Thứ Năm, 14 tháng 7, 2016

DU LỊCH KHÔNG TỐN TIỀN 32

(ĐC sưu tầm trên NET)

Singapore

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tọa độ: 1,3°B 103,8°Đ
Cộng hoà Singapore
Republic of Singapore (tiếng Anh)
Republik Singapura (tiếng Mã Lai)
新加坡共和國 (tiếng Trung)
சிங்கப்பூர் குடியரசு (tiếng Tamil)
Flag of Singapore.svg Coat of arms of Singapore (blazon).svg
Quốc kỳ Quốc huy
Vị trí của Singapore
Khẩu hiệu
Majulah Singapura
("Tiến lên, Singapore")
Quốc ca
Majulah Singapura
"Tiến lên, Singapore"
0:00
Hành chính
Chính phủ Cộng hòa nghị viện
Tổng thống
Thủ tướng
Trần Khánh Viêm
Lý Hiển Long
Ngôn ngữ chính thức Anh, Mã Lai, Quan thoại, Tamil
Thủ đô Singapore
) 1°17′B, 103°51′Đ
Thành phố lớn nhất Singapore
Địa lý
Diện tích 718,3  km² (hạng 190)
Diện tích nước 1,444 %
Múi giờ SST (UTC+8); mùa hè: Không áp dụng (UTC+8)
Lịch sử
Độc lập
6 tháng 2 năm 1819  Thành lập
3 tháng 6 năm 1959  Tự trị
31 tháng 8 năm 1963  Độc lập từ Anh Quốc
16 tháng 9 năm 1963  Sáp nhập với Malaysia
9 tháng 8 năm 1965  Phân tách khỏi Malaysia
Dân cư
Dân số ước lượng (2014) 5.469.700  người (hạng 190)
Mật độ 7.615  người/km² (hạng 3)
Kinh tế
GDP (PPP) (2014) Tổng số: 452,686 tỷ USD
Bình quân đầu người: 82.762 USD 
GDP (danh nghĩa) (2014) Tổng số: 308,051 tỷ USD  (hạng 36)
Bình quân đầu người: 56.319 USD
HDI (2013) 0,901 cao (hạng 9)
Hệ số Gini (2012) 47,8  (cao) (hạng 26)
Đơn vị tiền tệ Đôla Singapore (SGD)
Thông tin khác
Tên miền Internet .sg, .சிங்கப்பூர், .新加坡
¹ +02 khi gọi từ Malaysia
Singapore (phiên âm Tiếng Việt: Xin-ga-po, tiếng Mã Lai: "Singapura", tiếng Trung Quốc: 新加坡 (bính âm: "xīnjiāpō", Hán-Việt: "Tân Gia Ba"), tên chính thức là nước Cộng hòa Singapore, là một thành bang và đảo quốc tại Đông Nam Á. Đảo quốc nằm ngoài khơi mũi phía nam của bán đảo Mã Lai và cách xích đạo 137 km về phía bắc. Lãnh thổ Singapore gồm có một đảo chính hình thoi, và khoảng 60 đảo nhỏ hơn. Singapore tách biệt với Malaysia bán đảo qua eo biển Johor ở phía bắc, và tách biệt với quần đảo Riau của Indonesia qua eo biển Singapore ở phía nam. Singapore là quốc gia đô thị hóa cao độ, chỉ còn lại ít thảm thực vật nguyên sinh. Lãnh thổ của Singapore liên tục mở rộng thông qua hoạt động cải tạo đất.
Các hòn đảo của Singapore có người định cư vào thế kỷ thứ 2 Công nguyên và sau đó thuộc một số quốc gia bản địa. Năm 1819, chính trị gia Anh Quốc Stamford Raffles thành lập Singapore hiện đại với vai trò là một trạm mậu dịch của Công ty Đông Ấn Anh, hành động này được Vương quốc Johor cho phép. Anh Quốc giành được chủ quyền đối với đảo vào năm 1824, và Singapore trở thành một trong Các khu định cư Eo biển của Anh Quốc vào năm 1826. Với sự phát triển của thương mại và vận tải biển, đến năm 1900, Singapore đã trở thành một thành phố quốc tế hiện đại và phồn thịnh nhất tại khu vực Đông Nam Á.
Nhật Bản chiếm đóng Singapore trong Chiến tranh thế giới thứ hai, và sau chiến tranh Singapore tuyên bố độc lập từ Anh Quốc vào năm 1963, và hợp nhất với các cựu lãnh thổ khác của Anh Quốc để hình thành Malaysia, tuy nhiên Singapore bị trục xuất khỏi Malaysia hai năm sau. Kể từ đó, Singapore phát triển nhanh chóng, được công nhận là một trong Bốn con hổ châu Á.
Singapore là một trong các trung tâm thương mại lớn của thế giới, với vị thế trung tâm tài chính lớn thứ tư và một trong năm cảng bận rộn nhất. Nền kinh tế mang tính toàn cầu và đa dạng của Singapore phụ thuộc nhiều vào mậu dịch, đặc biệt là chế tạo, chiếm 26% GDP vào năm 2005. Theo sức mua tương đương, Singapore có thu nhập bình quân đầu người cao thứ ba trên thế giới. Quốc gia này xếp hạng cao trong các bảng xếp hạng quốc tế liên quan đến giáo dục, chăm sóc sức khỏe, sự minh bạch của chính phủ, và tính cạnh tranh kinh tế.
Singapore là một nước cộng hòa nghị viện đa đảng nhất thể, có chính phủ nghị viện nhất viện theo hệ thống Westminster. Đảng Hành động Nhân dân giành chiến thắng trong tất cả các cuộc bầu cử kể từ khi Singapore tự trị vào năm 1959. Có hơn năm triệu người sống tại Singapore, trong đó xấp xỉ hai triệu người sinh ra tại nước ngoài. Singapore có thành phần dân tộc đa dạng, song các dân tộc châu Á chiếm ưu thế: 75% dân số là người Hoa, các cộng đồng thiểu số đáng kể là người Mã Lai, người Ấn Độ, và người Âu-Á. Quốc gia này có bốn ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh, tiếng Mã Lai, tiếng Hoatiếng Tamil, và chính phủ thúc đẩy chủ nghĩa văn hóa đa nguyên thông qua một loạt các chính sách chính thức.
Singapore là một trong năm thành viên sáng lập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), và là nơi đặt Ban thư ký APEC, là một thành viên của Hội nghị cấp cao Đông Á, Phong trào không liên kết, và Thịnh vượng chung các quốc gia. Sự phát triển nhanh chóng của Singapore tạo cho quốc gia này có ảnh hưởng đáng kể trong các vấn đề toàn cầu, khiến một số nhà phân tích nhận định Singapore là một cường quốc bậc trung.

Từ nguyên

Tên gọi tiếng Anh "Singapore" bắt nguồn từ tiếng Mã Lai Singapura (tiếng Phạn: सिंहपुर, nghĩa là thành phố Sư tử). Tuy nhiên, người ta tin rằng sư tử chưa từng sống trên đảo, và loài thú mà Sang Nila Utama (người thành lập và định danh cho Singapore cổ đại) nhìn thấy có lẽ là một con hổ.[9]

Lịch sử

Khu định cư đầu tiên được biết đến tại Singapore là một tiền đồn của Đế quốc Srivijaya có tên là Temasek ('hải trấn'). Hòn đảo vẫn là một phần của Đế quốc Srivijaya khi Hoàng đế Rajendra Chola I của Đế quốc Chola tại Nam Ấn xâm chiếm nó vào thế kỷ 11.[10][11] Năm 1613, những hải tặc người Bồ Đào Nha đốt khu định cư và hòn đảo chìm trong tăm tối vào hai thế kỷ sau đó.[12]

Cảng biển quốc tế của Anh

Năm 1819, chính khách người Anh Quốc Thomas Stamford Raffles đến và thay mặt Công ty Đông Ấn Anh để ký kết một hiệp định với Quốc vương Hussein Shah của Vương quốc Johor nhằm phát triển phần phía nam của Singapore thành một trạm mậu dịch của Đế quốc Anh. Năm 1824, Anh Quốc có quyền sở hữu đối với toàn bộ đảo theo một hiệp định khác với Quốc vương và Temenggong (thống lĩnh).[13] Năm 1826, Singapore trở thành một phần của Các khu định cư Eo biển, thuộc phạm vi quyền hạn của Ấn Độ thuộc Anh, rồi trở thành thủ đô của lãnh thổ vào năm 1836.[14]
Trước khi Raffles đến, có xấp xỉ 1.000 người sống trên đảo, hầu hết là người Mã Lai bản địa cùng với một số người Hoa.[15] Năm 1860, dân số vượt quá 80.000 và hơn một nửa là người Hoa. Nhiều người nhập cư đến để làm việc trong các đồn điền cao su, và sau thập niên 1870 thì đảo trở thành một trung tâm xuất khẩu cao su toàn cầu.[13] Đến năm 1900, Singapore đã trở thành một cảng biển quốc tế phồn thịnh nhất tại khu vực Đông Nam Á, sánh ngang với Hong Kong.

Một bến tàu nhộn nhịp tại Tanjong Pagar, thập niên 1890.
Chiến tranh thế giới thứ nhất không có ảnh hưởng nhiều đến Singapore. Sự kiện quân sự địa phương quan trọng nhất trong thế chiến là binh biến năm 1915 do các binh sĩ sepoy người Hồi giáo Ấn Độ đồn trú tại Singapore tiến hành.[16] Sau khi nghe được những tin đồn về việc có kế hoạch đưa họ đi chiến đấu với Đế quốc Ottoman, các binh sĩ nổi dậy, sát hại những sĩ quan của họ và một vài thường dân Anh Quốc trước khi bị quân đến từ Johor và Miến Điện trấn áp.[17]
Sau thế giới thứ nhất, chính phủ Anh Quốc dành nguồn lực đáng kể để xây dựng một căn cứ hải quân tại Singapore, một sự ngăn chặn đối với tham vọng ngày càng tăng của Đế quốc Nhật Bản. Căn cứ hoàn thành vào năm 1939, có đủ thùng nhiên liệu để hỗ trợ cho toàn bộ hải quân Anh Quốc trong sáu tháng. Winston Churchill ca ngợi Singapore như "Gibraltar của phương Đông."
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Quân đội Đế quốc Nhật Bản xâm chiếm Malaya thuộc Anh, đỉnh điểm là trận Singapore. Người Anh chiến bại, và đầu hàng vào ngày 15 tháng 2 năm 1942. Thủ tướng Anh Quốc Winston Churchill gọi đây là "thảm họa tệ nhất và sự đầu hàng lớn nhất trong lịch sử Anh Quốc".[18] Số người Hoa bị thảm sát sau khi Singapore thất thủ ước tính từ 5.000 đến 25.000.[19] Người Anh tái chiếm đảo vào tháng 9 năm 1945, sau khi Nhật Bản đầu hàng.[20]
Trong cuộc tổng tuyển cử đầu tiên năm 1955, lãnh đạo ủng hộ độc lập của Mặt trận Lao động là David Marshall giành chiến thắng. Ông dẫn đầu một phái đoàn đến Luân Đôn để yêu cầu tự trị hoàn toàn, song người Anh bác bỏ. Sau đó, David Marshall từ chức và Lâm Hữu Phúc trở thành người thay thế, ông thi hành các chính sách nhằm thuyết phục người Anh trao cho Singapore quyền tự trị nội bộ hoàn toàn đối với toàn bộ các vấn đề ngoại trừ quốc phòng và đối ngoại.[21]

Tách ra độc lập

Trong cuộc bầu cử tháng 5 năm 1959, Đảng Hành động Nhân dân giành chiến thắng vang dội. Singapore trở thành một nhà nước tự trị nội bộ bên trong Thịnh vượng chung và Lý Quang Diệu trở thành Thủ tướng đầu tiên của quốc gia.[22] Tổng đốc William Allmond Codrington Goode giữ vai trò là Yang di-Pertuan Negara ("nguyên thủ quốc gia") đầu tiên, người kế nhiệm là Yusof bin Ishak trở thành Tổng thống Singapore đầu tiên vào năm 1965.[23] Trong thập niên 1950, những người cộng sản gốc Hoa vốn có quan hệ chặt chẽ với các thương hội và các trường tiếng Hoa tiến hành một cuộc nổi dậy vũ trang chống lại chính quyền tại Malaya, dẫn đến Tình trạng khẩn cấp Malaya, và sau đó là cuộc Nổi dậy cộng sản Malaysia (1968-1989). Bạo động phục vụ toàn quốc 1954, bạo động trung học Hoa văn và bạo động xe buýt Phúc Lợi tại Singapore đều có liên hệ với các sự kiện này.[24] Trong giai đoạn này, chính phủ Singapore tiêu diệt những tổ chức chính trị, cá nhân bị liệt vào thành phần có cảm tình với phong trào Cộng sản tại Singapore.[25]

Quang cảnh Singapore năm 1960 với nhiều tòa nhà cao tầng. Singapore là thành phố phát triển nhất Đông Nam Á kể từ cuối thế kỷ 19 cho tới nay
Cuộc trưng cầu dân ý về việc sát nhập Singapore vào Liên bang Mã Lai được tiến hành vào năm 1962, đưa Singapore trở thành một thành viên của Liên bang Malaysia cùng với Malaya, SabahSarawak với vị thế một bang có quyền tự trị vào tháng 9 năm 1963. Singapore bị trục xuất khỏi liên bang vào ngày 7 tháng 8 năm 1965 sau những bất đồng quan điểm chính trị chính phủ của bang và hội đồng liên bang tại Kuala Lumpur. Singapore được độc lập 2 ngày sau đó, vào ngày 9 tháng 8 năm 1965, sau này đã trở thành ngày Quốc khánh của Singapore. Malaysia là nước đầu tiên công nhận nền độc lập của Singapore.[26]
Độc lập đồng nghĩa với tự túc, Singapore đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trong giai đoạn này, bao gồm nạn thất nghiệp, thiếu nhà ở, đất đai và tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ. Năm 1962, GDP đầu người của Singapore đạt 516 USD, đây là mức cao nhất ở Đông Nam Á, nhưng vẫn thấp nếu so với các nước châu Âu. 
Trong thời kỳ lãnh đạo của mình từ năm 1959 đến 1990, Thủ tướng Lý Quang Diệu từng bước kiềm chế thất nghiệp, lạm phát, tăng mức sống và thực hiện một chương trình nhà ở công cộng với quy mô lớn. Các cơ sở hạ tầng kinh tế của đất nước được phát triển, mối đe dọa của căng thẳng chủng tộc được loại bỏ và một hệ thống phòng vệ quốc gia được thiết lập. Ngoài ra, trong thập niên 1960-1970, kinh tế Singapore cũng được hưởng lợi từ việc cung cấp nhu yếu phẩm, nhiên liệu, vũ khí và phương tiện chiến tranh cho quân viễn chinh Mỹ ở Việt Nam. Riêng xăng dầu và nhiên liệu, mỗi tháng Singapore bán cho Mỹ lượng hàng trị giá 600 triệu đôla, thu nhập từ việc làm hậu cần cho quân đội Mỹ chính là nguồn lực ban đầu giúp Singapore xây dựng kinh tế đất nước 
Singapore từ một nước đang phát triển trở thành một nước phát triển vào cuối thế kỷ 20. Năm 1990, Ngô Tác Đống kế nhiệm chức thủ tướng, đối mặt với nhiều khó khăn bao gồm ảnh hưởng kinh tế từ cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997, sự lan tràn của SARS năm 2003 cũng như những đe dọa khủng bố từ Jemaah Islamiah, hậu 11 tháng 9 và các vụ đánh bom ở Bali. Năm 2004, con trai cả của Lý Quang Diệu là Lý Hiển Long trở thành thủ tướng thứ ba. 

Địa lý


Singapore được chia thành 55 khu vực quy hoạch

Vườn Thực vật Singapore, khu vườn thực vật 52 ha của Singapore, nơi có Vườn Lan Quốc gia với hơn 3,000 loài hoa phong lan
Singapore là một hòn đảo có hình dạng một viên kim cương được nhiều đảo nhỏ khác bao quanh. Có hai con đường nối giữa Singapore và bang Juhor của Malaysia — một con đường nhân tạo có tên Đường đắp cao Johor-Singapor ở phía bắc, băng qua eo biển Tebrau và Liên kết thứ hai Tuas, một cầu phía tây nối với Juhor. Đảo Jurong, Pulau Tekong, Pulau UbinSentosa là những đảo lớn nhất của Singapore, ngoài ra còn có nhiều đảo nhỏ khác. Vị trí cao nhất của Singapore là đồi Bukit Timah với độ cao 166 m.
Vùng thành thị trước đây chỉ tập trung bao quanh sông Singapore, hiện nay là trung tâm buôn bán của Singapore, trong khi đó những vùng còn lại rừng nhiệt đới ẩm hoặc dùng cho nông nghiệp. Từ thập niên 1960, chính phủ đã xây dựng nhiều đô thị mới ở những vùng xa, tạo nên một Singapore với nhà cửa san sát ở khắp mọi miền, mặc dù Khu vực Trung tâm vẫn là nơi hưng thịnh nhất. Ủy ban Quy hoạch Đô thị là một ban của chính phủ chuyên về các hoạt động quy hoạch đô thị với nhiệm vụ là sử dụng và phân phối đất hiệu quả cũng như điều phối giao thông. Ban đã đưa ra quy hoạch chi tiết cho việc sử dụng đất ở 55 khu vực.
Singapore đã mở mang lãnh thổ bằng đất lấy từ những ngọn đồi, đáy biển và những nước lân cận. Nhờ đó, diện tích đất của Singapore đã tăng từ 581,5 km² ở thập niên 1960 lên 697,25 km² ngày nay, và có thể sẽ tăng thêm 100 km² nữa đến năm 2030.
Singapore có khí hậu xích đạo ẩm với các mùa không phân biệt rõ rệt. Đặc điểm của loại khí hậu này là nhiệt độ và áp suất ổn định, độ ẩm cao và mưa nhiều. Nhiệt độ thay đổi trong khoảng 22°C đến 31 °C (72°–88°F). Trung bình, độ ẩm tương đối khoảng 90% vào buổi sáng và 60% vào buổi chiều. Trong những trận mưa lớn kéo dài, độ ẩm tương đối thường đạt 100%. Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất đã từng xuất hiện là 18,4 °C (65,1 °F) và 37,8 °C (100,0 °F).
Sự đô thị hóa đã làm biến mất nhiều cánh rừng mưa nhiệt đới một thời, hiện nay chỉ còn lại một trong số chúng là Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bukit Timah. Tuy nhiên, nhiều công viên đã được gìn giữ với sự can thiệp của con người, ví dụ như Vườn Thực vật Quốc gia. Không có nước ngọt từ sông và hồ, nguồn cung cấp nước chủ yếu của Singapore là từ những trận mưa rào được giữ lại trong những hồ chứa hoặc lưu vực sông. Mưa rào cung cấp khoảng 50% lượng nước, phần còn lại được nhập khẩu từ Malaysia hoặc lấy từ nước tái chế - một loại nước có được sau quá trình khử muối. Nhiều nhà máy sản xuất nước tái chế đang được đề xuất và xây dựng nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu.

[ẩn]Dữ liệu khí hậu của Singapore
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 35.2 35.2 36.0 35.8 35.4 35.0 34.0 34.2 34.3 34.6 34.2 33.8 36,0
Trung bình cao °C (°F) 30.1 31.1 31.6 31.7 31.6 31.3 30.9 30.9 30.9 31.1 30.6 30.0 31,0
Trung bình ngày, °C (°F) 26.0 26.5 27.0 27.4 27.7 27.7 27.4 27.3 27.2 27.0 26.5 26.0 27,0
Trung bình thấp, °C (°F) 23.3 23.6 23.9 24.4 24.8 24.8 24.6 24.5 24.2 24.1 23.8 23.5 24,1
Thấp kỉ lục, °C (°F) 19.4 19.7 20.2 20.7 21.2 20.8 19.7 20.2 20.7 20.6 21.1 20.6 19,4
Lượng mưa, mm (inch) 242.4
(9.543)
161.0
(6.339)
185.9
(7.319)
179.3
(7.059)
172.5
(6.791)
161.0
(6.339)
158.6
(6.244)
175.0
(6.89)
169.3
(6.665)
194.0
(7.638)
256.6
(10.102)
288.4
(11.354)
2.344,0
(92,283)
độ ẩm 84.7 82.9 83.8 84.7 84.3 82.8 82.7 82.9 83.4 84.0 86.3 86.9 84,1
Số ngày mưa TB 15 11 14 15 15 13 13 14 14 16 19 19 178
Số giờ nắng trung bình hàng tháng 172.4 183.2 192.7 173.6 179.8 177.7 187.9 180.6 156.2 155.2 129.6 133.5 2.022,4
Nguồn #1: Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore (nhiệt độ 1929–1941 và 1948–2013, lượng mưa 1869–2013, độ ẩm 1929–1941 và 1948–2013, số ngày mưa 1891–2013)[32]
Nguồn #2: NOAA (giờ nắng, 1961—1990)[33]

Chính phủ và chính trị


Tòa nhà Quốc hội của Singapore.
Singapore là một nước cộng hòa nghị viện, có chính phủ nghị viện nhất viện theo hệ thống Westminster đại diện cho các khu vực bầu cử. Hiến pháp của quốc gia thiết lập hệ thống chính trị dân chủ đại diện.  Freedom House xếp hạng Singapore là "tự do một phần" trong báo cáo Freedom in the World của họ, The Economist xếp hạng Singapore là một "chế độ hỗn hợp", hạng thứ ba trong số bốn hạng, trong "Chỉ số dân chủ" của họ Tổ chức Minh bạch Quốc tế liên tục xếp Singapore vào hạng các quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới. 
Quyền hành pháp thuộc về Nội các Singapore, do Thủ tướng lãnh đạo, và ở một mức độ thấp hơn rất nhiều là Tổng thống.  Tổng thống được bầu thông qua phổ thông đầu phiếu, và có quyền phủ quyết đối với một tập hợp cụ thể các quyết định hành pháp, như sử dụng dự trữ quốc gia và bổ nhiệm các thẩm phán, song vai trò phần lớn mang tính lễ nghi. 
Quốc hội đóng vai trò là nhánh lập pháp của chính phủ.  Các thành viên của Quốc hội gồm có các thành viên đắc cử, phi tuyển khu và được chỉ định. Các thành viên đắc cử được bầu vào Quốc hội trên cơ sở "đa số chế" và đại diện cho các khu vực bầu cử có một hoặc nhóm đại diện  Đảng Hành động Nhân dân giành quyền kiểm soát quốc hội với đa số lớn trong tất cả các cuộc bầu cử kể từ khi Singapore tự trị vào năm 1959.
Hệ thống tư pháp của Singapore dựa trên thông luật Anh, song có các khác biệt địa phương đáng kể. Việc bồi thẩm đoàn xử án bị bãi bỏ vào năm 1970, các phán quyết tư pháp sẽ hoàn toàn nằm trong tay các thẩm phán được chỉ định.  Singapore có các hình phạt bao gồm cả trừng phạt thân thể tư pháp dưới dạng đánh đòn hoặc phạt roi nơi công cộng, có thể áp dụng đối với các tội hình như hiếp dâm, gây rối loạn, phá hoại, và các vi phạm di trú nhất định. Tổ chức Ân xá Quốc tế cho rằng một số điều khoản pháp lý của Singapore xung đột với quyền được cho là vô tội cho đến khi bị chứng minh là có tội, và rằng Singapore "có thể có tỷ lệ hành quyết cao nhất trên thế giới so với dân số của quốc gia".  Chính phủ Singapore bất đồng ý kiến với các tuyên bố của Tổ chức Ân xá Quốc tế. Trong một nghiên cứu vào năm 2008, Singapore và Hong Kong xếp hàng đầu về chất lượng hệ thống tư pháp tại châu Á.

Quan hệ đối ngoại


Quốc vụ tư chính Lý Quang Diệu cùng Đại sứ Singapore tại Hoa Kỳ Trần Khánh Châu gặp Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ William Cohen vào năm 2000.
Chính sách đối ngoại của Singapore có mục đích duy trì an ninh tại Đông Nam Á và các lãnh thổ phụ cận. Một nguyên tắc cơ bản là tính ổn định chính trị và kinh tế trong khu vực.[46] Singapore có quan hệ ngoại giao với hơn 180 quốc gia có chủ quyền.[47] Là một trong năm thành viên sáng lập của ASEAN,[48] Singapore là một quốc gia ủng hộ mạnh mẽ đối với Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) và Khu vực đầu tư ASEAN. Cựu Thủ tướng Ngô Tác Đống đề xuất hình thành một Cộng đồng Kinh tế ASEAN, một bước vượt qua AFTA, đưa Đông Nam Á tiến gần hơn đến một thị trường chung. Singapore duy trì tư cách thành viên trong các tổ chức khu vực khác như Hội nghị Á-Âu, Diễn đàn Hợp tác Đông Á-Mỹ Latinh, Hệ thống các thành phố lớn châu Á 21, và Hội nghị cấp cao Đông Á.[46] Đảo quốc cũng là một thành viên của Phong trào không liên kết[49]Thịnh vượng chung Các quốc gia.[50]
Về tổng thể, Singapore có quan hệ song phương vững chắc với các thành viên khác trong ASEAN; tuy nhiên, có những bất đồng phát sinh,[46] và quan hệ với Malaysia và Indonesia đôi khi trở nên căng thẳng.[51] Malaysia và Singapore phát sinh mâu thuẫn về vấn đề cung cấp nước sạch đến Singapore,[52] và vấn đề Quân đội Singapore tiếp cận không phận Malaysia.[51] Có những vấn đề biên giới tồn tại với Malaysia và Indonesia, và hai quốc gia này đều cấm bán cát biển đến Singapore do những tranh nghị về hành động cải tạo đất của Singapore.[53] Một số tranh chấp trước đó được giải quyết thông qua Tòa án Công lý Quốc tế. Vấn nạn hải tặc trên eo biển Malacca tạo ra mối quan tâm chung của cả ba quốc gia.[52] Singapore có các quan hệ kinh tế mật thiết với Brunei, và hai quốc gia chia sẻ một giá trị tiền tệ cố định.[54]
Singapore có tiếp xúc ngoại giao đầu tiên với Trung Quốc trong thập niên 1970, và quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa hai quốc gia được thiết lập trong thập niên 1990. Kể từ đó, Singapore và Trung Quốc là những bên chủ yếu trong việc tăng cường quan hệ ASEAN–Trung Quốc.[55] Singapore và Hoa Kỳ có quan hệ mật thiết lâu dài, đặc biệt là trong các lĩnh vực quốc phòng, kinh tế, y tế, và giáo dục. Hoa Kỳ là đối tác mậu dịch lớn thứ ba của Singapore trong năm 2010, sau Trung Quốc (thứ 2) và Malaysia (thứ 1).[56] Hai quốc gia có một hiệp định mậu dịch tự do, và Singapore nhận định quan hệ với Hoa Kỳ là một đối trọng quan trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc.[57]

Quân sự


RSS Steadfast và RSS Vigilance của Hải quân Singapore, năm 2010.
Quân đội Singapore tuy nhỏ nhưng được cho là có kỹ thuật tiến bộ nhất tại Đông Nam Á,  gồm có Lục quân Singapore, Hải quân Cộng hòa Singapore, và Không quân Cộng hòa Singapore. Quân đội được nhìn nhận là lực lượng bảo đảm cho độc lập quốc gia. Triết lý quốc phòng của đảo quốc mang tính ngoại giao và răn đe Nguyên lý này biến thành văn hóa, yêu cầu mọi công dân tham dự phòng thủ quốc gia. Chính phủ dành 4,9% GDP toàn quốc cho quốc phòng,  và khoảng 1/4 chi tiêu của chính phủ là dành cho quốc phòng. 
Sau khi độc lập, Singapore có hai trung đoàn bộ binh do các sĩ quan người Anh chỉ huy. Lực lượng này được nhận định là quá nhỏ để đáp ứng an ninh hiệu quả cho quốc mới, do vậy việc phát triển quân đội trở thành một điều ưu tiên.  Anh đưa quân đội ra khỏi Singapore vào tháng 10 năm 1971, chỉ còn hiện diện tượng trưng bằng một lực lượng nhỏ người Anh, Úc và New Zealand. Quân nhân Anh cuối cùng rời khỏi Singapore vào tháng 3 năm 1976. Các binh sĩ New Zealand là những người cuối cùng rời đi, vào năm 1989. 
Singapore nhận được trợ giúp ban đầu trên quy mô lớn từ Israel, một quốc gia không được Malaysia, Indonesia hay Brunei công nhận.  Mối lo chính sau khi độc lập là một cuộc xâm chiếm của Malaysia. Các sĩ quan chỉ huy của Lực lượng Phòng vệ Israel được giao nhiệm vụ thiết lập Lực lượng vũ trang Singapore từ con số không, và những giáo viên hướng dẫn người Israel được đưa đến nhằm huấn luyện cho các binh sĩ Singapore. Các khóa huấn luyện quân sự được tiến hành theo khuôn mẫu của Lực lượng Phòng vệ Israel, và Singapore tiếp nhận một chế độ nghĩa vụ quân sự và lực lượng dự bị dựa theo mô hình Israel. Singapore vẫn duy trì các quan hệ an ninh mật thiết với Israel và là một trong những khách hàng lớn nhất của vũ khí Israel.
Lực lượng vũ trang Singapore đang được phát triển nhằm đáp ứng một loạt các vấn đề, trong cả chiến tranh quy ước và phi quy ước. Cục khoa-kỹ Quốc phòng chịu trách nhiệm thu thập tiềm lực cho quân đội.  Hạn chế trên phương diện địa lý của đảo quốc có nghĩa là Lực lượng vũ trang Singapore cần phải có kế hoạch đẩy lui hoàn toàn một cuộc tấn công, do họ không thể rút lui rồi tái tập hợp. Quy mô dân số nhỏ cũng tác động đến phương pháp mà Lực lượng vũ trang Singapore trù tính, với một lực lượng tích cực nhỏ song có một lượng dự trữ lớn.  Do khan hiếm đất trống tại đảo chính, các hoạt động liên quan đến huấn luyện như bắn đạn thật và diễn tập đổ bộ thường được tiến hành trên các đảo nhỏ hơn, thường cấm chỉ thường dân tiếp cận, nó cũng ngăn ngừa rủi ro tại đảo chính và khu vực đô thị. Tuy nhiên, các cuộc tập trận quy mô lớn được nhận định là quá nguy hiểm khi tiến hành trong khu vực, và chúng được thực hiện tại Đài Loan từ năm 1975.  Hoạt động huấn luyện cũng được tổ chức tại nhiều quốc gia khác. Về tổng thể, các cuộc luyện tập quân sự được tổ chức với lực lượng ngoại quốc một hoặc hai lần mỗi tuần. 
Do không phận và lãnh thổ hạn chế, Không quân Cộng hòa Singapore duy trì một số căn cứ hải ngoại tại Úc, Hoa Kỳ, và Pháp. Phi đội 130 của Không quân Cộng hòa Singapore đặt tại RAAF Base Pearce, Tây Úc,  còn Phi đội 126 đặt tại Trung tâm Hàng không Lục quân Oakey, Queensland.  Phi đội 150 đặt tại căn cứ không quân Cazaux tại miền nam Pháp. Không quân Cộng hòa Singapore cũng có một vài phân đội hải ngoại tại Hoa Kỳ, như tại San Diego, Marana, Grand Prairie và căn cứ không quân Luke. 
Lực lượng vũ trang Singapore đã phái quân đi hỗ trợ các hoạt động bên ngoài đảo quốc, tại các khu vực như Iraq Afghanistan,  trong cả vai trò quân sự và dân sự. Trong khu vực, Lực lượng vũ trang Singapore giúp ổn định Đông Timor và cung cấp viện trợ đến Aceh tại Indonesia sau Động đất và sóng thần Ấn Độ Dương 2004. Lực lượng vũ trang Singapore cũng tham gia giúp đỡ trong các nỗ lực cứu trợ sau Bão Katrina Singapore là một bên trong Dàn xếp phòng vệ 5 quốc gia (FPDA), một liên minh quân sự với Anh, Malaysia, New Zealand, và Úc 

Kinh tế

Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, raucây ăn quả, do vậy nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước. Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore có 12 khu vực công nghiệp lớn, trong đó lớn nhất là Khu công nghiệp Jurong. Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á. Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức.
Cựu nhà báo Chin Kah Chongrong cho rằng: "Trong thập niên 1960-1970, kinh tế Singapore được hưởng lợi từ việc cung cấp nhu yếu phẩm, nhiên liệu, vũ khí và phương tiện chiến tranh cho quân viễn chinh Mỹ ở Việt Nam. Riêng khoản xăng dầu và nhiên liệu, mỗi tháng Singapore cung cấp cho Mỹ lượng hàng trị giá 600 triệu đôla, thu nhập từ việc làm hậu cần cho quân đội Mỹ chính là nguồn lực ban đầu giúp Singapore xây dựng kinh tế đất nước". Mỗi tháng Singapore cung cấp cho Mỹ lượng hàng trị giá 600 triệu đôla, liên tục trong gần 10 năm, thì tổng số tiền bán hàng đã lên tới 70 tỷ USD. Tuy nhiên, ông Lý Quang Diệu thì cho rằng Singapore chỉ cung cấp cho quân đội Mỹ xăng dầu và nhớt bôi trơn từ các công ty dầu khí của Mỹ và Anh Quốc, nên lợi nhuận vào tay Singapore là không đáng kể.[79].
Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân). Kinh tế Singapore từ cuối những năm 1980 đạt tốc độ tăng trưởng vào loại cao nhất thế giới: 1994 đạt 10%, 1995 là 8,9%. Tuy nhiên, từ cuối 1997, do ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ, đồng đô la Singapore đã bị mất giá 20% và tăng trưởng kinh tế năm 1998 giảm mạnh chỉ còn 1,3%. Từ 1999, Singapore bắt đầu phục hồi nhanh: Năm 1999, tăng trưởng 5,5%, và năm 2000 đạt hơn 9%. Do ảnh hưởng của sự kiện 11 tháng 9, suy giảm của kinh tế thế giới và sau đó là dịch SARS, kinh tế Singapore bị ảnh hưởng nặng nề: Năm 2001, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt -2,2%, 2002, đạt 3% và 2003 chỉ đạt 1,1%. Từ 2004, tăng trưởng mạnh: năm 2004 đạt 8,4%; 2005 đạt 5,7%; năm 2006 đạt 7,7% và năm 2007 đạt 7,5%. Năm 2009, GDP chỉ tăng 1,2% do tác động của khủng hoảng kinh tế.
Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức. Singapore đang thực hiện kế hoạch đến năm 2018 sẽ biến Singapore thành một thành phố hàng đầu thế giới, một đầu mối của mạng lưới mới trong nền kinh tế toàn cầu và châu Á và một nền kinh tế đa dạng nhạy cảm kinh doanh. 

Giao thông


Một đoàn thuyền chạy trên sông Singapore về đêm
Hệ thống giao thông công chánh ở Singapore rất phát triển. Chất lượng đường bộ của đảo quốc này được đánh giá là vào loại tốt nhất thế giới. Giao thông tại Singapore được vận hành theo mô hình của Anh, trái với giao thông tay phải của châu Âu lục địa.

Đường phố của Singapore
Singapore có nhiều loại phương tiện giao thông công cộng, trong đó hai phương tiện phổ biến nhất là xe bus (hơn 3 triệu lượt người mỗi ngày, năm 2010) và tàu điện ngầm mà người Singapore thường gọi là MRT (Mass Rapid Transit) (hơn 2 triệu lượt người mỗi ngày, năm 2010)  Người đi xe bus trả tiền mua vé cho từng chặng, ngoại trừ trường hợp họ có thẻ từ tự động EZlink (thẻ này cho phép họ sử dụng dịch vụ của xe bus giá rẻ và trong một thời gian dài). Hệ thống tàu điện ngầm của Singapore có 84 ga với chiều dài 129.9 km   và có giờ làm việc là từ 06:00 tới 24:00. Taxi cũng là một phương tiện giao thông khá phổ biến ở Singapore nhưng khá khó bắt và đắt trong giờ cao điểm.
Do Singapore có diện tích rất hẹp, nên chính quyền Singapore thường có những biện pháp đặc biệt để tránh tình trạng nghẽn xe, tắc đường. Hệ thống thuế giờ cao điểm ERP (Electronics Road Pricing) được đưa vào hoạt động trong khu vực trung tâm thành phố để giảm lưu lượng xe lưu thông qua các khu vực này vào giờ cao điểm. Số tiền này được trừ thẳng vào thẻ EZLink cài trên xe hơi. ERP có thể lên đến SGD15 nếu 1 chiếc xe chạy qua 5 trạm ERP trong khu vực nội thành.
Singapore cũng có phương tiện giao thông đường thủy phổ biến là thuyền máy nhỏ, tuy nhiên đa số chúng chỉ được dùng cho mục đích du lịch. Các du khách tới Singapore có thể tham quan thành phố bằng đường thủy trên sông Singapore trong những tour kéo dài khoảng 30 phút.

Nhân khẩu

Năm 2012, dân số Singapore là 5,312 triệu người, trong đó 3,285 triệu (62%) là công dân Singapore và những người còn lại (38%) là những cư dân thường trú hoặc công nhân/học sinh ngoại quốc. 23% công dân Singapore sinh ra bên ngoài Singapore. Có một triệu cư dân thường trú tại Singapore vào năm 2012. Số cư dân này không tính đến 11 triệu du khách tạm thời đến tham quan Singapore mỗi năm. 
Tuổi thọ trung bình của người Singapore là 82 tuổi và quy mô hộ gia đình trung bình là 3,5 người. Do khan hiếm đất, 4/5 người Singapore sống trong các căn hộ được trợ cấp, cao tầng, công cộng được gọi là các căn hộ Cục Nhà ở và Phát triển (HDB), theo sau việc cục chịu trách nhiệm đối với nhà ở công tại quốc gia.  Có gần 200.000 người giúp việc gia đình tại Singapore. 
Năm 2010, tỷ lệ sở hữu nhà tại Singapore là 87,2%. Điện thoại di động thâm nhập với tỷ lệ rất cao là 1.400 điện thoại di động trên 1000 người. Khoảng 1/10 cư dân sở hữu một ô tô 
Tổng tỷ suất sinh được ước tính là 0,79 trẻ em trên mỗi phụ nữ vào năm 2013, đây là tỷ lệ thấp nhất thế giới và thấp hơn tỷ lệ cần thiết là 2,1 để thay thế dân số.  Để khắc phục vấn đề này, chính phủ Singapore khuyến khích người ngoại quốc nhập cư đến Singapore trong vài thập niên gần đây. Một lượng lớn người nhập cư giúp cho dân số của Singapore không suy giảm.  Singapore có truyền thống là một trong những quốc gia phát triển có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất, tỷ lệ thất nghiệp tại đây không vượt quá 4% trong thập kỷ qua, chạm mức cao 3% trong khủng hoản tài chính toàn cầu 2009 và giảm xuống 1,9% vào 2011. 
Năm 2009, khoảng 40% cư dân Singapore là người ngoại quốc, một trong những tỷ lệ cao nhất trên thế giới  Công nhân ngoại quốc chiếm 80% lao động trong ngành xây dựng và chiếm 50% trong ngành phục vụ. 
Năm 2009, điều tra dân số của chính phủ báo cáo rằng 74,2% cư dân là người gốc Hoa, 13,4% là người gốc Mã Lai, và 9,2% là người gốc Ấn Độ, người Âu-Á và các nhóm khác chiếm 3,2%. Trước năm 2010, mỗi cá nhân chỉ có thể đăng ký làm thành viên của một chủng tộc, mặc định theo phụ hệ, do đó, những người hỗn chủng được xếp theo nhóm chủng tộc của người cha. Từ năm 2010 trở đi, người dân có thể đăng ký theo phân loại kép, trong đó họ có thể chọn một chủng tộc chính và một chủng tộc thứ, song không quá hai.

Tôn giáo

Tôn giáo tại Singapore (Pew Research) 
Tôn giáo

Tỷ lệ
Phật giáo
  
35%
Ki-tô giáo
  
19%
Không tôn giáo
  
16%
Hồi giáo
  
14%
Khác
(chủ yếu là Đạo giáo)
  
10%
Ấn Độ giáo
  
5%
Dân gian
  
3%
Phật giáo là tôn giáo được thực hành phổ biến nhất tại Singapore, với 33% số cư dân tuyên bố bản thân họ là tín đồ đạo Phật trong cuộc điều tra dân số gần đây nhất. Tôn giáo được thực hành phổ biến thứ nhì là Ki-tô giáo, sau đó là Hồi giáo, Đạo giáo, và Ấn Độ giáo. 17% dân số không gia nhập tôn giáo nào. Tỷ lệ tín đồ Ki-tô giáo, Đạo giáo, và người không tôn giáo tăng trong khoảng thời gian giữa năm 2000 và 2010, mỗi nhóm tăng 3%, trong khi tỷ lệ tín đồ Phật giáo thì giảm xuống. Các đức tin khác vẫn ổn định trên quy mô lớn về tỷ lệ dân số 
Tại Singapore có các chùa và trung tâm Phật pháp từ cả ba tông phái truyền thống chính của Phật giáo: Thượng tọa bộ, Đại thừa, và Kim cương thừa. Hầu hết tín đồ Phật giáo tại Singapore là người Hoa và theo truyền thống Đại thừa Đại thừa Trung Hoa là tông phái Phật giáo chiếm ưu thế nhất tại Singapore, với các hòa thượng truyền giáo đến từ Đài Loan và Trung Quốc trong vài thập kỷ gần đây. Tuy nhiên, Phật giáo Thượng tọa bộ từ Thái Lan ngày càng phổ biến trong cư dân Singapore (không chỉ người Hoa) trong thập niên qua. Học hội Sáng giá Quốc tế là một tổ chức Phật giáo của Nhật Bản, hiện được nhiều người thực hành theo tại Singapore, song hầu hết họ là người gốc Hoa. Phật giáo Tây Tạng cũng xâm nhập chậm vào quốc đảo trong những năm gần đây.

Ngôn ngữ

Tiếng mẹ đẻ của người Singapore
Ngôn ngữ

Tỷ lệ
tiếng Trung Quốc
  
49.9%
tiếng Anh
  
32.3%
tiếng Mã Lai
  
12.2%
tiếng Tamil
  
3.3%
Singapore có bốn ngôn ngữ chính thức: tiếng Anh, tiếng Mã Lai, Quan thoại, và Tamil.  Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến tại quốc đảo và là ngôn ngữ của kinh doanh, chính phủ, và là phương tiện giảng dạy trong trường học.  Các cơ cấu công cộng tại Singapore quản lý công việc của họ bằng tiếng Anh, và các tài liệu chính thức được viết bằng các ngôn ngữ chính thức khác như tiếng Hoa, tiếng Mã Lai, hay tiếng Tamil thường phải được dịch sang tiếng Anh để việc đệ trình được chấp nhận. Hiến pháp Singapore và toàn bộ các luật được viết bằng tiếng Anh,  và người dịch được yêu cầu nếu một người muốn nói chuyện với tòa án bằng một ngôn ngữ không phải tiếng Anh. Tuy nhiên, tiếng Anh chỉ là ngôn ngữ mẹ đẻ của một phần ba người Singapore, với khoảng một phần ba người Singapore gốc Hoa, một phần tư người Singapore gốc Mã Lai và một nửa người Singapore gốc Ấn Độ có ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Anh. 20% người Singapore không thể đọc hoặc viết bằng tiếng Anh. 
Nhiều người Singapore là người song ngữ trong tiếng Anh và ngôn ngữ chính thức khác, với mức độ lưu loát khác nhau. Xếp hạng các ngôn ngữ chính thức về tỷ lệ đọc viết là tiếng Anh (80% biết đọc viết), Quan thoại (65% biết đọc viết), Mã Lai (17% biết đọc viết), và Tamil (4% biết đọc viết).  Tiếng Anh-Singapore dựa trên tiếng Anh-Anh,  và các dạng tiếng Anh được nói tại Singapore biến thiên từ "tiếng Anh-Singapore chuẩn" đến một thứ tiếng bồi gọi là "Singlish". Singlish bị chính phủ ngăn trở quyết liệt. 
Tiếng Hoa là ngôn ngữ mẹ đẻ của nhiều người Singapore nhất, chiếm một nửa trong số họ  Quan thoại Singapore là phương ngôn tiếng Hoa phổ biến nhất tại quốc đảo,  với 1,2 triệu người sử dụng nó làm ngôn ngữ nói tại nhà. Gần nửa triệu người nói các phương ngôn tiếng Hoa khác, chủ yếu là tiếng Phúc Kiến, tiếng Triều Châu, và tiếng Quảng Đông, như ngôn ngữ tại nhà của họ, song việc sử dụng các phương ngôn này đang suy giảm khi thế hệ sau này chuyển sang Quan thoại và tiếng Anh.
Chính phủ Singapore chọn tiếng Mã Lai làm ngôn ngữ quốc gia sau khi giành độc lập từ Anh Quốc trong thập niên 1960 nhằm tránh xích mích với các láng giềng — Malaysia và Indonesia — những quốc gia nói tiếng Mã Lai. Việc này mang mục đích biểu tượng hơn là chức năng. Ngôn ngữ này được sử dụng trong quốc ca "Majulah Singapura",  trong các trích dẫn của hệ thống thứ bậc và huy chương của Singapore, và trong chỉ huy quân sự. Ngày nay, về tổng thể, tiếng Mã Lai được nói trong cộng đồng người Singapore gốc Mã Lai, chỉ 16,8% người Singapore biết đọc viết tiếng Mã Lai  và chỉ 12% sử dụng nó làm ngôn ngữ mẹ đẻ.
Khoảng 100.000, hay 3%, người Singapore nói tiếng Tamil như ngôn ngữ mẹ đẻ của họ.  Tamil có địa vị chính thức tại Singapore và không có nỗ lực nào nhằm ngăn cấm việc sử dụng các ngôn ngữ Ấn Độ khác. 

Giáo dục-Y tế

Giáo dục các cấp tiểu học, trung học, và đại học hầu hết được nhà nước hỗ trợ. Toàn bộ các tổ chức dù là công hay tư đều phải được đăng ký với Bộ Giáo dục.[121] Tiếng Anh là ngôn ngữ giảng dạy trong toàn bộ các trường học công,[122] và toàn bộ các môn học được dạy và thi bằng tiếng Anh ngoại trừ bài luận bằng "tiếng mẹ đẻ".[123] Trong khi thuật ngữ "tiếng mẹ đẻ" về tổng thể tầm quốc tế là đề cập đến ngôn ngữ thứ nhất, song nó được sử dụng nhằm đề cập đến ngôn ngữ thứ hai trong hệ thống giáo dục của Singapore, do tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất.[124][125] Các học sinh ở tại nước ngoài trong một thời gian, hoặc gặp khó khăn với "tiếng mẹ đẻ" của họ, được phép có một đề cương giản hóa hoặc bỏ qua môn học.[126][127]
Giáo dục gồm ba giai đoạn: tiểu học, trung học, và tiền đại học, trong đó chỉ có cấp tiểu học là bắt buộc. Học sinh bắt đầu với 6 năm tiểu học, gồm 4 năm cơ sở và hai năm định hướng, chương trình giảng dạy tập trung vào phát triển Anh ngữ, bản ngữ, toán học, và khoa học.[128][129] Trung học kéo dài 4-5 năm, và được phân thành các ban Đặc thù, Nhanh, Phổ thông (Học thuật), và Phổ thông (Kỹ thật) trong mỗi trường, dựa theo trình độ năng lực của mỗi học sinh.[130] Phân loại chương trình cơ bản tương tự cấp tiểu học, song các lớp học chuyên biệt hơn nhiều.[131] Giáo dục tiền đại học diễn ra trong 2-3 năm tại các trường cao đẳng, hầu hết gọi là Học viện sơ cấp.[132] Một số trường học được tự do trong chương trình giảng dạy của mình và được gọi là trường tự chủ. Các trường này tồn tại từ cấp trung học trở lên.[130]
Các kỳ thi quốc gia được tiêu chuẩn hóa trong tất cá các trường học, với một bài kiểm tra được thực hiện sau mỗi giai đoạn. Sau sáu năm giáo dục đầu tiên, học sinh tham gia khảo thí rời tiểu học (PSLE),[128] nó quyết định vị trí của họ tại trường trung học. Cuối giai đoạn trung học, khảo thí GCE trình độ "O" được tiến hành; vào cuối giai đoạn tiền đại học sau đó, khảo thí GCE trình độ "A" được tiến hành. Năm 2005, trong toàn bộ người Singapore 15 tuổi và lớn hơn mà không còn là học sinh, có 18% không có trình độ giáo dục.
Singapore có một hệ thống chăm sóc y tế hiệu quả về tổng thể, dù chi phí y tế tại đây tương đối thấp so với các quốc gia phát triển. Tổ chức Y tế Thế giới xếp hạng hệ thống y tế của Singapore đứng thứ 6 về tổng thể trong Báo cáo Y tế thế giới 2000 Singapore có tỷ suất tử vong trẻ sơ sinh thấp nhất thế giới trong hai thập niên qua.  Tuổi thọ trung bình (năm 2012) tại Singapore là 83, trong khi số liệu toàn cầu là 70. Hầu như toàn bộ dân cư được tiếp cận với nước và điều kiện vệ sinh được cải thiện. 

Văn hóa


Một cảnh tượng trên phố Trung Hoa tại Singapore dịp Tết Nguyên Đán.
Singapore là một quốc gia đa dạng và non trẻ, với nhiều ngôn ngữ, tôn giáo, và văn hóa.  Khi Singapore độc lập từ Anh Quốc vào năm 1963, hầu hết công dân là những lao động không có học thức đến từ Malaysia, Trung Quốc và Ấn Độ. Nhiều người trong số họ là những lao động ngắn hạn, đến Singapore nhằm kiếm một khoản tiền và không có ý định ở lại. Ngoại trừ người Peranakan (hậu duệ của người Hoa nhập cư vào thế kỷ 15-16) đảm bảo lòng trung thành của họ với Singapore, thì hầu hết người lao động trung thành với quê hương của họ. Sau khi độc lập, quá trình thiết lập một bản sắc Singapore được khởi động.
Các cựu thủ tướng Lý Quang Diệu và Ngô Tác Đồng từng tuyên bố rằng Singapore không thích hợp với mô tả truyền thống về một quốc gia, gọi đây là một xã hội quá độ, chỉ ra thực tế rằng không phải toàn bộ người Singapore nói cùng một ngôn ngữ, chia sẻ cùng một tôn giáo, hoặc có phong tục tương đồng Mặc dù tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất của quốc gia, song theo điều tra nhân khẩu năm 2010 của chính phủ thì có 20% người Singapore không biết đọc viết bằng tiếng Anh, con số này vào năm 1990 là 40%. Chính phủ nhận định sự hài hòa chủng tộc và tôn giáo là bộ phận quan trọng trong thành công của Singapore, và đóng vai trò quan trọng trong việc kiến thiết một bản sắc Singapore.
Quốc hoa của Singapore là Vanda 'Miss Joaquim', được đặt tên theo một phụ nữ Armenia sinh tại Singapore, bà phát hiện loài hoa này trong vườn nhà tại Tanjong Pagar vào năm 1893.  Nhiều phù hiệu quốc gia như quốc huy Singapore và biểu tượng đầu sư tử Singapore sử dụng hình tượng sư tử, do Singapore được mệnh danh là 'Thành phố Sư tử'. Các ngày lễ công cộng tại Singapore bao trùm các lễ chính của người Trung Hoa, Tây phương, Mã Lai, Ấn Độ. 
Ở tầm quốc gia, Singapore là một xã hội bảo thủ, song xuất hiện một số sự tự do hóa. Ở cấp độ quốc gia, trọng dụng nhân tài được chú trọng cao độ, mỗi cá nhân được đánh giá dựa trên năng lực của họ. 
Ẩm thực cùng với mua sắm được cho là những hoạt động tiêu khiển quốc gia tại Singapore. Sự đa dạng của thực phẩm được quảng cáo là một trong những lý do để đến thăm đảo quốc,  và sự đa dạng của thực phẩm đại diện cho các dân tộc khác nhau, chính phủ nhận định đây là một tương trưng cho sự đa dạng văn hóa của đảo quốc. "Quốc quả" của Singapore là sầu riêng. 
Từ thập niên 1990, chính phủ xúc tiến các hoạt động nhằm biến Singapore thành một trung tâm nghệ thuật và văn hóa, đặc biệt là nghệ thuật biểu diễn, và biến đổi quốc gia thành một "cửa ngõ giữa phương Đông và phương Tây".
Các môn thể thao đại chúng tại Singapore gồm có bóng đá, bóng rổ, cricket, bơi, đi thuyền, bóng bàn và cầu lông. Hầu hết người Singapore sống trong các khu chung cư gần các tiện ích như hồ bơi, bên ngoài có sân bóng rổ và khu thể thao trong nhà. Các môn thể thao dưới nước phổ biến tại đảo quốc, trong đó có đi thuyền, chèo thuyền kayak và lướt ván. Lặn biển là một môn thể thao tiêu khiển phổ biến khác, đảo Hantu đặc biệt nổi tiếng với các rạn san hô phong phú.  Giải bóng đá của Singapore mang tên S-League được hình thành vào năm 1994, Singapore bắt đầu tổ chức một vòng thi đấu của giải vô địch công thức 1 thế giới, Singapore Grand Prix, vào năm 2008. Singapore tổ chức Thế vận hội trẻ kỳ đầu tiên, vào năm 2010
Các công ty có liên kết với chính phủ kiểm soát hầu hết truyền thông nội địa tại Singapore. MediaCorp vận hành hầu hết các kênh truyền hình và phát thanh phát sóng miễn phí tại Singapore. Có tổng cộng 7 kênh truyền hình phát sóng miễn phí do Mediacorp cung cấp. Các kênh Channel 5 (tiếng Anh), Channel News Asia (tiếng Anh), Okto (tiếng Anh), Channel 8 (tiếng Trung), Channel U (tiếng Trung), Suria (tiếng Mã Lai) và Vasantham (tiếng Ấn). StarHub Cable Vision (SCV) cung cấp dịch vụ truyền hình cáp với các kênh từ khắp thế giới  và Mio TV của SingTel cung cấp một dịch vụ IPTV. Tập đoàn Singapore Press Holdings có liên hệ với chính phủ và kiểm soát hầu hết ngành báo chí tại Singapore. Các tổ chức nhân quyền như Freedom House đôi khi chỉ trích ngành truyền thông Singapore chịu quản lý quá mức và thiếu tự do. Năm 2010, Phóng viên không biên giới xếp hạng Singapore thứ 136 trong số 178 trong Chỉ số Tự do Báo chí của mình.

Giao thông


Cảng Singapore, hậu cảnh là đảo Sentosa
Do Singapore là một đảo quốc nhỏ với mật độ dân số cao, số lượng ô tô cá nhân trên đường bị hạn chế nhằm giảm ô nhiễm và tắc nghẽn. Những người mua ô tô phải trả thuế cao gấp 1,5 lần giá thị trường của phương tiện, và phải đấu giá cho một giấy chứng nhận quyền lợi (COE) để ô tô của họ được phép chạy trên đường trong một thập niên. Giá ô tô tại Singapore thường cao hơn đáng kể so với các quốc gia nói tiếng Anh.  Giống như hầu hết các quốc gia trong Khối Thịnh vượng chung, các phương tiện đi trên đường và người đi bộ trên phố theo quy tắc bên trái 
Cư dân Singapore cũng di chuyển bằng cách phương thức đi bộ, xe đạp, xe buýt, taxi và tàu hỏa (MRT hoặc LRT). Hai công ty vận hành xe buýt công cộng và hệ thống giao thông tàu hỏa là SBS Transit và SMRT Corporation. Taxi là hình thức giao thông công cộng phổ biến do chi phí tương đối rẻ so với nhiều quốc gia phát triển khác.
Năm 2010, Singapore sở hữu một hệ thống đường bộ dài tổng cộng 3.356 kilômét (2.085 mi), trong đó có 161 kilômét (100 mi) đường cao tốc.  Kế hoạch giấy phép khu vực Singapore được thi hành vào năm 1975, là kế hoạch giải quyết tắc nghẽn thông qua phí đầu tiên trên thế giới, gồm các biện pháp bổ sung như hạn ngạch sở hữu ô tô nghiêm ngặt và cải thiện giao thông công cộng. Năm 1998, nó được nâng cấp và đổi tên thành phí đường bộ điện tử, hệ thống thực hiện thu thuế điện tử, phát hiện điện tử, và giám sát bằng video.
Cảng Singapore là cảng nhộn nhịp hàng đầu thế giới.  Singapore là một trung tâm hàng không tại Đông Nam Á, và là điểm dừng chân của tuyến Kangaroo giữa Sydney và Luân Đôn.  Singapore có 8 cảng hàng không, Sân bay quốc tế Singapore Changi sở hữu một mạng lưới gồm trên 100 hãng hàng không kết nối Singapore với khoảng 300 thành thị tại khoảng 70 quốc gia và lãnh thổ trên toàn cầu.

Du lịch Singapore: 10 thắng cảnh đẹp nhất bên vịnh Marina Bay

September 03, 2015
Khi thưởng ngoạn các thắng cảnh du lịch Singapore chắc chắn sẽ không thiếu các cảnh đẹp ở Vịnh Marina. Với sự phát triển nhanh chóng của thành phố mang tính quốc tế này, toàn bộ khu vực vịnh Marina trải qua sự biến đổi với tầm vóc của một thiên anh hùng ca. Khu phức hợp Marina Bay Sands trị giá 5,5 tỷ đôla đang là tâm điểm của vịnh, và nhiều thắng cảnh tuyệt vời vây quanh tòa nhà và khu nghỉ dưỡng này.
Du lịch Singapore: Marina Bay Singapore
Trong danh sách 10 thắng cảnh thu hút nhiều khách du lịch Singapore nhất tại Vịnh Marina không thể thiếu Merlion, công viên Sư tử biển nổi tiếng, biểu tượng huyền thoại của Singapore và là nơi được tìm đến để chụp ảnh nhiều nhất. Bên cạnh những thắng cảnh đẹp để thưởng ngoạn, khu vực này cũng đầy những nơi hấp dẫn để vui chơi, giải trí. Điều đó đã giúp thu hút du khách đổ xô đến những thắng cảnh tuyệt đẹp này.

1. Marina Bay Sands SkyPark

du lịch Singapore: Marina Bay Sands SkyPark
Marina Bay Sands SkyPark nằm trên đỉnh 3 tòa tháp của khu phức hợp Marina Bay Sands. Mạo hiểm lên Sands SkyPark là một cách tuyệt vời để nhìn thấy Singapore trên cao mang tính biểu tượng với tất cả niềm tự hào của nó. Hai nhà hàng sang trọng Sky @ 57 và KU DE TA Skybar có một số điểm quan sát gần như giống hệt nhau trên đỉnh Marina Bay Sands resort. Hồ bơi lộng lẫy bên cạnh (được in trên tấm bưu thiếp Singapore) giờ đây chỉ dành riêng cho khách du lịch Singapore thuê phòng tại Marina Bay Sands Hotel

2. Marina Bay Sands Casino

du lịch Singapore: Marina Bay Sands SkyPark
Casino khổng lồ 15.000 mét vuông này là một phần của biểu tượng Marina Bay Sands Hotel được xây dựng vào năm 2012. Bên trong casino có hơn 500 bàn chơi bạc, 1.600 máy đánh bạc và khu trung tâm là hệ thống đèn treo khổng lồ nặng 7 tấn được cấu tạo từ hơn 130.000 viên pha lê Swarovski. Địa điểm du lịch Singapore này không đơn thuần chỉ là một nơi mà bạn có tiêu tiền cho kỳ nghỉ hè hay thắng lớn trong một buổi tối. Thực vậy, nhiều khách du lịch Singapore đến đây chỉ đơn giản là để xem các hoạt động cá cược căng thẳng (đặc biệt là các trò chơi poker và black jack), hoặc chơi một chút cho vui.

3. Gardens by the Bay

du lịch Singapore: Gardens by the Bay
Gardens by the Bay là một khu công viên đáng kinh ngạc với những cây nhân tạo khổng lồ vươn lên bầu trời (còn gọi là 'siêu cây'). Thắng cảnh du lịch Singapore này đã được trao giải công trình xây dựng của năm tại Festival Kiến trúc Thế giới 2012 và du khách có cơ hội kham phá những siêu cây này bằng những lối đi bộ trên cao (Skywalk) rất ấn tượng trên khắp khu vườn. Khi màn đêm buông xuống, các siêu cây cao 50 mét được chiếu sáng rực rỡ sắc màu làm cho toàn bộ công viên trở nên ngoạn mục hơn.

4. Bảo tàng khoa học nghệ thuật (Artscience Museum)

Du lịch Singapore: Bảo tàng khoa học nghệ thuật (Artscience Museum)
Trong khi hầu hết bảo tàng nghệ thuật truyền thống hay bảo tàng khoa học thu hút du khách do hiện vật bên trong chúng, thì tại Bảo tàng Khoa học Nghệ thuật Singapore lại không nằm trong trường hợp này. Đứng sừng sững như là điểm mốc của Vịnh Marina, thiết kế hoa sen mang tính biểu tượng của bảo tàng không chỉ đơn thuần tuyệt đẹp mà còn làm cho thắng cảnh du lịch này có giá trị thuần túy về kiến ​​trúc hoành tráng của nó. Bên trong thì thật ấn tượng với hơn 20 gian trưng bày trên tổng diện tích 50.000 feet vuông làm nổi bật tất cả những hiện vật mang tính sáng tạo và lịch sử trong Singapore.

5. Công viên Sư tử biển Merlion

Du lịch Singapore: Công viên Sư tử biển Merlion
Merlion không giống như bất kỳ bức tượng bình thường nào khác. Bức tượng Sư tử biển phun nước bằng bê tông vững chắc nặng 70 tấn này là một biểu tượng huyền thoại của Singapore, và có lẽ là nơi được nhiều khách du lịch Singapore đến thưởng ngoạn chụp hình nhất. Trong khi bức tượng mang tính biểu tượng là tiêu điểm chính, thì  xung quanh là khu vực bậc thang rất đẹp (được tự do sử dụng), nơi bạn có thể thư giãn, là nơi ngắm cảnh hoặc nơi dành cho cuộc dã ngoại nho nhỏ (hoặc uống bia vào ban đêm). Ngoài ra còn có một cầu cảng kiên cố được xây dựng vươn ra dòng sông, cung cấp một nơi tuyệt vời để chụp toàn cảnh Merlion, hoặc phần còn lại của Vịnh Marina, một cảnh quan tuyệt đẹp.

6. Singapore Flyer

Du lịch Singapore: Vòng xoay Singapore
Vòng xoay Singapore là một trong những vòng xoay quan sát lớn nhất thế giới, và là một cách hoàn hảo để có được cái nhìn tuyệt vời cảnh quan tuyệt đẹp của thành phố Singapore trên cao. Với chiều cao chót vót 165 mét trên bầu trời (cũng là đường kính của vòng xoay khổng lồ), du khách có thể có được những điểm quan sát ngoạn mục khi vòng xoay quay quanh trục với tốc độ chậm (0,21m mỗi giây). Những điểm tham quan nổi tiếng như dòng sông Singapore, Raffles Place, Vịnh Marina, và tất cả các khu vực trung tâm có thể được nhìn thấy khi bạn ở trong khoang máy lạnh thoải mái với sức chứa lên đến 28 hành khách, mặc dù thường ít hơn nhiều.

7. Singapore F1 Grand Prix

Du lịch Singapore F1 Grand Prix
Kể từ năm 2007, Singapore đã tổ chức sự kiện đua xe Grand Prix ngoạn mục nhất trong lịch đua xe thể thức một. Cuộc đua kéo dài trong ba đêm vào tháng Chín hàng năm, với lượng khán giả khổng lồ trên các khán đài được lắp đặt trên khắp khu vực Vịnh Marina (cụ thể là City Hall, Stamford, Connaught, Padang, Esplanade Waterfront, Esplanade Steps Premier, Raffles, Vịnh Marina, và Singapore Flyer ). Ngoài hoạt động đua xe vô cùng thú vị (và gần như điếc tai), các sự kiện đặc biệt được tổ chức trên khắp Singapore, bao gồm trình diễn nhạc sống, trong khi màn trình diễn pháo hoa vào đêm bế mạc tạo nên sự ngoạn mục hết sức thú vị.

8. Marina Bay Golf Course

du lịch Singapore: Marina Bay Golf Course
Sân gôn Vịnh Marina (Marina Bay Golf Course) là sân golf 18 lỗ đầu tiên của Singapore và được mở cửa cho công chúng. Tự hào với cơ sở vật chất tuyệt vời và các đường lăn bóng đầy thách thức, Marina Bay Golf Course còn có cảnh quan tuyệt đẹp bên vịnh Marina rộng lớn. Bạn sẽ tìm thấy một loạt các bẫy nước khó khăn, những hố cát khó xử lý và cũng có sân tập các kỹ năng của bạn trước khi chơi chính thức.

9. Esplanade - Nhà hát trên Vịnh

Du lịch Singapore: Nhà hát trên Vịnh Esplanade
Nhà hát trên Vịnh Esplanade là một trung tâm văn hóa và nghệ thuật rộng lớn với các khu vực hòa nhạc, rạp hát, sân khấu ngoài trời và khu vực hoạt động ngoài trời. Hàng loạt các buổi biểu diễn trong nước và quốc tế về âm nhạc, trình diễn văn hóa đã được tổ chức thường xuyên tại nhà hát này.

10. Wonder Full, màn trình diễn nhạc nước và ánh sáng tại Marina Bay Sands

du lịch Singapore: Wonder Full
Hàng đêm, Vịnh Marina ở Singapore sáng rực bởi show trình diễn ánh sáng gây kinh ngạc vốn đã từng đoạt giải thưởng. Bắt đầu từ lúc 20 giờ hàng ngày đèn laser huỳnh quang được chiếu qua mặt nước từ đỉnh của biểu tượng Marina Bay Sands Resort, cũng như Bảo tàng Khoa học Nghệ thuật ở lân cận. Điều tuyệt vời của màn trình diễn này là nó hoàn toàn miễn phí, có thể được thưởng thức từ nhiều điểm khác nhau quanh vịnh và nếu bạn bỏ lỡ cơ hội xem trình diễn – bạn luôn có ngày hôm sau để thưởng thức! Đến gần Marina Bay Sands bạn sẽ nghe thấy tiếng nhạc - nhưng màn trình diễn này thiên về hình ảnh hơn.
Hoàng Thương - Intertour

Nước mắt Lý Quang Diệu: Ngày Singapore 'buộc phải' trở thành một quốc gia

14

Cố Thủ tướng Singapore, ông Lý Quang Diệu chính là người theo đuổi quyết liệt nhất chính sách sáp nhập Singapore với Malay, để hình thành nên đất nước có tên Malaysia.

Nước mắt Lý Quang Diệu: Ngày Singapore 'buộc phải' trở thành một quốc gia
Trong phần 1 , chúng ta đã nhắc tới Raffles, cha đẻ của đảo quốc Singapore, và con đường từ thành phố đầy tệ nạn, tội lỗi (Sin-galore) thành thương cảng lớn thứ 7 thế giới.
Phần còn lại trong chặng đường lịch sử hình thành nên Singapore, vai trò của ông Lý Quang Diệu luôn nắm một vị trí quan trọng.
Nếu nhìn vào đất nước Singapore ngày nay, ít ai ngờ rằng trong quá khứ, Singapore không có ý tưởng về một quốc gia độc lập. Là một thương cảng có vai trò rất quan trọng, nhưng những người sinh sống tại Singapore trước 1963, hầu hết đều đơn thuần chỉ coi đấy là nơi họ làm việc, không phải "nhà" của mình.
Cố Thủ tướng Singapore, ông Lý Quang Diệu chính là người theo đuổi quyết liệt nhất chính sách sáp nhập Singapore với Malay, để hình thành nên đất nước có tên Malaysia. Trong quan điểm của ông, việc dựa vào Malay là cần thiết sau khi người Anh ngày càng kém tin cậy
Nỗ lực này sau đó thành công, nhưng không bền vững. Ngày Singapore buộc phải tách ra khỏi Malaysia, ông Lý đã không cầm được nước mắt. Cảm thấy có lỗi với mọi người và thất vọng về bản thân, đã có thời điểm ông chạy trốn về quê.
Quốc Gia Ngẫu Nhiên (The Accidental Nation) là phần 2 trong loạt phim 3 tập về Lịch sử Singapore do Discovery thực hiện. Đây là quãng thời gian định hình nên những thay đổi vĩnh viễn của Singapore với xuất hiện của một lực lượng chiếm tới 2/3 dân số đảo quốc: Người Hoa.
Tập phim cũng mô tả trang sử đau thương nhất của Singapore khi phải trải qua sự cai trị của phát-xít Nhật, các cuộc đấu tranh giữa các đảng phái, thất bại trong nỗ lực sáp nhập với Malaysia,...


Cổ kính di tích lịch sử ở Singapore

Với những ai đã từng đến đảo quốc, đã tham quan hết những khu du lịch nổi tiếng ở đây. Họ vẫn còn một lý do để khách du lịch quay lại đó chính là những khu di tích lịch sử, văn hóa ở đất nước sạch nhất thế giới. Vé máy bay đi Singapore sẽ là chuyến hành trình dẫn bạn tìm đến các địa danh cổ xưa vang bóng một thời.
Là một đất nước còn non trẻ nhưng với những thành tựu vượt bậc như ngày nay. Singapore có nền văn hóa đa sắc tộc thì du lịch văn hóa để tới thăm những di tích lịch sử quả là một sự lựa chọn đúng đắn.

Dạo quanh các khu di tích cổ ở đảo quốc

Tìm về với nhà thờ hồi giáo Sultan Mosque

Giá vé máy bay đi singapore
Hình 1: Lối thiết kế đẹp mắt của đền thờ Sultan Mosque xa xưa
Hầu hết dân cư ở đảo quốc theo đạo Hồi vậy không trọn vẹn nếu như những khu di tích lịch sử, văn hóa ở Singapore nên tới không nhắc tới địa danh Sultan Mosque. Nhà thờ đậm chất kiến trúc Hồi giáo. Sultan Mosque được xây dựng với mái vòm đồ sộ và có hội trường cầu nguyện rất rộng lớn. Khách du lịch sẽ biết nhà thờ là trung tâm văn hóa đạo Hồi ở quốc đảo. Được xây dựng vào năm 1824 dưới thời vua Husein-vị vua Hồi giáo đầu tiên ở Singapore. Sau dịp kỷ niệm 100 năm, dân ở đây xây dựng thêm những tòa tháp, hàng rào lớn với lối kiến trúc Denis Santry để hoàn thiện Sultan Mosque. Bạn sẽ thấy sảnh đường cầu nguyện có sức chứa 5 000 người và đây là công trình kiến trúc tôn giáo lớn bậc nhất Singapore.

Ghé thăm đền Thian Hock Keng

Giá vé máy bay đi singapore
Hình 2 : Thian Hock Keng hiện ra trong vẻ huyền bí nhưng quyến rũ lạ thường
Được xem là ngôi đền lớn nhất và cổ bậc nhất, đền thờ Thian Hock Keng nằm trên đường Telok Ayer trong khu phố của người Hoa. Có lối kiến trúc độc đáo mang âm hưởng sâu sắc của phía Nam Trung Quốc. Thian Hock Keng được xây dựng vào năm 1821 để thờ thần Mazu, nữ thần biển cả. Vé máy bay giá rẻ đi Singapore sẽ là dịp để bạn tham quan đền, phần chính của Thian Hock Keng Temple được làm chủ yếu bằng đá, ngói và gỗ. Trên những bức tường được trang trí công phu và có những họa tiết hình rồng phượng rất tinh xảo. Điều đặc biệt của đền là mọi chi tiết đều được lắp ghép bằng thủ công mà không cần dùng đến một chiếc đinh thép nào. Ngoài sân của Thian Hock Keng có hai con kỳ lân lớn bằng đá nguyên khối đại diện cho sự may mắn và giàu có. Ngôi đền được hoàn thành năm 1941 và trở thành biểu tượng của văn hóa ở quốc đảo.

Lạc bước vào Istana Woodneuk

Giá vé máy bay đi singapore
Hình 3: Vẻ đẹp hoang sơ, rêu phong của Istana Woodneuk
Istana Woodneuk là một trong hai cung điện hoàng gia thuộc sở hữu của Johor Sultan Abu Bakar và Daing Ibrahim (1833-1895), 21 vua của Johor, đã nổi tiếng như là cha đẻ của Modern Johor. Sultan Abu Bakar đã được ghi cho sự phát triển của Johor vào cuối thế kỷ thứ 19. Đến đây, du khách thấy Istana Woodneuk tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ bao quanh Holland Road và Tyersall Road. Sau một thế kỷ quên lãng, môi trường xung quanh của nó được bao phủ bởi thảm thực vật dày và các nhà chính nó là một đống đổ nát. Ngày nay, ngôi nhà Istana Woodneuk được xem là cấu trúc thô sơ, mang tính biểu tượng màu xanh, mái nhà đã sụp đổ, lan can rỉ sét, và các nhà máy đã được tìm thấy các vết nứt hở trên tường. Đó là một cảnh đượm buồn của một cung điện thế kỷ với một quá khứ huy hoàng.
Lang thang đến Fort Canning Park
Giá vé máy bay đi singapore
Hình 4: Phía trước lối vào của Fort Canning Park lâu đời
Fort Canning Park là một địa điểm cho lễ kỷ niệm. Nó rộng lớn và đa sắc màu rực rỡ của những bãi cỏ. Các buổi hòa nhạc, tác phẩm sân khấu và các lễ hội như Ballet Under the Stars, Shakespeare trong công viên và Films cũng được diễn ra tại Fort. Trong những buổi đám cưới, tiệc và hội họp thì Fort Canning Park luôn là địa điểm luôn được chọn lựa. Cho dù bạn đang được vẽ bởi các tác phẩm cổ đại của công viên Fort và di sản phong phú hay đơn giản là sự yên tĩnh của nó, công viên trên đỉnh đồi này cung cấp một điều thú vị đó cho du khách tham quan.

Globalflight chuyên phân phối vé máy bay đi Singapore

Globalflight là đại lý chính thức cung cấp giá vé máy bay đi Singapore. Liên hệ với chúng tôi bạn sẽ được tư vấn cụ thể để có chuyến bay đến đảo quốc tiện lợi và tiết kiệm nhất. Nếu quý khách vẫn chưa lên lịch trình cụ thể và đang muốn săn vé giá rẻ bạn cũng có thể gọi đến tổng đài 08 6254 8383 của chúng tôi và để lại thông tin.
Ngoài ra, với hệ thống website hiện đại, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn nhiều tiện ích tuyệt vời như so sánh giá vé máy bay đi Singapore của các hãng ngay trên hệ thống, xuất vé điện tử nhanh chóng, hình thức thanh toán tiện dụng. Đồng thời, đối với hành khách yêu thích dịch vụ của đại lý chúng tôi, bạn sẽ luôn được hưởng những ưu đãi đặt biệt khi đặt vé máy bay tại đại lý chúng tôi. 

ĐẤT NƯỚC SINGAPORE VÀ NHỮNG THÁNH ĐƯỜNG HỒI GIÁO
05.12.2008 03:38 - đã xem : 4403
_VIEWIMG

Nếu như phải dùng từ ngữ nào đó để mô tả về đất nước Singapore, ngôn từ đó chỉ có thể là “độc đáo”. Là một thành phố năng động với nhiều nét tương phản và màu sắc sinh động, bạn sẽ tìm thấy nơi đây sự pha trộn hài hoà giữa văn hoá, ẩm thực, nghệ thuật và kiến trúc. Luôn luôn tràn đầy sức sống, đảo quốc năng động nhỏ bé ở vùng Đông Nam Á này tiêu biểu cho tinh hoa của cả hai nền văn hoá phương Đông & phương Tây. Chỉ cần một ngày tham quan tại đây, bạn sẽ cảm nhận được hình ảnh của đảo quốc này trong quá khứ và cả tương lai, từ các khu sắc tộc cho đến những trung tâm buôn bán sầm uất, từ các khu vườn thanh bình cho đến những toà nhà chọc trời duyên dáng.
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ SINGAPORE
Tài liệu cổ đầu tiên bằng tiếng Trung Quốc cách đây 3 thế kỷ đã đề cập đến Singapore và mô tả nơi đây như là một "Pu-luo-chung" (hòn đảo ở tận cùng bán đảo). Vào thời đó, ít người biết đến lịch sử của hòn đảo này ngoài tài liệu mô tả sơ sài đã gây nên ấn tượng sai lầm về một quá khứ sôi động của Singapore.

Vào trước thế kỷ thứ XIV, Singapore trở thành một bộ phận của đế quốc hùng mạnh Sri Vijayan và được biết đến dưới tên gọi là Temasek (Thành phố Biển). Nằm tại mũi đất của bán đảo Malay, nơi gặp gỡ tự nhiên của các tuyến hải trình, Singapore từ lâu đã là nơi cập bến của nhiều loại tàu thuyền đi biển, từ những chiếc thuyền mành của người Trung Hoa, thuyền lớn của người Ấn Độ, thuyền buồm của người Ả Rập và thuyền chiến của người Bồ Đào Nha cho đến thuyền buồm dọc của người Buginese, một dân tộc sinh sống ở phía Nam của hòn đảo Sulawesi, Indonesia.

Vào thế kỷ thứ XIV, hòn đảo nhỏ nhưng có vị trí chiến lược này được khoác lên mình một cái tên mới là "Singa Pura" (Thành phố Sư tử). Theo truyền thuyết, khi đặt chân lên hòn đảo, vị Hoàng tử của đế quốc Sri Vijayan đã trông thấy một con thú mà Ngài nhầm tưởng là con sư tử nên đất nước Singapore hiện đại ngày nay có tên gọi là Thành phố Sư tử.

Người Anh đã đánh dấu một chương quan trọng tiếp theo vào câu chuyện lịch sử của Singapore. Vào thế kỷ XVIII, quân đội Anh xét thấy cần phải lập một "trung tâm phục hồi" chiến lược để tân trang lại tàu chiến, cung cấp lương thực và bảo vệ hạm đội của đế quốc đang lớn mạnh này, cũng như chặn trước các bước tiến công của người Hà Lan trong khu vực. Đối lập với bối cảnh chính trị này, Ngài Stamford Raffles đã thiết lập Singapore trở thành một trung tâm thương mại. Chính sách mậu dịch tự do đã thu hút các thương nhân đến từ các quốc gia trong khu vực châu Á và từ các nơi xa xôi như Hoa Kỳ và Trung Đông.

Vào trước năm 1824, chỉ 5 năm sau khi sáng lập đất nước Singapore hiện đại, dân số của quốc gia này với vỏn vẹn chỉ 150 người đã tăng lên đến 10.000 người. Vào năm 1832, Singapore trở thành chính quyền trung ương của những thuộc địa ở các eo biển Penang, Malacca và Singapore. Sự kiện khánh thành Kênh đào Suez vào năm 1869 cùng với sự xuất hiện của máy điện báo và tàu hơi nước đã nâng tầm quan trọng của Singapore như là một trung tâm phát triển thương mại giữa các quốc gia phương Đông và phương Tây.

Vào thế kỷ thứ XIV, Singapore trở thành vùng chiến sự khi quốc gia này bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh giành bán đảo Malay giữa đế quốc Xiêm (Thái lan bây giờ) và đế quốc Majapahit có căn cứ tại đảo Java.
Năm thế kỷ sau đó, một lần nữa, hòn đảo này lại trở thành hiện trường của những trận chiến quan trọng trong Thế chiến thứ II. Singapore được xem như là pháo đài bất khả xâm phạm nhưng đã bị quân đội Nhật chiếm đóng vào năm 1942. Sau Thế chiến thứ II, Sinagpore trở thành thuộc địa của Vương quốc Anh chưa được độc lập. Sự lớn mạnh của chủ nghĩa dân tộc đã giúp Singapore giành được quyền tự trị vào năm 1959 và vào ngày 9 tháng 8 năm 1965, Singapore trở thành một nước Cộng hoà độc lập.
SINGAPORE NGÀY NAY 
Singapore không chỉ là một hòn đảo duy nhất mà bao gồm một đảo chính với 63 đảo nhỏ xung quanh. Hòn đảo chính chiếm diện tích 682 km2.

Tuy nhiên, hòn đảo với diện tích nhỏ bé này lại là một quốc gia có nền kinh tế phát triển. Chỉ trong vòng 150 năm, Singapore đã trở thành một trung tâm thương mại và công nghiệp thịnh vượng. Vai trò là một trung tâm xuất nhập khẩu trước đây của quốc gia này đã và đang dần dần được thay thế bởi nền kinh tế sản xuất. Singapore là một hải cảng tấp nập nhất trên thế giới với hơn 600 tuyến đường biển dành cho những loại tàu chở dầu cực lớn, tàu chở hàng và tàu vận chuyển hành khách cho đến những loại tàu đánh cá ven biển và các sà lan bốc dỡ hàng bằng gỗ.

Là một trong những trung tâm lọc dầu và phân phối dầu của thế giới, Singapore còn là nơi cung cấp các mặt hàng linh kiện điện tử và là quốc gia đứng đầu về công nghiệp chế tạo và sửa chữa tàu biển. Bên cạnh đó, quốc gia này còn là một trong những trung tâm tài chính quan trọng nhất Châu Á với sự hiện diện của hơn 130 ngân hàng. Cùng với một mạng lưới thông tin liên lạc tân tiến phủ sóng khắp thế giới qua các hệ thống vệ tinh, điện báo, cũng như mạng điện thoại hoạt động 24/24, Singapore là địa điểm kinh doanh vô cùng thuận tiện. Vị trí chiến lược, cơ sở hạ tầng hoàn hảo, những nét văn hoá tương phản đầy hấp dẫn cùng những điểm tham quan thu hút du khách là những yếu tố góp phần đem đến sự thành công cho Singapore và biến quốc gia này trở thành điểm đến hàng đầu cả trong lĩnh vực thương mại lẫn du lịch.
NHỮNG NÉT KIẾN TRÚC CỦA NHỮNG NGÔI THÁNH ĐƯỜNG TẠI SINGAPORE
THÁNH ĐƯỜNG JAMAE CHULIA 
Kì lạ thay, một trong những thánh đường Hồi giáo chính thức nhất của Singapore lại nằm ở trung tâm khu phố Tàu. Được xây dựng vào năm 1826 bởi người Chulias (những người Hồi giáo Tamil sinh sống ở vương quốc nổi tiếng Chola dọc theo bờ biển Coromandel ở Nam Ấn), thánh đường Hồi giáo Jamae Chulia là một trong 3 đền thờ Hồi giáo đầu tiên được xây dựng ở khu phố Tàu bởi những người Singapore nhập cư đầu tiên, hầu hết đều trở thành thương nhân và đại lý đổi tiền. Hai ngôi đền kia là AlAbar và Nagore Durgha (trước đây được gọi là Shahul Hamid Durgha để kỷ niệm chuyến viếng thăm ngôi đền này ở Singapore của một hiền nhân). Cả hai ngôi đền đều nằm trên đường Telok Ayer.

Kiến trúc của ngôi đền được thiết kế theo phong cách chiết trung. Trong khi cổng vào được thiết kế theo kiểu Nam Ấn thì sảnh cầu nguyện và điện thờ được thiết kế theo phong cách bán cổ điển của kiến trúc sư người Anh, George Coleman. Dáng vẻ độc đáo của ngôi đền này khiến cho nó trở thành một điểm mốc ăn ảnh, có thể tìm thấy trên các tấm bưu thiếp từ thế kỉ 19 cho đến ngày nay. Ngôi đền được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia vào ngày 29 tháng 11 năm 1974.

Trong suốt lễ hội ánh sáng Hari Raya Haji, vào ngày thứ 10 trong mùa lễ Dhul-Hijjah, tháng cuối cùng của lịch Hồi giáo, các tín đồ Hồi giáo tổ chức kỷ niệm chuyến hành hương hàng năm của họ đến thánh địa Mecca. Cùng với các tín đồ Hồi giáo trên thế giới, ngôi đền Jamae Chulia cũng tiến hành lễ tế thần với vật tế lễ là dê và cừu để tưởng nhớ giáo đồ Abraham khi ông hy sinh con trai mình để dâng lên Chúa Trời. Hướng dẫn viên du lịch luôn sẵng sàng giải thích cho du khách các nghi thức tế thần, mục đích của nghi lễ và các chi tiết thú vị khác.

Ðịa điểm 218 South Bridge Road, Singapore 058767



THÁNH ĐƯỜNG HAJJAH FATIMAH
Ðược xây dựng vào năm 1846, đền thờ Hồi giáo Hajjah Fatimah được đặt tên theo một phụ nữ người Malay gốc Malacca kết hôn với vị quốc vương Bugis giàu có. Mặc dù đây là sự pha trộn nhiều phong cách kiến trúc khác nhau, ngôi đền lại chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi lối kiến trúc Anh quốc.

Ðịa điểm 4001 Beach Road Singapore 199584




THÁNH ĐƯỜNG ABDUL GAFFOOR
NMasjid Abdul gaffoorằm tách biệt hẳn khung cảnh nhộn nhịp của khu Tiểu Ấn, đền thờ Hồi giáo này được hoàn tất vào năm 1910 và vừa mới được trùng tu lại. Lối vào chính của đền thờ được trang trí bằng những bức tranh dán tường tinh xảo, chính giữa là một đồng hồ mặt trời. Mặt trời chiếu ra 25 tia sáng, được trang trí lên đó các chữ viết kiểu Ả Rập ghi tên 25 vị Thiên Sứ và đây là chiếc đồng hồ mặt trời độc nhất trong thế giới Hồi giáo. Một điểm thú vị đặc biệt nữa chính là cây gia phả ở bên trái khu cầu nguyện ghi tên dòng dõi của những nhà sáng lập ra ngôi thánh đường này. Du khách cũng có thể tìm kiếm thêm nhiều thông tin thú vị khác trên những thẻ thông tin trong đền thờ hoặc các tập sách gia phả ngay bên ngoài đền thờ.

Ðịa điểm 41 Dunlop Street Singapore 209369
THÁNH ĐƯỜNG SULTAN
Với mái vòm bằng vàng đồ sộ và điện thờ khổng lồ, đền thờ Hồi giáo Sultan là một trong những công trình tôn giáo uy nghiêm nhất Singapore và cũng là trung tâm của cộng đồng Hồi giáo ở Singapore. Ngôi Thánh đường lớn này được thiết kế bởi kiến trúc sư Denis Santry và được xây dựng vào năm 1928.
Masjid Sultan
Sultan mosque

10 món ngon không thể bỏ qua khi đến Singapore


    Singapore là thiên đường ẩm thực với vô vàn hương vị đến từ khắp nơi trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia… Dưới đây là 10 món bạn nên nếm thử khi tới đây.
    1. Cơm gà Hải Nam: Nếu bạn hỏi đâu là món ăn phổ biến nhất Singapore, rất có thể, mọi người sẽ trả lời cho bạn hai đáp án. Đó là cua xốt ớt và cơm gà Hải Nam. Với món cơm gà, bạn có thể tìm thấy ở hầu hết mọi nơi tại Singapore, từ các nhà hàng sang trọng đến các quầy hàng nhỏ trên phố. Món ăn hấp dẫn với miếng gà hấp thơm ngọt dọn kèm phần cơm nóng xốt, dẻo thơm, vài lát dưa leo và nước xốt gừng.
    1.  Cơm gà Hải Nam: Nếu bạn hỏi đâu là món ăn phổ biến nhất Singapore, rất có thể, mọi người sẽ trả lời cho bạn hai đáp án. Đó là cua xốt ớt và cơm gà Hải Nam. Với món cơm gà, bạn có thể tìm thấy ở hầu hết mọi nơi tại Singapore, từ các nhà hàng sang trọng đến các quầy hàng nhỏ trên phố. Món ăn hấp dẫn với miếng gà hấp thơm ngọt dọn kèm phần cơm nóng xốt, dẻo thơm, vài lát dưa leo và nước xốt gừng.
    2. Cua xốt ớt: Cùng với cơm gà, cua xốt ớt có lẽ là món ăn nổi tiếng nhất Singapore mà bạn không thể bỏ lỡ khi đến đây. Đến nỗi bạn không thể nói là đã đến Singapore mà chưa thưởng thức qua món ăn đặc sản này. Có rất nhiều nhà hàng hải sản ở Singapore phục vụ món này, đặc biệt là ở khu Geylang. Ngoài cua xốt ớt, các món như cua xốt tiêu, cua xốt trứng muối, bún cua… cũng được rất nhiều người yêu thích.
    2. Cua xốt ớt: Cùng với cơm gà, cua xốt ớt có lẽ là món ăn nổi tiếng nhất Singapore mà bạn không thể bỏ lỡ khi đến đây. Đến nỗi bạn không thể nói là đã đến Singapore mà chưa thưởng thức qua món ăn đặc sản này. Có rất nhiều nhà hàng hải sản ở Singapore phục vụ món này, đặc biệt là ở khu Geylang. Ngoài cua xốt ớt, các món như cua xốt tiêu, cua xốt trứng muối, bún cua… cũng được rất nhiều người yêu thích.

    Những nước có nhiều ngày nghỉ lễ nhất thế giới

    Theo thống kê đưa ra bởi Gulfbusiness, Việt Nam xếp thứ 5 trong số những nước có nhiều ngày nghỉ lễ nhất với tổng số 15 ngày.
    3. Cháo ếch: Đến Singapore, bạn cũng không thể bỏ qua món cháo ếch, một trong những niềm tự hào của văn hóa ẩm thực Singapore. Tuy được bán khắp nơi nhưng nổi tiếng nhất cho món này vẫn là khu
    3. Cháo ếch: Đến Singapore, bạn cũng không thể bỏ qua món cháo ếch, một trong những niềm tự hào của văn hóa ẩm thực Singapore. Tuy được bán khắp nơi nhưng nổi tiếng nhất cho món này vẫn là khu Geylang. Geylang tập trung khá nhiều du khách Việt đến thưởng thức, phổ biến đến độ một vài bảng hiệu ở đây còn được đề bằng tiếng Việt bên dưới. Cháo ếch Singapore thường được phục vụ thành hai thố. Một thố cháo trắng sánh dẻo và một thố thịt ếch kho với đầu hành, tiêu và hỗn hợp gia vị đậm đà, thơm cay.
    4. Cà ry đầu cá: Cà ry đầu cá cũng là một món ăn đặc biệt của Singapore, có nguồn gốc ở phía Nam Ấn Độ. Món ăn được nấu theo hương vị của cà ry Ấn Độ với nguyên liệu chính là đầu cá cùng đậu bắp, cà tím... Ngoài phiên bản cà ry Ấn đậm đà, thơm cay, ở Singapore còn có cà ry kiểu Trung với vị thanh, ngọt hơn.
    4. Cà ry đầu cá: Cà ry đầu cá cũng là một món ăn đặc biệt của Singapore, có nguồn gốc ở phía Nam Ấn Độ. Món ăn được nấu theo hương vị của cà ry Ấn Độ với nguyên liệu chính là đầu cá cùng đậu bắp, cà tím... Ngoài phiên bản cà ry Ấn đậm đà, thơm cay, ở Singapore còn có cà ry kiểu Trung với vị thanh, ngọt hơn.
    5. Mee Siam
    5. Mee Siam: Mee Siam hay Mì Xiêm là một trong những món ăn phổ biến của Singapore và Malaysia. Mì được làm từ bún gạo, xào với nước xốt đặc trưng có vị chua ngọt của me, tôm khô, hỗn hợp gia vị, giá và đậu nành lên men. Ngoài phiên bản mì khô, Mee Siam còn được dùng như một món mì nước với nhiều nước xốt.
    6. Súp sườn Bak Kut Teh: Bak Kut Teh là món súp sườn heo gốc Phúc Kiến, Trung Quốc rất được yêu thích ở Sigapore. Sườn heo trước khi được ninh sẽ được luộc sơ sau đó ướp với thật nhiều tỏi, tiêu, thảo dược, gia vị và hầm trong nhiều giờ liền để cho ra hương vị thơm ngon, tinh tế. Không chỉ ngon, đây còn được xem là món ăn bổ dưỡng giúp phục hồi sinh.
    6. Súp sườn Bak Kut Teh: Bak Kut Teh là món súp sườn heo gốc Phúc Kiến, Trung Quốc rất được yêu thích ở Sigapore. Sườn heo trước khi được ninh sẽ được luộc sơ sau đó ướp với thật nhiều tỏi, tiêu, thảo dược, gia vị và hầm trong nhiều giờ liền để cho ra hương vị thơm ngon, tinh tế. Không chỉ ngon, đây còn được xem là món ăn bổ dưỡng giúp phục hồi sinh.
    7. Trà sữa Ấn Teh tarik: Teh tarik hay trà kéo tại Singapore là món trà Ấn Độ thơm ngon với lớp bọt sủi tăm trên miệng ly mà bạn không thể bỏ lỡ sau khi đã thưởng thức vô vàn món ngon. Không chỉ uống, nếu may mắn, bạn còn có dịp xem người bán biểu diễn rót trà điệu nghệ.
    7. Trà sữa Ấn Teh tarik: Teh tarik hay trà kéo tại Singapore là món trà Ấn Độ thơm ngon với lớp bọt sủi tăm trên miệng ly mà bạn không thể bỏ lỡ sau khi đã thưởng thức vô vàn món ngon. Không chỉ uống, nếu may mắn, bạn còn có dịp xem người bán biểu diễn rót trà điệu nghệ.
    8. Nasi lemak: Hầu như đến nơi nào ở Singapore bạn cũng có thể bắt gặp các quầy hàng bán món này. Lemak là món cơm được nấu với nước dừa thơm béo ăn kèm với một thực đơn dài các món mặn như sốt sambal cay, cá cơm chiên, đậu phộng chiên, trứng, xúc xích, cánh gà chiên, bánh cá, các loại rau, cà ry…
    8. Nasi lemak: Hầu như đến nơi nào ở Singapore bạn cũng có thể bắt gặp các quầy hàng bán món này. Lemak là món cơm được nấu với nước dừa thơm béo ăn kèm với một thực đơn dài các món mặn như sốt sambal cay, cá cơm chiên, đậu phộng chiên, trứng, xúc xích, cánh gà chiên, bánh cá, các loại rau, cà ry…
    9. Kem đá bào Ice kachang: Món tráng miệng đá bào Ice kachang luôn luôn là một lựa chọn tuyệt vời tại vùng đất nhiệt đới như Singapore. Bên cạnh núi đá bào mát lạnh, tưới đẫm si-rô rực rỡ cùng sữa đặc, sữa bắp thơm béo, bạn chắc chắn sẽ thích thú khi được khám phá vô vàn phiên bản của món đá bào này với các loại đậu, thạch, kem… đa dạng hương vị.
    9. Kem đá bào Ice kachang: Món tráng miệng đá bào Ice kachang luôn luôn là một lựa chọn tuyệt vời tại vùng đất nhiệt đới như Singapore. Bên cạnh núi đá bào mát lạnh, tưới đẫm si-rô rực rỡ cùng sữa đặc, sữa bắp thơm béo, bạn chắc chắn sẽ thích thú khi được khám phá vô vàn phiên bản của món đá bào này với các loại đậu, thạch, kem… đa dạng hương vị.
    10. Mì Wanton: Món mì Wanton mang hơi thở của xứ cảng Thơm, Hồng Kông từ lâu đã trở thành một phần không thể tách khỏi trong nền văn hóa của Singapore. Mì vàng sau khi được trụng chín sẽ được “áo” lên mình một vài loại nước sốt ngọt nhẹ, vài lát thịt heo nướng hoặc quay kiểu Trung Quốc và cải xanh thanh mát. Khi ăn có thêm bát súp nhỏ với sủi cảo nhồi thịt bên cạnh.
    10. Mì Wanton: Món mì Wanton mang hơi thở của xứ cảng Thơm, Hong Kong từ lâu đã trở thành một phần không thể tách khỏi trong nền văn hóa của Singapore. Mì vàng sau khi được trụng chín sẽ được “áo” lên mình một vài loại nước sốt ngọt nhẹ, vài lát thịt heo nướng hoặc quay kiểu Trung Quốc và cải xanh thanh mát. Khi ăn có thêm bát súp nhỏ với sủi cảo nhồi thịt bên cạnh.
    Theo Huyền Châu/ Báo Phụ Nữ TP. HCM

    10 món ăn hấp dẫn tại Phố ẩm thực Chinatown, Singapore


    Sau một thời gian dài chờ đợi, phố ẩm thực Chinatown đã chính thức trở lại. Đây là địa điểm thích hợp để bạn bè tụ tập thưởng thức các món ăn thơm ngon và trò chuyện hàng đêm khi du lịch Singapore.

    Phố ẩm thực Chinatown mới được tân trang hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn nhiều điều mới lạ. Được cải thiện bởi tập đoàn Select Group (‘ông trùm’ của trung tâm ẩm thực nổi tiếng Singapore Food Trail), phố ẩm thực tập trung 24 quầy hàng rong và 6 nhà hàng lớn – trong đó có các thương hiệu nổi tiếng như Chen Fu Ji (Cơm chiên vàng hoàng gia), Fatty Weng (Dim sum và giò heo om) và Koo Kee (tàu hủ nhồi).
    Phố ẩm thực Chinatown Singapore
    Nếu như trước đây người dân và du khách thường phàn nàn khu phố quá nóng và lộn xộn, thì giờ đây Chinatown Food Street được lắp đặt hệ thống làm mát tự động và mái che bằng kính, không cho phép các phương tiện giao thông qua lại. Thêm vào đó, giờ hoạt động được mở rộng, khu phố mở cửa từ 11 giờ sáng đến 11 giờ tối hàng ngày.
    Đến với Phố ẩm thực Chinatown, bạn hãy thưởng thức thật nhiều món ăn ngon địa phương ở một trong số 10 quầy hàng rong sau đây:

    1. Vịt quay Tiong Bahru Meng Kee

    Phố ẩm thực Chinatown Singapore
    Vịt quay Tiong Bahru Meng Kee
    Đây không hẳn là món thịt nướng nổi tiếng nhất tại chợ Tiong Bahru, nhưng mùi xá xíu dịu ngọt cùng với lớp da nóng giòn sẽ hạ gục tất cả thực khách. Một dĩa vịt quay sẽ được “chén” sạch sau vài phút, đây là điều khẳng định sức hút khó tả của món ăn này.

    2. Hàu chiên Katong Keah Kee

    Phố ẩm thực Chinatown Singapore
    Hàu chiên Katong Keah Kee
    Món ăn có nguồn gốc từ món “Orh Lua”, hay còn gọi là trứng chiên hàu Triều Châu. Uncle Law – người đã chế biến món ăn này hơn 50 năm nay – cho hay, cả gia đình ông đều bán Orh Lua và sở hữu nhiều quầy hàng xung quanh đảo. Món trứng chiên hàu của ông có giá tầm 8 USD, 10 USD, với lớp trứng chiên giòn mịn bên ngoài và hàu tươi đầy bên trong.

    3. Cháo ếch Geylang Lor 9

    Phố ẩm thực Chinatown Singapore
    Cháo ếch Geylang Lor 9
    Đây là gian hàng thu hút giới truyền thông nhất, vì món cháo ếch Geylang nổi tiếng là niềm tự hào trong văn hóa ẩm thực Singapore. Một phần ăn gồm cháo trắng dùng kèm với sốt ếch (ếch kung pao), cháo trắng đặc theo phong cách Quảng Đông và chân ếch nấu chung với nước sốt kung pao cay cay, mằn mặn.

    Nhanh tay đặt khách sạn Singapore cho một chuyến du lịch tiết kiệm nhất

    4. Mì bò Odeon

    Phố ẩm thực Chinatown Singapore
    Mì bò Odeon
    Mì bò Odeon nổi tiếng được nấu theo phong cách Hải Nam, sợi mì dai trộn với nước sốt tương đen và thịt bò thái lát. Ông chủ quán từng muốn nghỉ ngơi, không tiếp tục bán nữa nhưng có vẻ nhiều khách hàng quen đã thuyết phục ông. Tới đây chúng ta còn có thể thưởng thức món mì khô nổi tiếng dùng kèm với nước lèo thảo dược và bò viên.

    5. Old Airport Road Satay Bee Hoon & BBQ Steamboat

    Phố ẩm thực Chinatown Singapore
    Hock Leng Satay Beehoon (mì gạo xào sa tế) ở đường Old Airport nổi tiếng có đặc sản Lok Lok, xiên thịt nhúng và nước sốt sa tế. Mì gạo xào sa tế khá nổi tiếng ở Singapore. Mì vừa chính tới phủ nước sốt đậu phộng cay chế biến theo công thức gia truyền chắc chắn sẽ làm hài lòng du khách.

    6. Joo Chiat Ang Moh Noodle House

    Phố ẩm thực Chinatown Singapore
    Đây là món mì trộn thập cẩm nổi tiếng nhất ở phía Đông. Được gọi là “ang moh” vì người chủ đầu tiên của quán nhìn cao và trông như người da trắng. Mì Wanton dai với nước sốt và một ít xá xíu rất được yêu thích.

    7. Cánh gà nướng Chomp Chomp Goodluck BBQ

    Phố ẩm thực Chinatown Singapore
    Nhắc đến các món ăn vỉa hè không thể không nhắc tới cánh gà nướng. Tuy có giá cao hơn so với xung quanh nhưng cánh gà ở đây được nướng chín đều, vẫn giữ được độ mềm và có hương vị ngon ngọt.

    8. Hải sản nướng đường Boon Tat

    Phố ẩm thực Chinatown Singapore
    Đây là hệ thống cửa hàng hải sản có mặt ở nhiều nơi như trung tâm ẩm thực Singapore Food Trail, vịnh Makansutra Gluttons và chợ Lau Pa Sat. Thực đơn ở đây luôn làm hài lòng du khách.

    Click chọn ngay Hotel 81 Princess đang giảm giá cực tốt tại iVIVU.com

    9. Newton Circus Ahmad Ibrahim Satay

    Phố ẩm thực Chinatown Singapore
    Quán ăn phục vụ bạn một bữa tối yêu thích với nhiều món nướng xiên.

    10. Mì Phúc Kiến Chinatown Cheng Kee

    Phố ẩm thực Chinatown Singapore
    Cách trình bày món ăn ở đây tạo cho bạn ấn tượng ngay khi nhìn thấy. Bạn có thể phải chờ một lúc lâu để được thưởng thức, vì mì được hầm khá kỹ trong nước hầm tôm để có thể đạt tới mùi vị ngon nhất.
    Phố ẩm thực Chinatown Singapore
    Vẫn còn một vài khó khăn khi nhiều quầy hàng phải đối mặt với việc tìm kiếm những đầu bếp có tay nghề khi chủ quán cũ không còn tiếp tục làm việc nữa, và giá có có cao hơn so với lúc trước nhưng nhìn tổng thể khu phố vẫn giữ được đặc trưng hương vị ban đầu. Phố ẩm thực Chinatown vẫn là điểm đến lý tưởng dành cho những du khách tới thăm quốc đảo sư tử Singapore và muốn thưởng thức những món ăn nổi tiếng địa phương.
    Phố ẩm thực Chinatown Singapore
    Địa chỉ: Phố ẩm thực Chinatown, 335 Smith St Singapore 050335 (Chinatown MRT)
    Giờ mở cửa: 11h00 AM – 11h00 PM hàng ngày.
    Theo Danielfooddiary.com

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét