Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

ĐỊNH HƯỚNG ĐI ĐÂU? 64

-NÓI NHƯ CON "KÉT", LÀM NHƯ CON "KẸT"!
-QUAN "NỔ" = MỴ DÂN
-Định hướng như ... cứt mà đòi lên "Thiên Đường".  
-Rồi đây, lịch sử sẽ chỉ rõ công - tội!
-"Công thưởng, tội trừng" không đúng là một yếu điểm trầm trọng, mang tính "truyền thống" trong lịch sử lãnh đạo của hầu hết các đảng cộng sản, đảng cộng sản Việt Nam không ngoại lệ. Nó làm suy đồi đạo đức xã hội, tác động xấu mạch mẽ đến niềm tin của nhân dân, đến an nguy chế độ, không tìm được nhân tài, thậm chí gây hận thù chế độ sâu sắc! 
-Năm 1945, khi quân Tàu Tưởng kéo ùn ùn vào miền Bắc, quân Pháp bất đầu đánh phá miền Nam, Tố Hữu gặp Hồ Chí Minh, hỏi: "Thưa cụ, một bên thì Tây, một bên thì Tàu, bên nào đáng sợ hơn?". Hồ Chí Minh trả lời: "Tây cũng không đáng sợ, Tàu cũng không đáng sợ...Đáng sợ nhất là các chú!". Bây giờ ngẫm lại mới thấy thật thấm thía!
-Tư tưởng Hồ Chí Minh – sự thống nhất giữa “đức trị” với “pháp trị”
PGS. TS Bùi Đình Phong
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Bài viết đề cập đến quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa “đức trị” với “pháp trị”; sự thực thi vấn đề “đức trị” và “pháp trị” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở cách mạng, khoa học và nhân nghĩa, nói đi đôi với làm, vì hạnh phúc của nhân dân.

Ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, Hồ Chí Minh nuôi dưỡng khát vọng thành lập một nhà nước kiểu mới. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trên cơ sở những nhận thức trước đây về một nhà nước “phải có thần linh pháp quyền”, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến quyền lực của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải thuộc về nhân dân, lợi ích phải vì dân. Đó phải là một nhà nước dân chủ – dân là chủ và dân làm chủ. Đồng thời nhà nước đó phải được vận hành và quản lý bằng pháp luật kết hợp chặt chẽ với việc giáo dục đạo đức. Quan niệm về sự thống nhất giữa “đức trị” với “pháp trị” trong tư tưởng Hồ Chí Minh có nguồn gốc sâu xa từ truyền thống văn hóa phương Đông và từ tấm gương trị nước của các vị vua chúa hiền minh trong lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, vượt lên tất cả những ông vua đức độ và kẻ sĩ hiền tài, trong quá trình trị vì đất nước, Hồ Chí Minh đã thực thi triệt để vấn đề “đức trị” với “pháp trị” trên cơ sở cách mạng, khoa học và nhân nghĩa, nói đi đôi với làm vì hạnh phúc của nhân dân.
Pháp luật và đạo đức là hai lĩnh vực khác nhau thuộc hình thái ý thức xã hội. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, hai vấn đề này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Pháp luật là một biện pháp để khẳng định một chuẩn mực đạo đức; ngược lại đạo đức là những nguyên tắc, chuẩn mực, định hướng giá trị được xã hội thừa nhận, có tác dụng chi phối, điều chỉnh hành vi con người trong quan hệ với người khác, nhưng nhiều khi rất cần sự hỗ trợ của pháp luật. Bởi vì nếu không kết hợp với tính nghiêm minh, khoa học của pháp luật thì giáo dục đạo đức trở thành vô nghĩa. Tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh cho thấy rõ điều này. Chẳng hạn khi trả lời vụ Chu Bá Phượng, Người nói Chính phủ đã cố gắng liêm khiết (tức là đạo đức). Nhưng nếu làm gương không xong, thì sẽ dùng pháp luật mà trị những kẻ ăn hối lộ. Trước khi ký lệnh bác đơn chống án của Trần Dụ Châu, với một trái tim bao dung, độ lượng, Hồ Chí Minh rất đau lòng, suy nghĩ nhiều đêm. Nhưng rõ ràng, những vụ tham nhũng kiểu đó mà nếu chỉ kêu gọi, giáo dục đạo đức không thôi thì không bao giờ giải quyết được vấn đề. Phải có một bộ máy thể hiện tính khoa học và nghiêm minh của pháp luật. Tư tưởng Hồ Chí Minh là nặng về giáo dục, nhẹ về xử phạt, nhưng cái gì cũng không dùng đến xử phạt thì không nên, sẽ mất cả kỷ luật. Trọn đời Hồ Chí Minh là một cuộc đời giáo dục mọi người làm người, lấy đức làm gốc. Bởi vì, dù tài giỏi đến mấy mà không có đức, không có căn bản thì không làm được cách mạng. Nhưng Người luôn quán triệt “đức trị” phải thống nhất với “pháp trị”. Trong Di chúc, Người viết: “Đối với nạn nhân của chế độ xã hội cũ, như trộm cắp, gái điếm, cờ bạc, buôn lậu,v.v.. thì Nhà nước phải dùng vừa giáo dục, vừa dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những người lao động lương thiện” (1).
Một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập khẳng định quyền con người và quyền của các dân tộc, tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ (3-9-1945), trong 6 nhiệm vụ cấp bách, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra nhiệm vụ thứ ba là “chúng ta phải có ngay một hiến pháp dân chủ; phải tổ chức càng sớm càng hay cuộc TổNG TUYểN Cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” để sớm có một Nhà nước hợp hiến do nhân dân bầu ra. Ngày 17-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh ấn định thể lệ Tổng tuyển cử. Ngày 20-9-1945, Người ký Sắc lệnh 34 thành lập ủy ban dự thảo hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để chuẩn bị đệ trình Quốc hội. Chính phủ liên hiệp kháng chiến được Quốc hội họp phiên đầu tiên ngày 2-3-1946 bầu ra là Chính phủ hợp hiến đầu tiên có đầy đủ tư cách và hiệu lực trong việc giải quyết mọi vấn đề đối nội và đối ngoại.
Hồ Chí Minh hiểu rõ rằng, từ một nền văn hóa nông nghiệp, trải qua hàng nghìn năm dưới chế độ phong kiến chuyên chế và hàng trăm năm dưới chế độ thực dân cũng không kém phần chuyên chế, chúng ta không thể đi nhanh tới việc xác lập một nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên phải nhấn mạnh tới vai trò của pháp luật trong quản lý điều hành đất nước và phải có những hoạt động tích cực, kịp thời để từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật. Nói tới pháp luật của chế độ mới dân chủ cộng hòa là phải gắn với dân chủ, hai nội dung đó nương tựa vào nhau. Pháp luật là bệ đỡ của dân chủ và không thể có dân chủ ngoài pháp luật. Theo Hồ Chí Minh, mọi quyền dân chủ phải được thể chế hóa bằng pháp luật và pháp luật bảo đảm cho quyền tự do dân chủ được thực thi trong thực tế.
Hồ Chí Minh là người có công lớn nhất trong sự nghiệp lập hiến và lập pháp. Nhưng điều quan trọng hơn là Người tập trung chỉ đạo đưa pháp luật vào cuộc sống, làm cho pháp luật có hiệu lực trong thực tế, tạo cơ chế bảo đảm cho pháp luật được thi hành. Đối với một nước dân chủ, Hồ Chí Minh quan tâm tới năng lực làm chủ của người dân. Trước đây, dưới chế độ cũ, bọn thực dân phong kiến tìm cách làm cho dân ngu để dễ trị. Trong chế độ mới, Hồ Chí Minh quan tâm giáo dục lại nhân dân, nâng cao dân trí, làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm. Pháp luật chỉ có hiệu lực trong thực tế khi nhân dân có những hiểu biết nhất định về văn hóa, chính trị, về pháp luật, về quyền công dân. Người dân chỉ có thể “dám mở mồm ra” – như cách nói của Bác Hồ – khi có những hiểu biết nhất định về pháp luật.
Giáo dục nhân dân hiểu biết về pháp luật là cần thiết, vì điều đó tạo ra tính chủ động của người dân trong thực thi pháp luật. Nhưng cán bộ – nhất là cán bộ ngành tư pháp – làm gương trong việc tuân thủ pháp luật cũng rất cần thiết. Nói chung thì đạo làm gương cần thiết trong mọi hoạt động. Bởi vì văn hoá phương Đông chứa đựng một triết lý “một tấm gương sống còn có giá trị hơn hàng trăm bài diễn văn tuyên truyền”. Trong thư gửi Hội nghị tư pháp toàn quốc tháng 2-1948, Hồ Chí Minh viết: “Các bạn là bậc trí thức. Các bạn có cái trách nhiệm nặng nề và vẻ vang là làm gương cho dân trong mọi việc… Các bạn là những người phụ trách thi hành pháp luật. Lẽ tất nhiên các bạn phải nêu cao cái gương “phụng công, thủ pháp”, chí công vô tư cho nhân dân noi theo”(2). Hồ Chí Minh là tấm gương sáng, mẫu mực trong việc thực thi pháp luật. Những câu chuyện về việc Người chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, đèn đỏ dừng lại, hay đơn giản là tôn trọng quy định của nhà chùa cởi dép khi vào lễ Phật,… được nhân dân truyền tụng, học tập, có sức giáo dục to lớn cho cán bộ, nhân dân trong việc thực thi pháp luật.

Tư tưởng “pháp trị” của Hồ Chí Minh đặc biệt thể hiện nổi bật ở việc bảo đảm tính khoa học, hiệu lực và nghiêm minh của pháp luật. Hơn hai tháng sau khi tuyên bố độc lập, ngày 23- 11-1945, Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 64-SL về việc thành lập Ban Thanh tra đặc biệt và một Toà án đặc biệt có nhiệm vụ giám sát và xét xử các sai phạm của các nhân viên từ trong các uỷ ban nhân dân các cấp đến cơ quan cao nhất của chính quyền (các Bộ).
Bốn ngày sau khi ký Sắc lệnh thành lập Ban Thanh tra đặc biệt và Toà án đặc biệt, Hồ Chí Minh lại ký tiếp Sắc lệnh ấn định hình phạt tội đưa và nhận hối lộ sẽ bị phạt từ 5 đến 20 năm khổ sai và phải nộp phạt gấp đôi số tiền nhận hối lộ. Cuối năm đó, khi giao cho đồng chí Lê Giản phụ trách ngành Công an (Ty Liêm phóng), Người đã dặn rằng: Chú phụ trách ngành này là phải “thiết diện vô tư”, tức là mặt sắt không thiên vị. Nếu chú không “thiết diện vô tư” thì Bác sẽ “thiết diện vô tư” đối với chú. Như vậy, chỉ trong vòng 3-4 tháng sau ngày tuyên bố nước Việt Nam độc lập, Hồ Chí Minh đã tập trung cao độ cho việc xây dựng bộ máy, trong đó có khía cạnh pháp luật chống tham nhũng, một trong những vấn đề lớn liên quan tới sự sống còn của chế độ mới. Ngay cả khi nói về Đảng, gắn vấn đề pháp luật chống tham nhũng, Người khẳng định “nếu cần có đảng phái thì sẽ là đảng dân tộc Việt Nam. Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập. Đảng viên của đảng đó sẽ là tất cả quốc dân Việt Nam, trừ những kẻ phản quốc và những kẻ tham ô ra ngoài”. Trong trường hợp này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt ngang hàng kẻ tham ô với kẻ phản quốc. Và hai tội danh này đều xếp vào khung hình phạt tử hình theo Quốc lệnh 10 điều thưởng và 10 điều phạt ngày 26-1-1946 do Hồ Chí Minh ký.
Với tư cách là người đứng đầu Chính phủ, Hồ Chí Minh trăn trở với vận nước, với “nền dân chủ mới chưa hoàn toàn”. Năm tháng sau khi tranh được quyền độc lập, Hồ Chí Minh đã có bài “tự phê bình” trên báo Cứu quốc số 153, ngày 28-1-1946. Sau khi khẳng định Chính phủ có làm được một số việc, Hồ Chí Minh đau lòng thừa nhận rằng “tuy nhiều người trong ban hành chính làm việc tốt và thanh liêm, song cái tệ tham ô, nhũng lạm chưa quét sạch”. Đây là lần đầu tiên trong chế độ mới, Hồ Chí Minh dùng hai từ “nhũng lạm” với nghĩa lạm dụng quyền lực để tham nhũng. Người lạm dụng quyền lực thì trước hết phải có quyền lực. Vậy thì ai là những người có quyền lực? Theo Hồ Chí Minh, đó chỉ có thể là những người làm việc trong các công sở, cán bộ các cơ quan, các đoàn thể. Và quyền lực ở đây được đặt trong mối tương quan giữa cán bộ công chức với nhân dân. Người dân không thể có quyền hành, quyền lực; chỉ có cán bộ công chức mới có quyền hành, quyền lực. Người viết: “Những người trong các công sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính, thì dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân” (3). Sau này Người lại viết: “Trước nhất là cán bộ các cơ quan, các đoàn thể, cấp cao thì quyền to, cấp thấp thì quyền nhỏ, có quyền mà thiếu lương tâm là có dịp đục khoét, có dịp ăn của đút, có dịp “dĩ công vi tư” (4).
Trong năm 1946, những chuyện về ăn hối lộ, tham nhũng trong Chính phủ đã được Quốc hội nước ta lúc bấy giờ hết sức quan tâm. Đặc biệt là sau vụ Chu Bá Phượng, Bộ trưởng Bộ kinh tế trong Chính phủ liên hiệp kháng chiến, là đại biểu của Việt Nam Quốc dân đảng, thành viên trong đoàn Chính phủ ta dự Hội nghị Fontainbleau, bị các nhà chức trách Pháp bắt được vì mang vàng đi buôn. Tại kỳ họp thứ hai Quốc hội khoá I (11-1946), có đại biểu Quốc hội đã chất vấn Chính phủ về vụ việc này. Thay mặt Chính phủ, Bác Hồ đã trả lời thẳng thắn rằng, “Chính phủ hiện thời đã cố gắng liêm khiết lắm. Nhưng trong chính phủ, từ Hồ chí Minh đến những người làm việc ở các uỷ ban làng, đông lắm, phức tạp lắm. Dù sao, Chính phủ đã hết sức làm gương, và nếu làm gương không xong, thì sẽ dùng pháp luật mà trị những kẻ ăn hối lộ. Đã trị, đang trị và sẽ trị cho kỳ hết”. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tính nghiêm minh của pháp luật thật rõ ràng, dứt khoát: “Pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì”(5).
Bước vào thập niên năm mươi, để tập trung mọi khả năng cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới công tác chỉnh Đảng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, nghiêm minh với tội hối lộ. Ngày 24-1-1952, khi viết về “Sự nghiệp vĩ đại của Lênin”, Người đã nhắc tới tính nghiêm khắc của Lênin trong việc xử bọn ăn hối lộ: “Đối với tệ tham ô hủ hoá, Lênin rất nghiêm khắc. Có một lần Toà án Mạc Tư Khoa xử nhẹ một vụ ăn hối lộ, Lênin liền viết trong một bức thư: “không xử bắn bọn ăn hối lộ mà xử nhẹ như thế, là một việc xấu hổ cho những người cộng sản, những người cách mạng”(6). Trong kháng chiến chống Pháp (9-1950), Bác Hồ – dù rất đau lòng – vẫn đã y án tử hình Trần Dụ Châu, Đại tá, Cục trưởng Cục quân nhu, phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn, bớt xén phần cơm áo của bộ đội để sống trác táng, trụy lạc. Người tâm sự với Trần Đăng Ninh trước khi ký bác đơn chống án của Trần Dụ Châu: “Với loài sâu mọt đục khét nhân dân, nếu phải giết đi một con mà cứu được cả rừng cây, thì việc đó là cần thiết, hơn nữa là nhân đạo” (7).
Để bảo đảm nhà nước pháp quyền có hiệu lực mạnh, với tư tưởng ‘tìm người tài đức”, chiêu hiền đãi sĩ, cầu người hiền tài, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức vừa “hồng” vừa “chuyên”. “Hồng” ở đây là nói tới phẩm chất đạo đức của người cán bộ công chức, mà hàng đầu và xuyên suốt là ý thức và tinh thần tận tụy phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc. Còn “chuyên’ là nói tới năng lực thực tế của công chức Việt Nam nói chung và năng lực trong việc giữ một nhiệm vụ cụ thể trong bộ máy nhà nước nói riêng với tinh thần “làm nghề gì cũng phải học” và “làm nghề gì phải giỏi nghề đó”.
Hiện nay, trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, chúng ta phải có tư duy toàn cầu về một Quốc hội, một Chính phủ thời hội nhập. Vấn đề rộng lớn, nhưng lõi cốt là tập trung xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; Chính phủ phải thật sự là công bộc của dân. Chúng ta coi việc giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là vấn đề có ý nghĩa cơ bản, lâu dài và cấp bách. Tuy nhiên, hội nhập quốc tế mà pháp luật không nghiêm thì phải trả giá đắt. Chúng ta đã có quá nhiều bài học về vấn đề này do sự kém hiểu biết về pháp luật (Việt Nam và quốc tế), non kém trong trình độ quản lý, không nghiêm và minh về pháp luật. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu và quán triệt sâu sắc tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa “đức trị” với “pháp trị” là hết sức cần thiết, vì nó tiếp tục soi sáng công cuộc đổi mới của Đảng và dân tộc ta.

 
--------------------------------------------------------------
(ĐC sưu tầm trên NET)

Xử Trịnh Xuân Thanh cứu niềm tin chế độ

21/07/2016 03:11:51

Một cựu quan chức Quốc hội bình luận với BBC rằng vụ Trịnh Xuân Thanh "sẽ được xử đến nơi đến chốn nhằm cứu vãn niềm tin vào chế độ".
Image copyright AFP
Ông Trịnh Xuân Thanh từng giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị của Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC)
Tổng cục An ninh và Tổng cục Cảnh sát đang điều tra ông Trịnh Xuân Thanh theo chỉ đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lúc cựu Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam bình luận với BBC rằng vụ này nhiều khả năng sẽ được xử đến nơi đến chốn.

Ông Trịnh Xuân Thanh , cựu Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hậu Giang đã bị hủy tư cách đại biểu Quốc hội sau khi bị Đảng Cộng sản Việt Nam kết luận “có nhiều khuyết điểm, vi phạm”.
Ông Trịnh Xuân Thanh bị báo chí đưa tin hồi tháng 5/2016 khi phát hiện chiếc xe Lexus 570 biển số xanh (xe công vụ) chở ông Thanh.
Sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo điều tra những sai phạm dẫn đến thất thoát 3.300 tỷ đồng tại Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí (PVC) thời ông Trịnh Xuân Thanh làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Bộ Công an đã giao Tổng cục An ninh và Tổng cục Cảnh sát vào cuộc.
Image copyright tinmungchonguoingheo Luật sư Trần Quốc Thuận

Báo VnEconomy dẫn lời Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an hôm 20/7: “Chúng tôi không nể nang gì cả. Nói vậy nhưng tất nhiên sức ép trong quá trình điều tra là có, khó khăn là có nhưng đã là công tác điều tra thì phải tuân thủ pháp luật”.
“Lãnh đạo Bộ đã có chỉ đạo, quán triệt, sẽ có sử dụng bộ máy kiểm tra, thanh tra để đảm bảo việc này.”
‘Niềm tin vào chế độ’
Nếu không có chỉ đạo từ người đứng đầu của Đảng thì quá trình điều tra dễ bị cản trở và có những nút thắt khó gỡ Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam
Trả lời BBC hôm 21/7, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam phân tích: “Thường thì Tổng bí thư chỉ chỉ đạo đường lối chung, nhưng riêng vụ Trịnh Xuân Thanh thì ông đã nói cụ thể nên tôi tin rằng người ta sẽ làm tới và bóc tách ra những vụ khác, với mức độ sai phạm còn nghiêm trọng hơn”.
“Vụ Trịnh Xuân Thanh liên quan đến nhiều vấn đề: tiêu cực, cơ chế và thể chế còn lỗ hổng, nạn chạy chức, chạy quyền, thậm chí chạy cả danh hiệu ‘Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới’...”.
“Dự kiến quá trình điều tra có thể kéo dài, vì vụ việc có liên quan đến những cán bộ bổ nhiệm và cơ quan trung ương, vì những danh hiệu như ‘Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới’ thì cấp cơ sở không thể làm được”.
Luật sư Thuận cho biết thêm: “Những vụ án như Trịnh Xuân Thanh và tham nhũng tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam phải được xử thật nghiêm minh thì mới cứu vãn được niềm tin vào chế độ mà ngay cả những Đảng viên như tôi cũng thấy là đang suy giảm”.
“Việc Tổng bí thư chỉ đạo xử lý các vụ án nổi cộm này cho thấy dấu hiệu có dính líu đến những quan chức cấp cao mà nếu không có chỉ đạo từ người đứng đầu của Đảng thì quá trình điều tra dễ bị cản trở và có những nút thắt khó gỡ”, ông Thuận nói với BBC.

‘Hổ nhỏ’ Vũ Huy Hoàng sắp bị đảng ‘làm thịt’?

T3, 07/19/2016 - 20:18
Sau đại hội 12, bộ máy Ủy ban Kiểm tra trung ương đảng vận hành mau mắn hẳn lên. Chỉ hơn một tháng sau chỉ đạo về “việc cần làm ngay” xử lý trường hợp Phó chủ tịch Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh, Tổng bí thư Trọng lại tiếp tục chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra trung ương “siết” một quan chức cấp trên của ông Thanh là cựu bộ trường công thương Vũ Huy Hoàng.

Ảnh: hổ nhỏ Vũ Huy Hoàng. nguồn: Dân Làm Báo
Chỉ đạo trên nằm trong văn bản ban hành ngày 18/7/2017 của Văn phòng Trung ương Đảng. Theo đó, những việc thuộc thẩm quyền của Ủy ban Kiểm tra Trung ương như tiến hành quy trình xem xét kỷ luật ông Trịnh Xuân Thanh; kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân để xảy ra sai phạm tại Tổng công ty xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC); kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm với Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2010 - 2015 và ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công Thương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có nhiệm vụ chỉ đạo chặt chẽ các đoàn kiểm tra kết luận "công tâm, khách quan, trong sáng, không chịu bất kỳ một sức ép nào của bất cứ tổ chức, cá nhân nào".
Có thể cho rằng kể từ thời điểm này, ông Vũ Huy hoàng đã chính thức không “hạ cánh an toàn”. Ông Hoàng cũng chính thức nằm trong tầm ngắm của Ủy ban Kiểm tra trung ương – một cơ quan đang có những dấu hiệu lặp lại hình ảnh của Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương của đảng Cộng sản Trung cộng.
Cần nhắc lại, vào năm 2015, Tổng bí thư Trọng cùng ê kíp của ông đã có một chuyến thăm Trung cộng, tưởng như vô thưởng vô phạt nhưng lại rất đáng chú ý. Đó là “học hỏi kinh nghiệm của Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương” của Trung cộng. Có thể hiểu là từ khi đó, Tổng bí thư Trọng đã tính trước nước cờ tiếp theo sau khi ông thốt lên “Tôi bất ngờ vì nhận được 100% phiếu bầu!” tại đại hội 12. Những gì của Cesar sẽ phải trả lại cho Cesar, tài sản của đảng sẽ phải trả lại cho đảng.
Từ tháng Năm 2016 đến nay, nhiều dấu hiệu cho thấy một chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” đã bắt đầu được đảng khởi động. Ngay trước mắt, chiến dịch này đã lựa chọn “ruồi” Trịnh Xuân Thanh và “hổ” Vũ Huy Hoàng. Tuy nhiên vì là một quan chức đã về hưu, ông Vũ Huy Hoàng thực chất chỉ là “hổ nhỏ”. Dư luận xã hội đang đồn đoán về vài “hổ lớn” phía sau Vũ Huy Hoàng mà có thể sẽ bị đảng cho “lên thớt”, nếu chiến dịch “chống tham nhũng” có đà thuận lợi.
Nếu Tập Cận Bình bắt đầu chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” vào năm 2012 với vai trò đặc biệt quan trọng của Ủy viên thường vụ bộ chính trị kiêm trưởng ban kiểm tra kỷ luật trung ương Vương Kỳ Sơn là chỉ “dưới một người, trên một tỷ người’, độ trễ của Tổng bí thư Trọng là đúng 4 năm.
Tuy nhiên, nhiều người đang hoài nghi rằng liệu ông Trọng có đỡ “lú” trong công cuộc “thu hồi tài sản của đảng’ của ông ta. Điều đơn giản là do tình trạng quan hệ tham nhũng chằng chịt từ cấp trung ương xuống các cấp địa phương ở Việt Nam, những “hổ lớn” sẽ không chịu nằm im chịu chết.
Một khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới là một số “hổ” và “ruồi” sẽ liên kết với nhau để chống lại Tổng bí thư Trọng và Ủy ban kiểm tra trung ương. Đang có vài dấu hiệu về khả năng này.
Lê Dung / SBTN

Formosa và 3 lần 'đụng' ông Võ Kim Cự

TP - Sau những sự cố môi trường liên tục liên quan Formosa, nhiều người nghĩ ngay đến vai trò của ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Hàng ngàn hộ dân 5 xã thuộc huyện Kỳ Anh cũ phải hy sinh đất đai, nhà cửa để nhường đất cho Formosa (Trong ảnh: Nhà dân bị san phẳng, ảnh chụp năm 2010). Ảnh: Phong Cầm. Hàng ngàn hộ dân 5 xã thuộc huyện Kỳ Anh cũ phải hy sinh đất đai, nhà cửa để nhường đất cho Formosa (Trong ảnh: Nhà dân bị san phẳng, ảnh chụp năm 2010). Ảnh: Phong Cầm.
Vắng bóng sau sự cố
Từ tháng 4/2016, khi cá bắt đầu chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung, người được báo chí săn đón là ông Võ Kim Cự. Dù PV nhiều lần liên lạc chỉ  một lần ông bắt máy. PV Tiền Phong ngỏ ý muốn gặp, trao đổi về những vấn đề liên quan Formosa, ông lập tức từ chối, nói “thông cảm” rồi cúp máy. Một lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh cho PV Tiền Phong biết, giờ Bí thư hay Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh gọi, ông Cự cũng không nghe máy!
Liên quan dự án Formosa, kể từ năm 2008, khi tập đoàn của Đài Loan đổ bộ vào Kỳ Anh, Tiền Phong đăng nhiều bài điều tra, cảnh báo về những vấn đề nổi cộm liên quan Formosa (từ chính sách ưu đãi, các yêu sách vô lý, năng lực tài chính, đền bù, giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư,...). Dù rất khó tiếp cận, nhưng PV Tiền Phong vẫn “đụng” ông Cự 3 lần.
Lần đầu, vào năm 2008, khi ông còn là Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Vũng Áng. Gặp tại trụ sở Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ KH-ĐT) ở đường Hoàng Diệu, Hà Nội. Chỉ chào nhau trong chốc lát, nhưng tôi biết ông đến để hỏi về các thủ tục khi muốn thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Formosa (sở dĩ tôi biết được thông tin này vì lúc đó vừa làm việc với ông Phan Hữu Thắng, Cục trưởng Đầu tư nước ngoài về Formosa).
Lần thứ 2 tôi gặp ông là tháng 8/2010. Sau khi không thể liên lạc phỏng vấn về những vấn đề nổi cộm mà Tiền Phong đã có loạt bài phản ánh về Fomosa, PV Tiền Phong đành lên chờ ngay cửa phòng làm việc của ông Cự tại trụ sở UBND tỉnh Hà Tĩnh. Sáng đó, sau khi được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, ông trở về phòng làm việc với vẻ mặt hớn hở. Gặp PV Tiền Phong, ông nói: “Các cậu gọi nhiều quá. Không biết tôi đang bận à. Thôi gặp 5 phút nhé!”. Chúng tôi bước vào phòng, chưa kịp đặt vấn đề, ông nói liền tù tì một mạch về Formosa. Câu chuyện giữa PV và ông Cự kéo dài tới 2 tiếng đồng hồ.  Sau đó Tiền Phong có bài phỏng vấn ông Võ Kim Cự: “Nếu trục trặc, mất luôn môi trường đầu tư” 

Formosa và 3 lần 'đụng' ông Võ Kim Cự - ảnh 1 PV Tiền Phong (đội mũ) được lãnh đạo sở ban ngành Hà Tĩnh dẫn đi kiểm tra tại dự án Formosa (Trong ảnh: Người mặc áo trắng bên phải là ông Hồ Anh Tuấn - Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Hà Tĩnh). Ảnh: Công Hùng.
Lần gặp thứ 3, tháng 5/2014. Có lẽ đây là lần gặp đầy cảm xúc của ông Cự. Ông liên tục phản ứng các nội dung trong loạt bài viết về Formosa. Buổi sáng, ông cử đại diện các sở, ban ngành của tỉnh dẫn đoàn công tác báo Tiền Phong đi khảo sát ở Formosa và các xã lân cận Khu kinh tế Vũng Áng. Buổi chiều, ông bố trí đầy đủ đại diện lãnh đạo các sở ban ngành Hà Tĩnh (phó bí thư Tỉnh ủy, các phó chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo Ban Tuyên giáo, lãnh đạo Sở Công an, TT-TT, TN&MT, Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh...) làm việc với đoàn công tác báo Tiền Phong.
Tại buổi làm việc, ông Cự “đay nghiến” về những nội dung phản ánh trên Tiền Phong. Ông nói liền một mạch hơn 1 giờ đồng hồ mà không cho một đại diện sở, ban, ngành nào của Hà Tĩnh lên tiếng.
Vì sao chọn Formosa?
Thực tế, trước khi Formosa vào Khu Kinh tế Vũng Áng làm nhà máy và cảng biển, trước đó, Tata - một tập đoàn có kinh nghiệm sản xuất thép hơn 100 năm của Ấn Độ đã quyết tâm đầu tư vào Vũng Áng. Nhưng sau đó, chính ông Võ Kim Cự đã chọn Formosa và ký cấp phép cho Formosa đầu tư thời hạn tới 70 năm (sau này, Thanh tra Chính phủ cho rằng, việc cấp phép này trái với quy định của pháp luật). Lúc đó, trả lời phỏng vấn của PV Tiền Phong, ông Cự khẳng định: “Đúng là Tata vào trước... Đáng ra, Tata phải được ưu tiên nhưng do họ triển khai quá chậm nên Formosa đã chớp lấy cơ hội!”.
Thực tế, từ ngày Formosa vào Kỳ Anh đến nay, đã có biết bao hệ luỵ. Bên cạnh một nhà máy sừng sững và phần nào đó có sự thay da đổi thịt ở 5 xã thuộc huyện Kỳ Anh cũ (nay là TX Kỳ Anh) thì kèm theo đó là cả tá hệ luỵ mà không một khoản tiền nào bù đắp nổi. Người dân sau khi nhường đất cho Formosa, di dời lên chỗ ở mới, gặp nhiều khó khăn. Tiền đền bù, người dân cho xây nhà mới, rồi mua sắm phương tiện, đồ dùng... Công việc của đa số người dân luôn bấp bênh, trong khi việc chuyển đổi nghề rất chậm. May chăng, người dân ở 5 xã (nay là phường) dọc quốc lộ 1A có thể làm thêm các nghề dịch vụ. Nhưng dịch vụ phát triển, cũng là lúc kéo theo hàng loạt tệ nạn xã hội.
Theo nhiều người, tình hình tại các phường thuộc thị xã Kỳ Anh nơi tiếp giáp với Formosa giờ rất phức tạp. Các tệ nạn như ma tuý, mại dâm, bảo kê... đã được các cơ quan chức năng ở đây cảnh báo nhiều lần. Từ khi lộ chuyện Formosa xả thải trộm khiến cá chết hàng loạt, mọi hoạt động của người dân tại Kỳ Anh bị đảo lộn. Ngư dân ngại không ra khơi đánh cá. Buôn bán cầm chừng. Cửa hàng ăn uống héo hon. Vào mùa hè, trước đây du khách thường tấp nập, nay biển vắng hoe.
Đỉnh điểm, Formosa lại tiếp tục đổ bùn thải gây ô nhiễm môi trường tại thị xã Kỳ Anh và Cẩm Xuyên (đang có thông tin Formosa ký kết đổ chất thải với một doanh nghiệp tại Phú Thọ) càng khiến người dân cả nước bức xúc. Hành vi thiếu tôn trọng pháp luật về môi trường của Formosa ngày càng rõ khiến dư luận đặt câu hỏi: Khi cấp phép cho Formosa, ông Võ Kim Cự và các bộ ngành liên quan đã tính đến phương án xử lý chất thải cho Formosa trong suốt 70 năm hay chưa?
Đã đến lúc, các cơ quan chức năng cần phải làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan Formosa, đặc biệt là những người trực tiếp cấp phép cho Formosa.
Trích phỏng vấn ông Võ Kim Cự khi dự án Formosa chưa đi vào hoạt động, tháng 8/2010:     
Ông đánh giá thế nào về tính khả thi của dự án?
Tôi khẳng định đây là dự án chủ lực của Hà Tĩnh. Nếu đi vào hoạt động, dự án sẽ đem lại lợi ích rất lớn. Riêng tiền thu được từ thuế cũng lên đến hàng chục tỷ USD. Ngoài ra, còn tạo ra hàng ngàn việc làm cả trong và ngoài hàng rào nhà máy.
Khi đi vào hoạt động, 12 huyện thị của Hà Tĩnh sẽ trở thành khu hậu cần cho dự án. Hơn nữa, dự án sẽ tạo ra cú hích để cấu trúc lại kinh tế cho nhiều thế hệ. Đây là cơ hội tốt để người dân Hà Tĩnh đổi đời.
Tuy nhiên, nếu không có dự án hoặc dự án bị trục trặc (chúng tôi cũng đã đặt ra giả thiết từ đầu) thì cái mất lớn nhất là Hà Tĩnh mất luôn môi trường đầu tư. Dự án này quyết định sự phát triển của Hà Tĩnh.

Ông Võ Kim Cự - người đưa Formosa vào VN - chính thức là đại biểu Quốc hội khóa 14

18/07/2016 07:12:45

Ông Võ Kim Cự được coi là người có dấu ấn lớn trong quá trình triển khai xây dựng Khu kinh tế Vũng Áng cũng như tổ hợp của Formosa - Hà Tĩnh.
Sáng nay (18/7), Hội đồng bầu cử Quốc gia đã tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016- 2021.
Báo cáo của Hội đồng cũng nêu rõ, Hội đồng bầu cử Quốc gia đã tiến hành xong việc xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV. Có 494 đại biểu trúng cử, được công nhận đủ tư cách đại biểu Quốc hội khóa XIV.
Như vậy, với việc xác nhận xong tư cách đại biểu Quốc hội khóa 14, ông Võ Kim Cự cùng 493 đại biểu trúng cử khác đã trở thành tân đại biểu Quốc hội khóa 14.
Ông Võ Kim Cự
Ông Võ Kim Cự, sinh năm 1957, hiện là Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam. Ông Cự ứng cử và trúng cử tại tỉnh Hà Tĩnh, nơi ông từng là Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và cũng là nơi ông trúng cử đại biểu Quốc hội khóa 13.
Đơn vị ông ứng cử gồm: Thị xã Hồng Lĩnh, huyện Vũ Quang, huyện Hương Sơn, Đức Thọ. Kết quả kiểm phiếu sau đó, ông Cự đã trúng cử với 150.007 phiếu, đạt tỷ lệ 75% số phiếu hợp lệ.
Trong chương trình hành động khi ra ứng cử đại biểu Quốc hội, ông Võ Kim Cự đã cho rằng, qua thực tiễn tham gia đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII, ông nhận thức ngày càng sâu sắc thêm vai trò, trách nhiệm là người đại biểu Quốc hội do nhân dân bầu ra.

Ông Cự khẳng định, nếu được cử tri tin tưởng, ông sẽ gần dân, dành nhiều thời gian tiếp xúc cử tri để lắng nghe tâm tư nguyện vọng, đưa tiếng nói của nhân dân đến diễn đàn Quốc hội.
Trong đó, ông đặc biệt coi trọng những vấn đề cử tri quan tâm như: phòng chống tham nhũng, giải quyết các chính sách liên quan đến người có công, vấn đề tiền lương, đảm bảo an sinh xã hội.
Đồng thời, nếu trúng cử ông cho biết sẽ bám sát các chỉ tiêu phát triển kinh tế của Chính phủ nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, để có những đề xuất phù hợp với Quốc hội về mặt cơ chế, chính sách thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế đã đề ra.
Trên cương vị Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam, ông Võ Kim Cự cho biết sẽ dành thời gian thỏa đáng để tổ chức lại hệ thống HTX trong cả nước và Hà Tĩnh nói riêng, nhằm đưa khu vực kinh tế tập thể phát triển tương xứng tiềm năng theo hướng bền vững, hội nhập, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập người dân.
Trước đó, ông Võ Kim Cự được coi là người đã có dấu ấn rất lớn trong quá trình triển khai xây dựng khu kinh tế Vũng Áng cũng như tổ hợp của Formosa. Ông từng là Trưởng ban Quản lý khu kinh tế Vũng Áng, sau đó là Chủ tịch UBND tỉnh rồi Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh.
Trong "đại chiến dịch" giải phóng mặt bằng cho dự án khu liên hợp Formosa, rất nhiều câu chuyện thú vị và cả kịch tính đã được các cấp lãnh đạo Hà Tĩnh, trong đó có hình ảnh ông Cự, khi đó là Chủ tịch UBND tỉnh thường xuyên có mặt trong những điểm nóng để chỉ đạo trực tiếp.
Sau này, như chính thừa nhận của một đại diện Formosa, nếu không có cách vào cuộc quyết liệt của các cấp lãnh đạo, việc giải phóng mặt bằng khó lòng đạt được kết quả như kỳ vọng.
Trong một lần trao đổi với chúng tôi về việc cấp phép đầu tư 70 năm cho Formosa, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh cho biết, Thủ tướng đã có kết luận và không sai.

Mời ký tên hưởng ứng THƯ NGỎ của Nguyễn Trung

 Hà Nội, ngày 18 tháng 7 năm 2016
Kính gửi:
Quốc hội khoá 14 của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Đồng kính gửi quý vị:
- Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam,
- Trần Đại Quang, Chủ tịch nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,
- Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,
- Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch Quốc hội khoá 14
Xin thưa,
I
Vì những thảm hoạ môi trường đã, đang xảy ra và những hệ luỵ đang uy hiếp sự tồn vong của đất nước, tôi là công dân Nguyễn Trung, xin trân trọng đề nghị Quốc hội khoá 14 tiến hành trưng cầu ý dân cho ba vấn đề sau đây:
1. Đóng cửa và xoá bỏ khu công nghiệp Vũng Áng Formosa đang tồn tại và hoạt động theo giấy phép hiện hành.
2. Chuyển cảng biển Sơn Dương với tính chất là một bộ phận cấu thành của khu công nghiệp Vũng Áng Formosa thành cảng biển BT (Build and Transfer – xây dựng và chuyển giao) của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, do chủ thể Khu công nghiệp Vũng Áng Formosa xây dựng và chuyển giao cho phía Việt Nam theo luật pháp của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam dành cho thể thức “xây dựng & chuyển giao (BT)”.
3. Quốc hội khoá 14 ra lời kêu gọi nhân dân đứng lên đoàn kết bảo vệ môi trường: Toàn dân dốc sức cứu môi trường bị xâm hại như cứu hoả cho đất nước, đồng thời nỗ lực bảo vệ, tôn tạo môi trường hiện còn gìn giữ được; cùng nhau hậu thuẫn, thúc đẩy và giám sát trong cả nước việc thực thi pháp luật và các chủ trương chính sách đã ban hành liên quan đến bảo vệ môi trường; tham gia sửa đổi hệ thống luật pháp và các chủ trương chính sách hiện hành liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong tình hình mới của đất nước; tranh thủ mọi sự giúp đỡ có thể của cộng đồng thế giới cho việc cứu và bảo vệ môi trường của đất nước.
II
Xin được kiến giải như sau cho ba việc cần phải làm đã nêu trên:
1. Về đóng cửa khu công nghiệp Vũng Áng Formosa
Xem xét mọi mặt những sự việc đã xảy ra và các hệ luỵ trong thực tiễn nước ta từ nhiều năm nay, gần đây nhất là tình trạng bế tắc và những gánh nặng nhiều mặt ngày càng lớn đất nước đang phải chịu đựng do việc khai thác bauxite Tây Nguyên; đánh giá sự lũng đoạn nham hiểm từ bên ngoài và tình trạng yếu kém chưa từng có do tha hoá tệ hại của hệ thống chính trị và quản trị quốc gia, lại trong bối cảnh đất nước đang cùng một lúc phải đối phó với nhiều khó khăn chồng chất – từ tình trạng đất nước đang bên miệng hố chiến tranh của khu vực và nguy cơ bị xâm lược, đến biết bao nhiêu thách thức kinh tế – chính trị – văn hoá – xã hội dồn dập.., cá nhân tôi thấy phải đóng cửa ngay khu công nghiệp Vũng Áng Formosa.
Đây là giải pháp vô cùng cấp bách, đỡ tổn thất nhất và bớt đau đớn nhất cho đất nước, ngõ hầu mở được lối thoát cho quốc gia ra khỏi tình thế nguy hiểm hiện nay. Thực tế đang cho thấy: Ung nhọt Vũng Áng Formosa còn tồn tại thêm một ngày, đất nước sẽ thối vỡ thêm một ngày.
Cần dứt khoát cấm việc sản xuất thép tại đây, vì các lý do:
(a) công nghệ sản xuất thép Formosa đem về Vũng Áng lạc hậu và gây ô nhiễm nặng rất khó xử lý, lại thêm sự quản lý và giám sát từ phía nước ta có quá nhiều yếu kém và lỗ hổng,
(b) từ hàng chục năm nay cung đã vượt cầu khiến thị trường thép trên thế giới hầu như đóng băng, mặt khác quy mô sản xuất thép của Vũng Áng Formosa quá lớn và những ưu đãi ngoại lệ đến khó hiểu nó được hưởng có thể đè bẹp công nghiệp thép hiện có trong nước ta,
(c) toàn bộ khu công nghiệp Vũng Áng Formosa hiện nay hàm chứa và đang phát sinh quá nhiều hiểm hoạ mọi mặt – bao gồm cả lĩnh vực an ninh quốc phòng – vượt tầm xử lý hiện nay của nước ta,
(d) sự tồn tại của Vũng Áng Formosa đẩy nước ta lún sâu vào tình trạng là bãi thải công nghiệp cho nước ngoài, gia tăng sự lệ thuộc kinh tế – chính trị của đất nước, tạo điều kiện cho bên ngoài lũng đoạn ngày càng sâu vào nội tình nước ta…
Để giảm thiểu tổn thất cho phía nước ta cũng như cho bên đầu tư nước ngoài, sau khi quyết định đóng cửa khu công nghiệp Vũng Áng Formosa, có thể đàm phán cấp phép mới cho khu kinh tế này theo đúng pháp luật hiện hành và thuận chiều với con đường phát triển của nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại như đã ghi trong Hiến pháp 2013 – bao gồm cả những vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường–, kiên quyết loại bỏ các ưu đãi vượt, phá luật hoặc xâm hại chủ quyền và an ninh quốc gia.
2. Về việc chuyển cảng Sơn Dương của khu công nghiệp Vũng Áng Formosa thành cảng biển BT của Việt Nam
Các đặc quyền khu công nghiệp Vũng Áng Formosa được hưởng, cách vận hành của nó mang tính loại trừ hoặc vô hiệu hoá sự quản lý và quyền giám sát của nước chủ nhà, cùng với thời hạn thuê đất 70 năm và những hình thức lũng đoạn khác đã xảy ra, về nhiều mặt khu công nghiệp Vũng Áng Formosa đậm nét của một vùng đất tô nhượng ngay trên vị trí chiến lược của nước ta.
Thực tế địa kinh tế và địa chính trị hiện nay của nước ta và trong khu vực không cho phép nước ta chấp nhận thực trạng này, nhất là đất nước ta đang ở trong tình trạng bên miệng hố chiến tranh của khu vực và cùng một lúc đang phải đối phó với nhiều thách thức hiểm nghèo từ nhiều phía.
Trong bối cảnh như vậy, không thể chấp nhận có một cảng nước sâu có tính chất chiến lược của đất nước và trong khu vực Biển Đông là cảng Sơn Dương lại nằm trọn trong tay nước ngoài – cụ thể ở đây là Khu công nghiệp Vũng Áng Formosa – với các thành phần tham gia có không ít nghi vấn.
Nhất thiết phải khắc phục ngay thực trạng đất nước trên thực tế đang “bị thọc sườn” như vậy, bằng việc chuyển đổi ngay cảng Sơn Dương với tính chất là cảng riêng của khu công nghiệp Vũng Áng Formosa thành cảng Sơn Dương “BT”, do nhà nước Việt Nam trực tiếp vận hành với các thể thức “BT” của luật pháp Việt Nam dành cho nhà đầu tư nước ngoài.
3. Về việc Quốc hội khoá 14 kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên bảo vệ môi trường
Do những nguyên nhân chủ quan của trình độ phát triển, chế độ chính trị và con người, những nguyên nhân của tự nhiên, nhìn chung tình trạng ô nhiễm và huỷ hoại môi trường ở nước ta có thể nói đang ở mức báo động. Biến đổi khí hậu như đang diễn ra càng làm cho tình hình thêm quyết liệt.
Tuy nhiên cần nhấn mạnh tệ nạn tham nhũng và những hệ luỵ, các hành động ăn cắp và ăn cướp tài nguyên quốc gia, cung cách làm ăn “bóc ngắn cắn dài”, “kẻ ăn ốc người đổ vỏ”, sự bất cập của hệ thống chuyên môn và quản trị quốc gia, cùng với thực trạng chưa tạo ra được sự quan tâm đúng mức của từng người dân cho bảo vệ môi trường đang là những nguyên nhân trầm trọng nhất.
Đất nước đứng trước tình hình môi trường bị ô nhiễm hay phá huỷ đang gây ra những tổn thất ngày càng khó khắc phục, thậm chí đang kìm hãm hoặc kéo lùi sự phát triển của đất nước, mang lại ngày càng nhiều khó khăn và bất hạnh cho nhân dân, an ninh và tiền đồ phát triển của quốc gia bị uy hiếp.
Đặc biệt thảm hoạ Formosa trên vùng biển Miền Trung đang gây ra nhiều hậu quả rất nghiêm trọng và lâu dài chưa lường hết được về các mặt bảo vệ môi trường sống, kinh tế nói chung và kinh tế biển nói riêng, bảo vệ biển đảo quốc gia, an ninh quốc phòng; quy mô vùng biển bị huỷ hoại quá lớn chưa có lý giải thuyết phục. Cần phải công khai minh bạch cho cả nước biết rõ toàn bộ tình hình của thảm hoạ này, phương hướng và các bước đi khắc phục để huy động sự tham gia của cả nước, tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế.
Đã đến lúc Quốc hội khoá 14 cần kêu gọi toàn thể nhân dân đứng lên cứu môi trường bị xâm hại như cứu hoả cho cả nước, chung tay bảo vệ và tôn tạo môi trường còn gìn giữ được. Quốc hội quyết định ngay việc dứt khoát nghiêm cấm mọi hành vi trấn áp tinh thần và nỗ lực của nhân dân đứng lên bảo vệ môi trường.
Tình hình đã đến lúc phải coi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong giai đoạn và hoàn cảnh cụ thể hiện nay của đất nước bắt đầu từ cứu môi trường bị xâm hại như cứu hoả cho cả nước, kêu gọi toàn dân dốc toàn lực và ý chí cho gìn giữ và bảo vệ môi trường để đẩy mạnh đất nước phát triển.
Điều này chẳng những đúng với đòi hỏi khắc phục thảm hoạ môi trường đang xảy ra trên phần lớn biển Miền Trung, đúng với đấu tranh chặn đứng nạn ăn cắp và ăn cướp tài nguyên quốc gia, đúng với tạo áp lực bảo vệ và thực thi pháp luật – kỷ cương quốc gia nói chung và nhiệm vụ bảo vệ môi trường nói riêng, đúng với những đòi hỏi bảo vệ sức khoẻ và hạnh phúc của nhân dân, xây dựng văn hoá của nếp sống văn minh, đúng với đòi hỏi thực hiện và nâng cao vai trò là chủ đất nước của nhân dân… Có một nhân dân đoàn kết và làm chủ đất nước như thế, Việt Nam là bất khả xâm phạm và sẽ có tất cả!
Tôi chỉ lo hiểu biết của mình không nói lên hết được những điều cần nói ở đây. Song tôi hoàn toàn tin rằng trong hoàn cảnh hiện nay của đất nước, vận động cả nước đứng lên cứu môi trường bị xâm hại như cứu hoả, ra sức bảo vệ và tôn tạo môi trường còn gìn giữ được sẽ là bước đi đầu tiên mở ra con đường đổi đời đất nước và từng người dân.
III
Tôi hình dung được cái giá đất nước phải trả rất lớn và cả nước phải nỗ lực rất gian khổ trên các phương diện kinh tế, chính trị, pháp lý, đối ngoại… cho việc thực hiện ba việc phải làm đã trình bày trên (phần I). Sẽ là vô cùng đau đớn, song tôi cả quyết đấy là con đường “rẻ nhất” (với nghĩa đỡ tổn thất nhất) và là duy nhất mở ra cho đất nước lối thoát khỏi những nguy hiểm nhiều bề hiện nay, nhờ đó nước ta giảm được tụt hậu, và đồng thời có thể tạo ra thế và lực chuyển sang một giai đoạn phát triển mới.
Ba việc cực khó và vô cùng quan trọng này đòi hỏi cả nước phải hy sinh phấn đấu rất lớn, chính vì thế cần tổ chức trưng cầu ý dân để được dân chấp thuận và để cả nước một lòng một chí quyết tâm thực hiện. Cả nước sẽ sát cánh cùng với Quốc hội và Chính phủ phát huy trí tuệ, nghị lực và mọi nguồn lực để tìm ra cách thực hiện – đúng với tinh thần ngàn đời nay của đất nước: Thuận mọi bề không dân đành chịu, khó triệu bề dân liệu cũng xong!
Thiết nghĩ, trong bối cảnh hiện tại của đất nước ta và khu vực, lựa chọn ba việc phải làm như trình bày trên sẽ dấy lên một tinh thần Việt Nam mà đất nước lúc này nhất thiết phải có, để có thể đứng vững trên Biển Đông đầy sóng gió, và để làm được nghĩa vụ của mình vì hoà bình, hợp tác và phát triển đối với cộng đồng khu vực và quốc tế.
Quyết định trưng cầu ý dân về tiến hành ba việc trọng đại này, Quốc hội khóa 14 hiển nhiên sẽ khai phá được cho chính mình con đường nương tựa vào nhân dân để xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân phù hợp với những đòi hỏi mới của đất nước trong bối cảnh của khu vực và thế giới hôm nay.
Thư ngỏ này tôi đồng gửi đến Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với mong mỏi quý vị, với tính cách là những đại diện cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị của đất nước, sẽ làm cho Đảng của mình trở thành động lực quyết định của cả nước trong việc thực hiện ba việc phải làm đầy thách thức và khó khăn gian khổ này.
Tôi khát khao được bộc bạch với nhân dân cả nước ba việc hệ trọng phải làm nêu trong thư ngỏ này. Vì vậy, tôi kính mong Quốc hội khoá 14 trả lời kiến nghị của tôi cũng dưới hình thức thư ngỏ để bạch hoá với cả nước ý kiến của Quốc hội.
Trân trọng,
Nguyễn Trung
(nguyên trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt)
Đọc Thư Ngỏ của ông Nguyễn Trung gửi Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Việt Nam, chúng tôi đồng tâm nhất trí với nội dung của Thư Ngỏ. Để biểu tỏ sự đồng tâm nhất trí ấy, chúng tôi cùng ký tên dưới đây:
1. Tương Lai, nguyên thành viên Tổ Tư vấn Võ Văn Kiệt, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học Việt Nam
2. Đào Công Tiến, nguyên Hiệu trưởng Đại học kinh tế TPHCM
3. Huỳnh Tấn Mẫm, nguyên Chủ tịch Tổng Hội sinh viên Sài Gòn trước 1975, nguyên Tổng Biên Tập Báo Thanh Niên, hiện là Uỷ viên Uỷ ban Mặt trận Tổ Quốc TP. Hồ Chí Minh
4. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước TPHCM
5. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí thư Thành đoàn TP HCM, nguyên Phó Tổng Giám đốc Saigontourist
6. Nguyễn Văn Ly (Tư Kết), nguyên Thư ký của Bí thư Thành ủy TP HCM Mai Chí Thọ
7. Nguyễn Đình Đầu, Nhà nghiên cứu TP.HCM
8. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
9. GB Huỳnh Công Minh, Linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn
10. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM
11. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM
12. Bùi Tiến An, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Chuyên viên Ban Dân vận Thành ủy TP HCM
13. Tô Lê Sơn, kỹ sư, CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM
14. Hoàng Hưng, nhà thơ, nhà báo, nguyên Trưởng ban Văn hoá Văn nghệ báo Lao Động, TP HCM
15. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn giải phóng, TP HCM
16. JM Lê Quốc Thăng, Linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn
17. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
18. Nguyễn Trung Dân, nhà báo, TP HCM
19. Hạ Đình Nguyên, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
20. Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
21. Hà Quang Vinh, nguyên PCT UBND huyện Bình Chánh, TP HCM
22. Lê Đăng Doanh, TS, Thành viên Ủy ban Chính sách Phát triển của Liên Hiệp Quốc, Hà Nội
23. Nguyễn Quang A, TS Khoa học Điện tử Viễn thông, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển IDS, nguyên Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam, Hà Nội
24. Phạm Gia Minh, TS, Hà Nội
25. Nguyễn Thị Ngọc Toản, cựu chiến binh, Đại tá, Giáo sư Bác sĩ, Hà Nội
26. Nguyễn Thị Ngọc Trai, nhà văn, nhà báo, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Văn Nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội
27. Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế
28. Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Đà Nẵng
Chúng tôi mong đồng bào hưởng ứng Thư Ngỏ này, bằng cách gửi e-mail ghi rõ tên họ, nơi cư trú, chức danh (nếu có) về địa chỉ: thungo7.2016@gmail.com

Phải “cảm ơn” thảm họa!

24/04/2016 22:20

Ngoài tỉnh Quảng Bình chưa có thống kê cụ thể thì từ ngày 4 đến 23-4, tỉnh Hà Tĩnh đã thiệt hại 37.200 con cá giống, 90.000 tôm giống, 20.000 ngao giống; số lượng cá chết tại tỉnh Quảng Trị khoảng 30 tấn, tại Thừa Thiên - Huế khoảng 5.900 con…

Đấy chỉ là con số sơ tính từ các trại nuôi trồng thủy sản và số lượng hải sản chết được gom để tiêu hủy. Thiệt hại hẳn lớn hơn nhiều vì còn số hải sản chết không dạt vào bờ hay không được gom để hủy, là hàng loạt tàu thuyền của ngư dân phải nằm bờ vì đánh bắt hải sản về cũng không ai mua. Nhưng thiệt hại lớn hơn cả chính là sự bất an của hàng triệu người dân miền Trung trước thảm họa lạ chưa từng thấy.
Theo bà Nguyễn Thị Phương Dung, Vụ phó Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản - Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN-PTNT), cơ quan chức năng đã lấy 42 mẫu cá, 7 mẫu trầm tích, hàng chục mẫu nước đưa đi xét nghiệm tìm hiểu nguyên nhân cá chết. Kết quả ban đầu cho thấy môi trường, pH, độ muối, ôxy tự nhiên đều bình thường... cho phép loại bỏ nguyên nhân dịch bệnh cũng như yếu tố môi trường nước. Lãnh đạo Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc, Cảnh báo môi trường và Phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Bắc thì cho rằng do tác động bởi chất độc rất mạnh. Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám thì lấp lửng rằng “không phải do dịch bệnh hay môi trường nước mà do độc tố, đó có thể là độc tố sinh học, hóa học hay một loại độc tố khác”...
Như vậy là với một hệ thống dày đặc các bộ, ngành, cơ quan chức năng, viện nghiên cứu và hằng hà sa số chuyên gia, giáo sư, tiến sĩ về môi trường biển, thay vì người dân sẽ nhận được những cảnh báo thì thực tế là sau những 20 ngày xảy ra thảm họa vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng. Sự chậm trễ này là rất khó hiểu trong bối cảnh mà một người am hiểu về lĩnh vực này như ông Nguyễn Tử Cương, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản (Bộ NN-PTNT), khẳng định là với công nghệ máy móc có sẵn ở rất nhiều cơ quan thuộc Bộ NN-PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường thì việc lấy mẫu, cho kết quả chỉ mất 2-3 ngày.
Vậy thì dân tình không hoang mang mới lạ?
Đau nhưng cũng phải “cảm ơn” thảm họa cá chết bởi nhờ đó mà dân chúng biết Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa (KCN Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh) có hệ thống xả thải được phép đổ ra biển và xả đến 12.000 m3/ngày nhưng xả thế nào, ai kiểm soát chất lượng xả thải thì... chịu.
Chưa vội để nói thảm họa cá chết ở miền Trung là do độc tố từ nước thải của Formosa. Nhưng nếu đúng như thế thì họ cũng dư thời gian và cơ hội để hóa giải vi phạm khi đường xả thải đi ngầm trong lòng biển còn Bộ Công Thương mãi đến ngày 22-4 mới có công văn hỏa tốc gửi Formosa về việc cử đoàn công tác làm việc từ ngày 26-4 về tình hình bảo vệ môi trường tại công ty này, Bộ Tài nguyên và Môi trường thì chỉ quản trên thông số quan trắc và thiết kế. Với cách quản lý kiểu này thì nguy cơ còn lắm thảm họa.
Bài học từ việc Vedan xả thải giết chết sông Thị Vải ở miền Đông Nam Bộ vào năm 2008 hẳn nhiều người chưa quên!
Lương Duy Cường

Vụ 5 công an dùng nhục hình: "Sao tòa xử nhẹ hều thế này?"

04/04/2014 07:49 GMT+7
TT - Bà Ngô Thị Tuyết (chị gái nạn nhân Ngô Thanh Kiều) gào khóc như vậy sau khi hội đồng xét xử tuyên án vụ năm công an TP Tuy Hòa (Phú Yên) phạm tội nhục hình vào chiều 3-4.
ipzOba8N.jpg
Vợ và con nạn nhân Ngô Thanh Kiều tại phiên tòa - Ảnh: D.Thanh
Không chỉ bà Tuyết và gia đình anh Kiều mà rất nhiều người dân đến theo dõi phiên tòa tại hội trường xử án của TAND TP Tuy Hòa và cả những người am hiểu pháp luật cũng cho rằng tòa tuyên một bản án chưa tương xứng với tội danh mà các bị cáo gây ra, còn có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm.
Bị cáo lãnh án cao nhất: 5 năm tù giam
"Quan điểm của tôi là tòa nên trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Tôi thấy Viện KSND TP Tuy Hòa đề nghị điều gì thì về cơ bản là tòa chấp nhận hết. Dù sao thì tòa cũng tuyên án, đó là thẩm quyền của HĐXX. Còn đúng, sai của bản án đó thế nào, xử có đúng tội hay không, bỏ lọt người lọt tội thế nào thì cấp trên phải xem xét bản án đó, HĐXX ra bản án này phải chịu trách nhiệm về quyết định của họ"
Ông VŨ XUÂN HẢI(nguyên chánh tòa hình sự TAND tỉnh Phú Yên)
Tại bản án, thẩm phán Lý Thơ Hiền - chủ tọa phiên tòa - cho biết có đủ cơ sở để xác định năm bị cáo trong vụ án phạm tội “dùng nhục hình” trong hoạt động điều tra.
Cụ thể, bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành (nguyên thiếu úy, trinh sát viên Công an TP Tuy Hòa) trong khi canh giữ anh Kiều tại Công an TP Tuy Hòa từ 12g30-13g30 ngày 13-5-2012 đã dùng dùi cui cao su đánh vào đầu Ngô Thanh Kiều gây chấn thương sọ não, đây là nguyên nhân chính khiến anh Kiều tử vong. Do Thành không nhận tội, không thành khẩn, tòa tuyên phạt bị cáo Thành 5 năm tù.
Theo tòa, trong khoảng 8g30-12g30 ngày 13-5-2012, được thượng tá Lê Đức Hoàn - phó trưởng Công an TP Tuy Hòa, trưởng ban chuyên án - phân công, trong lúc lấy lời khai anh Kiều, các bị cáo Nguyễn Minh Quyền (nguyên thiếu tá, đội phó đội trinh sát Phòng cảnh sát điều tra tội phạm Công an tỉnh Phú Yên), Phạm Ngọc Mẫn (nguyên thượng úy, trinh sát viên Công an TP Tuy Hòa), Nguyễn Tấn Quang (nguyên thiếu tá, đội phó đội điều tra Công an TP Tuy Hòa), Đỗ Như Huy (nguyên trung úy, trinh sát viên Công an TP Tuy Hòa) có hành vi còng tay, chân anh Kiều bằng còng số 8, dùng dùi cui cao su đánh vào người anh Kiều gây ra các vết thương phần mềm. Tòa tuyên phạt Quyền 2 năm tù, Mẫn 1 năm 6 tháng tù, Quang 1 năm 3 tháng tù cho hưởng án treo, Huy 1 năm tù cho hưởng án treo.
Về trách nhiệm dân sự, áp dụng Bộ luật dân sự, tòa buộc các bị cáo bồi thường thiệt hại tinh thần cho gia đình bị hại 69 triệu đồng, chi phí mai táng 30 triệu đồng.
Tòa cũng buộc Công an TP Tuy Hòa chịu khoản tiền cấp dưỡng mỗi tháng 575.000 đồng/người đối với hai con nhỏ của anh Kiều đến khi các cháu đủ 18 tuổi.
sRgVghcK.jpg
Bà Ngô Thị Tuyết (chị của nạn nhân Kiều) và ông Ngô Văn Cộ (cha của nạn nhân Kiều) bất bình trước bản án tòa tuyên - Ảnh: D.Thanh
Viện không truy tố nên không xét
Chủ tọa Lý Thơ Hiền tuyên: “Xét đề nghị xử lý ông Lê Đức Hoàn đồng phạm về tội “dùng nhục hình” cùng các bị cáo khác nhưng không có chứng cứ thể hiện ông Hoàn có chỉ đạo việc dùng nhục hình. Việc dùng nhục hình là do cấp dưới tự ý thực hiện, nên không có căn cứ chấp nhận đề nghị xử lý ông Hoàn về tội danh này”.
Đối với hành vi bắt giữ người trái pháp luật của ông Lê Đức Hoàn cùng với một số cán bộ chiến sĩ công an, tòa nhận định có dấu hiệu của tội “bắt giữ người trái pháp luật” nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời Viện KSND TP Tuy Hòa không truy tố nên HĐXX không xem xét.
Tòa cũng cho rằng ông Lê Đức Hoàn phân công cán bộ cấp dưới thực hiện nhiệm vụ điều tra nhưng không theo dõi, giám sát, nhắc nhở để xảy ra hậu quả nghiêm trọng, có dấu hiệu của tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, Viện KSND TP Tuy Hòa không truy tố, nên HĐXX không xét.
“Sẽ kháng cáo đến cùng”
Ngay sau khi tòa kết thúc tuyên án, bà Ngô Thị Tuyết la khóc: “Em tôi bị đánh bầm giập đến chết mà sao tòa xử các bị cáo nhẹ hều thế này? Sao người chỉ đạo các bị cáo lại không phải chịu bất kỳ trách nhiệm hình sự nào? Tòa còn buộc tội cả người chết là kẻ trộm thì không thể chấp nhận được. Gia đình tôi sẽ kháng cáo và tiếp tục kiện đến cấp tòa cao nhất, đến khi nào tìm được công lý mới thôi”.
Luật sư Võ An Đôn, bảo vệ quyền lợi cho gia đình bị hại, nhận xét: “Bản án này áp dụng không đúng pháp luật, lẽ ra năm bị cáo phải bị truy tố ở khoản 3 điều 298 Bộ luật hình sự (phạm tội dùng nhục hình gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt từ từ 5-10 năm), đằng này lại chia ra hai điều khoản khác nhau. Ông Lê Đức Hoàn phạm tội rõ ràng với đầy đủ yếu tố cấu thành như thế nhưng không bị truy tố là bỏ lọt tội phạm. Về trách nhiệm bồi thường dân sự cũng áp dụng không đúng, trường hợp này là căn cứ vào Luật bồi thường trách nhiệm nhà nước chứ không phải là Bộ luật dân sự”.
Có phản ứng tương tự, luật sư Nguyễn Văn Thắng bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thân Thảo Thành bức xúc: “Có quá nhiều vi phạm trong tố tụng của vụ án này chưa được làm rõ trong quá trình xét xử, nhưng án vẫn tuyên được là điều rất kinh ngạc”.
* Luật sư NGUYỄN HỒNG HÀ (phó chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Khánh Hòa):
Tòa phán quyết không dựa vào kết quả tranh tụng
Theo dõi phiên tòa và chứng kiến việc tuyên án, tôi nhận thấy HĐXX tuyên án với nhận định và quyết định không dựa vào kết quả tranh tụng công khai tại phiên tòa. Ngay phần nhận định của bản án, thẩm phán công bố trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, ngày 28-6-2013, thẩm phán có quyết định trả hồ sơ cho Viện KSND TP Tuy Hòa để thu thập chứng cứ xác định bị can Thành dùng dùi cui đánh chính xác bao nhiêu nhát vào đầu anh Kiều; có ai đánh vào đầu Kiều ngoài Thành không; đồng thời đề nghị truy cứu trách hiệm hình sự đối với năm bị can về tội cố ý gây thương tích. Tuy nhiên, ngày 26-8-2013, viện trưởng Viện KSND TP Tuy Hòa có văn bản trả lời cho rằng không cần thiết trả hồ sơ điều tra bổ sung vì có đầy đủ chứng cứ trong hồ sơ vụ án. Đối với yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với năm bị can về tội cố ý gây thương tích, viện nói “hành vi dùng nhục hình đã thu hút các hành vi cố ý gây thương tích nên việc tòa yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự các bị can về tội cố ý gây thương tích là không cần thiết”.
Quy định của luật là trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, tòa được trả hồ sơ hai lần, còn tại phiên tòa được quyền trả hồ sơ nhiều lần. Đây mới là phiên tòa sơ thẩm lần đầu, kết quả xét hỏi kéo dài mấy ngày với nhiều vấn đề chưa được làm rõ, vậy mà tòa áp dụng ngay điều 196 Bộ luật tố tụng hình sự về giới hạn xét xử cho là viện không truy tố, dù biết lọt người lọt tội nhưng không xem xét.

Đại án “đầu voi đuôi chuột”

Không ít vụ đại án gây rúng động dư luận nhưng kết quả xét xử bị “đầu voi đuôi chuột”; việc thi hành án, thu hồi tài sản cho nhà nước không tới đâu

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình mới đây yêu cầu cơ quan chức năng xem xét lại vụ án của “ông trùm” Minh “Sâm” do kết quả xét xử không được dư luận đồng tình. Đây chỉ là một trong rất nhiều vụ án mà khi điều tra, truy tố, xét xử thì được khoác lên cái tên “đại án”, còn kết quả lại không tới đâu.
Tội lớn, xử nhẹ hều
Những phóng viên theo dõi phiên tòa xử Nguyễn Ngọc Minh (tức Minh “Sâm”; trú thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) cùng đồng phạm vào ngày 2-6 khá bất ngờ trước kết quả tuyên án của TAND tỉnh Bắc Ninh. “Ông trùm” này chỉ bị phạt 24 tháng tù giam, các đồng phạm cũng nhận mức án thấp hơn so với đề nghị truy tố ban đầu.
Minh “Sâm” (hàng đầu, từ phải sang) cùng các đồng phạm tại phiên xử ngày 1 và 2-6 Ảnh: Nguyễn Hưởng
Minh “Sâm” (hàng đầu, từ phải sang) cùng các đồng phạm tại phiên xử ngày 1 và 2-6 Ảnh: Nguyễn Hưởng
Sở dĩ bản án gây bất bình dư luận vì vụ án này đã bị xử theo kiểu “đầu voi đuôi chuột”, không tương xứng tính chất phạm tội, mức độ nghiêm trọng của vụ án. Vào tháng 8-2014, Bộ Công an đã huy động hàng trăm cảnh sát thuộc nhiều lực lượng khác nhau, truy lùng từ chiều cho tới nửa đêm để bắt “ông trùm” khét tiếng Bắc Ninh này.
Minh “Sâm” từng có nhiều tiền án về các tội “Trộm cắp tài sản” và “Cướp tài sản”, dưới trướng là hàng trăm đàn em. Vốn liếng của Minh “Sâm” có đến cả chục ngàn tỉ đồng từ buôn gỗ sưa và bảo kê. Trong kết luận điều tra ban đầu, cơ quan chức năng cũng nhận định Minh “Sâm” là đối tượng có tiềm lực kinh tế, nhiều mối quan hệ với quan chức và “có số” trong giới giang hồ tại địa phương. Nạn nhân do Minh “Sâm” bảo kê lên tới hàng ngàn người, số tiền hàng chục tỉ đồng. Quá trình bắt, khám xét mở rộng các đối tượng liên quan đã phát hiện, tạm giữ 6 khẩu súng các loại, 1 quả lựu đạn, nhiều dao kiếm cùng các loại công cụ hỗ trợ khác; 7 ô tô (trong đó có nhiều xe sang như Maybach, Lexus, BMW, Toyota…), khoảng 2.500 m3 gỗ các loại… Quá trình mở rộng điều tra, Cơ quan CSĐT Bộ Công an còn làm rõ Minh “Sâm” cùng đồng bọn cưỡng đoạt tài sản của nhiều người, buộc họ nộp các loại phí khi vận chuyển gỗ.
Trên cơ sở điều tra, tại kết luận chính thức, cơ quan chức năng xác định Minh “Sâm” và đồng bọn cưỡng đoạt các bị hại hơn 500 triệu đồng. Tuy nhiên, đến khi lập cáo trạng truy tố, con số bị hại cũng như số tiền cưỡng đoạt giảm đi rất nhiều. Đến lúc ra tòa, chỉ còn tổng cộng 12 bị hại với số tiền 184 triệu đồng.
Trầy trật án tham nhũng
Một trong những “tường thành” khiến các vụ án kinh tế lớn, gây thiệt hại cho nhà nước hàng ngàn tỉ không thể giải quyết tận cùng được là vì không thể thu hồi được số tiền gây thiệt hại cho nhà nước. Có thể kể tới một số “đại án” lớn mà dư luận đã quá quen thuộc: Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Công ty Cho thuê tài chính II (ALC II) thuộc Agribank và Huỳnh Thị Huyền Như.
Theo Tổng cục Thi hành án dân sự (Bộ Tư pháp), trong vụ án xảy ra tại Vinalines, bản án hình sự phúc thẩm số 235/2014 của TAND Tối cao tuyên tổng số tiền phải thu hồi trên 360 tỉ đồng. Song đến nay, ngoài một số căn nhà của các bị cáo bị kê hộ và đất đai để bảo đảm thi hành án thì gia đình các đương sự mới chỉ nộp hơn 13,4 tỉ đồng, trong đó gia đình Dương Chí Dũng, cựu Chủ tịch Vinalines, mới nộp 5,2 tỉ đồng.
Vụ án tại ALC II cũng thuộc dạng phải thu hồi số tiền “khủng” nhưng không đến đâu. Trong vụ án này, ngoài án tù, các cấp tòa buộc Vũ Quốc Hảo, nguyên Tổng giám đốc ALCII, cùng các đồng phạm bồi thường cho nhà nước trên 620 tỉ đồng. Thế nhưng, đến thời điểm này, mới thi hành được 70 tỉ đồng, còn trên 550 tỉ đồng chưa biết bao giờ mới thu hồi được.
Những con số ngàn tỉ cũng trở nên nhỏ bé khi “siêu lừa” Huỳnh Thị Huyền Như - nguyên Phó Phòng Quản lý rủi ro Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) Chi nhánh TP HCM - cùng các đồng phạm gây thiệt hại gần 4.000 tỉ đồng tại VietinBank Chi nhánh TP HCM. Tổng cục Thi hành án dân sự cho biết bản án số 02/2015 năm 2015 của Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM tuyên “siêu lừa” này phải thi hành tổng số tiền là gần 14.000 tỉ đồng, trong đó thu hồi cho ngân sách nhà nước 11.000 tỉ đồng. Kết cục là đến nay cũng chỉ thi hành được 162 tỉ đồng, khoản tiền “khủng” 10.921 tỉ đồng đang rơi vào vô vọng.
Theo báo cáo của Bộ Tư pháp, từ ngày 1-10-2015 đến hết 31-5-2016, đã thi hành 296.000 trong số 526.000 vụ án có đủ điều kiện thi hành án. Trong tổng số tiền phải thi hành hơn 122.000 tỉ đồng có hơn 100.600 tỉ đồng đủ điều kiện thi hành án. Dù vậy, cũng mới chỉ thi hành xong hơn 14.000 tỉ đồng, đạt 14% tổng số tiền cần phải thi hành án. Riêng án tham nhũng, trong 6 tháng đầu năm nay, có 124 vụ phải thi hành với số tiền trên 2.445 tỉ đồng. Kết quả, chỉ thi hành xong 10 vụ, thu hồi trên 91 tỉ đồng.

Phải kê biên tài sản từ khâu điều tra
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long thừa nhận việc thu hồi tài sản gặp nhiều khó khăn ở khâu truy tìm tài sản trong các vụ án tham nhũng. Cũng vì việc này, ngày 16-6 vừa qua, tại buổi làm việc với Bộ Tư pháp về công tác cải cách, bên cạnh yêu cầu xem xét kết quả việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án Minh “Sâm”, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo các cơ quan tư pháp phải hoàn thành chỉ tiêu thi hành án dân sự; có kế hoạch giải quyết dứt điểm các vụ việc kéo dài, thu hồi tài sản cho nhà nước. “Ngay từ khâu điều tra đã phải kê biên tài sản. Chúng ta không làm quyết liệt thì không thu hồi được” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

NGUYỄN QUYẾT

Những phiên tòa lạ ở miền Tây: Chức càng to, phạt càng nhẹ

CA TP.HCM
Nhiều bị cáo vui vẻ sau khi tòa tuyên án... nhẹ hơn mức đề nghị của đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa
(CATP) Thời gian qua, một số vụ án liên quan đến lãnh đạo các cơ quan, ban ngành được đưa ra xét xử tại các tỉnh miền Tây. Tuy nhiên, kết quả lại gây ngạc nhiên đối với người dân địa phương. Hành vi phạm tội của các bị cáo nguyên là lãnh đạo ban đầu được xác định là “đầu voi” nhưng phán quyết kiểu “đuôi chuột”.

THU LỢI TIỀN TỶ, NHẬN ÁN NHẸ HỀU
Ngày 1-11-2013, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh An Giang mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án “Vi phạm về các quy định quản lý đất đai”, “Vi phạm về các quy định sử dụng đất đai” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Trong số 23 bị cáo bị truy tố có 22 cán bộ chủ chốt ở một số cơ quan, ban ngành tỉnh An Giang. Theo kết luận điều tra, ngày 26-4-2010, Nguyễn Cao Sang (SN 1973, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Trí Dũng) chuyển nhượng đất của bà Võ Thị Ảnh (thường trú khóm Đông Thịnh 8, phường Mỹ Phước, TP.Long Xuyên) hơn 3.000m2 đất trồng lúa với giá 2,340 tỷ đồng. Thế nhưng, tại hợp đồng chuyển nhượng, Sang ghi giá 269 triệu đồng. Sau đó, Sang làm thủ tục tách thửa và chuyển mục đích sử dụng lên đất trồng cây lâu năm. UBND TP.Long Xuyên đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ). Sang bàn với Nguyễn Vĩnh Khánh (SN 1982, nguyên Phó phòng Quản lý đô thị TP.Long Xuyên) phân lô, tách thửa nhằm lập khu dân cư (KDC) bán nền. Được sự giúp sức của Khánh, Sang thành lập nhiều KDC lậu gây thất thoát tiền thuế hơn 700 triệu đồng từ việc hạ thấp hợp đồng mua bán đất và trốn thuế thu nhập cá nhân, thuế trước bạ 130 triệu đồng.
Mở rộng điều tra, Công an tỉnh An Giang phát hiện hàng loạt KDC có sai phạm. Một số cán bộ TP.Long Xuyên lợi dụng chủ trương giải quyết chỗ ở cho cán bộ phân lô bán nền nhằm trốn thuế, thu lợi bất chính. Điển hình là KDC Văn phòng đăng ký QSDĐ Long Xuyên. Năm 2010, Giám đốc Bùi Phước Dũng chủ trương lập để giải quyết chỗ ở cho cán bộ cơ quan. Ông Đặng Ngọc Tấn (nguyên Trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) Long Xuyên) đồng ý và kèm thêm yêu cầu phải giải quyết luôn cho cán bộ đơn vị. Dũng phân công cho nhân viên Đồng Thanh Dũng mua 3.435,7m2 (đất trồng lúa, cây lâu năm và đất ở đô thị) của bốn hộ dân ở phường Mỹ Quý, nhưng không làm hợp đồng chuyển nhượng mà chỉ làm hợp đồng ủy quyền cho Phạm Thanh Dũng (cán bộ của văn phòng) toàn quyền chuyển nhượng, cho tặng. Sau đó, Đồng Thanh Dũng mua thêm hơn 15.000m2 đất trồng lúa, cũng chỉ làm ủy quyền cho mình; rồi tiếp tục mua 5.811m2 đất trồng lúa (do Đồng Thanh Dũng, Bùi Phước Dũng và Trần Khánh Cương hùn vốn đầu tư). Hợp đồng ủy quyền được ký, Đồng Thanh Dũng và Phạm Thanh Dũng làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa lên trồng cây lâu năm và được UBND TP.Long Xuyên cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Toàn bộ diện tích 24.273,7m2, Bùi Phước Dũng ký hợp đồng cho bơm cát san lấp mặt bằng, chỉ đạo cho nhân viên Trần Khánh Cương ký hợp đồng thi công cơ sở hạ tầng. Sau khi hoàn thành còn 220 nền, Bùi Phước Dũng chỉ phân phối theo tiêu chuẩn cho cán bộ 71 nền (giá từ 34 triệu đến 45 triệu đồng/nền), còn 149 nền chuyển nhượng tự do (trong đó Bùi Phước Dũng và người thân đứng tên 19 nền, Trần Khánh Cương cùng người thân đứng tên 35 nền). Tổng chi phí đầu tư cho KDC này là 7,68 tỷ đồng và chuyển nhượng thu được 12,66 tỷ đồng.
Ngoài ra, nhiều KDC khác chưa có dự án đầu tư, chưa xây dựng phương án giải phóng mặt bằng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất, giao đất cho chủ đầu tư, chưa lập bảng vẽ. Đại diện chủ đầu tư không thuộc đối tượng được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư... cũng được thành lập. Do đua nhau lập KDC chui để bán nền, các đối tượng trên đã để lại cho TP.Long Xuyên “tấm da beo” khi trục lợi hàng tỷ đồng.
Kết luận điều tra cho thấy đa phần các KDC do cơ quan đầu tư đều núp bóng dưới chiêu bài “giải quyết chỗ ở cho cán bộ” để trục lợi. Tại tòa, Hội đồng xét xử nhận định, vụ án trên không chỉ làm cho chính quyền địa phương phải xuất ngân sách hàng chục tỷ đồng để khắc phục hậu quả mà còn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, sinh hoạt của người dân khi đã trót mua nền ở các KDC trên. Các bị cáo đã lợi dụng sơ hở của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai để tạo lợi ích nhóm hoặc phục vụ cá nhân. Vì vậy, 7 KDC không có dự án đầu tư, không có quy hoạch, không có quyết định thu hồi đất...
Thế nhưng thật bất ngờ, sau 7 ngày xét xử, 2 ngày nghị án, TAND tỉnh An Giang đã tuyên mức án nhẹ hơn rất nhiều so với đề nghị của đại diện Viện kiểm sát (VKS) giữ quyền công tố tại tòa đối với 23 bị cáo (22 bị cáo là cán bộ, công chức). Theo đó, duy nhất 1 bị cáo tiếp tục bị giam giữ với mức án 3 năm tù giam (tính từ ngày 9-1-2012) là Bùi Phước Dũng (SN 1965, nguyên Giám đốc Văn phòng đăng ký QSDĐ TP.Long Xuyên), gồm: 2 năm tù về tội “vi phạm các quy định về sử dụng đất đai” và 1 năm tù tội “vi phạm các quy định về quản lý đất đai”.
Các bị cáo còn lại đều có án giam bằng thời gian tạm giữ, án treo, cải tạo không giam giữ, một số được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự, trả tự do ngay tại tòa. Cụ thể: 7 bị cáo bị án tù giam bằng đúng thời gian tạm giữ xét xử, điều tra gồm: Nguyễn Vĩnh Khánh (SN 1982, nguyên Phó phòng Quản lý đô thị TP.Long Xuyên), Đồng Thanh Dũng (SN 1977, nhân viên Tổ thẩm tra Văn phòng đăng ký QSDĐ TP.Long Xuyên), Nguyễn Cao Sang (SN 1973, ngụ phường Mỹ Phước, TP.Long Xuyên, chủ Doanh nghiệp tư nhân Trí Dũng), Phạm Thanh Dũng (SN 1983, nhân viên Văn phòng đăng ký QSDĐ TP.Long Xuyên), Trần Khánh Cương (SN 1971, nguyên Tổ phó Tổ đo đạc Văn phòng đăng ký QSDĐ TP.Long Xuyên), Phạm Văn Đông (SN 1971, nguyên Chủ tịch HĐND phường Mỹ Phước), Nguyễn Thị Tư (SN 1958, nguyên Trưởng phòng TN&MT TP.Long Xuyên).
Sáu bị cáo được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự gồm: Phạm Xuân Gia (SN 1964, nguyên Bí thư Đảng ủy phường Mỹ Quý), Nguyễn Văn Chí (SN 1962, nguyên Chủ tịch UBND phường Mỹ Quý), Nguyễn Văn Hà (SN 1970, nguyên Phó chủ tịch UBND phường Mỹ Quý), Trương Văn Đê (SN 1972, nguyên Tổ trưởng Tổ thẩm tra Văn phòng đăng ký QSDĐ TP.Long Xuyên), Phan Huỳnh Giang (SN 1979, nhân viên Tổ thẩm tra Văn phòng đăng ký QSDĐ TP.Long Xuyên), Mai Quốc Thái (SN 1976, nguyên Tổ phó Tổ tiếp nhận và trả kết quả Văn phòng đăng ký QSDĐ TP.Long Xuyên) tội danh “vi phạm các quy định về quản lý đất đai”. Tất cả các bị cáo được trả tự do ngay tại tòa.
Năm bị cáo là quan chức được hưởng án 2 năm tù treo (4 năm thử thách) gồm: Võ Duy Cương (SN 1958, nguyên Chủ tịch UBND phường Bình Khánh), Trần Thiện Tích (SN 1958, nguyên Bí thư Đảng ủy phường Mỹ Phước, nguyên Phó trưởng ban tổ chức TP.Long Xuyên), Lê Văn Hương (SN 1959, nguyên Chủ tịch UBND phường Mỹ Phước, Giám đốc Công ty xây dựng An Thịnh), Hồ Đăng Chiến (SN 1958) và Huỳnh Giang Sơn (SN 1960, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.Long Xuyên). Riêng bị cáo Lâm Văn Thiệu (SN 1966, nguyên Trưởng phòng Quản lý đô thị TP.Long Xuyên), 1 năm 6 tháng tù treo (3 năm thử thách) tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Cải tạo 2 năm không giam giữ 3 bị cáo: Nguyễn Thiện Thanh (SN 1976, cán bộ kiểm tra Phòng TN&MT TP.Long Xuyên), Lý Thanh Tùng (SN 1971, nguyên Phó giám đốc Văn phòng đăng ký QSDĐ TP.Long Xuyên), Nguyễn Thành Tâm (SN 1966, nguyên Trưởng phòng Quản lý đô thị TP.Long Xuyên, nguyên Bí thư Đảng ủy phường Mỹ Phước). Riêng bị can Nguyễn Hùng Phong (SN 1961, nguyên Phó trưởng phòng TN&MT TP.Long Xuyên) đề nghị truy tố về tội “vi phạm các quy định về sử dụng đất đai” nhưng đã chết trong quá trình điều tra, khởi tố vụ án nên không xét xử trong vụ án trên.
Tòa cũng kiến nghị các cơ quan tố tụng xem xét, xử lý hình sự đối với các đối tượng liên quan đến việc hình thành KDC của Nguyễn Ngọc Ni do có dấu hiệu bỏ lọt người, lọt tội trong quá trình điều tra, xét xử đối với 7 KDC tự phát của vụ án này. Như vậy, trong 23 bị can chỉ có Bùi Phước Dũng tiếp tục ở trại giam thi hành án phạt.
TÒA CHƯA KIÊN QUYẾT CHỐNG THAM NHŨNG
Đó là nhận định của VKS tối cao tại kháng nghị vụ tiêu cực tại Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Vĩnh Long. Bị cáo Nguyễn Tố Tranh, nguyên Giám đốc sở, phạm tội “thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước”, thuộc trường hợp “phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên”, theo quy định tại khoản 3 điều 144 Bộ luật Hình sự (BLHS) nhưng bị phạt 1 năm tù là chưa thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật.
Bị cáo Nguyễn Tố Tranh tại tòa
Viện KSND tối cao vừa có quyết định số 15/QĐ-VKSTC-VPT3 kháng nghị phúc thẩm bản án số 28/2013/HSST ngày 25-9-2013 của TAND tỉnh Vĩnh Long xét xử sơ thẩm vụ tiêu cực xảy ra tại Sở VH-TT&DL tỉnh Vĩnh Long. Trước đó, Hội đồng xét xử TAND tỉnh Vĩnh Long tuyên phạt: Nguyễn Tố Tranh (nguyên Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Vĩnh Long) 1 năm tù về tội “thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước” và 2 năm tù về tội “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”; Bùi Hữu Trí (chuyên viên thuộc sở) 8 năm tù về tội “tham ô tài sản”, 20 năm tù về tội “nhận hối lộ” và 8 năm tù về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; Trần Lê Đông (nguyên kế toán trưởng thuộc sở) 7 năm tù về tội “tham ô tài sản”; Phan Đăng Khôi 15 năm tù về tội “tham ô tài sản”, 5 năm tù về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và 20 năm tù về tội “đưa hối lộ”; các bị cáo Nguyễn Hữu Tế, Trần Văn Tài mỗi người 5 năm tù về tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; Phạm Tiến Ngọ 17 năm tù, Nguyễn Văn Dự 6 năm tù cùng về tội đưa hối lộ.
Theo Viện KSND tối cao, Nguyễn Tố Tranh là giám đốc sở, chủ đầu tư dự án, có nhiệm vụ trực tiếp quản lý tài sản của Nhà nước, nhưng thiếu trách nhiệm, không kiểm tra, dẫn đến Trí, Đông lợi dụng sơ hở, câu kết với các đối tượng là chủ doanh nghiệp bên ngoài, lập sáu hồ sơ khống, chiếm đoạt tiền Nhà nước 819.067.400 đồng. Hành vi của bị cáo Tranh, phạm tội “thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước”, thuộc trường hợp “phạm tội gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên”, theo quy định tại khoản 3 điều 144 BLHS. Tòa sơ thẩm áp dụng khoản 2 điều 144 BLHS xử phạt bị cáo Tranh một năm tù là không đúng pháp luật, không nghiêm minh.
Ngoài nguyên giám đốc nhận mức hình phạt “thấp không tưởng”, VKS đề nghị xem xét lại tội danh của từng bị cáo để có hình phạt tương xứng, tránh lọt tội. Bị cáo Nguyễn Hữu Trí nhận hối lộ trong một thời gian dài, rất nhiều lần của nhiều người và số tiền đặc biệt lớn, 2.480.000.000 đồng. Bản án hình sự sơ thẩm của TAND tỉnh Vĩnh Long tuyên phạt bị cáo Trí mức án 20 năm tù về tội “nhận hối lộ” là quá nhẹ, không có tác dụng trừng trị, giáo dục bị cáo, hạn chế hiệu quả đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm tham nhũng. Cụ thể, Trí tham gia lập sáu hồ sơ khống, chiếm đoạt 819.067.400 đồng, hưởng lợi 356.047.180 đồng; Đông tham gia lập hai hồ sơ khống, chiếm đoạt 799.000.000 đồng, hưởng lợi 250.000.000 đồng; Khôi tham gia lập năm hồ sơ khống, chiếm đoạt 259.067.400 đồng, hưởng lợi 45.020.220 đồng; Tài và Tế tham gia lập một hồ sơ chiếm đoạt 560.000.000 đồng. Trí tạo điều kiện cho Bùi Hữu Trí, Trần Lê Đông, Phan Đăng Khôi, Trần Văn Tài và Nguyễn Hữu Tế lập sáu hồ sơ khống, chiếm đoạt tiền của Nhà nước tổng cộng 819.067.400 đồng.
Vì vậy, hành vi của bị cáo Trí, Đông, Khôi, Tài và Tế phạm tội “tham ô tài sản”. Trong đó, Trí, Đông, Tài và Tế phạm tội thuộc trường hợp “chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên”, tội phạm và hình phạt được quy định điểm a khoản 4 điều 278 BLHS. Khôi phạm tội thuộc trường hợp “chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng”, tội phạm và hình phạt được quy định tại điểm a khoản 3 điều 278 BLHS. Tuy nhiên, cấp sơ thẩm chỉ xét xử bị cáo Trí, Đông, Khôi tội “tham ô tài sản” với hành vi chiếm đoạt số tiền 239.000.000 đồng. Hành vi lập năm hồ sơ khống, chiếm đoạt tổng số tiền 580.067.400 đồng của các bị cáo Trí, Đông, Khôi, Tài và Tế, nhưng tòa sơ thẩm xử Trí, Khôi, Tài và Tế tội “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo quy định tại điều 281 BLHS là không đúng tội danh. Riêng Đông không xử lý là bỏ lọt hành vi phạm tội.
Mặt khác, đối với hành vi lập hồ sơ khống chiếm đoạt 239.000.000 đồng, Trí và Đông là kẻ chủ mưu, thực hành, mỗi người được hưởng lợi 100.000.000 đồng, còn Khôi là người giúp sức, hưởng lợi 39.000.000. Tại phiên xử sơ thẩm, tòa xử phạt bị cáo Khôi 15 năm tù về tội “tham ô tài sản”, nhưng chỉ xử phạt Trí 8 năm tù, Đông 7 năm tù cùng về tội danh nói trên là không công bằng và chưa tương xứng với tính chất, mức độ và vai trò của các bị cáo.
Vì vậy, Viện KSND tối cao đề nghị, tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.Hồ Chí Minh tăng hình phạt đối với bị cáo Nguyễn Hữu Trí về tội “nhận hối lộ”; tuyên bố các bị cáo Bùi Hữu Trí, Trần Lê Đông, Phan Đăng Khôi, Trần Văn Tài và Nguyễn Hữu Tế tham ô tài sản số tiền trên 819.067.400 đồng và xử tăng phạt mức án tù theo từng hợp đồng mà các bị cáo tham gia; đồng thời xử tăng mức phạt tù đối với bị cáo Nguyễn Tố Tranh về tội “thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước”.
Trong khi Đảng và Nhà nước phát động chống tham nhũng thì những bản án trên liệu có đủ sức răn đe các cán bộ, công chức hiện nay?
Xử lý nghiêm tham nhũng từ người đứng đầu
Thứ năm, 29/10/2015, 07:51 (GMT+7)
Tại kỳ họp lần này, cử tri cả nước quan tâm nhiều đến việc Quốc hội bổ sung, sửa đổi một số điều trong dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), trong đó có nhiều quy định mang tính trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với một số tội danh tham nhũng.
Cử tri đánh giá cao và cho đây là sự thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn của Đảng và Nhà nước trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Song, cử tri quan tâm hơn cả là khi luật pháp quy định đầy đủ, cụ thể các tội danh tham nhũng thì việc phát hiện tham nhũng và xử lý người tham nhũng phải bảo đảm tính nghiêm minh, khách quan, đúng người, đúng tội và không loại trừ một ai. Cử tri bày tỏ, chế tài nghiêm minh không chỉ là đưa ra các hình phạt nặng hay nhẹ mà cái chính vẫn là nghiêm minh trong phát hiện tham nhũng và xử lý tham nhũng.
Không thể phủ nhận trong thời gian qua, công tác phát hiện, xử lý các vụ việc tham nhũng ở nhiều địa phương, đơn vị có nhiều chuyển biến tích cực, rõ nét, qua đó góp phần răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung, được dư luận đồng tình, ủng hộ và đánh giá cao. Tuy nhiên so với thực tế, việc phát hiện, xử lý tham nhũng còn khoảng cách khá lớn. Đây cũng là điều cử tri bày tỏ nhiều bức xúc tại các cuộc tiếp xúc với đại biểu Quốc hội diễn ra trước kỳ họp.
Tham nhũng tồn tại cùng quyền hành và thế lực. Nói cách khác, không có quyền hành, thế lực thì không thể tham nhũng. Cử tri thẳng thắn nêu ra tình trạng nhiều vụ tham nhũng liên quan đến cán bộ chưa được phát hiện kịp thời, hoặc có phát hiện nhưng xử lý nửa vời, thậm chí có vụ cho “chìm xuồng”, nhất là những vụ liên quan đến cán bộ có chức vụ cao. Tác hại của xử lý như trên không chỉ làm giảm hiệu lực của pháp luật, bỏ lọt người phạm tội, làm nội bộ phức tạp, gây bức xúc dư luận mà nguy hiểm hơn là làm mất lòng tin của nhân dân. Khi người ta kỳ vọng nhiều, nhưng kết quả làm họ thất vọng quá nhiều thì bản năng, tính xấu trong con người họ trỗi dậy. Nguy hiểm ở chỗ, việc xử lý không nghiêm minh làm cho cán bộ “lờn thuốc”, không sợ bị kỷ luật, thậm chí có người sẵn sàng ngồi tù vì nhận thấy nguồn lợi thu về bất chính được che giấu kỹ vẫn được bảo đảm cho bản thân sau khi ra tù và cho gia đình nhiều đời sau.
 Việc phát hiện tham nhũng và xử lý tham nhũng có nghiêm minh hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố đặc biệt là người đứng đầu. Không phải ngẫu nhiên dự thảo sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự lần này có điểm đáng chú ý, đó là người giữ chức vụ càng cao, quyền hạn càng lớn thì bị xử phạt càng nặng và xem đây là một nguyên tắc, như tình tiết tăng nặng. Cử tri hoan nghênh và coi yếu tố thành bại trong công tác phòng chống tham nhũng nói chung và việc xử lý các vụ tham nhũng nói riêng là ở vị trí cấp cao, người đứng đầu. Hiện nay, việc xác định trách nhiệm của người đứng đầu không đơn giản, bởi việc khoanh trách nhiệm của người đứng đầu đến đâu, trách nhiệm liên đới, trách nhiệm trực tiếp, trách nhiệm quản lý, kiểm tra… thì chưa đủ cơ chế toàn diện để xác định. Do phụ thuộc rất lớn ở người đứng đầu, nên có nơi làm được, có nơi làm hình thức để đối phó, nơi làm quyết liệt, nơi còn “dễ người, dễ ta”. Người dân thật khó chấp nhận một vị lãnh đạo cấp cao (nay đã nghỉ hưu), từng đứng đầu một ngành được ví như “Bao Công” thời nay, không ít lần đăng đàn nói về chống tham nhũng, tiêu cực rất mạnh mẽ, quyết liệt mà lại có quá trình dài vi phạm, khuyết điểm mang tính hệ thống, ở mức độ cao. Như vậy, người dân yêu cầu cần phải xây dựng hệ thống các “tiêu chí đánh giá quyết tâm của người đứng đầu” trong phòng, chống tham nhũng và xử lý vụ việc tham nhũng, chứ không thể hô hào suông như hiện nay.
Trong các biện pháp xử lý, việc kết hợp chặt chẽ giữa xử lý về tổ chức cán bộ và xử lý kỷ luật Đảng là rất cần thiết. Trên thực tế có nhiều cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật nhưng không bị cách chức. Có trường hợp chưa có kết luận kiểm tra, thanh tra đã được bổ nhiệm, đề bạt. Có nơi cấp dưới tham mưu “nhầm người” cho cấp trên bổ nhiệm nhưng cũng chẳng bị xử lý gì về mặt trách nhiệm… Đã đến lúc chúng ta cần xây dựng “văn hóa từ chức” và “quy chế trả giá trách nhiệm”. Theo một báo cáo mới đây của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, có không ít trường hợp sai phạm về trách nhiệm, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế nhưng chỉ bị kỷ luật nhẹ, vẫn còn nguyên cấp bậc, chức vụ, thậm chí có trường hợp được đưa lên vị trí cao hơn! Một số cán bộ cấp cao khi làm sai chỉ cần tuyên bố “tôi cũng có trách nhiệm trong vấn đề này” thế là… xong và không phải chịu bất cứ hình thức trả giá nào. Thể hiện rõ nhất qua đợt kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng, hầu như thường trực, thường vụ cấp ủy các cấp cũng tự nhận mình có trách nhiệm đối với suy thoái chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ đảng viên ở địa phương và đơn vị mình nhưng chưa có ai từ chức và phải trả giá trách nhiệm.
Có luật pháp, có quy định đầy đủ mà không xử lý nghiêm minh các vụ việc tham nhũng là có tội với nhân dân.
TUẤN SƠN
- See more at: http://www.sggp.org.vn/theodongthoisu/2015/10/400959/#sthash.19U4Ud50.dpuf
(Chính trị) - Nếu phạm tội nặng mà hình phạt nhẹ thì luật pháp không thắng được kẻ gian, như vậy là từ hình phạt sẽ làm nảy sinh thêm hình phạt, xã hội ngày càng rối loạn.
LTS: Một số Đại biểu chuyên trách thảo luận Dự thảo Bộ luật hình sự đồng tình với quan điểm “Bỏ hình phạt tử hình ở nhiều tội danh càng tốt”. 
Bên lề hội nghị Đại biểu chuyên trách thảo luận Dự thảo Bộ luật hình sự, một số ý kiến đề nghị bỏ hình phạt tử hình đối với 7 trên 22 tội danh có hình phạt tử hình trong quy định hiện hành bao gồm: cướp tài sản; phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hoà bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người; tội phạm chiến tranh và tội vận chuyển trái phép chất ma tuý.
Một số đại biểu đã đồng tình với quan điểm “Bỏ hình phạt tử hình ở nhiều tội danh càng tốt”, rằng “Tước đoạt mạng sống của người khác vì bất cứ lý do nào đều không nên”…
Về việc này, cá nhân tôi xin trình bày một số ý kiến như sau:
Thứ nhất, nếu pháp luật và người thực thi pháp luật của Nhà nước mà mạnh thì nước luôn luôn mạnh, ngược lại thì nước sẽ yếu.
Qua đó để thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của pháp luật đối với hệ thống chính trị và các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vậy nên phải xây dựng một hệ thống pháp luật mạnh – mạnh ở đây là đủ sức để răn đe.
Thứ hai, đã nói đến pháp luật, nói đến làm luật thì tuyệt đối không được có ý nghĩ hoặc khái niệm “nên” hay “không nên”, bởi “nên” hay “không nên” thì luật pháp sẽ không “chắc chắn”, mà luật pháp không chắc chắn thì không thể triệt để thực thi được.
Phó chủ nhiệm ủy ban tư pháp Nguyễn Đình Quyền cho rằng không nên bỏ án tử hình bằng mọi giá. Ảnh: Giang Huy/Vnexpress.net
Thứ ba, điều mà tuyệt đại đa số con người sợ nhất là bị tước đoạt đi mạng sống! Và nếu như mạng sống không còn bị đe doạ nữa thì cũng tuyệt đại đa số con người sẵn sàng bất chấp tất cả để tranh đoạt lợi ích.
Những điều tôi trình bày ở đây là căn cứ vào bản chất của con người chứ không phải những luận điệu tuyên truyền “nhân tính bản thiện” của một số người. Phải chấp nhận bản chất con người như nó tồn tại – đó là ham lợi riêng.
Do vậy, nếu con người mà mưu lợi riêng mà đi ngược lại lợi chung thì phải thẳng tay trừng trị, nếu không thì hệ thống chính trị và xã hội sẽ không thể kiểm soát được.
Thứ tư, một số đại biểu cổ vũ cho “giáo dục thuyết phục”. Xin thưa rằng: Thực tế có những con người không thể giáo dục được, hoặc chỉ có thể giáo dục được khi áp dụng hình phạt nghiêm khắc.
Thử nhìn lại tính hiệu quả của giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật hiện nay tại Việt Nam thì mấy ai tin rằng có thể ngăn chặn, đẩy lùi cái xấu, cái ác thông qua giáo dục thuyết phục? Rất dễ để nói 4 chữ “giáo dục thuyết phục”, xong vô cùng khó khăn để có thể thực hiện được.
Tử hình chính là một biện pháp giáo dục – giáo dục bằng sự sợ hãi, bằng cái giá phải trả cho tội ác.
Tử hình là bài học đắt giá có tác dụng răn đe đối với những kẻ nuôi dã tâm làm điều ác. Sự nhân văn, nhân đạo đối với tội ác chính là khuyến khích cho tội ác, là làm tổn hại đến những lương dân vô tội.
Thứ năm, cần bổ sung thêm Tội buôn người vào nhóm tội danh áp dụng hình phạt tử hình. Thực tế tại Việt Nam và trên thế giới đã có rất nhiều vụ buôn người dẫn tới hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như chết người…
Hơn nữa, nạn buôn người ở Việt Nam hiện nay diễn biến hết sức phức tạp, không những không giảm mà còn có xu hướng gia tăng. Do đó, bổ sung Tội buôn người vào nhóm tội danh áp dụng hình phạt tử hình là cần thiết và phù hợp.
Thứ sáu, trong bối cảnh hiện nay, khi tham nhũng được đánh giá là tràn lan, đạo đức xuống cấp nghiêm trọng, tội phạm có dấu hiệu gia tăng…
Song không ít những người thực thi pháp luật lại thiếu nghiêm minh, khiến cho pháp luật vốn đã nhiều kẽ hở lại đôi khi chưa được thực sự tôn trọng. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu làm giảm hiệu lực của pháp luật, làm gia tăng các loại tội phạm.
Hãy thử hình dung, nếu vi phạm pháp luật mà chắc chắn sẽ bị xử lý theo luật định thì người ta có dám vi phạm hay không? Còn thực tế hiện nay thì vài nơi vài chỗ, vi phạm pháp luật chưa chắc đã bị xử lý, dù có bị xử lý thì cũng chưa chắc đã theo đúng luật định.
Vậy thì pháp luật mất đi tính nghiêm minh, người dân từ đó mà coi thường pháp luật, dẫn tới vi phạm pháp luật ngày càng nhiều. Đó là còn chưa kể đến sự móc nối, liên kết giữa tội phạm với những người thực thi pháp luật. Do vậy, cần phải tăng nặng hình phạt đối với loại tội phạm này.
Nhìn lại lịch sử Việt Nam: Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Vua Đinh Tiên Hoàng muốn dùng uy chế ngự thiên hạ, bèn đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong chuồng cũi, hạ lệnh rằng: “Kẻ nào trái phép phải chịu tội bỏ vạc dầu, cho hổ ăn thịt” (Đại Việt sử ký toàn thư). Nhờ luật pháp chắc chắn và nghiêm khắc nên thiên hạ thái bình.
Pháp luật là cái để ngăn chặn hành vi sai trái đi ngược lại với lợi ích của tập thể, hình phạt nghiêm khắc và chắc chắn là để đảm bảo đủ sức răn đe.
Nếu phạm tội nặng mà hình phạt nhẹ thì luật pháp không thắng được kẻ gian, như vậy là từ hình phạt sẽ làm nảy sinh thêm hình phạt, xã hội ngày càng rối loạn, đất nước ngày càng suy yếu.
(Theo Giáo Dục) (Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả)

Vụ vỡ ống nước Sông Đà: Xử lý nghiêm thì dân mới tin

18/07/2016 22:15

Các đại biểu Quốc hội cho rằng cần xử lý nghiêm đối với các cựu lãnh đạo Vinaconex để không tạo ra tiền lệ xấu

    Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng Công ty CP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vinaconex)”, đồng thời chuyển hồ sơ tới VKSND Tối cao đề nghị truy tố 9 bị can.
    Kết quả điều tra bổ sung của Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định năm 2004, HĐQT Công ty Vinaconex gồm các ông Phí Thái Bình - nguyên Chủ tịch HĐQT Vinaconex, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội; Nguyễn Văn Tuân - nguyên tổng giám đốc; Tô Ngọc Thành, Hoàng Hợp Thương và Vũ Đình Chầm là các ủy viên khi thực hiện vai trò nhiệm vụ của chủ đầu tư cấp nước sông Đà đã không thực hiện đúng quy định pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng công trình…
    Dù nhận định việc làm của các thành viên HĐQT Vinaconex có dấu hiệu phạm tội “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng theo điều 229 Bộ Luật Hình sự” song kết luận điều tra lại gây bất ngờ. Cụ thể, liên ngành tư pháp trung ương xét thấy không cần thiết phải xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật của thành viên HĐQT Vinaconex.
    Lý do đưa ra là trong quá trình điều tra, những người này khai báo thành khẩn, hợp tác với CQĐT để làm rõ bản chất vụ án, có nhân thân tốt, có nhiều đóng góp cho ngành xây dựng. Mặt khác, kết quả điều tra không xác định được động cơ vụ lợi; người chịu trách nhiệm chính trong các quyết định trái pháp luật của HĐQT nêu trên là ông Nguyễn Văn Tuân đã mắc bệnh hiểm nghèo.
    Theo luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cần xử lý nghiêm theo quy định pháp luật, trong đó có xem xét để giảm nhẹ tội với đối tượng có nhân thân tốt. Ông Trần Quốc Thuận cũng cho biết theo kết luận của cơ quan điều tra, từ tháng 2-2012 đến tháng 9-2015, tuyến đường ống nước sạch Sông Đà bị vỡ 14 lần khiến doanh nghiệp khai thác phải chi hơn 13,4 tỉ đồng để khắc phục sự cố. Đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng.
    “Việc thiếu trách nhiệm gây hậu quả vỡ đường ống nước tới nay là 18 lần, thiệt hại rất lớn như vậy thì không ai có thể bỏ qua được. Rủi ro có thể là 1 lần hay 2 lần nhưng “rút kinh nghiệm” đến 18 lần thì làm sao ai có thể nghe được” - ông Thuận nói. Luật sư Trần Quốc Thuận cũng đề nghị các cơ quan tố tụng nếu phát hiện sai phạm cần phải xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với những hành vi vi phạm cho dù người đó là ai và ở cương vị nào.
    Bà Bùi Thị An, đại biểu (ĐB) Quốc hội khóa XIII đoàn TP Hà Nội, cho rằng giữa nhân thân tốt và xử lý trách nhiệm do vi phạm pháp luật là 2 vấn đề hoàn toàn khác nhau. “Thân nhân của anh tốt, anh có cống hiến cho ngành, cho đất nước là một chuyện và đó chỉ là căn cứ để có thể xem xét giảm nhẹ hình phạt. Nhưng anh vi phạm pháp luật thì phải bị xử lý nghiêm. Nếu không xử lý nghiêm những trường hợp như vậy thì không bao giờ có thể xử lý theo luật được” - bà An nhấn mạnh.
    ĐB Nguyễn Bá Thuyền, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, nêu rõ: Xử lý trách nhiệm của những người liên quan đến các vụ việc tiêu cực, tham nhũng thì không phân biệt chức vụ to hay nhỏ. “Chức vụ càng to thì phải quy trách nhiệm càng lớn mới đúng vì anh càng làm lớn thì trách nhiệm, trình độ năng lực, hiểu biết càng cao mà anh vẫn còn để vi phạm thì phải xử lý nghiêm hơn so với người thường” - ĐB Nguyễn Bá Thuyền bình luận.
    ĐB Nguyễn Bá Thuyền còn cho rằng chỉ có tòa án mới có quyền quyết định khoan hồng, giảm nhẹ. Nhiệm vụ của cơ quan điều tra là nếu có dấu hiệu phạm tội, phải cung cấp cho tòa để toàn quyền xử lý chứ lại kết luận luôn là không đúng.
    NGUYỄN QUYẾT - VĂN DUẨN

    Tội của quan, tội của dân

    Song Chi.
    Nếu theo dõi tình hình trị an ở Trung Quốc, người ta có thể thấy rằng nhà cầm quyền nước này mặc dù rất độc tài, bảo thủ, nhưng dám xử lý nạn tham nhũng, nạn suy thoái đạo đức trong cán bộ cấp cao nặng tay hơn hẳn so với nhà cầm quyền VN.
    Có khá nhiều “dâm quan” hoặc quan tham ở Trung Quốc bị cách chức ngay lập tức, bị kết án tù nặng, thậm chí bị tử hình khi những vụ bê bối tình dục hoặc tham nhũng của họ bị dư luận lôi ra ánh sáng.
    Trong danh sách hàng loạt quan tham TQ bị kết án ở mức cao nhất vài năm gần đây có cựu Thị trưởng thành phố Thâm Quyến, Hứa Tông Hoành, bị tuyên án tử hình năm 2010 vì tội tham nhũng.
    Cựu phó thị trưởng thành phố Hàng Châu, ông Hứa Mai Ung và cựu phó thị trưởng thành phố Tô Châu, ông Khương Nhân Kiệt, bị tử hình vào tháng 7 năm 2011 vì tội nhận hối lộ và lạm quyền.
    Vương Ích, nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng phát triển Quốc gia TQ bị tử hình năm 2012 do nhận hối lộ và lạm dụng quyền lực.
    Hay vụ Bạc Hy Lai, cựu Bí thư thành ủy Trùng Khánh “ngã ngựa” vì tham nhũng đã làm rúng động chính trường TQ và khiến thế giới cũng phải quan tâm…
    Danh sách các dâm quan TQ bị pháp luật sờ gáy cũng nhiều không kém.
    Ngô Thiên Hỉ, nguyên phó chủ tịch Ủy ban Chính hiệp huyện Trấn Bình, đại biểu HĐND tỉnh, tổng giám đốc Tập đoàn Giả Tống bị tử hình năm 2009 vì tội săn tìm gái trinh để…xả xui.
    Lôi Chính Phú, nguyên bí thư Khu ủy Bắc Bồi, TP. Trùng Khánh, bị tuyên án 13 năm tù vì tội tham nhũng, nhận hối lộ vào ngày 28 tháng Sáu năm 2013. Nhưng bộ mặt thật của ông quan này bị lộ ra lại là từ một video clip sex giữa ông ta và một cô gái trẻ 18 tuổi bị tung lên mạng vào cuối năm 2012.
    Ngày 18 tháng Sáu năm 2013 lại đến lượt Phó Bí thư thành phố Hồ Nam, Lý Tân Công bị tử hình vì đã hiếp dâm 11 bé gái chưa đến tuổi vị thành niên v.v…
    So với TQ, các quan tham, “dâm quan” VN sướng hơn nhiều vì rất ít khi bị lôi ra ánh sáng mà nếu có bị lộ thì cũng bị xử lý nhẹ hơn. Nếu như người viết bài này không nhầm thì cho đến nay chưa thấy có quan lớn nào bị tử hình về tội tham nhũng, nhận hối lộ, lạm dụng quyền lực hay những tội danh liên quan đến tình dục.
    Trong phiên họp quốc hội ngày 14 tháng Sáu năm 2013, một số đại biểu đã chất vấn ông Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng VKSND Tối cao “vì sao nhiều tội phạm kinh tế và tham nhũng được hưởng án treo”. Ông Nguyễn Hòa Bình cũng thừa nhận nhưng lại cho rằng “số tội phạm kinh tế, tham nhũng được hưởng án treo đang có xu hướng giảm dần trong 3 năm gần đây. Năm 2010-2011 là 36-37%”. 
    Còn ông Bộ trưởng công an Trần Đại Quang thì giải thích là do “nghi can trong án tham nhũng cơ quan điều tra lớn là người có chức vụ quyền hạn, thủ đoạn khá tinh vi. Nhiều vụ án phát hiện chậm nên cơ quan điều tra gặp khó khăn khi thu thập chứng cứ ...
    “Thời gian điều tra thì có nhưng thời gian để giám định, xác định các thiệt hại trong án kinh tế lại không. Nhiều cơ quan giám định có biểu hiện né tránh"
    (“Nhiều tội phạm tham nhũng được hưởng án treo”, VNExpress).
    Tham nhũng từ lâu đã được xem là một “quốc nạn” ở VN. Tham nhũng tràn lan làm thất thoát tài sản quốc gia, phá hoại nền kinh tế, phá hoại xã hội, làm mất niềm tin của người dân vào bộ máy của nhà cầm quyền.
    Đảng và nhà nước cộng sản cũng đã hô hào chống tham nhũng từ bao lâu nay nhưng càng chống thì tham nhũng càng phát triển rậm rạp, tràn lan từ trên xuống dưới, trong mọi lĩnh vực. Bởi vì ai cũng biết, một khi còn tồn tại cái cơ chế độc đảng nắm trong tay cả luật pháp, quốc hội, quân đội, công an lẫn báo chí và 90 triệu sinh mệnh nhân dân không ai dám hó hé, thì công cuộc ngăn ngừa lẫn phòng chống tham nhũng sẽ không tài nào thực hiện được.
    Có một loại “tội phạm” khác, chưa bị nêu đích danh thành “quốc nạn” như tham nhũng nhưng sự phá hoại cũng vô cùng ghê gớm, đó là sự bất tài, bất lực, vô trách nhiệm.
    Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm 47 chức danh lãnh đạo cao cấp trong bộ máy chính phủ của Quốc hội VN vào giữa tháng Sáu vừa qua tuy được nhà cầm quyền ra sức đánh bóng nhưng đã bị báo chí “lề trái” và dư luận bóc mẽ.
    Trước hết vì cách thức đánh giá không giống ai, thay vì chỉ có “tín nhiệm” và “bất tín nhiệm” như nhiều nước khác vẫn làm thì lại là “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” hay “tín nhiệm thấp”, nghĩa là…tín nhiệm cả. Và dù cho ông nào có bị tín nhiệm thấp thì cũng chả sao, vẫn cứ tại vị.
    Trong khi đó, ai cũng thấy mười mươi rằng những gương mặt có con số “tín nhiệm thấp” cao nhất như ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông Thống đốc Ngân hàng Nguyễn Văn Bình, ông Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận, bà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến…đều là những gương mặt bất tài, bất lực, vô trách nhiệm, gây hại cho nước cho dân không biết bao nhiêu mà kể.
    Chưa kể có những người không bị số phiếu “tín nhiệm thấp” cao nhưng thực tế cho thấy cũng chả làm được gì trong lĩnh vực mà họ đảm nhiệm.
    Ví dụ như ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng hay “nổ”, phát ngôn linh tinh và có những “sáng kiến” không giống ai làm khổ dân, thời gian đầu bị báo chí “lề dân” soi tới nơi tới chốn, nếu ở nước nào khác, chỉ riêng chuyện con số tai nạn giao thông hàng năm vẫn quá cao, hay chuyện đè đầu dân ra bắt đóng đủ thứ thuế là đã đủ để rớt chức.
    Hay ông Bộ trưởng Bộ quốc phòng Phùng Quang Thanh, chỉ riêng chuyện ngoài biển Đông tàu bè TQ vẫn ngang nhiên xâm phạm lãnh hải VN như cơm bữa, rượt đuổi, thậm chí bắn cháy tàu cá của ngư dân VN mà vẫn được tỷ lệ phiếu "tín nhiệm cao" khá cao (64,86%) mới là lạ.
    Hay ông Trần Đại Quang Bộ trưởng Bộ Công an ngồi đó làm gì mà những chuyện người dân bị chết oan khuất do công an lạm dụng quyền lực, bạo hành vẫn cứ xảy ra? Lại cả ông Hoàng Tuấn Anh-Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch với biết bao nhiêu chuyện lem luốc đáng xấu hổ cứ ngang nhiên tồn tại trong những lĩnh vực này.
    Nói thật ra thì từ trước đến nay trong tất cả những gương mặt lãnh đạo cấp cao của đảng và nhà nước cộng sản, chả mấy người có thực tài, có tâm, có tầm. Bởi vì họ có do người dân chọn lựa lên qua những vòng bầu cử công khai, thử thách minh bạch về tài năng, nhân cách bao giờ đâu. Và nếu họ có bất tài, ít học, tham nhũng nặng nề hay đời tư lem nhem đủ chuyện…thì họ vẫn cứ ngồi đó cho đến hết thời hạn mới thôi.
    Làm quan ở VN quả là sướng. Còn dân đen?
    Từ lâu, cái thực tế không hề có sự công bằng trước pháp luật ở xứ này là chuyện bình thường. Luật pháp nằm trong tay nhà nước. Nhà nước muốn xử sao thì xử. Nên mới có những bản án vô cùng cách biệt, bất công, giữa dân đen với người có chức có quyền.
    Còn nhớ, vụ án ba nông dân bị TAND huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) phạt tổng cộng 13 năm tù vào ngày 10 tháng 8 năm 2009 vì tội cướp 2 con vịt về làm mồi nhậu, trong khi lẽ ra chỉ nên xử phạt hành chính. 4 năm sau, tòa án huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa lại xử 4 người nông dân 17 năm 6 tháng tù, về tội cướp 7 con vịt (có đánh người gây thương tích nhẹ), cũng để nhậu.
    Đúng là phận con sâu cái kiến.
    Trong khi đó, làm thất thoát “gây hậu quả nghiêm trọng” lên đến 4,5 tỷ USD như vụ Vinashine thì người bị kết án cao nhất, nguyên Chủ tịch Vinashine Phạm Thanh Bình, là 20 năm tù. Không có ai bị tử hình hay chung thân.
    Còn những vụ án do công an bạo hành gây chết người lại càng khiến dư luận bất bình, phẫn nộ vì bản án dành cho kẻ phạm tội quá nhẹ. Như vụ nguyên trung tá công an Vũ Văn Ninh phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng ngày 28 tháng 11 năm 2011 nhưng chỉ bị 4 năm tù. Trước đó, nguyên thiếu úy công an huyện Tân Uyên, tỉnh Bắc Giang Nguyễn Thế Nghiệp đánh chết anh Nguyễn Văn Khương chỉ vì không đội mũ bảo hiểm ngày 23 tháng Bảy năm 2010, bị kết án 7 năm tù.
    Mặc dù vậy, đây vẫn là những trường hợp vô cùng hiếm hoi công an đánh chết người có bị trừng trị, còn lại nhiều vụ khác bị “chìm xuồng” trong nỗi đau đớn, uất ức tột cùng của người nhà các nạn nhân.
    Một trong những lý do có thể được phía tòa án đưa ra nhằm làm giảm nhẹ tội cho các bị cáo thuộc loại có chức có quyền hoặc thuộc hàng ngũ con cưng của chế độ là bị tâm thần các loại!
    Chẳng hạn, ngày 12 tháng Ba năm 2013, TAND Hà Nội mở phiên xét xử Trần Đức Mậu (57 tuổi, nguyên Tổng Giám đốc Tổng công ty Xây dựng thủy lợi 4) về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.” Theo báo chí, trong thời kỳ đương chức, ông này đã có nhiều hành vi sai trái trong đó có chuyện “vòi vĩnh” để đối tác phải đưa cho mình số tiền “bôi trơn” là 500 triệu đồng. Thế nhưng Hội đồng xét xử lại cho rằng ông Mậu bị chứng bệnh “rối loạn cảm xúc”, hạn chế về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nên phạt 36 tháng tù. Cái hài hước ở đây là cụm từ “nhận hối lộ vì rối loạn cảm xúc”!
    Ngày 28 tháng Sáu vừa qua tòa án ND thành phố Hải Phòng đưa ra xét xử nguyên thượng sĩ Vũ Văn Quỳnh, công an huyện Tiên Lãng về tội dâm ô với trẻ em xảy ra hồi cuối năm 2012, nhưng phiên tòa tạm bị hoãn đến tháng Bảy. Trước khi bị đưa ra xét xử bỗng có thông tin Vũ Văn Quỳnh bị tâm thần khiến nhiều tờ báo phải giật tít “Thượng sĩ công an dâm ô trẻ em: Bỗng dưng tâm thần?” (VTC News).
    Là vì “Tại bản kết luận giám định pháp y tâm thần số 01 ngày 8/1 của Trung tâm giám định pháp y tâm thần TP.Hải Phòng kết luận, Quỳnh bị rối loạn trong ưa chuộng tình dục (F65). Trước, trong và sau khi gây án Quỳnh bị giảm khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.” (“Thượng sĩ công an dâm ô bị “rối loạn tình dục”, VTC News.
    Chả hiểu “bị rối loạn trong ưa chuộng tình dục” là gì nhưng nếu căn cứ theo kết luận này thì chắc hẳn bản án dành cho Vũ Văn Quỳnh cũng sẽ nhẹ tênh thôi.
    Đặc biệt nếu những vụ án có liên quan đến yếu tố chính trị thì càng không hề được xét xử theo luật pháp mà là luật của đảng!
    Nhìn lại những bản án vô cùng nặng nề, dã man dành cho những con người yêu nước, đấu tranh một cách ôn hòa như blogger Điếu Cày, blogger Anh Ba Sài Gòn, blogger Công lý và Sự thật, tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ, kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, luật sư Lê Công Định, thạc sĩ tin học Nguyễn Tiến Trung… cho đến 2 sinh viên Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha, 14 thanh niên công giáo giáo phận Vinh…., cho thấy bản chất phi nhân của nhà cầm quyền.
    Và nó cũng cho thấy, đối với nhà nước VN, tội nặng nhất không phải là tham nhũng, hối lộ, lạm dụng quyền lực dù gây thiệt hại nghiêm trọng cho đất nước, mà là những tội như dám chỉ trích đảng và nhà nước, dám đòi hỏi đa nguyên đa đảng hay phản đối, lên án nước đàn anh Trung Cộng!
    Nếu như vậy thì nhà nước này sẽ còn phải bắt và kết án tù dài dài đến độ không biết phải xây bao nhiêu nhà tù cho đủ chỗ chứa đây bởi vì con số những người chỉ trích đảng, chỉ trích nhà cầm quyền, đòi hỏi tự do dân chủ hay phản đối âm mưu thôn tính VN của TQ sẽ ngày càng nhiều, càng công khai hơn!


    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét