Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

MUÔN MẶT ĐỜI THƯỜNG 394

(ĐC sưu tầm trên NET)

Kiên quyết không cho phép các dự án không bảo đảm môi trường hoạt động


Thứ Sáu, 29/07/2016, 15:21:33

Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu chiều 29-7 tại Quốc hội. Ảnh: TUẤN HẢI.
NDĐT – Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày và phát biểu của Bộ trưởng Tài nguyên – Môi trường Trần Hồng Hà ngày 29-7 trước Quốc hội đều cho thấy, sau vụ Formosa xả thải gây nên sự cố môi trường biển miền Trung, Chính phủ và bộ chủ quản rút kinh nghiệm sâu sắc trong việc cấp phép đầu tư và đánh giá báo cáo tác động môi trường, kiên quyết không cho phép các dự án không bảo đảm môi trường hoạt động.
Kịp thời bồi thường thiệt hại cho người dân miền trung
Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2016, các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng cuối năm 2016 do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày thừa nhận việc hạn chế trong quản lý tài nguyên và môi trường, xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng do Dự án Formosa Hà Tĩnh gây ra. Hậu quả khiến đời sống một người dân nơi xảy ra sự cố môi trường gặp nhiều khó khăn.
Về sự cố môi trường biển tại bốn tỉnh miền trung, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt xác định nguyên nhân, đối tượng và có biện pháp khắc phục thiệt hại, hỗ trợ ổn định sản xuất và đời sống, bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, xử lý nghiêm các vi phạm.
Giải pháp Chính phủ đưa ra là hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho người dân ở vùng bị sự cố môi trường bị ảnh hưởng. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, các cấp, nhất là chính quyền địa phương trong thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường. Kiên quyết không cho phép các dự án không bảo đảm tiêu chuẩn môi trường được hoạt động. Kịp thời bồi thường thiệt hại cho người dân và khắc phục hậu quả sự cố môi trường tại ven biển bốn tỉnh miền trung.
Báo cáo thẩm tra do Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày cũng đề xuất, Chính phủ cần có giải pháp phục hồi môi trường bị ô nhiễm, hỗ trợ kịp thời và giám sát để doanh nghiệp, người dân khôi phục đánh bắt, nuôi trồng, tiêu thụ thủy sản, hải sản, chuyển đổi nghề nghiệp ở các tỉnh miền trung và hỗ trợ người dân vùng bị thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn và sự cố hải sản chết bất thường. Rà soát, kiểm tra các nguồn thải vào các lưu vực sông, quản lý, kiểm soát chặt chẽ môi trường sông, biển; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, các quy chuẩn về môi trường cho phù hợp với tình hình thực tế.
Formosa đã chuyển một nửa số tiền bồi thường
Chiều 29-7, báo cáo trước Quốc hội về sự cố môi trường biển miền trung, Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, tính đến ngày 28-7, phía Formosa đã chuyển số tiền bồi thường ban đầu 250 triệu USD, tức một nửa số tiền doanh nghiệp này cam kết bồi thường sau khi thừa nhận gây ra sự cố cá chết hàng loạt dọc biển miền trung. Các công việc bồi thường hỗ trợ người dân đã được Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành triển khai quyết liệt.
Bộ trưởng cho biết, Bộ Tài nguyên - Môi trường đã xử lý 53 sai phạm hành chính của Formosa, cùng đó, triển khai kế hoạch toàn diện để khắc phục vi phạm của doanh nghiệp này từ chuyển đổi công nghệ, hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải, nước thải, khí thải, đồng thời triển khai hồ chứa nước thải của và có hệ thống quan trắc trực tuyến... Việc đánh giá mức độ ô nhiễm sinh thái môi trường biển cũng đang được cơ quan chức năng tiến hành bài bản, hệ thống và khoa học và bước đầu đã có nguyên nhân.
Dự kiến, ngày 15-8, những kết quả ban đầu về đánh giá mức độ ô nhiễm sẽ được Hội đồng các nhà khoa học xem xét thông qua, trên cơ sở đó để bàn giải pháp cụ thể khắc phục ô nhiễm, phục hồi hệ sinh thái môi trường.
Ông Trần Hồng Hà cũng cho biết, Bộ Tài nguyên - Môi trường đang xây dựng dự án giám sát, quan trắc chất lượng môi trường biển trên toàn bộ các tỉnh miền trung, mở rộng ra Thanh Hóa và vào Đà Nẵng.
Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng, sau sự cố Formosa, cơ quan quản lý đã rút được nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý về tài nguyên môi trường, tiêu chuẩn, đánh giá báo cáo tác động môi trường (ĐTM), thanh tra, kiểm tra... đối với các dự án đầu tư có mức độ ảnh hưởng tới môi trường.
Về phía Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng cho biết đã sớm đề xuất Chính phủ có chính sách hỗ trợ trước mắt cho người dân bốn tỉnh miền trung và bổ sung sau đó. Hiện Thủ tướng giao Bộ này thực hiện hai đề án về hỗ trợ thiệt hại và phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản.
Sớm trả lại ngư trường cho dân bãi ngang miền trung
Người dân sống ở ven biển miền trung đang chịu ảnh hưởng nặng nề sau sự cố môi trường biển do Formosa gây ra. Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội ngày 29-7, nhiều đại biểu Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường tại bốn tỉnh miền trung, sớm trả lại ngư trường cho dân bãi ngang vùng biển này.
Đại biểu Trần Công Thuật (Quảng Bình) hoan nghênh Chính phủ đã tập trung chỉ đạo, nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, thủ phạm gây ra sự cố môi trường biển vừa rồi. Đồng thời đề nghị sớm thực hiện các quy định của Chính phủ về chính sách hỗ trợ cho nhân dân trong vùng trực tiếp bị thiệt hại và khu vực liên quan. Hiện nay một số chính sách này chưa đến được với địa phương và người dân. Cần nhanh chóng giải quyết những khó khăn của người dân về việc làm, về thu nhập, ổn định đời sống lâu dài một cách căn cơ để nhân dân yên tâm.
Đồng thời, làm rõ trách nhiệm quản lý nhà nước và xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân đã để xảy ra sự cố môi trường biển nghiêm trọng vừa qua, coi đây là bài học lớn và sâu sắc trong thu hút đầu tư, ứng phó với thảm họa môi trường và thiên tai trong phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững của đất nước.
“ Nhân dân và cử tri Quảng Bình mong muốn các cơ quan chức năng cần khẩn trương sớm làm rõ và trả lời khi nào đánh cá vùng lộng (tức là vùng gần bờ) được, khi nào bà con yên tâm ăn cá và hải sản được, khi nào môi trường biển an toàn được?”, đại biểu Trần Công Thuật nói.
Đồng tình với ý kiến của đại biểu Quảng Bình, đại biểu Hà Sỹ Đồng (Quảng Trị) cho biết đời sống, sản xuất, kinh doanh của người dân trên địa bàn bốn tỉnh miền trung bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các sản phẩm đánh bắt hải sản ven bờ và xa bờ đều khó tiêu thụ. Do đó, các tàu cá ở vùng biển bãi ngang, tàu khai thác gần bờ trong thời gian gần như nằm im hoàn toàn. Các hộ thu mua và kinh doanh hàng thủy, hải sản cũng như các dịch vụ hậu cần nghề cá không hoạt động được. Người dân không ra khơi bám biển, phải đi tìm việc làm khác để mưu sinh. Không chỉ ngư dân mà hoạt động dịch vụ du lịch của các khách sạn, nhà hàng, công ty lữ hành, các điểm kinh doanh ven biển cũng hoàn toàn bị ngưng trệ, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Lượng khách du lịch đến Quảng Trị giảm bằng 1/10 so với cùng kỳ năm 2015.
Đại biểu này đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương mở rộng đối tượng thống kê thiệt hại trên tất cả các lĩnh vực để hỗ trợ một cách thỏa đáng và công bằng. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương tổ chức giám sát chặt chẽ các hoạt động của công ty Formosa để bảo đảm việc sản xuất của công ty này không gây hậu quả về môi trường tương tự trong tương lai. Đồng thời, có biện pháp khôi phục lại hệ sinh thái ven bờ để sớm công bố, trả lại môi trường biển và ngư trường cho ngư dân đánh bắt, mưu sinh cũng nguồn hải sản đánh bắt tại khu vực này và việc tắm biển tại đây là an toàn với sức khỏe con người.
Theo đại biểu Phan Ngọc Thọ (Thừa Thiên - Huế), trong mục tiêu, nhiệm vụ tái cơ cấu kinh tế, tái cơ cấu nông nghiệp, cần đưa bốn tỉnh miền trung là khu vực ưu tiên cần tập trung nguồn lực, nhân lực để tạo sự chuyển biến trong sản xuất và đời sống cho trước mắt cũng như lâu dài. Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các ngành, địa phương liên quan giám sát và tích cực xử lý các cam kết của Fomosa trong việc thực hiện nghiêm túc pháp lệnh môi trường của Việt Nam, xem đây là một điển hình trong công tác kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng và hoạt động của các cơ sở kinh doanh, sản xuất có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao trên phạm vi toàn quốc.
THẢO LÊ

Hệ thống thông tin sân bay tại Việt Nam bị tấn công

Dân trí Khoảng 14h chiều nay (29/7), các màn hình thông tin thông báo chuyến bay ở sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất đã bị tin tặc (hacker) tấn công, trên màn hình đồng loạt hiện ra những dòng chữ Trung Quốc với nội dung xuyên tạc về biển Đông.

Hệ thống thông tin sân bay tại Việt Nam bị tấn công - Ảnh 1.
Trước sự cố sập mạng của Vietnam Airlines xảy ra 29/7, để đảm bảo an ninh an toàn trên các chuyến bay, việc làm thủ tục bay đã được triển khai theo hình thức thủ công bằng tay
Nguồn tin riêng của PV Dân trí cho biết, toàn bộ các màn hình hiển thị thông tin chuyến bay tại sảnh E, nhà ga quốc nội T1 bị tấn công. Những thông tin hiện ra trên màn hình là chữ Trung Quốc.
“Ngay khi phát hiện, tất cả các màn hình đã được tắt đi và kiểm soát chặt chẽ” - nguồn tin cho hay.
Trong khi đó, một nguồn tin đáng tin cậy cho biết, tại sân bay Tân Sơn Nhất sự cố nghiêm trọng hơn khi bị hacker tấn công 3 lần vào chiều nay. Cụ thể, 2 lần đầu trên màn hình hiện dòng chữ Trung Quốc với nội dung xuyên tạc, lần thứ 3 thì hệ thống thông tin bị đánh sập hệ thống.
Hệ thống thông tin dữ liệu chuyến bay của các hãng hàng không bị xáo trộn đồng loạt, thông tin hành khách bị lộ. Nhân viên đang phải làm thủ tục, xử lý danh sách khách hàng bằng tay.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Nhật - Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, phụ trách lĩnh vực hàng không - cho hay: “Hacker xâm nhập làm thay đổi giao diện màn hình hiển thị các thông tin về chuyến bay tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất, hiển thị một số quảng cáo và chữ Trung Quốc. Hacker không xâm nhập hệ thống tra cứu, đặt vé. Ngay khi phát hiện, toàn bộ màn hình thông tin bị xâm nhập đã được tắt”.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Nhật, hệ thống điều hành bay, an ninh của sân bay Tân Sơn Nhất và Nội Bài vẫn hoạt động bình thường. Sự cố không ảnh hưởng đến hoạt động khai thác bay và an ninh hàng không.
“Sự cố thông tin này đã được báo ngay tới Bộ Công an, hiện Bộ Công an đã vào cuộc xác minh làm rõ.” - Thứ trưởng Nhật khẳng đinh.
Hệ thống thông tin sân bay tại Việt Nam bị tấn công - Ảnh 2.
Trang mạng chính thức của Vietnam Airlines bị chiếm quyền domain và chuyển sang trang web xấu ở nước ngoài
Một nguồn tin khác cho biết thêm, trên màn hình thông báo chuyến bay tại Tân Sơn Nhất và Nội Bài xuất hiện hình ảnh và chữ Trung Quốc với nội dung xúc phạm Việt Nam và Philippines, xuyên tạc về biển Đông.
Nhà chức trách hàng không Việt Nam thông tin, tại 2 sân bay quốc tế này có âm thanh lạ được phát trong khoảng 4 phút, ngay khi phát hiện đã được tắt toàn bộ hệ thống âm thanh, màn hình. Sự cố được phát hiện và kiểm soát nhanh chóng.
Hiện nay, mọi hoạt động tại sân bay đã trở lại bình thường, nhưng để đảm bảo an ninh an toàn nên việc làm thủ tục bay theo hình thức thủ công bằng tay vẫn được duy trì.
Cũng ngay trong tối 29/7, đại diện cơ quan An ninh của Bộ Công an và các đơn vị hàng không sẽ họp khẩn để đánh giá tình hình sự cố đưa ra giải pháp xử lý, đồng thời điều tra làm rõ sự cố nghiêm trọng này.

Hệ thống thông tin sân bay tại Việt Nam bị tấn công - Ảnh 3.
Toàn bộ màn hình hiển thị thông tin chuyến bay tại sảnh E, nhà ga T1 Nội Bài bị hacker tấn công
Lúc 18h58, Vietnam Airlines phát đi thông tin chính thức liên quan đến sự cố xảy ra với hệ thống công nghệ thông tin của hãng.
Theo Vietnam Airlines, khoảng 16h, trang mạng chính thức của Vietnam Airlines đã bị chiếm quyền domain và chuyển sang trang web xấu ở nước ngoài. Đến 17h45, trang mạng đã được khôi phục và đang được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ.
“Ngoài ra, các hệ thống công nghệ thông tin và hệ thống dữ liệu của VNA bị tấn công đã được cô lập và kiểm soát. Các chuyên gia công nghệ thông tin của Trung tâm ứng cứu khẩn nguy quốc gia và Công ty FPT, VietTel đang tập trung hỗ trợ Vietnam Airlines để xử lý khắc phục” - đại diện Vietnam Airlines cho hay.
Hệ thống thông tin sân bay tại Việt Nam bị tấn công - Ảnh 4.
Vào khoảng 21h00 cùng ngày, mọi việc đã ổn định trở lại. Một số quầy tại sân bay Tâm Sơn Nhất đã thực hiện check in lại bằng máy, tuy nhiên vẫn còn duy trì việc làm thủ tục lên máy bay thủ công vẫn tiếp tục được thực hiện.


Tại sân bay quốc tế Đà Nẵng, tuy chưa xác định bị hacker tấn công như ở Nội Bài và Tân Sơn Nhất, nhưng khoảng từ 16h30 hệ thống mạng máy tính để làm thủ tục bị trục trặc, màn hình chập chờn, các dòng chữ hiện trên màn hình rất mờ.
Nhà chức trách sân bay Đà Nẵng đã cho hoạt động hệ thống thông tin và máy tính dự phòng để quản lý, điều hành sân bay, việc check-in làm thủ tục bay được thực hiện cả bằng máy tính và thủ công bằng tay.
Ngoài ra, trong hệ thống 21 cảng hàng không - sân bay trên cả nước thì nhiều sân bay bị cắt mạng internet, nhà chức trách phải kích hoạt hệ thống mạng dự phòng, các hãng hàng không phải chuyển sang làm thủ tục bằng tay để kiểm soát mạng và duy trì an ninh.
Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc đã đóng cửa hoàn toàn hệ thống check-in chuyến bay ngay từ chiều cùng ngày. Hệ thống mạng và đường truyền dữ liệu đã được bị cắt,vì vậy thủ tục bay phải thực hiện bằng tay.
Đến 19h45, nguồn tin của PV Dân trí cho biết, trên cả nước có 2 sân bay quốc tế phải đóng của hoàn toàn hệ thống check - in là Tân Sơn Nhất và Phú Quốc. Do phải làm thủ tục thủ công nên các chuyến bay bị chậm trung bình từ 50-60 phút.
Đặc biệt, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất xảy ra sự cố đúng vào thời điểm hoạt động cao điểm buổi chiều nên các chuyến bay bị chậm hàng loạt, hành khách vật vờ chờ đợi tại sân bay.
Hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines khẳng định đang triển khai các phương án dự phòng chủ động, tăng cường kiểm soát hành khách tại sân bay đảm bảo hoạt động khai thác bình thường.
20h, nhà chức trách hàng không Việt Nam và Bộ Công an đang họp tại Nội Bài, phân tích tình hình và đưa ra các giải pháp ứng phó với sự cố nghiêm trọng.
20h10, Vietnam Airlines cho biết đang triển khai các phương án dự phòng chủ động, phối hợp với an ninh sân bay tăng cường kiểm soát hành khách tại sân bay đảm bảo hoạt động khai thác an toàn và thực hiện các biện pháp cần thiết đảm bảo lợi ích cho khách hàng. Hãng khuyến nghị hành khách nên ra sân bay sớm hơn thường lệ để làm thủ tục lên tàu bay.
Liên quan đến dữ liệu của Hội viên chương trình Bông sen vàng, Vietnam Airlines bước đầu đã kiểm soát toàn bộ dữ liệu và sẽ triển khai các biện pháp đảm bảo tốt nhất lợi ích cho hội viên. Vietnam Airlines đã đề nghị các hội viên vui lòng thay đổi ngay mật khẩu của tài khoản bông sen vàng sau khi hệ thống được khắc phục.
Hệ thống thông tin sân bay tại Việt Nam bị tấn công - Ảnh 5.
tai
Hệ thống thông tin sân bay tại Việt Nam bị tấn công - Ảnh 6.
Các quầy của Vietnam Airlines và VietjetAir vẫn làm thủ tục cho hành khách bình thường. (Ảnh: Đình Thảo)
20h18, Cục Hàng không Việt Nam phát đi thông tin tái khẳng định việc một số khu vực quầy làm thủ tục hàng không tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất và và Nội Bài đã bị tin tặc tấn công chiều 29/7.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, việc tin tặc tấn công làm gián đoạn thời gian check-in của hành khách, quy trình làm thủ tục check-in thủ công phải thực hiện thay cho hệ thống điện tử, việc này đã gây ra chậm chuyến bay cho một số hành khách.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, Cảng vụ hàng không miền Nam và Cảng vụ hàng không miền Bắc đã thông báo cho Cục An ninh kinh tế tổng hợp - Bộ Công an (A85) để phối hợp xử lý.
"Cục Hàng không Việt Nam phối hợp với Văn phòng thường trực Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia đã chỉ đạo các cảng hàng không, cảng vụ hàng không tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát an ninh hàng không, đặc biệt là các khu vực có màn hình tivi; rà soát, kiểm tra các khu vực nhạy cảm, tăng cường các khu vực tập trung đông hành khách nhằm ngăn chặn vụ việc tương tự" - Cục Hàng không Việt Nam nhấn mạnh.
Tiếp tục cập nhật…
Khi tấn công trang mạng chính thức của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), hacker để lại thông tin khẳng định nhóm 1937CN đã thực hiện vụ tấn công này. Đây là hình thức thâm nhập máy chủ lưu trữ và thay đổi nội dung trang chủ.
Theo tìm hiểu, 1937CN là nhóm tin tặc thường xuyên tấn công mạng rất nhiều website doanh nghiệp và tổ chức tại Việt Nam.
Các chuyên gia an ninh mạng cho rằng nhóm tin tặc khai thác vào yếu tố xài phần mềm Microsoft Office lậu (bản crack) chưa được cập nhật các bản vá lỗi mới nhất từ Microsoft rất phổ biến tại Việt Nam. Theo đó, người dùng sử dụng Microsoft không có bản quyền khi tải file này về sẽ trở thành nạn nhân mới của nhóm hacker này.
Tháng 6/2015, Diễn đàn an ninh mạng WhiteHat của Công ty Bkav công bố hơn 1.200 website của Việt Nam và Philippines đã bị tấn công chỉ trong hai ngày cuối tháng 5-2015 do nhóm 1937CN thực hiện, trong đó có 15 website của cơ quan chính phủ tên miền gov.vn và 50 website giáo dục edu.vn.

Cảng hàng không Phú Quốc ngắt hệ thống mạng… để bảo đảm an toàn
Khoảng 16 giờ chiều, Hệ thống mạng sân bay Quốc tế Phú Quốc bị rớt mạng khoảng 2 phút. Sau đó, tổ công nghệ của sân bay chủ động ngắt hết hệ thống mạng, chuyển qua sài mạng nội bộ để đảm bảo an toàn.
Một nguồn tin từ sân bay Phú Quốc cho biết, khoảng thời gian nêu trên, hệ thống mạng bị rớt khoảng 2 phút. Lúc này Lãnh đạo sân bay cũng nắm được tình hình nên thông báo đến tổ công nghệ sân bay và chủ động ngắt hệ thống mạng để đảm bảo an toàn.
Trước thời gian hệ thống mạng bị rớt, tại sân bay Phú Quốc không xuất hiện hình ảnh và âm thanh lạ. Hiện tại, theo ghi nhận của PV tất các màn hình ở sân bay hoạt động, hiện thị những thông tin đến các chuyến bay và những quy định về hành khách như thường ngày. Hệ thống loa chỉ phát lên những thông tin mời hành khách đến làm thủ tục và những lời xin lỗi vì những chuyến bay bị chậm trễ.
Hiện nhân viên cảng hàng không quốc tế Phú quốc vẫn làm thủ tục bay cho hành khách bằng thủ công
Theo lãnh đạo sân bay Phú Quốc cho biết, tối nay vẫn còn một số chuyến bay cất cánh, các nhân viên ở đây vẫn đang làm thủ tục cho khách bằng cách thủ công. Mọi dữ liệu hành khách đều được lưu vào máy tính, sau đó chép sang USB để chuyển cho các hãng.
Một điều hành sân bay thông tin, do làm thủ tục thủ công nên có việc đưa khách ra tàu bay chậm đôi chút nên có một chuyến bay bị trễ. Ngoài ra, tính đến thời ddiemr hiện tại không có chuyến bay nào bị hủy.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Huỳnh Quang Hưng - Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Quốc cho biết, theo báo cáo từ sân bay Phú Quốc hiện tại mọi việc đã trở lại bình thường. Lãnh đạo sân bay đã tăng cường nhân viên, phục vụ công tác làm thủ tục để hành khách không đợi quá lâu và ảnh hưởng đến giờ bay.
Nguyễn Hành
Châu Như Quỳnh

Ông Võ Kim Cự không được tham gia giám sát Formosa

Việc ông Võ Kim Cự (nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh, đại biểu Quốc hội khoá 14) được phê chuẩn làm thành viên Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội là "điều đương nhiên", nhưng ông này sẽ không được tham gia các hoạt động giám sát Formosa.

Chiều 29/7, trong cuộc họp báo kết thúc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá 14, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã nhận được nhiều câu hỏi về sự cố môi trường biển miền Trung và trách nhiệm của ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh.
Về việc vì sao Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn ông Võ Kim Cự làm thành viên Uỷ ban kinh tế của Quốc hội, trong bối cảnh dư luận đang đặt ra nhiều câu hỏi về trách nhiệm của ông này liên quan đến dự án của Formosa Hà Tĩnh, ông Phúc giải thích theo Luật Tổ chức Quốc hội thì đại biểu có quyền đăng ký vào bất kỳ Uỷ ban nào nếu thấy phù hợp. “Ông Cự có bằng Cử nhân tài chính kinh tế, bằng Thạc sĩ về quản trị kinh doanh, nên tham gia vào Uỷ ban Kinh tế là phù hợp và bình thường”, Tổng thư ký Quốc hội nói.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho hay, việc giám sát môi trường đối với Formosa đã được giao cho Uỷ ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội. Cuối tháng 7, Uỷ ban Khoa học sẽ cử đoàn vào Hà Tĩnh triển khai công việc, sau đó báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội kết quả hoạt động giám sát ban đầu.
Qua quá trình giám sát của Uỷ ban Khoa học công nghệ môi trường nếu có phát hiện vấn đề sai phạm về kinh tế, thì đương nhiên Uỷ ban Kinh tế sẽ tham gia giám sát. "Tuy nhiên, chắc chắn ông Võ Kim Cự sẽ không tham gia vào thành phần giám sát của Uỷ ban Kinh tế để đảm bảo tính khách quan, công bằng”, ông Phúc khẳng định.
ong-vo-kim-cu-khong-duoc-tham-gia-giam-sat-formosa
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc. Ảnh: V.V.T
Báo giới nêu câu hỏi: Việc Quốc hội không giám sát chuyên đề đối với Formosa mà lại giao cho một cơ quan của Quốc hội là Uỷ ban Khoa học thì có coi nhẹ vấn đề không? Ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, các Uỷ ban Quốc hội có đầy đủ chức năng, chuyên môn để kiểm tra, giám sát các vấn đề quan trọng. Việc lựa chọn và giao cho một Uỷ ban của Quốc hội giám sát Formosa đã qua quy trình chặt chẽ.
"Giao cho một Uỷ ban chuyên môn, trong điều kiện hiện nay, là hoàn toàn có thể tin tưởng ở kết quả giám sát chính xác, khách quan. Dựa trên kết quả giám sát của Uỷ ban Khoa học, Quốc hội sẽ xem xét và chỉ đạo cụ thể tiếp theo", Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chia sẻ, đồng thời nhấn mạnh không có chuyện Quốc hội xem nhẹ sự cố Formosa.
“Formosa là bài học đắt giá, không thể để các dự án đầu tư nước ngoài sau Formosa tái diễn thảm hoạ ô nhiễm môi trường”, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc bình luận thêm.
Trong phiên làm việc chiều 27/7, Quốc hội thông qua nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2017. Theo đó, Quốc hội sẽ giám sát 2 chuyên đề: "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011- 2016" và " Việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016". Bên cạnh đó, Thường vụ Quốc hội đã giao cho Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường trực tiếp giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường khu công nghiệp và khu kinh tế ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, trong đó có hoạt động của Formosa Hà Tĩnh, báo cáo kết quả cho Quốc hội.
Hiện tượng cá chết hàng loạt khởi nguồn từ một số lồng nuôi cá bè gần khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), sau đó lan đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế. Cuối tháng 6, Formosa Hà Tĩnh đã thừa nhận là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự cố môi trường biển, cam kết bồi thường 500 triệu USD.
Ông Võ Kim Cự hiện là Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam, đại biểu Quốc hội khoá 14. Ông Cự từng giữ các cương vị lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh như Phó chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Bí thư Tỉnh uỷ,... trong giai đoạn Formosa xin đầu tư và triển khai dự án tại tỉnh này.
Võ Hải

Xe chở sắt lao xuống vực, 3 người tử vong

(NLĐO) - Một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra trên Quốc lộ 19C, đoạn qua xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) làm 3 người tử vong tại chỗ.

Chiều 29-7, Ban An toàn giao thông tỉnh Phú Yên cho biết đã đến hiện trường, hỗ trợ và động viên các gia đình bị nạn mỗi gia đình 2 triệu đồng để lo hậu sự.
Trước đó, sáng cùng ngày, xe tải BKS 77C-105.71 chở hơn 20 tấn sắt làm vật liệu xây dựng lưu hành theo hướng Nam - Bắc, khi đến khúc cua gấp trên Quốc lộ 19C, thuộc thôn Suối Mây, xã Xuân Phước đã bất ngờ lao về phía lề phải rồi rơi xuống vực sâu khoảng 10 m so với mặt đường. Bên dưới là ruộng mía của người dân.

Hiện trường vụ tai nạn (Ảnh: Đào Tiên)
Hiện trường vụ tai nạn (Ảnh: Đào Tiên)

Vụ tai nạn đã làm 3 người quê Bình Định ngồi trên xe là Lê Văn Phúc (sinh năm 1982, trú ở thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước), Đặng Văn Hào (sinh năm 1993, trú ở xã Canh Thuận, huyện Vân Canh) và Hồ Kỳ Nam (sinh năm 1990, trú phường Trần Quang Diệu, TP Quy Nhơn) tử vong tại chỗ. Trong số này có tài xế xe.
Tại hiện trường, sắt vật liệu chở trên xe đổ ngổn ngang, chiếc xe bị hư hỏng nặng.
Theo những người dân địa phương, nhiều khả năng chiếc xe bị mất thắng, tài xế ôm không hết cua nên lao xuống vực.
H. Ánh

Nguyên Bí thư Hậu Giang: 'Ông Trịnh Xuân Thanh chạy ai, chạy bao nhiêu?'

Trần tình về vụ ông Trịnh Xuân Thanh, Nguyên Bí thư Hậu Giang nói muốn làm cho rõ nhất là việc dư luận nói có tiêu cực, chạy chọt.

“Trong Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hậu Giang, chắc chắn, ít có đồng chí nào hiểu đồng chí Trịnh Xuân Thanh nhiều như tôi.” và “Tôi muốn làm cho rõ, nhất là chỗ dư luận nói có tiêu cực, chạy chọt. Ông Thanh “chạy” Hậu Giang là chạy ai và “chạy” bao nhiêu?” – đó là những trần tình của ông Huỳnh Minh Chắc, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Hậu Giang khi trả lời phỏng vấn của phóng viên VOV về vụ ông Trịnh Xuân Thanh.


nguyen bi thu hau giang muon lam ro ong trinh xuan thanh da

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Huỳnh Minh Chắc trả lời phỏng vấn của VOV

Chỉ Bộ Công thương và Hậu Giang thực hiện việc luân chuyển ông Trịnh Xuân Thanh?
Chỉ căn cứ vào Văn bản của Hậu Giang, ông Vũ Huy Hoàng đã ký Quyết định thuyên chuyển ông Trịnh Xuân Thanh. Còn Hậu Giang cũng chỉ căn cứ vào Quyết định thuyên chuyển của Bộ Công thương để ra Quyết định tiếp nhận cán bộ. Vì sao trong các Quyết định trên không có các căn cứ của Ban Tổ chức Trung ương hay Bộ Nội vụ, thưa ông?
Ban Tổ chức Trung ương đã ký Văn bản số 6149 gửi cho Hậu Giang với nội dung: Tỉnh uỷ Hậu Giang được tăng thêm 1 Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 từ nguồn nhân sự theo nhu cầu của tỉnh tại Văn bản số 766. Ý thứ 2 trong văn bản 6149, đó là: Đề nghị Hậu Giang trao đổi với Ban Tổ chức Trung ương để thống nhất lựa chọn nhân sự, bảo đảm đúng tinh thần Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư trước khi trình HĐND bầu.
Trong Công văn số 776, tôi xin đồng chí Trịnh Xuân Thanh. Nếu anh đồng ý với Công văn 766 này, có nghĩa là anh đồng ý với đề nghị của Hậu Giang. Còn việc phối hợp trao đổi, địa phương sẵn sàng làm điều này và tôi đã chủ động làm vấn đề này.
Tôi thấy có cái gì đó mập mờ, không rõ.
Ông Huỳnh Minh Chánh
Thời gian xin đồng chí Trịnh Xuân Thanh không phải ngắn, từ 2011 cho đến 2015. Tôi thấy có cái gì đó mập mờ, không rõ.
Ông thấy “mập mờ”, “không rõ” ở vấn đề nào, trong những văn bản nào?
Sau khi đồng chí Lê Hồng Tịnh về Trung ương, Hậu Giang rất cần một Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách công nghiệp. Ban Thường vụ Tỉnh ủy thống nhất giao đồng chí Trần Công Chánh, Chủ tịch UBND tỉnh ký một số văn bản gửi Bộ Nội vụ và Chính phủ, gồm: Văn bản ngày 20/9/2011; 4/6/2012 và 10/7/1012. Chúng tôi đã đề nghị bầu cử bổ sung đồng chí Bùi Văn Dũng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Giám đốc Sở Nội vụ, giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Cả 3 Văn bản này, Chính phủ và Bộ Nội vụ đều không trả lời.
Ngày 17/10/2013, sau khi trao đổi trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, tôi ký Văn bản số 766 gửi Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Công thương xin bổ sung một cán bộ. Tôi ghi rõ là đồng chí Trịnh Xuân Thanh.
Ngày 14/1/2014, Ban Tổ chức Trung ương trả lời bằng Công văn số 6119, sau đó là Công văn số 6149. Hai văn bản này có một điểm tôi hơi băn khoăn. Giữa công văn 6119 và 6149 chỉ cách nhau mấy ngày, nhưng nơi gửi có thay đổi. Văn bản thứ 2 không gửi đồng chí Trưởng Ban Tổ chức Trung ương. Vì sao có sự thay đổi này?
Ban Tổ chức Trung ương không tham gia vào việc này, rồi đồng chí này không phải dạng luân chuyển,.v.v…Vậy tại sao Ban Tổ chức Trung ương đồng ý cho đồng chí Trịnh Xuân Thanh vào Ban Chấp hành Tỉnh ủy? Ban Tổ chức Trung ương đề nghị Bộ Chính trị phê duyệt kết quả Đại hội của Hậu Giang; trong đó, có đồng chí Trịnh Xuân Thanh. Văn bản tôi còn giữ đây.
Tôi hỏi mấy anh, như vậy, chuyện này có phải chỉ giữa Bộ Công thương và Tỉnh ủy Hậu Giang làm không?
Video: Ông Võ Kim Cự nói về trách nhiệm liên quan đến Formosa
Nhưng khi nhận Quyết định của Bộ Công thương thuyên chuyển ông Trịnh Xuân Thanh về Hậu Giang, Ban Thường trực, rồi Thường vụ Tỉnh uỷ Hậu Giang không nhận ra khiếm khuyết gì hay sao, bởi luân chuyển cán bộ cấp này không thuộc thẩm quyền của Bộ Công thương?
Chúng tôi rất áy náy về việc này. Nên Thường trực Tỉnh uỷ Hậu Giang chỉ đạo đồng chí Huỳnh Thanh Tạo, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ đăng ký gặp Ban Tổ chức Trung ương hỏi lại vấn đề này. Lúc đó, đồng chí Tạo gặp đồng chí Nguyễn Hoàng Việt, Phó Ban Tổ chức Trung ương phụ trách phía Nam. Đồng chí này cho rằng, vì không phải là cán bộ luân chuyển mà là cán bộ thuyên chuyển nên việc nhận và phân công nhiệm vụ do Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang quyết định. Sau đó, chúng tôi về làm các quy trình tiếp theo, bầu Phó Chủ tịch, đề nghị phê chuẩn, đề nghị bổ sung vào cấp ủy.
Đồng chí Trịnh Xuân Thanh không phải là cán bộ luân chuyển, không có trong danh sách của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Công tác này Trung ương biết, chứ chúng tôi làm sao biết đồng chí đó có trong danh sách hay không. Tôi có nằm trong Bộ Chính trị hay Ban Bí thư đâu mà biết được.
Còn về thẩm quyền ký văn bản của anh Vũ Huy Hoàng thuyên chuyển đồng chí Trịnh Xuân Thanh về Hậu Giang, đó là việc của Bộ Công thương. Tôi cũng đinh ninh, khi anh Hoàng ký văn bản này, đã có ý kiến của Ban Tổ chức và Chính phủ rồi.
Tất cả những văn bản chúng tôi gửi Bộ Công thương đều gửi cho Ban Tổ chức. Bộ Công thương gửi thông báo cho Hậu Giang, cũng đều gửi cho Ban Tổ chức. Đáng nhẽ, các anh ấy thấy việc đó giữa Bộ Công thương và Hậu Giang là sai nguyên tắc, mấy anh cũng cho ý kiến, nhắc nhở. Mấy anh không có ý kiến gì nên chúng tôi cho rằng vậy là xong rồi.
"Không ai biết rõ ông Trịnh Xuân Thanh hơn tôi!"
Mối quan hệ giữa ông với ông Trịnh Xuân Thanh như thế nào trước khi Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hậu Giang xin bổ sung?
Tôi biết đồng chí Trịnh Xuân Thanh hồi còn làm Chánh Văn phòng Tập Đoàn Dầu khí. Đồng chí này vào Hậu Giang dự Lễ khởi công cở sở hạ tầng dùng chung của Nhà máy Nhiệt điện Hậu Giang, đó là lần thứ nhất.
Lần thứ 2 là dịp khởi công khu tái định cư của Hậu Giang, lúc đó, đồng chí Trịnh Xuân Thanh là Chánh Văn phòng của Bộ Công thương. Dần dần, mình tìm hiểu qua các đồng chí ở trên Trung ương, rồi các đồng chí bạn bè quen thân, kể cả đồng chí Tịnh.
Trước đây, đồng chí Tịnh cũng là người ở Tập đoàn Dầu khí Quốc gia về làm Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Trên cơ sở đó, tôi đặt vấn đề với Thường trực, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Tôi là người đề xuất với Thường trực, Ban thường vụ.
Tôi đi họp Quốc Hội, họp Trung ương, tôi cũng có nhiều thông tin, nhưng rất tiếc, việc làm ăn thua lỗ ở Tập đoàn Dầu khí, tôi không được nghe ai nói. Thành ra, mình có chủ quan.
Ông Huỳnh Minh Chánh
Tôi đi họp Quốc Hội, họp Trung ương, tôi cũng có nhiều thông tin, nhưng rất tiếc, việc làm ăn thua lỗ ở Tập đoàn Dầu khí, tôi không được nghe ai nói. Thành ra, mình có chủ quan.
Khi có nhu cầu một Phó Chủ tịch tỉnh phụ trách mảng công nghiệp, ông đã xin đích danh ông Trịnh Xuân Thanh. Tại sao ông xin đích danh, có lợi ích nhóm trong việc đó không?
Việc xin đích danh là như thế này. Nhiều người cũng nói, tại sao lại xin anh A, B. Người ta suy diễn, chắc ông này chạy chọt chỗ mình nên mình xin đích danh. Ngay từ đầu, tôi nói với các đồng chí rằng, cả 3 văn bản chúng tôi xin người địa phương nhưng Chính phủ không trả lời.
Sau đó, tôi ký văn bản đó, bởi Hậu Giang có nhà máy điện, khu công nghiệp có nhiều nhà máy lớn muốn có một đồng chí hiểu biết về lĩnh vực công nghiệp. Và qua tham khảo ý kiến anh em, thì các đồng chí giới thiệu, cung cấp thông tin về anh Trịnh Xuân Thanh. Tôi xin đích danh là để phục vụ nhu cầu của địa phương. Chỗ này không có động cơ gì khác ngoài để quản lý, điều hành các nhà máy này.
"Phương pháp tôi làm không chặt chẽ, sai"
- Về nguyên tắc, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ phải họp để cho ý kiến về nhân sự mới này. Nhưng Ban Thường vụ không họp. Phải chăng ông muốn tạo ra một chuyện đã rồi và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ phải chấp nhận?
Tôi cũng nói thật với các đồng chí, bây giờ, các đồng chí đặt vấn đề tại sao không họp Thường vụ. Trong Ban Thường vụ, hiểu đồng chí Trịnh Xuân Thanh, chắc chắn, ít có đồng chí nào hiểu nhiều như tôi. Dù có họp đi nữa thì khi tôi nêu ý kiến, chắc chắn ban Thường vụ cũng đồng ý thôi.
Nhưng phương pháp tôi làm không chặt chẽ, sai. Phê bình chuyện đó, tôi chấp nhận. Mình nghĩ họp cũng thế thôi vì cho rằng anh em không nắm được chuyện này bao nhiêu. Mình bị khuyết điểm chỗ này. Tôi đã làm bản tự kiểm, nêu đầy đủ hết rồi.
Bản kiểm điểm đó có những nội dung gì, thưa ông?
Một là: Xin đồng chí Trịnh Xuân Thanh, không chỉ đạo cho cơ quan chuyên môn thẩm định; làm rõ lý lịch đồng chí Thanh, ưu điểm, khuyết điểm.   
Thứ 2: Không họp Ban thường vụ để báo cáo với Ban thường vụ về đồng chí Thanh; Tiểu sử thế nào, ưu điểm, khuyết điểm thế nào để Ban thường vụ bàn bạc cho ý kiến trước khi ký văn bản, ký văn bản rồi mới xin ý kiến.
Hai nội dung đó thuộc về cá nhân tôi. Nhưng thực sự, việc thẩm định hồ sơ rất khó. Một quá trình, từ 2009 đến 2011, đồng chí Trịnh Xuân Thanh ở Tập Đoàn Dầu khí, về Bộ Công thương làm Phó Chánh Văn phòng, rồi Chánh Văn Phòng, được quy hoạch chức danh Thứ trưởng Bộ Công thương,.v.v…
Thứ hai, nhận xét của Bộ Công thương gửi tôi lúc đó cũng ngon lành, chẳng có khuyết điểm gì hết. Những năm 2009, 2010, 2011, đơn vị đồng chí này lãnh đạo nhận 2 Huân chương Lao động, rồi Anh hùng Lao động; không nghe ai tố cáo, không nghe báo chí đưa tin; về Hậu Giang cũng êm ru làm Phó Chủ tịch, vô Tỉnh ủy, thành ra mình chủ quan.
 “Tôi trách nhiệm đến đâu, xin xử lý đến đấy”
Vụ việc của ông Trịnh Xuân Thanh, được Tổng Bí thư trực tiếp chỉ đạo, cho thấy rõ quyết tâm chống tham nhũng của Đảng và việc xử lý vi phạm là không có vùng cấm, không loại trừ một cá nhân nào. Ông có suy nghĩ gì trong những ngày qua?
Tôi nói thật các đồng chí, tôi rất vô tư, rất thanh thản, rất mong muốn làm việc này cho rõ để không những người dân, Đảng bộ Hậu Giang và Nhân dân cả nước hiểu được đúng, sai. Bây giờ, rõ ràng, ai muốn nghĩ sao cũng được! Ông Thanh về Hậu Giang lo lót cho ông Chắc 5 - 10 tỷ hay 20 tỷ gì đó cũng không chừng? Hoặc lo cho Bộ Công thương hoặc lo lót cho ai đó. Tôi nói thí dụ như vậy. Nếu kiểm tra ra, điều tra ra, ai là người tiêu cực; ai chạy, ai nhận; lúc đó, phán quyết theo pháp luật, theo quy định của Đảng.
Tôi rất vô tư, rất thẳng thắn, rất trách nhiệm. Nếu sai, sẵn sàng nhận, công tâm khách quan như Tổng Bí thư chỉ đạo. Tôi khuyết điểm đến đâu, xử đến đó. Tôi muốn làm cho rõ, nhất là chỗ dư luận nói có tiêu cực, chạy chọt. Ông Thanh “chạy” Hậu Giang là chạy ai? “Chạy” bao nhiêu? Ai chạy thì bắt tội, và bắt tội cả người nhận.
PV: Xin cảm ơn ông.


Bằng Kiều hát hit của Sơn Tùng và Hari Won


Bằng Kiều tự đàn và hát các hit mới của đàn em


Bằng Kiều tự đàn và hát các hit mới của đàn em
Nam ca sĩ Bằng Kiều khiến nhiều người bất ngờ, thích thú khi anh hát lại hit của Sơn Tùng, Hari Won...
Tối 28.7, Bằng Kiều tổ chức buổi tiệc mừng sinh nhật muộn với những người bạn ở TP.HCM. Giám khảo Vietnam Idol khoe tài đánh piano khá điêu luyện và không ngần ngại hát lại những ca khúc hit nhất hiện nay của Sơn Tùng và Hari Won.
Là ca sĩ thành danh và có những bản hit của riêng mình, Bằng Kiều khiến mọi người có mặt tại đây bất ngờ khi tự thử thách mình bằng những ca khúc như Chắc ai đó sẽ về, Anh cứ đi đi theo cách riêng.
Có thể nói với chất giọng "mái" (tenor) đặc biệt thì không có ca khúc nào làm khó được anh. Khác vẻ khó tính trên ghế nóng với những nhận xét thẳng thắn, nghiêm khắc nhưng trong cuộc sống đời thường Bằng Kiều luôn vui tính và hài hước cũng như luôn cập nhật những hit xu hướng âm nhạc mới.
Bằng Kiều hát hit của Sơn Tùng và Hari Won - ảnh 1
Bằng Kiều chụp ảnh cùng nhạc sĩ Huy Tuấn
Thời gian qua, Bằng Kiều khá bận rộn với nhiều dự án nghệ thuật, mới đây nhất là vai trò giám khảo Vietnam Idol. Bộ phim kế tiếp của nam ca sĩ hợp tác cùng đạo diễn Việt Anh cũng chuẩn bị ra rạp vào tháng 10 tới. Chính vì vậy buổi tối qua là dịp hội ngộ hiếm hoi cùng nhiều khách mời là những bạn bè thân thiết trong nghề cũng như trong cuộc sống thường ngày. Nhạc sĩ Huy Tuấn cũng góp mặt trong buổi tiệc như một người đồng hành cùng anh qua nhiều chặng đường sự nghiệp.
Bằng Kiều bật mí sắp tới anh tổ chức đêm nhạc tình nhân tại thủ đô Hà Hội vào ngày 17.9. Hỏi về cuộc sống tình cảm cá nhân với Hoa hậu Dương Thùy Linh, Bằng Kiều cho biết cả hai vẫn ổn định nhưng chưa có kế hoạch tiến đến hôn nhân trong tương lai gần.
Thùy Linh
Ảnh: Nguyễn Thành
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Nợ công cao, áp lực trả nợ lớn
Thứ sáu, 29/07/2016, 10:35 (GMT+7)
(SGGPO). – Sáng nay 29-7, Quốc hội khoá 14 thảo luận về kinh tế-xã hội.
Trước khi đi vào thảo luận, Quốc hội nghe Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm và giải pháp thực hiện trong 6 tháng cuối năm.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm và giải pháp thực hiện trong 6 tháng cuối năm. Ảnh: VGP News
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, 6 tháng qua, chúng ta thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh có nhiều thuận lợi nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Cạnh tranh gay gắt về địa chính trị tại các khu vực trên thế giới; xung đột, khủng bố gia tăng tại một số nơi; tình hình biển Đông diễn biến rất phức tạp. Kinh tế thế giới phục hồi chậm; hầu hết các nền kinh tế lớn đều gặp khó khăn; dự báo tăng trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu giảm. Giá một số hàng hóa cơ bản và dầu thô ở mức thấp. Việc nước Anh rời khỏi EU ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế thế giới. Nhiều vấn đề mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, thiên tai, dịch bệnh, sử dụng nguồn nước... ngày càng trầm trọng, khó dự báo...
Tuy vậy, kinh tế vĩ mô nước ta tiếp tục ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,35%. GDP tăng 5,52%, trong đó khu vực dịch vụ tăng 6,35% (cùng kỳ tăng 5,86%). Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.
Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng khẳng định chúng ta cũng phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Nợ công cao, áp lực trả nợ lớn. Đến cuối năm 2015, nợ công bằng 62,2% GDP; nợ Chính phủ 50,3% (vượt trần quy định là 50%); nợ nước ngoài của quốc gia 43,1%. Trường hợp tăng trưởng năm 2016 không đạt mục tiêu đề ra thì các tỷ lệ này sẽ còn cao hơn. Nghĩa vụ chi trả nợ lãi trực tiếp năm 2015 bằng khoảng 8,4% tổng thu NSNN (nếu tính cả trả nợ gốc thì bằng trên 26%). Chi trả nợ giai đoạn 2011 - 2015 gấp 1,86 lần giai đoạn 2006 - 2010. Dự báo chi trả nợ sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong các năm 2016, 2017 và 2018. 
Bội chi NSNN liên tục ở mức cao trong nhiều năm. Thu ngân sách khó khăn, nhất là ngân sách trung ương; nợ đọng thuế còn lớn .

Tiến độ thi công Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông chậm, đội vốn. Ảnh: Bích Quyên
Thủ tướng cũng nêu, quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường còn nhiều hạn chế. Đánh giá tác động môi trường khi cấp phép dự án đầu tư còn hình thức, giám sát thực hiện còn nhiều yếu kém; phát hiện, xử lý vi phạm chưa kịp thời; đã xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng do Dự án Formosa Hà Tĩnh gây ra. Tình hình khí hậu diễn biến bất thường, rét đậm, rét hại ở phía Bắc, hạn hán kéo dài ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua và sự cố môi trường ở ven biển 4 tỉnh miền Trung đã gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất, đời sống và môi trường. Tăng trưởng kinh tế chậm lại, thấp hơn cùng kỳ năm 2015(5,52% so với 6,32%). Lần đầu tiên sau nhiều năm, khu vực nông nghiệp giảm 0,18%, sản lượng lúa vụ Đông Xuân giảm 1,34 triệu tấn…
Bên cạnh đó, đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ còn nhiều khó khăn, thách thức. Xảy ra tai nạn nghiêm trọng trong huấn luyện bay và tìm kiếm cứu nạn.
“Thời gian qua, trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu kéo dài, trong điều kiện NSNN hạn hẹp, chúng ta phải tập trung huy động nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kết cấu hạ tầng và đáp ứng các yêu cầu chi cấp bách về an sinh xã hội, quốc phòng an ninh, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Do đó, nợ công tăng nhanh, ở mức cao, dư địa chính sách, nhất là về tài khóa, tiền tệ và nguồn lực cho phát triển giai đoạn tới rất hạn hẹp. Để thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 và 5 năm 2016 - 2020, chúng ta phải tiếp tục đổi mới toàn diện, sâu rộng, có những đột phá về cơ chế chính sách và phương thức lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, quyết liệt hành động, huy động mọi nguồn lực, phát huy dân chủ, sáng tạo của người dân, doanh nghiệp”, Thủ tướng nêu.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra; đồng thời, theo dõi sát diễn biến tình hình để có giải pháp ứng phó phù hợp, kịp thời.
Trong thời gian tới, Chính phủ đề ra 8 nhóm giải pháp, trong đó lấy ổn định kinh tế vĩ mô làm nền tảng cho tăng trưởng bền vững. Tăng cường kỷ luật tài chính, kiên quyết chống thất thu, chuyển giá, giảm nợ đọng thuế. Cùng với đó, thúc đẩy những lĩnh vực chiến lược gắn với tái cơ cấu kinh tế. Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh; tháo gỡ khó khăn vướng mắc, xóa bỏ cơ chế xin cho, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng cũng khẳng định Chính phủ quyết tâm xóa bỏ rào cản, phát triển mạnh doanh nghiệp, thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Xây dựng nền hành chính kỷ luật, kỷ cương, liêm chính. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường, tăng cường quản lý tài nguyên.
“Kiên quyết không cho phép các dự án không bảo đảm tiêu chuẩn môi trường được hoạt động. Kịp thời bồi thường thiệt hại cho người dân và khắc phục hậu quả sự cố môi trường tại ven biển 4 tỉnh miền Trung. Tăng cường quản lý tài nguyên, khoáng sản, đất đai, nguồn nước. Kiên quyết ngăn chặn tình trạng khai thác tài nguyên, khoáng sản, cát sỏi trái phép. Thực hiện nghiêm quy định về bảo vệ và phát triển rừng; đóng cửa rừng tự nhiên”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Đặc biệt, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo và lợi ích quốc gia. Theo dõi sát tình hình Biển Đông, chủ động có những giải pháp phù hợp, yêu cầu các bên tôn trọng tiến trình ngoại giao, pháp lý, tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, thúc đẩy thực hiện đầy đủ DOC và tiến tới COC. Đưa quan hệ với các nước đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả hơn…
Tuy còn nhiều nhiều khó khăn, thách thức, nhiệm vụ đặt ra rất nặng nề, tuy nhiên, Thủ tướng khẳng định Chính phủ nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.
PHAN THẢO
- See more at: http://www.sggp.org.vn/chinhtri/2016/7/428712/#sthash.NSwNAMTH.dpuf

TQ và Nga sẽ tập trận chung ở Biển Đông

  • 9 giờ trước
Trung Quốc phóng tên lửa trong cuộc tập trận ở biển Đông tháng 7/2016
Trung Quốc tuyên bố sẽ tổ chức tập trận chung với Nga ở Biển Đông, trong bối cảnh căng thẳng tăng cao trên vùng biển tranh chấp.
Việc công bố diễn ra sau phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc tuyên bố sẽ phớt lờ phán quyết.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết cuộc tập trận tháng 9/2016 là "chương trình thường kỳ" và không "nhắm vào bất kỳ bên thứ ba".


 
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân cho biết cuộc tập trận được tiến hành trong "hải phận và không phận biển Nam Trung Hoa [Biển Đông]", nhưng không đề cập địa điểm cụ thể.
Ông cho biết cuộc tập trận nhằm "củng cố và phát triển" quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc và Nga, và "tăng cường khả năng hải quân hai nước để cùng đối phó với các mối đe dọa an ninh hàng hải".


 
Trung Quốc và Nga đã tiến hành tập trận hải quân chung trong nhiều năm mà các nhà phân tích nói chúng được hoạch định nhằm ngăn chặn sức mạnh quân sự Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei đều có yêu sách chủ quyền tại Biển Đông.


Thổ Nhĩ Kỳ thay thế một loạt tướng lĩnh trong quân đội

Thùy Linh |
Thổ Nhĩ Kỳ thay thế một loạt tướng lĩnh trong quân đội
Hậu đảo chính, Thổ Nhĩ Kỳ thay thế một loạt tướng lĩnh trong quân đội. (ảnh minh họa: AP).

Thổ Nhĩ Kỳ ngày 28/7, đã thay thế một loạt tướng lĩnh trong quân đội, trong đó có nhiều vị trí cấp cao.

Quyết định được công bố sau cuộc họp của Hội đồng quân sự tối cao tại thủ đô Ankara. Đây là một phần trong kế hoạch cải tổ quân đội sau vụ đảo chính bất thành ngày 15/7 vừa qua do một bộ phận trong quân đội tiến hành.
Người phát ngôn Phủ tổng thống Ibrahim Kalin cho biết, Tổng tư lệnh quân đội Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar vẫn được giữ nguyên chức vụ. 
Một số tướng lĩnh cấp cao khác cũng được giữ nguyên chức vụ gồm Tư lệnh lực lượng mặt đất, Tư lệnh Hải quân, Tư lệnh hạm đội tàu chiến, Tư lệnh không quân.
Thổ Nhĩ Kỳ thay thế một loạt tướng lĩnh trong quân đội - Ảnh 1.
Tổng tư lệnh quân đội Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar vẫn được giữ nguyên chức vụ. (ảnh: AA).

Trong khi đó, các vị trí đã được thay mới gồm Phó Tổng Tư lệnh quân đội, Tư lệnh các đơn vị tác chiến trên không, Tư lệnh lực lượng hiến binh, Tư lệnh Quân đội thứ nhất, Tư lệnh Quân đội thứ 2, Tư lệnh lực lượng huấn luyện mặt đất cùng nhiều vị trí khác.
Ông Kalin nói: “Quyết định được đưa ra trong cuộc họp hội đồng quân sự tối cao ngày 28/7 đã trình Tổng thống và tổng thống đã thông qua. Tôi hy vọng những quyết định này sẽ tốt cho lợi ích của quân đội cũng như lợi ích của người dân”.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, gần 8.700 binh sĩ, chiếm 1,5% quân số của lực lượng vũ trang nước này đã tham gia cuộc đảo chính quân sự bất thành vừa qua. Số binh sỹ này bị cáo buộc có liên quan đến “mạng lưới khủng bố” của nhà truyền đạo Hồi giáo Fethullah Gulen, hiện đang cư trú tại Mỹ.
Dù chỉ là một bộ phận nhỏ trong quân đội, nhưng chính phủ Thổ Nhũ Kỳ quyết tâm loại bỏ tận gốc những tư tưởng đảo chính.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yindirim cho biết: “Có một điều chắc chắn là chúng ta sẽ loại bỏ tất cả các nhóm khủng bố đe dọa đến chính phủ, dân tộc và tính toàn vẹn của đất nước. Hội đồng quân sự tối cao mới sẽ là điều tốt cho đất nước, chính phủ và các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ”.
Liên quan đến việc cải tổ quân đội, ngày 28/7, một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho hay Tổng thống Tayyip Erdogan muốn các lực lượng vũ trang và Cơ quan tình báo quốc gia (MIT) được đặt dưới sự kiểm soát của Tổng thống.
Trong khi đó, một số kênh truyền hình dẫn lời ông Erdogan nói rằng, điều này sẽ cần đến việc sửa đổi hiến pháp và sự đồng ý của phe đối lập.

Bên cạnh chiến dịch cải tổ sâu rộng trong quân đội, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang tiếp tục có những hành động thanh trừng mạnh mẽ nhằm vào giới truyền thông trong nước.
Theo kênh CNN tại Thổ Nhĩ Kỳ, trong thời gian thực thi tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc, chính phủ nước này đã đóng cửa 3 hãng thông tấn xã, 23 đài truyền thanh, 16 kênh truyền hình, 15 tờ báo, 15 tạp chí cùng 29 nhà xuất bản.
Ngoài ra, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã ra lệnh bắt giữ 47 phóng viên đang làm việc cho những tờ báo thuộc phe đối lập.
Mặc dù nhận được sự ủng hộ của người dân trong nước, nhưng chiến dịch trấn áp những thành phần có tư tưởng ly khai, đảo chính trong bộ máy chính quyền, tư pháp, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ lại khiến cộng đồng quốc tế lo ngại.
Phía Mỹ cho rằng, cuộc đảo chính bất thành vừa qua tại Thổ Nhĩ Kỳ có thể ảnh hưởng lâu dài tới cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) trong khu vực.
Mỹ cũng quan ngại sâu sắc trước các thông tin cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng cửa một số hãng tin và đề nghị phía Thổ Nhĩ Kỳ làm rõ hành động này./.

theo VOV

Rút Luật Biểu tình khỏi chương trình xây dựng luật 2 năm tới

Dân trí Chiều 29/7, trong phiên bế mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XIV, Quốc hội thống nhất rút khỏi chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016 dự án luật Biểu tình. Quốc hội yêu cầu Chính phủ tiếp tục khẩn trương chuẩn bị luật này để đưa vào chương trình lập pháp khi đủ điều kiện.


Các đại biểu bấm nút thông qua việc điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016, 2017.
Các đại biểu bấm nút thông qua việc điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016, 2017.
Vậy là một lần nữa, luật Biểu tình – một “món nợ” của Quốc hội với người dân đã 2 khoá nay tiếp tục phải lùi.
Tại cuộc họp báo đầu tiên trên cương vị người đứng đầu Quốc hội 1 tuần trước, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân đã khẳng định: “Quốc hội khóa XIV sẽ nghiêm túc xem xét đề xuất của Chính phủ và trả món nợ cho dân, không lùi luật Biểu tình vô thời hạn”.
Tuy nhiên Nghị quyết điều chỉnh chương trình xây dựng luật pháp lệnh năm 2016, 2017 mà Quốc hội vừa thông qua chỉ thể hiện nội dung rút khỏi chương trình năm 2016 luật Biểu tình (cùng với luật năng lượng nguyên tử sửa đổi, Luật Chứng thực, Luật về máu và tế bào gốc, luật Quốc phòng sửa đổi) mà không nêu rõ dự án luật này sẽ được lùi đến khi nào. Ít nhất, trong cả 3 kỳ họp của 2 năm tới đây, dự án luật này cũng chưa được xếp lịch.
Dù vậy, Quốc hội giao Chính phủ có trách nhiệm Khẩn trương chuẩn bị các dự án Luật sửa đổi, bổ sung các Luật về đầu tư, kinh doanh, Luật biểu tình trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trình Quốc hội khi đủ điều kiện theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Được biết, từ đầu khoá XIII, luật Biểu tình đã được lên lịch soạn thảo, thông qua, từ chính đề xuất của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tuy nhiên, dự án luật này đã nhiều lần được xin lùi thời hạn trình Quốc hội do việc chuẩn bị chưa đủ điều kiện.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân giải thích, tiếp tục lùi dự án luật này, không “cố” để đảm bảo chất lượng. “Ban hành luật để đảm bảo quyền công dân, nhưng cũng phải đảm bảo lợi ích của dân và lợi ích của cả đất nước, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa quyền của dân tham gia biểu tình, mà không gây rối loạn đất nước. Luật biểu tình mà làm rối loạn đất nước thì người dân cũng không mong muốn” – Chủ tịch Quốc hội nói.
Một điểm khác, trong Nghị quyết Quốc hội thông qua về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của năm 2016, 2017 cũng không có tên luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015 trong khi theo thông tin được đưa ra tại cuộc họp báo công bố Nghị quyết về việc lùi hiệu lực thi hành của Bộ luật hình sự, luật này sẽ được trình Quốc hội khoá XIV trong kỳ họp thứ 2 (sẽ diễn ra cuối năm 2016).
Quốc hội yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề cao tinh thần trách nhiệm triển khai thực hiện nghiêm túc việc soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, cho ý kiến các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết; không trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án, dự thảo không bảo đảm chất lượng và tiến độ; kiểm điểm, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của việc không hoàn thành Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh để báo cáo Quốc hội.

P.Thảo

Biển lửa bao trùm khu dân cư ở Bình Dương

Đám cháy bùng lên dữ dội ở công ty chuyên giao nhận hàng hóa rồi lan sang cơ sở mút xốp và hàng chục phòng trọ bên cạnh.

bien-lua-bao-trum-khu-dan-cu-o-binh-duong
Khói lửa cuồn cuộn bốc lên ở công ty. Ảnh: Nguyệt Triều
Gần 17h ngày 29/7, lửa bất ngờ bốc lên ở nhà kho chứa phế liệu của Công ty TNHH giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu Rồng Vàng ở thị xã Thuận An, Bình Dương. Lực lượng tại chỗ huy động nhiều bình chữa cháy dập lửa nhưng bất thành.
Đám cháy sau đó bao trùm nhà xưởng rộng khoảng 1.000 m2, rồi lan sang cơ sở sản xuất mút xốp bên cạnh. Lửa và khói cuồn cuộn bao trùm khu dân cư khiến nhiều người xung quanh di tản đồ đạc ra ngoài lánh nạn. 
Công nhân di tản tài sản ra khỏi biển lửa. Ảnh: Nguyệt Triều
Công nhân di tản tài sản ra khỏi biển lửa. Ảnh: Nguyệt Triều
Gần 100 cảnh sát cứu hỏa cùng nhiều xe chữa cháy được huy động dập lửa. Tuy nhiên, trong biển lửa phát ra nhiều tiếng nổ khiến lính cứu hỏa khó khăn trong việc tiếp cận hiện trường.
Sau một giờ bùng lên, dù trời đổ mưa nhưng đám cháy vẫn lan sang dãy phòng trọ ở kế bên. "Thấy lửa cháy dữ dội, mọi người đều bỏ chạy, chỉ kịp lấy một số tài sản và giấy tờ quan trọng", anh Huỳnh Thông, một công nhân ở trọ canh công ty cho biết.
Đến gần 20h, lực lượng chức năng vẫn đang tích cực dập lửa. Toàn bộ nhà kho rộng 1.000 m2 và hơn chục phòng trọ bị cháy rụi.
 Nguyệt Triều


3 cán bộ bệnh viện gây thất thoát gần 9 tỷ bị bắt giam


    Theo cơ quan chức năng, từ tháng 5/2005 đến tháng 12/2013, ông Nỉ cùng thuộc cấp của mình công tác tại Bệnh viện Tháp Mười đã gây thất thoát 8,7 tỷ đồng.
    Ngày 29/7, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết, đơn vị vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt giam đối với 3 người, nguyên là cán bộ, lãnh đạo Bệnh viện Tháp Mười để điều tra hành vi Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
    Những người bị bắt tạm giam gồm: Dương Thành Nỉ - nguyên Giám đốc Bệnh viện Tháp Mười; Võ Văn Khôi - nguyên kế toán trưởng và Hồ Văn Khởi - nguyên thủ quỹ bệnh viện.
    3 can bo benh vien gay that thoat gan 9 ty bi bat giam hinh anh 1
    Cơ quan an ninh điều tra tống đạt quyết định khởi tố, bắt tạm giam nguyên giám đốc Bệnh viện Tháp Mười. Ảnh: Công an cung cấp.
    Các quyết định khởi tố, lệnh bắt tạm giam được VKSND cùng cấp phê chuẩn. Quá trình khám xét nơi ở và làm việc của 3 bị can trên, cơ quan điều tra đã thu giữ nhiều tài liệu liên quan phục vụ điều tra.
    Theo nguồn tin từ Cơ quan An ninh điều tra, trong thời gian làm lãnh đạo bệnh viện, Nỉ cùng 2 thuộc cấp có hàng loạt sai phạm về tài chính. Từ tháng 5/2005 đến tháng 12/2013, họ đã gây thất thoát 8,7 tỷ đồng.
    Minh Anh

    Trung Quốc đang đưa hàng triệu công nhân ngành than, thép về làm tài xế taxi

    Trung Quốc đang đưa hàng triệu công nhân ngành than, thép về làm tài xế taxi

    Theo hãng tin CNN, việc các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ tập trung xuất khẩu sang tiêu dùng nội địa đang đẩy hàng triệu công nhân trong các nhà máy than và thép trở thành những...tài xế lái taxi.

    Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, ông Luo, một tài xế lái taxi cho hãng Didi và cũng là một cựu công nhân ngành thép tỏ ra vô cùng háo hức bởi ông chưa từng nghĩ mình sẽ làm một nghề khác ngoài lao động trong nhà máy.
    Ông Luo chỉ là một trong số 1,8 triệu lao động ngành thép và than ở Trung Quốc bị mất việc làm và phải chuyển nghề khi chính quyền Bắc Kinh cố gắng cắt giảm những ngành công nghiệp nặng thừa năng suất cũng như ô nhiễm môi trường này.
    Tài xế Luo đã từng làm cho nhà máy sắt thép quốc doanh Vũ Hán trong 21 năm, nhưng vào năm 2015, ông quyết định chuyển nghề thành lái xe cho hãng Didi Chuxing.
    Hiện hãng Didi đang có khoảng 530.000 lao động vốn là cựu công nhân của các nhà máy than hoặc thép ở Trung Quốc.
    Đối với những cựu công nhân như ông Luo, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế tại Trung Quốc đang gây ra nhiều xáo trộn trong cuộc sống của họ. Ông Lua đã thử tìm kiếm nhiều công việc khác nhau như tham gia ngành chứng khoán nhưng đều không thích hợp.
    Từ lao động ngành than...
    Từ lao động ngành than...
    Sau đó, một người bạn làm ở Didi đã giới thiệu ông đến với nghề lái taxi chung cho hãng và chỉ 6 tháng sau đó, ông Luo đã có thu nhập cao hơn cả khi còn làm công nhân ngành thép.
    “Trước đây, tôi không biết tý gì về nghề lái xe này. Tuy nhiên, hiện tôi đã cảm thấy tự tin hơn với nghề nghiệp mới và có nhiều thời gian hơn với những đứa trẻ nhà tôi. Mức thu nhập của tôi cũng tăng cao hơn trước”, ông Luo nói.
    Thông thường, ông Luo bắt đầu làm từ 6 giờ sáng và làm liên tục 8 tiếng mỗi ngày, sau đó dành thời gian còn lại cho gia đình và con cái.
    Mức thu nhập hiện nay của ông Luo cao hơn 2.000 Nhân dân tệ (300 USD) so với thời làm công nhân nhà máy và thời gian cũng thoải mái hơn.
    Theo hãng CNN, ông Luo từ chối cho biết tên đầy đủ bởi lao động thất nghiệp từ các công ty nhà nước là một chủ đề khá nhạy cảm và có thể ảnh hưởng đến công việc của ông.
    Hiện Trung Quốc đang cố gắng sử dụng nguồn vốn ngân sách để giúp đỡ những người công nhân thất nghiệp như ông Luo hoặc cố gắng bố trí công việc mới cho họ. Trong khi đó, nhiều công ty tư nhân như Didi cũng đang tận dụng cơ hội để tuyển số lao động dư thừa này khi họ bị sa thải khỏi lĩnh vực kinh tế quốc doanh.
    Mới đây, Didi đã nhận được khoản đầu tư 1 tỷ USd từ Apple và có hàng triệu nhân viên trên khắp Trung Quốc. Công ty này cũng cung cấp những khóa đào tạo cho các nhân viên mới vốn là công nhân bị sa thải hoặc các cựu chiến binh nhằm giúp họ thích nghi nhanh hơn với công việc mới.
    ...thành tài xế taxi
    ...thành tài xế taxi
    Tất cả những ứng viên lao động của Didi phải vượt qua các bài kiểm tra về lý lịch, phỏng vấn và những bài kiểm tra khác trước khi được tuyển dụng. Họ cũng phải tham gia các khóa huấn luyện từ bảo đảm an toàn giao thông đến phục vụ khách hàng trước khi chính thức làm việc.
    Hãng Didi cho biết khoảng 80% lao động của công ty từng là công nhân công nghiệp nặng và hiện mức thu nhập của họ tương đương hoặc thậm chí cao hơn so với nghề cũ.
    Nhà máy gang thép Vũ Hán là công ty quốc doanh ngành thép lớn nhất đất nước và hiện hãng này đã sa thải khoảng 40.000 công nhân.
    Tháng 6 vừa qua, nhà máy này đã tuyên bố sáp nhập với hãng thép BaoSteel, một công ty thép quốc doanh khổng lồ khác và dự kiến sẽ có nhiều lao động nữa bị sa thải.
    Hiện việc chuyển đổi mô hình kinh tế của Trung Quốc đang vấp phải nhiều khó khăn khi tăng trưởng của nước này đang giảm tốc xuống mức thấp nhất trong hơn 25 năm qua.
    Theo Hoàng Nam
    Trí thức trẻ / cafebiz


    Lo sợ tính mạng đe dọa, ca sĩ Thu Minh báo công an giúp đỡ

    Thảo Nguyên |
    Lo sợ tính mạng đe dọa, ca sĩ Thu Minh báo công an giúp đỡ

    Thu Minh cho biết, trong thời gian sắp tới, ngoài việc tăng cường giữ an ninh trật tự trong khu vực nhà mình, chị sẽ nhờ các cơ quan chức năng vào cuộc.




    Đêm 28/7/2016, trên mạng xã hội bất ngờ xuất hiện thông tin, hình ảnh tố cáo Thu Minh và chồng lợi dụng danh tiếng để lừa gạt, chiếm đoạt tiền của doanh nghiệp Việt Nam. Những người này cho rằng Thu Minh và chồng đang "trốn chui trốn lủi" sau khi sự việc vỡ lở.
    Ngay sau đó, Thu Minh đã đăng tải 1 status thẳng thắn bác bỏ thông tin nói trên. Sáng 29/7/2016, chị rạng rỡ xuất hiện ở buổi họp báo ra mắt dự án bảo vệ tê tê và các động vật hoang dã tại Hà Nội.
    Khi được hỏi về lùm xùm "tố nợ", Thu Minh thoải mái cho biết: "Là 1 người nổi tiếng, được nhiều người quan tâm và yêu mến là 1 may mắn.
    Nhưng bên cạnh đó cũng có những mặt trái, có những người luôn muốn sử dụng sự nổi tiếng của mình để đưa ra những thông tin sai lệch.
    Lo sợ tính mạng đe dọa, ca sĩ Thu Minh báo công an giúp đỡ - Ảnh 1.
    Thu Minh cho biết, gần 1 năm nay chị liên tục nhận được những lời đe dọa từ mạng xã hội.
    Nhưng tôi không có gì phải lo lắng, sợ sệt vì tôi không làm gì sai cả. Những người đó đã cố tình sử dụng danh tiếng của tôi để đạt được những mục đích của họ.
    Tôi vẫn không biết họ là ai. Tôi có liên lạc để hỏi nhưng họ không trả lời và cũng không cho địa chỉ liên lạc. Nhưng tôi sẽ nhờ pháp luật vào cuộc, điều tra để làm rõ mọi chuyện.
    Chồng tôi hiện tại cũng đang rất tức giận trước sự việc này. Nếu đây là vấn đề liên quan đến các công ty, chắc chắn sẽ có những văn bản mang tính pháp lý để làm bằng chứng. Tôi sẽ chờ đợi kết quả điều tra từ phía các cơ quan chức năng".
    Thu Minh cho biết thêm, gần 1 năm nay chị liên tục nhận được những lời đe dọa từ mạng xã hội. Vài tuần trở lại đây, nhóm người này không chỉ đe dọa chị mà còn có những hành động quấy rối.
    "Khoảng 1 năm trở lại đây, tôi nhận được rất nhiều lời đe dọa. Vài tuần trở lại đây, họ tiếp tục gửi những lời đe dọa nhiều hơn nữa. Nhưng tôi nghĩ, tôi không làm gì sai trái nên không cần phải đề phòng".
    Lo sợ tính mạng đe dọa, ca sĩ Thu Minh báo công an giúp đỡ - Ảnh 2.
    Nữ ca sĩ sẽ nhờ cơ quan chức năng vào cuộc điều tra những lời tố cáo bôi nhọ mình.
    Đối với những hành động quấy rối trước cổng nhà, Thu Minh đã được lực lượng công an, bảo vệ của khu vực hỗ trợ để giữ gìn an ninh trật tự:
    "Khi họ tới làm phiền trước cổng gia đình tôi, tôi hoàn toàn không biết chuyện gì đang diễn ra. Để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình, tôi đã có kiến nghị lên cơ quan công an địa phương.
    Cơ quan công an địa phương đã có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn các hành vi quấy rối nói trên. Tôi thực sự biết ơn về điều đó. Sắp tới, cơ quan công an địa phương vẫn sẽ tiếp tục có những động thái giúp đỡ tôi".
    Lo sợ tính mạng đe dọa, ca sĩ Thu Minh báo công an giúp đỡ - Ảnh 3.
    Để bảo đảm an toàn cho mình và gia đình, Thu Minh đã nhờ cơ quan công an địa phương can thiệp.
    Thu Minh khẳng định, chị và ông xã không hề có sai phạm gì về mặt pháp lý nên không có chuyện "trốn chui trốn lủi" hay phải sợ hãi:
    "Hôm nay chồng tôi không tham dự sự kiện này cùng tôi vì anh phải ở nhà trông con. Ngay chiều nay, tôi sẽ bay về Sài Gòn và tiếp tục vai trò giám khảo của Vietnam Idol.
    Cuộc sống của chúng tôi không có gì xáo trộn sau những thông tin bịa đặt nói trên. Tôi chỉ cảm thấy có lỗi vì đã để những người thân, những người hâm mộ phải lo lắng, bận tâm về những thông tin không đáng có đó".
    theo Trí Thức Trẻ

    Vòi rồng cuốn hàng chục ngôi nhà bằng tôn ở Bắc Ninh

    Xuất hiện khoảng 15 phút chiều 28/7, vòi rồng đã thổi hàng chục ngôi nhà bằng tôn, làm nổ trạm biến áp ở huyện Yên Phong.

    voi-rong-cuon-hang-chuc-ngoi-nha-bang-ton-o-bac-ninh
    Vòi rồng cao hàng chục mét cuốn bay nhiều ngôi nhà lợp mái tôn. Ảnh chụp từ clip.
    15h40 chiều 28/7, trong trận giông lốc, vòi rồng bất ngờ xuất hiện, quét qua tuyến đường liên xã ở huyện Yên Phong, quật gãy cây cối, cột đèn chiếu sáng. Hàng chục ngôi nhà quây bằng tôn ở một khu chợ đã bị hất tung. Nhiều người đi đường vội vã tăng ga tháo chạy.
    Ông Nguyễn Kim Lương, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Bắc Ninh cho biết, vòi rồng xuất hiện lúc 15h40 ở Yên Phong. Trong khoảng 15 phút tồn tại, ngoài cuốn bay nhiều ngôi nhà tôn, nó còn làm nổ một trạm biến áp.
    "Lốc hay gọi là vòi rồng là do ảnh hưởng của bão Mirinae, tạo thành những đám mây lớn kèm theo giông gây ra gió mạnh và mưa", ông Lương nói.
    Trước đó, bão Mirinae đã đổ bộ khu vực Thái Bình - Ninh Bình, sau đó tiến sâu vào đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có Hà Nội. Riêng Hà Nội có hơn 700 cây xanh bị quật đổ, hàng chục ôtô bị cây đè. 
    Clip: Youtube
    Phương Sơ

    ‘Hoàng đế’ Adriano sống lủi thủi ở khu ổ chuột


      Khoảng hơn một thập niên trước, Adriano là chân sút sáng giá bậc nhất thế giới. Thế nhưng giờ đây, cuộc đời và sự nghiệp của anh đã hoàn toàn lụi tàn vì gái gú và rượu mạnh.
      ‘Hoang de’ Adriano song lui thui o khu o chuot hinh anh 1
      Adriano ngồi yên một chỗ cho người thợ cạo râu. Xa xa là những mái nhà lúp xúp trong khu ổ chuột Vila Cruzeiro.
      Có mặt ở Rio de Janeiro để tác nghiệp trước thềm Olympic 2016, phóng viên tờ Daily Star phát hiện ngôi sao một thời Adriano giờ đang sống ở Vila Cruzeiro, khu ổ chuột đầy tệ nạn và nguy hiểm tại Rio. Ước tính mỗi ngày có khoảng 24 đứa trẻ chết ở khu ổ chuột này.
      Cựu chân sút có biệt danh “Hoàng đế” còn phải cậy nhờ băng đảng Comando Vermelho bảo kê. Đây là băng đảng khét tiếng trong thế giới ngầm Rio, liên quan đến nhiều vụ thanh toán đẫm máu nhằm tranh giành địa bàn buôn ma túy. Hồi tháng 5 năm 2010, Adriano bị tung 2 bức ảnh lên mặt báo, chứng tỏ anh có dính líu đến xã hội đen. Bức thứ nhất, anh giơ ngón tay tạo chữ “CV”, viết tắt của Comando Vermelho. Bức thứ hai, Adriano cầm súng tạo dáng chụp ảnh.
      Lần gần nhất người ta thấy Adriano đá bóng là khi anh đầu quân cho Miami United ở giải hạng tư Mỹ hồi tháng 1. Chỉ vài tháng sau, “Hoàng đế” đã rời đội bóng này sau khi ra sân đá đúng 1 trận. Từ đó đến nay, anh sống vất vưởng ở khu ổ chuột trong tình trạng vô công rồi nghề.
      ‘Hoang de’ Adriano song lui thui o khu o chuot hinh anh 2
      Trông Adriano thật chán chường. Không thể nhận ra hình ảnh của vị Hoàng đế một thời tung hoành châu Âu.
      ‘Hoàng đế’ Adriano có quá khứ huy hoàng. Anh là cầu thủ hay nhất Copa America 2004, giải đấu mà Brazil đã lên ngôi vô địch sau khi đả bại kẻ thù Argentina bằng sút luân lưu 11 mét. Tại giải này, một mình Adriano ghi được 7 bàn thắng, chiếm hơn nửa tổng số bàn của đội nhà (13).
      Một năm sau, anh giành danh hiệu cầu thủ hay nhất và chiếc giày vàng Confederation Cup 2005 với 5 bàn thắng. Tại chung kết, Argentina lại là nạn nhân của Adriano. Anh ghi 2 bàn thắng, tô điểm cho chiến thắng 4-1 của Brazil. Tính chung, chỉ sau 48 lần khoác áo vàng xanh, Adriano đã có 27 bàn thắng.
      Thời đỉnh cao, anh nổi danh với cú sút với vận tốc lên tới 140km/h. Chỉ số lực sút của Adriano trong game bóng đá PES là 99. Có lúc anh nhận lương 80.000 bảng mỗi tuần.
      Thế nhưng Adriano chỉ duy trì phong độ đỉnh cao trong thời gian rất ngắn. Anh lụi tàn ở độ tuổi 28, 29 – tuổi đẹp nhất đời cầu thủ. Về khoản gái gú và ăn chơi, Adriano còn trên tài đồng hương Ronaldo và Ronaldinho – những người nổi tiếng về sex trước trận đấu. Người Brazil sớm vỡ tan kỳ vọng Adriano là người kế vị Ronaldo.
      ‘Hoang de’ Adriano song lui thui o khu o chuot hinh anh 3
      Adriano chụp ảnh với súng.

      'Hoàng đế' Adriano rũ tù vì buôn ma túy

      Anh Dũng

      Mệt mỏi làm thủ tục thủ công ở sân bay Tân Sơn Nhất


        Do ảnh hưởng của vụ tin tặc tấn công hệ thống máy tính ở các sân bay, chiều 29/7, tại sân bay Tân Sơn Nhất xảy ra tình trạng dồn ứ hành khách ở các khu vực làm thủ tục.
        19h cùng ngày, tại khu vực làm thủ tục hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air rất đông hành khách tập trung. Theo ghi nhận, tất cả các màn hình thông báo chuyến bay, hệ thống loa và máy tính dùng để check in vé lên tàu bay đã bị niêm phong. Lực lượng kỹ thuật, an ninh vào cuộc kiểm tra và sửa chữa hệ thống.
        Met moi lam thu tuc thu cong o san bay Tan Son Nhat hinh anh 1
        Rất đông hành khách dồn ứ ở khu làm thủ tục của hãng Vietnam Airlines tối 29/7. Ảnh: Phước Tuần
        Do khu vực làm thủ tục bằng máy tính và màn hình thông báo chuyến đi đã tắt, hành khách được nhân viên hãng hàng không dùng loa tay thông báo, hướng dẫn làm thủ tục bằng tay tại 7 máy check in để trong khu vực.
        Số hành khách còn lại đến các khu vực check in thủ công, cân hành lý. Theo quan sát, do lượng hành khách dồn ứ rất đông vào vào giờ cao điểm các chuyến bay buổi tối nên lực lượng bảo vệ và an ninh sân bay được tăng cường. Những người xuất trình mã code hay vé mới được làm khu vực làm thủ tục.
        Nhiều hành khách đợi chờ gần một giờ nhưng vẫn chưa được làm thủ tục tỏ vẻ lo lắng, mệt mỏi và bức xúc. Có những vị khách không kiềm chế, liên tục lao tới hỏi nhân viên hãng bay vì sợ chậm chuyến.
        Chị Nguyễn Thị Thanh Hà (Đà Nẵng) cho biết, chị làm thủ tục chuyến VJ314 khởi hành lúc 19h50. Khi nghe thông tin có sự cố nên chị bỏ bữa tối đến sân bay làm thủ tục nhưng vẫn phải đợi rất lâu.
        Nhiều đoàn hành khách đi cả gia đình có em nhỏ cũng tỏ vẻ mệt mỏi khi phải xếp hàng dài đợi làm thủ tục. “Hiện tại tôi vẫn chưa nhận được thông tin delay của hãng bay, tuy nhiên với tiến độ như thế này thì chắc chắn chuyến bay sẽ chậm hơn dự kiến", chị Hà nói.
        Met moi lam thu tuc thu cong o san bay Tan Son Nhat hinh anh 2
        Nhân viên hãng hàng không giúp hành khách làm thủ tục bằng tay ở máy check in tự động. Ảnh: Phước Tuần
        Khoảng 20h, khu vực làm thủ tục của hãng Vietjet Air ở sân bay Tân Sơn Nhất đã vắng, hầu hết hành khách đã qua cửa an ninh vào khu vực phòng đợi lên tàu bay.
        Theo một nhân viên của hãng này, sự cố này không nghiêm trọng vì hãng đã có những phương án dự phòng khi mất điện, Internet. "Chúng tôi đã huy động hết nhân viên để hướng dẫn, hỗ trợ hành khách. Nhân viên làm thủ tục phải ghi danh sách hành khách bằng tay để tổng hợp ở kho dữ liệu. Còn các công đoạn cân đo hành lý, kiểm tra an ninh, lên tàu bay vẫn diễn ra bình thường”, một nhân viên cho biết.
        Khu vực của hãng hàng không Vietnam Airlines cũng xảy ra tình trạng dồn ứ hành khách. Tất cả các màn hình máy tính, quảng cáo và thông báo chuyến bay, giờ khởi hành đều bị tắt. Hành khách của hãng này đều phải check in bằng tay nhờ sự hướng dẫn, giúp đỡ của các nhân viên sân bay.
        Trao đổi với Zing.vn, thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết, các sân bay xảy ra sự cố nên việc làm thủ tục của các hãng hàng không sẽ bị chậm trễ. Tuy nhiên các công đoạn kiểm tra an ninh, cân đo hành lý, lên tàu bay vẫn diễn ra bình thường, không ảnh hưởng nhiều.
        Vietnam Airlines bước đầu kiểm soát dữ liệu hội viên Bông sen vàng
        Tối 29/7, đại diện Vietnam Airlines (VNA) cho hay, liên quan đến dữ liệu của Hội viên chương trình Bông sen vàng, VNA bước đầu đã kiểm soát toàn bộ dữ liệu và sẽ triển khai các biện pháp đảm bảo tốt nhất lợi ích cho hội viên.
        VNA đề nghị hội viên thay đổi mật khẩu của tài khoản Bông sen vàng sau khi hệ thống được khắc phục. Hãng này cũng đang triển khai các phương án dự phòng chủ động, phối hợp với an ninh sân bay tăng cường kiểm soát hành khách, đảm bảo hoạt động khai thác an toàn và thực hiện các biện pháp cần thiết đảm bảo lợi ích cho khách hàng. Hãng khuyến nghị hành khách nên ra sân bay sớm hơn thường lệ để làm thủ tục lên tàu bay.

        Bộ Công an điều tra vụ tin tặc tấn công sân bay

        Cục Hàng không Việt Nam cho hay, Cục An ninh mạng (Bộ Công an) đã vào cuộc điều tra vụ tin tặc tấn công quầy làm thủ tục hàng không tại Cảng hàng không Tân Sơn Nhất và Nội Bài.
        Phước Tuần - Công Khanh

        Chuyện ít biết về cơn bão từng làm chết 3.000 người ở Sài Gòn

        Trận bão năm Giáp Thìn (1904) được xem là trận cuồng phong mạnh nhất từng đổ bộ vào Sài Gòn khiến 3.000 người chết, thiệt hại tài sản tương đương 1.000 tỷ đồng ngày nay.

        Nam Bộ nói chung và Sài Gòn nói riêng vẫn được xem là vùng đất có khí hậu ôn hòa, quanh năm nắng ấm. Mưa to bão lớn ít xuất hiện nên người dân Nam Bộ thường không có kinh nghiệm chống bão so với miền Trung và miền Bắc. Lịch sử từng ghi nhận một cơn bão mạnh chưa từng có đã đổ bộ vào Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.
        Cơn bão năm 1904 lớn đến độ đã đi vào những câu thơ ca dân gian truyền miệng của người dân Nam Bộ. "Bến Thành nóc chợ cũng bay/ Đèn khí nó ngã nằm ngay cùng đường…".
        Hay: "Gặp em đây mới biết em còn/ Hồi năm Thìn bão lụt anh khóc mòn con ngươi"...
        Những ghi chép cũ cho thấy, địa bàn chịu ảnh hưởng của cơn bão năm Giáp Thìn hầu như khắp Nam Bộ, sang tận Campuchia. Các tỉnh bị thiệt hại nặng nề nhất Gò Công, Mỹ Tho (Tiền Giang); Tân An (Long An); Chợ Lớn, Gia Định (TP HCM) và dọc theo vùng duyên hải. Nhiều làng ở gần bờ biển đã bị một hải lưu cao đến 3,5 mét lôi cuốn đi mất.
        chuyen-it-biet-ve-con-bao-tung-lam-chet-3000-nguoi-o-sai-gon
        Bão năm Giáp Thìn 1904 là cơn bão gây thiệt hại nặng nề nhất cho Sài Gòn từng được ghi nhận. Ảnh minh họa
        40 năm sau trận thiên tai, Nam Kỳ tuần báo (do Hồ Văn Trung - tức nhà văn Hồ Biểu Chánh làm chủ nhiệm) số 85, ra ngày 8/6/1944, có bài Trận bão năm Thìn của Mỹ Xuân mô tả khá chi tiết về cơn bão diễn ra vào ngày chủ nhật 1/5/1904 trên đất Sài Gòn xưa.
        Theo bài báo, hôm ấy cũng đúng vào ngày bầu cử hội đồng thành phố. Chiều hôm trước là ngày khánh thành tuyến xe lửa Sài Gòn - Gò Vấp. Trong bài diễn văn của mình, một quan chức Sài Gòn dõng dạc tuyên bố: "Nam Kỳ vốn là Phật địa, không bao giờ có bão lụt tàn phá như các xứ thuộc địa khác. Ấy là sự bảo đảm thịnh vượng chung cho xứ sở, cho mọi người, mà cũng là một hạnh phúc riêng cho các công ty xe lửa...".
        Sáng 1/5/1904, suốt từ sáng đến trưa trời Sài Gòn mưa lâm râm. Đến đầu giờ chiều gió bắt đầu thổi mạnh và đến 15h gió càng dữ dội hơn. Người dân Sài Gòn cứ ngỡ là trời dông lớn chứ không ai nghĩ đến bão lụt. Xe ngựa, xe kéo, khách bộ hành kiếm chỗ trú ẩn hoặc chạy về nhà, đường sá vắng tanh. Mới 16h chiều, trời đã tối sầm, điện bị cúp. Ở các nhà hàng, quán cơm, người ta phải đốt đèn cầy hoặc đèn dầu nhưng gió mạnh khiến đèn liên tục bị tắt.
        Cuộc bầu cử hôm ấy vắng mặt tới trên 400 cử tri do thời tiết xấu, kết quả kiểm phiếu bị huỷ bỏ và phải dời lại chủ nhật tuần sau. Bài báo mô tả: "Đến 17h chiều, trận dông mưa mới thật kịch liệt cực điểm. Dông gió tung rớt mái nhà, đốn ngã cây cối, đứt mất dây điện và dây thép, nhận chìm tàu ghe, cột đèn hay cột dây thép xiêu ngã liệt địa. Đường sá vắng teo không người lai vãng, tiếng dông mưa thổi ào ào như trời than đất thở".
        Mưa to gió lớn đến nỗi nhiều con ngựa đang kéo xe hoảng sợ bứt dây cương, quăng xe chạy tháo thân. Có xe bị lật nhào "kéo theo cả con ngựa nằm té sải cẳng". Hầu hết các xe đều gãy gọng, bay mui, phu xe bỏ chạy tán loạn.
        Dọc theo sông Sài Gòn, tàu, sà lan, ghe tam bản, ghe chài, ghe lồng đứt dây, trôi ra giữa sông bị sóng gió đánh ập, va đập nhau mà chìm. Đến 19h, các tàu lớn Canebière, Adour và Hop Sang bị sóng đẩy lên bờ nằm ngả nghiêng. Chiếc Patroclus đang đậu ở Thủ Thiêm đứt dây neo, chạy ra giữa sông đụng chìm 4 chiếc ghe chở đá, đâm thủng một chiếc ghe chài chở lúa, nhận chìm khoảng một chục chiếc tam bản trước khi chìm xuống bến Nhà Rồng.
        chuyen-it-biet-ve-con-bao-tung-lam-chet-3000-nguoi-o-sai-gon-1
        Cơn bão mạnh đến độ quật ngã một đoàn tàu của tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho. Ảnh minh họa
        Chỉ riêng các ghe chở lúa, chở dầu, chở hàng hóa có đến 43 chiếc bị chìm trong đêm đó. Từ 22h, trời đã bớt dông nhưng mưa vẫn ào ào như trút suốt cả đêm. Đến sáng hôm sau, người ta thống kê có hơn 900 cây lớn tróc gốc nằm ngổn ngang trên các con đường Sài Gòn, lá cây rụng lấp cả đường đi. Nhà lá bay tứ tung khắp nơi, phủ dầy mặt đường, có chỗ lên đến 2 mét. Trong chợ, các thớt thịt ngã đổ chất đống lên nhau.
        Sau đó, báo L’OpinionLe Courrier de Saigon tường trình về trận bão này: "Dọc theo đường xe lửa chạy dựa theo mé sông từ Sài Gòn vô Chợ Lớn (tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho), có một cái vòi rồng trên trời thò xuống làm đổ ngã một toa xe, giật đứt mái nhà ở đềpô xe lửa và đè nhẹp cả một cái nhà lá khác. Cách đó mươi thước, cái vòi rồng ấy hốt một người nam đem tuốt lên không trung rồi khiêng đại xuống mặt đất. Khi thiên hạ chạy đến toan cứu kẻ vô phước thì người ta thấy thân hình anh ta đã dẹp đép...".
        Nhà chức trách thời đó thống kê, riêng tại Sài Gòn cơn bão năm Giáp Thìn đã làm chết hơn 3.000 người, còn về tài sản thiệt hại lên đến 40 triệu đồng, tương đương 1.000 tỷ đồng ngày nay.
        Trận bão năm Giáp Thìn không chỉ gây thiệt hại cho Sài Gòn mà hầu hết các tỉnh ở Nam Bộ đều bị ảnh hưởng. Trong đó, thiệt hại nặng nề nhất là Gò Công và vùng phụ cận với trên 60% nhà bị sập đổ, 5.000 người chết trôi ở các làng ven biển, 80% gia súc bị chết... Còn theo dân gian, truyền miệng qua thơ, vè thì số người chết khoảng "một muôn hai" (tức khoảng 12.000 người).
        Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan (Giảng viên ĐH Khoa học Tự nhiên) - người từng công tác lâu năm ở Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ - cho biết với sự tàn phá khủng khiếp đó, có thể nói trận bão năm Giáp Thìn 1904 là cơn bão gây thiệt hại nặng nề nhất cho Sài Gòn từng được ghi nhận. 
        "Tuy nhiên, để khẳng định nó là cơn b ão mạnh nhất từng đánh vào Sài Gòn cần phải phân tích hoàn lưu, tốc độ gió... của cơn bão một cách chính xác mới có thể đánh giá được. Tuy nhiên, do phương tiện dự báo thời đó còn lạc hậu, không được như bây giờ nên sức tàn phá của cơn bão mới khủng khiếp đến như vậy", bà Lan nói.
        Trung Sơn

        Vì sao người Sài Gòn xưa mê ôtô La Dalat

        Hàng nghìn xe hơi được sản xuất ở Sài Gòn hồi 50 năm trước có hơn 40% kết cấu do người Việt chế tạo; nó cũng ít hao xăng, dễ sửa chữa...

        La Dalat là xe hơi đầu tiên được sản xuất ở miền nam Việt Nam do hãng Citroën của Pháp thực hiện. Loại xe này được chế tạo năm 1969 và tung ra thị trường vào năm 1970, dành riêng cho người Việt. Nó ít tốn xăng, dễ sửa chữa và thay thế phụ tùng.
        Trên đường phố Sài Gòn những năm 1970-1975, bóng dáng chiếc xe mạnh mẽ, với màu xanh nhạt đặc trưng của La Dalat khiến nhiều người dễ dàng nhận ra, thích thú. Xe tiện dụng, rẻ lại mang thương hiệu Việt là lý do nhiều người chọn mua.
        nguoi-sai-gon-xua-me-oto-la-dalat-nhu-the-nao
        Một chiếc La Dalat từng được sản xuất tại Sài Gòn. Ảnh: Tư liệu
        Theo tư liệu, giai đoạn 1936-1960, những dòng xe như 2CV rồi Dyane 6 hay Méhari được hãng Citroën đưa vào Việt Nam phục vụ các sĩ quan Pháp cùng tầng lớp thượng lưu. Nhưng đến giữa thập niên 1960, hãng này nghĩ đến việc chế một chiếc xe hơi ngay tại Việt Nam và dành riêng cho người Việt khi chịu sức ép cạnh tranh bởi các hãng xe máy nổi tiếng. Citroën mong muốn cho ra đời một chiếc xe hữu dụng nhưng giá thành rẻ.
        Xuất phát từ nhu cầu này, chiếc La Dalat (lấy tên thành phố Đà Lạt) được thai nghén dựa theo mẫu mã của chiếc Méhari và Baby Brousse rất thành công ở các thuộc địa cũ của Pháp. La Dalat được thiết kế với 4 kiểu dáng khác nhau gồm những bộ phận quan trọng được nhập từ Pháp như động cơ, hệ thống tay lái, bộ nhún, bộ thắng...
        Tất cả các chi tiết, bộ phận còn lại gồm đèn, kèn báo hiệu, ghế nệm, dàn đồng đóng bằng tôn, mui xe bằng lá thép uốn hoặc vải… được sản xuất ngay tại Công ty Xe hơi Saigon đặt ở góc đường Lê Lợi - Nguyễn Huệ, hiện là Caféteria Rex. Vào cuối thập niên 60, đây là dấu ấn quan trọng, đặt nền móng cho ngành sản xuất ôtô của Việt Nam.
        nguoi-sai-gon-xua-me-oto-la-dalat-nhu-the-nao-1
        Quảng cáo bán xe La Datlat tại Sài Gòn năm 1973. Ảnh: Tư liệu
        Hãng xe Citroën tập trung vào khách hàng bình dân Việt Nam nên La Dalat có những đặc tính như ít tốn nhiên liệu, dễ sửa chữa, dễ thay thế phụ tùng. Đặc biệt, các bộ phận như cánh cửa, kiếng xe... đều có thể "tự chế" từ những xưởng cơ khí thủ công rẻ tiền. Do chế tạo thủ công nên hình dáng xe thô kệch, không bắt mắt nhưng đây không phải là vấn đề quan trọng đối với khách hàng bình dân thời đó.
        La DaLat dùng động cơ 4 thì, 602 phân khối, 31 mã lực, 2 xi-lanh đối ở 2 đầu nằm dẹp. Xe có hộp 4 số tay, truyền động trục bánh trước. Trọng lượng xe đầu tiên là khoảng từ 480 đến 590 kg (tùy theo kiểu), kiểu xe thùng nặng 770 kg.
        Trong giai đoạn 1970 đến 1975, hãng xe Citroën sản xuất hơn 5.000 chiếc La Dalat, tức là khoảng 1.000 chiếc mỗi năm. Dù số lượng sản xuất khá nhỏ khi năm 1970 riêng Nhật Bản đã sản xuất 4,1 triệu ôtô các loại, song Citroën cho rằng La Dalat là thiết kế phù hợp với thị trường những nước nghèo.
        Điều quan trọng, tỷ lệ các bộ phận nội địa hóa của La Dalat khi xuất hiện đạt đến 25%. Năm 1975, tỉ lệ này nâng lên 40%. Có tất cả là 4 kiểu La Dalat gồm loại 4 hoặc 2 chỗ ngồi với thùng chở hàng.
        Năm 1973, ngạc nhiên với thành công của La Dalat, Citroën đã sang Việt Nam lấy 3 chiếc về Pháp để phân tích. Từ đó họ cho ra đời kiểu khung xe dễ sản xuất mà không đòi hỏi đầu tư nhiều công nghệ như chiếc Baby Brousse mui trần thế hệ thứ hai hay chiếc FAF.
        nguoi-sai-gon-xua-me-oto-la-dalat-nhu-the-nao-2
        Bên trong một chiếc La Dalat với các chi tiết khá thô sơ. Ảnh: Tư liệu
        Sau này, tuy xe không còn sản xuất nữa nhưng thương hiệu La Dalat vẫn không phai trong lòng người yêu xe, đặc biệt là những người mê xe cổ. Tại TP HCM, còn vài người đang sở hữu những chiếc La Dalat này. Theo các nhà sưu tập, kiểu dáng, động cơ của các dòng xe hiện đại ngày nay ăn đứt La Dalat nhưng dòng xe này vẫn có một chỗ đứng vững chắc trong lòng những người yêu xe cổ bởi nó mang thương hiệu Việt.
        Ông Phan Huy, chủ một chiếc La Dalat cho biết, máy móc còn tốt và xe của ông vẫn chạy ngon lành trên đường phố. Theo ông, xe La Dalat ít hỏng hóc, dễ sửa chữa lại nhẹ, tiện lợi. Chiếc xe hiện tại được ông Huy mua tại Đà Lạt khi tình cờ phát hiện nằm hoang phế trong một kho đồ cũ.
        "La Dalat là chiếc xe có tỷ lệ nội địa hóa cao nhất mà tôi biết và có thể gọi nó là made in Việt Nam. Tôi rất tự hào về một dòng xe mang thương hiệu của người Việt, có cái tên cũng rất Việt về một vùng đất nổi tiếng – Đà Lạt", ông Huy nói.
        Ở miền Bắc Việt Nam, năm 1958 nhà máy Chiến Thắng (Hà Nội) đã cho ra đời chiếc ôtô 4 chỗ ngồi đầu tiên do người Việt Nam tự chế tạo. Ôtô lấy mẫu từ chiếc Fregate chạy bằng xăng của Pháp. Ngày 21/12/1958, chiếc xe Chiến Thắng chính thức rời xưởng chạy thử thành công.
        Tuy ra đời trước 10 năm nhưng do điều kiện chiến tranh ở miền Bắc nên xe Chiến Thắng không được sản xuất hàng loạt như La Dalat nên ít người biết tới.
        Sơn Hòa

        HN: Xe máy cháy rụi sau khi va chạm với taxi

        Thứ Sáu, ngày 29/07/2016 15:38 PM (GMT+7)
        Chiếc xe máy đang sang đường thì va chạm với một chiếc taxi rồi bốc cháy ngùn ngụt.
        252 84
         HN: Xe máy cháy rụi sau khi va chạm với taxi - 1
        Chiếc xe máy cháy rụi sau khi va chạm với taxi
        Khoảng 13 giờ chiều nay (29/7), một vụ cháy xe máy đã xảy ra tại đường Hoàng Đạo Thúy, đoạn giao cắt với đường Ngụy Như Kon Tum (Thanh Xuân, Hà Nội).
        Một số nhân chứng cho biết, chiếc xe máy do một người đàn ông điều khiển lưu thông ngược chiều trên đường Hoàng Đạo Thúy. Sau đó, chiếc xe máy sang đường và va chạm với một chiếc taxi.
        Sau va chạm, xe máy bốc cháy dữ dội. Lửa bốc lên mỗi lúc một cao, khói đen mù mịt cả một góc phố.
        Tài xế chiếc taxi đã kịp thời chạy xuống kéo người đàn ông đi xe máy ra ngoài. Một số người quanh khu vực mang theo bình cứu hỏa mini nhằm dập tắt đám cháy nhưng bất thành.
        Khoảng nửa tiếng sau, chiếc xe máy chỉ còn lại trơ khung sắt.
        Ngay sau đó, lực lượng xử lý tai nạn của quận Thanh Xuân có mặt tại hiện trường để điều tra, xử lý vụ việc.
        Đọc Tin Việt Nam mới nhất miễn phí Online. Cập nhật tin an ninh thế giới mới nhất hôm nay. Tin tức trong ngày hôm nay cập nhật liên tục .
        Tin tức trong ngày - Clip: Xe chở xăng tông container, 2 xe bốc cháy dữ dội Clip: Xe chở xăng tông container, 2 xe bốc cháy dữ dội
        Vào khoảng 16h 25/7, trên tuyến QL1A đoạn qua thôn Phước Hưng, xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc(Thừa Thiên Huế) đã xảy ra một vụ tai nạn giao...
        Tin tức trong ngày - Xe tải tông xe đầu kéo rồi bốc cháy, 2 người chết Xe tải tông xe đầu kéo rồi bốc cháy, 2 người chết
        Một xe tải chở 6 người tông trực diện với xe đầu kéo dẫn đến cả hai xe bốc cháy, bị thiêu rụi hoàn toàn khiến 2 người thiệt mạng.
        Tin tức trong ngày - Xe tải đang chạy bốc cháy, tài xế kịp thoát thân Xe tải đang chạy bốc cháy, tài xế kịp thoát thân
        Đang lưu thông trên đường, xe tải bất ngờ bốc cháy, tài xế mở cửa nhảy khỏi xe thoát thân.

        Ấn Độ: Hai vợ chồng bị giết chết vì nợ tiền mua bánh quy cho con


        Những người thuộc giai cấp thấp ở Ấn Độ - Dalit - tập trung biểu tình sau khi 2 đứa trẻ Dalit bị những người thuộc giai cấp cao hơn đốt chết /// Reuters

        Những người thuộc giai cấp thấp ở Ấn Độ - Dalit - tập trung biểu tình sau khi 2 đứa trẻ Dalit bị những người thuộc giai cấp cao hơn đốt chếtReuters
        Một cặp vợ chồng ở Ấn Độ đã bị giết chết vì nợ 15 rupee (khoảng 5.000 đồng) tiền mua 3 gói bánh quy cho con. Chủ nợ - ông chủ tiệm tạp hóa đã chém họ tới chết vì chậm trả nợ.
        Cặp vợ chồng bị sát hại thuộc nhóm thấp nhất trong xã hội Ấn Độ: Dalit - vốn bị những người thuộc giai cấp cao hơn cho là chỉ chạm vào thôi cũng đủ ô uế. Mặc dù giai cấp là điều từ lâu đã bị xóa sổ khỏi hiến pháp Ấn Độ nhưng nó vẫn tồn tại trong xã hội.
        Khi cặp vợ chồng đang trên đường ra đồng làm thuê ở một ngôi làng thuộc bang Uttar Pradesh hôm 28.7, Ashok Mishra - ông chủ cửa hàng tạp hóa chặn đường đòi nợ. Trước đó vài ngày, họ đã mua nợ 3 bịch bánh quy tại đây cho 3 đứa con nhỏ ở nhà.
        Ấn Độ: Hai vợ chồng bị giết chết vì nợ tiền mua bánh quy cho con - ảnh 1
        Một phụ nữ Dalit bị cảnh sát bắt. Reuters
        Thông tấn xã Press Trust of India của Ấn Độ dẫn lời cảnh sát địa phương cho biết cặp vợ chồng đã hứa là sẽ trả tiền vào buổi chiều, khi họ nhận được tiền làm công. Nói rồi họ tiếp tục ra đồng trong khi Mishra vẫn tiếp tục la hét. Thấy 2 người bỏ đi, ông Mishra tức giận chạy về nhà lấy một con dao to rượt theo chém chết người chồng. Khi người vợ nhào vô cố cứu chồng, cô cũng bị chém chết luôn tại chỗ.
        BBC đưa tin hung thủ đã bị bắt.
        Đông đảo người dân thuộc nhóm Dalit  trong làng đã đổ ra đường biểu tình. 

        Kiều Oanh

        Hacker công bố 400.000 tài khoản khách hàng Vietnam Airlines 'rất nguy hiểm'


        Giao diện trang chủ của Vietnam Airlines bị hacker thay đổi vào chiều 29.7

        Giao diện trang chủ của Vietnam Airlines bị hacker thay đổi vào chiều 29.7
        Việc hacker công bố 4 file tập hợp danh sách trên 400.000 tài khoản khách hàng thành viên của Vietnam Airlines được đánh giá là "rất nguy hiểm". 
        Tối 29.7, trao đổi nhanh qua điện thoại với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin - Truyền thông, cho biết đánh giá ban đầu cho thấy việc hacker công bố hết 4 file tập hợp danh sách trên 400.000 tài khoản khách hàng thành viên của Vietnam Airlines, trong đó bao gồm họ tên, ngày sinh, địa chỉ; một số thành viên còn bị lộ chức vụ, cơ quan công tác, số điện thoại, thậm chí có cả chức vụ... là rất nguy hiểm.
        Đối với việc thay đổi màn hình, việc này dễ thực hiện khi hacker đã xâm nhập vào hệ thống thay đổi như giao diện trên màn hình trang web.
        Riêng hệ thống loa, hiện nay không phải độc lập mà được kết nối với hệ thống máy tính, do các phần mềm đã bị chiếm quyền nên hacker phát ra các âm thanh ghê rợn và thông tin xuyên tạc, kích động.
        “Bước đầu chúng tôi đánh giá hệ thống đã có sơ hở, lỗ hổng bị hacker cài phần mềm độc hại. Việc quan trọng hiện nay phải xác định xem họ tấn công vào thời điểm nào, từ bao giờ và cách thức tấn công”, ông Hải cho biết.
        Một chuyên gia về an ninh mạng của BKAV cũng nhận định, vụ tấn công này khá nguy hiểm và phức tạp. Hiện BKAV đang phối hợp với Vietnam Airlines để khắc phục. Hành động thay đổi giao diện, chiếm quyền điều khiển màn hình hiển thị trên sân bay và hệ thống loa cho thấy hacker đã xâm nhập được vào bên trong hệ thống dữ liệu. “Nguy cơ lộ lọt thông tin rất lớn; hacker có thể lấy cắp thông tin khác thay vì thay đổi giao diện”, chuyên gia này nói.
        Trong khi đó, ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm đào tạo và an ninh mạng Athena, cho biết theo thông tin để lại trên website của Vietnam Airlines thì nhóm 1937cn.net là một nhóm hacker Trung Quốc (TQ). Nhóm này trước đây cũng đã có nhiều cuộc tấn công xâm nhập vào các hệ thống của VN. Hiện tại, những cuộc xâm nhập này có thể vẫn đang diễn ra với những quy mô và cường độ khác nhau. Theo chuyên gia này, các nhóm hacker có thể đã xâm nhập vào hệ thống từ lâu và cắm trong đó một thời gian dài, khi có sự kiện hoặc thời điểm thích hợp sẽ thực hiện kích hoạt tấn công.
        Đánh giá về nhóm tin tặc này, ông Trần Quang Chiến, Giám đốc Công ty CP VNIST (VNIST Corp), phụ trách website an ninh mạng securitydaily.net, cho biết nhóm hacker 1937cn nổi tiếng và mạnh nhất TQ. Nhóm này được lập ra với mục đích kích động hacker TQ tấn công các website của VN và các quốc gia ở khu vực Biển Đông. Tin tặc đã khai thác nhiều lỗ hổng nguy hiểm trên các website, có những lỗ hổng rất cơ bản như SQL Injection, lỗ hổng do việc sử dụng không đúng cách; sử dụng bản đã cũ của plugin FCKEditor và sử dụng dịch vụ WebDAV.
        Anh Vũ

        Tin mới nhất phiên tòa xử Minh Béo

        (Tin tức giải trí) - Anh Thiện Thành - cậu họ Minh Béo cho biết đây là phiên tòa kỳ quặc nhất mà anh từng được dự.

          Phiên xét xử Minh Béo lần thứ 5 vừa được diễn ra vào sáng 28/7 (giờ địa phương) tại tòa Westminster, quận Cam, California.
          Nam danh hài bị cáo buộc 3 tội danh là quan hệ đường miệng với trẻ em, âm mưu hành vi dâm ô với trẻ em dưới 14 tuổi và gặp gỡ một trẻ em vị thành niên với ý định thực hiện hành vi dâm ô.
          Luật sư bào chữa vụ này là bà Mia Yamamoto. Ở các phiên xử trước nữ luật sư này liên tiếp đưa ra đề nghị tòa dời ngày thương lượng với lý do cần thêm thời gian để tìm bằng chứng gỡ tội cho thân chủ.
          Cũng như những lần trước đó, phiên tòa Minh Béo tiếp tục nhận được sự quan tâm của cộng đồng người Việt tại Mỹ. Trước giờ diễn ra phiên tòa, có khoảng 20 người tham dự, trong đó, có anh Thiện Thành - cậu họ Minh Béo, anh Phước Kiên - anh trai Minh Béo. Mẹ nam diễn viên vẫn vắng mặt trong phiên tòa xử con trai.
          Tuy nhiên, Minh Béo đã không xuất hiện trước phiên tòa như 2 lần điều trần trước. Phiên toà cũng không có bất cứ nội dung, thông báo gì về vụ án được đưa ra. Theo anh Thiện Thành cho biết, dù không có mặt tại phiên tòa nhưng Minh Béo đã khỏe khoắn hơn dù sút cân đi nhiều.
          Tin moi nhat phien toa xu Minh Beo
          Phiên tòa thương lượng mới nhất của Minh Béo.
          Trước khi bắt đầu phiên tòa, luật sư Mia Yamamoto đã nói chuyện riêng với nghi phạm một thời gian rất lâu ngoài phòng tòa. Vị luật sư phiên dịch từ chối chia sẻ cuộc nói chuyện này.
          Đến hơn 11h, phiên tòa chính thức diễn ra với việc bà Mia tiếp tục xin dời phiên tòa điều đình (pre trial) sang ngày 10/8. Tuy nhiên kèm theo đó là phiên xử sơ bộ dự bị (back up preliminary hearing) được ấn định diễn ra vào ngày 12/8 nếu vụ án này không điều đình giải quyết được nữa.
          Có mặt tại tòa, anh Thiện Thành cho biết phiên tòa diễn ra khá khó hiểu và những người tham dự đều chưng hửng, gần như không biết có chuyện gì xảy ra: "Ban đầu, Minh Béo là người được chánh án gọi tên thứ 2 nhưng luật sư Mia Yamamoto và công tố lên trao đổi với chánh án khoảng 5 phút. Tiếp đó, cả hai bước về vị trí cũ.
          Một lúc sau, luật sư người Mỹ gốc Nhật Bản cùng công tố viên ra ngoài nói chuyện khoảng 10 phút. Sau đó, họ trao đổi với chánh án khoảng 3 phút. Cuộc trò chuyện này rất nhỏ nên phóng viên các báo đài ngồi gần đó cũng không thể nghe được. Kết thúc cuộc trao đổi, luật sư Mia Yamamoto và công tố viên nhanh chóng ra khỏi tòa".
          "Có thể bà luật sư muốn cắt thông tin về vụ án với truyền thông. Họ không thông báo về ngày xử của phiên tòa tiếp theo", anh Thiện Thành dự đoán.
          Tin moi nhat phien toa xu Minh Beo
          Luật sư Mia Yamamoto kín tiếng trong các chiến lược biện hộ cho Minh Béo.
          Trao đổi với luật sư Từ Huy Hoàng chuyên về các vụ án hình sự và luật di trú ở quận Cam, California) nhận định việc bà Mia Yamamoto tiếp tục xin tòa dời phiên điều trần cho thấy bà cần thêm thời gian để tiếp tục tìm kiếm, thu thập bằng chứng biện hộ cho thân chủ.
          Trong khi đó, bên công tố viên cũng muốn củng cố thêm bằng chứng khẳng định Minh Béo có tội. Đây là khoảng thời gian tạo cơ hội cho hai bên công tố và luật sư tiếp tục điều đình, thương lượng với nhau để vụ án đi đến một kết quả như mỗi bên mong muốn.
          Trong trường hợp vụ án được đưa ra phiên sơ thẩm, đây là là lúc phía luật sư và công tố viên đều phải trưng ra tất cả những bằng chứng xác thực mà hai bên có được. Từ đó, quan tòa thẩm định xem vụ án này có đầy đủ lý do để đưa ra xét xử trước bồi thẩm đoàn hay không.
          "Tuy vậy, nếu đến ngày 10/8, bà Mia Yamamoto thấy vẫn chưa sẵn sàng đến với phiên sơ thẩm vì chưa thu thập đủ bằng chứng để bảo vệ thân chủ, bà tiếp tục có quyền yêu cầu hoãn phiên điều trần đến một ngày khác. Từng có những vụ án hình sự mà phiên điều trần dời kéo dài đến 2-3 năm là bình thường", luật sư Từ Huy Hoàng cho biết.
          Luật sư này cũng nhận định thêm, trong trường hợp nếu bị kết án có tội với ba tội danh bị truy tố, theo luật Mỹ, thời hạn chịu án tù của Minh Béo cao nhất là 5 năm 8 tháng.
          "Do đó, luật sư biện hộ có thể thỏa thuận để giảm án cho thân chủ xuống, còn khoảng 2-3 năm chẳng hạn. Do Minh Béo không tại ngoại hầu tra nên khi luật sư và công tố viên thỏa thuận được với nhau thì có thể mức án tù của anh cũng đã bằng với thời gian anh bị tạm giam".
          Thiên Minh (Tổng hợp)

          Lính Triều Tiên vượt biên đấu súng với quân cảnh Trung Quốc

          Dân trí 5 lính Triều Tiên đã vượt biên giới và tràn sang cướp bóc tại hai ngôi làng thuộc địa phận tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc và đấu súng với lực lượng quân cảnh Trung Quốc vào sáng ngày 28/7 theo giờ địa phương.


          Lính Triều Tiên đi tuần (Ảnh minh họa: Getty)
          Lính Triều Tiên đi tuần (Ảnh minh họa: Getty)
          Tờ Koreatimes dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết, 5 lính Triều Tiên đã vượt biên giới và tràn sang cướp bóc tại hai ngôi làng thuộc địa phận tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc và đấu súng với lực lượng quân cảnh Trung Quốc tại đây.
          Các binh sĩ Triều Tiên được cho là đã vượt biên từ thành phố Hyesan (Triều Tiên) sang Trung Quốc từ hôm 23/7 và thực hiện các vụ cướp có vũ trang ở hai ngôi làng thuộc tỉnh Cát Lâm. Sau khi nắm bắt được thông tin về vụ việc và nhận thấy các vụ cướp ngày càng táo tợn, lực lượng quân cảnh Trung Quốc đã thành lập một đội quân với nhiệm vụ bắt giữ lính Triều Tiên. Một vụ đấu súng đã xảy ra sau đó giữa binh lính 2 nước.
          Sau cuộc đấu súng, 2 lính Triều Tiên đã bị bắt, trong khi 3 người còn lại nhanh chóng bỏ trốn. Phía quân cảnh Trung Quốc cũng có 2 người bị thương nặng và đã được đưa tới bệnh viện gần nhất để cấp cứu.
          Giới chức Trung Quốc ngay lập tức mở chiến dịch săn lùng 3 lính Triều Tiên tẩu thoát, đồng thời ban hành lệnh giới nghiêm, khuyến khích người dân địa phương không ra ngoài cho tới khi bắt được các binh lính Triều Tiên còn lại.
          Đây không phải lần đầu tiên lính Triều Tiên vượt biên sang Trung Quốc để cướp bóc đồ ăn sau khi bị rơi vào tình trạng thiếu lương thực. Trước đó, năm 2014, một lính Triều Tiên đã vượt biên sang Trung Quốc và giết hại 4 công dân nước này. Vụ việc cũng xảy ra trên địa bàn tỉnh Cát Lâm.
          Thành Đạt
          Theo Koreatimes

          Mỹ giảm nhiệt thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết 'đường lưỡi bò'

          Mỹ từng cảnh báo sẽ tập hợp một liên minh để khiến Trung Quốc phải trả giá nếu không tuân thủ phán quyết "đường lưỡi bò", tuy nhiên, chiến lược này tiến triển chậm.

          my-giam-nhiet-thuc-trung-quoc-tuan-thu-phan-quyet-duong-luoi-bo
          Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (trái) và người đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị trong cuộc họp song phương bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Lào hôm 25/7. Ảnh: Reuters
          Theo Reuters, hồi đầu năm, các quan chức Mỹ nhiều lần nhấn mạnh các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và những nơi khác, bao gồm cả Liên minh châu Âu (EU) cần làm rõ rằng phán quyết của Tòa Trọng tài phải được tuân thủ.
          "Chúng ta phải sẵn sàng đồng thanh lên tiếng để khẳng định rằng đây là luật pháp quốc tế, phán quyết có tính ràng buộc với tất cả các bên", Amy Searight, thời điểm đó là quan chức quốc phòng Mỹ phụ trách Nam Á và Đông Nam Á, nói hồi tháng hai.
          Hồi tháng 4, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken cảnh báo Trung Quốc có nguy cơ bị tổn hại danh tiếng nặng nề nếu họ phớt lờ phán quyết của tòa. Trưởng đoàn luật sư của Philippines trong vụ kiện còn nói rằng Bắc Kinh có nguy cơ tự biến mình thành nước "ngoài vòng pháp luật".
          Tuy nhiên, hai tuần sau khi tòa ra phán quyết bác bỏ quyền lịch sử của Trung Quốc đối với tài nguyên bên trong yêu sách "đường lưỡi bò" mà Bắc Kinh đơn phương vạch ra, lời kêu gọi bày ra một mặt trận thống nhất của Mỹ dường như đạt được ít tiến triển. Chỉ có 6 nước tham gia cùng Washington nhấn mạnh rằng phán quyết phải được tuân thủ.
          Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cuối tuần vừa rồi cũng không nhắc đến phán quyết trong tuyên bố chung sau cuộc họp tại Lào. Campuchia, đồng minh thân thiết của Bắc Kinh, được cho là đã ngăn khối đưa nội dung này vào tuyên bố.
          Ngày 15/7, EU, khối đang bị phân tâm bởi việc người Anh chọn rời liên minh, đã ra tuyên bố ghi nhận việc tòa ra phán quyết, nhưng tránh đề cập trực tiếp đến Bắc Kinh và cũng không khẳng định phán quyết phải được tuân thủ.
          Nguy cơ giảm sức nặng
          Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm qua bày tỏ sự hài lòng rằng ASEAN đã ra tuyên bố chung nhấn mạnh tầm quan trọng của pháp trị. Ông nhấn mạnh việc tuyên bố chung của ASEAN không đề cập đến phán quyết không làm giảm đi tầm quan trọng của quyết định từ Tòa Trọng tài.
          Ông cũng khẳng định phán quyết không thể bị giảm sức nặng vì nó có tính ràng buộc về mặt pháp lý. Tuy nhiên, các nhà phân tích đánh giá rằng đó đang là rủi ro cận kề, vì Washington đã không thôi thúc hiệu quả vấn đề này với các bạn bè và đồng minh.
          "Tất cả chúng ta nên lo lắng rằng vụ kiện rồi sẽ lắng xuống và phán quyết sẽ chỉ còn như một tờ giấy, vì phán quyết chỉ có thể có sức nặng nếu được cộng đồng quốc tế thúc đẩy", Greg poling, chuyên gia về Biển Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, nhận xét.
          "Và cộng đồng quốc tế chọn cách không nói bất cứ điều gì. Họ có vẻ như thể hiện 'Chúng tôi không quan tâm. Chúng tôi không muốn kiềm chế Trung Quốc bằng các tiêu chuẩn này'", ông nói thêm.
          Dean Cheng, một chuyên gia về Trung Quốc tại trung tâm Quỹ Di sản có trụ sở tại Mỹ, nhận xét rằng Washington dường như miễn cưỡng thúc đẩy lập trường cứng rắn hơn với Bắc Kinh - một đối tác kinh tế quan trọng cũng như một đối thủ chiến lược, chỉ vài tháng trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama kết thúc nhiệm kỳ và cuộc tổng tuyển cử ở Mỹ sẽ bắt đầu vào tháng 11.
          "Những gì chúng ta có là Trung Quốc đang tiến hành những hành động rất quyết liệt tại Biển Đông, cả về trên thực địa, chính trị, lẫn về mặt pháp lý và ngoại giao, còn Mỹ lại không làm gì nhiều", ông Cheng nói.
          Một lý do giải thích sự tương đối thụ động của chính quyền Mỹ có thể là họ mong muốn ngăn chặn bất kỳ sự leo thang tranh chấp lớn nào sau phán quyết. Trung Quốc có thể sẽ đẩy mạnh bồi đắp cải tạo đất và lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ).
          Trung Quốc hiện chủ yếu chỉ phản ứng bằng các lời lẽ công kích ác liệt, nhưng các nhà phân tích và các quan chức lo ngại rằng Bắc Kinh có thể có hành động táo bạo hơn, sau khi nước này chủ trì cuộc họp của các nền kinh tế lớn nhất thế giới G20 vào tháng 9.
          Phương Vũ

          Không có nhận xét nào:

          Đăng nhận xét