Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

CÂU CHUYỆN TÂM LINH 117



(ĐC sưu tầm trên NET)

“Sự thật khủng khiếp bên trong bệnh viện Bạch Mai”: Tái chế rác thải y tế là hình thức mang tính chất tội phạm thực sự

Liên quan đến loại bài xung quanh việc xử lý rác thải y tế trong bệnh viện Bạch Mai, nhóm phóng viên báo Lao Động tiếp tục thực hiện một cuộc trò chuyện với PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) về những nguy cơ bệnh tật vô cùng nguy hiểm đối với con người.
PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội)
PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội)
Hệ lụy vô cùng to lớn do lây nhiễm chéo từ rác thải y tế độc hại
Đây là những bức ảnh, clip về việc toàn bộ rác thải y tế đang được trực tiếp dùng tay (tất nhiên là có găng) tái chế ngay trong BV lớn nhất nhì Việt Nam… Với tất cả những hình ảnh (mà chúng tôi chụp, quay được) PGS vừa xem thì ông bình luận gì?
Với hành động này thì không phải người ta vô tình mà đã cố tình vi phạm luật pháp rồi. Cái đó đúng ra là phải bị xử lý, mà phải xử lý nghiêm, thậm chí xử lý hình sự được. Vì theo luật bảo vệ sức khỏe nhân dân của nhà nước ta và luật ATTP vừa qua thì nhà nước cũng làm rất rõ về mối nguy hại đối với nguồn gốc gây ra bệnh tật trong xã hội. Và một trong những nguồn được xếp vào loại nguy hại nhất là nguồn từ bệnh viện. Chúng ta có thể ái ngại trước một nhà máy đồ sộ sản xuất hóa chất thải ra môi trường, nhưng nó chỉ thải ra một số loại hóa chất nhất định thôi, và nó phải thông qua quá trình chuyển hóa trong thiên nhiên. Nhưng. Rác thải y tế nó lại là một tổng hợp rất nhiều những nguyên nhân gây ra tác hại xã hội rất lớn.
Bệnh viện là trung tâm có khả năng lan truyền những bệnh rất nguy hiểm mà chúng ta không lường trước được. Người đang xử lý, người ta đi găng tay và tưởng là đang bảo vệ, nhưng trên thực tế những bệnh phẩm lại lan truyền qua chính bàn tay (đã đi găng) của họ ra ngoài, qua dụng cụ ra ngoài, qua phương tiện vận chuyển ra ngoài. Rồi trên quãng đường họ vận chuyển từ đó đến tận nơi thu mua thì đã biết bao nhiêu vi khuẩn lây lan ra ngoài, dù lượng vi khuẩn ra ngoài rất nhỏ thôi thì đã làm cho vi khuẩn nguy hiểm phát triển rồi.
Vậy vấn đề ở đây tuy rằng quy mô nhỏ, khối lượng nhỏ, nhưng nguy cơ nguy hiểm cho xã hội lại cực kỳ lớn. Nên bộ Y tế cũng như Quốc hội đã đưa ra luật rất nghiêm khắc về xử lý chất thải y tế. Cho nên, tôi cho rằng đây là một hình thức mang tính chất tội phạm thực sự, mặc dù hành động này chỉ là hành động tham lam, giải quyết một phần nào về tài chính cho một đơn vị nào đó. Nếu chỉ nghĩ công việc như thế thôi thì quá đơn giản, nhưng không phải. Hệ lụy của nó là vô cùng to lớn, chúng ta cần phải ngăn chặn ngay.
Liệu có lý do nào để họ ngụy biện cho việc làm sai như thế này không? Ví dụ họ bảo họ hấp tiệt trùng trước khi bán, thì việc hấp đấy có đúng quy định, có được phép, có hết được vi trùng, vi khuẩn khi tái chế?
Nguyên tắc chung, mọi sinh vật, trong đó có vi khuẩn, nếu ở nhiệt độ cao sẽ bị tiêu diệt. Thế nhưng khi anh làm như thế kia thì trước hết là anh đã dùng bàn tay anh, thì người ta gọi đó là hiện tượng nhiễm chéo. Cần phải nhớ là vi khuẩn không phải cứ nhiều mới bị mà chỉ cần rất ít thôi nó đã lọt ra ngoài môi trường và phát triển và gây thành dịch rất nhanh rồi. Nên cần phải ngăn chặn. Trong bệnh viện, bác sĩ đã phải cho bệnh phẩm vào những túi riêng, từ đấy không được mở ra, chuyển thẳng đến nơi tiêu hủy – như thế làm giảm thiểu tối đa nguy cơ lây truyền của bệnh phẩm đó ra môi trường. Nhưng đây lại lần lượt đi qua từng công đoạn chọn, nhặt, cắt… Thì trong suốt quá trình đó, hiện tượng nhiễm chéo từ môi trường anh đang làm ra chính khu vực đó thôi cũng đã là nguyên nhân lan tỏa rồi. Nên anh không thể ngụy biện được.
PGS nghĩ thế nào khi những người tổ chức việc tái chế này, có rất nhiều khả năng họ chính là những cán bộ y tế chứ không phải những nhân công đói khổ, thất học?
Tôi nghĩ rằng việc tái chế này là có tổ chức. Vì người ta đã dành cả một phòng, thậm chí có cả máy để hấp (như người ta nói) là đã có hệ thống rồi, tức là có tổ chức. Tôi không biết có khẳng định được hay không, nhưng chắc chắn cơ quan quản lý BV phải biết điều đó, chứ người ta đưa đi chỗ khác làm hoặc làm ngầm thì nó lại là chuyện khác, nhưng đây rõ ràng là có ý thức, vì mục đích lợi ích – tạo nguồn kinh phí hiện nay đang hạn hẹp cho ngành y tế, hoặc cho cá nhân những người trong đó để giải quyết vấn đề về tài chính, nhưng tài chính là bất minh, bất hợp pháp.
Mang sản phẩm tái chế từ rác thải y tế độc hại đi kiểm tra chỉ hành động để… ngụy biện
Việc họ làm như thế này thì đã là nguy hiểm như PGS vừa phân tích rồi, nhưng sau đó nhựa này được coi là nhựa có chất lượng tương đối tốt, được người ta sử dụng tái chế và có rất nhiều khả năng làm ống hút, thìa nhựa… liên quan trực tiếp đến miệng người tiêu dùng, như thế thì nó có những nguy hại như thế nào?
Về chất liệu nhựa thì nhựa dùng cho y tế là loại nhựa cao cấp nhất. Nhưng vấn đề là nó đã được sử dụng trong bệnh viện rồi thì nó trở thành vật liệu nguy hiểm, vì những cái người ta đã mang vào cho nó, lây nhiễm vào cho nó. Đối với những bệnh trong ngành y, đặc biệt là những bệnh nguy hiểm, người ta phải ngăn chặn hết sức chặt chẽ thì xã hội mới hy vọng không có những bệnh dịch lan truyền rộng rãi. Mà nếu lan truyên rộng rãi thì rõ ràng sinh mệnh con người bị đe dọa, và nhà nước sẽ phải chi một khoản tiền rất lớn để chữa bệnh.
Gần đây, khi chúng tôi phản ánh những vấn đề này trên các phương tiện truyền thông, thì cơ quan quản lý  y tế, cũng như Cục ATTP của Bộ Y tế đã tiến hành xét nghiệm hơn 50 mẫu sản phẩm làm từ những cái nhựa kiểu này được bán trên thị trường, và họ công bố rằng những mẫu đấy không gây độc. Ông nghĩ thế nào về việc này?
Như tôi đã nói, nếu chúng ta mang những cái thìa, cái ống hút… sau khi đã được tái chế ra để phân tích, thì tôi cho rằng những người đi làm động tác phân tích đó là hành động không hiểu biết về bản chất. Vì trong quá trình nấu, vi sinh vật không còn nữa, đi tìm thì là tìm cái… không còn. Nhưng, trước khi sản phẩm đó được đưa vào trong lò thì nó đã lan truyền bệnh rồi đã lây nhiễm chéo rồi, lây nhiễm từ chính những người bốc hàng, những người dỡ hàng, những người phân loại, tẩy rửa… Cho nên, việc anh đưa những sản phẩm đó vào kiểm tra là ngụy biện và không khoa học!
Để nói một câu ngắn gọn, đơn giản về các hình thức tội phạm liên quan đến ATTP, đầu độc cộng đồng, gây bao đau thương cho xã hội thì ông có kiến nghị gì?
Bây giờ, bằng mọi cách, các cơ quan chức năng phải chặn tất cả những nguồn có khả năng gây bệnh, mà một trong những nguồn đó là rác thải y tế. Chúng ta có hàng trăm bệnh viện khắp cả nước, trung ương lại tập trung hàng chục bệnh viện chuyên điều trị những bệnh rất nặng, rất khó xử lý. Từ các nơi, đưa bệnh nặng về trung ương, rồi từ trung ương lại phát các bệnh nặng về các địa phương. Và tôi cho rằng cần phải làm nghiêm chỉnh, chặt chẽ. Mà chỉ cần một hành động như thế này thôi, tôi cho rằng đã có thể mang ra xử lý hình sự được rồi.
Xin cảm ơn PGS!
Tác giả bài viết: Nhóm phóng viên
Nguồn tin: Báo Lao Động

Sự thật khủng khiếp về thái giám cả gan giết chết hai vua

(Kiến Thức) - Tuy không nổi tiếng như Ngụy Trung Hiền nhưng những việc thái giám Tông Ái triều Bắc Ngụy đã từng làm cũng kinh thiên động địa không kém.

Mời xem clip: " Sự trùng hợp kỳ lạ giữa vua chúa Việt Nam và thế giới" tại đây:
Tuy không nổi tiếng như Ngụy Trung Hiền nhưng thực sự việc hắn ta đã từng làm cũng độc ác không kém. Hắn chính là thái giám Tông Ái triều Bắc Ngụy đã cả gan ra tay giết thái tử và hai hoàng đế, làm loạn triều chính, leo dần lên những nấc thang chính trị cao nhất, thậm chí còn được phong vương tước vị cao nhất xưa nay lịch sử chưa từng cho đối với một thái giám.
Gián tiếp giết thái tử, chính thức dấn thân vào con đường danh vọng
Hắn xuất thân thấp hèn, vì phạm tội mà đưa vào cung làm nô dịch. Bản thân nhanh nhẹn tháo vát, đầu óc nhạy bén, rất biết đối nhân xử thế, sống chan hòa với đồng nghiệp, cung kính tuân lệnh người trên, làm việc thận trọng cho nên trên dưới đều rất yêu quý. Nhưng trên thực tế những biểu hiện này chỉ là lớp vỏ bọc hoàn hảo do hắn cố tình tạo ra để che đậy con người thật nham hiểm, độc ác và đầy âm mưu
Tông Ái vốn là thái giám hầu hạ thái tử Thác Bạt Hoảng. Tuy bản thân là công công nhưng dục vọng vẫn rất cao, trong một lần nhìn trộm thái tử mây mưa với một cung nữ không ngờ bị thái tử bắt được giáng tội hắn xuống làm thái giám cấp thấp nhất và chịu cuộc sống đầy khó khăn vất vả.
Không lâu sau, vận may đã mỉn cười với hắn. Trong một lần Thái Vũ Đế Thác Bạt Đạo ra ngoài săn bắn dẫn theo một đám thái giám trong đó có Tông Ái, sự nhanh nhẹn hoạt bát và sự chu đáo của hắn đã lọt vào mắt của Thác Bạt Đạo và hắn đã trở thành nô tài kề cận hầu hạ bên hoàng thượng. Có được cơ hội tốt, hắn ra sức hầu hạ chủ nhân khiến Thác Bạt Đạo cảm thấy vô cùng hài lòng và không thể thiếu hắn. Cuối cùng hắn leo lên được chức trung đường thị và chuyên trách lo cuộc sống hàng ngày. 
Đắc sủng Tông Ái tha hồ lộng hành và tìm cách ổn định vị thế của mình. Theo dã sử hắn đã tìm cách trả thù thái tử. Nhận thấy hoàng thượng và thái tử có mâu thuẫn, khi Thái Vũ Đế dẫn quân nam chinh, thái tử đã tìm cách mở rộng lực lượng quân đội Đông cung và dâm loạn với các phi tử của cha. Tông Ái biết chuyện đã thêm thắt tình tiết cho người mật báo với hoàng thượng. Đang bận chinh chiến nơi xa, hoàng thượng tin mọi lời Tông Ái bẩm báo không điều tra kỹ và ra lệnh bắt hết quan viên ở Đông cung giam vào ngục. Sau khi Thác Bạt Đạo nam chinh trở về kinh thành, thái tử hoảng sợ quá nên đã chết khi mới vừa 24 tuổi. Có thể nói, trong chuyện này Tông Ái chính là thủ phạm gián tiếp gây ra cái chết của thái tử Thác Bạt Hoảng.
Su that khung khiep ve thai giam ca gan giet chet hai vua
 Ảnh minh họa thái giám Tông Ái triều Bắc Ngụy.
Ra tay giết vua, sắp đặt triều chính
Sau khi thái tử chết nghĩ đến tình cha con hơn 20 năm qua, Thác Bạt Đạo vô cùng hối hận nên đêm ngày uống rượu, nổi giận vô lý. “Làm bạn với vua như làm bạn với hổ”, Tông Ái cảm thấy lo sợ có ngày khó mà giữ được mạng. Đầu năm 452,  trong một lần đi săn, buổi tối tâm trạng buồn rầu Thác Bạt Đạo lại uống say, Tông Ái nhân cơ hội này lừa tất cả mọi người ra ngoài, sau đó cùng với một thái giám tâm phúc khác dùng gối đè chết Thác Bạt Đạo. Ngự y được Tông Ái mua đứt lại thêm lo sợ uy quyền của ông ta nên chỉ kết luận nguyên nhân cái chết của Thác Bạt Đạo là do lao lực quá lại khiến cơ thể suy nhược, sau khi uống rượu nên đã không chịu được mà chết. Một hoạn quan có thể ra tay giết vua một cách dễ dàng thật là chuyện không thể tưởng tượng được.
Thác Bạt Đạo chết quá đột ngột nên việc kế vị cũng là một vấn đề. Nếu đường đường chính chính chỉ có Thác Bạt Kích cháu đích tôn (con trai thái tử Thác Bạc Hoảng) hoặc là hoàng tam tử Đông Bình Vương Thác Bạt Hàn kế vị. Nhưng cả hai người này Tông Ái đều không muốn lập vì hắn đã từng đắc tội với Thác Bạt Hoảng thì đươngg nhiên sẽ có ngày hắn bị trả thù, còn với Thác Bạt Hàn hắn cũng đã từng bất hòa. Hắn chỉ muốn Thác Bạt Dư con trai thứ 6 của Thác Bạc Đạo kế vị vì hắn có mối thâm giao với người này. Nghĩ thế nên hắn tìm cách phong tỏa tin tức về cái chết của Thác Bạt Đạo và cho mời Thác Bạt Dư nhập cung.
Sau khi bàn bạc, hắn giả ý chỉ của hoàng hậu Hách Liên Thị triệu tập các đại thần vào cung và cho hơn 30 thái giám mai phục sẵn. Những đại thần nào có ý phải đối đều bị giết chết thậm chí cả Thác Bạt Hàn cũng không thoát được. Thế là Thác Bạt Dư đã đăng cơ trên máu tanh của bao người, cũng nhờ công này mà Tông Ái càng ngày càng leo cao và lần lượt được phong làm đại tư mã, đại tướng quân, đại sư, đô đốc trung ngoại mưu quân sự, Phùng Dực Vương... nắm quyền cao chức trọng trong triều và trở thành hoạn quan duy nhất trong lịch sử được phong vương
Thác Bạt Dư biết hoàng vị của mình bất chính, để mua chuộc lòng người nên thường dùng tiền để ban thưởng cho những ai ủng hộ. Chỉ trong vòng một tháng ông ta đã tiêu sạch tài khố của quốc gia. Bản thân lại háo sắc vô độ, quốc gia đại sự không quan tâm, luôn coi Tông Ái là đại ân công nên thường giao cho ông ta quyển quyết định.
Tông Ái lộng quyền khiến rất nhiều đại thần không chịu được nên đã lên tiếng can gián với khiến Thác Bạt Dư tỉnh ngộ nhận ra bộ mặt thật của hắn ta nên đã âm thầm triệu tập một số tâm phúc bàn cách phế bỏ Tông Ái.
Tiếp tục giết vua và cái kết bi thảm không báo trước
Nhưng Thác Bạt Dư không ngờ được mọi tin tức trong hoàng cung đều đã đươc Tông Ái mua chuộc nên biết tin này hắn tức giận và tìm cách trả thù kẻ đã dám vô tình với mình. Tháng 9 một năm trong một lần nửa đêm Thác Bạt Dư âm thầm đưa theo vài người thân cận ra khỏi thành đến miếu tế Thác Bạt Khuê. Tin này truyền đến tai Tông Ái hắn đã nhân cơ hội này cử người hành thích Thác Bạt Dư. Lần này mọi tin tức lại tiếp tục bị hắn bưng bít chỉ có duy nhất Lưu Ni quân quan của cấm vệ quân biết. Lưu Ni biết chuyện biết triều đình và tông thất Thác Bạt đang gặp nguy hiểm nên âm thầm báo cho điện trung thượng thư Nguyên Hạ. Hai người họ cùng tìm Nam bộ thượng thư Lục Li bàn bạc đối sách.
Lục Li âm thầm đến đón Thác Bạt Kích đưa vào hoàng cung. Lưu Ni triệu tập cấm quân truyền lệnh: “Tông Ái giết chết hoàng thượng, đại nghịch bất đạo, hoàng tôn Thác Bạt Kích đã đăng cơ tức vị cần phải bảo vệ”. Nguyên Hạ bí mật dẫn theo một toán người bắt giữ Tông Ai và đồng đảng của ông ta. Thác Bạt Kích đã trở thành vị hoàng đế thứ 4 của Bắc Ngụy khi mới 13 tuổi, sử sách gọi là Văn Thành Đế. Sau khi kế vị Văn Thành Đế đã cho chém Tông Ái và đồng đảng cùng tất cả gia tộc để rửa hận cho cha ông mình. Cuối cùng một tên thái giám độc ác, nham hiểm cũng nhận kết cục bị thảm mà hắn chưa từng có ngày nghĩ đến.
Tuyết Mai
                                       

Được báo mộng kho báu, đào lên là xương người

Theo giấc mộng của anh Cường, cả đám người hì hục đào bới giữa đêm tối. Đến khi đào được chiếc đầu lâu, tất cả đều hoảng sợ bỏ chạy.
Theo anh Nguyễn Quốc Cường (33 tuổi, ngụ tại  ấp Long Thành, thị trấn Phước Long, Bạc Liêu), từ thời điểm đầu năm 2005, hàng đêm anh thường xuyên gặp đi gặp lại một giấc mộng rất kỳ lạ. Trong giấc mơ, một người phụ nữ khoảng 30 tuổi, mặc bộ đồ bà ba, tóc xõa dài ngang lưng đến bên giường thầm thì với anh: “Dưới gốc cây mít trước nhà con có rất nhiều vàng thỏi, con về đào đi”.
Anh Cường nói: “Tôi vốn là người cứng bóng vía nên cũng không hoảng hốt lắm. Thường khi giấc mơ đó đến, tôi chỉ giật mình tỉnh dậy rồi sau đó vài ngày là quên đi ngay”.
Bẵng đi khoảng 3 năm, đến năm 2008, anh Cường lại thường gặp lại giấc mộng có nội dung tương tự như vậy nhiều đêm. Anh kể lại, đến lúc này anh bắt đầu ngờ ngợ và đi xem “địa thế” mà người phụ nữ trong mộng đã chỉ.
Quả thật, cây mít trước nhà anh có những đặc điểm đúng như người đàn bà báo mộng đã chỉ: gốc cây có những vết sẹo nào, có bao nhiêu cành cây… Phần đất mà theo người phụ nữ trong mộng miêu tả là có kho báu ở dưới cũng có những đặc điểm về màu đất giống y như trong thực tế.
Đến lúc này, anh mới bắt đầu tin. Tuy nhiên, muốn đào kho báu cũng không được, vì phần đất được báo mộng là có kho báu lại nằm trong diện tích đất giáp ranh với nhà bà Phan Nguyệt Ánh (cũng là nhà dì ruột của anh), và hai nhà đã tranh chấp diện tích đất này từ nhiều năm nay chưa đi đến hồi kết. Suy đi tính lại, anh nghĩ nếu bỏ không kho báu này thì uổng quá. Ngày qua ngày, anh càng quyết tâm: “Dù gì thì cũng phải đào một lần cho biết dưới đó có gì”.
Anh Cường thuật lại chuyện nằm mộng thấy kho báu.
Anh Cường thuật lại chuyện nằm mộng thấy kho báu.
Nhiều đêm trằn trọc, suy nghĩ đủ cách nhưng anh thấy không cách nào khả thi. Nếu có đào ban đêm thì cũng bị phát hiện, khi đó rất khó ăn nói với bên kia. Cuối cùng, anh Cường quyết định mang chuyện mình nằm mộng thấy kho báu nói với ông Võ Hữu Phước, là một người có uy tín trong ấp và nhờ ông này sang thương lượng với bà dì để đào kho báu.
Tuy tiết lộ về chuyện kho báu nhưng anh Cường lại ém thông tin cụ thể, không cho biết chính xác địa điểm của kho báu mà anh đã được báo mộng. Theo anh, nếu nói địa điểm cụ thể ở đâu, lỡ bên kia người ta đào trộm mất thì mình lại công toi. Cuối cùng, ba bên: anh Cường, bà dì hàng xóm và ông Phước thỏa thuận cùng hợp tác đào kho báu, nếu có vàng thì sẽ chia làm 3 phần bằng nhau cho 3 bên.
Ba bên thống nhất thời gian đào kho báu sẽ là giữa đêm để tránh bị mọi người để ý. Cũng phải đến trước khi cả đội “xuất kích”, anh Cường mới phổ biến “tọa độ” chính xác. Cả nhóm trên 10 người mang theo cuốc, giá, chĩa ba… khấp khởi mừng thầm trong bụng xuất hành đi tìm kho báu, chắc mẩm sau đêm nay mình sẽ giàu kếch xù.
Tại nơi được báo mộng, Cường lấy sơn vẽ một hình chữ nhật có cạnh dài 2 x 1,5m ngay gốc cây mít giáp ranh phần đất hai nhà và bảo mọi người đào. Công việc đào bới được tiến hành rất bí mật, đèn chiếu sáng được che lại để chỉ vừa đủ ánh sáng cho người đào đất nhìn thấy. Hì hục đào khoảng hai tiếng đồng hồ, “soi” kỹ từng vốc đất được đưa lên nhưng mọi người vẫn chưa phát hiện được kho báu.
Khi đào xuống độ sâu khoảng 1,8 m, lúc mọi người đã bắt đầu nản thì chiếc chĩa ba đâm thăm dò xuống chạm một vật cứng. Những người đi tìm kho báu khẽ bụm miệng ồ lên mừng rỡ vì đều nghĩ đã đào đến nắp của thùng vàng rồi.
Nhiều người nhanh chóng nhảy xuống hố để “tiếp sức”. Người đào, người bới, mớ đất xà bần dưới đáy hố nhanh chóng được chuyền tay nhau đưa lên. Khi vật cứng được đưa lên mặt đất, mọi người xác định đó là một miếng gỗ khá dày.
Ở dưới hố, những người đào bới mò mẫm tìm thấy dưới khu vực có tấm gỗ là những vật cứng khác mà theo họ thì “cứng và có hình dạng giống như những thỏi vàng”. Ở phía trên, một số người được phân công mang những vật nghi vấn là vàng thỏi này đi rửa sạch sẽ.
Trong ánh tranh tối tranh sáng, người ta ngạc nhiên không hiểu đây là loại hợp chất gì vì nếu lấy tay bẻ, những thỏi này đều bị gãy từng khúc. Anh Cường kể lại: “Ma lực của kho báu quá lớn nên mọi người bỏ qua chuyện tranh cãi đây là chất gì, chỉ căng mắt nhìn xuống đáy hố xem có phát hiện gì mới không”.
Bà Ánh thắp hương tại ngôi miếu.
Bà Ánh thắp hương tại ngôi miếu.
Đêm truy tìm kho báu chấm dứt khi một người ở dưới chuyền lên phía trên một vật tròn tròn to hơn cái sọ dừa, nặng trịch. Một thanh niên hí hửng lau chùi và lăn đùng ra đất giãy đành đạch sợ hãi: “Á, cái đầu lâu bay ơi”.
Cả đám người thất kinh hồn vía, không ai hô một câu nào mà tự động bỏ chạy tán loạn trong đêm, người ở dưới hố nhảy lên chen đường người ở trên mặt đất tìm lối thoát thân, có người ngã dúi dụi mà hai tay chắp lạy như tế sao.
Bà Ánh nhớ lại: “Khi phát hiện không phải kho báu mà là xương người, người ta bỏ chạy hết. Lúc đó, chỉ còn mình tôi cố trấn tĩnh trụ lại, gom góp tất cả lại bỏ vào một cái thau, để sáng mai tính tiếp”. Sáng hôm sau, một số người thu hết can đảm, tiếp tục xuống hố gom góp nắm xương tàn của người đã chết. Bà Ánh nói: “Người chết đã linh thiêng báo mộng nên mình phải làm cho tròn trách nhiệm”.
Thông tin có bộ xương người trong khu đất giáp ranh nhà anh Cường và nhà bà Ánh loan nhanh như chớp. Ngay buổi chiều cùng ngày, nghi ngờ đây có thể là một vụ án mạng, chôn xác phi tang nên công an huyện Phước Long đã tiến hành xuống hiện trường lập biên bản, xác minh sự việc, triệu tập những người có liên quan đến lấy lời khai.
Một điều tra viên nhớ lại: “Sau khi tiến hành xác minh và khám nghiệm tại hiện trường, chúng tôi xác định bộ hài cốt này đang trong quá trình phân hủy. Theo ước tính, người này đã chết cách đây khoảng trên 30 năm”.
Bà Ánh đã cho chôn lại bộ hài cốt và lập miếu để thờ. Hiện tại ngôi miếu này nằm ngay ranh đất, gần chỗ đào vàng trước đây. Sau khi sự việc xảy ra, nhiều người mới “đoán già, đoán non” cho rằng, vì cầu Xã Tá đang thi công, móng cầu lại “trúng” ngay phần mộ của người đã khuất nên người này mới về báo mộng, để mọi người mang đi nơi khác an táng.
Theo Xa Lộ Pháp Luật

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét