạng.
    D’Alterio cũng tích cực đầu tư vào kinh doanh. Bà thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các phe phái trong băng đảng mafia Camorra trong lĩnh vực kinh doanh hàng giả, xử lý chất thải và xây dựng. Nhà chức trách Italy ước tính công ty của D’Alterio có doanh thu khoảng 218 tỷ USD/năm.
    Năm 2012, cảnh sát đột kích nhà các thành viên trong tổ chức D’Alterio. Họ bắt bà ta và 65 người khác vì tội vi phạm bản quyền nghiêm trọng. Ngoài ra, cảnh sát cũng tịch thu nhiều xe hơi và bất động sản với tổng trị giá lên đến 20 triệu USD.
    Rosetta Cutolo, nữ trùm quyền lực nhất mọi thời đại
    Rosetta Cutolo là một trong những nữ trùm quyền lực và giàu có nhất mọi thời đại. Ảnh: AFP/Getty Images
    Rosetta Cutolo là một trong những nữ trùm quyền lực và giàu có nhất mọi thời đại. Ảnh: AFP/Getty Images
    Sinh năm 1937, Rosetta Cutolo là em gái của cựu thủ lĩnh băng đảng mafia Cammora, Raffaele Cutolo, cũng là người đứng đầu tổ chức Nuova Commora (NCO). Khi cảnh sát bắt Raffaele, hắn cảm thấy Rosetta là người duy nhất đáng tin nên giao toàn bộ quyền kiểm soát gia đình tội phạm cho bà ta.
    Qua những buổi thăm tù, Rosetta hoàn thành các nhiệm vụ anh trai giao phó. Bà nhanh chóng trở thành đại diện của NCO và nắm giữ quyền lực đằng sau gia đình Cammora. Khi đàm phán giao dịch với một băng đảng ma túy ở Nam Mỹ, Rosetta cố cho nổ tung một đồn cảnh sát địa phương. Chi tiết này truyền cảm hứng cho nhà làm phim Corrista, bộ phim mô phỏng theo cuộc đời nữ trùm Cutolo.
    Với tổng tài sản lên tới hàng tỷ USD, NCO nắm giữ quyền lực ở mọi lĩnh vực, từ chính trị đến xử lý chất thải. Họ thậm chí nắm quyền kinh doanh quan trọng đối với các mặt hàng sữa, cá, cà phê ở Italy. Trong 15 năm, Rosetta Cutolo trở thành một trong những nữ trùm quyền lực nhất mọi thời đại. Bà ta rất thành công và hưởng thụ cuộc sống xa hoa trong một tòa lâu đài với 365 phòng.
    Năm 1981, cảnh sát tiến hành một cuộc vây quét lớn dẫn đến sự sụp đổ của Cutolo. Bà có thể đã lẻn vào một lối đi bí mật và trốn thoát trong 12 năm. Năm 1993, cảnh sát bắt bà ta tại một nơi ẩn náu. Rosetta Cutolo đầu hàng vì đã quá mệt mỏi với việc chạy trốn, theo Independent. Cảnh sát buộc người phụ nữ này tội dính líu đến mafia. Sau khi luật sư bào chữa giúp Rosetta thoát khỏi 9 tội danh giết người, tòa tuyên bà ta 9 năm tù. Sau đó, mức án của nữ trùm giảm xuống 5 năm.
    Maria Licciardi, trùm mại dâm tàn bạo
    Maria Licciardi là nữ trùm mại dâm tàn bạo. Ảnh: EPA
    Maria Licciardi là nữ trùm mại dâm tàn bạo. Ảnh: EPA
    Maria Licciardi, Italy, là em gái của người đồng sáng lập tổ chức Secondigliano Alliance (SA), Genaro Licciardi. Sau khi chồng và anh em bị sát hại, Maria Licciardi lên cầm quyền. Bằng khả năng lãnh đạo xuất chúng, bà giúp SA tránh thoát sự trừng phạt của pháp luật. Người ta gọi bà là “Chủ của Chủ”.
    Hoạt động chủ yếu của SA là tống tiền và buôn ma túy. Licciardi tập trung củng cố liên minh với gia tộc Lu Russo. Trước đó, SA có một quy luật bất thành văn cấm buôn bán cơ thể phụ nữ. Vì lợi nhuận to lớn, Licciardi bất chấp quy định của bang phái. Bà ép những phụ nữ mại dâm dùng thuốc 24/7 và ra tay sát hại khi họ không còn giá trị.
    Bởi vì Licciardi luôn đóng vai một người tốt bụng chuyên hỗ trợ việc làm cho người dân ở thành phố Naples, mọi người rất yêu quý bà và SA. Tuy nhiên, liên minh với gia tộc Lu Russo lại trở thành nguyên nhân thất bại. Năm 1999, sau một chuyến hàng heroin tinh khiết loại mạnh, nữ trùm lo sợ nó sẽ giết chết khách hàng và ảnh hưởng đến căn cơ của mình. Gia tộc Lu Russo, với lòng tham không đáy, tiếp tục phân phối heroin và giết 11 người chỉ trong một tháng, Abcnews đưa tin.
    Vụ việc khiến các nhà điều tra chú ý. Gia tộc Lu Russo phá vỡ liên minh, hai bên bắt đầu giao chiến bằng các vụ đánh bom và đấu súng trên đường phố. Sau khi hơn 20 người thiệt mạng, Licciardi bỏ trốn đến một nơi ẩn náu xa hoa.
    Cảm thấy áp lực từ các cuộc điều tra, nữ trùm ném bom văn phòng luật sư địa phương với hy vọng buộc họ dừng điều tra. Tuy nhiên, chính quyền kiên quyết truy quét. Hai năm sau, họ có thể tóm Licciardi với một số tội danh. Dù nữ trùm vào tù, nhiều người đoán rằng bà ta vẫn tiếp tục điều hành tổ chức SA.
    Griselda Blanco, trùm ma túy khát máu
    Griselda Blanco, trùm ma túy khát máu, dính líu đến hơn 200 vụ giết người. Ảnh: Magnolia Pictures
    Griselda Blanco, trùm ma túy khát máu, dính líu đến hơn 200 vụ giết người. Ảnh: Magnolia Pictures
    Năm 2006, Griselda Blanco, nữ trùm ma túy ở Mỹ, trở thành một biểu tượng quốc gia sau khi bộ phim tài liệu Cao bồi Cocaine công chiếu. Bộ phim lấy tư liệu từ cuộc sống và những cuộc giao dịch của Blanco trong băng đảng ma túy Medellin. Theo ước tính, trong những năm 80, bà ta kiếm khoảng 80 triệu USD mỗi tháng.
    Bà nổi tiếng là một nữ trùm khát máu. Năm 11 tuổi, Blanco trở thành kẻ sát nhân khi bắt cóc và giết hại một cậu bé vì gia đình nạn nhân không thể trả tiền chuộc. Bà thậm chí còn sát hại 3 ông chồng và nhận lấy biệt hiệu “Góa phụ Đen”. Trong cả cuộc đời, Blanco dính líu đến hơn 200 vụ giết người, theo Biography.
    Sau vụ Blanco giết các cháu gái của nhà cung cấp người Colombia, các thành viên trong Medellin chống lại bà ta. Cùng với đó, cảnh sát bắt đầu truy lùng nữ trùm vì các vụ giết người ở thành phố Miami, bang Florida. Blanco buộc phải chạy trốn. Năm 1985, cảnh sát tống bà vào tù vì liên quan đến 3 vụ giết người. Tuy nhiên, họ buộc phải thả bà ta vào năm 2004 vì những trục trặc trong quá trình truy tố. Các nhà chức trách trục xuất Blanco và Colombia, nơi bà bị bắn chết vào năm 2012.

    Những nữ trùm xã hội đen khét tiếng nhất mọi thời đại

    Hai phụ nữ trở thành trùm ma túy vì họ kết hôn với những nhân vật cộm cán trong giới xã hội đen, nhưng sau khi từ bỏ thế giới ngầm, họ trở thành người bình thường.
    Nguyễn Sương

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét