MỌI MIỀN NƯỚC VIỆT 32: "Khánh Hòa"
(ĐC sưu tầm trên NET)

Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, giáp với tỉnh Phú Yên về hướng Bắc, tỉnh Đắk Lắk về hướng Tây Bắc, tỉnh Lâm Đồng về hướng Tây Nam, tỉnh Ninh Thuận về hướng Nam và Biển Đông về hướng Đông; có mũi Hòn Ðôi trên bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh, là điểm cực Ðông trên đất liền của nước ta.
Các điểm du lịch nổi bật ở Khánh Hòa:
Chùa Long Sơn: Là một trong những di tích lịch sử lâu đời trong cụm khu du lịch Khánh Hòa ngôi chùa hơn trăm năm tuổi này tọa lạc dưới chân núi Trại Thủy, là điểm đến hành hương và vãn cảnh ưa thích của người địa phương cũng như du khách khắp nơi. Đây là ngôi chùa nổi tiếng nhất Nha Trang bởi lịch sử hình thành lâu đời và bức tượng Kim Thân Phật tổ khổng lồ tọa lạc trên trên đỉnh núi.
Thời tiết và khí hậu Khánh Hòa:
Khi du lịch
Khánh Hòa, người ta chỉ chăm chăm xuống biển mà ít khi quan tâm đến
chuyện lên rừng, như thể, rừng chẳng có gì đáng xem.

Thác Yang Bay, còn được người Raglay gọi là “Thác
trời”. Thác nằm trong địa phận buôn Y Bay, xã Khánh Phú, huyện Khánh
Vĩnh, cách Nha Trang khoảng 45km. Yang Bay là cụm gồm 3 thác: thác chính
Yang Bay và 2 thác phụ là Yang Khang và Ho Cho. Thác chính Yang Bay dài
tới 2000m. Hiện tại, thác đang được công ty Khatoco khai thác. Ngoài
việc nâng cấp thác, họ còn đưa thêm các dịch vụ vào khu du lịch Yang Bay
như câu cá sấu, cưới đà điểu, nghe ca nhạc dân tộc của người Raglay,
trò chơi dân gian…

Ngoài Yang Bay, huyện Khánh Vĩnh còn một thác khá đẹp khác tên Suối Mấu.
Chiều cao cột nước khoảng 30m, chia làm 4 tầng, giữa các tầng thác là
các hồ với độ sâu khác nhau được bao bọc bởi những vách đá thẳng đứng,
trong đó có một hồ rộng chừng 150 m2 thả sức cho bạn bơi lội vẫy vùng
cũng như ngắm nhìn loài cây ký sinh có lá hình tròn trang trí trên vách
đá. Suối Mấu cách ngã ba đường mới mở từ Khánh Lê đi Đà Lạt tầm 6km,
cách Nha Trang 59,5km. Nó được phong là “đệ nhất thác” của Khánh Hòa.
Đây đang là điểm phượt hot của các bạn trẻ ở Khánh Hòa.

Thác Tà Gụ thuộc xã Sơn Hiệp, huyện Khánh Sơn. Từ
Cam Ranh rẽ theo tỉnh lộ 9, băng qua đèo Khánh Sơn khoảng 40 cây là tới
thị trấn Tô Hạp, rồi tiếp tục hỏi người dân để đến được thác Tà Gụ. Đây
cũng là một ngọn thác gắn liền với tộc người Raglai. Thác cao 40m, dựng
đứng trên vách giống cái ngà voi, nên còn có tên khác là thác Ngà Voi.
Cũng như Suối Mấu, thác Tà Gụ vẫn còn hết sức hoang sơ, chưa có bàn tay
con người đụng vào. Đường xuống chân thác là một thử thách thực sự,
nhiều đoạn phải bám rễ cây mới có thể đi xuống.


Suối Hoa Lan có tên khác là Suối Tử Sỹ, thuộc bán
đảo Hòn Hèo, cách Nha Trang khoảng 30km về hướng Đông Bắc. Hòn Hèo gồm
nhiều thác, thác cao nhất tới 250m và mỗi thác có một hình dáng, vẻ đẹp
khác nhau; tất cả đổ vào suối Hoa Lan xuống đầm Nha Phu. Theo một số ghi
chép, người Chăm từng sinh sống bên dòng suối trước đây. Hiện tại, Long
Phú đang là công ty đảm nhiệm khai thác suối Hoa Lan.

Suối Thạch Lâm tọa lạc tại xã Suối Cát, huyện Cam
Lâm. Hiện tại suối Thạch Lâm đã được đầu tư, cải tạo trở thành Waterland
suối Thạch Lâm, công viên nước với nhiều trò chơi phiêu lưu mạo hiểm
duy nhất ở Khánh Hòa. Thác Thạch Lâm gắn liền với tên tuổi bác sĩ
Alexandre Yersin, ông là người khai phá và mở đường đến thác.












Tổ yến thường được chế biến thành món chè, chưng đường phèn...
Với những người con ở vùng đất Khánh
Hòa thì không ai không biết đến những câu ca dao quen thuộc nhằm ca
ngợi 6 món ăn đặc sản của người Khánh Hòa. 'Yến sào hòn Nội/ Vịt lội
Ninh Hòa/ Tôm hùm Bình Ba/ Nai khô Diên Khánh/ Cá tràu Võ Cạnh/ Sò
huyết Thủy Triều...'.
1. Yến sào hòn Nội
Đứng đầu trong 6 món đặc sản của người dân Khánh Hòa là yến sào. Đây là một sản vật vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho người dân ở đây. Dưới thời phong kiến, yến sào là tặng phẩm, đứng đầu bát trân mà chỉ có Vua, chúa mới được dùng. Ơ Khánh Hòa, yến sống tự nhiên trên hơn 30 hòn đảo lớn nhỏ. Trong đó, nổi tiếng nhất là yến sào hòn Nội, sau đó đến hòn Ngoại, hòn Sam....
Nếu có dịp đi về Ninh Hòa, bạn sẽ thấy những đàn vịt hàng ngàn con đang kiếm ăn trên các cánh đồng sau mùa gặt. Vịt Ninh Hòa là loại vịt mập thịt, cổ dài, vì được nuôi tự nhiên ngoài đồng, thức ăn là hạt lúa rơi vãi, giun, ốc, cua đồng, tôm, tép... nên những con vịt ở đây luôn cho thịt chắc, ngọt ngon nhưng không dai nên rất được ưa thích.
Vịt Ninh Hòa có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, nào luộc,
nướng, quay, xào, chiên, kho, hấp, sốt, rán, hầm, tiềm, bỏ lò... Trong
đó phổ biến nhất là vịt nấu cháo, vịt luộc bóp gỏi ăn kèm mắm gừng, vịt
ướp nướng chao, vịt xáo măng... món nào cũng ngon, cũng hấp dẫn và đầy
hương vị.
3. Tôm hùm Bình Ba
Là một đảo nhỏ nằm trên vịnh Cam Ranh, đảo Bình Ba thường được biết đến với tên gọi là đảo tôm hùm. Tên gọi đó bắt nguồn từ việc đây là thủ phủ cho nghề nuôi tôm hùm của cả nước. Tôm hùm Bình Ba là một món ngon nổi tiếng, vang danh cả nước. Du khách khi đến với Bình Ba chắc chắn không thể nào bỏ qua cơ hội thưởng thức những con tôm hùm tươi ngon vừa mới được bắt lên.
Tôm hùm Bỉnh Ba được du khách nhận xét là nhiều thịt, mềm và có vị
ngọt rất đặc trưng. Người dân trên đảo thường chế biến tôm hùm thành
các món, đơn giản thì nướng, hấp, cầu kì hơn thì lăn bột chiên, nấu
canh chua tôm hay kho rim. Cháo tôm hùm cũng là món ăn mà bạn không thể
bỏ qua trong buổi chiều lộng gió trên đảo, ngoài ra, còn một món ăn
rất đặc biệt mà rất nhiều người muốn ăn thử một lần cho biết khi đến
đây đó là tiết canh tôm hùm. Đây là món ăn lạ, vị mằn mặn, ngòn ngọt ăn
chung với bánh tráng cùng với các loại rau sống, không thể thiếu như
ngò gai, rau diếp cá và có thể ăn chung với khế chua, chuối chát.
4. Nai khô Diên Khánh
Với những du khách ưa hải sản đã có món tôm hùm Bình Ba nổi tiếng thì món nai khô Diên Khánh chắc chắn sẽ làm hài lòng những ai ưa thích đặc sản núi rừng. Ngày xưa, thị trấn Diên Khánh bao gồm cả huyện miền núi Khánh Vĩnh là một nơi có số lượng nai nhiều nhất trong cả tỉnh.
Ngày trước, nai còn nhiều, người dân thường hay đặt bẫy đánh bắt.
Thịt nai tươi sống được ướp nướng, xào... dư thừa thì đem phơi khô để
dành. Dần dà, món nai khô trở thành đặc sản mà ai đến Diên Khánh đều
muốn được thưởng thức. Ngày nay, số lượng nai đã không còn nhiều để có
thể đánh bắt như trước đây nên đặc sản nai khô của vùng đất này gần như
khan hiếm và không còn ngon như trước.
5. Cá tràu Võ Cạnh
Cá tràu hay còn gọi là cá lóc là một món ăn quen thuộc từ Bắc vào Nam ở nước ta. Riêng ở Khánh Hòa, nói đến cá tràu là phải nhắc đến làng Võ Cạnh (một ngôi là nhỏ thuộc phường Vĩnh Trung, thành phố Nha Trang), theo nhiều người thì cá tràu ở đây mập, thịt thơm ngọt và không có mùi tanh như cá ở những nơi khác.
Cuối cùng trong 6 món ngon là sò huyết Thủy Triều. Đây là tên gọi một đầm lớn nằm ở phía Bắc của bán đảo Cam Ranh. Ở đầm này có loại sò huyết nổi tiếng, xếp ngang hàng với sò huyết đầm Ô Loan (Phú Yên) và sò huyết Tam Giang (Thừa Thiên Huế). Sò huyết ở đây không chỉ ngon mà còn nhiều, chỉ cần đi dọc theo mép đầm khi thủy triều vừa rút nước, cạo nhẹ lớp bùn trên mặt là bạn đã có thể bắt được sò.
Được xếp vào loại hải sản bổ dưỡng, nhất là đối với cánh đàn ông nên
sò huyết rất được ưa thích. Người ta thường chế biến sò huyết thành
nhiều món ăn ngon như sò huyết nướng tái, sò huyết xào me, rang muối
ớt, bóp gỏi hay nấu cháo đều rất ngon miệng...
Ngày nay, vùng đất Nha Trang, Khánh Hòa đã có thêm rất nhiều món ăn ngon khác như: mực một nắng, bún cá dầm, bún sứa, bánh canh chả cá, cua huỳnh đế... Không chỉ làm phong phú thêm ẩm thực phố biển, những món ăn đó đều rất ngon miệng, trở thành đặc sản được nhiều du khách ưa thích.
Khánh Hòa
Tỉnh của Việt Nam
Khánh
Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, giáp với tỉnh Phú Yên
về phía Bắc, tỉnh Đắk Lắk về phía Tây Bắc, tỉnh Lâm Đồng về phía Tây
Nam, tỉnh Ninh Thuận về phía Nam, và Biển Đông về phía Đông. Wikipedia
Diện tích: 2.015 mi²
Dân số: 1,192 triệu (1 thg 7, 2013)
Tổng quan du lịch Khánh Hòa
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, giáp với tỉnh Phú Yên về hướng Bắc, tỉnh Đắk Lắk về hướng Tây Bắc, tỉnh Lâm Đồng về hướng Tây Nam, tỉnh Ninh Thuận về hướng Nam và Biển Đông về hướng Đông; có mũi Hòn Ðôi trên bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh, là điểm cực Ðông trên đất liền của nước ta.
Khu du lịch Khánh Hòa nổi tiếng với thành phố biển Nha Trang
cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch của tỉnh Khánh
Hòa. Vùng đất này có khí hậu ôn hòa, giao thông thuận lợi cả về đường
thủy, đường bộ, đường hàng không và đường sắt. Tất cả các tuyến tàu lửa
đều dừng ở đây.
Du lịch Khánh Hòa
được thiên nhiên ưu đãi về vị trí, cảnh quan khí hậu cùng với một bối
cảnh lịch sử phong phú, Nha Trang đã trở thành một điểm đến thu hút du
khách với nhiều loại hình du lịch đa dạng như du lịch sinh thái, du lịch
cảnh quan, du lịch cộng đồng…
Các điểm du lịch nổi bật ở Khánh Hòa:
Tháp bà Ponagar: Là một kiến trúc nổi tiếng trong cụm du lịch Khánh Hòa Tháp bà Ponagar
của dân tộc Chăm với kiến trúc độc đáo. Tòa tháp được xây dựng trên
một khu đất bằng phẳng khoảng hơn 200m2, dựa vào một ngọn đồi nhỏ cạnh
con sông Cái, cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 2 km về phía
bắc. Ponagar là tên gọi của ngọn tháp lớn nhất trong quần thể, cao
khoảng 23 mét. Ngôi đền được xây dựng vào thời kỳ đạo Hindu đang cường
thịnh, khi đó đất nước Chăm Pa có tên gọi là Hoàn Vương Quốc. Đến đây,
du khách sẽ khám phá nghệ thuật điêu khắc Chămpa được chạm trổ công phu,
tạc vào đá ở mặt ngoài tượng tháp.
Thành cổ Diên Khánh:
Nằm cách thành phố Nha Trang khoảng 10 km theo quốc lộ 1 về phía Tây,
nhìn bên phải bạn sẽ bắt gặp một dãy tường thành hình lục giác nhưng 6
cạnh không đều nhau, đó là thành cổ Diên Khánh. Trước đây bên trong
thành có nhiều kiến trúc độc đáo như hoàng cung, cột cờ, dinh tuần vũ,
dinh án sát, nhà kho…Ngày nay Thành Diên Khánh chỉ còn sót lại 2 di tích
cổng Đông và Tây.
Hòn Chồng: Hòn Chồng là một thắng cảnh tự nhiên ở thành phố Nha Trang, thuộc khóm Hòn Chồng,
phường Vĩnh Phước. Khu vực này là một bãi đá được xếp chồng lên nhau
một cách tự nhiên, ngoài ra còn có Hòn vợ ở gần đó và Hội quán vịnh Nha
Trang có dạng nhà rường Huế được xây ở phía trên. Danh thắng Hòn Chồng
được xem là một trong những khu vực biển đẹp và an toàn nhất ở Nha
Trang.
Dốc Lết: Một điểm nhấn du lịch Khánh Hòa
đó là biển Dốc Lết là một bãi biển xinh đẹp với những cồn cát trắng
tinh chạy dài, nước biển trong xanh thoai thoải dưới những hàng dương,
ngăn cách đất liền với biển. Dốc Lết nằm ở địa phận Ninh Hòa, cách Nha
Trang chừng 50km về phía bắc.
Ở đây đã phát triển các khu du lịch có
bể bơi nước ngọt, nhà nghỉ và nhièu dịch vụ khác như nhà hàng, quầy ăn
uống, quầy lưu niệm, chòi nghỉ, ghế đặt dưới bóng cây xanh…Nếu bạn muốn
tránh xa những đám đông du khách ở Nha Trang, đây sẽ là một nơi lý tưởng
để thư giãn trong kỳ nghĩ của bạn.
Chùa Long Sơn: Là một trong những di tích lịch sử lâu đời trong cụm khu du lịch Khánh Hòa ngôi chùa hơn trăm năm tuổi này tọa lạc dưới chân núi Trại Thủy, là điểm đến hành hương và vãn cảnh ưa thích của người địa phương cũng như du khách khắp nơi. Đây là ngôi chùa nổi tiếng nhất Nha Trang bởi lịch sử hình thành lâu đời và bức tượng Kim Thân Phật tổ khổng lồ tọa lạc trên trên đỉnh núi.
Viện Hải Dương Học:
Đến thăm Viện Hải Dương Học, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng một bảo
tàng sinh vật biển với trên 20.000 mẫu vật của hơn 4.000 loại sinh vật
biển và nước ngọt được sưu tầm, lưu giữ từ nhiều năm nay. Bên cạnh đó là
những mẫu vật sống được nuôi thả trong bể kính, đặc biệt là có các loài
thú biển quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng như Bò biển. Ngoài ra,
bảo tàng còn đang lưu giữ, bảo quản một bộ xương cá voi khổng lồ dài gần
26m, cao 3m đã bị chôn vùi trong lòng đất ở đồng bằng sông Hồng ít nhất
hơn 200 năm.
Thời tiết và khí hậu Khánh Hòa:
Khánh Hòa mang khí hậu nhiệt đới gió
mùa. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1000 - 2000 mm, tập trung chủ yếu
từ tháng 7 đến tháng 12 trong năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất
340C, thấp nhất 220C. Hàng năm, có 7 tháng nhiệt độ trung bình 26,70C,
tháng lạnh nhất là tháng 1 tháng 2; hiện tượng sương muối ít xảy ra.
Dân số - Dân tộc Khánh Hòa:
Theo kết quả điều tra ngày 01/4/1999,
tỉnh Khánh Hoà có 1.031.390 người. Trong đó, số người trong độ tuổi lao
động xã hội toàn tỉnh năm 2002 là 519.000 người, chiếm 50,71% dân số,
trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 4,7%.
Trên địa bàn tỉnh có 32 dân tộc, đông
nhất là dân tộc Kinh có 983.590 người, chiếm 95,36%. Các dân tộc thiểu
số như dân tộc Rag Lai có 35.069 người, chiếm 3,4%; dân tộc Hoa có 3.731
người, chiếm 0,36%; dân tộc Cơ Ho có 3.506 người, chiếm 0,32%; dân tộc Ê
Ðê có 2.563 người, chiếm 0,25%; dân tộc Tày chiếm 0,12%; dân tộc khác
chiếm 0,15%.
Trình độ dân trí:
Tính đến năm 2002, đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 8 huyện, thị xã,
thành phố chiếm 100%, với 139 xã, phường; trong đó số xã miền núi là 49
xã, chiếm 35,25%; tỷ lệ người biết chữ chiếm 89%; số học sinh phổ thông
năm học 2001 - 2002 là 242.578 người, trong đó số học sinh dân tộc chiếm
8,09%; số giáo viên toàn tỉnh là 8.681 người, trong đó giáo viên dân
tộc thiểu số là 150 người, chiếm 1,73%; số thầy thuốc có 1.113 người,
bình quân có 10 y bác sỹ trên 1 vạn dân, trong đó y bác sỹ dân tộc thiểu
số là 10 người, chiếm 0,9%.
Tài nguyên thiên nhiên:
Tỉnh Khánh Hoà có 519.745 ha đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông
nghiệp là 81.813 ha, chiếm 15,74%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là
180.740 ha, chiếm 34,77%; diện tích đất chuyên dùng là 80.793 ha, chiếm
15,54%; diện tích đất ở là 5.427 ha, chiếm 1,04%; diện tích chưa sử dụng
và sông suối đá là 170.972 ha, chiếm 32,88%.
Trong đất nông nghiệp:
Diện tích đất trồng cây hàng năm là 53.403 ha, chiếm 65,27%; riêng đất
trồng lúa chiếm 18,08% gieo trồng 2 vụ lúa; diện tích đất trồng cây lâu
năm là 8.216 ha, chiếm 10,04%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ
sản là 4.918 ha, chiếm 6,01%.
Diện tích đất trống đồi núi trọc cần
phủ xanh là 143.892 ha, diện tích đất có mặt nước chưa sử dụng là 387
ha, diện tích đất bằng chưa sử dụng là 8.864 ha.
Tài nguyên rừng: Ðến năm 2002, tỉnh Khánh Hoà có 183.194 ha, trong đó, diện tích rừng tự nhiên là 159.595 ha, rừng trồng 23.599 ha.
Tài nguyên biển: Tỉnh có 385 km bờ biển. Tổng sản lượng hải sản 83.000 tấn, trong đó khai thác 63.000 tấn, nuôi trồng 30.000 tấn.
Tài nguyên khoáng sản:
Khoáng sản là nguyên vật liệu xây dựng, cát trắng trữ lượng 140 triệu
tấn, cao lanh 70.000 tấn, đá granite 10 tỷ m3. Tài nguyên du lịch: Phong
phú đẹp nhất miền Trung.
Du lịch Khánh Hòa với top 5 con suối thác hoành tráng nhất
Xem thêm Du lịch Nha Trang
Nhưng sự thật là, rừng của Khánh Hòa có rất nhiều báu vật, một trong
đó là các thể loại thác. Ngoài Yang Bay thì Suối Mấu, Tà Gụ, Hoa Lan và
Thạch Lâm cũng rất đáng cho bạn đến tham quan và khám phá.Thác Yang Bay
Ảnh: dulichnhatranggiare.com.
Suối Mấu
Ảnh: dienkhanhonline.com.
Thác Tà Gụ
Ảnh: nhatrang247.info.
Tham khảo danh sách Resort (Khu nghỉ dưỡng) Nha Trang giá rẻ
Suối Hoa Lan
Ảnh: hn6.seomaster.vn
Ảnh: sưu tầm.
Suối Thạch Lâm
Ảnh: thethaovietnam.vn
Theo Traveltimes.vn
10 thiên đường biển đảo của du lịch Khánh Hòa
Bên cạnh cụm ba đảo Bình Ba, Bình Hưng, Bình Tiên, du khách còn khó quên vẻ đẹp của hòn Tằm, hòn Mun, hòn Miễu.
10 thiên đường biển đảo của du lịch Khánh Hòa

1. Đảo Bình Ba
được mệnh danh là “đảo tôm hùm”. Những năm gần đây có làn sóng “người
người đi Bình Ba” bởi phong cảnh hoang sơ, hải sản ngon rẻ, người dân
thân thiện. Ảnh: Sam.
Chọn ngay nhiều tour du lịch Bình Ba hấp dẫn với giá chỉ từ 600.000 VND tại iVIVU.com

2. Đảo Bình Hưng
là một trong cụm đảo ba Bình. Sau khi Bình Ba bắt đầu quá tải, du khách
bắt đầu chuyển hướng sang Bình Hưng và đều yêu thích vẻ đẹp bao la,
thanh bình của hòn đảo này. Ảnh: Nguyễn An Nhiên.
Tham khảo ngay Tour Nha Trang 2N2Đ: Khám phá đảo Bình Hưng với giá chỉ 999.000 VND tại iVIVU.com

3. Đảo Bình Tiên là đảo cuối cùng trong cụm ba Bình, cũng là đảo đón du khách muộn nhất trong ba đảo. Ảnh: Chungphoto.
Chọn ngay Tour Bình Hưng 2N2D: Bình Hưng – Bình Lập – Bình Tiên với giá chỉ từ 1.050.000 VND tại iVIVU.com

4. Đảo Robinson gần cụm ba Bình. Đảo không rộng, cơ sở vật chất, dịch vụ du lịch khá ít. Nơi này thích hợp khám phá, cắm trại. Ảnh: Thiên Lam

5. Hòn Mun là
khu bảo tồn biển đầu tiên và duy nhất của Việt Nam. Nơi này hấp dẫn du
khách với cát trắng, biển xanh, những tổ yến cheo leo trên vách đá,
những rặng san hô tuyệt đẹp, hệ thống sinh vật biển phong phú. Ảnh:
Vietnamdiscoveries.

6. Hòn Chồng:
Đến với hòn Chồng, ngoài tắm biển, cảm nhận vẻ đẹp của Nha Trang, bạn
còn có dịp khám phá câu chuyện kỳ thú về sự tích của bãi đá. Ảnh:
Cityinsight.

7. Hòn Một là hòn đảo nhỏ nhất trong vịnh Nha Trang. Đảo đẹp, thanh bình như một làng quê giữa biển. Ảnh: Stevenmark2011.
Nhanh tay đặt khách sạn Nha Trang nhận nhiều ưu đãi hấp dẫn từ iVIVU.com

8. Hòn Tre:
Điểm nhấn của hòn Tre chính là khu du lịch Vinpearland cùng hệ thống
cáp treo trên biển dài nhất thế giới ra đảo. Ảnh: Vinpearland.

9. Hòn Tằm
cách thành phố 7 km về phía Đông Nam. Nếu đi ca nô, bạn sẽ cần 7 phút.
Nếu đi tàu, thời gian di chuyển tăng gấp 4 lần (25 phút). Cũng như các
đảo khác thuộc Nha Trang, Hòn Tằm thơ mộng với biển xanh, cát trắng,
nắng vàng, rặng san hô nhiều màu sắc. Ảnh: Cityinsight.

10. Hòn Miễu:
Đến với hòn Miễu, bạn không chỉ chiêm ngưỡng cảnh đẹp hoang sơ của một
trong những thiên đường biển đảo Nha Trang mà bạn còn có dịp tham quan 2
địa điểm du lịch nổi tiếng trên đảo là hồ cá Trí Nguyên và bãi tắm Bãi
Sỏi. Ảnh: Tripadvisor.
Theo Zing News
Thông Tin Du Lịch Văn hóa - lễ hội Khánh Hòa - dulichvietnam.com.vn
Lễ Bỏ mả của người Raglai
Người Raglai quan niệm rằng, trong cõi nhân gian có
hai thế giới cùng tồn tại, đó là thế giới của người đang sống (cõi tạm)
và thế giới của những người đã khuất (vĩnh hằng).
Lễ đền đáp cha mẹ của người Raglai Khánh Hòa
Người Raglai Khánh Hòa có một nghi lễ độc đáo, mang
đậm tính nhân văn, có tác động sâu sắc đến đời sống văn hóa xã hội gọi
là “Ea Tiaau Pilâu Dhadha”
Lễ hội đền hùng ở Nha Trang
Lễ hội Đền Hùng Nha Trang diễn ra tại Đền Hùng Vương, đường Ngô Gia Tự, TP Nha Trang. vào ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Tham gia lễ hội cúng bến nước của người Êđê Khánh Hòa
Lễ hội cúng bến nước là một trong những lễ hội
truyền thống của đồng bào dân tộc Ê-đê, cầu thần linh sang xuân ban cho
dân làng dồi dào sức khỏe, làm ăn khá giả...
Lễ hội ăn mừng lúa mới của người Raglai ở Khánh Hòa
Sau khi thu hoạch, bao giờ người Raglai cũng làm lễ cúng tạ thần Lúa – Bắp và Ông Bà tổ tiên đã phù hộ rồi mới ăn.
Đặc sắc lễ hội Cá Voi Nha Trang
Lễ hội Cá Voi Nha Trang diễn ra tại Lăng Ông – TP
Nha Trang được tổ chức hàng năm vào đúng ngày ông lỵ và hai kỳ xuân tế,
thu tế.
Lễ hội cầu ngư Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ hội Cầu Ngư bắt nguồn từ tục thờ Ông Nam Hải (Cá
Voi) - là tục lâu đời của cư dân vùng biển từ Bắc miền Trung trở vào Nam
và điển hình nhất là ở Khánh Hòa.
Lễ hội Tháp Bà Pônagar
Lễ hội Tháp Bà Pônagar ở tỉnh Khánh Hòa còn gọi là
Lễ hội Thiên Y A Na Thánh Mẫu hay Lễ vía Bà là di sản văn hoá phi vật
thể, thuộc loại hình Lễ hội truyền thống
Lễ hội Yến Sào Nha Trang
Lễ hội Yến sào Khánh Hòa được tổ chức theo nghi thức cổ truyền trọng thể tại đền thờ Tổ, đảo yến Hòn Nội.
Lễ hội Am chúa- Khánh Hòa và tục thờ mẫu
Lễ hội Am Chúa là dịp sinh hoạt văn hóa linh tính,
để người dân khánh hòa biểu thị tấm lòng "Uống nước nhớ nguồn", nhớ ơn
Bà Mẹ Xứ Sở
Thông Tin Du Lịch Di tích lịch sử - văn hóa Khánh Hòa - dulichvietnam.com.vn
Đền thờ chí sĩ Trần Quý Cáp
Đền thờ Trần Quý Cáp được xây dựng trên phần đất tục
danh là Gò Chết Chém (gò này có tên từ khi Trần Quý Cáp nằm xuống), bên
cạnh cầu Sông Cạn, thuộc thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh
Khánh Hòa.
Tháp Bà Ponagar - kiệt tác về điêu khắc Chămpa của Khánh Hòa
Tháp bà Ponagar tọa lạc tại phía bắc của cầu Xóm Bóng, trên đường Hai Tháng Tư, phường Vĩnh Hải, thành phố Nha Trang
Chùa Trúc Lâm trên đảo Hòn Tre Nha Trang
Chùa Trúc Lâm được khánh thành ngày 25/9/2008 và là
ngôi chùa lớn nhất nằm trên một hòn đảo của Việt Nam, là nơi sinh hoạt
phật giáo của các tăng ni, phật tử trong cả nước
Đàn đá Khánh Sơn Nha Trang
Bất cứ du khách nào có dịp đến Khánh Sơn, được nghe
âm thanh trong trẻo của đàn đá Khánh Sơn đều có cảm tưởng như được trở
về nguồn cội của âm nhạc thuở ban sơ.
Lăng Bà Vú- Lăng thờ “Nhũ mẫu” vua Gia Long
Lăng Bà Vú tọa lạc tại P.Ninh Hiệp, TX.Ninh Hòa
(Khánh Hòa).Nói đến lăng Bà Vú người ta thường nhớ đến câu chuyện về
người phụ nữ đã có nhiều công lao với vua Gia Long
Nét xưa cổ kính nơi Thành cổ Diên Khánh
Thành Diên Khánh là một quần thể kiến trúc quân sự
phổ biến vào thế kỷ XVII, XVIII ở Tây Âu, và là thành thứ hai được đưa
vào Việt Nam (sau thành Gia Định ở Nam Kỳ).
Ghé thăm Đình Phú Cang Khánh Hòa
Đình Phú Cang ngày nay thuộc xã Vạn Phú, huyện Vạn
Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Đình được xây dựng và bài trí theo lối kiến trúc
thường thấy của những mái đình nơi làng quê Việt Nam
Di tích văn miếu Diên Khánh Khánh Hòa
Văn miếu Diên Khánh tọa lạc tại thị trấn Diên
Khánh, huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa. Đây là một quần thể kiến trúc
được xây để thờ Đức Khổng Tử, người khai sáng đạo Nho ở Trung Quốc
Khu tưởng niệm bác sĩ Alexandre yersin
Khu tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin là công trình
nằm trên một ngọn đồi nhỏ không tên tại khu vực Suối Dầu huyện Diên
Khánh cách thành phố Nha Trang 20 km
Di tích chùa Long Sơn
Chùa Long Sơn hay còn có tên gọi khác là chùa Phật
Trắng, trước còn có tên là Đăng Long Tự, tọa lạc ở số 22 đường 23 tháng
10, phường Phương Sơn Nha Trang
Thông Tin Du Lịch Ẩm thực - món ăn Khánh Hòa - dulichvietnam.com.vn
Tôm Mũ ni- Hương vị biển Nha Trang
Nha Trang không chỉ đẹp bởi nhưng bãi biển tựa như thiên đường mà ẩm thực món ăn Nha Trang- Khánh Hòa luôn
là đề tài hấp dẫn đối với mọi khách du lịch. Nơi đây với vô vàn các
loại hải sản tươi ngon và độc đáo níu chân du khách, một trong số đó
phải kể đến món Tôm mũ ni
Yến sào Hòn Nội- Tinh túy nét ẩm thực Nha Trang
“Yến sào hòn Nội- Vịt lội Ninh Hòa- Tôm hùm Bình Ba- Nai khô Diên Khánh- Cá tràu Võ Cạnh- Sò huyết Thủy Triều”.
Hấp dẫn với bánh ướt Phú Khánh Trung
Bánh ướt Phú Khánh Trungđược làm từ bột gạo nhưng độc đáo và hấp dẫn… khiến những ai từng một lần ghé thăm ắt hẳn sẽ khó quên.
Ốc Cồi Điếu – “Thịt san hô” trứ danh Nha Trang
Thịt san hô Nha Trang thực ra là một loại ốc có vò xù xì, thường sống ở vùng biển có san hô hóa thạch tên là Cồi Điếu.
Mực rim Chợ Đầm Nha Trang
Mực rim Chợ Đầm Nha Trang được chế biến đơn giản nhưng mang lại hương vị đặc biệt, là một trong những đặc sản của xứ biển này.
Thưởng thức hương vị biển Nha Trang với món bánh xèo mực
Bánh xèo mực Nha Trang mang những hương vị hết sức
độc đáo được ăn kèm với mực tươi từ biển, mang đến cho thực khách cảm
nhận khác biệt so với bánh xèo nơi khác.
Bánh bèo ngọt Nha Trang- Bạn đã thử chưa?
Bánh bèo ngọt là một trong những món quà vặt hấp
dẫn của Nha Trang. Bánh bèo ngọt cũng đổ trong chén như bánh bèo thường
nhưng nhỏ hơn, vừa đủ “một miếng”, vừa miệng rất ngon.
Bánh phồng nếp – Đặc sản Nha Trang
Bánh phồng nếp được nhắc đến như một món ăn dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn đến thực khách khi đi du lịch Nha Trang
Sò huyết thủy triều nổi tiếng Nha Trang
Sò huyết Thủy Triều dù không nổi danh như các món
ngon khác, song với hương vị và giá trị dinh dưỡng cao, sò huyết xứng
đáng xếp vào danh sách các món ăn thuộc hàng "hải sản vua".
Du lịch Nha Trang chớ bỏ qua bánh tráng xoài
Đến với vùng đất Nha Trang bạn có thể nghe thấy hàng
loạt các món ăn ngon nổi tiếng nhưng không thể không nhắc tới món ăn
vặt bánh tráng xoài
Am Chúa: Một di tích lịch sử văn hóa của Khánh Hoà
07/11/2012, 12:19 [GMT+7]
Am Chúa là một di tích lịch sử
văn hoá (LSVH) lâu đời của xứ Trầm Hương, gắn liền với tục thờ Thánh
Mẫu Thiên Y A Na. Cùng với truyền thuyết về Thiên Y Thánh Mẫu, di tích
Am Chúa đã thể hiện rõ nét sự giao lưu văn hoá Việt - Chăm.
Am Chúa nằm trên lưng chừng núi Đại An
(còn gọi là núi Dưa), thuộc thôn Đại Điền Trung, xã Diên Điền, huyện
Diên Khánh. Am Chúa là nơi thờ Thánh Mẫu Thiên Y A Na - Bà Mẹ xứ sở đã
khai sáng và truyền dạy cho dân chúng cách làm ăn, sinh sống. Tín ngưỡng
thờ Bà Thiên Y A Na được bắt nguồn từ tục thờ Bà Ponagar của người
Chăm. Hay nói đúng hơn, những người Việt đến định cư ở đất này đã Việt
hoá tục thờ Bà Mẹ xứ sở của người Chăm bằng truyền thuyết về Bà Thiên Y A
Na giáng trần tại núi Đại An và hiển thánh ở Tháp Bà - Nha Trang. Đến
nay, ở Khánh Hoà vẫn lưu truyền câu nói: “Am Chúa hiển nhân, Tháp Bà
hiển thánh” như một lời khẳng định về sự nối liền giữa di tích Am Chúa
với Tháp Bà Ponagar.
Am Chúa được xây dựng năm nào không rõ,
nhưng trải qua nhiều lần trùng tu, hiện nay am đã là một nơi thờ phụng
trang nghiêm, tôn vinh huyền sử về Thánh Mẫu Thiên Y A Na. Đường lên Am
Chúa với hơn 100 bậc tam cấp đã được lát đá hoa cương. Sau khi qua cổng
tam quan, du khách sẽ đến Am Chúa. Cấu trúc của Am Chúa có bái đường và
chính điện. Trên nóc bái đường và chính điện đều có đắp nổi hình tứ linh
“Long, Ly, Quy, Phụng”. Ở gian bái đường còn đắp nổi đôi câu đối bằng
chữ Hán ghi lại sự tích Bà Thiên Y A Na. Giữa chính điện là khám thờ Bà
Thiên Y A Na, 2 bên thờ tả, hữu ban liệt vị. Tại Am Chúa vẫn còn giữ
được nhiều sắc phong của triều đình nhà Nguyễn, trong đó có sắc phong
của vua Tự Đức cho phép thờ phụng Bà Thiên Y A Na là “Hồng Nhơn phổ tế
linh cảm diệu thông, Mặc tướng trang huy thượng đẳng thần”. Điều đó phần
nào cho thấy giá trị văn hoá của Am Chúa đã được khẳng định từ xưa.
Hàng năm, vào những ngày đầu tháng 3 (âm
lịch), lễ hội Am Chúa được tổ chức, thu hút lượng khách hành hương rất
lớn. Với nhiều nghi lễ cổ truyền như múa bóng, hát văn, tế lễ… lễ hội Am
Chúa đang bảo tồn nhiều giá trị văn hoá tinh thần mang đậm dấu ấn bản
sắc văn hoá của xứ Trầm Hương.
Không chỉ là di tích LSVH lâu đời, Am
Chúa còn gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng của quân dân xã Diên
Điền nói riêng và huyện Diên Khánh nói chung. Hiện nay, trước sân của am
vẫn còn một cây mã tiền cổ thụ có tuổi thọ trên 350 năm. Trong những
năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cây mã tiền nhiều lần
được dùng làm cột treo cờ để biểu dương lực lượng, khơi dậy truyền
thống yêu nước của nhân dân. Sau lưng Am Chúa còn lưu lại dấu vết của lô
cốt, giao thông hào bằng đá do thực dân Pháp xây dựng trong những năm
chiếm đóng tại đây.
Với nhiều giá trị văn hoá và lịch sử cách mạng, năm 1999 Am Chúa đã được xếp hạng di tích LSVH quốc gia.
(Tổng hợp)
BIA CHỦ QUYỀN TRƯỜNG SA ĐƯỢC CÔNG NHẬN DI TÍCH QUỐC GIA
Hai bia khẳng định chủ quyền Trường Sa do Việt Nam Cộng hòa xây dựng tại đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết năm 1956 (nay thuộc hai xã Song Tử Tây và Sinh Tồn, huyện Trường Sa) đã là di tích quốc gia.
Sáng 17-6, ông Trương Đăng Tuyến (giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Khánh Hòa) cho biết vừa nhận được Quyết định số 1825 của Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch công nhận cụm bia chủ quyền quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Đó là hai bia chủ quyền Việt Nam do Việt Nam Cộng hòa xây dựng tại đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết năm 1956 (nay thuộc hai xã Song Tử Tây và Sinh Tồn, huyện Trường Sa).
Trên hai bia chủ quyền này được Việt Nam Cộng hòa in rõ: “Quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy. Phái bộ quân sự thị sát nghiên cứu đến viếng quần đảo này ngày 22-8-1956 dưới sự hướng dẫn của Hải quân Việt Nam”.
Vào năm 2011, cụm bia chủ quyền ở quần đảo Trường Sa đã được UBND tỉnh Khánh Hòa xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh, sau đó Khánh Hòa làm hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia.
Ông Trương Đăng Tuyến cho biết việc bảo tồn hai bia chủ quyền trên đã thực hiện rất tốt thời gian qua. Sắp tới, sau khi có kế hoạch tổ chức lễ đón nhận và công bố di tích cấp quốc gia đối với hai bia chủ quyền trên, ngành Văn hóa - thể thao và du lịch Khánh Hòa sẽ kiến nghị tôn tạo cụm bia chủ quyền này.
[Theo Tuổi Trẻ Online]
Hai bia khẳng định chủ quyền Trường Sa do Việt Nam Cộng hòa xây dựng tại đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết năm 1956 (nay thuộc hai xã Song Tử Tây và Sinh Tồn, huyện Trường Sa) đã là di tích quốc gia.
Sáng 17-6, ông Trương Đăng Tuyến (giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Khánh Hòa) cho biết vừa nhận được Quyết định số 1825 của Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch công nhận cụm bia chủ quyền quần đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Đó là hai bia chủ quyền Việt Nam do Việt Nam Cộng hòa xây dựng tại đảo Song Tử Tây và đảo Nam Yết năm 1956 (nay thuộc hai xã Song Tử Tây và Sinh Tồn, huyện Trường Sa).
Trên hai bia chủ quyền này được Việt Nam Cộng hòa in rõ: “Quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy. Phái bộ quân sự thị sát nghiên cứu đến viếng quần đảo này ngày 22-8-1956 dưới sự hướng dẫn của Hải quân Việt Nam”.
Vào năm 2011, cụm bia chủ quyền ở quần đảo Trường Sa đã được UBND tỉnh Khánh Hòa xếp hạng là di tích lịch sử cấp tỉnh, sau đó Khánh Hòa làm hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia.
Ông Trương Đăng Tuyến cho biết việc bảo tồn hai bia chủ quyền trên đã thực hiện rất tốt thời gian qua. Sắp tới, sau khi có kế hoạch tổ chức lễ đón nhận và công bố di tích cấp quốc gia đối với hai bia chủ quyền trên, ngành Văn hóa - thể thao và du lịch Khánh Hòa sẽ kiến nghị tôn tạo cụm bia chủ quyền này.
[Theo Tuổi Trẻ Online]


6 món đặc sản trong thơ ca của Khánh Hòa
Thích tắt quảng cáo hãy nhấn nút
Yến sào, vịt, tôm hùm, nai khô, cá tràu (cá lóc),
sò huyết... là những món ăn vang danh của xứ sở trầm hương được ca ngợi
trong thơ văn.
Tổ yến thường được chế biến thành món chè, chưng đường phèn...
1. Yến sào hòn Nội
Đứng đầu trong 6 món đặc sản của người dân Khánh Hòa là yến sào. Đây là một sản vật vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho người dân ở đây. Dưới thời phong kiến, yến sào là tặng phẩm, đứng đầu bát trân mà chỉ có Vua, chúa mới được dùng. Ơ Khánh Hòa, yến sống tự nhiên trên hơn 30 hòn đảo lớn nhỏ. Trong đó, nổi tiếng nhất là yến sào hòn Nội, sau đó đến hòn Ngoại, hòn Sam....
Yến thường làm tổ trên vách núi đá cao, người ta thường
dựng những giàn giáo bằng tre theo các vách đá để lấy tổ yến. Tổ yến
được chia thành nhiều loại như: yến huyết, yến bã trầu, yến trắng, yến
vàng… Theo đông y, yến sào vị ngọt, tính bình, thường được dùng làm
thức ăn bổ dưỡng, suy nhược, mệt mỏi, biếng ăn, khí huyết yếu kém, mất
ngủ, tim đập nhanh, gầy ốm, da vàng… Ngoài ra, yến sào còn giúp tăng
sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể... Yến thường được chế biến thành
nhiều cách như chưng đường phèn, súp yến, yến tiềm gà ác, chè yến hạt
sen, chè yến đường phèn, làm bánh...
2. Vịt Ninh HòaNếu có dịp đi về Ninh Hòa, bạn sẽ thấy những đàn vịt hàng ngàn con đang kiếm ăn trên các cánh đồng sau mùa gặt. Vịt Ninh Hòa là loại vịt mập thịt, cổ dài, vì được nuôi tự nhiên ngoài đồng, thức ăn là hạt lúa rơi vãi, giun, ốc, cua đồng, tôm, tép... nên những con vịt ở đây luôn cho thịt chắc, ngọt ngon nhưng không dai nên rất được ưa thích.
Vịt Ninh Hòa thường chế biến thành các món ăn ngon, hấp dẫn như nướng, quay, luộc... |
3. Tôm hùm Bình Ba
Là một đảo nhỏ nằm trên vịnh Cam Ranh, đảo Bình Ba thường được biết đến với tên gọi là đảo tôm hùm. Tên gọi đó bắt nguồn từ việc đây là thủ phủ cho nghề nuôi tôm hùm của cả nước. Tôm hùm Bình Ba là một món ngon nổi tiếng, vang danh cả nước. Du khách khi đến với Bình Ba chắc chắn không thể nào bỏ qua cơ hội thưởng thức những con tôm hùm tươi ngon vừa mới được bắt lên.
Tôm hùm Bình Ba là món ăn ngon khó bỏ qua khi đến Cam Ranh. |
4. Nai khô Diên Khánh
Với những du khách ưa hải sản đã có món tôm hùm Bình Ba nổi tiếng thì món nai khô Diên Khánh chắc chắn sẽ làm hài lòng những ai ưa thích đặc sản núi rừng. Ngày xưa, thị trấn Diên Khánh bao gồm cả huyện miền núi Khánh Vĩnh là một nơi có số lượng nai nhiều nhất trong cả tỉnh.
Nai khô được tẩm ướp gia vị và ép thành từng tảng lớn. |
5. Cá tràu Võ Cạnh
Cá tràu hay còn gọi là cá lóc là một món ăn quen thuộc từ Bắc vào Nam ở nước ta. Riêng ở Khánh Hòa, nói đến cá tràu là phải nhắc đến làng Võ Cạnh (một ngôi là nhỏ thuộc phường Vĩnh Trung, thành phố Nha Trang), theo nhiều người thì cá tràu ở đây mập, thịt thơm ngọt và không có mùi tanh như cá ở những nơi khác.
Cá tràu (cá lóc) luôn là những món ăn dân dã gắn liền với đồng ruộng. |
Cá tràu ngon là phải đánh bắt ngoài tự nhiên, những con
cá to mập hơn cổ tay người lớn, lớp da bóng mềm mỏng, thịt bên trong
chắc dầy mới ngon. Cá khi bắt về còn tươi sống, được làm sạch và chế
biến thành nhiều món ăn ngon như: nướng trui, kho, nấu cháo, làm mắm...
6. Sò huyết Thủy TriềuCuối cùng trong 6 món ngon là sò huyết Thủy Triều. Đây là tên gọi một đầm lớn nằm ở phía Bắc của bán đảo Cam Ranh. Ở đầm này có loại sò huyết nổi tiếng, xếp ngang hàng với sò huyết đầm Ô Loan (Phú Yên) và sò huyết Tam Giang (Thừa Thiên Huế). Sò huyết ở đây không chỉ ngon mà còn nhiều, chỉ cần đi dọc theo mép đầm khi thủy triều vừa rút nước, cạo nhẹ lớp bùn trên mặt là bạn đã có thể bắt được sò.
Sò huyết tuy là món ăn bổ dưỡng nhưng lại có mức giá rất rẻ. |
Ngày nay, vùng đất Nha Trang, Khánh Hòa đã có thêm rất nhiều món ăn ngon khác như: mực một nắng, bún cá dầm, bún sứa, bánh canh chả cá, cua huỳnh đế... Không chỉ làm phong phú thêm ẩm thực phố biển, những món ăn đó đều rất ngon miệng, trở thành đặc sản được nhiều du khách ưa thích.
Nhận xét
Đăng nhận xét